VinhL

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    473
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by VinhL

  1. Chào các bạn, Sao Thái Tuế trong Tử Vi, an theo chi của năm, là sao đứng đầu của vòng Thái Tuế 12 sao. Nếu theo truyền thuyết cho là Hy Di Trần Đoàn khai sáng Tử Vi vào thời nhà Tống 960 – 1279 tức cách đây đã gần 730 năm. Theo các sách thiên văn cổ thì Thái Tuế không phải là một sao thật trên trời mà là dựa vào sao Tuế Tinh (Mộc Tinh – Jupiter). Vì sao Tuế Tinh (Jupiter) trong lúc vận hành có khoảng thời gian đi lùi (retrogade motion), nên cổ nhân mới lập ra Thái Tuế (còn gọi là Tuế Âm) là sao đại diện đối xứng với Tuế Tinh và luôn đi thuận. Khi sao Thái Tuế ở Dần thì sao Tuế Tinh sẻ ở Sửu. Cổ nhân dùng Thái Tuế đại diện cho năm tức năm chi nào thì Thái Tuế ở chi cung đó. Sao Tuế Tinh (Jupiter) thì đi nghịch Sửu, Tý, Hợi, Tuất, vv... Sao Tuế Tinh (Jupiter) có chu kỳ là 11.86 năm cho nên đi lẹ hơn Thái Tuế. Như thế thì mỗi 12 năm âm lịch thì sao Thái Tuế bị chậm mất 0,14 năm so với sao Tuế Tinh. Tư thời Tống đến nay là 730 năm, thế thì Thái Tuế đã đi hết 60,83 chu kỳ, còn Tuế Tinh thì đi hết 61,55 chu kỳ, tức sự khác biệt khoảng 0,72 chu kỳ, tức là Thái Tuế đã đi chậm hơn Tuế Tinh gần 8,62 năm. Nếu vị trí chính xác của các sao là quan trọng trong môn Tử Vi, thì Thái Tuế và vòng Thái Tuế nên an căn cứ vào vị trí của Tuế Tinh!!!
  2. Chào bạn Như Thông, Nghe bạn khen mà cái mủi nó muốn nổ tung, lại càng hổ thẹn, vì nghỉ cái gì mình củng biết một chút chút, cho nên không tinh thông được môn nào cả. Các cụ có nói trong mình mang nhiều luồn chân khí của nhiều phái mà Nhâm Đốc chưa được cao nhân đả thông để hòa hợp các khí thì sớm muộn sẻ bị Tẩu Hỏa Nhập Ma. Chừng nào bạn thấy VinhL đăng bài mà không biết chính mình nói cái gì nửa thì bạn hiểu là lúc đó cái Hỏa nó Tẩu mất rồi, ma thì chắc củng chẳng buồn nhập, vì đụng vào Ất Giáp Nhâm Dịch Phong Tử Hằm Bà Lằng Tả Pính Lù thì nó củng Tẩu Tán luôn :--)))))
  3. Chào bạn PhapVan, Hình như bạn đã hiểu sai. VinhL nghỉ là Dương Lẻ và Âm chẳn, nhưng qua 2 hình Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái của bạn Đào Hoa thì trong Hà Đồ ta thấy được cái thuyết tương đối của âm dương. Trong Hà Đồ có cả Dương Lẻ Âm Chẳn, và Âm Lẻ Dương Chẳn. Theo VinhL nghỉ cả hai đều có lý, vì đó chính là Dịch. Cho nó là âm thì nó đi nghịch, cho nó là dương thì nó đi thuận, đi nghịch thì âm lẻ dương chẳn, đi thuận thì dương lẻ âm chẳn, củng giống như bạn qua Anh thì lái xe bên tai phải, qua Mỹ thì lái xe bên tai trái. Lái bên nào thì bạn củng đi đến được cái nơi bạn muốn đến cả!!! Cho nên có câu "Âm dương thuận nghịch diệu nan cùng, Nhị chí hoàn hương nhất cửu cung." trong Yên Ba Điếu Tẩu Ca của Kỳ Môn Độn Giáp Thân Mến
  4. Chào chú VoTruoc, Tất cả các lý thuyết đều phải có nguồn góc, Tử Vi Đẩu Số thì cái tên đã nói lên cái nguồn gốc của nó. Nếu đã lập thuyết căn cứ vào các trường khí và năng lực của các thiên thể thì khi các thiên thể thay đổi thì cái thuyết tương quan củng phải được đính chính. Thuyết ADNH của chú củng căn cứ vào thời tiết, âm dương nóng lạnh, ngủ hành (ngủ hành tinh?), vv... Nếu thời tiết thay đổi như mùa hè lạnh mùa đông ấm thì có phải cái thuyết ADNH củng phải sửa đổi lại? Thật ra các nguyên lý của Tử Vi đã bị thất truyền nên hiện nay không có ai có thể giải thích hoàn toàn các câu hỏi “tại sao”. Theo lời chú nói thì sao Thái Tuế trong Tử Vi không phải căn cứ vào sao Jupiter, thế thì xin chú chỉ giáo cho cái bản chất của sao Thái Tuế trong Tử Vi? Nó là năng lực gì mà trong phong thủy lại kiêng như Tam Sát, Ám Kiếm Sát? VinhL đã đọc qua vấn đề này trong Vietlyso, củng hiểu được thế nào là quá đáng. Người ta thì mượn vấn đề này để đã kích, để khiêu khích, VinhL chỉ nêu lên vấn đề không ngoài mục đích để cùng nghiên cứu và học hỏi. Xin cám ơn chú trước :-)
  5. Chào bạn DaoHoa, Sách Tử Vi Thiên Văn Học thì VinhL không có (Bạn có thể chỉ cho VinhL mua ở đâu được không?). 2 Tấm hình là của VoTri chứ không phải của VinhL. Thật ra hai tấm hình cấu trúc của Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái không có cái nào sai cả, đó chính là 2 cái nhìn thuận và nghịch của một sự việc. Bạn để ý là các số của quẻ giữa 2 cách nhìn đối nhau, và là mirror image của nhau. Những gì bạn dùng nguyên lý Âm Lẻ Dương Chẳn để kiến giải thì củng có thể dùng Nguyên Lý Âm Chẳn Dương Lẻ để giải thích. Như cái bản 8 tiết khí trong Tiên Thiên Bát Quái, chỉ cần đổi lại các hào âm với dương củng không có gì nghịch lý Dương: Kiền 1, Đoài 6, Ly 4, Chấn 9 Âm: Khôn 2, Cấn 7, Khãm 3, Tốn 8 Đúng là: Âm dương thuận nghịch diệu nan cùng, Nhị chí hoàn hương nhất cửu Cung. Nhược năng liễu đạt âm dương lý, Thiên địa đô lai nhất chưởng trung. Hình như bạn đã đọc qua quyển The Sum of Things do tác gỉa Paul Martyn-Smith, thì phải. Thân Mến
  6. Chào bạn Phapvan, Xin lỗi bạn vấn đề này VinhL chưa có câu trả lời, vẫn còn đang sưu tầm nghiên cứu. Nếu bạn có phát kiến gì thì đăng lên để cùng nghiên cứu. Thân Mến.
  7. Chào các bạn, Từ lâu VinhL đã có thắc mắc về đường Lường Thiên Xích trong các môn lý học đông phương cổ, như Thái Ất, Kỳ Môn Độn Giáp, Cửu Cung Phi Tinh, vv... Tại sao đường lường thiên xích lại đi như thế và nguyên lý ở đâu? Trước khi đi sâu vào sự khám phá nguyên lý của đường Lường Thiên Xích, mong các bạn cho ý kiến để cùng nhau giải mã bí ẩn này.
  8. Chào chú Thiên Sứ, bạn DaoHoa, Để cho vấn đề Âm Dương Chẳn Lẻ được rỏ ràng, VinhL xin đăng lại tấm hình Âm Lẻ và Dương Chẳn, và tấm hình tiết khí của bạn VoTri.
  9. Chào bạn Phapvan, Thật ra phát kiến cục là nạp âm của cung mệnh (tháng mệnh), đã có nhiều tác gỉa nói đến, trong đó có quyển “Hà Đồ Trong Văn Minh Lạc Việt” của chú Thiên Sứ (nếu VinhL nhớ không lầm), và quyển “Tử Vi Dưới Mắt Khoa Học” của Nguyễn Đắc Lộc.
  10. Chào các bạn, Thế thì đã tìm ra các dụng cục về Cảm Xạ Học, khi biết được Cảm Xạ Học, tiếng Anh gọi là Radiesthesia, Radionics, và Dowsing!!! Nếu các bạn google Radiesthesia Equipment học Radionics Equipment thì sẻ có một lô links. Links liên quan đến cảm xạ học và dụng cụ: http://www.copenlabs.com http://www.americanradionics.com http://www.radionicinstrument.com http://www.quantec.ch http://ww.higherpowertech.com http://testproducts.com http://altered-state.com/index2.htm?/radionic/v_tune.htm http://www.energy-healingarts.com
  11. Chào bạn Phapvan, Trong quyển Tử Vi Đẩu Số của VDTTL có 5 bảng Lập cục, VinhL xin lấy bảng Tuổi Ất Canh để làm thí dụ. Tuổi Ất Canh Cung An Mệnh Tý, Sửu -> Hỏa 6 Cục Dần, Mão, Tuất, Hợi -> Thổ 5 Cục Thìn, Tỵ -> Kim 4 Cục Ngọ, Mùi -> Mộc 3 Cục Thân, Dậu -> Thủy Nhị Cục (Chú ý, theo Tử Vi Lạc Việt thì Thủy 6 Cục và Hỏa 2 Cục) Theo Ngủ Hổ Độn, thì năm Ất, Canh, tháng giêng là Mậu Dần, như vậy ghép Can vào các 12 cung của bàn Tử Vi ta có Cung An Mệnh Mậu Tý, Kỷ Sửu -> Nạp Âm Ngủ Hành là Hỏa Mậu Dần, Kỷ Mão, Bính Tuất, Đinh Hợi -> Nạp Âm Ngủ Hành là Thổ Canh Thìn, Tân Tỵ -> Nạp Âm Ngủ Hành là Kim Nhâm Ngọ, Quý Mùi -> Nạp Âm Ngủ Hành là Mộc Giáp Thân, Ất Dậu -> Nạp Âm Ngủ Hành là Thủy Cho nên VinhL nói nạp âm cho cái nguyên khí của cung Mệnh là như thế. Sẳn đây xin cống hiến các bạn công thức tính nhẩm để tìm Nạp Âm Ngủ Hành. Dựa vào quyển Hiệp Kỷ Biện Phương Thư và Thừa Số Học (Modulus Arithmetic), VinhL sáng chế ra công thức như sau: Lập số cho Can Chi, chú ý là can và chi đi theo cập Cặp Can Giáp 1, Ất 2 Bính 3, Đinh 4 Mậu 5, Kỷ 6 Canh 7, Tân 8 Nhâm 9, Quý 10 Cặp Chi Tý 1, Sửu 2 Dần 3, Mão 4 Thìn 5, Tỵ 6 Ngọ 7, Mùi 8 Thân 9, Dậu 10 Tuất 11, Hợi 12 Số Ngủ Hành 1,6 Thủy 2,7 Hỏa 3,8 Mộc 4,9 Kim 5, 10 (0) Thổ Công Thức H = (9 + (Cặp Can)mod10 + (Cặp Chi)mod12) mod 10 H là số của Ngủ Hành Ngủ Hành Nạp Âm là hành mà H sinh. Giải Thích: Lấy số của cặp can cộng nhau, nếu lớn hơn 10, thì trừ đi 10 Lấy số của cặp chi cộng nhau, nếu lớn hơn 12, thì trừ đi 12 Sau đó cộng số cặp can, cặp chi, cộng thêm 9 Bỏ phần 10, lấy số đơn, được số của ngủ hành. Ngủ hành này sinh cho Ngủ hành Nạp Âm. Thí Dụ: Mậu Tý Mậu 5, Kỷ 6 = 5,6: 5 + 6 = 11, 11 – 10 = 1 Tý 1, Sửu 2 = 1 + 2 = 3 1 + 3 + 9 = 13, bỏ 10 còn 3 3 là Mộc, Mộc sinh Hỏa, vậy là Nạp Âm Ngủ Hành của Mậu Tý là Hỏa. Thí Dụ: Nhâm Ngọ Nhâm 9, Quý 10 = 9 + 10 = 19, 19 – 10 = 9 Ngọ 7, Mùi 8 = 7 + 8 = 15, 15 – 12 = 3 9 + 3 + 9 = 21, bỏ 20 còn 1 1 là Thủy, Thủy sinh Mộc, vậy Nạp Âm Ngủ Hành của Nhâm Ngọ là Mộc Thí Dụ Canh Thìn Canh 7, Tân 8 = 7 + 8 = 15, 15 – 10 = 5 Thìn 5, Tỵ 6 = 5 + 6 = 11 5 + 11 + 9 = 25, bỏ 20 còn 5 5 là Thổ, Thổ sinh Kim, vậy Nạp Âm Ngủ Hành của Canh Thìn là Kim Thân Mến
  12. Chào bạn DaoHoa, Thật ra thì VoTri cho là Âm lẻ và Dương chẳn, còn theo VinhL thì Âm chẳn Dương lẻ, vì theo Cái hình này --------○-○-○-○-○-○-○ ---------------●-● -----------------------------○ ----●-----●-●-●-●-●-----○ ----●--○----------------●--○ ----●-----------○-------●--○ ----●--○-- - ○-○-○ - --●--○ ----●-----------○-------●--○       ----●--○--------------------○       ----●---- ●-●-●-●-●------○ ----●------------------------○      -----------------○ -----------●-●-●-●-●-●  ------------------7 ------------------2 --------8--3---5,10---4--9 ------------------1 ------------------6 1 -> 5 -> 7 (Nam) Dương, Dương, Dương = Càn (|||) 2 -> 10 -> 6 (Bắc) Âm, Âm, Âm = Khôn (:::) 8 -> 3 -> 10 (Tây) Âm, Dương, Âm = Khãm (:|:) 9 -> 4 -> 11 (Đông) Dương, Âm, Dương = Ly (|:|) 1 -> 3 -> 2 (Đông Nam) Dương, Dương, Âm = Đoài (||:) 2 -> 4 -> 1 (Tay Bắc) Âm, Âm, Dương = Cấn (::|) 9 -> 6 -> 8 (Đông Bắc) Dương, Âm, Âm = Chấn (|::) 8 -> 7 -> 9 (Tây Nam) Âm, Dương, Dương = Tốn (:||) Và, Thiên 1 sinh Thũy, Địa 6 thành chi Địa 2 sinh Hỏa, Thiên 7 thành chi Thiên 3 sinh Mộc, Địa 8 thành chi Địa 4 sinh Kim, Thiên 9 thành chi Thiên 5 sinh Thổ, Địa 10 thành chi. Thiên số là 1,3,5,7,9, và Địa số là 10,8,6,4,2. Theo như vậy không phải dương là lẻ mà âm là chẳn sao ạ? Sau đó thì có trao đổi về vấn đề vòng Zodiac và tiết khí. Theo hình vẽ về 12 tiết của VoTri thì hình như là vòng 12 địa chi và zodiac bị thục lùi một cung. Theo vòng Nguyệt Kiến thì Xuân phân là bắt đầu từ Mão, và Thu phân ở Dậu, Đông chí ở Tý, và Hạ Chí ở Ngọ. Theo quyển “Chinese Astrology” của tác giả Derek Walters, sự tương quan giữa 24 tiết khí và vòng zodiac như sau: Lập Xuân, 315 : Midpoint of Aquarius, Vũ Thũy, 330 : Sun enters Pisces, Song Ngư - Nguyệt Tướng Hợi, Nguyệt Tú: Thất Bích, Thất Hỏa Trư, Hợi Kinh Trập, 345 : Midpoint of Pisces Xuân Phân, 0: Sun enters Aries, Miên Dương - Nguyệt Tướng Tuất, Khuê Lâu, Lâu Kim Cẩu, Tuất Thanh Minh, 15 : Midpoint of Aries Cốc Vũ, 30 : Sun enters Taurus, Kim Ngưu - Nguyệt Tướng Dậu, Vị Mão Tất, Mão Nhật Kê, Dậu Lập Hạ, 45 : Midpoint of Taurus Tiểu Mãn, 60 : Sun enters Gemini, Song Nam - Nguyệt Tướng Thân, Chủy Sâm, Chủy Hỏa Hầu, Thân Mang Chủng, 75 : Midpoint of Gemini Hạ Chí, 90 : Sun enters Cancer, Bắc Giải - Nguyệt Tướng Mùi, Tỉnh Quỷ, Quỷ Kim Dương, Mùi Tiểu Thử, 105 : Midpoint of Cancer Đại Thử, 120 : Sun enters Leo, Sử Tử - Nguyệt Tướng Ngọ, Liễu Tinh Trương, Tinh Nhật Mã, Ngọ Lập Thu, 135 : Midpoint of Leo Xử Thử, 150 : Sun enters Virgo, Xử Nữ - Nguyệt Tướng Tỵ, Dực Chẩn, Dực Hỏa Xà, Tỵ Bạch Lộ, 165 : Midpoint of Virgo Thu Phân, 180 : Sun enters Libra, Thiên Xứng - Nguyệt Tướng Thìn, Giác Cang, Cang Kim Long, Thìn Hàn Lộ, 195 : Midpoint of Libra Sưong Giáng, 210 : Sun enters Scorpio, Hổ Cáp - Nguyệt Tướng Mão, Đê Phòng Tâm, Phòng Nhật Thố, Mão Lập Đông, 225 : Midpoint of Scorpio Tiểu Tuyết, 240 : Sun enters Sagittarius, Nhân Mã - Nguyệt Tướng Dần, Vĩ Cơ, Vĩ Hỏa Hổ là Dần Đại Tuyết, 255 : Midpoint of Sagittarius Đông Chí, 270 : Sun enters Capricorn, Ma Kiết - Nguyệt Tướng Sửu, Đẩu Ngưu, Ngưu Kim Ngưu là Sửu Tiểu Hàn, 285 : Midpoint of Capricorn, Đại Hàn, 300 : Sun enters Aquarius, Bảo Bình - Nguyệt Tướng Tý, Nữ Hư Nguy, Hư Nhật Thử là Tý Nếu chúng ta có thể đứng ở trên trục xoay của trái đất nhìn xuống thì, trái đất tự xoay quanh trục theo ngược chiều kim đồng hồ, mặt trăng xoay quanh trái đất cũng ngược chiều kim đồng hồ, và trái đất đi quanh quỷ đạo mặt trời cũng theo chiều ngược kim đồng hồ. Với những dữ kiện trên thì họa đồ của bạn đã xai đi vì Nguyệt Tướng chính là cho chúng ta biết mặt trời đang hiện ở cung nào của 12 cung địa chi, và cũng theo vòng zodiac thì thứ tự của zodiac phải đi ngược chiều kim đồng hồ. Kinh độ mặt trời, theo thiên văn học tây phương, dùng điểm 0 point Aries làm móc Vernal Equinox (Xuân Phân). 2 điểm Equinoxes Xuân Phân là Aries (Miên Dương) và Thu Phân là Libra (Thiên Xứng), 2 điểm Soltices Đông Chí là Carpicorn (Ma Kiết) và Hạ Chí là Cancer (Bắc Giải). Trái đất tự xoay quanh trục của nó theo ngược chiều kim đồng hồ nên mỗi ngày mặt trời mọc ở hướng đông mà lặn hướng tây, tức là đi theo thứ tự Tý, Sửu, Dần, ...., Hợi. Vì trái đất tự xoay quanh trục vói tốc độ nhanh hơn tốc độ mặt trăng xoay quanh trái đắt cho nên chúng ta mơi có Nguyệt Kiến, tháng giêng Nguyệt Kiến ở Dần, Hai ở Sửu, v...v.... Lý Học Đông Phương từ xưa đã dùng 28 nguyệt tú để đo lường các diễn biến thiên văn. Vì cung độ của 28 nguyệt tú không đồng đều, nên sau này 12 con thú tức là 12 địa chi Tý, Sửu, vv..., Hợi được sử dụng để đơn giản hóa các tính toán, và củng tiện cho sự đại diện 12 giờ trong một ngày, 12 tháng trong một năm, và 12 năm Tuế của vòng Mộc Tinh (Jupiter). Vì vậy mà vòng Nguyệt Kiến đi thuận như thứ tự của 12 cung địa chi. (Lưu ý là nếu đứng trên Bắc nhình xuống thì Đông tay Trái, Tây tay Phải, thì trái đất quay nghịch chiều kim đồng hồ, nếu đứng dưới nhìn lên Bắc thì Tây tay Trái, Đông tay Phải, thì trái đất quay thuận chiều kim đồng hồ). Nếu có gì sai sót, mong bạn DaoHoa chỉ điểm:-) Thanks
  13. Cháo các bạn, Vài tháng trước bên tvls có đăng bài nguồn gốc Bách Việt, VinhL đã tự xong nay đăng lên để các bạn nghiên cứu. Vũ Trụ Đạo Hữu Vật Hỗ Thành Tiên Thiên Địa Sanh Tổ Tiên Chính Giáo Đại Đạo Sinh Tồn Quốc Đạo Việt Nam Việt Lịch 4879 DL 2000 Hùng Vương Khởi Tỗ Vật Tỗ Tiên Rồng Nhất Bào Bách Noãn Trăm Con Nối Dòng Con Cháu Lạc Hồng Đời Đời Nhớ Tỗ Đạo Là Vô Cực Sinh Ra Thái Cực – Thái Cực Sinh Ra Lưỡng Nghi - Lưỡng Nghi Sinh Ra Tứ Tượng - Tứ Tượng Sinh Ra Ngũ Hành – Ngũ Hành Sinh Ra Bát Quái – Bát Quái Sinh Ra Vạn Vật (Trong Đó Có Con Người) – (Tài liệu tham khảo xem Kinh Dịch) Vô Cực Là Khoảng Không Gian Vô Tận Sau Đó Trời Đất Tạo Thành Một Cực Gọi Là Thái Cực Từ Thái Cực Sinh Ra Lưỡng Nghi Là Âm Dương (Trong Âm Có Dương – Trong Dương Có Âm) Tứ Tượng Là Trời Đất Sinh Ra Bốn Phương Đông – Tây – Nam - Bắc Để Loài Người Lấy Đó Làm Phương Hướng Đi Lại Từ Đó Sinh Ra Các Định Lý Toán Học. Ngũ Hành Là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ Tạo Thành Trái Đất và Các Hành Tinh – Bát Quái Là Bốn Phương Tám Hướng – Bát Quái Sinh Ra Vạn Vật Là Tất Cả Các Cây Cỏ, Loài Vật Kể Cả Vi Trùng, Con Người, v.v... Con Người Do Sự Phân Bố Ở Các Châu Lục Gồm Có Bốn Chủng Tộc Da Trắng – Da Đen – Da Đỏ - Da Vàng. Da Đen ở Châu Á Sinh Ra Người Da Vàng Bao Gồm Cả Dân Tộc Bách Việt Chúng Ta. Kễ Từ Khi Loài Người Sinh Ra Đến Nay Vì Quá Nhiều Thời Gian Không Tính Được Nên Gọi Là Vô Lượng Kiếp. Khi Loài Người Truyền Khẩu Và Biết Chữ Mới Ghi Chép Lại Bắt Đầu Từ Các Thời Kì Sinh Ra Loài Người Sau Đây: NGUỒN GỐC DÒNG BÁCH VIỆT Tam Hoàng[/th][th] Thiên HoàngHữu Sào - Toại Nhân? - 4480Địa HoàngBào Hy - Phục Hy4480 - 3220Nhân HoàngViêm Đế - Thần Nông3220 - 3697 PHỖ HỆ VIÊM ĐẾ THẦN NÔNG: 8 ĐỜI Đế Thư Đế Lâm Đế Minh Đế Nghi Đế Lai Đế Lý Đế Du Vọng NGUỒN GỐC KHỞI TỖ DÂN TỘC VIỆT NAM Đức Đế Minh Đức Lộc Tục – Kinh Dương Vương 2879 Xích Quỷ Hồng Bàng Đức Sùng Lãm - Lạc Long Quân 2793 Văn Lang Hùng Tộc THẬT BÁT 18 CHI HÙNG VƯƠNG CỖ SƠ NGỌC PHẢ HỒNG BÀNG THỊ VIỆT NGỌC PHẢ HỒNG BÀNG SốChiVuaHúyNăm (TTL)1CànKinh Dương VươngLộc Tục2879 – 2793, 86 năm2KhãmLạc Long QuânSùng Lãm2793 – 2525, 268 năm3CấnHùng Quốc VươngHùng Lân2525 – 2253, 272 năm4ChấnHùng Hoa VươngBửu Lang2253 – 1918, 335 năm5TốnHùng Hy VươngBảo Lang1918 – 1713, 205 năm6LyHùng Hồn VươngLong Viên Lang1713 – 1632, 81 năm7KhônHùng Chiêu VươngQuốc Lang1632 – 1432, 200 năm8ĐoàiHùng Vỹ VươngVân Lang1432 – 1332, 100 năm9GiápHùng Định VươngChân Nhân Lang1332 – 1252, 80 năm10ẤtHùng Uy VươngHoàng Long Lang1251 – 1162, 90 năm11BínhHùng Trinh VươngHưng Quốc Lang1162 – 1055, 107 năm12ĐinhHùng Vũ VươngĐức Hiền Lang1055 – 969, 86 năm13MậuHùng Việt VươngTuấn Lang969 – 854, 115 năm14KỷHùng Anh VươngViên Lang854 – 755, 99 năm15CanhHùng Triệu VươngCảng Chiêu Lang755 – 661, 94 năm16TânHùng Tạo VươngĐức Chân Lang661 – 569, 92 năm17NhâmHùng Nghi VươngBảo Quang Lang569 – 409, 160 năm18QuýHùng Duệ VươngHuệ Vương Lang409 – 258, 151 năm TÊN 50 NGƯỜI CON THEO MẸ ÂU CƠ LÊN MIỀN NÚI 1. Hương Lang 2. Kiểm Lang 3. Thân Lang 4. Văn Lang 5. Vũ Lang 6. Linh Lang 7. Tinh Lang 8. Hắc Lang 9. Chân Lang 10. Kiên Lang 11. Tế Lang 12. Mã Lang 13. Chiến Lang 14. Khang Lang 15. Chỉnh Lang 16. Đào Lang 17. Nguyên Lang 18. Phiên Lang 19. Xuyến Lang 20. Yến Lang 21. Thiếp Lang 22. Báo Lang 23. Trừng Lang 24. Tài Lang 25. Triệu Lang 26. Cố Lang 27. Lưu Lang 28. Lô Lang 29. Quế Lang 30. Diêm Lang 31. Huyền Lang 32. Nhi Lang 33. Tạo Lang 34. Nguyệt Lang 35. Sâm Lang 36. Lâm Lang 37. Triều Lang 38. Quán Lang 39. Cánh Lang 40. Ốc Lang 41. Lôi Lang 42. Châu Lang 43. Việt Lang 44. Vệ Lang 45. Mãn Lang 46. Long Lang 47. Trình Lang 48. Tòng Lang 49. Tuấn Lang 50. Khanh Lang TÊN 50 NGƯỜI CON THEO CHA LẠC LONG QUÂN XUỐNG BIỂN 1. Xích Lang 2. Quynh Lang 3. Mật Lang 4. Thái Lang 5. Vĩ Lang 6. Huân Lang 7. Yên Lang 8. Tiên Lang 9. Diên Lang 10. Tịnh Lang 11. Tập Lang 12. Ngọ Lang 13. Cáp Lang 14. Tiểu Lang 15. Hộ Lang 16. Thục Lang 17. Khuyên Lang 18. Chiêm Lang 19. Vân Lang 20. Khương Lang 21. La Lang 22. Tấn Lang 23. Tán Lang 24. Quyền Lang 25. Đường Lang 26. Kiều Lang 27. Dũng Lang 28. Ác Lang 29. Tảo Lang 30. Liệt Lang 31. Sửu Lang 32. Nhiên Lang 33. Lý Lang 34. Châm Lang 35. Tưởng Lang 36. Chóc Lang 37. Sát Lang 38. Cốc Lang 39. Tráng Lang 40. Thuận Lang 41. Tẩm Lang 42. Thái Lang 43. Triện Lang 44. Ích Lang 45. Nhất Lang 46. Sái Lang 47. Tiêu Lang 48. Hoại Lang 49. Điền Lang 50. Lân Lang CÁC QUỐC HIỆU VIỆT NAM VuaQuốc HiệuNămKinh Dương VươngXích Quỷ2879 TTLLạc Long QuânVăn Lang2793 TTLThục An Dương VươngÂu Lạc257 TTLTriệu ĐàNam Việt207 TTLLý Nam ĐếVạn Xuân554Đinh Tiên HoàngĐại Cồ Việt968Lê Đại HànhĐại Việt980Hồ Quý LyĐại Ngu1400Lê Thái TổĐại Việt1428Gia LongViệt Nam1802Minh MạngĐại Nam1820Bảo ĐạiViệt Nam1945 CÁC TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM TriềuNămKinh Dương Vương Khai Quốc2879 –2793 TTLHùng Vương2793 – 258 TTLNhà Thục258 – 207 TTLNhà Triệu207 – 111 TTLBắc Thuộc Lần Thứ Nhất207 - 39Nhà Trưng40 - 43Bắc Thuộc Lần Thứ Hai43 - 544Nhà Tiền Lý554 - 602Bắc Thuộc Lần Thứ Ba602 - 939Nhà Ngô939 - 967Nhà Đinh968 - 980Nhà Tiền Lê980 - 1009Nhà Hậu Lý1009 - 1225Nhà Trần1225 - 1400Nhà Hồ1400 - 1407Bắc Thuộc Nhà Minh1403 - 1427Nhà Hậu Trần1407 - 1413Nhà Hậu Lê1428 - 1527Nhà Mạc1527 - 1592Nhà Lê Trung Hưng1533 - 1789Nhà Tây Sơn1778 - 1802Nhà Nguyễn1802 - 1945Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (HCM)1945 - 1975Đệ I Cộng Hòa (MNVN)1955 - 1963Đệ II Cộng Hòa (MNVN)1963 - 1975Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam1975 - nay TÊN CÁC THỦ ĐÔ VIỆT NAM Thủ ĐôĐịa PhươngĐộng ĐìnhHoa NamPhong ChâuPhú ThọPhong Khê - Cổ LoaBắc NinhPhiên NgungPhúc KiếnMê LinhVĩnh YênLong BiênHà NộiHoa LưNinh BìnhThăng LongHà NộiTây ĐôThanh HóaPhú XuânThừa Thiên HuếHà NộiHà Nội CÁC TRIỀU ĐẠI PHƯƠNG BẮC ThờiTriềuNămNgũ ĐếHoàng Đế2697 – 2597 TTL Xuyên Húc2597 – 2497 TTL Đế Cốc2497 – 2357 TTL Đế Nghiêu2357 – 2255 TTL Đế Thuấn2255 – 2205 TTL Nhà Hạ2205 – 1766 TTL Nhà Thương1766 – 1123 TTL Nhà Chu1123 – 255 TTL Tiên Tần255 – 221 TTLThống NhấtNhà Tần221 – 206 TTL Tây Hán202 – 8 TTL Đông Hán25 - 250 Tam Quốc224 - 264 Tây Tấn248 - 316 Đông Tấn316 - 419(Bắc)Nhà Tống419 - 478 Nhà Tề478 - 501 Nhà Lương501 -556 Nhà Trần556 - 558 Nhà Tùy558 - 619 Nhà Đường619 - 906 Ngũ Đại906 - 1279(Nam)Nhà Tống959 - 1279 Nhà Nguyên1279 - 1367 Nhà Minh1367 - 1643 Nhà Thanh1643 - 1913Trung Hoa Dân Quốc 1912 - 1949Trung Quốc Cộng Sản 1949 - Nay ĐỀN HÙNG VƯƠNG - SUỐI TIÊN – CÂY GÁO THỐNG NHẤT – ĐỒNG NAI ấn tống
  14. Chào bạn anmay, Không biết bạn anmay ngồi thiền để làm gì nhỉ? Không biết bạn có nghe qua tham thiền không nhỉ? Lục Tổ có nói “Đạo do tâm ngộ bất tại tọa”. Ngồi là thân ngồi, không phải là Tọa Thiền, Tọa Thiền là Tâm Tọa không phải là Thân Tọa:-) Tâm Tọa thì đối với tất cả cản giới thiện ác tâm niệm chẳng khởi gọi là tọa, trong thấy tự tánh chẳng động gọi là thiền. Ngồi thiền thì ai củng biết nhưng tham thiền thì không nhiều người biết. Thân mến
  15. Chào chú Phapvan, các bạn, Nếu cung Mệnh an theo vòng Nguyệt Kiến và giờ, theo nguyên lý an vào cung Đẩu Cương chỉ, vậy thì có phải dùng 24 tiết khí để an cung Mệnh, như vậy có chính xác hơn không ạ. Tiết Lập Xuân, Vũ Thủy, Kiến Dần (tháng Giêng) Tiết Kinh Chập, Xuân Phân, Kiến Mão (tháng 2) Tiết Thanh Minh, Cốc Vũ, Kiến Thìn (tháng 3) Tiết Lập Hạ, Tiểu Mãng, Kiến Tỵ (tháng 4) Tiết Mang Chủng, Hạ Chí, Kiến Ngọ (tháng 5) Tiết Tiểu Thử, Đại Thử, Kiến Mùi (tháng 6) Tiết Lập Thu, Sử Thử, Kiến Thân (tháng 7) Tiết Bạch Lộ, Thu Phân, Kiến Dậu (tháng 8) Tiết Hàn Lộ, Sương Giáng, Kiến Tuất (tháng 9) Tiết Lập Đông, Tiểu Tuyết, Kiến Hợi (tháng 10) Tiết Đại Tuyết, Đông Chí, Kiến Tý (tháng 11) Tiết Tiểu Hàn, Đại Hàn, Kiến Sửu (tháng 12) Hình như trong môn Tử Bình, nếu tiết khí của tháng chưa đến, thì vẩn coi như tháng truớc. Chúng ta có thể biết tiết khí chính xác đến giờ, như vậy những người sinh trước ngày giờ tiết khí của tháng thì vẩn xem là sinh vào tháng trước.
  16. Chào bạn wildlavender, Thật ra hai dụng cụ trên là dùng trong việc tầm ma của show “Ghost Hunter”. Sau đây là links: EMF (Electromagnetic Field) Detector: http://theghosthunterstore.com/emfmeters.html Geiger Counter (Radiation Detector): http://theghosthunterstore.com/geiger.html Hai dụng cụ trên củng không mắc lắm.
  17. Chào chú Vo Trước, Trong lúc nghiên cứu về thiên văn cổ, thì tình cờ thấy được được hai bức hình đường vận hành của 2 hành tinh Mercury, Venus (inferior planet – hành tinh phía trong, giữa mặt trời và trái đất), và 3 hành tinh Venus, Jupiter, Saturn (superior planet – hành tinh phía ngoài trái đất) trong quyển sách tiếng Việt “Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa” của tác gỉa Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ. Mercury, Venus (Kim, Thủy): Venus, Jupiter, và Saturn (Hỏa, Mộc, Thổ): Thế thì phát hiện nếu ghép 2 đường vận hành này lại thì nó chính là đường Lường Thiên Xích trong cửu cung. Nếu ta vẽ cửu cung như sau: Thế thì ta được hình như sau: Đây chính là vòng lưởng nghi!! Không khác gì cái hình lưỡng nghi của bạn DaoHoa đâu nhỉ:-) Theo như thế thì Cửu Cung Phi Tinh trong Huyền Không Học xuất Thiên Môn và Nhập Địa Hộ (Theo Kỳ Môn)
  18. Chào chú Thiên Sứ, Thế thì mong chú viết sách thật sớm vậy. VinhL xin đặt trước một cuốn.
  19. Chào bạn wildlavender, Không biết máy đo năng lượng sóng từ trường và máy đo khí ác xạ tiếng Anh gọi là vì? Có phải là hai loại máy sau đây không: Máy đo năng lượng sóng từ trường: EMF Detector: Máy đo khí ác xạ: Geiger Counter:
  20. Chào chú Phapvan, Chú giải thích về Nguyệt Lệnh chí lý thay. VinhL có khám xét một số ngày giờ tử thì phần lớn là cửu tinh mệnh khí bị Nguyệt Lệnh khắc. Theo như vòng Nguyệt Kiến tức Đẩu Cương chỉ vào nguyên khí của tháng, theo cách an mệnh trong Tử Vi, vậy là Đẩu cương chỉ vào nguyên khí trong giờ của một ngày. Khi tìm cục trong Tử Vi, lấy ngủ hành Nạp Âm của cung an Mệnh (thiên can và điạ chi của tháng Mệnh) tức là tìm cái nhân lý ngũ hành (ngũ hành của Thiên Can là lý thiên, ngũ hành của điạ chi là lý địa) của nguyên khí trong giờ để làm cục, không biết VinhL suy luận như thế có đúng không? Nhưng có một vấn đề còn bí ẩn hơn vấn đề cung Mệnh, là vấn đề an vòng Tử Vi và Thiên Phủ. Nếu Tử vi thật sự là một vì sao trên trời thì làm sao có thể di chuyển lại tùy thuộc vào cục? Mà tại sao lại khở ngày cục ở Dần (Mộc 3 cục, ngày 3 tại Dần, Kim tứ cục ngày 4 tại Dần, Hỏa ngủ cục ngày 5 tại Dần, vv...)?
  21. Chào chú VoTruoc, Rất vui mừng được chú gia nhập đề tài. Sẳn đây xin hỏi chú về thuyết ADNH, xin trích một đoạn Mùa Đông tương ứng khi trái đật ở xa mặt trời, mùa Hạ tương ứng với vị trí trái đất ở gần mặt trời hơn cả. Sở dĩ trái đất quay quanh mặt trời do cấu trúc Ngũ hành của không gian quanh mặt trời qui định. Theo thuyết ADNH thì mùa Hạ vị trí trái đất ở gần mặt trời hơn cả, nhưng tại sao nam bán cầu như ở Úc thì lại trời lạnh (mùa đông) ? Kính Mến!
  22. Chào chú Thiên Sứ, Theo Thiên văn học thì chu kỳ của Tuế Sai là khoảng 25920, tức 72 năm là một độ. Điểm móc Xuân Phân (First Point of Aries) chuyển nghịch với chiều xoay của trái đất. Như thế thì trong khoảng 5000 năm thì trục trái đất di chuyển khoảng 70 độ. Một vòng tròn 12 cung địa chi 360 độ, tức một cung là 30 độ, 70 độ là hơn 2 cung của bàn Tử Vi. Hiện nay điểm Xuân Phân (Vernal Equinox) ở tháng Mão, và Lập Xuân thì ở tháng Dần. Đi ngược thời gian về 5000 trước thì điểm Xuân Phân phải ở Sửu và Lập Xuân phải ở Tý, và Đẩu Cương củng phải chỉ vào Cung Tý. Lịch thì lấy Lập Xuân làm tháng giêng, cho nên tháng giêng ở Tý thì là lịch Kiến Tý. Thưa chú tháng giêng Kiến Dần đâu phải chỉ có ở trong Tử Vi. Trong phép Ngủ Thử Độn đã đề cập và có thể xuất xứ của Ngủ Thử Độn còn sớm hơn Tử Vi. Vấn đề là có lịch Kiến Mão hay không là do hậu thế sau này quyết định tức khoảng 2000 ngàn năm nửa hoặc sớm hơn, trục trái đất sẻ xê dịch thêm 30 độ nửa thì Lập Xuân không còn Kiến Dần nửa mà Kiến Mão. Thưa chú nếu được chú nhân danh nền văn hiến Việt huyền vĩ mà chứng minh được những gì chưa giải mã được trong Tử Vi thì sẻ là niềm hảnh diện cho dân Việt, nhưng VinhL không hiểu tại sao phải bắt tất cả các trang web liên quan đến Lý học Đông phương thừa nhận không thể giải thích được, đây là một điều gần như impossible.
  23. Chào chú Thiên Sứ, Thưa chú nếu đã nghiên cứu lý học đông phương thì phải biết vòng Nguyệt Kiến là tháng giêng Kiến Dần, tháng hai Kiến Mão, tháng ba Kiến Thìn, vv.... Trong âm lịch tháng giêng là Dần, tháng 2 là Mão, vv... Trong Tử Vi, sinh tháng giêng thì bắt đầu từ cung Dần (tức tháng Dần), mà gọi là giờ Tý, vv...., tháng hai bắt đầu từ cung Mão, gọi là giờ Tý. Còn về vấn đề tại sao tháng giêng Kiến Dần, thì chính là liên quan đến tuế xai. Đời Thương và Hạ dùng lịch Kiến Tý, sau Kiến Sử củng liên quan đến Đẩu Cương chỉ vào đâu. Tháng giêng Đẩu Cương chỉ Mão thì phải dùng lịch Kiến Mão thôi. Nếu sự giải thích như vậy không đúng thì chỉ đợi khi chú xuất bản sách mới mua về đọc thôi vậy :-)
  24. Chào chú VoTruoc, Đang nghiên cứu lý thuyết cao siêu của chú đây, nuốt vào nhưng chưa tiêu hóa nổi, chắc để từ từ rồi nhai đi, nhai lại, mới hấp thụ được các chất dinh dưỡng:-) Theo sự khám phá của VinhL thì lường thiên xích liên quan đến thiên văn, và hiện tượng thiên nhiên.
  25. Chào bạn LacTuong, VinhL không biết bạn ám chỉ về bản quyền gì? Cách an mệnh trong Tử Vi thì sách Việt hay Hán đều an như vậy, vấn đề là tại sao phải an như vậy thì chưa thấy ai giải thích mà củng chưa thấy ai nói là an Mệnh là theo Đẩu Cương chỉ. Trong lúc nghiên cứu Thiên Văn mà tình cờ phát hiện sự tương quan của cách an Mệnh và đuôi Bắc Đẩu, nếu đã có người phát hiện ra trước thì củng chả có sao vì VinhL không có mục đích gì khác là muốn chia sẻ để cùng nhau học hỏi và nghiên cứu. Nếu bạn thích thì xin mời lấy bản quyền:-)) Một vòng danh lợi tốn sức công, Tới nơi mới biết củng về không, Thanh thảng trong lòng có tất cả, Mặc ai đua đòi nhọc sức công.