Mục Đồng

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    703
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by Mục Đồng

  1. Hôm nay, Mục Đồng xin phép mở mục Lý Học Đông Phương và những vấn đề lý luận cơ bản của Đông y. Hiện nay, Đông y đang mất dần vị thế và trở thành ngành y học bổ sung, Mục Đồng xin chép lại bài dưới đây từ trang Tuổi trẻ online để minh họa: Rất mong Sư Phụ và các Sư huynh giảng thêm cho Mục Đồng về các khái niệm và ứng dụng của Lý Học Đông Phương, nhân danh nền văn hiến Việt vào môn Đông y này. Mục Đồng xin phép Sư Phụ chép bài của sư phụ giải thích về Lục khí trong Đông y vào đây để mở đầu ạ: MINH TRIẾT VIỆT MÔ TẢ BÍ ẨN LỤC KHÍ TRONG ĐÔNG Y. Thưa qui vị quan tâm. Đã rất nhiều lần trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn và ngay trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", tôi đã xác định chuẩn mực thẩm định cho một giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, phải có khả năng giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Những giá trị minh triết Việt trong văn hóa truyền thống Việt đã chỉ thẳng đến đồ hình căn bản của Lý học Đông phương chính là Hà Đồ và mô hình biểu kiến Hậu Thiên Lạc Việt. Sự phối hợp hai đồ hình này chính là nguyên lý căn để của mọi phương pháp ứng dụng trong mọi lĩnh vực của Lý học Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Đương nhiên theo chuẩn mực là tiêu chí khoa học mà tôi đã trình bày thì nó phải giải thích một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống hầu hết những vấn đề liên quan đến nó. Trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" - được trình bày và bổ sung trong chủ đề này - tôi đã giải thích theo đúng tiêu chí khoa học cho nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" nhân danh nền văn hiến Việt cho tất cả mọi lĩnh vực liên quan đến nó. Nhưng do một nhân duyên từ các học viên lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp là Mục Đồng và Á Châu, đang theo học lớp Đông y, đến gặp tôi và thắc mắc về một bí ẩn trong hệ thống phương pháp luận của Đông y là: Khái niệm vận động của Lục Khí. Khái niệm này được mô tả qua những thuật ngữ sau đây: Lục khí tam Âm gồm có: Thái Âm thấp Thổ; Thiếu Âm quân Hỏa và Quyết Âm phong Mộc . Lục khí tam Dương gồm có: Thái Dương hàn thủy; Thiếu Dương tướng hỏa và Dương minh táo Kim. Cũng từ hàng thiên niên kỷ trôi qua - kể từ khi nền văn hiến Lạc Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử - khái niệm lục khí ứng dụng trong Đông Y vẫn là một bí ẩn không thể giải thích trong tất cả các cổ thư chữ Hán liên quan. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Không chỉ khái niệm "lục khí", mà có thể nói hầu hết những khái niệm trong hệ thống phương pháp luận căn bản trong Đông y đều hết sức mơ hồ và chính những nhà nghiên cứu Trung Hoa phải lên tiếng bác bỏ Đông Y, vì tính mơ hồ không thể giải thích được từ hàng ngàn năm qua (Đã mô tả trong topic này và trong sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Nxb Tri Thức). Những khái niệm mơ hồ, như :" Giáp hợp Kỷ hóa thổ"....chúng tôi đã giải thích trên cơ sở "Hà đồ phối hậu Thiên Lạc Việt", Nhưng với khái niệm lục khí, chúng tôi chưa bàn đến. Bởi vậy, tuân thủ theo chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và chứng tỏ tính hợp lý lý thuyết bao trùm lên mọi lĩnh vực liên quan, cho nên ở đây, tôi xin được tiếp tục chứng tỏ khả năng giải thích một cách hợp lý của nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" với khái niệm lục khí trong Đông Y. Thưa quý vị. Một lần nữa xin quý vị xem lại đồ hình "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - nguyên lý căn để của mọi phương pháp ứng dụng trong Lý học Đông phương, mà nền tảng chính là thuyết Âm Dương ngũ hành. Trên cơ sở nguyên lý căn để này trong đó có Hậu Thiên Lạc Việt, được mô tả qua mô hình sau đây: Người viết xin lưu ý quý vị rằng: Chỉ có "Hậu Thiên Lạc Việt" mới có thể kết hợp cặp Đoài Tốn và Cấn Chấn - là bốn quái Điên đảo Dịch - thành cặp quái Bất dịch và tạo thành đồ hình tam Âm, Tam Dương như trên. Đồ hình Tam Âm được mô tả như sau - Đứng đầu là quái Khôn/ Âm Hỏa đới Thổ: Đồ hình Tam Dương được mô tả như sau; đứng đầu là quái Càn/ Dương Kim đới Thủy. A/ Trên cơ sở này, chúng ta so sánh, bắt đầu từ đồ hình Tam Âm với ba vận khí Âm mô tả trong Đông y là: 1/ Khôn/ Âm Hỏa đới Thổ, là quẻ thuần Âm, nằm ở phương vị Đông Nam trên Hà Đồ, tương ứng với "Thái Âm thấp Thổ". 2/ Cặp Đoài/ Tốn tương ứng với "Quyết Âm phong Mộc", trong đó có những thuộc tính phân loại của quái Tốn theo kinh Dịch chính là "Phong"/ Gió và "Mộc". 3/ Khảm/ Thủy, nằm ở phương chính Bắc của Hà đồ, tương ứng với "Thiếu Âm Quân Hỏa". Tại sao Khảm/ Thủy lại được coi là "Thiếu Âm Quân Hỏa"? Bởi vì những ai nghiên cứu về Lý học dù chỉ ở trạng thái sơ khai ban đầu đều biết rằng" Thiên nhất sinh Thủy; Địa nhị sinh Hỏa". Như vậy Khảm Thủy là cái có trước Hỏa, nên là vua của Hỏa. B/ Trên cơ sở này, chúng ta so sánh, bắt đầu từ đồ hình Tam Dương với ba vận khí Dương mô tả trong Đông y là: 1/ Càn/ Dương Kim đới Thủy, là quẻ thuần Dương, nằm ở phương vị Tây Bắc trên Hà Đồ, có độ số 6 của hành Thủy, nên tương ứng với "Thái Dương hàn Thủy". 2/ Cặp Cấn/ Chấn tương ứng với "Dương minh táo Kim". Tại sao lại gọi là "Dương Minh", bởi vì quái Chấn phương Đông chính là phương mặt trời mọc, nên gọi là "Dương Minh". Đông Tây (Kim) tuyệt nhau, nên gọi là "táo Kim". 3/ Quái Ly/ Hỏa nằm ở phương chính Nam của Hà Đồ thuộc Hỏa, nên là "Thiếu Dương tướng Hỏa". Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Như vậy, nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt" - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - giải thích có tính hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh và hợp lý tất cả mọi vấn đề liên quan đến nó. Ngay cả những khái niệm vô cùng bí ẩn trong Đông y từ hơn 2000 năm qua. Không chỉ dừng lại ở những bí ẩn huyền vĩ của lý học Đông phương, mà nhân danh một lý thuyết thống nhất - niềm mơ ước của cả trí thức nhân loại hiện đại - Lý học Đông phương giải thích luôn cả những ý tưởng mới nhất của nền khoa học hiện đại với khả năng tiên tri. Tính hợp lý của lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt thể hiện bao trùm trên mọi lĩnh vực từ thiên nhiên, xã hội, cuộc sống ...cho đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri. Nếu như không phải là một lý thuyết mô tả một chân lý bao trùm thì không thể thực hiện được tính hợp lý trên tất cả mọi lĩnh vực. Xin cảm ơn quý vị và anh chị em quan tâm. PS: Thưa quý vị quan tâm. Ứng dụng của khái niệm lục khí trong Đông Y nhân danh nền văn hiến Việt, được sử dụng để mô tả bản chất của hành khí theo sự phân loại của Ngũ hành trong thời gian tương tác của vũ trụ liên quan đến sức khỏe, bệnh tật có thể phát sinh của con người.
  2. Vâng, con cám ơn Sư Phụ, lúc đánh máy bị thiếu ạ!
  3. Mấy hôm nay Mục Đồng nghiên cứu cách an các sao trong Tử vi đến mục Hỏa Linh thì thấy có ít nhất 4 cách an 2 sao Tử vi theo cổ thư Hán như sau: 1- Theo sách Tử Vi Đẩu Số Tân Biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang: Người sinh năm: Dần, Ngọ, Tuất Hỏa khởi ở Sửu Linh ở Mão Thân, Tý, Thìn Hỏa khởi ở Dần Linh khởi ở Tuất Tỵ, Dậu, Sửu Hỏa khởi ở Mão Linh khởi ở Tuất Hợi, Mão, Mùi khởi ở Dậu Linh khởi ở Tuất 2- Theo sách Tử vi áo bí biện chứng học của – Hà Lạc Dã Phu Việt Viêm Tử: a-Nam: Dần, Ngọ, Tuất Hỏa khởi ở Sửu Linh khởi ở Mão Thân, Tý, Thìn Hỏa khởi ở Dần Linh khởi ở Tuất Tỵ, Dậu, Sửu Hỏa khởi ở Mão Linh khởi ở Tuất Hợi, Mão, Mùi Hỏa khởi ở Dậu Linh khởi ở Tuất b- Nữ Năm sinh Dần, Ngọ, Tuất Hỏa khởi ở Mão Linh khởi ở Sửu Thân, Tý, Thìn Hỏa khởi ở Tuất Linh khởi ở Dần Tỵ, Dậu, Sửu Hỏa khởi ở Tuất Linh khởi ở Mão Hợi, Mão, Mùi Hỏa khởi ở Tuất Linh khởi ở Dậu Cả Hỏa và Linh đều an thuận từ cung khởi không tính Dương Nam Âm Nữ hay Âm Nam Dương Nữ. 3- Theo sách Tử vi dưới mắt khoa học của Vu Thiên Nguyễn Đắc Lộc: Dần, Ngọ, Tuất Hỏa khởi ở Sửu Linh khởi ở Mão Thân, Tý, Thìn Hỏa khởi ở Dần Linh khởi ở Tuất Tỵ, Dậu, Sửu Hỏa khởi ở Tuất Linh khởi ở Mão Hợi, Mão, Mùi Hỏa khởi ở Dậu Linh khởi ở Tuất 4. Riêng sách của Nguyễn Mạnh Long an Hỏa Linh theo năm sinh không theo giờ sinh tại các cung khởi của Nguyễn Đắc Lộc. Các cao thủ Tử Vi giúp Mục Đồng xem cách nào là đúng nhất với?
  4. Sách còn đang làm mà, khi nào dàn trang xong chuẩn bị in, thì Mục Đồng sẽ tổng hợp luôn cho tiện, bây giờ Mục Đồng với Sư Phụ lo làm nội dung sách cho hoàn chỉnh đã, tránh bị phân tâm ấy mà!
  5. Vì sao Moscow trở thành khắc tinh của Đại đế Napoleon? (I) (Phunutoday) - Mang theo 60 ngàn quân tinh nhuệ nhất tới nước Nga, Napoleon từng nghĩ rằng chỉ cần chiếm được Moscow là có thể buộc Nga Hoàng Alexander phải đầu hàng và hạ gục được nước Nga. Tuy nhiên, vị Hoàng đế của nước Pháp đã lầm. Trận chiến tại Moscow trở thành điểm mốc đánh dấu giai đoạn thất bại bi đát trong cuộc đời huy hoàng của đại đế Napoleon. Những bí ẩn phong thủy của Moscow đã khiến thành phố này trở thành khắc tinh của vị vị Hoàng đế lừng danh này Vào thế kỷ thứ 19, một học giả của Pháp từng nói: “Hiện tại trên trái đất có hai dân tộc lớn đang tiến về cùng một hướng từ hai địa điểm khác nhau. Hai dân tộc đó chính là người Nga và người Mỹ. Cả hai dân tộc này đang trưởng thành rất nhanh và chỉ trong chớp mắt họ có thể giành được vị trí số 1 thế giới”. Đúng như lời tiên đoán này, trong cả thế kỷ 20, Nga và Mỹ trở thành hai quốc gia, dân tộc có ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới. Tuy nhiên, hai quốc gia này vẫn có những điểm không giống nhau: Nước Nga, một quốc gia sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau mỗi tai họa sau đó sẽ liên tục tuột xuống từ đỉnh cao. Trong khi đó nước Mỹ, một quốc gia mới thành lập với chỉ 200 năm lịch sử lại trở thành một siêu cường quốc và tuyệt nhiên chưa từng có dấu hiệu suy thoái. Vì sao lại có sự khác biệt này? Sự quật khởi của nước Nga có thể khái quát một cách đơn giản là: Lần sau sẽ huy hoàng và rực rỡ hơn lần trước nhưng đồng thời lần sau cũng sẽ tuột dốc nhiều hơn lần trước. Sự quật khởi của nước Nga cũng có những điểm khác biệt so với các quốc gia khác. Nằm ở giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây, so với các nước phương Đông, Nga là nước tiếp xúc với văn minh phương Tây sớm hơn cả vì vậy họ học theo phương Tây rất nhiều. Ngược lại, so với phương Tây, nước Nga thường quen với những cuộc cách mạng từ trên xuống dưới, nhân dân cũng quen với việc đi theo một “Hoàng đế tốt” để xây dựng một quốc gia lý tưởng. Chính vị trí đặc biệt này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến đặc điểm kỳ lạ trong quá trình phát triển đầy những thăng trầm của lịch sử nước Nga. Napoleon Gắn liền với những thăng trầm trong tiến trình phát triển của nước Nga chính là thành phố Moscow, thủ đô của nước Nga ngày nay. Trên thực tế, mới chỉ trở thành thủ đô của Nga từ năm 1918, thế nhưng thành phố nằm ở bên bờ sống Moskva này chứ không phải Sant-Peterburg là nơi chứng kiến những biến cố vĩ đại của nước Nga. Tại thành phố này, người Nga đã phải đối mặt với hai cuộc xâm lăng của người Pháp và người Đức trong hai thế kỷ liên tục và cũng tại thành phố này người Nga đã giành được những chiến thắng huy hoàng, đưa người Nga lên đỉnh cao của vinh quang. Lý do mà vị lãnh tụ vĩ đại của nước Nga thế kỷ XX, V.I. Lênin dời thủ đô từ Sant Peterburg về Moscow cũng đủ chứng tỏ vai trò quan trọng của thành phố này đối với nước Nga như thế nào. Song, điều quan trọng hơn chính là điều gì khiến Moscow trở nên đặc biệt như vậy? Từ lời tiên tri thần kỳ Năm 1804, sau khi thành lập Đệ nhất đế chế, Napoleon bắt đầu cuộc chiến đối với “Liên minh phản Pháp” của Nga, Anh và một số nước khác. Lúc bấy giờ, mục tiêu chủ yếu của Napoleon chính là nước Anh chứ không phải Nga. Tuy nhiên, do lực lượng của nước Anh rất mạnh, trong phút chốc khó có thể tiêu diệt được nên Hoàng đế nước Pháp quyết định chuyển hướng sang tấn công nước Nga, một quốc gia khi đó yếu và lạc hậu hơn Anh và Pháp rất nhiều. Trong suy nghĩ của Napoleon, một khi tiêu diệt được Nga thì nước Anh sẽ mất đi một bên cánh và như vậy, nước Anh sẽ không thể bay được nữa, việc tiêu diệt nước Anh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Như vậy, với Napoleon, cuộc tấn công nước Nga chỉ là một bước đệm cho cuộc tấn công quyết định nhằm tiêu diệt nước Anh. Theo đó, chắc hẳn vị Hoàng đế nước Pháp coi việc tiêu diệt nước Nga dễ như lấy đồ chơi trong túi áo. Kỳ thực, khi Napoleon đang đầy hưng phấn với kế hoạch tiêu diệt nước Nga thì trong lòng ông vẫn có một chút lo ngại. Trước đó khá lâu, khi còn là một thanh niên, Napoleon đã từng gặp một nữ tiên tri. Nữ tiên tri này có tên là Maria Lenorman, môt nữ tiên tri vào loại nổi tiếng nhất trong lịch sử. Ngày chàng sỹ quan pháo binh Napoleon tới túp lều của nhà tiên tri thì cũng là ngày Josephine người vợ tương lai của ông tìm tới nữ tiên tri Maria cùng với một người bạn. Cô bạn của Josephine, Tereza Taliyan muốn biết liệu sau này có cưới được tấm chồng giàu có hay không. Ngoài sự mong đợi, bà bói chột nói rằng sau này cô sẽ làm mệnh phụ phu nhân và có tình yêu mãnh liệt. “Bà này đang phỉnh mình đây. Chắc bà ta nghĩ rằng tôi thèm lấy chồng quá” - Taliyan tỏ ra bực tức. Vậy là Josephine toan bước ra về vì cho rằng bói toán đúng là trò lừa đảo. “Khoan đi đã, thưa bà! Chẳng bao lâu nữa, nước Pháp sẽ nằm trong tay bà cho xem”. Câu nói ngay lập tức khiến Josephine khựng lại và nóng lòng muốn nghe hết lời tiên đoán. Những lá bài của bà bói nói rằng: Josephine - góa phụ đã có hai mặt con - chẳng lâu nữa sẽ gặp người đàn ông yêu cô say đắm. Người đó sẽ mang địa vị, danh tiếng đến cho cô, nhưng rốt cuộc cũng chính là người phản bội lại cô. Josephina tỏ ra nghi ngờ lời tiên đoán thì thào như vọng lên từ cõi chết. Nữ tiên tri bèn giằng lấy tay cô, chích vào ngón tay một cây kim bằng vàng. “Ta sẽ cho cô thấy, và cô hứa phải bảo vệ ta khi cô lên nắm quyền”. Một giọt máu từ đầu ngón tay nhỏ xuống bát nước, ngay lập tức ngoằn nghèo vẽ lên những hình thù kỳ lạ: đầu tiên là hình bông hoa violet và tulip (hai loài hoa Josephine yêu thích nhất), sau đó là cành tử đinh hương và vương miện. “Cô sẽ là hoàng hậu!”, bà tiên tri chột nói. Hai phụ nữ rời túp lều trong trạng thái như mê ngủ. Bước tới cửa, Josephine bất chợt liếc thấy một anh chàng ăn mặc bảnh bao ngồi khuất trong góc phòng. “Mình sẽ trở thành hoàng hậu ư?”, cô cười mỉm, “Thật đáng thương cho kẻ ngu ngốc nào lui tới chốn này”. Chắc hẳn lúc ấy Josephina không thể ngờ rằng, chàng trai trẻ ngồi góc phòng kia chính là người sau này trở thành Hoàng đế lừng lẫy của nước Pháp, là người đàn ông dành cho cô tình yêu cuồng nhiệt, người mang địa vị, danh tiếng cho cô và rốt cuộc cũng chính là người phản bội lại cô - Napoleon Bonaparte. “Ngài tới rồi sao, đức vua của tôi”, nữ tiên tri Maria Lenorman thảng thốt kêu lên khi chàng sĩ quan pháo binh tiếp theo Josephine bước ra trước mặt. “Ngài sắp kết hôn đấy, chắng mấy nữa mà ngài sẽ gặp phu nhân tương lai. Ngài sẽ có 6 tước vị rất cao và trở thành Hoàng đế. Ngài sẽ nổi tiếng, sẽ có cuộc sống xa hoa nhung lụa. Nhưng đến 40 tuổi, ngài sẽ quên người vợ mà chúa trời trao tặng cho ngài. Đó cũng là lúc bắt đầu bi kịch số phận. Ngài sẽ bị đày ải cho đến chết, tất cả bạn bè, người thân của ngài sẽ rời bỏ ngài ra đi”. Bà tiên tri chột cũng lấy ở tay Napoleon một giọt máu và nhỏ xuống bát nước. Giọt máu biến thành một vương miện rồi cuối cùng biến thành một thành hình dạng một bông hoa hướng dương. Lúc bấy giờ, khi bước ra khỏi cửa, chàng sĩ quan pháo binh đã rủa thầm: “Quỷ tha ma bắt! Làm sao mình lại đi tin bọn tiên tri khoác lác đó chứ!”. Tuy nhiên, sự thực lịch sử sau đó lại diễn ra giống hệt như những gì bà tiên tri Maria đã nói. Ngày 2/3/1976, mới chỉ 26 tuổi, Napoleon đã được bổ nhiệm làm Tư lệnh quân Pháp và Ý, và từ đó bắt đầu cuộc sống tác chiến độc lập. Hai ngày sau hôn lễ với Josephine, Napoleon đã phải tới quân đoàn Ý để nhậm chức, thống lĩnh hàng chục ngàn quân tấn công nước Ý và giành được hàng loạt thắng lợi. Sau đó, nhờ uy tín ngày càng tăng, Napoleon quyết định tổ chức cuộc chính biến trở thành tổng tài đầu tiên của nước Cộng hòa Pháp. Năm năm sau đó tự, Thượng viện Pháp tuyên bố Napoleon sẽ trở thành Hoàng đế nước Pháp. Tới năm 1810, cũng là lúc Napoleon 40 tuổi, vì Josephine không thể sinh con cho ông, và cũng vì những tin đồn ngoại tình của người vợ mà vị Hoàng đế rất mực si mê, Napoleon đã quyết định ly dị với Josephine. Sau khi ly hôn với Js, Napoleon kết hôn với công chúa nước Áo, Louise. Trước khi dẫn quân xâm lược nước Nga, Napoleon đã chinh phục Ý, trở thành vua quốc gia Địa Trung Hải này, đánh bại quân Phổ và nhiều lần đánh bại quân Nga. Napoleon cũng đã đánh bại năm cuộc tấn công của các liên minh chống Pháp. Vị tướng có thân hình nhỏ bé này đã khiến cả châu Âu rung chuyển, đưa nước Pháp đến giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất. Vì vậy, năm 1812, khi Napoleon chuẩn bị viễn chính nước Nga cũng là lúc ông thách thức với chính số phận của mình. Bởi lẽ, hoa hướng dương hình dạng mà giọt máu của Napoleon trong bát nước của tiên tri Maria biến thành, biểu thị cho kết cục không mấy tốt đẹp của Napoleon cũng chính là biểu tượng cho ánh sáng đối với nước Nga. Cho tới ngày nay, người Nga vẫn dùng loài hoa này làm quốc hoa của nước mình. Dẫn hơn 60 vạn quân tiến thẳng về phía nước Nga, với kinh nghiệm phong phú của mình, Napoleon biết rằng, việc tấn công thủ đô nước Nga lúc đó là Sant Peterburg hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Trái tim và linh hồn của nước Nga nằm tại Moscow vì vậy muốn đánh bại và chiếm lĩnh được tinh thần nước Nga thì chỉ có cách là chiếm bằng được Moscow. Tới thất bại ở Moscow Ban đầu, quân Pháp tiến công như thác lũ, quân Nga liên tục thất bại. Tới ngày 7/9, tại vị trí cách Moscow 124km về phía tây, Tư lệnh quân đội Nga là Kutuzov đã chỉ huy 120 ngàn quân triển khai trận Borodino nổi tiếng. Sau trận chiến này, quân Nga thương vong rất nhiều, tổn hại khoảng 40 ngàn quân. Để bảo toàn lực lượng, Kutuzov buộc phải rút quân khỏi trận địa để bảo toàn lực lượng, chờ đợi thời cơ tái chiến. Ngày 14/9, cư dân Moscow cùng theo quân đội rút lui khỏi Moscow. Buổi sáng ngày 15/9, Napoleon tiến vào Moscow trong tâm thế hưng phấn của người chiến thắng. Tuy nhiên, thành Moscow giờ đây chỉ còn như một tòa thành trống, ngoài trừ một số nong dân tranh thủ lúc chiến tranh hỗn loạn để cướp của, còn lại, trên đường phố Moscow, quân Pháp tuyệt nhiên không hề nhìn thấy bất cứ một người dân nào. Sau khi vào thành, quân đội Pháp đã thực hiện một cuộc vơ vét lương thực, của cải và phụ nữ. Khi đã có một doanh trại và lương thực đầy đủ, binh lính Pháp đã thở phào vì cuối cùng cũng đã được nghỉ ngơi một chút sau những cuộc hành quân và chinh chiến vất vả. Lúc bấy giờ, Napoleon cũng tin rằng, sau khi ông đã chiếm được Moscow thì chỉ còn mỗi một việc là bình tĩnh chờ đợi Nga Hoàng Alexander đầu hàng nữa mà thôi. Tuy nhiên, giấc mơ của Napoleon chỉ một ngày sau đó đã tan thành mây khó. Khi bước chân vào điện Kremlin, câu đầu tiên Napoleon hỏi là: “Những quý tộc Moscow đợi đầu hàng ta ở đâu?”. Không có ai trả lời câu hỏi của vị Hoàng đế nước Pháp. Lúc bấy giờ Napoleon đã cảm thấy có điều gì đó bất an. Đêm ngày 16, khi Napoleon đang nghỉ ngơi trong điện Kremlin thì đột nhiên, một vị phó quan chạy vào lay tỉnh ông và với thần sắc hốt hoảng thông báo: “Bệ hạ, toàn bộ thành Moscow đang bốc cháy!”. Napoleon vội vàng mặc quần áo chạy đến bên cửa sổ điện Kremlin nhìn ra bên ngoài, chỉ thấy toàn thành Moscow đang đỏ rực như một biển lửa. Lúc này vị Hoàng đế Pháp thất kinh nói: “Một cảnh tượng thật đáng sợ!”. Lúc đó, do có gió hỗ trợ lửa cháy một lúc một mạnh hơn. Vùng lân cận điện Kremlin, bờ phía nam sông Moskva lửa chảy cao ngút trời. Cuối cùng, đến điện Kremlin cũng bị lửa thiêu rụi. Nhờ các cận giúp đỡ, Napoleon mới thoát khỏi điện Kremlin trong khi toàn thành Moscow thì trở thành một đống hỗn loạn. Tiếng lửa cháy, tiếng nhà đổ, tiếng binh lính chạy trốn kêu gạo trộn chung thành một mớ âm thanh hỗn độn. Đến khi ổn định lại và nghĩ được tới chuyện dập lửa thì quân Pháp mới phát hiện ra rằng toàn bộ các công cụ chữa cháy đã không còn dùng được nữa. Bính linh Pháp lục trong các giá tủ đổ nát cũng không tìm thấy nổi một chiếc thùng nước nào. Không còn cách nào khác chỉ đành dùng khăn quân dụng để dập lửa. Tuy nhiên, chẳng có bao nhiêu tác dụng với ngọn lửa ngày một mạnh hơn. Cuối cùng, không còn cách nào khác, binh lính Pháp chỉ đành đứng nhìn toàn bọ vũ khí, đàn dược, lương thực của mình bị thiêu rụi thành tro. Nhiều người Nga ví trận hỏa hoạn này giống như một chiến sỹ dũng cảm đã đuổi được vị Hoàng đế khét tiếng người Pháp ra khỏi Moscow. Tuy nhiên, người Nga cũng buộc phải đối diện với một thực tế khốc liệt là toàn bộ thành phố tráng lệ Moscow đã bị thiêu thành tro bụi. Trận lửa cháy liên tục trong nhiều ngày và chỉ tắt cho tới khi có một cơn mưa lớn từ trên bầu trời Moscow đổ xuống. Hỏa hoạn tại Moscow Tuy nhiên, lúc đó đã là quá muộn. Trận hỏa hoạn này đã khiến toàn bộ kiến trúc cổ, các cổ vật, quý giá của Moscow bị thiêu rụi ra tro. Theo thống kê, trước năm 1812, Moscow có 30 ngàn căn nhà thì sau hỏa hoạn chỉ còn lại 5.000 căn. Số người bị chết và bị thương thì nhiều không đếm xuể. Trong đống tro tàn, ở bất cứ nơi đầu người ta cũng có thể tìm thấy các thi thể bị cháy rụi. Trong suốt nhiều năm sau đó, người ta vẫn không ngừng suy đoán rằng ai là người đã đốt ngọn lửa oan nghiệt này. Một quản điểm phổ biến cho rằng, trận hỏa hoạn khiến quân đội Pháp bách chiến bách thắng của Hoàng đế Napoleon phải thất điên bát đảo là một kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng của tư lệnh Kutuzov. Ông muốn để quân Pháp vào Moscow rồi vận chuyển toàn bộ lương thực và quân nhu vào bên trong thành phố rồi mới dùng lửa đốt rụi chúng. Những tên “nông dân” đi cướp của mà quân Pháp thấy trên đường phố Moscow thực chất là những kẻ phóng hỏa được Kutuzov gài lại bên trong thành phố. Tuy nhiên, Napoleon thì lại cho rằng, việc hỏa thiêu Moscow là một “hành động điên cuồng” của tổng đốc Moscow và bọn thuộc hạ. Bởi vì trong lúc cố gắng tìm cách dập lửa người ta mới phát hiện ra rằng, toàn bộ vòi phun nước và các công cụ dập lửa đều bị chuyển đi hết. Ngoài ra, toàn bộ thành phố cùng lúc đều bốc cháy chứng tỏ đã có kế hoạch cụ thể từ trước. Bản thân tổng đốc Rostopchine cũng đã thừa nhận rằng mình là người hạ lệnh phóng hỏa đốt Moscow. Một số người cũng nói trận hỏa hoạn này là do họ tự ý phóng hỏa bởi vì đây là một hành động dũng cảm trước kẻ thù. Một số người khác lại nói rằng vào ban đêm, binh lính Pháp xông vào nhà dân đốt nến, đuốc và lửa không may tạo thành hỏa hoản. Căn cứ của suy luận này chính là Moscow nằm ở một vùng bình nguyên Đông Âu với các khu rừng rậm. Từ hơn 1 trăm năm trước đó, nhân dân nơi đây đều quen với việc sử dụng gỗ để xây dựng các công trình xây dựng vì vậy người ta còn gọi Moscow với cái tên là thành phố nhà gỗ. Cho tới cuối thế kỷ 17, toàn bộ Moscow ngoại trừ điện Kremlin còn lại gần như không có nhiều tòa nhà xây bằng gạch. Tuy nhiên, các binh lính Pháp lại không hề biết điều này vì vậy mới vô ý tạo thành trận hỏa hoạn khủng khiếp nói trên. Tuy nhiên, bất kể là do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì trận hỏa hoạn Moscow cũng đã làm thay đổi toàn bộ lịch sử châu Âu. Nó là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự yếu và rồi diệt vong của Đế chế của Napoleon, mở ra một thời đại mới. Không lâu sau đó, Napoleon bị lưu đầy ra một hòn đảo nhỏ của Ý. Nhưng sau đó, Napoleon đã trốn được về Lyon và tạo nên cái gọi là vương triều 100 ngày trong lịch sử Pháp. Tuy nhiên, những nỗ lực cuối cùng của vị Hoàng đế nước Pháp không thể giúp ông lấy lại được sự vinh quang ngày nào. Sau thất bại ở trận Waterloo, Napoleon bị buộc thoái vị và đày ra đảo Saint-Helena trên Đại Tây Dương. Ông qua đời ở đây vì bệnh tật. Đối diện với quân đội Pháp cũng là chiến tích thần kỳ đầu tiên của Moscow, không để cho Napoleon có thể hạ gục thành phố này. Napoleon có lẽ cũng không nghĩ tới, sự thất bại ở Moscow lại trở thành bước ngoặt trong cuộc đời huy hoàng của mình. Nói cách khác, Moscow chính là khắc tinh của Napoleon. Vì sao như vậy? Trước khi nói đến những đặc điểm của riêng Moscow gây nên thất bại của Napoleon có lẽ chúng ta cũng nên thừa nhận rằng, một phần xui xẻo đến từ chính vị Hoàng đế nước Pháp. Tính theo sự vận hành của âm dương và ngũ hành thì năm 1812 là năm có sự thay đổi bước ngoặt lớn trong vận mệnh của Hoàng đế nước Pháp. Theo tư liệu thì Napoleon sinh ngày 15/8/1769, như vậy là vào năm 1812, tức là năm 43 tuổi, thì bản mệnh sẽ chuyển sang Thương quan. Thương quan đại biểu cho học sinh, thế hệ sau hoặc bộ hạ, nó không có lợi cho người nhà, không có lợi cho chồng, không lợi cho việc từ chức, thôi học,… Đối với nam giới, nó còn đại biểu cho duyên phận với bà ngoại, cháu gái hoặc con gái. Napoleon Napoleon là một người có tính tình của Thưuơng quan, nghĩa là thôngminh, tài hoa và hoạt bát nhưng cũng háo thắng, không chịu kém ai và dễ rơi vào sự cẩu thả. Những đặc điểm tính cách này giải thích sự bành trướng đế chế của Napoleon nhưng đồng thời cũng dẫn tới việc không thể thuận theo thời thế và lịch sử cuối cùng đã thất bại. Vì vậy, cho dù là sự dự đoán theo cách phương Tây của nữ tiên tri mù Maria hay dự đoán theo âm dương ngũ hành của phương Đông thì năm 1812 sẽ là năm xảy ra một biến cố cực kỳ trọng đại, tạo nên bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Napoleon. Điều này khiến cuộc viễn chinh nước Nga biến thành cuộc hành trình dẫn tới cái chết của vị Hoàng đế nước Pháp. Tuy nhiên, tất cả những bí ẩn trong sự thất bại của Napoleon tại thành phố Moscow không chỉ nằm ở riêng vận mệnh của Napoleon… Kỳ II: Thất bại của Hitler và bí ẩn phong thủy Moscow Hải Phong
  6. Đỡ quá, có Sư Phụ mua rồi, sau này cho con xem ké với nhé Sư Phụ! Đệ tử cảm ơn Sư Phụ trước ạ!
  7. ĐỆ TỬ XIN CHÚC MỪNG SINH NHẬT SƯ PHỤ CHÚC SỰ PHỤ VÀ GIA ĐÌNH LUÔN DỒI DÀO SỨC KHỎE THÀNH CÔNG VỚI 5000 NĂM VĂN HIẾN LẠC VIỆT
  8. Mục Đồng xin bổ sung thêm như sau : 2 cách 1 và 3 nếu là Dương Nam Âm Nữ thì an Hỏa thuận đến giờ sinh, an Linh nghịch đến giờ sinh; Nếu là Âm Nam Dương Nữ thì an Hỏa nghịch đến giờ sinh, an Linh thuận đến giờ sinh, cung khởi để an Hỏa Linh theo như bảng trên. @CCB: vấn đề là mình không thấy tính quy luật của việc khởi cung để an Hỏa Linh bạn à, không biết thì hỏi nên mình mới post lên nhờ mọi người giúp!
  9. Nước sông Dương Tử chuyển sang màu đỏ Cập nhật lúc 08h20' ngày 10/09/2012 Một đoạn sông Dương Tử đột nhiên chuyển sang màu đỏ như nước cà chua và giới chức chưa tìm ra nguyên nhân. Người dân ở Trùng Khánh, thành phố phía tây nam Trung Quốc, phát hiện sự thay đổi màu nước của sông Dương Tử hôm 6/9. Hiện tượng tương tự cũng xuất hiện ở nhiều vị trí khác trên dòng sông, ABC đưa tin. Giới chức chưa tìm ra nguyên nhân khiến nước sông đổi màu, song các quan chức môi trường nghi ngờ chất thải công nghiệp và phù sa từ các trận lũ ở thượng nguồn là thủ phạm. Emily Stanley, một chuyên gia về các nguồn nước trong lục địa của Đại học Wisconsin tại Mỹ, cho rằng tảo không phải là nguyên nhân. Cảnh tượng sông Dương Tử tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc vào hôm 6/9. “Khi nước chuyển sang màu đỏ, nhiều người nghĩ ngay tới thủy triều đỏ. Song loại tảo gây nên thủy triều đỏ là chỉ tồn tại trong nước biển, chứ không phải nước ngọt. Vì thế thủy triều đỏ không liên quan tới hiện tượng lạ trên sông Dương Tử”, Stanley nói. Nước trong sông, hồ, suối thường xuyên chuyển sang màu đỏ bởi một số nguyên nhân sinh học. Theo Stanley, trong phần lớn trường hợp, nước nhuốm màu đỏ do hoạt động của những loại vi khuẩn yếm khí có khả năng tạo màu. Vi khuẩn yếm khí xuất hiện trong nước khi lượng oxy giảm xuống dưới mức bình thường. Do các dòng sông chảy liên tục, nước sông liên tục trộn không khí ở phía trên. Vì thế nồng độ oxy trong nước sông luôn ở mức bình thường và vi khuẩn yếm khí không thể sống sót trong môi trường như thế. Sau khi xem vài bức ảnh về khúc sông Dương Tử tại Trùng Khánh, Stanley nhận định đây là hiện tượng do hoạt động con người gây nên. “Có vẻ như nó là hậu quả của tình trạng ô nhiễm. Trong quá khứ, các sông, hồ chuyển sang màu đỏ rất nhanh do con người đổ chất nhuộm xuống nước”, Stanley giải thích. Nước sông Tiên tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từng chuyển sang màu đỏ vào tháng 12 năm ngoái do người ta đổ chất nhuộm màu đỏ xuống sông. Công an Trung Quốc phát hiện chất nhuộm được xả từ một nhà máy hóa chất. Theo VNE (trích khoahoc.com.vn)
  10. Theo yêu cầu của Sư Phụ Thiên Sứ (do sư phụ nghỉ 4 ngày . Bởi vì chỉ có 26 nút Cảm Ơn) nên Sư Phụ yêu cầu đóng topic Bầu Kiên. Lý do Chuyện Bầu Kiên không liên quan gì với Lý học Đông Phương và 5000 năm Văn hiến Việt.
  11. Đây có là một phần tài liệu tìm được ở Trung Tâm, phần tài liệu này được Sư Phụ Thiên Sứ tìm được trong một dịp tình cờ, nay đánh máy lại phổ biến lên cho các bậc học giả, nghiên cứu và cho ý kiến, nếu có bậc học giả nào có được bản hoàn chỉnh và muốn công bố cho mọi người biết xin liên hệ với TT NC Lý Học Đông Phương. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- THUYẾT MINH 1.CHỮ KHOA-ĐẨU TỪ THỜI HỒNG-BÀNG: Kể từ đời Hồng-Bàng (-2879 trước Công-nguyên), đã có chữ khoa-đẩu. Sách Kim Cổ Kì Quan có kể chuyện rằng vào thời vua Đường Minh-Hoàng (713-756) có man-sứ dâng sớ bằng chữ khoa-đẩu, thứ chữ này có hình dạng như con nòng-nọc ( khoa đẩu=con nòng-nọc). Bấy giờ, trăm quan đại-thần không ai đọc được, chỉ có Lí Bạch là đọc được tờ sớ của man-sứ, bởi vì mẹ Lí Bạch là người Tây-vực (bấy giờ thường được gọi là man-bà). Từ năm 1599 ( Lê Thế-Tông),Quang-Hưng (năm 22), Trịnh Tùng thế-tập tước vương, lấy tước là An-Bình Vương.Tùng bí mật dùng riêng chữ khoa-đẩu để chép gia-phả và các tài-liệu giữ kín trong nội-phủ. Từ khi Trịnh Sâm và Trịnh Cán mất năm 1782, Trịnh Khải tự sát 1786, Trịnh Bồng bỏ chạy trốn mất biệt, không còn tung-tích gì nữa, thì coi như nhà Trịnh mất hẳn. Hiện nay, có người họ Trịnh còn giữ lại được gia-phả của Trịnh-phủ, mà lại nói rằng gốc từ bà Chúa Chè. Như vậy có thể là hậu-duệ của Trịnh Bồng còn giữ được gia-phả họ Trịnh, bởi vì Trịnh Sâm ắt phải dặn Tuyên-Phi (Đặng Thị Huệ) nhận Bồng làm con nuôi, đề phòng trường-hợp Cán không sống lâu. Do đó hậu-duệ của Trịnh-Bồng ắt phải thờ bà Chúa Chè coi như tổ-mẫu. Chữ khoa-đẩu phát-xuất từ thời Hồng-Bàng,trước cả đời Nghiêu Thuấn và chữ khoa-đẩu Trịnh-gia đều thuộc loại chữ phiên-âm và đều có đuôi nòng-nọc như nhau, mà chúng tôi sẽ mặc-ước gọi là: CHỮ KHOA-ĐẨU HỒNG-BÀNG (kí-hiệuKD-HB) Thí-dụ, tước-hiệu Bằng-Lĩnh viết bằng chữ KD-HBlà: 2.CHỮ NÔM TỪ THỜI LÝ-TRẦN: Chữ nôm là một thứ chữ quốc-ngữ, gồm có một số hán-tự đọc theo quốc- âm và một số chữ biến-chế từ chữ Hán để đọc các thổ-âm. Thí-dụ: Câu “Phong-Trần mài một lưỡi gươm Những phường giá áo túi cơm sá gì”. Viếttheo chữ nôm như sau đây: ___ ___ mài ___ lưỡi gươm Những ___ ___ áo túi cơm sá gì Trong câu đó, các chữ không phiên-âm là chữ Hán, các chữ có phiên-âm là chữ nôm. Muốn sử-dụng được chữ nôm thì cũng phải tinh-thông chữ Hán. Từ thế kỉ 12, chúng ta đã biết dùng chữ nôm, sau đây là những niên-kỉ sớm nhứt: Năm 1209, niên-hiệu thứ 5 đời vua Lý Cao-Tông dựng bia Báo-ân khắc bằng chữ nôm (Yên Lãng, Vĩnh Phú). Năm 1282, niên-hiệu Thiệu-bảo thứ 4,đời vua Trần Nhân-Tông, Hàn Thuyên làm văn-tế đuổi cá sấu. Sử chép: Hàn Thuyên có tài làm thơ phú quốc-ngữ, trong Phi-sa tập có nhiều thơ quốc-âm vân vân . .. Chữ nôm cùng với chữ Hán suy-tàn dần dần từ khi bãi-bỏ khoa-cử bằng chữ Hán, tức là sau khóa thi hội cuối cùng ( Kỉ Mùi 1919). 3.CHỮ ĐẮC LỘ VÀ VẦN ĐẮC LỘ: Khi giáo-sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đến Hội-An vào tháng 12 năm 1624 thì kể từ 1625 một thứ chữ quốc-ngữ mới xuất hiện, dần dần hình-thành do việc truyền-giáo. Chữ quốc-ngữ này được xây-dựng từ những phần-tử của bốn thứ chữ Hi-La-Tây Ban-Bồ Đào. Chúng ta sẽ mặc-ước gọi thứ chữ ấy là: CHỮ ĐẮC LỘ (ký hiệu DR) Đồng thời, giáo-sĩ Đắc Lộ cũng dùng một cách ráp vần riêng mà chúng ta sẽ là: CÁCH RÁP VẦN ĐẮC LỘ (kí-hiệu RV-DR) Chữ Đắc Lộ tuy được khai-sáng từ năm1625, nhưng thực ra chỉ được thịnh-hành từ năm 1921 (Tân Dậu) bởi vì năm Khải-Định thứ 6, mới bắt đầu qui-định chương-trình mới cho Quốc-tử-giám bỏ chữ Hán, chỉ dùng chữ quốc-ngữ và chữ Pháp. 4.BẰNG-CÔNG DỰ-TRÙ ĐẶT RA CHỮ MỚI: Năm Bính-Ngọ (1786), vua Lê Hiển-Tông (niên hiệu Cảnh-Hưng 47) mời Hữu Chỉnh ra Thăng-Long để giúp vua Lê. Bấy giờ chúa Trịnh đã dùng chữ khoa-đẩu trong vương-phủ từ hai thế-kỷ trước (-187 năm từ năm Trịnh Tùng đượcban tước An-Bình Vương). Bằng-công bèn luận về chữ khoa-đẩu:Chữ khoa-đẩu vốn là chữ của nước ta từ thời Hồng-Bàng. Vần khoa-đẩu vốn rất hợp-lí và thích-hợp với truyền thống ngàn xưa. Tuy-nhiên biểu tượng chữ khoa-đẩu không được toàn- thiện, hình khoa-đẩu là hình con nòng-nọc cụp đuôi xuống là biểu-tượng hèn-hạ cam phận cố-thủ trong một nước nhược-tiểu. Bởi thế chữ khoa-đẩu không thể dùng làm thư-pháp cho một bậc bá-vương. Vậy ta truyền cho các bồi-thần và con cháu đời sau chớ nên dùng chữ khoa-đẩu để tránh vết xe cũ đưa tới nô-lệ và diệt-vong. Vào thời đó (cuối đời Cảnh-Hưng) thì chữ Đắc Lộ đã được biết trên 160 năm từ đời Lê Thần-Tông (niên-hiệu Vĩnh-Tộ thứ7). Bằng-công bèn luận về chữ Đắc-Lộ:Chữ Đắc Lộ là những chữ cũ sẵn có, lấy từ các nước văn-hóa suy tàn (Hi-La-Tây Ban-Bồ Đào . . . ). Giáo-sĩ Đắc Lộ chưa từng thiết-trí các chữ ấy bao giờ. Thêm nữa, chữ Đắc Lộ có những khiếm khuyết quá nhiều và vần mà giáo-sĩ đà dùng nhiều khi không được hợp-lí, và không phù-hợp với vần truyền-thống tự ngàn xưa. Bởi thế, chữ Đắc-Lộ cũng không thể dùng cho một sự-nghiệp lâu dài. Vậy ta truyền cho các bồi-thân và con cháu đời sau không nên dùng chữ Đắc Lộ, để tránh vết xe củ đưa tới suy-vong. Bằng-công bèn luận giềng mối cho thứ chữ ngày sau: Muốn thiết-trí một thứ chữ mới dùng để làm cơ sở cho một quốc-gia giàu mạnh thì trước hết bộ chữ phải có biểu-tượng cát-tường, âm dương ngũ-hành phải đầy đủ, không được khuyết-phạp, hình-thế thăng-bằng và hòa-hợp,đường nét cương-kiện và súc-tích. Hành kim, càng mạnh và càng nhiều thì nước càng giàu, nhưng đừng để cho các đường nét cắt phá nhau. Hành mộc càng sung-túc phồn-vinh thì nhân-lực càng mạnh ,việckiến-thiết càng dễ-dàng. Hành thủy đừng cho phân-tán, mà cần qui-tụ và được chế-ngự thì việc kinh-doanh càng phát-triển. Hành hỏa càng mạnh thì học-thuật càng rộng, văn-minh càng cao. Hành thổ càng vượng thì lòng người càng trung-hậu và tín-thực, biết giữ-gìn căn-bản. Nếu nhà Lê còn cơ-hội hưng-phấn thì ta nhất định đặt ra chữ mới để tương-lai nước nhà được vinh-quang sán-lạn,không còn lệ-thuộc các nước lớn, ắt gần đây bước lên hang bá-chủ. 5.CHỮ PHI-ĐẨU CÔN-BẰNG: Bởi vì chữ khoa-đẩu Hồng-Bàng, còn được gọi là hoành-đẩu, xem không được đẹp lắm nên Bằng-công đặt ra thứ chữ phi-đẩu, viết từ dưới lên trên, đơn-giản hơn và đẹp hơn, mà chúng ta sẽ mặc-ước gọi là CHỮ PHI-ĐẨU CÔN-BẰNG (kí hiệu PD-CB) Thí-du, tước-hiệu Bằng-Lĩnh viết bằng chữ PD-CB tức là cột đứng ở bên mặt trên đây. 6.VẦN CÔN-BẰNG: Trong chữ phi-đẩu Côn-Bằng, Bằng-công đã dùng một phép ráp vần khác hẳn cách ráp vần của Đắc Lộ, mà chúng ta sẽ mặc-ước gọi là: CÁCH RÁP VẦN CÔN-BẰNG (Kí hiệu RV-CB) Thí dụ, danh-từ sau đây: ráp vần theo Đắc-Lộ là: LƯỠI GƯƠM ráp vần theo Côn-Bằng là: LƯAI GƯAM 7.HOÀNH-ĐẨU CÔN-BẰNG: Tiên-sinh Nguyễn Hữu Lâm vốn là hậu-duệ xa của tiên-tổ Bằng-công nên hiểu rành chữ phi-đẩu Côn-Bằng và quen dùng cách ráp vần Côn-Bằng. Đến năm Kỉ Mùi (1919), tiên-sinh vào được tam trường, nhưng lại không ra làm quan, bèn bỏ Hán-học, đổi qua học chữ quốc-ngữ Đắc Lộ và chữ Pháp. Bởi vì từng chịu ảnh-hưởng Hán-học và lí-học á-đông nên tiên-sinh chú-ý chữ nghiên-cứu lại vấn-đề hình-thành của chữ Đắc Lộ. Về mặt lí-thuyết thì tiên-sinh không thừa-nhận cách ráp vần của Đắc Lộ là hoàn toàn hợp-lí, mà cũng không thừa-nhận phần lớn các chữ Đắc Lộ đã mang quá nhiều khiếm- khuyết. Do đó tiên-sinh đã dùng lí-học, và nói rõ hơn đã dùng Chu-dịch, Thái-huyền và chỉ-số Lưu-Cơ để thiết-trí một chữ quốc-ngữ mới mà tiên-sinh gọi là CHỮ HOÀNH-ĐẨU CÔN-BẰNG (kí hiệuHD-CB) Thí-dụ, tước-hiệu Bằng-Lĩnh viết chữ Hoành-đẩu Côn-Bằng như sau: 8.HỌC-THUYẾT BIỂU-TƯỢNG (PHENOMENOLOGY) CỦA HUSSERL: Từ khi tiếp-thu những khái-niệm sơ-đẳng về hoc-thuyết biểu-tượng (phenomenology) của triết-gia Đức Edmond Husserl (1859-1938), chúng tôi càng tin-tưởng vào chủ-trương của tiên-sinh Hữu Lâm cho rằng biểu-tượng, hơn là bản-chất, đã chi-phối mọi thành-bại trên đời. Nói rõ hơn, ngũ-quan và trực-giác có thể giúp chúng ta tiên-liệu được tương-lai. Nhiều khi sự-viêc thực là mỉa-mai và chua-chát khi phải thừa-nhận rằngchỉ cần ngửi một chương-trình hay kế-hoạch, cũng đủ biết kết-cuộc sẽ ra sao! Bây giờ nếu chúng ta hạn-chế vấn-đề mà chỉ xét riêng chữ quốc-ngữ thì những chữ cái đang sử-dụng cho tên họ một cá-nhân, bảng hiệu một cửa hàng, thương-hiệu một công-ty, quốc-danh của một nước, v.v… có thể giúp chúng ta dự-kiến về tương-lai của cá-nhân hay tập-thể liên-hệ. Có gì đau-đớn cho bằng khi chúng ta thấy tên họ hay bảng hiệu của một người thân mà lại phạm vào một chữ cái có khuyết-điểm lớn lao, cho nên hậu-vận của người ấy không thể thăng-tấn thêm mãi. 9.LÍ-DO TẠI VÌ SAO NGƯỜI VIẾT BÀI THUYẾT-MINH NÀY KHÔNG NÓI RÕ HẾT NGỌN-NGÀNH GỐC RỄ: Khi Bằng-công luận về chữ Đắc Lộ (đã được sử-dụng 160 năm về trước) ngài không nói rõ là những chữ nào có những khuyết-điểm nào, đó là vì ngài cảm thấy bất-tiện không nói ra được, sợ rằng xúc-phạm tới cá-nhân nào đó hay tập-thể nào đó. Đằng khác, khi luận về ngũ-hành, Bằng-công không nói rõ là chữ nào thuộc về hành nào, đó là vì ngài không dám bộc-lộ tất cả chân-lí, nếu bộc-lộ hết như thế tức là “vạch áo cho người xem lưng”. Ngài chỉ luận khái-quát về ngũ-hành để cho người dựng nước ngày sau biết cách thiết-trí chữ mới. Bây giờ khi xét những tiếng đồng-âm giữa chữ Côn-Bằng và chữ Đắc-Lộ, thì tiên-sinh N.H. Lâm có những khuynh hướng như sau: - Thay một chữ Đắc Lộ có tánh phân-tán bằng một chữ Côn-Bằng có tánh qui tụ; - Thay một chữ Đắc Lộ có tánh luân-lưu vô-định bằng một chữ Côn-Bằng có tánh trung-kiên, bền-vững; - Thay một chữ Đắc Lộ có ngũ hành vô-ích bằng một chữ Côn-Bằng có ngũ-hành hữu-dụng; - Thay một chữ Đắc Lộ có tánh nhu-nhược hơn bằng một chữ Côn-Bằng có tánh hùng-cường hơn; - Thay một chữ Đắc Lộ có tánh phá-hoại bằng một chữ Côn-Bằng có tánh xây-dựng - Thay một chữ Đắc Lộ bất lợi thành một chữ Côn-Bằng ích lợi, vân vân … 10.CHỮ O CÓ CHƯNG VUÔNG: Từ ngày Bằng-công thua trận tại Thanh-quyết, chịu khổ-hình bốn ngựa phanh thây tại Thăng-Long (Đinh Mùi 1787),Bái đình hầu Nguyễn Hữu Du chết trận, vì chánh-nghĩa nhà Lê; Từ ngày bà Hoàng-phi nhịn ăn để chết theo chồng khi quan-tài vua Lê Chiêu-Thống được đưa về nước; Từ ngày giáo-thụ Cao Bá Quát bị hành-quyết vì khởi-nghĩa theo Lê Duy Cự. Từ ngày các vong-thần nhà Lê đều tuẫn-tiết,thì các trung-thần, nghĩa-sĩ theo nhà Lê không còn được ai nhắc-nhở tới nữa. Từ khi văn-sĩ Yukio Mishima không nhận giải văn-học Nobel 1967, nhường vinh-dự đó cho văn-sĩ Yasunari Kawabata, rồi đến cuối năm 1970 tự mổ bụng tự sát theo nghi-lễ truyền-thống võ-sĩ-đạo, để phản đối tinh-thần hiếu-lợi cực-đoan của người Nhật-bổn ngày nay, bỏ quên mất tinh-thần trượng nghĩa khinh-tài thuở xưa, đến nỗi mọi việc trên đời biến thành thương-mãi tất cả … Chúng ta không biết hoc giả Nguyễn Hữu Lâm có giữ vững lập trường dùng chữ O có chưng vuông của bộ chữ Côn-Bằng, chống lại nối chữ O tròn vình, có tánh thương mãi cực đoan của bộ chữ Đắc Lộ ? NHÓM NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CỔ HỌC HỒNG-BÀNG -HỒNG THỊ PHƯƠNG DANH -LÊ XUÂN TÙNG -LÊ XUÂN MAI Sưu tầm và thuyết minh.
  12. Cách tính can chi không thay đổi, chỉ thay đổi nạp âm của tháng thôi. Bính Dần vẫn là Bính Dần, chỉ có điều, theo Lục Thập Hoa Giáp thì Bính Dần nạp âm là Hỏa thì theo Lạc Thư Hoa Giáp Bính Dần là Thủy. Vậy thôi! 2 câu cuối hiểu cũng như 3 cầu đầu! Thân mến
  13. THÔNG BÁO HỌP MẶT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRONG TƯƠNG LAI Thay mặt Ban Tổ Chức, Thân mời anh chị em có tâm huyết với Văn Hiến Lạc Việt và sự phát triển của Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương họp mặt: Vào lúc: 17g30 Ngày: Chủ nhật 17/062012 (tức 28/ tư nhuận/Nhâm Thìn) Địa Điểm: A75/6F/14 Đường Bạch Đằng P2 Quận Tân Bình. Bản đồ: Dấu đỏ là vị trí TT Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương Nội dung: Bàn về kế hoạch phát triển của Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương Thân mến. Lưu ý: -Các ACE vui lòng liên hệ trước để thuận tiện cho việc tổ chức. -Khi đi xin mang theo giấy bút.
  14. QTV10 ơi, QTV10 đã gửi sách cho Mục Đồng chưa ạ? Chắc QTV10 bận quên gửi sách cho Mục Đồng rồi! Rất mong nhận được sách của Bác Xuyền ạ!
  15. Mục Đồng và Huynh Trung Nhân xin đăng ký một suất ạ! (Anh Trung Nhân nhờ Mục Đồng đăng ký dùm do ảnh đang bận ạ!)
  16. Mục Đồng và Trung Nhân xin đăng ký mỗi người một chỗ ạ!
  17. Anh Trung Nhân chủ xị ý kiến này đó anh!
  18. Hôm nay Mục Đồng có qua TT NC Lý Học Đông Phương có được biết có một số anh em của TT Lý Học Đông Phương có nhu cầu muốn học chữ Việt Cổ để nghiên cứu và bảo tồn chữ viết cổ của dân tộc. Nếu có thể được hy vọng được Bác Xuyền hoặc Sư Phụ đứng lớp dạy vài buổi về chữ Việt Cổ ạ!
  19. Vâng, Cảm ơn QTV10 nhé! :) :)
  20. Cho Mục Đồng đặt bộ tài liệu 1.000.000đ ủng hộ Bác Xuyền nhé QTV10! Mục Đồng sẽ gửi tiền cho Sư Mẫu ạ! Thân mến!
  21. CHÚC MỪNG SINH NHẬT SƯ HUYNH HẠT GẠO LÀNG!
  22. Những hiểu biết thông thường cần thiết cho cuộc sống Làm cách nào để nhận ra trứng còn tươi? Có 2 cách thử trứng: - Đưa trứng ra ánh sáng mặt trời hay ngọn đèn nếu thấy cái khoảng trống trên đầu nhiếu là trứng cũ, trứng mới khoảng trống đó rất nhỏ. - Thả trứng vào ly nước, trứng chìm là trứng cũ, trứng càng nổi thì càng mới Muốn chọn được thịt heo ngon Chọn thịt có da mỏng, màu thịt tươi hồng, sớ thịt săn, ướt mượt, ngửi không có mùi gì khác. Làm sao nhận ra thịt heo già, heo nái? Thịt heo có da dày, mớ ít, thịt nhão, đỏ thẩm là heo già, heo nái hoặc heo nọc. Thịt của heo bịnh thường có dấu hiệu gì? Thịt heo bệnh thường có màu tái xanh hoặc nâu sẫm, mỡ màu vàng, thớ thịt nhão, trong thớ thịt có đốm trắng như hạt gạo, trong gan và bồ dục có những chấm nhỏ, bạn đừng mua loại thịt này, ăn rất độc. Muốn chọn được thịt bò ngon Thịt bò cái thường ngon hơn bò đực. Thịt bò còn tơ thì càng ngon, vì thịt mềm, mỡ trắng, thớ mịn. Nên chọn thịt có màu đỏ tươi, thớ thịt khô mịn, gân trắng, nhỏ và mỡ có màu vàng tươi. Làm sao biết được thịt bò dở? Thịt màu tái xanh, có những nốt trắng tròn giữa các thớ thtị là bò bị sên, bị sán hay bò bị gạo. Các loại thịt mà ngửi có mùi hôi thì không nên mua về.
  23. Vừa may, thứ 7 con rảnh, cho con xin 1 vé đi cô Wild!