sapa
Hội viên-
Số nội dung
253 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by sapa
-
Chào bé, Linh Nhi Sách mà bé Linh Nhi nói đó là BỊA hay là THẬT thì bé cứ trình bày ra rồi Sapa thẩm định cho để coi chuyện của bé có vứt luôn chìa khóa hay không. Sapa đã có duyên đọc và xem qua nhiều thứ về các kỳ môn thuật số nên BỊA thuyết hay CHÂN nguyên cũng nhận ra ít nhiều. Khi nào bé rảnh thì cứ đưa lên đi nhé! Anh Sapa, Bé đã bịa ra những cái đó rồi, thì biạ thêm một cái cho anh coi cho vui nhe Thì ra là bé Linh Nhi BỊA hen và còn cái hình này thì không phải bé BỊA mà bé LƯỢM của người ta nhưng bé cần credit cho họ đi nhé; vốn phải vậy mới đúng tinh thần công chính. Sapa đã có đọc qua tài liệu về hình trên rồi. Sapa
-
Chào bé, LinhNhi Theo sách của Bé thì: .. không phải là sách của Bé BỊA ra đó chứ, phải không? Nói chứ, bé có nguồn trích dẫn từ cổ thư hay từ tứ khố toàn thư gì thì đề lên để chúng ta cùng tham khảo nhé! Để khi nào giải quyết xong đề tài Thực Hư của thuyết Nguyệt Thể Nạp Giáp thì Sapa sẽ cùng thảo luận với bé nhé. Sapa
-
Chào bạn, Phapvan Suy luận như trên là không chuẩn với thực tế, chưa kể lý luận xung đối để quy định phương vị của Nhật Nguyệt lại càng là điều bất cập; ví dụ mùng 2,3 âm lịch nếu Phapvan quan sát khoảng 6-7 giờ chiều nhìn về hướng Tây thì sẽ nhìn thấy cả 2 (Nhật và Nguyệt) cách nhau không xa trước khi cả hai cùng thấp dần mất hút dưới đường CHÂN TRỜI. Nói về chuyện muốn chia bầu trời làm 8 phần để ứng với 8 Can, 8 Quái thì tiêu trưởng của mặt Trăng cũng có thể dựa trên đồ hình này: lấy vị trí TRĂNG RẰM (Full Moon) định vị cho là phương Đông, KHÔNG TRĂNG là phương TÂY, BÁN THƯỢNG HUYỀN (First Quater) là phương Nam và BÁN HẠ HUYỀN (Last Quater) là phương Bắc cũng không sao quy nạp được vị trí Nạp Can như "Tham Đồng Khế" đã miêu tả. Lý do duy nhất giúp ta giải quyết điều này là cần quan sát vào những thời gian mà Sapa đã đề cập qua những bài viết trước đây vậy. Lý luận đến đây còn khả dĩ chính xác nhưng phần sau thì không ổn do sự quan sát thực tế kiểm nghiệm: Ngày mai, Sapa sẽ đề cung tài liệu ... Sapa
-
Chào bạn, Phongthuysinh Cám ơn Phongthuysinh nhé, nhưng để tính vị trí của nguyệt cầu từ nơi Sapa đang ở để giải quyết điểm trao đổi giữa chúng ta là chưa cần thiết. Để nhìn bằng mắt thường và chụp một tấm hình New Moon vào lúc chạng vạng gần hoàng hôn như dưới đây: thì chắc cũng phải RÕ RÀNG hướng đó không phải là Nam, Bắc hay Đông chứ, phải không bạn Phongthuysinh? Sapa
-
Chào bạn, Phongthuysinh Công thức của PTS có thể tính vị trí của ngũ tinh nhật nguyệt với tỉ lệ sai lệch là 0.1 độ, cho nên sự di chuyển của thái dương hệ tuy PTS không bằng các nhà thiên văn học nhưng cũng đủ chứng thực về sự chân ngụy của một số thuyết có liên quan tới thái dương hệ. Điều này chú an tâm được . Sapa không có nói đến hay nghi ngờ gì về tỉ lệ sai lệch mà Phongthuysinh đề ra ... mà. Chú chưa hiểu hình đó rồi . màu vàng nghĩa là phần sáng của mặt trăng, phần đen là phần tối, số ở dưới là giờ, độ số chiều ngang là đô. số của vòng lấy bắc phương làm 0 đô. (bắc phương không phải là trục bắc). độ số đứng là chỉ vị trí của nguyệt cầu theo chiều trên dưới . Việc trái đất quây quanh mặt trời thì ai ai cũng biết rồi và trình của chú tạo ra các hình đó chỉ tính được thời gian các hành tinh quay quanh mặt trời, còn tính thời gian và vị trí các hành tinh quay quanh trái đất thì lại khác xa! Nói cho cùng thì người xưa không đứng trên mặt trời mà quan sát thái dương hệ vậy. Sapa biết Anh ngữ mà và những tọa độ được dùng trong Thiên Văn Học nên không có trở ngại gì để hiểu những đồ hình đó; chỉ là, Phongthuysinh đọc không kỷ và hiểu không hết những gì mà Sapa muốn gửi đến. Hệ tọa độ mà Phongthuysinh nói đến đó là dùng đường CHÂN TRỜI và THIÊN ĐỈNH làm mốc để lập nên giá trị cho 2 tọa độ CAO (Y-axis)và độ PHƯƠNG (X-axis) để định vị dấu vết Nguyệt tinh cầu trên bầu trời vậy thôi. Cái mà Phongthuysinh chưa miêu tả trong đồ hình (ví dụ dưới đây) là: 1. Những con số phía dưới những hình trăng là GIỜ địa phương trong ngày đó (Numbers below the circles are the hours of the day local time) 2. Đường X-axis (0 độ) là đường CHÂN TRỜI mà giá trị ÂM tức là ở DƯỚI thì lẽ tất nhiên vào lúc 0 giờ mà PTS làm dấu mốc đó sẽ không thể nào nhìn thấy được. Ngụy Bá Dương thời đó chắc không có dụng cụ Kính Thiên văn hay lập nên Tọa Độ Chân Trời để mà quy ra điều đó phải không. Cho nên, vào lúc 6-7 giờ tối hay giờ Dậu là lúc ông ta nhìn thấy rõ ràng ở phương TÂY. 3. Do đó, vào lúc 18, 19 giờ tức là 6-7 giờ tối ở gần đường CHÂN TRỜI khi dõi mắt nhìn về phương Nam thì ta sẽ thấy Trăng mùng 5 đó ở phương Tây. Sau đó, vì lý do trái đất vẫn TIẾP TỤC QUAY xung quang TRỤC của nó nên vị trí của Nguyệt tinh cầu dường như ĐI XUỐNG dưới đường CHÂN TRỜI từ (20,21,22,23) giờ. Bây giờ, Phongthuysinh có bắt kịp những gì mà Sapa nhắn nhủ trước đó chưa? Còn một điểm nữa, Phongthuysinh cũng biết đó là lúc thời gian New Moon (mùng 3,4,5) có hình dạng: màu vàng sáng của mặt trăng là ở bên tay phải; trong khi đồ biểu PTS lại cho thấy là ở bên tay trái (why) đố PTS biết tại sao? Câu này theo PTS hiểu thì chú đã lẫn lộn vòng này với vòng kia rồi thì phải . Chú hãy quan sát nguyệt cầu thêm vài tháng nửa xem có đúng là vị trí của nó di chuyển không. PTS sẽ đọc bày chú viết cho bác Hà Uyên và sẽ có ý kiến sau PTS Có lẽ Phongthuysinh đã hiểu và không cần yêu cầu Sapa hãy quan sát nguyệt cầu thêm vài tháng nửa chứ nhỉ!? Và chẳng những thế, PTS cũng được mà, phải không. Sapa
-
Chào bạn, Phongthuysinh Phongthuysinh có biết Ý mà Sapa muốn diễn đạt là như thế nào mà bảo rằng hình trên không diễn đạt được đúng ý (PTS hay là Sapa?) Phongthuysinh hãy nhìn xem tấm hình này: dù rằng cái chuyện tròn khuyết ngang hong không phải là chủ đề tranh luận; chỉ là tiểu tiết! Có lẽ Phongthuysinh đọc vội không cảm nhận được hết những gì Sapa đã viết: hoặc Sapa đã ước chừng Phongthuysinh dễ dàng nhận ra lại là sai ư!? Sapa
-
Chào bạn, Phongthuysinh Đúng vậy, chính xác là 5.145 độ Tuy thiếu chi tiê't nhưng có thể chấp nhận. Vâng, Sapa cũng tạm chấp nhận đó mà. Cái này thì rõ ràng là lấy quít trộn cam, cốc làm hột vịt muối rồi đó. Nhị Địa Sinh có ghi lộn ngày 18 ra là 16 nhưng sự quan sát cho thấy vẫn đúng như Sapa đã trình bày. Nếu như Phhongthuysinh có thể trực tiếp quan sát thì mới RÕ được nguồn cơn chứ như không thì vị trí và tượng quẻ trong "Tham Đồng Khế" sẽ không được ghi nhận ĐÚNG như vậy. Phải coi quan sát kiểm chứng như thế nào mới được Đúng thế, Phongthuysinh hãy quan sát kiểm chứng như thế nào cái đã ... Sapa đã có viết một bài giải thích với anh Hà Uyên, mong rằng Phongthuysinh không còn lẫn lộn cái Ý mà Sapa muốn nói đến. Hình này chỉ giống như ta thấy dấu vết mặt Trời, mặt Trăng di chuyển Đông sang Tây (có lên có xuống) nên hình của Phongthuysinh được tính bằng DEGREE nhưng thực tế thì mặt TRỜI thì đứng yên chỉ có trái ĐẤT quay xung quanh nó để có ảnh tượng mặt Trời di chuyển và PTS cũng nên quan sát qua hình ảnh gợi ý mà Sapa đã trình bày để nhìn thấy từ góc cạnh khác (khi cả 2 ĐỊA cầu và NGUYỆT cầu cùng quay). Hy vọng những nhận xét trên của Phongthuysinh là do chưa rõ Ý mà Sapa đã giải thích tường tận với anh Hà Uyên nay đã thay đổi. Tại vì quả ĐẤT có quay quanh trục của nó (là 1 ngày) và Nguyệt cầu thì lại quay quanh trái ĐẤT (29~30 ngày) nên Phongthuysinh chỉ cần nắm vững điều căn bản đó thì sẽ RÕ không cần đến 3 vòng (3 tháng) cũng nhận ra được những gì ghi tải trong "Tham Đồng Khế." Xem ra, chỉ là những điều chưa rõ ý tứ của nhau và hình như Phongthuysinh cũng chưa có dịp trình bày về Mậu Kỷ, Nhâm Quý nữa đó nha. Nếu như được thì Phongthuysinh cứ việc trình bày luôn thể nhé! Ý Sapa thì trước sau vẫn chưa có gì phải thay đổi. Sapa
-
Chào bạn, Phongthuysinh Phongthuysinh thấy miễn cưỡng ở phần nào cứ việc đề lên để tham khảo nhé và Sapa cũng mong đến ngày mai để xem PTS trình bày. Sapa
-
Chào anh, Hà Uyên Thật ra, những gì anh nói về Âm tiêu Dương tức, thịnh suy Âm Dương cũng không ngoài ý Sapa nói về tượng vạch Dương lấn vạch Âm của Chấn-Đoài v.v... Hôm qua gấp về nên viết gọn lẹ nên chưa tỉ mỉ trưng dẫn bằng họa đồ nên hôm nay bù lại. Anh xem: (Âm tiêu Dương trưởng, Dương tiêu Âm trưởng) có phải Chấn-Đoài có cái tượng vạch Dương lấn vạch Âm đến Càn thì Dương cực hay không? Vận hành của mặt Trăng nếu phải dùng BÁT QUÁI để miêu tả thịnh suy, tiêu trưởng của Âm Dương thì không ngoài (Chấn, Đoài, Càn, Tốn, Cấn, Khôn) tiếp nối vòng quay định hạn cho một THÁNG cũng như 64 QUẺ Dịch thì cũng chỉ có 12 Quẻ (Phục, Lâm, Thái, Đ.Tráng, Quải, Càn, Cấu, Độn, Bĩ, Quan, Bác, Khôn) nối tiếp định hạn cho một NĂM. Hình tượng này không thể nào dùng 2 QUÁI: Ly-Khảm hoặc những QUẺ có nội/ngoại là Khảm hay Ly được; do đó, Sapa mới viết tiếp: chứ như dùng Khảm hoặc Ly thì khó minh họa đặng. Không biết viết đến đây, anh Hà Uyên có còn chút nào băn khoăn chăng? Khi anh nói đến phương vị Đông Bắc là từ góc nhìn của một người đứng trên quả đất bằng, mắt dõi Tứ Phương theo Tám Hướng như sau: để khi "Khôn ẤT tam thập nhật (ngày 30) , đông bắc tang kỳ bằng " là khi Âm khí chuyển về (đường chấm-gạch màu vàng nâu) Đông Bắc, gặp Dương khí mà sinh Chấn phải không? Nếu vậy, cho phép được không cùng quan điểm với anh ở điểm đấy. Vì rằng, trong Dịch không nói đến chuyện Âm khí gặp Dương khí vì thực tế đó là: Âm Dương chỉ thị NHẤT Khí mà thôi. Dịch có quy luật: Cực tắc phản hay là "Âm cực Dương sinh" nên ta có thể ghi nhận đêm 30 "Hối" tối đen như mực là Âm đến cùng cực để Nhất Dương sinh là "Sóc" của "Mồng một lưỡi trai" đến "Mồng hai lá lúa" rồi "Mồng ba câu liêm" tượng quẻ CHẤN ở hướng Tây. Cho nên, khi Phongthuysinh tóm lược: mùng 28 - 2 nguyệt tượng của quẻ khôn nạp ất là sái với thực tế! Vì sao, quẻ Khôn tượng cho (Hối Nguyệt) không còn ánh sáng thì mới là KHÔNG THẤY qua câu đồng dao "Ba mươi không trăng" chứ như mồng một mà cũng không thấy nốt (mùng 28 - 2, quẻ Khôn) thì có đâu cái câu đồng dao: "Mồng một lưỡi trai"? Thực tế, quan sát Nguyệt tượng đã cho ta thấy từ ngay lúc mồng Một thì Trăng có thể nhìn thấy từ phương Tây tượng quẻ Chấn rồi vậy. Nói trở lại, hình phương vị tứ phương ở trên cùng với "Tham Đồng Khế" chỉ thị về quẻ tượng mặt Trăng cho thấy đường ngoằn ngoèo hình chữ "S" là từ mùng 3 - 30 rồi sau đó có phải (đường chấm-gạch màu vàng nâu) là đường đi nước bước còn lại ĐỜI của NGUYỆT trước khi trở lại mùng 3 tiếp tục ca bài Trăng tròn Trăng khuyết mãi ngàn năm? Tuy nhiên, Sapa ghi chú thêm trong tấm hình này về phương hướng, vị và trục trái đất để chúng ta thêm tỏ tường: Nhìn theo trục trái đất, North (bắc) (gạch liền màu trắng) - South (nam) (gạch nối màu trắng) và (E) với (W) là điều hiển nhiên SO RA với đường Nguyệt Đạo (quỷ đạo của Nguyệt cầu quanh trái đất) thì hướng Đông, Tây không thay đổi mà Nam, Bắc thì nằm ở phương vị như đã ghi chú. Do đó, khi anh Hà Uyên cũng như "Tham Đồng Khế" khi nói đến phương hướng Đông Bắc là hướng nào theo trục trái đất hay mặt phẳng của đường Nguyệt Đạo? Chứ như theo trục mặt phẳng đường Nguyệt Đạo thì tấm hình này là khi Nguyệt cầu đã đi gần hết chu kỳ một tháng và đang ở phương vị gần-sang/ở : Đông Bắc. "đông bắc tang kỳ bằng " vì tang, một âm là táng (mất) ánh sáng so với lúc ở "tây nam Canh phương nạp Chấn đắc bằng" sinh quang là trùng khớp với cổ thư. Chỉ có điều, nếu như không minh họa rõ ràng mà chỉ cô đặc súc tích trong văn bản cổ xưa thì chịu NÓI SAO NGHE VẬY, VIẾT SAO Y VẬY vui lòng kệ ai. Đã nói qua về Âm khí, Dương khí gặp nhau hay là Âm cực Dương sinh và ngược lại thì cái chuyện Càn Khôn giao nhau, lần thứ nhất được Chấn-Tốn, thứ nhì Khảm-Ly và lần ba được Cấn-Đoài đã được dùng như thế nào để anh lý giải Càn Khôn giao nhau khi nào để sinh Khảm-Ly ra sao vậy, anh Hà Uyên? Nếu như để lý giải cho Đoài-Cấn, Chấn-Tốn bằng cách đó thì tạm thông qua rồi lý giải sao cho ổn về Ly-Khảm trong khi Ly-Khảm còn được xem như là: Khảm (Nguyệt tinh) và Ly (Nhật tinh)? Vì rằng, lần giao nhau thứ 2 này mới có Nhật Nguyệt mới có mặt Trời mặt Trăng thì lần giao nhau thứ nhất ánh sáng nào lấy đâu ra để có tượng quẻ Chấn (trăng sáng mồng 3) phải không anh, Hà Uyên? Hy vọng, tới đây thì ít nhiều gì anh cũng không còn băn khoăn mấy. Cám ơn anh đã đọc những điều giải thích ở trên. Chúc anh khỏe, Sapa
-
(tiếp theo) Quả nhiên, cổ nhân viết chỉ vừa đủ nhưng lại không cạn lời thành ra hậu nhân chúng ta nếu không quan sát kiểm chứng lại thì khó định được thực hư hoặc đi xa hơn là chế tác cải biên v.v… Cũng đúng, vì là Chấn-Đoài có cái tượng vạch Dương lấn vạch Âm đến Càn thì Dương cực chứ như dùng Khảm hoặc Ly thì khó minh họa đặng; thứ đến, trăng từ HỐI qua SÓC đến VỌNG cũng như là đi từ đêm đen sang sáng nên ta phải quan sát vào buổi chiều tối (PM) mới chạng vạng (thuộc ÂM) nhưng đồng thời những quẻ Chấn-Đoài-Càn cho thấy: Chấn – thuộc hệ tứ tượng THIẾU DƯƠNG Đoài-Càn – thuộc hệ tứ tượng THÁI DƯƠNG (tương ứng với âm tiêu dương trưởng.) và lấy thời gian quan sát phải là ÂM (chạng vạng tối) thì đó có thể liệt vô quy luật “Dương trung hữu Âm căn – Âm trung hữu Dương căn mà ta sẽ thấy tiếp theo: Đem ngày 30 ra để chỉ định đêm không trăng cho tương xứng với quẻ Khôn chứ thực ra ngày 28 trở đi đã khó có dịp nhìn thấy trăng nữa rồi và lại rất đúng với sự ghi chú ở trên trong “Tham Đồng Khế” nếu kèm theo khía cạnh quan sát lúc (AM) gần sáng (thuộc DƯƠNG.) Vì là Tốn-Cấn có cái tượng vạch Âm lấn vạch Dương đến Khôn thì Âm cực chứ như dùng Khảm hoặc Ly thì khó minh họa đặng và đồng thời những quẻ Tốn-Cấn-Khôn cho thấy: Tốn – thuộc hệ tứ tượng THIẾU ÂM Cấn-Khôn – thuộc hệ tứ tượng THÁI ÂM (tương ứng với dương tiêu âm trưởng) và lấy thời gian quan sát phải là DƯƠNG (gần sáng) thì đó có thể liệt vô quy luật “ Âm trung hữu Dương căn - Dương trung hữu Âm căn Do đó, lấy (*) phương Tây thuộc hành Kim để gia trị số cho Canh (Dương), Tân (Âm) ứng với Chấn (quái Dương) và Tốn (quái Âm) (*) phương Nam thuộc hành Hỏa để gia trị số cho Bính (Dương), Đinh (Âm) ứng với Cấn (quái Dương) và Tốn (quái Âm) và (*) phương Đông thuộc hành Mộc để gia trị số cho Giáp (Dương), Ất (Âm) ứng với Càn (quái Dương) và Khôn (quái Âm) là có cơ sở cho thuyết nạp giáp giải thích theo nguyệt tượng một cách nhất quán vậy! Thử duyệt lại và sắp xếp theo trình tự thiên can và bát quái ra sao nhé: 01. Giáp – Càn 02. Ất – Khôn 03. Bính – Cấn 04. Đinh – Đoài 05. Mậu 06. Kỷ 07. Canh – Chấn 08. Tân – Tốn 09. Nhâm 10. Quý Như vậy, còn Mậu Kỷ Nhâm Quý phải giải quyết sau đây? Có phải: Còn khảm nạp mậu, ly nạp kỷ vì được cho là vị trí của nhật nguyệt nghe bùi tai không? Rõ là theo Nguyệt tượng thì chỉ nhìn thấy trăng ở 3 vị trí: Tây, Đông và Nam tương ứng với 3 hành Kim, Mộc và Hỏa không có gì phải ngần ngại để tiếp nhận sự lý giải đó và cái còn lại là Trung cung hành Thổ cùng Bắc phương hành Thủy cần có sự giải quyết hợp lý. Như ta biết, Tượng của 2 Quái: Ly, Khảm là không thể dùng để minh họa Nguyệt tượng rồi vì vạch Dương nằm giữa trong Khôn thuần Âm là (Khảm) thuộc Dương quái và vạch Âm nằm giữa trong Càn thuần Dương là (Ly) thuộc Âm quái có phải không. Như thế, chỉ còn 2 quái Ly, Khảm mà có đến 4 Thiên can dự tuyển thì giao: Mậu-Nhâm với quái (Khảm) và Kỷ-Quý với quái (Ly) cho rồi chóng xong việc. Như ta biết, Khảm Ly có khi được ví với Nhật Nguyệt là điều hợp lý nhưng để phối với Mậu, Kỷ có xứng không? Cho nên, Sapa mới vạch ra đồ họa phân chia Thiên Can Âm, Thiên Can Dương thì ta thấy hướng đi như sau: nếu như được phân phối Mậu - Khảm và đường đi chấm chấm màu đỏ cho Nhâm để hoàn tất đóng kín như quỷ đạo của mặt trăng. Như không thì sẽ HỞ và đường Cấn-Chấn sẽ bị ĐỒ LẠI khi ta cho Mậu-Nhâm cùng là quái (Khảm) theo dự tính ở trên. Do đó, trong"Tham Đồng Khế" có ý "hai quẻ Càn Khôn có nghĩa là đầu đuôi âm dương tiêu trưởng, cho nên lại lấy Giáp Ất phối Nhâm Quý ở phương Bắc. Ở phương Bắc không có ánh trăng, biểu thị Càn tiêu Khôn tàng." Vì nhìn ở hướng Bắc không thấy trăng nên cổ nhân cho là hướng đó không có chứ thực ra chúng ta đều biết lúc không trăng thì nguyệt cầu đang ở đâu mà phải không? Đây, nguyệt cầu đang bay (ngược chiều kim đồng hồ): và lúc nguyệt cầu không còn phản ảnh ánh sáng của Thái Dương: Hơn nữa, chúng ta hãy xem cái đồ hình này: sẽ thấy sự sắp xếp phối: Mậu - Khảm, Nhâm - Càn để đóng kín vòng tuần hoàn quỷ đạo đã minh họa được rõ nét luật: Tổn hữu Dư, Bổ bất Túc bù đắp cho nhau và trong Đạo gia có công thức "chiết Khảm điền Ly" thì chỉ có phân phối như vậy mới phù hợp tương thích. Phongthuysinh và quý vị thấy thế nào? Không cho là đúng chỉ là gắng lý giải thực hư của thuyết này như chủ đề đã mong đợi. Sapa
-
Chào bạn, Phongthuysinh Tạm gát Nhâm, Quý, Mậu và Kỷ để tìm hiểu xem thuyết Nguyệt thể nạp giáp là có chứng cứ khả tín hay không thông qua Lục Quái và Lục Thiên Can nhé! Khi mới bắt đầu, bạn cho thông tin như sau: nên khó hiểu mà ngờ vực đến "Tham Đồng Khế." Kế đến, bạn Nhị Địa Sinh trích dẫn xác định: thì rõ ràng là cũng nói chỉ có Lục Quái nhưng bây giờ lại nói gì thêm bốn phương và thêm nhiều thông tin hơn trong những đoạn sau đó. Như vậy, trên thực tế thì 6 ngày (3,8,15,16,23,30) của tuần trăng được thu thập làm trọng điểm và 2 Thiên Can Nhâm Quý được phối với Càn, Khôn lấy lý "Ở phương Bắc không có ánh trăng, biểu thị Càn tiêu Khôn tàng." Gút mở là ở câu đó, mặc dù sau khi quan sát tìm hiểu thì câu đó không chuẩn nhưng nó đã gợi mở cho Sapa nhìn ra được chỗ mâu thuẫn để giải mã thực hư của thuyết Nguyệt thể nạp giáp này. Chúng ta hãy nhìn đồ hình này: so với những trích dẫn màu đỏ của Nhị Địa Sinh thì từ Càn (ngày 15) qua Tốn (ngày 16) là 180 độ; có nghĩa là trăng được nhìn thấy đó như có phép mầu NHẢY một cái ĐẰNG VÂN từ Đông sang Tây chỉ nội trong một ngày ư!? Khi tìm hiểu về quỷ đạo của mặt trăng vòng quanh trái đất thì chuyện đó hơi hài nên chúng ta thử xem quỷ đạo của mặt trăng ra sao cái đã: thì rõ là quỷ đạo đó có độ nghiêng so với quỷ đạo của trái đất quay (ngược chiều kim đồng hồ) xung quanh mặt trời, phải không? Chẳng những thế, ta còn thấy một điểm quan trọng khác khi ZOOM IN: là ánh sáng phản chiếu của mặt trời lên nguyệt cầu tạo nên ánh trăng vào ban đêm trong phạm vi từ Tây sang Đông theo quỷ đạo của mặt trăng (ngược chiều kim đồng hồ) quanh trái đất. Thứ đến, rõ là với độ nghiêng ấy so với trục Bắc (thượng) Nam (hạ) của địa cầu thì có lúc nó xem ra ở vị trí phương Nam chứ thực tế là nằm ngang nhếch lên một chút. Đến khi mặt trăng di chuyển giữa mặt trời và trái đất thì nó nhếch xuống là khác. Do đó, nhếch lên là cao phía trên thuộc trục Bắc và lúc nhếch xuống là thấp phía dưới thuộc trục Nam (là lúc KHÔNG TRĂNG, HỐI) chứ nào phải: "Ở phương Bắc không có ánh trăng, biểu thị Càn tiêu Khôn tàng" phải không? Bây giờ, ta nhìn lại đồ hình nạp giáp ở trên và phần lý giải mà Sapa đã phân tích hôm qua thì sẽ dễ dàng thấy các ngày (3,8,15) phải quan sát lúc chạng vạng tối (PM) và các ngày (16,23,30) ở lúc gần sáng (AM) thì những trích dẫn của Nhị Địa Sinh trong "Tham Đồng Khế" mới là CHÍNH XÁC. Chứ như không, thì sự quan sát cùng một thời gian hằng đêm sẽ không có giống như cổ thư đã miêu tả. (còn tiếp) Sapa
-
Chào bạn, Đào Hoa Có phải Đào Hoa đồng lý giải với Linh Nhi chăng? Hay là bạn cần bổ túc gì thêm trước khi chúng ta đi sâu vào Lục Thập Hoa Giáp hợp-phá v.v... Sapa
-
Chào bạn, Nhị Địa Sinh, Cám ơn bạn đã trích dẫn để giúp làm sáng tỏ thực hư của thuyết "Nguyệt Thể Nạp Giáp" này do Phongthuysinh đề lên. Đại để là vậy, ngày mai Sapa sẽ có câu trả lời cho Phongthuysinh: Sapa
-
Chào bạn, VinhL Bạn có thấy tấm hình: (Trống đồng Đặc Giáo) có ngôi sao 10 cánh này không? (Có người Việt nào sau này muốn vin vào trống đồng để dùng đồ hình: Thiên Can HỢP-PHÁ Đồ thì nhớ credit cho vị người Hán trao tặng lại là được) Giáp-Kỷ 180 độ như chung một đường thẳng có 2 đầu tạo thành quy luật: THIÊN CAN HỢP. Các con số cũng tạo nên các "cặp-số" (tương ứng) nếu như muốn chuyển tải sang ý niệm phối với Hà Đồ. Còn muốn nhìn theo quy luật THIÊN CAN PHÁ thì có 2 ngôi sao biểu trưng cho Thiên Can DƯƠNG và Thiên Can ÂM: ... như vậy, VinhL có thấy hợp lý và nhất quán không? Giải thích của VinhL còn chỗ chưa suốt, cần sự thảo luận. Ngày mai chúng ta tiếp tục nhé. Sapa
-
Chào bạn, Đào Hoa Truyền thuyết về Long Mã ở sông Mạnh, có chỗ nói là Hoàng Hà v.v... mang trên lưng tấm Hà Đồ mà trong Kinh Dịch có câu: "Hà xuất Đồ, Lạc xuất Thư - thánh nhân tác chi" thì muôn màu muôn vẽ không có gì lạ đâu Đào Hoa. Còn nếu như Đào Hoa định vin vào sự uốn khúc (meander) của dòng sông để thách đố hoặc biện minh cho lối vẽ "meander diagram" mà Đào Hoa vay mượn ở đâu thì Sapa đây cũng biết nguồn đó bạn. Có một số đồ hình mà Đào Hoa đưa lên mà không credit xuất xứ nhưng đó là chuyện khác; cái mà Sapa muốn thảo luận ở đây chỉ là trên cách suy lý của Đào Hoa có nhất quán hay không mà thôi! Nếu như muốn, Sapa sẽ đề cung "meander diagram" nguyên thủy đã không có con số 5 ở giữa mà Đào Hoa đã nhét vào cho phù hợp với Hà Đồ và nhất là: dòng sông uốn khúc nó mãi là sự uốn khúc như vầy: (Vũ điệu sông Vàm Cỏ) chứ không phải đá chéo lên lại vào trung cung cho ra con số "10" như trong đồ hình (Hình I.) của Đào Hoa, có phải không? Đào Hoa biết được bao nhiêu về "Âm Dương Lịch", nếu có thể được cứ việc trình bày và Sapa sẽ hầu tiếp với bạn bằng 10 ngón tay nhé. Phong Thủy Lạc Việt xem ra là do anh Thiên Sứ hoán vị Tốn-Khôn, nhưng đó cũng đã gây nên nhiều tranh luận nên chúng ta không cần thiết nhúng tay vào mà chúng ta chỉ nên bàn luận về vấn đề của Đào Hoa thôi. Hình như, Đào Hoa chưa có bắt đầu thảo luận về những sơ hở trong đồ hình của Đào Hoa; nếu như có thể được, chúng ta hãy bắt đầu nhé. Sapa
-
Chào bạn, Phongthuysinh Server đó đang có vấn đề, nếu như muốn coi ngay thì cho Sapa email qua account của diễn đàn rồi Sapa gửi thẳng cho xem, có chịu không? Sapa
-
Chào bạn, Phongthuysinh Phongthuysinh không thấy đồ hình à!? Có lẽ website đó trục trặc hay chậm nên không thể thấy liền khi mà có thể phải đợi một chút chăng? Sapa mới thấy nó hiện lên đây mà. Sapa
-
Chào bạn, Phongthuysinh Phongthuysinh nói không sai. Họa đồ của Đào Hoa vẫn còn nhiều chổ có thể bị vấn nạn về tính chất nhất quán. Thử nhìn xem: Trước tiên, để lần về Hà Đồ thì Đào Hoa gắng vẽ ra Hình I. theo kiểu: 123 654 789 với đường chấm-gạch màu vàng giống như hình chữ S ngược. Nói về lối viết của người Hán thì từ trên tới xuống dưới, rồi phải sang trái; người Việt thì viết từ trái sang phải đi ngang rồi xuống hàng nên kiểu sắp xếp của Đào Hoa là không biết dựa trên chứng cứ vật thể nào hay là anh ta tự suy nghĩ?? Do đó, để viết con số "10" thì anh ta phải thảy nó vô nằm chung với con số "5" mà không một lời giải thích. Chẳng những thế, Đào Hoa còn xác quyết rằng: "Đây là nguồn gốc của Lạc Thư. Như tại hạ đã nói khi xưa, Lạc Thư là con cháu của Lưỡng Nghi. Nó sẽ giúp anh bổ sung bài viết về nguồn gốc của con cháu Lạc Việt trong thời cổ đá, trước thời Lạc Thư và Hà Đồ" Nếu như khoảng 3000 năm trước Công Nguyên mà người Ai Cập cổ đã dùng ký hiệu: | - là 1 đơn vị, và ^ - là 10 đơn vị và họ đã có lối viết từ phải sang trái cho con số 32 như sau: ||^^^ thì người Việt cổ đã viết, đếm ra sao? Trong khi Hà Đồ chỉ là những chấm đen, trắng (tượng) như ngày nay ta được biết đến: mà Đào Hoa bảo rằng những con số anh ta sắp xếp như Hình I. là nguồn gốc của Lạc Thư là trong thời cổ đá, trước thời Lạc Thư và Hà Đồ?? Kế đến hệ thống số hoặc thập phân của người Việt cổ có hay không và nó như thế nào? Hay nó chỉ có từ 0-9 mà 0 thì là "0" không giá trị, minh họa cho "không có" (nothing) nên thực chất chỉ có 1-9 và hết 9 thì lập lại (1-9) như hình chấm-gạch màu xanh lá cây trong Hình I. đề kiến? Thế rồi, quy luật nào lại đi hoán vị con số "2" và "8" như Hình II. để cho thấy đường chấm-gạch màu vàng giống như hình chữ S ngược bị đứt khoảng chỉ còn tồn tại được hình chữ S ngược từ con số "3" đến "7"? Đào Hoa tự biên ra quy luật này hay chỉ vì để minh họa Lạc Thư mà làm vậy? Đó cũng có thể là một vấn nạn cho bạn ấy! Vì rằng: Lạc Thư có tổng số (dọc/chéo/ngang) là "15" trong khi đồ hình của Đào Hoa (không tính con số "10"): 123 >>> 183 654 >>> 654 789 >>> 729 lại không có tổng số như Lạc Thư. Phongthuysinh hẳn thấy điều đó, phải không? Phân tích thêm: để có dạng Lưỡng Nghi, bạn Đào Hoa đi từ 1 đến 5 bằng dãy số (1.8.3.4.5) và từ 10 đến 9 bằng dãy số (10.6.7.2.9) sau khi cho 10 thiên can tương ứng với từ con số "1" đến "10"; ta có: (1.8.3.4.5) = (Giáp . Tân . Bính . Đinh . Mậu) + (10.6.7.2.9) = (Quý . Kỷ . Canh . Ất . Nhâm) so với ai đó muốn có dạng Lưỡng Nghi: (1.6.7.2.5) và (10.8.3.4.9) hoặc (7.6.1.8.5) và (10.2.9.4.3) v.v... tùy ý. Đâu phải, tùy theo sở ý của bạn Đào Hoa thì Lạc Thư lại khác ra điều gì. Tiếp theo, Hình III. là Sapa phỏng theo ý đồ của Đào Hoa để vạch ra dạng Lưỡng Nghi cho các can Dương: (Canh-7.Giáp-1.Mậu-5) và (Mậu-5.Nhâm-9.Bính-3) nhưng rồi vẫn như tấm hình lúc trước (Hình IV.) về Thiên Can PHÁ cho các can Âm - phải giải quyết ra sao cho Bính-3 PHÁ Canh-7 (Hình III.) bằng: a) đường chấm-gạch màu vàng, hay :( đường chấm-gạch màu xanh lá cây ?? Nên rõ: Đào Hoa tự xác quyết rằng "Nếu con cháu đời sau đọc kỷ, con cháu sẽ thấy những chữ như "hợp" và "phá". Tổ tiên Lạc Việt đâu có ghi "ngũ hành tương sinh" hay "ngũ hành tương khắc" Do đó, chỉ có một cách duy nhất là đường đi của: Canh-7 gặp Giáp-1 là Canh PHÁ Giáp Giáp-1 gặp Mậu-5 là Giáp PHÁ Mậu Mậu-5 gặp Nhâm-9 là Mậu PHÁ Nhâm Nhâm-9 gặp Bính-3 là Nhâm PHÁ Bính tạo thành quy luật vậy. Thế nhưng, để Bính-3 gặp Canh-7 (Hình III.) thì đi theo: a) đường chấm-gạch màu vàng Bính-3 sẽ gặp Giáp-1 nên Bính sẽ PHÁ Giáp theo quy luật hay sao? a) đường chấm-gạch màu xanh lá cây Bính-3 sẽ gặp Mậu-5 nên Bính sẽ PHÁ Mậu theo quy luật hay sao? Chẳng những thế, đi theo đường chấm-gạch màu vàng sẽ phá vỡ dạng Lưỡng Nghi hoặc phải nối kết Lưỡng Nghi nếu đi theo đường chấm-gạch màu xanh lá cây. Hình IV. cho các can Âm cũng đồng lý lẽ này vậy. Tóm lại, họa đồ của bạn Đào Hoa còn quá nhiều điểm mở cho vấn nạn, phải không Phongthuysinh? Đồ hình đây: Rảnh, Sapa sẽ giải thích thêm về Golden Ratio (tỷ lệ vàng) của Nhị-Ngũ! 2 ngôi sao: 1 màu hồng, 1 màu đen. Trong Hà Đồ, ta biết có 5 nhóm cặp-số biểu hiện là những chấm trắng đen tổng cộng là 55 chấm. Số 55 là 2 con số "ngũ" còn gọi là "nhị-ngũ". Trùng hợp chăng, đó là 5 ÂM Thiên can và 5 DƯƠNG Thiên can mà Phongthuysinh nhìn thấy đó ở trên đồ hình. Thiên Can HỢP-PHÁ Đồ ở trên không nói gì về HÓA và không dụng đến Ngũ Hành hay Hà Đồ hoặc Lạc Thư thể theo tiêu chuẩn của bạn Đào Hoa đó mà! Vì để hợp HÓA là HÓA ra Hành nào đó và như vậy thì phải dùng đến Ngũ Hành điều kiện rồi. Phongthuysinh thấy thế nào? Sapa
-
Chào bạn, VinhL Vòng số: 61834927 là do VinhL dùng nó trước mà và VinhL có thể xem một số chi tiết ở đây về cái gọi là Lạc Thư là như thế nào: http://e-cadao.com/Vanminhco/chudichvakinhdich.htm Hà Đồ thì có 5 nhóm cặp-số vị chi là 10 con số nếu tương phối với Thập Can thì vừa đủ nên Cửu Cung phải có 5/10 ở trung cung. Còn như xét 5/10 là cặp số biểu thị cho hành Thổ thì người ta bỏ 10 cho đủ Cửu cung chi số vậy thôi. Sapa
-
Chào bạn, Đào Hoa Dẫu có phải đi công tác xa hay không tiện vào đây thì hy vọng bạn cũng có lần ghé ngang để đọc những lời này. Theo như Sapa đã có viết là: "Nếu không đúng ý anh thì anh lên tiếng đính chính nhé, anh Thiên Sứ." Anh Thiên Sứ cũng không lên tiếng nên không rõ Đào Hoa xin lỗi cho ai vì hai chữ "cô đặc" là do Sapa viết mà, phải không? Hy vọng chúng ta không có điều gì lầm lẫn hay hiểu lầm gì nhau đấy chứ, Đào Hoa? Trước tiên, với ý đồ muốn vẽ hình chữ "S" ngược nên Đào Hoa mới vẽ hình ở trên khi chưa hoán vị "2" và "8" theo thứ tự từ "1" đến "9" như sau: [1][2][3] [6][5][4] [7][8][9] nhưng ngặt một cái, tới "9" thì phải "đá" chéo 45 độ "tả thượng" cho số "10" vào trung cung. [1][2][3] [6][5:10][4] [7][8][9] Kế đến do nguyên nhân tu sửa cho giông giống Cửu cung Lạc Thư mà Đào Hoa lại đi hoán vị "2" và "8" như sau: [1][8][3] [6][5:10][4] [7][2][9] nhưng trên thực tế thì chỉ có cái bên ngoài, vòng ngoài có những con số tuần tự như Lạc Thư mà thôi. Một điều khác, Lạc Thư thì có tổng số khi cộng (chéo, ngang, dọc) là 15; trong khi đồ hình do Đào Hoa vẽ ra lại không đạt được tiêu chuẩn ấy, thì khó mà công bố đó: "là nguồn gốc của Lạc Thư, là tấm hình của Lạc Thư" Mong Đào Hoa xét lại khi nào rãnh hoặc có dịp trở lại đây thì chúng ta sẽ thảo luận sâu hơn nhé. Hôm qua khi viết rằng: Quả nhiên, 2 tấm hình trên của Đào Hoa vẽ ra còn nhiều điều chưa thông! Phải chi Đào Hoa không bận đi công tác thì Sapa sẽ góp ý vì ý tưởng đột phá đó khá hay nhưng còn thiếu chút đỉnh. Khi Đào Hoa nói đến Lạc Thư Hoa Giáp là nói đến ngũ hành nạp âm của 2 hành Thủy và Hỏa đã hoán đổi phải không? Nếu như không phải dùng ngũ hành để biện minh cho tại sao Canh Tý phá Giáp Thìn thì Đào Hoa cũng sẽ khó mà chu toàn không lộ sơ hở. Chúc bạn đi công tác sớm hoàn thành và trở lại để chúng ta có dịp đàm luận tiếp tục. Sapa Hôm nay khá bận rộn, chỉ kịp viết đôi lời cho bạn Đào Hoa. Ngày mai sẽ góp ý với bạn VinhL nhé. Sapa
-
Chào bạn, DaoHoa Thiết nghĩ, anh Thiên Sứ không có đánh lộn mà là quá cô đặc thành ra DaoHoa mới nghĩ vậy. Anh Thiên Sứ viết: Giáp hợp Kỷ phá Ất xung Canh có nghĩa là: GIÁP hợp Kỷ GIÁP phá Ất GIÁP xung Canh Nếu không đúng ý anh thì anh lên tiếng đính chính nhé, anh Thiên Sứ. Đào Hoa còn chưa xong đó nghen: Ất phá Kỷ Kỷ phá Quý Quý phá Đinh Đinh phá Tân Tân phá Ất mà như vậy thì đâu còn hình chữ S của lưỡng nghi nữa. Chẳng những thế, Đào Hoa dựa vào đâu để cho Quý nằm giữa và Ất, Kỷ, Tân, Đinh nằm ở 4 hướng như thế kia? Thực ra, không gia ngũ hành vào các Thiên Can ấy thì đặt để Quý, Ất, Kỷ, Tân, Đinh ở đâu mà chẳng được miễn sao theo trình tự như trên thôi, phải không Đào Hoa! Với đồ hình ở trên, e rằng Đào Hoa khó mà giải thích hết sự "hợp" và "phá" trong thập can một cách mỹ mãn. Khi nào rãnh và có vẽ xong thì đăng lên rồi Sapa cũng sẽ đăng lên đồ hình Thiên Can Hợp Phá để chia sẽ và học hỏi nhé. Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Anh Sapa ah: Bính phá Canh - Hỏa khắc Kim - .....Thiên Can ở Tiên Thiên. Giáp sinh Bính - Mộc sinh Hỏa - ......Thiên can ở tiên thiên. Giáp hợp kỷ phá Ất xung Canh....Thiên Can ở Hậu thiên nên phối với số Hà Đồ. Có vậy thôi. Tôi không tranh luận phần ứng dụng. Khi anh nói: Thiên Can ở Tiên Thiên hoặc Thiên Can ở Hậu Thiên là anh muốn lý giải nó ra sao? Khi thì: Thiên Can ở Hậu thiên nên phối với số Hà Đồ ... Khi thì: Thiên Can ở Tiên thiên nên Giáp là Mộc, Bính là Hỏa v.v... Vì ngay cả cái gọi là Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì anh đã dựa vào đâu để gán đặt và xử dụng theo kiểu sinh / khắc? Ví dụ: ở Hà Đồ, vốn dĩ chỉ là 5 nhóm (trắng-đen) với 1 nhóm (5-10) ở trung tâm còn lại nằm ở 4 hướng chính (1-6), (3-8), (2-7), (4-9). Anh đã dựa vào 4 hướng chính này và trung tâm để định ngũ hành theo sách vở (của người Trung Hoa ư hay là người Lạc Việt)? Điều này, ta sẽ không đi vào thảo luận ở đây nhưng cái mà anh cho là: Giáp = Mộc, Bính = Hỏa v.v... sẽ tương ứng với số Hà Đồ thế nào khi anh bảo Thiên Can ở Hậu thiên nên phối với số Hà Đồ nhé. Trên Hà Đồ cửu cung, anh cho: (6-1) Âm-Dương THỦY (8-3) Âm-Dương MỘC (2-7) Âm-Dương HỎA (4-9) Âm-Dương KIM (10-5) Âm-Dương THỔ rồi quay sang Thiên Can: Giáp: D.Mộc (1) - Kỷ: Â.Thổ (6) Ất: Â.Mộc (2) - Canh: D.Kim (7) Bính: D.Hỏa (3) - Tân: Â.Kim (8) Đinh: Â.Hỏa (4) - Nhâm: D.Thủy (9) Mậu: D.Thổ (5) - Quý: Â.Thủy (10) thì khó mà nhìn ra độ số ngũ hành của Hà Đồ có tương ưng gì với "ngũ hành" của Thiên Can. Anh Thiên Sứ có thể nói rõ hơn không? Cám ơn. Sapa