sapa

Hội viên
  • Số nội dung

    253
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by sapa

  1. Chào anh, Thiên Sứ ... đã minh họa Hà Đồ như thế nào? Các cặp số [1,6], [3,8], [2,7], [4,9] và [5,10] phương vị ra sao? Ngũ tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ chỗ nào từ những tấm hình đó?? Skymap thì với chức năng của nó là trình chiếu các chòm sao, tinh tượng nhưng anh đã thể hiện được sự tương quan gì giữa Hà Đồ, nội dung Ngũ Hành của nó với các tấm hình đó? Anh có thể tự tìm hiểu với trình thiên văn này. Nếu anh phát hiện ra sai thì chúng ta cũng còn phải đối chiếu. Anh có thể chỉ cho Sapa biết mình thiếu sự bình tĩnh cần thiết ở chỗ nào? Những vấn đề Sapa yêu cầu anh ở trên là mất bình tĩnh hay sao?? Vì là để cho anh làm cái công việc của anh đã từng nói: "tôi có trách nhiệm với những gì tôi đã công bố" nên anh cũng nên trình bày sự tương quan gì giữa Hà Đồ, nội dung Ngũ Hành của nó với các tấm hình đó có phải không? Chứ chẳng lẽ, anh cứ mãi viết: Một lý thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Tôi đã đáp ứng đầy đủ tiêu chí này và nhữnngg tiêu chí liên quan. Tiêu chí anh đưa ra là một thành tố trong tiêu chí này. * giải thích một cách hợp lý - như thế nào: về Ngũ Tinh và mấy tấm hình đó? * một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan - như thế nào: về Ngũ Tinh và mấy tấm hình đó tương quan với Hà Đồ? * khả năng tiên tri - như thế nào: về Ngũ Tinh và mấy tấm hình đó sẽ tiên tri điều gì? Anh đã chưa giải quyết được rồi anh lại tiếp tục tuyên bố: Tôi đã đáp ứng đầy đủ tiêu chí này và những tiêu chí liên quan. ?? Sapa
  2. Chào anh, Thiên Sứ Có lẽ phải xét lại khả năng đọc và hiểu về ngôn ngữ tiếng Việt của anh đấy, anh Thiên Sứ à! Khi anh viết những dòng chữ trên là từ bài viết được đánh số thứ tự #155, trong khi những gì Sapa đã viết và hỏi anh như sau: thì là từ bài viết được đánh số thứ tự #146. Tại sao anh cứ phải đọc mà không hiểu hay là chẳng thèm đọc rồi cứ nói vu vơ ??? Kế đến, khi anh Vuivui cũng dẫn giải từng ấy ý về sự khả tín trên như dưới đây thì anh bảo sự góp ý của anh ta đã khiến cuộc tranh luận trở nên xứng đáng hơn để rồi liệt Sapa vào hạng chỉ mang tính "Phản đối" và không có giá trị học thuật. Thật ra, chẳng qua Sapa đã làm anh khó chịu khi đã vấn nạn anh nhiều lần về sự khả tín trên nhưng anh cứ cố lờ để rồi bây giờ vẫn không có sự giải thích nào khá hơn. Nếu nói: * Căn cứ vào tài liệu của giáo sư Lê Văn Quán (Đã dẫn) thì ít nhiều gì anh cũng đã phải cám ơn Sapa hoặc chí ít không cám ơn cũng sẽ viết cho Sapa rằng: Anh sẽ kiểm tra lại với giáo sư Lê Văn Quán để có sự xác minh rõ ràng. Đằng này, anh né tránh vì lý do gì? 1. Anh dẫn chứng tài liệu của một vị giáo sư và với cái nhãn hiệu GIÁO SƯ mà nên kiểm tra làm chi cho phiền; cứ việc xử dụng thoải mái nếu như có gì bất khả tín hay chứng cứ dỏm do có ai vạch ra thì là tại ông ta thôi chứ mắc gì đến anh phải không nào? 1a. Nhưng anh có biết, ông GIÁO SƯ kia đã có thêu dệt bịa đặt ra cái tài liệu cổ này hay chăng? Anh chẳng chắc ... Mackeno 1b. Tài liệu cổ đó, anh có khả năng kiểm chứng từ chính kiến thức thiên văn của anh hay không? Anh chẳng làm và cũng chẳng tự hỏi vì sao một tài liệu liên quan đến khoa học, thiên văn học như thế mà chẳng nghe cộng đồng khoa học thế giới XÁC CHỨNG và THÔNG TIN? Anh chẳng tìm hiểu ... Mackeno Mackeno ... và rồi anh cứ xài để củng cố lập luận của anh cho thêm phần thuyết phục cũng ra chiều có tí pha học (chữ của anh) đấy chứ nhưng anh đã cho độc giả nhận xét về anh là một người viết sách và nghiên cứu thiếu nghiêm túc. 2. Anh dẫn chứng lơ mơ và còn thêm phần CHỦ QUAN để xác quyết cái điều mà ngay vị GIÁO SƯ nọ cũng đã chẳng cho biết tài liệu nọ được sưu tầm từ đâu như anh đã viết: "Tư liệu này không thấy giáo sư tác giả cho biết đã trích dẫn hoặc sưu tầm từ đâu nhưng anh vẫn lấy đó làm kết luận cho thấy xuất xứ Lạc Việt của nó. Chưa hết, anh còn dám cả gan tuyên bố: "Chính vì vậy, tôi đã chứng minh rằng: Hậu Thiên Bát quái phải liên hệ với Hà đồ. Cơ sở của phát hiên này, xuất phát từ một bản văn của Nhật Bản được giáo sư Lê Văn Quán miêu tả thì Hà Đồ chính là sự vận động có tính quy luật của ngũ tinh trong Thái Dương hệ, được miêu tả theo thuyết Âm Dương Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ liên hệ với mặt Trời và mặt Trăng." trong bài viết #2 dưới tiêu đề: Trao đổi Giữa Gs.tskh Đào Vọng Đức Với Nguyễn Vũ Tuấn Anh Giám đốc Tt NclhĐp, Lý thuyết ADNH là 1 lý thuyết KH hoàn chỉnh? Anh đã đem giáo sư Lê Văn Quán làm bia đỡ đạn à!? Tại sao anh lại phải khi viết thế này rồi lại viết khác biết đâu là sự thật hở anh Thiên Sứ? Anh đã nhồi nắn dữ kiện cho chủ thuyết của anh thêm phần cơ sở phản ảnh tiêu chí khoa học khi trao đổi với một Giáo Sư Tiến Sĩ Khoa Học, nhưng thực tế thì thiếu kiểm chứng khoa học chứng minh. Cũng LẠ là vì vị Giáo Sư Tiến Sĩ Khoa Học nọ lại chẳng có một câu chất vấn khoa học mà còn tán thành trong bài viết #3 : "Những cái anh Tuấn Anh nói tôi cũng rất nhất trí là như vậy." Chẳng lẽ những vị giáo sư, giáo sư tiến sĩ khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam là những người nói, lấy, viết, xác nhận bao điều không một chút kiểm chứng rồi cứ thế nói, lấy, viết, xác nhận tiếp nối và nối tiếp ư!? * Kiểm chứng qua trình Thiên văn Sky Map Anh đã viết từ tuvilyso.net trong mục Văn Hiến Lạc Việt: ... đã minh họa Hà Đồ như thế nào? Các cặp số [1,6], [3,8], [2,7], [4,9] và [5,10] phương vị ra sao? Ngũ tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ chỗ nào từ những tấm hình đó?? Skymap thì với chức năng của nó là trình chiếu các chòm sao, tinh tượng nhưng anh đã thể hiện được sự tương quan gì giữa Hà Đồ, nội dung Ngũ Hành của nó với các tấm hình đó? ... trước khi anh lại một lần nữa cứ mỗi một việc: như vậy, cho là, cho rằng v.v... như dưới đây: Ấy thế, anh lại khó chịu với Sapa và cho rằng Sapa chỉ mang tính "Phản đối" và không có gia trị học thuật khi vấn nạn anh về những tiêu chí trên. Sapa
  3. SỰ TÍCH TÁO QUÂN Có nhiều sự tích Táo Quân ở trong truyền thuyết người Việt, điển hình trong: Kho Tàng Truyện cổ tích Việt Nam, Việt Nam Phong Tục của Phan Kế Bính, Đất Lề Quê Thói của Nhất Thanh và nhiều thoại khác nhau nữa: http://e-cadao.com/cotich/Luabep.htm chứ chẳng phải chỉ có một. Thế thì, sự tích Táo Quân kể từ khi nào: a.) trước khi người Việt biết dùng lò bếp để nấu ăn là thời kỳ Hùng vương thứ ? b.) nếu như Bánh Chưng Bánh Dày xuất hiện trong thời Hùng Vương thứ VI thì hẳn phải có lò-bếp để nấu; nên có khi trong thời kỳ này hay là trước đó - tức là thời kỳ Hùng vương nào ?? c.) và thời kỳ nào mà Việt Nam đã là lần đầu tiên sử dụng đến tiền-bạc (vd: Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.)??? d.) các vật chứng khảo cổ về kỷ thuật đúc đồ đồng cho thấy lò-bếp phải có từ rất lâu thì lò-bếp đó theo sự tích nào???? Do đó, giải nhất dành cho người có những câu trả lời hóm hỉnh nhất sẽ là __________. Nào, xin mời quý vị .... Sapa
  4. Thật ra, Thiên Luân có thể đã may mắn nói đúng vì cứ 60 năm thì năm Kỷ Sửu lại trở lại ... nhưng không phải lúc nào cũng may mắn đúng như thế. Ngày 24 tháng 1 năm 2070 (DL) tức là ngày 13 tháng Chạp năm Kỷ Sửu (AL) Tứ Trụ của nó sẽ là: Kỷ Sửu - Đinh Sửu - KỶ SỬU - giờ Ất Sửu (Jan. 24th, 2070) Sapa
  5. Chào bạn, BabyWolf Nếu muốn nói về "ẩn dụ" hay "hoán dụ" thì có thể viết thành một chuyên đề đấy; nhưng ở đây chúng ta đang nói đến cái từ "Avatar" và cái "nghĩa" của từ này. Đó chỉ là tên của phim. "Avarta" là tên của phim, cũng như "Titanic", "Aliens", "The Abyss" là tên của những cuốn phim điện ảnh của đạo diễn James Cameron đã từng dàn dựng và sản xuất. Chẳng lẽ, những từ ngữ này đều được dịch ra bằng tên phim tiếng Việt là "Ẩn Dụ" là "Hiện Thân" là v.v... ?? Nội dung của phim có thể "ẩn dụ" một hay nhiều vấn đề gì đó nhưng có phim nào lại không có nội dung, cốt truyện muốn xây dựng ... đâu. Do mình không quen thuộc lối dùng từ word-choice thích hợp mà ngoại ngữ đó thường diễn tả vì phải am tường hoặc được sống từ nhỏ đến lớn thì sẽ trở nên rõ ràng vậy. Tại sao phải kèo kéo "Truyền thuyết Nỏ thần" vào "Avatar"? Cũng như người Ấn, họ cũng đặt vấn đề rằng phim "Avatar" có liên quan gì đến phim "Vietnam Colony" của họ hay không thì chắc chỉ có Cameroon xác nhận được. Rồi đặt vấn đề tiếp xem phim "Vietnam Colony" của Ấn có liên quan gì đến truyền thuyết Nỏ Thần hay không thì chắc chỉ có đạo diễn Siddique Lal xác nhận được. Trong khi cả 2 cuốn phim và truyền thuyết Nỏ Thần lại là những vấn khác nhau nhưng người ta vẫn thích kiếm cái gì đó có chút tương đồng rồi bắt quàng chăng? Đương nhiên, đó là ý kiến của BW. Nếu như hỏi thẳng Cameron rằng có phải ông am hiểu về triết lý của phương Đông không? Ông sẽ trả lời như Babywolf thấy hay là theo cái thấy của ông ta nhỉ! Sapa
  6. Chào bạn, Rubi Sapa đem qua phần đối thoại đó: Hai câu hỏi khác nhau về ý lẫn từ vựng nên Rubi đã trả lời không chuẩn vào vấn đề. Hôn mê là "trạng-thái-vật-lý" thì không phải là Tánh Biết cũng không lấy gì lạ và Sapa đã hỏi là: Cái Biết này khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có không? Có thể hỏi như vầy: Cái Biết này ở đâu khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật? Vì rằng: Do đó, mà Sapa mới hỏi về cái từ vựng -Cái Biết - thuộc về Sự Biết trong câu hỏi thứ nhất chứ không hỏi về cái thuộc về Sự Bị Biết. Nay Rubi giải thích và cho rằng: Sự Biết thuộc về Ý Thức thì cấu trúc của Ý Thức nó lại là như thế nào? Tánh Biết lại là một từ vựng khác mà Sapa muốn nói đến, vì rằng Rubi đã lý giải về nó và cho rằng: thực ra phải thay từ "Cái Biết" là Tánh Biết hay Chân Tâm, hay cũng gọi là Phật Tánh. Như vậy, câu hỏi thứ nhì: Vậy một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có Tánh Biết không? thì đâu có gì là không được; ví như: Rubi có Phật Tánh. Rubi có Phật Tánh không? Rubi đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có Phật Tánh không? Tuy nhiên, Rubi cũng đã trả lời: như dự đoán: Tánh biết không mất. Vậy thì, Rubi khi viết câu này: Rubi xin bàn thêm, nghĩa là thấy được hình sắc là do có cái Biết luôn luôn hiện hữu lại giải thích làm sao: Cái Biết là Phật Tánh luôn luôn hiện hữu nên mới thấy được hình sắc - thì đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có thấy được hình sắc gì hở Rubi? Sapa
  7. Chào bạn, Tuấn Dương Ở bài viết #141 đầu trang này, Sapa có chỉ anh Thiên Sứ điểm link đến bài viết liên quan đến việc như Tuấn Dương đã hỏi vậy. Tuấn Dương cũng có thể lần theo đó mà đọc nhé! Sapa
  8. Chào bạn, Rubi http://ch131.com/ Sapa
  9. Chào bạn, Thế Trung avatar (danh từ) * Ấn Độ, (thần thoại,thần học) thiên thần giáng thế * sự giáng sinh; sự hoá thân, sự hiện thân * giai đoạn (trong sự hoá thân) av.a.tar –noun 1. Hindu Mythology. the descent of a deity to the earth in an incarnate form or some manifest shape; the incarnation of a god. 2. an embodiment or personification, as of a principle, attitude, or view of life. 3. Computers. a graphical image that represents a person, as on the Internet. Không hề là ẩn dụ! Let's just all agree to disagree! Sapa
  10. Chào anh, Thiên Sứ Sapa đã buộc anh vào việc lấy truyền thuyết làm cơ sở như thế nào? Sapa đã viết như vầy: 2. Hà Đồ - Anh chỉ ra truyền thuyết "Phục Hy: Long Mã phụ Hà Đồ" là mơ hồ mà ngay cả những nhà lý học, nho gia Trung Hoa còn bất đồng ý kiến với nhiều huyền thoại (lẽ tất nhiên - huyền thoại, truyền thuyết mà) cũng như anh đã đề cao truyền thuyết "Âu Cơ: Đẻ Bọc 100 Trứng" mặc dù không có cơ sở bằng chứng khoa học và còn trích dẫn những tài liệu về Ngũ Tinh thuộc Thiên văn học trên bầu trời tinh tượng liên quan đến Hà Đồ, Lạc Thư do tác giả không rõ nguồn gốc và anh thì cũng chưa kiểm chứng bằng khoa học để làm bằng... rồi cho đó Hà đồ là qui luật vận động và tương tác được lựa chọn của Ngũ tinh trong Thái Dương hệ lên địa cầu ... chỉ có nghĩa là Sapa tóm tắt lại những gì anh viết trong quyển "Tìm Về Cội Nguồn Kinh Dịch" đã đề cập đến nguồn gốc Hà Đồ. Lẽ tất nhiên, giai do việc lấy truyền thuyết làm cơ sở cho tiêu chí khoa học là không ổn nên anh có thấy Sapa đã phản biện anh ở điểm đó sao? Sapa phản biện anh ở điểm anh cứ bảo là anh xác quyết được nguồn gốc của Hà Đồ từ sự vận động của Ngũ tinh liên quan đến Địa Cầu mà anh lại không thể CHỨNG MINH những gì anh trích dẫn không rõ nguồn và không có bằng chứng về tiêu chí khoa học là như thế nào? Vậy thì anh đã XÁC QUYẾT được gì? Mong rằng anh sớm có câu trả lời vắn tắt thẳng vào điều anh xác quyết nay đã bị nghi ngờ tính khả tín của nó - nhưng anh đã lờ đi thì có! Do đó, anh cứ hỏi dần lân những điều mà Sapa đã trả lời chứ không thể chứng minh về sự xác quyết là có cơ sở tiêu chí khoa học như ở dưới đây: Tiêu chí là: nguồn gốc Hà Đồ. Anh cực lực phủ nhận truyền thuyết Phục Hy Long mã Phụ Hà Đồ nên mới xác quyết nguồn gốc của Hà Đồ từ sự vận động của Ngũ tinh liên quan đến Địa Cầu như đinh đóng cột mà lại không thể CHỨNG MINH những gì anh trích dẫn không rõ nguồn và không có bằng chứng về tiêu chí khoa học là như thế nào - thì nhân danh khoa học sao được vì sự nghiên cứu ấy đã thiếu nghiêm túc mất rồi còn gì. Đã vậy, anh còn phê bình: như thế có phải là buồn cười không? Sapa
  11. Chào bạn, Rubi Hai câu hỏi khác nhau về ý lẫn từ vựng nên Rubi đã trả lời không chuẩn vào vấn đề. Hôn mê là "trạng-thái-vật-lý" thì không phải là Tánh Biết cũng không lấy gì lạ và Sapa đã hỏi là: Cái Biết này khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có không? Có thể hỏi như vầy: Cái Biết này ở đâu khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật? Vì rằng: Do đó, mà Sapa mới hỏi về cái từ vựng -Cái Biết - thuộc về Sự Biết trong câu hỏi thứ nhất chứ không hỏi về cái thuộc về Sự Bị Biết. Nay Rubi giải thích và cho rằng: Sự Biết thuộc về Ý Thức thì cấu trúc của Ý Thức nó lại là như thế nào? Tánh Biết lại là một từ vựng khác mà Sapa muốn nói đến, vì rằng Rubi đã lý giải về nó và cho rằng: thực ra phải thay từ "Cái Biết" là Tánh Biết hay Chân Tâm, hay cũng gọi là Phật Tánh. Như vậy, câu hỏi thứ nhì: Vậy một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có Tánh Biết không? thì đâu có gì là không được; ví như: Rubi có Phật Tánh. Rubi có Phật Tánh không? Rubi đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có Phật Tánh không? Tuy nhiên, Rubi cũng đã trả lời: như dự đoán: Tánh biết không mất. Vậy thì, Rubi khi viết câu này: Rubi xin bàn thêm, nghĩa là thấy được hình sắc là do có cái Biết luôn luôn hiện hữu lại giải thích làm sao: Cái Biết là Phật Tánh luôn luôn hiện hữu nên mới thấy được hình sắc - thì đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có thấy được hình sắc gì hở Rubi? Sapa
  12. Chào bạn, TheTrung Trước khi chia sẽ cái nhìn về những sự trùng hợp khác mà TheTrung đề ra, Sapa muốn nhắc lại câu truyện Nỏ Thần mà Trọng Thủy đã ăn cắp và tráo đổi thành công với sứ mạng được giao phó; chứ không phải như người hùng Jake Sully đã không làm tròn sứ mạng mà còn giúp người Na'vi đánh trả lại. Trọng Thủy thì tình-hiếu vẹn toàn, nhưng Jake Sully thì không. Như thế thì TheTrung có thể đưa ra những điểm tương đồng giữa Triết lý chủ đạo của người Việt và người Na'vi là như thế nào không? Xin đọc lại chuyện Nỏ Thần ... Người Việt sống ở vùng đồng bằng, gần gũi với sông biển chứ không sống trong rừng rú ... Người Việt thì được ghi nhận là da vàng mũi tẹt và thấp người chứ không phải xanh cao ... và nhìn hình này có cho rằng đó là mũi tẹt? khi so ra với: hoặc Đó không phải là chim giống như chim Hạc mà là một Sư Tử Chúa biết Bay "flying king lion" và người Navi' cũng không phải tôn thờ gì. Họ chỉ quý trọng con thú linh này vì trong huyền thoại của họ có một vị anh hùng dẫn dắt dân chúng trong chiến thắng là người duy nhất mới thuần phục được và cỡi nó thôi. Với lại, TheTrung hãy để ý Rồng Á Đông không có cánh nhưng lại biết bay trong khi Châu Âu hay Tây Phương họ minh họa Rồng lại có cánh mới bay được. Tại sao? Thánh Gióng minh họa cho một sức mạnh của một CÁ NHÂN hơn là của một TẬP THỂ QUẦN CHÚNG ... Đâu chỉ có người phương Bắc mới chuyên săn bắn và đi ngựa rất giỏi và chuyện đó không phải là điểm trùng hợp gì quan trọng; trừ phi TheTrung có ý gì đặc biệt muốn thảo luận? Như đã có nói, đó là loại rồng kiểu Châu Âu hay Tây Phương và Sư Tử Chúa biết Bay "flying king lion" đó được biểu tượng với màu Thổ-Hỏa (Vàng-Đỏ) cũng là hợp lý chứ TheTrung có thấy con Sư Tử nào màu Xanh ( mộc) và xanh dương ( Thủy) hay không? Nói Ngũ Hành thì còn thiếu màu TRẮNG (Kim) thì sao gọi là Màu của chim theo ngũ hành được? Hình như ý kiến của không phải là không có lý! Sapa
  13. Chào bạn, Artemisia Con người thì mới nhận thức được, mới thấy được vậy Đức Phật đã nói gì về Tính thấy của hòn đá, cái bàn, chân ghế v.v... mà con người đôi lúc vấp phải va vào kêu đau? Sapa
  14. Chào bạn, Rubi Đã có hôm nào đó đọc được bài này và định hỏi bạn một câu nhưng bận sau đó lại quên. Nay nhớ, tìm lại và hỏi bạn vậy nhé: Cái Biết này khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có không? Vậy một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có Tánh Biết không? Sapa
  15. Chào anh, Thiên Sứ Lại vũ như cẩn trong khi anh chỉ việc click bấm vào: (Bài viết #84) (<---| can đảm bấm bào đây đi anh Thiên Sứ) là anh sẽ đọc được câu trả lời vì chính anh cũng đã đọc rồi nên mới trao đổi tiếp mà Sapa cũng đã nhấn mạnh lại tiếp ở (Bài viết #98) (<---| can đảm bấm bào đây đi anh Thiên Sứ) thì chẳng lẽ anh đã không đọc hay đọc mà không rõ hở?? Cứ mãi loanh quanh là ý gì vậy, anh Thiên Sứ!? Trong khi anh cứ bảo là anh xác quyết được nguồn gốc của Hà Đồ từ sự vận động của Ngũ tinh liên quan đến Địa Cầu mà anh lại không thể CHỨNG MINH những gì anh trích dẫn không rõ nguồn và không có bằng chứng về tiêu chí khoa học là như thế nào? Vậy thì anh đã XÁC QUYẾT được gì? Chính ngay cái "Nguồn gốc và bản chất Hà Đồ Lạc Thư" mà anh xác quyết gì đó nay bị Sapa vấn nạn mà lung lay và vì còn chưa minh bạch nên anh cứ hỏi mãi phải không nào? Mong rằng anh sớm có câu trả lời vắn tắt thẳng vào điều anh xác quyết nay đã bị nghi ngờ tính khả tín của nó đấy nhé. Sapa
  16. Chào anh, Thiên Sứ Vậy thì Sapa đã cắt trích xuyên tạc ở anh điều gì? Anh có thể phản biện mà và đưa ra cái gọi là tiêu chí khoa học trong việc hoán vị Tốn-Khôn và vạch ra cái gọi là cắt trích xuyên tạc chứ, có phải không? Cũng như, khi Anh đã cắt xén bài bài Sapa viết nên hiểu lệch lạc vấn đề thì Sapa đã tự thân trích dẫn lại để vạch ra cái lỗi lầm của anh một cách minh bạch; mà anh thì chỉ mãi chỉ trích Sapa nhưng lại không thấy anh chỉ ra được Sapa đã cắt trích xuyên tạc ở anh điều gì cơ! Cho đến nay, anh vẫn chưa làm được điều này ... Anh có hiểu anh đang nói gì không? Có lẽ không, nên mới viết vậy. Đương nhiên là Sapa thể hiện khác hẳn anh là đã tự thân trích dẫn lại những gì Anh đã cắt xén bài bài Sapa viết nên hiểu lệch lạc vấn đề. Có lẽ hiểu anh không hiểu anh đang nói gì nên mới viết vậy, có phải không? Anh lại lôi kéo độc giả vào ủng hộ anh hay tìm sự đồng tình từ số đông? Tuy nhiên, anh cứ để độc giả nhìn thấy những gì anh nói, anh viết để so sánh đối chiếu và họ có cái nhìn và ý kiến riêng - nên nếu cần nói thì họ sẽ lên tiếng mà ... Sao lại không? Anh đã làm! Độc giả có thể xem để so sánh đối chiếu lời nói và việc anh làm có đi đôi hay không mà ... Anh hỏi họ xem!? Cả sách có được mấy chương/phần nói đến tiêu chí khoa học về sự hoán vị Tốn-Khôn hở anh Thiên Sứ - trong khi những tiêu chí khoa học này lại chẳng được kiểm chứng xác thực được mà Sapa đã nhiều lần yêu cầu anh minh chứng; nhưng anh đã có làm được điều đó đâu. Anh hiểu rồi chứ? Không cần phải sau khi Kakalotta xác quyết cái gì cả, ngay cả vấn đề liên quan đến toán học mà chính anh đã có hiểu cấu trúc của đồ hình không gian 64 quẻ đó chưa cái đã? Trong khi, Sapa đã đọc tài liệu này từ năm ngoái như một đề tài tham vấn liên quan đến Kinh Dịch và ý tưởng cấu tạo của tác giả - chứ chả có liên quan gì về đề tài hoán vị Tốn-Khôn hay Hậu Thiên Văn Vương chi hết. Trong khi, anh thì có lẽ mới biết và đã nghĩ đến cơ hội biết đâu có thể nhờ toán học để giải quyết giùm anh cái vụ Tốn-Khôn này cho có phần khoa học, toán lý nên mới chộp lấy và nhờ vả Kakalotta cùng Quangnx ... Còn Đàm Văn phản biện anh cái gì, thì đó là giữa anh và Đàm Văn nhưng những đồ hình từ trang web đó mà Đàm Văn đăng tải lên có đề cung Hậu Thiên Văn Vương làm tiền đề để thiết lập lên cấu trúc Dịch Cầu gì đâu và cũng chẳng có liên quan đến việc hoán vị Tốn-Khôn. Thế nhưng, anh lại viết đối đáp với Đàm Văn như sau: Bài viết 108 Anh xem kỹ lại nha. Nó không có sự liên hệ nào mang tính phản biện với luận thuyết đổi chỗ Tốn Khôn đâu. và nhờ vả Kakalotta cùng Quangnx ở Bài viết 123 Anh Quangnx và Kakalotta thân mến. viết: Với kiến thức này, tôi hiểu rằng: Có thể dùng toán học không gian để mô tả cấu trúc mối liên hệ giữa đồ hình nguyên lý căn để là Hậu Thiên Bát quái và hệ thống thứ tự 64 quẻ Hậu Thiên. Bởi vậy, nếu anh Quangnx và kakalotta có thời gian rảnh, có thể mô tả mối liên hệ giữa cấu trúc Hậu Thiên Lạc Việt với một đồ hình không gian toán học nào đó thể hiện được qui luật thuận tự 64 quẻ Hậu Thiên thì có thể xác quyết rằng: Về căn bản chúng ta giải quyết được mối liên hệ của một siêu công thức vũ trụ(Hậu Thiên) mô tả các quy luật tương tác liên quan đến Địa Cầu là thuận tự 64 quẻ Hậu Thiên qua mô hình toán học này. Tôi tin chắc rằng: Mô hình Hậu Thiên Văn Vương không thể mang tính quy luật thể hiện qua thuận tự 64 quẻ bằng mô hình toán học. Nếu như bằng toán học cao cấp - người ta mô tả được mối liên hệ giữa mô hình Hậu Thiên Văn Vương với qui luật thuận tự 64 quẻ thì tôi sai. Ngược lại nếu Hậu Thiên Lạc Việt mô tả được thì tôi đúng. Tất nhiên chúng ta không loại trừ có sự sai lệch cần hiệu chỉnh của thuận tự 64 quẻ Hậu Thiên cho cả hai trường hợp. Nhưng sự hiệu chỉnh này phải mang tính qui luật. Nên Sapa chỉ không hà tiện lời bình phẩm và để nói với anh: Bài viết 125 Đồ hình không gian của 64 quẻ dựa trên mô hình Tiên Thiên Bát Quái mà Đàm Văn đưa ra, Sapa đã có đọc trước đây lâu rồi nhưng nó vẫn chỉ là sự sắp xếp theo mô hình thứ bậc có sẵn trong Bát Quái thông qua hệ thống nhị-phân cho 64 Trùng Quái. Do đó, dùng nó để phản biện Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt là không cần thiết và cũng chẳng có liên quan. Cho nên, dùng toán học cao cấp để mô tả được mối liên hệ giữa mô hình Hậu Thiên Văn Vương hay Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt với qui luật thuận tự 64 quẻ thì không thể thành lập; vì đồ hình không gian kia là để phản ảnh 64 quẻ mà thôi. Chứ mắc gì đến cách suy diễn độc thoại vu vơ ở đây: Mặc dù anh va ông Đàm Văn cùng một mục đích là phản biện tôi, nhưng chính anh - sau đó - cũng tự thấy là ông Đàm Văn không hiểu chính ông ta đang nói gì. Có phải anh không nhớ được chuyện hồi 16, 17 tuổi rồi đến bây giờ chỉ là 1,2 bài viết trước anh cũng đã chóng quên hay không đọc vậy? Hỏi đi hỏi lại mãi một câu trong khi Sapa đã kiên nhẫn trả lời đi trả lời lại anh đã mấy lần ??? Nếu như tinh thần anh quá mệt mõi thì nói nha .... Quả thật, anh chẳng biết anh đang nói gì! Sapa
  17. Chào anh, Thiên Sứ Vì có lý do ... 1/ Anh đã cắt xén bài bài Sapa viết nên hiểu lệch lạc vấn đề (do không rõ Ý Sapa muốn và đã viết rõ ràng) 2/ Sapa trích dẫn lại tường tận hơn những gì anh cho là rồi yêu cầu Sapa suy gẫm về khả năng chính xác trong những dự đoán của anh (đã không mấy chính xác) 3/ Ý chính mà Sapa muốn nói là: Thế nên, Sapa nghĩ sau đó là hiện tượng tam sao thất bổn rồi huyền bí hóa thành những truyền thuyết và chí đến cách áp dụng một cách máy móc thành ra lắm môn nhiều phái và sai số là thế giai do nhiều trình độ tâm linh cùng kiến thức khác nhau chế tác. Nay anh Thiên Sứ có tham vọng phục hồi lại nguyên lý đích thực của nó và thực tại nào đã làm nên nhận thức để tạo ra nguyên lý đó đã là khó mà còn nhân danh văn minh Lạc Việt trong sự suy luận CHỦ QUAN của anh nữa thì ... thì cũng là có thêm một môn phái khác cùng sự sai số của nó nữa vậy thôi. Vì đó là điều tất nhiên, anh là người cho là sáng lập nên môn Lạc Việt Độn Toán đã nhân danh trong dự đoán mà còn có khi SAI khi ĐÚNG thì những môn thuật số được biết đến xưa nay lại trúng chính xác từ các cao thủ Dương Tường, Thiên Cơ lại không cần phải hoán vị Tốn-Khôn cơ ??? Ấy thế mà anh vẫn cứ khăng khăng bảo Hậu Thiên Văn Vương là SAI trên lý thuyết còn của anh thì ĐÚNG với cơ sở nào? * Lô-gích: thì Hậu Thiên Lạc Việt không chỉnh bằng Hậu Thiên Âu Lạc; không tương ứng với tiền đề cấu trúc Tiên Thiên ... * Khoa học: suy diễn CHỦ QUAN và trích dẫn tài liệu không có kiểm chứng và khả năng chứng minh ... Bằng ấy điều, anh đã có lời phản biện nào đâu ngoại trừ cái câu hỏi sau đây: mà Sapa đã sớm trả lời từ: (Bài viết #84) và anh cũng đã đọc rồi nên mới trao đổi tiếp mà Sapa cũng đã nhấn mạnh lại ở (Bài viết #98) thì chẳng lẽ anh đã không đọc hay đọc mà không rõ?? Hoặc là anh chưa có thể phản biện nên mới dần lân câu giờ rồi bảo là Sapa Loanh quanh ư!? Anh cứ bảo là anh xác quyết được nguồn gốc của Hà Đồ từ sự vận động của Ngũ tinh liên quan đến Địa Cầu mà anh lại không thể CHỨNG MINH những gì anh trích dẫn không rõ nguồn và không có bằng chứng về tiêu chí khoa học là như thế nào? Vậy thì anh đã XÁC QUYẾT được gì? Mong rằng anh sớm có câu trả lời vắn tắt thẳng vào điều anh xác quyết nay đã bị nghi ngờ tính khả tín của nó. Sapa
  18. Chào anh, Thiên Sứ Anh đã không trích dẫn đầy đủ những gì Sapa đã viết dù chỉ là có một vài đoạn: để thật sự hiểu: thì như vậy sẽ xác định rõ ràng những gì Sapa đã nhận định và viết ở trên Sapa đã viết như thế nào, về điểm gì quan yếu ?? Nếu như anh bắt kịp cái Ý CHÍNH mà Sapa đã viết ở trên: Thế nên, Sapa nghĩ sau đó là hiện tượng tam sao thất bổn rồi huyền bí hóa thành những truyền thuyết và chí đến cách áp dụng một cách máy móc thành ra lắm môn nhiều phái và sai số là thế giai do nhiều trình độ tâm linh cùng kiến thức khác nhau chế tác. Nay anh Thiên Sứ có tham vọng phục hồi lại nguyên lý đích thực của nó và thực tại nào đã làm nên nhận thức để tạo ra nguyên lý đó đã là khó mà còn nhân danh văn minh Lạc Việt trong sự suy luận CHỦ QUAN của anh nữa thì ... thì cũng là có thêm một môn phái khác cùng sự sai số của nó nữa vậy thôi. Nếu như anh quả thật là con người thành thực với chính mình và có tinh thần cầu học thuật!? Sapa
  19. Chào anh, Thiên Sứ Theo anh thì Hà Đồ từ Ngũ tinh liên quan đến Địa Cầu - người Trung Hoa đã quan niệm điều này trước anh và họ cũng chẳng cần phủ nhận truyền thuyết Long Mã chi cho bớt đi vẽ thần bí. Còn anh, thì đi phủ nhận chuyện Long Mã một cách tích cực và đưa ra những là: Vẽ thành Hà đồ là căn cứ vào 5 sao lặn, mọc, lấy 55 số diễn hình tượng 5 sao. Năm sao xưa gọi là “ngũ vị”, là 5 hành tinh trên trời: Mộc gọi là “Tuế tinh”, Hỏa là “Huỳnh hoặc”, thổ là “Chấn tinh”, kim là “Thái bạch”, thủy là “Thần tinh”. Năm sao vận hành, phân chia bởi nhị thập bát tú (28 ngôi sao), do quỹ đạo của nó không xa đường Mặt Trời, cho nên người xưa dùng để ghi ngày. Năm sao vận hành, thời tiết đều biến đổi, nói chung theo tuần tự Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, kế tiếp nhau xuất hiện ở bầu trời Bắc cực. Mỗi sao đều vận hành 72 ngày, năm sao vận hành tròn vòng trời 360 độ. Đường quỹ đạo của ba sao: Mộc, Hỏa, Thổ lớn cho nên ở ngoài, vừa khéo hợp với số 216 thẻ Kiền. Đường quỹ đạo của hai sao Kim, Thủy nhỏ cho nên ở trong, vừa khéo hợp với số 144 thẻ Khôn. Vì 5 sao định giờ lặn, mọc có quy luật như dưới đây, cho nên cấu tạo thành hình Hà đồ như đã giới thiệu ở trên. * Hằng ngày sao Thuỷ: Giờ thứ 1 (giờ Tý) và giờ thứ 6 (giờ Tỵ) xuất hiện ở phương Bắc. - Hàng tháng ngày 1, 6; 11, 16; 21, 26; Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Thủy ở phương Bắc. - Hằng năm: Tháng 11, tháng 6 lúc hoàng hôn thấy ở phương Bắc. Cho nên nói “Trời 1 sinh Thủy, đất 6 mà thành nước”. * Hàng ngày sao Hỏa: Giờ thứ 2 (giờ Sửu) và giờ thứ 7 (giờ Ngọ) xuất hiện ở phương Nam. - Hàng tháng ngày 2, 7 (tức là mồng 2, mồng 7, 12, 17, …) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Hỏa ở phương Nam. - Hàng năm tháng 2, tháng 7, lúc hoàng hôn thấy ở phương Nam. Cho nên nói: “Địa nhị sinh Hỏa, thiên thất thành chi” (đất hai sinh Hỏa, trời bảy thành lửa). * Hằng ngày sao Mộc: Giờ thứ ba (giờ Dần) và giờ thứ 8 (giờ Mùi) xuất hiện ở phương Đông. - Hàng tháng ngày 3, ngày 8 (mồng ba, mồng 8, mười ba, mười tám…) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Mộc ở phương Đông. - Hàng năm tháng 3, tháng 8, lúc hoàng hôn thấy ở phương Đông. Cho nên nói “Trời ba sinh mộc, đất tám thành gỗ”. * Hằng ngày sao Kim: Giờ thứ 4 (giờ Mão) và giờ thứ 9 (giờ thân) xuất hiện ở phương Tây, - Hằng tháng ngày 4, 9 (mồng 4, mồng 9…) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Kim ở phương Tây. - Hằng năm tháng 4, tháng 9, lúc hoàng hôn thấy ở phương Tây. Cho nên nói “Đất 4 sinh Kim, trời 9 hoá thành vàng”. * Hằng ngày sao Thổ: Giờ thứ 5 (giờ Thìn) và giờ thứ 10 (giờ Dậu) xuất hiện ở giữa. - Hằng tháng, ngày 5, 10 (mồng 5, mồng 10…) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Thổ ở giữa. - Hằng năm tháng 5, tháng 10 lúc hoàng hôn thấy ở giữa trời. Cho nên nói: “Trời 5 sinh thổ, đất 10 hoá thành đất”. .. nhưng anh đã có kiểm chứng chưa? Anh đã có viết: "Tư liệu này không thấy giáo sư tác giả cho biết đã trích dẫn hoặc sưu tầm từ đâu và anh cũng đã có kiểm chứng ĐÚNG như vậy chưa? Nhưng anh vẫn lấy đó làm kết luận cho thấy xuất xứ Lạc Việt của nó. Có nghĩa là anh không rõ và cũng không có đối chứng lại với tác giả hoặc tìm hiểu cặn kẽ (có phải có xuất xứ từ Nhật Bản hay không) trước khi kết luận như cho là, cho rằng CHỦ QUAN đến vậy - thì anh đã XÁC QUYẾT được điều gì? Anh không thể và chưa hiểu được kết cấu của Hậu Thiên Văn Vương thì anh có ráng sửa vài từ lại phản đối Hậu Thiên Văn Vương được cái gì; nhưng anh cứ việc để xem Sapa có thể chỉ ra giúp anh được điều gì mới lạ không nhé, anh Thiên Sứ. Chuyện bình thường thôi, nếu như nhìn ra được kết cấu của đồ hình không gian 64 quẻ đó chẳng liên quan gì đến Hậu Thiên Văn Vương hay Hậu Thiên Lạc Việt chứ đâu phải sự đổi chỗ Tốn Khôn của anh lại kh^ng có điểm để phản biện. Bằng chứng, Sapa đã chỉ ra cái khiếm khuyết đó rồi mà ... Người ta đưa lên là có lý do khác, sao anh không hỏi Đàm Văn cho rõ đã - chứ chưa chắc rằng họ lại chẳng hiểu họ đang nói gì. Sapa
  20. Chào anh, Thiên Sứ Chỉ sợ anh vì lý do này hay lý do khác mà chẳng thể kết thúc sớm thôi, chứ đó giờ Sapa có cấm cản anh phản biện bao giờ ... (cả 4,5 khiếm khuyết từ anh đang chờ anh đấy) chẳng những thế còn chờ anh chỉ ra cái sai mà Sapa vấp phải - nếu có; chắc hẳn mọi người đều trông móng cơ. Thế nhưng, nay anh lại bảo phải cân nhắc thì biết đến bao giờ hở anh Thiên Sứ!? Mong rằng đến sớm ... Trong khi đó, thì Sapa sẽ vẫn tiếp tục chỉ ra thêm nhiều khiếm khuyết trong lập luận của anh trong những lãnh vực liên quan đến: * Tử Vi * Bát Trạch/Phong Thủy * Thiên văn học, vũ trụ thiên nhiên, hiện tượng bí ẩn thuộc các nền văn minh cổ đại sau khi hoán vị Tốn-Khôn (vốn dĩ không cần thiết). Sapa
  21. Chào anh, Thiên Sứ Đồ hình không gian của 64 quẻ dựa trên mô hình Tiên Thiên Bát Quái mà Đàm Văn đưa ra, Sapa đã có đọc trước đây lâu rồi nhưng nó vẫn chỉ là sự sắp xếp theo mô hình thứ bậc có sẵn trong Bát Quái thông qua hệ thống nhị-phân cho 64 Trùng Quái. Do đó, dùng nó để phản biện Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt là không cần thiết và cũng chẳng có liên quan. Cho nên, dùng toán học cao cấp để mô tả được mối liên hệ giữa mô hình Hậu Thiên Văn Vương hay Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt với qui luật thuận tự 64 quẻ thì không thể thành lập; vì đồ hình không gian kia là để phản ảnh 64 quẻ mà thôi. Sapa
  22. Chào anh, Thiên Sứ Có lẽ anh vẫn chưa hiểu được rằng, ngoài những giải mã truyền thuyết CHỦ QUAN ra thì lý luận của anh về việc đổi chổ Tốn-Khôn đã không có cơ sở thành lập: * dù là theo cở sở tiền đề cấu trúc đối xứng của Tiên Thiên * dù là theo cở sở tiền đề ngôn ngữ Thuyết Quái truyện * dù là theo cở sở tiền đề toán học, trật tự * dù là theo cở sở tiền đề hệ thống thứ tự 64 quẻ Kinh Dịch khi so ra với Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc Và sau khi hoán vị Tốn-Khôn thì anh cũng không đủ lý lẽ nhất quán để Lý Giải Một Số Hiện Tượng Liên Quan như: * Tử Vi * Bát Trạch/Phong Thủy * Thiên văn học, vũ trụ thiên nhiên, hiện tượng bí ẩn thuộc các nền văn minh cổ đại Trong mấy bài viết trước đây, Sapa đã chỉ ra những cấu trúc bất tương xứng cùng so sánh trong hệ thống lý luận của về 4 tiêu chí hoán vị Tốn-Khôn ở trên thuộc Phần III. Văn Minh Văn Lang & Bí Ẩn của Bát Quái trong quyển Tìm Về Cội Nguồn Kinh Dịch; chỉ là chưa bàn qua về ngôn ngữ Thuyết Quái truyện và từ ngữ Hán Việt xem ra anh chưa rõ. Phần sau, những Lý Giải Một Số Hiện Tượng Liên Quan thuộc Phần IV. Văn Minh Văn Lang & Thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong quyển Tìm Về Cội Nguồn Kinh Dịch thì Sapa đang trên đà phản biện nhưng có những vấn đề đối thoại ngoài lề hổm rày nên chưa tiếp theo đó thôi. Cho nên, anh có nghĩ rằng Sapa hiểu hay không hiểu được Sapa nói cái gì chăng ... ? Về phần trên, trong quan niệm người Trung Quốc cổ đại đã có chủ xướng quy luật Ngũ tinh liên quan đến Địa Cầu mà anh chỉ là người cất bước theo sau nhưng họ thì không cần thiết phải phủ nhận truyền thuyết Long Mã Hà Đồ Qui Thần Lạc Thư v.v...; mà anh thì cần thiết phủ nhận để có cái gì khác hơn ư!? Chẳng những thế, anh cóp nhặt của người đi trước, chỉnh sửa đôi điều, lý luận theo suy nghì cá nhân rồi bảo rằng họ SAI anh ĐÚNG thì tựu chung cũng là ý kiến cá nhân không hơn không kém những người đã đề ra ý kiến ban đầu; anh có thấy như vậy không? Có thể đến bây giờ anh vẫn là KHÔNG thấy vì để bảo vệ chủ thuyết của mình, nhưng hy vọng rằng sau khi Sapa chỉ ra hết những khiếm khuyết của anh trên từng tiêu đề đó họa chăng anh có lúc nào nhìn lại và tìm hiểu sâu hơn. Sapa chưa cần đưa ra cho anh thấy, vì lập luận của anh còn quá nhiều khiếm khuyết tồn tại - có khi sau khi nhìn đủ thì anh tự thấy việc hoán vị Tốn-Khôn đã là không cần thiết nữa ... Thế thì anh cứ việc chi ra ... Nếu như, ngoài anh ra - chủ trương cho việc hoán vị Tốn-Khôn là hợp lý - mà đã có nhiều người khác đã phản bác thì e rằng những: bản văn liên quan trong phần minh chứng của anh - dù có đặt cạnh nhau - thì các nhà nghiên cứu có khả năng tư duy hợp lý sẽ không nhận thấy cái đúng đắn của anh không chừng. Do đó, mà đã có nhiều người phản bác anh trong khi không có ai vạch ra cái đúng trong phương pháp lý luận giùm anh cả. Anh đã không lấy làm lạ ư!? Thứ nhất, anh không nhìn ra tính hợp lý của Hậu Thiên Văn Vương do không có sự đối xứng - chứ chẳng liên quan gì đến việc Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư là đúng hay sai gì cả. Chẳng qua, để chứng minh quan điểm Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ nên anh đem ý tưởng trên ra so sánh. Đương nhiên, không ít có một số học giả cổ đại có ý kiến về Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư này cũng như bao gồm nhiều ý tưởng khác nữa. Còn nữa, nếu như không vì mượn những giải mã truyền thuyết, huyền thoại, đồng dao và cố gắng lý giải CHỦ QUAN một số hiện tượng liên quan đến các môn thuật số khác ủng hộ cho việc hoán vị Tốn-Khôn thì việc phối với Hà Đồ là không cần thiết. Vì tính đối xứng vẫn là tiền đề tối yếu trong lập luận của anh vì anh đã nói: Vậy thì, nếu một lý thuyết có tham vọng diễn đạt tính qui luật của mọi hiện tượng trong vũ trụ và có khả năng tiên tri thì nó phải xuất phát từ một nguyên lý thể hiện tính cân đối làm nền tảng để quán xét mọi hiện tượng. Do đó, tính đối xứng của Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ không tuân thủ theo tiền đề cấu trúc đối xứng Tiên Thiên mà thông qua hệ thống thứ tự 64 quẻ trong Kinh Dịch thì nó cũng không chỉnh bằng Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc kia mà. Vậy anh phản biện Sapa cái gì? Đó là nói về Bát Quái, còn Hà Đồ thì chúng ta vẫn còn đang đối thoại ngoài lề và Sapa cũng đang dần phản biện đến để chi ra những khiếm khuyết trong hệ thống lý luận của anh về Hà Đồ liên quan đến tiêu chí khoa học chứ đã xong đâu. Quy luật của vũ trụ - con người có tìm ra hay không thì Quy luật vũ trụ nó vẫn vậy nên đã có không ít lý thuyết tự cổ chí kim đã, đang và sẽ ra đời do con người nhìn thấy là chuyện bình thường. Anh không cần hỏi Sapa mà tự xác định vấn đề trên để bình phẩm về Sapa thì cách ứng xử của anh có cần nên xét lại hay không? Sapa
  23. Chào anh, Thiên Sứ Sapa đã tìm ra ai nói câu đó rồi. Đó là Dương Chu . Dương Chu (Hán tự:楊朱, sống vào thời Chiến Quốc), tự Tử Cư (子居), được người đời sau kính trọng gọi là Dương tử (杨子), là một triết gia Trung Quốc. Ông đề ra thuyết "vì mình". Nổi tiếng với quan niệm: "Không vì cái lợi lớn của thiên hạ mà chịu mất đi một sợi lông chân của mình". Thuyết của ông cùng với Mặc tử là hai thuyết thường bị Mạnh tử đả kích. Con người Dương Chu, nếu có thật thì hẳn phải là bậc ẩn sĩ tài ba, thực thụ, vì người đời sau biết rất ít về ông. Chuyện về ông chỉ có vài dòng trong Mạnh tử, Hàn Phi tử, Lã thị Xuân Thu, Hoài Nam tử. Học thuyết của ông được biết đến là nhờ có chép trong sách Liệt tử. Không ai biết đích xác ông sinh, mất năm nào, sống vào khoảng nào. Có sách chép ông là học trò của Lão tử, có sách lại chép sinh sau Mặc tử. Nhưng ông phải sinh trước Mạnh tử, vì sách Mạnh tử có kể chuyện về ông. Nguyễn Hiến Lê đoán rằng ông sống sau Mặc tử, trước Mạnh tử. Ý kiến này hợp với Hồ Thích: khoảng 440 - 360 TCN, và Vũ Đồng: 440 - 380 TCN. Về tính cách, xem trong thiên Dương Chu của sách Liệt tử, có thể hình dung ra Dương tử là một ẩn sĩ (không thích làm quan, chỉ làm nghề dạy học), tính tình điềm đạm, không thích tranh luận, khoáng đạt mà cũng hiền từ. Học Thuyết Chủ thuyết của Dương Chu là quý sự sống, trọng bản thân. Hoài Nam tử viết: "Học thuyết của Dương Chu là bảo toàn sinh mệnh và thiên chân của mình". Lã thị Xuân Thu viết: "Dương Chu quý thân mình". Trong sách Liệt tử có chép lời của ông: "Con người bản chất giống trời đất, có đức tính của ngũ hành, là loài tối linh trong vạn vật." "Thân ta không phải là của ta, nhưng đã sinh ra rồi thì không thể không bảo toàn nó được." "Trí khôn quý ở chỗ nó bảo tồn được thân ta." Như vậy, ông cho rằng con người là vật quý trong vạn vật, đã sinh ra thì phải giữ mình, và giữ nó thì phải có trí khôn. Trong sách có đoạn ông kể chuyện Bá Thành Tử Cao không chịu mất 1 sợi lông để làm lợi cho thiên hạ, và chuyện vua Đại Vũ không nghĩ đến lợi riêng, hy sinh cho dân đến khô đét. Cầm Tử là người nghe chuyện, hỏi: - Nhổ một sợi lông trên mình ông để cứu đời, ông chịu không ? Dương Chu đáp: -Đời đâu thể cứu bằng một sợi lông. -Cho rằng cứu được đi thì ông chịu không ? Dương Chu không đáp. Câu chuyện trên cho thấy Dương Chu là người không ham biện luận, ông chỉ trả lời 1 câu mà thấy Cầm Tử chậm hiểu, ông không cần đáp nữa. Tư tưởng chính trị của Dương tử thể hiện khá rõ: xã hội hỗn loạn quá, không có cách nào cứu vãn được, tốt nhất là mỗi người tự quý lấy mình, thì thiên hạ tự nhiên sẽ bình trị. Theo như tài liệu trên cho thấy, Ý của Dương Chu không đến đỗi dè biểu như lời anh viết về loại người anh gặp đầy rẫy; phải chăng anh phản cảm với mấy ông học giả Trung Hoa nên khi thấy Sapa viết về Dương Hùng thì anh tô lên hình ảnh không mấy đẹp đẽ về cái tên đó à!? Sapa thì thấy ai ai cũng có cái để mà mình học hỏi cả: thấy cái hay cái đẹp thì học - cái hư cái xấu thì tránh học theo. Sapa
  24. Chào bạn, hoangtrieuhai Trong Bài viết 98 thì Sapa nghĩ rằng đã có quan điểm là làm sao và căn cứ vào đâu để các cụ sống cách đây cả vài ngàn năm vẽ ra được HÀ ĐỒ và LẠC THƯ rồi vậy. Nếu hoangtrieuhai chưa một lần ngồi thiền và có những tư duy sâu sắc sau những lần tĩnh lặng thiền quán một việc gì đó thì dễ dàng có sự nhận định KHÓ TIN như hoangtrieuhai đã đặt nghi vấn ở trên. Thứ đến, những nghi vấn trên trong bài viết 98 cùng trang này cũng đã có đề cập đến một vài khía cạnh mà bạn quan tâm như Long Mã, Hà Đồ v.v... ... thì lẽ ra lịch sử đã ghi tải rồi và hình như hoangtrieuhai còn chưa rõ ràng Hà Đồ với 2 quái Tốn-Khôn có sự khác biệt ra sao mà bạn viết: nhìn thấy mấy có HÀ ĐỒ mà vị trí Tốn - Khôn đổi chỗ vậy. Hoangtrieuhai có để ý, càng về xa xưa tới cổ xưa thì có nhiều huyền thoại, truyền thuyết cùng phép lạ hơn là càng về sau này đến bây giờ hay không? Rất dễ xen lồng một số khía cạnh khoa học ngày nay vào những hiện tượng tương quan để giải bày một chủ thuyết chủ quan nào đó. Thế nên, hoangtrieuhai cứ việc đề ra một vài thí dụ điển hình như: Ngũ Tinh là Ngũ Tinh nào trong Thái Dương Hệ hoặc qui luật vận động so với Ngũ Hành sinh khắc ra sao lên địa cầu rồi chúng ta xét coi sự khẳng định của Sư Phụ Thiên Sứ của hoangtrieuhai có bao nhiêu phần trăm: giải thích nguồn gốc một cách hợp lý và thuyết phục được nhé! Sapa
  25. Chào bạn, BatBoThienLong Phần mà BatBoThienLong có tô thành mầu đỏ cho một đoạn là lời Sapa đã viết. Sapa