sapa
Hội viên-
Số nội dung
253 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by sapa
-
Chào bạn, Phongthuysinh Phongthuysinh lo nghĩ dùm anh Thiên Sứ cũng đúng thôi! Nhưng chớ lo vì anh ấy biết né tránh rất tài tình ... Thấy chưa, chỉ một câu như thế là né né được ngay. Đâu phải lần đầu đâu à ... Sapa
-
Chào bạn, Hoangtrieuhai Nam Mỹ là một "châu lục và là 1 trong 7 châu lục theo các kiểu phân chia: và định nghĩa của "lục địa" hiện nay "có một sự lộn xộn trong cách hiểu và dùng từ giữa lục địa và đại lục với châu lục. Trong khi đại lục và lục địa đều là các khái niệm của địa lý tự nhiên thì đại lục là mảng đất liền lớn trong khi lục địa là mảng đất liền nhưng không chỉ rõ là có quy mô về diện tích lớn hay nhỏ." (Nguồn: wiki) Năm nay, theo Huyền Không Tàu thì Ngũ Hoàng Đô Thiên Sát ở phương Tây Nam thì bất cứ lục địa, quốc gia, hay nhà cửa đều phải ĐỂ Ý COI CHỪNG phương này xảy ra lắm chuyện và chuyện động đất kinh hồn gần đây ở Chile (quốc gia) ở Nam Mỹ (lục địa) đều nằm đúng phương hướng vậy! Hoangtrieuhai định nghĩa lục địa ra sao: theo (nguồn wiki) Lục địa là một mảng đất liền nằm trên bề mặt lớp vỏ của Trái Đất, bị nước bao quanh? Ví như: năm nay 2010 Huyền Không Tàu thì Ngũ Hoàng Đô Thiên Sát ở phương Tây Nam mà Huyền Không Lạc Việt ở phương Đông Nam - vậy ta cứ thâu thập đặc trưng là "động-đất-lớn" thôi từ bây giờ cho hết năm xem phương nào mới là lắm chuyện xảy ra nghen ... thì rõ. Thứ đến, Sapa có bảo là: Dựa trên Huyền Không Tàu thì Ngũ Hoàng Đô Thiên Sát ở vị trí Tây Nam lại tỏ ra khả năng tiên tri vượt trội Huyền Không Lạc Việt cho vụ động đất mạnh 8,8 độ Richter ở Chile mấy hôm trước nên Hoangtrieuhai nhậy cảm tư tưởng thua thiệt nên đòi hỏi kiểm chứng chuyện chưa muộn để phán xét phi tinh theo Huyền Không Lạc Việt là sai thế à! Thì cứ từ từ kiểm chứng, chúng ta sẽ có câu trả lời thực tiễn Hoangtrieuhai nhé. Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Anh Thiên Sứ bắt đầu hiểu những gì Sapa đã nói về Âm Dương rồi đó ... Vậy "Cái Nhà" đó lại không tự nhận là cái nhà thì có phải: không có đối đãi phân biệt thì "Cái Nhà" nó không thể có Âm Dương - phải không? Anh cẩn thận chỗ này trước khi nói hay lý giải bất cứ cái gì nhé! Định nghĩa về Khái Niệm Âm Dương của anh sẽ gảy đổ, vụn vỡ đấy .... Tiền nhân Trung Hoa đấy, có phải không? Như anh lý luận, chỉ sau Thái Cực mới có Âm Dương vì "Thái cực sinh lưỡng nghi" có phải không? Nếu vậy, thì anh định nghĩa chữ "SINH" trong câu ấy là như thế nào được chăng? Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Kiến thức này thì thật tình mà nói nó xưa rồi. Tôi đã giải thích từ lâu. Trong sự nhận xét trực quan của con người với thời gian hạn hẹp của một đời người thì tri thức cũng chỉ đến thế - có vẻ như không trả lời được câu hỏi này. Chưa nói đến việc chấp vào những khái niệm và danh từ - mặc dù nó rất cần thiết trong trao đổi thông tin để tiến hóa của cả nhân loại - Nhưng nếu có một tầm nhìn dài hơn - cả quá trình tiến hóa của muôn loài và cả vũ trụ thì anh hãy tự đặt câu hỏi với chính anh - tôi nghĩ anh sẽ nghiệm ra vấn đề anh Sapa ah. Câu hỏi như thế này: Trong quá trình tiến hóa của loài được gọi là gà như ngày nay, anh hãy tưởng tượng đến con vật đầu tiên được nhân loại công nhận đó là con gà thì anh sẽ biết cái gì có trước. Nếu phải tưởng tượng đến con vật đầu tiên được nhân loại công nhận đó là con gà - thì có câu: "trông gà hóa cuốc" nên có lẽ nói ngược lại chăng là: "trông con chim cuốc" hóa ra GÀ không nhỉ!? Nhưng ngay cả con chim cuốc cũng sẽ lại bị hỏi: Chim cuốc và Trứng cuốc - cái nào có trước? Nếu nói đến tiến trình tiến hóa thì phải phân loại khoa học trong sinh học và sinh thái học rồi nào là nhóm sinh vật mà tế bào không có màng nhân (sinh vật nhân nguyên thủy) v.v... Kế đến, chắc phải đi hỏi ngài Thượng Đế quá, anh Thiên Sứ à. Sapa thì chưa muốn đi gặp ngài sớm vậy đâu ... Anh bảo: Kiến thức này thì thật tình mà nói nó xưa rồi. Tôi đã giải thích từ lâu. Thì anh không ngại mà giải thích lại cho Thiên Đồng nghe mà trả lời cho Sapa biết đâu là Âm, đâu là Dương nhé ... Được vậy, chắc là Thiên Đồng sẽ cám ơn anh lắm đấy, phải không Thiên Đồng!? Sapa
-
Chào bạn Thiên Đồng Sao rồi, Sapa có hỏi Thiên Đồng về vụ: ... thì bạn còn chưa tỏ bày ý kiến, mà lại lún sâu vào: là thế nào? Có nghĩa là: Như vậy chính Linh Trang cũng trả lời không hợp lẽ! ngay ở cái điều cơ bản, ngay trong cái lớp Phong Thủy Lạc Việt cơ bản đấy nhé. Không biết các lớp Phong Thủy như trên thì học viên có phải đóng tiền không nhỉ!? Sapa chỉ tự hỏi thôi, không cần phải trả lời ... OK, Thiên Đồng nhớ cái quan hệ này nhé: Sapa - Dương Thiên Đồng - Âm May cái gì, vì có Lý Học Đông Phương thuộc Văn Hiến nào bảo Vợ lớn tuổi hơn Chồng là Dương đâu à ... Cứ gì, phải vinh danh hão huyền rồi may thay hở Thiên Đồng? Chuyện quá ư là bình thường, có gì phải phân tích - chẳng qua, vì cái lý sinh Trước sinh Sau của nền Lý học Đông Phương thuộc Văn Hiến Việt mà phải giải thích đó ư!? Chưa được thuận đó Thiên Đồng à ... Này nhé, Dương trước Âm sau nên Âm thuận tùng Dương phải không nào: Dương (Mẹ - trước) và Âm (Con cái - sau) nên mới bảo Âm thuận tùng Dương - có nghĩa là con cái thuận theo, sống theo Mẹ; ok ... Thế rồi, khi con cái trưởng thành lớn hết rồi - Con đâu Mẹ đó và Mẹ thuận theo, sống theo Con thì "Âm Dương đão điên thay đổi" rồi còn gì ... Nền Lý học Đông Phương thuộc Văn Hiến Việt, may ra giải thích thông suốt việc này chứ, Thiên Đồng!? Anh Vuivui đã bỏ tiền vào túi cho Thiên Đồng rồi đó .... Sapa
-
Chào bạn, Rin86 Thói quen dùng từ thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày mà sử dụng không đúng và với sự nhầm lẫn lâu dần thành thói quen khó sửa đó sẽ trở thành… phong cách mà không biết đó Rin86 à! Bực mình mà chi, ai bảo burn one's fingers làm gì. Chào bạn, Wildavender À! Đó là lối bực mình rất ư là văn hóa con gái thời nay ấy ư!? Thời Sapa ngày xưa, con gái chỉ biết đem thân cát đằng nương bóng tùng quân và "Chồng gọi vợ phải dạ thưa, Nói năng dịu ngọt cho vừa lòng anh..." cơ. Ai bảo, đó không phải là "thị phi"? Thị phi chỉ có nghĩa là "phải - trái, thiện - ác" cãi nhau thì Wildavender xem có thiếu phần nào không? Còn "ôm rơm nặng bụng" thì chỉ có loài nhai lại mà thôi; xem ra Rin86 có thể là sinh năm x86 phải là con cọp thôi nên không nhai rơm đâu mà không chừng thèm "ăn tươi nuốt sống" Sapa nữa là, chứ chả chơi ... :lol: hén, Wildavender? Mà này, năm nay năm Cọp đấy và là năm tuổi nên cẩn thận nhé. Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Đợi anh phản biện, cũng lâu đó, nên cũng hơi nản ... Luận điểm của anh SAI là lập luận BẾ TẮC ở phần in nghiêng màu nâu ấy! ... nghĩa là quẻ KHÔN quản cung TỴ nên Khôn Thổ sinh KIM, thành ra KIM Cục khởi Trường Sinh ở TỴ cung là do quẻ KHÔN tác động. Nếu như không phải do quẻ KHÔN sau khi hoán vị mới được vậy nên mới có sự hiệu chính từ nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". "Đây cũng là một bằng chứng nữa chứng tỏ sự thất truyền và sai lệch của một hệ thống lý thuyết căn bản" (trích Tìm về cội nguồn Kinh Dịch) Đương nhiên, anh Thiên Sứ muốn nói đến là Hậu Thiên Văn Vương sai lệch đó thôi ... nhưng hãy nhìn sự lô-gích xem: Âm THỔ - Khôn quản Tỵ cung sinh KIM cục mà chẳng lẻ: Dương THỔ - Càn quản Hợi cung sinh MỘC cục lại hợp lý và nhất quán ư? Chẳng qua, vì anh ấy đã dẫn qui tắc Tam Hợp Cục sau đây: vì Tỵ (Âm Hỏa) tại sao lại có thể sinh Dậu (Âm Kim)? Thế anh ấy đã có tự hỏi tại sao chỉ có Tam Hợp Cục cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa mà không có Tam Hợp Cục cho Thổ không? Địa bàn Tử Vi chỉ có 12 chi/cung chia 3/tam-hợp thì chỉ được có 4 Tam-Hợp-Cục thôi là lẽ tất nhiên cho nên hệ thống lý luận đã chọn Tứ Chính (tức là 4 cung: Tí - Ngọ - Mão - Dậu là nơi Chính Vượng) cho 4 Hành: Thủy, Hỏa, Mộc và Kim. Do đó, trong: @ Thân – Tý – Thìn là tam hợp Thủy cục. Trong đó: Tý (Thủy) là Chính Vượng cho nên phải từ Thân (cung) sinh đến cung Tý (Thủy) và rồi Thủy tuyệt ở Thìn (cung). @ Dần – Ngọ – Tuất là tam hợp Hỏa cục. Trong đó: Ngọ (Hỏa) là Chính Vượng cho nên phải từ Dần (cung) sinh đến cung Ngọ (Hỏa) và rồi Hỏa tuyệt ở Tuất (cung). @ Hợi – Mẹo – Mùi là tam hợp Mộc cục. Trong đó: Mẹo (Mộc) là Chính Vượng cho nên phải từ Hợi (cung) sinh đến cung Mẹo (Mộc) và rồi Mộc tuyệt ở Mùi (cung). @ Tỵ – Dậu – Sửu là tam hợp Kim cục. Trong đó: Dậu (Kim) là Chính Vượng cho nên phải từ Tỵ (cung) sinh đến cung Dậu (Kim) và rồi Kim tuyệt ở Sửu (cung). ... chứ như theo qui tắc và hiểu lệch như sau đây: @ Thân – Tý – Thìn là tam hợp Thủy cục. Trong đó: Thân (Kim) sinh Tý (Thủy) và tuyệt ở Thìn (Thổ). @ Dần – Ngọ – Tuất là tam hợp Hỏa cục. Trong đó: Dần (Mộc) sinh Ngọ (Hỏa) và tuyệt ở Tuất (Thổ). @ Hợi – Mẹo – Mùi là tam hợp Mộc cục. Trong đó: Hợi (Thủy) sinh Mẹo (Mộc) và tuyệt ở Mùi (Thổ). @ Tỵ – Dậu – Sửu là tam hợp Kim cục... vì Tỵ (Âm Hỏa) tại sao lại có thể sinh Dậu (Âm Kim)? là phải rồi. Lý luận sẽ bị BẾ TẮC chứ đâu phải vì hệ thống lý luận cơ cấu của Tử Vi có vấn đề mà anh Thiên Sứ phải biện minh cho rằng hoán vị Tốn-Khôn mới lý giải hợp lý! Cũng vì theo qui tắc và hiểu lệch như trên, nên nếu như phải lý luận nhất quán thì: cung Thân (Kim) sinh Tý (Thủy) => Kim sinh Thủy cung Hợi (Thủy) ắt sinh Mẹo (Mộc) => Thủy sinh Mộc cung Dần (Mộc) sinh Ngọ (Hỏa) => Mộc sinh Hỏa cung Tỵ (Hỏa) ắt sinh Dậu (Thổ) => Hỏa sinh Thổ ... chứ có đâu nhẩy từ ngũ hành của cung sang ngũ hành của quẻ: cung Tỵ (quẻ Khôn) ắt sinh Dậu (Kim) => hành quẻ Thổ sinh Kim để lý giải bất nhất như thế!? Khi thì lấy ngũ hành của cung để lý giải, khi thì lấy ngũ hành của quẻ để giải lý thì ra hệ thống gì? Anh từ từ đọc ... Chỉ lo anh mất hứng hơi lâu ... Vậy thì anh có thể nhờ các học viên của anh, thế anh, mà phản biện giúp anh trong khi anh còn chưa có hứng ấy ... Để xem, họ có lãnh hội được sự giải thích thấu suốt hay không nhé! Mong lắm đó ... Sapa
-
Chào bạn, Thiên Đồng Quên hỏi Thiên Đồng cái chuyện tranh cải xưa giờ: Con Gà và Trứng Gà, cái nào có trước? Thì dựa vào nguyên tắc ước định trên: Dương - Trước và Âm - Sau, Con Gà và Trứng Gà - đâu là Âm, đâu là Dương? Sapa
-
Chào bạn, Thiên Đồng Câu hỏi của chú là chú cũng tự trả lời rồi đấy. Có nghĩa là câu cuối cùng của Linh Trang nói với học viên lớp PTLVCB "Trả lời: Thấp. Sai! Cao. Sai! Trung bình. Sai." Thì câu này rỏ ràng cũng là không hợp lẽ. Bởi nếu với một người nắm rỏ tinh thần khách quan và khoa học thì sẽ không vội nói điều này mà phải giải thích ngay lúc đó,trong trường hợp đó, đối với đối tượng đó là nó cao hay nó thấp nó đúng hay nó sai, nghĩa là khu biệt nó trong giới hạn so sánh mà chớ vội khẳng định ngay là câu trả lời của học viên đó đúng hay sai. Nghĩa là Khi học viên đưa ra nhận định cao thấp của cái bàn so sánh đối đãi với cái ghế thì nó sẽ đúng với cái ghế. Nhưng khi tư tưởng học viên đang so sánh đối đãi cái bàn với cái ghế thì Linh Trang trong đầu so sánh cái bàn với cái cột nhà, dĩ nhiên cái bàn thấp hơn và lấy ý niệm này phủ nhận học viên sai. Như vậy chính Linh Trang cũng trả lời không hợp lẽ! Vậy thì nếu một học viên khác so sánh cái cột nhà với cái nhà cao tầng dối diện thì sao? Câu trả lời chính xác nhất là không khẳng định học viên đúng hay sai mà xác định ý niệm của học viên đó được khu biệt trong cảnh nào hay đối với đối tượng nào mà có câu trả lời cụ thể. Thiên Đồng suy luận đúng hướng rồi đó, vì Đúng - Sai ở đây là Đúng - Sai đối với AI thôi ... Tuy nhiên, phân tích tường tận hơn thì Thiên Đồng sẽ thấy câu hỏi đó: - Cái bàn này cao hay thấp? thì đã đề cập đến tầm hiểu biết hay đòi hỏi về tri thức của sự đối đãi rồi vậy. Đó là: cao hay thấp! Nếu như có AI đó mà chưa hề có khái niệm về mực thước cao hay thấp thì sẽ IM LẶNG hoặc không biết gì để mà trả lời; chưa kể, nếu đó là lần đầu tiên nghe hai chữ cao và thấp. Ví dụ: một người Việt không biết tiếng Anh khi nghe: - Is this table tall or short? thì đố họ biết chi mô mà nói năng huống là trả lời được cái gì. Cho nên, nếu như AI đó hiểu được cái định nghĩa cao là sao và thấp là như thế nào: ắt sẽ trả lời được câu hỏi đó không lấy gì là khó khăn cả. Vì: Thấp - do đối đãi với QUAN ĐIỂM của họ dựa trên sự SO SÁNH với tầm cao của một cái bàn nào họ đã từng THẤY qua trước đây. Cao - do đối đãi với QUAN ĐIỂM của họ dựa trên sự SO SÁNH với mặt đất hoặc tầm thước của một cái bàn nào họ đã từng THẤY qua trước đây. Trung bình - do đối đãi với QUAN ĐIỂM của họ dựa trên sự SO SÁNH với tầm thấp hoặc tầm cao của một số cái bàn nào họ đã từng THẤY qua trước đây. Ý trên, không khác với cái câu thành ngữ: comparing apples and oranges trong tiếng Anh ... nghĩa là, nếu có so sánh thì so sánh giữa những cái bàn với độ cao thấp của nó. Phải chăng, Thiên Đồng muốn bổ túc phần này mà Sapa đã hỏi anh Thiên Sứ: Nghĩa là theo ước định [Thời Gian]: Trước là Dương và Sau là Âm ... đã giải quyết phần: Cha - con trai; Mẹ - Con gái: Mẹ - con trai: Chị gái - em trai, rồi Thiên Đồng hiểu sao về phần kế: Con ốc - con sò; Con cá - con hổ ?? Tạm đúc kết theo nguyên tắc được ước định: Dương - [Chồng, Trước, ...] Âm - [Vợ, Sau, ...] Thì rõ là, Thiên Đồng cũng cho rằng hình tượng và câu kết luận từ buổi Offline lớp Phong thủy cơ bản - bàn về Âm Dương thông qua câu hỏi: - Cái bàn này cao hay thấp? "Trả lời: Thấp. Sai! Cao. Sai! Trung bình. Sai." Thì câu này rỏ ràng cũng là không hợp lẽ. Như vậy chính Linh Trang cũng trả lời không hợp lẽ! Không hợp lẽ, chứ Sapa còn ý gì khác đâu à ... Sapa
-
Chào bạn, Daretolead Không biết câu nói này của anh Thiên Sứ có phải nằm trong những VD mắc lỗi mà Daretolead liệt kê ở trên không ? Như phải, thì mong rằng anh Thiên Sứ rút kinh nghiệm nhé! Sapa
-
Chào bạn, Langtucodoc Langtucodoc thử đọc những gì Rin86 viết đi: Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Dựa trên Huyền Không Tàu thì Ngũ Hoàng Đô Thiên Sát ở vị trí Tây Nam lại tỏ ra khả năng tiên tri vượt trội Huyền Không Lạc Việt cho vụ động đất mạnh 8,8 độ Richter ở Chile mấy hôm trước. Anh Thiên Sứ cũng dùng Huyền Không Lạc Việt dự báo: nhưng xem ra, thì phương Đông Bắc và Tây Nam ở các Lục địa năm nay mới là lắm chuyện có khả năng cao hơn; ví dụ phương Tây Nam của Châu Mỹ nói chung và (Nam Mỹ: South America) nói riêng đã ứng nghiệm theo Huyền Không Tàu. Phải chăng, như anh đã từng nói là: nếu một lý thuyết có tham vọng diễn đạt tính qui luật của mọi hiện tượng trong vũ trụ và có khả năng tiên tri thì nó phải xuất phát từ một nguyên lý thể hiện tính cân đối làm nền tảng để quán xét mọi hiện tượng. thì quả nhiên, lường thiên xích của Lạc Thư đã thể hiện tính cân đối làm nền tảng để có khả năng tiên tri trội hơn phép tính "phi tinh dựa trên Hà Đồ theo sự phân phối các độ số của anh Thiên Sứ nhân danh nền văn minh Lạc Việt. Nói về phương pháp toán học cao cấp, thì Lạc Thư minh họa cho "ma trận kỳ ảo" (magic square) mà Hà Đồ theo sự phân phối các độ số của anh Thiên Sứ đã chứng minh tính phi cân đối và không hợp lý thì khả năng tiên tri của Huyền Không Lạc Việt (dựa trên cơ sở này) đã không đạt được độ chính xác cao là điều đương nhiên. E rằng, khó mà thực hiện được với Huyền Không Lạc Việt đó anh Thiên Sứ à! Sapa
-
Chào bạn, Rin86 Sao lại la là tự nhiên mang vạ vào thân được chứ!? Chẳng phải Rin86 bèn nhận việc này để giúp cô bé đó sao, mà bảo là tự nhiên mang vạ? Giúp không xong rồi lại đi chỉ trích anh kia để bị chửi lại rồi than vãn tự nhiên mang vạ vào thân có vô lý không? Lý ra, Rin86 phải rõ điều này: thay đổi một con người vô cùng khó ngay từ đầu thì sẽ không thày lay bèn nhận việc này để giúp cô bé đó; thay vì, khuyên nhũ cô bé đó hãy sáng suốt nhận định sự tình để có sự quyết định dứt khoát chính chắn. Âu cũng là một bài học "yếu thì đừng ra gió" để sau này Rin86 khỏi phải than tự nhiên mang vạ vào thân nghen ... :lol: Nói chứ, Rin86 giúp được thì giúp là điều tốt thôi - nhưng chớ để mình sa sâu vào thị phi mà phiền toái nhé! Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Về nguyên tắc thì là vậy, và cần tiếp theo đó phải có sự nhất quán từ góc độ đó - chứ như không thì còn gì là nguyên tắc. Ví dụ trong Tử Vi: * Lý giải: cung Thân (Kim) sinh Tý (Thủy) => Kim sinh Thủy Cục cung Hợi (Thủy) ắt sinh Mẹo (Mộc) => Thủy sinh Mộc Cục cung Dần (Mộc) sinh Ngọ (Hỏa) => Mộc sinh Hỏa Cục cung Tỵ (Hỏa) ắt sinh Dậu (Thổ) => Hỏa sinh Thổ Cục ... chứ có đâu nhẩy từ ngũ hành của cung sang ngũ hành của quẻ: cung Tỵ (quẻ Khôn) ắt sinh Dậu (Kim) => hành quẻ Thổ sinh Kim Cục để lý giải bất nhất như thế!? Khi thì lấy ngũ hành của cung để lý giải, khi thì lấy ngũ hành của quẻ để giải lý thì ra hệ thống gì - phải không anh Thiên Sứ? Cho nên, phải có phân chia, phân biệt để ước định đâu là Âm, đâu là Dương ... Bởi vậy, hình tượng này chỉ rất hay là theo quan điểm của anh thôi, đó anh Thiên Sứ à! Tại sao? Vì nó được ghi nhận là HAY do đối đãi với QUAN ĐIỂM của Thiên Sứ anh. Đồng nghĩa ấy, học sinh trả lời: Thấp - do đối đãi với QUAN ĐIỂM của họ dựa trên sự SO SÁNH với tầm cao của một cái bàn nào họ đã từng THẤY qua trước đây. Cao - do đối đãi với QUAN ĐIỂM của họ dựa trên sự SO SÁNH với mặt đất hoặc tầm thước của một cái bàn nào họ đã từng THẤY qua trước đây. Trung bình - do đối đãi với QUAN ĐIỂM của họ dựa trên sự SO SÁNH với tầm thấp hoặc tầm cao của một số cái bàn nào họ đã từng THẤY qua trước đây. Vậy thì họ trả lời SAI ở chỗ nào, đối đãi với cái ĐÚNG nào - ra sao? Khi tuyên bố rằng trả lời như thế: Thấp. Sai! Cao. Sai! Trung bình. Sai. thì đã biết cái ĐÚNG nó như thế nào rồi vậy. Tất tất đều có mặt so-sánh đối-đãi! Thế thì ĐÚNG là phải như thế nào vậy anh Thiên Sứ!? Anh đừng có sợ SAI mà không trả lời nhé ... (Sapa sẽ cùng anh phân tích) Từ từ ... để liệt kê theo nguyên tắc hay ước định: [Giới Tính] ÂM: Vợ DƯƠNG: Chồng dựa trên [Giới Tính] do bộ phận sinh dục, do sự cường yếu, v.v... ?? Rồi đến: Cha - con trai; Mẹ - Con gái: Mẹ - con trai: Chị gái - em trai, Con ốc - con sò; Con cá - con hổ thì bên trái, phải cột nào là Âm - cột nào là Dương chứ, phải không anh Thiên Sứ? Vậy Thái Cực là gì? Không hoàn toàn Âm, không hoàn toàn Dương hay là chi chi thì xin anh cứ trình bày tiếp ... Sapa
-
Lấy ý tưởng trang phục từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước, NTK Thịnh Trị đã cho Vĩnh Thụy mặc khố xuất hiện trong đêm chung kết cuộc thi Mister International 2009. Nếu như không có cái áo choàng vai kia thì cứ ngỡ là anh ta đang ở trần đóng khố nhỉ!? Thiệt là ... tai hại! Cứ phải làm cho thế giới cứ ngỡ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước chỉ ăn mặc có thế ... Sapa
-
Rin86, Rin86 viết rằng: Cúc áo nam (Âu phục) nằm bên tay phải để vạt áo đè lên phía trên sẽ thuộc bên tay trái còn nữ thì ngược lại. Đó là điều tồn tại bấy lâu nay trong các loại Âu phục mà mọi người đều không hiểu tại sao. Có những lối võ đoán chủ quan "quơ đũa cả bó" rồi cho rằng, cho là theo định kiến cá nhân rằng, là mọi người đều không hiểu tại sao. Chẳng lẽ "nó lú" rồi "không có chú nó khôn" được ư như đã có câu: "Nó lú, nhưng chú nó khôn!". Ví dụ, chú nó dạy: Trước khi có cúc áo nam (Âu phục) ra đời, thì những chiếc áo người nam mặc là quấn quanh mình hở tay phải để tiện hoạt động hoặc tròng qua đầu . Vậy thì, nếu có một nền văn minh toàn cầu cổ xưa tồn tại, thì quái nhỉ - bọn Châu Âu nó - sáng chế đâu ra (theo tuần tự thời gian): Henry VIII, 1509. The Denver Art Museum (date: 1509) King Edward VI (Dynasties: Painting in Tudor and Jacobean England 1530-1630) (The future James II with his father, Charles I) King George I (Portrait of King George by Georg Wilhelm Lafontaine (1680–1745). Đầu 1/4 thế kỷ 18 Nếu áo quần như thế nào, là thể hiện tính văn hóa của một nền văn hóa - thì sản phẩm của nhận thức trên qua những hình ảnh Vua Chúa của vương quốc Anh trong một xã hội phát triển đã thể hiện việc cúc áo bên phải là ngẫu nhiên hoặc thất truyền từ nền Lý học Đông phương à? Thế rồi, Âu phục tràn lan sang Đông phương thống lĩnh truyền thống "nam tả, nữ hữu" một cách dễ dãi hầu như không gặp một tí khó khăn gì và chẳng những thế lại được hưởng ứng nhiệt liệt. Âu tây thế mới sang, mới văn minh chứ nhỉ! Nói trở lại chuyện "Nó lú, nhưng chú nó khôn!" mà bất hạnh thay chú nó lú luôn thì chuyện ráng tìm sự tương đồng trong ăn mặc sẽ trở thành không tưởng khi mơ màng về một nền văn mình cổ xưa còn tồn tại từ thời Minoan, Hy Lạp cho đến văn minh La Mã. Bế tắc là chuyện khó tránh đó Rin86 à. Không chỉ ở phương diện ăn mặc áo quần không thôi đâu ... Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Con Ốc, không bò bằng mồm thì bò bằng gì nào ... Do đó, phần đầu "Mồm bò" là để nói lên hiện tướng con Ốc lấy mồm bò. Phần phủ định, "- chẳng phải mồm bò -" là để phân biệt "mồm bò" đây không phải mồm của con bò cho câu đố: Đố là con gì? Phần sau rốt, là tái khẳng định "nhưng lại là mồm bò" là điều không thể không vậy. Con Ốc phải lấy mồm để bò. Đó là lối chơi chữ, nên phải thật hiểu nghĩa từ và ngữ cảnh thì không có gì là đầy mẫu thuẫn trong phản biện học thuật đâu anh Thiên Sứ à! Anh khéo "vẽ rắn thêm chân." Sapa
-
Chào bạn, Langtucodoc Thì vậy, chân lý chỉ có một mà một này là cho một mình mình thôi .... Ví dụ, theo Rin86 thì: Có lẽ ở châu Âu việc "nam tả nữ hữu" này là dấu hiệu của nền văn mình cổ xưa còn tồn tại từ thời Minoan, Hy Lạp cho đến văn minh La Mã trong khi từ thời Hy Lạp, La Mã cổ xưa cho thấy đàn ông hay mặc áo lòi tay phải ra ngoài kiểu "trệch vai hữu" như các nhà sư Phật Giáo Nguyên Thủy (Ấn Độ). (La Mã) (Hy Lạp) Ngày xưa, người ta quấn tấm vải quanh mình để che thân và thường cài vạt áo bên phải để cho cử động dễ dàng vì thuận tay mặt vốn là khỏe nhất ắt là lô-gích, nhưng để tìm chân lý cho riêng mình thì tìm cách gán ghép "nam tả, nữ hữu" cho vừa nền văn mình cổ xưa của mình mới là cách giải thích đúng khác xa với những cách giải thích sai khác mà mình không chuộng thôi đấy Langtucodoc à! Sapa
-
Ah! Quên nói với Rin86 rằng ví dụ ý muốn của Chúa hoặc trời tròn đất vuông cũng là những cách giải thích, nhưng thực tế hãy truy xét cho kỷ từ thời con cái của Chúa (nền văn minh cổ xưa) đã ăn mặc thế nào nhé! Cái này, nó cụ thể và có thể kiểm chứng đấy ...
-
Cho nên, một nền văn minh toàn cầu cổ xưa tồn tại (nếu có) thì cũng là từ nhiều cách giải thích và nhiều giả thuyết vậy thôi! Vậy thì, nếu có một nền văn minh toàn cầu cổ xưa tồn tại thì đây là minh chứng cho sự thống nhất đó - nếu có, thì lại rơi vào cách giải thích và giả thuyết nào hở Rin86?
-
Chào bạn, Daretolead Thì daretolead cho là bác dùng cách nói phủ định. Tức là kiểu: muốn biết A là gì không? A không phải là B. Vậy B là gì? B không phải là A!!! Cũng giống như muốn hiểu Âm là gì không? Đáp: Âm khác Dương. Vậy hỏi tiếp Dương là gì? Đáp: thì Dương khác Âm!!! Đó không phải là phủ định; cứ lấy cách lập luận của Daretolead mà phân tích xem nhé: * muốn biết A là gì không? A không phải là B A không phải là B là câu trả lời ngắn gọn và nếu đi vào chi tiết để chỉ ra A không phải là B thì ta sẽ viết như vầy: A không phải là B vì chữ A nó được vẽ như vầy ./.\.-. mà không vẽ như @,#,&,*,$ v.v.... Cũng như, hỏi muốn biết H2O là gì không? H2O không phải là AU (gold) thì chẳng lẽ cái anh học Hóa lại không hiểu ư và cho đó là cách nói phủ định? Nếu như Daretolead không học Hóa hay hiểu về Bảng Hóa Học thì có thể hỏi-đáp lòng vòng như trên theo sự hiểu của bạn vậy. Tức là kiểu: muốn biết H2O là gì không? H2O không phải là AU. Vậy AU là gì? AU không phải là H2O!!! Cũng giống như muốn hiểu Âm là gì không? Đáp: Âm khác Dương. Vậy hỏi tiếp Dương là gì? Đáp: thì Dương khác Âm!!! Thế nên, có thể kết luận là Daretolead không biết gì về Âm Dương được chưa? Ngay từ căn bản, chỉ có thế và có đi lần lên từ trí mỏng đến cao dày chí đến sum la vạn tượng cũng không ngoài sự phân chia, phân biệt do ghi nhận từ cái THẤY mà ra. Nhích thêm tí tị nè, khi Daretolead lấy tấm gương soi mình, người và/hoặc mọi vật trên đời rồi hỏi nó: Đâu là ÂM ? Đâu là DƯƠNG? Daretolead nghĩ rằng nó sẽ bảo sao và định nghĩa thế nào về ÂM, về DƯƠNG? Thực sự thì daretolead không hiểu câu hỏi của bác. Chuyện này không lạ khi Daretolead chưa hiểu câu hỏi mà Sapa dành cho bạn nhưng lạ ở chỗ: đã thế, mà Daretolead lại thấy rằng câu hỏi của bác chưa đúng và chưa đủ thì không có câu trả lời! Còn về việc cần giải thích thêm ý "Sự vật phải có khả năng phân chia ra làm 2 phần để SO SÁNH thì mới có Âm có Dương" thì Daretolead thấy ý này không ổn như thế nào? Cứ đề ra ví dụ nào mà bạn thấy câu viết trên sẽ gặp sự không ổn - rồi chúng ta sẽ xác thực nó không ổn như thế nào nhé. Sapa
-
Chào bạn, Cutu1 Anh Vuivui đã viết khá dư về khái niệm Âm Dương rồi đó, nhưng không thiếu những người còn chưa bắt kịp và tưởng rằng anh ấy chưa biết tới đâu; thực tế ra sao thì bạn Cutu1 sẽ được sáng mắt khi trình bày quan điểm của bạn về khái niệm Âm Dương Ngũ Hành. Chỉ khuyên bạn mỗi một điều, chớ nên CỨNG NGẮC về ÂM DƯƠNG rồi cố chấp thành định kiến để bít lấp ngõ Trí Tuệ ... vậy thôi. Trong khi chờ đợi anh Thiên Sứ trình bày quan điểm có mới mẽ gì hơn những cái mà anh ấy đã trình bày không ít lần trong tiêu đề này hay không, thì bạn cũng có thể tìm trở lại đọc trong 11 trang này sẽ hiểu được ít nhiều về nhận định của ảnh. Chuyện sờ voi là nói về những kẻ mù mà bạn dùng để so sánh với bạn đó ư!? Chớ lấy đó làm "can đảm" bạn nhé ... Về việc anh Thiên Sứ đã lên tiếng khất hẹn thì bạn vẫn có thể trình làng ý tưởng của bạn kia mà; hay là bạn định chờ thì tùy bạn vậy. Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Anh viết tiếng Việt mà, chứ có phải tiếng Ma-rốc Công-gô chi mô mà không rõ ý anh ... Anh nghĩ rằng khái niệm của anh về Âm Dương nó cụ thể hơn à!? Sapa có phản đối anh gì về phương diện này đâu ... à. Anh cũng nên xem lại lời Sapa đã viết: Bạn Cutu1 cũng chưa đưa vấn đế khái niệm Âm Dương theo cách hiểu của bạn ấy nữa đó, thì anh đâu phải trường hợp ngoại lệ, người duy nhất sót lại chưa đưa ra mà bảo là trừ anh ra ... Để phản biện anh trong thời gian qua, Sapa đã đọc không ít những gì anh đã hiểu về khái niệm Âm Dương là như thế nào nên không khó khăn gì phản biện Thiên Sứ đâu. Ừ thì đợi đến ngày 16 âm lịch xem anh có ý gì mới mẽ hơn không thôi. Sapa
-
Chào bạn, Rin86 Phải không? Rin86 có thể đọc ở đây một vài điều thú vị ... http://www.ehow.com/facts_5158431_do-shirt...ite-womens.html Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Anh cũng đâu phải trường hợp ngoại lệ gì đâu mà bảo là trừ anh ra vì anh: sắp sửa đưa vấn đế khái niệm Âm Dương theo cách hiểu của Thiên Sứ anh thôi mà ... Anh có thể cứng ngắc chọn một phạm trù trong Cổ Thư về khái niệm Âm Dương như đây: 00 là Âm 11 là Dương ... thì Không hoàn toàn Âm - thì gọi là 01 - number one ngon lành Không hoàn toàn Dương - thì gọi là 10 - number ten tệ quá hoặc cứ lại phải lặp lại những gì đã thảo luận đến 10 trang và hơn 193 bài viết rồi dưới tiêu đề này hay sao? Đương nhiên, từ luận điểm căn để khi chứng minh được rằng nó SAI ở chỗ nào thì là nó SAI không thể phản biện được chứ anh Thiên Sứ! Đâu phải những luận điểm của anh chưa từng bị chứng minh là nó SAI ở chỗ nào và rồi thì anh có chịu chấp nhận để hoàn thiện nó không? Đó là cái mà con người cứ vướng vào tranh biện không có hồi kết là vậy ... Sao, bây giờ anh định đưa ra cái gì mới lạ hơn là những gì anh đề xướng đó giờ hay vẫn dùng dằng mãi ở những mệnh đề vẫn như cũ? Nếu anh đưa ra được những khái niệm gì không phải vẫn như cũ của anh thì, xin mời! Sapa