sapa

Hội viên
  • Số nội dung

    253
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by sapa

  1. Chào anh, Thiên Sứ Chỉ vì đọc ở đoạn này của anh: nên thiết nghĩ anh sẽ hỏi lại đó mà. Đọc lại hết, thì vâng, anh đã tỏ rõ ý kiến: và hoàn toàn đồng ý với anh đoạn sau đây: Thế là chúng ta nhất trí thông qua: 4 màu là BẤT KHẢ THI, phải không! Nhân đây, đăng lên 3 quốc gia có nhiều lằn ranh biên giới với trên 10 nước để anh tham khảo: có khi phải dùng đến 6 màu ... Sapa
  2. Chào anh, Thiên Sứ Một câu chót của anh đã nói hết! Lý Học Đông Phương không thể dùng 4 màu để vẽ bản đồ các quốc gia trên thế giới. Nếu như Còn tiếp, thì anh phải hỏi cho rõ về nội dung bản đồ như thế nào? Như là dùng màu để phân biệt lãnh thổ thì 5 màu tối thiểu cũng không thể vẽ nốt những nước tiếp giáp láng giềng hơn 4 nước. Sapa
  3. Chào anh, Thiên Sứ Xem bài này hơi trễ, sáng giờ gần 3 tiếng mới giải xong. Cửu cung phi tinh đi theo Lường Thiên Xích nên bị cố định và giới hạn thì không thể dùng trong lối Ô Toán Số này. Anh có thể dùng "cửu cung phi tinh" để thiết lập MẬT MÃ cho riêng anh chứ bài giải này phải giải bằng cách khác. [8][3][4]*[7][5][1]*[9][2][6] [5][7][6]*[2][8][9]*[4][1][3] [9][2][1]*[4][3][6]*[5][7][8] *********************** [3][5][7]*[6][4][2]*[8][9][1] [1][6][9]*[8][7][5]*[2][3][4] [4][8][2]*[9][1][3]*[6][5][7] *********************** [7][4][5]*[3][2][8]*[1][6][9] [6][1][8]*[5][9][7]*[3][4][2] [2][9][3]*[1][6][4]*[7][8][5] Sapa
  4. Chào anh, Thiên Sứ Nếu vậy, vẫn còn thiếu màu TUYẾT TRẮNG của 2 cực: Nam và Bắc. Chúng ta hãy khoang đem Lý học Đông phương vào bài toán: Bạn hãy chứng minh rằng chỉ cần 4 màu khác nhau là có thể minh họa một bản đồ thế giới. Vì là, nhìn từ bên ngoài TRÁI ĐẤT trong không gian ta sẽ thấy hình ảnh bao quát tóm gọn về: đất đai (nâu TRUNG DUNG, không non không xậm), cây cối (xanh lá cây TRUNG DUNG, không non không xậm), sông ngòi biển cả (xanh dương TRUNG DUNG, không non không xậm ) và tuyết (trắng). Nếu như anh muốn đi vào chi tiết ranh giới của từng quốc gia thì ta có thể xử dụng một vài nguyên tắc căn bản về DIỆN TÍCH và hình học ĐA GIÁC. Vì mỗi một quốc gia thường có một DIỆN TÍCH ví như một hình ĐA GIÁC do giáp ranh với nhiều quốc gia láng giềng khác vây. Do đó, trong hình học một ĐA GIÁC tối thiểu là có 3 cạnh như hình TAM GIÁC đóng kín mới có thể tính ra được DIỆN TÍCH của nó. Thế nên, tối thiểu là 4 màu được xử dụng và nghĩ đến trong bài toán là điều hiển nhiên: 1 màu trong hìn TAM GIÁC + 3 màu từ 3 GIÁC làm ranh Oái ăm thay, có nhiều quốc gia lại giáp ranh tới trên 10 quốc gia khác thì bị giới hạn bởi 4 màu khác nhau là điều BẤT KHẢ THI. Như vậy, anh có dùng đến 7 trong 8 màu ứng với Bát Quái cũng khó mà ĐỦ! Chẳng lẽ căn bản của bài toán đòi hỏi LÔNG RÙA, SỪNG THỎ mà chúng ta cứ phải bận tâm chăng? Sapa
  5. Chào anh, Thiên Sứ Nếu trong trường hợp chỉ có 2 màu (đen/trắng) thì lẽ tất nhiên phải dùng đến hàng trăm sắc độ nhưng nó chỉ có thể tạo nên nền bóng tương phản hình dạng chứ không thể "minh họa" rõ nét như 4 màu mà Sapa đề kiến. Có thể, anh sẽ nghĩ phải có nhiều sắc độ khác nhau cho 4 màu đó nhưng lấy ví dụ (nước/đại dương): 4. Màu blue - đại dương, nước có những sắc độ là xanh dương lợt (vùng cạn), xanh dương đậm (vùng sâu) và từ xanh dương lợt đến đậm còn nhiều gam màu xanh dương nữa; nhưng ta vẫn có thể lấy cái màu xanh dương có gam màu TRUNG DUNG để "minh họa" cho màu xanh của nước biển. Đồng thể ấy, màu brown của đất đai, núi đồi, sa mạc có rất nhiều gam màu của brown nhưng ta vẫn có thể chọn gam màu TRUNG DUNG cho nó. Như vậy, ta sẽ chỉ có một sắc độ duy nhất tiêu biểu cho một màu ấy mà thôi. Anh nghĩ như vậy có phù hợp với tiêu chuẩn đề ra cho bài toán đó không? Sapa
  6. Chào anh, Hà Uyên Đương nhiên, chúng ta sẽ tôn trọng quy ước vì mỗi quốc gia nào đều cũng có 4 màu làm chủ chốt định lượng: 1. Màu green - cây, cỏ (bao nhiêu cây, bao nhiêu cỏ, bao nhiêu phần %) 2. Màu brown - đất đai, đồi núi, sa mạc v.v... (bao nhiêu đất đai, bao nhiêu đồi núi, bao nhiêu sa mạc, bao nhiêu phần %) 3. Màu white - tuyết vùng nam cực, bắc cực (chỉ là những băng tảng và nước thì sẽ không có màu 1 và 2) 4. Màu blue - đại, nước (hải phận cũng tùy kích cở của quốc gia, bao nhiêu phần %) và như vậy, không có quốc gia nào giống quốc gia nào về con số, phần trăm về 4 đại lượng mầu sắc ở trên, anh nhỉ? Cùng góp ý, trao đổi tìm câu trả lời - không cho là đồng quan điểm với anh hay với tất cả các bạn. Sapa
  7. Chào anh, Hà Uyên Rất tiếc là anh Kyte đã lâu chưa lên tiếng lại để xác nhận nhưng anh ấy đã có viết như sau: "... xếp các con số lại cho thành tương sinh nhưng ngũ hành các phương vẫn không thay đổi". Do đó, lý giải của ảnh về những cặp số (1-6, 3-8, 2-7, 4-9) đang ở phương nào thì mang hành của phương đó sẽ được nhất quán và không có gì gọi là sai, nhưng bạn VinhL thấy sai là do bạn ấy có định kiến về ngũ hành của các con số hơn là ngũ hành các phương nên mới thấy sai là vậy. Anh Hà Uyên thử xét xem, khi tính tiểu hạn mà Nam hay Nữ đều bắt đầu từ một cung nào đó rồi đề danh 12 con giáp để khởi thuận nghịch là điều tất yếu; như không thì nam hay nữ đâu có khác gì nhau, phải không? Nói lại về vòng Trường Sinh, thật ra còn 1 cách khác ngoài 3 cách mà VinhL đề ra; đó là, ví dụ: Thủy cục - Tràng sinh cứ an theo như các anh truyền thống từ cung Thân thứ tự theo chiều kim đồng hồ đủ hết từ Sinh đến Dưỡng. Ta cũng biết: dương nam âm nữ khởi hạn thuận khởi thì tất nhiên đã cùng chiều với vòng an Trường Sinh (thuận) và âm nam dương nữ khởi hạn nghịch khởi thì tất nhiên cũng đã nghịch chiều với vòng an Trường Sinh rồi; hà cớ gì phải xếp đặt lại vòng Trường Sinh bằng 3 cách mà VinhL đã đề ra. Như vậy, anh Hà Uyên có ý kiến gì ở đây không? Có thêm cách thứ 4 nữa cho rộng đường thảo luận hay lại càng rắc rối thêm, anh Hà Uyên nhỉ!? Sapa
  8. Chào các bạn, Các bạn thử xem coi cái hình với màu sắc này có phải tóm gọn lại là 4 màu được không? 1. Màu green - cây, cỏ 2. Màu brown - đất đai, đồi núi, sa mạc v.v... 3. Màu white - tuyết vùng nam cực, bắc cực 4. Màu blue - đại dương, nước Tìm tòi góp ý, Sapa
  9. Chào bạn, VinhL VinhL duyệt lại xem, có phải VinhL đề ra: Sẳn đây VinhL xin đem sự giải thích mà nhiều người cho là hợp ly căn cứ vào Hà Đồ Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương. 4 Tốn Thìn Tỵ…….…..9 Ly Ngọ…………2 Khôn Mùi Thân 3 Chấn Mão…..………5………….………7 Đoài Dậu 8 Cấn Sửu Dần……….1 Khãm Tý…….….6 Càn Tuất Hợi (*) thì căn cứ Hà Đồ là như thế nào? (*) thì là căn cứ ở Lạc Thư ra sao? (*) thì căn cứ vào Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương là ...? Thử xét, (*) thì căn cứ Hà Đồ là như thế nào? Hà Đồ có từng cặp số (1,6), (2,7), (3,8), (4,9) và (5,10) vị chi là 5 nhóm. (*) thì là căn cứ ở Lạc Thư ra sao? Lạc Thư có cửu cung thứ tự như sau: [4][9][2] [3][5][7] [8][1][6] (*) thì căn cứ vào Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương là ...? Phối Bát Quái vào vị trí của Lạc Thư cửu cung phương vị như vầy: [4: Tốn][9: Ly][2: Khôn] [3: Chấn][....5....][7: Đoài] [8: Cấn][1: Khảm][6: Càn] và VinhL còn dùng đến cả Thập Nhị Địa Chi để phối hợp chung mà chưa nhắc đến nữa đó. Thế nhưng, VinhL có tra ngũ hành vào cho các con số, cửu cung phương vị hay Bát Quái gì đâu mà rồi: Dương Thủy: Sinh tại Thân 2 (Khôn) Mộ tại Thìn 4 (Tốn) = 2+7+6+1+8+3+4=31, 1 là Dương Thủy theo Hà Đồ. Âm Thủy: Sinh tại Thân 2 (Khôn) Tử tại Sửu 8 (Cấn) = 2+9+4+3+8=26, 6 là Âm Thủy theo Hà Đồ. thì với một người "chân to chân bé" (có lý do) chứ lý ra là "chân ướt chân ráo" sẽ bắt không kịp những gì VinhL nói như phán vậy. Tuy nhiên, Sapa hiểu được những gì VinhL viết như trên và sâu xa hơn nữa là bài viết đó của VinhL có liên quan gián tiếp đến bài viết của anh Kyte. Cho nên, Sapa mới góp ý với VinhL về ngũ hành giống như sĩ tốt của ngũ hành kỳ là; Quân cờ ĐEN (HẮC - Thủy) có (1 tướng, 6 quân) v.v... trấn giữ ở Thành phía BẮC Quân cờ XANH LÁ CÂY (THANH - Mộc) có (3 tướng, 8 quân) v.v... trấn giữ ở Thành phía ĐÔNG Quân cờ ĐỎ (XÍCH - Hỏa) có (7 tướng, 2 quân) v.v... trấn giữ ở Thành phía NAM Quân cờ TRẮNG (BẠCH - Kim) có (9 tướng, 4 quân) v.v... trấn giữ ở Thành phía TÂY Quân cờ VÀNG (HOÀNG - Thổ) có (5 tướng, 10 quân) v.v... trấn giữ ở Kinh đô tại TRUNG TÂM Có nghĩa màu cờ sắc áo chẳng qua là mặc định cho các đạo quân trấn giữ ở tứ phương và tâm điểm phương vị; chứ có khi tướng lĩnh và quân binh do thuyên chuyển hoặc không muốn làm quân cờ ĐỎ đổi sang làm quân cờ TRẮNG hoặc ngược lại thì tướng lĩnh và quân binh đó không có tính chất mang quân phục cố định (đó là ngũ hành) vậy. Cho nên, hy vọng VinhL hiểu với sự góp ý trên để nhìn ra cách lý giải của anh Kyte. Nếu thế thì những gì VinhL viết tiếp sau đây và ở trên gộp lại (sửa chữ Hà Đồ thành Ngũ Hành Phương Hướng) sẽ dễ dàng để nhận biết và không có gì là không hợp lý cả: Dương Thủy: Sinh tại Thân 2 (Khôn) Mộ tại Thìn 4 (Tốn) = 2+7+6+1+8+3+4=31, 1 là Dương Thủy theo Ngũ Hành Phương Hướng. Âm Thủy: Sinh tại Thân 2 (Khôn) Tử tại Sửu 8 (Cấn) = 2+9+4+3+8=26, 6 là Âm Thủy theo Ngũ Hành Phương Hướng. Dương Mộc: Sinh tại Hợi 6 (Càn) Mộ tại Mùi 2 (Khôn) = 6+1+8+3+4+9+2=33, 3 là Dương Mộc theo Ngũ Hành Phương Hướng Âm Mộc: Sinh tại Hợi 6 (Càn) Tử tại Thìn 4 (Tốn) = 6+7+2+9+4 = 28, 8 là Âm Mộc theo Ngũ Hành Phương Hướng Dương Hỏa: Sinh tại Dần 8 (Cấn) Mộ tại Tuất 6 (Càn) = 8+3+4+9+2+7+6=39, 9 là Dương Kim theo Ngũ Hành Phương Hướng Âm Hỏa: Sinh tại Dần 8 (Cấn) Tử tại Mùi 2 (Khôn) = 8+1+6+7+2=24, 4 là Âm Kim theo Ngũ Hành Phương Hướng Dương Kim: Sinh tại Tỵ 4 (Tốn) Mộ tại Sửu 8 (Cấn) = 4+9+2+7+6+1+8=37, 7 là Dương Hỏa theo Ngũ Hành Phương Hướng Âm Kim: Sinh tại Tỵ 4 (Tốn) Tử tại Tuất 6 (Càn) = 4+9+2+7+6=22, 2 là Âm Hỏa theo Ngũ Hành Phương Hướng Hiểu được vì sao VinhL cho là không hợp lý bởi chưng bám giữ ngũ hành cố định cùng với các con số đó vậy, có phải không? Lẽ tất nhiên, chân VinhL size X thì chỉ mang vừa với giày size X; anh Kyte có chân size Y và anh ấy muốn làm giày size Y để mang cho vừa và Sapa chỉ là thợ đóng giày cho hai vị dựa theo kích tấc của các vị chứ có GỌT CHÂN cho nó vừa nó hợp đôi giày ai đâu. Sapa
  10. Chào anh, Hà Uyên Nhận thức của anh về mô hình ở trên theo toán học thì điều đó rất đơn giản để thấy quy luật cộng trừ kia. Nhưng anh khá cẩn thận với giả thiết sau đây: Mô hình toán học ở trên tồn tại một quy ước là bất cứ con số nguyên (integers) nào đặt vào trung cung thì đều cho một giá trị tổng số (dọc/chéo/ngang) nào đó. Ví dụ: con số 7 ở trung cung [06][11][04] [05][07][09] [10][03][08] cho ta tổng số là: 21. Ví dụ: con số 5 ở trung cung [4][9][2] [3][5][7] [8][1][6] cho ta tổng số là: 15. Do đó, mô hình của Lạc Thư chẳng qua là bảng cửu chương 3 qua công thức: Số nguyên (nhập trung cung) X 3 = tổng số (dọc/chéo/ngang) Cho nên anh đừng hy vọng những cặp số sinh-thành như (1-6), (3-8), (4-9), (2-7) sẽ xảy ra ở trên cửu cung thông qua những con số khác nhập trung cung. Thật ra, để có đúng vị trí cho những cặp số sinh-thành như khi Trung cung là số 5 thì chỉ có những con số: 5, 15, 25, 35, 45 v.v... chứ là 10, 20, 30, 40 v.v... thì những cặp số sinh-thành tự nó hoán vị với nhau. Thí dụ: [4][9][2] --- [14][19][12] --- [24][29][22] [3][5][7] --- [13][15][17] --- [23][25][27] [8][1][6] --- [18][11][16] --- [28][21][26] thì ta chỉ loại 10 lấy số dư sẽ giống như những con số của Lạc Thư thôi. Còn nếu như Trung cung là những 10, 20, 30 v.v... : [09][14][07] --- [19][24][17] --- [29][34][27] [08][10][12] --- [18][20][22] --- [28][30][32] [13][06][11] --- [23][16][21] --- [33][26][31] thì ta sẽ thấy những cặp như (1-6) hoán vị (6-1), (3-8) hoán vị (8-3) sau khi loại 10 lấy dư số. Nói trở lại, khi anh đặt giả thiết khi trung cung không phải là số 5, mà là số 7 chẳng hạn, ta có: [06][11][04] [05][07][09] [10][03][08] thì 7 - 4 = 3 (Bắc), 7 + 1 = 8 (Tây Bắc), vậy cặp số 3 - 8 có thể được coi là cặp số sinh - thành của Thủy được không? Cho là được đi, rồi còn những cặp số sinh-thành khác thì sao? (1-6), (2-7), (4-9) ??? (4-9) thì có đó, (1-6) cũng khả dĩ nếu loại 10 lấy số dư rồi (2-7) thế nào? Do đó, cái quy ước số 5 nhập trung cung của Lạc Thư là để minh họa cho những cặp số sinh-thành liên quan đến Hà Đồ tồn tại như thế; anh Hà Uyên có ý kiến gì không? Sapa
  11. Chào bạn, DaoHoa Bạn đang nói chuyện gì đây? Ai nói anh Thiên Sứ trả lời như thế nào mà DaoHoa bảo rằng: Anh Thiên Sứ không bao giờ trả lời như vậy!? Nói cho rõ là vầy: chúng ta có cùng câu hỏi dành cho anh Thiên Sứ về (1) Bính phá Canh và (2) Tân phá Ất như thế nào khi anh ấy gia ngũ hành phương vị với độ số trên Hà Đồ theo lý giải "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" của anh ta. Vì anh Thiên Sứ: - cho Bính là Mộc và Canh là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa - cho Tân là Mộc và Ất là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa Còn về bạn, DaoHoa cho rằng Tổ tiên Lạc Việt đâu có ghi "ngũ hành tương sinh" hay "ngũ hành tương khắc" thì anh ấy vay mượn ngũ hành của ai, của người Trung Hoa ư để nói sinh, nói khắc? Hy vọng DaoHoa đã rõ ý! Để vẽ ra Thiên Can Hợp Phá Đồ mà không cần nhắc tới Lạc Thư, Hà Đồ, TTBQ, HTBQ hay ngũ hành tương sinh tương khắc là điều khả thi. Sapa cũng vẽ được vậy, nhưng muốn được nghe thêm cao kiến của anh Thiên Sứ để hiểu rõ ý tứ của ảnh hơn. Sapa
  12. Chào anh, Thiên Sứ và bạn DaoHoa Đào Hoa thân mến. Trong mối tương quan của Thiên Can liên quan đến Ngũ Hành sinh khắc, có hai đang: 1 - Theo Tiên Thiên: Trên cơ sở này thì Bính Hỏa khắc Canh Kim.....vv....Tức là vẫn theo lý tương sinh, tương khắc bình thường. 2 - Theo Hậu Thiên: Căn cứ trên sự tương hợp độ số trên Hà Đồ (Theo "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt") thì Bính Hỏa hợp Tân Âm Kim. Nhưng lý tương khắc của Tiên Thiên vẫn là mạnh nhất khi cân nhắc tính toán sự khắc hợp của Ngũ Hành trong Thiên Can. Tức là khi ứng dụng thì căn cứ vào - tạm gọi là "hệ Qui chiếu" - Nếu là xem xét chuyện đất trời thì theo Tiên thiên, Sự khắc hợp của con người thì theo Hậu Thiên. Vài lời chia sẻ. Như DaoHoa đã có nói rằng: Tổ tiên Lạc Việt đâu có ghi "ngũ hành tương sinh" hay "ngũ hành tương khắc" thì anh Thiên Sứ có thể giải thích thêm rằng: dựa trên cơ sở nào mà tra ngũ hành cho Thập Can rồi anh cho đó là Theo Tiên Thiên? Nhân có đề tài này, nên đã tìm đến tài liệu liên quan đến "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" của anh và cũng đồng tình với bạn DaoHoa ở 2 câu hỏi này: (1) Bính phá Canh - Anh cho Bính là Mộc và Canh là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa (2) Tân phá Ất - Anh cho Tân là Mộc và Ất là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa chứ không tìm hiểu về chuyện Bính hợp Tân; anh có thể giải thích rõ ràng hơn không? Đây là đề tài rất thú vị, cám ơn anh! Sapa
  13. Chào bạn, DaoHoa Như vậy thì DaoHoa phải chứng ming rằng: Tổ tiên Lạc Việt ghi lại Giáp hợp Kỷ hay phá Mậu ra sao, như thế nào? Có thể DaoHoa sẽ lý giải Giáp hợp Kỷ như vầy: G(1)|(6)K A(2)|(7)C B(3)|(8)T Đ(4)|(9)N M(5)|(10)Q và do nhìn thấy các cặp số trên trông giống Hà Đồ nên bảo đó là của Tổ Tiên Lạc Việt chăng? Chúng ta hãy để cái vụ tranh chấp này sang một bên vì rằng người Việt hay Trung Hoa gì lý giải như kiểu trên cũng là đều nhìn ra một vấn đề: "Thiên can giao hiệp chi số : hà đồ chi số thập , nãi thập thiên can chi số dã . Giao hiệp chi số vi : nhất , lục cộng tông , nhị , thất đồng đạo , tam , bát vi bằng , tứ , cửu vi hữu , ngũ , thập đồng đức . Chính thị vạn vật sanh tồn chi số . Sở dĩ giáp kỷ hợp vi nhất , lục cộng tông , ất canh hợp vi nhị , thất đồng đạo , bính tân hợp vi tam , bát vi bằng , đinh nhâm hợp vi tứ , cửu vi hữu , mậu quý hợp vi ngũ , thập đồng đức . Thập thiên can kinh giao hiệp chi hậu , hóa vi thiên can giao hiệp chi ngũ hành , tương hà đồ ngũ hành chi thể hóa vi thiên can ngũ hành chi dụng ." (Trên Mạng Internet) Còn phá Mậu thì sao? Sapa thì mới đầu nhìn ra cái bánh Hamburger, sau đó thì thấy toàn diện là 2 trái thận treo tòng teng chứ chữ "S" gì đâu. DaoHoa cứ than vãn mà không đem sở kiến ra trình bày để biết đâu có sơ sót gì cùng nhau tham tường chỉnh lý cho đầy đủ cũng là điều tốt đẹp. Nhất là không để cho hậu duệ người Việt bị mai một cái kiến thức mấy nghìn năm Văn Hiến thì DaoHoa cũng chẳng còn gì đáng buồn hoặc ôm nổi sầu đơn côi, phải không? Sapa
  14. Chào bạn, Phongthuysinh Phongthuysinh muốn nói câu này là câu nào vẫn còn đang lúng túng trong bạn? Phongthuysinh cho hành của Càn và Khôn là hành gì mà nói rằng chúng cũng đối lập về ngũ hành? Như chúng ta được biết rằng Càn là hành Kim, Không hành Thổ và Giáp/Ất hành Mộc thì khó mà tìm sự nhất quán ở ngũ hành tính chất; có chăng là gặp nhau ở Âm/Dương tính chất của các cặp Bát quái để tìm phần nào tương ưng với các cặp Thiên Can. Thứ đến, Càn đứng đầu cũng như Giáp đứng đầu mà Phongthuysinh cũng tạm cho hợp lý thì cũng là có phần nào khả dĩ tiếp nhận được phải không. Như vậy, cả 2 tiêu chí được đặt ra để tìm sự nhất quán là: tính chất Âm/Dương và Trước/Sau đã được thỏa mãn. Còn nói về đối lập phương vị, thì ở đây Tiên Thiên Bát Quái với cặp Càn Khôn chẳng hạn: chỉ là trên một đường thẳng, bên này này bên kia, giống như bên tay mặt bên tay trái vẫn ở trên chung một thân thể. Tùy theo cách nhìn của Phongthuysinh đó vậy. Đôi khi những tài liệu lẻ tẻ không rõ nguồn khó mà ghi tải trung thực những gì mình muốn nghiên cứu nếu không thể kiểm chứng. Vậy thì chúng ta chờ xem ai có quyển sách Tham Đồng Khế có những điều giống như Phongthuysinh đã đọc để kiểm chứng rồi thảo luận tiếp nhé. Trao đổi để học hỏi lẫn nhau thôi, mà cứ cảm ơn qua lại khách sáo quá: Phongthuysinh thấy sao? Sapa
  15. Chào bạn, DaoHoa Đoán đặng chuyện tương lai, bạn DaoHoa phải là một người am tường thuật số; như vậy, bạn có thể chia sẽ những cái gì hơn là sự tương sinh tương khắc thông qua ngũ hành của thập can đó giờ không? Tại vì nhân quả con cháu Việt Phải chịu tương lai mai một miền? Nếu như bạn DaoHoa chịu vắt bớt niềm ướt đẳm, thì há gì không vơi bớt nỗi cô độc có phải không?Sapa
  16. Chào bạn, VinhL Ở Hà Đồ: chỉ là những tượng được chuyển sang số rằng có bao nhiêu đốm trắng và đen. Sau đó ngũ hành được tra vào theo định vị tứ chính phương cùng trung cung. Ở Lạc Thư: cũng chỉ là những tượng được chuyển sang số đã được định vị ở trên 9 vị trí tạo thành 4 phương 8 hướng và trung cung. Ngũ hành cũng được tra vào theo định vị tứ chính phương cùng trung cung mà tứ hướng phụ có tính chất ngũ hành nào khác, ra sao ta hãy khoang nói ở đây. Như vậy, VinhL cũng thấy tứ chính phương cùng trung cung đều mang tính chất ngũ hành cố định; ví như, một binh chủng đã được chọn màu cờ sắc áo tiêu biểu mà con số quân nhân có khi nhiều khi ít ở binh chủng đó thay màu đổi sắc cho binh chủng đó hay sao? Thế nên, khi binh sĩ tòng quân ở dưới trướng nào thì ăn vận theo sắc màu của quân đội đó là điều có thể hiểu được phải không VinhL? Đó là nói về LƯỢNG (con số), nên khi nhóm 2,7 người nọ đầu quân binh chủng nào thì mang sắc phục đó và nhóm 4,9 người khác cũng thế. VinhL đồng ý không hay có ý kiến phản hồi gì xin cứ việc nhé. Bây giờ nói về: tại sao Tốn 4 không phải Hỏa mà lại là Mộc, Khôn 2 không phải là Kim mà là Thổ theo HTBQVV nạp số Lạc Thư ???? Như đã luận giải ở trên, (con số) thuộc về LƯỢNG mà không có PHẨM chất ngũ hành nên ở Lạc Thư nếu chiếu theo hệ phương vị ngũ hành thì (số 2, số 4) và (chẳng những thế: số 6, số 8) thuộc phụ phương chi cung phải chờ sự xét đoán vậy, phải không VinhL? Chiếu ra: các con số của Lạc Thư từ tứ chính phương và trung cung đều mang đúng sắc màu ngũ hành của nó nhưng còn các con số ở tứ phụ phương thì phải giải quyết ra sao đây. Ở Hà Đồ ta có: (...)(...)(7)(...)(...) (...)(...)(2)(...)(...) (8)(3)[5/10](4)(9) (...)(...)(1)(...)(...) (...)(...)(6)(...)(...) Ở Lạc Thư ta có: (4)(9)(2) (3)[5](7) (8)(1)(6) nạp số với HTBQVV như sau: (4:Tốn: ???)(9: Ly: Hỏa)(2: Khôn: ???) (3: Chấn: Mộc)[5:Thổ](7: Đoài: Kim) (8:Cấn: ???)(1: Khảm: Thủy)(6: Càn: ???) Thế rồi: như ta được biết đến ngày nay là (2: Khôn: Thổ) (4: Tốn: Mộc) (6: Càn: Kim) (8: Cấn: Thổ) có nghĩa là các (con số) chẵn trên dựa theo các Quái mà định chất ngũ hành. Ta sẽ có như sau: (4:Tốn: Mộc)(9: Ly: Hỏa)(2: Khôn: Thổ) (3: Chấn: Mộc)[5:Thổ](7: Đoài: Kim) (8:Cấn: Thổ)(1: Khảm: Thủy)(6: Càn: Kim) với trục nghiêng Cấn-Khôn thuộc THỔ để khi tính Phi cung Bát Trạch: Ngũ trung sẽ là "nam Khôn nữ Cấn" đều là hành THỔ. Cho nên vị trí (2: Khôn: Thổ) phải có lý do là vậy! Chẳng những thế, tính chất ngũ hành của Bát Quái khi xắp theo Tiên Thiên đã tiết lộ ít nhiều điều kỳ thú. VinhL hãy xem: (Đoài: Kim)(Càn: Kim)(Tốn: Mộc) (Ly: Hỏa)[...............](Khảm: Thủy) (Chấn: Mộc)(Khôn: Thổ)(Cấn: Thổ) với trục nghiêng là Chấn-Tốn hành MỘC. Các quái in-đậm vẫn giữ theo phương vị ngũ hành hệ thống từ Lạc Thư cho thấy nếu, Tốn với (số 4) ở Lạc Thư so với Hà Đồ (số 4) là hành Hỏa hay Kim đều không dựng nên cái trục nghiêng tiêu biểu rất có ý nghĩa này. Còn Khôn với (số 2) ở Lạc Thư so với Hà Đồ (số 2) là hành Hỏa hay Kim thì thử xem: 1) Khôn mang hành Hỏa - thì ta sẽ có 2 quái mang hành này làm mất thăng bằng trục Thủy-Hỏa. 2) Khôn mang hành Kim - tốt thôi nhưng sẽ không có cái quy luật Phi cung Bát Trạch và cũng không có nốt cái trục nghiêng xuyên suốt với (số 5) trung cung hành THỔ của Lạc Thư. Vì rằng, ta có quyền hoán đổi ngũ hành phương vị v.v.. để chứng minh lý giải nhưng đừng quên là những môn huyền học khác cũng còn dựa trên căn bản ấy làm nền tảng nhất quán. VinhL có ý kiến gì và thấy sao? Trao đổi tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau và góp ý chung với bạn, Sapa
  17. Chào anh, Thiên Sứ Như vậy, anh có thể cho biết nguyên bản là tiếng gì và có tựa đề là chi để tiện tham khảo đối chứng hay không? Vì rằng, đầu sách này đã được thử tìm trên mạng nhưng không có kết quả. Cám ơn anh! Anh đã có công như vậy thật là đáng quý, nhưng việc anh chứng minh nó của người Việt hay người Trung Hoa chứng minh là của họ thì cũng vẫn chỉ là mạnh ai nấy nói. Anh có nghĩ là như vậy, chuyện cũng chẳng đến đâu chăng? Lâu rồi, có lần đọc được ở đâu nói rằng phương pháp châm cứu, huyệt vị mà người Trung Hoa đã xử dụng và phát dương quang đại đến Tây phương có nguồn gốc thần kỳ từ người ngoài hành tinh (UFO) thì với giả sử đó: 1. Người Việt chúng ta có thể chứng minh rằng phương pháp đó là của người Việt vì chúng ta có thể giải thích tường tận nguyên lý đằng sau nó một cách rõ ràng minh bạch ? 2. Người Trung Hoa chúng ta có thể chứng minh rằng phương pháp đó là của người Trung Hoa vì họ có thể giải thích tường tận nguyên lý đằng sau nó một cách rõ ràng minh bạch ? Rốt lại, ai có thể giải thích tường tận nguyên lý thì là YẾU TỐ ĐỦ để chứng minh phương pháp đó là của họ ư? Một người Á đông nào nó có trí tuệ vô song suy tư tìm tòi nghiên cứu để giải thích được đa phần những thắc mắc cũng như những nguyên lý đằng sau nó là được quyền chứng minh QUYỀN SỞ HỮU có nguồn gốc từ quốc tịch của người đó được không? Về Tử Vi, nói về các vì sao, thiên bàn địa bàn v.v... thì việc Trần Đoàn san định hệ thống đâu nhất thiết làm chứng cung phản chứng khoa TỬ VI không phải là của người Trung Hoa mà là của người Lạc Việt, phải không anh, Thiên Sứ? Có lẽ, thiết nghĩ để chứng minh của Việt hay Trung Hoa vẫn còn nhiều chứng minh để làm sáng tỏ. Đôi lời bày tỏ, trao đổi tìm sự đồng cảm - không cho là đồng quan điểm với anh hay với tất cả các bạn. Sapa
  18. Chào bạn, Phongthuysinh Thuyết nạp giáp ở trên rõ là dựa trên Tiên Thiên Bát Quái đồ mà ra và cũng minh bạch như sự tường trình của thuyết ấy qua sự trích dẫn của Phongthuysinh. Tiên Thiên Bát Quái [2. Đoài][1. Càn][5. Tốn] [3. Ly][Trung][6. Khảm] [4. Chấn][8. Khôn][7. Cấn] Các cặp đối xứng: càn-khôn, cấn-đoài, khảm-ly, và chấn-tốn là điều dễ thấy nhất nên ta có thể nhìn ra như sau: 1. Càn - Giáp 8. Khôn - Ất 7. Cấn - Bính 2. Đoài - Đinh 6. Khảm - Mậu 3. Ly - Kỷ 4. Chấn - Canh 5. Tốn - Tân và 2 can Nhâm/Quý của Thập Thiên Can phải tiếp nối tuần tự giai do Bát Quái chỉ có 8 mà Thiên can lại có đến 10 can. 1. Càn - Nhâm 8. Khôn - Quý Chú ý thêm thì ta sẽ nhìn ra cái hướng đi như sau (Dương=D, Âm=A) : DADA|ADAD theo hướng 1872|6345 Có phải phù hợp với đoạn này: Kinh Phòng căn cứ theo thứ tự Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1, cặp số 3-2 thuộc Xuân-Hạ mà Dương trước Âm sau, cặp 4-1 thuộc Thu-Đông mà Dương sau Âm trước. hay không? Phongthuysinh thấy sao? Còn tài liệu sau đây, Phongthuysinh trích dẫn từ đâu trong Tham Đồng Khế để xem nó như là nói về Nạp Giáp? Đôi lời bày tỏ, trao đổi tìm sự đồng cảm - không cho là đồng quan điểm với tất cả các bạn. Sapa
  19. Chào bạn, VinhL Sẽ hợp lý nếu VinhL nhìn theo độ số 4,9 ở Nam phương mang hành Hỏa vì đó giờ hướng đó đã đặt định như thế rồi. Sapa
  20. Chào anh, Kyte Như anh nói, trên Hà Đồ có: nhóm (1,6) thuộc Bắc Thủy nhóm (2,7) thuộc Nam Hỏa nhóm (3,8) thuộc Đông Mộc nhóm (4,9) thuộc Tây Kim nhóm (5,10) thuộc Trung Cung Thổ thì THỔ trung cung như một mediator (người điều đình) dung hòa ngăn chận sự xung đột giữa trục NGANG và trục ĐỨNG: 1. để rồi nhóm (2,7) thuộc Nam Hỏa lại thung dung đi KHẮC chế nhóm (4,9) thuộc Tây Kim? 2. để rồi chính nhóm (5,10) thuộc Trung Cung THỔ lại đi KHẮC chế nhóm (1,6) thuộc Bắc Thủy? 3. để rồi nhóm (3,8) thuộc Đông Mộc đi KHẮC chế THỔ trung cung? Té ra, (người điều đình) khắc này, hở kia, bị khắc ngược lại v.v... khó thuyết phục rằng Hà Đồ dùng 5.10 ở giửa để dung hòa làm sao ấy, anh nhỉ? Có thể anh nhìn ra được điều gì sâu xa hơn, mong anh chia sẽ. Thiết nghĩ, ở Hà Đồ chưa định hình phụ phương (hướng phụ) mà chỉ có 4 hướng chánh: Đông, Tây, Nam, Bắc và người xưa cũng đã không nêu nguyên tắc thành lập ngũ hành tương thích ra sao mà có: Đông - Mộc Tây - Kim Nam - Hỏa Bắc - Thủy Trung cung - Thổ nhưng hãy tạ gát lại chuyện đó mà đi thẳng vào vấn đề chính của Kyte đang trình bày. Cho nên, ta cứ việc tạm thời chấp nhận NÓ LÀ VẬY: Đông - Mộc với độ số (3,8) Tây - Kim với độ số (4,9) Nam - Hỏa với độ số (2,7) Bắc - Thủy với độ số (1,6) thì khi anh Kyte nêu lên giả thuyết Văn Vương rút đi số 10 trung ương thổ rồi biến đổi giữa Hỏa và Kim thành tương sinh cho nên hậu thiên bát quái là vòng tương sinh 4.9 thuộc Kim ở nam sinh 1.6 ở Bắc thủy ,3.8 ở Đông sinh 2.7 ở tây Hỏa vẫn còn con số 5 THỔ ở trung cung. Tuy rằng có chiều hướng tương sinh rồi đó nhưng mediator (người điều đình) đứng giữa lại đi ngăn chận sự tương sinh giữa trục NGANG và trục ĐỨNG vậy sao? Anh nói tiếp, sắp xếp các con số lại cho thành tương sinh nhưng ngũ hành các phương vẫn không đổi lại có sự mâu thuẫn gì chăng khi mà trước câu đó anh đã viết: 4.9 thuộc Kim ở nam sinh 1.6 ở Bắc thủy ,3.8 ở Đông sinh 2.7 ở tây Hỏa Còn đâu: Đông - Mộc với độ số (3,8) Tây - Kim với độ số (4,9) Nam - Hỏa với độ số (2,7) Bắc - Thủy với độ số (1,6) có chăng là ngũ hành của các độ số vẫn không đổi - có phải ý anh là thế? Vòng trường sinh, cứ tạm kí hiệu thứ tự lớp lang như sau để dễ quan sát và tiếp thu nhé anh Kyte. 01. Trường sinh 02. Mộc dục 03. Quan đới 04. Lâm quan 05. Đế vượng 06. Suy 07. Bệnh 08. Tử 09. Mộ 10. Tuyệt 11. Thai 12. Dưỡng Nếu xét theo lý luận của anh thì cũng khá rõ ràng để ghi nhận không mấy khó khăn như sau: Dương Hỏa khởi: THUẬN (4) Tỵ 04. Lâm Quan | (9) Ngọ 05. Đế vượng | (2) Mùi 06. Suy |(2) Thân 07. Bệnh (4) Thìn 03. Quan đới | ...........................................................|(7) Dậu 08. Tử (3) Mão 02. Mộc dục | .............................................................|(6) Tuất 09. Mộ (8) Dần 01. Trường sinh | (8) Sửu 12. Dưỡng | (1) Tí 11. Thai |(6) Hợi 10. Tuyệt từ cung Dần (8) + Mão (3) + Thìn (4) + Tỵ (4) + Ngọ (9) + Mùi (2) + Thân (2) + Dậu (7) + Tuất (6) = 9 cung với tổng số là: (45) nhưng vì, Thìn/Tỵ có cùng chung con số (4) biểu trưng cho quái Tốn (HTBT- Lạc Thư) nên chỉ gộp chung tính là 4 Mùi/Thân có cùng chung con số (2) biểu trưng cho quái Khôn (HTBT- Lạc Thư) nên chỉ gộp chung tính là 2 nên (45) - (6) = (39) Tính theo cung thì phải đi đủ 9 cung từ trường sinh đến mộ, nhưng cộng độ số thì những con số trùng lặp chỉ tính một lần mà thôi. Đó là nói về Dương Hỏa khởi THUẬN trường sinh ở Dần trãi qua 9 cung đến mộ. Nói đến Âm Hỏa thì cũng khởi trường sinh ở Dần nhưng NGHỊCH chuyển trãi qua 8 cung đến tử thì dừng. Nếu dùng đồ hình ở trên mà đi NGƯỢC từ cung Dần thì ta sẽ có: (8) Dần 01. Trường sinh + (8) Sửu 12. Dưỡng + (1) Tí 11. Thai + (6) Hợi 10. Tuyệt + (6) Tuất 09. Mộ + (7) Dậu 08. Tử = (8 + 1 + 6 + 7) = 22; như vậy thì không ra đáp số: 24 như anh tính và cũng chỉ có đi qua có 6 cung chứ không phải 8 cung như anh đề cập. Cho nên, phải hiểu như sau: (8) Dần 01. Trường sinh + (8) Sửu 02. Mộc dục + (1) Tí 03. Quan đới + (6) Hợi 04. Lâm quan + (6) Tuất 05. Đế vượng + (7) Dậu 06. Suy + (2) Thân 07. Bệnh + (2) Mùi 08. Tử = (8 + 1 + 6 + 7 + 2) = 24 và cũng vừa vặn trãi qua 8 cung. Điều này (ngoài lề), theo Vân Đằng Thái Thứ Lang về cách an Tinh Hệ trường sinh cho môn Tử Vi cũng đi theo chiều hướng này để gin giữ ngôi vị trường sinh nhưng mộ cung lại phải bị dịch chuyển. Học phái Thiên Lương, Việt Viêm Tử thì giữ mộ đúng ngôi vị mộ cung nên phải dịch chuyển vị trí trường sinh v.v... Như vậy, ít nhiều gì thì anh Kyte cũng đã suy luận một cách nhất quán cho Mộc cục, Thủy cục và Kim cục nhưng có một điểm mà anh viết dưới đây có phần mâu thuẫn: Khi dương trường sinh chỉ tính tới mộ thì đâu có nghĩa là dương đó đã không trãi qua cái CHẾT là tử ở cung thứ 8 rồi trước khi sang cung thứ 9 để nhập mộ mà anh lý luận rằng: dương là sự sống không phải là sự chết? CHẾT đem CHÔN luôn rồi mà. Anh có thể giải thích rõ hơn ở điểm này được không? Nếu như anh cứ lập luận về số 9 là số dương lớn nhất cũng như số 8 là số âm lớn nhất như dưới đây: thì được nhất quán hơn. Anh nghĩ sao, thay vì thêm thắt ý tưởng dương là sự sống không phải là sự chết nên quẻ Kiền có 3 dương không có âm nên chỉ tính đến Mộ mà thôi để có kẻ hở cho sự vấn nạn? Anh còn quên lý giải cho THỔ cục đó nghen. Chờ anh vậy! Còn thiếu chút đỉnh, như không thì anh sẽ hoàn thành lập luận của anh một cách hay lạ. Chờ anh, Sapa
  21. Chào anh, Kyte Khi mới đọc xong đoạn trên, ngỡ rằng anh đang giải mã Lục Thập Hoa Giáp thông qua Lạc Thư Cửu Cung. Nhưng đến khi đọc tiếp đoạn dưới đây: thì ra anh đang nói đến phương pháp “Tìm Cung Quái” cho Bát Trạch, Phi cung v.v… Nhân đây, xin được anh cho biết thêm ý kiến vì sao Giáp Tý Dịch lại lấy số là 3? Theo sự suy lý thì phải là 1 mới nhất quán. Theo Lạc Thư Bát Quái phối với Thập Nhị Địa Chi thì ta có: [Thìn-Tỵ (4) Tốn][Ngọ (9) Ly][Mùi-Thân (2) Khôn] [Mão (3) Chấn][Dg: Khôn (5) Â: Cấn][Dậu (7) Đoài] [Dần-Sửu (8) Cấn][Tí (1) Khảm][Hợi-Tuất (6) Kiền] và Lục Thập Hoa Giáp thì lại có Lục Tuần như sau: (1) Giáp Tí … Quý Dậu : nhưng không phải là (1) mà lại (3) là? (6) Giáp Tuất … Quý Mùi (2) Giáp Thân … Quý Tỵ (9) Giáp Ngọ … Quý Mão (4) Giáp Thìn … Quý Sửu (8) Giáp Dần … Quý Hợi Kế đến, quy luật nào mà anh viết như vầy? Khi vào trung ương số 5 Dương chi sẽ lấy Cung Khôn và Âm chi sẽ mang cung Cấn. Mong anh cho biết thêm ý kiến. Như sự miêu tả của anh ở trên thì Thập Nhị Địa Chi cung bàn phải nằm theo định hướng truyền thống đó giờ: Trên (NAM) dưới (BẮC) trái (ĐÔNG) phải (TÂY) thì mới có thể minh họa chính xác hình tam giác tượng trưng cho HỎA thì bốc lên cao và THỦY thì hướng xuống THẤP có phải không anh? Nhưng sau đó, trong một bài viết khác anh lại có ý dùng đồ hình phương vị ngày nay là: Trên (BẮC) dưới (NAM) trái (TÂY) phải (ĐÔNG) để nhìn ra bản đồ thế giới nói chung và nước Việt Nam nói riêng, thì như vầy: lại không minh họa được rằng THỦY thì hướng xuống THẤP, huống là định vị rằng: phương đông nam – thìn tỵ là thấp nơi thấp nhất vẫn là. Anh xét lại giùm có phải như thế không? Cám ơn anh. Sapa
  22. Chào bạn, Wildlavender Cũng như Wildlavender đã nói đó: Văn minh = Civilisation (ngôn ngữ Pháp) Văn Hóa = Culturel Văn Hiến = ? Thực ra, theo nghĩa Hán Việt mà phân tích thì không phải chỉ có cái nghĩa kiểu Chu Hi chú thích lời của Khổng Tử như vầy: Văn, điển tịch dã; hiến, hiền dã. (Văn là kinh điển, sách vở; hiến là hiền tài) mà chữ hiến có cái nghĩa là dâng hiến, dâng biếu văn chương, sách vở, tư tưởng của một người hiền nào hay một đời nào đó truyền tải lại cho người sau xem mà biết được chuyện cũ. Truyện xưa, tích cũ cũng nằm trong phạm trù này nên ta có thể gọi đó là: Wisdom Literature. (Văn Hiến) Trích dẫn từ Wiki: Ancient Egyptian literature, Biblical Wisdom Literature v.v.. This genre is characterized by sayings of wisdom intended to teach about divinity and about virtue. The key principle of wisdom literature is that whilst techniques of traditional story-telling are used, books also presume to offer insight and wisdom about nature and reality. Tìm tòi góp ý với bạn, Sapa
  23. Chào anh, Thiên Sứ và bạn Rin86 Dựa theo nội dung mà anh đề ra cho bạn Rin86 viết bằng Anh Ngữ đến ông S.W. Hawking dưới đây: thì có một vài điểm do dịch thuật lệch lạc từ Anh sang Việt rồi Việt qua lại tiếng Anh hay sao đó nên có thể sẽ làm giảm giá trị của tính chất nghiêm túc khi lời tiên tri của bà Vanga đã bị méo mó trong dịch thuật. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành đã và đang tồn tại trong nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Điều này phù hợp với lời tiên tri của bà Vanga khi dự đoán rằng: Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. This is in accordance with Vanga's predictions when she predicted that: "An ancient theory will return to humanity." Vì rằng, bà Vanga đã nói nguyên văn câu đó ra sao mà khi dịch sang Anh ngữ một lần nữa đã không tìm ra trên Mạng và tài liệu về những lời Tiên Tri của Vanga. Anh Thiên Sứ có thể cho biết nguồn của câu nói ấy bảo là từ lời Tiên Tri của bà Vanga hay không? Nếu như phải dùng lại lời Tiên Tri của bà Vanga và để trong ngoặc kép thì có nên dùng nguyên văn cho được chính xác và trung thực hơn là qua sự dịch thuật trở nên vô nguyên cứ chăng? Vì khi nói đến khoa học và tính chất nghiêm túc của nó thì những trích dẫn cũng phải đượm phần nghiêm túc, khả tín và có cơ sở. Anh Thiên Sứ và bạn Rin86 có ý kiến gì không? Ngoài ra, thuyết Âm Dương và Ngũ Hành dù được biết đến đã và đang tồn tại trong nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến như anh nói đó hay không thì thuyết Âm Dương và Ngũ Hành vẫn được ghi nhận bởi thế giới là từ đất nước Trung Hoa. Chỉ vì, đất nước Trung Hoa đã bao gồm nhiều Việt Tộc đã bị Hán Hóa và ngay cả Việt Nam chúng ta cũng từng bị đô hộ gần cả ngàn năm như một Quận Huyện của người Hán. Như vậy, thuyết Âm Dương và Ngũ Hành được trình bày bởi người Trung Hoa đến Phương Tây như là di sản văn hóa của họ thì chúng ta cũng chẳng phản chứng đặng cho đến nơi đến chốn. Cũng như đã được đọc đâu đó về Tử Vi mà anh cho rằng Trần Đoàn đã phiên dịch khoa thuật số này từ chữ Khoa Đẩu của người Việt thì cũng chỉ là suy luận chứ thực tế chứng cứ vật thể này sẽ không bao giờ được trưng bằng vậy! Không bằng không cớ, nói ai tin: anh có nghĩ vậy không, anh Thiên Sứ? Tản mạn đôi dòng, Sapa
  24. Anh Thiên Sứ đã rất nhạy bén để nhận định như trên, cho thấy anh không phải là người tham vọng vô biên. Như vậy, thì trên thực tế ước mơ của anh về một phương pháp nhất quán cũng bị giới hạn và biên giới của giới hạn đó thì anh vẫn còn đang dò dẫm chưa xa, chưa rộng đủ. Mặc dù anh có lòng với văn hiến Lạc Việt nhưng cũng có câu: lực bất tòng tâm, anh nhỉ!? Vì là có một khoảng cách nên dù theo quan điểm của anh về sự có thật của Định mệnh là một thực tế hay theo quan điểm của ai khác phản bác anh cũng không nằm ngoài phạm trù của tư duy Lý Luận trong khi đã có nhiều điều Lý Luận còn mãi đông tây ta bà thế giới trước tiềm năng của Tâm Linh. Không thể hoàn toàn tán thành với lập luận trên của anh được, anh Thiên Sứ ạ! Con số ( 60 năm tuổi cha x 60 tuổi mẹ x 60 tuổi con út) = 216,000 trường hợp có thể xảy ra trong tổ hợp đến 3 người về luận tuổi Lạc Việt, trong khi những trường hợp của tử vi thì chỉ là cho 1 người mà thôi cũng đã hơn huống là bao gồm cả 3. Do đó, cho rằng luận tuổi Lạc Việt có thể định hướng một suy đoán khác bổ sung cho khiếm khuyết của môn tử vi thì e rằng anh đã bỏ qua những chi tiết sau đây: 1. Để luận tuổi Lạc Việt thì phải có chí ít 3 yếu tố: cha, mẹ và con út thì mới dự đoán được tương lai của tổ hợp 3 người hay một tiểu gia đình đó. 2. luận tuổi Lạc Việt lại bị giới hạn ở tầm Năm sinh của 3 người (không kể ngũ hành nạp âm, thiên can địa chi qua sự sinh, khắc, tương thừa, tương vũ v.v... từ Năm sinh ấy). Ví dụ: __ Tử Bình Tam Trụ (năm, tháng, ngày) thôi và dùng để dự đoán từ ngũ hành tương tác của cha, mẹ và con út thì cũng có nhiều thông tin hơn luận tuổi Lạc Việt rồi. 3. Từ 3 yếu tố : cha, mẹ và con út của luận tuổi Lạc Việt có thể nào phác họa một cách bao quát như tử vi về cuộc đời của một đứa con út (hay chỉ là con một) đó được sinh ra từ luận tuổi Lạc Việt vẫn còn là một điều chưa khẳng định với xác xuất chính xác là bao nhiêu. __ Vì cuộc đời của đứa con út (hay chỉ là con một) hay sẽ còn một đứa trẽ nữa ra đời sẽ bị biến hóa ra sao thì sự giới hạn trong dự đoán của luận tuổi Lạc Việt vẫn còn đang mở rộng và chưa thể có được kết luận dù chỉ là bao quát. Nghĩ rằng, anh Thiên Sứ sẽ có ý kiến riêng ở đây về khả năng của luận tuổi Lạc Việt có thể định hướng một suy đoán khác bổ sung cho khiếm khuyết của môn tử vi được chăng. Điều này là lẽ tất nhiên! luận tuổi Lạc Việt hay tất cả bộ môn huyền học Đông Phương nào khác cũng có vấn nạn. Anh Thiên Sứ cũng không cần phải tự trách vì chúng ta có phải là Thánh đâu. Vì một giờ Tử Vi là 2 tiếng đồng hồ thời nay nên chúng ta có 120 phút chia đều cho 12 cung thì mỗi cung sẽ tương đương với (10 phút / mỗi cung) thì đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ hay thậm chí cách nhau 10 phút đã có phần cá biệt nếu muốn phân tích chi li. Lý thuyết là thế, nhưng thực tế mùa hạ mùa đông ngày dài tháng vắn v.v... không nhất thiết biểu hiện một giờ Tử Vi là 2 tiếng đồng hồ căn bản không thôi mà còn tùy theo kinh nghiệm cá nhân qua sự thu thập và đúc kết của các nhà tử vi gia nữa. Chỉ là đôi lời gợi ý, trao đổi tìm sự đồng cảm - không cho là đồng quan điểm hay mẫu mực nhất thiết với tất cả các bạn. Sapa
  25. Chào anh, Hà Uyên Thực ra, cái mà anh dùng Ngũ Hổ Độn để tìm nạp âm ngũ hành cục cho 2 cô A và B ấy cũng không kết luận được gì hơn nếu 2 cô ấy vẫn chưa thành gia lập thất hoặc sinh con đẻ cái. Tuy rằng, phương pháp này có thể hổ trợ hoặc lý giải thêm những sự tương quan biến đổi theo từng năm qua hành cục biến động tác động lên trên những tinh đẩu ở cung Mệnh cũng như ở những cung khác trên lá số tử vi. Thế nhưng, lập gia đình và sinh nở là có liên hệ mật thiết biến dịch nên những điều khác biệt thông qua ngũ hành sinh khắc, chế hóa , tương thừa, tương vũ. Nếu như định mệnh là có thật, thì dẫu có sự biến dịch nhưng cuộc đời 2 cô này vẫn có kết cuộc rất giống nhau; đó là sự bất dịch hay còn gọi là bất biến. Sapa