NhatChiMai

Hội viên
  • Số nội dung

    62
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

14 Good

About NhatChiMai

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday

Contact Methods

  • Website URL
    http://
  1. Mọi người bắt đầu chú ý và có phản hồi rùi nè chú Thiên Sứ ui. Sao mừ 1 cũng "dị nhân", 2 cũng "dị nhân" hà http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/dry.gif Giới khoa học không tin 'dị nhân đuổi mưa' Cập nhật lúc 16:48, Thứ Ba, 07/09/2010 (GMT+7) , - Sau khi "dị nhân" Nguyễn Vũ Tuấn Anh ngỏ ý muốn "ngăn mây đuổi mưa" trong dịp Đại lễ và không lấy một đồng nào, nhiều nhà khoa học đã bày tỏ... không tin. Báo điện tử VTC dẫn lời GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn cho biết, có nhiều cách để bảo vệ vùng tan mây như bắn đại bác đốt nóng khối mây để mây tan không mưa; dùng tên lửa bắn hóa chất nhằm tăng hạt nhân liên kết làm cho nước trong mây ngưng kết nhanh gây ra mưa sớm hơn. Như vậy, có thể thấy, có 2 cách: làm bốc hơi hoặc làm mưa sớm đối với những đám mây chưa đến vùng cần bảo vệ hay ở ngoài rìa của vùng cần bảo vệ. Giải thích như vậy, nhưng ông Ngữ cũng khẳng định, không phải mọi loại mây đều làm được như vậy, chỉ làm được đối với khối mây cục bộ thôi, còn mây trên diện rộng, có tính hệ thống trên cả vùng lớn Bắc – Nam thì không thể phá được, đối với mây bão cũng vậy, không "phá" được! Nhưng ông Ngữ cũng chia sẻ, để làm được thì không đơn giản. Muốn “phá” mây, phải tiến hành quan trắc đám mây, nghiên cứu bằng ra-đa thời tiết, quan trắc thời điểm nào, vị trí nào có thể bắn mây, đánh giá tình trạng nhiệt độ, độ ẩm, hơi nước, tình trạng đối lưu trong mây… Trên thực tế, tỷ lệ thành công của việc “phá” mây rất thấp. Nếu không có sự quan trắc chính xác thì có khi còn… mưa rất to! Trả lời trên báo điện tử KH& ĐS, GS.Lê Đình Quang, tác giả của dự án làm mưa nhân tạo năm 2002 và ý tưởng ngăn, chuyển hướng bão muốn "dị nhân" nên thử nghiệm trước. Ông Quang cho biết, năm 1980, thời điểm diễn ra Olympic Moscow, các nhà khí tượng của Đài không trung ương Liên Xô đã thực hiện việc chống mây, ngăn mưa thành công. Về cơ bản, việc ngăn mưa có cơ sở lý thuyết hoàn toàn giống với việc làm mưa nhân tạo. Chỉ có điều, thay vì làm mưa ở chỗ này, các nhà khoa học sẽ cố tình gây mưa ở chỗ khác để tạo điều kiện thời tiết thuận lợi cho một khu vực nào đó cần diễn ra những nghi lễ quan trọng. Người ta có thể dùng dàn phun (giống như giàn tên lửa) để rải những hóa chất như muối bạc, cacbonic rắn lên mây để chúng tạo mưa. Còn như ông Tuấn Anh nói về việc dùng tác động ý thức của bản thân để “ngăn mưa, bão” thì ông Quang tỏ ra băn khoăn khi chưa thấy thực tế. Nhưng ông Quang cũng nói rằng, phương pháp này không hợp với lý thuyết vật lý trên và xem ra có vẻ hơi hoang đường. Nhắc đến việc dùng ý thức bản thân để tác động thời tiết, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người phỏng đoán, có thể ông Tuấn Anh là người có khả năng dự báo và biến dự báo đó thành hiện thực chứ không thể điều khiển mưa bão như ông tuyên bố. Cũng trên tờ báo này, ông Hải kể lại câu chuyện Gia Cát Khổng Minh mượn gió Đông Nam để đánh thắng Chu Du. Nhưng đằng sau vẻ huyền bí như lập đàn uy nghiêm, người đời không biết rằng, Khổng Minh là rất am hiểu về khí tượng. Ông biết chắc ngày giờ đó có gió Đông Nam thổi nên mới nghĩ ra kế này. Thực chất câu chuyện này là biết trước chứ không phải điều khiển được gió. Trên góc độ tâm linh, ông Hải nói rõ, nếu lập đàn cầu xin mưa thuận gió hòa thì người đứng ra lập và xin phải là người rất có uy tín (kiểu như vua, người đứng đầu địa phương...). Còn một cá nhân bình thường làm thì không có mấy tác dụng. Trước đó, theo kịch bản dự kiến ban đầu, nếu thời tiết không được thuận lợi thì có thể sẽ dùng phương án “bắn mây” để Đại lễ diễn ra được suôn sẻ. Tuy nhiên, kinh phí mỗi lần "bắn mây" để ngăn mưa trong 3 ngày có thể tiêu hết hơn 1 tỷ USD, đồng thời phương án này cũng đòi hỏi những kỹ thuật rất phức tạp và không thể “bắn” trong trường hợp mưa bão. Do đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý với đề xuất của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo là không “bắn mây” ngăn mưa. Nếu thời tiết không thuận lợi thì Đại lễ sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Trước những trăn trở này thì mấy ngày gần đây, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Nhà nghiên cứu Lý học Đông phương - hiện được báo chí đặt biệt danh "dị nhân ngăn mây, đuổi mưa" đã ngỏ ý muốn thực hiện việc “ngăn mưa, bão” trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã giải thích nguyên lý trên báo điện tử VTC: "Các nhà khoa học trong thí nghiệm vật lý lượng tử đã thừa nhận rằng ý thức con người tác động được đến các hạt proton. Mà cơn bão, mưa hay nắng cũng là cấu trúc của những hạt proton nên suy luận ra ý thức con người có thể tác động đến các hiện tượng thời tiết này. Đó chính là nguyên lý lý thuyết tôi khẳng định mình có thể quyết định mưa hay không. Tất nhiên vẫn có thể xảy ra xác suất đúng hay khả năng sai. Nhưng tôi tin vào khả năng của mình qua nhiều lần dự báo thành công trước đó". Thậm chí, mức đề nghị kinh phí ban đầu của ông Tuấn Anh 7 tỷ 150 triệu đồng đã được ông nói lại là không nhận bất cứ thù lao nào. * Cẩm Anh (tổng hợp)
  2. Tiếp tục dựa vào bài viết "Mấy nét về cội nguồn - Văn minh văn hóa Việt Nam", trong mục TƯ LIỆU, CHỨNG TÍCH, DI SẢN MINH CHỨNG 5000 NĂM VĂN HIẾN (http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=1750), Nhất Chi Mai tìm từ tiếng Việt và cố gắng dịch ra tiếng Anh nhé. NCM cũng trình bày dưới dạng tự điển theo thứ tự abc trong mục Danh sách từ cho Tự điển Lịch sử Việt - Anh Ích Châu: Yi Zhou Bắc Địch: Beidi, Northern barbarians Tây Nhung: Xirong, Western barbarians Đông Di: Dongyi, Eastern barbarians Nam Man: Nanman, Southern barbarians thiên tử: son of heaven Hàm Dương: Xianyang Trường An: Changan, Perpetual Peace Thiểm Tây: Shaanxi kinh đô: capital Ba: Ba/ Thục: Shu Tam quốc: Three Kingdoms Lãnh thổ: Territory Gia phả: family tree, family annals vật triều cống: tribute triều cống: to pay tribute phục (=triều cống): to pay tribute ngũ phục: Five levels of tribute chư hầu: vassal nước chư hầu: vassal state Ngũ lĩnh: Five Mountains, Wuling range Lưỡng Quãng: pair of Guangs, Liangguang Tây An: Xi'an Công nguyên: Christian era trước Công nguyên: Before Christ (BC) sau Công nguyên: Anno Domini (AD) sự bành trướng: expansion Trung Quốc: China, Shina, Sina thuộc về Trung Quốc: Sinic Hán hóa: Sinicization truyền thống: tradition khu vực thượng lưu sông XYZ: Upper XYZ river bản địa: native, indigenous ngoại biên: peripheral, external, outside the border Chiêm Thành: Champa Quý Châu: Guizhou bản sắc: character, identity dân tộc thiểu số: minority di cư: migrate Triệu Đà: Zhao Tuo Mã Viện: Ma Yuan Dịch Lý: Theory of Changes Kinh Dịch: Book of Changes, Yi Jing Ngũ Hành: Five Movements, Wu Xing tổ tiên: ancestor sự thờ phụng tổ tiên: ancestor worship Đạo thờ tổ tiên: Ancestorism, Ancestor Worship Đạo Phật: Buddhism, Đạo Nho (Đạo Khổng): Confucianism, Đạo Lão: Taoism, Đạo Công giáo: Catholicism, Đạo Tin Lành: Protestantism, Đạo Cao Đài: Caodaism, Đạo Phật Hòa Hảo: Hoa Hao Buddhism, Đạo Hồi: Islamism thuộc về tinh thần, thuộc về linh hồn: spiritual thuộc về vật chất, thuộc về thể xác: physical
  3. 18 đời vua Hùng Vương: 18 lines of descent of Hung Kings B Ba Thục: Ba Shu bành trướng: expand/ sự bành trướng: expansion Bắc Địch: Beidi, Northern barbarians bản địa: native, indigenous bản sắc: character, identity bầy người nguyên thủy: primitive commune bộ lạc: tribe C chế độ mẫu hệ/ chế độ phụ hệ: matriarchy/ patriarchy chế độ phong kiến: feudalism Chiêm Thành: Champa chư hầu: vassal chủ quyền: sovereignty Côn Minh: Kunming cộng đồng, công xã (có thể không cùng huyết thống): commune Công nguyên: Christian era/ trước Công nguyên: Before Christ (BC)/ sau Công nguyên: Anno Domini (AD) D dân tộc thiểu số: minority di cư: migrate Di vật: relic Dịch Lý: Theory of Changes Dương Tử (sông): Yangtze river Đ Đạo Phật: Buddhism Đạo Nho (Đạo Khổng): Confucianism Đạo Lão: Taoism Đạo Công giáo: Catholicism Đạo Tin Lành: Protestantism Đạo Cao Đài: Caodaism Đạo Phật Hòa Hảo: Hoa Hao Buddhism Đạo Hồi: Islamism Đạo thờ tổ tiên: Ancestorism, Ancestor Worship Đồng bằng sông Hồng: Red River Delta/ Hong River Delta Đông Di: Dongyi, Eastern barbarians Động Đình hồ: Dongting lake G gia phả: family tree, family annals H Hàm Dương: Xianyang Hán hóa: Sinicization I Ích Châu: Yi Zhou K khảo cổ: archaeology/ nhà khảo cổ học: archaeologist Kinh Dịch: Book of Changes, Yi Jing kinh đô: capital L Lạc hầu: civilian chief Lạc tướng: military chief lãnh thổ: Territory Lưỡng Quãng: pair of Guangs, Liangguang M Mã Viện: Ma Yuan N Nam Man: Nanman, Southern barbarians nền văn minh lúa nước: Wet-rice civilization ngai vàng: throne nghề nông (bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi): husbandry ngoại biên: peripheral, external, outside the border Ngũ Hành: Five Movements, Wu Xing Ngũ lĩnh: Five Mountains, Wuling range ngũ phục: five levels of tribute người đứng đầu bản mường/ công xã/ thị tộc: village leader/ commune leader/ clan leader người nguyên thủy: primitive human beings Nhà Tần: Qin dynasty nước chư hầu: vassal state P phục ( cùng nghĩa với triều cống): to pay tribute/ ngũ phục: five levels of tribute Q quan lại phong kiến: feudal mandarins quan lại: mandarins Quảng Đông: Guangdong Quảng Tây: Guangxi quí tộc: aristocracy Quý Châu: Guizhou T Tam quốc: Three Kingdoms Tần Thủy Hoàng: Qin Shi Huang Tây An: Xian Tây Nhung: Xirong, Western barbarians thái ấp, đất phong: feud thị tộc (cùng huyết thống): clan Thiểm Tây: Shaanxi thiên tử: son of heaven thờ phụng tổ tiên: ancestor worship Thời kỳ đồ đá mới: Neolithic Thời kỳ đồ đá: Paleolithic, Stone age tinh thần, thuộc về linh hồn: spiritual tổ tiên: ancestor triều cống: to pay tribute Triệu Đà: Zhao Tuo triều đại: reign Trung Quốc: China, Shina, Sina Trường An: Changan, Perpetual Peace truyền thống: tradition tù trưởng: chieftain Tứ Xuyên: Sichuan V Vân Nam: Yunnan vật chất, thể xác: physical vật triều cống: tribute Vịnh Bắc Bộ: Tonkin Gulf vượn người: anthropoid, anthropoid ape
  4. Chủ đề "TƯ LIỆU, CHỨNG TÍCH, DI SẢN MINH CHỨNG 5000 NĂM VĂN HIẾN": http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=1750 Bách Việt: Baiyue, Hundred Yue Việt Vương Câu Tiễn: King Goujian of Yue (Tự Câu Tiễn: Si Goujian, Ngô Phù Sai: Wu Fuchai, Tây Thi: Xi Shi) Trung Nguyên: Zhongyuan Lĩnh Nam: Lingnan sĩ phu: elite, intellectuals, scholar cổ thư: ancient documents Thượng Thư: Shangshu, Esteemed Documents Chu Lễ: Zhouli, Rites of Zhou chư hầu: vassal Mân Giang: Min River Tham khảo bản đồ: http://en.wikipedia.org/wiki/File:Min_sichuan_rivermap.png Trên bản đồ: Yangtze: Sông Dương Tử Min: Mân Giang Sichuan: Tứ Xuyên Chengdu: Thành Đô Quinhai: Thanh Hải
  5. Chào cả nhà, NCM rất vui khi thấy có nhiều người đồng ý tham gia xây dựng Tự điển Lịch sử Việt - Anh. NCM có việc đột xuất rất bận, nên không thể đầu tư thời gian vào chủ đề này đến sau ngày 2-8 tới này. Các Cô Chú Anh Chị tiếp tục tham gia chủ đề này nhé. Sau ngày 2-8 NCM sẽ thường xuyên tham gia cập nhật chủ đề của tụi mình nghen http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/happy.gif
  6. Từ tuần sau NCM tính là sẽ tập trung vào chủ đề "TƯ LIỆU, CHỨNG TÍCH, DI SẢN MINH CHỨNG 5000 NĂM VĂN HIẾN" để tìm những từ nào nên đưa vào quyển Tự điển Lịch sử Việt - Anh, rồi mình cùng nhau tìm từ tương ứng trong tiếng Anh nhé. Mục tiêu là mình cố gắng tìm từ tiếng Anh tương ứng chính xác nhất và mang tính học thuật, được sử dụng trong văn viết nghiêm chỉnh. Nếu được mình cũng sẽ cùng nhau dịch ra tiếng Anh toàn bộ các bài viết trong chủ đề này luôn nha. Chủ đề "TƯ LIỆU, CHỨNG TÍCH, DI SẢN MINH CHỨNG 5000 NĂM VĂN HIẾN": http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=1750 NCM thường tham khảo trên các trang web sau. Các chú/cô/bạn có nguồn nào khác thì vui lòng chia sẻ với nhau nhé. http://vdict.com/ http://translate.google.com http://www.vietgle.vn/tratu/tu-dien-truc-tuyen.aspx http://sager-pc.cs.nyu.edu/~huesoft/ http://www.nomna.org/index.php?IDcat=23 Hôm nay NCM mới tra và tìm vòng vòng trên mạng một vài từ nữa, post lên diễn đàn mình tham khảo nghen. Bồ chính: subaltern officer Nhà sử học, sử gia: historian Nhà chép sử biên niên, sử gia biên niên (ghi lịch sử theo mốc thời gian quan trọng): annalist Nông dân (hàm ý về giai cấp xã hội, vị trí xã hội): peasant Nông dân (hàm ý là 1 nghề nghiệp): farmer Cuộc khởi nghĩa nông dân: peasant revolt Thành trì cuối cùng: citadel Thần: genie (số nhiều: genii) Nô lệ khổ sai: corvée Chinh phục: conquest Cuộc chinh phạt: a punitive expedition Nhà chiến thuật: tactician Danh từ riêng: Giao Chỉ: Jiaozhi Hoa Hạ: Huaxia Thục: Shu Ba Thục: Ba Shu (ngày nay là Tứ Xuyên) Tứ Xuyên: Sichuan Trường An: Changan Hàm Dương: Xianyang Nhà Thương: Shang dynasty Hán: Han (chữ này dễ nhớ nhất, hehe :) ) Nam Hán: Southern Han Tống: Song Đường: Tang Tùy: Sui Nguyên: Yuan
  7. Nhất Chi Mai tạo chủ đề này để liệt kê danh sách từ cho quyển Tự điển Lịch sử của chúng ta được tập trung hơn nhé. Xin tham khảo thêm và thảo luận tại chủ đề "Tự điển Lịch sử Việt - Anh/ Anh - Việt" - là chủ đề gốc của chủ đề này. Thời kỳ đồ đá: Paleolithic, Stone age Thời kỳ đồ đá mới: Neolithic Vượn người: anthropoid, anthropoid ape Nhà khảo cổ học: archaeologist Người nguyên thủy: primitive human beings Bầy người nguyên thủy: primitive commune Ngai vàng: throne 18 đời vua Hùng Vương: 18 lines of descent of Hung Kings Lạc hầu: civilian chief Lạc tướng: military chief Quí tộc: aristocracy Cộng đồng, công xã (không cùng huyết thống): commune Thị tộc (cùng huyết thống): clan Người đứng đầu bản mường/ công xã/ thị tộc: village leader/ commune leader/ clan leader Nền văn minh lúa nước: Wet-rice civilization Thị tộc: clan Bộ lạc: tribe Tù trưởng: chieftain Triều đại: reign Chủ quyền: sovereignty Nghề nông (bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi): husbandry Di vật: relic Quan lại: mandarins Thái ấp, đất phong: feud Chế độ phong kiến: feudalism Quan lại phong kiến: feudal mandarins Chế độ mẫu hệ/ phụ hệ: matriarchy/ patriarchy Một số danh từ riêng: Vịnh Bắc Bộ: Tonkin Gulf Đồng bằng sông Hồng: Red River Delta/ Hồng River Delta Động Đình hồ: Dongting lake Sông Dương Tử: Yangtze river Nhà Tần: Qin dynasty Tần Thủy Hoàng: Qin Shi Huang Tứ Xuyên: Sichuan Một số địa danh TQ gần với Việt Nam: Quảng Đông: Guangdong Quảng Tây: Guangxi Vân Nam: Yunnan Côn Minh: Kunming
  8. Cháu là nữ chú Thiên Sứ ui :D NCM tạm dịchĐời, thế hệ: descent, line of descent 18 đời Hùng Vương: 18 lines of descent of Hùng Kings NCM nghĩ mình có thể giữ "Mỵ Nương" và "Lang". Nếu dịch qua tiếng Anh, NCM chỉ có thể dịch price (hoàng tử)/ princess (công chúa) hoặc gentleman (đàn ông)/ lady (phụ nữ) hoặc son (con trai)/ daughter (con gái) NCM biết một vài từ nghĩa gần gần:Quan lại: mandarins Làng, bản: village Cộng đồng, công xã (không cùng huyết thống): commune Thị tộc (cùng huyết thống): clan Người đứng đầu bản mường/ công xã/ thị tộc: village leader/ commune leader/ clan leader Lạc hầu: civilian chief, civilian leader (civilian: thuộc về dân sự) Lạc tướng: military chief, military leader (military: thuộc về quân sự) NCM đang tìm từ, sẽ trả lời chú sau nhé.NCM tiếp tục danh sách từ, NCM vừa đăng lên vừa học luôn nên mỗi ngày ít ít thôi nhé. Nền văn minh lúa nước: Wet-rice civilization Thị tộc: clan Bộ lạc: tribe Tù trưởng: chieftain Triều đại: reign Chủ quyền: sovereignty Nghề nông (bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi): husbandry Di vật: relic Thái ấp, đất phong: feud Chế độ phong kiến: feudalism Quan lại phong kiến: feudal mandarins Chế độ mẫu hệ/ phụ hệ: matriarchy/ patriarchy Một số danh từ riêng: Vịnh Bắc Bộ: Tonkin Gulf Đồng bằng sông Hồng: Red River Delta/ Hồng River Delta Động Đình hồ: Dongting lake Nhà Tần: Qin dynasty Tần Thủy Hoàng: Qin Shi Huang Ba Thục: Sichuan Một số địa danh TQ gần với Việt Nam: Quảng Đông: Guangdong Quảng Tây: Guangxi Vân Nam: Yunnan Côn Minh: Kunming
  9. Bước đầu NCM trình bày theo dạng liệt kê, sau dần dần khi đã có số lượng từ kha khá, NCM sẽ tìm cách soạn lại theo thứ tự bảng chữ cái nhé. Hy vọng là tích tiểu thành đại vậy. Thời kỳ đồ đá: Paleolithic, Stone age Thời kỳ đồ đá mới: Neolithic Vượn người: anthropoid, anthropoid ape Nhà khảo cổ học: archaeologist Người nguyên thủy: primitive human beings Bầy người nguyên thủy: primitive commune Sông Dương Tử: Yangtze river Ngai vàng: throne 18 đời vua Hùng Vương: 18 rulers of Hung Kings Lạc hầu: civilian chief Lạc tướng: military chief Quí tộc: aristocracy
  10. Chào diễn đàn, Sau một thời gian tham gia đọc bài trên diễn đàn Lý học Đông phương, Nhất Chi Mai rất mong muốn cùng mọi thành viên khác có quan tâm tạo ra một Tự điển Lịch sử Việt - Anh, và dựa vào đó biên soạn lại, ta có luôn phiên bản Anh - Việt. Nếu thành công, bộ Tự điển Lịch sử này có thể giúp chúng ta dịch các tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Việt qua tiếng Anh mang tính học thuật và chuyên nghiệp hơn, và ngược lại, chúng ta cũng có thể chuyển ngữ các tài liệu lịch sử bằng tiếng Anh sang tiếng Việt sử dụng những từ Hán Việt hay từ chuyên ngành chính xác hơn. NCM tìm trên Google "Tự điển Lịch sử Việt - Anh" thì chưa thấy có, nhưng nếu đã có rồi thì các bạn/cô/chú giới thiệu cho NCM với nhé, và mình có thể cùng nhau bổ sung thêm nếu còn thiếu.
  11. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm 40 - 43. Nhưng trước đó, vào năm 111 TCN, theo sử ký Tư Mã Thiên, cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống nhà Triệu có được ghi lại trong sử là cuộc khởi nghĩa của Tây Vu (Tây Vu Vương), nhân thời cơ nhà Hán điều hơn 10 vạn quân xống chinh phục Nam Việt. Tây Vu Vương cuối cùng bị tả tướng Hoàng Đồng chém. (Nhất Chi Mai tổng hợp tham khảo trên vài trang web, nhưng không trực tiếp đọc sử ký Tư Mã Thiên, nếu ai có quyển sử ký này xin kiểm tra lại dùm. Nhất Chi Mai nhớ cái quyển sử ký này ở nhà dày phát sợ luôn :D ) Nhà Triệu có là một triều đại của Việt Nam hay không thì có nhiều tranh luận. Sử học Việt Nam trước nay có hai quan điểm trái ngược nhau :angry: :1. Triệu Vũ Đế đánh bại An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt là chuyện nội bộ nước Việt, nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam. Nhà Triệu mất là khởi đầu thời kỳ Bắc thuộc. 2. Triệu Đà là kẻ ngoại bang đến xâm lược nước Âu Lạc. An Dương Vương mất nước là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc. Các bộ quốc sử Việt Nam gần như suốt thời phong kiến đều chép nhà Triệu là một triều đại chính thống. Nhà Trần phong ông là Khai thiên Thế đạo Thánh vũ Thần triết Hoàng đế. Sử gia Lê Văn Hưu soạn bộ Đại Việt sử ký, chép từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Ông viết: “Người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy”. Đến thời nhà Lê, hai câu thơ của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo khẳng định nước Việt không những độc lập với phương Bắc mà còn xưng đế hiệu cùng một thời (nhà Triệu với nhà Hán), tỏ ra hoàn toàn ngang hàng. Người đầu tiên đánh giá lại vai trò của nhà Triệu có lẽ là Ngô Thì Sĩ, cuối đời Hậu Lê. Trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là ngoại bang, Triệu Đà là kẻ ngoại tộc: “An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Kỷ Triệu Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngu, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mị lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Ngô Thì Sĩ kết luận: "Nước ta bị nội thuộc vào nước Tàu từ đời Hán đến Đường, truy nguyên thủ họa chả Triệu Đà thì còn ai nữa?" Quan điểm chính thống hiện nay của Việt Nam coi nhà Triệu là ngoại bang trong các sách giáo khoa và tài liệu lịch sử công bố chính thức, nhưng lại có ngoại lệ là cuốn Niên biểu Việt Nam, tiếp theo nhà Thục, kê rõ nhà Triệu với đầy đủ các đời vua, tiếp theo là đến "Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa thống trị lần thứ nhất" tính từ năm 111 TCN. Còn theo lịch sử mà tụi TQ được học, khi Nhất Chi Mai nói chuyện với một đứa TQ học chung và cũng ở chung nhà, thì nói rằng VN thuộc TQ, nhưng do một số người đã nổi dậy tách ly khỏi triều đình (Triệu Đà và Ngô Quyền). Nhất Chi Mai nghe nó nói vậy tức muốn nổ đom đóm mắt :( :P :P , thì ra TQ dạy lịch sử trong nước họ như vậy, thế là phải ngồi giải thích lịch sử Việt Nam cho nó nghe gần suốt cả đêm (vừa kiếm tài liệu trên mạng cho chính xác, vừa tra tự điển). Cuối cùng thì chỉ là trao đổi để 2 đứa hiểu thêm thông tin, nhưng quan niệm ai thì người đó giữ.
  12. Cháu cám ơn chú Thiên Sứ, nhưng hiện cháu đang ở nước ngoài, không dự hội thảo của Trung tâm được rùi. Nhất Chi Mai mong có dịp được dự hội nghị của Trung tâm sau này vậy :blink:
  13. Nhất Chi Mai có học qua và biết về trữ lượng dầu khí, nên NCM xin cung cấp thêm thông tin, các chú bác tham khảo nhé. Trữ lượng dầu khí trên trái đất còn rất nhiều, nhưng vấn đề là con người chưa đủ trình độ kỹ thuật để khai thác. Ngày nay, mọi người hay nói đến sự cạn kiệt nguồn dầu mỏ khí đốt, là họ nói đến trữ lượng ở vùng Vịnh mà thôi, nơi mà mỏ dầu cách mặt đất chỉ vài ba mét, hoặc rất dễ khai thác. Trữ lượng khổng lồ của dầu khí là ở đại dương (vùng biển nước sâu) và những nơi không thể khai thác khác với kỹ thuật hiện tại. Với kỹ thuật hiện nay, con người chỉ có thể thăm dò, phân tích và dự đoán về trữ lượng khổng lồ này, chứ chưa có cách nào khai thác được. Nên nếu nền văn minh hiện tại của chúng ta có xài hết mỏ dầu có thể khai thác được, và bị tiêu hủy, thì vài ngàn năm sau, hoặc vài chục, trăm ngàn năm sau, có thể nơi có các trữ lượng lớn dầu khí hiện đang nằm dưới đáy đại dương lại trồi lên thành đất liền, thì con người trong thời đại tương lai đó lại sử dụng dầu khí tiếp. Và ngay chính nguồn xác động vật của thời đại chúng ta có thể sẽ tích tụ hình thành những mỏ dầu mới trong một triệu năm tới nữa. Do đó, không nhất thiết một nền văn minh có thể xài hết tất cả trữ lượng dầu khí, khoáng sản trong Trái đất đâu ạ. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng có một nền văn minh trước đây đã sử dụng được năng lượng nội tại trong từng nguyên tố cơ bản của vật chất (ví dụ cơ bản là năng lượng hạt nhân, hoặc có thể có cấp nào đó vi mô hơn). Có thể con đường phát triển của con người trong một nền văn minh xa xưa giống như thời đại chúng ta, là khai khoáng thật nhiều, rồi mới dần dần phát triển đến năng lượng nội tại (như từ "khí" chú Thiên Sứ dùng), hay có thể họ phát hiện năng lượng nội tại và sử dụng được luôn, không cần gì đến dầu hỏa. Thời đại chúng ta bây giờ lại đang quay về sử dụng năng lượng mặt trời, gió, ... như tổ tiên đã dùng cách đây cả ngàn năm hoặc hơn, nhưng với kỹ thuật cao hơn. Phát triển của con người thường theo hình xoắn ốc, nhưng vòng sau cao hơn vòng trước. Có thể đến lúc nào đó con người lại quay lại với các triết lý Âm dương ngũ hành cổ xưa, nhưng với những phát minh ứng dụng mới hơn. Và có thể những nghiên cứu về khí hay các cập nhật phát triển về thuyết ADNH của TTLHDP sẽ góp phần vào đó. Nếu có thời gian, chú Thiên Sứ giảng giải thêm dùm cháu về định nghĩa "khí" mà trung tâm đang nghiên cứu để cháu tìm hiểu thêm nhé. Cám ơn chú.
  14. Nhất Chi Mai xin bàn về mặt vật lý để các chú bác tham khảo. Với nền văn minh hiện tại, nhân loại cũng đã dùng những nguồn năng lượng mà hiệu suất cao hơn 100% rất nhiều, tức là năng lượng đầu ra cao hơn năng lượng cung cấp, ví dụ như: 1. Laser (1 tia ánh sáng laser có thể cắt được sắt) 2. Plasma - năng lượng trường điện từ (có thể hình dung từ năng lượng của sét) 3. Hạt nhân (ví dụ đơn giản theo lý thuyết là dùng một năng lượng nhỏ để đưa 2 hạt nhân Hydro lại gần nhau, phản ứng tạo ra Heli và giải phóng một nguồn năng lượng rất lớn) ... Do đó, nếu trong (các) nền văn minh trước đây biết khai phá năng lượng nội tại trong từng nguyên tố cơ bản của vật chất, và sử dụng được các nguồn năng lượng sẵn có trong thiên nhiên như sét, mặt trời, gió, ... thì việc tạo ra nguồn năng lượng cung cấp cho họ chế tạo ra máy bay, tên lửa, ... là điều hoàn toàn có thể. NCM nhớ mang máng có lần nghe một nhà sư giảng rằng Phật có nói nơi Ngài nhập Niết Bàn là một khu rừng, nhưng trước đó bao nhiêu lâu đó, đã từng là một kinh thành sầm uất. Như vậy về việc tồn tại (các) nền văn minh trước nền văn minh hiện tại của chúng ta là rất có khả năng. Có thể có thời đại con người đạt trình độ rất cao hoặc rất thấp, có thể có thời đại chỉ có con vật (ví dụ như thời kỷ khủng long). Trong bài nói chuyện theo link sau đây, Giáo sư Vật lý của trường ĐH NewYork đã tóm tắt các thành tựu vật lý mà con người đã đạt được trong phòng thí nghiệm: tạo ra vật chất có thể bẻ cong ánh sáng và làm cho vật chất đó tàng hình (ánh sáng không mang hình ảnh của vật chất đó đến mắt người), 1 photon biến mất ở nơi này và xuất hiện ở nơi khác cách xa vài trăm mét (nếu phát triển thí nghiệm này sẽ có thể làm một người đang ở Việt Nam biến mất và xuất hiện lại ở nam cực chẳng hạn), v.v. Các thành tựu này giống như các thần thông mà con người có được nhờ thiền định trong kinh Phật. Vậy có thể ở một thời đại văn minh xa xưa nào đó, con người đã từng có những khả năng này, nhưng do họ biết luật nhân quả nghiệp báo, đã đến lúc phải có một sự suy tàn sụp đổ tất cả thì phải tuân theo. Link bài nói chuyện của Giáo sư Vật lý Kaku, bằng tiếng Anh và có phụ đề tiếng Anh: http://forum-network.org/lecture/michio-ka...sics-impossible
  15. Wow, Rin dịch được nhanh và nhiều quá chừng :P Rin nhớ chú ý tới một số điểm ngữ pháp như chia thì, số ít số nhiều, ... nhé. Ví dụ như khi viết về lịch sử thì hầu như dùng các thì quá khứ, nhưng NCM thấy Rin dùng thì hiện tại nhiều, và động từ chia theo danh từ số ít, số nhiều cũng nên lưu ý. Người Việt mình không có những điểm ngữ pháp này nên hay quên, NCM cũng bị sai hoài hà, nhưng đây lại là những điểm ngữ pháp rất căn bản trong tiếng Anh, Rin nên để ý nghen.