Vo Truoc
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
787 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
13
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Vo Truoc
-
Theo tôi, bạn không nên đọc tạp nham nếu mới tìm hiểu vì học thuyết thất truyền, sách viết loạn cào cào, như đám rừng, nhiều khi mâu thuẫn, đôi khi tác giả cũng không hiểu gì hoặc hiểu sai, kể cả các tên tuổi lớn. Bạn nên đọc một dòng nhất quán về những khái niệm cơ bản ban đầu rồi tham khảo, so sánh, đối chiếu rộng ra và không câu nệ vào sách viết mà phải dựa vào tư duy của chính mình. Cái dòng nhất quán đó hiện nay, theo tôi bạn nên đọc các tác phẩm của anh Thiên Sứ lần lượt là:- Thời Hùng Vương truyền thuyết và huyền thoại - Những bí ẩn của Lục thập Hoa Giáp - Hà đồ trong Văn minh Lạc Việt ... Rồi từ đây đọc rộng ra cùng với tư duy của chính mình, so sánh đối chiếu với những hiện tượng xã hội mà mình quan sát thấy. Tôi thấy sách về ADNH từ xưa tới nay giống như một đống hỗn độn ngọc trai và mảnh sành, đất cát ... thậm chí cả chất độc hại. Bạn phải dựa vào tư duy của mình để sàng lọc thôi. Chúc bạn thành công! Thân ái!
-
Tôi tin rằng, các anh ấy cũng thống nhất như vậy.Thân ái!
-
Tôi cũng biết điều này và cũng nghĩ đúng là bọn "cời trần đóng khố" trong học thuật, không chỉ thời cổ mà ngay trong thời hiện đại này, chúng vẫn tiếp tục "cởi trần đóng khố"!!!Tôi chỉ nói lại những quan điểm của các tác giả đó thôi. Có lẽ tôi chưa đủ trình độ, hiểu biết để nói lời khẳng định Sử thuyết đúng hay sai, nhưng tôi phải thừa nhận rằng, những nghiên cứu đó rất công phu, tỷ mỉ. Chỉ có những người sắc sảo, đầy nhjiệt huyết, không vụ lợi mới có thể làm được. Quả là theo Sử thuyết họ Hùng, cuộc chiến Ân Thương - Văn Lang thực chất là cuộc nội chiến trong cộng đồng Việt tộc với chiến thắng thuộc về Văn Lang (Hùng Chiêu Vương - Văn Vương nhà Chu). Theo Sử thuyết, trước thời đó, trong cộng đồng Việt tộc đã sảy ra tối thiểu 2 cuộc nội chiến nữa gọi là cuộc chiến Hùng - Thục. Thực ra, theo Sử thuyết, thời đó chỉ có nội chiến chứ chẳng thể có "ngoại chiến" được vì khắp Dương tử và nam Hoàng Hà chỉ có mỗi Việt tộc sing sống, các sắc dân khác có thể tồn tại nhưng còn ít và chưa có ảnh hưởng gì lớn... Cái gọi là Tứ Di cũng chỉ là Việt tộc xuất hiện do hậu quả cuộc nội chiến Hùng Thục lần thứ 2... Nói chung, những luận diểm của Sử thuyết thật khiến nhiều người vô cùng kinh ngạc, chưa từng nghĩ đến dù có đầu óc lãn mạn đến đâu. Nhưng nó lại được đặt ra trên những tư liệu, sự kiện đáng để ta suy ngẫm. Đương nhiên, những tác giả khác thường như thế bị "ném đá" rất nhiều. Tôi xin nói lại lần nữa, đó là quan điểm của Sử thuyệt họ Hùng chứ tôi không đủ khả năng đưa ra các luận điểm đó. Thân ái.
-
Ở đây, Bách Việt trùng cửu chỉ nêu những sự kiện khảo cổ có trong thực tế. Gọi là thời Thương Chu là nói về cách phân loại hiện hành trong giới khảo cổ chứ không phải nhận định của tác giả. Qua đó tác giả chỉ ra những mâu thuẫn trong cách nhận thức cổ sử của giới chính thống. Qua bài này, Bách Việt Trùng Cửu muốn nói rằng, cái mà các nhà sử học chính thống gọi là văn hóa nhà Thương, Chu đó đã hiện diện rất lâu ở toàn cõi Đông Dương này rồi, trước khi xuất hiện cái gọi là người Hán. Hệ quả là Thương Chu là các triều đại Bách Việt, chẳng liên quan gì đến người Hán cả. Người Hán đã thực hiện một vụ đáng cắp Tổ tiên, đánh cắp văn hóa. Đây là Vụ đánh cắp vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Bách Việt Trùng Cửu là người theo Sử thuyết họ Hùng của anh Nhatnguyên (trên diễn đàn này) - Nguyễn Quang Nhật, theo đó thì Thương Chu là những triều đại Bách Việt, đứng đầu là những vị Hùng Vương (Hùng Huy Vương, Hùng Vỹ Vương, Hùng Chiêu Vương, Hùng Ninh Vương, Hùng Tạo Vương - 5 vị hay 5 thời, trong đó Hùng Chiêu Vương chính là Văn Vương nhà Chu đóng đô ở ... Hà nội!). Đó là tôi nói lại quan điểm của Sử thuyết họ Hùng (tác giả Nguyễn Quang Nhật) có sử tán đồng nhiệt thành của anh Văn Nhân, Bách Việt Trùng Cửu, Minh Xuân, ... Sự nhiên cứu của những tác giả này quả là hết sức công phu. Thân ái
-
Anh Thiên Sứ viết: Tôi thống nhất. Cám ơn anh.Nhưng tôi cũng nhấn mạnh rằng, cuối cùng chúng cũng biến mất. Vũ trụ trở về trạng thái Thái cực, khởi nguyên của một chu kỳ mới. Hoangnt viết: Theo lý thuyết ADNH mà tôi đang nghiên cứu thì có sự khác nhau đó, chủ yếu về mặt khái niệm. "Đạo" là mặt "Bản thể" của Thực tại gồm 3 mặt Bản thể - Tướng - Lý. Trong 3 mặt đó, chỉ có Bản thể là tự có, còn Tướng và Lý có sinh và tất yếu có diệt. Khi Tướng, Lý chưa sinh, Thực tại chỉ là Bản thể, không có Tướng cũng chẳng có Lý. Trạng thái đặc biệt đó của Thực tại gọi là Thái cực. Khi đó, Thái cực đồng nhất với Bản thể là "Đạo" vì chưa có Tướng - Lý. Về mặt khái niệm học thuật thì "Đạo" là một trong 3 mặt của Thực tại, còn Thái cực lại là một trạng thái của Thực tại, nghĩa là một Thực tại, khi Tướng - Lý mất đi. Khi âm dương xuất hiện, Tướng - Lý cũng xuất hiện theo thì trạng thái Thái cực của Thực tại biến mất, thay vào đó là trạng thái Vũ trụ, nhưng "Đạo" vẫn tồn tại như một trong 3 mặt của Thực tại, tương tác với 2 mặt Tướng - Lý làm Vũ trụ biến đổi và phát triển. Khi Thực tại là Thái cực thì mọi khái niệm đều chưa có, vì vậy, đương nhiên cũng chẳng có Hữu hạn hay Vô cùng. Vì vậy, nói Thái cực hay Đạo là vô cùng thì không có nghĩa hay " Tự thân nó đã vô cùng" là phát biểu vô nghĩa. Hoangnt viết: Câu này cũng không chuẩn vì khởi nguyên Thái cực chẳng có gì có thể dùng để so sánh cả.Hoangnt viết: Có logic nào không?Cái tỷ trọng cực lớn ấy, theo tính toán của tôi không lớn hơn 1.3x10^121602453 lần so với mật độ vật chất của cái mà khoa học ngày nay gọi là chân không tuyệt đối trên mặt đất này. Có nghĩa là chẳng phải vô cùng. Bên trong nó cũng chẳng có cấu trúc nào mà cực kỳ đều đặn, một không gian phẳng lặng, chẳng có những hạt này hạt nọ. Nếu người ta thấy có bức xạ nào đó thì cũng chỉ xuất hiện ở ngoài rìa. Khi Vũ trụ hình thành từ Thái cực qua một đột biến lượng tử cực kỳ nhỏ bé, sau đó lớn lên nhanh chóng về mật độ, khối lượng, kể cả không gian và thời gian nhưng hoàn toàn chẳng có sự tan vỡ nào hết mà phình ra rất đồng đều, cho tới mật độ tới hạn cực lớn bởi vì quan hệ âm dương khi đó đồng tương sinh. Lúc đó Vũ trụ trong thời Tiên thiên. Sau đó, Vũ trụ mới phình ra bằng theo kiểu tan vỡ, không còn đồng đều nữa, mới có những mảnh to nhỏ khác nhau mà ta gọi là hạt vật chất, hành thinh, thiên hà, ... do quan hệ âm dương trở thành nghịch biến: Âm thịnh dương suy, Dương thịnh Âm suy, đó là thời kỳ Hậu thiên mà các nhà khoa học ghi nhận như một vụ nổ Bigbang vì cái kiểu phình ra bằng cách tan vỡ đó trông giống như một vụ nổ. Hoangnt viết: Tại sao phức tạp thì là Dương thịnh Âm suy mà không phải là ngược lại. Dương "tịnh" còn Âm "động" thì sự phức tạp là thể hiện tính "động" chứ? Tại sao Hoangnt biết tương tác phức tạp nhất đã hình thành, không lẽ không còn tương tác phức tạp hơn ư? Qui luật vận động chung của Vũ trụ là tương quan Âm/Dương ngày càng tăng, vì thế, độ phức tạp của tương tác cũng chỉ ngày càng tăng mà thôi. Chỉ cần nhìn những hiện tượng xã hội cũng thấy rõ điều này. Đó là lý do vì sao mũi tên thời gian chỉ trôi theo một chiều, Entropy luôn tăng, nhiệt độ chỉ truyền từ cao xuống thấp ... Thân mến.
-
Hoangnt viết: Phật Thích ca nhận định như thế không có nghĩa là nhận định bừa mà chắc Ngài có phương pháp hẳn hoi, chỉ là chưa nói rõ ra mà thôi. Thuyết Lượng tử có luận điểm về tính "không chắc chắn" của thế giới vi mô, cho thấy, về mặt lý thuyết, mọi sự đều có thể sảy ra. Thực ra vấn đề đơn giản hơn nhiều. Trước tiên chúng ta phải hiểu cơ chế về sự hình thành và phát triển của một hiện tượng bất kỳ trong Vũ trụ, sau đó chúng ta mới có thể nhận định được, liệu sự sống có thể được hình thành ngoài Trái đất hay không, hay ví tiền của tôi có thể tự nhiên xuất hiện trong túi ngài Obama hay không, nếu có thì xác xuất là bao nhiêu. Lý thuyết ADNH tôi đang nghiên cứu phục hồi cho câu trả lời về vấn đề đó. Vì thế, đây không phải như Hoangnt viết:” đây chỉ là nhận định” vu vơ, thiếu cơ sở. Hoangnt viết: Cái này là kết quả tính toán theo phương trình của tôi khi nghiên cứu sự hình thành và phát triển của Vũ trụ. Tôi có một hệ thống các phương trình như vậy và nó có nhiều khác biệt so với khoa học hiện đại.Hoangnt viết: Không gian và cả thời gian là 2 trong 3 mặt không thể táchrời của vật chất, như bài trước tôi đã viết: Vật chất không tự thân mà có mà nó được sinh ra từ Thái cực (Tự thân mà có chỉ có “Đạo”, bản thể của Thực tại mà thôi), nhất là ban đầu nó vô cùng nhỏ bé (nhưng > 0), do đó, không gian và cả thời gian cũng không tự thân mà có, nó phải được sinh ra cùng với vật chất và cũng như vật chất, ban đầu nó vô cùng nhỏ bé. Cái gì được sinh ra thì không thể lớn vô cùng. Qui luật chung của sự phát triển Vũ trụ là tương quan âm/dương luôn tăng thể hiện ra bằng sự lớn lên không ngừng của không gian và sự trôi một chiều của mũi tên thời gian. Vì thế, không gian có giới hạn, không phải vô cùng và đang lớn lên mạnh mẽ.Hoangnt viết: Đây chỉ là quan sát cục bộ trong Vũ trụ, còn về tổng thể, Vũ trụ đang ngày càng giảm mật độ vật chất.Hoangnt viết: Sự tan rã của Vũ trụ là chắc chắn, không thể đảo ngược cũng giống như sự già đi rồi chết của một con người dù anh có tu luyện nội công thâm hậu, uống bao nhiêu nhân sâm, thuốc bổ, thâm chí áp dụng công nghệ sinh học …cũng chỉ kéo dài một chút mà thôi. Nhưng ta cũng đừng quá lo lắng vì thời gian cho Vũ trụ còn rất lâu. Theo các nà khoa học, có tới 75% vật chất trong Vũ trụlà vật chất tối, có nhĩa là, cho tới nay, mới có 25% vật chất Tiên thiên phân rã, mà sự phân rã 25% đó cũng còn rất lâu nữa mới tới tiêu hủy. Như vậy, Vũ trụ mới như chàng trai 25 tưổi thôi ! Nhưng quá trình già đi là điều chắc chắn đangdiễn ra !Thân mến!
-
Giới hạn của sự đậm đặc dẫn đến sự tan rã của Vũ trụ, theo các tính toán sơ bộ của tôi nhỏ hơn 1.3x10^121602453 lần so với mật độ vật chất của cái mà khoa học ngày nay gọi là chân không tuyệt đối trên mặt đất này. Nếu sự sống được hiểu như là trên trái đất này thì xác xuất sảy ra sự sống bên ngoài Trái đất cực kỳ nhỏ bé, gần như bằng zero. Xác xuất này cũng tương tự như xác xuất ví tiền của tôi, không vì một lý do gì, tự nhiên lại nằm trong túi cùa của ông Obama vậy. Nhưng sự sống nếu được hiểu rộng hơn thì xác xuất sảy ra ở bên ngoài Trái đất sẽ lớn hơn. Độ lớn của xác suất đó tùy thuộc vào cách hiểu về khái niệm sự sống. Vũ trụ đang phát triển hay tan rã cũng tùy vào cách hiểu của chúng ta về thế nào là phát triển, thế nào là tan rã. Nếu hiểu phát triển là tăng dần kích thước không gian thì Vũ trụ đang phát triển (kích thước không gian ngày càng tăng). Nếu hiểu phát triển là sự tăng lên về khối lượng hay mật độ vật chất thì Vũ trụ đang tan rã. Nhưng qui luật chung của Vũ trụ là tương quan Âm/Dương luôn tăng. Hiện nay chúng ta đang sống ở thời kỳ Hậu thiên với quan hệ âm dương nghịch biến (âm thịnh dương suy và dương thịnh âm suy), nhưng nhìn chung tương quan âm dương luôn tăng, kích thước hình học của Vũ trụ ngày càng lớn, khối lượng và mật độ vật chất ngày càng giảm. Sau thời kỳ Hậu thiên sẽ là thời kỳ Suy đồi với quan hệ âm dương đồng giảm, kích thước Vũ trụ tăng mạnh mẽ hơn, khối lượng và mật độ vật chất suy giảm nhanh chóng. Sau thời kỳ Suy đồi là thời kỳ Tiêu hủy. Vũ trụ mờ nhạt dần rồi mất hẳn, Trạng thái Thái cực xuất hiện. Thân mến.
-
Hành động này của ông Obama thật đáng nể !!!
-
Giống BigBang không có nghĩa là Bigbang với những chi tiết của nó mà khoa học mô tả. Theo tôi, về sự lớn lên của kích thước Vũ trụ thì các nhà khoa học đã đúng.Làm sao lại hiểu Thái cực là mật độ khí ban đầu được. Trong trạng thái Thái cực, Khí còn chưa được sinh ra mà, cả không thời gian cũng thế, thì ngay cả khái niệm mật độ cũng không tồn tại huống chi "mật độ vật chất". Thái cực không giống như bất kỳ cái gì mà chúng ta đã thấy. Tư duy về Thái cực mà máy móc qui nạp, nội suy như thế thì không bao giờ tránh được sai lầm. Không phải khoa học không thể vượt qua những giới hạn đó, học thuyết ADNH cũng là một khoa học và những giới hạn đó thật đơn giản để vượt qua: - Vũ trụ nguyên do nào mà có.?: Vũ trụ được sinh ra từ Thái cực do một đột biến lượng tử. - Không thể hiểu được khởi nguyên vũ trụ: Khởi nguyên của Vũ trụ là Thái cực. - Không thể nắm bắt được hạt vật chất nhỏ nhất: Hạt vật chất nhỏ nhất không tồn tại - Không thể biết được tính vô hạn của vũ trụ: Vũ trụ là hữu hạn (ít nhất là về kích thước} - Không nhận thức được tính tuyệt đối trong vạn vật: Tính tuyệt đối trong vạn vật là "Đạo" - Không hiểu được tư duy con người từ đâu mà có, từ đó không thể giải thích được "linh hồn tồn tại hay không" - sự thật phản ánh là có: Tư duy con người là phản ánh của hoạt động vật chất. Linh hồn tồn tại va là một cấu trúc trường khí âm dương dạng thứ cấp. ... Về phân bố của 4 mùa, theo đồ hình Hoangnt cung cấp, nếu có ghi khoảng các từ Trái đất tới mặt trời ở 4 vị trí thì nhận định của tôi chính xác về 4 mùa. Không gian là thuộc tính của vật chất, do đó, bất cứ nơi nào có không gian thì cũng có nghĩa là vật chất (Khí) đang tồn tại ở đó. Chính vì thế, không có không gian mà ở đó không có gì, hay không gian hư vô không tồn tại. Do đó, khía niệm chân không cũng vô nghĩa hay tiên đề của Einstein không chính xác. Đành rằng chúng ta có thể tách vật chất ra khỏi không thời gian để tiện cho sứ quán xét. Nhưng kết quả quán xét đó chỉ đúng trong những trường hợp mà ảnh hưởng của sự tách bạch đó không lớn. Nhưng khi xét đến những trường hợp cực đoan, như thời gian ban đầu, lỗ đen Vũ trụ, ... thì kết quả sẽ sai lệch lớn. Giới khoa học ngày nay thừa nhận rằng, không thể áp dụng được những định luật vật lý co các trường hợp đó. Đặc biệt, đối với những quán xét trìu tượng, triết học thì sai lệch sẽ rất lớn, thậm chí dẫn đến sai lầm. Thân mến!
-
Hoangnt vẫn tách vật chất (hay "Khí" ) khỏi không gian, chưa nhận thức thấy tính nhất thể của chúng. Hơn nữa, Hoangnt còn cho rằng tư duy, nhận thức của chúng ta quyết định thuộc tính của tự nhiên (Trích: “chúng không có tính tuyệt đối là do quy ước của tư duy nhận thức tự nhiên của chúng ta”) mà không thấy rằng, ngược lại, tư duy nhận thức của chúng ta chỉ là một phản ánh của tương tác âm dương hay chỉ là một phản ánh của tự nhiên mà thôi. Theo tôi, đó là một sai lầm. Đối với tôi, Vật chất là một thể thống nhất không thể tách rời của trường khí âm dương (Khí) và không thời gian: Khí (trường khí âm dương) + Không gian + Thời gian = Vật chất Ý thức chỉ là một trong muôn vàn phản ánh của hoạt động vật chất mà thôi Vật chất cũng không tự thân tồn tại, mà nó được sinh ra. Trước khi vật chất được sinh ra, Vũ trụ là Thái cực. Khi mới sinh ra (do kết quả của một đột biến lượng tử từ Thái cực), Vũ trụ cực kỳ nhỏ bé về cả khối lượng cũng như không gian, thời gian. Sau đó, Vũ trụ lớn lên rất nhanh, không thời gian trương nở rất mạnh, nhưng khối lượng còn trương nở mạnh hơn nhiều làm cho mật độ Khí tăng lên nhanh chóng, hay cực kỳ đậm đặc (chứ không phải “loãng ra”). Đó là thời kỳ Tiên Thiên, âm dương đồng tương sinh. Khi Vũ trụ đạt giá trị đậm đặc tới hạn, thời kỳ Hậu Thiên bắt đầu. Cái khối Vũ trụ Tiên thiên đó, đang từ thời kỳ âm dương đồng tương sinh, dần dần trở thành âm thịnh dương suy hoặc dương thịnh âm suy và bắt đầu tan vỡ, mật độ Khí mới “loãng ra”. Những hạt vật chất, những Thiên hà, hạt cơ bản, …chính là những mảnh Tiên thiên chưa tan vỡ hết đó. Chính những mảnh vỡ Tiên thiên đủ lớn làm cho các nhà khoa học tưởng là “Vật chất tối” đầy bí ẩn, nhưng thật ra nó chẳng khác gi cái lõi của một hạt vật chất thông thường. Sự tan vỡ của Vũ trụ Tiên thiên là do khí âm động sinh ra. Khí dương “tịnh” cản trở quá trình ta vỡ (rời ra xa nhau) đó, làm cho những phần Khí chưa tan vỡ, co cụm lại thành những trung tâm có mật độ vật chất lớn hơn bằng nhiều cách mà một trong những cách dễ dàng nhận thấy nhất chính là lực hấp dẫn. Như vậy, rõ ràng “các trung tâm đậm đặc phải là sự hội tụ của "khí" Âm.” như Hoangnt nhận định là sai lầm, mà nó phải là nơi khí dương mạnh nhất. Đó cũng là lý do vì sao mùa Đông (thuộc Thủy – dương, Trái đất lại gần mặt trời nhất, và ngược lại, mùa Hạ, thuộc Hỏa – âm, Trái đất xa mặt trời nhất) Sự đậm đặc của vật chất cũng giống như sự bé nhỏ của không gian. Như vậy, không thời gian nơi nào lớn hơn chỉ có nghĩa là mật độ vật chất (khí) nhỏ hơn mà thôi. Khoảng cách giữa các hạt vật chất thể hiện mức độ loãng ra của Khí trong không gian giữa chúng. … Tóm lại, những vấn đề trên chỉ là chia sẻ cho vui chứ khi nào có thời gian tôi sẽ viết lại một cách chi tiết, hệ thống và logic hoàn chỉnh, có công thức tính toán đàng hoàng. Thân mến!
-
Xin lỗi làm anh buồn!Em cũng chẳng vui gì. Khổ nỗi đời nó vẫn cứ thế.
-
Được như thế thì thiên hạ đại thái bình rồi anh Thiên Sứ ơi!Khoa học cũng chỉ là một lĩnh vực xã hội thôi, cũng đủ mọi cung bậc cả, có thể tỷ lệ nặng nhẹ khác nhau chút xíu. Việc mình tính thì mình cứ tính, tùy theo tình thế thôi. Bác Hồ nói: "Không có gì quí hơn độc lập tự do" mà!!! Chung qui cũng chỉ vì tương tác âm dương ! Khí dương "tịnh" nên cứ trì kéo cái cũ. Khí âm "động" nên muốn đổi thay khi thấy trì trệ. Hiện nay tương quan âm/dương mới chỉ được như vậy. Cái cũ còn chưa đủ yếu để nói "Không có" nhưng cũng không còn đủ mạnh để nói "Có". Cái mới còn chưa đủ mạnh để nói câu tương tự. Em e rằng anh không đợi được đến lúc "Có thì nói có. Không thì nói không" đó đâu! Muốn nhanh thì phải làm sao cho cái mới mạnh lên. Chẳng phải chỉ trong vấn đề "Hạt của Chúa" đâu, mà trong nhiều vấn đề khác cũng có tình trạng tương tự. Tỷ như vấn đề "Việt sử 5000 năm văn hiến" của anh chẳng hạn !!!
-
Vì không có nên "một chương mới trong lịch sử văn minh nhân loại" mới thực sự bắt đầu. Còn nếu họ xác định là có thì còn lâu "một chương mới trong lịch sử văn minh nhân loại" mới bắt đầu được vì sai lầm lại tiếp tục nối tiếp sai lầm!
-
Tính liên tục về không gian của Vũ trụ là chắc chắn. Không có không gian hư vô. Cái gọi là khoảng cách giữa hạt nhân nguyên tử và các điện tử chính là một cấu trúc của trường khí âm dương khi mật độ khí dương đủ loãng mà thôi. Cái lực hấp dẫn mà các nhà khoa học không hiểu tại sao lại có đó chính là sự thể hiện tính "tịnh" của khí dương trong trường khí âm dương tràn ngập Vũ trụ. Sự trương nở và tan vỡ của Vũ trụ chỉ là sự lớn lên về không gian và sự loãng ra về mật độ khí dương của trường khí âm dương trong Vũ trụ. Vũ trụ chỉ là một cấu trúc trường khí âm dương với những trung tâm có mật độ khí dương khác nhau mà thôi. Sở dĩ có những trung tâm đậm đặc đó là do tính "tịnh" của khí dương. Sở dĩ có những nơi có mật độ khí dương loãng (tạo thành những khoảng cách) là do tính "động" của khí âm. Không thời gian và trường khí âm dương không thể tách rời mà là điều kiện của nhau. Không gian lớn hay nhỏ chỉ biểu hiện mật độ khí dương của trường khí âm dương loãng hay đậm đặc mà thôi. Vì thế không thời gian không có tính tuyệt đối. Sự tồn tại của không thời gian chỉ là sự thể hiện tính "động" của khí âm. Nếu trường khí âm dương không tồn tại ở đâu thì không thời gian ở đó cũng không có lý do tồn tại. Vì thế không thể có sự gián đoạn của không thời gian trong Vũ trụ vì đơn giản là khi không thời gian không tồn tại (bị gián đoạn) thì cũng không có vật chất (trường khí âm dương) hay không phải là thành phần của Vũ trụ. Tôi đã tìm ra công thức liên hệ giữa kích thước không thời gian và mật độ khí dương phân bố trong Vũ trụ.Hạt vật chất từ thiên hà cho tới các hạt cơ bản chỉ là những "trung tâm" có không thời gian có mật độ khí dương đủ lớn. Khoảng các giữa chúng chỉ là không thời gian có mật độ khí dương đủ nhỏ. Cái gọi là hữu hình cũng chỉ là không thời gian có mật độ khí dương lớn, và ngược lại, cái gọi là vô hình cũng chỉ là không thời gian có mật độ khí dương nhỏ mà thôi. Đừng nghĩ rằng không gian truyền lực hấp dẫn mà thực chất không gian thể hiện lực hấp dẫn, một biểu hiện của tính "tịnh" của khí dương. Hai cái này khác nhau. Không có cái khí dương ấy thì đương nhiên không có cái thể hiện của cái tính "tịnh" của nó, và dĩ nhiên cũng không có cái "không thể tách rời" của nó là không gian. Cách suy nghĩ của hoangnt cũng là cách suy nghĩ của các nhà khoa học khi cứ tách rời vật chất và không gian nên mới thấy những "mâu thuẫn" đó. Thực chất không thời gian, vật chất, Vũ trụ là một chỉnh thể không thể tách rời, không thể có cái này mà không có cái kia được. Vài lời nói lại cho rõ. Thân mến!
-
Rất tiếc khi phải nói thế này: Chúng ta đang phải sống trong một tình thế, một mơi trường mà những những cái xấu được hỗ trợ và ngày càng phát triển, những cái tốt bị phá hủy và ngày càng thui chột. Những người tốt dần dần ngày càng ít đi, ngày càng hãn hữu, ảnh hưởng ngày càng nhỏ, lu mờ, thậm chí hình ảnh của họ trở thành tấm gương cần phải tránh. Những người xấu dần ngày càng nhiều lên, ngày càng phổ biến, ảnh hưởng ngày càng lớn, lấn lướt, thậm chí hình ảnh xấu trở thành những tấm gương cần noi theo. Đó là những nét chính, đặc trưng của xã hội ta trong giai đoạn hiện tại. Trong một tình thế như vậy, những thứ gọi là bệnh hèn nhát, vô cảm, hòa cả làng, ... mà không phát triển, phổ biến thì thật không bình thường!!!, thậm chí còn nên gọi là "biết địch, biết ta", "thức thời", ... Không vào hùa với cái xấu đã là quí lắm rồi. Còn nhắm mắt làm điều tốt mà kết quả ngược lại, mình thiệt, xã hội thiệt, bọn xấu đắc chí, người tốt ngậm ngùi ... thì thà đừng làm còn hơn.
-
Tính liên tục và lượng tử, tính tất định và bất định, tính qui luật và ngẫu nhiên, ... của Vũ trụ cũng như tính sóng hạt của vật chất mà thôi, chẳng có gì ghê gớm cả. Nếu hiểu rõ bản chất tính sóng hạt của vật chất thì nhận thức những "tính" kia cũng đơn giản thôi.Nếu "Hạt của Chúa - với khái niệm là một trường duy nhất tạo ra các hạt cơ bản." thì toàn bộ Vũ trụ này chính là một "Hạt của chúa " duy nhất đó. Thật ra, Vũ trụ này chỉ là một "trường khí âm dương" mà thôi. Những vận động, biểu hiện, ... của nó chỉ là kết quả của những tương tác âm dương. Các nhà khoa học mặc định cho rằng, Vũ trụ Vĩ đại này được cấu tạo từ những hạt vi mô, cơ bản và ra sức săn lùng hạt cơ bản nhất. Nhưng thực ra, Vũ trụ này là sự trương nở và tan vỡ của một hạt duy nhất vô cùng Vĩ đại, là chính Vũ trụ (đó mới chính là "Hạt của Chúa"), những hạt vi mô cũng như vĩ mô mà chúng ta quan sát được chỉ là những mảnh vỡ mà thôi. Liệu ta có thể biết cái mảnh vỡ nhỏ nhất bằng bao nhiêu không? Nếu những máy đo đủ mạnh, họ còn có thể phát hiện ra nhiều hạt còn nhỏ hơn hạt Hig vừa phát hiện nhiều lần!... Khi cái "Hạt của chúa" là chính Vũ trụ này ta vỡ hết, nghĩa là "Dương" tiêu tán hết thì trường khí âm dương cũng chẳng còn, Thực tại trở thành Thái cực và một chu kỳ mới lại bắt đầu bằng một đột biến lượng tử mới rất ngẫu nhiên và do đó chu kỳ Vũ trụ mới đó rất rất rất ... khó giống chu kỳ trước, nhưng tương tác âm dương thì phải như nhau. Thân mến!
-
+Trong bài "Nghĩa chữ" (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/17584-nghia-chu/) anh Lãn Miên có cách nhìn về chữ Việt bộ Tẩu như sau:Chữ VIỆT 越trong từ Bách Việt được Hứa Thận giả thích: VIỆT 越 (yuè) nghĩa là vượt qua (nguyên văn: độ dã), đọc VƯƠNG 王 PHẠT 伐 = VIỆT (wáng fá = wá; wá trật yuè). Đó chỉ là vận dụng qui luật lướt của tiếng Việt để đọc cho đúng âm của chữ nho. Nhưng nếu xem biểu ý của chữ VƯƠNG PHẠT 王 亻 戈 thì thấy ý là: “ vua ( vương 王) là người ( nhân 亻) cầm rìu đồng (qua 戈) đi “phạt ruộng” = phạt rọng ( tiếng Nghệ An) = phạt rộng (tức “mở vuông” là mở mang bờ cõi ” = vượt , như câu nông dân Việt vẫn nói “vượt đất đắp bờ” ). Có lẽ phần “giải tự” chữ Việt này của ông Hứa Thận là chính xác nhất về nguồn gốc từ “Việt” xuất hiện từ khi nào trong lịch sử. Hán thư thì viết rằng từ “Việt” xuất hiện vào thời Xuân Thu (?). Theo “giải tự” ở đây thì VIỆT= VƯƠNG PHẠT tức “ông vua đi chinh phạt” thì phải có sớm hơn rất nhiều, đó là sự kiện nổi tiếng lịch sử cổ đại là vụ vua Chu Văn Vương tức ông Tây Bá Cơ Xương vượt sông đi bắc phạt tiêu diệt vua Trụ nhà Thương, có lẽ từ đó người ta mới gọi quân của “ Vương Phạt” là quân “Việt”, trước đó thì họ chỉ gọi là dân Lạc của Lạc Quốc mà thôi. ( Nhưng Lạc Quốc như Hán thư viết nghĩa là gì sẽ giải thích ở dưới). Còn từ Việt thì nó có còn sớm hơn thời Chu Văn Vương nữa cơ, cụ thể trong từ chim VIỆT được Hứa thận giải thích là con chim thần (tức để thờ như hình chim trên trống đồng của người Lạc Việt) Như vậy ta có nên dùng chữ Việt bộ Tẩu để chỉ nước ta nữa chăng ? !!!
-
Xưa nay những kẻ làm nên việc lớn, có mấy ai không nằm gai nếm mật, trăm đắng ngàn cay đâu! Chúng ta còn sướng chán so với những vị đó!"Trời thử lòng trao cho mệnh lớn Ta gắng chí khắc phục gian nan!" (Bình Ngô Đại cáo). Cũng chẳng nên trách mấy cậu sinh viên. Có chăng là trách mấy vị tai to mặt lớn có chỉ số Bo cao thôi!
-
Anh Thiên Sứ viết: Đúng vậy! Không ai có thể thuyết phục những con bò bằng lý luận, cho dù lý luận đó có logic hay khoa học đến đâu. Nhưng những con bò có thể được dẫn dắt bằng một nắm cỏ!Em cho rằng, cần phải chỉ ra được ứng dụng của học thuyết ADNH nhân danh văn hiến Việt để giải quyết một số vấn đề mà nhân loại, hay chí ít là khoa học đang bế tắc một cách hiệu quả thì sẽ là một mắt xích đột phá cho những lý luận chứng minh sự kỳ vĩ của văn hiến Việt. Hy vọng rằng, đột phá đó sẽ tạo ra được một dòng thác mà các con bò đó phải trôi theo nếu không muốn chết chìm! Chúng ta sẽ tạo ra được đột phá đó! Thân ái!
-
Điều này từ lâu đã quá hiển nhiên. Nhưng vấn đề là ở chỗ, cải tổ như thế nào? Lấy ai cải tổ đây? Khi mà cả hệ thống giáo dục như thế, các "Ráo sư", "Tiến xí",... hậu duệ của mấy ông "ở trần đóng khố" như thế! Hay chỉ là cái cớ để người ta vẽ ra đề án này, dự án nọ ... mà ....
-
Qua đoạn trích trên, ông Thiện không "mắng" Phật Thích Ca và Giê Su, ông chỉ không đánh giá cao các vị đó như chúng ta mà thôi.Có lẽ ông ấy đã "Ngộ" được cái gì đó mà ta chưa biết, nhưng đừng vội vàng kết luận rằng đó là sự ngông cuồng. Khi đọc những bài viết của anh Lãn Miên trên diễn đàn này, tôi lờ mờ nhận ra rằng, có lẽ ông Thiện không "hoang tưởng" như nhiều người nghĩ. Nền văn hóa Việt quá kỳ vĩ mà khả năng của mỗi chúng ta có hạn. Những hồi chuông anh Thiên Sứ đã gióng lên rất có ý nghĩa, đặc biệt ở thời điểm này!
-
Đây chỉ là cách nhấn mạnh vấn đề trong tình thế hiện tại mà thôi.Chống tam những theo kiểu cũ rõ ràng thất bại là chắc chắn. Tham nhũng sẽ tràn lan hơn và nhấn chìm chế độ, dân tộc. Một dân tộc anh hùng có thể lụi tàn vì sự ty tiện!!! Xương máu bao thế hệ có thể bị đổ xuống sông xuống biển vì sự tham lam, ích kỷ. Xét về khía cạnh này, tham nhũng nguy hiểm không kém phần phản quốc, thâm chí còn nguy hiểm hơn do bề ngoài có vẻ nhẹ nhàng nhưng hậu quả thì tệ không kém. Muốn chống tham nhũng hiệu quả trong điều kiện hiện tại chỉ có duy nhất một cách là phát động một cuộc "Chiến tranh nhân dân chống tham nhũng và tệ nạn xã hội" hệt như trước kia ta đã phát động chiến tranh nhân dân chống Pháp và Mỹ vậy. Điều đó có thể làm được nhưng vấn đề là chính quyền không làm và cũng không muốn làm ví quyền lợi ty tiện của họ. Một đất nước văn hiến, anh hùng nay sao thảm hại thế này!!!
-
Nói hoàn hảo nhất hay xấu xa nhất là khi xét theo một quan điểm nào đó. Cụ thể, có lẽ Hoangnt muốn nói theo quan điểm của loài người.Nhưng cũng theo quan điểm tốt xấu của chính loài người, con người không phải là tạo vật hoàn hảo nhất, mà con người là tạo vật xấu xa nhất của Vũ trụ cho tới thời điểm này . Trong Vũ trụ không có tạo vật nào độc ác, ích kỷ, bạo thiên nghịch địa, tàn hại môi trường dữ dội như con người, thậm chí tàn độc ngay với chính đồng loại của mình. Chính họ đã tạo ra cái mà Đức Phật đau lòng gọi là "bể khổ vô bờ", đến nỗi Nguyễn Công Trứ phải ước "Kiếp sau xin chớ làn người".!!! Sự xấu xa của loài người bền vững đến nỗi không ít lần những vị Thiên Sứ như Thích Ca, Lão Tử, Jêxu ... muốn ra tay cứu rỗi mà không thể lay chuyển, ngày càng xấu xa hơn. Những thành tựu lao động của họ càng làm cho cái xấu xa ấy qui mô và tàn khốc hơn mà thôi...Ôi! Nói đến sự xấu xa của cái tạo vật Thiên nhiên được gọi là con người thì không bao giờ hết được! Đó chính là do cái "âm động" đã phát triền theo thời gian quá mạnh lấn át cái "dương tịnh" mà thành. Biết đến bao giờ mới đạt quân bình âm dương đây? Haizzz!!!!
-
Tôi cũng đã đọc một vài bài viết và thấy, cái nhà ông Nguyễn Khắc Thuần này là một trong những nhân vật tiên phong trong đám "cộng đồng" "cởi trần đóng khố" thôi. Tôi chẳng hy vọng gì nhiều!