Vo Truoc
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
787 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
13
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Vo Truoc
-
Ồ, có rất ... rất ... nhiều các trường phái như vậy, không như vậy, .... Họ cứ việc theo quan điểm của họ. Tôi rất tôn trọng, nhưng không quan tâm lắm nên không bàn được. Thân mến!
-
Phật giáo không quan niệm cực đoan như thế. Cách nói đó là hướng dẫn cho người có căn nguyên còn thấp! Cấp cao Phật giáo luôn phủ định cấp thấp hơn. Cấp cao nhất thì không còn gì để phủ định nữa! Cái này nói ra nó dài lắm!!! Thân ái!
-
Tôi cho rằng không nên cực đoan như vậy. Trước kia, tôi đã viết nay nhắc lại: " Quán về Thực tại ta phải quán trên cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó như thế. Bản thể (Đạo) - Tướng (Vạn tượng) – Lý (tương tác âm dương) là 3 mặt không thể tách rời của Thực tại. Nếu nghiên cứu Thực tại mà thiếu một trong ba mặt đó thì không thể thấy được chân tướng của nó. Khoa học là hệ thống kiến thức có tính logic, qui luật của con người đối với Thực tại. Do Thực tại có 3 mặt không thể tách rời như thế, sự nghiên cứu Thực tại để rút ra những kết luận hữu ích phục vụ con người từ xưa tới nay có thể chia làm 3 lĩnh vực chính: Đạo học, Lý học và Khoa học thực nghiệm. Đạo học là môn khoa học nghiên cứu Thực tại thông qua mặt Bàn thể (Đạo) trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết bản chất của Thực tại, giúp con người có thể giải thoát, đồng nhất với Vũ trụ. Đối tượng nghiên cứu của Đạo học là Đạo - Bản thể của Thực tại. Lý học là môn khoa học nghiên cứu Thực tại thông qua mặt Lý trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết những qui luật vận động, phát triển của Thực tại trong tương tác âm dương, rút ra những kết luận nhằm phục vụ cuộc sống của con người. Đối tượng nghiên cứu của Lý học là cái Lý của Thực tại. Khoa học thực nghiệm là môn khoa học nghiên cứu thực tại thông qua mặt Tướng trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết những qui luật vận động, tương tác của vạn vật, rút ra những qui luật tự nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học thực nghiệm là cái Tướng của thực tại. Như vậy, Đạo học, Lý học, Khoa học thực nghiệm có những đối tượng và phương pháp khác nhau nhưng đều là những môn khoa học nghiên cứu Thực tại có chung mục tiêu là phục vụ con người. Sẽ là sai lầm nếu chúng ta không nhận thức được rằng, những lĩnh vực nghiên cứu đó thực chất nằm trong một tổng thể thống nhất và bổ xung, hoàn thiện lẫn nhau là tri thức của con người về Thực tại. Thay vào đó, lại chỉ biết thượng tôn lĩnh vực của mình mà bài xích những lĩnh vực khác, làm cho tri thức của con người trở nên phiến diện, thiếu đầy đủ, thì thật là u mê và nông cạn." Vinh tham khảo nhé. Tôi nghị rằng, khi học thuyết ADNH, học thuyết bao trùm Vũ trụ, được tổ tiên người Việt kế thừa được phục hồi và phát triển thì thời kỳ vàng son của nhân loại sẽ đến. Nhưng có lẽ còn rất lâu. Vài lời chia sẻ.
-
Xác xuất này sảy ra còn nhỏ hơn rất nhiều so với xác xuất một con rùa sống dưới đáy đại dương sau 1000 năm mới nổi lên một lần lại chui lọt đầu vào một cái lỗ trên mảnh gỗ có đường kính vừa khít đầu nó, được một thủy thủ tàu Titanic vô ý đánh rơi xuống biển trước khi con tàu này gặp nạn vậy! Nghĩa là xác xuất gần như bằng zero! Thân ái!
-
Tôi nghĩ rằng, đây chỉ là một cách diễn đạt tác động của qui luật thế giới tự nhiên vào cuộc sống của nhân loại mà thôi. Khi đã " vượt qua tam giới và ra khỏi ngũ hành " thì không còn "tư ý" nữa, thì chính là "qui luật thế giới tự nhiên" vậy. Vạn sự trong đó có cả nhân loại vận động do tương tác âm dương và theo những qui luật của tương tác đó. Khi mâu thuẫn âm dương quá lớn sẽ dẫn đến trạng thái "Vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản" và sự vật sẽ chuyển hóa sang chu kỳ phát triển khác theo những qui luật của thế giới tự nhiên. Có lẽ người xưa "nhân cách hóa" cho những qui luật đó thành các "đấng cứu nhân độ thế" đang tác động lên số phận của nhân loại nên nói như vậy chăng. Thân ái!
-
Về lý thuyết thì không sai, nhưng có lẽ rất hiếm người làm và chủ động điều khiển được chuyện đó.
-
Mỗi vật đều có trường khí âm dương riêng của nó, có thần khí riêng của nó, chưa kể nó có thể còn được cao nhân "trì chú" có khả năng "hấp dẫn" những "Thần khí" khác nữa nên tác động tới vạn vật xung quanh khác nhau ngoài những hiệu ứng vật lý thông thường, do đó gây nên những hiệu ứng khác nhau. Chỉ có điều những phương pháp tạo ra hiệu ứng đó đã thất truyền hay chỉ còn lưu lại với một số ít người như những phương pháp ứng dụng một cách máy móc, thiếu hay không rõ cơ sở lý luận nhưng lại đạt hiệu quả cao. Do đó ta mới thấy "kỳ lạ", "thần bí" và một số người phủ nhận nó gọi là "mê tín dị đoan". Thân ái!
-
Tôi không biết "tuổi thọ" của các pháp thân của các ngài đó là bao lâu, nhưng chắc chắn rằng, cuối cùng tất cả đều tan biến kể cả Vũ trụ này, rồi bắt đầu một chu kỳ khác. Cái gì có sinh tất có tử!
-
Với anh lúc nào em chả yên tâm!
-
Cái "pháp thân" mà Vinh nói đến như thế này thì trong lý thuyết của tôi gọi là trường khí âm dương thứ cấp hay "Thần khí". Trường khí âm dương thứ cấp (Thần khí) này sinh ra từ Bản thể (Đạo) do sự tồn tại và vận động của trường khí âm dương sơ cấp là các thực thể vật lý của thân xác ta, và nó là một hiện tượng khách quan chứ không phải do tưởng tượng ra. Thần khí sinh ra từ Bản thể (Đạo) trong điền kiện tồn tại và vận động của thường khí âm dương sơ cấp nên nó có liên hệ mật thiết nhưng đồng thời có tính độc lập tương đối với thân xác ta, mà nôm na gọi là "Linh hồn". Do sinh sau, ở thời Hậu thiên nên mật độ Thần khí nhỏ hơn mật độ tới hạn của trường khí âm dương nhiều lần nên Thần khí hay Linh hồn vô hình đối với chúng ta. Vì tính độc lập ấy nên khi thân xác tan rã (chết), linh hồn vẫn tồn tại. Do là một cấu trúc trường khí âm dương và có được sinh ra nên sớm muộn gì Thần khí cũng sẽ tan rã mà thôi. Tuy nhiên, Linh hồn ta rã sớm hay muộn lại phụ thuộc độ bền vững của nó hay phụ thuộc vào công phu tu luyện của ta khi còn sống. Vài lời chia sẻ vắn tắt. Thân ái!
-
Như vậy, anh phải định nghĩa trước: "năng lượng là gì?" Định nghĩa này cũng không dễ dàng khi chưa định nghĩa vật chất là gì?. Theo em, năng lượng là một thuộc tính của vật chất. Nếu lấy thuộc tính của một đối tượng để định nghĩa đối tượng thì lấy gì để định nghĩa thuộc tính? Cái khó là ở chỗ đó. Kính anh!
-
Không phải như vậy. Ở bài trước tôi đã viết: Vật chất vô hình hay hữu hình đều có năng lượng và tôi còn có công thức tính cho chúng: E = k.m.c2. Đối với trường hợp mật độ tới hạn, k = 1 là công thức của Einstein. Đối với vật chất vô hình, k < 1 và có công thức tính đàng hoàng. Thực chất năng lượng (vật lý) chỉ là thuộc tính của vật chất trong khả năng đáp ứng một xu thế vận động mà thôi. Một hạt vật chất (có mật độ trường khí âm dương tới hạn) phân rã hết ra thì biến thành trường khí âm dương trong không gian mà nó hiện diện, là đáp ứng cho xu hướng làm nó phân rã, giải phóng ra một năng lượng đúng bằng năng lượng là đã từng là đáp ứng cho xu hướng tập trung trường khí âm dương trong không gian đó thành hạt vật chất. Do đó, trong cả 2 trường hợp, trường khí âm dương vẫn thế, chỉ khác nhau về mật độ mà thôi nhưng năng lượng rõ ràng có sự thêm vào và giải phóng ra. Khi ta ném ra một vốc cát hay ta gom các hạt cát lại thành một vốc thì ta cũng không thể nói, công ta gom lại biến thành vốc cát hay vốc cát biến thành năng lượng ta ném nó ra!!! Do đó, nói " Vật chất là năng lượng cô đọng hết mức , Năng lượng là vật chất tan rã hết mức " là lẫn lộn giữa đối tượng và thuộc tính của đối tượng đó dù chúng có liên quan.
-
Con người có lòng dũng cảm nhưng lòng dũng cảm không phải là một con người! Cũng như vậy, năng lượng chỉ là một thuộc tính trong nhiều thuộc tính của vật chất nên năng lượng không phải là vật chất. Tuy nhiên, trong vật lý, năng lượng tỷ lệ với khối lượng nên dễ gây ngộ nhận năng lượng là vật chất. Học thuyết ADNH đã thất truyền, không còn những tiêu chí để xác định chính xác một khái niệm nào đó của học thuyết này. Do đó những người nghiên cứu phải tự xây dựng những khái niệm đó trong hệ thống lý thuyết của mình sao cho có tính hệ thống, hợp lý, thuyết phục và phù hợp với hiện thực khách quan... Có lẽ sang năm, tôi sẽ cố gắng xuất bản quyển sách của mình về học thuyết ADNH trong đó có một chương về vật lý. Lúc đó mới có thể trao đổi chính thức được. Bây giờ thì chỉ có thề nói một vài kết quả mà không có dẫn giải cặn kẽ nên khó thuyết phục, dễ gây hiểu lầm không cần thiết. Xin đợi vậy! Thân ái!
-
Theo tôi, vạn vật hữu hình cũng như vô hình trong Vũ trụ đều là trường khí âm dương bao gồm 2 mặt không thể tách rời là Khí âm dương (hay gọi tắt là "Khí" = Khí dương + Khí âm) và không thời gian. Trường khí âm dương là "cái tướng" của thực tại gồm 3 mặt không thể tách rời là "Bản thể" (Đạo), "Tướng", "Lý". Các hạt vật chất là một "cục Khí" có độ đậm đặc (mật độ) tới hạn. Không thời gian được "lấp đầy" Khí có mật độ nhỏ hơn mật độ tới hạn. Nói cách khác, Khí chính là vật chất, nó hữu hình khi có mật độ tới hạn, nó vô hình khi mật độ nhỏ hơn mật độ tới hạn. Không thời gian chỉ tồn tại cùng với Khí (hay vật chất) mà không thể tự thân tồn tại. Khí có 2 loại sơ cấp và thứ cấp. Khí sơ cấp là đối tượng môn vật lý. Khí thứ cấp có ví dụ như linh hồn, Khí phong thủy, vía, ... Tương tác trong Vũ trụ thực chất chỉ là tương tác âm dương của Khí âm và Khí dương trong Khí mà thôi (đối với vật chất vật lý hay linh hồn, phong thủy, ... đều có cùng bản chất). Tương tác có hai loại. Tương tác truyền năng lượng (động tính - thuộc âm) có tốc độ tới hạn c, môi trường tương tác là không thời gian. Tương tác cảm ứng (tuộc dương), môi trường tương tác là "Bản thể" (Đạo), không truyền năng lượng, tốc độ là lớn vô cùng, ngay lập tức. ... Nói chung còn rất nhiều những quan điểm "chưa được khoa học công nhận". Nhưng chân lý không phụ thuộc vào việc có được công nhận hay không. Nhưng việc này làm trì hoạn thời điễm hiie6n3 lộ của chân lý. Thân ái!
-
Không hiểu Vinh muốn nói pháp thân nào? Khái niệm pháp thân trong Phật giáo cũng rất đa đoan. Vinh cần định nghĩa chính xác khái niệm "pháp thân" mới có thể bàn được. Phải chăng Vinh muốn nói "pháp thân" ở đây là "thân xác"? Thân mến!
-
Khối lượng thông tin không quan trọng bằng phương pháp xử lý thông tin! Ngày xưa, Trương Lương chỉ sở hữu được 01 quyển sách của Hoàng Thạch công mà có thể làm thày bậc đế vương, "ngồi trong màn trướng, quyết thắng ngoài ngàn dặm" đủ thấy phương pháp quan trọng thế nào. Chỉ với lượng thông tin ít ỏi nhưng người tài giỏi (có phương pháp xử lý thông tin tốt) vẫn thành công lớn. Cực đoan hơn, còn có những bậc "không ra khỏi nhà vẫn biết việc thiên hạ". Ngày nay, thông tin quá nhiều do công nghệ TT phát triển (Âm quá thịnh) nhưng do phương pháp xử lý không theo kịp (Dương suy) nên cũng không hiệu quả. Tốt nhất là âm dương hài hòa! Tôi thấy rất nhiều bạn trẻ biết rất nhiều điều (thông tin) nhưng kiến thức cũng như khả năng rất hạn chế. Thế hóa ra là biết nhiều mà ... chẳng biết gì! Đương nhiên, nếu với cái "đám mây thông tin" trên mà đi kèm với một khả năng xử lý thông tin tương ứng thì quá tốt. Nhưng tôi e rằng còn ... quá xa! Ấy mà tôi còn lo rằng, Âm quá thịnh có khi còn triệt luôn cà Dương thì ... gay!
-
Quá đơn giản, lỗ đen chỉ là một mảnh vỡ ra từ khối Vũ trụ Tiên thiên mà thôi!
-
Như thế cũng cao rồi!!! Còn hơn tôi,Tôi phải bù thêm tiền cho người mua cũng ... 50.000 VND! Không biết cái đám "cộng đồng..." ấy giá bao nhiêu nhỉ? Chắc không rẻ đâu! Được đào tạo kỹ lắm mà.
-
Hoanghnt đặt câu hỏi thì tôi trả lời và chỉ trả lời vào ý ấy thôi, không bàn đến những mặt mung lung khác. Hoangnt nên bàn đúng vấn đề đang hỏi. Ta đang nói về giới hạn của học thuyết thì nói về đối tượng và phương pháp, cái quyết định tới giới hạn đó chứ liên quan gì đến mục đích ở đây mà bàn tới! Mục đích là cái chủ quan, thì ai chả muốn cao nhất. Còn bản chất học thuyết là như thế nhưng nó đã thất truyền, những gì còn sót lại thì lại là vấn đề khác, không phải vấn đề mà chúng ta trao đổi. Trao đổi học thuật mà cứ ông nói (về con) gà, bà nói (về con) vịt thì chẳng có lợi ích gì cả, mất thời gian, thậm chí hiểu lầm, có hại. Hoangnt phải hiểu rằng, những gì còn sót lại của học thuyết ADNH là cục kỳ nhỏ bé so với cái nó đã có. Vậy thì đừng nên lấy cái còn lại chút ít đó mà xác định hạn chế của học thuyết ADNH. Tại sao không nghĩ rằng, chỉ với một chút ít vớ vẩn nhất rơi rớt lại sau mấy nghìn năm thất truyền cũng đù làm ngơ ngẩn những cái đầu thông thái nhất của khoa học đang thời cực thịnh hiện tại thì đủ biết tầm vóc thực của nó như thế nào. Tại sao Hoangnt biết rằng học thuyết ADNH không mô tả rõ Thái cực như thế nào? Vớ vẩn như tôi cũng mô tả được nữa là này học thuyết ADNH chưa thất truyền!!! Nếu hoangnt không thống nhất cũng không sao cả.
-
Ngày nay, cái gì người ta cũng suy ra tiền cả ư !!! Không biết có đến lúc nghười ta có lập ra công thức tính giá trị của lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm, ... , một người bạn,... hay thậm chí của bố và mẹ là bao nhiêu $ không nhỉ ??? !!! Ngành giáo dục mà như thế này sao ?
-
Học thuyết ADNH là không có giới hạn mà thôi - Bác Votruoc có thể giải thích một cách tổng thể chăng! Hoangnt thân mến! Cũng không có gì khó cả, sự tin tưởng đó là có lý do, không phải duy ý chí! Một học thuyết bất kỳ sở dĩ có giới hạn bởi vì đối tượng và phương pháp nghiên cứu của nó. Ví dụ về môn Vật lý là môn, có thể nói, có giới hạn rộng lớn nhất của khoa học hiện đại: Đối tượng nghiên cứu của vật lý là vật chất (theo định nghĩa của vật lý là các hạt và trường) với phương pháp là khảo sát, thí nghiệm rồi khái quát hóa, lý thuyết hóa dựa trên những kết quả khảo sát, thí nghiệm đó. Vì thế, vật lý chỉ có giới hạn trong các trường và hạt của các nhà khoa học, trong điều kiện có thể tạo được của những thí nghiệm, khảo sát. Nhưng thế giới này rộng lớn hơn nhiều so với những hạt, trường và điều kiện thí nghiệm mà vật lý có thể đạt được đó. Do đó, giới hạn của vật lý rất rõ ràng. Ngay trong môn vật lý, nhiều kết luận của thuyết tương đối không phù hợp với thuyết lượng tử. Giới hạn của những môn khoa học khác cũng được xác định một cách tương tự, còn hạn hẹp hơn. Còn học thuyết ADNH thì sao? Đối tượng nghiên cứu của học thuyết ADNH là toàn bộ thực tại, bao gồm khởi nguyên Vũ trụ là Thái cực, Bản thể của thực tại (Đạo), cái “Tướng” của thực tại (toàn bộ những biểu hiện có thể nhận tức được), cái “Lý” của thực tại (Các qui luật vận động của thực tại), cái thực thể hình thành mọi yếu tố của thực tại, hữu hình cũng như vô hình …là “Khí” (Âm, Dương, và không thời gian) Phương pháp nghiên cứu là quan sát, chiêm nghiệm, đối chiếu, chỉnh sửa … Với đối tượng và phương pháp nghiên cứu như vậy, giới hạn của học thuyết ADNH chính là toàn bộ thực tại. Nói cách khác, học thuyết ADNH không có bất cứ một giới hạn nào. Thân ái!
-
Đây chính là cơ hội thuận lợi để học thuyết ADNH thể hiện tính ưu việt của nó hay là thời điểm để "một lý thuyết cổ xưa quay về với nhân loại" như nhà tiên tri mù - bà Vanga dự báo. Nhưng cũng không nên sốt ruột vì cái gì cũng có quá trình của nó, nhất là một sự kiện tầm cỡ đến như thế.
-
Ảnh của Dương Quốc Định rất đẹp. Âm Dương rất hài hòa!!! Bản chất của mọi cái đẹp là ở chỗ quân bình âm dương.
-
Minh sư tất hữu cao đồ U sư thì hữu cái ...tồ tồ ... trẻ em!!!
-
Cái giả thuyết này của các nhà Vật lý và các công việc họ đang dự định tiến hành cũng giống như là ta giả thiết có "Ma" và tiến hành nghiên cứu vẽ chân dung con Ma vậy!!! Cái làm cho các nhà khoa học nghĩ rằng nhất định phải tồn tại "vật chất tối" chính là cái khiếm khuyết về mô tả thế giới tự nhiên của khoa học hiện đại. Nói cách khác, do khiếm khuyết của lý thuyết khoa học nên một số tính toán, đo đạc trong Vũ trụ (cụ thể là đo khoảng cách các ngôi sao, thiên hà và khối lượng của chúng) không khớp với thực tế nên họ nghĩ rằng, nhất định có một thứ mà họ gọi là "vật chất tối" làm ảnh hưởng tới kết quả. Thế là, do định kiến, cứ nhất định là mình không thể sai, nên thay vì hoàn thiện lý thuyết của mình, họ lại tưởng tượng ra "con ma vật chất tối" và ra sức truy tìm chúng, và bây giờ (theo bài báo) lại cố vẽ ra chân dung của chúng để mong rằng công cuộc tìm kiếm sẽ hiệu quả hơn!!! Cũng như vậy, mấy năm trước, do không hiểu bản chất của khối lượng, họ lại tưởng tượng ra một "con ma" gây ra khối lượng của vật chất và đặt một cái tên rất mỹ miều là "Hạt của chúa" rồi tưởng tượng, vẽ ra chân dung nó và ra sức tìm kiếm với tốn kém khổng lồ. Không rõ "con ma" đó đã chính thức bị họ bắt chua nhỉ?!!! Đó là một kiểu "mê tín" điển hình của khoa học. Chỉ có học thuyết ADNH mối có thể giải quyết vấn đề này.