Vo Truoc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    787
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    13

Everything posted by Vo Truoc

  1. Trước kia, tôi rất phục Alexandre de Rodes. Chẳng hiểu bằng cách nào ông ta có thể nghĩ ra được chữ Việt như ngày nay khi ký âm những 6 thanh và ngữ pháp thì đặc biệt phức tạp. Nếu bây giờ có ai ký âm lại cũng không phải là chuyện dễ. Có ngôn ngữ nào nhiều thanh như thế đâu. Chắc chắn ông ta không có tiền lệ khi làm điều này. Nghe nói ông này cũng không ở Việt Nam nhiều lắm, mà chủ yếu ở Ma Cao. Khi đọc giả thuyết của thầy Xuyền thì tôi rất tin tưởng vì nó lý giải rốt ráo băn khoăn này của tôi. Đúng, có lẽ Alexandre de Rodes chỉ La tinh hoá chữ Việt cổ thôi chứ còn nguyên tắc ký âm thì ông ta đã học được từ cách viết thứ chữ đó vốn có từ trước. Thú thực, tôi không hiểu, tại sao đột phá ý tưởng thì thầy Xuyền đã làm, mà hoàn thiện nó chỉ là vấn đề kỹ thuật mà sao lâu thế! phải huy động nhiều người làm chứ. Nếu chữ Khoa đẩu được phục hồi, chắc chắn mở ra ch nhiều lĩnh vực một kỷ nguyên mới!
  2. Tiếng Việt có 6 thanh. Không biết tiến các nước khác thì thế nào. Nhiều hơn hay ít hơn 6 thanh hoặc có kiểu "thanh" nào khác không nhỉ. ACE nào biết xin chia sẻ. Cm1 ơn!
  3. Anh Thiên Sứ thân mến! Anh viết: Mong anh xem lại. Tất cà những trích dẫn mà tôi viết đều là nguyên văn. Tôi nghĩ, chẳng có cách trích dẫn nào tốt hơn. Còn việc đưa ra quan điểm và cho rằng đã có sách vết như thế thì cũng hết sức bình thường, tôi chẳng thấy có gì không ổn.Hơn nữa, tôi cũng có ý định chứng minh điều gì mới đâu? Tất cả quá cũ rồi. Bởi vì tôi thấy mọi người tranh luận về vị trí Triệu Đà trong lịch sử nước ta mà chưa có một tiêu chí chung với nhau, khó dẫn đến thống nhất, tôi mới mạnh dạn đưa ra tiêu chí của mình trước, rồi phát biểu quan điểm của mình trên cơ sở tiêu chí đó. Nếu có phản bác thì theo tôi nên phản bác hay bổ sung tiêu chí ấy hay chứng minh rằng Triệu Đà hoàn toàn thoả mãn tiêu chí đó. Còn chất vấn tôi về vấn đề như trên thật không đáng vì nó không quan trọng, mất thời gian và người ta đã viết như thế rất lâu rồi. Có lẽ mình nên chấm dứt cái này ở đây thì hơn. Kính anh!
  4. Anh Thiên Sứ thân mến! Tôi nghĩ rằng, chứng minh bất cứ một vấn đề gì đều có thể dùng nhiều tư liệu, trong đó có cả trích dẫn sách vở. Vấn đề là ở chỗ những sách vở đó có đáng tin cậy hay không. Nếu anh thấy phần trích dẫn trong các sách vở đó không chính xác anh có thể đưa ra bằng chứng đáng tin cậy hơn phủ định nó hay chỉ ra những mâu thuẫn nảy sinh. Ở đây, tôi cũng không nói theo cuốn sách đó vì rõ ràng nó không có những kết luận của tôi về vấn đề chính thống của Triệu Đà .Tôi chỉ tiếc rằng những tư liệu tôi đã tham khảo trước kia tôi đã không có ý thức lưu giữ mà thôi bởi vì tôi vốn không có ý định tham gia những chứng minh này từ trước. Còn nếu có người nào đó nói rằng Mỹ là xấu, tôi cũng có những kiến thức của tôi để xem xét vấn đề đó, và sẽ đưa ra kết luận thoả đáng ít nhất không mâu thuẫn với những gì mà tôi biết. Còn cái "Thần" mà tôi nói đến ở đây như tôi đã viết rõ là tâm sự, linh cảm, cảm nhận của tôi chứ hoàn toàn tôi không coi là những chứng minh khoa học. Đối với ai tôi không biết, chứ đối với tôi nó rất có giá trị khi tư duy, phán đoán nhưng tôi chẳng bao giờ ngô nghê đến mức coi nó là chứng minh khoa học. Mong anh hiểu đúng tôi.
  5. Anh có thể chứng minh điều này không? Thưa anh Thiên Sứ!Tôi vốn quan tâm tới sử học một cách nghiệp dư nên ít lưu giữ tài liệu, khi cần tới để chứng minh quan điểm của mình trên dễn đàn quả là thiếu thốn. Những kết luận của tôi chủ yếu là những nhận định tổng hợp trong quá trình tích luỹ kiến thức lâu dài nên đột ngột phải chứng minh cụ thể thì lại chưa chuẩn bị sẵn tài liệu. Tuy nhiên, cũng may vấn đề này chứng minh cũng không khó lắm. Nhìn lên giá sách thấy có quyển "Đại cương lịch sử Việt Nam - tập I" của nhà xuất bản giáo dục 5/2001, tôi xin trích dẫn chứng minh cho những luận điểm trên. Tôi thiết nghĩ điều này khá rõ ràng qua các tình tiết câu truyện Mị Châu - Trọng Thuỷ. Có thể những tình tiết cụ thể trong truyện này không hoàn toàn chính xác trong thực tế nhưng tinh thần của nó nhất định phản ánh một sự thực lịch sử là: Không xâm lược được nhà nước Âu Lạc, đại diện cho nền văn hoá Việt tộc vốn kế thừa và phát triển nền văn hoá Văn Lang, có sức mạnh vật chất, tinh thần hùng mạnh hơn, Triệu Đà, đại diện một thế lực vốn dị biệt về văn hoá đã phải dùng kế phản gián và thực hiện thành công dã tâm thôn tính Âu Lạc. Ngay cả trong trường hợp sự thực không phải như vậy, thì điều đó cũng đã ăn sâu vào tâm thức của mọi người dân Việt, quyết định phần lớn cho sự đánh giá của người Việt đối với nhà Triệu. Huống chi, rất có thể đều này là chính xác. Luận điểm này được chứng minh rõ ràng qua đoạn trích trang 59 của tài liệu tôi vừa đề cập ở trên:" Trong cuộc xâm lược đại qui mô của nhà Tần vào những năm 218 - 208 tr.CN, Triệu Đà đã từng có ý đồ thực hiện chính sách Hán hoá triệt để người Việt ở những vùng chúng đã chiếm. Y đã từng xin vua Tần Thuỷ Hoàng cho đưa 3 vạn đàn bà con gái xuống để "may vá áo quần" cho quân sĩ xây dựng cơ sở lâu dài. Y còn khuyến khích các tướng sỹ, quan lại, quân lính người Hán lấy vợ người Việt, thúc đẩy quá trình Hán hoá ở đây" Tôi có đọc đâu đó rằng, mộ của Triệu Văn Đế có táng cả trống đồng (đặc trưng vă hoá Việt) và có tới 144 ấn tín của vua các triều trước (Vua Việt). Nếu ông ta sử dụng những thành quả văn hoá Việt đó thì chỉ có thể là do các lý do trên. Câu trích dưới đây trang 63 của tài lệu kể trên minh chứng cho luận điểm này:" Ở mỗi quận, Triệu Đà đặt một chức điền sứ để cai quản, thu cống phu và một chức tả tướng để chỉ huy quân đội chiếm đóng.Dưới quận, các liên minh bộ lác cũ vẫn được giữ nguyên. Đứng đầu liên minh bộ lạc vẫn là Lạc tướng. Nhà Triệu thi hành chính sách dung dưỡng "lấy người Di trị người Di" nhằm biến các Lạc tướng quí tộc bản địa(người Việt) thành chỗ dựa cho chính quyền đô hộ, giữ nguyên các tổ chức chính trị cũ của Âu Lạc ở các địa phương để xử dụng nó vào mục đích bóc lột. "Lúc bấy giờ, nước Nam Việt của Triệu Đà mới lập mà sự đe doạ của nhà Hán không thể xem thường, cần phải giữ được ổn định chính trị, nên Triệu Đà không thể làm khác. Câu này chỉ là hệ quả của các luận điểm trên mà thôi.Thưa anh Thiên Sứ, lẽ ra tôi có thể đưa ra các trích dẫn tài liệu khác mạnh mẽ hơn, nhưng vì các lý do đã trình bày ở trên, mong anh thông cảm. Còn nếu chẳng may anh cho tài liệu tôi đưa ra không đáng tin cậy, đầy thành kiến và nhiều sai sót thì lỗi đó là do nhà xuất bản Giáo dục, tôi sẽ xin sưu tập các tài liệu khác để chứng minh sau vậy. Nhưng có một điều này tôi muốn tâm sự: Thiên tài có thể sai, chúng ta ai cũng có thể sai, nhưng cái "thần" trong dân thì luôn đúng. Từ lâu, tôi luôn cảm nhận rằng, Triệu Đà không thể chiếm được vị trí nào trong trái tim của dân tộc Việt, chính là cảm cái "thần" ấy chứ không phải trực tiếp từ lý luận. Kính anh!
  6. Các anh chị em trên diễn đàn thân mến! Theo tôi, để xét xem một triều đại nào đó có phải là chính thống cho một quốc gia, dân tộc hay không không thể chỉ căn cứ vào chủng tính của người đứng đầu, tuy đó là một yếu tố quan trọng. Điều chủ yếu nhất là phải xét xem triều đại ấy có đại diện cho ý chí chung của dân tộc đó hay không, thái độ và kết quả hành xử của nó đối với nền văn hóa của dân tộc ấy như thế nào. Xét triều đại Mãn Thanh: Rõ ràng vào giai đoạn đầu mới chiếm đóng Trung Hoa cũ của nhà Minh, triều đại Mãn Thanh bị người Trung Quốc coi là một triều đại ngoại bang xâm lược và vấp phải nhiều chống đối của người dân Trung Quốc trên danh nghĩa chống ách đô hộ của ngoại bang (không chỉ trên cơ sở tranh giành quyền lực của các tập đoàn chính trị trong một nước). Nhưng sau này, nhiều chính sách của triều đình Mãn Thanh cho thấy, về cơ bản, họ ủng hộ, đề cao, phát triển văn hóa cũ của Trung Quốc, và chính bản thân họ cũng theo văn hóa đó và chỉ giữ lại một số nét văn hóa đặc trưng nhất của dân tộc mình như là một nét đa dạng văn hóa trong nền văn hóa Trung Hoa chung. Về chính trị, họ dại diện cho quyền lợi của người dân Trung Hoa, thậm chí, còn tốt hơn nhiều triều đại Trung Hoa trước đó. Chính vì vậy, sự chống đối của người Trung Hoa giảm dần, còn lại không đáng kể. Sau mấy trăm năm chung sống với người Trung quốc, họ đã bị hòa lẫn vào cái cộng đồng vĩ đại đó. Người Trung Quốc không còn coi họ như một dân tộc ngoại bang và họ cũng tự coi mình như một thành phần của người Trung Quốc. Sự hòa quyện văn hóa, nhân chủng đã được hoàn thành. Về sau, khi nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa ra đời, sự thống nhất lãnh thổ lại được thực hiện. Chính vì có sự thống nhất về văn hóa, nhân chủng, lãnh thổ đó mà triều đại Mãn Thanh được coi như một triều đại chính thống của Trung Quốc. Đối với trường hợp ông Obama thì đã quá rõ ràng vì sự có mặt của ông ấy chẳng làm thay đổi gì về sự thống nhất văn hóa, nhân chủng, lãnh thổ của nước Mỹ. Đối với trường hợp An Dương Vương lật đổ Hùng Vương thì sao? Bản thân An Dương Vương và nước Âu Việt của ông vốn là một thành phần cũ của nước Văn Lang – Hùng Vương, cùng chung một nền văn hóa Việt tộc một thời huyền vĩ phía nam sông Dương Tử. Tuy nhiên, có thể có những dị biệt do các biến động lịch sử đưa lại, nhưng chắc chắn những dị biệt đó không phải là cơ bản. Huống chi, huyền sử ghi nhận Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán An Dương Vương sau khi đã yêu cầu Thục Phán thề bảo vệ và phát triển văn hóa Văn Lang. Ngay dù cho không có hội thề đó, không có sự nhường ngôi thì với xuất sứ của mình và dân tộc mình thì An Dương Vương cũng nhất định tôn vinh và phát triển văn hóa Việt. Như vậy, sự hòa quyện văn hóa, chủng tộc và cả lãnh thổ diễn ra một cách đương nhiên vì nó vốn đã là một. Vì lẽ đó, tự ngàn xưa, An Dương Vương vẫn được coi như một triều đại chính thống, một đại diện cho Tổ tiên của dân tộc Việt. Còn đối với trường hợp Triệu Đà và nước Nam Việt xưa thì sao? Theo tôi, Triệu Đà dùng quỉ kế và sức mạnh lật đổ những triều đại vốn đại diện cho quyền lợi, ý chí, văn hóa của người Việt. Tự trong thâm tâm, cá nhân ông ta và tập đoàn của ông ta không có tư tưởng tôn vinh, phát triển văn hóa Việt của người Âu Lạc. Sở dĩ ông ta xử dụng một số thành quả văn hóa Việt là do hoàn cảnh, lợi ích của ông ta và tính ưu việt của những nét văn hóa đó đưa lại. Sở dĩ người Âu Lạc, ở một mức độ nào đó vẫn còn được tự trị, an cư lạc nghiệp, sống với văn hóa của mình là do sức sống của nền văn hóa ấy và trong tình thế chính trị phức tạp lúc bấy giờ, ông ta chưa đủ sức thay đổi mà thôi. Sự hòa quyện, thống nhất, phát triển văn hóa thực chất không hề sảy ra. Chưa kể rằng, suốt trong thời kỳ trị vì của ông ta, văn hiến Âu Lạc không tiến thêm bước nào mà có thể còn bị thui chột đi. Chính vì lý do đó mà tự trong tâm khảm, người dân Việt không coi Triệu Đà là một triều đại chính thống của nước ta dù cho nhiều khi, chính quyền hay một số trí thức coi là như vậy, dù cho ông ta có tài giỏi hay có “hùng tâm, tráng trí” bao nhiêu đi nữa. Cũng với logic này, trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, vẫn không diễn ra quá trình hòa quyện, thống nhất văn hóa, nhân chủng giữa Âu Lạc với Trung Hoa, do sức sống mãnh liệt, tính ưu việt của văn hóa Tổ tiên đưa lại. Dù với thời gian dài khủng khiếp như vậy, dân Việt ta cũng không khi nào coi các triều đại Hán, Tấn, Tùy, Đường … như là những triều đại chính thống của mình. Chính sự ưu việt, độc đáo không thể trộn lẫn của văn hóa Tổ tiên làm nên sức sống mãnh liệt, động lực mạnh mẽ để dân tộc ta vượt qua bao nhiêu phong ba bão táp lịch sử mà không bị đồng hóa, tồn tại cho đến ngày nay và còn được bổ xung thêm nhiều nét mới. Tuy nhiên, trong quá trình khốc liệt đó, không ít những nét đẹp văn hóa của Tổ tiên cũng bị biến dạng và rơi rụng. Nhiệm vụ của chúng ta là phải nhận chân được bản chất văn hóa dân tộc, bảo vệ, giữ dìn và phát triển nó cho ngày càng bền vững, rực rỡ. Sự sai lầm trong nhận thức, thấy vẻ bề ngoài mà không thấy được cái bản chất bên trong, có khi đưa lại những tổn thất to lớn cho văn hóa dân tộc, ngay cả khi người ta rất thực tâm mong muốn điều tốt đẹp cho dân tộc. Xin có vài suy nghĩ.
  7. Cám ơn Rubi rất nhiều. Tôi sẽ thử xem.
  8. Theo tôi, nếu chúng ta không sáng tỏ được bản chất, cơ sở học thuyết ADNH thì chẳng bao giờ tìm được câu trả lời cho vấn này và rất nhiều những vấn đề tương tự. Nếu ta cứ căn cứ vào cổ thư, "tượng", "số" thì có gò ép ra câu trả lời cũng chẳng mấy thuyết phục, chắc chắn kiểu này có hàng chục phương án và phương án nào cũng có cái lý (chủ quan) của nó. (Anh Thiên Sứ đã từng nói không coi những giải mã là bằng chứng để chứng minh). Khi không thuyết phục được người khác thì rất dễ chê bai, bẻ hoẹ nhau, rồi mỗi người lại theo cái ý của mình với một thái độ cao ngạo dễ chạm tự ái nhau. Rốt cuộc mọi thứ lại đâu vào đó, chẳng làm sáng tỏ thêm học thuyết ADNH, chẳng phát triển được gì mới, chỉ tổ để cho những người phủ nhận học thuyết ADNH, qua đó, phủ nhận văn hoá tổ tiên, chê cười. Hàng ngàn năm nay điều đó cứ diễn ra hoài ... Chi bằng chúng ta hợp sức cùng nhau xây dựng cơ sở học thuyết ADNH theo logic khoa học, theo bản chất của sự vật. Ban đầu có lẽ còn vụng về, sai lầm. Nhưng tôi tin chắc tương lai sẽ tốt đẹp hơn nhều so với kiểu cổ thư và "tương", "số" hiện nay. Một vài suy nghĩ.
  9. Rubi thân mến! Tôi muốn biết giá trị thực tế hiện nay của góc  cũng vì cái mà Rubi nói về 4 mùa trong năm Thái Ất bằng 6480 năm mặt trời đó đấy. Như vậy, ta có thể biế hiện tại ta đang ở trong mùa nào, trước kia thì sao, sau này thì sao, cơ sở nào cho môn Thái ất, Độn giáp, ...
  10. Cám ơn Dao Hoa nhiều! Theo tấm hình Lưỡng nghi trên thì góc  hiện nay là 45+23 độ 26' 19" = 68 độ 26' 19" chính xác tới cung Dần. Nhưng liệu có đúng chính xác với thực tế hiện nay của thiên văn học hiện đại không? Gọi là trong một cung thì dao động của góc cũng tới +- 15 độ cơ mà. Tóm lại, muốn lý luận của mình thuyết phục thì cần phải biết góc  hiện nay trên thực tế thiên văn là bao nhiêu. Nói thật với Dao Hoa, tôi không biết bói toán gì và cũng không có ý định này. Tôi chỉ muốn nghiên cứu, tìm cách phục hồi cơ sở lý luận của học thuyết ADNH mà thôi. Muốn vậy, tôi phải nghiên cứu, tìm hiểu những gì liên quan. Xin cám ơn.
  11. Xin lỗi, tôi viế lộn ở bài trên: Ở đây, phép nhân phải là: 2x2160 = 4320Xin lỗi, dạo này lẩm cẩm quá!
  12. Bạn Rubi thân mến! Quả là tôi có nhầm lẫn ở chỗ 4 mùa đó, điều bạn nói là chính xác. Tôi đã lỡ post lên và không thể sửa. Đáng lẽ phải đính chính lại trước khi bạn phát hiện. Nhưng nội dung về nạp Ngũ hành cho 4 mùa trong bài viết cũng không vì thế mà thay đổi vì ở đó ta khảo sát về thứ tự Thu-Đông-Xuân-Hạ tương ứng Kim-Thuỷ-Mộc-Hoả trong không gian. Tôi vốn không có nhiều kiến thức về thiên văn, địa lý nên rất mong được các bạn chỉ bảo. Tôi cũng không tự lượng sức mà cố gắng xây dựng "cơ sở học thuyết ADNH" trong chuyên mục cùng tên chỉ mong có một tiếng nói kêu gọi anh chị em phục hồi di sản đó của tổ tiên trên cơ sở logic chứ không phải trên "tương", "số" và những hợp lý bề ngoài mà theo tôi không có tính thuyết phục cao trong thời đại ngày nay. Tôi rất mong sự trao đổi kiến thức với mọi người. Cám ơn Rubi!
  13. Bạn Dao Hoa và các bạn thân mến! Cám ơn các bạn. Nhưng điều tôi muốn biết là hiện nay, theo thiên văn học hiện đại, góc  bằng bao nhiêu để có dữ liệu tin cậy xây dựng một lý luận chặt chẽ. Rất mong các bạn chia sẻ kiến thức. Theo tôi, nếu chia 1 vòng di chuyển của thiên cực Bắc 25920 năm thành 12 yếu tố Địa chi, thì mỗi Địa chi chiếm 30 độ (góc  quay 30 độ), 25920/12= 2160 năm. Nếu hiện nay, ta đang ở cung Dần (Lịch kiến Dần) thì cách đây 2x2160=5320 năm, ta phải dùng Lịch kiến Tý, cách đây 2160 năm ta phải dùng lịch kiến Sửu. Nhưng chắc gì hiện nay dùng lịch kiến Dần đã là đúng! Người ta đã dùng lịch này từ thời nhà Chu (Trung Quốc) cách đây đã khoảng 3000 năm rồi. Nếu ngày ấy dùng đúng thì bây giờ phãi là "kiến Mão" rồi! Do có những mâu thuẫn đó, tôi muốn biết chính xác góc  ở thời điểm hiện nay. Chưa nói đến những phức tạp khác như tốc độ quay của góc  có đều không hay lúc nhanh, lúc chậm. Khí âm, dương, khí hậu ảnh hưởng thế nào đến Trái đất khi góc  thay đổi, các ứng dụng của ADNH có bị thay đổ không... Để giải quyết các vấn đề đó, cần có nhiều dữ liệu mà cái đầu tiên quan trọng nhất là giá trị hiện tại của Â. Vì vậy, tôi rất mong quí vị quan tâm, hiểu biết chia sẻ kiến thức. Cám ơn!
  14. Thưa anh Dao Hoa cùng quí vị quan tâm! Tôi xin trình bày ý tưởng của mình như sau: Xét quĩ đạo của Trái đất quay quanh Mặt trời. Do hiện tượng Tuế sai, trục Trái đất bị lệch đi một góc khoảng 23.5 độ so với phương pháp tuyến mặt phẳng quĩ đạo của nó. Đồng thời trục Trái đất cũng từ từ quay quanh trục qua tâm Trái đất vuông góc với mặt phẳng quĩ đạo, chu kỳ khoảng 26000 năm, tạo thành một mặt nón có đỉnh là tâm Trái đất còn đáy là đường tròn quĩ đạo điểm thiên cực Bắc. Điểm thiên cực Bắc A di chuyển 26000 năm mới hết một vòng tròn này (Xem hình vẽ). Ở thời kỳ đầu chu kỳ,  = 0, dùng lịch kiến Tý Ở thời kỳ sau, khi  khác 0, con người dùng lịch kiến Sửu, Dần, Mão, ... tuỳ theo giá trị của góc Â. Đó là giả thuyết của tôi. Do đó, tôi muốn biết góc  hiện nay bằng bao nhiêu để kiểm tra giả thuyết này vì hiện tại ta đang dùng lịch kiến Dần. Khảo sát vấn đề này, tôi hy vọng lý giải được nhiều vấn đề khúc mắc về lịch pháp, văn hoá phương Đông, Việt Nam. Rất mong anh chị em có kiến thức sâu rộng về thiên văn chia sẻ kiến thức. Xin cảm ơn!
  15. Cám ơn Đào Hoa! Góc này thì tôi biết. Ý tôi muốn hỏi là góc khác kia. Nhưng diễn đạt chưa đúng đó thôi. Tôi xin hỏi lại. Như ta biết, trục trái đất tự quay quanh 1 trục qua tâm Trái đất vuông góc với mặt phẳng quĩ đạo, vẽ nên 1 hình nón. Chu kỳ quay chừng 26000 năm. Ý tôi muốn hỏi là trục Trái đất hiện nay có vị trí như thế nào trên hình nón đó so tương quan với vị trí Mặt trời. Điều này, theo tôi, rất quan trọng khi tính toán trong lịch pháp. Tôi xin vẽ hình chiếu quĩ đạo Trái đất trong hệ mặt trời để diễn đạt ý mình như sau: (Góc  biến thiên chu kỳ khoảng 26000 năm, vậy, ở thời điểm hiện tại  bằng bao nhiêu?)
  16. Anh chị em nào rành thiên văn cho hỏi: Góc tuế sai thời điểm hiện tại là bao nhiêu? Nếu có thể vẽ sơ đồ giải thích cách xác định góc đó thì hay quá! Vô Trước xin cảm ơn!
  17. Vô Trước pót bài cũng đã lâu, vấn đề cũng khá nhạy cảm, sao không ai để ý thế nhỉ ? Giá mà có Khonglaai ở đây!
  18. Tôi thật mong mỏi những kết quả nghiên cứu của thầy Xuyền được công bố rông rãi, được nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết tiếp sức, được xử dụng để đọc các văn bản Khoa đẩu của cha ông tạo thành luồng sáng mạnh mẽ soi rọi vào quá khứ huyền vĩ của dân tộc! Nhưng sao lâu quá!
  19. Về vấn đề trang phục dân ta xưa kia, theo tôi, những nhà nghiên cứu nên tham khảo ý kiến của anh Thiên Sứ trong loạt bài "Trang phục của người Việt cổ", Đó là những nghiên cứu rất logic, dễ hiểu, thuyết phục, dễ hình dung và không khó phục chế lắm!
  20. Như vậy, nói chung, anh Trần Phương cũng thống nhất quan điểm của tôi là nước Văn Lang xưa không phải chế độ phụ hệ hay mẫu hệ. Còn như phân công lao động theo sở trường thì là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, tôi cho rằng cái tuyệt vời nhất là ở chỗ, nền Văn hiến Văn Lang luôn coi trọng âm dương hài hoà, tránh thái quá, bất cập, trọng tình người, rất nhân bản, bởi vì học thuyết ADNH thấm đẫm trong nền văn hoá Văn Lang đến nỗi người ta không còn ý thức về nó nữa. Nó như là một lẽ đương nhiên. Thật đúng như lời Phật dạy:" Phật pháp chỉ có thể có ở nơi không còn Phật pháp"! Khi bổ túc kiến thức về quản lý trong xí nghiệp, người ta nói rằng 5S là do người Nhật phát minh và áp dụng đầu tiên. Nhưng nếu hỏi người Nhật thế nào là 5S, họ cười và nói là không biết! Chỉ vì họ thấm nhuần 5S và họ thực hiện 5S như là một thói quen, một lẽ tự nhiên! Tính nhân bản trong nền văn hiến Văn Lang cũng thấm nhuần như 5S của người Nhật vậy. Tôi cũng không thống nhất quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu rằng người Việt ở lãnh thổ của Tàu chiếm đóng đã bị Tàu đồng hoá. Đồng hoá ở đây chỉ là mặt chính trị còn về nhân chủng và Văn hoá thì không phải. Về mặt nhân chủng thì người Tàu du mục xưa kia chắc chắn ít hơn nhiều so với người Văn minh lúa nước và khả năng sinh đẻ cũng kém rất xa do điều kiện sống du mục qui định. Khi họ sống hoà bình lẫn với người dân lúa nước vừa đông đúc hơn, khả năng sinh sản cao hơn thì chắc chắn họ bị đồng hoá chứ không phải ngược lại. Về mặt văn hoá thì rõ ràng văn hoá Trung Hoa có nhiều yếu tố vốn xuất phát từ nguồn gốc du mục của họ và nhiều yếu tố vốn xuất phát từ nguồn gốc nông nghiệp lúa nước của Việt tộc. Nếu ta dùng một thống kê tương đối "cơ học" thì chắc chắn rằng những yếu tố gốc nông nghiệp trội hơn. Như vậy, chưa chắc là ai đồng hoá ai ở đây! Tôi dám chắc rằng, Văn hoá Trung Hoa ngày nay gần với Văn hoá gốc nông nghiệp lúa nước hơn Văn hoá gốc du mục của tổ tiên họ. Nhưng có lẽ đúng đắn hơn cả là nên coi đó là một sự giao hoà văn hoá. Trong quá trình giao hoà này tạo nên một nền văn hoá có nhiều yếu tố hơn. Những yếu tố vốn có cũng trở nên cân bằng hơn, bổ xung cho nhau mặt mạnh, hạn chế bớt mặt yếu. Điều đó lý giải sự bành trướng mạnh mẽ, sức sống mãnh liệt của nền văn hoá "lai" này. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của quá trình giao hoà này ở chỗ, nó đã cực đoan, tàn phá đi hệ thống triết học cơ sở, phát minh lớn của nền văn minh lúa nước vốn rất huyền vĩ, nhân bản, một đỉnh cao văn minh của nhân loại: Học thuyết ADNH. Sự tàn phá này lớn hơn bất cứ một cuộc phá hoại văn hoá nào khác trong lịch sử! Có người cho rằng, người Tàu có công gìn giữ, phát triển Kinh dịch, học thuyết ADNH. Tôi cho rằng không phải. Họ đã đập vỡ nó và sau nhiều thế kỷ, họ nhận thức được vẻ đẹp của vài mảnh vỡ còn sót lại thì họ gom lại và cho là họ phát minh ra. Những ai khác còn giữ được mảnh nào thì họ cướp phá, tiêu diệt. Nhưng họ không hiểu được bản chất của nó, họ không thể phục hồi, lý giải được. Họ bắt đầu giải thích linh tinh, áp đặt không đâu vào đâu và gán cho nó tính chất thần bí. Bóp méo như vậy thì những thế hệ sau muốn phục hồi lại thật vô cùng khó khăn. Rõ ràng, nền văn hoá "lai" như trên cũng tạo ra được nhiều giá trị tích cực. Do đó, khi phục hồi văn hoá tổ tiên, chúng ta cũng cần học hỏi, bổ sung cho thêm phần rực rỡ. Chúng ta cũng nên hiểu rằng, những người Trung Quốc ngày nay cũng là những người anh em, khi xưa có lẽ cùng tổ tiên với chúng ta. Do lịch sử đổi thay mà tưởng rằng xa lạ. Vài ý tưởng còn thô thiển!
  21. Tôi thấy có nhiều sử liệu chứng tỏ, thời Hai Bà Trưng cũng có không ít nam tướng. Tuy không có thống kê đầy đủ nhưng tôi nghĩ chắc cũng xêm xêm như nữ tướng. Nhưng do chủ tướng là nữ nên có lẽ khi phân công vai trò cũng hơi thiên lệch và dân gian lưu truyền cũng làm thất truyền những sự tích về nam tướng, lưu lại đầy đủ hơn sự tích nữ tướng. Nếu hai bà chỉ toàn nữ tướng thì đó là một sự kiện rất đặc biệt đối với Mã Viện và chắc chắn phải được ghi lại trong Hán sử. Điều này hoàn toàn không có.Nếu xã hội Văn Lang, như tôi viết, là văn minh, dân chủ, không phân biệt nam nữ, cứ có tài đức là được tôn kính thì lúc này hay lúc khác vai trò của mỗi giới thấp hơn hay trội hơn một chút, miễn là không thái quá, thì cũng rất phù hợp. Ta cũng nên chú ý rằng, vào thời Hán, sự can thiệp của Tàu vào văn hoá Việt tăng cường hơn rất nhiều so với trước đó được tự trị tương đối rộng rãi. Chính sự tấn công văn hoá đó là nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa. Với vai trò, vị trí của mình trong văn hoá Văn Lang, người phụ nữ bị xúc phạm nhiều nhất. Vì thế họ có vai trò nổi bật trong khởi nghĩa cũng là điều dễ hiểu. Không nhất thiết xã hội Văn Lang lúc đó là mẫu hệ. Tất nhiên, những điều tôi viết trên đây mới chỉ là ý tưởng. Tuy nhiên, tôi rất tin tưởng. Nhưng nếu muốn chứng minh nó một cách chặt chẽ, thuyết phục thì cần có những công trình khoa học đủ tầm cỡ. Vài lời trao đổi.
  22. Theo Vo Truoc thì nước Văn Lang xưa không phải chế độ mẫu hệ (bằng chứng là các vua Hùng đều là đàn ông), cũng không theo chế độ phụ hệ (bằng chứng là các nữ tướng thời hai Bà Trưng). Đó là một xã hội dân chủ làng xã, không phân biệt nam nữ, hễ ai có tài, đức đều được tôn kính. Tôi cũng cho rằng, nước ta thời cổ đại cũng không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ như ở phương Tây (các di sản văn hoá không ghi nhận hiện tương này). Các khái niệm mẫu quyền, phụ quyền, chế độ chiếm hữu nô lệ là do các nền văn hoá khác đưa đến. Do đó, nghiên cứu nước Văn Lang cổ đại không thể theo các lối mòn cũ. Xã hội Văn Lang là xã hội làng xã nông nghiệp, dân chủ, văn minh với học thuyết ADNH là cơ sở triết lý, rất trọng âm dương hài hoà, tránh sự thái quá, cực đoan. Điều đó lý giải được hiện tương một nền văn minh phát triển rất cao như Văn Lang cổ đại (sự chủ quan, coi thường đối thủ của Hùng Vương 18, An Dương Vương cho thấy sự tự tin, hùng mạnh về vật chất của đất nước lúc đó) nhưng không để lại nhiều những công trình kiến trúc đồ sộ được xây bằng núi xương sông máu mà lại để lại một di sản văn hoá vô cùng nhân bản, minh triết. Không có những công trình như Kim tự tháp, Vạn lý trường thành, Ăng co, ... quả là phúc lớn của dân tộc! Vài ý tưởng còn sơ lược!
  23. Kính thưa các Quí vị quan tâm! Trên đây, tôi đã trình bày với quí vị một cách đại cương các nét chính những nghiên cứu của tôi về cơ sở của hoạc thuyết ADNH. Nghiên cứu này xây dựng hệ thống khái niệm cơ bản của học thuyết ADNH vốn đã được xử dụng từ rất lâu mà người ta vẫn cứ còn mù mờ về nội dung và ý nghĩa đích thực của nó. Chính do sự mù mờ đó mà sự phát triển lý thuyết, những ứng dụng thực tế của học thuyết này hầu như không tiến triển suốt mấy ngàn năm mà còn bị rơi rụng, biến dạng đi làm chệch hướng tư duy đúng đắn của bao lớp người thông minh, tâm huyết. Hậu quả là, học thuyết kỳ vĩ này đã không được đặt đúng vị trí của nó mà bị coi như là một sự mê tín, phản khoa học. Đây là một tổn thất vô cùng to lớn đối với văn minh nhân loại và đối với chủ nhân đích thực của nó – Tổ tiên trực tiếp của dân tộc Việt nam ta. Nghiên cứu này xây dựng hệ thống khái niệm cơ bản của học thuyết ADNH là một công việc vô cùng khó khăn, do đó, tôi không dám coi sự xác định những khái niệm cơ bản đó là chính xác hoàn toàn mà chỉ coi đây như những cố gắng ban đầu trên con đường vạn dặm tiến đến chân lý mà thôi. Sự bổ xung, hoàn thiện, thậm chí thay đổi chúng cần phải được tiếp tục không ngừng. Và do đó, tôi cho rằng, một người không thể làm nổi mà phải là công vịêc của tất cả chúng ta. Phương pháp nghiên cứu, trước mắt, của tôi là quan sát, chiêm nghiệm thực tế khách quan, tổng quát hoá, khái quát hoá, trừu tượng hoá mọi lĩnh vực, mọi kiến thức có được, đặc biệt chú ý đến những kiến thức lý thuyết và ứng dụng còn sót lại của thọc thuyết ADNH như những gợi ý quan trọng. Sau đó đối chiếu, kiểm tra trong thực tế những kết quả thu được, hệ thống hoá chúng, từng bước phục hồi lại học thuyết kỳ vĩ đã thất truyền này. Tuy phương pháp này còn hết sức bất định nhưng cũng coi như một trường phái khác với phương pháp dựa vào sự hợp lý hình thức, “tượng”, “số”, hay giải mã những mảnh kiến thức còn sót lại của một nền văn minh đã mất (chắc chắn đã biến dạng rất nhiều, rất khó kiểm chứng) mà hàng mấy nghìn năm nay bao lớp người đã áp dụng nhưng kết quả vẫn không thể làm sáng tỏ được học thuyết này. Chúng ta nếu cứ theo phương pháp này chắc là chỉ bổ xung thêm những bế tắc, mù mờ mà bao lớp tiền nhân đã gặp phải. Tôi mơ ước, một ngày nào đó, sẽ có một phương pháp có thể thực nghiêm kiểm chứng được trong nghiên cứu ADNH! Một số kết quả nghiên cứu của bài viết vừa trình bày với quí vị, tôi xin tóm tắt ra đây để tiện theo dõi: - Hệ thống các khái niệm cơ bản cùa học thuyết ADNH và quan hệ giữa chúng: + Đạo: Bản thể của Vũ trụ. + Âm, Dương. + Tam tài: Chung, Âm, Dương + Thời kỳ Tiên thiên: Thời kỳ ban đầu của sự vật, mâu thuẫn âm dương chưa bộc lộ; Âm, Dương, Chung tương hỗ phát triển. + Thời kỳ Hậu thiên: Thời kỳ phát triển mâu thuẫn Âm, Dương. Dương khắc Âm, Âm sinh Chung, Chung khắc Dương. + Tứ tượng: Các yếu tố dẫn xuất bậc 2 của tương tác âm, dương. + Ngũ hành: Các yếu tố hình thành và phát triển trong mâu thuẫn âm, dương + Bát quái: Các yếu tố dẫn xuất bậc 3 của tương tác âm, dương. + Ý nghĩa các quẻ dịch (từ đó suy ra bản chất Kinh dịch): Quẻ dịch thể hiện quan hệ, tương tác giữa các lực lượng trong sự vật. + Tiên thiên Ngũ hành, Tiên thiên Bát quái: Dòng vận động của dòng Khí dương trong sự vật ở thời kỳ Tiên thiên. + Hậu thiên Ngũ hành, Hậu thiên Bát quái: Dòng vận động của dòng Khí dương trong sự vật ở thời kỳ Hậu thiên. + Tiên thiên Ngũ hành Phi tinh, Tiên thiên Huyền không Phi tinh: Dòng vận động của dòng Khí âm trong sự vật ở thời kỳ Tiên thiên + Hậu thiên Ngũ hành Phi tinh, Hậu thiên Huyền không Phi tinh (Từ đó suy ra bản chất của Lường thiên xích): Dòng vận động của dòng Khí âm trong sự vật ở thời kỳ Hậu thiên. + Độ số các Quái: Thứ tự vận động của dòng Khí âm trong sự vật ở thời kỳ Hậu thiên ( Huyền không Phi tinh ). + Dòng Vượng khí: Dòng vận đông hưng vương của các yếu tố trong sự vật. + Dòng Hoá khí: Dòng vận động tiến hoá của sự vất này trong sự vật khác. + Thập nhị Thiên can: Cấu trúc ADNH của thời gian phát triển của sự vật. + Thập thiên can: Cấu trúc ADNH của thời gian tác động của Vũ trụ. + Cấu trúc ADNH của không gian. + Nạp Ngũ hành cho các mùa trong năm. + Hà đồ Bắc vả Nam bán cầu: Cấu trúc ADNH không gian trên trái đất. + Lạc thư Bắc vả Nam bán cầu: Ảnh hưởng của Mặt trời tới Trái Đất khi Trái đất tự quay quanh mình nó. + Sinh, Vượng, Mộ của sự vật và bản chất qui luật cách bát sinh tử. + Bảng Lục thập Hoa giáp: Cấu trúc ADNH thời gian. + Giải thích hiện tượng giờ Quan sát: Là giờ Khắc với cấu trúc ADNH của nhịp sinh học của con người trong tháng. + Ý nghĩa giờ Thần hợp: Giờ trùng với cấu trúc ADNH của nhịp sinh học của con người trong tháng. Các nghiên cứu khác về trường khí, ứng dụng của học thuyết ADNH mhư Thái Ất, Độn Giáp, Lục Nhâm, Phong Thuỷ, Tử vi, dự đoán theo Tứ trụ, Bát tự Hà lạc, … cũng đang được từng bước nghiên cứu nhưng xử dụng các tìm tòi trong bài viết này như những kiến thức, phương pháp luận cơ sở và thu được một vài kết quả khả quan sẽ được hân hạnh trình bày với quí vị trong một thời gian không xa. Kính thưa các quí vị quan tâm! Cơ sở học thuyết ADNH mà bài viết đề cập đến được xây dựng cho mọi đối tượng xuất phát từ khái niệm cơ bản đầu tiên là “Đạo” – bản thể của Vũ trụ. Điều đó có nghĩa là: Nếu học thuyết này được xây dựng đúng thì nó có thể được áp dụng hiệu quả cho tất cả mọi đối tượng, lĩnh vực, mà không có bất cứ một hạn chế nào kể cả tâm linh, tôn giáo, … hay thậm chí những lĩnh vực mà cho đến nay chúng ta còn còn chưa có khái niệm. Nói cách khác, học thuyết ADNH chính là học thuyết thống nhất Vũ trụ mà nhân loại ngày nay đang còn mơ ước! Tôi không thể không kinh ngạc về ý tưởng này và càng nhận thấy mức độ khổng lồ của những công việc cần phải tiến hành khi tiếp tục xây dựng học thuyết ADNH. Rõ ràng, để thực hiện được điều đó phải huy động sự đóng góp của tất cả mọi thành viên xã hội một cách hiệu quả, kiên trì qua nhiều thế hệ. Mọi ý tưởng cá nhân, vị kỷ đều gây tác hại to lớn đến sự nghiệp chung vĩ đại đó. Do đó, tôi thực tâm mong chờ sự đóng góp của toàn thể quí vị trong sự nghiệp phục hồi học thuyết ADNH! Chào trân trọng!
  24. 6. Giờ quan sát Giả thiết rằng, nhịp sinh học của con người (cụ thể về vấn đề sinh nở) là một sự vật, vận động trong môi trường tương tác của Vũ trụ tới Trái đất, có chu kỳ thay đổi là 1 tháng, có cấu trúc 12 cung Địa chi phân bố theo giờ trong ngày. Cứ qua 1 tháng, nhịp sinh học vận động qua 12 Địa chi, gồm 2 chu kỳ Ngũ hành (1 âm và 1 dương). Như trên đã khảo sát, cứ tiến hoá qua một bước âm dương hay một Ngũ hành, nhịp sinh học chuyển qua một giai đoạn mới mà các yếu tố của nó có quan hệ sinh ra yếu tố tương ứng ở giai đoạn trước, hay nó vận động được 1 bước theo chiều dòng Hoá khí, ngược chiều tương sinh. Như vậy, cứ qua 1 tháng (gồm 1 chu kỳ Địa chi 2 Ngũ hành), các yếu tố của nhịp sinh học đó dịch chuyển ngược chiều tương sinh 2 bước, cứ qua nửa tháng, dịch chuyển 1 bước. Mặt khác, khí âm dương của Vũ trụ được con người cảm ứng tạo nên một nhịp sinh học (cụ thể về vấn đề sinh nở) . Nhịp sinh học này so với môi trường tương tác của Vũ trụ tới Trái đất là thứ cấp, sinh sau, nên các yếu tố của chúng không thể đồng thời với các yếu tố của sự tương tác Vũ trụ tới Trái đất, mà phải có một độ trễ nhất định. Giả thiết rằng độ trễ này bằng một bước vận động của trường khí Vũ trụ. Điều đó có nhĩa là, khi tương tác của Vũ trụ tác động tới Trái đất bắt đầu ở cung tháng Tý, giờ Tý thì nhịp sinh học bắt đầu ở đầu cung Hợi (Chậm 1 bước so với trường khí từ Mặt trời) Biểu diễn trên sơ đồ quá trình tiến hoá của nhịp sinh học ta được: (xem hình vẽ) + Vòng Địa chi ngoài cùng biểu diễn phân bố cung giờ Địa chi. + Vòng Địa chi trong biểu diễn phân bố các yếu tố nhịp sinh học của con người (cụ thể về vấn đề sinh nở) theo thời gian Địa chi trong ngày. Cứ qua 1 tháng, vòng Địa chi này vận động nghịch 2 bước bằng 60 độ. Qua 12 tháng, Địa chi nhịp sinh học quay nghịch được 2 vòng. + Ở tháng 11 (tháng Tý), vào giờ Tý đầu tiên, nhịp sinh học vào đầu cung Hợi, thể hiện sự chậm 1 bước của trường khí trên Trái đất so với trường khí Mặt trời. Tháng Tý khắc cung Ngọ của nhịp sinh học đang đóng ở cung giờ Mùi. Giờ Mùi xấu. + Ở tháng 12 (tháng Sửu), nhịp sinh học quay ngược 2 bước (60 độ) làm cho vào giờ Tý đầu tháng Sửu, nhịp sinh học đóng ở đầu cung Sửu. Tháng Sửu khắc cung Mùi của nhịp sing học, đang đóng ở cung giờ Ngọ. Giờ Ngọ xấu. + Ở tháng 1 (tháng Dần), vòng Địa chi nhịp sinh học quay ngược tiếp 2 bước (60 độ) làm cho vào giờ Tý đầu tháng Dần. Nhịp sinh học đóng ở đầu cung Mão. Tháng Dần khắc cung Hợi của nhịp sing học, đang đóng ở cung giờ Thân. Giờ Thân xấu. … Căn cứ vào sơ đồ trên ta có thể lập bảng vị trí các cung của nhịp sinh học tương ứng với các giờ trong ngày của tháng như sau: Căn cứ vào bảng trên ta thấy: - Tháng Tý (11) xung cung Ngọ nhịp sinh học đóng ở giờ Mùi trong ngày. Giờ Mùi xấu. - Tháng Sửu (12) xung cung Mủi nhịp sinh học đóng ở giờ Ngọ trong ngày.Giờ Ngọ xấu. - Tháng Dần (1) xung cung Thân nhịp sinh học đóng ở giờ Tỵ trong ngày. Giờ Tỵ xấu. - Tháng Mão (2) xung cung Dậu nhịp sinh học đóng ở giờ Thìn trong ngày. Giờ Thìn xấu. - Tháng Thìn (3) xung cung Tuất nhịp sinh học đóng ở giờ Mão trong ngày. Giờ Mão xấu. - Tháng Tỵ (4) xung cung Hợi nhịp sinh học đóng ở giờ Dần trong ngày. Giờ Dần xấu. - Tháng Ngọ (5) xung cung Tý nhịp sinh học đóng ở giờ Sửu trong ngày. Giờ Sửu xấu. - Tháng Mùi (6) xung cung Sửu nhịp sinh học đóng ở giờ Tý trong ngày. Giờ Tý xấu. - Tháng Thân (7) xung cung Dần nhịp sinh học đóng ở giờ Hợi trong ngày. Giờ Hợi xấu. - Tháng Dậu (8) xung cung Mão nhịp sinh học đóng ở giờ Tuất trong ngày. Giờ Tuất xấu. - Tháng Tuất (9) xung cung Thìn nhịp sinh học đóng ở giờ Dậu trong ngày. Giờ Dậu xấu. - Tháng Hợi (10) xung cung Tỵ nhịp sinh học đóng ở giờ Thân trong ngày. Giờ Thân xấu. Những giờ xấu trên được cổ nhân truyền lại cho hậu thế trong bài ca giờ quan sát được Nguyễn Vũ Tuấn Anh giới thiệu trong nhiều tác phẩm của mình. Căn cứ vào bản trên và các quan hệ Địa chi, ta có thể suy ra các giờ tốt, trung bình trong tháng. Ví dụ: - Tháng Tý (11) hợp cung Tý, Thìn, Thân của nhịp sinh học đóng ở giờ Sửu, Dậu, Tỵ trong ngày. Giờ Sửu, Dậu, Tỵ tốt. - Tháng Sửu (12) hợp cung Sửu, Dậu, Tỵ của nhịp sinh học đóng ở giờ Tý, Thìn, Thân trong ngày.Giờ Tý, Thìn, Thân tốt. - Tháng Dần (1) hợp cung Dần, Ngọ, Tuất của nhịp sinh học đóng ở giờ Hợi, Mão, Mùi trong ngày. Giờ Hợi, Mão, Mùi tốt. - Tháng Mão (2) hợp cung Mão, Mùi, Hợi của nhịp sinh học đóng ở giờ Tuất, Dần, Ngọ trong ngày. Giờ Tuất, Dần, Ngọ tốt. - Tháng Thìn (3) hợp cung Thìn, Thân, Tý của nhịp sinh học đóng ở giờ Dậu, Sửu, Tỵ trong ngày. Giờ Dậu, Sửu, Tỵ tốt. - Tháng Tỵ (4) hợp cung Tỵ , Sửu, Dậu của nhịp sinh học đóng ở giờ Thân, Tý, Thìn trong ngày. Giờ Thân, Tý, Thìn tốt. - Tháng Ngọ (5) hợp cung Ngọ, Dần, Tuất của nhịp sinh học đóng ở giờ Mùi, Mão, Hợi trong ngày. Giờ Mùi, Mão, Hợi tốt. - Tháng Mủi (6) hợp cung Mùi, Mão, Hợi của nhịp sinh học đóng ở giờ Ngọ, Dần, Tuất trong ngày. Giờ Ngọ, Dần, Tuất tốt. - Tháng Thân (7) hợp cung Thân, Tý, Thìn của nhịp sinh học đóng ở giờ Tỵ, Dậu, Sửu trong ngày. Giờ Tỵ, Dậu, Sửu tốt. - Tháng Dậu (8) hợp cung Dậu, Tỵ, Sửu của nhịp sinh học đóng ở giờ Thìn, Thân, Tý trong ngày. Giờ Thìn, Thân, Tý tốt. - Tháng Tuất (9) hợp cung Tuất. Dần, Ngọ của nhịp sinh học đóng ở giờ Mão, Mùi, Hợi trong ngày. Giờ Mão, Mùi, Hợi tốt. - Tháng Hợi (10) hợp cung Hợi, Mão, Mùi cũa nhịp sinh học đóng ở giờ Dần, Ngọ, Tuất trong ngày. Giờ Dần, Ngọ, Tuất tốt. Như vậy, trong năm, các giờ tam hợp: + Thân, Tý, Thìn của các tháng Tỵ (4), Dậu (8), Sửu (12) + Tỵ, Dậu, Sửu của các tháng Thân (7), Tý (11), Thìn (3) + Tuất, Dần, Ngọ của các tháng Mão (2), Mùi (6), Hợi (10) + Mão, Mùi, Hợi của các tháng Tuất (9), Dần (1), Ngọ (5) là các giờ tốt cho nhịp sinh học của con người (cụ thể về vấn đề sinh nở) … Qua các phân tích trên chúng ta thấy, giờ quan sát chính là giờ xung khắc với giờ Thần hợp của Địa chi tháng. Giờ Thần hợp của Địa chi tháng chính là cung giờ mà yếu tố nhịp sinh học của con người (cụ thể về vấn đề sinh nở) có Địa chi tương ứng với Địa chi tháng, cư ngụ. Tương tác của Vũ trụ tới Trái đất hỗ trộ tốt nhất cho nhịp sinh học của con người vào giờ Thần hợp, và gây tác hại nhiều nhất vào giờ Quan sát. Biểu diễn trên bảng ta được:
  25. 5. Bảng Lục thập hoa giáp Giả sử thời gian vũ trụ vận động gồm 5 hành và 10 thiên can như đã xét ở trên. Vận khí của một sự vật chịu tác động của vũ trụ như là một yếu tố con trong sự vận hành của vũ trụ, thể hiện như các thời kỳ Sinh, Vượng, Mộ và sinh ra bản mệnh của sự vật đó. Áp dụng các qui tắc Sinh, Vượng, Mộ ở trên ta xây dựng được sự liên hệ giữa Thiên can và Vận khí như thể hiện trên đồ hình sau: + Trên đồ hình, Thiên can bắt đầu tử hành Thuỷ thể hiện nguyên tắc vạn sự sinh từ Đạo, biến đổi từ Dương, vận động theo chiều tương sinh. + Ở Thời kỳ đầu tiên, Thiên can hoà Vận khí thể hiện cái tính của thời kỳ Tiên thiên, khi mâu thuẫn trong tương tác âm dương còn chưa thể hiện rõ. +Tiếp theo cứ 3 hành một thời kỳ: Thiên can sinh Vận khí, Thiên can khắc Vận khí, Vận khí khắc Thiên can, Vận khí sinh Thiên can. + Các thời kỳ Sinh, Vượng, Mộ của Vận khí được thể hiện trên đồ hình. Như vậy, Qua 15 hành thì lặp lại chu kỳ thời gian có hành Thiên can và Vận khí trùng nhau. Tiếp theo, Vận khí sinh bản mệnh được thể hiên bằng đồ hình như sau: Các hành Thiên can còn được chia nhỏ thành Thiên can gồm 10 yếu tố Nhâm, Quí, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí bắt đầu từ hành Thuỷ. Đồng thời, vận động của sự vật cũng chia ra thành 12 Địa chi, thể hiện thời gian tiến hoá. Thêm các yếu tố Thiên can, Địa chi vào đồ hình vừa dựng, tiếp tục nó cho tới khi kết thúc chu kỳ gồm các khoảng thời gian mà đặc trưng là các yếu tố Thiên can, Địa chi, Vận khí, Bản mệnh không lặp lại ta được bảng phân bố thởi gian như sau, gồm 60 khoảng: Áp dụng bảng phân bố đó cho thời gian mỗi khoảng là 1 năm, ta thu được bảng Lục thập hoa giáp mà người xưa truyền lại đã được hiệu chỉnh lại như sau: (Còn nữa)