Vo Truoc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    787
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    13

Everything posted by Vo Truoc

  1. Diễn đàn của chúng ta là diễn đàn học thuật về lý học Đông phương. Như một số quan niệm đã được công khai cho rằng, học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất Vũ trụ thì đương nhiên nó cũng rất có hiệu lực trong khoa học xã hội, cụ thể là nghiên cứu chính trị - kinh tế học. Tôi đã ứng dụng một phần kiến thức âm, dương, tam tài nghiên cứu và có kết quả là một công trình nghiêm túc về chính trị - kinh tế học. Không biết tôi có thể đưa kết quả nghiên cứu của mình lên diễn đàn không. Tôi xin đảm bảo đó là một công trình nghiêm túc, đứng đắn, có tính xây dựng hoàn toàn không chống đối chính quyền mà còn giúp chính quyền hữu hệu trong xây dựng nước nhà, làm sáng tỏ hơn học thuyết Mác. Tổng biên tập tạp chí cộng sản khu vực phía Nam GS-TS Trương Giang Long đã đọc và khuyến khích. Nếu được, ban điều hành cho tôi một chuyên mục riêng để pót bài và trao đổi.Xin cảm ơn!
  2. Anh chị em trong diễn đàn xin cho Vo Truoc hỏi, có tài liệu nào lý giải cơ sở cách an sao Tử vi không. Sao Tử vi là gì ? và tại sao lại an như thế ? Những sách tôi đọc chỉ mô tả cách an sao Tử vi thôi, hoàn toàn không lý giải tại sao lại an như thế. Cám ơn nhiều!
  3. Rất cám ơn anh Trần Phương về thông tin này. Nó đã hoá giải cho tôi nỗi băn khoăn bấy nay về cái "chợ tình" mà mấy tay nhà báo ngu xuẩn đầu độc dân ta. Bạn nên viết một bài về vấn đề này trên phương tiện thông tin đại chúng.
  4. Anh chị em diễn đàn thân mến. Tôi xin đưa lên đây vài bài thuốc dân gian chữa một số bệnh khá phổ biến mà rất đơn giản, hiệu quả mà bản thân gia đình đã xử dụng rất mỹ mãn: - Chữa bỏng nước sôi: Mẹ tôi kể, ngày xưa, em ông ngoại tôi bị sâu quảng (bệnh này bây giờ ít gặp nhưng xưa kia khá phổ biến) ở mắt cá chân, tuổi cao, mắt lại kèm nhèm. Chẳng biết thế nào mà bước ngay vào nồi riêu cua mới bắc ra khỏi bếp. Ông thét lên một tiếng và ngất xỉu. Ông ngoại tôi hô con cháu ... tè được lưng một cái chậu rồi ngâm luôn chân cụ vào. Thế mà chân cụ không hề phồng rộp mà còn hết luôn bệng sâu quảng! Tôi nói chuyện với các bác sỹ. Chẳng ai tin! Cá nhân tôi khi xưa ở Liên xô cũng có lần đạp chân vào cái ấm điện mà anh bạn Nga đang đun nước sôi sùng sục. Mặc cho anh bạn cuống lên, tôi nhảy cò cò vào Toa lét và hô anh ta ... tè vào chỗ bỏng! Hôm sau khỏi luôn, chẳng phồng rộp gì cả, trừ một vài chỗ kẽ chân, do lúc đó đột xuất nên cả tôi và anh bạn Nga không đủ liều lượng nước tiểu cho thấm đến đấy. Anh này kinh ngạc vô cùng! Cách này tôi chỉ nói đến bỏng nước sôi và phải áp dụng ngay sau khi bị bỏng chứ các trường hợp khác thì tôi ... chưa thử! - Chữa sâu răng: Lấy vỏ cây duối ( ngoài Bắc nhiều, trong Nam tôi không thấy, lá nó ráp, vỏ sần sùi) cỡ 5 x 5 cm (dày khoảng 0.5 cm) cạo sơ, rửa sạch, đập dập rồi ngâm rượu mạnh. Sau 2 tuần, tước lấy khoảng 1 mm đặt vào chỗ sâu rồi cắn chặt răng lại. Khoàng 10 ngày là khỏi và không bao giờ bị sâu nữa, đồng thời răng cũng chắc hơn. - Chữa bệnh viêm xoang: Cách đây khoảng 20 năm, mẹ tôi bị viêm xoang rất nặng. Cái bệnh này ở ngoài Bắc khổ lắm. Nghe người ta nói, sắc lá, hoa cứt lợn (trong Nam gọi là cây ngũ sắc, nhưng mà cũng không thấy có nhiều) thì chữa được. Mẹ tôi làm theo nhưng chỉ hơi đỡ, không khỏi bao nhiêu. Mẹ tôi nghĩ, hay là nó loãng quá nên không hiệu quả. Mẹ tôi sai em tôi đi lấy nguyên hai bao tải cây hoa cứt lợn cả cành lẫn lá, rửa sạnh, chặt ra khoảng 3 cm rồi nhồi nhét thật chặt vào một cái nồi lớn, cho mấy hạt muối một chút xíu nước cho khỏi khô rồi đun riu riu lửa, cô lấy thật đặc dược khoảng 2 lít rồi cho vào tủ lạnh. Cứ trước bữa ăn, mẹ tôi uống một ly nhỏ, ngày 3 lần khoảng 150ml. Uống xong là mẹ tôi khỏi bệng xoang cho tới ngày nay. Cây hoa cứt lợn có tính tiêu độc, các bệnh viêm nhiễn tiềm ẩn cũng mất luôn khi còn trong mầm mống.
  5. Kính thưa các anh chị em trên diễn đàn! Âm lịch và Dương lịch khác nhau vì chúng xuất phát từ những nền văn minh khác nhau và do đó sở tính toán của chúng khác nhau. Chúng ta đều biết cơ sở của dương lịch chính là nền khoa học mà ngày nay đang thịnh hành. Nhưng Âm lịch có cơ sở lý thuyết chính là học thuyết ADNH đã bị thất truyền chỉ còn sót lại những mảnh vỡ đã bị biến dạng nhiều theo thời gian. Chúng ta chỉ có thể hiểu đúng Âm lịch khi phục hồi được học thuyết bị thất truyền đó. Những người đồng quan điểm với anh Thiên Sứ, trong đó có tôi, cho rằng học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất Vũ trụ mà cho đến ngày nay khoa học còn chưa vươn tới được. Như vậy, cơ sở của Âm lịch là rất cao siêu chứ không đơn giản như những gì chúng ta hiểu được trong lúc này. Sự bất tiện của nó chỉ biểu hiện sự kém cỏi của chúng ta mà thôi. Ý tưởng từ bỏ nó chỉ là "ếch ngồi đáy giếng" không biết được sự lớn lao của Vũ trụ. Tuy nhiên, muốn con ếch thấy được Vũ trụ là thế nào thì phải giải phóng nó khỏi cái giếng. Căn cứ vào những dữ liệu thể hiện trong Âm lịch và những ứng dụng của nó trong nhiều môn dự đoán học, tôi cho rằng đó là một loại lịch để xác định những yếu tố của trường khí Vũ trụ vận hành như thế nào chứ không đơn giản chỉ phản ánh vận động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Cố nhiên ứng dụng của nó trong nông nghiệp là quan trọng sát sườn, nhưng không phải chỉ có thế. Như vậy, Âm lịch (chính xác hơn là Lịch cổ truyền Đông phương) là một loại lịch Vũ trụ, và khoa học ngày nay còn rất xa mới có được một loại lịch tương đương. Vậy, chúng ta cần phải phục hồi lại học thuyết ADNH nguyên thuỷ mới có hy vọng hiểu được nhửng ưu việt của Âm lịch. Trong khi chờ đợi, chúng ta tối thiểu phải giữ nguyên hiện trạng. Liệu chúng ta có hy vọng làm được điều đó không? Tôi cho rằng, với điều kiện ngày nay hơn hẳn cổ nhân, với trí thông minh chắc chắn được di truyền lại, thực tế Vũ trụ vẫn còn đó, nhất định chúng ta sẽ làm được trong tương lai không xa. Cái chúng ta còn thiếu hiện nay chính là một tư duy đột phá, dẫn đến một ứng dụng có ý nghĩa toàn cầu, sau đó, một công tác tổ chức nghiên cứu qui mô toàn xã hội. Chúng ta hãy thử nhìn xem, khoa học hiện đại được tổ chức qui mô và bền bỉ như thế nào mới phát triển được như vậy. Công việc của ý tưởng này còn vô cùng to lớn, xuất phát điểm còn rất thấp (Nội một cái Kiến Dần hay Kiến Tý ... và những khái niệm cơ bản nhất của thuyết ADNH chúng ta còn mù mờ, mỗi người một phách nữa là những hệ quả phức tạp hơn), do đó, đòi hỏi thời gian lâu dài, nhiều thế hệ tiếp bước ngay từ lúc này mới có hy vọng thành công. Tôi hy vọng rằng, khoảng 100 năm nữa tình thế sẽ có bước đổi thay quan trọng.
  6. VinhL thân mến! VinhL viết: Bạn hiểu chưa đúng ý tôi rồi. Tôi chẳng xây dương một lý thuyết gì mới cả. Tôi chỉ cho rằng học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất rất kỳ vĩ của Tổ tiên ta. Chỉ tiếc rằng, do các biến động lịch sử đã bị thất truyền, những gì còn sót lại không đầy đủ vả bị sai lệch nhiều. Vì lòng tôn kính tổ tiên, vì học thuật, tôi dựa trên những gì còn sót lại đó, cố gắng tìm bản chất vấn đề, phục hồi lại học thuyết kỳ vĩ đó của tổ tiên mà thôi. Tôi muốn nâng cao cái xác xuất đúng khi ứng dụng học thuyết ADNH. Tôi không bất kính với cổ thư, tôi chỉ cho rằng bên cạnh những cái đúng còn có nhiều biến dạng do tam sao thất bổn và hậu sinh không hiểu hết ý cổ nhân cứ nhắm mắt làm theo. Nói một cách hình ảnh là tôi đang cố gắng phục hồi lại một cái bình quí của tổ tiên đã bị đập vỡ qua những mảnh còn sót lại. Thật khó khăn khi số mảnh còn sót lại đó quá ít ỏi lại còn lẫn với những mảnh của cái bình khác cùng sỏi đá nữa. Do đó, cái sai, đúng của tôi chỉ là cái sai, đúng khi cố gắng phục hồi học thuyết ADNH mà thôi.Cổ thư đối với tôi cũng rất quan trọng, đặc biệt trong gợi mở tư duy, đề xuất vấn đề, so sánh đối chiếu và kiểm tra kết quả. Tôi rất trân trọng nhiệt tình và khả năng của VinhL trong học thuật, nhưng tôi sẽ rất tiếc cho bạn nếu chẳng may một công trình tốn bao tâm huyết của bạn lại bị phủ định nếu bạn dựa vào một luận điểm nào đó của cổ thư đã bị sai lệch mà không biết. Nếu tôi không nhầm thì đã có nhiều cao nhân chỉ ra không ít sai lệch quan trọng trong cổ thư. Chẳng có gì đảm bảo rằng không có những sai lệch khác nữa. Tôi cũng không kỳ vọng rằng những số liệu thiên văn tôi muốn biết chính xác hoàn toàn, tôi hiểu thế nào là dung sai. Nhưng tôi vẫn muốn biết trong khoảng sai số người ta quan sát được. Tìm hiểu số đo của góc Â, ngoài sự cần thiết cho lý thuyết tôi đang ấp ủ cón qua đó có thể chỉ ra sự có lý của học thuyết ADNH so với khoa học hiện đại. Chào bạn!
  7. Cám ơn Đào Hoa!Tôi đã nói nhiều lần rằng tôi không tư duy theo lối "tương, Số" mà muốn tìm hiểu bản chất thông qua logic.
  8. VinhL thân mến. Theo lý thuyết tôi trình bày trên chuyên mục của mình "Cơ sở học thuyết ADNH" thì có những 3 Ngũ Hoàng Thổ tinh là Âm, Dương, Vượng đóng ở 3 cung khác nhau (giả sử là A, D, V) mà Ngũ Hoàng Thổ tinh cổ thư truyền lại chỉ là Âm thôi. Ý nghĩa của nó là nơi mà các hiệu ứng biến đổi (âm), bảo tồn (dương), phát triển (vượng) vận động tới. Những hoạt động của các yếu tố thuộc cung A có xu hướng làm cho hành Thổ biến động xa rời bản chất cân bằng của nó. Những hoạt động của các yếu tố thuộc cung D có xu hướng ngược lại. Và những hoạt động của các yếu tố thuộc cung V có xu hướng làm hành Thổ hưng Vượng. Như vậy, ta có nhiều cách điều chỉnh tác động của mình đến sự vật hay dự đoán tương lai của nó thông qua 3 cung A, D, V. Ví dụ, muốn sự vật ổn định, cân bằng thì giảm hoạt động của A, tăng cường D và V (Cái này mà ứng dụng cho Y học có vẻ hay đây!). Ta cũng có nhiều thông tin hơn để dự đoán tương lai. Ví dụ như thấy cung A vượng, D tù, V suy thì chắc chắn sự vật sẽ lâm vào sự biến động hỗn loạn do Ngũ hành không có Thổ cầm cân nảy mực. Như vậy bạn cũng thấy, nếu không có học thuyết làm cơ sở lý luận thì có rất nhiều cách lý giải khác nhau và chẳng thể phân định đúng sai được. Nhưng lý giải của tôi có học thuyết mà tôi đang xây dựng làm cơ sở, lại có gấp 3 lần thông tin, chẳng hơn cứ suy diển chủ quan hay nhắm mắt làm theo cổ thư hàng ngàn năm trước mà chưa biết đúng sai thế nào ư.
  9. Xin lỗi Đào Hoa! Tôi không có ý nghi ngờ số liệu của bạn mà chỉ muốn nói là, khi tôi viết sách đưa ra số liệu này thì phải có chỉ rõ nguồn cho độc giả biết thôi. Chảng nhẽ lại viết " nguồn: Lý học Đông phương - Đào Hoa". Mong bạn thông cảm!
  10. Nhân bài về cái yếm của phụ nữ Việt, tôi thấy vào thời xa xưa dân Việt đã sống rất văn minh. Thì cứ thử xem cái áo ngực phụ nữ ngày nay hình như cũng mới được phát minh cách đây vài trăm năm và còn hết sức thô thiển. Không biết trước đó người phương Tây xử lý làm sao cái vụ này nhỉ! Ngoài ra, cái tăm nghe đâu người phương Tây cũng mới biết dùng. Họ làm vệ sinh miệng thế nào sau bữa ăn khi cách đây không xa họ chưa biết dùng tăm và chưa có thuôc & bàn chải đánh răng, nhất là khi thực đơn của họ rất nhiều thịt. Cón ông bà ta từ thời Hùng Vương đã sỉa tăm, ăn trầu, mặc yếm đào, ... Thật là văn minh và lịch lãm so với thời bấy giờ. Thật nực cười khi các nhà " pha học" của ta được cộng đồng các nhà "pha học" thế giới hình dung người cởi trần, đóng khố, đi chân đất, mặc yếm đào, sỉa tăm, ăn trầu ...!
  11. Cám ơn Đao Hoa. Tôi cũng có thể suy luận như thế căn cứ vào mốc tính Nhất bạch Thuỷ tinh hay năm Giáp Tý đầu tiên do cổ thư truyền lại. Nhưng tôi vẫn hỏi là do ý của tôi là cần có sự khẳng định từ các quan sát Thiên văn học thực tế chính xác của khoa học hiện đại, cụ thể ngày nay họ đo đạc được góc  bàng bao nhiêu, chính xác trục trái đất quay 1 vòng tiến động mất bao nhiêu năm (kể cả số lẻ để tính nhuận). Bởi vì, khi xây dựng xong lý thuyết một cách kỳ công mà phải huỷ bỏ nó chỉ vì sự không chính xác của một số liệu thực tế thì ... đau quá! Những số liệu thực tế ấy cũng sẽ là bằng chứng cho tính thuyết phục của lý thuyết về Tam nguyên-Cửu tinh mà tôi đang tìm cách phục hồi. Không biết số liệu của Đào Hoa như trên có xuất phát từ quan sát Thiên văn của khoa học hiện đại hay không, và nếu có thì xin cho biết nguồn. Rất cám ơn bạn!
  12. Lạ quá, anh Đào Hoa. Trục Trái đất tự quay 1 vòng tiến động hết 25920 năm thì 1 năm quay được 360/25920 = 0.0139 độ, làm sao mà mỗi tuần gần nủa độ được. Hơn nữa, phương trục Trái đất thì đâu phụ thuộc vị trí (đất nước) tính. Tôi nghĩ có lẽ mình hiểu lầm nhau chăng?Theo tôi, do tốc độ quay tiến động của trục trái đất rất nhỏ (khoảng 1.4 độ trong 100 năm) nên vói thời gian ngắn theo năm thì nó hầu như có một phương cố định (song song). Phương của nó xác dịnh bằng 2 thông số: 1) độ nghiêng khoảng 23.5 độ so với trục pháp tuyến với mặt phảng quỹ đạo Trái đất, 2) Góc  mà tôi đang muốn hỏi được thể hiện trên hình vẽ. Theo tôi, góc  sẽ quyết định rất nhiều đến tính toán Trường khí Cửu tinh trong Thái Ất, Độn Giáp, là thông số quyết định cho thời điểm Thất tinh hợp bích, mốc Nhất bạch - Thuỷ tinh đầu tiên, là cơ sở để biết theo lịch Kiến Tý, Kiến Sử, Kiến Dần, Kiến Mão, ... hay Kiến gì khác. Do đó, đối với tôi nó rất có ý nghĩa. Tôi xin nói rõ ý câu hỏi của tôi như thế, monh anh hiểu rõ ý tôi và chia sẻ hiểu biết. Cám ơn anh rất nhiều vì sự quan tâm, nhiệt tình!
  13. Tôi loay hoay mãi với cái phần mềm này mà vẫn không tính được góc Â. Mong bạn nào biết được chia sẻ kiến thức. Tôi xin trả công bằng một học thuyết Tam nguyên - Cửu vận mới rất thú vị với nhiều đột phá.
  14. Những lý luận này của VinhL, nếu nằm trong một hệ thống logic nhất quán thì chắc là hay lắm và sẽ đầy đủ hơn. Nếu không, người ta có thể đưa ra hàng lô những lý luận chủ quan khác và chẳng thể kết luận được đúng sai như thế nào.
  15. Thiên Sứ viết: Rất đồng ý và cám ơn Thiên Sứ!Theo tôi, có lẽ GS Trần Ngọc Thêm hơi quá khi đặt vấn đề "Văn hoá chửi". Nhưng cũng phải nói rằng cái "Chửi" của người Việt cũng khá độc đáo, được nâng lên đến tầm nghệ thuật, chỉ phải cái nó hơi ... phản văn hoá! Có lẽ chỉ nên coi như là một nét ... độc đáo trong sinh hoạt cộng đồng của người Việt. Nhưng "văn hoá ẩm thực" thì có thể lắm chứ. Chỉ có điều cái danh xưng nghe nó ... thế nào ấy! Riêng nói về chửi, hay nói tục, thì chắc rằng mỗi dân tộc đều có cái độc đáo của mình. Ví dụ người Nga cũng rất hay nói tục, còn hơn người Việt mình, không chỉ ở giới bình dân. Cái độc đáo của họ là tuy nói tục nhưng có nghĩa hẳn hoi, nhằm diễn đạt, nhấn mạnh những suy nghĩ khá ... nghiêm túc. Tôi đã từng nghe họ nói câu chuyện bình thường hàng giờ, trong đó không dưới 70% từ tục tĩu trong mỗi câu! Tôi xin kể một kỷ niệm vui! Có lần, tôi và anh bạn Nga tranh luận về chủ đề: Tiếng Việt phong phú hơn hay tiếng Nga phong phú hơn? Tôi thì cho rằng tiếng Việt phong phú hơn và ra sức chứng minh cho điều đó. Còn anh bạn Nga dĩ nhiên là cũng không kém theo chiều ngược lại. Cuối cùng chúng tôi thoả thuận: Anh bạn Nga sẽ chửi tục bằng tiếng Nga xem bao lâu thì có từ lặp lại. Và tôi sau đó cũng sẽ chửi bằng tiếng Việt và sẽ kiểm tra tương tự. Cuộc thi diễn ra và tôi không khó khăn gì, sau 2 phút, phát hiện từ tục bị lặp khi anh ta chửi. Đến lượt tôi chửi, anh ta nghe. Tôi liền đọc bài "Hịch tướng sĩ". Quả là thiên cổ hùng văn! Tôi "chửi" thật hùng hồn, mạnh mẽ. Tay chân sỉa sói lung tung. Chỉ sau khoảng 5 phút là anh ta giơ tay chịu thua! Hôm sau, tôi thấy anh ta nói với một người bạn nước ngoài: " Tiếng Việt Nam phong phú lắm! Thằng Q nó chửi một tiếng đồng hồ liền mà không từ nào lặp lại từ nào!"
  16. VinhL thân mến! Trước kia, tôi vốn là người không quan tâm lắm đến học thuyết ADNH và cũng không có ý định tìm hiểu kỹ vì tôi thấy nó rất lung tung, mâu thuẫn, thiếu logíc, hay áp đặt, đọc không vô. Nhưng tôi quan tâm nhiều đến khía cạnh triết học của nó. Vào khoảng năm 2000, tôi được đọc những quyển sách đầu tiên của anh Thiên Sứ, vì văn hoá dân tộc, cảm hứng mới nổi lên, tôi mới bắt đầu từng bước để ý nghiên cứu nó. Nhưng tôi chỉ quan tâm tìm cách phục hồi lý thuyết nguyên thuỷ (đầu tiên là mấy cái đồ hình Hà đồ, Lạc thư, đổi chỗ Tốn-Khôn của Hậu thiên Bát quái, ... ) mà hầu như quan tâm rất ít đến ứng dụng . Tôi bắt tay vào xây dựng lý thuyết này mới chỉ hơn 1 năm nay. Do đó, nhiều những vấn đề ứng dụng cụ thể tôi còn chưa có thời gian tìm hểu. Sau này hẵng hay. Nếu có bạn nào có kinh nghiệm kiểm chứng những điều tôi viết trên thực tế thì tôi rất hoan nghênh, kể cả khi tôi không đúng. Nhưng tôi cũng xin nhắc lại, mọi thứ chỉ thuyết phục khi nó được lý luận một cách logic, ít nhất là tương đối chặt chẽ (vì chặt chẽ ở đây khó quá!). VinhL thử thực hiện đề xuất của mình xem. Cám ơn. ( À, mà tại sao Ngũ hoàng Thổ lại là đệ nhất sát tinh nhỉ ?. Hành Thổ hiền lắm mà. Hay là tại Thổ khắc Thuỷ? Hay là tại cổ thư bảo thế! Có kiểm chứng cụ thể nào không nhỉ ?).
  17. Thì cũng như khái niệm "Đạo", "âm", "dương"... thôi mà. Ngôn ngữ bao giờ cũng có giới hạn của nó. Các định nghĩa còn hạn chế hơn. Trên đời có biết bao nhiêu thứ ta cảm được mà gọi thành tên thì lại thấy khó." Đạo khả Đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi thường danh" (Lão Tử) Để tạm khắc phục điều đó, có lẽ ta cứ đưa ra cả lô định nghĩa Văn hoá rồi tổng hợp lại là được. Có lẽ sẽ có một nồi lẩu ngon! Khi không định nghĩa chính xác được, có lẽ cảm nhận là con đường tốt nhất.
  18. Chào VinhL Ở ví dụ đầu, tôi thực hiện theo bảng cục số của cổ thư truyền lại. Còn ở dưới tôi tính toán lại theo bảng độ số mới trong bài viết. Do có sự sai biệt trong cách tính toán độ số ở chỗ: Cổ thư tính theo đồ hình Hậu thiên Bát quái Văn Vương, còn đồ hình tôi tính toán ở đây là Hà đồ. Chính vì vậy có sự sai biệt mà bạn đã thấy. Vấn đề là ở chỗ ai đúng, ai sai hay cả hai đều sai. Đương nhiên không có trường hợp cả hai đều đúng!Theo tôi, tính theo đồ hình Hậu thiên Bát quái Văn Vương là sai vì đó là sự áp đặt không lý luận biện minh và anh Thiên Sứ, Trần Quang Bình đã phân tích khá rõ điều này. Còn cách tính của tôi có logic qui luật rõ ràng, nhất quán trong một hệ thống từ thấp tới cao. Không chỉ có sai biệt ở điểm này mà còn khá nhiều sai biệt nữa mà tôi đã trình bày khá rõ trong bài viết. Mong bạn tìm hiểu. Khi có quá nhiều sai biệt so với cổ thư, tôi cũng không khỏi giật mình! Nhưng suy nghĩ kỹ, tôi thấy không có gì phải hoảng hốt. Khoa học là như vậy đấy. Những sai khác này cho thấy: - Học thuyết ADNH tuy kỳ vĩ nhưng đã bị thất truyền, bị biến dạng rất nhiều, cần phải chung tay xây dựng lại di sản tuyệt vời này của tổ tiên. - Sự biến dạng của học thuyết làm cho nó bị hiểu sai nên hàng mấy nghìn năm học thuyết này không thể phát triển lên được. - Người Hoa Hạ không phải là chủ sở hữu của học thuyết ADNH. - Chúng ta hoàn toàn có khả năng phục hồi lại học thuyết ADNH nếu tư duy đúng hướng, không bị câu nệ, lệ thuộc vào đâu. (nick name của tôi là Vô Trước mà !) Trong lý thuyết của tôi không đề cập đến tháng, ngày, mà chỉ nói về tiết khí và vòng Thiên can 10 giờ và một tiết khí chính xác bằmhh 1/8 năm (1 vòng quay của Trái đất quanh Mặt trời). Còn sự chuyển tiếp các tiết khí do tính Sinh, Vượng, Mộ quyết định. Cái này trong bài không đề cập tới.
  19. 4. Ảnh hưởng dương, vượng của trường khí Vũ trụ trong năm tới Trái đất. Ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất là ảnh hưởng thông qua trường khí cảm ứng trên Trái đất bằng những dòng khí âm có tác dụng tạo nên xu hướng biến đổi, phát triển, tạo ra cái mới trong sự vật. Ảnh hưởng dương của trường khí Vũ trụ tới Trái đất cũng đặc trưng bằng dòng khí dương có xu hướng bảo tồn, ổn định, trở về bản chất những yếu tố của sự vật. Ảnh hưởng vượng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất lại đặc trưng bằng dòng vượng khí có tác dụng phát triển hưng vượng cho những yếu tố tương ứng trong sự vật. Sự so sánh các ảnh hưởng âm, dương, vượng theo bảng sau: Tiến hành khảo sát ành hưởng dương, vượng của trường khí Vũ trụ lên Trái đất tương tự như đối với ảnh hưởng âm ta thấy có thể xác định các cung ảnh hưởng âm theo tiết khí, vòng thiên can, giờ sang ảnh hưởng dương, vượng như sau: a/.Ảnh hưởng theo mùa: b. Ảnh hưởng theo tiết: c. Ảnh hưởng theo tiết khí: d. Ảnh hưởng theo vòng Thiên can: Muốn xác định độ số thời diểm khảo sát ở cung nào (cột nào) ta căn cứ vào bảng phù đầu nghi Giáp sau: e. Ảnh hưởng theo giờ: Khi xác định được độ số của cung ảnh hưởng theo vòng Thiên can (x1), lập bảng Nghi Kỳ vá ghi độ số can Mậu là độ số đó (x1): Thứ tự x1, x2, x3, x4, x5, x6, x7, x8, x9, là các cung, tùy theo khảo sát ảnh hưởng âm, dương, vượng theo thứ tự: - Đối với ảnh hưởng âm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 - Đối với ảnh hưởng dương: 1, 3, 8, 4, 9, 7, 2, 5, 6 - Đối với ảnh hưởng vượng: 1, 8, 3, 2, 7, 5, 4, 9, 6 Hoặc theo bảng sau: Xem Thiên can giờ khảo sát, căn cứ vào bảng Nghi Kỳ vừa lập ta biết được cung ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo giờ. e. Cung cảm ứng: - Cảm ứng theo thời gian vòng Thiên can: Cung vòng Thiên can cảm ứng lên địa bàn vào cung có độ số tương ứng theo nguyên tắc: + Nam-Khôn, Nữ-Cấn đối với ảnh hưởng âm. + Nam-Càn, Nữ-Đoài đối với ảnh hưởng dương. + Nam-Càn, Nữ-Khôn đối với ảnh hưởng Vượng - Cảm ứng theo giờ: Đếm từ độ số Cung Sao vòng Thiên can (âm, dương, Vượng) bắt đầu từ Địa chi của cung này tới Địa chi giờ khảo sát theo chiều thuận hay nghịch tùy vào bảng độ số các Sao ở trên (thuận hay nghịch) theo thứ tự dưới đây ta được độ số cung Sao cảm ứng theo giờ vòng Thiên can của ành hưởng âm từ Mặt trời tới sự vật trên Trái đất. Địa chi Sao Vòng Thiên can ------------------> Địa chi giờ khảo sát Độ số Sao vòng Thiên can -------------------> Độ số cung cảm ứng + Thứ tự đếm đối với ảnh hưởng âm: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,1,2,3,4,5,6,7,8,9, … + Thứ tự đếm đối với ảnh hưởng dương: 1,3,8,4,9,7,2,5,6,1,3,8,4,9,7,2,5,6, ... + Thứ tự đếm đối với ảnh hưởng vượng: 1,8,3,2,7,5,4,9,6,1,8,3,2,7,5,4,9,6, … Như vậy, qua phần nghiên cứu này ta đã xem xét ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo thời gian tới đơn vị nhỏ nhất là giờ một cách tương đối toàn diện (gồm đủ các tương tác âm, dương, vượng). Kết quả được tổng kết trong bảng sau: + S : Sao đại diện trường khí Vũ trụ ảnh hưởng tới Trái đất gồm 8 Sao: Nhất bạch Nhị hắc Tam bích Tứ lục Ngũ hoàng Lục bạch Thất xích Cửu tử + T : Tiết: gồm 8 tiết trong năm: Đầu, cuối của 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông + Quái: Quái đại diện tính chất của Sao. Có 8 Quái là: CÀN, KHẢN, CẤN, CHẤN, TỐN, ĐOÀI, LY, KHÔN. + Cung tiết khí: T- : Độ số cung ảnh hưởng âm của trường khí theo tiết. T+ : Độ số cung ảnh hưởng dương của trường khí theo tiết. T> : Độ số cung ảnh hưởng vượng của trường khí theo tiết + Cung vòng Thiên can: * Cung Chủ: TP- : Độ số cung ảnh hưởng âm của trường khí theo vòng thiên can hay Trực phù (Trực phù âm) TP+: Độ số cung ảnh hưởng dương của trường khí theo vòng thiên can hay Trực phù dương TP>: Độ số cung ảnh hưởng vượng của trường khí theo vòng thiên can hay Trực phù vượng * Cảm ứng lên sự vật: TS- : Độ số cung cảm ứng ảnh hưởng âm của trường khí theo vòng thiên can hay Trực sử (Trực sử âm) TS+: Độ số cung cảm ứng ảnh hưởng dương của trường khí theo vòng thiên can hay Trực sử dương TS>: Độ số cung cảm ứng ảnh hưởng vượng của trường khí theo vòng thiên can hay Trực sử vượng + Cung giờ: * Cung Chủ: tp- : Độ số cung ảnh hưởng âm của trường khí theo giờ hay Sao sa Trực phù (Trực phù âm) xuống Địa bàn tp+: Độ số cung ảnh hưởng dương của trường khí theo giờ hay Sao sa Trực phù dương xuống Địa bàn tp>: Độ số cung ảnh hưởng vượng của trường khí theo giờ hay Sao sa Trực phù vượng xuống Địa bàn * Cảm ứng lên sự vật: ts- : Độ số cung cảm ứng ảnh hưởng âm của trường khí theo giờ hay Sao sa Trực sử (Trực sử âm) xuống Địa bàn ts+: Độ số cung cảm ứng ảnh hưởng dương của trường khí theo giờ hay Sao sa Trực sử dương xuống Địa bàn ts>: Độ số cung cảm ứng ảnh hưởng vượng của trường khí theo giờ hay Sao sa Trực sử vượng xuống Địa bàn Ví dụ: Cần biết sự việc ra sao vào giờ Tân Mão, ngày Giáp Dần, tiết Đông chí, Hạ nguyên. Bước 1: Xác định số thứ tự vòng Thiên can trong Tiết khí: Theo bảng trên, giờ Tân Mão thuộc phù đầu nghi Giáp Thân, vòng thiên can thứ 3 của tiết khí Đông chí, tiết cuối Đông, quái Khảm độ số 1, Sao Nhất bạch. Bước 2: Xác định Trực phù, Trực sử theo bảng Theo bảng này: - Ảnh hưởng âm: + Trực phù âm TP- độ số 6 ---> THIÊN TÂM / 6 + Trực sử âm TS- độ số 6 ---> KHAI MÔN /6 - Ảnh hưởng dương: + Trực phù dương TP+ độ số 7 ---> THIÊN TRỤ / 7 + Trực sử dương TS+ độ số 7 ---> KINH MÔN / 7 - Ảnh hưởng Vượng: + Trực phù vượng TP> độ số 7 ---> THIÊN TRỤ / 7 + Trực sử vượng TS> độ số 7 ---> KINH MÔN / 7 Bước 3: Xác định Sao sa Trực phù: Lập bảng Nghi Kỳ: (độ số cột 1, 2, 3 tương ứng cho ảnh hưởng âm, dương, vượng) Theo bảng Nghi Kỳ này thì độ số ứng với giờ Tân Mão là: + Ảnh hưởng âm: độ số tp- = 9, Trực phù âm: THIÊN TÂM / 9 + Ảnh hưởng dương: độ số tp- = 6, Trực phù dương: THIÊN TRỤ / 6 + Ảnh hưởng vượng: độ số tp- = 9, Trực phù vượng: THIÊN TRỤ / 9 Bước 4: Xác định Sao sa Trực sử: Lập bảng (độ số cột 1, 2, 3 tương ứng cho ảnh hưởng âm, dương, vượng) Theo bảng Nghi Kỳ này thì độ số ứng với giờ Tân Mão là: + Ảnh hưởng âm: độ số ts- = 4, Trực phù âm: KHAI MÔN / 4 + Ảnh hưởng dương: độ số ts- = 2, Trực phù dương: KINH MÔN /2 + Ảnh hưởng vượng: độ số ts- = 4, Trực phù vượng: KINH MÔN / 4 Bước 5: Lập hệ thức lượng Độn Giáp: - Đối với ảnh hưởng âm: THIÊN TÂM / 6 KHAI MÔN /6 THIÊN TÂM / 9 KHAI MÔN / 4 - Đối với ảnh hưởng dương: THIÊN TRỤ / 7 KINH MÔN / 7 THIÊN TRỤ / 6 KINH MÔN /2 - Đối với ảnh hưởng vương: THIÊN TRỤ / 7 KINH MÔN / 7 THIÊN TRỤ / 9 KINH MÔN / 4 Tóm tắt kết quả trong bảng như sau: Như vậy, hệ thức lượng Độn Giáp chúng ta lập được phong phú, nhiều thông tin gấp 3 lần so với cổ thư chũ Hán truyền lại. Điều quan trọng là ta đã hiểu bản chất của các thông tin đó là gì. Các cung Trực phù, Trực sử, Sao sa Trực phù, Sao sa Trực sử, Cung tiết khí thực chất là các cung cư ngụ của Sao Tiết (ở ví dụ này là sao Nhất bạch thuộc quái Khảm). Các sao khác cư ngụ ở các cung còn lại theo đồ hình phân bố các Sao đã nghiên cứu ở trên. Ở ví dụ này, sự phân bố các Sao như sau: - Sao Tiết: Sao Nhất bạch đóng ở cung cục số 1, quái Khảm. Các Sao khác phân bố như sau: Sao Tiết khí: Cả 3 ảnh hưởng âm, dương, vuợng đều thể hiện sao Nhất Bạch đóng ở cung cục số 1, quái Khảm (Cung tiết khí đều là 1). Trong trường hợp tổng quát, có thể chúng ở các cung khác nhau. Các Sao ảnh hưởng theo Tiết khí phân bố như sau: - Sao vòng Thiên can: + Sao vòng Thiên can ảnh hưởng âm cũng chính là sao Tiết khí (Nhất bạch), nhưng đóng ở cung có cục số là 6. + Sao vòng Thiên can ảnh hưởng dương cũng chính là sao Tiết khí (Nhất bạch), nhưng đóng ở cung có cục số là 7. + Sao vòng Thiên can ảnh hưởng vượng cũng chính là sao Tiết khí (Nhất bạch), nhưng đóng ở cung có cục số là 7. Phân bố các sao khác như sau: - Sao theo giờ: Sao theo giờ cũng là Sao vòng Thiên can hay sao Tiết khí (Nhất bạch) nhưng đóng ở các cung khác nhau. + Trực phù âm, dương, vượng đóng ở các cung 9, 6, 9 có phân bố các sao như sau: + Trực sử âm, dương, vượng đóng ở các cung 4, 2, 4 có phân bố các sao như sau: Như đã biết, sao cảm ứng lên sự vật khong đóng ở cung trung ương. Các sao này khi lâm lào trung cung thì tuỳ theo sự vật tính âm hay dương mà phân bố vào các cung khác theo nguyên tắc ứng với ảnh hưởng âm, dương hay vượng là “Nam-Khôn Nữ-Cấn”, “Nam-Càn Nữ-Đoài” hay “Nam-Càn Nữ-Khôn”. Do đó, Trực sử trong trường hợp này như sau: · Đối với trường hợp sự vật dương tính: · Đối với trường hợp sự vật âm tính: Tổng hợp các kết quả ví dư trên ta được bảng phân bố ảnh hưởng của truờng khí Vụ trụ tới Trái đất vào giờ Tan Mão, ngày Giáp Dần, tiết Đông chí, Hạ nguyên như sau: (Những ô tô màu đỏ chỉ cung Sao chủ đóng)
  20. 3. Môn Độn Giáp và trường khí Vũ ảnh hưởng tới Trái đất: Trong môn Độn giáp các Sao Trực phù, Trực sử tương ứng với ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ lên Trái đất như những nghiên cứu trên như sau: - Cung Sao âm ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo vòng Thiên can (Cung chủ) được gọi là Trực phù. - Cung Sao âm ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo giờ (Cung chủ) được gọi là Trực phù sa Địa bàn. - Cung Cảm ứng Sao âm ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo vòng Thiên can lên sự vật trên Trái đất được gọi là Trực sử. - Cung cảm ứng Sao âm ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo giờ lên sự vật trên Trái đất được gọi là Trực sử sa Địa bàn. Như vậy, thực chất của môn Độn Giáp theo cổ thư truyền lại là một môn khảo sát trường khí của Vũ trụ ảnh hưởng tới Trái đất, trong việc dự đoán tương lai. Để chứng minh điều đó, tôi xin mô tả lại những nét chính trong việc xác định các Sao cơ bản nhất của môn này là Trực phù, Trực Sử, Trực phù sa Địa bàn, Trực sử sa Địa bàn qua một ví dụ. Ví dụ: Cần biết sự việc ra sao vào giờ Tân Mão, ngày Giáp Dần, tiết Đông chí, Hạ nguyên. Bước 1: Tra bảng Nghi kỳ, biết được tiết Đông chí, Hạ nguyên thuộc Dương Độn 4 cục: Bước 2: Lập bảng Nghi Kỳ. Bảng Nghi Kỳ là bảng có cấu trúc sau, cho Dương Độn và Âm Độn: + Dương độn + Âm độn Mậu Tân Ất Mậu Tân Ất Kỷ Nhâm Bính Kỷ Nhâm Bính Canh Quí Đinh Canh Quí Đinh Chiều mũi tên là chiều tăng dần của số cục các Sao cho các Thiên can. Can Mậu được ghi cục số của quẻ độn. Ở ví dụ này là dương độn 4 cục, can Mậu được ghi số 4. Bảng Nghi Kỳ có các độ số như sau: + Dương độn Mậu 4 Tân 7 Ất 3 Kỷ 5 Nhâm 8 Bính 2 Canh 6 Quí 9 Đinh 1 Bước 3: Xác định Trực Phù, Trực Sử: Căn cứ vào bảng Phù đầu nghi Giáp để xem giở khảo sát tương ứng với Can nào trong bảng Nghi Kỳ: Như vậy, giờ Kỷ Sửu thuộc phù đầu nghi Giáp Thân, tương ứng (ẩn trong)Can Canh. Trên bảng Nghi Kỳ can Canh có độ số 6. Theo bảng sau xác định Trực Phù, Trực sử: Như vậy Trực phù và Trực sử là: THIÊN TÂM / 6 KHAI MÔN / 6 Bước 4: Xác định Trực phù gia vào cung nào trên Địa bàn: Giờ khảo sát là Tân Mão có can Tân độ số 7 trên bảng Nghi Kỳ nên Trực phù gia vào cung 7 trên Địa bàn. THIÊN TÂM / 7 Bước 5: Xác định Trực Sử gia vào cung nào trên Địa bàn: Muốn xác định Trực Sử gia trên cung nào phải theo các qui tắc sau a. Xác định giờ khảo sát thuộc phù đầu nghi nào b. Tính từ Địa chi phù đầu nghi đó cho tới giờ khảo sát bắt đầu từ độ số của Trực sử, ta biết được Trực Sử gia vào cung số mấy trên địa bàn (tính theo Địa chi) Nếu Trực Sử được cung Trung (số 5) thì với dương độn Trực Sử gia Tử Môn, âm độn thì Trực Sử gia Sinh Môn. Trở lại ví dụ trên ta thấy: - Theo bảng phù đầu nghi Giáp, giờ Kỷ Sửu thuộc phù đầu nghi Giáp Thân, có độ số Trực sử là 6 Giáp Thân, Canh 6 Ất Dậu 7 Bính Tuất 8 Đinh Hợi 9 Mậu Tý 1 Kỷ Sửu 2 Canh Dần 3 Tân Mão 4 Vậy, Trực Sử gia lạc cung 4 – KHAI MÔN / 4 Như vậy, hệ thức lượng Độn Giáp là: THIÊN TÂM / 6 KHAI MÔN / 6 THIÊN TÂM / 7 KHAI MÔN / 4 Người ta căn cứ vào hệ thức lượng Độn Giáp này để dự đoán về sự vật khảo sát. So sánh cách tíng Trực phù, Trực Sử, Cung sa Trực phù, Cung sa Trực Sử trên Địa bàn với của cổ thư truyền lại qua ví dụ trên với cách xác định ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất ta thấy có sự trùng hợp hoàn toàn sau: - Trực phù trùng hợp với cung cư ngụ của Sao âm theo vòng Thiên can - Trực sử trùng hợp với cung cảm ứng của Sao âm theo vòng Thiên can lên sự vật. - Sao sa Trực sử trùng hợp với cãm ứng của Sao âm theo giờ lên sư vật. Duy nhất có sai biệt đối với Sao sa Trực phù so với cung cảm ứng Sao âm theo giờ. Tuy nhiên, sự sai biệt này hoàn toàn không tồn tại nếu bảng Nghi Kỳ khi xác định Sao sa Trực phù cổ thư truyền lại ghi độ số can Mậu bằng độ số cùa chính sao Trực phù. Nếu đó thực sự là sai lệch thì là một sai lệch rất nhỏ về mặt kỹ thuật do tam sao thất bổn nhưng hệ quả lại rất lớn do dẫn đến khác biệt nghiêm trọng về dữ liệu và kết quả dự đoán (thật đúng câu: sai một ly, đi một dặm). Ở đây ta thấy một sự không nhất quán về việc xác định Sao sa Trực phù so với Sao sa Trực sử về mặt kỹ thuật: Việc xác định Sao sa Trực sử phải căn cứ vào độ số Trực sử còn xác định Sao sa Trực phù không cần căn cứ vào độ số Trực phù. Tuy đây là sự không nhất quán về hình thức nhưng cũng cho ta sự nghi ngờ về sự sai sót của cổ thư sau hàng thiên nhiên kỷ lưu truyền mà thiếu hẳn một cơ sở lý thuyết kiểm chứng. Như vậy, theo tôi, cổ thư truyền lại đã có sự sai lệch trong thuật toán xác định Sao sa Trực phù. Thuật toán này chính xác là phải ghi độ số can Mậu trong bảng Nghi Kỳ khi xác định Sao sa Trực phù trên Địa bàn bằng độ số của Trực phù đã được xác định trước đó. Ở ví dụ trên, cách xác định Sao sa Trực phù phải theo bảng Nghi Kỳ ban đầu này: Mậu 4 Tân 7 Ất 3 Kỷ 5 Nhâm 8 Bính 2 Canh 6 Quí 9 Đinh 1 Để được Sao sa Trực phù có độ số là 7 (Tân) Theo lý thuyết của bài nghiên cứu thì khi xác định Sao sa Trực phù phải theo bảng Nghi Kỳ sau có độ số can Mậu là 6, chính là độ số của Trực phù đã tìm được ở bước trước: Mậu 6 Tân 9 Ất 5 Kỷ 7 Nhâm 1 Bính 4 Canh 8 Quí 2 Đinh 3 Ta được sao sa trực phù có độ số 9 (Tân) Như vậy, hệ thức lượng độn giáp, theo tôi, trong ví dụ này phải là: THIÊN TÂM / 6 KHAI MÔN / 6 THIÊN TÂM / 9 KHAI MÔN / 4 Tổng hợp các phân tích trên, tôi đề xuất cách tính hệ thức lượng Độn Giáp như sau qua ví dụ trên: Ví dụ: Cần biết sự việc ra sao vào giờ Tân Mão, ngày Giáp Dần, tiết Đông chí, Hạ nguyên. Bước1: Xác định phù đầu Nghi Giáp (Số thứ tự vòng Thiên can trong Tiết khí) theo bảng sau: Giờ Tân Mão, phù đầu nghi Giáp Thân, vòng Thiên can thứ 3 Bước 2: Xác định Trực phù, Trực sử theo bảng sau: Theo bảng, tiết Đông chí, Hạ nguyên, vòng Thiên can thứ 3 có độ số là 6, thuận (Dương Độn). Theo bảng sau: Trực phù, Trực sử là: THIÊN TÂM / 6 KHAI MÔN / 6 Bước 3: Xác định Sao sa Trực phù: Bảng Nghi Kỳ với can Mậu có độ số của Trực phù là 6 Mậu 6 Tân 9 Ất 5 Kỷ 7 Nhâm 1 Bính 4 Canh 8 Quí 2 Đinh 3 Giờ Tân Mão, độ số 9. Vậy, Sao sa Trực phù độ số là: THIÊN TÂM / 9 Bước 4: Xác định Sao sa Trực sử: Phù đầu nghi Giáp Thân, tính đến Tân Mão có độ số 4 như sau (chiều thuận – Dương Độn) Giáp Thân 6 Dậu 7 Tuất 8 Hợi 9 Tý 1 Sửu 2 Dần 3 Mão 4 Vậy, Sao sa Trực sử là: KHAI MÔN / 4 Bước 5: Xác định hệ thức lượng Độn Giáp: Hệ thức lượng Độn Giáp là: THIÊN TÂM / 6 KHAI MÔN / 6 THIÊN TÂM / 9 KHAI MÔN / 4 Nếu Sao sa Trực sử theo cách tính trên có độ số là 5 thì phải theo nguyên tắc Nam – Khôn, Nữ Cấn hau Nam 5 -> 2, Nữ 5 -> 3. Thông số ảnh hưởng trường khí Vũ trụ tới Trái đất là: Qua các phân tích ở trên ta thấy: + Thực chất môn Độn giáp là môn dự đoán tương lai căn cứ vào ảnh hưởng của trường khí âm của Vũ trụ lên sự vật trên Trái đất ở những thời điểm khác nhau. Ý nghĩa các Sao Trực phù, Trực sử, Sao sa Trực phù, Sao sa Trực sử … là các yếu tố quan trọng của môn dự đoán này được làm rõ, xua tan đi những ý nghĩa thần bí, khó hiểu suốt mấy ngàn năm. Đồng thời mở ra cơ hội phát triển và truyền bá môn học này ngày càng phong phú, rõ ràng, chính xác hơn. + Các khái niệm như Thiên can Giáp bị ẩn đi, Ất kỳ, Bính kỳ, Đinh kỳ tượng trưng cho Mặt trời, Mặt trăng và các Tinh tú trong môn Độn giáp cổ truyền là do người đời sau giải thích áp đặt, khiên cưỡng, võ đoán, thiếu cơ sở vì bị thất truyền. + Trong việc xác định Trực phù của Độn giáp cổ truyền có qui tắc: nếu dữ kiện là giờ Giáp, ta phải chuyển sang độ số giờ Ất. Qui tắc này là khiên cưỡng, thiếu lý luận, không chính xác. Trong lý thuyết trường khí này, vẫn có Thiên can Giáp trong tính toán độ số của Trực phù. Trong trường hợp này, độ số Trực phù của Thiên can Giáp trùng với độ số Trực phù của Thiên can Mậu chứ không phải Ất như cổ thư bị sai lệch. Do đó, có thể nói rằng, nếu Thiên can Giáp bị ẩn đi thì nó ẩn vào Thiên can Mậu (độ số của Giáp và Mậu như nhau), và lý do bị ẩn của Giáp là tính chất đầu âm của nó ( đứng đầu chu kỳ âm của các Thiên can là Giáp, Ất thuộc Mộc; Bính, Đinh thuộc Hoả). + Trong Độn giáp cổ truyền, các Sao Thiên bồng, Thiên nhậm, Thiên xung, Thiên Phụ, Thiên Anh, Thiên nhuế, Thiên trụ,Thiên tâm, Thiên cầm là các Khí Vũ trụ. Trong lý thuyết trường khí này, đó chỉ là các cung mà Sao biểu tượng trường khí Vũ trụ cư ngụ mà thôi. + Các khái niệm Lục nghi, Tam kỳ trong Độn giáp cổ truyền thực chất chỉ là thuật toán để xác định ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Tái đất chứ không mang một ý nghĩa lý luận cơ bản nào về trường khí. + Các nghiên cứu trên của tôi không chỉ chỉnh sửa lại thuật toán Nghi Kỳ trong việc xác định sao sa Trực phù, mà còn xử dụng đồ hình Hà đồ của tôi trong việc xác định tính chất của trường khí, không dùng Hậu thiên Bát quái Văn Vương như trong cổ thư truyền lại nên sự sai khác càng trở nên lớn hơn nhiều, đặc biệt là các độ số các cung (cục), sao, … + Nếu những phân tích của tôi là đúng, và tôi tin chắc thế do tính nhất quán của logic xuyên suốt có thể sâu chuỗi hành loạt vấn đề cơ bản, khúc mắc hàng ngàn năm của nó, thì có thể thấy sự sai lệch rất quan trọng trong cổ thư truyền lại không chỉ trong môn Độn Giáp mà có thể nói là trong hầu hết các môn dự đoán học cổ truyền. Điều đó lý giải cho kết quả dự đoán khi thì đúng, khi thì sai mà nhiều thế hệ dự đoán vẫn gặp phải, đến nỗi, một học thuyết kỳ vĩ như học thuyết ADNH bị coi là thiếu cơ sở, mê tín, phi khoa học, làm giảm đi đáng kể kho tàng tri thức của nhân loại. Đồng thời văn hóa của dân tộc ta, dân tộc chính thống kế thừa học thuyết này của cổ nhân, không được đặt đúng vị trí xứng đáng của nó. Đây quả là vấn đề làm nản lòng rất nhiều người trong chúng ta. Để giải quyết điều này, chỉ có cách cùng bắt tay vào phục hồi lại học thuyết ADNH đã bị thất truyền bằng lao động sáng tạo không mệt mỏi, không bị “chấp” vào bất cứ một cái gì của tất cả chúng ta mà thôi. Độn giáp chỉ nghiên cứu ành hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất. Thế còn các ảnh hưởng dương, vượng, … thì sao? Vậy, tiếp sau đây tôi xin trình bày các nghiên cứu của mình về các ảnh hưởng này.
  21. 2. Ảnh hưởng âm trường khí Vũ trụ trong năm tới Trái đất. a. Ảnh hưởng theo mùa: Ảnh hưởng âm theo mùa của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo bảng sau: b. Ảnh hưởng theo tiết: Một mùa chia làn 2 tiết: Tiết đầu và tiết cuối. Ảnh hưởng âm theo tiết mỗi mùa của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo bảng sau c. Ảnh hưởng theo tiết khí: Theo mô hình ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ lên Trái đất đã phân tích ở trên, tính dương mạnh nhất ở giũa hành Thủy (thuộc Thái dương), tức là đầu quái Khảm, cuối quái Càn. Tính âm mạnh nhất ở giữa hành Hỏa (thuộc Thái âm), tức là cuối quái Khôn, đầu quái Ly. Như vậy, vận động từ đầu quái Khảm tới cuối quái Khôn là vận động thuận của Khí (vẩn động thuận là vận động từ yếu tố dương nhất tới yếu tố âm nhất), từ đầu quái Ly tới cuối quái Càn là vận động nghịch của Khí. Từ kết quả đó, các Sao vận động theo chiều thuận của đồ hình quĩ đạo của chúng (đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh, đồ hình Hậu thiên Bát quái, Đồ hình dòng Vượng khí, … ) từ tiết Đông chí tới tiết Mang chủng, và vận động nghịch chiều từ tiết Hạ chí tới tiết Đại tuyết. Ở đây, ta đang khảo sát ảnh hưởng âm từ trường khí Vũ trụ tới Trái đất, do đó, đồ hình vận động các Sao là đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh. Chiều thuận của vận động của các cung mà Sao cư ngụ là: 1 -> 2 -> 3 -> 4 -> 5 -> 6 -> 7 -> 8 -> 9 -> 1 -> … Áp dụng nguyên tắc trên ta có thể xây dựng được bảng mô tả ảnh hưởng âm trường khí Vũ trụ tới Trái đất bằng vị trí hay độ số của các Sao (biểu tượng cho tác động âm của trường khí) như sau: (Trong mỗi tiết gồm 3 tiết khí, cung Sao nhảy 3 bước theo chiều thuận hay nghich Hậu thiên Huyền không Phi tinh, với Cung Sao của tiết khí đầu tiên chính là Cung Sao chủ của Tiết.) d. Ảnh hưởng theo vòng Thiên can: ( Trong môn Độn Giáp gọi là Trực phù) Một tiết khí chứa hơn hay kém không đáng kể một chu kỳ 180 giờ gồm 15 ngày, 15 vòng Địa chi, 18 vòng Thiên can, 20 vòng Phi tinh như đã phân tích cấu trúc theo giờ như trên (có thể hơn kém một chút). Vận hành của các Sao đại diện cho ảnh hưởng trường khí Vũ trụ tới Trái đất phải theo vòng Thiên can, vòng mô tả biến thiên của vận động trong Vũ trụ. Trong một tiết khí, cứ sau một vòng Thiên can (10 giờ), các Sao lại vận động một bước theo Hậu thiên Bát quái Phi tinh thuận hoãc nghịch tuỳ theo tiết khí đó nằm ở vị trí thuận hay nghịch trong mô hình đang khảo sát. Cung chủ vòng Thiên can đầu tiên có độ số trùng với Cung chủ của tiết khí. Theo nguyên tắc đó, Cung các Sao đại diện ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ ảnh hưởng tới Trái đất chi phối thời gian một vòng Thiên can (10 giờ) trong các tiết khí được xác định theo bảng sau: Trên bảng mô tả 18 vòng Thiên can của một chu kỳ 15 ngày trong tiết khí. Cứ 6 vòng Thiên can tương ứng 60 giờ hay 5 ngày gọi là 1 nguyên. Một chu kỳ có 3 nguyên là Thượng nguyên, Trung nguyên, Hạ nguyên. Các số trong bảng là độ số cung các Sao biểu tượng ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo đơn vị thời gian là 1 vòng Thiên can (10 giờ) cư ngụ. Mỗi một nguyên có 6 vòng Thiên can. Độ số của Cung Sao vòng thiên can được tổng hợp trong bảng sau: Các độ số ở cột thứ bao nhiêu của cục số biểu thị cho thứ tự vòng thiên can tương ứng trong nguyên. Trong một nguyên, ta căn cứ vào giờ khảo sát có thể xác định thứ tự vòng thiên can trong 1 nguyên theo bảng sau: e. Ảnh hưởng theo giờ: (Trong môn Độn Giáp gọi là Sao sa Trực phù) Do các Sao đang khảo sát biểu tượng cho ảnh hưởng của trường khí từ Vũ trụ, nên các Sao đó vận hành theo vòng Thiên can, chúng không theo vòng Địa chi. Hơn nữa, trong 10 thiên can thì Giáp, Ất, Bính, Đinh thuộc Mộc, Hỏa nên có tính âm. Canh, Tân, Nhâm, Quí thuộc Kim, Thuỷ nên có tính dương. Mậu, Kỷ thuộc Thổ, trung tính. Nhưng do Vũ trụ đang trong thời kỳ thuộc dương, nên Thổ tuy trung tính nhưng có xu hướng ngả theo dương. Do đó, nếu trong 1 vòng Thiên can, ở 4 Thiên can Giáp, Ất, Bính, Đinh các sao vận hành theo Lường thiên xích nghịch, thì từ Mậu đến Quí các sao vận hành theo Lường thiên xích thuận, và ngược lại. Như vậy, từ Giáp đến Đinh nếu cục giảm dần thì từ Mậu đến Quí cục tăng dần. Ngược lại, nếu trong 1 vòng Thiên can, ở 4 Thiên can Giáp, Ất, Bính, Đinh các sao vận hành theo Lường thiên xích thuận, thì từ Mậu đến Quí các sao vận hành theo Lường thiên xích nghịch. Nếu sắp xếp các sao nhảy theo thứ tự giảm dần từ 9 đến 1 rồi lặp lại bắt đầu từ thiên can Giáp ta được sự tương ứng: Như vậy, các sao vận hành trong 1 vòng Thiên can từ Giáp đến Đinh theo lường thiên xích ngược, tới Mậu trở về cung mà Sao đã đóng khi ở Giáp, sau đó vận hành theo Lường thiên xích thuận tới Quí. Sau 1 vòng Thiên can, tức là 10 giờ thì chuyển sang vòng Thiên can khác. Cung Sao đóng ở thời gian Giáp và Mậu bao giờ cũng như nhau. Cung Sao theo vòng Thiên can (có độ số cung xác định ở trên) vận động theo giờ Thiên can bắt đầu từ Giáp theo nguyên tắc trên đến giờ khảo sát xác định độ số cung ảnh hưởng Sao âm theo giờ tới trường khí Trái đất. Theo qui tắc đó, vận hành các Sao trong 1 vòng Thiên can 10 giờ như sau: f. Cảm ứng theo giờ ảnh hưởng âm từ trường khí Vũ trụ tới sự vật trên Trái đất: (Trong môn Độn Giáp gọi là Sao sa Trực sử) Ảnh hưởng âm từ trường khí Vũ trụ tới sự vật trên Trái đất theo thời gian 1 vòng Thiên can sẽ cảm ứng vào cung tương ứng của sự vật trên Trái đất một hiệu ứng. Hiệu ứng này gọi là cảm ứng trường khí Vũ trụ trong sự vật theo thời gian vòng Thiên can (Trong môn Độn Giáp gọi là Trực sử) Hiệu ứng này vận động trong các yếu tố của sự vật theo giờ. Do đây là hiệu ứng vận động trong các yếu tố của sự vật nên các cung biểu tượng cho hiệu ứng ấy di động theo Địa chi chứ không phải theo Thiên can. Cứ qua một giờ (1 Địa chi) các sao sẽ di chuyển 1 bước. Do là kết quả từ cảm ứng, sự di chuyển của các hiệu ứng này cũng phải tuân thủ nguyên tắc Nam-Khôn Nữ-Cấn như đã phân tích ở phần trước, đồng thời, chiều vận động của chúng cũng như đối với các ảnh hưởng từ Vũ trụ tương ứng theo đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh thuận hay nghịch. Theo các nguyên tắc đó, độ số của cung Sao biểu tượng cảm ứng ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ trong sự vật trên Trái đất theo thời gian 1vòng Thiên can chính là cung tương ứng với Sao đại diện ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất thời gian một vòng Thiên can, trong sự vật. Độ số của cung Sao đóng theo giờ - biểu tượng cảm ứng ảnh hưởng của khí Vũ trụ trong các yếu tố của sự vật trên Trái đất theo giờ - xác định theo cách sau: Đếm từ độ số Cung Sao âm vòng Thiên can bắt đầu từ Địa chi của cung này tới Địa chi giờ khảo sát theo chiều thuận hay nghịch tùy vào bảng độ số các Sao ở trên (thuận hay nghịch) ta được độ số cung Sao cảm ứng theo giờ vòng Thiên can của ành hưởng âm từ Mặt trời tới sự vật trên Trái đất. Địa chi Sao Vòng Thiên can ------------------à Địa chi giờ khảo sát Độ số Sao vòng Thiên can -------------------à Độ số cung cảm ứng g. Tổng hợp ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái Đất: Tổng hợp các phân tích ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ đến Trái đất trong chu kỳ 1 năm ở trên ta có những Sao chi phối sự vật phát triển trên Trái đất như sau: - Sao âm theo tiết. Sao này thể hiện ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất trong thời gian một tiết bằng ½ mùa trong năm. Chu kỳ vận động của nó là ½ mùa, 1/8 năm, 3 Tiết khí, khỏang 1.5 tháng, khoảng 45 ngày. Cách xác định Sao âm theo tiết theo bảng sau: Các Sao này là sao chủ đại diện cho ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất cho mọi thời điểm khảo sát - Cung Sao âm đóng theo tiết khí. Cung này thể hiện ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất trong thời gian một tiết khí bằng 1/6 mùa trong năm. Chu kỳ vận động của nó là 1/6 mùa, 1/24 năm, 1/3 Tiết, khỏang 1/2 tháng, khoảng 15 ngày. Cách xác định Cung Sao âm theo tiết khí theo bảng sau: - Cung Sao âm đóng theo vòng Thiên can. Cung này thể hiện ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất trong thời gian một vòng Thiên can 10 giờ bằng. Chu kỳ vận động của nó là 10 giờ hay 5/6 ngày. Cách xác định Cung Sao âm theo vòng Thiên can theo bảng sau: - Cung cảm ứng Sao âm theo vòng Thiên can: Sao âm theo vòng Thiên can cảm ứng lên Trái đất thành Sao tương ứng cùng tính chất nhưng phải thỏa mã nguyên tắc Nam-Khôn, Nữ Cấn. - Cung Sao âm đóng theo giờ Sao này thể hiện ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất trong thời gian một giờ. Chu kỳ vận động của nó là 1 giờ. Cách xác định Cung Sao âm theo giờ theo bảng sau: - Cung cảm ứng Sao âm theo giờ Sao này thể hiện cảm ứng trên Trái đất từ ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất trong thời gian một giờ. Chu kỳ vận động của nó là 1 giờ. Cách xác định Cung cảm ứng Sao âm theo giờ theo bảng sau: Địa chi Sao Vòng Thiên can ------------------à Địa chi giờ khảo sát Độ số Sao vòng Thiên can -------------------à Độ số cung cảm ứng Các kết quả ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ lên Trái đất được thể hiện trong bảng sau:
  22. .X./ Ảnh hưởng trường khí Vũ trụ tới Trái đất trong 1 năm : 1. Mô hình thời gian tính toán ảnh hưởng trường khí Vũ trụ trong 1 năm tới Trái đất. Trái đất vận động quay quanh Mặt trời 1 vòng hết chu kỳ 1 năm.Trường khí Vũ trụ cảm ứng lên Trái đất hình thành một trường khí cảm ứng có cấu trúc theo thời gian là THỦY-> MỘC -> HỎA -> KIM tương ứng với các mùa Đông, Xuân, Hạ, Thu trong năm. Trường khí này có thể coi là ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ lên Trái đất. Vạn vật trên Trái đất đều chịu sự chi phối của trường khí này. Mô tả vận động của trường khí ảnh hưởng của Vũ trụ lên Trái đất bằng các yếu tố bát quái ta được cấu trúc theo thời gian của nó như sau: Càn -> Khảm -> Chấn -> Cấn -> Khôn -> Ly -> Tốn -> Đoài (các quái vận động theo chiều dòng Vượng khí, đồ hình Hà Đồ) Nếu chia nhỏ thời gian vận hành của các Quái đi nữa thành 3 phần đều nhau Sinh, Vương, Mộ, đặt tên chúng theo như sách cổ truyền lại là các tiết khí, đồng thời bố trí các Sao đặc trưng cho trường khí theo các quái, ta có bảng cấu trúc trường khí ảnh hưởng của Vũ trụ tới Trái đất như sau: Như vậy, theo mô hình trên, ta đã lập được cấu trúc thời gian dùng để tính toán trường khí ảnh hưởng của Vũ trụ lên Trái đất tới các chu kỳ 1/4 năm (1 mùa), 1/8 năm (1 tiết). 1/24 măm (1 tiết khí). Để nghiên cứu ảnh hưởng này một cách chi tiết hơn, chúng ta tiếp tục chia nhỏ hơn nữa thời gian khảo sát tới các đơn vị như ngày, giờ. Giả sử rằng ta chọn hài trường khí Vũ trụ ảnh hưởng lên Trái đất có chu kỳ ngày gồm số vòng Thiên can, Địa chi, Phi tinh (các sao) là tối giản (các yếu tố Thiên can, Địa chi, Phi tinh trong mỗi đơn vị thời gian ngày không lặp lại) để khảo sát. Chu kỳ chọn được là T bao gồm x vòng Thiên can, y vòng Địa chi và z vòng Phi tinh. Ta đã biết, 1 vòng Địa chi gồm 12 bước, 1 vòng Thiên can gồm 10 bước, 1 vòng Phi tinh gồm 9 bước. Do đó, ta có hệ phương trình sau : 10x = 12y = 9.z (x,y,z là các số nguyên dương không có mẫu số chung khác 1) Giải phương trình này ta được: x = 18 y = 15 z = 20 Như vậy, chu kỳ chọn được là 15 ngày, gần đúng 1 tiết khí, bao gồm 15 vòng Địa chi, 18 vòng Thiên can và 20 vòng Phi tinh, tổng cộng 180 giờ. Mỗi một đơn vị thời gian giờ như vậy phân biệt với nhau các yếu tố Thiên can, Địa chi, Phi tinh không trùng lặp. Trong mỗi một ngày, các thiên can, địa chi, phi tinh di chuyển 1 bước theo mỗi giờ theo những đồ hình qui định quĩ đạo của chúng. Mô hình cấu trúc thời gian của chu kỳ này chi tiết tới đơn vị giờ như sau: Như vậy, ta đã xây dựng mô hình thời gian ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất chính xác tới đơn vị giờ. Đặc trưng của ảnh hưởng này được xác định bởi các tọa độ thời gian trong năm như sau: + Giờ. + Vòng Thiên can. + Tiết khí. + Tiết. Vào thời điểm khảo sát, trường khí Vũ trụ ảnh hưởng tới Trái đất được biểu tượng hóa thành các Sao đặc trưng cho tính chất các quái như sau: + Khảm (độ số 1): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Nhât bạch + Khôn (độ số 2): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Nhị hắc + Cấn (độ số 3): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Tam bích + Tốn (độ số 4): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Tứ lục + Thổ (độ số 5): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Ngũ hoàng + Càn (độ số 6): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Lục bạch + Ly (độ số 7): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Thất xích + Chấn (độ số 8): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Bát bạch + Đoài (độ số 9): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Cửu tử Các Sao này gây ra trong sự vật những hiệu ứng lan tỏa được gọi là các dòng khí như dòng khí âm, dòng khí dương, dòng vượng khí, … Tương ứng với các dòng khí đó, các Sao được phân biệt như sau: + Sao Nhất bạch Âm, Nhất bạch Dương, Nhất bạch Vượng, …là đại diện của Sao Nhất bạch trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất. + Sao Nhị hắc Âm, Nhị hắc Dương, Nhị hắc Vượng, … là đại diện của Sao Nhị hắc trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất. + Sao Tam bích Âm, Tam bích Dương, Tam bích Vượng, … là đại diện của Tam bích bạch trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất. + Sao Tứ lục Âm, Tứ lục Dương, Tứ lục Vượng, … là đại diện của Sao Tứ lục trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất. + Sao Ngũ hoàng Âm, Ngũ hoàng Dương, Ngũ hoàng Vượng, … là đại diện của Sao Ngũ hoàng trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất. + Sao Lục bạch Âm, Lục bạch Dương, Lục bạch Vượng, … là đại diện của Sao Lục bạch trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất. + Sao Thất xích Âm, Thất xích Dương, Thất xích Vượng, … là đại diện của Sao Thất xích trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất. + Sao Bát bạch Âm, Bát bạch Dương, Bát bạch Vượng, … là đại diện của Sao Bát bạch trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất. + Sao Cửu tử Âm, Cửu tử Dương, Cửu tử Vượng, … là đại diện của Sao Cửu tử trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất. Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát, vào một thời điểm bất kỳ trong mô hình thời gian như đã xây dựng ở trên, Sao nào vận động đến cung nào, nói cách khác, trường khí Vũ trụ ảnh hưởng tới Trái đất tại thời điểm đó đặc trưng như thế nào.
  23. 4. Phân bố các Sao trong các cung bát quái của sự vật Một sự vật tồn tại, phát triển trong một trường khí, luôn chịu sự tác động của trường khí đó. Tác động của trường khí lên sự vật rất đa dạng, phức tạp, biến thiên theo cả không gian và thời gian. Tuy nhiên, với phương pháp tương tự lý thuyết tín hiệu trong khoa học, ta có thể phân tích các tác động của trường khí lên sự vật như tổng hợp một phổ trường khí điều hòa (hình sin) gồm vô số các tín hiệu hình sin với những chu kỳ khác nhau. Điều đó có nghĩa là, một trường khí tác động lên một sự vật giống như là tập hợp các tác động trường khí hình sin với những chu kỳ khác nhau lên sự vật. Ở đây, biên độ hình sin thể hiện cường độ tác động của trường khí. Tương tự như vậy, sự vận động của các yếu tố trong sự vật cũng được phân tích thành một phổ những vận động điều hòa (hình sin) có những chu kỳ khác nhau trong sự vật. Những yếu tố của sự vật có tần số vận động nào đó sẽ cảm ứng tốt nhất đối với các yếu tố tương ứng có tần số hoạt đông như thế. Vì vậy, khi nghiên cứu tác động của một trường khí vào một sự vật, ta khảo sát nó như những yếu tố trường khí hình sin có chu kỳ xác định, tương ứng với chu kỳ cơ bản của vận động mà ta nghiên cứu. Khi một sự vật vận động và phát triển trong một trường khí, những yếu tố của sự vật cảm ứng những yếu tố tương ứng của trường khí thành những hiệu ứng được biểu tượng hóa thành các vì sao đóng tại cung tương ứng trong mô hình các yếu tố của sự vật đó. Mô hình mô tả như sau (lấy đồ hình Hà đồ trên vòng tròn làm cơ sở): Ở đó, các thành phần bát quái của truờng khí ảnh hưởng tới sự vật đuợc biểu tượng thành các sao Nhất bạch, Nhị hắc, Tam bích, Tứ lục, Ngũ hoàng, Lục bạch, Thất xích, Cửu tử như sau: + Khảm (độ số 1): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Nhât bạch + Khôn (độ số 2): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Nhị hắc + Cấn (độ số 3): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Tam bích + Tốn (độ số 4): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Tứ lục + Thổ (độ số 5): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Ngũ hoàng + Càn (độ số 6): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Lục bạch + Ly (độ số 7): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Thất xích + Chấn (độ số 8): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Bát bạch + Đoài (độ số 9): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Cửu tử Với những mô hình khác nhau của sự vật ta có những mô hình thể hiện ảnh hưởng khác nhau của trường khí lên các yếu tố của sự vật theo nguyên tắc: ở thời điểm mốc chọn đầu tiên, các sao biểu tượng cho yếu tố nào của trường khí cảm ứng mạnh nhất lên yếu tố tương ứng của sự vật (Đóng ở các cung tương ứng). Ví dụ như mô hình Lạc thư, mô hình Hà đồ, … Ở những thời điểm khác, các Sao di chuyển tới các vị trí khác theo đồ hình quỹ đạo của chúng tùy theo bản chất của sự tương tác là âm, dương hay vượng, … Như vậy, qua mỗi một chu kỳ khảo sát, các sao lại được phân bố lại trong các cung yếu tố của sự vật. Mặt khác, như trên đã phân tích, những hiệu ứng tương tác của truờng khí với sự vât có nhiều loại là tương tác hiệu ứng Dương, Âm, Vượng, … * Đối với tương tác Dương: Dòng hiệu ứng tương tác là dòng Khí dương, có tác dụng làm cho sự vật ổn định, trở về với bản chất ban đầu. Dòng Khí dương vận động trong sự vật có tính dương theo đồ hình Hậu thiên Bát quái thuận chiều, trong sự vật có tính âm thì nghịch chiều Hậu thiên Bát quái. Chiều thuận của Hậu thiên Bát quái là: CÀN -> KHẢM -> CẤN -> CHẤN -> TỐN -> ĐOÀI -> LY -> KHÔN theo thứ tự độ số (cục) các cung như sau: 6 ->1 -> 3 -> 8 -> 4 -> 9 -> 7 -> 2 -> 5 -> 6 -> … . Các độ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 được dùng ký hiệu cho các yếu tố Quái trong đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh, chỉ rõ thứ tự vận động của Khí âm qua các Quái trong sự vật là: Khảm (1), Khôn (2), Cấn (3), Tốn (4), Thổ (5), Càn (6), Ly (7), Chấn (8), Đoài (9). Mỗi bước nhảy tương ứng với một chu kỳ phổ trường khí mà ta khảo sát. Do đó, cứ sau một chu kỳ cơ bản, các sao lại di chuyển 1 cung, ta thu được đồ hình quĩ đạo các sao như sau: + Đối với sự vât dương tính: + Đối với sự vât âm tính: Các đồ hình này là cơ sở xây dựng bản đồ phân bố các Sao, khi vận động của dòng Khí dương qua các yếu tố của sự vật ở những thời điểm khác nhau như sau (mô hình dùng Hà đồ làm cơ sở): * Đối với tương tác Âm: Dòng hiệu ứng tương tác là dòng Khí âm, có tác dụng làm cho sự vật biến đổi, phá vỡ trạng thái ban đầu, sinh ra và phát triển cái mới. Dòng Khí âm vận động trong sự vật có tính dương theo đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh thuận chiều, trong sự vật có tính âm thì nghịch chiều Hậu thiên Huyền không Phi tinh. Chiều thuận của Hậu thiên Huyền không Phi tinh là: KHẢM -> KHÔN -> CẤN -> TỐN -> THỔ -> CÀN -> LY -> CHẤN -> ĐOÀI theo thứ tự độ số (cục) các cung như sau: 1 ->2 -> 3 -> 4 -> 5 -> 6 -> 7 -> 8 -> 9 -> 1 -> 2 -> … .Do đó, cứ sau một chu kỳ cơ bản, các sao lại di chuyển 1 cung, ta thu được đồ hình quĩ đạo các sao như sau: + Đối với sự vât dương tính: + Đối với sự vât âm tính: Các đồ hình này là cơ sở xây dựng bản đồ phân bố các Sao, khi vận động của dòng Khí âm qua các yếu tố của sự vật ở những thời điểm khác nhau như sau (mô hình dùng Hà đồ làm cơ sở): .* Đối với tương tác Vượng: Dòng hiệu ứng tương tác là dòng Vượng khí, có tác dụng làm cho sự vật hưng thịnh, phát triển về mọi mặt. Dòng Vượng khí vận động trong sự vật có tính dương theo đồ hình dòng Vượng khí thuận chiều, trong sự vật có tính âm thì nghịch chiều dòng Vượng khí . Chiều thuận của dòng Vượng khí : TỐN -> ĐOÀI -> CÀN -> KHẢM -> CHẤN -> CẤN -> KHÔN -> LY -> THỔ theo thứ tự độ số (cục) các cung như sau: 4 -> 9 -> 6 -> 1 -> 8 -> 3 -> 2 -> 7 -> 5 -> 4 -> … .Do đó, cứ sau một chu kỳ cơ bản, các sao lại di chuyển 1 cung, ta thu được đồ hình quĩ đạo các sao như sau: + Đối với sự vât dương tính: + Đối với sự vât âm tính: Các đồ hình này là cơ sở xây dựng bản đồ phân bố các Sao, khi vận động của dòng Vượng khí qua các yếu tố của sự vật ở những thời điểm khác nhau như sau (mô hình dùng Hà đồ làm cơ sở):
  24. IX./ TRƯỜNG KHÍ 1. Khái niệm trường khí: Các yếu tố của sự vật tương tác nhau thông qua một môi trường xung quanh nó của sự vật. Môi trường đó có những đặc tính do sự vật quyết định, gọi là trường khí của sự vật. Cơ chế của sự tương tác là sự hỗ trợ những mầm mống vốn tiềm ẩn trong Đạo, bản thể của Vũ trụ và do đó là bản thể của mọi sự vật, phát triển, làm suy yếu, biến mất đi (trở về dạng mầm mống) những thành phần không còn phù hợp của sự vật. Quan sát vận động, tương tác của Vạn tượng, căn cứ vào cấu trúc Âm dương Ngũ hành của sự vật, người ta nhận thấy rằng, ở một thời gian, không gian nhất định, tuy rằng mọi yếu tố (âm, dương, tam tài, ngũ hành, bát quái …) của một sự vật đều tương tác với nhau và tương tác với các sự vật khác, nhưng do vận động của dòng Vượng khí, các yếu tố đó mạnh yếu khác nhau làm cho đặc tính những tương tác đó của sự vật tuy mang bản chất của mọi yếu tố đó nhưng đặc tính của yếu tố đang trong thời kỳ hưng vượng vượt trội hơn so với đặc tính của các yếu tố khác trong sự vật. Ta nói, sự vật đang ở trong thời kỳ của yếu tố hưng vượng đó. Đối với môi trường xung quanh, tương tác của sự vật với sự vật khác mang đặc tính do yếu tố hưng vượng qui định là chủ yếu. Như vậy, trường khí của một sự vật là môi trường đặc trưng bằng các đặc tính tương tác của các yếu tố cũa sự vật, do tính chất của một yếu tố (âm, dương, tam tài, ngũ hành, bát quái …) hưng vượng nhất của sự vật quyết định. Tính chất của trường khí chính là tính chất tương tác của mọi yếu tố của sự vật nhưng mạnh nhất là tính chất của yếu tố hưng vượng nhất. Cơ chế tác động của trường khí là sự hỗ trợ, nảy sinh hay làm tiêu biến, ngăn trở sự phát triển của các yếu tố phù hợp hay không phù hợp với đặc tính của trường khí. Các yếu tố đó vốn tiềm ẩn trong Đạo hay đã hiện hữu trong sự vật. 2. Trường khí cảm ứng Sự vật này tác động tới sự vật khác thông qua trường khí của nó, hay trường khí là phương tiện tương tác của các sự vật, làm nảy sinh trong sự vật khác một cảm ứng, hay một trường khí cảm ứng. Trường khí cảm ứng là một môi trường do sự vật cảm ứng nên khi chịu sự tác động của trường khí của sự vật khác. Trường khí cảm ứng này tồn tại, vận động trong sự vật cảm ứng, gây ra trong sự vật đó một hiệu ứng tương tác giữa các yếu tố của nó. Hiệu ứng này lan tỏa, vận động trong sự vật theo một trật tự, hình thành dòng khí mang đặc trưng của trường khí cảm ứng, là kết quả của sự tương tác giữa sự vật và trường khí. Các dòng Khí dương, Khí âm, Vượng khí, Hóa khí, … ta đã khảo sát ở trên là dòng di chuyển của các hiệu ứng tương tác dương , âm, vượng, hủy, … chính là những vận động khác nhau trong trường khí cảm ứng. Như vậy, trường khí của sự vật này gây ra trong sự vật khác một trường khí cảm ứng. Trường khí cảm ứng đó chi phối tương tác của các yếu tố trong sự vật hình thành các dòng khí mang đặc trưng của nó. Trường khí cũng như trường khí cảm ứng của những sự vật khác nhau thì khác nhau. Trường khí cảm ứng không chỉ phụ thuộc vào trường khí nguồn mà còn phụ thuộc vào sự vật được cảm ứng. Một sư vật vận động và phát triển được quyết định bởi trường khí của bản thân nó và trường khí của các sự vật khác cảm ứng lên nó. Tổng hợp tất cả các trường khí và trường khí cảm ứng của mọi sự vật hình thành trường khí của toàn vũ trụ. Sự vận động, tương tác của các sự vật chịu sự chi phối của trường khí vũ trụ đó, hình thành các hiệu ứng tương tác lan toả giữa các yếu tố trong một sự vật theo một trật tự nhất định gọi là các dòng khí. Có nhiều loại dòng khí sinh ra trong sự vật khi nó bị trường khí tác động.Trước tiên ta hãy khảo sát 3 loại dòng khí cơ bản sau: + Dòng khí Âm: Dòng khí này có xu hướng thúc đẩy sự vật biến đổi, phát triển, phá vỡ trạng thái cũ, nó có tính âm và vận động trong sự vật theo đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh. + Dòng khí Dương: Dòng khí này có xu hướng bảo tồn trạng thái của sự vật, nó có tính Dương và vận động trong sự vật theo đồ hình Hậu thiên Bát quái. + Dòng Vượng khí: Dòng khí này có xu hướng làm phát triển hưng vượng các thành phần của sự vật và vận động trong sự vật theo đồ hình dòng Vượng khí. Dòng Khí dương, âm hoặc vượng, xuất hiện trong sự vật do trường khí của một sự vật khác gây (cảm ứng) nên, phải vận động theo đồ hình Hậu thiên Bát quái, Hậu thiên Huyền không Phi tinh hoặc dòng Vượng khí, là 3 đồ hình mô tả vận động của khí dương, âm hoặc vượng khí trong sự vật. Tuy nhiên, các thành phần âm, dương của sự vật phản ứng với các tác động bên ngoài khác nhau do bản chất của chúng qui định, do đó, dòng khí này vận động trong phần dương của sự vật theo đồ hình Hậu thiên Bát quái, Huyền không Phi tinh hoặc dòng Vượng khí thuận, nhưng trong phần âm, nó vận động ngược chiều với đồ hình này. Sự tương tác của trường khí với một sự vật được hình thành bằng cơ chế cảm ứng của các yếu tố sự vật với trường khí. Tuy nhiên, chỉ có các yếu tố âm, dương trong sự vật mới có thể cảm ứng được trường khí. Các yếu tố trung tính (hành Thổ) không thể cảm ứng được trường khí do tính không thiên vị âm dương của chúng. Khi dòng khí vận động đến thời kỳ hành Thổ theo các đồ hình Hậu thiên Bát quái hay Hậu thiên Huyền không Phi tinh thì: + Nếu dòng khí là âm, vận động theo đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh, thì chỉ có các yếu tố âm nhất của sự vật (hành Hỏa thuộc Thái âm) mới có thể cảm ứng trường khí mạnh hơn các yếu tố khác mà thôi. Do đó, nếu sự vật dương tính, chỉ quái Khôn (Thái Hỏa thuộc Thái âm) mới cảm ứng được mạnh nhất. Dòng khí tương tác vận động tới quái Khôn. Nếu sự vật âm tính, thì quái Cấn (Thiếu Hỏa thuộc Thiếu âm) cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Cấn. Đó chính là bản chất nguyên lý Nam – Khôn, Nữ - Cấn của các ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành mà cổ thư truyền lại. + Nếu dòng khí là dương, vận động theo đồ hình Hậu thiên Bát Quái, thì chỉ có các yếu tố dương nhất của sự vật (hành Thuỷ thuộc Thái Dương) mới có thể cảm ứng trường khí mạnh hơn các yếu tố khác mà thôi. Do đó, nếu sự vật dương tính, chỉ quái Càn (Thái Thuỷ thuộc Thái dương) mới cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Càn. Nếu sự vất âm tính, thì quái Đoài (Thiếu Thuỷ thuộc Thiếu âm) cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Đoài. Đó chính là bản chất nguyên lý Nam – Càn, Nữ - Đoài của các ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành. + Nếu dòng khí là Vượng, vận động theo đồ hình dòng Vượng khí, thì chỉ có các yếu tố chủ yếu nhất của sự vật mới có thể cảm ứng trường khí mạnh hơn các yếu tố khác mà thôi. Do đó, nếu sự vật dương tính, chỉ quái Càn (Thái Thuỷ thuộc Thái dương) mới cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Càn. Nếu sự vất âm tính, thì quái Khôn (Thái Hoả thuộc Thái âm) cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Khôn. Đó chính là bản chất nguyên lý Nam – Càn, Nữ - Khôn của các ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành. Tóm lại, một sự vật vận động phát triển trong một trường khí sẽ cảm ứng được những ảnh hưởng của các yếu tố của trường khí đó, hình thành trường khí cảm ứng, thể hiện ra ở những hiệu ứng xuất hiện trong tất cả các yếu tố (âm, dương, tam tài, ngũ hành, bát quái, …) của sự vật. Trong đó, hiệu ứng của yếu tố hưng vượng của trường khí là mạnh mẽ nhất, di chuyển giữa các yếu tố theo nguyên tắc: + Nếu tương tác Âm, hiệu ứng di chuyển thuận chiều đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh ở phần dương và nghịch chiều Huyền không phi tinh ở phần âm của sự vật. Khi di chuyển tới hành Thổ, hiệu ứng này tuân theo nguyên tắc “Nam – Khôn, Nữ - Cấn”. + Nếu tương tác Dương, hiệu ứng di chuyển thuận chiều đồ hình Hậu thiên Bát quái ở phần dương và nghịch chiều Hậu thiên Bát quái ở phần âm của sự vật. Khi di chuyển tới hành Thổ, hiệu ứng này tuân theo nguyên tắc “Nam – Càn, Nữ - Đoài”. + Nếu tương tác Vượng, hiệu ứng di chuyển thuận chiều đồ hình dòng Vượng khí ở phần dương và nghịch chiều dòng Vượng khí ở phần âm của sự vật. Khi di chuyển tới hành Thổ, hiệu ứng này tuân theo nguyên tắc “Nam – Càn, Nữ - Khôn”. 3. Các Sao – biểu tượng ảnh hưởng của trường khí tới một sự vật Một sự vật tồn tại, vận động và phát triển trong trường khí của một sự vật khác luôn bị trường khí của sự vật đó tác động. Như vậy, một sự vật trên trái đất luôn chịu sự tác động của trường khí Trái đất, trường khí Mặt trời, trường khí của Mặt trăng, các vì tinh tú, Thiên hà,… , tổng hợp của chúng gọi tắt là trường khí từ Vũ trụ. Trong các yếu tố của trường khí từ Vũ trụ, căn cứ vào mức độ ảnh hưởng, độ lớn, khoảng cách của các chủ thể của trường khí, đáng chú ý và được cổ nhân khảo sát nhiều nhất là trường khí của các chủ thể sau: - Trường khí của Trái đất. - Trường khí từ mặt trời. - Trường khí từ Mặt trăng. - Trường khí của sao Mộc, Kim, Thuỷ, … - … Những trường khí này tác động tương hỗ nhau và tác động lên Trái đất cùng mọi sự vật trên Trái đất những hiệu ứng khác nhau cả về cường độ cũng như thời gian. Người xưa khảo sát, tổng kết, hình tượng hoá những tác động của một trường khí, hay một nhóm trường khí nào đó lên sự vật bằng hình tượng những vì sao chiếu lên sự vật ở những cung (yếu tố) khác nhau trong những thời gian khác nhau. Như vậy, các vì sao trong học thuyết Âm dương Ngũ hành mà cổ nhân truyền lại không nhất thiết là những ngôi sao vật lý cụ thể tồn tại thực tế trong vũ trụ mà chỉ là những biểu tượng đại diện cho tương tác của một trường khí, một nhóm trường khí, hay một nhóm yếu tố trường khí trong Vũ trụ lên sự vật đang khảo sát mà thôi. Tuy nhiên, do tính đa dạng và thống nhất của Vũ trụ, cùng với sự nghiên cứu, quan sát thiên văn tỷ mỉ của người xưa, những kinh nghiệm đúc kết từ nhiều thế hệ, dưới sự minh triết của học thuyết Âm dương Ngũ hành hoàn thiện khi chưa bị thất truyền, trong các cách gán hình tượng đó, nhiều khi ta thấy tác động của những yếu tố và tác động của những ngôi sao vật lý tương ứng dùng làm biểu tượng khá giống nhau. Sự giống nhau đó, một mặt làm cho sự lưu truyền học thuyết Âm dương Ngũ hành trong điều kiện vật chất thiếu thốn xưa kia trở nên trực quan, tiện dụng thì mặt khác cũng gây nên sự ngộ nhận, sai lạc, xa rời bản chất thực, thần bí hóa khi ứng dụng học thuyết này.
  25. Kính thưa các quí vị quan tâm. Từ hôm nay Vô Trước xin post tiếp một số kết quả nghiên cứu về học thuyết ADNH của mình, chủ yếu về khái niệm trường khí. Qua đó có thể nhìn môn Độn Giáp dưới một góc độ mới. Kính mong các quí vị chỉ bảo.