Vo Truoc
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
787 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
13
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Vo Truoc
-
Vô Trước hỏi về vấn để này cũng đã lâu, sao không ai trả lời nhỉ? Phải chăng đây cũng còn là điều bí ẩn? Ngoài ra, tại sao từ Khảm tới Khôn, từ Tý đến Ngọ, Mậu đến Quí các sao vận hành trong Độn giáp vận hành thuận, từ Ly đến Càn, từ Mùi đến Hợi, Ất đến Đinh vận hành nghịch... Anh chị em nào biết, xin chia sẻ! Cám ơn!
-
Anh Thiên Sứ kính mến! VinhL thân mến! Anh Thiên Sứ viết: Em biết anh rất bận nên không có thời gian đọc kỹ chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" của em, nên có lẽ anh nhận định như vậy.Đồ hình Hà Đồ trong chuyên mục này, về mặt phương pháp luận, chẳng liên quan một tý nào đến phương pháp luận trong "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" cả. Phương pháp luận trong "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" là dựa vào các đồ hình của cổ thư truyền lại, phát hiện những mâu thuẫn nội tại, những chi tiết không hợp lý với các di sản văn hóa, tiến hành chỉnh sửa lại cho hợp lý hơn và khảo sát ứng dụng minh chứng cho sự đúng đắn của việc chỉnh sửa. Tuy có nhiều thành công, phát hiện nhiều sai lỗi trong cổ thư nhưng phương pháp luận này có một số hạn chế: - Chưa chứng minh được rốt ráo ý nghĩa, logic của các đồ hình chỉnh sửa mà công nhận như một tiên đề không bàn cãi, chỉ chứng minh cho sự hợp lý trong các ứng dụng. - Không chỉ ra được sự đúng đắn, logíc của những chỗ không chỉnh sửa. - Chưa thể khẳng định được, ngoài sai lệch đã được chỉnh sửa còn có sai lệch nào nữa không. Nguyên nhân của những hạn chế đó là do chưa thấy một lý thuyết logic, nhất quán, xuyên suốt làm nguyên lý cho tất cả những đồ hình đó. Đương nhiên, có được lý thuyết đó không phải là chuyện dễ. Những chỉnh sửa của anh đưa ra quả là dũng cảm và chưa từng có. Nhưng không phải vì thế mà không có những hạn chế trên. Đó là những hạn chế có tính lịch sử. Nhận thức rõ những hạn chế đó, em cố gắng đưa ra chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" nhằm xây dựng một logic, lý thuyết xuyên suốt cho phép đưa tất cả những mảnh kiến thức học thuyết ADNH mà cổ thư truyền lại vào một hệ thống nhất quán. Điều đó không những sẽ khắc phục được những hạn chế trên mà còn cho thấy khả năng phục hồi học thuyết ADNH đã thất truyền. Hiện tại, bước đầu chuên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" đã đưa ra được định nghĩa hầu hết những khái niệm căn bản của học thuyết ADNH (như Âm, dương, Tam tài, Ngũ hành, Bát quái, Thiên can, Địa chi ...) và sâu chuỗi được trong một logic nhất quán hầu hết những đồ hình quan trọng (Hà đồ, Lạc thư, Tiên thiên Bát quái, Hậu thiên Bát quái, Huyền không phi tinh, Lường thiên xích, ... ), Phương pháp luận và các kết quả trong chuyên mục này có thể dùng làm cơ sở cho hầu hết các nghiên cứu ADNH khác. Do đó nói: "Đồ hình này dựa trên căn bản phát kiến của Thiên Sứ "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" tiếp tục hoán vị hai vị trí Cấn Chấn" là không có cơ sở. Nhưng nói cảm hứng và những bước đi đầu tiên trong những nghiên cứu của em (mà một kết quả là đồ hình Hà Đồ trong bài viết),xuất phát từ những tác phẩm của Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh về lịch sử và ADNH, đặc biệt là tác phẩm "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" là chính xác. Theo chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" Hà đồ là Hà Đồ (là cấu trúc ADNH của không gian ứng dụng trên mặt đất bắc bán cầu), Hậu thiên Bát quái là Hậu thiên Bát quái (là đường vận hành của Khí dương trong sự vật ở thời kỳ Hậu thiên), chúng có ý nghĩa khác hẳn nhau và chẳng "phối" gì với nhau cả. Việc "phối" chúng chỉ là gán gép thiếu cơ sở, Nhưng sự "phối" đó nhiều khi trùng hợp với ứng dụng thực tế là do chúng gần giống nhau mà thôi. Khi đưa ra những chỉnh sửa của mình, anh Thiên Sứ đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng chỉnh sửa ấy rất có giá trị. Hầu hết các ứng dụng này xuất phát từ việc đổi chỗ Tốn - Khôn. Tất cả những ứng dụng này (liên quan đến đổi chỗ Tốn - Khôn) cũng có ý nghĩa như thế với đồ hình của em. Còn ứng dụng của việc đổi chỗ Chấn Cấn thì thắc mắc mà VinhL hỏi ở trên là một ứng dụng. Ngoài ra, trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" phần nghiên cứu về Độn Giáp cũng đề cập ứng dụng đó. Vì vậy, khi nói: là không có cơ sở.Tuy nhiên, phần vì năng lực còn hạn chế, phần vì quá bận rộn cho việc mưu sinh, phần vì còn nhiều vấn đề khác cần quan tâm hơn nên những ứng dụng của đồ hình này chưa được khảo sát nhiều. Em nghĩ rằng thời gian sẽ trả lời. Phục hồi một lý thuyết như học thuyết ADNH không nên vội vã. Phương pháp luận trong "Cơ sở học thuyết ADNH" hoàn toàn không xuất phát từ tính đối xứng của các đồ hình mà chỉ quan tâm đến logic bản chất. Còn tính đối xứng chỉ là kết quả sau cùng, đôi khi được chú ý như một tham khảo, kiểm chứng mà thôi. Do đó, anh vết: cũng không có cơ sở.Anh Thiên Sứ kính mến! Em rất kính trong và khâm phục anh và còn rất biết ơn anh vì tác phẩm "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" của anh gợi cho em cảm hứng về học thuyết ADNH. Điều này em luôn nói công khai. Nhưng vì học thuật, em vẫn phát biểu những gì em nghĩ (nick name em là Vô Trước có ý nghĩa này). Em hoàn toàn không có mảy may ý niệm tranh công với anh. Em nghĩ anh biết điều này vì anh viết trong chuyên mục "Công thức tính nhanh bảng Lạc thư Hoa giáp" là: Mặc dù bảng Hoa giáp của em giống hệt của anh chỉ khác nhau ở phương pháp luân.Nếu anh có thời gian, mong anh đọc chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" thì nhận định những gì em viết chính xác hơn. Vì kính trọng anh, vì cái chung, nếu còn những chủ đề kiểu thế này, anh cho phép em im lặng, Kính anh!
-
Chào VinhL! Trong bài viết là đồ hình Hà Đồ chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" chứ không phải là bát quái. Còn phân bố các quái theo phương vị tôi đã giải thích rõ trong chuyên mục đó là do cấu trúc ADNH của không gian.Đồ hình này khác với Hà Đồ phối HTBQ LV của anh TS ở chỗ 2 quái Chấn Cấn hoán vị. Trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH", thứ tự Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Đoài Ly Khôn là chiều vận động của dòng Khí dương trong sự vật thời kỳ Hậu thiên tạo nên đồ hình HTBQ. Thứ tự Càn Khảm Chấn Cấn Khôn Ly Tốn Đoài là chiều cấu trúc ADNH của không gian. VinhL chú ý, nếu dùng HTBQ LV của anh TS thì các đường nối trên bảng các quan hệ âm dương tên Hà Đồ và hình Bát trạch của bài viết không còn đối xứng đẹp đẽ được như thế. Mong VinhL xem lại!
-
Sao người ta có thể trơ trẽn đến thế nhỉ!
-
Xin lỗi VinhL! Trong bảng trên bài viết, mục Tam tài, tôi viết lộn. Nay xin đổi "Phục vị" thành "Phúc đức". "Phúc đức" thành "Diên niên" Mong thông cảm!
-
VinhL thân mến! VinhL viết: Tôi xin trình bày nghiên cứu của tôi về vấn đề này như là một tiếp tục cùa chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" - Vo Trươc để VinhL tham khảo. Do là phát triển tiếp tục của chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" nên phải đọc chuyên mục đó trước thì mới rõ logic của tôi ở đây.Tôi xin mạn phép trình bày: QUAN HỆ ÂM DƯƠNG TRONG SỰ VẬT Quan hệ âm dương là quan hệ của các yếu tố có thuộc tính âm dương với nhau, thể hiện sự tương tác trong các mâu thuẫn, đấu tranh giữa các yếu tố trong sự vật. Quan hệ âm dương không bao hàm yếu tố Chung trong Tam tài, yếu tố Thổ trong Ngũ hành và Bát quái bởi vì những thành phần của các yếu tố ấy tuy có thuộc tính âm dương khác nhau nhưng luôn thống nhất. Quan hệ âm dương trong Tam tài: Trong Tam tài có 3 yếu tố chính là Âm, Dương, Chung. Chỉ có Âm, Dương tham gia vào quan hệ âm dương. Có thể phân loại các quan hệ của các thành phần như sau: - Quan hệ Phục vị: Là quan hệ giữa các thành phần có cùng thuộc tính, ví dụ như quan hệ của các yếu tố dương với nhau (Dương Dương), âm với nhau (Âm Âm). Các thành phần tham gia quan hệ này có cùng thuộc tính, cùng bản chất nên quan hệ luôn thuận lợi nên gọi là Phúc đức - Quan hệ chinh : Là quan hệ giữa những thành phần có thuộc tính âm dương đối nghịch nhau. Trong Tam tài, đó là quan hệ Âm, Dương. Quan hệ chính có đầy đủ các yếu tố âm dương, có tôn ty trật tự, thúc đẩy sự vật phát triển tạo ra nhiều giá trị mới. Đây là một quan hệ tốt, gọi là quan hệ Diên niên. Quan hệ âm dương trong Ngũ hành Ngũ hành là sự phát triển tiếp theo của Tam tài trong quá trình phát triển của sự vật, ngoài các quan hệ trong Tam tài phát triển theo trong Ngũ hành còn nảy sinh các quan hệ mới. Các quan hệ giữa những yếu tố trong Ngũ hành có thể phân loại gồm: - Các quan hệ có từ Tam tài: + Quan hệ Phục vị: Thủy Thủy, Mộc Mộc, Hỏa Hỏa, Kim Kim (Phúc đức). + Quan hệ chính: Thủy Hỏa, Kim Mộc (Diên niên) - Quan hệ Tiến hóa: Là quan hệ giữa 2 cặp quan hệ chính Thủy Hỏa, Kim Mộc. quan hệ tiến hóa là quan hệ đào thải và tất nhiên dẫn đến chống đối sự đào thải trong sự vật. Những yếu tố lỗi thời, không phù hợp với sự phát triển của sự vật trong cái cũ là Thủy Hỏa dần bị mất đi thay thế bằng những cái phù hợp hơn của cái mới là Kim Mộc, và tất nhiên trong quá trình đào thải đó xuất hiện những hiệu ứng chống lại quyết liệt. Như vậy, quan hệ tiến hóa là quan hệ xung khắc nhau mạnh mẽ, các yếu tố xung đột nhau quyết liệt, do đó, quan hệ Tiến hóa là quan hệ xấu. Quan hệ Tiến hóa phân loại theo bản chất âm dương gồm: + Quan hệ Thủy Kim (Mộc Hỏa): Là quan hệ xung đột nhau mạnh mẽ trong quan hệ tiến hóa. Do Thủy - thuộc Thái dương (Hỏa - thuộc Thái âm) và Kim - thuộc Thiếu âm (Mộc- thuộc Thiếu dương) nghịch bản chất âm dương nên sự kình chống là công khai, lộ liễu. Quan hệ này được cô đọng thành Họa hại. + Quan hệ Thủy Mộc (Kim Hỏa): Là quan hệ xung đột nhau mạnh mẽ trong quan hệ tiến hóa. Do Thủy - thuộc Thái dương (Hỏa - thuộc Thái âm) và Mộc- thuộc Thiếu dương (Kim - thuộc Thiếu âm ) đồng bản chất nên sự kình chống là ẩn, không lộ liễu nhưng rất quyết liệt và nguy hiểm. Quan hệ này được cô đọng thành Ngũ quỉ. Quan hệ âm dương trong Bát quái Bát quái là sự phát triển tiếp theo của Ngũ hành trong quá trình phát triển của sự vật, ngoài các quan hệ trong Ngũ hành phát triển theo trong Bát quái còn nảy sinh các quan hệ mới. Tính chất các quan hệ giữ các thành phần tham gia quan hệ do bản chất âm dương của quan hệ quyết định, do đó, khi nghiên cứu tính chất ta phải căn cứ vào thuộc tính nguyên thủy của chúng trong thời kỳ Tiên thiên. Với những thuộc tính của các yếu tố như sau: · Thủy: Thái dương · Hỏa: Thái âm · Mộc: Thiếu dương · Kim: Thiếu âm · Càn: Thái Thái Dương tức Thái Thủy · Đoài: Thiếu Thái dương tức Thiếu Thủy · Khôn: Thái Thái âm tức Thái Hỏa · Cấn: Thiếu Thái ân tức Thiếu Hỏa · Chấn: Thái Thiếu dương tức Thái Mộc · Cấn: Thiếu Thiếu dương tức Thiếu Mộc · Tốn: Thái Thiếu âm tức Thái Kim · Khảm: Thiếu Thiếu âm tức Thiếu Kim Các quan hệ giữa những yếu tố trong Bát quái có thể phân loại gồm: + Quan hệ Phục vị: Quan hệ Phục vị trong Ngũ hành phát triển thành các quan hệ sau: Càn Càn, Khảm Khảm, Chấn Chấn, Cấn Cấn, Khôn Khôn, Ly Ly, Tốn, Thốn, Đoài, Đoài (8 quan hệ Phục vị - Phúc đức) + Quan hệ chính: Quan hệ Chính trong Ngũ hành phát triển thành các quan hệ sau: Càn Khôn, Khảm Ly, Chấn Tốn, Cấn Đoài (4 quan hệ Diên niên) + Quan hệ Sinh Khí: Là các quan hệ của 2 yếu tố có bản chất Tiên thiên nằm trong một hành, (thời Tiên thiên) bao gồm 4 quan hệ: · Càn Đoài (Thái Thủy – Thiếu Thủy) · Khôn Cấn (Thái Hỏa – Thiếu Hỏa) · Chấn Ly (Thái Mộc – Thiếu Mộc) · Tốn Khảm (Thái Kim – Thiếu Kim) Các quan hệ này mới phát sinh trong Bát quái. Các thành phần tham gia quan hệ có bản chất cùng một hành nên chúng luôn hỗ trợ nhau. Do đó, quan hệ này gọi là Sinh khí. + Quan hệ Thiên y: Là quan hệ giữa hai yếu tố mà yếu tố này hỗ trợ, hay có quan hệ Sinh khí , với yếu tố có quan hệ chính với yếu tố kia. Vì hỗ trợ cho quan hệ chính nên quan hệ đó gọi là Thiên y. Có 4 quan hệ Thiên y như sau: · Càn Cấn (Cấn quan hệ Sinh khí với Khôn trong quan hệ chính Càn Khôn, Càn có quan hệ sinh khí với Đoài trong quan hệ chính Cấn Đoài) · Khôn Đoài (Đoài quan hệ Sinh khí với Càn trong quan hệ chính Càn Khôn, Khôn có quan hệ sinh khí với Cấn trong quan hệ chính Cấn Đoài) · Chấn Khảm (Chấn quan hệ Sinh khí với Ly trong quan hệ chính Khảm Ly, Khảm có quan hệ sinh khí với Tốn trong quan hệ chính Chấn Tốn) · Tốn Ly (Tốn quan hệ Sinh khí với Khảm trong quan hệ chính Khảm Ly, Ly có quan hệ sinh khí với Chấn trong quan hệ chính Chấn Tốn) Quan hệ Tiến hóa trong Ngũ hành tới Bát quái được phân hóa thành 2 loại quan hệ, (do sự phân hóa Thái Thiếu trong Ngũ hành thành các quái), như sau: Quan hệ đồng Thái, Thiếu và quan hệ Nghịch Thái, Thiếu. Quan hệ do các yếu tố đồng Thái hay đồng Thiếu tham gia mang bàn chất của quan hệ đó từ giai đoạn Ngũ hành. Quan hệ do các yếu tố nghịch tính Thái, Thiếu tham gia làm sâu sắc, mạnh mẽ, cực đoan thêm quan hệ đó từ giai đoạn Ngũ hành. + Quan hệ Họa hại: Các quan hệ Càn Tốn, Khôn Chấn, Đoài Khảm, Cấn Ly là phát triển của quan hệ Tiến hóa Thủy Kim, Mộc Hỏa trong Ngũ hành và thuộc loại đồng Thái hoặc đồng Thiếu nên chúng giữ nguyên tính chất Họa hại từ giai đoạn Ngũ hành. + Quan hệ Lục sát: Các quan hệ Càn Khảm, Khôn Ly, Đoài Tốn, Cấn Chấn là phát triển của quan hệ Tiến hóa Thủy Kim, Mộc Hỏa trong Ngũ hành và thuộc loại nghịch Thái, Thiếu nên chúng làm sâu sắc thêm tính chất Họa hại từ giai đoạn Ngũ hành, gọi là Lục sát. + Quan hệ Ngũ quỉ: Các quan hệ Càn Chấn, Khôn Tốn, Đoài Ly, Cấn Khảm là phát triển của quan hệ Tiến hóa Thủy Mộc, Kim Hỏa trong Ngũ hành và thuộc loại đồng Thái hoặc đồng Thiếu nên chúng giữ nguyên tính chất Ngũ quỉ từ giai đoạn Ngũ hành. + Quan hệ Tuyệt mạng: Các quan hệ Càn Ly, Khôn Khảm, Đoài Chấn, Cấn Tốn là phát triển của quan hệ Tiến hóa Thủy Mộc, Kim Hỏa trong Ngũ hành và thuộc loại nghịch Thái Thiếu nên chúng làm sâu sắc thêm tính chất Ngũ quỉ từ giai đoạn Ngũ hành, gọi là Tuyệt mạng. Từ đó suy ra bảng sau, mô tả các quan hệ trong sự vật qua các mô hình Tam tài, Ngũ hành, Bát quái: BẢNG CÁC QUAN HỆ ÂM DƯƠNG TRÊN HÀ ĐỒ (Đồ hình Hà đồ này theo chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH"} (Màu đen – Các quan hệ xấu; Màu đỏ - Các quan hệ tốt) Phân bố cung trong Phong Thủy như sau
-
Các anh chị em trên diễn đàn thân mến! Các quái của quẻ dịch được nạp can, chi theo bảng sau: Anh chị em nào biết xin cho hỏi theo nguyên lý nào và bằng cách nào người ta xác định được bảng nạp can chi này. Đây là bảng rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả luận quẻ. Nếu có sự nhầm lẫn thì rất tai hại.
-
Anh Thiên Sứ kính mến! Cảm ơn anh về nhiều lời khuyên. Anh yên tâm, những vấn đề anh lưu ý đối với em là lẽ đương nhiên không phải bàn cãi. Những phản bác mà anh đưa ra, em nghĩ, chính là vì lý do này. Khi đọc kỹ chuyên mục "Cơ sở học thuết ADNH" thì không còn những phản biện đó và em cũng khó giải thích khi không có cơ sở lý thuyết đó. Em đã viết: Vì vậy, có lẽ mình nên dừng chuyên đề này ở đây nhé, em biết là anh quá bận mà.Kính anh!
-
Thiên Huy thân mến! Thiên Huy đừng câu chấp cách gọi. Gọi tôi là anh tôi cũng thấy vinh dự lắm rồi. Tôi cũng biết định nghĩa Vật chất trên vì đã học Triết học Mác Lênin (Thiên Huy trích rất chính xác) và nói thật, tôi cũng rất thích môn này. Nhưng chúng ta đang trao đổi để tìm ra những điều mới lạ, thú vị và bổ ích, hơn nữa lại về những vấn đề mà môn này không sở trường, nên tôi mới "vặn vẹo" như thế. Mong Thiên Huy thông cảm! Tôi đã làm gì sai mà Thiên Huy nặng lời như thế. Tôi chỉ trao đổi, lật đi lật lại vấn đề để trong mỗi chúng ta có ai rút ra được một điều gì đó bổ ích là được thôi mà.Mong Thiên Huy hiểu sự chân thành của tôi.
-
Anh Thiên Sứ kính mến!Các Thiên can mô tả tác động của toàn Vũ trụ tới sự vật, nó ảnh hưởng tới các quái (một yếu tố của sự vật) chứ nó không phải là thuộc tính của quái. Do đó, hành Thổ của Thiên can ảnh hưởng tới quái chứ không phải quái có thuộc tính Thổ. Trong sự vật có 10 yếu tố là Bát quái và Thổ âm, Thổ dương chứ không phải chỉ có Bát quái. Thổ âm Thổ dương cũng là một quan hệ chính trong sự vật, nhưng do trung tính nên nó không cảm ứng được các tương tác bên ngoài và khi có các tương tác đó tới cung Thổ thì Càn hoặc Khôn sẽ cảm ứng. Đó là nguyên lý nam Càn, nữ Khôn. Tất cả những luận điểm này em đã trình bày trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" của mình trên diễn đàn. Bài viết này cũng là sự tiếp tục phát triển những lý luận trong chuyên mục đó. Anh Thiên Sứ kính mến! Em cũng có mục tiêu như anh là phục hưng văn hóa Việt tùy nào khả năng có hạn của mình. Em xây dựng "Cơ sở học thuyết ADNH" cũng nhằm mục tiêu đó. Tất cả những quan điểm của em trên diễn đàn về học thuyết ADNH đều nằm trong hệ thống lý luận của chuyên mục này. Do đó, để nắm được logic của những bài viết của em về ADNH thì phải đọc qua chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" cũng như muốn nắm được logic của anh về ADNH thì phải đọc kỹ "Tìm về cội nguồn kinh dịch" " Hà đồ trong văn minh Lạc Việt" ... vậy. Em vẫn đang trong giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu, nghĩa là sẵn sàng chỉnh sửa để dần dần hoàn thiện chuyên mục này nên rất mong anh chị em và đặc biệt là anh đọc và góp ý. Em nói rất chân thành. Kính anh!
-
Luận điểm này từ đâu mà ra?Định nghĩa trên không chắc bao hàm luận điểm này. Liệu ngoài những cái con người có thể cảm giác được, sao chép được, chụp ảnh được mới tồn tại, mới tác động được tới con người thôi sao? Chúng ta nên nhớ rằng, khả năng nói chung, đặc biệt về cảm giác cũng như sao chụp của con người còn rất có giới hạn. Chúng ta chỉ nên coi định nghĩa trên là định nghĩa vật chất mà con người có khả năng nhận biết mà thôi. Những thứ mà con người đã nhận thức được, chưa nhận thức được nhưng sẽ nhận thức được chiếm một phần rất nhỏ trong vũ trụ này. Những thứ còn lại, ngoài khả năng nhận biết của con người nhưng vẫn tác động được tới con người (có thể nhận thấy hoặc không nhận thấy) còn vô số. Con người chẳng qua là một bước trong tiến hóa sinh học mà thôi. Chưa thể khẳng định đó là mức tiến hóa cuối cùng. Khi giới sinh học đạt mức tiến hóa khác cao hơn thì còn vô số cái mà chúng ta hoàn toàn chẳng có tý khái niệm nào chứ đừng nói đến nhận thức, cảm giác. Cũng như con kiến chẳng thể càm giác được cái cảm giác tự hào của con người!
-
Anh Thiên Sứ kính mến!Trong bài em lý giải như thế cũng tương đố rõ rồi mà. Chiều vận hành của Ngũ hành tương sinh hay chiều dòng Vượng khí bắt đầu từ Mộc là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy (còn tại sao bắt đầu từ Mộc thì em sẽ bàn tới sau trong mục "Tại sao Thiên can bắt đầu từ Giáp-Mộc"), còn chiều vận hàng của các quan hệ chính trong sự vật em đã phân tích ở trong bài là: Càn Khôn, Khảm Ly, Chấn Tốn, Cấn Đoài. Chính vì thứ tự vận hành lần lượt như thế nên có bảng trên. Mong anh cho ý kiến!
-
Anh Thiên Sứ kính mến! Em không có ý nói về tầm quan trọng và sự hợp lý nói chung của việc chọn tháng Dần là tháng đầu năm. Em chỉ muốn nói sự độc lập của cung Mệnh trong Tử vi theo cổ thư cũng như theo phương pháp của anh với việc qui định tháng nào là tháng đầu năm thôi. Rõ ràng theo các cách này thì tháng nào là tháng đầu năm ta cũng được cùng một bảng an cung Mệnh như nhau. Theo em, việc chọn tháng nào là tháng đầu năm cũng cho một kết quả khi an cung Mệnh vì cung Mệnh chính là sự vận động tiến hóa của khí tháng đó theo giờ. Kính!
-
Anh Thiên Sứ kính mến! Cảm ơn anh vì bài viết với những ý tưởng mới lạ và thú vị. Em có một vài suy nghĩ qua cách lý giải của anh như sau: Nếu theo cách lý giải này, em không thấy vai trò quan trọng nào của tháng Dần cả. Ví dụ như nếu không lấy tháng Dần làm chuẩn mà lấy tháng Mão chẳng hạn, là tháng 1 đầu năm, tháng Thìn làm tháng 2, ..., tháng Dần làm tháng 12 thì theo phương pháp này vị trí của cung Mệnh cũng không thay đổi, vẫn như bảng cung Mệnh cổ thư truyền lại thôi. Như vậy, khi lấy bất cứ tháng nào làm tháng đầu năm thì vị trí cung Mệnh cũng không thay đổi. Từ đó suy ra, cung Mệnh không phụ thuộc việc chọn tháng đầu năm mà chỉ phụ thuộc vào thuộc tính Địa chi của tháng và giờ mà thôi. Vì thế, tầm quan trọng của tháng đầu năm trong việc xác định cung Mệnh trong Tử vi là không có cơ sở. Lý luận của anh cho rằng việc đếm thuận đến tháng sinh đưa Trái đất về vị trí đầu năm hoàn toàn tương đương với việc em coi khí của tháng (bắt đầu từ đầu năm) vận hành đến tháng sinh (Vì khí của tháng chính là khí đầu năm) hay nói cách khác là khí của năm vận hành theo tháng đến tháng sinh. Lý luận của anh cho rằng việc đếm ngược giờ sinh để qui Trái đất về giờ Tý cũng tương đương với việc em coi vị trí cung Mệnh là vị trí của khí của ngày vận động tiến hóa tới giờ sinh. Tóm lại, về cơ bản, lập luận của anh và của em không khác nhau nhiều về bản chất nhưng khác nhau ở chỗ diễn đạt và lý giải bản chất đó. Anh cho rằng, cơ sở của phép an cung mệnh là những vận động thiên văn, do đó từ giờ sinh qui ngược vị trí Trái đất tới giờ Tý và tháng đầu năm. Còn em cho rằng cơ sở của phép an cung Mệnh là vận động của trường khí nên em suy khí của giờ Tý tháng đầu năm vận động đến giờ sinh. Em còn cho rằng vận động đó của trường khí là cơ sở của những vận động thiên văn đó. Do cung Mệnh và vận động Thiên văn có chung cơ sở là vận động trường khí nên ta mới thấy có nhiều sự phù hợp và lầm tưởng rằng vận động Thiên văn là cơ sở của phép an cung Mệnh trong Tử vi. Cả phương pháp của anh và của em đều không dựa trên học thuyết ADNH của người Hán truyền lại mà đều dựa trên những phục hồi học thuyết ADNH trên cơ sở văn hóa của người Việt. Mong anh cho ý kiến. Kính anh!
-
Anh Thiên Sứ kính mến! Anh chị em trên diễn đàn thân mến! Về nguyên lý nạp Can, Chi cho các hào của quẻ tôi đã hân hạnh được trao đổi với anh chị em trên diễn đàn và nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt của anh Thiên Sứ. Tôi xin chân thành cảm ơn. Như đã hứa, hôm nay, vừa tạm hoàn thành xong các ý tưởng của mình, tôi xin pót lên đây những kiến giải của mình về nguyên lý nạp Can, Chi cho các hào của quẻ. Mong anh em cho ý kiến. Tư tưởng của bài viết là dựa trên luận điểm mà tôi đã trình bày trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" của mình trên diễn đàn này là: Các trùng quái trong Kinh dịch mô tả quan hệ của những yếu tố trong sự vật với nhau. NẠP THIÊN CAN CHO CÁC QUÁI Một sự vật bao gồm nhiều yếu tố ADNH như âm, dương, ngũ hành, bát quái, … Những thành phần của các yếu tố ấy quan hệ với nhau trong tương tác âm dương tạo nên tập hợp các quan hệ ADNH trong sự vật. Những thành phần đó quan hệ với nhau và thể hiện đặc tính quan hệ qua các thuộc tính của chúng. Những thuộc tính đó là Âm, Dương, Chung trong Tam tài, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong Ngũ hành, Càn, Khảm, Chấn, Cấn, Tốn, Đoài, Ly, Khôn, Thổ dương, Thổ âm trong Bát quái. Trong các quan hệ đó có những quan hệ chính quyết định vận động phát triển của sự vật, thể hiện mâu thuẫn chính của sự vật, và những quan hệ khác đóng vai trò ít quan trọng hơn gọi là các quan hệ phụ. Các quan hệ chính là các quan hệ giữa các yếu tố có thuộc tính âm dương đối nghịch nhau. Trong Tam tài, quan hệ chính là quan hệ Dương Âm. Các quan hệ phụ là Dương Chung, Âm Chung, Dương Dương, Âm Âm, Chung Chung. Trong Ngũ hành, là sự phát triển của Tam tài, quan hệ Dương Âm phát triển thành 2 quan hệ chính là Thủy Hỏa (Đại diện cho quan hệ Dương Âm trong Tam tài vì Thủy thuộc Thái dương, Hỏa thuộc Thái âm) và Mộc Kim (Đại diện cho quan hệ Dương Âm trong sự vật mới khi sư vật cũ tiêu biến đi trong quá trình tiến hóa của sự vật). Những quan hệ giữa Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ còn lại là những quan hệ phụ). Thuộc tính Thủy đặc trưng cho quan hệ Thủy Hỏa, có trước, thuộc dương. Thuộc tính Mộc đặc trưng cho quan hệ Mộc Kim, có sau, thuộc âm. Sự vật phân chia bát quái - bao gồm 10 yếu tố: CÀN, KHẢM, CHẤN, CẤN, KHÔN LY, TỐN, ĐOÀI, THỔ DƯƠNG, THỔ ÂM – là sự phát triển của Ngũ hành. Quan hệ Thủy Hỏa phân chia thành 2 quan hệ Càn Khôn (Thái, có trước, thuộc dương) và Khảm Ly (Thiếu, có sau, thuộc âm). Quan hệ Mộc Kim phân chia thành 2 quan hệ Chấn Tốn (Thái, có trước, thuộc dương), Cấn Đoài (Thiếu, có sau, thuộc âm). Ngoài ra, hành Thổ cũng phân chia thành Thổ âm và Thổ dương nên tạo thành một quan hệ nữa là quan hệ Thổ dương Thổ âm (thuộc tính Thổ dương). Như vậy, trong sự vật hình thành các quan hệ chính là như sau: Trong sự vật, các quan hệ cả chính và phụ luôn song song tồn tại và không ngừng biến đổi làm sự vật phát triển, tiến hóa. Nhưng mức độ nổi bật của chúng khác nhau ở những thời kỳ khác nhau theo qui luật phát triển hưng vượng các thuộc tính của chúng. Chiều hưng thịnh của các quan hệ chính có thuộc tính từ dương tới âm, Thái tới Thiếu như sau: - Trong Tam tài: Dương Âm - Trong Ngũ hành: Thủy Hỏa ---> Mộc Kim - Trong Bát quái: Càn Khôn --- > Khảm Ly --- > Chấn Tốn --- > Cấn Đoài --- > Thổdương Thổ âm Nạp Ngũ hành cho các thời kỳ hưng vượng của các thuộc tính các quan hệ theo chiều Ngũ hành tương sinh (vượng) bắt đầu từ Mộc ta được: Như đã biết, thuộc tính Ngũ hành của các Thiên can như sau: So sánh 2 bảng trên ta được bản nạp Thiên can cho các quái trong các quan hệ của sự vật như sau: Trong sự vật, hành Thổ tuy có Thổ dương, Thổ âm khác nhau nhưng chúng không mâu thuẫn, đấu tranh nhau do bản chất của hành Thổ gồm các yếu tố âm dương thống nhất với nhau. Do đó, theo nguyên tắc nam CÀN nữ KHÔN, khi Thổ tham gia vào các quan hệ thì, Thổ dương hành sử như CÀN, Thổ âm hành xử như Khôn. Vì vậy, nạp Thiên can cho bát quái trở thành: Như vậy, các quan hệ trong sự vật chỉ còn 8 đặc tính thông qua 8 quái. Ờ đây, quái CÀN được nạp 2 thiên can Giáp và Nhâm. Thiên can Giáp được nạp khi các thành phần của CÀN thực sự tham gia vào quan hệ trong sự vật. Thiên can Nhâm được nạp khi các thành phần của Thổ dương tham gia vào các quan hệ. Quái Khôn được nạp 2 thiên can Ất và Quí. Thiên can Ất dược nạp khi các thành phần của Khôn thực sự tham gia vào quan hệ trong sự vật. Thiên can Quí được nạp khi các thành phần của Thổ âm tham gia vào các quan hệ. Như vậy, người đọc cũng thấy cách nạp Thiên can trên có điểm khác biệt với cách nạp do cổ thư chữ Hán truyền lại. Đối với 2 quái Càn và Khôn, được nạp Giáp, Ất hay Nhâm, Quí do bản chất của thành phần tham gia quan hệ quyết định chứ không phải là vị trí ngoại quái hay nội quái quyết định. Các Thiên can nạp cho các quái khác có một qui luật chặt chẽ, hợp logic chứ không ấn định độc đoán, áp đặt dưới dạng “huyền cơ”! NẠP ĐỊA CHI CHO CÁC QUÁI Một sự vật được mô hình hóa theo Địa chi như sau: Màu trắng chỉ những Địa chi dương tính, Màu đen chỉ những Địa chi âm tính. Sự vận động của sự vật trong mô hình Địa chi bắt đầu từ cặp âm dương đầu tiên là Tý Sửu, sau đến Dần Mão, Thìn Tỵ, Ngọ Mùi song hành với vận động của các quan hệ chính trong sự vật, như trên ta đã phân tích, gồm một cặp âm dương theo chiều: Càn Khôn -> Khảm Ly -> Chấn Tốn -> Cấn Đoài Ta hãy lập bảng sau mô tả vận động của Địa chi và các quan hệ chính tương ứng trong sự vật Căn cứ vào tính âm dương của các quái và theo bảng, trên những Địa chi tương ứng bắt đầu cho các Quái là: Dùng qui tắc các quái dương được nạp bởi các Địa chi dương theo chiều thuận, các quái âm được nạp bởi các Địa chi âm theo chiều nghịch bắt đầu bằng các Địa chi theo bảng trên ta thu được bảng nạp chi cho các quái như sau: Căn cứ vào bản chất của nội quái và ngoại quái, ba Địa chi đầu được nạp cho nội quái khi các thành phần tham gia vào quan hệ giũ vai trò chủ động. Ba Địa chi sau được nạp cho ngoại quái khi các thành phần tham gia vào quan hệ giũ vai trò bị động quái. Tồng hợp các phân tích ở trên ta đưa ra bảng nạp Can Chi cho các quái như sau:
-
Tôi cũng đồng cảm như VinhL vậy, nhưng tôi cho rằng nguyên nhân là do bị thất truyền trong cuộc xâm lăng của người phương Bắc hủy hoại "nền văn hiến Văn Lang một thời huyền vĩ ở nam sông Dương tử", như cách diễn đạt của anh Thiên Sứ, nên bây giờ hậu sinh như VinhL và tôi ... mới vất vả như vậy mà thành công chẳng được bao nhiêu. Tôi nghĩ rằng, một khi anh Thiên Sứ đã chứng minh khá nhiều những sai lầm do cổ thư chữ Hán truyền lại thì chúng ta phải cảnh giác, chắc chắn còn có không ít những sai lầm khác nữa đang giăng bẫy chúng ta. Do đó, một lần tôi đã nói với VinhL rằng, tôi sẽ rất tiếc khi một công trình tốn bao tâm huyết của VinhL bị bác bỏ chỉ vì một sai lầm trong cổ thư truyền lại mà VinhL không nhận ra. Tôi có hiểu gì về bát trạch đâu mà chỉ điểm cho VinhL. VinhL lộn tôi với ai rồi. Tôi cũng có ý tưởng về Phong thủy, Bát trạch nhưng chưa nghiên cứu xong nên chưa thể phát biểu gì. Nhưng chắc chắn có nhiều điểm khác với cổ thư. Khi nào xong tôi rất muốn trao đổi với VinhL. Tôi là người rất thích chia sẻ kiến thức, mình biết thêm và người khác cũng biết thêm, thật là tốt đẹp. Do đó tôi cũng chúa ghét những người cứ ỡm ỡm ờ ờ, nói là tùy duyên, thực ra là lòe thiên hạ, dấu dốt đó thôi. Biết được chút xíu, chưa rõ đúng sai thế nào mà tưởng là ta đã biết nhiều lắm, đã nắm được huyền cơ vũ trụ rồi không bằng. Tôi kính trọng anh Thiên Sứ vì anh ấy tài giỏi, kiến thức sâu sắc đã đành mà chủ yếu vì tấm lòng của anh ấy với cái chung, sẵn sàng chia sẻ hiểu biết để cùng tiến bộ là chính. Thân mến!
-
VinhL nhầm rồi, chú Gia Nhân chứ. Tôi có tham gia gì đâu? Tôi cũng như VinhL thôi, đang cố tìm tòi nghiên cứu mà!Tôi rất mến nhiệt huyết của VinhL, nhưng phương pháp nghiên cứu của tôi khác nên khi trao đổi đôi khi khó nắm được mạch tư duy của nhau. Đó cũng là lẽ thường tình. Nhưng tôi luôn cổ vũ VinhL trong khả năng của mình. Tôi chỉ thắc mắc là: Giả sử VinhL tìm ra được qui luật sắp xếp các quẻ VV một cách hình thức tượng số thì liệu có ích gì khi không chỉ ra được ý nghĩa, logíc, bản chất, ứng dụng của cách sắp xếp đó. Còn nếu qua qui luật hìng thức tượng số ấy mà có thể suy ra được một cách logic ý nghĩa, bản chất, ứng dụng của cách sắp xếp đó thì quá tuyệt vời.
-
Các bạn thân mến! Khi tôi nói:Tương lai chỉ là một xác suất mà thôi thì điều đó hoàn toàn không phủ nhận tính qui luật của tương lai. Mọi định luật vật lý cũng chỉ đúng trong một xác suất nào đó, cho dù rất cao. Qui luật tương lai do trường khí AD và các qui luật của nó quyết định. Tính xác suất của tương lai do tính ngẫu nhiên của các mầm mống tiềm ẩn trong vũ trụ quyết định. Do đó, định mệnh có thật trong một xác suất nào đó (có thể rất cao). Những luận điểm "trái lẽ thường" này là kết quả khi tôi nghiên cứu học thuyết ADNH chứ không phải là cảm nhận. Nói thực tôi cũng không thích thú gì với những luận điểm đó nhưng nó quá rõ ràng đối với tôi, không thể bác bỏ được. Vài lời bày tỏ.
-
Nếu nói theo học thuyết ADNH trong "Cơ sở học thuyết ADNH" - Vô Trước thì mầm mống của thuyết "tất định" cũng vốn tồn tại sẵn trong Vũ trụ (Đạo bao hàm và bao trùm tất cả). Gặp điều kiện thuận lợi nào đó về thời gian và địa điểm của trường khí AD (điều kiện lịch sử và xã hội) nó đã phát triển thành một học thuyết và gây ra không ít tranh luận ồn ào tốn nhiều giấy mực. Nhưng do không được hỗ trợ bởi trường khí AD vì không phải là chân lý nên những giá trị mới bổ xung cho nó không được tạo ra (xã hội không ủng hộ) đủ bù vào những giá trị cũ của nó bị mất đi (trở về dạng mầm mống tiềm ẩn) nên dần dần nó bị thui chột và sẽ bị quên lãng. Do đó: Tuy vậy, mầm mống của nó vẫn còn tồn tại hoặc do nó chưa mất hẳn nên khi gặp điều kiện thuận lợi của trường khí AD (ví dụ như gặp tư tưởng của bạn chẳng hạn - xin lỗi) nó có thể vẫn phục hồi do giá trị mới lại được tạo ra. Tuy nhiên, tôi tin rằng, do không phản ánh đúng tồn tại khách quan, rốt cục nó cũng mất đi mà thôi (nghĩa là lại trở về trạng thái mầm mống).Theo cách phân tích của tôi ở bài trước thì tương lai chỉ là một xác xuất nào đó cao hay thấp mà thôi. Về nguyên tắc không thể tiên tri một cách chính xác tuyệt đối cho dù trình độ cao tới đâu. Đó chính là cơ sở cho thế giới này phát triển, thú vị, những ý niệm hướng thiện làm tươi đẹp cho thế giới, những tư tưởng xấu xa sẽ tiêu biến dần đi. Con người có thể làm chủ vận mệnh của mình và tác động tới thế giới cho nó tươi đẹp hơn. Sự tương tác của trường khí AD với những mầm mống của vạn sự như vậy cũng chính là cơ sở của thuyết nhân duyên của nhà Phật. Ở đây, duyên chính là trường khí AD trong vũ trụ và các qui luật của nó còn nhân chính là các mầm mống của vạn sự trong vũ trụ. Vì vậy, tôi đã từng phát biểu, Phật học thực chất là sự khai thác tinh tế học thuyết ADNH trong nhân sinh quan, vũ trụ quan của con người. Học thuyết ADNH quả là học thuyết thống nhất tổng quát mà con người đã đánh mất và hiện đang tìm kiếm bởi vì đối tượng nghiên cứu và áp dụng của nó là toàn Vũ trụ tức là mọi thứ tồn tại.
-
Cái này người ta gọi là thuyết tất định. Theo thuyết này thì mọi thứ từ to nhất đến nhỏ nhất đều đã được... an bài sẵn. Mọi ý niệm độc ác hay hướng thiện đều không thay đổi được gì. Rất nhiều học giả, nhất là phương Tây bàn luận và bác bỏ từ lâu rồi. Điều quan trọng là thuyết này đưa đến một triết lý sống rất tiêu cực. Nó trái hẳn với tinh thần học thuyết ADNH.Tất nhiên, người ta vẫn có thể xây dựng nên một học thuyết như vậy. Nhưng nó khó sống lâu vì tính tiêu cực của nó. Hơn nữa, nó không phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại và những minh triết của các trường phái triết học và tôn giáo lớn trên thế giới.
-
Côngly thân mến. Các anh chị em trên diễn đàn thân mến! Ở đây các bạn đã đề cập tới khái niệm định mệnh. Vấn đề này đã được bàn luận và có nhiều trường phái. Gần đây anh Thiên Sứ có cả một quyển sách bàn về định mệnh là "Định mệnh có thật hay không". Tiếc rằng tôi chưa được đọc. Tôi xin dùng những luận điểm trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" của tôi để bàn sơ về vấn đề này. Tôi cho rằng, học thuyết ADNH nếu là học thuyết tổng quát như anh Thiên Sứ khẳng định thì nó phải giải quyết được vấn đề định mệnh mà không cần viện dẫn tới những luận điểm của học thuyết nào khác. Trong "Cơ sở học thuyết ADNH" tôi đã trình bày rằng một sự vật sở dĩ tồn tại, phát triển và tiến hóa được là do cơ chế có những giá trị mới được tạo ra, những giá trị cũ bị mất đi trong quá trình rương tác âm dương. Những giá trị mới đó vốn tồn tại sẵn trong Vũ trụ dưới dạng mầm mống do "Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả" ("Cơ sở học thuyết ADNH" - Vô Trước). Khi gặp điều kiện thuận lợi của trường khí tương tác âm dương, những mầm mống ấy có điều kiện phát triển trở thành hiện thực. Nếu không nó vẫn ở trong dạng mầm mống mà thôi. (Những giá trị đã tồn tại khi gặp điều kiện không thuận lợi trong trường khí tương tác âm dương sẽ dần tiêu biến đi, tức là trở về trạng thái mầm mống trong "Đạo"). Sau đó, chúng lại tham gia vào quá trình tươnh tác âm dương làm sự vật phát triển. Trường khí âm dương trong Vũ trụ cùng các qui luật của nó ở thời điểm này coi như có sẵn, là một tồn tại khách quan và thực tế. Như vậy, vấn đề định mệnh có thật hay không phụ thuộc vào việc những mầm mống giá trị mới trong Vũ trụ (do bản thể của nó là Đạo trùm chứa và bao hàm tất cả) xuất hiện có theo qui luật có thể biết trước được hay không. Nếu bản thể của Vũ trụ là Đạo trùm chứa và bao hàm tất cả thì đương nhiên nó phải bao hàm vô số các qui luật xuất hiện các mầm mống giá trị mới khác nhau. Điều đó có nghĩa là, những mầm mống giá trị mới của sự vật xuất hiện vô số và hoàn toàn mang tính xác xuất. Sự phát triển của sự vật phụ thuộc vào 2 yếu tố: - Yếu tố 1: Trường khí ân dương và qui luật của nó là cái đã có sẵn, đang tồn tại thực tế. - Yếu tố 2: Qui luật xuất hiện của các giá trị mới Nếu sự phát triển của sự vật phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố 1 thì tương lai của nó mang tính xác suất ít hơn. Đó là những sự vật có qui mô lớn, tốc độ thay đổi nhỏ. Nếu sự phát triển của sự vật phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố 2 thì tương lai của nó mang tính xác suất nhiều hơn. Đó là những sư vật có qui mô nhỏ, thốc độ thay đổi lớn. Điều này đồng nghĩa với kết luận: Tương lai của một sự vật có qui mô nhỏ, biến đông nhanh mang tính xác suất hơn tương lai của sự vật có qui mô lớn, biến động chậm. Trên qui mô lớn nhất là toàn vũ trụ thì ta nói, tương lai của Vũ trụ hoàn toàn xác định, nó bất biến. Đó là cơ sở của chân như "không tăng, không giảm, không sinh, không diệt" trong Phật học. Khi qui mô càng nhỏ, tính xác xuất của tương lai càng tăng, và khi đến tầm cỡ hạt electron thì các nhà khoa học phải thừa nhận rằng vị trí của nó trong nguyên tử hoàn toàn xác xuất. Phân tích trên chính là cơ sở cho nghuyên lý bất định Heiydenberg trong vật lý lượng tử. Từ đây có thể kết luận rằng, định mệnh là có thật trong cái tuyệt đối (Vũ Trụ) nhưng không có thật trong cái tương đối. Tính xác xuất của tương lai càng tăng khi qui mô sụ vật càng nhỏ, tốc độ biến thiên lớn. Môn tử vi có thể đoán tương đối đúng số phận một con người nhưng chắc chắn không thể đoán được ngày mai anh ta bước chân trái hay chân phải ra khỏi nhà khi đi chơi! Mong anh em đóng góp ý kiến.
-
Chẳng nhẽ biết đau đớn hay khó khăn thì nhất định định linh hồn phải là vật chất hay sao? Thế giới phi vật chất không biết đau đớn hay khó khăn ư? Chưa chắc đâu bạn ạ!
-
Anh Thiên Sứ đã phát biểu và tôi đồng tình rằng không coi những giải mã truyền thuýet như là những bằng chứng dùng để chứng minh. Những giải mã chỉ nên được coi như những gợi ý cho hướng tư duy thôi. Vì vậy, khi đưa ra luận điểm theo hướng giải mã cần nhấn mạnh những luận cứ chứng minh (và phản biện cũng vậy) mới có tính thuyết phục.
-
Anh Thiên Sứ Kính mến!Cách nạp can theo sách Tàu thì em biết kém lắm, anh giỏi hơn rất nhiều, em không dám trình bày. Em chỉ đọc tham khảo bài viết của anh thôi. Nhưng cách nạp của em thì hoàn toàn không tham khảo sách Tàu về phương pháp luận, chỉ tham khảo kết quả thôi. Kẹt một nỗi là em còn một số cân nhắc trong logic của mình nên cần nghiên cứu thêm, em sẽ pót sau. Anh có thể bảo rằng thế thì lúc ấy hẵng hay, viết trước mà làm gì! Em đã có lời phân trần trước là mong anh nhận xét về mặt kết quả để em hoàn thiện logic của mình. Mong anh thông cảm.
-
Xin lỗi anh Thiên Sứ! Quả thật anh chỉ đặt vấn đề chỉnh sửa cách nạp chi. Em cũng có nghiên cứu vấn đề này, nhưing còn một số điều cần suy nghĩ thêm về lý luận cho chặt chẽ. Khi nào xong, em sẽ pót. Nhưng kết quả có lẽ như sau, mong anh góp ý: Ở cách nạp can chi này, em chưa đưa ra lý luận. Nhưng về mặt hình thức, em xin nêu mấy ý như sau: - Phù hợp với lý luận quái Khôn nạp chi bắt đầu ở Sửu của anh. - Phù hợp với đổi chỗ Tốn Khôn trong Hậu thiên Bát quái Lạc Việt của anh. - Phù hợp đổi chỗ Cấn Chấn trong đồ hình Hà đồ trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" của em trên diễn đàn. - Phù hợp qui luật thứ tự vận động của các Thiên can trên đồ hình ở trên: Tuy nhiên có nhiều sai lệch về can, chi so với cách nạp của anh ở các quái Khàm, Chấn, Cấn, Ly, Tốn, Đoài. Chỉ giống ở mỗi 2 quái Càn và Khôn mà thôi. Kính anh!