Vo Truoc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    787
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    13

Everything posted by Vo Truoc

  1. Nói thế nào Rubi cũng nhất định không chịu hiểu.Tôi thật ... bó tay!
  2. Sao Rubi cứ hay gán cho tôi những suy nghĩ không phải của tôi một cách vội vàng thế nhỉ? Tôi chưa bao giờ nói là hiện nay đang tôi dùng học thuyết ADNH soi sáng Đạo Phật cả. Tôi chỉ nói, khi đưa ra phương pháp diệt khổ mới đó, tôi mới nhận thấy nó có tinh thần của logic ADNH. Đó chỉ là một nhận xét khi thấy sự thú vị mà thôi. Nhưng cũng không loại trừ khả năng có thể dùng học thuyết ADNH để nghiên cứu Đạo Phật, bởi vì, theo tôi, học thuyết ADNH là học thuyết tổng quát bao trùm tất cả, thì đương nhiên, nó bao trùm cả Đạo Phật. Hơn nữa, theo quan điểm cá nhân tôi, Đạo Phật là sự ứng dụng của học thuyết ADNH (tất nhiên khi chưa thất truyền hoặc từ cao nhân nào đó xưa kia thông tỏ nó) một cách tuyệt vời trong khía cạnh nhân sinh quan. Nhưng đó là việc sau này khi học thuyết ADNH lấy lại được vị trí xứng đáng của nó. Khi phát biểu, nhất là khi nhận xét quan điểm của người khác, Rubi nên cẩn trọng hơn, xem lại xem, mình đã hiểu đúng ý họ muốn nói chưa.
  3. Sao Rubi cứ hay gán cho tôi những suy nghĩ vội vàng thế nhỉ. Tôi chưa bao giờ nói là hiện nay đang tôi dùng học thuyết ADNH soi sáng Đạo Phật cả. Tôi chỉ nói khi đưa ra phương pháp diệt khổ mới đó, tôi mới nhận thấy nó hơi có tinh thần của logic ADNH. Đó chỉ là một nhận xét khi thấy một sự thú vị mà thôi. Nhưng cũng không loại trừ khả năng có thể dùng học thuyết ADNH để nghiên cứu Đạo Phật, bởi vì, theo tôi, học thuyết ADNH là học thuyết tổng quát bao trùm tất cả, thì đương nhiên, nó bao trùm cả Đạo Phật. Hơn nữa, theo quan điểm cá nhân tôi, Đạo Phật là sự ứng dụng của học thuyết ADNH (tất nhiên khi chưa thất truyền hoặc từ cao nhân nào đó xưa kia thông tỏ nó) một cách tuyệt vời trong khía cạnh nhân sinh quan. Nhưng đó là việc sau này khi học thuyết ADNH lấy lại được vị trí xứng đáng của nó. Khi phát biểu, nhất là khi nhận xét quan điểm của người khác, Rubi nên cẩn trọng hơn, xem lại xem, mình đã hiểu đúng ý họ muốn nói chưa.
  4. Rubi viết Tôi chẳng phải người tu tại chùa, chẳng phải người tu tại gia, tôi chỉ tu tại tâm. Tôi là người rất ngưỡng mộ Đạo Phật. Vô Trước viết: Và do đó, tôi luôn coi trọng kinh sách. Bằng con đường kinh sách tôi mới đến và hiểu được cái tuyệt vời vĩ đại của Đạo Phật. Đặc biệt, tôi càng khâm phục hơn tính công bằng, khách quan, bao dung của Phật pháp, nhất là tinh thần tự do, vô trụ, vô trước của những người Phật tử chân chính: Những điều tôi đã trình bày luôn theo đúng tinh thần đó của Phật giáo. Vì thế, tôi không bao giờ chê bai kinh sách và những người lấy kinh sách làm bản đồ Phật giáo, lại càng không phủ định hình thức tu hành của họ. Tôi ca ngợi họ còn sợ không đủ lời. Vì thế, Rubi viết: Là thiếu hiểu biết hay cố tình hiểu sai, “Hàm huyết phun nhân”. Cổ nhân đã nói: “Hàm huyết phun nhân, Tiên ô tự khẩu” Cũng chính vì theo đúng tinh thần Phật tử chân chính trên mà tôi nhìn thấy những hạn chế của phương pháp diệt khổ mà Đạo Phật chủ trương từ trước tới nay. Vì thế, tôi đã đầu tư rất nhiều suy nghĩ để đề xuất một phương pháp hiệu quả hơn trên con đường thực hiện mục tiêu của chính Đạo Phật là diệt khổ. Điều đó chỉ tôn vinh thêm Đạo Phật. Phương pháp của tôi, xét cho cùng cũng chỉ là một pháp môn trong Phật giáo mà thôi. Điều tôi chê bai ở đây là những người bảo thủ, câu nệ, nô lệ quá đáng vào kinh sách, họ chẳng bao giờ có được tự do thực sự chứ nói gì đến diệt khổ, giải thoát. Những công phu mà họ bỏ bao sức lực cũng chỉ vô ích hoặc hiệu quả rất thấp mà thôi. Cái gì mà chả có hạn chế của nó. Anh Thiên Sứ đã từng viết: Nếu không có tinh thần Vô trước, mà câu nệ kinh sách, không nhìn ra những hạn chế của kinh sách trước đó thì chính Đức Phật cũng chẳng đắc đạo, Đạo Phật cũng không có ở trên đời, làm gì có Thiền tông, Phật Đại thừa, làm gì có Hậu Thiên Bát quái Lạc Việt, Lục thập Hoa giáp Lạc Việt, làm gì có lịch sử 5000 năm văn hiến Lạc Việt một thời huyền vĩ nam sông Dương tử…. Tôi cũng chẳng chê bai ai không thể nhìn ra mặt hạn chế của phương pháp diệt khổ, vì căn cơ, nhân duyên mỗi người khác nhau. Tôi chỉ chê bai những người làm nô lệ kinh sách, ra sức phủ định những cái mới manh nha còn đang yếu ớt, cần được chăm sóc nâng niu. Họ mới chính là những người trong khi làm tổn hại Đạo Phật lại đang cao giọng nói là bảo vệ Phật pháp. Nhìn ra hạn chế không phải chê bai hay phủ định mà chính là làm cho tốt hơn, rực rỡ hơn. Không ai nói Einstein chê bai Niuton cả, mà Einstein nói Niuton là người khổng lồ mà ông được may mắn đứng trên vai. Chẳng ai nói đứa con nhìn thấy và sửa chữa sai lầm của bố mẹ là bất hiếu cả, mà những người chân chính luôn cho đấy là đại hiếu.
  5. Rất hay, Rubi, nhưng tôi thấy sắp xếp như thế này hợp lý hơn, vì tôi sinh sau Einstein mà! Còn đây là ý kiến của Vô Trước:
  6. Thử hỏi, cái gì đã làm này sinh tâm nguyện của Đức Thích Ca Mâu Ni từ bỏ mọi vinh hoa phú quí khi ngài đang là Thái tử kế vị để bước vào con đường tu hành? Theo chính kinh sách, là do Ngài thương xót khi nhìn thấy nỗi khổ mênh mông của chúng sinh ngày càng trầm trọng. Đến khi đắc đạo, cũng chính vì thương xót chúng sinh vẫn ngập chìm trong bể Khổ mà Ngài phát tâm hoành dương Phật Pháp phổ độ chúng sinh. Tuyên bố đầu tiên về học thuyết của mình, Ngài khẳng định rằng đây là Đạo Diệt khổ. Bài thuyết pháp đầu tiên của Ngài với chúng sinh là Tứ Diệu Đế bàn về Khổ, nguyên nhân và cách diệt Khổ. Sau này, các pháp môn Ngài truyền dạy rất phong phú và thâm sâu vô cùng, nhưng chỉ những yếu tố nào phục vụ cho diệt khổ mới được Ngài giảng giải kỹ lưỡng nhất, những yếu tố khác, không thiết thực lắm cho diệt khổ Ngài đều gác lại hoặc chỉ nói qua. Xét cho cùng, những pháp môn đó được Ngài giảng dạy chỉ nhắm tới mục tiêu diệt khổ, do đó, cũng chỉ là những biện pháp diệt khổ mà thôi. Vì thế, mục tiêu ban đầu và cuối cùng của Đạo Phật là Diệt khổ. Khi Khổ đã bị diệt triệt để thì đạt được Giải thoát. Nói cách khác, giải thoát chính là kết quả của diệt khổ. Nếu không còn khổ thì có nghĩa là đã Giải thoát. Chính vì thế, tôi viết rằng, khi đã diệt hết khổ rồi thì cần gì giải thoát vì, giải thoát đã có rồi không cần cầu giải thoát nữa. Đó chằng phài sai lầm mà chính là chân lý. Đó chẳng phải không hiểu Đạo Phật mà là hiểu Đạo Phật một cách sâu sắc. Vì vậy, khi bàn đến diệt khổ cũng chính là bàn đến con đường giải thoát. Sau hơn 2500 năm ra đời, bằng quá nửa thời gian của văn minh nhân loại, với biết bao đóng góp của các trí tuệ siêu việt nhất của nhiều thế hệ đông đảo Phật tử nối tiếp nhau, cái Khổ trên thế gian này chẳng hề vơi đi, mà ai cũng thấy là ngày càng phổ biến, trầm trọng mà thậm chí còn tiến tới nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại. Thế mà vẫn khư khư ôm lấy kinh sách, giáo điều, không thừa nhận mặt hạn chế về thiếu hiệu quả của phương pháp diệt khổ thì thật là mê muội, bảo thủ, chẳng đúng tinh thần của chính Đạo Phật. Thế mà nay, có người nhận thấy mặt hạn chế đó, chẳng quản sức mình có hạn, cố gắng suy nghĩ, tìm ra một phương pháp diệt khổ khác hiệu quả hơn, ngõ hầu chung tay cùng Đạo Phật diệt hết khổ cho nhân loại thì lại câu chấp vào giáo lý, câu từ, kinh sách, chẳng xem xét đúng sai thực chất, ra sức bắt bẻ, bài bác…. thì thật là cái mê muội, bảo thủ đã đến cùng cực rồi vậy!
  7. Rubi viết: Cầu mà không được thì khổ.Yêu mà phải xa nhau là khổ. Ghét mà phải đối diện là khổ. Ba cái khổ não này rõ ràng là cái khổ do ý muốn (Y - cầu mong, muốn gần, muốn không gặp) không được khả năng thực hiện (X - đạt được, gần nhau, xa nhau) đáp ứng, tức là Y < X hay Z < 0, phù hợp với định nghĩa của tôi. Nếu muốn tránh 3 cái khổ này thì chỉ cần: Hoặc nâng cao khả năng (thực hiện được mình cầu, có thể gần nhau, có thể xa nhau) hoặc từ bỏ, điều chỉnh ý muốn ( giảm cầu cho phù hớp với điều kiện, không mong gần nữa, không sợ gần nữa) là đủ. Không nhất thiết thực hiện con đường quá chông gai theo Đạo Phật là không có nhu cầu nữa, không yêu nữa, không ghét nữa. Sinh, bệnh, già mà chết là khổ do người đời có mong muốn trường sinh, bất lão, không bệnh. Mong muốn đó quá lớn so với năng lực của họ vì họ vẫn phải già bệnh và chết (Z < ). Muốn dệt nỗi khổ này, người ta cần đều chỉnh ý muốn: Không sợ chết nữa, coi chết như về, coi đó như là qui luật tất yếu, bình thường của chúng sinh, hoàn thành mỹ mãn những trách nhiệm trong cuộc sống, coi cái chết như là bắt đầu một giai đoạn mới có thể có rất nhiều thú vị ...; Giũ dìn sức khỏe, sống thật dưỡng sinh, học hành y thuật, coi bệnh là điều tất yếu, bình thường, thấy rằng còn nhiều người khác bệnh hơn, ...; Vui thú tuổi già, giữ dìn sức khỏe, nuôi dạy con cái nên người, ...; Không nhất thiết phải theo con đường quá khó khăn của Đạo Phật là đạt được Giải thoát. Vể ngũ dục, muốn khỏi khổ chỉ cần điều chỉnh cái dục ấy cho phù hợp với điều kiện, khả năng hiện tại là đủ. Ví dụ như về tài sản. Một mặt nâng cao năng lực, trình độ làm kinh tế một cách chân chính, mặt khác đièu chỉnh tham vọng, mục tiêu cho phù hợp với năng lực ấy, ... là khỏi khổ. Không nhất thiết phải từ bỏ gia tài vào núi tu hành. Nói chung, mọi nỗi khổ khác đều có thể phân tích tương tự, là tương quan giữa khả năng và ý muốn làm cho Z < 0 mà thôi. Chẳng bao giờ tôi nói. vì Đạo Phật không đem đến cho mỗi chung sinh có được ngũ dục mà do đó Đạo Phật có sự hạn chế hiệu quả. Tôi chỉ đề nghị một phương pháp khác hiệu quả hơn, dễ thực hiện hơn đối với quảng đại chúng sinh để diệt khổ (hay thoát khổ) mà thôi. Phương pháp này cũng chẳng dễ thực hiện đâu, nó chỉ dễ hơn thôi. Rubi viết: Có thể Đạo Phật chú trọng nhiều hơn vào giải thoát nên có hạn chế về phương pháp diệt khổ. Còn tôi đã nói trước, lý luận của tôi không bàn giải thoát, chỉ bàn diệt khổ và diệt khổ hiệu quả hơn. Như vậy, mặt hạn chế này (diệt khổ) là mặt hạn chế của Đạo Phật chứ không phải của lý luận của tôi. Còn mặt hạn chế của lý luận của tôi là không bàn giải thoát (bởi vì đó không phải là mục tiêu của nó)Đạo Phật là Đạo giải thoát. Đồng ý, nhưng tôi không bàn về khía cạnh giải thoát. Không nên lẫn lộn chỗ này. Tôi chỉ bàn đến diệt khổ mà thôi. Đạo Phật là Đạo giải thoát bởi vì còn khổ. Nếu hết khổ cần gì giải thoát? Nếu không có cách nào khác thì muốn khỏi khổ cần theo con đường giải thoát tuy nó rất khó khăn. Nhưng nếu diệt được khổ bằng phương pháp khác tuy cũng khó nhưng dễ hơn nhiều thì hà cớ gì mà cần giải thoát?
  8. Rubi viết: Tôi đồng ý. Nhưng theo tôi, chưa tới một phần triệu người thực hiện được công thức này. Hiệu quả như vậy là quá thấp.Rubi viết: Nếu chỉ xét đối với một cá nhân ở một thời điểm thì đúng vậy. Tôi xin lưu ý một điều là tôi đang bàn đến diệt khổ cho cá nhân. Không bàn đến giải thoát. Cũng không bàn đến diệt khổ cho xã hội. Tôi cũng chỉ nói về hạn chế của Đạo Phật ở khía cạnh hiệu quả cho quảng đại chúng sinh. Những vấn đề còn lại có lẽ sẽ bàn đến vào dịp khác. Tôi nhấn mạnh mấy ý ấy vì thấy xu hướng hiểu nhầm cho là tôi phủ nhận Đạo Phật, lý luận của tôi là về giải thoát cho mọi chúng sinh. Điều này không đúng làm mất thời gian và tạo cảm giác không thân thiện.
  9. Theo tôi, có một thế giối Phi vật chất tồn tại song song, thậm chí không ngừng tương tác với thế giới con người chúng ta, mà ở đâu ta cũng thấy dấu vết của nó nhưng ta cứ cố chấp không tin, gọi đó là mê tín dị đoan. Thế giới đó cũng sôi động không kém thế giới chúng ta, nhung chúng ta còn rất thiếu hiểu biết về chúng (không nhất thiết "có những cách sống,có những quy tắc y hệt như trên trần", có thể cao hơn, thấp hơn hay có những cái ta chẳng có mảy may ý niệm nào). Vào thời xa xưa, Tổ tiên ta đã có thể có phương pháp chủ động giao thiệp với thế giới đó nhưng nay có lẽ đã thất truyền, chỉ còn rơi rớt lại một số nghi lễ mà ta bài xích. Hoặc có thể một số người bẩm sinh có năng lực đó hay do thế giới đó chủ động liên hệ với chúng ta thông qua các cá nhân đó.Những luận điểm trên tôi có được khi nghiên cứu học thuyết ADNH chú không phải hoàn toàn phi logic. Đừng cho rằng những gì ta không biết thì không tồn tại.
  10. Rubi Thân mến. Vô Trước viết: Qua đây, Rubi cũng thấy rằng, cái lý luận của tôi không nhằm tới cái tuyệt đối mà chỉ nhắm vào quảng đại chúng sinh vốn có tư duy không quá sắc sảo, khó lĩnh hội cái tột cùng của Đạo Phật.Rubi thử đem những lời của mình sau đi nói với 10 người hỏi có mấy người hiểu được: Vị giáo sư kến thức uyên bác khi giảng bài cho học sinh phải tính đến giới hạn của chương trình phù hợp với đối tượng mới có hiệu quả và được coi là vị giáo sư giỏi. Nếu không thì Giáo sư có uyên bác đến đâu cũng chỉ có toàn học sinh không lên lớp được.Rubi viết: Qua câu này ta thấy, con người đó tuy biết được đạo giải thoát nhưng họ không có khả năng nhận thức hay thực hành đạo giải thoát đó. Họ vẫn chìm đắm vào những mong muốn, dục vọng ngày càng cao hơn khả năng của họ. Rõ ràng khả năng (X - năng lực nhận thức, hành động) của họ nhỏ hơn ý muốn (Y- dục vọng, mong muốn hết khổ) làm cho Z < 0 thì họ khổ là lẽ đương nhiên.Do đó, Rubi viết: là không có cơ sở.Các ACE thân mến! Khi tôi đưa vấn đề này lên diễn đàn thì đương nhiên tôi đã khảo sát rất nhiều tính đúng đắn của nó qua những ví dụ khác nhau, trong cuộc sống và trong kinh sách. Tôi chưa từng thấy có ví dụ nào mâu thuẫn với định nghĩa đó. Mong ACE tìm giúp. Tôi cũng nhắc lại là lý luận của tôi có mục tiêu hướng tới quảng đại chúng sinh trong diệt khổ, chuẩn bị một bước cho họ tiến tới chân lý chứ không nhắm trực tiếp đến chân lý, giải thoát. Tôi cho rằng, nó hiệu quả hơn cách truyền thống của Đạo Phật bấy nay đối với quảng đại chúng sinh trong mục tiêu diệt khổ. Còn đối với bậc cao thì vạn sự (Khổ, Hạnh phúc, giải thoát, Tham, Sân, Si, ... ) đều không thực có thì làm gì phải Giải thoát hay Diệt khổ.... Những điều tôi viết không nhắm đến các bậc khả kính này vì họ không cần tới.
  11. Anh chị em trên diễn đàn thân mến! Khi đưa ra những lưận điểm khác với học thuyết vĩ đại như Đạo Phật về vấn đề diệt khổ - vấn đề mục tiêu mà hàng mấy ngàn năm Đạo Phật chú tâm giải quyết, đã hình thành những quan niệm, cách hiểu như những lối mòn - tôi biết rằng sẽ có nhiều phản đối. Để tránh hiểu lầm, một lần nữa, tôi xin nhắc lại, đối với tôi, Đạo Phật luôn là học thuyết mà tôi hằng kính ngưỡng, đánh giá cao nhất trong tất cả các học thuyết mà tôi từng được biết. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni là người tôi kính phục nhất trong tất cả các vĩ nhân tự cổ chí kim. Đặc biệt, tôi luôn tâm niệm một lời của Đức Phật, đại ý: “ Các ngươi đừng tin lời ta chỉ vì kính trọng ta mà các ngươi phải kiểm tra lời ta nói cẩn thận như các ngươi kiểm tra vàng thật hay giả. Các ngươi hãy tin lời ta khi sau khi kiểm chứng các ngươi thấy thực sự là đúng” Người học Phật phải có tinh thần tự do, không nên lệ thuộc vào một kinh sách nào, một giáo lý nào; Phá trừ kiến chấp, mở rộng tâm hồn, trí não nên có thể thông cảm với tất cả mọi giáo lý khác. Người học Phật phải có tinh thần Vô trước, không nên để mình bị ràng buộc, bị dính mắc vào đâu cả, dù là đối với chân lý … Tinh thần đó chính là tinh thần của người Phật tử chân chính khi học hỏi. Trên tinh thần ấy, không để mình dính mắc vào bất cứ điều gì, kể cả với kinh điển Đạo Phật, tự mình tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng: Đúng như tuyên bố ban đầu của Đức Phật, Đạo Phật trước tiên và cuối cùng là học thuyết diệt khổ. Tất cả những luận điểm chính được Đạo Phật đưa ra như Vô ngã, Vô thường, Luân hồi, Nhân quả, Thập nhị nhân duyên, Nghiệp chung, Nghiệp riêng, Hằng và Chuyển, Duy thức luận, Thực tướng ấn, Bình đẳng quan, Bát chánh Đạo, Niết bàn, cho đến Ngã quỉ, Địa ngục, Ta bà, … đều xoay quanh mục tiêu diệt khổ. Những quan điểm đặc sắc, tinh tế của các lĩnh vực này có thể được khai thác ở nhiều khía cạch, nhưng Đạo Phật đặc biệt chú ý vào những khía cạch có thể hướng chúng sinh vào mục tiêu diệt khổ, còn các khía cạnh khác Đạo phật không bàn hoặc bàn đến rất ít. Còn những học thuyết khác khai thác được những luận điểm đó của Đạo Phật để phục vụ cho mục tiêu của họ thì lại là chuyện khác. Tuy những luận điểm đó của Đạo Phật rất hay, sâu sắc và tinh tế, nhưng tôi vẫn thấy rằng, nó quá nhấn mạnh đến cái tuyệt đối và do đó có thể chỉ thích hợp với một số ít cá nhân rất suất sắc còn rất khó khăn cho quảng đại chúng sinh. Cái quá ư thâm sâu của Đạo Phật vốn là ưu điểm nhưng ở khía cạnh đối với quảng đại chúng sinh có khi lại là mặt hạn chế. Cái đó gọi là mặt hạn chế của ưu điểm. Vẫn biết rằng, Đạo Phật cũng tùy đối tượng mà thuyết pháp, nhưng phần giảng cho chúng sinh bình thường thì, theo tôi, không suất sắc lắm và hiệu quả còn hạn chế vì còn hơi nặng vào hướng tới mức cao, hướng tới cái tuyệt đối, khó tiếp thu, chưa phù hợp với hoàn cảnh riêng của mỗi người. Tất nhiên, hướng tới mức cao là tốt nhưng cần phương pháp hiệu quả hơn. Đó là lý do mà sau hơn 2500 năm Đạo Phật ra đời, bất chấp bao cố gắng của nhiều thế hệ Phật tử suất sắc, mà khổ não của chúng sinh ngày càng mênh mông khốc liệt. Suy nghĩ về biện pháp làm sao diệt khổ hiệu quả hơn nên tôi mới đưa ra lý luận diệt khổ như trên. Thực ra lý luận này không mâu thuẫn với các quan điểm của Đạo Phật, chỉ là một góc nhìn khác, cũng không có gì mới, cổ nhân đã nói tới dưới rất nhiều hình thức. Ở đây tôi chỉ logic hóa lại mà thôi. Một quan điểm mới đưa ra đương nhiên sẽ gặp nhiều phàn bác, tôi luôn hiểu rõ điều đó. Tôi chỉ đề nghị ACE phản bác trên tinh thần học thuật, có nghĩa là mỗi ý kiến cần có logic chặt chẽ chứ không nên dựa vào quan điểm chủ quan hoặc đơn giản là sách này hay sách kia, người này hay người kia có quan điểm như thế nào, cho dù đó là những bộ kinh sách hay những vĩ nhân. Về lý luận diệt khổ của tôi thì định nhĩa: “ Khổ là trạng thái cảm nhận của con người nảy sinh khi khả năng không đáp ứng được ý muốn của người đó”. Là luận điểm then chốt. Nếu các bạn muốn phản bác thì chỉ cần chỉ ra được dù một ví dụ về cái khổ không thỏa mãn định nghĩa này là đủ, toàn bộ lý luận của tôi sẽ sụp đổ. Tôi chỉ lưu ý rằng, khái niệm “khả năng”. “ý muốn” trong định nghĩa này là phải hiểu theo nghĩa rộng, tinh tế của nó chứ không phải đơn thuần vật chất. Tôi cũng đang chờ đợi những phản bác mang tính học thuật để được mở mang kiến thức, hoàn thiện nhữnh gì mình còn nông cạn. Rubi và Vô Thường thân mến! rất cảm ơn các bạn đã quan tâm trao đổi học thuật. Chỉ tiếc là với tôi, những trao đổi đó mang nặng tính quan điểm chủ quan mà thiếu logíc học thuật nên tôi không biết phải trả lời bạn thế nào cho phải. Tôi cũng mong những phản bác mang tính học thuật của các bạn.
  12. Anh Thiên Sứ viết: Dù có lý do gì đi nữa, tôi vẫn cho rằng, một học thuyết vẫn cần tính hiệu quả của nó. Nếu chưa đạt được hiệu quả cao thì dù hay đến đâu, đó cũng vẫn là hạn chế.Tôi xin trình bày tiếp tục những suy nghĩ của mình về vấn đề này tiếp theo bài viết trước. Muốn diệt Khổ, trước tiên ta phải biết Khổ là gì. Đây là luận điểm then chốt quyết định sự triển khai tư duy tiếp theo. Vấn đề này Đạo Phật đã trình bày hết sức tinh tế và sâu sắc trong Khổ đế. Thống nhất với những phân tích đó của Đạo Phật, nhưng dưới một góc nhìn khác, tổng hợp những nhận thức và kinh nghiệm của bản thân mình, tôi xin đưa ra định nghĩa như sau: “ Khổ là trạng thái cảm nhận của con người nảy sinh khi khả năng không đáp ứng được ý muốn của người đó”. Trong định nghĩa này, “khả năng” và “ý muốn” cần phải được hiểu theo nghĩa rộng và tinh tế chứ không đơn thuần là vật chất, thô thiển. Thật ra, để hiểu rõ hơn định nghĩa này cần phân tích nhiều trường hợp khác nhau của Khổ, nhưng trong giới hạn phạm vi bài viết, tôi mong ACE tự khảo sát. Như vậy, khi khả năng nhỏ hơn ý muốn, con người sẽ cả thấy khổ. Ý mốn càng cao, khi khả năng không đáp ứng thì sự khổ não càng lớn. Khi khả năng quá nhỏ so với ý muốn thì ngoài khổ não còn có cảm giác tuyệt vọng xuất hiện. Khi khả năng nhỏ hơn ý muốn không nhiều thì khổ não đi kèm tiếc nuối…. “ Hạnh phúc là trạng thái cảm nhận của con người nảy sinh khi khả năng đáp ứng được ý muốn của người đó”. Như vậy, khi khả năng lớn hơn ý muốn, con người sẽ cả thấy hạnh phúc. Khi khả năng quá lớn so với ý muốn thì ngoài hạnh phúc còn có cảm giác nhàm chán xuất hiện. Khi khả năng lớn hơn một ý muốn mãnh liệt không nhiều thì hạnh phúc thật là to lớn. … Tóm lại, tương quan giữa khả năng và ý muốn là nguyên nhân, nguồn gốc của khổ não và hạnh phúc. Để đơn giản hóa lý luận, ta thử dùng phương pháp diễn đạt toán học mô tả logic trên về cái Khổ như sau: Giả sử gọi X là đại lượng đặc trưng cho khả năng của một con người, Y là đại lượng đặc trưng cho ý muốn của người đó. Lập hiệu số: Z = X – Y Khi Z>= 0, khả năng đáp ứng được ý muốn, trạng thái khổ não không xuất hiện, thay vào đó là trạng thái hạnh phúc. Chất lượng của trạng thái hạnh phúc này phụ thuộc vào độ lớn của Y và Z. Nếu Z quá lớn, kèm với hạnh phúc là sự nhàm chán. Nếu Z không quá lớn thì hạnh phúc sẽ tràn trề khi Y lớn, sẽ nho nhỏ khi Y nhỏ. Khi Z < 0, khả năng không đáp ứng được ý muốn, trạng thái khổ não xuất hiện. Đặc tính của sự khổ não này phụ thuộc vào giá trị của Z và Y. Nếu Z quá âm, đi kèm khổ não là tuyệt vọng. Nếu Z không quá âm, khổ não sẽ lớn lao cùng tiếc nuối khi Y lớn, sẽ chỉ là khó chịu khi Y nhỏ. Vì vậy, muốn diệt được Khổ chúng ta chỉ cần làm cho Z >= 0 là đủ. Vì Z là một hiệu số: Z = X – Y nên, để điều chỉnh Z chúng ta có 2 phương pháp: Điều chỉnh khả năng X và điều chỉnh ý muốn Y để cho Z >= 0. Trên cơ sở đó, để diệt khổ, trong cuộc sống chúng ta cần: - Một mặt không ngừng nâng cao năng lực (X) của mình về mọi mặt bằng con đường phấn đấu học hỏi, nghiên cứu, lao động, phấn đấu, tu dưỡng đạo đức, gúp đỡ mọi người, … - Mặt khác luôn rèn luyện khả năng làm chủ ham muốn (Y) của bản thân, giữ sao cho lòng ham muốn đó không bao giờ vượt quá khả năng cho phép (X) bằng nhiều con đường tu tập, rèn luyện khác nhau, mà theo tôi, hay nhất là con đường mà Đạo Phật đã dày công khai phá. Nếu chúng ta thực hành được như thế thì cũng coi như chúng ta đã hoàn toàn diệt khổ. Nói thì đơn giản nhưng thực hành được hai điều đó cũng không hề đơn giản. Theo Đạo Phật, nguồn gốc sâu xa của Khổ chính là Vô minh (một khái niệm mà muốn hiểu nó cũng hết sức khó khăn đối với những tư duy bình thường) và Đạo Phật đề ra nhiều luận điểm hết sức tinh tế, cao siêu, nhiều phương pháp tu tập hữu ích để quét sạch Vô minh mà suy cho cùng, cái chính là tiêu trừ được ham muốn của bản thân, diệt được bản ngã, Vọng tâm. Nói cách khác là làm cho Y = 0. Khi Y = 0 thì đương nhiên Z = X – Y >= 0 và do đó cái Khổ bị tiêu diệt. Như vậy, con đường diệt Khổ của Đạo Phật là con đường làm cho Y = 0. Con đường này quá lý tưởng, và do đó, quá khó khăn đối với quảng đại chúng sinh. Đó là lý do dẫn đến tính thiếu hiệu quả của Đạo Phật trong mục tiêu diệt Khổ. Thực ra, để diệt Khổ không nhất thiết phải làm cho Y = 0 mà chỉ cần sao cho Y <= X là đủ, và đó là con đường mà người viết đề nghị. Rõ ràng con đường này cũng đạt đến mục tiêu Diệt Khổ, tuy không hề đơn giản nhưng mức độ khó khăn đã giảm đi rất nhiều, kết quả là có thể rất nhiều người có khả năng thực hiện được diệt khổ trong chính cuộc đời ngắn ngủi của mình. Do đó, chắc chắn, tính hiệu quả tăng lên rất nhiều trên con đường diệt khổ. Hơn nữa, với góc độ này, chúng ta còn có một ý thức rõ ràng về hạnh phúc (Khi Z >= 0) để mưu cầu nó và khi quan niệm đúng thì đời không chỉ là bể khổ như nhiều Phật tử hay nói mà đời còn là đại dương hạnh phúc. Để so sánh một cách hình tượng, tôi xin nêu một ví dụ nhỏ: Một ngày kia có người hỏi bạn: Có bao nhiêu hạt cát trong đống cát bạn vừa xe về chuẩn bị xây nhà. Để trả lời câu hỏi đó bạn có hai phương pháp: - Phương pháp 1: Bạn ngồi đếm từng hạt cát cho đến khi hết đống cát. Rõ ràng phựơng pháp này chắc chắn thàng công và bạn có thể đưa ra kết quả chính xác nhất về số lượng hạt cát trong đống cát đó. - Phương pháp 2: Bạn lấy 1cm3 cát và ngồi đếm số hạt cát trong 1cm3 đó. Sau đó bạn tính xem thể tích đống cát đó là bao nhiêu cm3 rồi nhân với số hạt cát bạn vừa đếm được thì ra số hạt cát trong đống cát. Rõ ràng phương pháp 2 cho kết quả chỉ là gần đúng, không chính xác bằng phương pháp 1 nhưng khả thi hơn. Phương pháp 1 chắc chắn được và cho kết quả chính xác tuyệt đối nhưng không khả thi và chẳng ai làm được. Nếu Diệt khổ cũng khó khăn như việc xác định số hạt cát trong đống cát thì Đạo Phật đề nghị với bạn phương pháp 1 còn người viết đề nghị với bạn phương pháp 2. Anh Thiên Sứ viết: Nếu chú ý, hẳn anh cũng nhận thấy phương pháp phân tích trên của em cũng mang nặng phương pháp luận của học thuyết ADNH đấy ạ. Hạnh phúc, diệt khổ là sự cân bằng âm dương hài hòa giữa "khả năng" và "ý muốn". Xưa nay em vẫn luôn đánh giá rất cao Đạo Phật, nhưng không phải vì thế mà em không chú ý tới mặt hạn chế này. Điều đó cũng rất phù hợp với tinh thần Phật học.
  13. Anh chị em trên diễn đàn thân mến! Anh Thiên Sứ Viết: Để nối tiếp mạch ý tưởng này, tôi xin trình bày những suy nghĩ của tôi cùng ACE tham khảo: Trong các học thuyết mà con người có thể nghĩ ra được, theo tôi, Đạo Phật là một học thuyết tuyệt vời nhất còn được lưu truyền cho tới ngày nay. Về cái hay của Đạo Phật về bất cứ phương diện nào cũng mênh mông như bể, sâu sắc vô cùng, khó mà hiểu hết chứ đừng nói là có thể phân tích hết ra được. Nhưng thôi, chúng ta hãy dừng nói về cái hay của Đạo Phật vì đã có không biết bao nhiêu người đã viết về nó mà vẫn chưa hết, ta thử bàn về mặt hạn chế xem sao. Lần đầu tiên khi truyền bá học thuyết của mình, Phật Tổ đã khẳng định, Đạo của Người là Đạo diệt khổ và đưa ra Tứ Diệu Đế là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế bàn về: Khổ và nguyên nhân của Khổ, cách diệt Khổ và cái đạt được sau đó, y như một lương y bắt mạch chữa bệnh cho nhân loại vậy. Tựu trung trong tất cả các luận điểm của Đạo Phật, cho dù cao siêu đến đâu cũng xoay quanh mục tiêu Diệt Khổ này. Diệt khổ cho nhân loại đầu tiên phải xuất phát từ diệt khổ cho mỗi cá nhân. Tuy vậy, sau hơn 2500 năm đã qua, dù học thuyết của Phật tổ có hay đến đâu, dù có sự đóng góp của biết bao trí tuệ siêu việt từ nhiều thế hệ phật tử suất sắc nhất, thì đến ngày nay, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, kết quả của Đạo Phật cũng còn rất hạn chế. Có thể nói, về mặt cá nhân, hàng triệu người thực hành theo con đường của Phật tổ cũng không mấy người được thành tựu cuối cùng, không mấy người diệt được khổ. Về mặt xã hội, bao nhiêu thời đại qua đi cũng không thấy xã hội nào hết được khổ đau dù trong thời gian ngắn. Đấy là tôi chưa nói đến những điểm sáng thành công ngày càng ít ỏi. Vì vậy, theo tôi, một trong những hạn chế của Đạo Phật là tính hiệu quả không cao trong mục tiêu của nó là diệt khổ. Con người ngày càng tha hóa, xã hội ngày càng nhiễu nhương, cái khổ không giảm đi mà ngày càng khủng khiếp chẳng nhẽ không phải là những ví dụ cho tính thiếu hiệu quả của Đạo Phật đối với quảng đại chúng sinh, ít nhất là về mặt phương pháp thực hành, hay sao? Vậy, xuất hiện một câu hỏi tự nhiên rằng, liệu có tồn tại một học thuyết Diệt khổ khác hiệu quả hơn, hay ít nhất, một phương pháp diệt khổ khác với phương pháp của Đạo Phật mang lại hiệu quả tốt hơn hay không? Rõ ràng là chúng ta không thể kết luận chủ quan rằng, không tồn tại một phương pháp như thế. Bạn có thể chất vấn tôi rằng, nếu tồn tại phương pháp diệt khổ hiệu quả hơn thì anh hãy chỉ ra đi! Tôi không giám cuồng vọng, nhưng cũng cố theo tinh thần Vô trụ, Vô trước của nhà Phật để trình bày suy nghĩ của mình cho anh chị em trên diễn đàn cười cợt như sau: Trước tiên, tôi sẽ không bàn đến diệt khổ cho xã hội vì sẽ động chạm đến những vấn đề chính trị không thích hợp với qui định của diễn đàn này. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp tôi sẽ xin trình bày với anh chị em quan tâm suy nghĩ của mình về vấn đề này trong một điều kiện khác. Tôi chỉ xin trình bày diệt khổ về phương diện cá nhân mà thôi. (còn tiếp)
  14. Phật giáo quả là tuyệt vời, có rất nhiều điểm đặc sắc. Nhưng có ai chỉ cho tôi thấy điểm hạn chế của Phật giáo?
  15. Một vài vụ kiện tác quyền về vấn đề này có khi là cơ hội tốt quảng bá cho Văn hiến Lạc Việt.
  16. Tại sao thế, anh Thiên Sứ?Cùng góp sức vì một mục tiêu chung cao thượng mà sao lại làm thế? Em không hiểu.
  17. Theo tôi, học thuyết ADNH (mà Dịch học là một thành phần) không có số 0 bởi vì nó không cần số 0 trong mô tả các hiện tượng của học thuyết đó. Số 0 đơn thuần là con số của toán học, là phương tiện để tính toán. Về mặt triết học, số 0 chỉ sự không hành động gì chứ không phải không có gì. Trong triết học ADNH, trạng thái không có gì hoặc không hành động (tương tác) gì là không tồn tại. Thái cực cũng không phải là số 0, nó là cái không thể mô tả được. Tôi cũng xin nhắc lại, Thái cực cũng không phải là một trạng thái. Nói cách khác nó không phải là một thực thể tồn tại. Nó chỉ là mặt Bản thể trong sự vật 3 mặt không thể tách rời là Thể - Tướng - Dụng của tồn tại mà thôi. Chúng ta không thể nói (như sách Tàu) là Đạo là nguồn gốc (khởi nguyên) của vạn vật vì không thể tách rời Thể, Tướng, Dụng được vì khi ấy là vô nghĩa. Phật pháp nói: "Ly hiện tướng, vô bản thể", "Lìa bản thể, vộ hiện tướng" là như vậy. Khampha viết: Điều bạn thấy là do học thuyết ADNH đã bị thất truyền từ lâu, chỉ còn sót lại một vài ứng dụng cụ thể, nhiều khi máy móc của nó mà thôi. Thực ra các cách tính toán đó là có logíc lý thuyết chặt chẽ từ Dịch lý suy ra cách tính toán chứ không phải ngược lại. Trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" trên diễn đàn, tôi đang cố gắng xây dựng cơ sở lý thuyết của các phép tính toán đó. Chỉ có điều khoảng cách tới mục tiêu cuối cùng còn xa lắm. Tuy nhiên cũng có một số kết quả ban đầu.Sự không có số 0 trong học thuyết ADNH hoàn toàn không phải là một hạn chế của học thuyết đó mà lại là một sự tinh tế thâm sâu mang tầm triết học. Sự tin tưởng vào cái chân không không có gì, tin vào cái khởi nguyên của vạn vật đang dẫn khoa học hiện đại đến những vấn đề bế tắc, không có lời giải đáp ... Xin trao đổi một số quan điểm hơi "không gống ai" của tôi tới các bạn. Đừng cười tôi nhé!
  18. Có lẽ viết thế này thoát ý hơn: "Vì vậy các sao của khách thể vận động thuận chiều trong các thiên can thuộc hành dương (Canh, Tân, Nhâm, Quí) và nghịch chiều trong các Thiên can thuộc hành âm (Giáp, Ất, Bính, Đinh)."
  19. Fujisu thân mến! Để theo dõi được những logic của tôi trong các bài viết thì phải đọc chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH", bởi vì như tôi đã có lời trước là đây là sự nghiên cứu tiếp tục chuyên mục đó.Theo chuyên mục này thì Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là những Thiên can "Thái" cón Ất, Đinh, Kỷ,Tân, Quí là những Thiên can "Thiếu" nạp quái cho các Thiên can là: - Nhâm, Quí tương ứng Càn (Thái Thái dương), Khảm (Thiếu Thiếu âm) thuộc Thủy (Dương) - Giáp, Ất tương ứng Chấn (Thái Thiếu dương) , Cấn (Thiếu Thái âm) thuộc Mộc (Âm) - Bính, Đinh tương ứng Khôn (Thái Thái âm), Ly (Thiếu Thiếu dương) thuộc Hỏa (Âm) - Mậu, Kỷ tương ứng Thổ dương, Thổ âm thuộc Thổ - Canh, Tân tương ứng Tốn (Thái Thiếu âm), Đoài (Thiếu Thái dương) thuộc Kim (Dương) Vì vậy, tôi nói: là nói theo tính chất của hành các Thiên can (Thủy, Kim dương; Mộc, Hỏa âm)Tôi biết, những nghiên cứu của tôi khó theo dõi đối với các bạn đã nghiên cứu ADNH theo cách cổ truyền. Nhưng nếu đọc nghiên cứu của tôi theo tinh thần vô trước, không câu chấp, chỉ thuận theo logic từ thấp tới cao thì rất dễ, dễ hơn nhiều so với sách cổ. Thân mến!
  20. Trước kia, khi du học ở Liên xô, tôi có hỏi một vị giáo sư Liên xô thế nào là Tiến sĩ và thế nào là Phó tiến sĩ và vị giáo sư trả lời: Phó tiến sĩ là ngườil làm một vấn đề học thuật (dĩ nhiên phải có ý nghĩa quan trọng nào đó) chưa ai làm nhưng người ta đã biết cách làm, cứ làm theo cách đó sẽ ra kết quả. Tiến sĩ là người làm (hoặc tự đề xuất và giải quyết) thành công một vấn đề học thuật cũng chưa ai làm và chưa ai biết cách làm như thế nào. Do đó, về nguyên tắc, tại thời điểm đó, về lĩnh vực hẹp của đề tài nghiên cứu, vị Tiến sĩ đó đứng đầu thế giới. Tôi vẫn có ấn tượng kính nể với anh Cao Tiến Huỳnh, một nghiên cứu sinh làm luận án Tiến sĩ của Việt nam ỡ Liên xô. Đúng là một con người vừa cón trẻ mà thông minh, tài giỏi, uyên bác, mắt sáng như điện và rất khiêm tốn. Vừa làm luận án Tiến sĩ vừa chỉ đạo làm luận án Phó tiến sĩ cho ba hay bốn anh Tây. Bây giờ không biết thế nào, chứ Tiến sĩ ở Liên xô trước kia thực sự là những người rất giỏi, là những chuyên gia đầu nghành
  21. Cám ơn fujisu nhiều!
  22. VinhL thân mến! Các ACE trên diễn đàn thân mến! Tôi xin trình bày nghiên cứu của tôi về vấn đề này như là một sự tiếp tục của chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" để mọi người tham khảo. Vì để mạch văn khỏi gián đoạn khó theo dõi, tôi xin pót thêm một đoạn đã pót trong chuyên mục đó nên hơi dài, mong thông cảm. IX./ TRƯỜNG KHÍ 1. Khái niệm trường khí: Các yếu tố của sự vật tương tác nhau thông qua một môi trường xung quanh nó của sự vật. Môi trường đó có những đặc tính do sự vật quyết định, gọi là trường khí của sự vật. Cơ chế của sự tương tác là sự hỗ trợ những mầm mống vốn tiềm ẩn trong Đạo, bản thể của Vũ trụ và do đó là bản thể của mọi sự vật, phát triển, làm suy yếu, biến mất đi (trở về dạng mầm mống) những thành phần không còn phù hợp của sự vật. Quan sát vận động, tương tác của Vạn tượng, căn cứ vào cấu trúc Âm dương Ngũ hành của sự vật, người ta nhận thấy rằng, ở một thời gian, không gian nhất định, tuy rằng mọi yếu tố (âm, dương, tam tài, ngũ hành, bát quái …) của một sự vật đều tương tác với nhau và tương tác với các sự vật khác, nhưng do vận động của dòng Vượng khí, các yếu tố đó mạnh yếu khác nhau làm cho đặc tính những tương tác đó của sự vật tuy mang bản chất của mọi yếu tố đó nhưng đặc tính của yếu tố đang trong thời kỳ hưng vượng vượt trội hơn so với đặc tính của các yếu tố khác trong sự vật. Ta nói, sự vật đang ở trong thời kỳ của yếu tố hưng vượng đó. Đối với môi trường xung quanh, tương tác của sự vật với sự vật khác mang đặc tính do yếu tố hưng vượng qui định là chủ yếu (đặc tính của các yếu tố khác có, nhưng mờ nhạt hơn nhiều). Như vậy, trường khí của một sự vật là môi trường đặc trưng bằng các đặc tính tương tác của các yếu tố cũa sự vật, do tính chất của một yếu tố (âm, dương, tam tài, ngũ hành, bát quái …) hưng vượng nhất của sự vật quyết định. Tính chất của trường khí chính là tính chất tương tác của mọi yếu tố của sự vật nhưng mạnh nhất là tính chất của yếu tố hưng vượng nhất. Cơ chế tác động của trường khí là sự hỗ trợ, nảy sinh hay làm tiêu biến, ngăn trở sự phát triển của các yếu tố phù hợp hay không phù hợp với đặc tính của trường khí. Các yếu tố đó vốn tiềm ẩn trong Đạo hay đã hiện hữu trong sự vật. 2. Trường khí cảm ứng Sự vật này tác động tới sự vật khác thông qua trường khí của nó, hay trường khí là phương tiện tương tác của các sự vật, làm nảy sinh trong sự vật khác một cảm ứng, hay một trường khí cảm ứng. Trường khí cảm ứng là một môi trường do sự vật cảm ứng nên khi chịu sự tác động của trường khí của sự vật khác. Trường khí cảm ứng này tồn tại, vận động trong sự vật cảm ứng, gây ra trong sự vật đó một hiệu ứng tương tác giữa các yếu tố của nó. Hiệu ứng này lan tỏa, vận động trong sự vật theo một trật tự, hình thành dòng khí mang đặc trưng của trường khí cảm ứng, là kết quả của sự tương tác giữa sự vật và trường khí. Các dòng Khí dương, Khí âm, Vượng khí, Hóa khí, … ta đã khảo sát ở trên là dòng di chuyển của các hiệu ứng tương tác dương , âm, vượng, hủy, … chính là những vận động khác nhau trong trường khí cảm ứng. Như vậy, trường khí của sự vật này gây ra trong sự vật khác một trường khí cảm ứng. Trường khí cảm ứng đó chi phối tương tác của các yếu tố trong sự vật hình thành các dòng khí mang đặc trưng của nó. Trường khí cũng như trường khí cảm ứng của những sự vật khác nhau thì khác nhau. Trường khí cảm ứng không chỉ phụ thuộc vào trường khí nguồn mà còn phụ thuộc vào sự vật được cảm ứng. Một sư vật vận động và phát triển được quyết định bởi trường khí của bản thân nó và trường khí của các sự vật khác cảm ứng lên nó. Tổng hợp tất cả các trường khí và trường khí cảm ứng của mọi sự vật hình thành trường khí của toàn vũ trụ. Sự vận động, tương tác của các sự vật chịu sự chi phối của trường khí vũ trụ đó, hình thành các hiệu ứng tương tác lan toả giũa các yếu tố trong một sự vật theo một trật tự nhất định gọi là các dòng khí. Có nhiều loại dòng khí sinh ra trong sự vật khi nó bị trường khí tác động.Trước tiên ta hãy khảo sát 3 loại dòng khí cơ bản sau: + Dòng khí Âm: Dòng khí này có xu hướng thúc đẩy sự vật biến đổi, phát triển, phá vỡ trạng thái cũ, nó có tính âm và vận động trong sự vật theo đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh. + Dòng khí Dương: Dòng khí này có xu hướng bảo tồn trạng thái của sự vật, nó có tính Dương và vận động trong sự vật theo đồ hình Hậu thiên Bát quái. + Dòng Vượng khí: Dòng khí này có xu hướng làm phát triển hưng vượng các thành phần của sự vật và vận động trong sự vật theo đồ hình dòng Vượng khí. Dòng Khí dương, âm hoặc vượng, xuất hiện trong sự vật do trường khí của một sự vật khác gây (cảm ứng) nên, phải vận động theo đồ hình Hậu thiên Bát quái, Hậu thiên Huyền không Phi tinh hoặc dòng Vượng khí, là 3 đồ hình mô tả vận động của khí dương, âm hoặc vượng khí trong sự vật. Tuy nhiên, các thành phần âm, dương của sự vật phản ứng với các tác động bên ngoài khác nhau do bản chất của chúng qui định, do đó, dòng khí này vận động trong phần dương của sự vật theo đồ hình Hậu thiên Bát quái, Huyền không Phi tinh hoặc dòng Vượng khí thuận, nhưng trong phần âm, nó vận động ngược chiều với đồ hình này. Sự tương tác của trường khí với một sự vật được hình thành bằng cơ chế cảm ứng của các yếu tố sự vật với trường khí. Tuy nhiên, chỉ có các yếu tố âm, dương trong sự vật mới có thể cảm ứng được trường khí. Các yếu tố trung tính (hành Thổ) không thể cảm ứng được trường khí do tính không thiên vị âm dương của chúng. Khi dòng khí vận động đến thời kỳ hành Thổ theo các đồ hình Hậu thiên Bát quái hay Hậu thiên Huyền không Phi tinh thì: + Nếu dòng khí là âm, vận động theo đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh, thì chỉ có các yếu tố âm nhất của sự vật (hành Hỏa thuộc Thái âm) mới có thể cảm ứng trường khí mạnh hơn các yếu tố khác mà thôi. Do đó, nếu sự vật dương tính, chỉ quái Khôn (Thái Hỏa thuộc Thái âm) mới cảm ứng được mạnh nhất. Dòng khí tương tác vận động tới quái Khôn. Nếu sự vật âm tính, thì quái Cấn (Thiếu Hỏa thuộc Thiếu âm) cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Cấn. Đó chính là bản chất nguyên lý Nam – Khôn, Nữ - Cấn của các ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành mà cổ thư truyền lại. + Nếu dòng khí là dương, vận động theo đồ hình Hậu thiên Bát Quái, thì chỉ có các yếu tố dương nhất của sự vật (hành Thuỷ thuộc Thái Dương) mới có thể cảm ứng trường khí mạnh hơn các yếu tố khác mà thôi. Do đó, nếu sự vật dương tính, chỉ quái Càn (Thái Thuỷ thuộc Thái dương) mới cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Càn. Nếu sự vất âm tính, thì quái Đoài (Thiếu Thuỷ thuộc Thiếu âm) cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Đoài. Đó chính là bản chất nguyên lý Nam – Càn, Nữ - Đoài của các ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành. + Nếu dòng khí là Vượng, vận động theo đồ hình dòng Vượng khí, thì chỉ có các yếu tố chủ yếu nhất của sự vật mới có thể cảm ứng trường khí mạnh hơn các yếu tố khác mà thôi. Do đó, nếu sự vật dương tính, chỉ quái Càn (Thái Thuỷ thuộc Thái dương) mới cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Càn. Nếu sự vất âm tính, thì quái Khôn (Thái Hoả thuộc Thái âm) cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Khôn. Đó chính là bản chất nguyên lý Nam – Càn, Nữ - Khôn của các ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành. Tóm lại, một sự vật vận động phát triển trong một trường khí sẽ cảm ứng được những ảnh hưởng của các yếu tố của trường khí đó, hình thành trường khí cảm ứng, thể hiện ra ở những hiệu ứng xuất hiện trong tất cả các yếu tố (âm, dương, tam tài, ngũ hành, bát quái, …) của sự vật. Trong đó, hiệu ứng của yếu tố hưng vượng của trường khí là mạnh mẽ nhất, di chuyển giữa các yếu tố theo nguyên tắc: + Nếu tương tác Âm, hiệu ứng di chuyển thuận chiều đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh ở phần dương và nghịch chiều Huyền không phi tinh ở phần âm của sự vật. Khi di chuyển tới hành Thổ, hiệu ứng này tuân theo nguyên tắc “Nam – Khôn, Nữ - Cấn”. + Nếu tương tác Dương, hiệu ứng di chuyển thuận chiều đồ hình Hậu thiên Bát quái ở phần dương và nghịch chiều Hậu thiên Bát quái ở phần âm của sự vật. Khi di chuyển tới hành Thổ, hiệu ứng này tuân theo nguyên tắc “Nam – Càn, Nữ - Đoài”. + Nếu tương tác Vượng, hiệu ứng di chuyển thuận chiều đồ hình dòng Vượng khí ở phần dương và nghịch chiều dòng Vượng khí ở phần âm của sự vật. Khi di chuyển tới hành Thổ, hiệu ứng này tuân theo nguyên tắc “Nam – Càn, Nữ - Khôn”. 3. Chiều vận động của trường khí cảm ứng trong sự vật a. Nguyên lý chung: Giả sử có một trường khí (gọi là chủ thể) chịu tác động của trường khí khác (gọi là khách thể) thông qua một trường khí cảm ứng, từ khách thể lên chủ thể, và vận động trong chủ thể. Trường khí khách thể vận hành theo dòng Vượng khí nên trường khí cảm ứng cũng vận động theo dòng khí này. Tuy nhiên, như trên đã biết, khi khách thể vận động tới yếu tố trung tính (Thổ), do các yếu tố trung tính trong chủ thể không cảm ứng được nên các yếu tố dương nhất hay âm nhất trong chủ thể sẽ cảm ứng theo nguyên tắc nam Khôn nữ Cấn hay nam Càn nữ Đoài hay nam Càn nữ Khôn tùy vào dòng khí khảo sát. Như vậy, trường khí cảm ứng chỉ vận động trong Bát quái của chủ thể, không đi vào hành Thổ mặc dù trường khí của khách thể có vận động tới hành Thổ. Do đó, khi mô tả trường khí cảm ứng vận động trong chủ thể chỉ cần mô tả trong Tứ tượng hoặc Bát quái. Trường khí cảm ứng vận động thuận trong sự vật bắt đầu từ yếu tố dương nhất, nơi thể hiện rõ nhất bản chất ban đầu của sự vật (Đạo) qua các yếu tố có dương tính giảm dần, âm tính tăng dần tới yếu tố âm nhất (dương tiêu, âm trưởng), sau đó vận động ngược lại, vận động nghịch từ yếu tố âm nhất tới yếu tố dương nhất (âm tiêu, dương trưởng). Trong phần dương, trường khí cảm ứng vận động thuận, trong phần âm, trường khí cảm ứng vận động nghịch. Tương ứng với vận động đó của trường khí cảm ứng, trường khí của khách thể cũng bắt đầu từ yếu tố dương nhất. b. Vận động của trường khí cảm ứng trong sự vật: Áp dụng nguyên lý vận động trên, ta khảo sát một số mô hình vận động của trường khí cảm ứng trong chủ thể. Xét mô hình ADNH của sự vật như hình vẽ sau: Trong mô hình này, hình elip ngoài biểu diễn mức độ âm hay dương của các yếu tố trong sự vật, màu trắng chỉ dương, màu đen chỉ âm. *. Đối với chủ thể: Ở hình h1, h2, h3 là mô tả trường khí cảm ứng trong chủ thề. Ta thấy rõ, theo nguyên lý đã phân tích ở trên, vận động của trường khí cảm ứng trong sự vật chủ thể bắt đầu từ yếu tố dương nhất là: - Trong Ngũ hành (Bắt đầu từ Mộc): Mộc -> Hỏa -> Kim -> Thủy. Từ Mộc đến Hỏa là vận động thuận, từ Kim đến Thủy là vận động nghịch. - Trong Bát Quái (Bắt đầu từ Khảm): Khảm -> Chấn-> Cấn -> Khôn -> Ly-> Tốn-> Đoài -> Càn. Từ Khảm tới Khôn là vận động theo chiều thuận, từ Ly tới Càn lả vận động theo chiều nghịch. * Đối với khách thể: Trong khách thể, tương ứng với yếu tố đầu tiên là dương nhất, vận động trường khí trong khách thể là: - Trong Ngũ hành (Bắt đầu từ Mộc):: Mộc -> Hỏa -> Thổ -> Kim -> Thủy. Từ đây ta suy ra chiều vận hành của Thiên can là: Giáp -> Ất-> Bính -> Đinh -> Mậu -> Kỷ -> Canh -> Tân -> Nhâm -> Quí - Trong Bát quái (Bắt đầu từ Khảm): Khảm -> Chấn-> Cấn -> Khôn -> Ly-> Thổ dương ->Thổ âm -> Tốn-> Đoài -> Càn. Hình h4 mô tả sự vật khách thể theo mô hình Địa chi. Dể dàng nhận thấy Tý mở đầu cho yếu tố dương nhất trong sự vật. Do đó, vận hành của Địa chi là: Tý -> Sửu -> Dần -> Mão -> Thìn -> Tỵ -> Ngọ -> Mùi -> Thân -> Dậu -> Tuất -> Hợi. Trong Chủ thể, do hành thổ không cảm ứng nên, vận hành của trường khí cảm ứng trong chủ thể là Tý -> Dần -> Mão -> Tỵ -> Ngọ -> Thân -> Dậu -> Hợi c. Trường khí cảm ứng gián tiếp: Trong trường hợp, khách thể là một thành phần con của chủ thể, trường khí cảm ứng của khách thể lên chủ thể không có. Điều đó không có nghĩa là khách thể không tác động lên chủ thể mà tác động của khách thể hình thành những hiệu ứng vận động trong chủ thể. Ở phần dương của chủ thể, vận động này thuận theo các đồ hình chi phối. Ở phần âm của chủ thể, vận động này theo chiều ngược lại. Một sự vật khách thể tác động tới một chủ thể, ngoài tác động thông qua trường khí cảm ứng trực tiếp từ khách thể tới chủ thể mà còn gián tiếp thông qua một khách thể khác lên chủ thể khi khách thể này tương tác với chủ thể. Trong trường hợp khách thể thứ hai này là toàn vũ trụ (mà tác động tới chủ thể được biểu diễn bằng các Thiên can), thì tác động gián tiếp của khách thể thứ nhất lên chủ thể được mô tả bằng biểu tượng là các sao vận động theo vòng Thiên can. Các sao này chính là hiệu ứng mà khách thể tác động tới vũ trụ và sau đó các tác động này ảnh hưởng tới chủ thể khi vũ trụ tương tác với chủ thể. Mặt khác, vũ trụ vô cùng to lớn, bao trùm tất cả nên khách thể chỉ là thành phần con của vũ trụ. Vì vậy các sao của khách thể vận động thuận chiều trong các thiên can dương (Canh, Tân, Nhâm, Quí) và nghịch chiều trong các Thiên can âm (Giáp, Ất, Bính, Đinh). Trong các Thiên can thuộc hành Thổ (Mậu, Kỷ), do toàn Vũ trụ đang ở thời kỳ dương nên các sao này vận hành theo chiều thuận. Như vậy, vận hành của các sao, biểu tượng yếu tố âm dương của trường khí cảm ứng gián tiếp thông qua các Thiên can (Vũ trụ) như sau: Đây chính là cơ sở của nguyên lý lập bảng Nghi Kỳ trong môn Độn giáp.
  23. Các anh chị em trên diễn đàn thân mến! Trong chuyên mục "Lạc Việt động toán và Thị trường chứng khoán" có bài viết sau khá thú vị, tuy hơi dài: Học thuyết ADNH lý giải định luật Murphy như thế nào đây?Tôi xin trình bày lý giải của mình theo thuyết ADNH như sau: Theo thuyết ADNH sự vật vận động do trường khí ADNH thời điểm đó quyết định. Một qui luật quan trọng của vận động của trường khí là luật quân bình, âm dương hài hòa. Khi ta có nhiều khả năng như nhau sảy ra một sự kiện nào đó thì chứng tỏ trường khí ADNH đang quân bình, hài hòa cho khả năng sảy ra sự kiện đó, nói cách khác các phương án hỗ trợ cho các mầm mống sảy ra sự kiện là như nhau. Khi tư tưởng của ta khởi phát lo sợ một sự kiện nào đó sảy ra thì trường khí của tư tưởng đó tác động làm mất thế quân bình âm dương dẫn đến khả năng sảy ra một sự kiện nào đó trội hơn (trường hợp sự kiện xấu dễ sảy ra hơn). Như vậy, điều kiện của định luật Murphy là khả năng sảy ra các sự kiện là như nhau hay trường khí âm dương là quân bình giữa các sự kiện và sự lo sợ của chúng ta đủ lớn để trường khí do lòng lo sợ đó khởi phát đủ mạnh phá vỡ thế quân bình âm dương. Trong định luật Murphi, khi ta lo sợ sự kiện xấu sảy ra thì sự kiện đó sẽ sảy ra. Vậy khi ta thích thú một sự kiện nào đó sảy ra thì sự kiện đó sẽ sảy ra. Vì thế, tính lạc quan trong cuộc sống sẽ đưa ta đến may mắn. Tính bi quan trong cuộc sống sẽ đưa ta đến xui xẻo. Thực tế cho thấy, những người lạc quan trong cuộc sống thường gặp may mắn hơn những người bi quan. Nhưng hỡi ôi, sự lo sợ một sự kiện xấu nào đó sảy ra thông thường lớn hơn sự vui vẻ khi sự kiện tốt sảy ra. Khi lý giải được định luật Murphy theo học thuyết ADNH như trên, hy vọng rằng anh chị em có được sự lạc quan, vui vẻ trong cuộc sống!
  24. VinhL thân mến! Tôi không biết nên mới hỏi. VinhL viết: VinhL xem lại, tôi hoàn toàn không nói Giáp khởi đầu Thiên can là sai. Tôi chỉ hỏi lý do thôi. Tôi nghĩ, những dẫn giải trên không thể nào là logic để Giáp đứng đầu Thiên can mà chỉ là thông tin cho biết rằng các cụ đặt Giáp đứng đầu Thiên can thôi, còn tại sao thì rõ ràng không đủ logic. Tôi cũng không cho rẳng Thiên can phải khởi đầu ở Nhâm (Thủy) mà chỉ nêu một thắc mắc có tính logic thôi. Tóm lại, lý do Giáp đứng đầu Thiên can vẫn chưa được giải quyết, cùng lắm là "Các cụ bảo thế" theo sách cổ.Giáp đứng đầu Thiên can, so với những vấn đề khác mà tôi đã hỏi thì cơ bản, đơn giản hơn nhiều mà còn mơ hồ như vậy thì khó có hy vọng lời giải đáp thỏa đáng cho những vấn đề khác. Do không hiểu nên tôi hỏi, đồng thời phải tự mình nghiên cứu tìm câu trả lời. Đến nay thì tôi khẳng định Giáp đứng đầu Thiên can và những điều khác mà tôi hỏi là đúng. Nhưng tôi có lý giải đàng hoàng mà chẳng phải dựa vào lời khẳng định nào không đủ logic của sách cổ. Cám ơn VinhL trả lời!
  25. VinhL thân mến! Đây mới chỉ là "nghĩ " chứ chưa là câu trả lời có căn cứ, logic cho câu hỏi của tôi.Những vấn đề này là hết sức cơ bản, làm cơ sở cho các môn dự đoán lý học của thuyết ADNH. Vậy mà bao lâu nay người ta cứ áp dụng mà chẳng cần lý giải hay không lý giải nổi! Đó không phải là những tiên đề vì rất phức tạp và có rất nhều cái tương tự. Có thể chúng do cổ thư truyền lại, nhưng sau hàng ngàn năm, chúng có thể bị sai lệch lắm chứ. Có nhiều cái được các nhà nghiên cứu cho là sai lệch rồi mà. Mà giả sử không sai lệch thì khi không hiểu rõ ý nghĩa, nội dung thì sự ứng dụng chỉ là máy móc, sẽ có nhiều điều không đoán đúng, và đặc biệt, học thuật không thể phát triển lên được dù đã trải qua hàng ngàn năm vì những lý do này. Quả là một điều đáng buồn!