Vo Truoc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    787
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    13

Everything posted by Vo Truoc

  1. Anh Thiên Sứ thấy chưa, ông ta là tổ sư của sự học ở nước ta đấy! Không có ông ta thì nước nhà làm gì có văn hóa với chả văn hiến, có lẽ đến bây giờ, tôi với anh còn cởi trần đóng khố, ăn ốc, ăn sò thay cơm! (vì nghe nói ông ta còn dạy dân mình trồng lúa cơ mà, nếu không thì còn ăn ốc sò dài dài)! Công to ghê gớm! Tôn vinh là phải rồi!Tôi ngậm ngùi cho cái đề xuất 5000 năm văn hiến Lạc Hồng một thời huyền vĩ ở phía nam sông Dương tử của anh quá! " Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột. Vạch trời kêu mà tuốt ... chữ ra!" (thơ Phan Bội ... Vô Trước)
  2. Câu đối này của Nguyễn Công Trứ, cũng là một thần thơ thánh chữ của dân tộc bạn ạ! Tôi cho rằng cũng không phải lý do này, bởi vì đạo đức xuống cấp không chỉ ở ta mà có thể nói trong qui mô toàn cầu, nhiều nơi không có lý do đó.Trên thế giới, rất nhiều bậc trí nhận thức rõ điều này và đưa ra nhiều biện pháp nhưng kết quả cũng rất hạn chế, cùng lắm là giảm chút ít tốc độ xuống cấp của đạo đức mà thôi. Đó là vì người ta chưa chỉ ra đúng nguyên nhân của sự việc. Cũng có người chỉ ra được nguyên nhân nhưng biện pháp không thích hợp. Đây là vấn đề lớn của toàn nhân loại, giả sử có chỉ ra được đúng nguyên nhân và cả biện pháp thích hợp thì cũng còn cần một thời gian không ngắn để biện pháp đó đưa đến hiệu quả. Đạo đức đã xuống cấp thì làm sao cầu được Phúc. Giả sử có ai được Phúc thì cái Phúc đó cũng khó bền lâu. Vài lời bàn góp!
  3. Anh Thiên Sứ viết: Vâng. Anh có thể cho em biết cách giải quyết vấn đề này (nghịch lý như Bích Duyên nói) theo phương pháp luận của học thuyết ADNH không ạ.
  4. Anh Thiên Sứ viết: Như vậy, những "nghịch lý" trên đâu còn là nghịch lý mà là qui luật tất yếu. Đã là qui luật tất yếu thì chúng ta chẳng nên phàn nàn mà nên vui theo. Cái đó gọi là thuận theo tự nhiên.Điều này có vẻ lại là một nghịch lý nữa!
  5. Anh Thiên Sứ viết: Như vậy, những "nghịch lý" trên đâu còn là nghịch lý mà là qui luật tất yếu. Đã là qui luật tất yếu thì chúng ta chẳng nên phàn nàn mà nên vui theo. Cái đó gọi là thuận theo tự nhiên.Điều này có vẻ lại là một nghịch lý nữa!
  6. Vấn đề là ở chỗ tại sao lại có tình trạng này. Không chỉ ở nước ta mà trong nhiều nước cũng có tình trạng như vậy. Thế giới tuân theo qui luật: Cứ mỗi bước tiến về vật chất luôn kèm theo một bước lùi về tinh thần. Chỉ khi tìm được nguyên nhân mới có thể thấy được biện pháp.
  7. Vô Thường viết: Cái vụ này tôi không sở trường. Vô thường nên hỏi Rubi, chắc có nhiều ý kiến hay hơn.
  8. Vô thường viết: Như tôi đã trình bày trong các bài viết trước, phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị hoàn toàn không mâu thuẫn với Đạo Phật, do đó, những thành tựu của Phật giáo trong lĩnh vực diệt khổ hoàn toàn có thể được áp dụng hiệu quả trong phương pháp này. Việc nâng cao năng lực X bằng tu tập, điều tiết ham muốn Y bằng cách loại bỏ tham, sân, si như Đức Phật chỉ dạy hoàn toàn thích hợp với phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị. Tuy nhiên, phương pháp của tôi và Phật giáo trong diệt khổ có một số khác biệt, mà bản chất sự khác biệt đó là ở chỗ (mà tôi cũng đã trình bày), mọi tu tập của hành giả Phật giáo luôn nhắm tới diệt trừ tham, sân, si, hay Y = 0, còn phương pháp của tôi thì chỉ cần Y <= X là đủ. Đương nhiên, khi tu tập theo phương pháp của Đạo phật mà đạt được Y = 0 thì cũng đồng thời thỏa mãn mục tiêu của tôi là Y < X và khổ cũng hết. Tuy nhiên, phương pháp đó quá khó khăn, chẳng mấy người làm được. Nhưng nếu mục tiêu Y = 0 được điều chỉnh thành Y <= X thì có nhiều người làm được, và khi đó họ cũng hết khổ và hạnh phúc. Ví dụ như đối với chữ tham, Đạo phật đòi hỏi hành giả phải triệt tiêu nó. Hành giả là những người bình thường, dù có nhận thức được cái mầu nhiệm của diệt chữ tham, nhưng họ cũng không thể diệt hết tham được. Lực bất tòng tâm, họ vẫn khổ khi không làm được điều này, khi thấy mình vẫn còn tham, mặc dù có thể, lòng tham của họ so với người khác đã bớt đi nhiều. Nhưng trong phương pháp của tôi, họ không cần phải triệt tiêu chữ tham mới khỏi khổ. Họ chỉ cần tu tập sao cho chữ tham ấy nhỏ hơn năng lực của họ là đủ, hoặc họ chỉ cần rèn luyện sao cho năng lực của họ đáp ứng được chữ tham đó một cách lâu dài. Được như vậy, họ cũng sẽ hết khổ và hạnh phúc. Tôi chỉ lưu ý rằng, cái cách diệt khổ đó phải sao cho không gây nên khổ cho kẻ khác thì mới lâu dài, nếu không, cái khổ của kẻ khác đó sẽ tác hại đến năng lực (X) của hành giả trong tương lai, phá vỡ cái cân bằng diệt khổ Y <= X đó và sự khổ của hành giả lại xuất hiện. Tức là, anh diệt khổ cho mình nhưng không được gây cái khổ cho người khác. Hơn nữa, khi diệt khổ cho mình anh cũng cần giúp người khác diệt khổ cho họ. Mặt khác, phải luôn luôn tu tập, trau dồi bản lĩnh, năng lực, đạo đức để giữ vững được cái cân bằng diệt khổ X – Y = Z <= 0, có thể thích ứng với mọi biến động sẽ sảy ra gây phương hại cho cái thế cân bằng ấy. Như vậy, cái năng lực (X) của anh mới bền vững, tránh được việc, cái khổ của người khác gây tồn hại cho năng lực của mình sau này. Ví dụ thô thiển thế này: Khi anh làm ra nhiều tiền để thỏa mãn nhu cầu của mình, để khỏi khổ về vật chất trong cuộc sống, thì cần đảm bảo rằng, đồng tiền đó được làm ra bằng chính năng lực của mình, anh không được chiếm đoạt, chèn ép, bóc lột kẻ khác, không tước đi cơ hội kiếm tiền của họ, phải luôn khiêm tốn, không chọc giận tự ái, khêu gợi lòng ham muốn đố kỵ của họ, thương yêu, giúp đỡ, an ủi họ khi họ khó khăn, … phải luôn trau dồi năng lực, tu dưỡng đạo đức, khả năng làm chủ ham muốn của mình ngày càng tốt hơn để đề phòng khi cái cân bằng diệt khổ Y <= X hiện tại của mình bị phá vỡ thì phải thiết lập và thích ứng ngay với sự cân bằng mới, … Được như vậy, cái hết khổ của anh mới bền vững, lâu dài, thì đó có khác gì được giải thoát khỏi khổ về mặt tiền bạc. … Tóm lại, qua những ví dụ thô thiển cho dể hiểu đó, chắc Vô thường cũng hình dung phần nào phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị. Nó tuy không huyền bí thâm sâu, rốt ráo như Phật giáo nhưng đưa đến cùng một kết quả là diệt khổ, đạt được hạnh phúc và quan trọng là hiệu quả hơn do nhiều người (nhưng không phải là tất cả) có thể làm được. Đó là những bước đi thực tế trên con đường xa thẳm tiến tới giải thoát cuối cùng. Rõ ràng những phương thức tu tập của Phật giáo sẽ rất hữu ích cho phương pháp diệt khổ này, tuy rằng không hoàn toàn giống nhau, đặc biệt là khả năng chế ngự ham muốn (Y). Một hành giả Phật giáo, tuy chưa thành tựu chứng quả diệt khổ, nhưng sau bao năm tu hành cho Y về 0 mà vẫn chưa được, thì với công lực cố điều tiết Y về 0 ấy, chỉ còn phải điều tiết cho Y nhỏ hơn X thì thật dễ dàng. Như vậy, hành giả đó chưa thể thoát khổ bằng phương pháp Phật giáo, nhưng dễ dàng thoát khổ bằng phương pháp mà tôi đề nghị. Để dễ hình dung, tôi xin trích lại sự so sánh mà tôi đã viết trong các bài trước như sau: Một điểm khác biệt nữa với Phật giáo là: Mọi thành quả văn minh của con người đều có thể hữu ích trong phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị: Trong xã hội, không chỉ có Phật giáo mới quan tâm tới khổ não của con người. Đạo Lão, Đạo Khổng, Đạo Hin đu, Đạo Thiên chúa, Đạo Hồi, Đạo Cao đài, Đạo Hòa Hảo, … cho tới rất nhiều các học thuyết xã hội khác đều có chung mục tiêu này với những phương pháp và chủ trương khác nhau và mỗi cái đều có cái hay riêng cùa nó. Phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị mở ra khả năng tận dụng được cái hay của tất cả những lý thuyết đó trong vấn đề diệt khổ. Vô thường viết: Công thức X – Y >= 0 cũng như như hai từ “GIẢI THOÁT”, tuy viết thì đơn giản nhưng hàm chứa và thực hiện rất vô cùng. Vô thường viết: Tuy muôn hình muôn vẻ như vậy, nhưng tất cả các nỗi khổ đều có chung một công thức mà tôi đã viết: X – Y = Z < 0 cũng như Đức Phật dạy rằng chúng có chung một nguyên nhân là Vô minh vậy. Vì nhận định như thế, Đức Phật dạy chúng sinh phải quét sạch Vô minh dẫn đến hết khổ, giải thoát. Lời dạy đó tuy đúng, nhưng thật là quá khó khăn đối với hầu hết quảng đại chúng sinh và do đó thiếu hiệu quả. Cũng bởi nhận định của mình, tôi chỉ đề nghị điều tiết sao cho Z >= 0 là đủ. Điều đó dễ dàng hơn nhiều, có thể thực hiện được so với quét sạch Vô minh đối với một số không ít trong quảng đại chúng sinh và do đó hiệu quả hơn. Vô thường viết: Đây là điều đúng đắn. Tôi cũng chỉ phân tích, đề xuất một phương pháp diệt khổ hiệu quả hơn mà thôi, còn tự thân mỗi con người phải tự thực hành diệt khổ. Phương pháp của Đức Phật truyền cho chúng sinh tuy đúng nhưng khó quá, chúng sinh triệu người không chắc một người làm được, thật là không hiệu quả, cùng lắm là làm cái khổ vơi đi chút ít, không đủ bù lại tốc độ phát triển kinh hoàng của nó. Phương pháp của tôi cũng đạt mục tiêu diệt khổ nhưng dễ hực hiện hơn nhiều. Hy vọng rằng, tương lai, tốc độ diệt khổ của nó lớn hơn thốc độ phát triển của cái khổ. Vô Thường viết: Vì thế, tôi mới suy nghĩ tìm hiểu nguyên nhân, tại sao Đức Phật đã tự mình thực hành rồi truyền dạy lại cho chúng sinh Đạo nhiệm màu diệt khổ, mà hơn 2500 năm đằng đẵng qua đi, bể khổ vẫn mênh mông và có phần sâu thẳm, khốc liệt hơn? Sau nhiều nghiên cứu, suy nghĩ, phân tích, tham khảo nhiều học thuyết, đặc biệt trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt nam mình, câu trả lời của tôi là ở tính thiếu hiệu quả của phương pháp diệt khổ mà Phật tổ truyền dạy. Phương pháp này chỉ thích hợp với một số rất ít những cá nhân rất xuất sắc, còn quá xa vời đối với quảng đại chúng sinh. Do đó, tôi đề xuất phương pháp diệt khổ bằng công thức X – Y = Z => 0 với những luận điểm chính là: * Diệt khổ cho cá nhân: Khổ là trạng thái cảm nhận của con người nảy sinh khi khả năng không đáp ứng được ý muốn của người đó. Trên cơ sở đó, để diệt khổ, trong cuộc sống mỗi chúng ta cần: - Một mặt không ngừng nâng cao năng lực (X) của mình về mọi mặt bằng con đường tu tập, phấn đấu học hỏi, nghiên cứu, lao động, tu dưỡng đạo đức, gúp đỡ mọi người, … - Mặt khác luôn rèn luyện khả năng làm chủ ham muốn (Y) của bản thân, giữ sao cho lòng ham muốn đó không bao giờ vượt quá khả năng cho phép (X) bằng nhiều con đường tu tập, rèn luyện khác nhau. Để diệt Khổ, mỗi người có thể vận dụng tất cả tri kiến phù hợp của mình trong mọi lĩnh vực, từ tín ngưỡng, khoa học kỹ thuật, xã hội, đạo đức, văn hóa,... không phân biệt học thuyết lớn nhỏ nào, dân tộc nào, ... vào việc nâng cao năng lực X, điều tiết ham muốn Y sao cho X - Y = Z >= 0, nhưng phải xét trong bối cảnh hiện tại cũng như vận động tới tương lai để kết quả bền vững cho mình và cho người. * Diệt khổ cho toàn xã hội Vấn đề này, tôi đã xây dựng được một học thuyết hoàn chỉnh, nhưng xin trình bày vào một dịp khác vì chưa thích hợp. Chỉ khi nào hai lĩnh vực diệt khổ này đi vào cuộc sống thì, theo cá nhân tôi, bể khổ vô bờ mà chúng sinh đang ngàn đời ngụp lặn, rên xiết trong đó mới cạn dần dần và từ từ mất hẳn (hay ít nhất, cũng gần như mất hẳn). Khi tôi gõ những dòng này cũng tự hỏi, phải chăng mình đang hoang tưởng ? Không phải! Vì tôi thấy tâm mình hoàn toàn trong sạch, không một chút tư ý, thấy sao thì nói vậy. Nếu thấy thế mà không dám nói thế thì mới thật là bị Vô minh che lấp. Tôi cũng hiểu, thật vô cùng khó khăn để những ý tưởng còn đang thời kỳ mầm mống này phát triền thành rừng cây xanh tốt. Nhưng cái gì cũng phải có thời kỳ bắt đầu của nó. Đó là điều tất yếu!
  9. Tuy cuộc trao đổi không dẫn tới kết quả tích cực, nhưng dù sao cũng cám ơn Rubi vì thái độ tranh luận và tạo cho tôi cơ hội được trình bày rõ hơn ý tưởng của mình, đồng thời thêm được không ít bổ ích.
  10. Vì mê lầm chấp kiến nên Rubi không thể nào đi vào bàn luận bản chất của vấn đề tôi đặt ra, cứ lan man, vu khoát đâu đâu! Chúng ta đang bàn luận về phương pháp diệt Khổ cho quảng đại chúng sinh, những người phàm (như cách dùng từ của Rubi) còn đang ngập chìm trong bể khổ, sao cho hiệu quả nhất, tức là cho những người còn chưa giác ngộ, chưa chứng quả, chứ tôi không bàn đến diệt khổ cho những bậc đã chứng ngộ, đối với họ, việc ấy không cần thiết. Còn đối với cá nhân tôi thì diệt khổ cho bản thân cũng không còn là vấn đề mà tôi quan tâm nữa. Chúng sinh, người phàm đang ngụp lặn trong bể khổ vô bờ, khốc liệt, tăm tối, cơ hồ sắp chết đuối trong đó. Người ta đang cần, trước mắt, được tới nơi tương đối khô ráo, sáng sủa là đã tốt lắm rồi, còn Rubi cứ thao thao bất tuyệt về những nơi nguy nga tráng lệ, nệm ấm chăn êm vạn kiếp nữa cũng chưa chắc tới được, mà không thấy mình lạc lõng vô duyên hay sao? Cái nơi sung sướng ấy có thể là có, nhưng bây giờ phải lo không bị chết chìm cái đã, rồi từ từ đến nơi ấy sau. Cái logic sơ đẳng đó, trẻ con cũng thấy. Vậy cớ sao, một người như Rubi không nhận ra? Đó không phải do Rubi kém cỏi, mà vì Rubi đang bị giam cầm trong nhà tù mê lầm, không phải xây bằng đá, tối tăm âm u, mà được xây bằng kinh sách thật đẹp đẽ, hào nhoáng, nguy nga tráng lệ. Nhưng dù có đẹp đẽ hào nhoáng bao nhiêu cũng vẫn là nhà tù, nơi dùng để giam cầm. Giải thoát cho những tù nhân trong nhà tù đá âm u còn dễ hơn nhiều so với cho tù nhân trong ngôi nhà tù nguy nga tráng lệ vì một đằng thấy đó là khổ, còn một đằng thấy đó là không khổ, thậm chí họ cón chống cự quyết liệt khi có người tới giải thoát cho họ. Rubi viết: Tôi không bàn đến Chân lý, Giải thoát, Chứng ngộ … là vì, để cứu chúng sinh (người Phàm – Rubi viết) đang nguy cấp trong bể khổ mênh mông thì tôi cho rằng, nói đến cái vu khoát ấy trong lúc này không hiệu quả, nên nói những cái thiết thực, hiệu quả hơn, cụ thể là phương pháp diệt khổ như tôi đề nghị, chứ đâu phải vì tôi không ngộ như Rubi. Không ngộ như thế mới thật là ngộ đấy Rubi ạ. Tôi chỉ phát biểu, kiến giải, nhận xét của mình, đâu có ép ai phải theo ý tưởng của mình mà Rubi bảo là độc tài. Còn Rubi gán cho tôi bao nhiêu điều tôi không hề nói, không hề nghĩ, mà tôi đã phải đính chính trong các bài trước (nào là chê bai Đạo Phật, nào là tà kiến, nào là cho Phật là sai, nào là …), trong khi Rubi chưa phải đính chính lần nào về việc tôi có thể hiểu không đúng ý Rubi muốn nói, như thế không phải là độc tài ư? Rubi nói như thế, Đạo Phật gọi là vọng ngữ đấy!
  11. Những người tiên phong thường được những kẻ mê muội "thương" như thế đó!Nhưng nếu không có họ thì Đức Phật sẽ lại làm Hoàng Đế, sẽ chẳng có Phật giáo cao thâm để cho đến nay chúng ta đàm luận.
  12. Hoan nghênh bài viết của bạn ndmph! Nhiều khi tôi thấy xấu hổ cho giới Sử học chính thống nước ta thời hiện tại! Nhưng để trao đổi mà không đi đến chỗ cãi vã, chúng ta cần có tiêu chí chung, tổng quát. Tôi xin đưa một tiêu chí là: Cái gì làm lợi cho dân, cho nước, tạo nên tinh thần tự hào, tự chủ, quật cường, anh dũng, lao đông sáng tạo, đoàn kết dân tộc ... thì cần tôn vinh. Những cái gì đi ngược lại cần bị phê phán. Thái độ phải dứt khoát, rõ ràng, tránh mơ hồ lẫn lộn, gây chia rẽ, mất đoàn kết làm giảm sức mạnh của dân tộc.
  13. Tôi chẳng bao giờ nói tôi không ra khỏi lề lối Đạo Phật. Tôi cũng chẳng bao giờ nói tôi chê bai Đạo Phật. Ý tưởng của tôi là làm cho cho mục tiêu Diệt khổ hiệu quả hơn mà thôi, bất cứ cách nào đạt được mục tiêu này một cách hiệu quả là đều được, là bổ xung hoàn thiện hơn cho Đạo Phật nếu các đệ tử của Đạo Phật biết khai thác nó. Theo được ý tưởng đó cũng chẳng hề đơn giản, không phải ai cũng làm và làm ngay được. Nó chỉ hiệu quả hơn chứ cũng không phải tức thì. Không khư khư giáo điều đâu phải phủ nhận sạch trơn mà phải gạn lọc lấy phần tinh túy, hoàn thiện những phần còn hạn chế. Tôi cũng chẳng chỉ giáo cho ai, tôi chỉ phát biểu tri kiến của mình với tấm lòng trong sạch, ai thấy được phần nào có thễ giúp họ diệt khổ hiệu quả hơn thì dùng. Ai không thấy cũng là do nhân duyên của họ. Cách diệt khổ của tôi cũng chẳng giới hạn trong các tri kiến Phật giáo, mà mở rộng cho mọi tri kiến khác miễn là diệt khổ: Khi trao đổi mà câu chấp ngôn từ, cố tình bẻ cong ý kiến người khác, không lĩnh hội bản chất vấn đề, mê muội, chấp kiến nặng nề thì khó có thể tới kết quả tích cực. Buổi sơ khai, chính Đạo Phật cũng vấp phải vấn đề tương tự. Thế mà, một người vĩ đại như Đức Phật, cùng cả tăng đoàn tài giỏi cũng phải tốn bao nhiêu thời gian công sức mới hoành dương được Phật pháp, thì làm sao tôi có thể thành công ngay được khi triển khai ý tưởng của mình. Nếu chúng sinh mê lầm chấp kiến, không chấp nhận được phương pháp của tôi thì cũng là tội nghiệp, nhân duyên của họ.
  14. quang_tam3 viết: quang_tam3 thân mến, tôi chẳng phải là người vĩ đại đến mức có thể trong một thời gian ngắn có thề xây dựng trọn vẹn một học thuyết dẫn đường tầm cỡ ấy. Tôi chỉ là người có tâm, khi thấy sự thiếu hiệu quả trong diệt khổ của Đạo Phật mà suy nghĩ, đề xuất ý tưởng đó thôi. Còn cái công việc khổng lồ kia phải là việc của tất cả chúng sing đồng chí hướng. Như tôi đã viết: Đó là một định hướng rõ ràng.Để diệt Khổ, mỗi người có thể vận dụng tất cả tri kiến của mình trong mọi lĩnh vực từ tín ngưỡng, khoa học kỹ thuật, xã hội, đạo đức, văn hóa,... không phân biệt học thuyết lớn nhỏ nào, dân tộc nào, ... vào việc nâng cao năng lực X, điều tiết ham muốn Y sao cho X - Y = Z >= 0, nhưng phải xét trong bối cảnh hiện tại cũng như vận động tới tương lai để kết quả bền vững cho mình và cho người. Những tri kiến về tự nhiên, xã hội, tâm linh, tôn giáo đã được xây dựng từ bình minh xã hội loài người vô cùng phong phú. Ta chỉ cần chắt lọc, vận dụng sao cho phù hợp với mình và phương pháp diệt khổ trên là đủ. Cách diệt Khổ mà tôi đề nghị là như thế đấy.
  15. Khi người ta chấp kiến, trí não không còn sáng suốt, chỉ theo cái thành kiến ban đầu của mình mà không thể tiếp thu ý kiến khác. Đó cũng là mê lầm vậy. Xưa nay, tôi vẫn một lòng kính ngưỡng Đạo Phật, chẳng khi nào tôi chê bai Đạo Phật. Khi chỉ ra mặt hạn chế thiếu hiệu quả của Đạo Phật và tìm ra cách khắc phục, thì đó không phải là chê bai, mà là hoàn thiện, đóng góp thêm cho Đạo Phật ngày càng rực rỡ hơn. (thế mà gán ghép cho tôi chê bai Đạo Phật thì đó là vọng ngữ, một vấn đề cần giữ giới của Phật giáo) Phương pháp của tôi không có gì mâu thuẫn với Đạo Phật, và Phật giáo cũng không hề mâu thuẫn với phương pháp cùa tôi. Đó chỉ cải biến một chút cho thực tế và hiệu quả hơn mà thôi. Thực chất cái thay đổi của tôi là: khi chưa thể đạt cái tuyệt đối, lâu dài thì hãy đạt cái tương đối, thực tế, trước mắt. Đó cũng là một cách hữu hiệu nhất để đạt cái tuyệt đối vậy. Vì vậy, mọi thành tựu của Đạo Phật đều có thể áp dụng trong phương pháp tôi đề nghị, đặc biệt về mặt chế ngự dục vọng, làm chủ ham muốn. Tất cả các phương thức tu tập, không phân biệt trường phái tôn giáo hay học thuyết nào, nếu phục vụ được cho hết khổ (nâng cao năng lực X, điều tiết ham muốn Y sao cho X - Y =Z >= 0) tôi đều thấy hữu ích cho phương pháp diệt Khổ của tôi, chẳng cứ là Đạo Phật. Tuy nhiên, về lĩnh vực này, đối với cá nhân tôi, Đạo Phật là tuyệt vời nhất. Tất cả những luận điểm đó, tôi đều đã đề cập rõ ràng trong các bài viết trên, có lẽ chẳng cần trích dẫn. Nhưng do mê lầm chấp kiến, bảo thủ nên nhiều người không nhận ra, lao tâm khổ tứ đấm vào bị bông. Tôi lại xin lưu ý rằng, tôi đang nói về diệt khổ của cá nhân chứ chưa phải cho xã hội. Về vấn đề diệt khổ cho toàn xã hội, tôi có một học thuyết khác. Nếu kết hợp hai học thuyết này lại mới là diệt khổ trọn vẹn. Tôi cũng xin nhắc lại lần nữa, các lý thuyết đó không hề mâu thuẫn với Đạo Phật và học thuyết ADNH. Tôi biết, tất cả những ý tưởng mới đều gặp những vấn đề tương tự, nên cũng thấy bình thường.
  16. Thật tiếc lá tôi lại phải dùng câu trích cũ đề trả lời:
  17. Thật tiếc lá tôi lại phải dùng câu trích cũ đề trả lời:
  18. Ngộ được chữ Không, triệu người chưa được một. Cái tuyệt đối có hay đến mấy cũng chỉ để ngắm nhìn thôi, không với tới được. Chi bằng, hãy làm những cái tương đối nhưng tốt đẹp, có thể làm được trong khả năng, còn hơn cứ cố gắng làm cái vạn năm cũng không làm được, lại còn chê người đời không cố làm cái "vạn năm" ấy. Mơ mộng bay lên cung trăng sao bằng sắn tay áo làm những cái ích lợi trên mặt đất. Đang đói thì cần gì phải có nem công chả phượng mới ăn, hãy ăn cơm rau có sẵn đây, lúc này cũng còn ngon hơn nhiều lần nem công chả phượng. Ngộ được chữ Không khó hơn lên Trời, mà từ chữ Không tới Giác ngộ, giải thoát cũng còn xa thăm thẳm, trong khi cái Khổ cận kề sát bên. Chi bằng thực hành theo cách của Vô Trước, khả năng làm được trong tầm tay, hiệu quả diệt khổ thấy ngay, mà cũng là một bước trên con đường tới cái đích cuối cùng là Giải thoát. Còn hơn cứ say đắm vào kinh sách. Đẹp thì đẹp thật, hay thì hay thật nhưng ngàn kiếp sau chưa chắc làm được thì thật vô ích. Sự thật cái Khổ ngày càng lan tràn khủng khiếp, các cách diệt Khổ kiểu cũ không đủ sức ngăn chặn. Không nhận thấy điều này thì là mê muội. Tuy nhìn thấy điều đó mà lại mắc vào kinh sách, giáo điều bo bo không chịu tìm cách khác thì là bảo thủ. Khi có người suy nghĩ tìm ra cách thay đổi để diệt khổ hiệu quả hơn, chẳng những không chung tay góp sức hoàn thiện cái ý tưởng mới ra đời còn yếu ớt, mà lại ra sức vùi dập, bẻ thẳng ra cong, thì thử hỏi còn dùng từ gì để mô tả đây!
  19. Sở dĩ tôi trích đi trích lại một đoạn văn đó là do, chỉ một đoạn văn đó cũng đủ ý của tôi trả lời cho các bài đó của Rubi vì tôi nhận thấy, các bài của Rubi về sau không đưa ra được một ý mới, một luận điểm mới nào so với bài đầu tiên mà có câu trả lời của tôi bằng đoạn văn đó. Khi không có ý tưởng gì mới hà tất phải trả lời khác đi.Còn phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị thì hết sức đơn giản, tôi đã trình bày trong các bài viết trước rồi mà, nếu Rubi không chú ý thì tôi xin trích lại dưới đây: Thật quá chủ quan khi Rubi viết:
  20. Sau hơn 2500 năm ra đời, bằng quá nửa thời gian của văn minh nhân loại, với biết bao đóng góp của các trí tuệ siêu việt nhất của nhiều thế hệ đông đảo Phật tử nối tiếp nhau, cái Khổ trên thế gian này chẳng hề vơi đi, mà ai cũng thấy là ngày càng phổ biến, trầm trọng hơn mà thậm chí còn tiến tới nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại. Thế mà vẫn khư khư ôm lấy kinh sách, giáo điều, không thừa nhận mặt hạn chế về thiếu hiệu quả của phương pháp diệt khổ thì thật là mê muội, bảo thủ, chẳng đúng tinh thần của chính Đạo Phật. Thế mà nay, có người nhận thấy mặt hạn chế đó, chẳng quản sức mình có hạn, cố gắng suy nghĩ, tìm ra một phương pháp diệt khổ khác hiệu quả hơn, ngõ hầu chung tay cùng Đạo Phật diệt hết khổ cho nhân loại thì lại câu chấp vào giáo lý, câu từ, kinh sách, chẳng xem xét đúng sai thực chất, ra sức bắt bẻ, bài bác…. thì thật là cái mê muội, bảo thủ đã đến cùng cực rồi vậy!
  21. Thật khó trao đổi khi các bạn cứ cố tình không chịu hiểu đúng ý của người khác hoăc cố tình xuyên tạc. Trong toàn bộ các trao đổi, tôi chưa bao giờ nói là phương pháp diệt khổ của Phật không đúng, hay lời của Phật là sai! Thậm chí, tôi còn cho rằng lời nói, phương pháo của Phật tuyệt đối chính xác. Tôi chỉ nói rằng, tuy là đúng, là chính xác nhưng thiếu hiệu quả và do đó, tôi đề xuất phương pháp khác hệu quả hơn mà thôi. .Chẳng thể có kết luận nào khác hơn được nữa! Thật đáng buồn!
  22. Chẳng thể có kết luận nào khác hơn được nữa! Thật đáng buồn!
  23. Trích Rubi: Đây chính là:Được mùa là tại Thiên tai Mất mùa là tại ... Thiên tài chúng ta! Nếu Đạo Phật tự nhận là Đạo diệt khổ, thì việc đầu tiên là làm cho tham, sân, si của chúng sinh giảm bớt mới có thể coi là có hiệu quả. Thực ra chúng sinh đã nỗ lực rất nhiều để diệt khổ theo giáo lý của Đạo Phật, nhưng do tính hiệu quả không cao nên họ mới từ bỏ dần dần và hậu quả là ngày càng ngập chìm trong bể khổ sâu hơn. Do đó, cần cải thiện phương pháp diệt khổ của Đạo Phật cho hiệu quả hơn là điều hết sức cấp bách và cần thiết. Bản thân Phật giáo cũng như nhiều tôn giáo khác đều có những thời kỳ cách tân để phát triển. Ngày nay chính là một thời kỳ như thế nhưng sẽ rất khó khăn vì những người mê muội và bảo thủ. Hôm nay, nghe Rubi nói tôi mới được biết, hóa ra khoa học cũng là Tôn giáo!!! Rubi đừng kéo khoa học vào trách nhiệm diệt khổ. Khoa học chưa bao giờ tự nhận mục tiêu của nó là Diệt khổ cả, khác với Phật giáo luôn khẳng định mục tiêu này. Trích Rubi: Chắc Rubi chưa bao giờ nghe câu: " Vạn Pháp tức Phật pháp". " Phật pháp chỉ được thực hành ở những nơi không có Phật pháp"!
  24. Trích Thieukim Đó chính lá biểu hiện mặt hạn chế của Đạo Phật.Trích Rubi: Thật ngược đời!Những đều Rubi phân tích tiếp theo đều là tiểu tiết, không giải quyết được vấn đề gì. Ngay cả những người cùng chủng tộc với Đức Phật, không bị tý rào cản ngôn ngữ nào cũng chẳng mấy người thành chính quả. Thậm chí, người Ấn còn ít theo Đạo Phật. Tóm lại, dù không muốn, qua trao đổi với các bạn, tôi càng thấy câu tôi viết là đúng đắn: Khi đưa ra phương pháp diệt khổ này, thực sự tôi đâu có phủ nhân Phật pháp. Thực chất là chỉ bổ xung thêm một ý nho nhỏ để tăng tính hiệu quả trên con đường diệt khổ mà thôi, điều đó chỉ tăng thêm sự phong phú, thuyết phục, hiệu quả của Phật pháp: Thế mà do câu chấp, mắc vào văn tự, kinh sách, chẳng xét kỹ nên không nhìn thấy điểm này, ra sức phản đối.
  25. Rubi cứ nghiên cứu đi! Tôi thì đã rõ, không có gì phải thắc mắc. Chúng sinh sẽ cương quyết khi thấy hiệu quả!