Vo Truoc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    787
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    13

Everything posted by Vo Truoc

  1. Hưng Nguyên thân mến! Hưng Nguyên viết: Vấn đề này tôi đã viết: Tôi biết bàn về năng lượng sẽ rất dài dòng và nảy sinh vấn đề mới ra ngoài chủ đề nên đã có lời trước.Hưng Nguyên thử nghĩ xem, khi một sự vật hình thành và phát triển thì chúng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như sinh vượng mộ chả hạn. Nếu năng lượng được sinh ra rhì nó cũng phài trải qua các thời kỳ mầm mống, sinh, vương, mộ, hủy... Thử hỏi nó có bảo toàn được không, ít nhất về độ lớn. Thực ra, năng lượng không phải là sự vật, nó chỉ là thuộc tính của sự vật mà thôi. Nhưng lan man đến những vấn đề ấy làm loãng chủ đề. Muốn giải quyết rốt ráo vấn đề này phải phục hồi, hoàn chỉnh cho xong, ít nhất là những vấn đề cơ sở căn bản của học thuyết ADNH. Cái này tôi đang nỗ lực tiến hành, nhưng có tạm xong cũng phải vài ba năm nữa. Những vấn đề tôi đặt ra trên dễn đàn chỉ là những ý tưởng phác thảo, thăm dò mà thôi. Thân mến!
  2. Tôi xin thông tin về dịch giả:Dịch giả: Phạm Xuân THiều. Sinh năm 1946 tại Nam Định. Tốt nghiệp nghànnhh Vật lý lý thuyết tại Đại học Tổng hợp Hà Nội (1964 - 1968) Tu nghiệp tại Viện Vật lý hạt nhân. Đại học Paris - Sud.Cộng hòa Pháp (1982 -1983). Nhiều năm dạy Vật lý tại các trường đại học kỹ thuật trong nước. Hiện là phó tổng thư ký Hội Vật lý Việt nam, Tổng biên tập Tạp chí Vật lý và tuổi trẻ. Địa Kiếp cho dịch giả là lởm khởm sao? Nếu vậy Vô Trước xin bái phục!
  3. Anh Thiên Sứ thân mến! Anh viết: Theo em thì nên viết Thuyết ADNH không mâu thuẫn với chân lý thì đúng hơn. Vì bản thân khoa học ngày càng phát triển và có rất nhiều luận điểm đúng với chân lý nhưng cũng có không ít những vấn đề họ thường xuyên xem xét lại để hoàn thiện hơn. Nói thực, em kính trọng khoa học nhất ở chỗ tôn trọng chân lý.Riêng luận điểm: Thì em lại rất khâm phục vì em thấy nó đã tiệm cận tới học thuyết ADNH trong vấn đề khởi nguyên của Vũ trụ. Một luận điểm khoa học thiên tài và không mâu thuẫn với học thuyết ADNH. tiệm cận tới chân lý.Do đó, anh cứ yên tâm. Thân mến!
  4. Địa Kiếp viết: Tô đã lường trước đều này trong câu cuối của bài viết: Tô cũng chưa bao giờ trích dẫn những tác phẩm không chuyên cho việc chứng minh điều gì. Cái tôi đang viết chỉ là mạn đàm không chính thức. Khi tôi viết chính thức thì nói thật, hầu như không có một trích dẫn nào từ bất cứ ai, có chăng thì chỉ là minh họa, không ảnh hưởng tới nội dung.
  5. Hưng Nguyên viết: Vậy tôi xin hỏi, Hưng Nguyên hiểu ““vạn sự có sinh thì có diệt” hàm ý chu kỳ tồn tại của 1 đối tượng, khi "diệt" là đối tượng đó chuyển hóa sang 1 dạng tồn tại khác chứ không hề biến mất” từ tài liệu nào? Độ tin cậy của nó? Còn tôi thì phải đọc và tổng hợp nhiều thứ, đặc biệt những phân tích của Phật giáo về tính không, tự mình suy ngẫm mà hiểu điều đó. Nay tôi xin tạm trình bày cho Hưng Nguyên tham khảo . Trước tiên, cần phân biệt sự vật và những thành phần cấu tạo nên sự vật ấy. Cái xe được gọi là cái xe khi nó có đủ những bộ phận tối thiểu để người ta gọi là cái xe. Ví dụ như bánh xa, thân xe, … Sư vật là tổng hợp những yếu tố cấu tạo nên nó chứ không phải là từng yếu tố đó. Cũng như cái xe gồm bánh xe, thân xe, … Sự vật do nhân duyên của những yếu tố của nó kết hợp mà thành. Khi nhân duyên hết, những yếu tố đó không còn kết hợp với nhau nữa thì sự vật bị mất đi, hay bị diệt đi chứ những yếu tố của nó vẫn còn tồn tại, chỉ không kết hợp với nhau nữa mà thôi. Cũng như cái xe bị tháo tung ra thì cái xe không còn nữa, nó đã bị diệt, nhưng cái bánh xe vẫn còn. Không thể nói cái xe lúc ấy qua chu kỳ tồn tại của nó là bị tháo tung ra. Nhưng sự vật có những chu kỳ phát triển của nó, một sát na trước đã khác sát na sau nhưng khi nhân duyên vẫn còn thì sự vật chưa bị diệt mà chỉ biến đổi và chuyển hóa mà thôi. Rõ ràng có sự khác nhau cơ bản giữa “diệt” và “chuyển hóa” mà trung tâm của nó là nhân duyên. Khi một con người sinh ra, lớn lên, già đi rồi chết thì có nghĩa là anh ta đã chuyển hóa qua nhiều giai đoạn khác nhau: nhỏ, lớn, già. Khi anh ta chết đi thì là bị diệt, tuy rằng những hạt vật chất cấu tạo nên anh ta vẫn tồn tại, nhưng chúng không còn kết hợp với nhau để gọi anh ta là người còn sống (chưa bị diệt). Không thể nói anh ta chuyển hóa sang chu kỳ tồn tại là các phân tử vật chất được, bởi vì anh ta đã bị diệt (chết). Trở lại mệnh đề “Vạn sự có sinh thì có diệt” thì phải hiểu bản chất của “có sinh” là do nhân duyên kết hợp mà thành. “Có diệt” ở đây phải hiểu là nhân duyên phân rã mà nên. Không ai đi gọi các chu kỳ phát triển hay chuyển hóa là “diệt” cả, bởi vì trong các chu kỳ đó, nhân duyên vẫn còn kết hợp tuy rằng không còn gống như một giây trước đó. Câu “vạn sự có sinh thì có diệt” là phát biểu phổ quát, không có ngoại lệ bất cứ ở qui mô nào. Năng lượng cũng không thể là ngoại lệ nếu nó được sinh ra, tức là có nhân duyên sinh ra nó. Khi một cái gì không có nguyên nhân sinh ra, nó vốn tồn tại, không phải do sự kết hợp của bất cứ nhân duyên nào thì nó không bao giờ bị diệt vì không có nhân duyên nào để mà phân rã. Cái ấy, theo học thuyết ADNH chỉ có một là Thái Cực. Chính vì Thái cực không có nhân duyên nào hay không có thành phần nào, không có khác biệt nào nội tại, nó là một, nên không thể mô tả được, hay “bất khả tư nghị”, chí tịnh và thuần khiết. Rõ ràng năng lượng không phải là Thái cực, vậy thì nó phải được sinh ra. Tức là nó phải có nhân duyên tạo ra nó. Cái nhân duyên tạo ra năng lượng chính là âm, dương đấy. Vì tương tác âm dương mới sinh ra năng lượng. Vấn đề này dài dòng lý luận mà không phải chủ đề chính nên tôi xin phép không tiếp tục với năng lượng. Chỉ biết rằng, khi năng lượng đã được sinh ra thì nó phải bị mất đi khi âm dương không còn kết hợp (theo đúng nguyên lý “Vạn sự có sinh thì có tử”). Nói cách khác định luật bảo toàn năng lượng là sai. Nhưng trong trường hợp nào thì nó đúng thì phải bàn ở một chuyên đề khác dài hơi hơn. Như vậy, với cách phân tích này, Hưng Nguyên cũng thấy không mâu thuẫn với lý thuyết Phật giáo và một số tôn giáo chính thống khác, chỉ có điều không phù hợp với định luật bảo toàn năng lượng mà thôi. Xin nhớ rằng logic này của tôi được Phật giáo gợi ý rất nhiều. Thân mến!
  6. Các ACE trên diễn đàn thân mến! Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (định luật BTVCHNL) là định luật quan trọng bậc nhất trong khoa học. Có thể nói toàn bộ lâu đài khoa học được xây dựng trên nền tảng của định luật này. Bất cứ một ý tưởng nào mới mẻ trong khoa học được đưa ra mà có nghi ngờ mâu thuẫn với nó đều làm tác giả phải xem xét lại, hoặc phải từ bỏ, hoặc phải “uốn lượn” thế nào đấy cho phù hợp với nó. Sự đúng đắn của nó trong nghiên cứu khoa học chưa từng bị thực tế nào bác bỏ dù khoa học đã tiến những bước rất dài, nghiên cứu những vấn đề rất phức tạp, tế vi cũng như vĩ mô. Có thể nói đây là định luật thiêng liêng không thể vi phạm của khoa học. Cá nhân tôi cũng đã từng tin như thế. Ấy thế mà nó lại chỉ được rút ra từ kinh nghiệm thực tế trong khoa học. Chúng ta phải thừa nhận rằng, kinh nghiệm thực tế có giới hạn trong những khả năng, điều kiện sống và làm việc không phải là vô tận của con người. Do đó, tôi hơi băn khoăn về tính phổ quát của nó. Khi nghiên cứu học thuyết ADNH, tôi giật mình khi thấy định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng mâu thuẫn với học thuyết này. Thật vậy, như ta biết, học thuyết ADNH cho rằng khởi thủy của Vũ trụ là Thái cực. Thái cực bất khả tư nghị, vượt lên trên nhị nguyên nên nó tất không phải là năng lượng, vốn là một khái niệm nhị nguyên và có thể mô tả rõ ràng, chính xác, thậm chí còn có thể lập công thức để tính toán. Như vậy, năng lượng phải được sinh ra chứ không thể là vốn có, nếu không, nó sẽ đồng nhất với Thái Cực. Cái gì được sinh ra nó phải mất đi theo nguyên lý “vạn sự có sinh thì có diệt” (Chú ý rằng “diệt” là “mất đi” chứ không đơn thuần là chuyển hóa, vì “chuyển hóa” không phải là “diệt” mà là tiếp tục ở một dạng khác). Như vậy, rõ ràng theo học thuyết ADNH, năng lượng, cũng như mọi thứ khác trong thế giới này, phải được sinh ra và mất đi, chứ không thể tồn tại mãi mãi được. Nói cách khác, định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng mâu thuẫn với học thuyết ADNH. Như vậy, chỉ có hai khả năng sảy ra: - Trường hợp 1: Học thuyết ADNH đúng, định luật BTVCHNL sai. - Trường hợp 2: Học thuyết ADNH sai, định luật BTVCHNL đúng. (Tất nhiên ta bỏ qua trường hợp cả hai đều sai) Để xác định trường hợp nào đúng thật hết sức khó khăn. Nếu ta chỉ ra được mâu thuẫn nội tại của học thuyết ADNH trong lĩnh vực ứng dụng của nó thì trường hợp 2 đúng. Rất may mắn cho đến nay chưa ai làm được điều này. Chỉ nội việc tìm hiểu thôi cũng đã toát mồ hôi. Nếu ta chỉ ra được mâu thuẫn của định luật BTVCHNL trong lĩnh vực ứng dụng của nó thì trường hợp 1 đúng. Thật trùng hợp với suy nghĩ này của tôi, khi tôi đọc tác phẩm “Những con đưòng của ánh sáng” của Trịnh Xuân Thuận, một tác phẩm được Viện hàn lâm Pháp quốc (Một tổ chức có uy tín Quốc tế trong lĩnh vực khoa học) tặng giải thưởng lớn MORON 2007 cho tác giả là một nhà Vật lý Thiên văn hàng đầu của Mỹ (gốc Việt), cường quốc số 1 về lĩnh vực này thì chắc là tính thẩm định khoa học là rất cao, có thể tin tưởng, trong đó có đoạn: “Từ sự khuếch đại kinh hoàng này, người ta (“người ta” ở đây phải được hiểu là những đại diện đủ tư cách của giới khoa học – Vô Trước) suy ra rằng năng lượng của Vũ trụ khởi thủy là vô cùng nhỏ (Trịnh Xuân Thuận - Những con đường của ánh sáng- Nhà xuất bản Trẻ 2008 - tập 1 trang 208)” (Trong câu này, “nhỏ” phải được hiểu trong cái so sánh với những đại lượng năng lượng thường thấy chứ không thể được hiểu là so sánh với cái gì đó còn vô cùng lớn hơn nữa). Câu này rõ ràng đưa đến kết luận là năng lượng được sinh ra, và sinh ra rất nhiều đến nỗi Vũ trụ khổng lồ ngày nay hình thành từ cái đốm năng lượng khởi thủy bé tý tẹo! Điều đó vi phạm hiển nhiên định luật bảo toàn năng lượng. Như vậy, kết luận ở đây là trường hợp1 đúng, trường hợp 2 sai. Nếu có bạn nào đó phủ nhận rằng Trịnh Xuân Thuận không viết như thế, có thể là do dịch sai hoặc phủ nhận cả tư cách xứng đáng đại diện cho khoa học trong lĩnh vực này của ông ta thì tôi cũng xin chịu, và lại lọ mọ tìm cách khác chứng minh trường hợp 1 vậy. Tôi thì tôi tin và đang cố gắng tiến hành chứng minh rằng, học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất, bao trùm tất cả. Để làm được điều này, trước tiên là phải phục hồi học thuyết này sao cho nó có thể suy ra được tất cả các nguyên lý cơ bản nhất của Khoa học, bất kể nó là thuyết tương đối hay thuyết lượng tử vốn chưa dung hợp được. Tôi nói là suy ra chứ không đơn thuần là tìm những điểm tương đồng. Tất nhiên là không thể ngày một ngày hai được, nhưng tôi sẽ nỗ lực hết sức mình. Hy vọng được hân hạnh trình bày với các bạn trong một ngày không xa. Thân ái!
  7. Cảm ơn Địa Kiếp đã chỉ điểm! Vô Trước vừa nêu những suy nghĩ của mình và mong học hỏi để tự giải tỏa trong topic đã được đáp ứng nhiệt tình. Rất cám ơn các bạn! Kẹt một nỗi trong các chỉ điểm ấy Vô trước lại thấy nhiều mâu thuẫn nhau mà không biết nên theo thầy nào. Đầu tiên, Vô Trước đọc Trịnh Xuân Thuận và thấy định luật bảo toàn năng lượng bị vi phạm. Bạn Quangnx chỉ điểm cho cách hiểu chính xác hơn là: Nghĩa là, chỉ cần cái năng lượng ban đầu ấy > 0 là đủ cho cái khởi nguyên ấy phát triển thành Vũ trụ ngày nay. Tức là còn nhỏ hơn “cái kẹo”, như cách nói hình ảnh của Trịnh Xuân Thuận, nhiều. Và để định luật bảo toàn năng lượng không bị vi phạm, Quangnx nói về tính liên tục của không thời gian và vật chất: Thực ra có lẽ tôi cũng chưa hiểu lắm, làm sao tính liên tục có thể làm cho định luật bảo toàn năng lượng không bị vi phạm trong trường hợp này nên mới suy tư đến cái ví dụ con búp bê Nga ấy. Nếu được, mong Quangnx nói rõ hơn quan hệ giữa tính liên tục ấy với sự đúng đắn của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng cho tôi được biết. Sau đó bạn Địa Kiếp phủ nhận tính liên tục mà Quangnx chỉ điểm cho tôi: Như vậy, phải chăng chỉ điểm của Quangnx có vấn đề? Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vẫn bị vi phạm chăng? Địa kiếp không thống nhất với quan điểm, mà Quangnx cho rằng, của chính Hawking đề xướng như đã trích ở trên: Thưa các bạn, như vậy có một số mâu thuẫn trong các chỉ điểm trên của những người thầy được đào tạo nghiêm túc về vật lý. Tôi thật khó xử trong trường hợp này. Nếu thừa nhận, năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi thì phải thừa nhận rằng tổng năng lượng (bao gồm cả khối lượng) Vũ trụ là không đổi dẫn đến trạng thái khởi nguyên của Vũ trụ là trạng thái mật độ năng lượng vô cùng lớn trong một không gian vô cùng nhỏ. Điều này thật khó hình dung và có lẽ phát sinh một số mâu thuẫn nên Hawking mới để xướng cái năng lượng chỉ cần dương là đủ trong cái không gian vô củng bé ấy (như vậy, mật độ năng lượng có thể không cần vô cùng lớn). Và cái hay là những tính toán khoa học không dẫn đến mâu thuẫn với phát triển vũ trụ cho tới nay (như Trịnh Xuân Thuận viết). Nhưng như vậy thì lại dẫn đến hệ quả là rõ ràng năng lượng tự nhiên được sinh ra, vi phạm định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Thật là tiến thoái lưỡng nan! Về định luật bảo toản và chuyển hóa năng lượng, bạn Địa kiếp viết: Như vậy, vể mặt nguyên tắc, định luật bảo toàn vả chuyển hóa năng lượng chưa chứng minh được, chỉ thuần túy là kinh nghiệm thực tiễn, thì phải chăng ta không thể loại trừ trường hợp nó sai khi hội đủ những điều kiện nào đó mà khoa học chưa biết hay chưa xét đến? Phải chăng đây cũng là một ngộ nhận như xưa kia khoa học đã ngộ nhận về vận tốc ánh sáng? Những suy nghĩ này làm tôi bối rối, mong các bạn chỉ điểm tiếp. Xin chân thành cảm ơn!
  8. Cám ơn Quangnx đã quan tâm. Trong topic này, tôi không có ý định tranh biện mà chỉ là muốn được nghe giải đáp thắc mắc và học hỏi. Tôi không có chuyên môn sâu về Vật lý nên có lẽ không tránh khỏi những cách hiểu chưa đúng bản chất. Mong những bạn có chuyên môn sâu đừng cười chê mà chỉ bảo tận tình cho. Tôi xin cám ơn nhiều! Tôi cũng xin nói rõ, những điều tôi đề cập tới trong khuôn khổ cách hiểu chính thức của khoa học, chứ không phải những suy nghĩ riêng của các bạn khi trao đổi. Bạn Quangnx thân mến! Tôi đã hiểu những ý tứ mà bạn đã chỉ điểm ở bài trên. Mấu chốt có lẽ là ở chỗ, thừa nhận tính liên tục tuyệt đối của không thời gian cũng như vật chất. Bạn cho tôi hỏi đó là quan niệm chính thức của khoa học hiện đại hay là những suy tư của cá nhân bạn? Theo quan điểm này, trong cái rất bé cũng chứa không ít hơn những thứ trong cái rất lớn. Như vậy phải chăng chúng ta đang sống trong các thế giới “lồng” nhau như những chú búp bê Matruska của Nga vậy? Phải chăng trái đất hay hệ mặt trời của chúng ta có khi cũng chỉ là một phần rất nhỏ, gọi tương tự như là nguyên tử, của thế giới to lớn hơn rất nhiều? và tiếp theo, đến lượt họ cũng thế? Theo như bạn chỉ điểm, cái gọi là năng lượng khổng lồ của vũ trụ vĩ đại này chẳng qua là cái năng lượng (năng lực) rất bé, vừa đủ > 0 của khởi nguyên vũ trụ trong một kích thước vô cùng bé, mà thôi. Từ bấy đến nay nó vẫn như vậy, không tăng không giảm mà chỉ chuyển hóa qua lại mà thôi. Cái mà ta tưởng vô cùng lớn của năng lượng vũ trụ này thực ra đối với khởi nguyên nó chỉ là vô cùng bé. Hình dung cái này cũng thật khó đối với nhiều người! Nhưng khó hiểu cũng không làm thay đổi logic và tri thức khoa học được. Có một vấn đề nảy sinh là: Như vậy, khởi nguyên của Vũ trụ, tức Thái cực trong học thuyết ADNH, chỉ là một trạng thái năng lượng thôi, dù gọi là trường gì đi nữa thì vẫn có bản chất ấy? Như vậy nó hoàn toàn có thể mô tả được chứ không còn “bất khả tư nghị” nữa? Không sao, đó là vấn đề của học thuyết ADNH chứ không phải của khoa học. Bạn cho tôi hỏi, có phải định luật bảo toàn năng lượng là định luật được phát hiện bằng thực nghiệm và kiểm chứng trên thực tế nghiên cứu khoa học, thấy rằng luôn luôn đúng, chứ không phải là hệ quả trực tiếp của một nguyên lý sơ cấp hơn của khoa học? Trong khoa học có nguyên lý nào có thể suy ra định luật này không? Cái gì qui định rằng năng lượng không thể tự nhiên được sinh ra hay mất đi? Nếu nó cứ tự nhiên sinh ra và mất đi theo một cách nào đó, liệu vũ trụ như ta vẫn thấy có thể hình thành được không? Người ta không thấy vi phạm định luật bảo toàn năng lượng có phải là do giới hạn của các quan sát hay nhất định phải thế? Theo như Trịnh Xuân Thuận viết trong tác phẩm “Những con đường của ánh sáng” thì ở cái thời kỳ “lạm phát” của vũ trụ, không chỉ không-thời gian bị giãn nở kinh hoàng mà ngay cả năng lượng cũng thế. Có nghĩa là năng lượng được sinh ra, được tăng lên rất vũ bão ở thời kỳ này. Tác phẩm này được giải thưởng lớn MORON 2007 của nước Pháp, chắc đủ uy tín để tin được. Vậy cần phải hiểu luận điểm này như thế nào để không vi phạm định luật bảo toàn năng lượng? Đó là những ý nghĩ nảy sinh trong tôi khi tôi chưa thấy được nguyên lý nào sinh ra định luật đó. Rất mong các bạn có kiến thức triết học, khoa học đặc biệt là Vật lý chỉ điểm. Xin chân thành cảm ơn!
  9. Rubi thân mến. Tôi chân thành khuyên nên bỏ topic này đi. Nó không mang lại ích lợi cho ai cả. Tôi dám chắc rằng Rubi và mọi người không học được gỉ nhiều theo kiểu này mà thương tổn nhau là chính. Thời gian còn dài mà. Hỷ xả là tốt nhất.
  10. Anh Thiên Sứ thân mến! Đối với tôi, luận điểm của anh "dương tịnh, âm động" là đóng góp quan trọng nhất của anh cho việc phục hồi học thuyết ADNH của Tổ tiên Lạc Việt. Tôi cố lý thuyết hóa luận điểm này trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" nhưng còn sơ sài. Nay tôi hoàn chỉnh lại, mong anh tham khảo xem có giúp gì được cho làm sáng tỏ luận điểm này trong các tranh biện hay không. 1. Chân tướng của Thực tại: Bàn về Thực tại cần phải xét cả 3 mặt thống nhất không thể tách rời: Thể, Tướng, Dụng của nó. Bản thể của Thực tại là “Đạo” vốn vô thuỷ, vô chung, không có phân biệt, hàm chứa và bao trùm tất cả. Đạo Vô thủy, tức là nó vốn có, không khởi nguyên, nên nó có trước tất cả những cái gì có khởi nguyên. Đạo Vô chung nghĩa là mãi mãi, không có kết thúc nên nó dài lâu hơn tất cả cái gì có kết thúc. Đạo không có phân biệt nên tuyệt đối không có lý do gì để nó phải biến đổi, do đó gọi là chí tịnh. Tính “tịnh” ở đây có nghĩa là không biến đổi, giữ nguyên trạng thái hiện tại. Chí tịnh chính là cái tịnh đã đến cùng cực, tuyệt đối. Do không có phân biệt nên Đạo thuần khiết đồng nhất và vô cùng thông biến. Những cái gì thuộc về Đạo quan hệ, ảnh hưởng, hành xử như một khối thống nhất không một chút trở ngại nào. Do bao trùm tất cả nên Đạo có ở khắp mọi nơi, trong mọi vật và mọi sự. Do hàm chứa tất cả nên không có cái gì tồn tại mà ngoài Đạo. Tất cả mọi tồn tại vô cùng đa dạng đều không ngoài Đạo mà Đạo vẫn không có sự phân biệt, chí tịnh, thuần khiết và đồng nhất là do chúng đều còn ở dạng mầm mống, khả năng, chưa bộc lộ. Nói cách khác, Đạo là cái gốc sinh ra mọi tồn tại. Khi tất cả những cái tồn tại đó còn ở dưới dạng mầm mống thì Thực tại đồng nhất với Bản thể của nó là Đạo: cái Tướng của nó đồng với Bản thể, cái Dụng của nó còn chưa bộc lộ. Trạng thái đó gọi là Thái Cực. Thái cực là trạng thái của Thực tại, khi cái Tướng còn đồng với bản thể là Đạo, thì nó còn chí tịnh và hàm chứa tất cả. Do hàm chứa tất cả nên trong cái chí tịnh, không phân biệt ấy vẫn hàm chứa cái khác biệt với cái ban đầu và do đó có khả năng biến đổi nên không tịnh gọi là tính động – âm như những mầm mống chưa bộc lộ. Tính “động” ở đây được hiểu là biến đổi trạng thái hiện tại, mà nguyên do là có sự khác biệt nảy sinh so với trạng thái trước đó. Khi những mầm mống khác biệt, tính âm đó thể hiện cái dụng của nó là động, thì dù còn vô cùng nhỏ, nhưng ở trong cái chí tịnh của Thái cực, cái còn vô cùng nhỏ ấy vẫn tạo nên sự phân biệt với phần còn lại, được gọi là có tính dương. Tính âm và tính dương chỉ là những thuộc tính, khi thể hiện, chúng phải thông qua những lực lượng tương ứng, xuất hiện cùng với chúng, mang đặc tính của chúng gọi là lực lượng âm - Âm, lực lượng dương – Dương. Âm, Dương lúc đó thể hiện ra cái Tướng của Thực tại. Do có sự phân biệt âm dương, nên lực lượng âm, lực lượng dương tương tác nhau làm cho Thực tại hiển lộ thành Vạn tượng. Trong quá trình tương tác âm dương (tương tác giữa 2 lực lượng âm, duơng là Âm và Dương) đó, Dương luôn thể hiện bản chất bảo tồn trạng thái hiện tại (tịnh), Âm luôn thể hiện bản chất biến đổi trạng thái hiện tại (động) làm cho Vạn tượng sinh sinh hoá hoá liên miên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp … tạo nên thế giới, vũ trụ … ngày nay. Vạn tượng – cái Tướng của Thực tại tuy vô cùng đa dạng và biến hóa không ngừng nhưng chỉ là cái hiển lộ ra ngoài, cái ảo ảnh trước tấm gương âm dương của bản thể Thực tại là Đạo mà thôi. Còn cái bản thể của Thực tại là Đạo, bị cái Tướng – Vạn tượng che lấp, nên ẩn đi, nhưng do vô thủy vô chung, không phân biệt, vẫn luôn bất biến, chí tịnh và thuần khiết. Vũ trụ, thế giới ngày nay mà chúng ta đang nhận thức chỉ là cái Tướng của Thực tại, xuất hiện sau tương tác âm dương, và do đó có sau Đạo. Đạo là cái bản thể của Thực tại, có trước âm dương, không phải là âm, hay là dương, hay là nửa âm nửa dương, mà vượt lên trên nhị nguyên âm dương, nên không thể dùng lời nói mà diễn tả chính xác được (bởi vì ngôn ngữ dùng để diễn đạt những khái niệm nhị nguyên, phân biệt). Vì thế, người xưa nói, Đạo có trước Trời đất (thế giới hiện tượng) và bất khả tư nghị. Do Đạo bất khả tư nghị nên không thể dùng lời mà có thể định nghĩa hay diễn tả chính xác, chỉ có thể trực giác được, nhận thức được, mô tả một cách tương đối. Người xưa “gượng” mà diễn đạt Đạo một cách hình tượng là hình tròn. Như vậy, bản thể của Thực tại là Đạo hay Chân như vốn vô thủy vô chung và bất khả tư nghị, hàm chứa và bao trùm tất mà không phân biệt, đồng nhất, chí tịnh và thuần khiết. Cái Tướng của nó là Vạn tượng vô cùng đa dạng, vận động và biến đổi liên miên do cái Dụng của nó là cái lý tương tác âm dương thể hiện. Quán về Thực tại ta phải quán trên cái thế chân vạc Thể - Tướng – Dụng của nó như thế. Thể (Đạo) - Tướng (Vạn tượng)– Dụng (tương tác âm dương) là 3 mặt không thể tách rời của Thực tại. Nếu nghiên cứu Thực tại mà thiếu một trong ba mặt đó thì không thể thấy được chân tướng của nó. Như vậy, tính tịnh, một cách tổng quát được hiểu là bảo tồn trạng thái hiện tại chứ không đơn thuần là đứng yên cơ học. Tíng động phải được hiểu là biến đổi trạng thái hiện tại chứ không đơn thuần vận động cơ học. Những yếu tố tuy vận động nhưng cái vận động ấy có tác dụng bảo tồn trạng thái hiện tại thì vẫn là dương. Những yếu tố tuy không ồn ào vận động nhưng sự tồn tại của nó có tác dụng phá vỡ trạng thái hiện tại vẫn phải được hiểu là âm. Ví dụ: Trong xã hội, quân đội hoạt đông nhiều nhưng hoạt động đó bảo vệ thiết chế cũ nên quân đội vẫn thuộc dương. Những lực lượng cách mạng, dù hoạt động bí mật, nhưng hoạt động đó tìm cách phá vỡ thiết chế xã hội hiện tại nên nó phải thuộc âm. Vận động cơ học chỉ là một trong nhiều dạng vận động không phải là tiêu chí duy nhất cho phân biệt âm dương. Muốn phân biệt một đối tượng nào đó thuộc dương hay thuộc âm chúng ta cần phân tích tác dụng của đối tượng ấy là bảo tồn hay biến đổi trạng thái hiện tại đang khảo sát. Mong anh xem xét! Thân.
  11. Rubi thân mến!Chẳng nên phản ứng làm gì. Đoàn người mù quáng nối đuôi nhau dắt díu đã hàng ngàn năm nay trong cái bát trận đồ của học thuyết ADNH mà không cách nào thoát ra được, cũng chẳng sung sướng gì đâu. Họ cũng chỉ là nạn nhân thôi. Việc mình làm thì mình cứ làm, sá gì những tiếng ong ve. Người cười cuối cùng mới thật vui. Tôi dám chắc rằng, những kiểu tranh luận không có chung cái gốc rõ ràng như thế này, cuối cùng, chẳng ai thấy mình sai và cũng chẳng ai thấy đối phương đúng. Tranh luận kiểu này không những vô ích mà còn có hại, thì hà tất phải tốn thời gian quí báu nhẽ ra dành cho việc khác ích lợi hơn.
  12. Anh Thiên Sứ viết: Đúng vậy. Thuyết ADNH không những không mâu thuẫn với Phật giáo mà còn cho thấy, những luận điểm của Phật giáo là có cơ sở. Nói cách khác, Thuyết ADNH có thể chỉ ra những cơ sở và lý giải rõ những luận điểm của Phật Giáo.Một cách tổng quát, thuyết ADNH có thể chỉ ra và lý giải cơ sở mọi lý thuyết có thể có ở trên đời, kể cả khoa học hay tâm linh, tốt xấu hay đúng sai. Vì thế, nó là học thuyết thống nhất Vũ trụ. Chỉ có điều, nó đã thất truyền, đặc biệt là các nguyên lý căn đế, còn sót lại những mảnh vỡ ứng dụng bị biến dạng và được hiểu chưa chính xác. Phục hồi học thuyết ADNH là việc có thể, nhưng rất khó khăn và dài lâu. Nhưng đầu tiên là chúng ta phải có nhận thức đúng đắn tình thế và nỗ lực hành động, nghiên cứu phục hồi ngay từ bây giờ. Phần thưởng cho nỗ lực này đối với người Việt là cao hơn những người khác vì đồng thời với kết quả phục hồi học thuyết ADNH là tôn vinh văn hóa Việt do học thuyết kỳ vĩ này chính là sở hữu của Tổ tiên ta mấy ngàn năm trước.
  13. Muốn biết ứng dụng của Hà Đồ hay Lạc Thư thì trước tiên phải biết được Hà Đồ hay Lạc Thư là cái gì, nội dung của nó ra sao. Trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNh"-Vô Trước, tôi đã chỉ rõ: Hà Đồ là cấu túc ADNH của không gian. Lạc Thư là cấu trúc ADNH khi xét ảnh hưởng của Mặt trời lên Trái đát khi Trái đất tự quay quanh mình nó. Căn cứ vào nội dung đó, có thể tự mình suy ra ứng dụng của cả Lạc thư và Hà đồ không khó.
  14. Tôi cũng không lạ gì những ông như Văn Vương, Chu Hy, ... nữa là những người coi các ông ấy là sư phụ!
  15. Vuivui thân mến! Tôi đã rất đắn đo khi viết những dòng này. Trao đổi bất cứ vấn đề gì, muốn có bổ ích thì điều đầu tiên phải là thống nhất nhau những luận điểm cơ sở. Trong suốt thời gian trao đổi với Vuivui vừa qua, tôi nhận thấy rằng, hầu hết những quan điểm cơ sở của chúng ta không giống nhau, nhiều cái ngược hẳn nhau. Vì thế, mạch tư duy cũng ngày càng xa nhau khi càng cố gắng triển khai các vấn đề. Cách đây mấy bài tôi viết: Trao đổi giữa chúng ta thời gian qua, tôi thấy, giống như một linh mục trao đổi với một nhà sư về niềm tin tôn giáo vậy !!! Tôi đã cố gắng trình bày quan điểm của mình với mong muốn tìm thấy một chút gì thống nhất với Vuivui. Đến nay, đặc biệt là khi đọc bài trao đổi của Vuivui với anh Thiên Sứ về cách hiểu âm dương, thì tôi càng nhận thấy rõ ràng rằng, chúng ta quan niệm hoàn toàn khác nhau về khái niệm cực kỳ quan trọng này của học thuyết ADNH. Như vậy, chắc chắn chúng ta không thể thống nhất với nhau được trong mọi trao đổi tiếp theo dù chúng ta có cố gắng và thiện chí bao nhiêu đi nữa. Anh Thiên Sứ từng bảo tôi rằng, tôi có may mắn khi chuyên mục được Vuivui quan tâm phản biện. Tôi cũng mong muốn điều đó. Nhưng vì những khác biệt rất cơ bản trên, tôi cho rằng, chúng ta chẳng thể thống nhất được với nhau bất cứ vấn đề gì về học thuyết ADNH. Do đó, trao đổi nữa cũng vô ích, thậm chí có hại. Vì vậy, tôi để nghị dừng cuộc trao đổi này tại đây, và mỗi người hãy đi theo định hướng của mình. Quan điểm của tôi về những vấn đề đã trao đổi với Vuivui vẫn là: Chuyên mục là một cố gắng bước đầu phục hồi học thuyết thống nhất ADNH, vốn thuộc sở hữu của tổ tiên người Việt cổ đã bị thất truyền hơn 2000 năm trước do những biến cố lịch sử bi hùng, qua những mảnh vỡ còn sót lại dưới dạng những ứng dụng cụ thể, thiếu hẳn những nguyên lý cơ sở, được những nhà nghiên cứu gốc Hán xưa diễn giải một cách sai lầm về bản chất làm cho học thuyết không thể phát triển thêm được dù nhiều thế hệ tài trí miệt mài nghiên cứu đã hàng ngàn năm. Khái niệm Đạo trong chuyên mục chính là diễn đạt khái niệm Đạo của Lão Tử và ngôn ngữ không thể diễn tả chính xác khái niệm này dù có dài dòng bao nhiêu đi nữa. Âm, dương là những thuộc tính, mang tính đối đãi, đối lập và thống nhất của sự vật, được hình thành từ khởi nguyên của Vũ trụ. Dương có xu hướng làm cho sự vật bảo toàn trạng thái hiện tại (tịnh). Âm có xu hướng làm biến đổi trạng thái hiện tại của sự vật (động). Âm, dương được thể hiện qua những lực lượng tương ứng là ÂM và DƯƠNG. Thuộc tính dương tịnh âm động hoàn toàn phủ định dương động âm tịnh. Những quan điểm đó ngược lại hoàn toàn với những gì Vuivui nghĩ. Hy vọng rằng, ở điểm cuối cùng trong quá trình nghiên cứu tìm chân lý, chúng ta có thể thấy được cái chung. Cám ơn Vuivui rất nhiều về lòng nhiệt tình, thái độ khi tranh luận trong thời gian qua. Tôi xin chúc Vuivui đạt được thành công trong minh triết Phương Đông. Thân ái!
  16. Vuivui thân mến! Có một vài lấn cấn nhỏ trên diễn đàn nên muốn dừng. Nay vấn đề đã được giải quyết, ta tiếp tục trao đổi nhé. Vuivui thân mến! Có một chi tiết tôi hiểu nhầm ngụ ý của Vuivui về những vấn đề mà Vuivui cho rằng tôi khước từ. Trong bài trước, ngụ ý tôi đề cập đến là những ví dụ về âm dương động tĩnh chứ không phải những vấn đề trong bài 30. Tôi xin đính chính lại và giải quyết luôn cho Vuivui hiểu đúng ý tôi. Tôi đã viết: Tôi không nói xuông. Tôi xin trình bày với Vuivui về nguyên tắc chung xác định tính động, tĩnh trong nghiên cứu những đối tượng thuộc âm hay dương, sau đó giải quyết những ví dụ mà Vuivui đưa ra: Muốn xác định tính “động” hay “tĩnh” của một đối tượng bất kỳ, chúng ta phải căn cứ vào những nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 1: Trước tiên, chúng ta phải phân biệt môi trường và những vận động của các đối tượng trong cái môi trường ấy. Hai cái này không được lẫn lộn. Sau đó phải xem trong môi trường ấy đang bị trường khí nào, âm hay dương chi phối. - Nguyên tắc 2: tiêu chuẩn xác định một đối tượng nào đó là động hay tịnh. Trong chuyên mục, tôi viết: Như vậy, tiêu chuẩn để xác định một đối tượng nào đó là động hay tịnh là ở chỗ xu hướng tương tác của nó bảo tồn hay biến đổi trạng thái hiện tại của sự vật. Nếu chỉ lấy sự “động đậy” trong không gian làm tiêu chuẩn của tính động thì là một thiếu sót lớn, dễ bị trực quan đánh lừa. - Nguyên tắc 3: Qui luật âm dương hài hòa là qui luật phổ biến của tương tác âm dương. Qui luật ấy có nhiều hệ quả, một trong các hệ quả đó là, mọi đối tượng có xu hướng biểu hiện âm tính trong môi trường dương và ngược lại, có xu hướng biểu hiện dương tính trong môi trường âm. Bởi vì, nếu ngược lại âm dương sẽ mất quân bình, dương sẽ ngày càng dương, âm sẽ ngày càng âm, trở nên thái quá, cản trở sự vật phát triển. Vận dụng những nguyên tắc trên cho những ví dụ mà Vuivui đưa ra ta thấy: Ví dụ 1: 1.- Ban ngày - đương - động. Ban đêm - âm - Tĩnh, Ban ngày, môi trường sống trên trái đất được dương khí của mặt trời tác động nên có tính dương. Vạn vật sinh sôi nảy nở, tương tác trong môi trường nhưng không phải chính là môi trường (nguyên tắc 1). Trong cái môi trường dương ấy, vạn vật có xu hướng thể hiện cái âm tính của mình là động (theo nguyên tắc 3 - qui luật âm dương hài hòa), phát triển, tức là biến đổi trạng thái hiện tại (nguyên tắc 2), do đó sinh hoạt của muôn loài trên thế giới này mới sôi nổi. Ban đêm thì ngược lại Do đó, ví dụ trên phải hiểu là: Ban ngày – nhiều dương khí, vạn vật thể hiện tính âm – động. Ban đêm – nhiều âm khí, vạn vật thể hiện tính dương – tĩnh. Còn nếu hiểu dương động, âm tĩnh là không thấy được cái bản chất, mà mới chỉ nhận xét cái vỏ bên ngoài mà không thấy cái lõi bên trong. Ví dụ 2: 2.- Cõi Trần thế - người sống - dương - Động. Cõi âm - thế giới người chết - âm – tĩnh Tương tự phân tích ở ví dụ 1, câu này phải hiểu là: Trong cõi trần thế - dương, con người thể hiện tính âm - động. Trong cõi âm – tĩnh, con người (chết) thể hiện tính dương – tĩnh. Ví dụ 3: 3.- Thức, hay nói trạng thái Thức - dương - động. Ngủ, hay nói trạng thái Ngủ - âm – tĩnh Nếu theo cách xác định này, trạng thái thức là dương, thì vào ban ngày (dương), nếu con người thức sẽ sảy ra tình trạng dương trong dương, dẫn đến dương thái quá. Tương tự, âm trong âm dẫn đến âm thái quá vào ban đêm. Như vậy chẳng trái với tự nhiên sao, còn đâu âm dương hài hòa nữa (Mâu thuẫn với nguyên tắc 3 ở trên). Còn nếu muốn âm dương hài hòa thì người ta phải ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm!!! Thật phi lý! Do đó, tôi không đồng ý cách xác định này, mà phải là: . Thức, hay nói trạng thái Thức - âm - động. Ngủ, hay nói trạng thái Ngủ - dương – tĩnh. Bởi vì, theo nguyên tắc 3, trạng thái thức – âm phải vào ban ngày – dương. Vận động khi thức có xu hướng phát triển nên âm (biến đổi trạng thái hiện tại – âm, nguyên tắc 2). Trạng thái ngủ - dương phải vào ban đêm – âm. Hoạt động ngủ nhằm nghỉ ngơi, lấy lại sức lực, súc tích tinh thần cho ngày hôm sau (bảo tồn trạng thái – dương, theo nguyên tắc 2) . Khi ấy, âm dương mới hài hòa, hợp với tự nhiên. Như vậy, quan niệm Thức dương động và Ngủ âm tĩnh là một ví dụ cho quan niệm sai lầm cơ bản của người Tàu xưa. Vuivui có thấy những ví dụ đó quá đơn giản đối với tôi hay không? Làm thế nào chúng có thể chỉ ra mâu thuẫn của chuyên mục được! Ngược lại, nó còn cho thấy tính logic, nhất quán, hiệu dụng của chuyên mục trong nghiên cứu, khảo sát. Do đó, tôi mới kỳ vọng Vuivui có thể đưa ra những ví dụ tinh tế hơn một chút để trình bày một thể, chứ nếu không, Vuivui cứ nâng dần độ phức tạp của các ví dụ đưa ra thì biết trả lời đến bao giờ. Tôi không trả lời những vấn đề Vuivui đưa ra ở bài 30 (như Vuivui thống kê) vì nó sẽ quá dài. Còn tôi định không trả lời mấy ví dụ trên vì nó quá ngắn. Thật thú vị! Qua đây cũng cho thấy, chuyên mục có thể xây dựng phương pháp luận nhất quán hẳn hoi làm cơ sở để khảo sát các hiện tượng chứ không tùy tiện khúc thuyết như người Tàu xưa đâu (từ “khúc thuyết” là tôi trích dẫn đấy). Những phân tích mà Vuivui trao đổi trên diễn đàn về âm dương động tĩnh với anh Thiên Sứ tôi thấy thực sự đó là sai lầm, khúc thuyết, bao biện lấy được, chẳng có gì như tôi hình dung cao thâm, huyền diệu, cảnh giới “mờ trời, tối đất”… như khi nghe Vuivui nói cả. Vuivui đã lẫn lộn môi trường với những đối tượng hoạt động trong môi trường ấy. Qua đó, tôi thấy, anh Thiên Sứ không những lập luận đúng đắn hơn nhiều mà còn có ý hướng tới giải quyết vấn đề này trong trạng thái khởi nguyên Vũ trụ (có nghĩa là thâm sâu). Mặt khác, cách luận của anh Thiên Sứ thống nhất với nguyên tắc thứ ba (qui luật âm dương hài hòa) của phương pháp luận tôi nêu ở trên. Tôi biết, Vuivui sẽ không đồng ý với những lập luận của tôi, vì nếu như thế chẳng hóa phủ định bao nhiêu cố gắng và tự hào suốt 40 năm dày công tích lũy hay sao. Đáng lẽ tôi sai thì công bằng hơn vì công phu tôi bỏ ra ít hơn nhiều. Nhưng biết làm sao được, tôi cũng thấy như vậy mới hợp lý, nhưng cuộc sống vẫn hay trớ trêu như thế. Trao đổi qua lại với Vuivui cho đến nay, tôi thấy có thể rút ra được những kết luận sau: - Quan điểm của Vô Trước: Chuyên mục là một cố gắng bước đầu phục hồi học thuyết thống nhất ADNH, vốn thuộc sở hữu của tổ tiên người Việt cổ đã bị thất truyền hơn 2000 năm trước do những biến cố lịch sử bi hùng, qua những mảnh vỡ còn sót lại dưới dạng những ứng dụng cụ thể, thiếu hẳn những nguyên lý cơ sở, được những nhà nghiên cứu gốc Hán xưa diễn giải một cách sai lầm về bản chất làm cho học thuyết không thể phát triển thêm được dù nhiều thế hệ tài trí miệt mài nghiên cứu đã hàng ngàn năm. Khái niệm Đạo trong chuyên mục, Vô Trước cho rằng, chính là diễn đạt khái niệm Đạo của Lão Tử và ngôn ngữ không thể diễn tả chính xác khái niệm này dù có dài dòng bao nhiêu đi nữa. Thuộc tính dương tịnh âm động hoàn toàn phủ định dương động âm tịnh. - Quan điểm của Vuivui: Vuivui phủ nhận những nhận định về nguồn gốc học thuyết ADNH như Vô Trước quan niệm ở trên và cho rằng khái niệm Đạo của chuyên mục không phải là khái niệm Đạo mà Lão Tử muốn nói tới. Ngôn ngữ có thể tiệm cận diễn đạt chính xác khái niệm Đạo nếu đủ thời gian và trình bày đủ dài. Học thuyết được trình bày trong chuyên mục là do Vô Trước tự nghĩ ra, độc thoại với chính mình do không hiểu được tầm vóc học thuyết ADNH qua cách diễn giải của người xưa vốn rất am hiểu nó qua quá trình bí truyền chứ không bị thất truyền. Âm dương có thể tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể đông hay tịnh. - Cả hai người không thừa nhận tính đúng đắn quan điểm của nhau. - Vô Trước cho rằng, muốn bác bỏ chuyên mục, chỉ cần chỉ ra một ví dụ thể hiện mâu thuẫn nội tại của nó hay với thực tế khách quan. Vuivui cho rằng sẽ làm được điều này không khó khăn gì. Vuivui thân mến! Vậy Vuivui hãy thực hiện điều mình quả quyết đó đi. Tôi chỉ yêu cầu Vuivui tránh những bình luận mang tính chính trị và ý thức hệ cho đúng với qui định của diễn đàn (Tôi xin lưu ý, ở đây, Vuivui đã 2 lần làm như thế). Thân mến!
  17. Kính gửu anh Thiên Sứ, BQT và ACE trên diễn đàn! Tôi thật xấu hổ khi sinh hoạt trên diễn đàn tôi yêu quí mà có những bài vô văn hóa như một số bài vừa qua vẫn tiếp diễn và ngày càng xấu xa hơn. Chúng ta muốn làm bất cứ cái gì cho văn hóa Việt thì trước tiên phải có văn hóa tối thiểu trong một môi trường văn hóa tối thiểu. Có thể anh và BQT có chủ trương riêng trong trường hợp này, nhưng tôi xin phép từ chối sinh hoạt trên diễn đàn khi tôi cỏn thấy nick Kakalotta, Whitebear chưa bị xóa. Tôi rất buồn phải chia tay. Xin lỗi Vuivui vì phải ngừng trao đổi với bạn. Tôi sẽ nghiền ngẫm những gì bạn viết. Chúc các bạn khỏe!
  18. Vuivui thân mến! Tôi đã viết ở bài đầu tiên của chuyên mục rằng, Lịch sử dân tộc Việt, sự thất truyền học thuyết ADNH là những lý do để ra đời chuyên mục này (còn một lý do tôi là người Việt nữa), mà Vuivui bảo tôi chỉ nên coi những lý do đó là những tham khảo thì thật … hết biết! Chuyên mục khi ấy không còn lý do tồn tại thì tham khảo cái gì? Trước kia tôi hoàn toàn không có ý định tham gia gì vào lý thuyết về ADNH, tốt xấu gì kệ nó. Chỉ vì những kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu đó tôi mới phải bỏ công bỏ sức đấy thôi. Thật khổ! Cái này thì tôi trách anh Thiên Sứ đấy! Nếu đúng như Vuivui viết: thì tuyệt vời quá rồi còn gì! bất chiến tự nhiên thành! đặc biệt người chỉ ra lại là Vuivui, một người Việt mà tôi có hân hạnh được trao đổi ý kiến dù là trên diễn đàn ảo và không thống nhất với nhau. Nếu thực sự như thế, lúc đó tôi sẽ hết sức vui vẻ quên béng cái chuyên mục này, coi như là một kỷ niệm nho nhỏ mà thôi! Tôi cũng mong mình không hiểu nổi học thuyết ADNH với những ý thâm sâu, huyền diệu của mấy ông Tàu xưa để xếp cái chuyên mục này lại cho nhẹ nhàng tâm trí. Nhưng khổ nỗi, mơ thì cứ mơ, ước thì cứ ước, cuộc đời nhiều khi không chiều người! Đành phải đợi đến lúc ấy vậy, chứ còn biết làm sao? Vuivui viết: Lạ quá, Vuivui đọc thế nào mà hiểu là tôi khước từ ? Phải hiểu ý ở bài viết là tôi thấy mấy ví dụ ấy quá đơn giản, và đang chờ xem Vuivui có thể đưa ra ví dụ nào tinh tế hơn một chút không mới đáng viết. Tôi cứ tưởng Vuivui hiểu ý và sẽ đưa ra ví dụ tầm cỡ một chút rồi trả lời một thể. Có người đố Vuivui làm phép cộng 2 + 2, Vuivui sẽ thấy thế nào? Không ngờ Vuivui lại hiểu là tôi khước từ trả lời. Hay Vuivui chỉ có bấy nhiêu thôi? Điều này thì tôi không tin. Hơn nữa, tôi cũng đang muốn theo dõi cuộc trao đổi giữa Vuivui và anh Thiên Sứ về vấn đề này. Qua những trao đổi đó, càng khẳng định cho Vuivui thấy cái sai lầm căn bản của mấy ông Tầu người xưa ấy trong cách hiểu học thuyết ADNH. Khi tôi trả lời Vuivui về những ví dụ xác định tính động tĩnh của những đối tượng âm dương, tôi sẽ chỉ ra nguyên lý, qui tắc chung xử lý bất cứ đối tượng nào trong vấn đề này. Không biết ông Chu Hy có cái tương tự không, hay lại vòng vo khúc thuyết rồi nói rằng đó là minh triết! Vuivui viết: Đọc câu này, tôi có cảm giác như đang được nghe một vị linh mục thành Rome khoan hòa, khả kính đang giảng giải cho Co-pec-nich sự sai lầm của thuyết Nhật tâm, hơn nửa thiên nhiên kỷ trước vậy! Vuivui viết: Sao Vuivui hiểu những câu tôi viết cực đoan thế nhỉ? Đó không phải là tư duy minh triết Đông phương. Tôi đã nói rõ ràng rằng: Do đó, tôi tuy không bao giờ dùng những luận điểm của họ làm tiêu chuẩn đúng sai, nhưng vẫn tham khảo kiến giải của họ khi nghiên cứu với tinh thần cảnh giác cao. Cái này tôi nói mấy lần rồi mà. Vuivui viết: Tôi đã nói rõ, tôi không lập thuyết, tôi chỉ cố gắng phục hồi học thuyết ADNH của Tổ tiên người Việt đã bị thất truyền. Vuivui viết: Về vấn đề này, tôi đã nói ở trên. Tôi đang chờ những ví dụ (nhưng tinh tế hơn một chút) của Vuivui đây. Chỉ cần có 1 cái Vuivui chỉ đúng là tôi thua hoàn toàn. Hãy cố gắng lên! Vuivui viết: Thật nực cười! Vuivui viết: Mất nhiều thời gian cho cái vụ “làm rõ” này quá! Chỉ cần, từ đầu hỏi rằng, đây có phải là học thuyết ADNH của người xưa (mấy cổ nhân Tàu) không thì đã có câu trả lời ngay tức khắc là không phải, khỏi phải mất thời gian, công sức như bấy nay. Đây chỉ là một cố gắng, trong rất nhiều cố gắng sẽ ra đời sau này, nhằm phục hồi học thuyết ADNH của Tổ tiên người Việt đã bị thất truyền, bị mấy ông thày Tàu hiểu sai những nguyên lý căn đế, làm biến dạng nghiêm trọng, không thể phát triển lên được dù đã qua hàng ngàn năm miệt mài nghiên cứu. Nhân đây tôi cũng xin nói rõ ý này: Có người cho rằng, dù học thuyết ADNH có do người Việt phát kiến ra thì người Hán cũng có công ghi chép bảo tồn lại. Đó là một quan điểm sai lầm, ngụy biện. Họ đã đập vỡ cái bình quí của người khác. Sau đó mới thấy tiếc và thu gom những mảnh vỡ lại một cách vừa không đầy đủ, vừa biến dạng, lộn xộn. Lại nặn ra cái bình khác sai lệch hoàn toàn, xấu xí, chắp vá, để dùng và nói rằng cái bình như thế là nguyên bản và của họ. Như vậy là có công sao? Phải nói rõ, đó là tội hủy diệt văn hóa, mạo nhận văn hóa, hơn nữa, một nền văn hóa cực kỳ quí giá, có khả năng ảnh hưởng tới toàn nhân loại. Nếu không có tội ác đó, lịch sử nhân loại có lẽ đã tiến theo chiều hướng khác hẳn, nhân bản hơn. Đó là sự thực lịch sử, dù sao cũng đã qua quá lâu, không phải kích động hận thù dân tộc. Tôi đã nói rõ, cái gọi là người Trung Hoa ngày nay, đa phần, thực chất là người gốc Việt, anh em một nhà của chúng ta trong quá khứ, tuy bị đồng hóa về chính trị, nhưng quan trọng hơn, đã đồng hóa người Hán về nhân chủng và văn hóa. Chúng ta phải yêu mến, tôn trọng họ vì trong huyết quản họ có không ít dòng máu Lạc Hồng như chúng ta. Rõ ràng đó là chỉ rõ cái gốc để yêu thương chứ không phải hận thù. Vuivui viết: Rất hân hạnh! Chúc thành công! Nhưng trước hết hãy trao đổi cho ngã ngũ với anh Thiên Sứ về cái ví dụ ngày dương động, đêm âm tĩnh mà Vuivui đưa ra đi đã, kẻo anh ấy chờ. Thân mến!
  19. Vuivui thân mến! Tôi xin trao đổi tiếp. Vuivui viết: Những vấn nạn: Việt sử, sai lầm căn bản trong lý giải của người xưa về học thuyết ADNH, sự thất truyền những nguyên lý căn đế học thuyết ADNH mà tôi viết không phải là những nhận định cá nhân mà là những nghiên cứu khá công phu, được chứng minh qua các tác phẩm (có cái đã xuất bản, có cái chưa) và các tiểu luận của nhiều tác giả, mà có lẽ hệ thống nhất là của anh Thiên Sứ, ngay trên diễn đàn này và nhiều nơi khác. Tôi chỉ viết lại các kết luận được họ rút ra, còn luận cứ của họ thì rất phong phú và dài hơi, không lẽ Vuivui bắt tôi phải copy tất cả đưa lên diễn đàn. Vuivui phải đọc các công trình ấy thì mới hiểu được rằng tôi phát biểu có cơ sở, hoàn toàn không vì cảm tính. Tôi cũng chẳng vui vẻ gì khi nhận ra lịch sử bi thương của dân tộc. Vuivui viết thế chẳng qua lâu nay, có lẽ, không cập nhật thông tin đó thôi. Tôi cũng xin nói rõ, đó không phải là các nghiên cứu của tôi, nên Vuivui cho rằng tôi phát biểu theo chủ quan cá nhân lại càng không đúng. Còn nói về người khổng lồ ư? Những tác giả các công trình đó chính là người khổng lồ mà tôi hân hạnh được đứng trên vai. Chứ không phải mấy ông Chu Hy hay Văn Vương … như Vuivui nghĩ đâu. Tôi cũng biết, cho đến thời điểm này, sự công nhận rộng rãi những nghiên cứu đó trong xã hội còn chưa nhiều. Nhưng không phải vì thế thì có thể phủ nhận những luận điểm đó. Chắc Vuivui biết câu: “ Anh hùng đoán giữa trần ai mới già” chứ. Chẳng chóng thì chầy, thời điểm đó cũng phải đến, vì đó là chân lý. Tôi cũng thừa nhận, có thời kỳ học thuyết ADNH là bí truyền mà không phải thất truyền. Đó là thời gian đầu lãnh thổ của người Việt mới bị người Hán chiếm đóng. Các trí thức Việt bất hợp tác với kẻ xâm lược nên trở về ở ẩn và truyền lại kiến giải ADNH cho những người thân cận có thể tin tưởng được, không muốn những tri kiến đó lọt vào tay người Hán. Hình thức bí truyền ra đời. Nhưng sau một thời gian quá lâu, những biến động lịch sử và xã hội đã biến cái bí truyền ấy thực sự thành thất truyền hơn 2000 năm nay rồi. Nếu là hơn 2000 năm trước, tôi có lẽ đã đồng ý với Vuivui về sự bí truyền đó. Đến nay, đã là thế kỷ 21, học thuyết ADNH thực sự đã bị thất truyền. Những mù mờ, mâu thuẫn trong cách hiểu những khái niệm, đồ hình cơ bản nhất của học thuyết ADNH, mà các nghiên cứu của các tác giả tôi kể trên chỉ ra, đã chứng minh rõ ràng điều đó. Tôi nhắc lại, chúng ta đang thảo luận về nghiên cứu của tôi thì đương nhiên không thể lấy những luận điểm mà tôi không công nhận, cho là sai lầm căn bản để làm cơ sở xem xét và phán quyết. Trong trường hợp cụ thể này, chỉ có cách chỉ ra mâu thuẫn nội tại trong logic của tôi hoặc mâu thuẫn của các kết luận trong chuyên mục với thực tế khách quan, mới có thể là luận cứ phản biện mà thôi. Điều đó thì Vuivui không thể làm được. Chứ nếu lấy cái logic của người xưa hay của Vuivui để nhận định như vừa qua thì chỉ tổ mất thời gian của nhau mà chẳng thống nhất được cái gì. Mấy cái ví dụ xét âm, dương, động, tĩnh đơn giản đó mà Vuivui quá tự tin cho rằng có thể chỉ ra mâu thuẫn của tôi thì thật … đáng ngạc nhiên! Ngược lại, nó càng chứng minh tính đúng đắn của chuyên mục. Sao Vuivui có thể chủ quan đến thế nhỉ? Thật bất ngờ khi chính cái ví dụ đó lại chỉ ra tính thiếu hệ thống, tùy tiện suy diễn của cách hiểu ADNH của người xưa hàng ngàn năm nay do bị thất truyền. Bằng chứng là các thành viên đang tranh luận về ví dụ đó trên hành lang này có thống nhất được với nhau đâu, dù vấn đề hết sức đơn giản, phổ biến mà qua bao nhiêu trao đổi mà vẫn ngày càng xa nhau hơn. Đơn giản như thế thì cần gì phải bí truyền và cũng chẳng thể bí truyền được. Thất truyền là từ dùng chính xác nhất. Tôi xin nói thật, nếu không có tiêu chuẩn thống nhất thì mọi người không bao giờ thuyết phục được nhau dù với những vấn đề giản đơn. Đối với những vấn đề tinh tế, phức tạp hơn, không cần phải nói, cũng biết loạn xạ thế nào. Đó là vì những nguyên lý căn đế đã bị thất truyền nên không còn tiêu chuẩn chung, khiến người đời sau cứ tùy tiện suy diễn mà không thể cùng nhau thống nhất. Ai cũng tự cho cái lý của mình đúng, rằng mình sở ngộ được Đạo còn người khác thì hiểu biết nông cạn và sai lầm, thì vạn năm nữa mà học thuyết ADNH vẫn dẫm chân tại chỗ cũng còn là may. Vì thế, tôi mới phải nghiên cứu viết chuyên mục này để khắc phục những vấn nạn trên. Trong chuyên mục của tôi, những vấn đề đó thực rõ ràng và nhất quán. Muốn biết bất kỳ đối tượng nào là dương hay âm, tịnh hay động thì phải tường minh âm, dương, tịnh, động là gì. Tất cả đã được xác định rõ ràng trong chuyên mục, chỉ cần áp dụng là thấy ngay cái gì là âm, cái gì là dương, cái gì tịnh, cái gì động và tại sao như thế, chẳng cần tranh luận dài dòng. Tất nhiên, để được như vậy phải công nhận những luận điểm của chuyên mục. Chứ cứ lấy cái định nghĩa âm dương mà Vuivui đưa ra ở bài trên, mà theo Vuivui, có lẽ đó là cách hiểu của người xưa, thì các thành viên lại cứ tiếp tục tranh cãi vài ba ngàn năm nữa mà chưa chắc biết được kết quả ra sao. Vuivui thân mến! Trong trao đổi với nhau về học thuật mà có những kết luận chủ quan một phía, trong khi phía kia phản đối, mà cứ mặc nhiên khẳng định như đinh đóng cột thì thật khó lâu dài. Tỷ như những câu: .... Trong khi tôi thấy Vuivui chẳng chỉ ra được tý mâu thuẫn nội tại nào trong chuyên mục, mà chỉ là mâu thuẫn với cách hiểu của Vuivui và người xưa thôi. Tôi đã nói rõ tôi không thừa nhận những cách hiểu đó là đúng với học thuyết ADNH khi chưa bị thất truyền, bởi vì nó đầy mâu thuẫn như nhiều tác giả (tôi đã đề cập ở trên) đã chỉ ra. Nếu đã thấy mâu thuẫn nội tại trong chuyên mục thì chúng ta còn trao đổi nữa làm gì, kết luận đi thôi. Sở dĩ tôi phải giải thích nhiều chỉ vì có thiện ý, mong Vuivui hiểu đúng ý của tôi trình bày trong chuyên mục mà thôi. Chứ còn, nếu Vuivui đã kết luận rồi thì lý do của sự trao đổi làm sao còn nữa. Thân ái!
  20. Vuivui thân mến! Xong việc sớm trở về. Xin được trao đổi tiếp với Vuivui. Trao đổi giữa chúng ta thời gian qua, tôi thấy, giống như một linh mục trao đổi với một nhà sư về niềm tin tôn giáo vậy !!! Bởi vì chúng ta chưa thống nhất một số nền tảng nên khó trao đổi, hiểu không đúng ý đồ của nhau. Bây giờ, tôi xin nhắc lại một số vấn đề tôi coi là đúng, xuất phát từ đó, mà không nêu lại lý do, tôi trình bày chuyên mục của mình để Vuivui khỏi thấy vô lý, lập dị trong các luận điểm của tôi: Theo tôi, học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất mà tổ tiên người Việt xưa đã kế thừa được từ một nền văn minh rất cao, mà họ là một thành viên, đã bị hủy diệt trong một tai họa có tính toàn cầu, được đó đây trong lịch sử nhắc tới như một trận Đại Hồng thủy thời xa xưa. Học thuyết kỳ vĩ này đã giúp người Việt xây dựng nên một nền văn minh nhân bản, huyền vĩ một thời ở hầu khắp lục địa Trung hoa ngày nay, đặc biệt phía nam sông Dương tử trong nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng. Một bộ tộc nhỏ gốc du mục sống ở bắc sông Hoàng Hà là người Hán, dựa vào ưu thế có trình độ tác chiến cao hơn do hoàn cảnh sống mang lại, thèm muốn cuộc sống văn minh, sung túc của người Việt cổ, đã từng bước xâm chiếm nền văn minh đó và hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lăng này vào thời Tần, Hán cách nay hơn 2000 năm (cũng gần giống như người Mông cổ hay Mãn Thanh đã từng xâm chiếm Trung Hoa ngày xưa vậy). Thất bại trong cuộc kháng chiến chống xâm lăng, một bộ phận người Việt, trung thành nhất với Hùng Vương, di chuyển theo hoàng tộc rút lui về cố thủ ở vùng đất còn lại của nước Văn Lang, ngày nay thuộc nước Việt Nam ta, mang theo phần lý thuyết tinh túy nhất (không phải đại chúng nhất) của học thuyết ADNH (bởi vì học thuyết này rất thâm sâu, chỉ những thành phần ưu tú nhất trong xã hội thuộc giới trí thức và hoàng tộc mới nắm được những nguyên lý căn đế). Đa phần dân chúng còn lại sống chung với quân xâm lược, dần dần, tuy bị đồng hóa về mặt chính trị nhưng từng bước đồng hóa chúng về mặt nhân chủng và văn hóa. Họ trở thành dân tộc Trung Hoa ngày nay. Trong quá trình này, phần vì lúc ban đầu, quân xâm lược không quan tâm nhiều tới văn hóa, phần vì những trí thức Việt cũ không hợp tác (ở ẩn), người dân thường tuy có nếp sống nhuần nhuyễn theo tinh thần học thuyết ADNH nhưng không am hiểu tinh tường lý thuyết vì nó rất cao thâm và tinh tế, dần dần học thuyết kỳ vĩ này bị thất truyền và chỉ còn sót lại một số ứng dụng đơn giản phổ biến trong dân gian, và lâu lâu, phát lộ một vài ứng dụng cao cấp hơn, được những trí thức Việt cũ cất giữ mà thôi. Khi công cuộc xâm lăng tạm hoàn thành, trong quá trình lâu dài hàng ngàn năm sống chung với người Việt cổ, lại cần phải quản lý một xã hội quá rộng lớn sao cho hiệu quả, người Hán mới dần dần nhận ra giá trị vô song của học thuyết ADNH qua những ứng dụng và tính minh triết của những mảnh vỡ văn minh còn sót lại, và tiến hành nghiên cứu nó. Nhưng đã muộn rồi! Học thuyết đã thực sự thất truyền, đặc biệt là những nguyên lý căn đế và những phần tinh túy nhất. Dù đã hết sức cố gắng, nhưng qua hơn 2000 năm, họ cũng không thể phục hồi học thuyết kỳ vĩ này của tổ tiên người Việt, chỉ nhuần nhuyễn hơn trong các ứng dụng cụ thể còn sót lại mà thôi. Tại sao với thời gian những 2000 năm, đủ để ra đời và tiêu hủy cả một nền văn minh, tập trung những trí tuệ minh mẫn nhất mà họ vẫn không thể thành công? Đó là vì: Nhiều nguyên lý cơ bản của học thuyết này đã bị những nhà nghiên cứu của họ (người xưa) hiểu sai về bản chất. Kết quả, họ cứ như đoàn người mù bám đuôi nhau quẩn quanh vô định đã hàng ngàn năm trong cái “bát trận đồ” học thuyết ADNH mà không bao giờ tìm thấy chân lý. Không thể có cách lý giải nào hợp lý hơn thế. Những vấn đề trên, tôi tổng hợp và rút ra từ những nghiên cứu của nhiều người, nhiều lĩnh vực, có cả anh chị em trên chính diễn đàn này và đặc biệt là các nghiên cứu về ADNH và lịch sử, văn hóa Việt khá thuyết phục, mạch lạc và hệ thống của anh Thiên Sứ . Những luận điểm đó là cơ sở, động lực để tôi chẳng quản sức lực có hạn, bắt tay vào nghiên cứu học thuyết ADNH, hy vọng phục hồi lại học thuyết kỳ vĩ của Tổ tiên. Những quan điểm trình bày ở trên, tôi đã rải rác đề cập ở những bài viết trước, khi phát biểu tôi không nhắc lại xuất sứ cũng như chứng minh. Đó là lý do khiến Vuivui không thống nhất, ngạc nhiên khi tôi khẳng định: Vì lý do đã trình bày ở trên, đối với tôi, những luận giải của người xưa vể học thuyết ADNH chỉ có tính tham khảo, không bao giờ tôi coi là những cơ sở để phân biệt đúng hay sai, kể cả Văn Vương, Chu Hy … hay thậm chí cả Lão Tử (huống chi Vuivui!). Sở dĩ tôi cho rằng khái niệm Đạo của chuyên mục chính là khái niệm Đạo mà Lão Tử nói tới là vì tôi thấy nó như thế chứ hoàn toàn không phải tôi lấy Lão Tử như tiêu chuẩn để diễn giải khái niệm này. Cố nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng tham khảo khái niệm Đạo của Lão Tử, Trang Tử, đọc Khổng Tử, Mạnh Tử, Chu Hy, … và cả Vuivui nữa khi bạn xuất bản quyển sách tâm huyết của mình về lý học Đông phương, nếu tôi mua được. Do đó, dù hiểu biết còn rất hạn chế về học thuyết ADNH, tôi cũng vẫn cứ phải bắt tay vào tự lực nghiên cứu, không thể trông mong nhiều vào những kiến giải của người xưa. Cũng có thể, sau rất nhiều nỗ lực về trí tuệ cũng như thời gian, một số vấn đề “lộ thiên”, không căn đế lắm của học thuyết ADNH cũng được họ (người xưa) kiến giải khá tốt, nhưng những vấn đề nguyên lý căn đế, tinh túy nhất thì họ sai hoàn toàn về bản chất, vì nếu không phải thế, học thuyết ADNH đã phát triển lên tầm rất cao sau hơn 2000 năm miệt mài nghiên cứu, chứ không đến nỗi dậm chân tại chỗ hàng ngàn năm như ta thấy ngày hôm nay, và lịch sử có lẽ đã diễn ra theo một hướng hoàn toàn khác. Nếu chỉ trông mong vào những kiến giải của họ, không có những đột phá căn bản, thì cùng lắm lại trở thành người kế tiếp trong đoàn người mù đáng thương dài dằng dặc đang lang thang vô định đã ngàn năm nay mà thôi, học thuyết kỳ vĩ của tổ tiên sẽ không bao giờ phục hồi lại được. Trong quá trình nghiên cứu nhận thức sẽ hoàn thiện dần. Nếu để hiểu thấu rồi mới nói thì vạn năm nữa cũng không thể thành công. Giả sử tôi có thất bại, cũng đâu có gì đáng buồn! Nó sẽ là ví dụ để những người đồng chí hướng phục hồi văn hóa Việt rút ra bài học bổ ích. Nói như thế, nhưng không phải cứ tùy tiện phục hồi mà không có nguyên tắc. Trong giai đoạn trước mắt, với nhận định học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất Vũ trụ và căn cứ vào khả năng thực tế, tôi tạm thời đưa ra mấy nguyên tắc sau: Thứ nhất: Đối tượng nghiên cứu của học thuyết là tất cả mọi tồn tại trong Vũ trụ. Có như thế, học thuyết ADNH mới có thể là học thuyết thống nhất vũ trụ, có thể ứng dụng trong mọi lĩnh vực khác nhau. Thứ hai: Phải logic và biện chứng, không có mâu thuẫn nội tại. Thứ ba: Phải từng bước xác định rõ tất cả những khái niệm học thuyết ADNH được xử dụng. Chấm dứt sự mơ hồ, tùy tiện, máy móc tới mê tín trong nghiên cứu và ứng dụng học thuyết ADNH. Thứ tư: Phải sâu chuỗi được trong một hệ thống nhất quán tất cả những “mảnh vỡ” của học thuyết ADNH còn sót lại. Trên cơ sở đó, từng bước hiệu chỉnh lại những sai lệch, nếu có, trong các môn ứng dụng của học thuyết ADNH hiện nay. Thứ năm: Phải có khả năng suy ra được một cách logic, hợp lý tất cả các nguyên lý cơ bản của khoa học hiện đại (đặc biệt là vật lý). Làm được như thế, khoa học hiện đại chỉ còn là trường hợp riêng cụ thể của học thuyết ADNH. Thứ sáu: Từng bước nghiên cứu, ứng dụng, đóng góp những phát hiện mới trong những lĩnh vực có thể được, kể cả khoa học. Trong những nghiên cứu của mình, tôi sẽ cố gắng thực hiện theo đúng những nguyên tắc đó. Xin nhắc lại ở đây, những điều tôi viết, chẳng phải là có cuộc cách mạng nào trong nghiên cứu học thuyết ADNH, như Vuivui nghĩ tôi đang tiến hành, cả. Tôi không nghiên cứu học thuyết ADNH, vì nó đã thất truyền, còn đâu mà nghiên cứu. Tôi chỉ mới bắt tay vào cố gắng phục hồi học thuyết kỳ vĩ này của Tổ tiên thông qua những mảnh vỡ văn minh còn sót lại mà thôi. Hai cái này không hoàn toàn giống nhau. Nhiều khi tôi tự nghĩ, công việc của mình giống như đang cố gắng phục hồi lại một cái bình cổ, quí giá của Tổ tiên, có tên ADNH qua một số mảnh vỡ còn sót lại, bị che mờ, biến dạng qua thời gian hàng ngàn năm, sắp xếp lộn xộn, ngược xuôi, thâm chí còn lẫn với những mảnh sành mảnh bát khác. Thật quá khó khăn! Nhưng vẫn phải làm, chỉ vì có dòng máu của Tổ tiên người Việt chảy trong huyết quản của mình! Giả sử ban đầu, tôi ghép các mảnh vỡ còn lại chưa hợp lý, thì với thời gian và lao động, bằng tấm lòng tôn kính Tổ tiên, những người đi sau sẽ hoàn thiện dần dần và chiếc bình quí lại trở về với dân tộc. Tuy vậy, học thuyết ADNH cũng không phải là tất cả. Thật là lạ lùng khi Vuivui cho rằng, cứ phải hiểu rất thấu đáo học thuyết ADNH thì những vĩ nhân của dân tộc mới có thể để lại những giá trị học thuật sâu sắc. Thiếu gì những công trình minh triết vượt thời gian mà chẳng liên quan gì đến học thuyết ADNH có ở trên đời này. Đâu phải chỉ có mỗi học thuyết ADNH mới minh triết. Khi hiểu sai một số luận điểm cơ bản của học thuyết ADNH không có nghĩa là cái gì hiểu cũng sai. Tư duy kiểu này thì lạ thật! Có phải người ta không hiểu rõ Big Bang thì không thể chế ra máy tính điện tử đâu! Vuivui viết: Thì đúng rồi! Tôi đã viết ở bài trước: Và đây là một kết luận của anh Thiên Sứ trong tác phẩm “Tìm về cội nguồn Kinh dịch”: Không phải thay vì lấy cổ nhân, tôi lại lấy anh Thiên Sứ ra làm tiêu chuẩn. Chỉ vì những phân tích của anh ấy về những vấn đề trên, theo tôi, cơ bản là đúng đắn, mạch lạc, có tính đột phá. Lấy những luận cứ, tôi cho là sai lầm căn bản của người xưa, để phản biện tôi, mà Vuivui lại ngạc nhiên khi tôi không thừa nhận, thì thật lạ lùng! Đâu phải đến bây giờ tôi mới nói tới điều này, mà tôi đã nói từ trước: Nếu lấy tiêu chuẩn đúng sai là các lý giải của tiền nhân (những người tiếp thu chứ không phát minh học thuyết ADNH), kể cả Văn Vương, Chu Hy … thì tôi sai toét rồi mà. Chẳng cần Vuivui phải nhọc công phản bác. Tiếc rằng, quan điểm của họ chưa bao giờ là tiêu chuẩn phân biệt đúng sai của tôi trong nghiên cứu học thuyết ADNH. Lý do thì tôi vừa trình bày ở trên đó. Còn lý giải của tôi về Vạn sự có sinh thì có diệt, nếu Vuivui có ý kiến khác thì cứ tự do phát biểu. Đây là diễn đàn học thuật mà. Đâu cần tôi muốn hay không muốn. Chỉ có điều đừng phản bác theo kiểu: “ … ông Chu Hy… bảo thế này hay thế kia …” vì đối với tôi, luận điểm của các vị ấy không có giá trị phản bác, cùng lắm là chỉ có giá trị tham khảo khi nghiên cứu. Nhiều khi ngay cả cái “giá trị tham khảo” ấy cũng chẳng được bao nhiêu mà có lúc lại là cái bẫy làm chệch hướng tư duy đúng đắn, cần cảnh giác. Thật lạ lùng khi Vuivui cho rằng lý giải đó của tôi không liên quan đến Đạo khi tôi đã nói rõ là theo kết quả nghiên cứu của chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” – Vô Trước, trong khi khái niệm cơ sở có tính tiên đề của nghiên cứu đó lại là khái niệm Đạo. Tôi thật không biết nói gì về kiểu tư duy như thế! Có thể ý Vuivui nói là không liên quan đến khái niệm Đạo của ông Chu Hy thì còn khả dĩ hiểu được! Vuivui viết: Vuivui lại suy diễn thật kỳ lạ. Tôi đã nói rõ, những mệnh đề có thể suy diễn bất định như vậy không có giá trị đối với tôi trong trình bày luận cứ, cùng lắm là có giá trị tham khảo khi nghiên cứu. Cũng tương tự như anh Thiên Sứ (lại anh Thiên Sứ!) cho rằng, giải mã những bài đồng dao không có ý nghĩa là bằng chứng khoa học vì cho đến nay, chưa có một tiêu chí chung cho sự giải mã đó. Vì vậy, kết luận có hay không có dị biệt còn tùy thuộc vào người ta diễn giải nó như thế nào. Như thế, tôi nói không thấy có dị biệt là không muốn võ đoán một cách lý giải cụ thể nào đó. Đó là sự cẩn trọng, chặt chẽ trong nghiên cứu. Còn Đạo, Vạn tượng, âm dương là gì, tôi đã giải thích rõ trong chuyên mục chính là ba mặt Thể, Tướng, Dụng không thể tách rời cùa Vũ trụ chứ đâu có suy diễn tùy tiện như Vuivui viết. Muốn hiểu về Đạo cần phải cảm, cái này tôi đồng ý với Vuivui, nhưng khi trình bày nó thì lại phải logic (Chẳng ai lại viết, trong nghiên cứu của mình, là tôi cảm thấy Đạo là thế này hay thế kia cả). Đó chính là mâu thuẫn, và nếu kết hợp mâu thuẫn này với định lý bất toàn của nhà toán học người Áo Godel, mà Vuivui chủ quan cho rằng tôi không biết, thì rõ ràng là không thể trình bày Đạo bằng ngôn từ một cách chính xác được, dù ta có trình bày dài bao nhiêu đi nữa. Ngôn ngữ không thể mô tả chính xác được Đạo chứ không chỉ đơn giản là “không mô tả được hết” như Vuivui viết trong một bài viết trước đây khi phản biện tôi. Đó chính là nội dung câu “Đạo bất khả tư nghị”. Tuy “bất khả tư nghị” nhưng tôi vẫn “gượng” mô tả khá dài trong chuyên mục với mong muốn bạn đọc nương theo đó để nhận thức được khái niệm quá khó này, chứ đâu có “cấm khẩu” như Vuivui gán ghép. Chúng ta không chỉ không thống nhất với nhau ở khái niệm Đạo mà còn khác nhau rõ rệt hơn ở quan niệm âm, dương. Vuivui viết: Trước kia, tôi cũng đã từng coi những logic kiểu như thế này là uyên bác, thâm sâu và đã từng lâm vào bế tắc vì nó. Đến nay, tôi hiểu rằng, đó là một sai lầm rất cơ bản của người xưa, và trong chuyên mục, tôi dứt khoát xác định: dương tịnh, âm động, chứ không bao giờ có tình huống ngược lại. Chúng hoàn toàn phủ định nhau. Nhận thức của người xưa về vấn đề này là sai lầm rất cơ bản, đã được chứng minh bằng hậu quả của nó, chính là sự bế tắc hoàn toàn trong nghiên cứu phục hồi học thuyết ADNH dù họ có cố gắng tới đâu và bao lâu đi nữa. Chỉ cần đính chính lại một điểm này, phần lớn những khó khăn trong khi nghiên cứu học thuyết ADNH của tôi lập tức được khai thông. Nó lý giải tại sao, chỉ trong một thời gian rất ngắn, tôi có thể hoàn thành xong chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” mà trước đó không lâu tôi chỉ “kính nhi viễn chi” thôi. Tôi không tin anh Thiên Sứ có quan điểm giống Vuivui viết ở trên về khái niệm âm, dương như Vuivui chắc thế. Đối với tôi, quan điểm âm động, dương tịnh là chỉnh lý quan trọng nhất của anh Thiên Sứ đối với cách hiểu học thuyết ADNH của người xưa mặc dù anh ấy còn nhiều đóng góp khác cũng rất giá trị. Nếu thấy cần, anh Thiên Sứ sẽ có ý kiến trên diễn đàn. Nhưng dù ý kiến của anh ấy có thế nào đi nữa, thì đối với tôi, âm động dương tịnh vẫn là quan điểm bất di bất dịch, không cần bàn cãi. Tôi đã nói rõ, chính anh Thiên Sứ là người đầu tiên mà tôi biết, đưa ra quan điểm này. Nếu anh ấy phủ định quan điểm đó thì rõ ràng, tôi sẽ vừa lấy làm tiếc, vừa hãnh diện là người đầu tiên. Logic này hết sức tự nhiên mà. Thật ra, còn rất nhiều những đoạn cần làm rõ với Vuivui, nhưng như thế mất nhiều thời gian, dài quá, nên tôi đành bỏ qua, không đề cập đến. Nhưng không đề cập đến không có nghĩa là nó đúng. Thân mến!
  21. Vuivui thân mến! Tôi chưa bao giờ nói tôi đã hiểu thấu học thuyết ADNH và theo tôi khoảng 2000 năm nay không có ai hiểu thấu được học thuyết ADNH. Nó đã thất tuyền, chỉ còn sót lại một số mảnh vụn đã bị biến dạng theo năm tháng, bị trộn lẫn với nhiều đồ giả. Tôi chỉ cố gắng nghiên cứu theo hướng phục hồi nó. Mọi công việc mới chỉ mới bắt đầu. Nếu tôi đã hiểu rõ ADNH thì cần gì nghiên cứu nữa. Ngay tên chuyên mục tôi cũng chỉ gọi là đề cương, tức là bộ xương, một số ý chính gạch đầu dòng để triển khai mà thôi. Còn chi tiết thì chưa phải lúc. Những đề nghị của Vuivui như ở phần cuối thì phải viết rất chi tiết, tốn nhiều thời gian trong khi tôi chưa có ý định đó. Xin khất Vuivui đến khi tôi chính thức xuất bản nghiên cứu này. Những nghiên cứu vẫn đang tiếp tục mà nội dung đã pót chỉ là một phần. Tôi cũng đã nói rõ, theo thôi, những kiến giải của người xưa về học thuyết ADNH có rất nhiều điểm cần cảnh giác. Do đó rất cần xây dựng một hệ thống khái niệm để thống nhất xử dụng. Đương nhiên khi xây dựng những khái niệm này tôi biết sẽ khác nhiều những quan niệm trước đây của nhiều học giả bởi vì nếu họ hiểu đúng thì học thuyết kỷ vĩ này đã không bị thất truyền. Qua cách viết của Vuivui, tôi hiểu chúng ta có rất nhiều điểm dị biệt trong cách hiểu học thuyết ADNH, ví dụ như âm động, dương tịnh, vật chất, năng lượng, Đạo,... Dẫu có lý giải cũng chẳng thuyết phục được nhau vì giữa chúng ta chưa có những hệ thống tiêu chuẩn xác định xem ai hợp lý hơn. Nhưng tôi vẫn cho rằng, khái niệm Đạo mà tôi phát biểu trong chuyên mục chính là khái niệm Đạo khi học thuyết ADNH chưa thất truyền hay chính là khái niệm Đạo mà Lão tử hướng tới. Kể từ khái niệm Đạo này (tiên đề) về sau, mọi khái niệm đều phải được diễn giải logic. Nếu anh Thiên Sứ không có ý định lấy âm động dương tịnh phủ nhận âm tịnh dương động, như Vuivui cam đoan, thì tôi sẽ tự hảo mà nói rằng, âm động dương tịnh là phát hiện của tôi, nó hoàn toàn phủ nhận âm tịnh dương động. Còn câu hỏi vạn sự sao lại có sinh thì có diệt mà tôi nêu ra để ACE thảo luận thôi, chứ tôi đã trả lời rồi trên cùng chuyên mục. Có lẽ Vuivui chưa cập nhật. Còn ý kiến Vuivui thế nào? Nói chung hiện nay ngoài sinh kế, tôi phải quan tâm đến việc trả lời các câu hỏi theo quan niệm của học thuyết ADNH như tại sao người ta chỉ thấy vận tốc ánh sáng là lớn nhất trong chuyển động của các vật thể có năng lượng? tại sao vũ trụ lại nở ra? đến đâu thì dừng? có co lại không? kết cục như thế nào? Tại sao lại có thời kỳ lạm phát ở giai đoạn đầu big bang? Tại sao thời gian chỉ trôi theo một hướng? Tại sao entropia luôn tăng? Vật chất tối là cái gì? Tại sao khối lượng lại làm cong không thời gian? Cái gọi là lực là gì? Vật chất là gì? Ngoài vật chất ra có còn tồn tại nào khác nữa không? Linh hồn, tâm linh là gì? Qui luật của chúng?... Những câu hỏi đó hấp dẫn tôi và chiếm gần hết thời gian của tôi. Cũng đạt được một số kết quả. Hy vọng sẽ có lúc được trình bày với ACE tham khảo. Tôi chẳng còn mấy tâm trí vào những vấn đề như viết một cách kín kẽ (viết không kín kẽ rất dễ bị phản bác) những thứ Vuivui đề nghị hay lý giải những khái niệm mình đã pót trong chuyên mục. Chắc Vuivui lại cho rằng tôi bí nên thoái thác. Cũng được thôi. Nếu những ai cho rằng đó không phải khái niệm Đạo của học thuyết ADNH thì cứ coi rằng đó là học thuyết của cá nhân tôi và tôi đang độc thoại. Chỉ có điều như thế thì vinh dự cho tôi quá! Tôi chưa bao giờ dám nghĩ mình sẽ có cái vinh dự ấy. Tôi có công tác khoảng 1 đến 2 tuần nên có lẽ gián đoạn với các trao đổi trên diễn đàn. Hẹn Vuivui khi về sau công tác! Thân mến!
  22. Vuivui thân mến! Vuivui viết: Đầy đủ hơn, thì là tôi đã viết như sau: Những tác phẩm này có ngay trong thư viện của diễn đàn. Vuivui tham khảo và sẽ thấy không chỉ một mà cả loạt ví dụ, vấn đề, được anh Thiên Sứ chứng minh về cách hiểu sai, đầy mâu thuẩn về bản chất học thuyết ADNH của người xưa, trong đó có cả ông Chu Hy và nhiều tên tuổi khác. Tôi không muốn trình bày lại ở đây vì sẽ quá dài (xin thú thực trình độ gõ Words của tôi thuộc đẳng cấp “nhất dương chỉ”!). Tôi chỉ xin trích lại một câu trong tác phẩm “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” - Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Thiên Sứ) trang 146 file.zip thư viện diễn đàn (đã xuất bản), là đủ: Có thể Vuivui không công nhận những luận điểm này của anh Thiên Sứ thì cũng không có gì chứng minh được người xưa đúng khi hiểu về học thuyết ADNH. Mặt khác, kết luận đó cũng luôn làm cho người ta có thái độ hoài nghi khi có người tự nhận rằng đã hiểu rõ được khái niệm “Đạo” và học thuyết ADNH. Do đó, khi nghiên cứu ADNH tôi phải tổng hợp nhiều kiến thức trên nhiều lĩnh vực, dựa vào tư duy, suy ngẫm, trực giác, logic của mình là chính, đồng thời tham khảo một cách cảnh giác với những diễn giải của người xưa. Những dị biệt so với người xưa trong cách hiểu học thuyết ADNH không làm tôi băn khoăn nhiều. Vuivui viết: Tôi không viết là “không có dị biệt” mà viết là “không thấy có dị biệt” (hai cách nói này không giống nhau) bởi vì, như tôi đã viết: Những mệnh đề kiểu như thế tôi ít quan tâm. Trong một trao đổi với Đào Hoa trên chuyên mục này, tôi đã nói rõ, phương pháp tư duy của tôi không căn cứ vào “tượng”, “số” mà chỉ căn cứ logic, bản chất vấn đề khi nghiên cứu. “Tượng”, “số” đối với tôi chỉ có tính tham khảo. Do đó, những câu kiểu như “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật…” “ nhất âm nhất dương vị chi Đạo”, … đối với tôi chỉ có ý nghĩa tham khảo khi nghiên cứu, hoàn toàn không có ý nghĩa như một tiêu chuẩn xác định đúng, sai. Do đó, những câu hỏi như trên đối với tôi không bao giờ được đặt ra trong nghiên cứu ADNH. Còn âm, dương, Vạn tượng là cái gì, sự xuất hiện và vị trí của chúng như thế nào tôi đã trình bày rõ trong chuyên mục mà không cần tham khảo tới cái Một, Hai hay Ba ấy. Vuivui viết: Nếu vậy, tôi xin rút lại kết luận đó về cách hiểu Đạo của Vuivui. Thật lạ lùng khi Vuivui viết: Trong khi ấy cách đây mấy bài Vuivui viết: Chiều hướng tranh luận của chúng ta như thế này thật là bất định. Tôi đề nghị: tôi đã đưa ra các quan niệm Đạo, Âm, Dương, Vạn tượng … như trong chuyên mục và cho rằng, khái niệm Đạo đó chính là khái niệm Đạo mà Lão Tử muốn diễn đạt, là khái niệm Đạo của học thuyết ADNH khi còn chưa thất truyền. Vuivui chỉ nên phản biện xung quanh những vấn đề tôi đã viết. Những suy diễn hay những vấn đề tôi chưa viết không phải là đối tượng phản biện (ví dụ như khái niệm vật chất, năng lượng cho đến nay chuyên mục chưa có dòng nào về chúng, nên chúng không phải là đối tượng để phản biện ít nhất cho đến giờ phút này). Nếu Vuivui muốn phàn biện rằng, cái “Đạo” trong chuyên mục không phải là cái “Đạo” của Lão Tử thì trước hết, Vuivui phải định nghĩa được khái niệm “Đạo” của Lão Tử và chứng minh rằng, hai khái niệm này không giống nhau về bản chất (chú ý rằng, khái niệm Đạo của tôi không cần đề cập đến vật chất hay năng lượng). Những vấn đề khác, tôi cho là ngoài lề, nên không nêu ý kiến ở đây. Thân mến!
  23. Vuivui thân mến! Theo như Vuivui viết, tôi hiểu rằng Vuivui cần có quan niệm về vật chất và năng lượng trước khi diễn giải quan niệm về Đạo. Khi ấy, vật chất được hiểu là mọi tồn tại thuộc phạm trù khách quan, và còn có những tồn tại khác thuộc phạm trù chủ quan, có bản chất thuộc về vật chất. Năng lượng được hiểu là một năng lực tác động của vật chất. Sau khi có, hay ít nhất, hình dung về những khái niệm đó rồi thì mới đưa đến quan niệm về Đạo là cái “gốc” sinh ra tất cả những cái đó. Mặc dù Vuivui viết: Xin lưu ý cho rằng. Đó không phải là Tôi nói, hay Tôi cho như vậy. Mà nội dung của Đạo, trong đó Đạo Lão góp một phần cùng với Nho và Phật, là như vậy. Nó nhất quan xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển, không hề có mâu thuẫn nội tại. Thì cũng là Vuivui đã thống nhất với quan niệm đó, nên tôi có thể coi như đó là quan niệm của Vuivui cho tiện trao đổi. Dù như vậy, thì cũng có nghĩa là Vuivui quan niệm rằng Đạo là “gốc” sinh ra mọi tồn tại. Nếu vậy thì không có gì mâu thuẫn với quan niệm Đạo của chuyên mục. Cái lấn cấn ở đây chỉ có ở 2 điểm: - Thứ nhất: Về từ “bao hàm” Vuivui viết: Nên. nếu nói Đạo mà Votruoc phát biểu, cũng tương đồng với cái nội dung Đạo như Tôi đã trình bày trên, thì Đạo không bao hàm. Dùng từ Bao hàm là sai về bản chất. Thực ra vấn đề ở chỗ cách hiểu từ “bao hàm” mà thôi. Vuivui cũng thấy rằng tôi dùng từ “hàm chứa” mà không đơn giản dùng từ “chứa” để thấy tôi không coi “Đạo là một „cái Thùng” to tướng, chứa mọi thứ trong đó” như Vuivui suy diễn. Chả nhẽ Vuivui có thể nghĩ tôi ngây thơ và thô thiển trong tư duy đến như vậy! Từ “bao hàm” ở đây rõ ràng mang tính “chất” hơn là “lượng”. “Bao hàm tất cả” ở đây có thể hiểu nôm na theo nghĩa tương đối là “có ở trong tất cả”. Chính vì khó diễn đạt cái khái niệm Đạo “bất khả tư nghị” trong vài từ, vài câu mà trong chuyên mục tôi đã phải giải thích rõ ý nghĩa của từ “hàm chứa” như là sự tồn tại của những mầm mống chưa bộc lộ của mọi tồn tại. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng mới phát triển thành hiện thực. Như vậy, có khác gì với cách trình bày Đạo là “gốc” sinh ra vạn tượng? Hơn nữa, cách trình bày của tôi còn mô tả rõ hơn khái niệm, thế nào là “gốc”. Vì thế, nếu nắm bản chất chứ không câu nệ quá vào ngôn từ, tôi cho là trong vấn đề này chúng ta không có sự khác biệt. - Thứ hai: Về quan niệm những cái tồn tại Tôi hiểu qua các trình bày của Vuivui, Tồn tại được phân loại như sau: + Tồn tại khách quan, tức là vật chất. + Tồn tại chủ quan, có bản chất vật chất Cách phân loại như thế hay bất cứ cách phân loại nào khác cũng không làm thay đổi bàn chất của cái được phân loại là Tồn tại. Bởi bì cách phân loại chỉ là phương pháp nghiên cứu chứ không phải là kết quả của nghiên cứu. Tôi đã viết trong bài trước: Người ta có thể phân loại con người theo giới tính, dân tộc, quốc gia, trình độ, mức sống, tuổi tác,…, nhưng sự phân loại đó đâu có làm con người thành khỉ hay thành tiên. Thực ra, cho đến giờ phút này, trong chuyên mục, tôi chưa đưa ra khái niệm vật chất cũng như năng lượng vì chưa đến lúc cần những khái niệm đó cho những khai triển của mình. Khi nào thấy cần phải đưa ra những khái niệm đó thì đương nhiên tôi sẽ trình bày trong một logic hợp lý những lý do cần thiết cho sự ra đời của chúng. Dù sao, chúng cũng chỉ là những yếu tố phân loại trong cái chúng ta đã thống nhất ở khái niệm Đạo là Tồn tại, nên không làm thay đổi bản chất của khái niệm đó. Như vậy, quan niệm về “Đạo” giữa chúng ta, tôi cho rằng, đến lúc này, vẫn không có dị biệt (Đạo là “gốc” sinh ra mọi Tồn tại) Nhưng để hiểu nhau hơn, tôi xin trao đổi với Vuivui về lý do phân loại những cái Tồn tại mà tôi dự kiến trong các nghiên cứu của mình (chưa post). Mục tiêu của tôi là làm sao phục hồi học thuyết ADNH với tư cách là lý thuyết thống nhất. Để thuyết phục cho mục tiêu này, trong điều kiện khoa học phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì tôi cho rằng cần trình bày học thuyết ADNH theo hướng, sao cho gần gũi với khoa học hiện đại, có thể suy ra được một cách logic và thuận lợi nhất tất cả những nguyên lý cơ bản của môn khoa học cơ sở bậc nhất là Vật lý. Làm được điều này, không những có thể phục hồi và chứng minh được tính ưu việt của học thuyết ADNH mà còn kích thích được sự quan tâm rộng rãi trong xã hội để phát triển mạnh mẽ học thuyết ADNH (và cùng với nó là văn hóa Việt) sau bao năm bị rơi vào quên lãng. Vì vậy, để tiện lợi cho mục tiêu này, khi phân loại những cái Tồn tại, tôi giới hạn khái niệm Vật chất và năng lượng trong những quan niệm của Vật lý. Mục tiêu của tôi và Vuivui khác nhau (tôi nghĩ rằng Vuivui quan tâm nhiều hơn tới tính minh triết của học thuyết ADNH) nên cách phân loại, những điểm nhấn khác nhau là điều dễ hiểu. Dù có phân loại khác nhau nhưng đối tượng nghiên cứu vẫn là một, là mọi tồn tại trong Vũ trụ, nên kết quả phải như nhau. Quan trọng là cái chúng ta thống nhất được trong khái niệm ban đầu là Đạo. Như vậy, chắc Vuivui hiểu lý do vì sao tôi nhất định phải phân loại sao cho năng lượng và vật chất giới hạn trong cách hiểu vật lý. Do chỉ là cách phân loại để tiện cho việc nghiên cứu nên nó không làm thay đổi bản chất khái niệm Đạo. Khả năng chỉ ra sự diễn giải của người xưa (tôi không nói cổ nhân – những người phát minh ra học thuyết ADNH mà tôi nói những người tiếp thu nó) về học thuyết ADNH có quá nhiều điều khiên cưỡng, không chính xác, kể cả Chu Hy và nhiều nhân vật nổi tiếng khác, thì tôi cho rằng cự phách nhất là anh Thiên Sứ, mà tôi, và chắc là cả anh, đều kính trọng, qua những tác phẩm của anh ấy như “ Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, “Thời Hùng Vương và bí mật Thập lục Hoa Giáp”, “ Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, “ Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam”, “Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt”. Anh có thể tham khảo chúng, còn rõ hơn nghe tôi phân tích nhiều. Do đó, tôi không trao đổi về vấn đề này ở đây. Vuivui viết: Khả chấp như vậy. Nên chăng Votruoc cứ việc xem xét Lý học đông phương nói chung, cũng như các Cơ sở của lý thuyết  D N H như người xưa đã xem xét. Có chăng sự đóng góp là sự hệ thống hoá, thì có phải là hay hơn không ?. Rồi khi hệ thống hoá một cách mạch lạc, dễ hiểu, mới nêu vấn nạn. Từ những kiến thức đã được hệ thống, diễn dịch mà giải quyết các vấn nạn có hơn chăng ?. Đây cũng là một cách, nhưng tôi thấy không hiệu quả lắm cho mục tiêu của mình (đã trình bày ở trên) và sẽ mất rất nhiều thời gian, rất nhiều tranh biện vì ngay cái gọi là cách hiểu của người xưa đã không thống nhất, mỗi người một phách, làm sao biết được ai đúng ai sai, hết sức áp đặt, thiếu logic thậm chí có nhiều sai lầm thuộc về bản chất (những tác phẩm của anh Thiên Sứ đã chỉ rõ điều đó). Những ai muốn tìm được sợi chỉ đỏ xuyên suốt cái đám rối mù ấy cũng phải nỗ lực ít nhất mất nửa đời người mà cũng chưa biết đến đâu, cho dù đúng đắn cũng chưa chắc thuyết phục được người khác. Như Vuivui cũng mất đến 40 năm mà vẫn thấy chưa đủ đấy thôi. Do đó, tôi chọn cách trình bày này, như một học thuyết khoa học bình thường, nhằm giảm bớt hao tốn thời gian cho những người quan tâm, đồng thời cũng dễ chấp nhận đối với xu hướng nhận thức logic hiện tại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu mà tôi đã nói ở trên. Vuivui viết: Cần gì phải nói rằng Xây nên lý thuyết mới, đả phá cái kiến giải của người xưa ?. Cái này thì không chính xác rồi! Tôi chưa bao giờ nói tôi xây dựng lý thuyết mới cả. Vuivui lấy đâu ra câu này vậy? Tôi chỉ nói rằng tôi đang cố gắng phục hồi lại cái học thuyết mà cổ nhân đã phát minh từ rất lâu, rất cũ rồi, chẳng có gì mới để phát minh thêm cả, đã bị thất truyền, chỉ còn sót lại một số mảnh vụn ứng dụng đã bị biến dạng qua năm tháng, lại còn bị trộn lẫn với những cái giả khác. Phương pháp thì có thể mới. Tôi không đả phá kiến giải của ai cả, tôi chỉ phát biểu tri kiến của mình với giọng văn ôn hòa mà thôi. Còn nếu mọi người không thừa nhận đây là sự phục hồi học thuyết của cổ nhân, không đúng với học thuyết của cổ nhân về bản chất, thì lúc đó nó mới là lý thuyết của tôi. Thực ra, tôi cũng có một học thuyết tương đối hoàn chỉnh, do tự mình độc lập phát minh ra, nhưng nó lại nằm trong lĩnh vực có lẽ Vuivui không quan tâm (Kinh tế Chính trị học) và cũng chưa được phổ biến. Cái gì thực tôi nghĩ ra thì tôi sẵn sàng hãnh diện khẳng định. Cái gì không phải thực mình nghĩ ra thì tôi luôn nói rõ, không bao giờ nhập nhằng. Đó là tính đàng hoàng, trung thực. Vuivui cứ yên tâm đi. Tôi cứ vô tư mà trình bày suy nghĩ của mình, còn nó là cái gì thì để mọi người đánh giá, và nói thực, tôi cũng không quan tâm lắm đến những đánh giá của người đời, cùng lắm là ở mức vui khi làm được điều gì có ích mà thôi. Nói về cái dị biệt của chuyên mục với Lý học Đông Phương, như người xưa trình bày, thì rõ ràng có một điểm rất quan trọng, mang tính cơ sở, quyết định, của chuyên mục là: Âm động, Dương tịnh. Trong khi đó những người diễn giải học thuyết ADNH xưa quan niệm ngược lại: Âm tịnh, Dương động. Cũng xin nói rõ, quan điểm này không phải do tôi phát minh hay đề xướng mà tôi thấy anh Thiên Sứ phát biểu đầu tiên trong tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”. Và anh Thiên Sứ rút ra điều đó từ tri thức văn hiến Lạc Việt, như anh ấy thừa nhận. Phải nói quan điểm này tạo ra sự bừng sáng trong tôi khi nghiên cứu học thuyết ADNH. Một lần nữa, xin được cám ơn anh Thiên Sứ! Theo anh Thiên Sứ, và tôi đồng tình, chính vì những sai lầm cơ bản kiểu này này mà hàng ngàn năm nay, người Hoa vẫn không thể hiểu rõ học thuyết ADNH chứ đừng nói đến phát triển nó. Muốn phục hồi học thuyết kỳ vĩ này phải tìm những mắt xích được cất giấu trong văn minh Lạc Việt. Vuivui viết: Hay là. Dù đã thống nhất như vậy, nhưng Votruoc vẫn có những dị biệt !!!. Có phải dị biệt ở chỗ này chăng, khi Votruoc viết: Đạo ---> Vạn tượng, âm dương. Còn của Cổ nhân thì: Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật, vạn vật thì sinh sinh diệt diệt không ngừng. Có gì khác không ?. Votruoc có thể giải nghĩa cái sự Khác này ?. Tôi không nghĩ dị biệt ở đây. Có thể không cùng cách mô tả, nhưng tôi không thấy có những dị biệt bản chất. Có điều, cách diễn giải theo kiểu một, hai, ba … như vậy thì rất dễ suy diễn, có thể hiểu nhiều cách khác nhau thật khó thống nhất kết luận. Đó là nói về những nguyên lý cơ bản sơ khởi, còn trong các kết quả nghiên cứu triển khai tiếp theo của tôi thì xuất hiện rất nhiều dị biệt, so với cách diễn đạt của người xưa về Lý học Đông phương, mà tôi đã trình bày trong chuyên mục. Vuivui viết: Đồng thời cũng trả lời luôn câu hỏi mà Votruoc có đề ra: Tại sao vạn vật lại có Sinh có Diệt. Tôi vẫn chưa hiểu, tại sao những điều Vuivui trình bày như trên lại có thể là câu trả lời cho câu hỏi “ Tại sao vạn vật lại có sinh có Diệt”. Mong Vuivui vui lòng giải thích!
  24. Đúng vậy! Theo tôi, về học thuật, học thuyết ADNH vĩ đại hơn triết học Mác rất nhiều. Vậy, học thuyết ADNH duy tâm hay duy vật? Thưa rằng: không duy tâm cũng chẳng duy vật. Chính xác là duy Đạo. "Khổng Đức chi dung Duy Đạo thị tùng" (Lão Tử - Đạo Đức kinh)
  25. Các ACE thân mến! Tại sao vạn sự lại có sinh thì tất có diệt? Cái này mặc nhiên là tiên đề hay là có nguyên do, là hệ quả của một nguyên lý nào không? Hay đây chỉ là tổng quát hóa những quan sát thực tế trực quan của con người? Nếu vậy chưa chắc đã đúng vì quan sát chỉ giới hạn trong điều kiện quan sát được. Nhà Phật nói vạn pháp do nhân duyên kết hợp mà thành. Nhân duyên hết kết hợp thì vạn pháp cũng chấm dứt. Nhưng tại sao nhân duyên không kết hợp mãi mãi? Tôi thấy, Đạo Phật cũng như học thuyết ADNH hay khoa học ... đều không có lý giải nào cả. Mong ACE cho ý kiến!