Vo Truoc
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
787 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
13
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Vo Truoc
-
Thưa ngài Địa Kiếp! Tưởng ngài chỉ vô văn hóa, nếu thế tôi có thể không chấp với bọn mất gốc, còn có lẽ ngài cũng có học mót được chút nghề nghiệp chuyên môn nên ngài mới to mồm như thế. Ai ngờ, ngay cả đến ngể nghiệp chuyên môn hẹp của mình ngài cũng “dốt” (từ dùng của chính ngài) đến vậy! Thật là trò hề! Ngài hãy lắng nghe cậu “ học sinh cấp 3” giảng cho ngài rõ đây: Cái các lý giải của ngài hay ngài học mót được ở đâu đó là sai toét. Ngài không hiểu rằng cái trường hấp dẫn sinh ra do có sự gia tốc (tăng hoặc giảm) đó không làm cho thời gian trôi nhanh lên mà chỉ làm cho nó luôn luôn phải trôi chậm lại so với khi chưa có vận tốc cao mà thôi. Và do vậy, khi 2 anh em sinh đôi đó gặp lại nhau thì vẫn phải có một anh trẻ hơn anh kia chứ không có chuyện “Và do đó, gặp lại nhau thì họ vẫn vậy “ như ngài giải thích đâu. Đến cái sơ đẳng này ngài còn không biết thì dù rộng lượng đến đâu tôi cũng phải đánh điểm zero trừ cho kiến thức nghề nghiệp của ngài . Cái vấn đề nảy cũng chẳng có gì cao siêu đâu. Hàng ngàn năm trước người phương Đông đã biết rồi. Không tin ngài thử tìm đọc truyện Từ Thức gặp tiên hay dễ dàng hơn là đọc Tôn Ngộ Không là sẽ rõ. Thực ra, đây không phải là nghịch lý gì cả. Đó là một hiệu ứng có thực, hoàn toàn có thể sảy ra trong thực tế mà chẳng có sự vô lý nào cả. Hai anh em sinh đôi, già trẻ hơn nhau là bình thường do nhiều nguyên nhân kể cả cái nguyên nhân do thời gian trôi chậm lại khi anh ta du hành vào Vũ trụ trở về. Cái được coi là nghịch lý ở đây chỉ là thói quen của con người trong không thời gian tuyệt đối mà thôi. Trong khoa học, người ta đã đo đạc được sự khác biệt hẳn hoi. Ủa! mà cái này ngài phải biết chứ. Nếu ngài sỹ diện, cứ cố tình không chịu nghe “cậu học sinh cấp 3” giảng thì tôi xin trích ra đây câu này của vị thày các ông thày của Ngài: “… Khi trở về, nó sẽ trẻ hơn rất nhiều so với đứa ở lại Trái đất. Điều này được gọi là nghịch lỳ hai đứa trẻ sinh đôi, nhưng nó là nghịch lý chỉ nếu ý niệm về thời gian tuyệt đối vẫn còn lẩn quất trong đầu chúng ta. Trong lý thuyết tương đối, không có một thời gian tuyệt đối, duy nhất, mà thay vì thế, mỗi cá nhân có một độ đo thời gian riêng cho mình và độ đo đó phụ thuộc vào nơi họ đang ở và họ chuyển động như thế nào ” (Lược sử thời gian – Stephen hawking : Nhà xuất bản Trẻ 2008 trang 61) Nếu như lần trước, ngài không thừa nhận mà lại cho rằng ông này “lởm khởm” thì tôi cũng đành bó tay! Cái thùng rỗng kêu to đôi khi cũng làm người khác giật mình!
-
Thật tuyệt vời! Nếu đúng vậy thì đây là một bằng chứng cụ thể, gián tiếp khẳng định giả thuyết của anh Thiên Sứ về nguồn gốc người Nhật bản trong các bài viết của anh về vấn đề này trên diễn đàn. Chúc mừng anh!
-
Cám ơn Quangnx! Bạn yên tâm. Tôi là người luôn chủ động trong cuôc sống, có mục đích và biết mình đang và sẽ làm gì.
-
Anh chị em trên diễn đàn thân mến! Trong Dịch học người ta phân nhóm các quẻ theo Ngũ hành bản mệnh như dưới đây. ACE nào biết xin chia sẻ cơ sở lý luận của phép chia nhóm này. Xin cám ơn! Tám quẻ nhóm Càn Kim - Bản mệnh Kim: Bát thuần Càn, Thiên phong Cấu, Thiên sơn Độn, Thiên địa Bĩ, Phong địa Quan, Sơn địa Bác, Hỏa địa Tấn, Hỏa thiên Đại hữu. Tám quẻ nhóm Đoài Kim - Bản mệnh Kim: Bát thuần Đoài, Trạch thủy Khốn, Trạch địa Tụy, Trạch sơn Hàm, Thủy sơn Kiển, Địa sơn Khiêm, Lôi sơn Tiểu quá, Lôi trạch Qui muội. Tám quẻ nhóm Ly Hỏa - Bản mệnh Hỏa: Bát thuần Ly, Hỏa sơn Lữ, Hỏa phong Đỉnh, Hỏa thủy Vị tế, Sơn thủy Mông, Phong thủy Hoán, Thiên thủy Tụng, Thiên hỏa Đồng nhân. Tám quẻ nhóm Chấn Mộc - Bản mệnh Mộc: Bát thuần Chấn, Lôi địa Dự, Lôi thủy Giải, Lôi phong Hằng, Địa phong Thăng, Thủy phong Tỉnh, Trạch phong Đại quá, Lôi trạch Tùy. Tám quẻ nhóm Tốn Mộc - Bản mệnh Mộc: Bát thuần Tốn, Phong thên Tiểu súc, Phong hỏa Gia nhân, Phong lôi Ích, Thiên lôi Vô vọng, Sơn lôi Di, Sơn phong Cổ. Tám quẻ nhóm Khảm Thủy - Bản mệnh Thủy: Bát thuần Khảm, Thủy trạch Tiết, Thủy lôi Truân, Thủy hỏa Ký tế, Trạch hỏa Cách, Lôi hỏa Phong, Địa hỏa Minh di, Địa thủy Sư. Tám quẻ nhóm Cấn Thổ - Bản mệnh Thổ: Bát thuần Cấn, Sơn hỏa Bí, Sơn thiên Đại súc, Sơn trạch Tổn, Hỏa trạch Khuê, Thiên trạch Lý, Phong trạch Trung phu, Phong sơn Tiệm. Tám quẻ nhóm Khôn Thổ - Bản mệnh Thổ: Bát thuần Khôn, Địa lôi Phục, Địa trạch Lãm, Địa thiên Thái, Lôi thiên Đại tráng, Trạch thiên Quải, Thủy thiên Nhu, Thủy địa Tỷ.
-
Học thuyết ADNH là khoa học, logic nên hoàn toàn có thể lĩnh hội được bằng lý trí, tư duy của một người bình thường. Chỉ có điều nó khá tinh tế và hơi khác thói quen tư duy Tây học một chút thôi. Cần tự lực tư duy, có hệ thống, không câu nệ nhất thiết vào những định kiến và quan điểm của người khác. Không nên mất thời gian vào những cái "Ngộ" vô bổ.
-
Tôi đồng ý với ý tưởng này. Chúng ta làm ra thế giới văn minh ngày nay bằng năng lượng thu được từ củi, dầu mỏ, than đá, thủy điện ... và ta cứ nghĩ rằng đó là cách duy nhất đúng, các nền văn minh trước nhất định cũng phải làm như vậy. Đó là do giới hạn hiểu biết của chúng ta mà thôi. Cái gì đảm bảo rằng không có cách tạo ra năng lượng bằng phương pháp khác? Trước khi phát minh ra năng lượng hạt nhân, phản ứng nhiệt hạch chúng ta có giải thích được nguồn sáng của Mặt trời không? Nếu cứ định kiến như vậy chúng ta sẽ đi đến vấn nạn mà anh Thiên sứ đã nêu trên. Tôi cho rằng, nền văn minh trước kia có thể tạo ra năng lượng cần thiết bằng những phương pháp mà ta không biết, do nắm được lý thuyết thống nhất là học thuyết ADNH. Còn nhớ trong một chuyên mục tôi có cho rằng định luật bảo toàn năng lượng có thể không phải lúc nào cũng đúng và bị phản đối kịch liệt. Dựa vào nghiên cứu học thuyết ADNH tôi biết rằng, có những điều kiện mà năng lượng tự nhiên sinh ra và tự nhiên mất đi. Phải chăng nền văn minh trước kia nắm được bí quyết tạo nên điều kiện đó và họ tạo nên những thành tựu rực rỡ vang vọng tới tận ngày nay mà không cần dùng những than đá, dầu mỏ ... và phá hoại môi trường? Học thuyết ADNH có thể là chìa khóa cho lời giải đáp nhưng tiếc thay nó đã thất truyền và con người ngày càng lạc lối trên con đường phục hồi do hiểu sai nhiều luận điểm cơ bản mà vẫn cứ tin rằng đúng đắn, thâm sâu! Phục hồi học thuyết ADNH là rất cần thiết nhưng để tránh con đường mòn mấy ngàn năm đã đi và ngày càng mịt mờ bằng những tư duy táo bạo và đột phá. Hãy cứ táo bạo đột phá đi, sẽ có lúc thành công sau nhiều thất bại còn hơn cứ theo con đường cũ mà thời lượng hàng nghìn năm đã chứng minh tính tất yếu dẫn đến thất bại. Thân ái!
-
Vạn vật vận động cân bằng âm dương. Giữa hai vợ chồng mà chồng mạnh mẽ hơn vợ rõ rệt, sẽ thường sinh con gái và ngược lại, vợ mạnh mẽ hơm sẽ sinh con trai. Mạnh mẽ ở đây được hiểu tương đối tinh tế, không chỉ sức khỏe còn cả tính cách nữa. Nếu 2 vợ chồng xêm xêm nhau thì có cả con gái lẫn con trai. Qui luật âm dương cân bằng chi phối mọi sự, là qui luật duy nhất của tự nhiên. Nhưng hiểu được nó thì rất không đơn giản.
-
Anh thô lỗ quá. Anh chưa biết gì về văn hóa nên mới nói như thế này, đúng không?
-
"Thấy ai ai ta cũng ai ai Ai ai ấy thì ta cũng ấy" (Thơ Nguyễn Công Trứ) Ấy ơi! Tớ muốn ấy mà ấy không cho ấy là sao vậy ấy!
-
Anh Thiên Sứ có thể nói rõ khái niệm 'Hán hóa" không ạ.Họ đã làm gì với nền văn minh Việt tộc: Phát triển lên ở mức cao hơn, thêm một số yếu tố, bớt một số yếu tố, hoàn thiện hơn, tráo đổi, mạo nhận, ... ? Kính anh!
-
Vì thế, từ lâu tôi đã nghi ngờ một nguyên lý rất quan trọng trong khoa học là: Không gian đồng tính và đẳng hướng.Không gian bị chi phối bởi trưởng khí AD, tính chất của nó tùy thuộc vào trường khí AD. Trường khí AD không đồng nhất, vận động theo những qui luật của học thuyết ADNH thì đương nhiên, không gian không thể đồng nhất vvà đẳng hướng. Chú ý rằng, đây là một cơ sở nền tảng quan trọng của khoa học.
-
quasar thân mến! Bạn có thể nói rõ hơn về vấn đề này được không ? Xin cám ơn.
-
Cái này anh Nhatnguyen52 còn có nhiều lý do nghi nghờ. Trong chuyên mục anh ấy có viết về không ít những lý do đó. Tuy nhiên, bị nghi nghờ thì chưa chắc đã sai. Cần phải chứng minh. Cái này đúng thôi, nhưng có lẽ chưa đến giai đoạn đó nên anh Nhatnguyen mới tạm gọi là Sử Thuyết, chứ chưa khẳng định chắc chắn như anh về văn hóa Việt. Tôi nghĩ có lẽ mới tới giai đoạn ý tưởng, giả thuyết. Nhưng không thể coi nhẹ. Mọi lý thuyết vĩ đại nhất cũng phải qua những giai đoạn như vậy. Tư tưởng thiên tài thường xuất hiện trong giai đoạn ý tưởng. Sự chứng minh thiên lao động cụ thể. Nhưng cái gì cũng có giai đoạn của nó. Có thể giai đoạn sau anh ấy đủ luận cứ chứng minh theo tiêu chí khoa học Sử thuyết của mình, cũng có thể anh ấy đủ luận chứng cho đó là sai lầm. Chúng ta hãy chờ xem và nếu ai có năng lực và điều kiện cũng nên góp phần làm sáng tỏ vì thực chất đây cũng là việc chung. Trong trường hợp anh Nhatnguyen đúng thì sử Tàu vẫn có, chỉ có điều không phải như bây giờ và viết lại nó là trách nhiệm của họ.Trân trọng!
-
Các ACE thân mến! Ngày nay, nguy cơ khủng bố là vấn đề thời sự mà Thế giới đặc biết quan tâm. Ngày xưa, thời thô sơ, một người có thể gây nguy hiểm giỏi lắm cho vài ba người là cùng. Sau đó, người ta nghĩ ra gươm giáo làm cho một người có thể sát hại chừng mươi người. Đến thời súng đạn của mấy anh chàng cao bồi Mỹ, một người có thể sát hại mấy chục người. Vũ khí ngày càng hiện đại, một khả năng môt người có thể sát hại hàng trăm thậm chí hàng ngàn người. Như vậy, theo thời gian, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, một hoặc một nhóm người có khả năng sát hại ngày càng nhiều người khác mà không thể biết đâu là điểm dừng. Thậm chí, ngay thời điểm này họ có thể tiêu diệt hàng triệu người (Vũ khí hóa học, vi trùng, hạt nhân, ...). Nếu thời gian cứ trôi đi, thì qui mô này sẽ đến đâu ? Không nói, chắc các bạn cũng hình dung ra khi khoa học ngày càng phát triển và phổ biến, làm cho việc tiếp cận những phương tiện hủy diệt ngày càng dễ dàng hơn. Rõ ràng các biện pháp an ninh được áp dụng không đủ an toàn mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần một lần sảy ra là loài người lĩnh đủ. Trước kia chỉ một vài nước có thể sản xuất vũ khí hạt nhân. Chỉ sau nửa thế kỷ, con số này lên tới hàng chục. Nghèo đói như Pakixtan, Triều tiên, ... cũng có thể tự mình sản xuất được vũ khí hạt nhân. Vậy 100 năm nữa sẽ ra sao ? Phải chăng vũ khí hạt nhân hay những thứ có tính hủy diệt tương đương thâm chí khủng khiếp hơn sẽ bán rộng rãi trên thị trường chợ đen mà một kẻ bất mãn nào đó cũng chẳng khó khăn gì để sở hữu ? Bạn có thể hình dung ra cái gì ... trong trường hợp ấy khi mà thế giới chúng ta đang sống ngày cảng nhiều hơn lòng hận thù ! Tương lai nhân loại thật vô cùng nguy hiểm nếu không có sự thay đổi căn bản. Hay nhân loại đợi cho đến khi mình tự hủy diệt rồi mới hành động ? Lúc đó thì ... quá muộn rồi, có thay đổi cũng không kịp nữa vì đã trở nên vô nghĩa. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, lòng hận thù (mẹ đẻ của chủ nghĩa khủng bố) đang là nguy cơ lớn cho sự tồn vong của cả loài người chứ không còn đơn thuần chỉ là tranh giành chính trị ! Thời gian không còn nhiều! Thân mến!
-
Các ACE thân mến! Vấn đề Tàu chiếm dụng, biến sử Ta thành sử Tàu hoàn toàn có thể sảy ra. Ít nhất là về các đời xa xưa như nhà Hạ, Nghiêu, Thuấn... đã có những lý luận tương đối thuyết phục cho luận điểm này. Cả anh Thiên Sứ cũng nói là có bằng chứng cho thấy vua Nghiêu là người Việt. Vậy hà cớ gì vấn đề này không thể sảy ra trong thời gian gần hơn ? Chỉ có những đời gần hơn, sau thời Tần thống nhất Trung Quốc là nhiều người cảm thấy lúng túng. Sự lúng túng này cũng có thể là do quá mới lạ so với cái hiểu biết cũ của ta và những logic bạn nhatnguyen52 đưa ra chưa đủ thuyết phục, nhưng hoàn toàn có thể. Vấn đề là chúng ta cùng góp sức làm sáng tỏ khả năng này đối với cả thời gian lịch sử gần hơn (Tử Tần tới Đường). Ngoài tìm những khía cạnh phủ nhận cũng nên tìm những khía cạnh ủng hộ quan điểm này. Như vậy, sau một thời gian, chân lý sẽ sáng tỏ. Trân trọng
-
quasar thân mến!Rất xin lỗi. Lúc này, tôi không nói lý thuyết trên mâu thuẫn với học thuyết ADNH nhưng tôi cũng không thấy nó là cách nhìn khác về ADNH, có chăng là một số quan điểm hệ quả nhìn thực tại giống nhau. Cái tôi muốn nói là phương pháp luận, xuất phát điểm. Dù sao những quan điểm mới, đột phá thường rất hấp dẫn tôi. Có thể tôi chưa hiểu kỹ hoặc bạn chưa viết hết những nét tinh tế của các quan điểm đó. Vậy, tôi xin lắng nghe tiếp. Thân mến!
-
quasar thân mến! Lý thuyết của bạn đưa ra như trên cũng chỉ là một cố gắng giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn trong khoa học khi nghiên cứu tự nhiên ở một mức độ đủ sâu mà thôi. Phương pháp luận vẫn như cũ, tất yếu đến một lúc nào đó, sau khi bạn đã tốn rất nhiều sức lực vả tâm huyết, cũng sẽ vấp phải những mâu thuẫn không thể giải quyết được và bạn lại phải nghĩ ra một cách nhìn mới chung số phận. Muốn giải quyết các vấn đề như thế thì phải thay đổi phương pháp luận, thay đổi cách nhận thức thế giới hiện tượng. Theo tôi, học thuyết ADNH (khi chưa bị thất truyền) mới có khả năng giải quyết những vấn đề đó. Phục hồi học thuyết ADNH qua những gì còn sót lại với cách nhìn mới, phương pháp mới, theo tôi, hiệu quả hơn là phát minh ra lý thuyết mới. Theo những nghiên cứu của tôi về học thuyết ADNH thì: Bản chất thế giới này chỉ lả trường khí ADNH với những cấu trúc đa dạng có khởi thủy là Thái cực mà thôi. Các hạt vật chất cho tới các hành tinh khổng lổ chỉ là trường khí AD với mức độ tập trung cao của Khí dương. Khối lượng là đại lượng mô tả mức độ tập trung của Khí dương. Không thời gian là những khái niệm mô tả sự vận động của khí Âm Dương. Cái gọi là lực là đại lượng mô tả xu thế vận động của trường khí AD. Năng lượng là đại lượng mô tả kết quả của sự vận động đó. Định luật bảo toàn năng lượng chỉ đúng trong trạng thái âm dương hài hòa của sự vật và không còn đúng trong trạng thái âm dương chưa hài hòa. Độ cong của không thời gian do khối lượng thực chất là do tác động của Khí dương có tính tịnh, bảo toàn trạng thái ban đầu tập trung cao mà ra... Đại khái một vài quan niệm của học thuyết ADNH (mà tôi nghiên cứu) như thế. Và tôi thấy chẳng có thứ gì không thể giải quyết được với học thuyết này. Tôi biết những dòng này của tôi sẽ bị phản đối ghê lắm, nhưng bạn mời thảo luận nên tôi mới nói. Nếu có gì không vừa ý bạn thì xin bỏ qua, coi như tôi chưa viết. Thân mến!
-
Anh chị em trên diễn đàn thân mến! Có lẽ ACE đều biết rằng các hào trong quẻ đều được nạp Địa chi theo các qui tắc mà sách xưa truyền lại và dự đoán theo các hào của quẻ căn cứ rất nhiều vào các thuộc tính Địa chi này. Ngoài ra, các Quẻ còn được nạp Thiên can nhưng không thấy ứng dụng nhiều ảnh hưởng của các Thiên can này tronh dự đoán. Vấn đề này trên diễn đàn của chúng ta cũng đã có bàn tới trong chuyên mục nạp Địa chi cho các hào của quẻ cách nay chừng nửa năm. Tôi nghĩ rằng, về nguyên tắc phải có vấn đề nạp Thiên can cho các hào của quẻ, nạp Địa chi cho các quẻ trong dự đoán bằng quẻ dịch. Như vậy mỗi hào trong quẻ cũng như toàn quẻ được gắn với các thuộc tính Thiên can Địa chi làm tăng thông tin dữ liệu để dự đoán lên rất nhiều dẫn đến kết quả dự đoán sẽ chính xác hơn Tôi xin hỏi có ở đâu, sách nào đề cập tới việc nạp Thiên can cho các hào của quẻ hay nạp Địa chi cho quẻ không nhỉ? Thân mến!
-
Hàng ngàn năm nay, tình hình trên vẫn tiếp diễn do những nguyên lý căn đế, những khái niệm cơ sở bị thất truyền. Tôi đã cố gắng giải quyết vấn đề này trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" - Vô trước trên diễn đàn này. Mời các bác tham khảo.Tuy nhiên, đó mới chỉ là các bước sơ khởi. Tôi đang cố gắng hoàn thiện dần. Khi nào tạm ổn, tôi sẽ pót cho ACE tham khảo.
-
Betho viết: Tôi không nghĩ bạn xử sự với như với của bạn.
-
Bétho viết: Vậy bạn hãy chỉ ra điều vô lý ấy. Chứ chỉ phản đối không một luận cứ, rồi suy diễn: thì không phải cách trao đổi học thuật có tính xây dựng.Còn phần quan điểm của bạn tiếp theo trong bài viết thì trước kia tôi cũng tưởng như thế vì được dạy như thế. Nhưng sau này lớn lên, hiểu biết hơn, tôi thấy có quá nhiều vô lý làm tôi lúng túng. Vô lý ở điểm nào ư ? Thì cụ Kim Định, anh Nhatnguyen, anh Thiên Sứ, ... đã trình bày rất nhiều và rất rõ rồi mà. Vấn đề là lý giải, hiệu chỉnh sự vô lý đó cho trở thành hợp lý. Mỗi tác giả đều có lý giải của mình. Nhưng cách lý giải của anh Nhatnguyen làm tôi kinh ngạc nhất! Thân mến!
-
Betho viết: Đúng vậy. Nhưng trong quá trình phục hồi đó, anh Nhatnguyen thấy nó đã bị đánh cắp và anh ấy lên tiếng. Cũng giống như bạn, giả sử, được Tổ tiên truyền lại là dòng họ nhà bạn có một vật gia bảo thiêng liêng đã bị thất lạc và di ngôn cho hậu thế phải tìm lại. Đầu tiên bạn nghĩ là nó bị thất lạc đâu đó đã nhiều năm. Đùng một cái, qua nhiều nghiên cứu tìm tòi trong quá trình tìm kiếm, bạn phát hiện nó đã bị ông hàng xóm chiếm dụng lâu nay mà bạn vẫn cứ tưởng là của ông ta! Bạn sẽ làm gì ? Tôi đã nói là anh Nhâtnguyen hoàn toàn không muốn gộp lịch sử của Ta Tàu đâu. Chính sử của Ta và Tàu còn quá nhiều điểm vô lý. Anh ấy chỉ ra những vô lý trong sử Tàu (cái này thì tôi đồng ý) và cho rằng đó là đồ họ tháu cáy được của sử Ta mà ta không biết. Trên cơ sở đó, anh ấy chỉnh đốn lại sử ta. Bạn nên hiểu đúng ý anh ấy.Nếu bạn thấy không hợp lý thì hãy phản bác lại bằng những luận cứ xác đáng. Tôi cho rằng anh Nhatnguyen cũng rất không muốn vơ vào những cái gì không phải của ta. Anh ấy sẽ cám ơn bạn khi thấy bạn đúng. Thân mến!
-
Betho chưa đọc kỹ những bài của anh Nhâtnguyen rồi. Anh Nhất nguyên không có một tý ý muốn nào gộp sử Tàu vào sử ta đâu. Anh ấy muốn nói rằng cái đang được coi là sử Tàu ấy, hầu hết là đánh cắp, ăn cướp, tráo đổi sử ta mà thôi. Cái gọi là dân tộc Hoa đó chính là đám người Việt, con cháu vua Hùng đã bị đánh lừa, nhồi sọ một cách tinh vi và lâu dài đến nỗi nhận giặc làm cha, quên mất cả cội nguồn, cho Tổ tiên đích thực là người xa lạ, thậm chí còn khinh miệt. Do những thủ đoạn tráo trở tinh vi thì cho đến nay, cổ sử ta cũng sai mà Tàu cũng láo. Trong cái sai cái láo ấy cũng còn có manh mối để tìm ra sự thật. Anh Nhatnguyen đang cố gắng phác họa lại một số nét chính mà anh ấy cho là đúng đắn. Nếu bạn thấy sử sách đã ghi chú rõ ràng (Từ thời Quan Vũ) thì hãy nêu vài luận cứ bác bỏ những luận điểm của anh ấy xem sao. Tôi e rằng không dễ đâu. Còn tôi thì thật sự kinh ngạc khi đọc những bài của Nhatnguyen!
-
Anh Thiên Sứ thân mến! Anh viết: Ở thời đại ngày nay, việc người ta có làm cái này cái kia hay không làm cái kia, phụ thuộc vào chỗ, người ta (cái người phải làm ấy) có lợi gì khi làm và có hại gì khi không làm ? (chỉ trừ một số ít có tâm huyết mà thôi).Những công trình của anh không được quan tâm, đúng hay sai, họ (tôi nói cá nhân họ) cũng chẳng thèm nói tới cũng vì lý do này. Quan tâm, họ cũng chẳng thấy lợi lộc gì, có khi còn có hại cho họ. Không quan tâm, họ cũng chẳng thấy hại gì, có khi còn thoải mái hơn. Trong xã hội, anh và những người đồng chí hướng "động" (muốn đưa ra thực hành cái mới) thuộc âm. Họ và toàn bộ những qui phạm của họ bảo thủ, cứng mạnh thuộc dương. Xưa nay chỉ có dương khắc âm mà thôi. Do đó, anh chẳng thể nào làm họ quan tâm được dù công trình của anh có hay và đúng đi chăng nữa. Nhưng trong xã hội, ngoài âm và dương còn có một lực lương thứ ba nữa là "Chung" (Xem " Cơ sở học thuyết ADNH" - Vô Trước) được âm sinh và có thuộc tính là khắc dương (Tam tài: Âm Dương Chung). Chỉ Chung mới có thể khắc dương mà thôi. Chung là những lực lương mà cả âm lẫn dương đều phải tôn trọng, là nơi thống nhất của âm dương. Trong xã hội, những tổ chức xã hội, Quốc hội, báo chí, lòng dân, dư luận, ... là những lực lượng thuộc Chung. Mặt khác, âm sinh Chung, do đó âm muốn tác động được tới dương thì phải thông qua Chung. Âm có thể tác động được tới Chung (sinh) để Chung khắc dương, tác động tới dương sao cho tạo được thế cân bằng âm dương tốt hơn trong xã hội. Vì thế, để những tổ chức có chức năng quan tâm đến công trình của anh hay còn nhiều công trình khác nữa, chúng ta phải tạo ra, khuếch trương được ảnh hưởng của những công trình ấy đủ mạnh, hình thành một dư luận, một trào lưu ... (sinh Chung) thì những cái đó (Chung) mới có thể làm cho họ (dương) không thể không quan tâm. Và tất nhiên, sau đó, sự phổ biến, phát triển những ý tưởng của công trình ấy sẽ có một đột biến về chất. Quá trình này là khách quan, như một qui luật không thể tránh khỏi. Đó cũng là một ứng dụng nhỏ của học thuyết ADNH trong xã hội, là một khía cạnh mà như thừa tướng nhà Hán Trần Bình nói là "chỉnh đốn âm dương" trong cai trị. Thân mến!
-
Các anh chị em trẹn dễn đàn thân mến! Một quẻ Dịch gồm 2 quái thượng và hạ. Có 64 quẻ chia làm 8 nhóm tượng Càn Kim, Khảm Thủy, Chấn Mộc, Cấn Thổ, Khôn Thổ, Ly Hỏa, Tốn Mộc, Đoài Kim với các quái tượng lần lượt tương ứng là Càn, Khảm, Chấn, Cấn, Khôn, Ly, Tốn. Đoài. Trong mỗi nhóm có 8 quái được đánh số theo thứ tự là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Hào tương ứng của các nội và ngoại quái trong quẻ nghịch nhau gọi là hào động của quái. Một quái có 3 hào đánh số từ dưới lên là 1,2,3. Như vậy, có 8 trường hợp hào động của quái là: 1;2;3; 1,2; 1,3; 2,3; 1,2,3; và không có hào nào của quái động. Khi gieo được một quẻ Dịch, ta có thể xác nhanh định được một số thông số của quẻ (Quái tượng, Số thứ tự của quẻ trong quái tượng, hào Thế, hào Ứng) bằng cách xét các hào động mà không phải tra bảng bằng phương pháp sau: Qui tắc trên đồ hình: - 3 đỉnh tam giác thể hiện 3 hào động của nội quái và ngoại quái là hào 1 hay 2 hay 3 - 3 cạnh tam giác thể hiện 2 hào động tương ứng từ các hào 1,2, 3 ở đỉnh tam giác. - Các số trong tam giác (không có dấu “*”)chỉ vị trí của hào Thế và số thứ tự của quẻ trong nhóm quẻ tượng. Hào Ứng cách hào Thế 3 hào. - Khi hào Thế rơi vào vị trí có dấu”*” thì số thứ tự của quẻ trong nhóm tượng là số bù 10 của số đó (ví dụ: Thào Thế ở vị trí 3* hay 4* thì quẻ có số thứ tự là 7 hay 6 trong nhóm tương). - Các trường hợp tương ứng chữ “ngoại”, “nội” hay “ nghịch nội” chỉ quái tượng của quẻ là ngoại quái, nội quái hay lấy nghịch đảo âm dương tất cả các hào của nội quái. Khi quẻ không có quái hào nào động ==> quẻ thuần, là quẻ đầu của tượng quẻ, quẻ số 0, hào thế là 6 Khi cả 3 hào đều động ==> Ngoại quái là tượng của quẻ, què số 3, hào Thế là 3 (Biểu tượng số 3 ở giữa tam giác). Ví dụ1: Quẻ thuần Chấn: - Không có hào nào động, là quẻ số 0 nhóm quái tượng Chấn Mộc. Thế 6, Ứng 3. Ví dụ 2: Quẻ Thiên Địa Bĩ: - Hào động của quái: 1, 2, 3, là quẻ số 3, nhóm quái tượng Càn Kim (ngoại quái). Thế 3, Ứng 6. Ví dụ 3: Quẻ Thiên Hỏa Đồng nhân: - Hào động của quái: 2, là quẻ số 7 (bù 10 của 3*), nhóm quái tượng Ly Hỏa (nội quái), Thế 3 (3*), ứng 6. Ví dụ 4: Quẻ Thiên Lôi Vô vọng: - Hào động 2,3, là quẻ số 4 , nhóm tượng Tốn Mộc (nghịch nội quái Chấn-Lôi thành Tốn), Thế 4, Ứng 1. Ví dụ 5: Thủy Thiên Nhu: - Hào động: 1,3, là quẽ số 6 (bù 10 của 4*), nhóm tượng Khôn Thổ (nghịch nội quái Càn-Thiên thành Khôn), Thế 4 (4*), Ứng 1. Thân mến!