Vo Truoc
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
787 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
13
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Vo Truoc
-
@ Cutu1 Tưởng cậu là người thế nào nên tôi mới bỏ công gõ mấy chữ. Hóa ra cậu là hạng người này! Với hạng người như cậu, tôi không bao giờ thèm trao đổi trong học thuật cũng như trong cuộc sống. Thật may, khỏi phải mất công trao đổi khi còn chưa rõ chân tướng cậu ! bb!
-
Qua các bài viết, ta thấy rõ rằng, cách hiểu Âm Dương của nhiều người rất khác nhau, có những trường hợp đối nghịch. Ấy vậy mà, các tác giả đó, phần nhiều đều là các cao thủ vẫn đang hằng ngày vận dụng cái hiểu ấy trong thực hành học thuyết ADNH mà vẫn thu được những kết quả nhất định, khá khả quan. Điều đó chứng tỏ rằng, cái kiến thức ADNH mà họ đang thực hành chỉ là những phương pháp ứng dụng rất cụ thể mà, thiếu hẳn những nguyên lý căn đế (vì cái nguyên lý căn đế sơ cấp nhất như Âm Dương được hiểu khác nhau mà vẫn hiệu quả như nhau). Hơn nữa, những ứng dụng, hiểu biết về học thuyết ADNH mà đạt được hiệu quả cao, những vĩ nhân trong học thuyết này, những người tài giỏi về ADNH được thiên hạ công nhận, nếu ta làm một thống kê theo thời gian hàng mấy ngàn năm, thì rõ ràng thấy rằng, càng về sau họ càng ít đi, thâm chí đến ngày nay thì sấp sỉ bằng zero. Một học thuyết mà qua hàng mấy ngàn năm bền bỉ nghiên cứu với bao công sức, trí tuệ của gần phân nửa nhân loại mà ngày càng thấy mai một đi, đến nỗi những khái niệm sơ cấp nhất, những người quan tâm cũng tù mù không thống nhất cách hiểu thì nói chi đến những mức độ cao hơn. Hãy xem khoa học phương Tây, chỉ dăm trăm năm tồn tại, đã phát triển như thế nào để mà so sánh ! Ấy thế mà vẫn còn đổ tại do ADNH quá cao siêu, chứ không bị thất truyền, trí đến đâu hiểu đến đó, biện luận quang co khúc thuyết, thì thật tự mình bịt tai, bịt mắt vậy. Bảo thủ không gì so sánh nổi !!! Chỉ có một cách giải thích là do nó bị thất truyền những nguyên lý căn đế như anh Thiên Sứ khẳng định. Theo tôi, một học thuyết bất kỳ, trong đó có cả học thuyết ADNH đều bắt đầu từ những tiên đề không chứng minh và những khái niệm được xác định. Một định nghĩa được đưa ra nhằm xác định một khái niệm của học thuyết đó, để khi diễn giải nội dung của học thuyết, được tiện lợi hơn mà thôi. Định nghĩa, về bản chất, chẳng qua cũng tương tự như là một cách đặt tên cho một khái niệm chỉ một lớp những đối tượng. Vì vậy, về nguyên tắc, không có phản biện trong định nghĩa. Một định nhĩa, cũng như một cái tên, có thể hay hay không hay chứ không thể đúng hay sai. Các bạn chắc hẳn biết câu ca (xuyên tạc): “Hà Tây, gọi tép bằng tôn. Thanh Hóa lôm côm gọi tôm bằng tép” !!! Như vậy, Hà Tây và Thanh Hóa sai đúng thế nào ? Ở đây, tôi hiểu, cái gọi là phản biện trong định nghĩa Âm Dương của các bạn chỉ là phân tích xem định nghĩa ấy có nhất quán phù hợp với cách hiểu Âm Dương của nhiều người, của người phản biện và người được phản biện (đưa ra định nghĩa) hay không. Nay tôi cũng xin tham gia bàn luận. Theo trôi, một định nghĩa đưa ra phải cô đọng mà vẫn chỉ ra được những tiêu chí, những tính chất, để căn cứ vào đó có thể xác định được đối tượng mà nó định nghĩa. Và quan trọng hơn, định nghĩa đó đóng vai trò thế nào trong việc phát triển, diễn tả nội dung của học thuyết. Như vậy, xét định nghĩa của anh Cutu1 đưa ra: Ta thấy rằng, nội dung “cùng song song tồn tại và luôn luôn vận động chuyển hóa lẫn nhau” cũng như “- Được (nên) gọi là Dương là những cái (điều) đại diện mang tính tích cực của chủ thể đó. VD: năng động, động, tốt, sáng, phải - đúng, phía trước, . . - Được (nên) gọi là Âm là những cái (điều) đại diện mang tính tiêu cực của chủ thể đó. VD: trì trệ, chậm chạp, tĩnh, xấu, đen tối, trái - sai, phía sau, . . .” “ Là chỉ ra tính chất của và ví dụ chứ không phải là tiêu chí nằm trong định nghĩa. Hơn nữa anh cần xác định thế nào là “tích cực. “tiêu cực” là những khái niệm cũng không dễ dàng minh định khi gắn với Âm Dương. Như vậy, cái còn lại trong định nghĩa của anh là: “Âm dương là một khái niệm trừu tượng để chỉ hai mặt đối lập trong một chủ thể.” Như vậy, bạn lại phải định nghĩa thế nào là “ hai mặt đối lập”. Cứ cho là bạn xác định khái niệm “ hai mặt đối lập” như vẫn hiểu trong triết học Tây phương hiện đại thì liệu định nghĩa của bạn sẽ trở thành: Âm Dương là khái niệm chỉ hai mặt đối lập trong Triết Tây phương ? Nếu vậy, chúng ta không cần khái niệm Âm Dương nữa. Tôi chắc bạn không cho là thế ! Kế đến, ta xét định nghĩa của anh Thiên Sứ: Nếu ta loại bỏ bớt những câu văn có nội dung minh họa, chỉ giữ lại nội dung cơ bản thì định nghĩa sẽ như sau: “Âm Dương là một khái niệm mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong vũ trụ sau Thái Cực.” Theo định nghĩa này, xác định mấy ý sau về Âm Dương: - Những khái niệm có tính so sánh đối đãi. - Phản ánh bản chất của hiện tượng. - Có sau Thái Cực. Định nghĩa này cần bổ xung làm rõ mấy điểm: - Liệu mọi khái niệm có tính so sánh đối đãi có đồng thời phản ánh bản chất của hiện tượng hay không ? Nếu không phải mọi so sánh đối đãi đều phản ánh bản chất của hiện tượng thì phải chăng chỉ những cặp so sánh đối đãi không phản ánh bản chất của hiện tượng đang khảo sát thì không thuộc phạm trù Âm Dương ? Vậy, nó là gì ? Trường hợp ngược lại, nếu mọi so sánh đối đãi đều phản ánh bản chất của hiện tượng đang khảo sát thì có thể bỏ ý “Phản ánh bản chất của hiện tượng” ra khỏi định nhĩa mà không bị ảnh hưởng gì. Lúc đó, định nghĩa trở thành: “Âm Dương là một khái niệm mang tính so sánh đối đãi trong vũ trụ sau Thái Cực” Mặt khác, khi Vũ trụ đã có khởi nguyên từ Thái Cực thì Âm Dương có sau Thái Cực là lẽ đương nhiên vì Âm Dương "trong Vũ trụ" mà. Vì vậy, định nghĩa lại có thể rút gọn thành: “Âm Dương là một khái niệm mang tính so sánh đối đãi trong vũ trụ” Nếu lại cho rằng chẳng có gì ngoài Vũ trụ thì một lần nữa ta lại có thể rút gọn định nghĩa của anh: “Âm Dương là một khái niệm mang tính so sánh đối đãi” Nếu vậy, liệu có đúng quan niệm của anh về Âm Dương chưa ? Nhưng nó được rút ra từ định nghĩa đó. Hơn nữa, qua định nghĩa này cũng không thể xác định “Dương tịnh”, "Âm động" đươc vì có thể cho rằng, vào lúc khởi nguyên Vũ trụ từ Thái Cực thì điều đó đúng, nhưng sau đó thì có thể chuyển hóa ngược lại hay qua lại chứ ! Em cho rằng, anh không có ý định hiểu Âm Dương theo cách ấy. Các định nghĩa khác trong chuyên mục này, theo tôi cũng chưa thỏa đáng nhưng không đủ thời gian bàn luận. Thân ái !
-
Anh Cutu1 thân mến!Chắc anh chưa tham khảo chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" - Vo truoc trên diễn đàn này nên nói thế. Trong chuyên mục này, tất cả những khái niệm cơ bản của học thuyết ADNH đều đã được đề cập đến trong một hệ thống nhất quán. Mời anh tham khảo !
-
Anh Thiên Sứ thân mến!Em không có gì phản đối đoạn trên. Có lẽ, em xin thêm một từ để diễn đạt ý mình trong bài trước là: Ví dụ: Khái niệm Chồng - Vợ Theo định nghĩa của anh, để phân âm dương trước tiên cần xét tới tính so sánh đối đãi trong khái niệm. Sau đó xét xem sự vật nào đang khảo sát. Sau đó xét xem khái niệm đó có phản ánh bản chất của sự vật khảo sát hay không. Như vậy, rõ ràng Chồng - Vợ là khái niệm âm dương trong quan hệ vợ chồng phản ánh bản chất quan hệ vợ chồng. Chồng Dương, Vợ Âm. Cái này ai cũng biết. Nhưng Cao - Thấp cũng là khái niệm so sánh đối đãi nhưng không phản ánh bản chất quan hệ vợ chồng. Có thể phân âm dương cao - thấp trong khi đang khảo sát quan hệ vợ chồng được không ? Nếu được thì nó không phù hợp định nghĩa của anh. Nếu không thì nó không phân âm dương được chăng ? Mong anh làm rõ ! Kính anh !
-
Anh Thiên Sứ thân mến !Về căn bản, em đồng ý với định nghĩa của anh. Nhưng em xin trao đổi một ý nhỏ sau: Theo định nghĩa của anh, chỉ những khái niệm mang tính so sánh, đối đãi được phân âm dương khi nó phản ánh bản chất của hiện tượng, sự vật. Thế còn những cặp khái niệm cũng mang tính so sánh, đối đãi nhưng không phản ánh bản chất của hiện tượng, sự vật thì sao ? nó có phân âm dương được không ? Em nghĩ là được và chắc chắn anh cũng phân được. Nhưng ý này không phản ánh trong định nghĩa trên. Mong anh xem lại. Nếu có thể được, định nghĩa lại cho kín cạnh hơn. Kính anh !
-
Sao lại hiểu nghĩa đen như thế nhỉ !"Những ông linh mục" ở đây phải hiểu là những con người bảo thủ điển hình chứ. Hoàn toàn không ám chỉ nhà thờ hay tôn giáo nào.
-
Thật khó mà trao đổi học thuật với những ông linh mục đã từng hỏa thiêu Copernich và suýt treo cổ Galilê. Một lý thuyết đã hàng ngàn năm nỗ lực nghiên cứu mà ngày càng thấy tù mù hơn, thụt lùi hơn, thậm chí còn bị coi là mê tín dị đoan mà vẫn cứ vin vào sự sao chép từ mấy quyển sách cũ và nói rằng người đời chưa hiểu hết ý "thâm sâu" của cổ nhân, cố tình bỏ qua những mâu thuẫn, bất cập, đả phá những ý tưởng đột phá nhằm tìm ra lối thoát cho tình hình trên, thì thật là điển hình cho sự bảo thủ, ngu muội. Càng nhiều chữ (chữ cũ rích) lại càng bảo thủ thâm hậu hơn mà thôi. Khi không ngăn cản được những ý tưởng đột phá thì những ý niệm tiểu nhân ty tiện nổi lên. Khi ấy, thay vì trao đổi học thuật là sự vu cáo, mạt sát hèn hạ. Nếu có quyền lực như thời Trung cổ, chắc sẽ lại hỏa thiêu hay treo cổ ... Tôi xin miễn tranh luận với loại người này.
-
Nếu hiểu Động, Tĩnh, Âm, Dương như thế này thì tốn thêm mấy ngàn năm nữa cũng chẳng thể nào hiểu được học thuyết ADNH như cổ nhân đã từng phải trả giá.
-
Đúng vậy, thưa anh Thiên Sứ!Nhưng sau đó, một điều cũng rất quan trọng, không thể hời hợt, khi muốn xác định tính động tịnh của âm dương là: Cần phải hiểu Động Tịnh là gì ? Minh định được điều này là một yếu tố then chốt để phục hồi học thuyết ADNH.
-
Cám ơn Quasar nhiều! Cái này chắc là người ta đã có thí nghiệm kiểm chứng chứ nhỉ. Chắc cũng không quá phức tạp. Làm sao bạn có thể nghi ngờ kết quả khi họ đã kiểm chứng bằng thí nghiệm? Nếu nhầm lẫn thì nhầm ở chỗ nào?Bạn đừng phiền vì các câu hỏi vớ vẩn. Tôi chỉ muốn tìm hiểu vì tôi cũng ... nghi ngờ! Thân ái!
-
Chào quasar! Xin bạn cho hỏi: Theo khoa học hiện đại, một vật đứng yên trong một trường hấp dẫn thì chịu tác động của một lực hấp dẫn. Khi chuyển động với vận tốc cao v trong trường hấp dẫn đó, khối lượng của vật tăng lên γ = 1/(1 – v2/c2)1/2 lần. Như vậy, lực hấp dẫn, phải chăng cũng tăng lên từng ấy lần? Câu này có thể không khó đối với người chuyên ngành như bạn, nhưng tôi muốn bạn khẳng định để kiểm tra một ý tưởng của mình nên mong bạn chỉ điểm. Cám ơn bạn nhiều!
-
Ngay cả cảnh chồng đánh vợ cũng là Dương tịnh Âm động thôi anh ạ. Đó là khi cái Dương Tịnh (anh Chồng) kiềm chế bớt cái Âm Động (cô vợ) cho nó bớt động đi vì thời gian qua nó động quá (nào là buôn chuyện, ăn quà vặt, mắng con, chửu bới như con mẹ hàng cá chợ Bắc qua với bác tài của anh vậy, ...). Cái tát tai vợ của anh chồng là thể hiện cái bản chất tịnh của dương khi tác dụng của nó làm sự vật bớt động hơn, tức là tịnh hơn.
-
Thật không ai buồn trả lời những kẻ hợm hĩnh kiểu này!
-
Tôi cũng nghĩ như vậy!
-
Longtri thên mến! Có thể coi định mệnh là một hàm số, như Longtri quan niệm, của rất nhiều yếu tố có qui luật xác định. Có thể ta chưa biết hết các qui luật đó nhưng chúng có và xác định. Nói cách khác, hàm định mệnh là có sẵn. Có hai trường hợp có thể sảy ra: Trường hợp thứ nhất: Những biến số, thông số của hàm định mệnh là xác định, không có tính ngẫu nhiên.Khi đó, giá trị hàm đó theo thời gian, tức là hiện thực khách quan sẽ sảy ra chỉ còn phụ thuộc vào tập giá trị các thông số, biến số ban đầu, tức là thực tại khách quan đang hiện hữu, cũng đã có sẵn và xác định. Như vậy, rõ ràng định mệnh hay các giá trị của hàm đó đã xác định với bất kỳ một thời gian t nào đó trong tương lai. Điều đó có nghĩa là định mệnh có sẵn, là thực tế khách quan ấn định, nhất định phải sảy ra trong tương lai. Trường hợp thứ hai: Trong hàm số định mệnh phụ thuộc rất nhiều yếu tố đó, có những thông số, biến số có giá trị ngẫu nhiên theo thời gian. Theo như phân tích của tôi trong bài viết, chính sự xuất hiện của những mầm mống thực tại có sẵn trong "Đạo", bản thể của Vũ trụ là những thông số ngẫu nhiên đó. Chính những biến số có giá trị ngẫu nhiên này làm cho giá trị hàm tương lai là một giá trị ngẫu nhiên hay có tính xác suất. Khi sác xuất này rất cao ta sẽ không thấy tính ngẫu nhiên mà chỉ thấy một tương lai tất định. Khi xác suất này thấp, tính ngẫu nhiên hiện rõ, ta sẽ thấy tương lai thật bất định. Như vậy, tính tất định hay bất định của tương lai hay Định mệnh có thật hay không phụ thuộc vào chỗ có hay không những biến số bất định trong hàm tương lai của Longtri mà thôi. Theo tôi, và nhiều thực tế cho thấy, biến số bất định này có tồn tại. Mức độ chi phối của nó tùy thuộc vào lĩnh vực tương lai mà ta khảo sát, và tôi đã trình bày ở bài trên. Có nghĩa là, tôi nghiêng về trường hợp thứ hai. Với cách hiểu định mệng như tôi trình bày trên thì, nếu định mệnh có thật (thuyết tất định), không có bất cứ một cái gì có thể thay đổi tương lai. Khi ấy, những biện pháp phong Thủy mà tiểu mục này đang bàn đến, những hành vi đạo đức,tu tập, tích thiện, trừ ác ... vốn có kỳ vọng làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn sẽ trở nên vô ích, thập chí trở thành bịp bợm. Những hành vi đạo đức tốt đẹp này chỉ có thể có ý nghĩa khi tương lai có thể cải thiện được do tác động tích cực của những hành vi đó mang lại, hay định mệnh là không có thực. Chính vì vậy, tính bất định của định mệnh chính là lý do cho những hành vi tốt đẹp đó. Thân mến!
-
Longtri thân mến! Longtri viết: Thì không thể viết: Bời vì khi công nhận định mệnh là có thật thì có nghĩa là tất cả những gì sẽ sảy ra đã được ấn định sẵn, không thể thay đổi.Còn nếu bạn hiểu định mệnh không phải là cái đã xác định, có thể thay đổi tùy điều kiện nào đó thì có thể viết như vậy.
-
Tôi xin phân tích tiếp phát biểu này của mình.Tôi đồng ý xác định trước thế nào là định mệnh. Liêm Trinh viết: Tổ hợp các tiềm năng gồm rất nhiều phương án có thể thành hiện thực, nhưng chỉ có một phương án là hiện thực mà thôi. Cái phương án trở thành hiện thực đó mới có thể coi là định mệnh. Cái tổ hợp mà Liêm Trinh viết là bao gồm cả định mệnh và những thứ khác không phải là định mệnh (vì không sảy ra) chứ không phải là định mệnh.Theo tôi, định mệnh là thực tế khách quan nhất định sẽ phải sảy ra. Đối chiếu ví dụ của Liêm Trinh về nhà khoa học với lý thuyết trên của tôi: Liêm Trinh viết: Câu này minh họa cho luận điểm ở bài viết trên: Như vậy, cái mầm mống nhà khoa học và trường khí phù hợp của cá nhân anh ta lúc ban đầu được Liêm Trinh giả thiết rằng đã có.Liêm Trinh viết: Đây là nỗ lực để thay đổi trường khí ADNH phù hợp nhất để cái mầm mống nhà khoa học trong anh ta có sự hỗ trợ tốt nhất để trở thành hiện thực.Liêm Trinh viết: Câu này có nghĩa là khi trường khí ADNH đã phù hợp rồi thì cái mầm mống nhà khoa học kia sẽ tữ khắc trở thành hiện thực.Như vậy, để trở thành nhà khoa học thì trước hết cần cái mầm mống có thể phát triển thành nhà khoa học hiện thưc trong tương lai. Cái mầm mống này có sẵn trong "Đạo" ở mọi nơi (yếu tố 3). Sau đó là cần trường khí ADNH của cá nhân nhà khoa học phù hợp. Ngoài cơ thể, trí não của anh ta còn cần sự đào tạo thích hợp (yếu tố thứ 1). Liêm Trinh viết: Như vậy Liêm Trinh mới xét có 2 yếu tố. Đủ hai yếu tố này cũng không chắc có thể trở thành nhà khoa hoc. Cần yếu tố nửa cũng rất quan trọng. Đó là: Có nhĩa là tình hình xã hội, lịch sử, kinh tế, cha mẹ, bạn bè, .... phải hỗ trợ thì mới đủ 3 yếu tố để cái mầm mống nhà khoa học kia mới trở thành nhà khoa học trong thực tế (tức là định mệnh)Tuy nhiên, nhà khoa học tương lai của chúng ta cũng có thể chết vì một ngẫu nhiên, ví dụ như một con rầy nâu nào đó vốn bay loạn xạ về đêm ở Sài gòn trên khắp các con đường, có thể bay vào mắt khi anh ta đi xe máy ngoài đường và tai nạn giao thông có thể sảy ra. Hay có thể còn do các nguyên nhân hy hữu hơn nữa. Tóm lại, xác suất ta có nhà khoa học là rất lớn, có thể 99.99999...% nhưng không bao giờ là 100% Do đó, nói về mặt tuyệt đối thì định mệnh là không có thật. Tương lai chỉ là một xác suất, có thể rất cao nhưng không bao giờ là 100%.
-
Những điều Liêm Trinh viết không có gì mâu thẫn với những điểm tôi đưa ra. Chỉ có điều nó chưa được lý thuyết hóa, tổng quát hóa, do đó bị giới hạn và chưa thấy được bản chất rốt ráo của vấn đề. Đây là diễn đàn học thuật, do đó, chúng ta nên đào sâu những ý tưởng để tổng kết thành lý thuyết, có thể thấy được bản chất của tự nhiên và ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau.
-
Tôi pot bài nhưng không hiểu sao bị trục trặc. Tôi xin pot lại như sau: ACE trên diễn đàn thân mến! Chúng ta lại bàn tới địnnhh mệnh. Trên cơ sở "Cơ sở ọc thuyết ADNH" - Vo Truoc tôi xin trình bày vấn đề đó như sau: Do Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả nên trong sự vật luôn tồn tại sẵn tất cả những mầm mống cho mọi xu hướng phát triển của sự vật. Chỉ những mầm mống nào đủ lớn, phù hợp với tương quan Âm, Dương của sự vật mới nhận được sự hỗ trợ tốt từ tương quan này, trở thành hiện thực, tạo ra được nhiều hơn những giá trị mới cho sự vật. Còn những mầm mống khác, hay thậm chí cả những yếu tố đã là hiện thực, sẽ không được tương quan Âm, Dương “ nuôi dưỡng” tốt và làm thui chột đi, tức là lại trở về trạng thái mầm mống trong Đạo. Sự xuất hiện của những mầm mống đó như là một thăng giáng lượng tử, hoàn toàn ngẫu nhiên do nó vốn tiềm ẩn trong Đạo như là một năng lực mà không cần có nguyên nhân Như vậy, sự hình thành và phát triển một sự vật nào đó phụ thuộc vào ba yếu tố: - Thứ nhất là tương quan âm dương hay đặc tính của trường khí âm dương của bản thân sự vật. - Tứ hai là tương tác âm dương từ trường khí của các sự vật khác. - Thứ ba là sự xuất hiện của các mầm mống sự vật đó vốn hàm chứa sẵn trong Đạo, bản thể của Thực tại. Trong ba yếu tố này, yếu tố thứ nhất và thứ hai là một thực tại khách quan đã có và xác định tại thời điểm khảo sát. Vận động, biến đổi của chúng tuân theo những qui luật khách quan của tương tác âm dương. Yếu tố thứ ba phụ thuộc vào qui luật xuất hiện những mầm mống phù hợp của sự vật khảo sát và các sự vật khác.. Sự xuất hiện những mầm mống này là những thăng giáng lượng tử, ngẫu nhiên, trong Đạo, nên mang tính xác xuất. Như vậy, sự hình thành và phát triển của một sự vật phải mang theo tính bất định, ngẫu nhiên do sự xuất hiện những mầm mống sự vật tiềm ẩn sẵn trong Đạo. Tuy vậy, chỉ những ngẫu nhiên nào phù hợp với trường khí ADNH đang tồn tại mới có khả năng trở thành hiện thực và bổ xung vào trường khí ADNH đó làm trường khí này phát triển không ngừng theo các qui luật của tương tác âm dương. Điều đó có nghĩa là, tuy những mầm mống xuất hiện ngẫu nhiên nhưng có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào qui luật. Qui luật phát triển tuy là xác định nhưng bản thân sự phát triển biểu hiện cụ thể như thế nào lại phụ thuộc vào các xuất hiện ngẫu nhiên. Nói cách khác, tính ngẫu nhiên luôn được khống chế trong qui luật. Tính qui luật luôn được thể hiện trong sự phong phú, đa dạng của ngẫu nhiên. Cái phong phú đa dạng của ngẫu nhiên luôn được quản lý trong khuôn khổ các qui luật. Đó là quan hệ tinh tế và biện chứng giữa ngẫu nhiên và tất định trong sự phát triển của vạn tượng. Nếu sự vật phát triển phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố thứ nhất, thứ hai, ít phụ thuộc hơn vào yếu tố thứ ba thì sự phát triển của nó hay tương lai của nó biểu hiện ra ít mang tính xác xuất hơn, đơn điệu hơn hay có qui luật hơn. Đó là trường hợp của các sư vật lớn, vận động chậm. Bởi vì khi đó, tỷ lệ những yếu tố mới, do thăng giáng lượng tử tạo, ra trong tương lai của nó nhỏ. Ngược lại, những sự vật phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố thứ ba thì sự phát triển của nó biểu hiện ra mang tính xác xuất nhiều hơn, đa dạng hơn. Đó là những sự vật nhỏ, vận động nhanh. Bởi vì khi đó, tỷ lệ những yếu tố mới, do thăng giáng lượng tử tạo ra, trong tương lai của nó lớn hơn. Nhưng dù bất định đến như thế nào thì chúng vẫn bị những qui luật của tương tác âm dương chi phối. Sự bất định ở đây chỉ là hình thức thể hiện đa dạng của qui luật. Tóm lại, sự hình thành và phát triển của một sự vật vừa mang tính qui luật vừa mang tính ngẫu nhiên, hay, mang tính ngẫu nhiên trong qui luật. Tương lai là sự phát triển mang tính qui luật của hiện tại trong những biểu hiện mang tính ngẫu nhiên. Đó chính là tính bất định trong tất định của sự hình thành và phát triển sự vật. Trên cơ sở lý thuyết chung này, tôi xin bàn đến những luận điểm được đưa ra trong các bài của chuyên mục này như sau: Luận điểm này nhấn mạnh quá đến yếu tố 1 và 2 trong các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển một sự vật mà hoàn toàn bỏ qua yếu tố thứ 3, do đó chỉ thấy tính qui luật mà không thấy tính ngẫu nhiên. Ngược lại, nếu coi định mệnh không có thật một cách cứng nhắc, thì lại sa vào việc quá nhấn mạnh yếu tố thứ 3 mà không đánh giá đúng vai trò của yếu tố thứ 1 và 2, chỉ thấy tính ngẫu nhiên mà không thấy tính qui luật. Cách hiểu đúng là phải coi trọng, đánh giá đúng vai trò, mức độ chi phối sự phát triển của cả 3 yếu tố. Định mệnh hoàn toàn có thật nhưng biểu hiện của nó có yếu tố ngẫu nhiên chi phối. Đối với những sự vật lớn như xã hội, Thái dương hệ, Vũ trụ thì sự phát triển bị yếu tố qui luật chi phối nhiều (yếu tố 1 và 2), yếu tố mang tính ngẫu nhiên (yếu tố 3) chiếm tỷ trọng quá nhỏ nên chi phối ít. Vì thế, ta chỉ thấy tính qui luật mà không thấy tính ngẫu nhiên. Đối với những sự vật quá nhỉ trong thế giới vi mô như photon, electron, gen, ... các nhà khoa học lại có cảm giác tính ngẫu nhiên chi phối nhiều hơn. Nếu nói một cách tuyệt đối thì định mệnh không có thật, tương lai chỉ là một xác suất (Có thể là rất cao làm ta thấy định mệnh dường như có thật, có thể thấp làm ta thấy tương lai thật ngẫu nhiên,tùy theo từng sự vật khảo sát) Sự thay đổi định mệnh hay sự phát triển có tính qui luật của một sự vật nào đó theo ý muốn chủ quan phụ thuộc vào 2 yếu tố: - Thứ nhất: Sự hiểu biết qui luật hình thành và phát triển một sự vật đến đâu (kiến thức khoa học, ADNH, ...) - Thứ hai: Khả năng tác động tới sư vật đến đâu, có đủ mạnh, nhiều, ... để thay đổi trường khí ADNH đã có hay không. Như vậy, những biện pháp như phong thủy, cải mệnh, ... có thể tác động thay đổi só phận con người ở một mức độ nhất định là hoàn toàn khả thi bởi vì sự vật đó (đời người) không quá lớn, những biện pháp đưa ra thực thi chiếm tỷ trọng đáng kể trong việc thay đổi một phần trường khí ADNH của con người. Nhưng đối vối Lịch sử một dân tộc, Thái dương hệ, Vũ trụ, ... thì quá lớn, những biện pháp thay đổi trường khí ADNH do ta đưa ra chiếm một tỷ trọng không đáng kể so với chúng. Do đó, chúng ta không thể lái chúng theo ý muốn. Có nghĩa là định mệnh của chúng là có thật. Vì thế những quan niệm dưới đây có thể hiểu được mà không có mâu thuẫn với những lý luận ở trên: mặc dù, thoạt tiên ta thấy như là chúng mâu thuẫn hoàn toàn với nhau: dân tộc đã từng sở hữu nền văn minh này cũng ko thoát khỏi quy luật đó Bởi vì Lịch sử dân tộc là vấn đề quá lớn, trường khí ADNH quá lớn. Một vài người hiểu biết thời bấy giờ chẳng thể tác động đủ lớn để thay đổi trường khí ADNH của dân tộc cho nên bị tiêu vong là điều không tránh khỏi. Nhưng có thể tác động ở một mức khả thi nhằm tránh một phần tác hại, để sau này hậu sinh có thuận lợi phần nào phục hồi cái huy hoàng của cha ông nên nhiều gửu gắm của tiền nhân tới con cháu mai sau qua những truyền thuyết, ca dao, ... được sáng tạo nên. Đó là thái độ rất minh triết của cha ông, những người hiểu rõ học thuyết ADNH, biết chấp nhận thực tế, biết cách làm lợi cho tương lai. Đúng thế (chú ý nhiều tới yếu tố 3) nhưng đừng quên cái tuyệt đối (yếu tố 1 và 2) Điều này hiển nhiên vì trường khí những cái đó to lớn quá làm cho tính qui luật rất cao mà tính xác suất rất nhỏ. Mức độ tác động làm thay đổi trường khí ADNH Thái dương hệ của con người quá nhỏ, 8 tỷ người chứ 8000 tỷ cũng "chưa là cái đinh gì" thì làm sao quyết định được cái gì. Đúng thế, trường khí cuộc sống cá nhân và cộng đồng không quá lớn so với tác động có ý thức của con người. Do đó, ở mức độ nào đó là có thể thay đổi cho tốt hơn. Tuy nhiên cần thật sự hiểu biết qui luật vận động tới tương lai của trường khí ADNH để tác động nếu không tác hại khôn lường. (Nếu chỉ một mình tích đức thì trường khí ADNH thay đổi ít lắm, không hoán cải được nhiều. Vì thế Đức Phật mới phải hoành dương Phật pháp để nhiều người cùng tích đức thì mới có thể thay đổi đáng kể trường khí ADNH để cải hoán số phận con người cho tốt hơn) Làm chủ ở đây phải hiểu một cách minh triết. Làm chủ không có nghĩa là muốn làm gì thì làm. Làm chủ phải hiểu là nắm vững sự vận động tới tương lai. Trên cơ sở đó có thể tác động một cách tối ưu cho tương lai của con người. Đúng vậy, nhưng phải trên cơ sở nắm vững học thuyết ADNH đúng. Nếu hiểu biết chưa tới, thậm chí hiểu sai mà vội vã hành động thì có khi rất nguy hiểm. Khi chúng ta nắm vững được quan hệ biện chứng giữa Định mệnh và Xác suất như trên, ta sẽ không thấy một mâu thuẫn nào giữa chúng.
-
ACE trên diễn đàn thân mến! Chúng ta lại bàn tới địnnhh mệnh. Trên cơ sở "Cơ sở ọc thuyết ADNH" - Vo Truoc tôi xin trình bày vấn đề đó như sau: Do Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả nên trong sự vật luôn tồn tại sẵn tất cả những mầm mống cho mọi xu hướng phát triển của sự vật. Chỉ những mầm mống nào đủ lớn, phù hợp với tương quan Âm, Dương của sự vật mới nhận được sự hỗ trợ tốt từ tương quan này, trở thành hiện thực, tạo ra được nhiều hơn những giá trị mới cho sự vật. Còn những mầm mống khác, hay thậm chí cả những yếu tố đã là hiện thực, sẽ không được tương quan Âm, Dương “ nuôi dưỡng” tốt và làm thui chột đi, tức là lại trở về trạng thái mầm mống trong Đạo. Sự xuất hiện của những mầm mống đó như là một thăng giáng lượng tử, hoàn toàn ngẫu nhiên do nó vốn tiềm ẩn trong Đạo như là một năng lực mà không cần có nguyên nhân. Như vậy, sự hình thành và phát triển một sự vật nào đó phụ thuộc vào ba yếu tố: - Thứ nhất là tương quan âm dương hay đặc tính của trường khí âm dương của bản thân sự vật. - Tứ hai là tương tác âm dương từ trường khí của các sự vật khác. - Thứ ba là sự xuất hiện của các mầm mống sự vật đó vốn hàm chứa sẵn trong Đạo, bản thể của Thực tại. Trong ba yếu tố này, yếu tố thứ nhất và thứ hai là một thực tại khách quan đã có và xác định tại thời điểm khảo sát. Vận động, biến đổi của chúng tuân theo những qui luật khách quan của tương tác âm dương. Yếu tố thứ ba phụ thuộc vào qui luật xuất hiện những mầm mống phù hợp của sự vật khảo sát và các sự vật khác.. Sự xuất hiện những mầm mống này là những thăng giáng lượng tử, ngẫu nhiên, trong Đạo, nên mang tính xác xuất. Như vậy, sự hình thành và phát triển của một sự vật phải mang theo tính bất định, ngẫu nhiên do sự xuất hiện những mầm mống sự vật tiềm ẩn sẵn trong Đạo. Tuy vậy, chỉ những ngẫu nhiên nào phù hợp với trường khí ADNH đang tồn tại mới có khả năng trở thành hiện thực và bổ xung vào trường khí ADNH đó làm trường khí này phát triển không ngừng theo các qui luật của tương tác âm dương. Điều đó có nghĩa là, tuy những mầm mống xuất hiện ngẫu nhiên nhưng có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào qui luật. Qui luật phát triển tuy là xác định nhưng bản thân sự phát triển biểu hiện cụ thể như thế nào lại phụ thuộc vào các xuất hiện ngẫu nhiên. Nói cách khác, tính ngẫu nhiên luôn được khống chế trong qui luật. Tính qui luật luôn được thể hiện trong sự phong phú, đa dạng của ngẫu nhiên. Cái phong phú đa dạng của ngẫu nhiên luôn được quản lý trong khuôn khổ các qui luật. Đó là quan hệ tinh tế và biện chứng giữa ngẫu nhiên và tất định trong sự phát triển của vạn tượng. Nếu sự vật phát triển phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố thứ nhất, thứ hai, ít phụ thuộc hơn vào yếu tố thứ ba thì sự phát triển của nó hay tương lai của nó biểu hiện ra ít mang tính xác xuất hơn, đơn điệu hơn hay có qui luật hơn. Đó là trường hợp của các sư vật lớn, vận động chậm. Bởi vì khi đó, tỷ lệ những yếu tố mới, do thăng giáng lượng tử tạo, ra trong tương lai của nó nhỏ. Ngược lại, những sự vật phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố thứ ba thì sự phát triển của nó biểu hiện ra mang tính xác xuất nhiều hơn, đa dạng hơn. Đó là những sự vật nhỏ, vận động nhanh. Bởi vì khi đó, tỷ lệ những yếu tố mới, do thăng giáng lượng tử tạo ra, trong tương lai của nó lớn hơn. Nhưng dù bất định đến như thế nào thì chúng vẫn bị những qui luật của tương tác âm dương chi phối. Sự bất định ở đây chỉ là hình thức thể hiện đa dạng của qui luật. Tóm lại, sự hình thành và phát triển của một sự vật vừa mang tính qui luật vừa mang tính ngẫu nhiên, hay, mang tính ngẫu nhiên trong qui luật. Tương lai là sự phát triển mang tính qui luật của hiện tại trong những biểu hiện mang tính ngẫu nhiên. Đó chính là tính bất định trong tất định của sự hình thành và phát triển sự vật. Trên cơ sở lý thuyết chung này, tôi xin bàn đến những luận điểm được đưa ra trong các bài của chuyên mục này như sau: Luận điểm này nhấn mạnh quá đến yếu tố 1 và 2 trong các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển một sự vật mà hoàn toàn bỏ qua yếu tố thứ 3, do đó chỉ thấy tính qui luật mà không thấy tính ngẫu nhiên. Ngược lại, nếu coi định mệnh không có thật một cách cứng nhắc, thì lại sa vào việc quá nhấn mạnh yếu tố thứ 3 mà không đánh giá đúng vai trò của yếu tố thứ 1 và 2, chỉ thấy tính ngẫu nhiên mà không thấy tính qui luật. Cách hiểu đúng là phải coi trọng, đánh giá đúng vai trò, mức độ chi phối sự phát triển của cả 3 yếu tố. Định mệnh hoàn toàn có thật nhưng biểu hiện của nó có yếu tố ngẫu nhiên chi phối. Đối với những sự vật lớn như xã hội, Thái dương hệ, Vũ trụ thì sự phát triển bị yếu tố qui luật chi phối nhiều (yếu tố 1 và 2), yếu tố mang tính ngẫu nhiên (yếu tố 3) chiếm tỷ trọng quá nhỏ nên chi phối ít. Vì thế, ta chỉ thấy tính qui luật mà không thấy tính ngẫu nhiên. Đối với những sự vật quá nhỉ trong thế giới vi mô như photon, electron, gen, ... các nhà khoa học lại có cảm giác tính ngẫu nhiên chi phối nhiều hơn. Nếu nói một cách tuyệt đối thì định mệnh không có thật, tương lai chỉ là một xác suất (Có thể là rất cao làm ta thấy định mệnh dường như có thật, có thể thấp làm ta thấy tương lai thật ngẫu nhiên,tùy theo từng sự vật khảo sát) Sự thay đổi định mệnh hay sự phát triển có tính qui luật của một sự vật nào đó theo ý muốn chủ quan phụ thuộc vào 2 yếu tố: - Thứ nhất: Sự hiểu biết qui luật hình thành và phát triển một sự vật đến đâu (kiến thức khoa học, ADNH, ...) - Thứ hai: Khả năng tác động tới sư vật đến đâu, có đủ mạnh, nhiều, ... để thay đổi trường khí ADNH đã có hay không. Như vậy, những biện pháp như phong thủy, cải mệnh, ... có thể tác động thay đổi só phận con người ở một mức độ nhất định là hoàn toàn khả thi bởi vì sự vật đó (đời người) không quá lớn, những biện pháp đưa ra thực thi chiếm tỷ trọng đáng kể trong việc thay đổi một phần trường khí ADNH của con người. Nhưng đối vối Lịch sử một dân tộc, Thái dương hệ, Vũ trụ, ... thì quá lớn, những biện pháp thay đổi trường khí ADNH do ta đưa ra chiếm một tỷ trọng không đáng kể so với chúng. Do đó, chúng ta không thể lái chúng theo ý muốn. Có nghĩa là định mệnh của chúng là có thật. Vì thế những quan niệm dưới đây có thể hiểu được mà không có mâu thuẫn với những lý luận ở trên: mặc dù, thoạt tiên ta thấy như là chúng mâu thuẫn hoàn toàn với nhau: (Nếu chỉ một mình tích đức thì trường khí ADNH thay đổi ít lắm, không hoán cải được nhiều. Vì thế Đức Phật mới phải hoành dương Phật pháp để nhiều người cùng tích đức thì mới có thể thay đổi đáng kể trường khí ADNH để cải hoán số phận con người cho tốt hơn) Khi chúng ta nắm vững được quan hệ biện chứng giữa Định mệnh và Xác suất như trên, ta sẽ không thấy một mâu thuẫn nào giữa chúng.
-
Đúng là đề tài hấp dẫn, nhiều ý kiến, có khi trái chiều và những lập luận không dễ phủ nhận.Thực ra, nếu những dữ liệu đầy đủ và tin cậy thì kết luận không phải là khó. Vấn đề là ở chỗ dữ liệu thiếu nhiều, những cái đã có thì chứa không ít mâu thuẫn, suy diễn không dám chắc chắn đúng. Tôi xin trích của anh Nhatnguyen52 trong chuyên mục Sử thuyết họ Hùng để anh chị em tham khảo: Sự khảo cứu của anh Nhatnguyen52 rõ ràng là rất công phu, không dễ bác bỏ. Nhưng chấp nhận cũng khó không kém.Nếu đứng trên lập trường này thì có thể công nhận thậm chí tự hào và cũng có thê bác bỏ triều đại này tùy theo cách hiểu là ông Triệu Đà nào. Tôi thì cảm thấy chưa đủ tự tin đưa ra kết luận cuối cùng. Thân mến!
-
Anh chị en thân mến! Thông tin về tổng công trình sư xây Tử cấm thành là Nguyễn An không mới. Đã quá cũ là đằng khác. Từ nhỏ tôi đã biết thông tin này. Qua các bạn trao đổi, tôi thấy có ý kiến tự hào về khả năng trí tuệ của người Việt đã góp sức đóng góp cho nhân loại một công trình tuyệt tác. Có ý kiến cho là cũng không có gì phải ầm ĩ, bình thường thôi. Thậm chí còn có người lên án Nguyễn An, ... Quả là chúng ta có quyền tự hào chính đáng về Nguyễn An đại diện cho trí tuệ Việt. Nhưng trên thế giới này, hầu hết không ai phủ nhận tiềm năng chất xám của người Việt, kể cả không có sự kiện này. Những nước khác có những nhân vật xa quê còn hiển hách hơn nhiều. Do đó quả là cũng không cần ầm ĩ quá đáng, nếu không muốn bị hiểu lầm là thấy người sang bắt quàng làm họ hay ta chỉ có mỗi một người tài là Nguyễn An không vậy.... Còn lên án Nguyễn An thì quả là hơi quá đáng, thiếu ... biện chứng lịch sử. Nhưng tôi thấy vấn đề quan trọng hơn nằm ở chỗ khác. Nguyễn An khi 16 tuổi ở Việt Nam đã có tiếng tài hoa trong kiến trúc. Năm ông 26 tuổi mới bị đưa sang Tàu khi tài năng đã bộc lộ và Trương Phụ đã biết. Chỉ mấy năm sau, ngoài 30 tuổi, ông đã xây Tử cấm thành vĩ đại. Như vậy, ta thấy rằng, chắc chắn tài nghệ của ông đã được học hành, trau dồi ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là ở Việt Nam, những điều kiện để ông học hành, thực hành, thi thố tài năng đã có và ở mức cao. Nói cách khác, nước Việt ta trước khi quân Minh xâm chiếm đã là một nước rất phát triển, giàu có, hơn cả Tàu. Ngoài Nguyễn An, bị đưa sang Tàu còn không ít người khác cũng rất tài giỏi, bị đưa sang trong thời kỳ này, dạy chính người Tàu những kiến thức Việt như Tuệ Tĩnh dạy y thuật, Hồ Nguyên Trừng dạy chế súng thần công, ... An Nam tứ đại khí bị phá hủy trong thời kỳ đô hộ của giặc Minh. Chùa một cột khi nhà Lý xây dựng đâu phải bé tý như ngày nay. Theo kích thước ghi lại, phải cao trên 40m, tức là cao hơn tòa nhà 10 tầng. Còn biết bao giá trị văn hóa khác bị tàn phá trong thời kỳ này. Qua đó ta thấy, sự hủy diệt văn hóa Việt của Tàu kinh khủng như thế nào. Nếu không có những sự hủy diệt này, chúng ta sẽ thấy sự hùng mạnh của cha ông ngày xưa ra sao và chắc chắn trong đầu nhiều người VN ngày nay không còn những tư tưởng tự ty nhược tiểu do bị nhồi nhét những sai lầm nhận thức Lịch sử bị xuyên tạc một cách thâm độc. Ngoài Nguyễn An, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên Trừng, ... dạy người Tàu mà trước kia còn có nhiều người con đất Việt mang ánh sáng văn minh từ nước Việt sang dạy Tàu như Thiền Sư Khương Tăng Hội, Lục tổ Huệ Năng, Lý ông Trọng,... Nhưng người Tàu với tư tưởng bành trướng Đại Hán cứ cố tình bóp méo làm sai sự thật rồi nhồi nhét vào đầu con cháu họ. Chúng ta nếu không tỉnh táo thì tật bất hiếu với Tổ tiên và tự làm hại mình. Thân mến!
-
.Được chứ. MM cho tôi Email. Vấn đề này khi trao đổi phải nghiêm túc trên tinh thần học thuật.
-
Bác Liêm Trinh! Nếu bác không ngại, tôi mời bác tham khảo nghiên cứu của tôi về chủ nghĩa Mác (chưa công bố) và xin cho ý kiến. Bác cho tôi Email của bác chứ trình bày trên diễn đàn không tiện. Thân mến!
-
Về nguyên tắc, có thể có người ngoài hành tinh. Nhưng xác suất ta gặp họ cỡ như một proton xác định trong tim bạn va chạm với một proton cũng xác định trên Diêm vương tinh vậy!