Vo Truoc
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
787 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
13
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Vo Truoc
-
Các bạn thân mến ! Do tiêu đề của topic là "Con người là một tiểu Vũ trụ" nên tôi xin bàn đến luận điểm này dưới giác độ học thuyết ADNH do tôi hiểu như sau: Học thuyết ADNH nghiên cứu, mô tả thực tại thông qua những khái niệm như âm, dương, Ngũ hành, Bát quái, ... , xây dựng lên những mô hình, cấu trúc, qui luật của nó. Tất cả những sự vật, hiện tượng của tồn tại đều được biểu diễn bằng những mô hình, phương pháp luận tương tự dù đó là những sự vật to lớn nhất là toàn Vũ trụ hay những sự vật nhỏ bé ly ti. Không chỉ "con ngưởi là một tiểu Vũ trụ" mà bất cứ một sự vật hay hiện tượng gì khác cũng đều là "tiểu vũ trụ" bởi vì mô hình và phương pháp luận như nhau, giống như đối với toàn Vũ trụ khi mô tả, khảo sát chúng. Cái khác nhau ở đây chỉ là cái "tiểu" và cái "đại" mà thôi. Cái khác nhau ấy thể hiện ở cái trạng thái ban đầu khi khảo sát. Đối với cái "Đại Vũ trụ" thì cái ban đầu ấy là Thái cực. Đối với cái "Tiểu Vũ trụ" thì cái ban đầu ấy là cái trạng thái sự vật khi vừa mới được sinh ra. Do đó, khi nói "con người là một tiểu Vũ trụ" là hàm ý nói mô hình, phương pháp luận khi nghiên cứu con người hay Vũ trụ là như nhau. Thân ái !
-
Trong Lão Tử Đạo Đức kinh không có dấu phảy (",") nên mới có cách hiểu khác nhau như vậy. Cách hiểu có dấu phảy của anh được một vị túc nho thời Tống là Vương An Thạch lần đầu tiên đưa ra và được các vị Nho khác hoan ngênh nhiệt liệt, nhưng làm anh Thiên Sứ nhà ta bật cười và lấy nó như là một luận cứ về sự không thông hiểu học thuyết ADNH của người TQ. Nếu tôi không nhầm thì hình như có được anh Thiên Sứ đề cập đến trong một bài viết trên diễn đàn này mà bây giờ tôi chịu, không biết nằm đâu.Thôi được rồi, giả sử có tìm được cũng sẽ dẫn đến tranh luận không có kết thúc như bao cuộc tranh luận đang diễn ra trên diễn đàn này. Chúng ta, mỗi người cứ nên phát biểu luận điểm của mình. Tham khảo nhau được thì rất tốt, nếu không cũng không sao và còn rất nhiều những vấn đề khác để trao đổi. Bạn cứ việc quan niệm như vậy và sẽ có lý thuyết tương ứng. Còn tôi thì quan niệm như tôi đã viết và cũng có những kết luận tương ứng. Chúc bạn thành công ! Thân ái !
-
Lão tử Đạo đức kinh viết:Vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô. Vô danh Thiên Địa chi thỉ Hữu danh vạn vật chi mẫu Như vậy, học thuyết ADNH có quan niệm về một Vũ trụ có khởi thủy. Khởi thủy ấy chính là cái "Vô danh", "vô" được nhắc tới đó, mà ta tạm gọi là Thái cực. Thái cực không phải là một khái niệm dùng để mô tả mà là một thực tại khách quan. Cái nguyên nhân ấy chính là một đột biến lượng tử.
-
Phap vân thân mến ! Như vậy, cái "Cái nguyên lý cơ bản Thái cực và cách mà nó sinh ra âm rồi tự mình thành dương khi đối đãi với cái âm vừa mới sinh ra đó." như tôi sơ lược trình bày với bạn ở trên không những suy ra "Vạn vật cõng âm và bồng dương" mà còn là cơ sở cho một số nguyên lý khác như sau: Âm dương là phạm trù có tính đối đãi, so sánh được hình thành từ khởi nguyên của Vũ trụ. Trong đó, dương chỉ những thuộc tính ban đầu của Vũ trụ, ngay tại thời điểm khởi nguyên, âm chỉ những thuộc tính đối đãi, so sánh với dương, được hình thành ngay sau thời điểm khởi nguyên đó. Do Thái cực chí tịnh là khởi nguyên của Vũ trụ, nên thuộc tính của dương là “tịnh”, có nghĩa là có xu hướng không biến đổi, giữ nguyên trạng thái hiện tại. Khi ấy, đối đãi so sánh với dương là âm, phải có tính “động”, có nghĩa là có xu hướng biến đổi trạng thái hiện tại ấy. (Chú ý, ta phải hiểu khái niệm "động", "tịnh" một cách tổng quát như thế chứ không đơn thuần là chuyển động cơ học. Chuyển động cơ học chỉ là một sự biến đổi trạng thái vị trí trong không gian mà thôi. Còn vô số những biến đổi khác của sự vật so với trạng thái hiện tại đều được coi là động) Âm, dương tuy đồng sinh từ Thái Cực, nhưng dương là thuộc tính ban đầu, làm cơ sở cho xác định âm đối đãi, nên nói, dương trước âm sau, âm thuận tùng dương. Vì thuộc tính âm động có xu hướng biến đổi trạng thái hiện tại nên sự vật mới biến đổi, vận động và phát triển. Nói cách khác, nguyên lý vạn vật đều vận động không ngừng cũng không phải tiên đề mà là hệ quả của cái cơ bản hơn. Vì thuộc tính của dương là tịnh, có xu hướng giữ nguyên trạng thái hiện tại nên cái vận động của sự vật mới khỏi hỗn loạn và tạo thành qui luật cho người ta nhận thức và dự đoán tương lai. Thân ái !
-
Ấy là tôi diễn tả cho gọn như thế trong một bài viết trả lời ngắn trên diễn đàn. Chứ muốn hiểu cặn kẽ thì phải tốn giấy mực hơn.Đại khái tôi nói tương đối sơ lược như sau: Một cái "tính" quan trọng của Thái cực là hàm chứa mầm mống của tất cả mọi thứ. Khi có điều kiện thích hợp cái mầm mống ấy trở thành hiện thực. Khi âm dương tương tác thì cần thiết có cái môi trường để nó tương tác. Những mầm mống "môi trường" ấy gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành hiện thực và được gọi là trường khí âm dương. Vậy trường khí âm dương là môi trường cho phép diễn ra tương tác âm dương, nó được sinh ra từ Thái cực bằng một đột biến lượng tử. Nói tổng quát, tất cả những cái gì tồn tại đều được sinh ra từ Thái cực, bắt đầu từ một mầm mống, xuất hiện như một đột biến lượng tử, gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành hiện thực. Như vậy, Thái cực và trường khí âm dương hoàn toàn khác nhau, như mẹ khác với con vậy. Thân ái !
-
Cái nguyên lý cơ bản đó là Thái cực và cách mà nó sinh ra âm rồi tự mình thành dương khi đối đãi với cái âm vừa mới sinh ra đó. Sau đó âm, dương tương tác trong một một môi trường gọi là trường khí âm dương . Cái trường khí âm dương đó mới hình thành vạn vật trong quá trình tương tác âm dương. Vì thế, vạn vật mới "cõng âm và bồng dương".
-
Anh Thiên Sứ thân mến!Chính vì cách hiểu này của anh đã thay đổi hoàn toàn quan niệm của tôi trước kia về âm dương khi anh trình bày nó, chỉ bằng mấy dòng, trong tác phẩm "Thời Hùng Vương và bí mật Lục thập Hoa giáp" mà tôi hân hạnh đọc được vào quãng năm 2000. Chính nó làm tôi mạnh dạn nghiên cứu học thuyết ADNH mặc dù trước kia tôi không quan tâm mấy. Tuy anh có nhiều đóng góp trong nghiên cứu Lý học Đông phương, nhưng cá nhân tôi đánh giá, đây là đóng góp quan trọng nhất của anh. Một điều lý thú nữa là quan điểm này, như anh trình bày, được hướng dẫn từ những di sản văn hóa Việt qua câu "Mẹ tròn con vuông". Đó là điều rất có ý nghĩa. Kỳ lạ làm sao, nó trùng hợp với chi tiết trong Kinh thánh, Chúa Trời lấy mảnh xương sườn của Ađam để nặn ra Êva. Một lần nữa cám ơn anh!
-
Còn tôi thì cho rằng, đó không phải Tiên đề mà là hệ quả suy ra từ cái cơ bản hơn.
-
Vâng ! tôi đã hiểu thêm được nhiều về các quan điểm của khoa học hiện đại. Chỉ tiếc rằng với con mắt của tôi nhìn qua cặp kính ADNH thì nó lại hơi khác. Nếu tôi viết ra chắc chắn sẽ bị phản ứng dữ lắm. Do đó, tôi phải hoàn thiện nghiên cứu hơn cho kín cạnh thì mới dám viết. Cám ơn Quasar !
-
Cảm ơn anh Quasar rất nhiều vì câu trả lời. Tôi xin hỏi thêm một chút. Khoa học có lý giải tại sao mà vận tốc lại làm co không thời gian hay coi đó như một hệ quả của tiên đề vận tốc ánh sáng trong chân không bằng c = const đối với mọi hệ qui chiếu ? Sở dĩ tôi làm phiền anh bằng những câu hỏi đó là vì tôi cũng đang nghiên cứu nhìn môn vật lý hiện đại dưới giác độ học thuyết ADNH và phải trả lời những câu hỏi như thế. Kết quả bước đầu cũng tạm ổn. Tôi muốn so sánh kết quả của tôi trong nghiên cứu đó với quan điểm chính thống của khoa học trong những vấn đề như thế. Vì anh là nhà khoa học được đào tạo bài bản về Vật lý, nên rất mong anh giúp xác nhận những câu hỏi đó. Chân thành cám ơn anh !
-
Xin anh Quasar xác minh giùm một điều: Có phải việc đồng hồ nguyên tử chạy châm lại khi vận tốc của nó tăng lên đã được khẳng định bằng thực nghiệm ?Cám ơn anh !
-
Quangnx thân mến ! Cám ơn bạn ! Không phải tôi không biết và không hiểu bài viết muốn nói về cái gì và tôi cũng có quan điểm tương tự bài viết về các kết luận triết học của nó. Cái tôi thấy hay ở đây là cách trình bày nó bằng ngôn ngữ khoa học chính xác. Nhưng trong bài có dùng những khái niệm toán học tôi không biết rõ mà không có giải thích, minh định. Do đó, tôi xin rút lại bất cứ nhận xét nào trước đây về bài viết này và không tham gia bình luận về nó nữa khi chưa đủ những thông tin cần thiết. Thân ái !
-
Quangnx thân mến !Tôi không học toán sâu. Có lẽ chỉ mới biết giao của các tập hợp. Té ra khác với giao của các đối tượng. Bạn có thể cho mình biết, giao của các đối tượng là gì chứ ? Khác với giao các tập hợp ở chỗ nào ? Lúc ấy, tôi sẽ xem lại cách hiểu của mình. Vì trong bài viết: Do đó tôi tạm suy như vậy. Nếu không đúng, nhờ bạn chỉ dùm chỗ sai cho tôi được bổ xung kiến thức.Cám ơn !
-
Tuy nhiên, tôi thấy logic lập luận của bài viết có một số vấn đề. Hiện nay tôi đang rất bận, không có điều kiện nghiên cứu kỹ và pót bài một cách đầy đủ. Tôi chỉ xin làm rõ một ý. Sau này, tôi sẽ xem xét toàn diện hơn.Đầu tiên xét định nghĩa Tâm thức: Thì trong phép giao, đối tượng sẽ có 2 phần. Một phần nằm trong phép giao với mợi đối tượng khác gọi là Tâm thức và phần còn lại . Nếu cái phần còn lại đó tồn tại mà không giao với tâm thức, và bản thân nó cũng là một đối tượng. Như vậy, mâu thuẫn với bản thân định nghĩa trên hay Tâm thức không tồn tại. Nếu cái phần còn lại đó không tồn tại, tức là Tâm thức lại chứa trọn vẹn mọi đối tượng. Như vậy, mọi đối tượng sẽ giao nhau trọn vẹn và do đó, chúng đồng nhất với nhau. Đó là điều vô lý vì các đối tượng rất khác nhau. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề nữa, nếu chỉ xét qua, khó thấy khía cạnh "ngụy biện toán học" của bài viết. Nhưng nếu định nghĩa trên không đứng vững thì xét tiếp cũng không có ý nghĩa. Xin mọi người chỉ giáo cho cái chưa thấu đáo của tôi trong lập luận trên. Thân ái !
-
Cám ơn anh quanhnx về bài sưu tầm ! Bài viết "Tâm thức Vũ trụ' của TS Đinh xuân Thọ rất hay và khá nhất quán, hợp lý trong logic của nó. Tuy nhiên, tôi không thấy việc xử dụng tiên đề 1 trong logic bài viết. Phải chăng nó không cần thiết (như vậy sẽ thừa) hay tác giả sẽ sử dụng trong phần khác. Tôi thấy, nên thay từ "ý thức" trong bài viết bằng từ "Tinh thần" thì hay hơn, tránh bị hiểu lầm với quan niệm thông thường về ý thức có chủ thể. Lưu ý rằng các khái niệm cần phải hiểu theo cách định nghĩa của tác giả trong bài viết, tránh hiểu theo quan điểm thông thường mà có khi bị ngộ nhận hay là thấy không hợp lý. Thực ra bài viết cũng không đưa ra quan niệm gì mới so với Lý học Phương đông mà chỉ trình bày một số ý tưởng của Lý học Phương đông một cách logic và hiện đại hơn mà thôi. Bài viết cũng chưa chỉ ra các qui luật vận động của Vũ trụ hoặc có thể có nhưng chưa được pót lên chăng. Cám ơn !
-
Việc chúng ta chưa biết cái gì làm nên trường hạt đó để nó có thể tương tác được với nhau dù nó không có cấu trúc nội tại chưa thể bác bỏ sự tồn tại của hạt cơ bản.
-
Anh quasar thân mến!Tôi nghĩ không tương đồng. Bởi Lý học phương Đông quan niệm khởi thủy Vũ trụ là Thái cực vốn không có cấu trúc, không có phân biệt. Do đó, không thể mô tả cấu trúc của nó như trên (bao gồm âm dương và các thuộc tính đó) Hơn nữa, những khái niệm cứng rắn, rỗng không, năng lượng ... phải xác định là như thế nào đã, có như quan niệm thông thường không ? Tại sao những cái đó phải "biến dịch tuần hoàn" ? tại sao dương phải biến trước, chứ không phải là ngược lại ? ... Tóm lại còn phải lý giải hợp lý rất nhiều thứ, tương đương với việc xây dựng cả một học thuyết lớn ! Khi xây dựng học thuyết, những khái niệm phải công nhận cần cố làm sao cho ít nhất, dễ nhận ra nhất và chỉ nằm ở một vài chỗ ban đầu thôi. Những cái còn lại phải được dẫn dắt một cách logic từ những cái được công nhận đó, hạn chế tối đa các phép gán không lý giải. Như vậy, tính thuyết phục mới cao. Ví dụ như bạn gán cho các quái những ý nghĩa về thời kỳ Vũ trụ có các độ cứng khác nhau như trên rất khó thuyết phục và có lẽ không tương đồng với Lý học Phương Đông về cách hiểu các Quái. Có thể những vấn đề đó bạn đã giải quyết hết, nhưng chưa tiện đưa lên. Nhưng vì chưa được đọc nên tôi có vài nhận xét nông cạn đó mong bạn đừng cười. Dù sao tôi cũng cám ơn bạn vì qua các bài viết tôi có được một số thông tin bổ ích cho mục tiêu của mình. Thân ái !
-
Tôi xin bổ xung chút ít cho trọn vẹn:s = Y mod(3) s = 1 => Sinh s = 2 => Vượng s = 0 => Mộ
-
Đúng đấy ! Đó là tiêu chí của bạn vả những người "vô minh" như bạn.Còn người có trí tuệ, tư duy, có cái tâm với chân lý, khoa học, dân tộc thì họ có những tiêu chí khác. Bạn có thể hỏi họ xem tiêu chí của họ như thế nào, có khác của bạn hay không ?
-
Cái này có gì đâu mà bạn quan trọng hóa thế !Này nhé: Đồ hình trên là do sách cũ truyền lại, nói là của cổ nhân, và được một số học giả đăng lại. Còn tại sao họ sắp xếp như thế thì bạn phải hỏi lại cổ nhân thôi. Nhưng cổ nhân chết hết rồi, những giải thích khác là do người sau suy diễn mà ra, có thể đúng, có thể sai với ý cổ nhân. Bây giờ có Trời mới biết là ai sai ai đúng !!! Ai giải thích thế nào thì người ấy cho là họ đúng. Bạn phải tự đánh giá và rút ra kết luận thôi, theo những tiêu chí mà bạn cho là đúng, không ai làm hộ ai được. Nếu bạn hỏi cách đánh giá của tôi thì câu trả lời trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH - Vô Trước" trên diễn đàn này. Thân ái !
-
@ Nhân Vô Minh. Đúng vậy! Và đây là quyền chính đáng của mỗi người.Nhưng cách viết như Thiên Đồng hay anh Thiên Sứ hoàn toàn khác với điều bạn "nhận thấy": Thật ra, trong lịch sử, tất cả mọi học thuyết, tư tưởng, tôn giáo ... và cả khoa học đều có những thủ pháp tương tự như vậy để phổ biến ra đại chúng. Nhưng rất ít khi họ nói trước và rõ ràng như các anh Thiên Đồng và Thiên Sứ rằng, cái đó không phải là luận cứ chứng minh quan điểm của mình. Như thế là rất đường hoàng và minh bạch. Những người có thiện chí, khoa học luôn nhận thấy rõ điều đó.Thân ái!
-
Bạn thật bộp chộp khi phát biểu ! Ngay câu trích bạn đưa ra Thiên Đồng đã nói rõ: Thế mà vẫn cứ cố tình lơ đi là làm sao ?Ở đây có những nhà nghiên cứu bản lĩnh và thâm niên. Không ai lại đi lấy truyện cổ tích ra làm luận cứ cho các chứng minh khoa học cả! Bạn không cần phải nhắc nhở điều đó! Nhưng những tích truyện hay lời kể dân gian có thể tạo nên cảm hứng và gợi mở tư duy thì không ai phủ nhận cả. Một dân tộc bị đô hộ, bị truy diệt, tráo đổi, đánh cắp giá trị văn hóa thì còn cách nào hơn gửu gắm lại cho con cháu đời sau những thông tin cần thiết để tìm lại cội nguồn thông qua những câu truyện như thế. Con cháu đời sau đọc những câu truyện đó để suy nghĩ, định hướng hành động. Còn hành động như thế nào thì phải thuyết phục, hiệu quả trong hoàn cảnh hiện tại. Trước khi phát biểu bạn nên suy nghĩ kỹ, rũ bỏ định kiến, xuất phát từ một cái tâm trong sáng thì mới xứng đáng với cái mà bạn tự giới thiệu là Thân ái !
-
Anh Thiên Sứ thân mến!Ngạc Quân Tử Tích là vua Sở Hùng Ngạc, bắt đầu từ năm 799 TCN tới năm 791 TCN. Như vậy là đã tới 2800 năm. Kính anh !
-
@ Cutu1! Cutu1 là người trình độ rất hạn chế, như có một bạn đã viết trong chuyên mục này: . Nhưng tôi không chấp nhặt điều này vì trên đời không phải ai cũng giỏi cả. Miễn là có tinh thần cầu thị, học hỏi thì đều đáng quí. Vì thế, tuy rất bận, tôi cũng cố mất công viết bài phân tích (không phải phản biện), rất trên tinh thần xây dựng. Có thể một số luận điểm học thuật của tôi không đồng quan điểm với Cutu1, cái đó là bình thường, nhưng Cutu1 thể hiện một thái độ hết sức thiếu văn hóa, khiếm nhã và kệch cỡm, phản đối thô thiển, tiểu nhân, chứ không phải là trao đổi học thuật. Do đó, tôi đánh giá Cutu1 là người không biết trao đổi học thuật, khiếm nhã và kệch cỡm trong khi trình độ rất hạn chế. Chỉ nghe giọng văn là đã thấy rõ cả. Những người như Cutu1 tôi không bao giờ muốn trao đổi học thuật hay bất cứ vấn đề gì, bởi vì bổ ích thì không, mà bực mình thì có. Vì thế, tôi đã dơ Cutu1 đi rồi, không đếm sỉa nữa, mà vẫn không hiểu sao ? Không lẽ Cutu1 muốn tôi dùng lời lẽ mạnh hơn hay sao ? Tốt nhất đừng nói câu gì nữa ! (Bình thường tôi xưng hô trên diễn đàn là "bạn". Nhưng tôi xấu hổ khi dùng từ này chỉ Cutu1. Do đó, gượng dùng chữ "cậu", có thể không thích hợp, nên rút lại)