Vo Truoc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    787
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    13

Everything posted by Vo Truoc

  1. Nếu Big Bang không phải là điểm khởi đầu của thời gian thì đương nhiên có Vũ trụ trước Big Bang. Từ giây 0 đến 10 mũ -33 giây (là thời điểm sảy ra Big Bang) thì theo học thuyết ADNH, trong thời kỳ này Vũ trụ ở thời Tiên thiên. Vũ trụ lúc này đồng nhất, có phân biệt nhưng thống nhất, không mâu thuẫn, tất thảy đồng tương sinh. Có thể hình dung Vũ trụ là một khối Khí ("Khí" theo quan niệm học thuyết ADNH chứ không phải theo khoa học) đồng nhất có một khối lượng và kích thước nào đó. Trong Vũ trụ lúc này không có những khái niệm như hạt hay sóng, ... Chỉ có khối lượng (một khái niệm mô tả độ lớn của khối Khí đó) cùng với khả năng có thể biến đổi tiềm tàng trong nó gọi là năng lượng. Một số những mảnh vỡ của khối Tiên thiên đó, chưa vỡ tiếp còn tồn tại đến ngày nay, như là những đối tượng mà Khoa học gọi là "năng lượng tối", "lỗ đen Vũ trụ", ... Nghe nói nó chiếm tới 75 phần trăm vật chất trong Vũ trụ đó. Nếu vậy, Vũ trụ còn trẻ lắm, như một chàng trai mới hai mươi tuổi !!! Đó là những "tàn dư" sau vụ nổ lớn tương tự như "bức xạ dư" đã được khẳng định vậy.
  2. Vạn sự có sinh ắt có diệt. Vũ trụ cũng vậy. Nếu Vũ trụ là cái gì đó được sinh ra nó sẽ bị diệt vong. Nếu hiểu Vũ trụ vốn có, không có sinh, tất không có diệt và tồn tại mãi mãi. Vũ trụ luôn vận động và phát triển. Chỉ có điều, trong phát triển thì thời kỳ sau phải khác thời kỳ trước. Do đó, sự tuần hoàn của Vũ trụ là không thể. Thời kỳ sau phải khác vể chất với thời kỳ trước đó. Do đó không thể có "vụ co lớn" (the Big Crunch) như khoa học hiện đại đặt giả thuyết, cũng như một người khị đã quá già không thể lại trở về trung niên, thanh niên, thiếu niên rồi trẻ sơ sinh!!!. Học thuyết ADNH cho rằng chỉ có "Đạo" là vốn có, không sinh nên không diệt, thường hằng, bất biến. Còn tất cả các thứ khác, không đồng nhất với Đạo, đều có sinh tất có diệt, kể cả Vũ trụ.
  3. Rubi thân mến! Cần phải hiểu chữ "mạnh" theo nghĩa tổng quát, rộng hơn.
  4. Tôn Tử có phải người Cao Ly không thì tôi không biết, nhưng nghĩ, khi một học giả tuyên bố nghiêm túc thì cần xem xét cứ liệu và luận lý của họ rồi hãy có ý kiến. Nhiều khi xem xét kỹ mà ý kiến cũng không giống nhau nữa là. Những người này trình độ họ không vừa đâu! Chẳng nên quá tự tôn mà cũng chẳng nên quá tự ty. Cần khách quan và sáng suốt. Ý kiến cho Tôn Tẫn là người Cao Ly cũng không có gì ghê gớm, chỉ là quá "muỗi" so với những ý kiến trên diễn đàn của chúng ta. Này nhé: - Trên diễn đàn này, có bài viết rất công phu và uyên bác cho rằng, Bàn cổ, Phục Hy, Thần Nông, Nhà Hạ, Nhà Thương, Ngiêu, Thuấn, Lưu Bang, Lưu Bị, Hạng Võ, Câu Tiễn, Tôn Quyền, Văn Vương, Lão Tử,.... đều là người Việt tuốt. Tóm lại, toàn bộ cổ sử Tàu là sự đánh tráo cổ sử Việt. - Còn theo mấy anh Tàu thì các vị vua Việt như Triệu Đà, Lý Công Uẩn, Nhà Trần và tất nhiên cả Trần Hưng Đạo, Hồ Quí Ly và dẫn đến Quang Trung, Nguyễn Ái Quốc, ... đều là người Tàu ráo. Thậm chí cà nước Việt Nam mình cũng chỉ là một quân, huyện của Tàu thôi. Còn dân Việt là do mấy thằng lưu manh bị đi đày của Tàu hòa huyết với đám "cởi trần, đóng khố" bản địa mà thành. - Ngay cả toàn bộ anh Cao Ly cũng có ý kiến cho là người U Việt, tức là Việt rồi. - Rồi Phong Thủy, Tử vi, Độn giáp, Chữ Nôm, chữ Nho, ... hay toàn bộ học thuyết ADNH cũng trong tình trạng tương tự. Ăn thua gì một cuốn binh pháp! Tất cả những kết luận đó đều có lý lẽ mà viết ra thì được cả một thư viện sách đó! Ai đúng, ai sai, ai có quyền phán xét? Cho nên, việc Tôn Tẫn lả Tàu hay Cao Ly chỉ là chuyện nhỏ mà thôi! Tôi không thích, nhưng nhiều khi cũng phải công nhận rằng, trên thực tế, lý lẽ thuộc về kẻ mạnh nếu muốn nhanh. Lý lẽ thuộc về chân lý thì hơi bị lâu. Bằng chứng là suốt mấy ngàn năm rồi mẹ Cóc vẫn chưa được những đứa con nòng nọc của mình thừa nhận. Vậy chúng ta cần phải mạnh lên nếu muốn giành lại những gì vốn của chúng ta một cách mau chóng. Bằng không thì lại chờ đợi như mấy ngản năm từng chờ đợi, cho tới khi thế giới này được ngự trị bởi Chân lý.
  5. Những phân tích của Hoangnt về bảng 60 Hoa giáp, Hà đồ gắn với các Sao thực nào đó trên bầu trời hay toàn Vũ trụ rồi cho rằng những đồ hình đó là kết quả quan sát Thiên văn chỉ là tưởng tượng và gán ghép. Khi có số liệu về các ngôi sao đó thì chắc chắn sẽ không khớp. Chỉ nội một điều là các chu kỳ trong học thuyết ADNH rất chẵn (20, 60, 180,129.600...) còn chu kỳ các ngôi sao rất lẻ đã thấy sự không ăn khớp, chưa kể đến sai số tích lũy, ...Tóm lại, sự phân chia đó phải dựa theo một lý thuyết khác, có tham khảo nhưng không phụ thuộc vào các quan trắc Thiên văn. Hướng ngiên cứu ADNH dựa vào sự tương ứng với Thiên văn học theo tôi là không hiệu quả, dễ sai lầm, ngộ nhận, không thấy được bản chất, cùng lắm thì thấy được một vài sự tương ứng nào đó vội nâng lên thành qui luật một cách hình thức, trong khi cái quan trọng nhất của qui luật là cái bản chất. Nhưng tại sao học thuyết ADNH lại có nói nhiều về các sao. Đó là vì qui luật vận động của các sao đó rất ít thay đổi theo thời gian. Nếu gán được học thuyết ADNH tương ứng với các sao đó thì sẽ được một cách ghi lại học thuyết này thật bền vững, thành một thứ "sách trời" rất độc đáo mà ở đâu ai cũng có thể tra cứu được nếu hiểu biết về nó. Nhưng cách "ghi" như vậy không phải là bản chất vấn đề. Bảng chữ cái không quyết định nội dung một quyển sách. Đồng thời, hàng mấy ngàn năm qua đi, sai lệch bắt đầu xuất hiện và lớn dần ... và không ai biết hiệu chỉnh ra sao nếu không biết được bản chất học thuyết. Thân mến!
  6. Hoangntt thân mến! Như vậy, bạn đã rõ hết về 60 Hoa giáp rồi còn gì! Mọi thứ đối với bạn, như trình bày, thật rõ ràng rồi, đâu còn gì phải thắc mắc. Chúc mừng bạn! Nhưng tôi thấy, các hành tinh trên thực tế không vận động như bạn nói. "Dưới đây là một vài thông số cơ bản về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời Sao Thuỷ - Mercury Hành tinh này được đặt tên tương ứng với từ Hermes trong tiếng Hy Lạp, tên gọi của vị thần truyền tin có đôi giầy có cánh có thể bay đi khắp mọi nơi nhanh hơn cả gió cuốn. Quả đúng như vậy, Sao Thuỷ là hành tinh gần Mặt Trời nhất và có chu kì năm (chu kì quay quanh Mặt Trời) nhỏ nhất trong số các hành tinh, khi quan sát từ Trái Đất, bạn sẽ thấy rõ nó hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trười nhanh như thế nào. *Các số liệu: - Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,39 AU (57,9 triệu km) - Chu kì quay quanh Mặt Trời: 87,96 ngày (ngày Trái Đất) - Chu kì tự quay : 58,7 ngày - Khối lượng : 3,3 x 10­23 kg - Đường kính: 4.878km - Nhiệt độ bề mặt: đêm khoảng 100K còn ngày là khoảng 700K - Số vệ tinh: không Sao Kim – Venus Mỗi năm sẽ có vài tháng bạn thấy Sao Mai mọc lên buổi sớm ở chân trời Đông và vài tháng khác lại thấy Sao Hôm lúc Mặt rời lặn ở chân trời Tây. Chúng rất đẹp và rất sáng, cả 2, thật ra đều là một hành tinh duy nhất – Sao Kim. Nó là thiên thể sáng nhất bầu trời đêm của chúng ta (không tính Mặt Trăng), vẻ đẹp của nó làm người thời xưa đặt tên nó là Venus, theo tiếng Hy Lạp là Aphrodite – nữ thần tình yêu và sắc đẹp. *Các số liệu: - Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,723 AU (108,2 triệu km) - Chu kì quay quanh Mặt Trời: 224,68 ngày - Chu kì tự quay: 243 ngày - Khối lượng : 4,87x1024 kg - Đường kính: 12.104 km - Nhiệt độ bề mặt: 726K - Số vệ tinh: không Trái Đất – Earh *Các số liệu: - Khoảng cách từ Mặt Trời : 1 AU (149,6 triệu km) - Chu kì quay quanh Mặt Trời: 365,26 ngày - Chu kì tự quay: 24 giờ - Khối lượng : 5,98x1024 kg - Đường kính: 12.756km - Nhiệt độ bề mặt: 260 – 310K - Số vệ tinh: 1 - Mặt Trăng Sao Hoả - Mars Hành tinh có màu đỏ như lửa, trong khi người phương Đông gọi nó là “Hoả” thì ở phương Tây, nó được gắn cho cái tên Mars – tên của thần chiến tranh Ares trong thần thoại Hy Lạp - vị thần hiếu chiến mà mỗi nơi thần đi qua thì luôn để lại một màu đỏ của lửa và máu. *Các số liệu: - Khoảng cách từ Mặt Trời : 1,524 AU (227,9 triệu km) - Chu kì quay quanh Mặt Trời: 686,98 ngày - Chu kì tự quay: 24,6 giờ - Khối lượng : 6,42x1023 kg - Đường kính: 6.787km - Nhiệt độ bề mặt: 150 – 310K - Số vệ tinh: 2 – Phobos và Deimos Sao Mộc – Jupiter Là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, Sao Mộc hoàn toàn xứng đáng với cái tên Jupiter, mà theo tiếng Hy Lạp là Zeus – chúa tể của các vị thần. Sao Mộc cũng là hành tinh có nhiều vệ tinh nhất cũng như nhiều hiện tượng được quan tâm trong số 8 hành tinh của Hệ Mặt Trời. *Các số liệu: - Khoảng cách từ Mặt Trời : 5,203 AU (778,3 triệu km) - Chu kì quay quanh Mặt Trời: 29,456 năm - Chu kì tự quay: 9,84 giờ - Khối lượng : 1,9x1027 kg - Đường kính: 142.796km - Nhiệt độ bề mặt: 120K (nhiệt độ lớp khí bề mặt) - Số vệ tinh: 63 vệ tinh đã được đặt tên và nhiều vật thể nhỏ chuyển động xung quanh. Sao Thổ - Saturn Nhiều người coi đây là hành tinh đẹp nhất trong số 7 hành tinh của Hệ Mặt Trời (không tính Trái Đất) do cái vành đai (Saturn’s ring) tuyệt đẹp của nó. Sao Thổ được đặt tên là Saturn, theo tiếng Hy Lạp là Cronus – cha của thần Zeus, người bị thần Zeus lật đổ khỏi vị trí cai quản các vị thần. *Các số liệu: - Khoảng cách từ Mặt Trời : 9,536 AU (1.427 triệu km) - Chu kì quay quanh Mặt Trời: 29,45 năm - Chu kì tự quay: 10,2 giờ - Khối lượng : 5,69x1026 kg - Đường kính: 120.660km - Nhiệt độ bề mặt: 88K - Số vệ tinh: 56 vệ tinh đã đặt tên và rất nhiều thiên thạch lớn nhỏ trong vành đai quay quanh. Sao Thiên Vương – Uranus Hành tinh này được phát hiện ra vào ngày 13/3/1781 bởi nhà thiên văn William Herschel. Nó được đặt tên theo tên của Uranus - thần bầu trời, cha của Cronus, tức là ông nội của thần Zeus, người từng bị Cronus giết chết để cướp ngôi. *Các số liệu: - Khoảng cách từ Mặt Trời : 19,18 AU (2.871 triệu km) - Chu kì quay quanh Mặt Trời: 84,07 năm - Chu kì tự quay: 17,9 giờ - Khối lượng : 8,68x1025 kg - Đường kính: 51.118km - Nhiệt độ bề mặt: 59K - Số vệ tinh: 27 Sao Hải Vương – Neptune Được phát hiện ngày 23 tháng 9 năm 1846, hành tinh này được đặt tên là Neptune do nó có màu xanh như nước biển. Neptune theo tiếng Hy Lạp là Poseidon – anh trai của thần Zeus, vị thần cai quản tất cả các đại dương trên thế giới. *Các số liệu: - Khoảng cách từ Mặt Trời : 30,06 AU (4.497,1 triệu km) - Chu kì quay quanh Mặt Trời: 164,81 năm - Chu kì tự quay: 19,1 giờ - Khối lượng : 1,02x1026 kg - Đường kính: 48.600km - Nhiệt độ bề mặt: 48K - Số vệ tinh: 13 " Thân mến!
  7. Chúc mừng anh Thiên Sứ! Thành công này mới chỉ là bước nhỏ ban đầu mà đã có không ít phản ứng "rác rưởi". Con đường phục hưng văn hóa Việt còn vô chùng chông gai cho dù đó là chân lý. Mong anh có đủ nhiệt huyết, dũng khí, sự sáng suốt tiếp tục con đường còn dài và khó khăn của chúng ta: Phục hưng văn hóa Việt, trả lại đúng vị trí xứng đáng cho văn hóa Việt. Chúc mừng anh! Còn những kẻ tâm địa nô lệ, hẹp hòi, xấu xa, ngu xuẩn kia rồi cũng sẽ có lúc phải về với đất. Lúc đó họ còn mặt mũi nào nhìn thấy liệt tổ liệt tông nữa!
  8. Muốn biết nguyên lý nào lập ra 60 Hoa giáp thì trước tiên cần biết Thập thiên can, 12 Địa chi là cái gì? ý nghĩa của nó? Sau phải biết Vận khí là cái gì? Sinh Vượng Mộ là gì thì dễ hơn, nhưng cần biết ngoài sinh vượng mộ còn gì khác không? Chắc chắn là còn, tạo sao không xét đến? Khi rõ được những vấn đề đó thì lập ra 60 Hoa giáp không khó và hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của từng yếu tố được đề cập. Còn các qui luật khác như Cách bát sinh tử, Lục khí,... chỉ là hệ quả rút ra sau khi bảng 60 Hoa giáp được lập.Sau đó ta sẽ thấy, 60 Hoa giáp không chỉ nói về Thời gian và khí hậu trên Trái đất và các thuộc tính ADNH của nó mà nó chính là cấu trúc ADNH của thời gian cho một sự vật bất kỳ, từ con người, xã hội, số phận, ... đến các thiên thể. Khi rõ những vấn đề đó thì ứng dụng mới phong phú, mạch lạc, chính xác. Qua đó có thể thấy, người xưa đã rất hoàn thiện học thuyết ADNH và tính bao trùm, tổng quát của nó. Thân mến!
  9. Mục tiêu của anh Thiên Sứ là sự phục hưng của văn hiến Việt. Xá gì một bọn người ô trọc không hiểu, lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử. Dầu sao anh cũng bước đầu đạt được một phần thành công. Chúc mừng anh!
  10. Tôi không rành vấn đề này và cũng thấy rất thú vị. Có lẽ phải hỏi anh Thiên Sứ hay bác Lãn Miên may ra mới trả lời đúng đắn được.
  11. Bạn hơi bị lạc quan quá!Vạn sự có sinh thì có diệt. Kéo dài tuổi thọ, sóng khỏe thì được chứ không thể trường sinh bất lão. Thiên nhiên luôn có lý do của nó, nhiều khi rất thâm sâu. Ông già tạo hóa kém cỏi đến mức không biết duy trì cái đuôi nhiễm sắc thể đến nỗi phải mượn con người ra tay? Hay ông thử trí thông minh của con người? Khi cân bằng âm dương bị phá vỡ thì tai họa khôn lường.
  12. Can thiệp sâu vào tự nhiên là điều rất bất đắc dĩ của những người hiểu biết và tác hại lớn đến cá nhân người đó cũng như lâu dài cho cộng đồng. Người có đạo hành động thuận theo tự nhiên, lợi mình và lợi người. Anh Thiên Sứ tham gia vụ này có mục tiêu sâu xa và rất trong sáng, chấp nhận thiệt thòi, phiền phức mà nhiều người không hiểu được hay dùng cái tâm ô trọc của mình nhận xét sẽ chuốc lấy nghiệp không nhỏ. Chúc anh thành công với mục tiêu của mình (cũng là của cả dân Việt).
  13. Nhật Tâm viết: Tôi có nghiên cứu những vấn đề đó và chẳng gặp một tý khó khăn nào với những quan niệm của tôi về Vũ trụ mà ngược lại, chính những quan điểm ấy giúp tôi sáng tỏ hơn. Qui luật Thái cực là như thế nào nhỉ, theo Nhật Tâm? Và tại sao thời gian có 1 chiều dương lại không tuân theo qui luật đó?Chắc Nhật Tâm thấy không gian thì có chiều âm dương thì thời gian cũng phải như thế. Trước tiên, Nhật Tâm phải hiểu Vũ trụ là gì, từ đâu ra, tại sao như thế, không gian, thời gian là gì, nó có vai trò như thế nào trong việc mô tả Vũ trụ thì lúc ấy thấy thời gian có 1 chiều dương là lẽ đương nhiên và không gian có 2 chiều âm dương cũng là lẽ đương nhiên. Nhật Tâm chưa hiểu thời gian trong thiền định, giác quan thứ 6, ... rồi. Không phải ở đó thời gian có 2 chiều âm dương mà thời gian, không gian ở đó là Một, nhận thức trực tiếp. Còn cái thời gian Vũ trụ là thời gian thể hiện vận động và tương tác âm dương, nó chỉ có 1 chiều dương thôi. Hai cái đó khác nhau. Khái niệm bên trong bên ngoài vũ trụ khi quan niệm vũ trụ là hệ kín, có gới hạn nhưng không có biên thì chỉ là tư duy logic toán học thuần túy thôi. Tôi cho rằng Vũ trụ lả một hệ kín, có giới hạn nhưng không có biên. Do đó không bàn đến bên trong bên ngoài Vũ trụ. Cái đó đương nhiên nhưng chắc còn lâu lắm vì quá nhiều vấn đề cần đề cập và tôi quá bận. Hơn nữa, rút kinh nghiệm lần trước, tôi sẽ chỉ pót khi đã tương đối hoàn chỉnh.
  14. Hoangnt thân mến!Tôi chỉ đưa kết luận của tôi khi nghiên cứu học thuyết ADNH mà thôi, không có ý định tranh biện. Lý giải rõ ràng thì chưa đủ thời gian và điều kiện. Sẽ có một ngày nào đó nhưng chưa phải bây giờ. Hoanhnt thông cảm. Tuy nhiên, tôi thấy Hoanhnt không hiểu ý của tôi muốn trình bày (có lẽ do vội vàng, không đọc kỹ). Nhật Tâm thân mến! Nhật Tâm viết: Cái này anh Thiên Sứ đã đề cập nhiều lần trên diễn đàn này. Cá nhân tôi đồng ý với anh Thiên Sứ: Đó là một sự hiểu biết sai lệch của giới Lý học TQ về học thuyết ADNH khi đưa vào khái niệm Vô cực. Kinh dịch không có khái niệm Vô cực mà là do Tống nho đưa thêm vào và sai về bản chất học thuyết ADNH. Cái này Nhật Tâm sa vào chiết tự chữ nghĩa một cách hình thức rồi. " học thuyết ADNH" chỉ là cái tên để gọi, tuy có phản ánh một phần nội dung đề cập nhưng không phải là tất cả. Vấn đề là nội dung. Trong học thuyết ADNH, ở trạng thái Thái cực thì âm dương chưa được sinh ra. Có lẽ Nhật Tâm muốn nói tới 2 chiều âm, dương của không thời gian khi đề cập tính đẳng hướng. Tôi cho rằng, học thuyết ADNH không quan niệm có chiều âm của thời gian và đó là đúng đắn. Về chiều âm của thời gian, tôi cho rằng chỉ là một thể hiện của tính lgic hình thức trong khoa học. Không gian tại sao lại có 2 chiều âm và dương? tại sao hiện nay lại chỉ có 3 chiều không gian? Đã bao giờ không gian chỉ có 2 chiều, hay 1 chiều hay không? Những vấn đề này tôi sẽ đề cập khi viết xong "Cơ sở học thuyết ADNH". Đúng vậy, tương tự như Hawking mô tả mà tôi đọc được ở đâu đó.Tuy nhiên, tôi không nói sự "đóng băng" nào đó như Nhật Tâm vừa đề cập, mà tôi nói sự "tiêu biến đi" của Vũ trụ và trở về Thái cực. Đó là kết luận của tôi khi nghiên cứu ADNH, không có tham khảo ý tưởng của ai.
  15. Tôi vẩn nhớ và nghĩ MM đã quên. Tôi lại đợi vậy.Chưa xuất bản đâu MM ạ, chắc còn khá lâu. Cái gì cũng phải có thời của nó.
  16. Không thể được vì đó là một hễ thống chặt chẽ các luận điểm liên quan tới những khái niệm cơ bản nhất của học thuyết ADNH. Khi thống nhất các luận điểm này thì tiến hành thêm một số suy luận logic (không phức tạp lắm) là dẫn đến các luận điểm của khoa học hiện đại. Hoangnt nói rằng Hậu thiên bát quái phối Hà đồ phản ánh vận động của các hành tinh trên bầu trời Trái đất. Trên các hành tinh khác, bầu trời của nó hoàn toàn khác với bầu trời Trái đất thì Hậu thiên bát quái phối Hà đồ làm sao áp dụng được? hoặc phải thay đổi đến mức chẳng thể nhận ra được. Nguyên lý thay đổi như thế nào? Thay đổi theo bầu trời trên các hành tinh đó hay sao? Nếu vậy phải mất hàng ngàn năm khảo sát bầu trời ở đó rồi mới xây dụng nên Hậu thiên bát quái phối Hà đồ tương ứng được. Ấy là tôi chưa nói đến nguyên lý xây dựng như thế nào vẫn còn chưa rõ.Theo tôi, học thuyết ADNH nếu là học thuyết thống nhất thì vận động của các hành tinh phải tuân theo những qui luật của nó chứ không phải là nó được xây dụng chỉ dựa vào những quan sát Thiên văn. Quan sát thiên văn chỉ giúp làm rõ, khẳng định tính đúng đắn của học thuyết ADNH mà thôi. Cũng giống như các thiên thể tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn nhưng định luật đó không phải là kết quả của quan sát vận động của các thiên thể mà là kết quả của quả táo rơi trúng đầu ... Niuton. Vận động của Phi tinh là vận động của Khí âm qua những yếu tố ADNH của sự vật, cũng giống như Hậu thiên bát quái là vận động của dòng khí dương qua các yếu tố ADNH của sự vật. Hà đồ là cấu trúc ADNH của không gian Bắc bán cầu. Ba đồ hình này có ý nghĩa rất riêng biệt. Tôi cho rằng không có lý do gì để phối chúng với nhau. Hình Hà đồ của tôi khác các hình Hà đồ đã biết. Nó như sau: Càn 6 Khảm 1 Chấn 8 Đoài 9 Thổ 5,10 Cấn 3 Tốn 4 Ly 7 Khôn 2
  17. "Sách trời" ở đây nên hiểu là chân lý. Còn muốn hiểu theo nghĩa đen thì tham khảo ở đây: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...showtopic=14386
  18. Thế nếu chúng ta khảo sát trên mặt trăng hay sao Hỏa thì dùng đồ hình nào? Hà đồ, Lạc thư có được không? Có cần điều chỉnh hay cứ thế mà dùng? Còn ở một hành tinh xa xôi khác nào đó thì sao?
  19. Thái cực là trạng thái ban đầu của Vũ trụ. Đúng vậy. Thái cực chí tịnh, thuần khiết, đồng nhất, không có bất cứ sự phân biệt nào thì không thể có âm với dương trong Thái cực được. Sau đó âm dương nảy sinh bằng một độ biến lượng tử và tương tác, vận động hình thành Vũ trụ ngày nay. Một trong hai qui luật cơ bản của Vũ trụ là tương quan Âm/Dương luôn tăng (Cái này qui định mũi tên thời gian và entropia chỉ có một chiều) làm cho đến một lúc nào đó âm sẽ quá lớn hơn dương, Vũ trụ bước vào thời kỳ suy đồi rồi tiêu biến hẳn. Âm dương bị tiêu diệt, mất đi, và Vũ trụ lại trở về Thái cực (không còn âm dương). Một đột biến lượng tử mới lại sinh ra âm dương với hình thức mới và tiếp tục tương tác vận động hình thành một chu kỳ tiếp theo với một Vũ trụ mới khác hẳn Vũ trụ của chu kỳ trước. Không nên nghiên cứu ADNH bằng cách xoay ngược xuôi các đồ hình, khéo lắm cũng chỉ thấy được cái qui luật hình thức chứ thiếu hẳn logic bản chất. Cách ấy cùng lắm chỉ dùng để tham khảo, gợi mở tư duy thôi chứ không có ý nghĩa nghiên cứu bản chất vấn đề. Thân mến!
  20. Hà đồ là cấu trúc ADNH của không gian trong trường hợp tổng quát áp dụng đối với bán cầu bắc của trái đất. Đối với bán cầu nam thì sẽ khác, phải dùng đồ hình khác.
  21. Tôi không thấy logic. Tại sao nó là hình thức duy nhất sau Thái cực thì không thể trở về Thái cực được? Thật ra nó không thể trở về thời kỳ Tiên thiên được thì đúng hơn. Điều đó tương đương với "vụ co lớn" (the Big Crunch) của khoa học hiện đại vậy. Một ông già không bao giờ trở về thời kỳ sơ sinh được!Theo tôi, Vũ trụ phát triển đến một mức nào đó sẽ suy đồi và tiêu biến (âm dương cũng biến mất), trở về Thái cực và một chu kỳ mới lại bắt đầu, rất ngẫu nhiên và không giống như chu kỳ trước. Ngoài dòng Dương khí còn có dòng Âm khí và nhiều dòng khí khác nữa. Không có sự tương ứng nào giữa công thức E = mc^2 cả mà công thức vĩ đại này của Einstein là hệ quả của cái khác trong học thuyết ADNH.Dòng Dương khí hay Âm khí chẳng qua là dòng thứ tự lan truyền của các hiệu ứng dương và âm trong các tương tác âm dương qua các yếu tố ADNH mà thôi. Nó không phải là dòng chuyển động vật chất thực. Khí của Đông phương học trong lý thuyết tôi đang viết là một thực tại tạo thành môi trường cho các tương tác âm dương mà tôi gọi là trường khí âm dương. Vũ trụ chỉ là một cấu trúc phức tạp của trường khí âm dương phân bố thành nhiều tầng, lớp trong không thời gian, vận động và tương tác không ngừng. Không thời gian là cái dùng để biểu hiện của sự biến đổi và tương tác đó. Khối lượng là thông số chỉ độ lớn của trường khí âm dương tập trung trong một cấu trúc nào đó. Năng lượng là thuộc tính của trường khí âm dương về khả năng vận động và biến đổi. Xuất phát từ đây, bằng một vài biến đổi toán học đơn giản ta có thể suy ra toàn bộ học thuyết tương đối rộng của Einstein. Cũng trên cơ sở học thuyết ADNH như vậy, ta có thể suy ra tất cả các luận điểm của khoa học hiện đại (trong đó có cơ học lượng tử) và bổ xung, hiệu chỉnh một số luận điểm cho chính xác hơn. Bạn cần chú ý rằng, ở đây, các luận điểm của khoa học được suy ra từ học thuyết ADNH chứ không phải đơn thuần là sự tương ứng, liên tưởng.
  22. Tiên thiên, Hậu thiên Bát quái là đồ hình mô tả thứ tự vận động của dòng Dương khí qua các yếu tố ADNH của sự vật ở thời kỳ Tiên thiên và Hậu thiên. Đúng vậy. Nhưng để ứng dụng tốt và hiểu các ứng dụng đó cần nắm được ý nghĩa, công dụng của các đồ hình. Kỳ lạ nhỉ, tất cả cùng tuân thủ, riêng Vũ trụ thì không! Thực ra không có một chút mâu thuẫn nào đâu bạn ạ. Đó là câu trả lời cho kết thúc của vũ trụ mà cho đến bây giờ khoa học vẫn còn mù mờ. Cái này tôi đang viết cho chặt chẽ, kín kẽ. Xin trình bày sau khi hoàn chỉnh. Nếu đưa lên ngay, chỉ tổ gây nên những tranh biện vô bổ, không hồi kết như tôi đã kinh nghiệm được trên diễn đàn này.
  23. Thời kỳ Tiên thiên là thời kỳ Vũ trụ còn sơ khởi, mâu thuẫn âm dương chưa bộc lộ. Mọi quan hệ của các yếu tố Vũ trụ là đồng tương sinh, nên Vũ trụ phát triển rất mạnh mẽ, tương ứng với thời kỳ lạm phát trong lý thuyết Bigbang. Quan hệ các yếu tố âm dương thời kỳ này được mô tả bằng Tiên thiên bát quái. Sau đó, khi âm dương phát triển tới một mức độ nào đó, mâu thuẫn âm dương xuất hiện và phát triển, nảy sinh các quan hệ tương sinh tương khắc. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Hậu thiên. Lúc đó, Tiên thiên bát quái suy biến thành Hậu thiên Bát quái khi nguyên lý trong âm có dương, trong dương có âm được thực hiện.Sau thời kỳ Hậu thiên sẽ là thời kỳ suy đồi rồi tiêu biến của Vũ trụ. Hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ Hậu thiên. Không thời gian chỉ là một trong những phương tiện thể hiện sự biến đổi của thực tại trong quá trình tương tác âm dương mà thôi. Trong học thuyết ADNH, không thời gian không có lý do tự thân mà phải gắn liền với vật chất, thể hiện thuộc tính của vật chất. Không có khái niệm không thời gian chung chung như trong khoa học phương Tây. Thuộc tính của vật chất thể hiện trong không thời gian là Thập Thiên can, 12 Địa chi, Ngũ hành. Bảng Lạc thư Hoa giáp là cấu trúc ADNH của thời gian một sự vật bất kỳ. Hà đồ là cấu trúc ADNH của không gian trên bắc bán cầu. Vo Truoc.
  24. Rồi cũng sẽ đến lúc ấy thôi, VinhL ạ! Vì nếu không nhân loại sẽ tự hủy diệt. Chỉ có điều còn lâu lắm và trước khi đến lúc đó, nhân loại còn phải trả giá nhiều. "Mười phần chết bảy còn ba Chết hai còn một mới ra thái bình" (Sấm trạng Trình) Học thuyết ADNH chỉ rõ rằng, vạn sự đều có xu hướng tiến tới trạng thái âm dương hài hòa. Nhưng trước đó thì "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản" dài dài. Một học thuyết XH hoàn thiện hơn sẽ xuất hiện và dần dần đi vào cuộc sống.
  25. Bác Liêm Trinh không hiểu ý tôi. Tôi không bình luận về công lao của cụ Trạng Trình mà chỉ muốn trả lời câu hỏi của Nhật Tâm là cụ có thông hiểu hết học thuyết ADNH hay không mà thôi. Nếu thông hiểu tại sao cụ không phục hồi nó dưới dạng hoàn thiện?Theo tôi đọc được, cụ Trạng học ADNH từ mẹ cụ là Nhữ Thị Thục, con gái quan thượng thư Nhữ Văn Lan. Cụ học thày Lương Đắc Bằng. Tương truyền Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học, đã đem sách Thái ất thần kinh ra dạy cho học trò, nhưng có những điều trong sách ấy Lương Đắc Bằng cũng không hiểu được mà chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này mới tinh thông. Sau đó cụ còn được sở học của Hoàng Đình Ái (1527-1607) (Quan Thái Úy, ông có học thức rộng, thông binh pháp, cầm quân nghiêm chỉnh, trong thì tham mưu cho vua, ngoài thì đánh dẹp binh biến, tự mình trải vài trăm trận, đánh đâu được đấy, làm cả tướng võ, tướng văn, không phân biệt thứ bậc, uy quyền, ưu đãi sĩ phu, giữ gìn pháp độ. Mọi người đều phục.) Tóm lại cụ có nhiều cơ duyên và sự thông minh tài trí của cụ giúp cụ trở thành người uyên thâm lý học, có công với văn hóa nước nhà. Nhưng theo tôi, cụ cũng chỉ nhận được các phương pháp ứng dụng rất sâu sắc của tiền nhân Lý học chứ chưa sở đắc được những cơ sở học thuyết ADNH từ cội rễ ngõ hầu có thể phục hồi học thuyết ADNH nguyên gốc. Tuy mới chỉ như thế mà thành công của cụ đã làm kinh ngạc mọi thế hệ tri thức hiện đại thì đủ biết học thuyết ADNH vĩ đại đến như thế nào. Cũng giống như cụ, trước kia có Trương Lương, Gia Cát Lượng, Trần Đoàn, ... cũng chỉ nhận được sách ứng dụng học thuyết ADNH xưa và nổi danh thiên hạ với những sự nghiệp lẫy lừng. Nhưng tất cả các vị ấy chưa vị nào để lại trước tác có tính hệ thống, minh định (ít nhất là những khái niệm cơ bản như thế nào là Ngũ hành, Thiên can, Địa chi, ...) thì chắc chắn các vị cũng chỉ mới sở đắc những phương pháp ứng dụng, có thể rất sâu và tinh tế, chứ chưa tới những cơ sở gốc rễ một cách có hệ thống của học thuyết ADNH. Tôi không tin rằng nếu các cụ thông suốt và viết ra từ gốc thì chúng ta cũng không thể hiểu bởi vì chúng ta được di truyền trí thông minh của các cụ. Tôi tin rằng chúng ta từng bước có thể phục hồi học thuyết ADNH nếu chúng ta cần mẫn lao động, nghiên cứu, phóng khoáng tư duy, không bị lệ thuộc vào bất cứ định kiến nào, đặc biệt nắm chắc cái chìa khóa Văn hóa Việt cổ. Chúc Nhật Tâm tiến tới trong nghiên cứu học thuyết ADNH.