Vo Truoc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    787
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    13

Everything posted by Vo Truoc

  1. Em chỉ confirm lại thôi, chứ em cũng biết anh sẽ nói vậy.Em cũng đồng ý. Vấn đề của em là trình bày tất cả những ý tưởng đó và học thuyết ADNH trong một hệ thống sao cho có logic thật khoa học, chặt chẽ, hạn chế tối đa những cách diễn đạt theo kinh nghiệm sống, lập lờ hai mặt, huyền bí,... dễ hiểu cho tất cả mọi người như những môn khoa học truyền thống khác. Cái này cũng không đơn giản. Em đang từng bước thực hiện. Cám ơn anh.
  2. Cám ơn anh!Vậy sau cái giây "0" ấy thì sao? Đạo, hay Thái cực còn tồn tại không? Hay chúng mất đi? Nếu còn thì dưới dạng nào? Mong anh chỉ điểm!
  3. Anh Thiên Sứ viết: Như vậy, theo anh khái niệm "Đạo" và "Thái cực" là như nhau có phải không ạ?
  4. Quan điểm 'Lạc Việt là Bách Việt" đồng thời "Lạc Việt ở Việt Nam" có thể nào thể hiện một thực tế rằng, nguồn gốc Việt, tự ban đầu, từ Việt nam như "Sử thuyết" của anh Nhatnguyen52 không nhỉ?Nếu vậy, cả hai quan điểm trên không mâu thuẫn.
  5. Nói chung ở đây trao đổi thông tin thì bổ ích. Nhưng trao đổi học thuật thì mạch tư duy, phương pháp luận khác nhau đồng thời chưa có cái cơ sở chung nên cũng khó hiểu ý nhau! Thôi vậy.
  6. Em cũng tin như vậy. Nhưng, vấn đề là phải xác định khái niệm này như thế nào cho chặt chẽ trong một học thuyết. Nếu không, người ta sẽ đánh giá lý thuyết của mình là tùy tiện và ngụy biện.
  7. Nhưng anh nói: Như vậy có mâu thuẫn không?Hơn nữa, anh định nghĩa: Vậy, Thái Cực có năng lượng và tương tác?Tương tác như thế nào? Với cái gì? Cái tương tác với nó là cái khác nó hay chính nó? Nếu với chính nó thì Thái cực vốn không có phân biệt, chí tịnh thì làm sao tương tác? Nó tương tác với chính nó thì hình dung thế nào đây? Nếu với cái khác nó thì chẳng hóa là phân biệt âm dương rồi sao? Cái gì là dương? Cái gì là âm? Thái cực là dương hay âm? Năng lượng của Thái cực là cái gì? Có đo được bằng Jun hay không? Anh đừng hiểu là phản bác mà em muốn tìm hiểu quan điểm của anh thôi.
  8. Vâng, thế là được rồi.Tôi cho rằng, vật chất dù phức tạp đa dạng đến đâu cũng chỉ là những là những cấu trúc của trường khí âm dương trong không thời gian mà thôi Thân mến!.
  9. Tôi xin bổ xung thêm dòng này trong trả lời câu 1:"Như vậy, trong "chuỗi vận động" đó, cái Bản thể ( Đạo của tôi hay Thái cực của anh TS) hiện diện khắp nơi trong Thực tại.
  10. Tôi xin có vài lời về câu trả lời của NA.NA viết: Tôi cho rằng, theo định nghĩa của tôi, Thái cực tuy không phải là Vật chất nhưng cũng hoàn toàn không phải là thuộc tính của vật chất. Định nghĩa Thái cực của tôi chỉ rõ, Thái cực là một trạng thái của Thực tại khi âm dương chưa xuất hiện. Như vậy, Thái cực là một thực tại chứ không phải là thuộc tính.NA viết: vậy cho tôi hỏi:- Tại sao lại nói: "Vật chất tự nó không nhận thức được." ? Nguyên lý nào khẳng định như vậy? Hay đó là "tiên đề" tức là điều công nhận không cần lý do? - Nếu Thái cực là Vật chất thì câu:"Vậy cái gì nhận thức được vật chất? Chính là Thái Cực - Tính thấy." lại mâu thuẫn với câu:"Vật chất tự nó không nhận thức được." - Nếu Thái cực không phải là Vật chất thì khi Vật chất không nhận thức được chính nó thì Thái cực lại càng không nhận thức được vật chất! ("không ở trong chăn sao biết chăn có rận") - Nếu Thái cực vừa là vật chất vừa không phải là vật chất thì cái gì làm cho ta khẳng định nó nhận thức được vật chất? Thân mến!
  11. Tôi xin trả lời mấy câu hỏi cùa NA Câu 1: Trong "Cơ sở học thuyết ADNH tôi viết":"Chân tướng của Thực tại bao gồm 3 mặt thống nhất không thể tách rời: Bản thể, Tướng (Cái hiển lộ ra), Lý (cái cách hiển lộ) củanó" "Quán về Thực tại ta phải quán trên cái thế chân vạc Bảnthể - Tướng – Lý của nó như thế. Bản thể(Đạo) - Tướng (Vạn tượng) – Lý (tương tác âm dương) là 3 mặt không thể tách rờicủa Thực tại. Nếu nghiên cứu Thực tại mà thiếu một trong ba mặt đó thì khôngthể thấy được chân tướng của nó." Như vậy Bản thể của Thực tại (hay Thái cực của anh TS) không hề mất đi mà luôn, luôn tồn tại cùng với Thực tại. Bản thể là một mặt của thực tại chứ không là một phần, có cũng được, không có cũng được của Thực tại. Một đồng xu không thể mất đi một mặt sấp hay ngửa của nó. Đã có một cái gì gọi là thực tại cũng đương nhiên tồn tại cái Bản thể của nó là Đạo (Theo Vô Trước hay Thái cực theo TS). Câu 2: Hai trạng thái của Thực tại ở hai thời kỳ kế tiếp nhau, không đồng thời, là Thái cực (Theo Vô Trước) và Vũ trụ (Theo Vô Trước) khác nhau, có phân biệt. Khi đối đãi với nhau, Thái cực mang tính dương vì chí tịnh, Vũ trụ mang tính âm vì vận động không ngừng.Trên bình diện toàn bộ Thực tại, khi Vũ trụ chưa xuất hiện, Thực tại chưa phân âm dương, chưa có cả khái niệm âm dương, trạng thái Thực tại là Thái cực. Thái cực không âm cũng chẳng dương, chí tịnh và thuần khiết. Khi Vũ trụ (thuộc âm) xuất hiện mới phân âm dương. Cái mới xuất hiện đó đối đãi với cái đang tồn tại, thuộc dương thì phải thuộc âm. Thái cực là cái đã có, thuộc dương, chí tịnh thì cái đối đãi với nó phải mới có, thuộc âm, vận động. Vì thế nên nói, dương trước âm sau, âm thuận tùng dương (vì cái tính dương được lấy làm đối tượng so sánh để cho âm đối đãi), dương tịnh âm động. Trên bình diện toàn bộ của Thực tại, khi ta lấy thời kỳ Vũ trụ động để đối đãi ta mới thấy thời kỳ Thái cực là thời kỳ thuộc dương của Thực tại chứ bản thân Thái cực không phân âm dương. Cũng như sở dĩ ta nói Thái cực chí tịnh là do sau này có khái niệm động rồi mới thấy Thái cực chí tịnh chứ trong Tái cực thì tính "tịnh" hay "động" cũng chưa xuất hiện. Như vậy, "thời kỳ Thái cực" là thời kỳ thuộc dương trong các thời kỳ của Thực tại (chứ bản thân Thái cực chưa phân âm dương) khi ta quán xét Thực tại (chứ không phải quán xét Thái cực) trong toàn bộ quá trình tồn tại của nó. Và như vậy, "thời kỳ Vũ trụ (Vạn tượng)" của Thực tại thuộc âm. Đó là lý do cổ nhân biều tượng Thái cực là hình tròn, đồng với dương (bánh dày) còn Vạn tượng (Vũ trụ) hình vuông (bánh Chưng) đồng với âm. Đó cũng là nguồn gốc của nguyên lý vật chất trong Vũ trụ vận động và biến đổi không ngừng trong khoa học vì Vũ trụ thuộc âm, động. Tôi không thấy mâu thuẫn nào ở đây cả. Câu 3: Cái trìu tượng hay không trìu tượng cũng thuộc phạm trù Thực tại. Đương nhiên, theo cách quan niệm của tôi, Thái cực và Đạo không đồng nhất. Đạo chỉ là một mặt của Thực tại còn Thái cực là chính Thực tại. Vì vậy, ở thời kỳ Thái cực, Đạo vẩn là bàn thể của Thái cực, nhưng trong 3 mặt Thể Tướng Lý, mà Lý và Tướng chưa xuất hiện thì Đạo - Bản thể và Thái cực chỉ là một. Như vậy, ở thời kỳ Thái cực, Thái cực và Bản thể đồng nhất. Ờ thời kỳ Vũ trụ, Thái cực (theo Vô Trước) mất đi (hay được thay thế bằng Vũ Trụ) do trạng thái Thực tại đã có phân biệt âm dương, nhưng Đạo (theo Vo Trước hay Thái cực theo TS) vẫn tồn tại như một mặt hữu cơ của Thực tại là Bản thể trong 3 mặt Thể Tướng Lý.Thân ái! (Tôi thêm vài dòng (in đậm) cho rõ hơn, thế nào lại ra như này, một bài mới!!! Các bạn thông cảm nhé!)
  12. Tôi xin trả lời mấy câu hỏi cùa NACâu 1: Trong "Cơ sở học thuyết ADNH tôi viết":"Chân tướng của Thực tại bao gồm 3 mặt thống nhấtkhông thể tách rời: Bản thể, Tướng (Cái hiển lộ ra), Lý (cái cách hiển lộ) củanó" "Quán về Thực tại ta phải quán trên cái thế chân vạc Bảnthể - Tướng – Lý của nó như thế. Bản thể(Đạo) - Tướng (Vạn tượng) – Lý (tương tác âm dương) là 3 mặt không thể tách rờicủa Thực tại. Nếu nghiên cứu Thực tại mà thiếu một trong ba mặt đó thì khôngthể thấy được chân tướng của nó." Như vậy Bản thể của Thực tại (hay Thái cực của anh TS) không hề mất đi mà luôn, luôn tồn tại cùng với Thực tại. Bản thể là một mặt của thực tại chứ không là một phần, có cũng được, không có cũng được của Thực tại. Một đồng xu không thể mất đi một mặt sấp hay ngửa của nó. Đã có một cái gì gọi là thực tại cũng đương nhiên tồn tại cái Bản thể của nó là Đạo. Câu 2: Hai trạng thái của Thực tại ở hai thời kỳ kế tiếp nhau, không đồng thời là Thái cực (Theo Vô Trước) và Vũ trụ (Theo Vô Trước) khác nhau, có phân biệt. Khi đối đãi với nhau, Thái cực mang tính dương vì chí tịnh, Vũ trụ mang tính âm vì vận động không ngừng.Trên bình diện toàn bộ Thực tại, khi Vũ trụ chưa xuất hiện, Thực tại chưa phân âm dương, chưa có cả khái niệm âm dương, trạng thái Thực tại là Thái cực. Thái cực không âm cũng chẳng dương, chí tịnh và thuần khiết. Khi Vũ trụ (thuộc âm) xuất hiện mới phân âm dương. Cái mới xuất hiện đó đối đãi với cái đang tồn tại, thuộc dương thì phải thuộc âm. Thái cực đã có, thuộc dương, chí tịnh thì cái đối đãi với nó phải mới có, thuộc âm, động. Vì thế nên nói, dương trước âm sau, âm thuận tùng dương, dương tịnh âm động. Trên bình diện toàn bộ của Thực tại, khi ta lấy thời kỳ Vũ trụ động để đối đãi ta mới thấy thời kỳ Thái cực là thời kỳ thuộc dương của Thực tại chứ bản thân Thái cực không phân âm dương. Cũng như sở dĩ ta nói Thái cực chí tịnh là do sau này có khái niệm động rồi mới thấy Thái cực chí tịnh. Câu 3: Cái trìu tượng hay không trìu tượng cũng thuộc phạm trù Thực tại. Đương nhiên, theo cách quan niệm của tôi, Thái cực và Đạo không đồng nhất. Đạo chỉ là một mặt của Thực tại còn Thái cực là chính Thực tại. Vì vậy, ở thời kỳ Thái cực, Đạo vẩn là bàn thể của Thái cực, nhưng trong 3 mặt Thể Tướng Lý, mà Lý và Tướng chưa xuất hiện thì Đạo - Bản thể và Thái cực chỉ là một. Như vậy, ở thời kỳ Thái cực, Thái cực và Bản thể đồng nhất. Ờ thời kỳ Vũ trụ, Thái cực mất đi do trạng thái Thực tại đã có phân biệt âm dương, chỉ còn Đạo tồn tại như một mặt hữu cơ của Thực tại là Bản thể trong 3 mặt Thể Tướng Lý.Thân ái!
  13. Thưa anh Thiên Sứ, vậy Thái cực có là vật chất hay không?
  14. Lúc nào chúng ta chẳng tương tác với linh hồn đủ loại. Chỉ có điều vì vô minh che lấp, chúng ta không nhận ra mà thôi. Ví dụ: Lúc nào chúng ta cũng tương tác với trường khí trong Phong thủy vốn là "linh hồn Trái đất". Nhưng những người làn Phong Thủy nhận thấy còn những người khác, đặc biệt mấy ông Tây đâu có nhận ra!
  15. Hoangnt không hiểu ý tôi đã viết ở topic Định nghĩa Chiều là gì. Rõ ràng tôii đã viết: Nghĩa là chỉ có một.Ở đây tôi cũng thấy rõ, khái niệm Thái cực của tôi và anh Thiên Sứ không giống nhau. Cái anh Thiên Sứ gọi lả Thái cực chính là cái trong Topic "Cơ sở học thuyết ADNH" tôi gọi là Đạo - bản thể của Thực tại. Như vậy, đó là chỉ lẫn lộn cách gọi hay cách đặt tên khái niệm của chúng tôi thôi, còn không thay đổi về bản chất của khái niệm. Nếu các bạn thay từ Đạo của tôi bằng từ Thái cực của anh Thiên Sứ thì nội dung của chúng, tôi thấy không sai biệt. Tất nhiên, không phải tự nhiên mà tôi đặt ra cách gọi khác như thế mà do nó cần thiết cho những khai triển tiếp theo trong sự diễn giải vận động phát triển kế tiếp của Vũ trụ. Trong khai triển của mình về Thực tại, cái trạng thái của Thực tại đầu tiên khi âm dương chưa phân biệt, cái Lý chưa xuất lộ, cái tướng đồng với bản thể là Đạo tôi gọi là Thái cực. Như vậy, Thái cực (của tôi) là trạng thái Thực tại khi nó đồng với Bản thể (Đạo của tôi hay Thái cực của anh Thiên Sứ). Sau khi âm dương xuất hiện, cái Tướng xuất lộ, Thực tại không còn đồng với Bản thể (Thái cực của anh Thiên Sứ) của nó nữa thì trạng thái của Thực tại là Tháí cực (của Vô Trước) cũng mất đi, thay vào đó là Vũ trụ. Vũ trụ lần lượt qua các thời kỳ Tiên thiên, Hậu Thiên, Suy đồi, Tiêu biến lại trở về trạng thái không có âm dương, vô sai biệt, đồng với Bản thể (Thái cực của anh Thiên Sứ) là Thái cực (của Vô trước). Các chu kỳ đó cứ tiếp diễn liên tục ... Bản thể của Thực tại: Đạo (là Thái cực của anh Thiên Sứ) Trạng thái củaThực tại: ... Thái cực (Vô trước) ---> Vũ trụ (Tiên thiên ---> Hậu Thiên ---> Suy đồi ---> Tiêu hủy) ---> Thái cực (Vô trước)... Thân mến!
  16. Đấy không phải định nghĩa mà là tính chất của Ete. Trong Viki, người ta định nghĩa Ete như sau: "Ête là một khái niệm thuộc vật lý học đã từng được coi như là một môi trường phi vật chất lấp đầy toàn bộ không gian. Ý tưởng về môi trường như thế cần thiết để cho sóng điện từ có thể lan truyền đi được." Có thể định ngĩa này chưa chuẩn, nhưng vấn đề là ở chỗ, Ete không phải là thành phần cấu tạo nên hạt vật chất chuyển động trong đó, mà chỉ là môi trường mà hạt vật chất chuyển động thôi.
  17. Trường khí ADNH không phải ete. Ete được quan niệm là môi trường mà vật chất vận động chứ không phải là vật chất, không tham gia thành phần cấu tạo nên vật chất.Ngược lại, trường khí ADNH lại là chính vật chất. Vật chất là những cấu trúc khác nhau của trường khí ADNH trong không thời gian.
  18. Tất cả thế giới vật chất, hay toàn Vũ trụ này chỉ là một trường khí ADNH mà thôi. Linh hồn hay trường sinh học hay các hạt vật chất vật lý cũng vậy, hay thậm chí các lỗ đen vũ trụ ... chỉ là những cấu trúc đa dạng của trường khí ADNH trong không thời gian. Chính vì cấu trúc không thời gian đa dạng khác nhau mà có cái hữu hình, có cái vô hình,...
  19. Đây có thể coi là bằng chứng khảo cổ được chưa hỡi các vị trong "giới nghiên cứu lịch sử và cộng đồng các nhà khoa học"? Cái các vị đòi bây giờ có rồi đấy! Các vị chắc lại đang nặn óc nghĩ cách giải thích khác, sao cho phủ nhận bằng được nền văn minh rực rỡ của dân tộc mình thì mới cam lòng! Các vị hãy cố gắng lên! Nhưng chân lý chỉ có một mà thôi. Rất cám ơn Nhạn Nam Phi!
  20. Cái trường khí ADNH trên Trái đất mà mọi người vẫn xem Phong thủy với "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" chính là linh hồn của Trái đất đấy! Rõ ràng linh hồn có thật, chẳng ở đâu xa mà ngay trước mắt!
  21. Các nhà khoa học hiện nay quan niệm linh hồn như thế này, và do đó, họ không thể nào hiểu được linh hồn. Dù họ có tiến bộ thêm 1000 năm nữa trong nghiên cứu bộ não hay sinh học nói chung mà không thay đổi quan niệm này thì cũng không đạt được kết quả gì trong nghiên cứu thế giới tâm linh, thậm chí chỉ thụt lùi mà thôi!
  22. Vì có sự chuyển đổi như vậy nên cách nói của tôi phải hiểu là đã có sự chuyển đổi từ năng lượng sang khối lượng. Không nên hiểu theo nghĩa đen!Nếu khảo sát thế giới tâm linh như cách phân tích ở trên thì các nhà khoa học trên thế giới đã hiểu rõ thế giới tâm linh rồi! Họ là sư tổ trong các kiểu phân tích như vậy. Hiện nay người ta lẫn lộn nhiều về khái niệm năng lượng và vật chất nói chung và năng lượng và vật chất Vật lý, có thể định lượng được bằng Jun và kg. Cần phải minh định các khái niệm này rồi mới nói linh hồn là vật chất hay không. Theo tôi, linh hồn không phải là vật chất hay năng lượng vật lý, nó không thể định lượng được bằng kg hay Jun. Còn nếu định nghĩa năng lượng và vật chất theo cách khác tổng quát hơn thì phải xem định nghĩa đó như thế nào rồi kết luận. Nhưng dù sao đi nữa linh hồn cũng không phải vật chất hay năng lượng vật lý, không phải sóng cũng chẳng phải hạt. Tóm lại, cần có cách tiếp cận khác , phi vật lý, tới linh hồn, mới có thể hiểu biết về nó. Vậy có cách nào đây? Tôi cho rằng, học thuyết ADNH có thể tiếp cận tới bản chất của linh hồn.
  23. Học thuyết ADNH giải quyết những vấn đề này chẳng có khó khăn gì, không một chút mâu thuẫn. Nhưng khoa học lại dường như đang rất lúng túng.Vậy nguyên nhân từ đâu? Nguyên nhân chính là ở chỗ khoa học không có một lý thuyết đúng đắn về sự sinh ra hay mất đi của một hiện thực nào đó. Vì thế bám chặt vào định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng như một điều kiện tiên quyết, không biết rằng định luật này có những điều kiện và giới hạn của nó. Để gỡ thế bí, họ bịa ra cả lô những "vật chất" tưởng tượng: nào là vật chất tối, sáng, ấm, siêu Vũ trụ, Vũ trụ song song, Vụ co lớn,... Nực cười ở chỗ định luật này chưa từng được chứng minh chặt chẽ mà đơn thuần là kinh nghiệm mà những nhà khoa học vốn tôn trọng sự logic chặt chẽ lại không chút nghi ngờ. Nhưng thôi, tôi sẽ không bàn thêm về vấn đề này ở đây nữa vì sẽ đụng chạm "niềm tin tôn giáo khoa học" của những người tự nhận là 'làm khoa học" trên diễn đàn này. Họ sẽ nhảy dựng lên và cư sử rất thiếu văn hóa, như tôi đã từng gặp phải khi mới đề cập vấn đề này một chút xíu. Tóm lại, tôi đang cố gắng chứng minh luận điểm của anh Thiên Sứ là: Học thuyết ADNH chính là học thuyết thống nhất Vũ trụ mà nhân loại hằng mơ ước. Tuy có một chút thuận lợi nhưng còn vô số chông gai và cần công sức của rất nhiều người. Lường trước những phản ứng của những kẻ "hủ nho", tôi sẽ thận trọng khi công bố, chỉ khi nào đã tương đối chặt chẽ và hoàn thiện. Thật là, trong tay có viên ngọc quí, tưởng là đất thó, vứt đi. Nay lại phải hì hục đi tìm!!! Thân ái.
  24. Tôi hiểu khái niệm Vũ trụ hơi khác. Đối với tôi, Vũ trụ chỉ là một trạng thái của Thực tại sau Thái cực chứ khái niệm Vũ trụ của tôi không đồng nhất với khái niệm Thực tại.Qui luật vận động của Vũ trụ có vòng lặp Ngũ hành, nhưng cũng sẽ có lúc nó tiêu biến đi cùng Vũ trụ cũng như âm dương vậy. Âm dương sinh ra từ trạng thái Thái cực của Thực tại, và khi chúng sinh ra, Thực tại đã có phân biệt thì Thái cực cũng mất đi. Vì: Thái cực là một trạng thái của Thực tại khi cái Lý của nó chưa xuất lộ, cái Tướng của nó đồng với Bản thể, nên chí tịnh, thuần khiết, vô sai biệt. Cái trạng thái tiếp theo của Thực tại sau Thái cực là Vũ trụ. Ngũ hành sinh ra từ tương tác âm dương và do đó vận hành trong Vũ trụ như những vòng lặp. Khi Vũ trụ tiêu biến thì trạng thái tiếp theo của Thực tại là Thái cực, rồi lại Vũ trụ ... Thái cực ... Và cứ như vậy, Thực tại hiển lộ. Cái Vũ trụ kế tiếp nhau trong cái chuỗi đó không nhất thiết giống nhau, thậm chí khác nhau rất xa bởi vì chúng đều được khởi đầu bằng một đột biến lượng tử, rất ngẫu nhiên, từ Thái cực. Nhưng những trạng tái Thái cực thì phải giống nhau vì chúng đều là trạng thái đồng nhất, vô sai biệt. Nói một cách hình ảnh, như ngọn lửa ở hai cây đèn cầy, chúng giống nhau nhưng không phải là một ngọn lửa. Như vậy, không có gì mâu thuẫn như Hoangnt nghĩ cả. Có thể mô tả các thời kỳ của Thực tại như sau: Thực tại: ... Thái cực ---> Vũ trụ (Tiên thiên ---> Hậu Thiên ---> Suy đồi ---> Tiêu hủy) ---> Thái cực ... Tôi chỉ sơ lược như vậy.Tất cả những vấn đề này muốn hiểu chính xác, nhất quán, không mâu thuẫn cần viết thành lý thuyết một cách hệ thống chặt chẽ, có cái khởi đầu, có cái hệ quả, thống nhất lại những khái niệm, ... Tôi hầu như đã hoàn thành, cần chỉnh lý lại một chút và tiếp tục triển khai sang những lĩnh vực liên quan khác khác. Hy họng có dịp trình bày với các bạn một cách trọn vẹn, bài bản. Xin tiết lộ là từ học thuyết ADNH như vậy, tôi đã suy ra được toàn bộ các luận điểm chính của Vật lý hiện đại, từ thuyết Tương đối tới Vật lý lượng tử... kể cả một số công thức nổi tiếng như E = mc2, hàm sóng, hàm sóng hạt, nguyên lý bất định.... Tôi nói là suy ra như là một hệ quả của học thuyết ADNH tổng quát áp dụng trong Vật lý chứ không phải chỉ là sự tương đồng về mặt hình thức. Qua đó ta có thể thấy học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất Vũ trụ như anh Thiên Sứ tin tưởng. "Trước" hay "sau" ở đây là ta dùng cho thời điểm hiện tại của chúng ta chứ không phải trong Thái cực. Ở quá khứ "của hiện nay" đã từng tồn tại một trạng thái của Thực tại là Thái cực. Tương lai "của hiện nay" cũng sẽ có một Thái cực nữa.Giống hệt nhau là ta nói về cái "thấy" của chúng ta chứ không phải của Thái cực.
  25. Thái cực chỉ là một trạng thái của Thực tại trước khi âm dương xuất hiện. Thái Cực mất đi ngay khi âm dương xuất hiện, do đó nó không thể nhận thấy được trong thực tế bởi con người hay bất cứ "con" gì đi nữa (vì có còn đâu mà nhận thấy. Chú ý: nhận thấy khác với nhận thức. Nhận thấy bao hàm ý thực tồn tại. Nhận thức ngụ ý tư duy, không nhất thiết thực tồn tại). Thái cực vô phân biệt nên nó chẳng thể đặc trưng cho qui luật vận động của Ngũ hành hay bất cứ cái gì. Thái cực chẳng bao hàm cái vô cùng hay cái hữu hạn vì khi ấy không có những khái niệm đó và cũng không có bất cứ khái niệm nào để nó có thể đặc trưng. Con người cũng như vạn sự, vạn vật có sinh tất có tử, chẳng thể tồn tại vĩnh viễn được.Khi Vũ trụ tiêu biến, Thực tại lại trở thành Thái cực. Cái Thái cực này không phải là Thái cực trước nhưng giống hệt nhau.