Vo Truoc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    787
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    13

Everything posted by Vo Truoc

  1. Người ta nói không gian cong là bởi vì khi biểu diễn, mô tả nó bằng toán học thấy giống như những đối tượng cong vốn là những khái niệm đã có từ trước trong toán học. Chứ không nên hiểu không gian như cành cây bị cong. Về mặt bản chất, chỉ là không thời gian có độ co dãn khác nhau ở những vị trí khác nhau do có sự hiện diện của khối lượng mà thôi.Những khái niệm như " mang tính vật chất", " thuộc tính vật chất" phải làm rõ thì mới bàn được. Chưa chắc mọi người có cách hiểu giống nhau về những khái niệm đó. Kính anh!
  2. Ở trên tôi đã nói rất rõ, Bản thể là một mặt không thể tách rời của Thực tại. Còn Linh hồn là một cấu trúc trường khí âm dương nên là một thực tại. Đạo Phật nói rõ: Ly bản thể vô hiện tướng. Ly hiện tướng, vô bản thể. Do đó cách nói sau không có nghĩa: Hiện tượng Trục hồn chỉ là hiện tượng khi trường khí âm dương thứ cấp (Linh hồn) tạm thời tách khỏi trường khí âm dương sơ cấp (Thể xác) của nó mà thôi. Chúng có thể tách nhau được vì sau khi hình thành, trường khí âm dương thứ cấp có tính độc lâp tương đối với trường khí âm dương sơ cấp, như đứa con tuy mẹ đẻ ra nhưng cũng có thể tạm thời xa mẹ! Tuy nhiên, khi xa mẹ, đứa con có thể thấy bất an và lại muốn xà vào lòng mẹ!Trạng thái Linh hồn nói chuyện qua trung gian là nhà ngoại cảm chỉ là một phương thức tương tác của những trường khí âm dương thứ cấp (Linh hồn) mà thôi. Có nhiều hình thức tương tác khác nữa, trực tiếp hay gián tiếp. Tóm lại, khi xác định Linh hồn như thế (một cấu trúc trường khí âm dương thứ cấp) ta có thể nghiên cứu thế giới tâm linh như với một trường khí âm dương bình thường thông qua các khảo sát hiện tượng xuất hiện trong thực tế. Nói cách khác, ta có thể có một phương pháp nghiên cứu thế giới tâm linh. Thân mến!
  3. Không gian, Thời gian là thuộc tính của vật chất chứ không phải ngược lại. Học thuyết ADNH không coi không thời gian vốn có và độc lập, hay không có không thời gian tuyệt đối tách rời vật chất. Ở đâu không có vật chất và các tương tác của nó thì cũng không có không thời gian. Không thời gian chỉ có nghĩa khi gắn với vật chất mà nó thể hiện. Nói thuộc tính của không thời gian là nói thuộc tính của vật chất mà nó thể hiện.Ví dụ nói phương Bắc hành Thủy là nói thuộc tính trường khí âm dương ở phương Bắc thuộc hành Thủy chứ không phải bản thân phương Bắc theo nghĩa không gian là hành Thủy.
  4. Thêm một ví dụ khác: Trong nghiên cứu "Cơ sở học thuyết ADNH" của mình, em suy ra được ngay chính bảng Lục Thập Hoa giáp như Lạc Thư Hoa Giáp mà anh đã chứng minh. Hơn nữa, em còn thấy ý nghĩa của nó không đơn thuần là ứng dụng cho thời gian quay của Trái đất quanh mặt trời mà có ý nghĩa tổng quát hơn nhiều. Có như thế, học thuyết ADNH mới xứng đáng là học thuyết thống nhất.Đó cũng là một minh chứng cho tính hợp lý của phương pháp em theo đuổi. Kính anh!
  5. Tất nhiên là thế rồi. Em đang gắng làm việc.Việc so sánh với tri thức khoa học hiện đại thì em đã suy ra từ 'Cơ sở học thuyết ADNH" hầu hết các luận điểm cơ bản nhất của Vật lý hiện đại, từ thuyết tương đối tới Cơ học lượng tử. Và do có góc nhìn mới còn có thể phát hiện những giới hạn, sai biệt nhất định của những nguyên lý đó. Cũng từ nghiên cứu đó, em nhận thấy luận điểm cùa anh Lê Văn Cường trong diễn đàn mình về vận tốc ánh sáng là đúng đắn. Do rất nhiều người có học vị chuyên ngành phản đối nên em rất thận trọng khi xem xét luận điểm đó. Với phương pháp luận hoàn toàn khác, em cũng suy ra được kết luận giống anh Cường. Tuy nhiên, vì có nhiều kết luận dễ gây phản ứng nên em phải thận trọng khi công bố, cẩn thời gian để hoàn thiện. Có lẽ khoảng 1 đến 2 năm nữa, em xin nhờ anh đọc và bình phẩm về kết quả nghiên cứu của mình. Có lẽ anh là người duy nhất em có thể nhờ việc này! Kính anh!
  6. Trong nghiên cứu "Cơ sở học thuyết ADNH" tôi có định nghĩa rõ ràng trường khí âm dương là gì, từ đâu sinh ra, vận động ra sao, các loại trường khí âm dương, ... Sơ lược nét chính thế này: Trường khí âm dương theo cách xuất hiện phân làm 2 loại: Thứ cấp cà sơ cấp "Khí" chính là một cách gọi khác của trường khí âm dương. Thần khí là trường khí âm dương thứ cấp. Các hạt vật chất Vật lý là những cấu trúc khác nhau của trường khí âm dương sơ cấp, hình thành từ thời Tiên thiên, trong không thời gian. Do tính đậm đặc của không thời gian thời Tiên thiên mà những cấu trú trường khí âm dương thứ cấp (hạt vật chất) có khối lượng, kích thước không gian. Do được hình thành trong thời Hậu Thiên, trường khí âm dương thứ cấp (Thần khí) không có kích thước không gian và khối lượng xác định nên vô hình, khó nắm bắt. Bất kỳ một hạt hay một nhóm hạt vật chất nào (trường khí âm dương sơ cấp) cũng kèm theo một Thần khí của nó (trường khí âm dương sơ cấp) Thần khí của Trái đất chính là trường khí âm dương mà mọi người vẫn xem Phong Thủy. Thần khí của con người chính là cái ta vẫn gọi là linh hồn. Trường khí âm dương thứ cấp hình thành và liên hệ chặt chẽ với trường khí âm dương sơ cấp nhưng khi hình thành rồi vẫn có thể tồn tại độc lập. Thần khí cũng như mọi dạng trường khí âm dương khác có thể tồn tại, phát triển hay mất đi tùy thuộc vào điều kiện quanh nó. Vì thế, linh hồn có thể tồn tại lâu sau khi chết nhưn cũng không phải là bất tử. Thân mến!
  7. Anh Lê văn Cường thân mến! Anh cho hỏi, anh biết có bao nhiêu người ủng hộ lý thuyết của anh ? Nếu đã có N người thì mong anh ghi nhận tôi là người thứ N+1! mặc dù phương pháp luận của tôi không giống của anh nhưng ra cùng một kết quả. Thân ái!
  8. Các nhà khoa học cho rằng, đường đi của ánh sáng bị lệch đi như vậy không phải do "những dạng vật chất được hình thành bởi chính các vật thể đó để có thể tương tác với đường đi của ánh sáng." mà là do không gian bị cong đi khi có sự hiện diện của khối lượng làm quĩ đạo hạt ánh sáng cong theo. Vì thế mà ánh sáng sẽ chuyển động theo đường trắc địa của không gian cong đó. Quan sát quĩ đạo hạt ánh sáng người ta có thể biết được hình dáng của không gian như thế nào. Do đó, họ không thấy "tấm thảm của SW Hawking" "mơ hồ" tý nảo cả mà là một phương tiện tốt để nghiên cứu không gian. Vì thế, dù không thừa nhận khái niệm "Khí" họ cũng vẫn thấy lý thuyết của họ rất ổn. Kính anh!
  9. Chúa là tay nghiện chơi súc sắc. Ông ta chơi súc sắc ở mọi nơi, mọi lúc. Nhưng cái hay là Chúa chơi súc sắc rất có qui luật chứ không phải cứ hứng lên là chơi. Chính vì vậy, Thế giới này phát triển một cách hết sức ngẫu nhiên trong những qui luật chặt chẽ. Cũng vì ông mà vị trí một hạt vật chất rất minh định vì tính hạt, mà cũng rất mù mờ vì tính sóng.
  10. Những khái niệm như Tinh, Khí, Thần, ... được đề cập nhiều từ xa xưa trong nhiều môn khác nhau, nhưng tôi chưa thấy ở đâu minh định được đó là cái gì, bản chất như thế nào, vận động và tương tác ra sao, tại sao lại thế, ...?Do đó, vấn đề không phải là tên gọi mà là nội dung hàm chứa trong đó. Có thể gọi là Tâm linh, Tinh, Khí, Thần, Vía, Linh hồn,... hay A, B, C, D, ... đều được cả. Nhưng nội dung của chúng là gì mới là cái quan trọng nhất, chứ không phải là tên gọi. Tuy nhiên, tên gọi cũng nên sao cho thể hiện được phần nào đó nội dung, phù hợp mức độ nào đó với thực tế và tập quán ... để dễ bề nhận thức, phổ biến trong điều kiện xã hội hiện tại.
  11. Trong nghiên cứu "Cơ sở học thuyết ADNH" đang xây dựng, tôi gọi những đối tượng của thế giới Tâm linh, như cách hiểu thông thường, là Thần khí, mà bản chất là trường khí âm dương thứ cấp. Xin đóng góp một phương án về tên gọi.Thân mến!
  12. "Tính thấy" - Đạo, bản thể của Thực tại không phải là trường khí âm dương, sơ cấp cũng như thứ cấp.
  13. Theo lý thuyết em đang xây dựng không có khái niệm "tính thấy". Nếu khái niệm này trùng với khái niệm "Đạo" là bản thể của Thực tại thì nó không là một đối tượng tâm linh vì không phải là trường khí âm dương, mà là bản thể của moi Thực tại trong đó có các đối tượng tâm linh. Những hạt vật chất vật lý là cấu trúc khác nhau của trường khí âm dương sơ cấp. Các đối tượng tâm linh là những cấu trúc khác nhau của trường khí âm dương thứ cấp. Đạo là bản thể của mọi Thực tại, do đó là bản thể của mọi trường khí âm dương thứ cấp cũng như sơ cấp.Thông thường người ta hay coi "Đạo" thuộc lĩnh vực tâm linh bởi vì đó là thứ duy nhất người ta có thể dùng quán xét tâm linh. Thực ra, Đạo "cao" hơn tâm linh nhiều. Nói cách khác, có thể coi Đạo hay "Tính thấy" tham gia vào mọi lĩnh vực khoa học cũng như tâm linh ví nó bao trùm tất cả. Kính anh!
  14. Theo tôi, người Việt cổ nắm được kỹ thuật cho thép không gỉ còn cao cường hơn. Thanh kiếm của Việt vương Câu Tiễn chôn dưới đất suốt gần 2500 năm, khi đào lên còn sắc bén lạ thường, trông hầu như mới đúc xong vậy. Tôi có xem đoạn Video thử độ sắc bén của nó, thật tuyệt vời.
  15. Theo nghiên cứu của tôi về Cơ sở học thuyết ADNH thì:Tâm linh là những vận động, tương tác của trường khí âm dương thứ cấp.
  16. Hoàng nt viết: Tại sao bạn biết "thiên hà, núi đá, biển, sông hồ... không thể nhận thức chính nó" ? Trịnh Công Sơn đã viết: "Về sau sỏi đá cũng cần có nhau" mà.
  17. Bản thể Vũ trụ hàm chứa bất cứ cái gì, huống chi là nhận thức."Bản thể - Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả"
  18. Một cá nhân không thể hoàn chỉnh được một học thuyết thống nhất. Nhưng viết một lý thuyết cơ sở với những nguyên lý chính và một số môn ứng dụng lý thuyết cơ sở đó thì em nghĩ có thể làm được. Thực tế, em đã ứng dụng cho một số môn như Vật lý, Độn giáp, Triết học, Chính trị kinh tế học, Phật học và đã hình dung được những nét cơ bản, rất khả quan, chỉ còn là vấn đề thời gian và viết ra thôi. Những môn khác từ từ nghiên cứu thêm, chắc cũng làm kịp thêm vài môn. Khi có được những kết quả thuyết phục (vấn đề là ở chỗ này) thì việc phát triển học thuyết sẽ là việc của nhiều người khác và khi đó sẽ rất mạnh mẽ. Chỉ mong sao cuộc sống sinh nhai giành cho em đủ thời gian thực hiện những dự định này, Em vẫn biết anh là người đàng hoàng, quân tử và rất có cảm tình cá nhân với anh. Việc em nghiên cứu ADNH cũng xuất phát từ đọc những tác phẩm của anh. Hơn nữa, em cũng tham gia Diễn đàn mình từ những ngày đầu và rất yêu quí diễn đàn. Cám ơn anh đã ưu ái!
  19. Hay thật, anh thống kê khá đầy đủ những công việc em đã lên kế hoạch cho mình. Kế hoạch này sẽ chiếm toàn bộ thời gian còn lại của em trên cõi đời này, nhưng cũng đáng bỏ công. Tuy nhiên, vẫn phải kiếm sống và sinh hoạt như những người khác. Do đó, phải có cách nghiên cứu song song với sinh sống mà vẫn hiệu quả. Có một điều rất hay là học thuyết ADNH rất phù hợp cho kiểu nghiên cứu đó!
  20. Cám ơn anh Thiên Sứ về lời khuyên chân thành.Nội dung em viết là theo kết quả nghiên cứu của mình không liên quan chút nào tới việc công nhận hay phủ định ai, nhất lại là đối với anh. Cái em viết, giả sử hữu ích cho ai thì xin cứ tự nhiên, còn vô ích thì chỉ là của cá nhân em thôi, không liên quan tới người khác. Em có nghe:" người quân tử hành động như nước chảy mây trôi, không mắc vào đâu cả". Nếu cái "nước chảy" "mây trôi" ấy mắc vào đâu, dù là chút xíu, em sẽ vui vẻ từ bỏ ngay và lại tiêu dao tự tại, không phải bận tâm về những thứ đó!
  21. Tôi thật ngạc nhiên.Không biết Hoangnt đã nghiên cứu Bản thể luận của nhà Phật chưa nhỉ? Nếu chưa thì tôi nghĩ rất nên nghiên cứu. Nếu rồi thì tôi rất ngạc nhiên với những phân tích nhu vậy!
  22. Anh Thiên Sứ viêt!: Em cho rằng, phục hồi học thuyết ADNH không nhất thiết là chỉ đi giải mã những mật ngữ đó. Cái quan trọng là phải xây dựng được một cơ sở hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, logic, không có mâu thuẫn, phù hợp với thực tế khách quan cả quá khứ cũng như hiện tại và tương lai. Những giải mã di sản văn hóa Việt hay của những nền văn hóa khác chỉ có giá trị so sánh, gợi mở tư duy, định hướng nghiên cứu để giải quyết các vấn đề gặp phải khi phát triển lý thuyết mà thôi và hoàn toàn không có giá trị trong lý luận chặt chẽ. Do đó, cái hội thảo này đối với em chẳng có ý nghĩa gì trong việc chứng minh học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất.Đối với em, những cái trán sói, mắt kính đít chai chỉ là những bằng chứng cho thấy sức khỏe có vấn đề mà thôi!
  23. Cám ơm Hoangnt.Những vấn đề đó tôi đã giải quyết hết trong nghiên cứu của mình. Nói chung, tôi đã phát triển, sửa chữa và hoàn thiện thêm rất nhiều những nội dung trong đó. Tuy nhiên, khi nào hoàn thiện tạm vừa ý tôi mới pot lên. Hy vọng sẽ có ngày đó. Thân mến.
  24. Anh TS kính mến! Anh viết: Tất nhiên em biết ít nhất là một người, và người ấy là em. Em cũng ủng hộ quan điểm này khi đọc sách của anh và cũng đặt cho mình nhiệm vụ chứng minh nó. Nhưng vì hoàn cảnh, trình độ, sở trường, sở đoản của mình, cách của em không thể giống cách của anh. Cách của em là tìm cách phục hồi lại học thuyết ADNH trong một hệ thống logic nhất quán, phù hợp với thời hiện tại và chứng minh nó có thể làm cơ sở cho tất cả các môn học thuật còn lại. Trước mắt, áp dụng cho Vật lý, là môn cơ bản nhất của khoa học hiện đại. Tuy khả năng có hạn, nhưng bước đầu em cũng đạt một số kết quả làm em vừa ý, nhưng cần hoàn thiện thêm rất nhiều. Anh thử nghĩ xem, nếu thành công thì cũng là một cách chứng minh học thuyết ADNH là lý thuyết thống nhất tuy không giống cách của anh.Chuyên đề cơ sở học thuyết ADNH trên diễn đàn em đã sửa chữa vả phát triển khá nhiều, có lẽ không còn nhận ra nữa. Em nghĩ, em sẽ trình bày khi nào hoàn thiện chứ không vội vã như trước. Anh viết: Rõ ràng cách của ông cha ta đã làm có thể phù hợp nhất với hoàn cảnh lịch sử ngày xưa của các cụ nhưng ngày nay chưa chắc đã phù hợp vì rất nhiều thứ đã thay đổi. Về tính hiệu quả của cách ông cha đã làm, trong điều kiện ngày nay, ai cũng thấy là còn nhiều hạn chế. Nếu học thuyết ADNH còn lưu truyền đến ngày nay trong thể toàn vẹn của nó thì em thừa nhận tính hiệu quả đó. Nhưng đàng này thì không phải vậy. Bằng chứng là học thuyết ADNH đối với đa phần xã hội còn rất mù mờ, đã bi sai lệch nhiều mà chính anh đã phải xử lý. Tất nhiên điều đó có lý do lịch sử, nhưng lịch sử đã thay đổi nhiều, đòi hỏi nhiều thứ phải biến đổi cho phù hợp. Điều đó rất biện chứng mà.Anh viết: Thực ra em viết: Rõ ràng em không nói: như anh diễn đạt mà em đã chỉ rõ vai trò của nhiều nền văn minh khác nữa. Tuy nhiên, vai trò của di sản văn hóa Việt là vô cùng quan trọng. Em không hy vọng gì vào cái hội thảo đó, mà nếu có, đã chắc gì cái tiêu chí đưa ra đã là đúng đắn.Anh viết: Theo em. hai cái đó, học thuyết ADNH và lịch sử Việt 5000 năm văn hiến, sẽ không tách rời nhau, và chỉ tôn nhau thêm thôi. Việc chứng minh học thuyết ADNH phục hồi từ văn hóa Việt là học thuyết thống nhất là một cách gián tiếp chứng minh lịch sử Việt 5000 năm văn hiến rất kỳ vĩ. Đồng thời, di sản lịch sử 50000 năn văn hiến Việt càng làm rõ hơn học thuyết ADNH mà thôi. Tuy nhiên, câu viết này thể hiện rõ mục tiêu của anh. Câu này còn thể hiện nhiệt huyết và tính không vụ lợi của anh trong việc chứng minh lịch sử Việt 5000 năm văn hiến nhưng phi thực tế. Chẳng có ai nhận quà tặng đó của anh đâu. Không phải là nó không có giá trị mà đơn giản là không thể. Rất nhiều người có mong muốn như thế với tâm huyết của mình. Ví dụ, như em cũng sẽ tặng không bản quyền về học thuyết "Chủ nghĩa Công bản" của mình cho bất kỳ ai có thể đưa được nó ra công luận.Thân mến!
  25. Cái này thì anh không đúng rồi! Vấn đề là mỗi người có cách làm của mình tùy hoàn cảnh và năng lực. Cái này anh cũng hơi chủ quan!Nhưng không sao, thời gian còn nhiều mà. Cái này thì rất đúng. Tuy nhiên, cần khảo sát nhiều nền văn minh nữa. Trong hoàn cảnh hiện nay, nếu chỉ ra rằng, học thuyết ADNH với tư cách là học thuyết thống nhất có thể suy ra được tất cả những luận điểm chính của khoa học hiện đại, từ thuyết tương đối tới cơ học lượng tử, bao gồm cả những công thức cơ bản nhất của chúng, đồng thời có thể giải quết các bế tắc đang mắc phải hay chỉnh lý đúng đắn một số vấn đề cơ bản thì đó là một bước tiến quan trọng thuyết phục mọi người về tính bao trùm và thống nhất của học thuyết ADNH. Dần dần, còn phải chứng tỏ được vai trò cơ sở của học thuyết ADNH trong những lĩnh vực khác như triết học, y học, chính trị, xã hội, thần học, tôn giáo ... Điều này cần công sức của rất nhiều người. Hơn nữa, việc phục hồi và trình bày học thuyết này một cách có hệ thống theo ngôn ngữ ngày nay chứ không phải ngày xưa, giải quyết thuyết phục các sai biệt cũng không dễ dàng gì. Muốn người khác công nhận mình thì trước tiên nội bộ phải tương đối thống nhất. Hiện nay, cách hiểu học thuyết ADNH chín người thì mười ý cũng là một vấn đề lớn. Kính anh!