Vo Truoc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    787
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    13

Everything posted by Vo Truoc

  1. Tôi không thể tin nổi !!!Tôi có thể thông cảm và tha thứ nhiều thứ. Nhưng cái này thì không bao giờ !
  2. Câu này rất hay, có thể đây là một phương pháp đơn giản, trực quan, đại chúng, dễ hiểu mà không kém phần chính xác để quán xét tiếng Việt và Tàu xem ai bắt chước ai!!!Cứ cho một anh Tây nào đó phát âm xem anh ta "nhại lại" tiếng nào dễ hơn. Đương nhiên tiếng khó hơn phải là tiếng gốc vì bắt chước thì dễ hơn là phát hiện. Tàu nhại tiếng ta thì khó chứ ta nhại tiếng tàu thì dễ ợt !
  3. "Chu Diên" có nghĩa như thế nào nhỉ ? Liệu có liên quan gì tới danh xưng nhà Chu không nhỉ ?
  4. Bạn sang đọc bài của anh Lãn Miên về vấn đề này ở đây. Hy vọng bạn sẽ thỏa mãn.
  5. Bi kịch ở chỗ, nhiều khi sai lầm vẫn cứ diễn ra. Trong thời kỳ hưng vượng, người ta thường đi quá mức. Đó là mầm mống của sự suy sụp, trong Phúc có họa. Trong Họa có phúc. Tuy TQ không phải chủ nhân học thuyết ADNH nhưng họ cũng có chút liên quan. Hy vọng họ thừa hưởng chút ít cái minh triết trong đó để hành động đúng mực hơn, tránh được tai họa cho họ và cho cả ta.
  6. Em cũng đồng ý là không im lặng, nhất là trong thời điểm hiện tại. Nhưng khi phát biểu, phản biện cần chín chắn và hiệu quả, đúng mực đúng thời điểm. Phát biểu quá mức lại mang đến phản tác dụng . Theo em, phát biểu như ông PCT trước đại chúng trong thời điểm này phản tác dụng cho quảng bá văn hóa Việt.
  7. Em cũng biết vậy. Em nói là nói về lời ông ấy được phát tán rộng rãi thôi (cụ thể là trên mạng), và hậu quả có thể ảnh hưởng tới những người khác, tạo sự ngộ nhận không cần thiết trong con mắt những người khác về những nghiên cứu nghiêm túc, chứ không nói về diễn đàn mình.Thực ra, diễn đàn mình có nhiều người lẳng lặng nghiên cứu chứ phát biểu thì rất biết kiềm chế. Thân ái!
  8. Những phát biểu như thế này chỉ nên có trong nội bộ những người đồng quan điểm, không nên vội đưa ra đại chúng bởi vì trong điều kiện hiện tại, cái hại nhiều hơn cái lợi.Bởi vì sao vậy? Một phát biểu phủ định người khác, đề cao cái của mình mà chưa đưa ra được những luận cứ thuyết phục người nghe thì dù có đúng cũng chỉ gây nên phản ứng tiêu cực. Giả sử PCT ngộ được đấy là chân lý mà ông đã mất, không đủ thời gian khai triển thì chỉ nên nói trong nội bộ người đồng chí hướng để họ chứng minh sau này. Nếu nói rộng rãi trước, những phản ứng phụ sẽ gây khó khăn cho quá trình chứng minh trong tương lai. Còn nếu đó không phải chân lý thì chỉ chuốc lấy tiếng cười chê! Cá nhân tôi cũng cho rằng, trong di sản văn hóa Việt, trong đó có ngôn ngữ, còn ẩn chứa nhiều giá trị minh triết mà ta chưa dễ thấy ngay được. Nhưng khai quật được những giá trị đó thì không phải dễ dàng, nếu không muốn nói cực kỳ khó khăn, và đa phần nọi người hiện nay rất nghi ngờ. Vậy nếu đồng quan điểm thì tốt nhất hãy cần cù khai quật nó, nghiên cứu tìm tòi, khi có những thành tựu nhất định hãy tuyên bố này nọ trong mức độ phù hợp với kết quả. Những nhận định vượt trên kết quả đã làm được chỉ nên có trong nội bộ những người đồng chí hướng để định hướng những tìm tòi tiếp theo. Nếu nói quá sớm, cái hại cho chính mục tiêu đó nhiều hơn cái lợi. Hơn nữa, những tri thức nhân loại mà các triết gia trên là đại diện chắc chắn có không ít giá trị và đã được kiểm định, thử thách hàng ngàn năm chứng tỏ độ bền vững của nó. Phủ nhận họ, hay ít nhất là coi thường họ rất cần thận trọng. Vì thế, dù đúng hay sai, trong hoàn cảnh hiện tại, câu phát biểu trên theo tôi là tiêu cực, có hại cho văn hiến Việt hơn là có lợi! Tưởng là đề cao nhưng kết quả thì ngược lại.
  9. Tôi thì tôi tin, một bàn tay có ngón dài ngón ngắn. Nước TQ bao la cũng có người sáng suốt, người ngu tối. Chúng ta nên phân biệt để tăng bạn, bớt thù. Ngày xưa, khi chiến tranh với Pháp, Mỹ, ở đó cũng nhiều người không đồng thuận với chính phủ của họ. Tuy nhiên, cần tỉnh táo. Khi nhà cầm quyền kích động tinh thần dân tộc cực đoan thì hậu quả không lường (cho họ và cho cả ta). Một anh hàng xóm như TQ mà bỏ được cái kiểu tự sướng, bành trướng thì thật quá tốt.Tất nhiên, tốt nhất là quan hệ hữu hảo, nhưng đừng chèn ép nhau. Khi đó, tôi nghĩ chúng ta sẵn sàng hợp tác tạo điều kiện cho họ bảo đảm hành lang năng lượng qua Biển Đông, thâm chí giúp nhau khi khó khăn, và họ cũng sẽ có hành động đáp ứng xứng đáng. Lúc đó mới thật là cả hai cùng thắng. Nhưng cậy nước lớn chèn ép nhau, dẫn đến chiến tranh thì họ sẽ mất hết Biển Đông, một giọt dầu qua đây cũng phải trả bằng máu. Như Nguyễn Trung Trực nói: " Bao giờ người Pháp nhổ hết cỏ nnướcc VN thì mới hết người VN đánh Tây". Hàng ngàn năm nay họ không làm nổi, ngày nay lại càng không làm nổi. Hàng ngàn năm nay ta đã làm nổi, trong điều kiện còn khó khăn hơn, thì tất nhiên, giờ đây ta càng chắc chắn làm được. Lúc bấy giờ thì đúng là cả hai đều thua. Người TQ không ngu đần đâu, họ hiểu rõ điều đó. Nhưng nhiều khi mấy cái đấu ngu tối nhưng quá nóng có khi lại dẫn dắt xã hội. Đó mới là bi kịch!!! Kiểu gì thì ta cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi tình huống, đặc biết là tình huống xấu nhất. Cứ lẳng lặng mà làm, nhưng thực chất. Chẳng việc gì phải to mồm cả. Cái thùng càng rỗng thì kêu càng to! Cũng phải luôn luôn ghi nhớ rằng, tranh thủ được bên ngoài, bạn bè là tốt, nhưng mấu chốt vẫn là nội lực của ta, nếu không muốn bị phản bội, bán đứng. Bác Hồ đã nói" Không có gì quí hơn độc lập tự do". Ngẫm kỹ thấy câu này thật quá hay!!!
  10. Với cái đám lính toàn con thừa tự này mà TQ cũng dám giao chiến với VN ư ?!!!
  11. Giải thích thế này tầm thường quá, chẳng có tý minh triết nào cả !!! Chính những lối tư duy hợp lý ở mức độ hời hợt đã dẫn đến hiểu sai lệch hoàn toàn sự hiểu biết về văn hóa dân tộc. Nói cách khác, nó là một nguyên nhân làm lu mờ lịch sử con cháu họ Hùng. Những Ngô Thì Sỹ, Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim, Trần Quốc Vượng, Ngô Tất Tố, ... và học trò đều nằm trong tấn bi kịch này cho dù có lẽ họ không cố ý. Tôi tin rằng, đằng sau những cái "lạ" trong những gì cha ông đã ngàn đời lưu lại ẩn dấu những yếu tố rất minh triết mà nhiều khi ta chưa hiểu ra. Cần phải tư duy nhiều hơn nữa.
  12. Người Việt Nam yêu hòa bình, không muốn chiến tranh là vì hiểu rõ những đau khổ, mất mát do chiến tranh. Chứ nói thực, khi có chiến tranh, Trung Quốc không phải đối thủ, thậm chí dưới tầm khá xa.
  13. Cái ông điển hình cho cái gọi là "sự hợm hĩnh vô thức" này cũng đòi lảm "thầy" anh Thiên Sứ ư ? mà bảo rằng buồn !!! Cái kiểu tư duy như ông thì trẻ con cũng tư duy được như thế. Thật tầm thường, chẳng có gì mới mẻ.Tôi nghĩ anh Thiên Sứ gọi GS Đào Vọng Đức là thày vì kính trọng tuổi tác, đạo đức, trình độ, tư duy,... và có chút tri kỷ khi có người hiểu mình, chứ có lẽ GS Đức cũng chưa từng giảng bài cho anh Thiên Sứ lần nào. Ở đời tìm được tri kỷ hiếm lắm. Nhưng anh Thiên Sứ nên cẩn thận, kẻo cái bọn "tư duy ở trần đóng khố" lại lu loa lên là anh mượn danh thày Đức để "đánh bóng tên tuổi" đấy. Ở đời còn lắm kẻ tiểu nhân, suy bụng ta ra bụng người lắm!!!
  14. Người Việt Nam không bao giờ muốn chiến tranh, nhưng khi có chiến tranh, khổ thì khổ thật, nhưng luôn chiến thắng. Người Việt nhỏ bé hiền hòa nhưng lại là một dân tộc thiện chiến (không phải hiếu chiến). Nếu chiến tranh với TQ sảy ra, dù không muốn, chắc chắn có rất nhiều đau thương, gian khổ. Nhưng dù sao cũng không thể bì với sự khốc liệt của những năm tháng kháng chiến trước kia. Đồng thời, một số cơ hội sẽ được mở ra:- Thú nhất là sự đoàn kết dân tộc sẽ được củng cố. - Thứ hai là thanh lọc bớt những phần tử cơ hội trong xã hội, đặc biệt là trong giới cầm quyền. - Thứ 3 là cơ hội duy nhất cho sự thu hồi trọn vẹn lãnh thồ Hoàng Sa, Trường sa. Vấn đề còn lại là sự chuẩn bị âm thầm nhưng khôn ngoan, tích cực cho tình huống xấu nhất. Thú thực, nếu có chiến tranh với TQ, tôi thấy thật đáng thương cho dân TQ, một đám trọc phú mới thoát kiếp ăn mày đã huênh hoang kệch kỡm, quên hết những năm tháng nhục nhã ê chề, vênh vang chà đạp người khác mà không biết rằng, có cái nhục nhã ê chề mới không kém phần khốc liệt đang chờ đợi chúng .
  15. Từ xưa tới nay, trong hầu hết các cuộc tranh chấp, ngưởi VN hay nín nhịn, mềm mỏng. Nhưng chưa bao giờ nín nhịn, mềm mỏng có hiệu quả làm đối phương tỏ ra biết điều. Nín nhịn chỉ có ý nghĩa là tranh thủ thời gian chuẩn bị tích cực cho tương lai, hoàn toàn không có ý nghĩa giải quyết xung đột. Nếu LD cho rằng nín nhịn sẽ dần dần giải quyết được vấn đề thì sẽ là sai lầm nghiêm trọng. Tinh thần cách mạnh luôn luôn ở thế tiến công mà các thế hệ trước luôn giữ vững đâu rồi?Chúng ta hãy tranh thủ thời gian, chuẩn bị tích cực cho tình huống xấu nhất, mặc dù không mong muốn điều đó sảy ra. Nhưng nó sẽ sảy ra nếu chúng ta chỉ nín nhịn tiêu cực. Muốn nó không sảy ra, chỉ có các chuẩn bị tích cực.
  16. Ồ! Vậy thì xin lỗi!Nếu tôi hiểu nhầm thì tốt quá! Thân mến!
  17. Bạn hiểu nhầm rồi. Không ai tìm nguyên nhân tai nạn khủng khiếp này từ thày bói cả, mà đang tìm nguyên nhân từ các điều bạn nói. Ở đây chỉ bàn đến khía cạnh dự báo theo lý học Đông phương có độ tin cậy đáng king ngạc. Hai vấn đề này khác hẳn nhau, không thể lẫn lộn được. Bởi vì đây là trang web nghiên cứu lý học nên đề cập đến những khía cạnh liên quan tới lý học chứ không phải trang web về kỹ thuật an toàn, xã hội hay pháp luật... Tôi nghĩ, bạn đã vào đây thì tất biết rõ điều nàyThân mến!
  18. Thật đáng căm phẫn!!! Rồi đây, trên dương thế chúng sẽ bị nghìn đời phỉ nhổ! Dưới suối vàng chúng làm sao dám ngẩng mặt nhìn liệt tổ liệt tông!
  19. Nguyên lý vận động, ý nghĩa các đồ hình tôi đã trình bày khá kỹ trong chuyên mục rồi. Khá dài. Bạn hãy chịu khó đọc vậy.Tuy nhiên, tôi đã phát triển và hoàn thiện thêm nhiều. Khi có dịp thuận tiện xin trình bày cùng các bạn. Thân mến!
  20. Vũ trụ vận động do Khí âm "động". Vũ trụ bảo tồn, cản trở vận động do khí dương "tịnh". Sự tương tác theo hai hướng "tịnh" và "động" đạt sự cân bằng tạm thời trong một trạng thái, gọi là trạng thái quân bình âm dương. Vũ trụ vật lý tồn tại và bền vững trong trạng thái âm dương quân bình này. Những hằng số vật lý, những định luật bảo toàn, nguyên lý tương ứng, ... chỉ là những biểu hiện cụ thể của trạng thái quân bình âm dương mà thôi. Tuy nhiên, mọi trạng thái quân bình âm dương luôn là quân bình động, tất yếu phải có lúc, những định luật bảo toàn, nguyên lý tương ứng, ... trên bị phá vỡ. Chỉ có điều, chắc là còn rất lâu, dăm chục tỷ năn nữa chả hạn!!!Tuy nhiên, ngay thời hiện tại cũng đã tồn tại những giới hạn mà những định luật và nguyên lý trên không có giá trị. Ví dụ, trong lĩnh vực vật lý: thời gian và kích thước Plank, bên trong lỗ đen Vũ trụ, ... là những đối tượng mà trạng thái quân bình âm dương chưa xác lập, những định luật vật lý hiện hành không áp dụng được cho chúng. Hay nhiều quá trình tâm lý, xã hội, ... cũng không phải dễ dàng có chỗ đứng cho các hằng số, định luật, nguyên lý đó, ngay cả đối với "lưỡi dao cạo của ông Occam" cũng vậy!!! bởi vì, ở đây, quá trình quân bình âm dương luôn luôn bị phá vỡ và tái lập trong thời gian mà ta dễ dàng nhận biết. Vật lý hiện đại được xây dựng trên nền tảng của trạng thái quân bình âm dương, do đó, những định luật, nguyên lý của nó cũng không còn đúng trong trạng thái chưa quân bình âm dương. Học thuyết ADNH mô tả cả các trạng thái quân bình cũng như chưa quân bình âm dương và đương nhiên nó đúng và áp dụng được cho cả hai trường hợp đó. Học thuyết ADNH bao trùm tất cả!
  21. Trong "Cơ sở học thuyết ADNH" em có những phân loại sau:- Trường khí âm dương sơ cấp: các hạt vật chất vật lý, như anh nói, có thể tương ứng với "tinh" - Trường khí âm dương thứ cấp bậc 1 sinh ra bởi trường khí âm dương sơ cấp (hạt vật chất), có thể tương ứng với "Khí" - Trường khí âm dương thứ cấp bậc 2, sinh ra bởi trường khí âm dương sơ cấp và thứ cấp bậc 1 tương tác với môi trường xung quanh, có thể tương ứng với "Thần" - ... Linh hồn là tập hợp tất cả trường khí âm dương thứ cấp của một con người. Sự sinh ra của trường khí âm dương, hay bất cứ cái gì, xuất phá từ một mầm mống chưa bộc lộ trong Đạo (Bản thể của Thực tại, hàm chứa và bao trùm tất cả) gặp điều kiện thuận lợi (có sự hỗ trợ của trường khí âm dương lân cận) phát triển thành hiện thực. Trong các trường khí âm dương đó, chỉ duy nhất trường khí âm dương sơ cấp có khối lượng, hình dáng hình học, mà ta đo được, do xuất hiện từ thời Tiên thiên, không thời gian còn rất đậm đặc, sau đó tan vỡ ra mà thành. Các trường khí âm dương còn lại xuất hiện trong thời kỳ Hậu thiên, không thời gian đã dãn không thể co lại được nên không có khối lượng và hình dáng hình học xác định. Tất cả các cơ chế biến đổi đó đều được suy ra từ khái niệm Đạo, âm động, dương tịnh. Kính anh tham khảo!
  22. Khi phát biểu bạn cần nghiên cứu kỹ vấn đề đã. Phải làm chủ hoàn toàn kiến thức đã tiếp thu, sau đó mới xem có vấn đề gì không. Nếu có mới tư duy và sáng tạo ra phương án giải quyết. Sự học gồm 3 bước lần lượt, không nhảy cóc được:- Bước 1: Thuần túy tiếp thu kiến thức của người - Bước 2: Hoàn toàn làm chủ kiến thức đã học - Bước 3: Sáng tạo phát triển thêm. Khi ấy phát biểu của mình mới có trọng lượng và đóng góp thêm vảo kiến thức chung. Chứ phát biểu như thế này anh Thiên Sứ gọi là phát biểu "long phong" đấy. Không tin bạn hỏi anh ấy xem. Thân mến!
  23. Thực ra, kết luận đúng như sau: Tích số Vận tốc ánh sáng trong không gian với độ co không gian trên quĩ đạo của nó là hằng số: c.γ = 300.000km/s Hệ số γ thể hiện ảnh hưởng của không thời gian tới tốc độ ánh sáng.
  24. Em cho rằng câu này không sát nghĩa với cái mà Einstein muốn nói. Ông ta có lẽ chỉ muốn nói rằng tốc độ ánh sáng chỉ là tốc độ tới hạn của những hạt vật chất có khối lượng mà thôi. Về điểm này, nếu như thế, thì em cho rằng ông ta đúng. Nhưng Vũ trụ không chỉ có những hạt vật chất có khối lượng mà có thể còn nhiều thứ khác nữa, và tốc độ của chúng không bị giới hạn bởi tốc độ ánh sáng c.Nếu anh quan niệm " có thuộc tính vật chất" là như thế, tuy rằng cũng còn rất khó minh định bởi còn phụ thuộc sự cảm nhận (cảm giác), thì em cũng cho rằng, không thời gian không có "thuộc tính vật chất". Em cho rằng, Không thời gian là một mặt không thể tách rời của vật chất, nó thể hiện một phần thuộc tính cơ bản của vật chất là vận động, biến đổi. Không thể có không thời gian tách rời vật chất và ngược lại, cũng không thể có vật chất tách rời không thời gian. Khi không thời gian biến mất hay vật chất biến mất, và hệ quả là năng lượng cũng biến mất thì đương nhiên, Thực tại trở về Thái cực, hay nói như cách diễn đạt của anh "chính là /0/ tuyệt đối. Vậy, ngày nay, khi đã có vật chất, không thời gian thì rõ ràng cái "/0/ tuyệt đối" kia cũng không còn, hay mất đi. Đó là lý do em cho rằng khi Vũ trụ hình thành thì Thái cực (một trạng thái của Thực tại khi âm dương, hay Vật chất, chưa được sinh ra) mất đi, nhưng Bản thể của nó là Đạo (Bản thể của Thực tại) vẫn hiện diện vì Thực tại vẫn hiện diện. Ở đây ta cũng thấy rằng, năng lượng, cùng với Vật chất được sinh ra từ khởi nguyên Vũ trụ là Thái cực. Nói cách khác, đây là sự vi phạm định luật bảo toàn năng lượng nếu công nhận khởi nguyên của Vũ trụ là Thái Cực!!! Em đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này và thấy được giới hạn của định luật bảo toàn năng lượng. Kính anh!
  25. Chẳng có sự nhầm lẫn nào ở đây cả! Chỉ là không hiểu ý nhau trong diễn đạt mà thôi.Nếu cùng được đào tạo trong một hệ thống như nhau thì tự khắc hiểu đúng ý nhau thôi. Khoa học về đại thể vẫn đúng với thực tế khách quan về những nguyên lý mà nó phát biểu, chỉ có một số vấn đề cần xét kỹ hơn về cách hiểu và phạm vi xác định mà thôi. Thân mến!