Vo Truoc
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
787 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
13
Vo Truoc last won the day on Tháng 4 8 2021
Vo Truoc had the most liked content!
Danh tiếng Cộng đồng
337 ExcellentAbout Vo Truoc
-
Rank
Hội viên chính thức
- Birthday
Contact Methods
-
Website URL
http://
Xem hồ sơ gần đây
4.497 lượt xem hồ sơ
-
Đã một tuần đăng bài tóm lược so sánh Thuyết Tuyệt đối với khoa học hiện đại (bao gồm Thuyết Tương đối, Cơ học lượng tử và Bigbang) mà không thấy anh chị em nào quan tâm nhỉ. Một chủ đề khoa học hiện đại và mới lạ như thế, được phát triển bởi người Việt, được trình bày tóm lược dễ hiểu, lại được suy ra từ học thuyết ADNH Việt tộc do đó có khả năng tôn vinh văn hóa Việt, rất phù hợp với tinh thần của Diễn đàn, mà sao bị lạnh nhạt thế. Thật khó hiểu. Có lẽ tôi dừng ở đây vì thấy mình vô duyên quá! Thân ái!
-
Thưa các bạn ! Để nội dung không quá dài, khó theo dõi, trước khi pos tiếp, tôi xin tóm tắt những đặc điểm đã được trao đổi của Thuyết Tuyệt đối trong sự so sánh với khoa học hiện đại để anh chị em dễ dàng góp ý, phản biện như sau: - Thuyết Tuyệt đối xác định rằng, Vũ trụ là một trường khí âm dương bao gồm 2 mặt không thể tách rời là Khí (Vật chất) và Không-thời gian. Đến lượt nó, Khí (Vật chất) lại bao gồm Khí âm, Khí dương, Không-thời gian bao gồm không gian, thời gian và chúng cũng không thể tách rời, cái này là điều kiện tồn tại của cái kia. Một quan niêm như thế cho phép thấy rõ bản chất, thuộc tính của vật chất, không gian, thời gian và quan hệ hữu cơ giữa chúng. - Trên cơ sở đó, Thuyết Tuyệt đối xác định hệ số co dãn không thời gian ζ như một thông số đặc trưng cho vật chất và không thời gian, bổ xung vào hệ qui chiếu vât lý. - Thuyết Tuyệt đối chứng minh trong hệ qui chiếu địa phương, vận tốc ánh sáng là c không thay đổi (không phải tiên đề) và chỉ rõ, vận tốc ánh sáng phụ thuộc ζ trong những hệ qui chiếu khác theo công thức: V = c/ζ2 - Thuyết Tuyệt đối đưa ra Tiên đề về áp lực vật chất trong không gian tác động lên một vi phân thể tích theo công thức: pm = Kρmζ và suy ra áp suất và mật độ vật chất trong không gian như sau: p = pmaxe1 – τ ρ = ρmaxτe1 - τ Từ đây, Thuyết Tuyệt đối dễ dàng suy ra công thức năng lượng E = mc2/τ mà công thức nổi tiếng của Anhxtanh E = mc2 chỉ là trường hợp riêng khi τ = 1 trong hạt vật chất. Những kết quả trên là rất cơ bản và mới mẻ đối với khoa học hiện đại Thân ái !
-
Như trên đã thấy, Khí (Vật chất), bao gồm Khí dương – tịnh, tràn đầy không thời gian, tất nhiên nó sẽ tạo ra một áp suất pm nào đó lên một vi phân thể tích trong không gian. Áp suất pm này phụ thuộc vào hệ số co dãn không thời gian ζ của môi trường vả mật độ vật chất ρm có trong vi phân không gian đó và gọi là áp suất hấp dẫn. Mật độ ρm và ζ càng lớn thì pm càng cao. Do tính tịnh thể hiện sự co cum, tập trung ... nên phương của áp suất đó có phương hướng vào vi phân không gian đó. Sự phụ thuộc này có thể theo một hàm số nào đó mà ta khó lòng tính được. Do đó, Thuyết Tuyệt đối đưa ra một Tiên đề cho rằng, đó là phụ thuộc tuyến tính. Vì thế ta có Tiên đề 1: Áp lực hấp dẫn lên một vi phân vật chất phải tỷ lệ với hệ số co giãn không thời gian môi trường ζ và mật độ trường khí âm dương ρm trong bản thân vật chất ấy: pm = Kρmζ Khi mật độ ρm = ρ là mật độ vật chất của môi trường, ta được áp suất của vật chất trong không gian có hệ số co dãn không thời gian ζ là: p = Kρζ. Khi tính đến thuộc tính đàn hồi của Khí (vật chất), qua một số không lớn biến đồi toán học ta thu được phương trình vi phân của phân bố áp suất p và mật độ vật chất trong không gian là: dp/p = - dτ dρ/ρ = - (τ – 1)dτ/τ Với τ = Q/ζ , Q = c2/K Giải phương trình vi phân trên ta được công thức tính áp suất và mật độ vật chất trong không gian như sau: p = pmaxe1 – τ ρ = ρmaxτe1 - τ Với pmax , ρmax là áp suất và mật độ vật chất trong không gian khi ζ = ζmax = Q hay τ = 1 Suy ra: pmax = KρmaxQ => pmax = c2ρmax Theo lý thuyết đàn hồi, ta cũng có, áp suất p chính bằng mật độ năng lượng của môi trường. Suy ra, năng lượng tiềm tàng của thể tích V vật chất có độ co dãn không thời gian ζ là: E = Vp = Vpmaxe1 – τ = V c2ρmaxe1 – τ = Vc2ρ/τ =mc2/τ => E = mc2/τ Trong trường hợp ζ = ζmax = Q hay τ = 1 thì: E = mc2 Đó chính là công thức năng lượng nổi tiến của Anhxtanh. Ta cũng dễ dàng suy ra, hạt vật chất thông thường chính là Khí (vật chất) khi có ζ = ζmax = Q hay τ = 1. Như vậy, các bạn cũng thấy, Thuyết Tuyệt đối dễ dàng chứng minh công thức E = mc2/τ còn tổng quát hơn công thức năng lượng nổi tiếng của Anhxtanh, hay công thức E = mc2 của Anhxtanh chỉ là trường hợp riêng khi τ = 1. Ngoài ra, Thuyết Tuyệt đối còn đưa ra công thức tính mật độ năng lượng và mật độ vật chất trong không gian mà khoa học hiện đại ngày nay còn chưa biết tới.
-
Xin sửa thành: Như vậy, Thuyết Tuyệt đối cũng cho kết quả như Thuyết Tương đối về vận tốc ánh sáng nhưng trong Thuyết Tương đối ta phải công nhận nó như một Tiên đề, còn trong Thuyết Tuyệt đối, ta thấy rõ bản chất thực của nó, đó chỉ là một kết luận logic vật lý. Xin lỗi !
-
Với cách hiểu như trên về cấu tạo Vũ trụ (Trường khí âm dương) ta thấy ngay rằng, ở đâu có Không-thời gian, thì ở đó có vật chất và chúng khác nhau ở hệ số co dãn không thời gian ζ. Ở nơi nào ζ lớn thì vật chất đậm đặc hơn, thời gian trôi chậm hơn, không gian nhỏ hơn so với nơi có ζ lớn. Không gian ta đang sống cũng tràn đầy Khí (vật chât) với ζ = 1 (vì ta chọn đây là Hệ qui chiếu), ở trong các hạt vật chất thì ζ rất lớn. Ngoài ra, vật chất (Khí) bao gồm Khí âm, Khí dương. + Khí âm vốn động nên làm cho ζ dao động dẫn đến không tời gian và vật chất cũng vận động, rung lắc không ngừng. + Khí dương vốn tịnh, luôn chống lại bất kỳ sự thay đổi, biến động nào, dẫn đến một kết luận quan trọng: Vật chất và không thời gian của nó là một khối đàn hồi. Do đó, nó có mật độ vật chất ρ nào đó, một suất đàn hồi E* nào đó tương ứng với ζ. Theo lý thuyết đàn hồi, vận tốc truyền sóng trong không gian đàn hồi (ví dụ sóng âm trong nước hay không khí) là v = (E*/ρ)1/2 không thay đổi khi E*/ρ không đổi (khi ζ không đổi). Vận tốc truyền sóng trong không gian ta đang sống có ζ = 1 chính là vật tốc ánh sáng c = 300000 (km/s) vì ánh sáng cũng là một dạng sóng lan truyền trong không gian. Đó chính là tiên đề của Anhxtanh về vận tốc ánh sáng trong chân không của Thuyết Tương đối. Như vậy, Thuyết Tuyệt đối cũng cho kết quả như Thuyết Tương đối về vận tốc ánh sáng nhưng trong Thuyết Tương đối ta phải công nhận nó như một Tiên đề, còn trong Thuyết Tương đối, ta thấy rõ bản chất thực của nó, đó chỉ là một kết luận logic vật lý. Mặt khác, Thuyết Tuyệt đối phủ nhận một chân không, cơ sở của Tiên đề Anhxtanh, mà chỉ rõ, khắp nơi trong Vũ trụ đều tràn ngập vật chất (Khí) với hệ số co dãn không thời gian ζ khác nhau. Nếu đứng trên vị trí của ta (Hệ qui chiếu có ζ = 1) quan sát thông số vật lý tại vị trí có hệ số co dãn không thời gian ζ nào đó, ta dẽ thấy độ dài L giảm đi ζ lần (L còn L/ζ), đồng hồ chạy chậm lại ζ lần, (dt còn dt/ζ), vận tốc giảm đi ζ2 lần (v còn v/ζ2). Điều đó có nghĩa là, vận tốc ánh sáng tại nơi có hệ số co dãn không thời gian ζ, khi quan sát tại nơi có ζ = 1, là c/ζ2. Nếu ζ > 1 ta sẽ thấy ánh sáng di chuyển chậm hơn c, nếu ζ < 1 ta sẽ thấy ánh sáng di chuyển nhanh hơn c. Vì coi không gian là trống rỗng, không thấy được hệ số ζ nên Thuyết Tương đối không thấy được sự khác biệt này của vận tốc ánh sáng (tương đương trường hợp ζ như nhau tại mọi vị trí trong không gian). Tuy nhiên, nếu ta quan sát trong Hệ qui chiếu có độ co dãn không thời gian ζ đó (Hệ qui chiếu địa phương), ta sẽ vẫn thấy L là L, dt vẫn là dt, v vẫn là v và c vẫn là c, không có sự thay đổi nào. Tức là, trong các Hệ qui chiếu địa phương, mọi đại lượng vật lý đều không thay đổi (không phụ thuộc ζ) Sở dĩ ta không quan sát được sự khác biệt này trong không gian ta đang sống là do ζ thay đổi rất nhỏ trong không gian. Theo tính toán của tôi, cách xa ta khoảng 13 tỷ km thì ζ mới thay đổi 1phần ngàn.
-
Thực ra, khoa học hiện đại cũng đã biết về hệ số co dãn không thời gian ζ. Cụ thể, Thuyết Tương đối cho rằng, trong một hệ qui chiếu chuyển động, không gian bị co lại theo phương chuyển động theo hệ số γ = 1/(1 – β2)1/2, thời gian cũng bị co lại theo tỷ số γ này. Khoa học cũng biết rằng, không thời gian bị co lại khi bị ảnh hưởng của khối lượng cực lớn. Tuy nhiên, do không hiểu về bản chất nên không đánh giá được tầm quan trọng của hệ số co dãn không thời gian ζ nên khoa học hiện đại đã bỏ qua, không xét hệ số này như một đặc trưng của không thời gian. Hậu quả là khoa học đang vấp phải nhiều mâu thuẫn, vấn nạn không thể vượt qua mà nhiều tác giả đã đề cập. Trong nỗ lực giải quyết những vấn nạn này, các nhà khoa học đã tưởng tượng và đặt ra rất nhiều giả thuyết, nhiều khi rất khôi hài, hoang tưởng... làm tiêu tốn rất nhiều trí lực và vật lực một cách vô ích, làm chậm bước tiến của nhân loại. Thuyết tuyệt đối, trên cơ sở học thuyết ADNH cho rằng, Vũ trụ chẳng qua chỉ là một Trường khí âm dương. Trường khí âm dương gồm 2 mặt không thể tách rời là Khí (có đặc trưng là âm-động) và Không-thời gian (phương tiện mô tả, thể hiện tính âm-động ấy của Khí). Khí, chính là vật chất, cũng do 2 mặt không thể tách rời là Khí âm (động) và Khí dương (tịnh) tạo nên. Không-thời gian cũng do 2 măt không thể tách rời là không gian và thời gian tạo nên. Trường khí ân dương = Khí (Vật chất) + Không-Thời gian Khí (Vật chất) = Khí âm + Khí dương Không-Thời gian = Không gian + Thời gian Trên cơ sở này, ta dễ dàng hiểu được một số luận điểm vẫn còn lờ mờ trong Triết học và Vật lý ngày nay, làm tốn rất nhiều giấy mực, như: Không gian là gì? Thời gian là gì? Vật chất là gì? Tại sao không gian và thời gian sẽ mất đi nếu Vật chất biến mất? (Bởi vì chúng là những mặt không thể tách rời của một Trường khí âm dương). Tại sao Vật chất luôn vận động? (Bởi vì nó có Khí âm-động), Tại sao vật chất tồn tại như những hạt, những thực thể? (Bởi vì nó có Khí dương-tịnh)... Trong quá trình tương tác âm dương, vật chất phân bố trong Vũ trụ với những mật độ khác nhau làm cho Không-thời gian với tư cách là một mặt không thể tách rời vật chất, phản ánh thuộc tính của vật chất, cũng phải khác nhau tương ứng với những mật độ khác nhau đó. Thời gian sẽ trôi nhanh chậm khác nhau, cây thước cũng dài ngắn khác nhau. Đặc trưng cho sự khác nhau đó chính là hệ số co dãn không thời gian ζ. Ý nghĩa của hệ số co dãn không gian chính là độ co của một vi phân độ dài dL khi ta dời nó từ vị trí được chọn với ζ = 1 làm mốc tới vị trí có độ co dãn không gian ζ tương ứng thành dLζ: ζ = dL/dLζ Ý nghĩa của hệ số co dãn thời gian là: thời gian tại vị trí có độ co giãn thời gian ζ trôi chậm hơn thời gian tại vị trí có ζ = 1 ζ lần : ζ = dt/dtζ Trên cơ sở hiểu rõ vật chất, không gian, thời gian như thế, Thuyết Tuyệt đối cho rằng hệ số co dãn không thời gian là một thông số hết sức cơ bản, xác định thuộc tính của không gian, thời gian và vật chất nên cần hiết đưa vào Hệ qui chiếu. Và quả thật, những kết quả mà Thuyết Tuyệt đối thu được rất mới mẻ, tổng quát, mang tính triết học cao.
-
Khác biệt thứ nhất: Hệ tọa độ Trong khoa học hiện đại, đặc trưng của một điểm trong không gian hoàn toàn được xác định bằng vị trí của nó. Vì vậy, ngày nay, giới khoa học thường dùng Hệ tọa độ Đề-các gồm 3 trục vuông góc (Ox, Oy, Oz) để xác định vị trí của điểm M tương ứng với 3 thông số tọa độ của nó là x, y, z và ký hiệu là M(x, y, z). Thuyết Tuyệt đối cho rằng, ngoài vị trí còn có độ co dãn không thời gian ζ tại vị trí ấy mới đủ đặc trưng cho một điểm M trong không gian. Do đó, Thuyết Tuyệt đối, ngoài dùng một Hệ tọa độ Đê-các, còn dùng thêm một trường hệ số co dãn không thời gian ζ để xác định điểm M, gồm 4 thông số tương ứng với 3 thông số tọa độ của nó là x, y, z và 1 thông số độ co dãn không thời gian ζ và ký hiệu là M(x, y, z, ζ). Như vậy, Thuyết Tuyệt đối khảo cứu sự vật nhiều hơn so với khoa học hiện đại một thông số là hệ số co dãn không thời gian ζ, đương nhiên sẽ toàn diện hơn, phản ánh thực tại khách quan chính xác hơn. Tôi xin lưu ý rằng, khác biệt về Hệ tọa độ là khác biệt hết sức cơ bản, tác động đến hầu hết những tính toán của một lý thuyết.
-
Anh chị em trên diễn đàn thân mến! Đã gần 2 năm tôi cho ra mắt Thuyết Tuyệt đối trong sách "Cơ sở Học thuyết Âm dương Ngũ hành" (tập 1) và hầu như không có phản hồi gì. Có lẽ vấn đề không được quan tâm hoặc nội dung quá dài, quá mới lạ quá khó tiếp thu do trái với những gì chúng ta vẫn được nghe, được học. Vì vậy, với mong muốn nội dung Thuyết Tuyệt đối được dễ tiếp thu hơn, bạn đọc thấy được ý nghĩa của nó và rộng đường phản biện, tôi xin mở Topic " So sánh Thuyết Tuyệt đối với Thuyết Tương đối, Cơ học lượng tử, BigBang" để bạn đọc đỡ mất thời gian, sức lực, hiểu được nội dung Thuyết Tuyệt đối và trao đổi, phản biện cùng tôi. Thuyết Tuyệt đối được tôi xây dựng là những kết luận được rút ra một cách trực tiếp từ Học thuyết Âm dương Ngũ hành trong văn hóa Việt (không phải Tàu). Do đó, theo tôi, ngoài ý nghĩa trong khoa học Vật lý, nó còn có ý nghĩa lớn trong việc phục hưng văn hóa Việt. Phương pháp và logic suy luận hoàn toàn thông thường như chúng ta vẫn học trong nhà trường vậy. Rất mong các bạn trao đổi, phản biện nhiệt tình và xây dựng. Thân ái!
-
Các nhà khoa học không tự nhiên đưa ra quan niệm không thời gian tương đối hay tuyệt đối một cách vô căn cứ, mà nó xuất phát từ các công thức thu được trong quá trình tính toán. Những luận điểm của sự tương đối trong thuyết tương đối bắt nguồn từ các công thức biến đổi Lorentz. Nếu những quan điểm đó sai là do những công thức đó sai hay chưa cính xác Những quan điểm về "tuyệt đối" của bạn chỉ dựa vào trực quan đơn giản, hơn nữa, không có sự hỗ trợ của những tính toán lý thuyết cũng như thực nghiệm nên tính thuyết phục không cao, theo tôi là không đúng.
-
Tôi không bàn đến những luận điểm khác cùa Ts Vũ Huy Toàn, tôi chỉ quan tâm đến quan điểm về vấn đề hệ qui chiếu quán tính của ông. Rõ ràng các nhà khoa học mới chỉ chứng minh chặt chẽ các công thức của mình trong HQC quán tính (v = const) nhưng đã vội mở rộng cho các trường hợp vận tốc bất kỳ và lơ đi vấn đề là công thức chỉ mới được chứng minh co trường hợp v = const. Có thể mở rộng đó không sai với thực tế khách quan nhưng vẫn không được chứng minh chặt chẽ về lý thuyết. Vì thế mới có những "bắt bẻ" cùa TS Vũ Huy Toàn và về lý thuyết mà nói, bắt bẻ đó không sai. Mặt khác, ngay Einstein đã bị chỉ ra sự thiếu logic khi đưa ra công thức này, mặc dù công thức đúng. Rõ ràng, logic dẫn đến công thức này và cách chứng minh của tôi trong "Cơ sở học thuyết ADNH" (Tập 1) rất đơn giản và tự nhiên, "thoáng" hơn nhiều so với thuyết tương đối, mà lại tổng quát hơn.
-
So với bản đã post trên diễn đàn này, sách "Cơ sở học thuyết ADNH" (Tập 1) đã xuất bản của tôi có một số chỉnh sửa. Tôi đã đề nghị quả trị viên cho chỉnh sửa nhưng không được đáp ứng. Do đó, tuy bản chất không thay đổi, nưng chắc sẽ có một số sai lệch. Bạn nên lưu ý khi nghiên cứu.
-
Mời bạn tham khảo mục VI.8 nói về đoạn chứng minh của tiến sỹ Ngô Thanh Vân theo địa chỉ dưới đây: https://vuhuytoan.files.wordpress.com/2007/07/2-cosocuavlyhochiendai.pdf
-
Xin lỗi vì không hiểu ý bạn. Như đã thông tin trước, tác phẩm "Cơ sở học thuyết Âm dương Ngũ hành" (Tập 1) của tôi đã được xuất bản (cuối tháng 10). Tập 1 gồm 2 chương: Chương I: Chân tướng Thực tại, Chương II: Thuyết tuyệt đối. Nếu bạn quan tâm và cho địa chỉ chính xác, tôi có thể tặng bạn một cuốn theo đường bưu điện và mong chờ phản biện của bạn.
-
Bạn nói về sự già đi nhanh hơn của một người so với một người khác khi được sinh ra cùng một thời điểm là "nghịch lý" hay trái với logic thông thường là không chính xác. Trong cuộc sống thường nhật, thậm chí người ít tuổi trông già hơn người nhiều tuổi hơn là hết sức phổ biến và bình thường. Nguyên do là sự già cả không chỉ phụ thuộc vào thời điểm sinh ra mà còn phụ thuộc hoàn cảnh, điều kiện sống của đối tượng. Trong cái gọi là nghịch lý song sinh, hai anh em song sinh nhưng lại sống một thời gian khá dài trong hai điều kiện sống khác nhau: một người như chúng ta, còn người kia trên tàu Vũ trụ có tốc độ cao và thời gian trên đó trôi chậm hơn, và do đó, anh ta trẻ hơn là chuyện thuận lý chứ không có gì là nghịch lý cả. Cũng tương tự như 2 anh em song sinh nhưng số phận trớ trêu làm một người sống trong vất vả, nghèo khó còn người kia trong lầu son gác tía thì người kia trẻ hơn người khác là hết sức bình thường. Nếu anh ta không trẻ hơn thì mới là không thuận lý của thuyết tương đối. Trong cái gọi là nghịch lý đấu súng của bạn đưa ra, thứ tự sự trúng đạn của anh A và B không chỉ phụ thuộc vào sự chêng lệch về thời điểm nổ súng mà còn phụ thuộc vào tốc độ bay của viên đạn, tốc độ chuyển động của người quan sát. Nếu anh B nổ súng trước nhưng tốc độ viên đạn chậm hơn thì anh ta vẫn có khả năng trúng đạn trước như thường. Mà tốc độ của viên đạn lại phụ thuộc vào chuyển động của người quan sát. Nếu bạn đặt bài toán đấu súng một các chi ly, như cho thời gian nổ súng trước của B so với A là dt, vận tốc các viên đạn do B và A bắn là Vb, Va, vận tốc chuyển động của người quan sát là Vqs, ... và tính toán theo các công thức của thuyết tương đối hẹp thì không thấy có gì là “nghịch lý” ở đây cả. Bài toán chỉ gặp nghịch lý khi thứ tự chết (chứ không phải thứ tự bắn) của A và B tùy thuộc người quan sát. Tuy nhiên, điều này không sảy ra hay ngịch lý không hiệu lực. Anh đã biết, tôi không phải là người ủng hộ thuyết tương đối hẹp, nhưng tôi luôn khách quan trong những suy luận khoa học.
-
Những kết luận bạn đưa ra tôi chưa thấy sự vô lý (nghịch lý) nào cho thuyết tương đối ở đây cả. Mong anh phân tích kỹ hơn. Trong thuyết tương đối hẹp, người bắn trước trúng đạn trước cũng là điều bình thường mà, không phải là nghịch lý. "Nghịch lý" 2 anh em sinh đôi cũng không có gì nghịch lý cả, bình thường thôi. Tóm lại mong bạn chỉ rõ tính bất hợp lý trong "nghich lý đấu súng" của bạn Lúc ấy bạn có một lý thuyết khác chứ không phải học thuyết Âm dương Ngũ hành nữa. Thực ra do không hiểu những khái niệm được cổ nhân đưa ra nên nhiều người hết sức tùy tiện thêm cái này cái kia, sửa cái này cái kia ... làm rối mù lên. Tuy nhiên, do học thuyết đã thất truyền và sai lệch, do đó phải chỉnh sửa lại là yêu cầu tất yếu. Sử lý được mâu thuẫn này không phải là đơn giản