Sophia
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
46 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
4 NeutralAbout Sophia
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
(tiep theo) Các hiện vật Sử dụng máy Radar xuyên đất, Ron Wyatt đã khám phá ra một khoang trống ở bên mạn phải của con tàu. Ông khoan vào bên trong khoang trống này để lấy mẫu và đã thu được những thứ rất thú vị. Trái: lỗ khoan dò. Phải: phân động vật hóa thạch Trái: gạc hươu hóa thạch. Phải: một chùm lông mèo Có lẽ khám phá quan trọng và đáng kinh ngạc nhất thu được từ hiện trường là một miếng gỗ đã hóa thạch. Khi mới được tìm thấy, người ta tưởng rằng đó là một miếng gỗ đơn thuần của sàn tàu. Nhưng khi kiểm tra kỹ lưỡng hơn, nó hóa ra gồm 3 tấm ván khác nhau, được cán mỏng sau đó gắn chặt với nhau bằng một loại keo dán hữu cơ. Nó rất giống với cách chế tạo gỗ dán của chúng ta ngày nay! Gỗ dán có sức bền lớn hơn nhiều so với gỗ thường. Điều này chứng tỏ người cổ xưa có trình độ công nghệ rất cao. Trái: Các kiểm tra do phòng thí nghiệm Galbraith Labs tại Knoxville, Tennessee, Mỹ thực hiện, cho thấy mẫu gỗ hóa thạch chứa 0,7% carbon hữu cơ. Phải: Bên trong mẫu gỗ dán cực kỳ cổ xưa đã hóa thạch này, người ta tìm thấy dấu vết của những cây đinh sắt Kiểm tra cho thấy phần keo dán rỉ ra từ các lớp gỗ. Bề ngoài của mẫu vật từng được phủ một lớp nhựa đường, cũng đã hóa thạch. Điều thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn nữa, là người ta tìm thấy dấu vết của những cây đinh sắt bên trong mẫu gỗ dán cực kỳ cổ xưa đã hóa thạch này. Trong sách Khải huyền 6:14, Thần bảo Noah “hãy tự đóng một con tàu bằng gỗ gopher”. Từ “Gỗ gopher” này thực ra là lỗi dịch sai, đúng ra phải là “gỗ kopher”. Kopher nghĩa là nhựa đường, “gỗ kopher” nghĩa là gỗ được phủ nhựa đường. Ký tự tương đương với “g” và “k” trong tiếng Do Thái cổ Nguyên nhân là khi người ta dịch Khải huyền từ văn bản tiếng Do Thái cổ sang tiếng Anh, thì họ đã bị lẫn lộn giữa ký tự G và ký tự K, vốn có cách viết rất giống nhau trong tiếng Do Thái. Thực ra bản Bible tiếng Anh, phiên bản King James, có nhiều lỗi dịch sai tương tự như thế. Ví dụ: Acts 7:45 , Hebrews 4:8,… Đáng chú ý là nhiều phiên bản Bible các thứ tiếng khác lại dịch từ tiếng Anh ra, cho nên lỗi hiểu sai và dịch sai còn phổ biến hơn nhiều. Chúng ta thường bị dạy một cách quá bài bản rằng loài người trải qua “thời kỳ đồ đá”, “thời kỳ đồ sắt”, vv… Người ta xếp “thời kỳ đồ sắt” vào khoảng hơn 3.000 năm trước đây. Tuy nhiên, ở đây chúng ta có những cây đinh sắt, cắm bên trong một tấm gỗ dán đã hóa thạch, của một con tàu khổng lồ thời tiền sử. Mẫu vật đáng kinh ngạc nhất đã được khám phá nhờ các máy dò kim loại. Đội nghiên cứu đã xác định được một số vị trí mà ở đó có tín hiệu mạnh nhất. Sau khi đào lên, họ đã tìm thấy những cái đinh tán lớn có hình đĩa. Quan sát, chúng ta đều có thể thấy chỗ mà những đinh tán này đã được gõ bẹt đầu sau khi xỏ xuyên qua lỗ. Chiếc đinh tán cắm ngập vào phần thân gỗ hóa thạch. Kết quả phân tích cho thấy nó được làm bằng một loại hợp kim mà thành phần có chứa cả nhôm Người ta tiến hành phân tích để tìm hiểu xem kim loại gì đã được sử dụng để làm ra những cái đinh tán đó. Kết quả là: nó có chứa sắt (8.38%), nhôm (8.35%) và titan (1.59%). Nhưng đó chỉ là phần kim loại chưa bị rỉ sét hẳn, cho nên thành phần nguyên thủy ban đầu của thứ hợp kim kỳ lạ này chính xác gồm những gì vẫn còn là bí ẩn. Kết quả phân tích của phòng thí nghiệm Galbraith Sách giáo khoa nói rằng trong tự nhiên nhôm không tồn tại ở dạng kim loại, rằng đến cuối thế kỷ 19 người ta mới sản xuất được nhôm vì việc này đòi hỏi công nghệ luyện kim và kỹ thuật rất cao. Hợp kim Sắt-Nhôm tạo ra lớp nhôm ôxit mỏng có khả năng chống rỉ và ăn mòn rất tốt. Thành phần titan giúp hợp kim bền vững hơn. Có lẽ nhờ vậy mà những chiếc đinh tán còn tồn tại được đến tận ngày nay mà chưa bị rỉ nát. Tàu Noah bị lãng quên từ bao giờ? Cách con tàu vài km, người ta tìm thấy nhiều khối đá rất lớn, một số dựng đứng trong khi số khác nằm ngã trên mặt đất. Những khối đá này nặng nhiều tấn, có lỗ xuyên qua. Các nhà nghiên cứu đã xác định rõ rằng chúng là những cái neo, còn những cái lỗ là để buộc dây thừng. Những khối đá neo này thường có nhiều dấu khắc chữ thập. Những dấu khắc hình chữ thập trên những khối đá này là do những người hành hương từ thời Trung cổ tới đây để được chiêm ngưỡng con tàu huyền thoại. Thực ra, con tàu này đã nổi tiếng ngay từ thời Trung cổ, thậm chí là từ trước đó nữa. Địa điểm của con tàu này đã được ghi lại trong nhiều tài liệu lịch sử khác nhau. Sử thi Gilgamesh (niên đại ít nhất 2660 năm trước) nói rằng đỉnh núi Nisir là nơi an nghỉ của con tàu huyền thoại. Địa điểm trong thực tế tên là Nasar. Cổ thư Houd Sura 11:44 (thuộc bộ sách Koran) ghi: “Một giọng nói cất lên: “Đất hãy rút nước của ngươi. Trời hãy ngừng mưa của ngươi”. Hồng Thủy dịu đi và ý chí của Allah đã được thực hiện. Con tàu đến an nghỉ trên ngọn Al-Judi, và nghe thấy một giọng nói: “Những kẻ xấu ác đều đã chết“ “. Chính xác. Ngọn Al-Judi chính là nơi ban đầu con tàu nằm, trước khi bị dòng bùn cổ cuốn trôi xuống vị trí hiện nay. Cổ thư Khải huyền 8:4-5 (thuộc bộ sách Bible) ghi: “Và con tàu yên nghỉ vào tháng thứ 7, ngày 17 tháng ấy, trên dãy núi Ararat. Và nước rút liên tục cho đến tháng thứ 10: vào tháng thứ 10, ngày đầu tiên tháng ấy, [con tàu] được trông thấy trên đỉnh của các ngọn núi ấy”. (chính xác) Biên niên sử Ashurnasurpal II của Assyria (833-859 trước công nguyên) nói con tàu nằm lại ở phía nam của dòng sông Zab. (chính xác) Cuốn Theophilus của Antioch (115-185) nói rằng vào thời của ông người ta có thể trông thấy được con tàu trong những ngọn núi của người Arab. (chính xác) Vào thế kỷ 13, một du khách tên là Willam đã nói rằng ngọn núi Masis là vị trí mà con tàu nằm lại. Chính xác, ngày nay ngọn núi này có tên là Ararat. Cuốn Geographia của Ptolemy (1548) nói dãy núi Armenia là vị trí của con tàu. Du khách Nicolas de Nicolay (1558) cũng nói như vậy. (chính xác) Không phải ngẫu nhiên mà các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Babylonia, Lưỡng Hà, Sumeria, Peru, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, châu Mỹ, xứ Wales, Hawaii, Scandinavia, Sumatra, Polynesia, vv… tất cả đều có các phiên bản riêng của họ về một trận Đại Hồng Thủy cực lớn toàn cầu. Thống kê cho thấy toàn thế giới có khoảng 2.000 “truyền thuyết” như vậy. Dưới đây là phân tích sơ bộ một phần nhỏ trong số này. Bảng phân tích nội dung các câu chuyện Đại Hồng Thủy khắp toàn cầu (35/~2000). Phần lớn các câu chuyện đều cho biết đại ý rằng: Đại Hồng Thủy là do Thần tạo ra để hủy diệt loài người vì nhân loại thời kỳ đó đã không còn lương tâm đạo đức, không còn xứng làm người. Nhấn vào hình ảnh để phóng lớn. Báu vật quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ Ron Wyatt và đằng sau là tàn tích hóa thạch của con tàu Noah “huyền thoại”. Địa điểm tại độ cao 2.000m trên mực nước biển thuộc dãy núi Ararat này đã trở thành Công viên Quốc gia Noah’s Ark – Báu vật quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ Tờ báo lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ: Chính phủ xác nhận: “Đây là tàu Noah” http://youtu.be/cmF2ehsih5U Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ công nhận(video) Vào ngày 20/6/1987, Thống đốc tỉnh Agri của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố với thế giới rằng: Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Ataturk, cơ quan khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ… đã công nhận khám phá của nhóm thám hiểm Ron Wyatt. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công nhận vật thể hình chiếc tàu trên ngọn núi Ararat tại độ cao 2.000m so với mực nước biển ấy là con tàu của Noah. Khu vực này trở thành công viên quốc gia, báu vật quốc gia của họ. Đây là một trong những phát hiện lịch sử học và khảo cổ học vĩ đại nhất, cho thấy Đại Hồng Thủy là sự thật. Nó đã được công nhận từ 24 năm trước. Nhưng, tại sao sự kiện này bị phớt lờ và hầu như không có phương tiện truyền thông đại chúng nào của thế giới dám nhắc đến? Ai đã buộc họ phải im lặng? Câu hỏi này thực ra còn bí ẩn hơn bản thân con tàu “huyền thoại” ấy. Minh Trí (tổng hợp)
-
Bí ẩn Đại Hồng Thủy và con tàu của Noah ( 11:38 AM | 16/09/2011 ) Vào năm 1959, Llhan Durupinar, lúc ấy đang là một viên đại úy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đã khám phá ra một hình thù bất thường trong khi đang kiểm tra các bức ảnh chụp từ trên không. Vật thể này lớn hơn một sân bóng đá, nổi bật lên khỏi địa hình đồi núi mấp mô ở độ cao gần 2.000m thuộc dãy núi Ararat, gần biên giới Iran – Thổ Nhĩ Kỳ. Tọa độ con tàu: 39 26’ 26.09″ Bắc, 44 14’ 04.29″ Đông Con tàu nằm giữa một dòng bùn cổ (Ảnh chụp năm 1959) Đây là một khu vực xa xôi hẻo lánh, chỉ có dân cư của một số ngôi làng nhỏ sinh sống tại đây. Trước đó chưa hề có báo cáo nào về vật thể kỳ lạ này. Vì vậy đại úy Llhan Durupinar đã chuyển âm bản của bức hình cho chuyên gia chụp ảnh trên không là tiến sỹ Brandenburger, thuộc Trường đại học bang Ohio nước Mỹ. Sau khi nghiên cứu bức ảnh chụp của đại úy Llhan Durupinar, Brandenburger kết luận: “Tôi chắc chắn, rằng vật thể này là một con tàu. Trong toàn bộ sự nghiệp của mình, tôi chưa từng trông thấy vật thể nào như cái này…”. Vào năm 1960, bức ảnh phía trên đã được xuất bản trong tạp chí LIFE trong bài viết tựa đề “Có phải tàu Noah?“. Cũng trong năm đó một nhóm nghiên cứu người Mỹ đã đi theo đại úy Llhan Durupinar đến địa điểm trong tấm hình. Họ trông đợi sẽ tìm được những cổ vật hay cái gì đó mà có thể chứng minh vật thể lạ kia đúng thật là một con tàu. Sau hơn 1 ngày đào bới trong khu vực mà không tìm được, họ tuyên bố rằng vật thể lạ có vẻ chỉ là một kiến tạo tự nhiên. Câu chuyện nhanh chóng chìm vào quên lãng. Vào năm 1977, Ron Wyatt tới viếng thăm địa điểm này. Được chính quyền địa phương cho phép, Ron và những người khác đã nghiên cứu kỹ lưỡng khu vực này trong nhiều năm. Họ sử dụng máy dò kim loại, máy quét radar ngầm, tiến hành thăm dò cẩn thận, thực hiện các phân tích hóa học, vv… Những kết quả thu được hoàn toàn xứng đáng với tâm sức mà họ đã bỏ ra. Những khám phá của họ đã làm chấn động Thổ Nhĩ Kỳ khi đó. Vật thể lạ quả thực là một con tàu cực kỳ cổ xưa. Đó là một con tàu rất lớn, thuộc “thời tiền sử”, tại sườn núi ở độ cao 2.000m trên mực nước biển,… và không chỉ có thế. Bằng chứng trực quan Phần đầu tiên của cuộc nghiên cứu là kiểm tra vật thể và đo các kích thước của nó. Vật thể trông giống phần thân của một con tàu lớn. Một đầu nhọn là mũi tàu, đầu kia bo lại – đuôi tàu. Khoảng cách từ mũi đến đuôi là gần 160m (chính xác 300 cubit Ai Cập). Trên mạn phải của con tàu, gần đuôi (điểm B) có 4 thanh lồi ra khỏi phần đất bùn, cách đều nhau, đã được xác định là các sườn khung của thân tàu. Đối diện với chúng, ở bên mạn trái, có một thanh sườn cũng lồi ra khỏi đất bùn (điểm A). Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy dáng cong của nó. Xung quanh đó là rất nhiều sườn khác, phần lớn vẫn chôn vùi trong đất, nhưng kiểm tra kỹ đều có thể thấy được. Gỗ của con tàu đã bị hóa thạch. Các chất hữu cơ đều đã bị thay thế bằng khoáng chất, chỉ còn lại hình thù và dấu vết của các thanh sườn tàu. Có lẽ đó là nguyên nhân tại sao cuộc khảo sát năm 1960 đã không có kết quả, bởi tại những chỗ mà họ tìm kiếm, gỗ đều đã hóa thạch và xói mòn từ rất lâu trước đó. Dấu vết những thanh sườn gỗ hóa thạch bên mạn tàu Con tàu này nằm giữa một dòng bùn khô. Căn cứ theo vị trí của con tàu và dòng bùn, có thể thấy rõ vật thể này đã bị cuốn trôi cùng dòng chảy của bùn, ra cách xa khỏi vị trí ban đầu của nó khoảng 1,6 km. Các nhà địa chất học tin rằng ban đầu con tàu này nằm ở vị trí cao hơn chỗ hiện tại khoảng 300m, và bị bao bọc trong một lớp bùn cứng hơn. Họ cho rằng một trận động đất hồi năm 1948 đã phá vỡ lớp vỏ bùn cứng ấy và làm con tàu lộ ra. Điều này cũng được dân làng xung quanh đó xác nhận. Phân tích tàn tích của con tàu, sử dụng các phương tiện khác nhau, người ta xác định con tàu ban đầu có cấu trúc khá phức tạp, với các kích thước cụ thể ghi trong hình: Radar xuyên đất Mắt người chỉ nhìn được vật thể nhờ ánh sáng phản chiếu của nó. Để nhận ra những vật thể nằm bên dưới mặt đất, các nhà khoa học sử dụng sóng siêu âm xuyên qua mặt đất. Kỹ thuật này thường được dùng để xác định vị trí dầu mỏ và các khoáng chất khác. Thiết bị để làm việc này được gọi là Radar xuyên đất (máy GPR). Đội các nhà địa chất đánh dấu các dải băng màu vàng dọc theo vật thể. Sau đó họ rà quét theo các đường này để thu thập dữ liệu và phân tích. Sau khi phân tích toàn bộ, họ đã lập ra được bản đồ của vật thể cùng với những gì đang nằm bên dưới mặt đất. Và kết quả là đây: Radar ngầm đã giúp xác định rõ các cấu trúc bên dưới mặt đất. Chúng hoàn toàn đối xứng và có bố cục rất hợp lý “Dữ liệu này không tương ứng với kiến tạo địa chất tự nhiên. Chúng là những cấu trúc nhân tạo…”- Ron Wyatt cho biết. Radar cũng cho thấy nhiều cấu trúc cây gỗ bên trong thân tàu. Các phân tích đã xác định chúng là những thanh gỗ sống tàu, sống phụ, mép tàu, các buồng ở, các buồng động vật, hệ thống thang (con tàu có 3 tầng), cánh cửa phía mũi mạn phải, 2 cái thùng lớn ở gần mũi tàu kích thước 14 x 24 inch, và một giếng trời nhỏ ở khu vực chính giữa con tàu để thông khí cho toàn bộ 3 tầng của con tàu tiền sử vĩ đại này.
-
Hiện tượng hy hữu: Tượng Phật lần lượt mỉm cười và mở mắt ( 9:15 AM | 24/08/2011 ) Tại Malaysia , các nhân viên của viện bảo tàng đã sửng sốt khi thấy các bức tượng Phật trong bảo tàng đồng loạt mở mắt…. Theo lời các nhân viên thì tượng Phật đã mở mắt trong thời gian hơn 1 tiếng, có các pho tượng còn mỉm cười nữa… video clip: Văn hóa truyền thống của nhân loại từ xưa đến này đều tin vào Thần Phật, tin vào “nhân quả”: thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Văn hoá truyền thống dạy con người ta làm điều tốt, phát thiện tâm. Con người và vũ trụ là 1 thể thống nhất , vì vậy các hiện tượng không tồn tại 1 cách ngẫu nhiên, ngày nay các hiện tượng kỳ lạ đều lần lượt xuất hiện: tượng phật rơi nước mắt, hình chúa giê su đang khóc…. kéo theo đó là các thiên tai thảm khốc như sóng thần 2004, động đất và rò rỉ phóng xạ tại Nhật Bản, … Bây giờ tượng Phật đã mỉm cười và mở mắt phải chăng cũng báo hiệu 1 điều gì đó ?!? Nguyên Phong tổng hợp (Theo ichannel) http://tin180.com/khoahoc/bi-an-the-gioi/20110824/hien-tuong-hy-huu-tuong-phat-lan-luot-mim-cuoi-va-mo-mat.html
-
Thuyết tiến hóa và những bí mật không ngờ ( 10:11 PM | 27/01/2011 ) “Khoa địa chất học hoàn toàn không cho thấy bất kỳ chuỗi hữu cơ phát triển dần dần một cách tinh vi nào như vậy; và điều đó, có lẽ là lý do phản đối rõ ràng và đáng sợ nhất có thể bị đưa ra để chống lại lý thuyết này”. “Số lượng dạng trung gian từng tồn tại trước đây thực sự phải rất lớn. Vậy tại sao không có bất kỳ cấu tạo địa chất nào và địa tầng nào tràn đầy các mắt xích trung gian như thế? Khoa địa chất học hoàn toàn không cho thấy bất kỳ chuỗi hữu cơ phát triển dần dần một cách tinh vi nào như vậy; và điều đó, có lẽ là lý do phản đối rõ ràng và đáng sợ nhất có thể bị đưa ra để chống lại lý thuyết này”. (Charles Darwin, “Nguồn gốc các loài”, Ấn bản lần thứ 6, năm 1902, trang 341-342) “Tôi thường rùng mình ớn lạnh, và tôi đã tự hỏi mình rằng liệu tôi có thể đã hiến dâng bản thân mình cho một ảo tưởng hay không”. (Charles Darwin, “Cuộc đời và những bức thư của Charles Darwin”, năm 1887, tập 2, trang 229) Chính Darwin công nhận rằng, theo giả thuyết tiến hóa của ông thì số lượng hóa thạch các loài trung gian phải rất lớn, đến ngày nay trên tổng số khoảng 100 triệu hóa thạch sinh vật đã khai quật được ít ra phải có hàng triệu hóa thạch loài trung gian. Tuy nhiên con số hóa thạch “mắt xích thiếu” trong thực tế cực kỳ ít, chỉ có khoảng vài chục mà thôi. Kỳ dị thay, tất cả các hóa thạch loài trung gian ít ỏi ấy đều bị tranh cãi gay gắt, và một số đã bị chứng minh là đồ giả hoặc là sai lầm, sau nhiều năm nằm trong sách giáo khoa và các viện bảo tàng.“Piltdown Man”: Một quai hàm đười ươi + một cái sọ người Thời gian tồn tại: 42 năm 1) Các hóa thạch được khai quật bởi Charles Dawson và được trao cho Sir Arthur Smith Woodward. 2) Các mảnh vụn bị dựng lại để tạo thành cái hộp sọ nổi tiếng này. 3) Dựa trên hộp sọ được tái tạo đó, các bản vẽ và bức tượng khác nhau đã được dựng lên, nhiều bài viết và bình luận báo chí được phát hành. Hộp sọ ban đầu trưng bày ở Bảo tàng Anh. 4) Sau 40 năm “phát hiện” ra nó, một nhóm các nhà nghiên cứu đã chứng minh hóa thạch Piltdown là một vụ lừa đảo tầm cỡ thế giới. Năm 1912, một nhà cổ nhân loại học nghiệp dư đồng thời là một bác sĩ nổi tiếng tên là Charles Dawson tuyên bố rằng ông ta đã tìm thấy một mảnh xương hàm và một mảnh sọ trong một cái hố ở Piltdown, Anh. Mặc dù chiếc xương hàm rất giống hàm vượn, nhưng răng và hộp sọ lại giống như của người. Những mẫu vật này được dán nhãn gọi là “Piltdown Man”. Được tuyên bố là 500.000 năm tuổi, chúng đã được trưng bày như thể là một bằng chứng tuyệt đối của sự tiến hóa của con người trong một số viện bảo tàng. Trong hơn 40 năm, nhiều bài viết khoa học đã viết về “Piltdown Man”, nhiều bài diễn giải, nhiều bản vẽ đã được dựng lên, và hóa thạch này đã được coi là bằng chứng quan trọng cho sự tiến hóa của con người. Có tới hơn 500 luận án tiến sĩ đã lấy đề tài này để bảo vệ (!) [1] Trong khi tham quan Bảo tàng Anh năm 1921, nhà cổ nhân loại học hàng đầu người Mỹ là Henry Fairfield Osborn đã tuyên bố “Piltdown Man” là “một khám phá có tầm quan trọng tối cao về thời tiền sử của loài người”.[2] Năm 1949, Kenneth Oakley thuộc Cục cổ sinh vật học của Bảo tàng Anh, đã cố gắng sử dụng Phương pháp kiểm thử flo, một phương pháp mới – để xác định niên đại của các hóa thạch. Một thử nghiệm đã được thực hiện trên các hóa thạch của “Người Piltdown”. Kết quả đã làm người ta hết sức kinh ngạc. Trong khi kiểm thử, họ đã nhận ra rằng xương hàm của “Piltdown Man” đã không chứa chút flo nào cả. Điều này chỉ ra rằng nó mới chỉ được chôn dưới đất trong vòng một vài năm mà thôi. Chiếc hộp sọ chỉ chứa một lượng nhỏ flo, cho thấy nó không quá một ngàn năm tuổi. Người ta đã xác định được rằng các răng trong xương hàm là của một con vượn, đã bị mài mòn một cách nhân tạo. Người ta cũng xác định rằng các công cụ “nguyên thủy” được phát hiện cùng với các hóa thạch đó là những món đồ giả, được mài sắc bằng các dụng cụ thép. [3] Trong tài liệu phân tích chi tiết của Joseph Weiner, vụ giả mạo này đã được phơi bày trước công chúng vào năm 1953. Hộp sọ “Piltdown Man” là của một người đàn ông sống vào 500 năm trước, và xương hàm là của một con khỉ vừa mới chết! Những chiếc răng đã được sắp xếp một cách đặc biệt rồi gắn vào quai hàm, và bề mặt các răng được mài giũa để trông giống như của một con người. Sau đó, tất cả các mảnh vụn này đã được nhuộm bằng hóa chất dicromat kali để cho nó trông thật là cổ xưa. Những vết nhuộm này dần dần biến mất khi người ta nhúng chúng vào acid. Sir Wilfred Le Gros Clark, người trong nhóm phát hiện ra vụ giả mạo này, đã không thể giấu nổi sự kinh ngạc và nói: “Các bằng chứng của việc mài mòn giả tạo ngay lập tức đập vào mắt. Thực tế quá rõ ràng như vậy mà tại sao – làm thế nào trước đây họ lại có thể dễ dàng qua mặt được công chúng?”. [4] Sau khi vỡ lở, “Người Piltdown” đã bị loại bỏ khỏi Bảo tàng Anh, nơi nó đã được trưng bày trong suốt hơn 40 năm trời. Lạ thay, vụ lừa đảo này không phải là biệt lệ. “Nebraska Man”: Diễn cảnh tuyệt vời từ 1 chiếc răng lợn Thời gian tồn tại: 5 năm Năm 1922, Henry Fairfield Osborn, giám đốc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, tuyên bố rằng ông ta đã tìm thấy một chiếc răng hàm hóa thạch thuộc thời kỳ Pliocen ở phía tây Nebraska gần Snake Brook. Chiếc răng này có vẻ mang đặc điểm chung của cả con người và loài khỉ. Một tranh cãi khoa học lớn đã nổ ra xung quanh hoá thạch được gọi là “Người Nebraska” này. Một số người giải thích cái răng này là thuộc về người Pithecanthropus erectus, trong khi những người khác thì cho rằng nó gần với con người hơn. “Người Nebraska” cũng ngay lập tức được tặng cho một cái “tên khoa học”, gọi là Hesperopithecus haroldcooki. Hình ảnh này đã được suy diễn ra dựa trên cơ sở của chỉ một chiếc răng duy nhất đó (!) và nó đã được xuất bản trong tạp chí Illustrated London News uy tín vào ngày 24 tháng 7 năm 1922. Tuy nhiên, 5 năm sau người ta phát hiện ra chiếc răng này không phải thuộc về một “người vượn” hay của một con người nào cả, mà là của một con lợn Nhiều chuyên gia có uy tín đã ủng hộ Osborn. Dựa trên cái răng duy nhất đó, họ đã “tái tạo” cả cái đầu của “Người Nebraska” và nguyên cả cơ thể của “anh ta”. Hơn nữa, “Người Nebraska” đã thậm chí còn được dựng lên cùng với vợ và con của “anh ta” thành một gia đình hoàn chỉnh trong khung cảnh thiên nhiên. Tất cả các diễn cảnh này đều được dựng lên từ chỉ một cái răng (!). Các tín đồ tiến hóa đã đặt nhiều niềm tin vào “người Nebraska” tới mức, khi nhà nghiên cứu William Bryan phản đối việc họ tùy tiện đưa ra những kết luận này dựa vào một chiếc răng duy nhất thì ông đã bị chỉ trích gay gắt. Năm 1927, các phần khác của bộ xương này cũng được tìm thấy. Theo các mảnh vụn mới được phát hiện đó, cái răng không thuộc về một người đàn ông và cũng không thuộc về một con khỉ nào. Người ta nhận ra rằng nó thuộc về một loài lợn hoang dã đã tuyệt chủng ở châu Mỹ gọi là Prosthennops. William Gregory đã viết một bài báo trong tạp chí Science để công bố sự thật, có tựa đề “Hesperopithecus: Rõ ràng không phải vượn cũng không phải người” [5] Sau đó, tất cả các bản vẽ của “Hesperopithecus haroldcooki” và “gia đình của anh ta” đã nhanh chóng bị xóa khỏi các tài liệu tiến hóa. Những cái phôi của Haeckel Thời gian tồn tại: 142 năm – Vô thời hạn Đó là “công trình khoa học” mà Darwin đã trích dẫn như là một tài liệu tham khảo trong cuốn sách nổi tiếng “Sự tiến hóa của loài người”. Thế nhưng đó chỉ là sự giả mạo của Ernst Haeckel. Vào năm 1868, Haeckel xuất bản cuốn sách “Lịch sử của sự sáng tạo tự nhiên”, trong đó Ernst Haeckel tuyên bố rằng ông ta đã thực hiện các so sánh bằng cách sử dụng phôi người, phôi khỉ và phôi chó. Trong các hình ông ta vẽ, các phôi gần như giống hệt nhau. Trên cơ sở các hình vẽ đó, Haeckel liền tuyên bố các giống loài có một nguồn gốc chung. Nhưng sự thực thì hoàn toàn khác hẳn. Ernst Haeckel đã chỉ vẽ hình của một phôi thai duy nhất, rồi dựa vào đó chế ra hình phôi người, phôi khỉ, phôi chó và chỉ thêm vào mỗi hình đó rất ít thay đổi. Nói cách khác, đó là một trò lừa đảo. Trò lừa đảo của Haeckel đã quá rõ ràng và quá lớn đến độ ông ta đã bị cáo buộc bởi 5 vị giáo sư khác nhau và bị phán là có tội bởi tòa án trường Đại học Jena. Khi bị phát giác ra hành vi giả mạo, điều duy nhất ông ta muốn biện hộ khi thú tội là: những người theo phái tiến hóa khác cũng cần phải bị xử tội như ông ta. Loạt hình trên là loạt hình do Hackel vẽ giả, loạt hình dưới là hình chụp trong thực tế Lời thú tội của Haeckel đã bị biến mất sau khi những hình vẽ của ông ta được sử dụng sau đó trong một quyển sách in năm 1901 có tựa đề: “Darwin và hậu Darwin”, rồi được sao chép rộng rãi trong các sách Sinh học viết bằng tiếng Anh. Mặc cho việc trò giả mạo bị bại lộ, Darwin và những nhà sinh vật học ủng hộ ông ta tiếp tục coi các hình vẽ của Haeckel như là nguồn dẫn chứng tham khảo. Và điều đó đã khuyến khích Haeckel tiếp tục đi xa hơn. Ông ta vẽ các hình vẽ các phôi của cá, kỳ nhông, rùa, gà, thỏ và phôi người sát cạnh nhau. Đặc biệt, sự giống nhau giữa phôi người và phôi cá thực sự là rất ấn tượng, đến mức cái “mang” có thể được nhìn thấy trong hình vẽ phôi người, giống như ở hình vẽ phôi cá. Bây giờ người ta đã biết rằng “những cái mang” xuất hiện trong giai đoạn đầu của phôi thai con người, trong thực tế là ống tai giữa, tuyến cận giáp, và tuyến ức đang hình thành. Cái phần của phôi thai mà trông giống như “túi lòng đỏ trứng” hóa ra là một cái túi mà sản xuất máu cho trẻ sơ sinh. Cái phần mà Haeckel nói là cái “đuôi” trong thực tế là xương sống, trông giống như một cái đuôi chỉ vì nó hình thành trước khi đôi chân xuất hiện. Trong ấn bản ngày 05 Tháng 9 năm 1997, của tạp chí khoa học Science nổi tiếng, một bài báo được xuất bản cho thấy bản vẽ phôi của Haeckel là lừa đảo. Bài báo này mang tựa đề: “Những cái phôi của Haeckel: Gian lận đã bị phát hiện lần nữa”. Bài báo đã mô tả các phôi, trong thực tế, trông khác hẳn nhau như thế nào Thực ra, đây là một sự thật đã được biết đến từ rất lâu trong giới khoa học. Nhưng vì những lý do bí ẩn, vụ giả mạo này đã bị phớt lờ vĩnh viễn. Cho đến ngày nay sau hàng trăm năm kể từ lần đầu tiên bị chứng minh là giả mạo, những hình ảnh giả dối ấy vẫn xuất hiện đều đều trong sách giáo khoa của nhiều cấp học trên toàn thế giới, khiến cho rất nhiều thế hệ học sinh sinh viên bị nhiễm độc ngay từ thơ ấu. Ota Benga: Một người châu Phi bản địa bị nhốt vào chuồng Bìa cuốn sách “OTA BENGA: Người Pygmy trong sở thú” Sau khi Darwin xuất bản cuốn sách “Dòng dõi loài người”, nói rằng con người tiến hóa từ những sinh vật gọi là “người vượn”, ông bắt đầu tìm kiếm các hóa thạch để ủng hộ cho luận điểm này. Tuy nhiên, một số tín đồ của lý thuyết tiến hóa tin rằng những sinh vật “nửa người nửa vượn” đã được tìm thấy không chỉ trong các mẫu hóa thạch, mà còn tồn tại ở một số vùng đất khác nhau trên thế giới. Vào đầu thế kỷ 20, những cuộc tìm kiếm “những loài chuyển tiếp sống” đã dẫn đến nhiều sự việc đau lòng. Một trong những vụ việc tàn bạo nhất trong số đó là câu chuyện của một người lùn Pygmy có tên là Ota Benga. Ota Benga bị bắt vào năm 1904 bởi một tín đồ tiến hóa ở Congo. Trong ngôn ngữ của người Pygmy, tên của anh có nghĩa là “người bạn”. Anh đã có một vợ và hai con. Anh bị xiềng xích và nhốt vào chuồng như một con vật, rồi bị đưa đến Mỹ. Ở đó anh bị các tín đồ tiến hóa đưa ra trước công chúng tại Hội chợ Thế giới St Louis cùng với những con vượn, giới thiệu rằng anh là “loài chuyển tiếp gần với con người nhất”. Hai năm sau, họ đưa anh đến Sở thú Bronx ở New York và ở đó họ trưng bày anh như là “những tổ tiên cổ xưa của con người” cùng chuồng với một vài con tinh tinh, một con gorilla có tên là Dinah, và một con khỉ tên là Dohung. Tiến sĩ William T. Hornaday, giám đốc sở thú cũng là tín đồ tiến hóa, đã đọc nhiều bài phát biểu rất dài, về việc ông ta tự hào có “loài chuyển tiếp” đặc biệt này trong vườn thú của mình ra sao. Ông ta đối xử với Ota Benga – đang bị nhốt trong lồng – như thể anh là một con vật. Không thể chịu đựng nổi, Ota Benga cuối cùng đã tự sát. [6] Ota Benga tại sở thú Bronx Zoo vào năm 1906 Nhưng đáng sợ thay, liệu Piltdown Man, Nebraska Man, Ota Benga, những cái phôi Haeckel… là tất cả hay chỉ là phần nổi của một tảng băng trôi bí ẩn khổng lồ? Bóng ma nào đang đùa giỡn với lịch sử chân thật của loài người? Tham khảo: [1] Malcolm Muggeridge, “Đoạn kết của những người theo đạo Cơ Đốc”, Grand Rapids, Eerdmans, 1980, trang 59. [2] Stephen Jay Gould, “Sự điên rồ của Smith Woodward”, New Scientist, 5/2/1979, trang 44. [3] Kenneth Oakley, William Le Gros Clark & J. S, “Piltdown”, Meydan Larousse, Tập 10, trang 133. [4] Stephen Jay Gould, “Sự điên rồ của Smith Woodward”, New Scientist, 5/4/1979, trang 44. [5] W. K. Gregory, “Hesperopithecus: Rõ ràng chẳng phải khỉ cũng chẳng phải người”, Science, Tập 66, 12/1927, trang 579. [6] Philips Verner Bradford, Harvey Blume, “Ota Benga: Người Pygmy trong sở thú”, New York: Delta Books, 1992. Minh Trí (tổng hợp)
-
Văn hóa Thần truyền: Tìm hiểu ý nghĩa văn hóa của cái chuông [MINH HUỆ 25-8-2007] Cái chuông ở chùa Trong nền văn hóa lâu đời của dân tộc, không thể không nhắc đến “Văn hóa gắn liền với chiếc chuông”. Người ta thường cho rằng tại Thiểm Tây khai quật được một chiếc chuông bằng sứ, có niên đại từ thời xã hội nguyên thủy, tính đến nay đã được 5000 năm tuổi là chiếc chuông lâu đời nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thời đó, những cư dân đầu tiên đã làm nên loại chuông sứ ấy để vui chơi giải trí sau thời gian lao động mệt nhọc. Ở thời nhà Thương, đã xuất hiện loại chuông và lục lạc bằng đồng có tay cầm, sau này dần dần phát triển thành những bộ chuông có nhiều chuông kích cỡ từ bé đến lớn khác nhau. Vào đầu thời nhà Chu, đã xuất hiện loại chuông nhạc có móc vào khung treo. Vào thời Lưỡng Hán, Phật giáo truyền vào Trung Quốc. Để làm hiệu lệnh gọi tăng lữ và dân chúng, chuông được thỉnh vào chùa chiền, trở thành một loại pháp khí của Phật giáo. Còn có tư liệu ghi chép lại rằng, vào thời Nam Bắc triều, Trung Quốc đã có những ngôi chùa dùng chuông có tiết diện tròn. Tương truyền vào thời kỳ Nam triều, ở kinh thành có gần 500 chùa, mà chùa nào cũng đều có chuông. Cuối cùng đến thời đại nhà Đường trở về sau, thì kỹ nghệ đúc chuông đã có một bước tiến lớn, sản phẩm đúc tinh xảo, tạo dáng đặc biệt xuất hiện hàng loạt. Trong các triều đại sau này, chuông có mặt khắp nơi trong nước, thế là xuất hiện câu nói: “Có chùa tất có chuông, không có chuông tức là không có chùa”. Chuông và chùa chiền đã là 2 thứ gắn liền với nhau trong tâm thức của mọi người. Thời cổ đại có rất nhiều người làm thơ miêu tả tiếng chuông. Như câu thơ của Trương Kế thời Đường: “Cô Tô thành ngoại hàn sơn tự, dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” (Dịch thơ của Tản Đà: “Thuyền ai đậu bến Cô Tô, Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn”); Đỗ Phủ: “Dục giác văn thần chung, lệnh nhân phát thâm tỉnh”; (Tạm dịch: “Sớm mai thức dậy muốn nghe một tiếng chuông ngân, khiến tâm hồn thanh tỉnh”); Vương Duy : “Hàn đăng tọa cao quán, thu vũ văn sơ chung” (Tạm dịch: “Đèn khuya lạnh lẽo trên cao quán, Mưa thu nhạt nhòa tiếng chuông thưa”) Thường Kiến : “Sơn quang duyệt điểu tính, đàm ảnh không nhân tâm. Vạn lại đô thử tịch, đãn dư chung khánh âm” (Tạm dịch: “Ánh núi hòa tiếng chim ca, Tâm như mặt đầm thanh vắng. Không gian tràn đầy tĩnh lặng, Còn nghe vang vọng chuông ngân”) …….. Trong những bài thơ ấy tiếng chuông đều nổi bật lên giữa khung cảnh tịch lặng, hàng trăm ngàn năm qua khiến cho người ta cảm thấy tâm hồn khoáng đạt và thanh thản, hướng về nơi tiếng chuông ngân. Chuông là một pháp khí không thể thiếu trong lễ nghi của Phật giáo. Tại rất nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng, những gác chuông to lớn càng làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của ngôi chùa. Âm thanh mượt mà vang vọng, thâm trầm trong vắt của tiếng chuông như rót vào tai: “Kinh tỉnh thế gian danh lợi khách, hoán hồi khổ hải mộng mê nhân” (Tạm dịch: “Khiến con người thế gian chạy theo danh lợi bừng tỉnh, kêu gọi người đời mau thoát khỏi bể khổ mênh mông”). Chuông chùa tùy theo cách sử dụng mà được chia làm 2 loại là Phạm chung và Hoán chung. Phạm chung còn được gọi là Đại chung, Chàng chung, Hồng chung, Kình chung. Nó được treo trong lầu chuông, dùng để triệu tập mọi người, hoặc là để báo giờ giấc sớm tối trong ngày. Hoán chung còn được gọi là Bán chung, Tiểu chung. Nó được treo ở một góc Phật đường, dùng để thông báo Pháp hội bắt đầu làm việc, vì lý do đó còn được còn là Hành sự chung. Chuông là hiệu lệnh của chùa chiền trong Phật giáo. Trong “Bách trượng thanh quy – Pháp khí” có nói: “Chuông lớn cũng đóng vai trò ra hiệu lệnh. Được gõ vào sáng sớm, nó phá tan màn đêm, đánh thức người ta dậy. Chuông ngân vào lúc hoàng hôn sẽ biến đổi màn đêm, khai thông những thành phần tăm tối”. Bất kể là để triệu tập sư tăng lên điện, tụng kinh làm lễ, còn là thường ngày khi thức dậy, ngủ, ăn cơm đều dùng chuông để làm hiệu lệnh. Tiếng chuông sáng sớm thì trước nhặt sau khoan, cảnh tỉnh mọi người đêm dài đã qua, chớ có ngủ mãi, cần phải nắm chắc thời gian tu luyện. Còn tiếng chuông đêm thì trước khoan thai sau gấp gáp, nhắc nhở người tu luyện biết màn đêm đã tới, và xua tan những thành phần xấu xa. Một ngày làm việc và nghỉ ngơi trong chùa bắt đầu bằng tiếng chuông mà kết thúc cũng bằng tiếng chuông. Nói chuyện nghe giọng, chiêng trống nghe âm. Cùng một cái chuông, nhưng người đánh chuông có tâm thái khác nhau thì tiếng chuông sinh ra cũng khác hẳn nhau. Câu chuyện ngày xưa về 2 chú tiểu đánh chuông Có một chú tiểu có nhiệm vụ đánh chuông. Theo quy định của chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm và khi chiều tà thì phải đánh một hồi chuông. Khi mới bắt đầu công việc, thì chú tiểu đánh chuông cũng khá nghiêm túc. Nhưng nửa năm trôi qua, chú tiểu cảm thấy công việc đánh chuông thật là đơn điệu nhàm chán. Thế là, cậu bèn làm chỉ cốt cho xong chuyện. Một ngày, sư trụ trì ngôi chùa đột nhiên tuyên bố muốn đưa chú tiểu xuống hậu viện chẻ củi gánh nước, không để cho cậu đánh chuông nữa. Chú tiểu thấy lạ quá, bèn hỏi sư trụ trì: “Không biết có phải tại con đánh chuông không đúng giờ, không vang tiếng hay sao?”. Sư trụ trì bảo: “Con đánh chuông rất là vang, nhưng tiếng chuông rỗng tuếch, èo uột, bởi vì trong lòng con không hiểu được ý nghĩa của việc đánh chuông, cũng không có chú tâm làm việc ấy. Tiếng chuông không những là thước đo cho thời gian làm việc nghỉ ngơi trong chùa, mà quan trọng nhất ấy chính là thức tỉnh tâm mê muội của chúng sinh. Vì vậy, tiếng chuông chẳng những cần phải vang dội, mà còn cần phải mượt mà, hùng hậu, thâm trầm, lan xa. Người mà trong tâm không có chuông, có nghĩa là không trọng Phật. Nếu không thành kính, thì làm sao đảm đương chức vụ đánh chuông được?”. Chú tiểu nghe xong, đỏ mặt xấu hổ, rồi sau đó dốc sức tu luyện, cuối cùng trở thành một cao tăng nổi tiếng. Có một vị hòa thượng già một sớm mai nghe được một tràng chuông ngân, không khỏi chú tâm lắng tai nghe. Đến khi âm thanh dứt hẳn, ông không cầm lòng được bèn gọi người đến hỏi: “Sáng sớm hôm nay ai đánh chuông thế?”. Người ấy trả lời:“Đó là một hòa thượng mới xuất gia vừa đến đây”. Thế là lão hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng mới tới: “Sớm hôm nay khi đánh chuông nội tâm con như thế nào vậy?”. Chú tiểu trả lời: “Thưa không có tâm tình nào cả, chỉ là đánh chuông thôi”. Lão hòa thượng hỏi: “Không phải vậy chứ? Trong lúc con đánh chuông, trong lòng nhất định có tâm tư. Bởi vì ta nghe tiếng chuông hôm nay vô cùng cao quý và vang dội. Đó là thanh âm mà người có thành tâm thành ý hướng Phật mới có thể đánh chuông xuất ra được”. Chú sa di suy nghĩ rồi nói: “Kỳ thực con không có nghĩ gì khác, chỉ là khi con chưa xuất gia, cha con thường xuyên nhắc nhở rằng: trong lúc đánh chuông thì phải nghĩ rằng chuông cũng chính là Phật, phải thành kính trai giới, kính trọng chuông như kính trọng Phật, cần dùng tâm như nhập định khi thiền định cùng với tâm thành kính lễ bái mà đánh chuông”. Lão hòa thượng nghe xong hết sức vừa ý, cứ nhắc nhở mãi: “Sau này xử lý chuyện gì, con nhất định đừng quên bảo trì một tâm thái giống như khi gõ chuông hôm nay nhé”. Kỳ thực đạo lý ấy không chỉ đúng với việc đánh chuông, mà làm bất kể chuyện gì, dùng hết tâm ý hướng vào đó cũng là điều vô cùng trọng yếu. Vị tiểu hòa thượng đầu tiên tại sao lại bị miễn chức đánh chuông? Bởi vì chú xem việc đánh chuông như là một công việc tầm thường chán ngắt, đánh chuông để mà đánh chuông, không xem việc đánh chuông như một việc tu luyện thần thánh, trong lòng không có thành kính, lại không có dụng tâm mà làm, không có tinh thần trách nhiệm trong việc làm, cho nên chú đánh chuông phát ra thanh âm rỗng tuếch. Chú tiểu thứ 2 có thể đánh chuông thật tốt, ấy là vì cậu hiểu được đạo lý “Kính chuông như Phật”, trong lòng tràn ngập thành kính đối với Phật, tự nhiên có dụng tâm, có trách nhiệm, có thành tâm thành ý trong lúc đánh chuông, cho nên hiệu quả tất nhiên là tốt. Ngạn ngữ có câu: “Có chí khí hay không, thì cứ xem cách nhóm lửa quét sân là rõ”, chỉ có dụng tâm làm tốt việc nhỏ thì mới có thể làm được việc lớn. Điều này cũng cho thấy Đạo lý rằng: chỉ có tâm niệm chân chính, thì việc làm mới có thể chân chính được. Cảm nghĩ hôm nay Trong các chùa thời cổ, các nhà sư xem tiếng chuông như hiệu lệnh, tự giác theo đúng giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi. Mọi người thống nhất dùng tiếng chuông làm thước đo thời gian, tuân thủ thống nhất về thời gian tu luyện, duy trì và bảo vệ truyền thống của nhà chùa và sự tôn nghiêm của Phật giáo. Tu luyện trong xã hội người thường ngày nay, đương nhiên không thể hàng ngày có tiếng “Thần chung mộ cổ” vọng về gọi chúng ta đi học Pháp, luyện công và Phát chính niệm. Chúng ta có lúc thật sự là vì bận công tác hoặc làm việc mà bỏ qua thời gian phát chính niệm đồng bộ toàn cầu, như thế làm sao có thể làm được đúng hạn, đúng giờ những việc chúng ta đáng ra phải làm cho tốt được đây? Rất nhiều đồng tu dùng đồng hồ báo thức, điện thoại di động để nhắc giờ, thế là có tác dụng rất tốt. Có đồng tu dùng điện thoại để báo giờ 24 lần một ngày, chỉ cần có điều kiện là buông bỏ tất cả mọi chuyện, tĩnh tâm phát chính niệm. Như thế bảo đảm phát chính niệm hiệu quả, cũng bảo trì được sự tinh tấn trong tu luyện, rất đáng cho chúng ta học tập.
-
Chia sẻ của bạn Chân Tâm quả là đầy trăn trở, rất thú vị! Cảm ơn bạn! Câu chuyện có thật về luân hồi: Thiên nhai hành giả Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Lời mở đầu: Trong kiếp sống hiện tại của tôi, tôi vui sướng khi hòa mình với non nước thiên nhiên. Sở thích này dường như đã hình thành từ khi tôi sinh ra. Dù bận rộn đến đâu, tôi vẫn luôn có một cảm giác thanh tĩnh trong nội tâm. Tâm thái này càng trở nên rõ ràng hơn sau khi tôi bắt đầu tu luyện. Dường như trái đất này là non nước của đại lục Trung Quốc, đi tới đâu tôi cũng có cảm giác thân quen! Khi đọc các tài liệu về phong cảnh, núi non , tôi có thể cảm nhận chúng và cả tâm hồn của chúng ngay trong tâm tôi, như thể tôi cảm nhận chính da thịt của mình vậy. Chỉ gần đây, tôi mới hiểu được lý do vì sao tôi cảm thấy như vậy. Không phải vì tôi đã tu luyện nhiều lần trong các kiếp trước, hay tôi đã có hoàn cảnh trên quả Địa cầu khi còn ở trên thiên thượng. Đó là bởi vì bằng chính đôi chân của mình,tôi đã từng chạm vào những tinh thần cổ xưa này. Hãy cùng theo tôi đến núi Trường Bạch ở vùng Đông Bắc Trung Quốc vào cuối thời nhà Nguyên (1271 – 1368 sau công nguyên). Tại đó, gần hồ Thiên Trì có 1 gia đình nhà họ Lục! Nhà họ có 1 đôi vợ chồng và 1 ông lão bị bại liệt! Ông lão không phải là cha của đôi vợ chồng. Trên đường trở về nhà sau 1 chuyến đi dài, ông Lục gặp ông lão bên đường. Ông Lục cảm thấy ông lão này thật đáng thương và đã cõng ông lão về nhà.Vừa đi ông Lục vừa nghĩ: “Liệu phu nhân của ta có vui không khi ta đưa về nhà một người lạ? Nhưng ta không thể thấy chết mà không cứu vì mạng người là trân quý nhất. Phụ thân của ta luôn nói làm điều tốt không cầu báo đáp và khi ấy cuộc đời của ta mới có một kết cục tốt đẹp.” Khi họ về đến nhà, Lục phu nhân đang giặt giũ quần áo trong sân. Bà ngay lập tức bước tới giúp khi trông thấy chồng và ông lão. Rồi bà đi nấu cơm. Đến đêm, ông Lục kể lại sự tình cho vợ nghe. Lục phu nhân cười và nói: “Tướng công, xin đừng lo lắng. Trước khi thiếp xuất giá, mẫu thân thiếp đã nói rằng phải luôn lấy thiện đãi người. Bà nói rằng hãy đối xử tốt với người khác như đối xử với chính bản thân mình và rồi con cháu sẽ được phúc đức.” Từ đó ông lão sống cùng đôi vợ chồng này. Hai người họ đối xử với ông lão như thể cha ruột của mình. Nhưng không những ông lão không tỏ ra biết ơn mà lại thường gây khó khăn cho đôi vợ chồng nhà ông Lục. Dẫu vậy, họ vẫn không hề phàn nàn điều gì! Thời gian cứ thế trôi qua. Hai hay ba năm sau, Lục phu nhân có mang. Ông lão vẫn gây khó khăn cho họ như mọi khi. Một ngày nọ, ông Lục không còn cách nào khác ngoài việc nói với ông lão: “Thưa cụ, chúng tôi đối xử tốt với cụ. Tại sao cụ cứ làm khó chúng tôi như thế? Bây giờ vợ tôi đã có mang, cụ có thể đối xử với chúng tôi tốt hơn một chút được không?”. Ông lão ra hiệu rồi đọc một bài thơ: “Tích đức hành thiện thuyết vô cầu, Vạn sự du du hữu nhân do, Vật luận đối phương chẩm dạng tố, Thiện tâm thường tại tâm trung lưu!” Tạm diễn nghĩa: “Tích đức hành thiện mà không truy cầu, Mọi sự việc đều có nguyên do của nó, Đừng để ý người khác hành xử ra sao, Lòng tốt vẫn luôn ở trong tâm.” Rồi cụ nói: “Tuy các con vẫn chưa hành xử đúng như những gì đã nói nhưng các con vẫn còn đủ thiện tâm”. Ông Lục cảm thấy rằng ông lão không phải là một người bình thường sau khi nghe những lời này. Rồi ông đối xử với ông lão hòa hảo thân thiết hơn nữa. Ông lão cảm thấy vô cùng phấn khởi. Đứa bé chào đời không lâu sau đó. Đó là một bé trai. Ông lão đặt cho đứa bé một cái tên: “Lục Tu Tĩnh”. Đây là một cái tên mang đậm sắc thái tu luyện. Ông lão thường chơi đùa với Tu Tĩnh và kể cho nó nghe rất nhiều câu chuyện. Một lần nọ, Tu Tĩnh nằm ngủ cùng phụ mẫu và hỏi: “Tại sao có nhiều ngựa đẹp và tiên nữ bay lượn trên thiên thượng thế ạ? Tại sao chúng mỹ diệu thế ạ?” Đôi vợ chồng vô cùng ngạc nhiên. Họ biết rằng ông lão rõ ràng có lai lịch không phải tầm thường. Đến khi Tu Tĩnh chập chững biết đi, ông lão nằm liệt giường bỗng nhiên bước tới và nói với đôi vợ chồng: “Đã đến lúc ta nói cho các con biết sự thật. Ta không có bệnh tật gì cả. Ta cố ý giả vờ bị liệt để khảo nghiệm tâm tính của các con. Ta muốn dạy Tu Tĩnh công phu tu luyện bắt đầu từ ngày hôm nay. Ta cũng muốn nói với các con điều này: Ta đã 103 tuổi. Ta đã tu luyện đắc Đạo và đạt viên mãn vào tuổi 40. Ta đã đi tìm một đồ đệ tốt từ lâu lắm rồi. Ta muốn truyền cấp phương pháp tu luyện trong pháp môn của ta cho nó. Như các con biết, rất khó để tìm được một đồ đệ tài đức song toàn. Nhiều năm trước, ta đã được một vị Thần tiên điểm hóa trước khi gặp Lục tiên sinh. Các con đã đạt tiêu chuẩn trong phương pháp tu luyện của ta. Tuy nhiên, đồ đệ của ta phải là đồng tử. Vì vậy ta đã đợi để đứa trẻ được sinh ra. Bây giờ Tu Tĩnh đã biết đi. Ta biết rằng nó có một căn cơ tốt và tâm tính cũng tốt như các con. Ta phải nói với các con tất cả điều này.” Ngay lúc ấy, Tu Tĩnh bước vào phòng rồi quỳ gối xuống và nói: “Hôm qua, trong giấc mộng, một vị Thần tiên đã nói với con rằng nếu con tu luyện với sư phụ, con sẽ có thể trở về thiên thượng. Con đã hỏi rằng sư phụ của con là ai. Vị Thần tiên nói rằng ông lão trong nhà chính là sư phụ. Bây giờ con đã rõ tất cả. Thỉnh cầu ân sư thu nhận con làm đồ đệ!”. Kể từ đó, Tu Tĩnh bắt đầu tu luyện trong pháp môn của ông lão. Khi Tu Tĩnh khoảng hai mươi tuổi, ông lão rời đi. Trước khi ra đi, ông lão đưa cho Tu Tĩnh một cái bình quý. Cái bình này có thể tùy ý biến hóa thành bất cứ thứ gì theo ý muốn của chủ nhân. Ông lão yêu cầu Tu Tĩnh đi vân du năm châu bốn biển, đặc biệt phải đến bốn nơi sau: Sa mạc ở vùng lòng chảo Tarim thuộc Tân Cương, hồ Điền Trì thuộc tỉnh Vân Nam, núi Ngũ Chỉ thuộc đảo Hải Nam và đảo Bồng Lai thuộc tỉnh Sơn Đông. Sau cùng, ông lão nói: “Đi ngay đi! Ta sẽ đợi con trên đỉnh núi Lư Sơn!”. Tu Tĩnh bắt đầu cuộc hành trình với hành trang đơn giản, chiếc bình quý và lòng kiên tín vào sư phụ. Cậu phải ngủ ngoài trời và chịu đựng rất nhiều gian nan. Nguy hiểm và khó nạn luôn rình rập khắp mọi nơi. Lúc ấy, khởi nghĩa loạn lạc nổ ra ở nhiều địa phương. Tu Tĩnh bị coi là gian tế và đã bị bắt một lần. Lần khác, cậu thực sự đã bị đem ra tử hình. Ngạc nhiên thay, cậu đã sống lại ngay khi những tên đao phủ rời đi. Nhiều lần khi bị hết nước nơi hoang mạc, cậu mở chiếc bình ra. Cậu thấy rằng không những có một chút nước ở bên trong bình mà đó còn là một thế giới rộng lớn. Thế giới này vô cùng mỹ diệu và thần thánh. Cậu không còn cảm thấy khát chút nào nữa. Khi thể hiện quyết tâm vào tu luyện và và tín niệm vào phản bổn quy chân, cậu đã thoát được mối đe dọa sinh tử. Cứ như vậy, cậu đã đi khắp núi nam bể bắc trên đôi chân của mình. Chuyến hành trình đã làm phong phú tâm hồn cậu và giúp cậu hiểu được ý nghĩa của cuộc sống. Hiện nay, người ta nghĩ rằng người xưa du sơn ngoạn thủy chỉ để giải trí, thật ra không phải vậy. Trên đường đi vân du, Tu Tĩnh đã thiết lập được sự trân quý đối với các sinh mệnh. Chuyến hành trình đã giúp cậu trở về với bản nguyên của tự nhiên và vũ trụ. Đây là sự phản ánh trạng thái tu luyện của cậu. Cậu đã hoàn toàn siêu thoát khỏi cảnh giới của người thường. Cậu không hề cố gắng chạy trốn khỏi thế giới trần tục này.Chân chính giúp cậu giải thoát, tắm mình trong mưa gió để hòa mình với thiên nhiên,. Trong con mắt của Tu Tĩnh, mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông đều có sinh mệnh riêng của chúng. Chúng cũng có mừng vui, giận hờn, yêu thương như con người. Chúng được các vị Thần tiên trên thiên thượng phái xuống đây để giúp ích cho con người. Cậu đối xử với chúng như tri kỷ. Cậu kể cho chúng nghe về kinh nghiệm tu luyện và cuộc hành trình của mình. Tu Tĩnh hoàn thành chuyến hành trình của mình trong vòng 20 năm. Cuối cùng, cậu đã leo lên được đỉnh núi Lư Sơn. Tuy nhiên, cậu không thấy bóng dáng một ai trên đó cả. Hai ngày sau, sư phụ vẫn không xuất hiện. Tu Tĩnh nghĩ rằng có thể sư phụ đang bận việc gì đó và ông sẽ không đến trong vài ngày nữa. Cậu muốn đợi sư phụ ở phía giữa của ngọn núi này. Do vậy, cậu bắt đầu trèo xuống. Trên đường đi xuống, cậu đi ngang qua một lão bà. Lão bà là một người còng lưng. Bà la lên khi gặp Tu Tĩnh: “Cậu ơi, cậu đã từng gặp ai không giữ lời hứa chưa? Con trai lão hứa là sẽ đợi lão, nhưng nó đã không giữ lời hứa. Nó đã đi rồi. Làm sao nó có thể làm như vậy chứ?” Tu Tĩnh cảm thấy chấn động: ‘Lẽ nào đây là sư phụ…” Nghĩ lại, cậu thấy sư phụ đã từng biến thành một ông lão bị liệt. Hôm nay, sư phụ cũng có thể biến thành một lão bà để điểm hóa cho cậu. Vì vậy cậu nói: “Là một người con, cậu ấy nên giữ lời hứa. Nếu không, cậu ấy có đáng tin hay không? Cậu ấy có còn là một chính nhân quân tử hay không?” Rồi cậu lại leo ngược trở lên đỉnh núi. Cậu đã qua đêm trên đỉnh núi đó. Sáng sớm hôm sau, mặt trời mọc lên từ phương Đông. Ngay lúc ấy, cậu đột nhiên trông thấy rất nhiều vị Thần tiên bay lượn trên không trung. Sư phụ của cậu xuất hiện đầu tiên trong số những vị Thần tiên ấy. Tu Tĩnh khấu đầu mãi không thôi. Vị Thần nói: “Con đã công thành viên mãn rồi. Hãy đi đi!” Tu Tĩnh đứng dậy rồi bay lên không trung. Cậu đã bay đi cùng sư phụ của cậu. “Tẩu biến thiên nhai, Tứ hải vi gia, Phản bổn quy chân, Vô khiên vô quải, Xá tẫn danh lợi, Tâm vô sở cầu, Trì chi dĩ hằng, Cước thừa liên hoa.” Tạm diễn nghĩa: “Đi khắp mọi nơi, Bốn biển là nhà, Phản bổn quy chân, Không còn chấp trước, Xả bỏ danh lợi, Tâm chẳng truy cầu, Nỗ lực kiên định, Bước lên đài sen.” Lời kết:Đây là một bài viết khác mà đã giúp tôi giải quyết được vấn đề trong tâm mình. Sau hàng ngàn năm luân hồi, các chủng nhân tố khác nhau vẫn còn lưu tồn rất nhiều ở bên trong tôi. Những chủng nhân tố này, dẫu là chính diện hay phụ diện, vẫn đang khởi tác dụng trong quá trình tu luyện ngày hôm nay của tôi. Chỉ sau khi lý giải được những khúc mắc trong tâm, chúng ta mới có thể loại trừ đi những nhân tố bất thuần để tiến nhập vào vũ trụ mới. Rất quan trọng khi chúng ta có nhận thức đúng đắn về những vấn đề này.
-
Chuyện cổ Phật gia: Áo cà sa của Huệ Năng [Chánh Kiến.org] Theo truyền thuyết trong lịch sử Trung Hoa có một thầy tu tên là Huệ Năng. Ông là người thứ 6 đứng đầu trong bộ môn Thiền Tông của Phật Gia. Huệ Năng đã ngộ trong trường phái Phật Gia. Vào lúc đó, Hoằng Nhẫn (Hong Ren), người đứng đầu thứ 5, lấy ra một chiếc áo cà sa dệt bằng vải lụa và sợi bông vải (cô-tông). Nó là vật tượng trưng cho quả vị của môn phái Thiền Tông. Ông ta đã nghiêm túc nói với Huệ Năng rằng:“Sư Phụ của chúng ta ngài Đạt Ma đã mang chiếc áo cà sa quí báu này từ nước Thiên Trúc. Áo cà sa không phải là Phật Pháp nhưng nó gần như được kết nối với Pháp. Áo cà sa là một sự biểu hiện của Phật Pháp. Nó theo Pháp và Pháp được truyền xuống cùng với áo cà sa. Áo cà sa chỉ tồn tại khi Pháp tồn tại. Hôm nay tôi truyền lại chiếc cà sa này cho anh và anh trở thành người đứng đầu đời thứ 6 của Thiền Tông. ” Huệ Năng đã kính cẩn nhận lấy áo Cà sa. Ông nhìn nó rất cẩn thận và nhận ra nó thật là quí báu. Nó được làm rất khéo léo, óng mượt như tơ, màu sắc lấp lánh và lộng lẫy. Nó được làm từ tơ lụa và sợi bông vải của Thiên Trúc. Huệ Năng đã nhận thấy kế thừa một vật tượng trưng từ người đứng đầu thứ 5 sẽ gây cho các đồng tu trở nên ganh tị. Vì thế, thừa lúc bình minh, ông đã mang theo hành lý, lặng lẽ trốn khỏi cửa, và nhanh chân chạy về hướng Nam. Huệ Năng chạy với tốc độ nhanh gấp đôi cả ngày lẫn đêm. Khi ông gần đến đỉnh núi Da Yu, bổng ông nhìn thấy cả trăm người đang đuổi theo và la hét. Người thầy tu chạy đầu tiên là Huệ Minh, là người đầu tiên chộp lấy áo Cà sa. Ông đã chạy đầu tiên và đã nghĩ rằng chiếc áo Cà sa độc nhất sẽ là của ông ta một cách diệu kỳ. Huệ Minh đã lật đật chạy nhanh tới. Lúc đó, Huệ Năng đã thật sự không thể chạy nhanh hơn nữa. Ông thấy rằng mình không thể chạy thoát khỏi. Ông bèn đặt kiện đồ mà trong đó có chiếc áo Cà sa lên một phiến đá bên đường và kêu lớn tới đám đông, “Áo Cà sa này là biểu tượng của sự phổ truyền Phật Pháp. Tại sao mọi người lại muốn giật lấy bằng sức mạnh?Chiếm hữu áo Cà sa mà không có Pháp thì cũng như có một bông hoa trong cái gương!”Rồi ông ấy trốn vào bụi cây bên đường. Huệ Minh lật đật chạy đến. Ông ta thấy áo cà sa trên phiến đá và cố nhặt lên. Một điều kỳ diệu đã xảy ra khi kiện đồ bị kẹt và không thể nào dời đi, mặc cho Huệ Minh có cố gắng thế nào đi nữa. Ông ta thật sửng sốt và sự thức tỉnh lóe lên, ông ta đã kinh qua sức mạnh vô biên của Phật Pháp. Ông bèn quỳ xuống cung kính lễ phép trước mặt Huệ Năng và cầu xin Huệ Năng giảng Pháp cho ông ta. Huệ Năng rời Huệ Minh để đến địa phận Lĩnh Nam. Ông dừng chân tại Chùa Bảo Lâm. Cách vài tháng sau, vào một đêm tối, một đám đông thầy tu đến từ lưng núi. Họ mặc áo ngắn, tay cầm đuốc đến gõ cửa cổng sau chùa. Huệ Năng thức giấc nghe tiếng la, “đứa trẻ Huệ Năng, đưa chúng tôi áo Cà sa không thì chúng tôi sẽ hành động. ”Lại một lần nữa muốn lấy áo Cà sa!Huệ Năng đã không kịp để nghĩ xem phải làm sao, ông liền lấy gói đồ rồi lật đật nhảy ra khỏi cổng. Ông chạy thật nhanh đến ngọn đồi nằm trước chùa. Khi lên đỉnh đồi và ngoảnh lại thấy đoàn đuốc dài, giống như một con rắn lách nhanh qua đồi. Huệ Năng quá mệt không thể tiếp tục đi nữa. Ông bèn trốn vào khe nứt của hòn đá. Mãi cho đến khi ông ngửi thấy mùi khói thật nặng. Ông vươn đầu ra để nhìn mới thấy cả đồi trở thành biển lửa. Đám đông thầy tu sục sạo khắp ngọn đồi nhưng không tìm thấy Huệ Năng. Họ đã giận dữ và đốt cháy ngọn đồi. Họ đã nghĩ Huệ Năng sẽ tự chạy ra bởi vì lửa. Trong lúc hiểm nguy này, điều mà Huệ Năng nghĩ đến trước tiên là áo cà sa đang trong tay và ông bỏ qua nguy hiểm cho chính mình, vì không muốn bất cứ tổn hại nào đến chiếc áo Phật cà sa quý báu này. Trong lúc đang lúng túng trước cảnh nguy cấp, ông chợt nhớ lại cảnh ngộ khi Huệ Minh đã không thể di dời kiện đồ, và nhận ra rằng áo cà sa là một tấm vải quý báu và là vũ khí của Pháp. Lửa sẽ không thể đốt cháy nó được. Huệ Năng thấy đám lửa lớn tiến tới càng lúc càng gần hơn và gần hơn, ông vội mặc chiếc áo cà sa vào rồi ngồi lên phiến đá một cách bình thản, nhắm mắt lại để thiền định. Vào lúc này, ông cảm thấy người mình bị chìm xuống. Mọi thứ xung quanh ông ta đều biến mất. Đám lửa tan biến. Khói đậm đặc tan dần và thế giới trở lại yên tịnh. Khoảng 4 giờ đồng hồ trôi qua, Huệ Năng thức tỉnh bởi một ánh sáng mạnh lên mắt. Khi mở mắt thì thấy mặt trời đã mọc từ phía Đông của ngọn đồi. Cỏ xanh và cây cối còn đó hôm qua đã bị đốt thành tro. Ông ta nhìn lại mình thì thấy áo kà sa vẫn lấp lánh và không bị hư hại gì cả, chỉ có một lớp tro bụi đã rơi trên áo. Khi ông sắp sửa rời đi, Huệ Năng vô tình nhìn vào phiến đá nơi ông ta đã ngồi đêm qua và đã sửng sốt khi thấy 2 dấu ấn sâu từ đầu gối của mình. Ông nhìn lại gần hơn và nhận ra những nếp gấp của áo cà sa được in rõ trên dấu ấn. Huệ Năng lại một lần nữa nghiệm ra sức mạnh phi thường của Phật Pháp. Sau đó Huệ Năng trở lại Tào Khê. Những đệ tử của ông đã đem phiến đá này đến nơi của họ để tiện việc thăm viếng và tỏ lòng ngưỡng mộ. Họ gọi hòn đá này là “Hòn đá nơi trú ẩn của sự nguy hiểm. ” Trước khi qua đời, Huệ Năng đã khuyên đệ tử của mình rằng người Sư Phụ đầu tiên của họ, đã để lại một thông điệp, “Phổ truyền Phật Pháp để cứu độ chúng sinh. Phật Pháp giống như một bông hoa mà chỉ nở hoa 5 lần. Sự thật, sự dẫn dắt của Phật Pháp đã truyền xuống 5 đời từ khi từ người Sư Phụ Đạt Ma đầu tiên đến khi truyền xuống Huệ Năng. Người thứ 5, Hoằng Nhẫn, đã khuyên tôi ngưng truyền xuống áo cà sa, bởi vì nó gây ra tranh đấu. ”Vì thế, áo cà sa của pháp môn Thiền Tông đã truyền xuống chỉ tới đó. Áo cà sa theo Phật Pháp. Truyền Pháp có nghĩa truyền áo cà sa. Áo cà sa chỉ tồn tại khi Pháp tồn tại. Nó có nghĩa Phật Giáo Thiền Tông đã tự đi đến cuối đường bởi vì áo cà sa đã ngưng truyền thừa.
-
Câu chuyện có thật về luân hồi: Đạo tặc cũng phải có ‘đạo’ Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Hôm nay, tôi muốn chia sẻ một câu chuyện có thật về luân hồi của tôi, khi tôi còn là một đạo tặc trước khi tôi bắt đầu tu luyện và đạt viên mãn. Câu chuyện bắt đầu vào triều đại Bắc Tống (960 –1127 sau công nguyên). Sau khi liên tục thất trận, triều Bắc Tống cuối cùng đã phải ký hiệp ước ‘Thiền Uyên’ với nước Liêu. Trong hiệp ước đó, Bắc Tống đồng ý cống nạp một số tiền lớn cho nước Liêu hàng năm. Kết quả là, Bắc Tống đã phải thu thuế cao từ người dân, làm bách tính ngày càng trở nên nghèo khổ hơn. Những người dân nước Tống sống gần biên giới giữa Tống và Liêu thì phải chịu đựng khổ cực trong suốt cả năm trời. Ngược lại, nước Liêu đã đạt đến đỉnh điểm của sự thịnh vượng vào thời bấy giờ. Hồi ấy, tôi được luân hồi thành một vị công chúa của nước Liêu tên là Thiên Hành (天行). Thiên Hành công chúa tính tình khá rắn rỏi và mạnh mẽ. Do sinh trưởng tại phương Bắc nên công chúa có một dáng dấp tương đối đậm đà. Một lão sư tinh thông võ nghệ đã dạy võ cho Thiên Hành công chúa từ khi cô còn nhỏ. Trước khi vị lão sư dạy võ cho cô, ông đã đưa cho công chúa một thanh bảo đao sắc bén đến nỗi có thể cắt sắt ra làm đôi. Vị lão sư nói với công chúa rằng cô phải không được giết người vô cớ. Khi lão sư ra đi thì công chúa đã tròn 20 tuổi. Để lo lắng cho việc hôn sự của Thiên Hành, phụ vương của công chúa đã phải hao tổn rất nhiều tâm tư. Ông đã tìm nhiều người để cô lựa chọn nhưng Thiên Hành công chúa vẫn không ưng một ai. Công chúa cũng luôn cảm thấy sầu muộn về vấn đề hôn sự của mình. Một ngày, Thiên Hành công chúa có một giấc mơ, trong đó một bạch diện thư sinh vô cùng khôi ngô tuấn tú đọc cho cô nghe một bài thơ: “Xuân hoa thu nguyệt hà thời liễu, Nhân sanh phồn hoa chi đa thiểu, Tuế nguyệt du du thiên bách độ, Công thành danh tựu thân thể khô. Hà xứ thị vĩnh hằng? Duy hữu tu luyện phương thành kim cương bất hoại thân!“ Tạm diễn nghĩa: “Khi hoa xuân tàn và trăng thu lặn, Sự phồn hoa nơi cõi người còn được bao lâu, Hàng ngàn năm dần dần trôi qua, Đến khi công thành danh toại thì thân thể đã khô mòn. Cõi vĩnh hằng ở nơi đâu? Chỉ có cách tu luyện thành thân thể kim cương bất hoại!” Lúc ấy, công chúa cảm thấy vô cùng thân thiết với người thư sinh này. Đến khi cô định bước tới và chào hỏi thì người thư sinh lập tức biến mất. Cô vô cùng ngạc nhiên và choàng tỉnh. Sau khi tỉnh dậy từ giấc mơ, cô quay sang nhìn những thị nữ của mình và thấy họ đang ngủ. Công chúa châm lên một ngọn đèn và ngắm nhìn dung mạo như hoa như ngọc của mình phản chiếu lên tấm gương đồng. Mặc dù không có dáng vẻ ‘liễu yếu đào tơ’ của một nàng tiểu thư suốt ngày ở trong khuê phòng, công chúa có một vẻ đẹp cương dương mạnh mẽ. Nhưng vì một vài lý do, cô cảm thấy không có gì là chân thật trong đó. Thời gian liên tục trôi đi như một dòng sông. Làm sao cô có thể bảo trì vĩnh viễn tuổi trẻ và nhan sắc của mình? Công chúa nghĩ về giấc mơ vừa qua và bắt đầu sầu muộn. Cô luôn luôn bất như ý về chuyện hôn nhân của mình. Đột nhiên, một quyết tâm mạnh mẽ thúc giục cô rời khỏi Hoàng cung. “Ta muốn ra đi để tìm kiếm triết lý nhân sinh.” Cô đã quyết định ra đi ngay lập tức bởi vì cô biết rằng phụ vương cô sẽ không bao giờ đồng ý. Cô đã viết một bức thư gửi cho phụ vương: “Thiên Hành sẽ rời khỏi Hoàng cung đêm hôm nay. Thưa phụ vương, xin thứ lỗi cho Thiên Hành đã không chào từ biệt phụ vương. Hài tử phải ra đi một mình để tìm kiếm chính Pháp. Hài tử sẽ tự thân giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử và thoái xuất khỏi tam giới. Đến khi tu thành chính quả, hài tử nhất định sẽ quay trở lại cứu độ song thân!” Sau khi viết xong bức thư, Thiên Hành công chúa gạt những giọt nước mắt lăn trên má. Công chúa cưỡi trên một con kỵ mã và rời khỏi Hoàng thành với thanh bảo đao. Sáng hôm sau, những thị nữ của công chúa không tìm thấy cô đâu và ngay lập tức bẩm báo với Hoàng thượng. Sau khi đọc xong bức thư, Hoàng thượng đã khóc một lúc lâu. Phải mất một thời gian lâu sau, Hoàng hậu mới làm cho vị Hoàng đế nguôi ngoai đi. Cuối cùng, ông nói một cách lạc quan: “Thậm chí nếu Thiên Hành có ở bên ta, chúng ta cũng vẫn phải xa nhau trong vài chục năm nữa. Nếu hài tử thực sự có thể tìm được chính Pháp và thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, chẳng phải sẽ tốt hơn sao? Khi Thiên Hành còn nhỏ, nó không bao giờ thích thú với những tranh đoạt quyền lợi nơi trần thế. Nó rời khỏi Hoàng cung cũng là một việc tốt. Nó sẽ sống một cuộc sống thanh thản. Ta cảm thấy toại nguyện khi nó được hạnh phúc. Nó một thân võ nghệ và không kể nó đi đâu, không ai có thể bắt nạt nó.” Gần mười năm sau khi công chúa rời khỏi Hoàng cung, phụ vương và vương hậu của công chúa qua đời. Sau khi Thiên Hành công chúa rời khỏi Hoàng thành, cô đi lang thang trong khoảng 2 tuần cho tới một ngày nọ, khi cô du ngoạn tới một ngọn núi cao có tên là Đại Thanh Sơn. Cô nhớ lại rằng phụ vương cô đã từng nói rằng có một sơn trại trên Đại Thanh Sơn. Theo lời kể của phụ vương, trại chủ tên là Khổng Tâm, tự xưng là ‘kim đao vô địch’ nhưng do chỉ là một người ‘hữu dũng vô mưu’ nên đã bị triều đình nhà Tống cử gian tế xâm nhập. Tên gian tế lẩn trốn tại một nơi phụ cận Đôn Hoàng và đã giết chết trại chủ. Hiện tại sơn trại trên núi đang ở trong trạng thái vô thủ [lĩnh]. Trong khi công chúa đang nghĩ về cuộc đối thoại giữa mình và phụ vương thì một đám lâu la chạy xuống núi và bao vây lấy cô. Dẫn đầu đám lâu la là một đại hán mặt đỏ với cây đại chùy trong tay. Hắn vừa chắn ngang đường vừa nói: “Xú nha đầu, mau đưa tiền ra thì bổn đại gia sẽ tha mạng cho. Bằng không, ta sẽ cho ngươi một chùy.” “Ngươi dám à! Nếu có bản sự thì lại đây, bổn cô nương sẽ đấu với ngươi một phen!” Thiên Hành rút thanh bảo đao ra và không hề tỏ ra sợ hãi chút nào. Sau một vài phen giao tranh, cây đại chùy của tên đại hán mặt đỏ đã bị thanh bảo đao của Thiên Hành bổ ra làm đôi. Thiên Hành nhảy lên ngựa và định rời đi, tuy nhiên tên đại hán ôm quyền rồi nói: “Xin cô nương dừng bước. Tại hạ có điều muốn thương lượng, không biết có được hay không?” “Có gì thì ngươi cứ nói thẳng ra đi.” “Không biết cô nương có nghe nói về việc bổn sơn trại đang trong trạng thái vô thủ [lĩnh] hay chưa. Hôm nay thấy cô nương võ nghệ siêu quần, nhất định là người hành hiệp trượng nghĩa. Chúng tôi mong cô nương lên núi làm trại chủ, huynh đệ chúng tôi nguyện nghe theo sự điều khiển của cô nương.” Thiên Hành thầm nghĩ mình đang không có nơi nào để dung thân nên đã đáp ứng yêu cầu của họ. Kể từ đó, Thiên Hành trở thành trại chủ của sơn trại. Trong mười năm sau đó, Thiên Hành và nhóm thổ phỉ này đã giết chết nhiều tham quan trụy lạc và kẻ giàu có ăn chơi sa đọa. Họ đã bảo vệ sự công bằng cho rất nhiều người. Tuy là hành hiệp trượng nghĩa nhưng họ cũng đã giết hại rất nhiều người. Người dân quanh đó đã đặt cho Thiên Hành một cái tên – ‘bảo đao nữ hiệp’. Trong lúc nhàn rỗi, Thiên Hành thường nghĩ rằng: “Ta đã rời Hoàng cung để tầm Đạo cầu Pháp, nhưng số phận run rủi đã dẫn dắt ta trở thành cường đạo! Than ôi! Khi nào ta mới tìm được chân Pháp để tu luyện đây?” Hai ngày sau, trong khi Thiên Hành và băng nhóm đang tụ họp trong sơn trại ăn thịt uống rượu thì một tên tiểu lâu la vào bẩm báo: “Ở dưới núi có khoảng sáu người đang đi ngang qua, trông rất giống mấy tên tham quan và nhà giàu. Liệu chúng tôi có nên ‘mãi mại’(cắt hợp đồng) với chúng?” Thiên Hành ra lệnh: “Cứ làm như mọi khi. Tại sao nhà ngươi chần chừ thế?” Một lúc sau, tên lâu la quay lại bẩm báo: “Chúng tôi đã giết chết tất cả bọn họ, ngoại trừ một tên có dáng dấp thư sinh. Khi chúng tôi định hạ thủ thì hắn nói rằng hãy để hắn vào nói với trại chủ ba câu rồi muốn làm gì hắn cũng được.” Thiên Hành nói: “Kẻ nào có gan nói ra những câu này? Đem hắn lên đây. Ta muốn xem mặt mũi hắn ra sao.” Không lâu sau, người thư sinh được đưa lên núi trong tư thế bị trói. Thiên Hành thầm nghĩ: “Dường như ta đã gặp hắn ở đâu rồi thì phải.” Nhưng cô không có thời gian để nghĩ ngợi. Cô trừng mắt nhìn anh ta rồi quát: “Nghe nói ngươi muốn nói vài lời với bổn trại chủ. Nói nhanh lên rồi chịu chết.” Người thư sinh không có vẻ sợ hãi chút nào. Anh ta nói với Thiên Hành: “Nghe nói trại chủ được dân chúng vùng phụ cận phong cho đại danh là ‘bảo đao nữ hiệp’, nhưng hôm nay được gặp mặt mới thấy rằng cũng chỉ là hư danh.” Thiên Hành cảm thấy rất không vừa ý. Cô hỏi: ‘Ngươi định ám chỉ điều gì?” “Người hành hiệp trượng nghĩa không bao giờ lạm sát người vô tội. Nhưng hôm nay cô nương không thèm hỏi xem tại hạ là ai, đây có phải là tùy tiện giết người hay không?” Thiên Hành đáp: “Được rồi, để ta hỏi ngươi mấy câu. Tại sao ngươi lại đi cùng những người đó?” “Tại hạ là nhân sĩ vùng Liêu Đông, tên là Lý Bằng Phi. Tại hạ đi học từ thuở còn nhỏ, sau đó được gặp một vị sư phụ dạy cho pháp môn tu luyện. Sư phụ từng nói với tại hạ hãy đi lên núi Hoa Sơn để tìm gặp một cao nhân dạy cho cách thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Trên đường tới núi Hoa Sơn, tại hạ gặp những viên quan và người giàu có đó rồi đi cùng với họ. Bây giờ đến lượt tại hạ hỏi cô nương vài câu hỏi. Thứ nhất, khi nào thì cô nương ngừng việc sát nhân? Thứ hai, cô nương có cảm thấy mất tự do khi sống trong thế giới con người này hay không? Thứ ba, cô nương có biết rằng ‘thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’ chính là đạo lý của thần linh trên thiên thượng hay không?” Thiên Hành trở nên sững sờ và không nói được câu nào sau khi nghe xong những lời này. Đột nhiên cô nhớ lại giấc mơ mà cô đã có về người thư sinh. Cô nghĩ rằng: “Có thể nào người đàn ông này đã xuất hiện trong giấc mơ của ta?” Cô tự mình cởi trói cho anh ta và lệnh cho đám lâu la đưa anh ta đi. Đêm hôm ấy Thiên Hành trằn trọc mãi không ngủ được. Cô cứ nghĩ mãi về vấn đề nhân sinh, hôn nhân và lý tưởng của mình. Một điều cứ ám ảnh cô mãi là cô đã giết rất nhiều người trong 10 năm qua và là thủ lĩnh của một băng nhóm thổ phỉ. Một khi cô bắt đầu tu luyện, quá khứ sát nhân của cô có gây chướng ngại cho cô không? Ngoài ra, cô đã phát triển rất nhiều thói xấu khi là trại chủ ở sơn trại này. Cô có khả năng loại bỏ những điều ấy nếu tu luyện trong đời này hay không? Cô không ngừng nghĩ ngợi về những vấn đề này và không sao ngủ được. Ngày hôm sau, cô kể về nỗi khổ sở của mình cho Lý Bằng Phi nghe. Bằng Phi nói: “Không có vấn đề gì chừng nào cô nương còn có thiện niệm và thiện hành. Phật chỉ nhìn vào tâm người. Cổ nhân có câu: “Tri thác năng cải thiện mạc đại yên.” (Người tự biết lỗi và cải thiện chính mình thật là bao dung vĩ đại). Phật Pháp có sức mạnh tiêu diệt những quan niệm hậu thiên và đưa con người trở về bản lai thuần chính. Ngoài ra… Cô nương đã quên mất tại hạ, tại hạ sẽ luôn ở bên cô nương. Nếu có vấn đề gì thì xin cô nương cứ nói với tại hạ để chúng ta cùng giải quyết!” Nhìn Bằng Phi thân đầy chính khí, Thiên Hành bất giác nảy sinh lòng ngưỡng mộ. Cô thầm nghĩ: “Ta rất vui lòng tầm Đạo cầu Pháp với người thư sinh này. Huống hồ anh ta rất giỏi thơ phú, và ta sẽ không buồn chán khi ở bên anh ta.” Cô bèn phóng tâm nói với Bằng Phi: “Kể từ bây giờ, nếu ngươi không đối xử tốt với ta, ta sẽ cho ngươi nếm mùi bảo đao đấy!” Bằng Phi nói: “Tại hạ đâu dám bắt nạt cô nương. Chừng nào cô nương không lớn tiếng hay nổi cơn thịnh nộ, tại hạ sẽ vô cùng biết ơn!” Hai người cười nói với nhau một lúc. Và rồi Thiên Hành triệu tập tất cả huynh đệ trong sơn trại để an bài sự việc của hai người. Sau đó hai người họ thành thân và cùng nhau xuống núi. Khi đến chân núi Hoa Sơn, hai người hỏi bất cứ ai mà họ gặp về vị cao nhân kia. Họ không ngừng hỏi từ chân núi cho tới tận đỉnh núi, nhưng không ai từng nghe về một cao nhân như vậy. Trời đã bắt đầu tối, cho nên họ phải nghỉ qua đêm trong một ngôi miếu hoang trên đỉnh núi. Sáng sớm hôm sau, họ được chứng kiến cảnh Phật quang xuất hiện trên đỉnh núi. Tới tận hôm nay, tôi vẫn còn nhớ khoảnh khắc thiêng liêng ngày hôm đó! Đúng là: “Thất thải phật quang tự thiên hàng, Vạn bàn tường thụy phá mê mang Thù thắng mỹ diệu mãn khung vũ, Thần Phật từ bi chiếu đại thiên!” Tạm diễn nghĩa: “Phật quang chiếu thẳng xuống từ bầu trời như bảy sắc cầu vồng, Ánh sáng huy hoàng xua tan đi đám sương mù buổi sớm, Thật là một cảnh tượng thiêng liêng và mỹ diệu, Sự từ bi của Thần Phật tỏa sáng trên thế giới này!” Họ vô cùng vui sướng và mong ước một điều thật kỳ diệu sẽ xảy đến. Và rồi một điều gì đó thậm chí còn khó tin hơn đã xảy ra: Trong ánh quang huy, một vị Phật to lớn (cự Phật) xuất hiện, thật vô cùng đẹp đẽ và uy nghiêm! Với đài sen vàng dưới chân, Phật du hành khắp mọi nơi và cứu độ chúng sinh với lòng từ bi vô hạn, đồng thời hiển hiện chân tượng trước mặt những người tu luyện chân chính để điểm hóa cho họ! Cặp vợ chồng khấu đầu không ngừng trước vị Phật. Vị cự Phật chỉ nhìn họ rồi nói một câu: “Dụng tâm lai tu, tất thành chính quả.” Rồi Phật biến mất trong ánh kim quang. Cặp vợ chồng ôm chầm lấy nhau trong nước mắt! Họ chưa bao giờ hy vọng sẽ có cơ hội được gặp và nhìn tận mắt một cự Phật trong giây phút thiêng liêng ấy! Họ nghĩ: “Chúng ta chắc phải tích được rất nhiều phúc phận từ những kiếp trước!” Kể từ đó, họ sống trên ngọn núi Hoa Sơn và bắt đầu tu luyện. Mỗi khi họ thiếu Phật Pháp để chỉ đạo tại mỗi tầng thứ, họ lại nhận được những điểm hóa trong giấc mơ để giúp họ tiếp tục thăng hoa. Sau khi tu luyện trong gần 30 năm, khi đang ngồi đả tọa vào buổi trưa, họ đột nhiên nghe được tiếng Pháp nhạc trên bầu trời. Không lâu sau, nhiều đóa hoa trong suốt rơi xuống từ trên không trung, trông mười phần mỹ diệu. Sau đó, hai người họ bắt đầu phiêu đãng bay lên; cơ thể họ trở nên thông thấu (trong suốt) và vô cùng uy nghiêm. Rồi họ lại trông thấy vị cự Phật đang cười với họ. Sau đó, từ trên thiên thượng bay xuống một đài sen cùng một con hạc tiên. Thiên Hành bước lên đài sen còn Bằng Phi cưỡi trên lưng hạc tiên và bay lên trời. Những đám mây đầy màu sắc cũng theo họ bay lên trên thiên thượng. Cuối cùng họ đã được giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử! Lời kết: Có một câu nói của cổ nhân Trung Hoa: “Đạo tặc cũng phải có ‘đạo’”. Không kể là chúng ta đã làm gì trong quá khứ hay bao nhiêu việc xấu chúng ta đã làm, chúng ta vẫn có thể đạt viên mãn chừng nào chúng ta còn tinh tấn trong tu luyện. Câu chuyện về luân hồi của tôi đã minh chứng rất rõ điều này.
-
Văn hóa Thần truyền: Thần Phật chỉ xem trọng lòng người [MINH HUỆ 22-8-2007] Vào thời vua Đường Trung Tông (khoảng năm 705-707), tại khu vực Hồ Bắc, Tương Dương (Trung Quốc) người ta chuẩn bị đúc một pho tượng Phật lớn. Có rất nhiều người giàu có và tín ngưỡng Thần Phật đều tới dâng hiến tiền bạc cho việc ấy. Những người tổ chức đối với những người ủng hộ tiền của đều có ghi chép sổ sách đàng hoàng, để sau này sẽ khắc tên ghi công vào bia đá. Có một bà cụ vô cùng nghèo khổ nhưng nóng lòng muốn được hiến tặng. Bà chỉ có một đồng tiền mà mẹ đẻ tặng cho bà thời con gái. Bà đã nâng niu giữ gìn đồng tiền ấy không nỡ dùng, cất kỹ suốt 60 năm trời. Ấy là tài sản duy nhất mà bà có. Nghe tin người ta quyên tiền đúc tượng Phật, bà cụ cung kính mang đồng tiền ấy vượt qua một quãng đường xa xôi để đến dâng tặng. Nhưng người phụ trách việc đăng ký tên tuổi nói với bà: “Tôi chẳng thể đăng ký cho 1 đồng của bà được”. Bà cụ không biết làm sao, đành nhân lúc người khác không để ý lặng lẽ đến gần lò đúc tượng và tung đồng tiền vào trong đó. Bà thành kính chắp tay cầu nguyện rồi trở về nhà. Vài ngày sau người ta dỡ lò lấy tượng ra. Một viên quan bỗng nhiên nhìn thấy một đồng tiền đính vào chính giữa ngực của pho tượng Phật. Có một đại phú ông trông thấy như thế trong lòng rất khó chịu bèn yêu cầu giũa bay đồng tiền kia đi. Thế là người ta gọi thợ thủ công đến để gọt giũa đồng tiền ấy. Nhưng gắng sức gọt giũa suốt một đêm, đến sáng hôm sau nhìn lại thì đồng tiền vẫn còn y nguyên như cũ, vẫn đính chặt vào giữa ngực bức tượng Phật. Mấy nhà sư thấy thế nói: “Chuyện này thật là kỳ diệu. Thần Phật nhận xét con người ta thì chỉ xem trọng tấm lòng thôi. Bà cụ ấy hết lòng thành kính cho nên mới thành ra như thế”. Từ đó về sau không ai còn dám động đến đồng tiền ấy nữa. Đồng tiền ấy mãi mãi nằm trên ngực bức tượng Phật. (chuyện trong sách “Thái Bình quảng ký”)
-
Câu chuyện có thật về luân hồi: Bỏ mạng nơi hoang dã Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] Lời mở đầu: Đây là một phần của câu chuyện về cá nhân tôi trong suốt quá trình lịch sử, về việc tôi đã nhận quả báo như thế nào sau khi làm những điều xấu ác. Mục đích của tôi khi viết ra bài này là để minh chứng rằng, khi bản thân chúng ta chấp trước vào những sai lầm và thiếu sót của người khác, chúng ta nên suy nghĩ cẩn thận về nó. Có thể chính chúng ta cũng đã từng phạm phải những tội lỗi nghiêm trọng trong quá khứ. Tuy nhiên, Sư Phụ từ bi đã không để ý tới những việc làm xấu ác trong quá khứ của chúng ta. Chúng ta nên đánh giá một người một cách toàn diện, và chắc chắn không nên thu hẹp phạm vi bằng cách đánh giá người đó trong một khoảng thời gian nhất định hay riêng về khía cạnh nào đó. Miễn là họ có thể làm tốt trong hiện tại, và khắc phục được lỗi lầm, thì họ vẫn xứng đáng được đánh giá cao! Tất nhiên, nguyên tắc của vũ trụ ‘thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’ vẫn là điều mà không sinh mệnh nào có thể chống lại! Bây giờ hãy trở lại câu chuyện của tôi. Câu chuyện xảy ra là trong thời nhà Tùy (581 – 618 sau công nguyên). Kênh đào lớn Kinh Hàng đang được xây dựng vào khoảng thời gian đó, và đã mang đến sự ảnh hưởng và thịnh vượng cho khu vực Dương Châu. Có một tiên sinh họ Hà sống tại thành phố Dương Châu. Ông là người rất thành thật và trung hậu. Ông và vợ của ông làm việc rất chăm chỉ trong cửa hàng lụa tơ tằm của họ. Họ chỉ có một người con trai tên là Hạ Dương. Gia cảnh của gia đình rất khá giả. Tuy nhiên, Hạ Dương khá hư đốn từ khi còn nhỏ và cậu bé đã phát triển rất nhiều tật xấu. Hơn nữa, Hạ Dương có một bản tính nổi loạn vô cùng đặc biệt. Cha mẹ của cậu đã mời về các lão sư (thầy giáo) để giáo dục cậu, nhưng cậu luôn muốn đi chơi và không bao giờ tập trung vào việc học tập. Sau đó, cha cậu đã mời về một lão sư dạy võ để dạy cậu võ thuật. Một thời gian sau, vị lão sư này nhận thấy rằng Hạ Dương không có đủ đức hạnh để học võ thuật; cậu rất tàn ác và muốn gì là làm nấy. Vì vậy, lão sư chỉ dạy cậu một số kỹ năng võ nghệ nông cạn bề ngoài. Ông nói với Hạ Dương: “Con đừng nên làm bất cứ điều gì xấu. Nếu không con sẽ hại người khác, cũng như hại chính mình đó.” Sau đó, vị lão sư rời đi. Vào lúc đó, Hạ Dương đã gần hai mươi tuổi. Cậu rất khỏe mạnh cường tráng và không sợ bất cứ ai. Một ngày nọ, cậu cãi cọ với cha cậu chỉ vì một điều nhỏ nhặt. Rồi cậu rất tức giận và bỏ nhà ra đi mà không hề nói với cha mẹ câu nào. Ngay sau khi rời khỏi nhà, cậu đã kết bằng hữu với một đám côn đồ loạn đảng. Bởi vì cậu biết một chút võ nghệ, cậu đã trở kẻ cầm đầu của băng đảng nhỏ này. Những kẻ lưu manh dành phần lớn thời gian của chúng vào việc tiệc tùng, uống rượu, bài bạc và ăn chơi trụy lạc. Không lâu sau, chúng đã tiêu hết số tiền mà chúng có, rồi bắt đầu đột nhập vào nhà dân chúng để trộm cắp tài vật và cưỡng hiếp các cô gái xinh đẹp. Trong một thời gian ngắn, chúng đã khuấy động khắp thành Dương Châu và nơi này bị rơi vào cảnh náo loạn. Lời than vãn của toàn dân trăm họ được nghe thấy ở khắp mọi nơi. Sau khi cha mẹ cậu nghe được tin cậu đã làm những điều độc ác như vậy, họ vô cùng tức giận rồi lần lượt qua đời. Sau đó, quan phủ đã truy bắt những kẻ lưu manh trong băng đảng này và hành quyết chúng. Hạ Dương không có mặt ở đó khi những kẻ đồng bọn bị bắt, và cậu ta đã may mắn thoát khỏi tai họa. Thay vì phản tỉnh sau bài học này, cậu ta vẫn tỏ ra không hề hối cải. Sau khi lẩn trốn trong vòng một năm, cậu ta bắt đầu tác oai tác quái trở lại, và với thủ đoạn còn hạ lưu và tàn nhẫn hơn nữa. Một ngày nọ, vào lúc trời nhá nhem tối, cậu ta lẻn vào tư gia của gia đình Triệu viên ngoại, một điền chủ giàu có. Thật tình cờ, tiểu thư nhà họ Triệu đang chuẩn bị xuất giá trong hai ngày nữa, và căn nhà được trang hoàng bằng đèn lồng, giấy màu, với bầu không khí tràn đầy niềm phấn khởi và hạnh phúc. Sau khi Hạ Dương phát hiện ra điều này, cậu ta nghĩ rằng: Ta nghe nói rằng tiểu thư nhà họ Triệu xinh đẹp như hoa như ngọc, nếu ta có thể…. Ta có thể được cả người đẹp lẫn tiền bạc! Vì vậy, cậu ta đã lẻn đến khuê phòng của Triệu tiểu thư, vận dụng mánh khóe của mình bằng cách liếm ướt giấy dán cửa sổ, sau đó chọc thủng một lỗ nhỏ ở đó để quan sát. Khi nhìn vào bên trong thông qua cái lỗ nhỏ đó, cậu ta thấy Triệu tiểu thư đang ngồi bên cạnh một chiếc bàn và làm một số việc thêu thùa. Cô đang thêu một cặp vịt uyên ương chơi đùa trên mặt nước. Ngay lúc ấy, Triệu tiểu thư ngẩng đầu lên và tủm tỉm cười một mình. Có lẽ cô đang nghĩ tưởng về tương lai tươi sáng và hạnh phúc của mình. Vẻ đẹp của cô đã làm cho Hạ Dương vô cùng sửng sốt. Có thể nói rằng sự kiều diễm của cô khiến cho mặt trăng bị lu mờ và làm cả nụ hoa phải xấu hổ. Sự mỹ lệ của cô có thể khiến cho chim sa cá lặn, và thậm chí một nàng tiên trên thiên giới cũng phải e thẹn khi so sánh với dung nhan của cô! Sự mỹ lệ của cô đơn giản là ngoài sức mô tả. Hạ Dương cảm thấy khó cưỡng lại trước vẻ đẹp của Triệu tiểu thư. Và sau đó, cậu ta đã quyết định sử dụng một phương pháp mà giới giang hồ coi là hạ lưu đê tiện nhất. Cậu ta đã thắp lên một loại hương mà có thể làm cho người ta rơi vào trạng thái mê man. Một lúc sau, Triệu tiểu thư bắt đầu hắt hơi rồi ngã xuống sàn. Sau khi Hạ Dương thấy mình đã thành công, cậu ta nhảy vào phòng của Triệu tiểu thư qua đường cửa sổ, thổi tắt nến và bế cô lên giường. Trong khi cưỡng hiếp cô, cậu ta còn nói: “Triệu tiểu thư, nàng là người trinh nữ thứ năm mà ta đã cưỡng hiếp!” Đúng lúc ấy, đột nhiên có tiếng nói vọng từ bên ngoài: “Tại sao ánh nến trong phòng Triệu tiểu thư lại bị tắt vậy? Tại sao cửa sổ lại mở toang thế này?” “Không tốt rồi! Khẳng định là tên thái hoa dâm tặc đã đột nhập vào phòng tiểu thư! Tên tiểu tử lưu manh đó không có điều ác nào là không làm! Người đâu!!” Và sau đó người ấy hô hoán lên để báo động cho gia nhân chạy tới lùng bắt Hạ Dương. Sau khi Hạ Dương nhận thấy hành vi đồi bại của mình đã bị phát hiện, cậu ta nhanh chóng mặc quần áo vào rồi lao ra khỏi cửa. Nhân lúc người nhà không chú ý, cậu ta trèo qua bờ tường ở phía sân sau rồi chạy trốn. Vừa khi cậu ta nhảy ra khỏi sân sau, những người lính gác nhìn thấy cậu ta và đuổi theo cậu ta rất gắt gao. Hạ Dương không còn cách nào khác ngoài việc cắm đầu chạy thục mạng theo những ngõ hẻm cũng như tìm mọi cách để trốn thoát. Rồi cậu ta chạy tới một nơi hoang vu. Khi ấy cậu ta quay lại nhìn và thấy rằng không còn một ai ở phía sau. Cậu ta muốn ngồi xuống và nghỉ một chút. Ngay lúc đó, cậu ta trông thấy một người tiến đến gần. Người này được giang hồ biết đến với cái tên Vương Thiên Tả đại hiệp, vị hảo hán chuyên hành hiệp trượng nghĩa với một cây cương đao trong tay . Khi Hạ Dương vừa trông thấy Vương Thiên Tả, cậu ta dựng ngay dậy và cắm đầu cắm cổ chạy. Thực ra Vương Thiên Tả không hề chú ý đến Hạ Dương cho tới khi cậu ta cố gắng chạy đi. Vương Thiên Tả bèn quan sát người đang bỏ chạy, và nhận ra đây chính là Hạ Dương, tên vô lại không điều ác nào mà không làm. Vì vậy, Vương Thiên Tả đã đuổi theo Hạ Dương và giết cậu ta bằng cây cương đao của mình. Sau đó Vương Thiên Tả vứt xác của Hạ Dương vào một nơi hoang vu, và đó là quả báo mà cuối cùng Hạ Dương đã phải nhận. Số phận của Hạ Dương giống hệt những gì mà nhà văn Ngô Thừa Ân vào triều Minh sau đó hàng trăm năm đã miêu tả trong một bài thơ (Ngô Thừa Ân là tác giả cuốn tiểu thuyết Tây Du Ký): “Nhân tâm sinh nhất niệm, Thiên địa tận giai tri, Thiện ác nhược vô báo, Càn khôn tất hữu tư!” Phần diễn nghĩa của người dịch (tham khảo): “Khi một niệm khởi phát từ tâm con người, Cả trời và đất đều biết, Thiện và ác mà không có báo ứng, Thì vũ trụ này thật quá ích kỷ!” Một lúc sau, Vương đại hiệp đến gặp thân nhân trong gia đình Triệu viên ngoại và gia đình họ kể với Vương đại hiệp về điều đã xảy ra. Vương đại hiệp vô cùng tức giận và anh đi tìm xác của Hạ Dương để cho thêm vài nhát chém nữa. Sau đó, xác của Hạ Dương bị ăn bởi những con chó hoang nơi rừng núi. Khi Vương đại hiệp và gia đình họ Triệu trở về nhà thì họ thấy Triệu tiểu thư đã treo cổ tự vẫn sau khi cô phát hiện ra mình đã bị cưỡng hiếp. Gia đình Triệu viên ngoại phải trải qua nỗi đau buồn khôn tả khi hỉ sự của gia đình chuyển thành tang sự. Hãy để sang một bên việc gia đình Triệu viên ngoại tổ chức tang lễ như thế nào và trở lại với Hạ Dương. Sau khi Hạ Dương bị giết, nguyên thần của cậu ta rời khỏi thân thể. Bởi vì Hạ Dương đã làm rất nhiều điều ác khi còn sống, cậu ta bị giáng xuống địa ngục tầng thứ sáu. Sau một thời gian dài trả nghiệp ở nơi đó, cậu được chuyển sinh làm thú vật, và phải mang thân trâu ngựa trong hơn một trăm năm trong tầng thứ đó. Khi cậu phải chịu đựng đau khổ nơi địa ngục tầng thứ sáu, một vị Bồ Tát tình cờ phái thị nữ của mình đi thị sát một số nơi trong tầng thứ thấp. Sau khi người thị nữ của Bồ Tát thấy cảnh Hạ Dương phải chịu đau khổ dưới địa ngục, cô đã thưa lại câu chuyện với Bồ Tát sau khi trở về. Bồ Tát bèn sử dụng huệ nhãn của mình để nhìn thấu lai lịch của Hạ Dương. Sau đó, Bồ Tát đã nảy ra một ý tưởng nhằm giúp Hạ Dương giải quyết ác duyên của cậu với năm cô gái mà cậu đã cưỡng hiếp. Dưới thời Võ Tắc Thiên trị vì, trong thành Dương Châu, có một gia đình họ Hạ cũng có một cậu con trai tên là Hạ Dương. Cậu bé này tình tình thật thà đôn hậu, và có tài năng từ khi còn rất nhỏ. Hàng ngày, cậu làm việc siêng năng và điều hành cơ sở kinh doanh, một ngân hàng nhỏ, cùng với cha cậu. Trước khi cậu bước sang tuổi hai mươi, rất nhiều gia đình các cô gái tới gia đình họ để đề nghị kết làm thông gia. Hai cô gái đầu tiên mà cậu đã hứa hôn lâm bệnh nặng rồi qua đời. Gia đình họ Hạ bèn hỏi một thầy toán mệnh lý do, và họ nói rằng hai cô gái này đã được chùa gọi về để tu hành. Sau đó, Hạ Dương cưới ba người vợ khác. Người vợ cả đanh đá và rất hay ghen. Người vợ thứ hai thì tính tình khá tốt và là người mà Hạ Dương yêu thương nhất. Người vợ thứ ba là người đẹp nhất trong số ba người phụ nữ trên, nhưng cô ta rất yêu chuộng tiền bạc. Hạ Dương yêu quí người vợ thứ hai của mình hơn cả. Vài năm sau, người vợ cả, do quá ghen đã nhảy xuống một cái giếng tự vẫn. Không lâu sau, người vợ thứ hai cũng qua đời vì một căn bệnh cấp tính. Những tai ương liên tiếp giáng xuống đầu Hạ Dương lớn đến mức mái tóc của cậu đã chuyển thành màu trắng ngay trước khi cậu ba mươi tuổi. Ngoài ra, cậu còn bị người khác lừa đảo trong một giao dịch buôn bán, và ngân hàng nhỏ phá sản, khiến cậu lao đao và vô cùng tuyệt vọng. Sau khi người vợ thứ ba thấy cậu đã rơi vào cảnh khốn cùng, cô ta đã gói ghém những đồ vật có giá trị vào một bao nhỏ rồi rời đi. Giờ đây, Hạ Dương không còn lại gì cả. Tại thời điểm đó, Hạ Dương đã khóc đến cạn cả nước mắt. Cậu nghĩ, “Điều gì đã làm cho số phận của ta đen đủi đến như vậy?” Không còn sự lựa chọn nào khác, cậu đành tha hương và lưu lạc khắp nơi. Một ngày nọ, cậu nằm ngủ trên đỉnh núi Thái Sơn và đã có một giấc mộng dài. Trong giấc mộng ấy, cậu đã thấy tất cả điều ác mà cậu đã gây ra vào thời nhà Tùy. Sau khi tỉnh dậy, cậu nhận thấy rằng [luật] nhân quả báo ứng quả nhiên có thật! Vì vậy, cậu đã trở thành một đạo sĩ tu luyện trong một Đạo viện gần núi Thái Sơn. “Ân oán vô thường nghiệp tùy thân, Thiện ác tất báo quả thị chân, Nhược đắc phúc báo thiện vi nhân, Càn khôn lãng lãng thiện ác phân!” Phần diễn nghĩa của người dịch (tham khảo): “Ân oán không bao giờ ngớt, nghiệp vẫn đi theo mỗi người, Thiện ác đều có báo ứng, quả nhiên là điều chân thực, Muốn được phúc báo thì phải lấy thiện đãi người, [Luật] Vũ trụ phân biệt rõ thiện và ác!” Lời kết: Người nào tinh ý thì sẽ biết ngay rằng nhân vật Hạ Dương được đề cập đến trong bài viết chính là tôi. Tôi đã từng làm rất nhiều điều ác. Tuy nhiên, Sư Phụ vẫn không bỏ rơi tôi và Ngài đã an bài cho tôi đắc được Pháp Luân Đại Pháp, một may mắn vô cùng khó gặp từ thuở xa xưa. Trong thời nhà Tùy, người trinh nữ thứ năm mà tôi đã cưỡng hiếp chính là người vợ thứ hai của tôi trong triều đại Võ Tắc Thiên. Ba trong số năm cô gái trên đã đắc Pháp trong kiếp sống hiện tại của họ, nhưng hai người còn lại, tiếc là, không đắc được thân người. Thay vào đó, họ đã chuyển sinh thành những cái cây. Việc xem xét lại lịch sử và hiểu biết rõ ràng tất cả quan hệ nhân quả có thể xóa sạch hết thảy bụi bặm trong tâm trí của chúng ta. Bằng cách xem xét bản thân và khám phá nguồn gốc sự tồn tại của tất cả những người xung quanh chúng ta, mục tiêu cơ bản của tôi khi viết ra loạt bài về luân hồi này là để phán xét một người một cách toàn diện. Tất cả mọi thứ là để chứng thực Pháp. Con đường chúng ta đi phải thật ngay chính. Chúng ta không nên để lại bất cứ một sự hối tiếc nào và phải xứng đáng với lời thệ nguyện linh thiêng mà chúng ta đã lập trước vị Phật Chủ!!
-
Văn hóa thần truyền: Đi tìm Đức Phật [MINH HUỆ 16-11-2009] Ngày xưa, có 500 người mù sống tại thủ đô Vaisali của đất nước Licchavi. Bởi vì họ không nhìn thấy gì, họ chẳng thể làm được một công việc nào cả. Họ ăn xin để sống qua ngày, còn người ta thì đối xử với họ rất tệ bạc. Khi ấy Thái tử Tất Đạt Đa đã trở thành Phật. 500 người mù ấy nghe được tin tốt lành rằng đức Phật đang ở cõi trần gian thì rất xúc động, bởi vì họ biết những ai được gặp đức Phật thì mọi khổ đau bệnh tật đều tiêu tan, và tất cả phiền não đều được hóa giải. Họ tụ tập lại và bàn bạc với nhau. Họ nói: “Chúng ta dù thế nào cũng phải đi gặp đức Phật! Chỉ cần chúng ta được gặp đức Phật, chúng ta sẽ có thể được trông thấy thế giới này!”. Một người thường hay dẫn đầu trong số những người mù ấy nói: “Đúng thế! Chúng ta nên đi gặp đức Phật thay vì ngồi đây chờ đức Phật tới gặp chúng ta, phải không?”. Mọi người trả lời đầy tuyệt vọng: “Làm sao chúng ta đến được với Ngài đây? Chúng ta thậm chí còn chẳng nhìn thấy đường đi nữa là!”. Người cầm đầu trả lời: “Nếu chúng ta thật sự muốn đi gặp đức Phật, chúng ta cần phải tìm một người nào đó dẫn đường. Chúng ta sẽ làm như thế này nhé. Chúng ta gắng hết sức đi ăn xin, mỗi người cố thu thập cho đủ 1 đồng tiền vàng. Đến khi đã thu thập được 500 đồng tiền vàng, chúng ta có thể thuê mướn ai đó dẫn đường cho chúng ta đi tìm đức Phật”. Thế là những người mù ấy tản đi khắp nơi ăn xin. Sau một thời gian khá dài chịu đựng nhiều đắng cay khổ sở, họ đã có đủ 500 đồng tiền vàng, và thuê được một người dẫn đường cho họ. Người dẫn đường đi trước, còn đám người mù nối đuôi nhau, người sau nắm quần áo người trước thành một hàng dài dằng dặc, rồng rắn kéo nhau đi trông rất ấn tượng. Họ hướng về Sravasti nơi đức Phật đang nghỉ chân tại đó. Trong suốt cuộc hành trình, họ phải hứng chịu đủ mọi khó khăn gian khổ, nhưng họ cảm thấy tâm hồn tràn ngập niềm tin sáng ngời, và cảm thấy chuyến đi trở nên đỡ gian nan hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trên con đường tiến về Magadha, họ phải lội qua một đầm lầy ở trong khe núi. Người dẫn đường thấy cuộc hành trình phía trước sẽ rất khó khăn bèn tìm cớ chuồn đi mất, đang tâm bỏ mặc những người mù ấy. Họ chờ mãi, chờ mãi, nhưng kẻ dẫn đường không bao giờ quay trở lại như lời hắn đã hứa. Họ cảm thấy rất sợ hãi và bảo nhau: “Thế là những nỗ lực của chúng ta uổng phí mất rồi. Tên vô lại ấy đã cướp hết số tiền của chúng ta và bỏ rơi chúng ta. Phải làm sao bây giờ?”. Mọi người đều hoang mang lo lắng, nhưng người cầm đầu đám người mù nghe thấy tiếng nước chảy ở phía trước. Anh biết rằng ấy chắc hẳn là cái đầm lầy mà họ cần phải lội qua, thế là anh bảo mọi người nắm tay nhau đi về phía ấy. Khi họ đang mò mẫm tiến về phía trước, bỗng họ nghe thấy tiếng một người giận dữ quát: “Thật là tồi tệ, các người mù cả rồi hay sao? Các người đã giẫm nát hoa màu mà tôi gieo trồng hết cả rồi!”. “Trời ơi! Chúng tôi thật lòng xin lỗi. Chúng tôi thật sự là bị mù. Nếu chúng tôi nhìn thấy được, chúng tôi đã không phạm phải lỗi lầm như thế rồi. Chúng tôi van xin Ngài, hỡi người tốt bụng, hãy giúp đỡ chúng tôi bằng trái tim nhân từ của Ngài và hãy chỉ cho chúng tôi đường đến Sravasti! Một kẻ lưu manh đã lấy hết tiền của chúng tôi rồi, nên chúng tôi chỉ có thể đền đáp lại lòng tốt của Ngài trong tương lai mà thôi. Chúng tôi sẽ giữ đúng lời hứa của mình!”. Người chủ ruộng cảm thấy những người mù ấy thật đáng thương. Ông thở dài và nói với họ: “Thôi hãy quên chuyện này đi vậy! Lại đây, tôi sẽ tìm cho các vị một người dẫn đường đến Sravasti”. Những người mù vô cùng vui mừng và biết ơn người chủ ruộng. “May mắn thay, chúng tôi đã được gặp ông, một người thật là tốt bụng!”. Thế là người chủ ruộng đi tìm một người dẫn họ đi đến Sravasti. Khi họ đến nơi, họ rất hạnh phúc. Nhưng không may, người trụ trì của ngôi chùa ấy bảo họ: “Các bạn đến trễ quá. Đức Phật đã đi đến Magadha rồi”. Những người mù rất thất vọng, nhưng họ vẫn tìm đường trở lại Magadha. Họ đã phải chịu đựng rất nhiều khổ sở dọc đường, nhưng khi đến Magadha họ mới biết là đức Phật đã trở lại Sravasti rồi. Mặc dù đã kiệt sức, họ vẫn tin tưởng vững chắc rằng cuối cùng thế nào rồi họ cũng sẽ gặp được đức Phật, thế là một lần nữa họ lại hướng về Sravasti. Họ đã quyết tâm sẽ không ngừng nghỉ chừng nào họ còn chưa được gặp đức Phật. Đáng buồn thay, họ một lần nữa lại không gặp được đức Phật ở Sravasti. “Đức Phật đã lại tới Magadha rồi”. Vị sư trụ trì ngôi chùa nói với họ bằng một giọng nói đầy thông cảm. Những người mù buộc phải trở lại Magadha lần thứ 2. Sau khi họ đi qua đi về giữa 2 thành phố ấy đến lần thứ 7, đức Phật thấy rằng Thiện tâm của họ đã đạt được tiêu chuẩn, thế là Ngài bèn đợi họ ở tịnh xá của Ngài tại Sravasti. Những người mù cảm nhận được ánh sáng ấm áp trong ánh hào quang nhân từ mà Đức Phật tỏa ra. Cuối cùng, họ đã gặp được đức Phật mà họ mong mỏi trông chờ bấy lâu nay. 500 người mù quỳ mọp xuống dưới chân đức Phật và bày tỏ lòng biết ơn vô bờ của họ. “Đức Phật, Ngài cứu độ tất cả sinh linh, những ai đang phải chịu khổ đau. Cầu xin Ngài hãy cho chúng con sáng mắt để chúng con được chiêm ngưỡng Ngài, một đức Phật tỏa ánh quang minh như ánh sáng của Thiên Đàng”. Thấy họ chân thành như vậy, đức Phật nói với họ: “Các con thành kính như thế, và đã trải qua một chặng đường dài đầy chông gai với một niềm tin kiên định. Ta sẽ ban cho các con ánh sáng”. Thế là 500 người mù ngay lập tức sáng mắt trở lại. Họ quỳ trên mặt đất cảm ơn và nói: “Xin cảm ơn Ngài, hỡi đức Phật từ bi vô lượng! Xin Ngài hãy thu nhận chúng con làm đồ đệ, chúng con muốn đi theo và phụng sự Ngài mãi mãi”. Đức Phật nói: “Được rồi, các đồ đệ của ta!”. Họ đã trở thành các đồ đệ của đức Phật và tu luyện rất tinh tấn. Cuối cùng, họ đều đạt được quả vị A-la-hán. Những người mù ấy đã từng phải sống trong bóng tối mịt mùng, nhưng con tim của họ tràn đầy ánh sáng. Tâm cầu Đạo của họ chói lọi như ánh vàng kim rực rỡ. Trong suốt cuộc hành trình đi tìm đức Phật, họ đã không đánh mất niềm tin mãnh liệt của mình vào Phật Pháp, bất kể bao nhiêu khó khăn gian khổ mà họ đã phải gánh chịu. Có một số người cứ mãi nghĩ rằng: “Tôi không tin chuyện tu luyện. Chỉ sau khi chính mắt tôi nhìn thấy thì tôi mới tin”. Những người như thế sẽ không bao giờ thấy nổi sự thật, bởi vì nếu trái tim của họ không thể nhận ra Chân Lý trước tiên, thì cặp mắt kia có tác dụng gì đâu. Một số người không thể hiểu được vì sao những người tu luyện lại tin theo Phật Pháp. Họ mãi cho rằng những người tu luyện thật là ngốc nghếch, bởi vì người tu luyện không thể trông thấy những quyền lợi vật chất tầm thường đặt ngay trước mắt mình. Đúng vậy. Ở phương diện này, người tu luyện chẳng khác nào những người mù ấy, không nhìn thấy được những cảnh đẹp xung quanh. Một số người lại nghĩ việc tu luyện quá huyền bí và cho rằng ấy không phải là một việc mà người bình thường có thể làm được. Thực ra, tu luyện chẳng phải là một điều gì huyền hoặc cả. Chỉ cần bạn có một tâm hồn trong sáng, rồi một ngày nào đó bạn sẽ gặt hái được thành công.
-
Luân hồi đầu thai tại Ấn Độ: Trường hợp bé Shanti Devi ( 8:04 PM | 24/12/2010 ) Trái với tưởng tượng của chúng ta, kiến thức về hiện tượng luân hồi đã có từ rất lâu trước khi tôn giáo xuất hiện và nó hoàn toàn không phải là sản phẩm của tôn giáo. Quy luật luân hồi đầu thai đã được hiểu biết từ những thời kỳ bí ẩn xa xưa, từ trước khi Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, vv… ra đời nhiều ngàn năm. Ngay từ những thời kỳ đầu tiên của các nền văn minh cổ Ai Cập, Lưỡng Hà, cổ Hy Lạp,… hiện tượng Luân hồi tái sinh đã được đề cập đến như là một quy luật của sự sống. Những thập kỷ gần đây, ngày càng nhiều nhà khoa học có tên tuổi, các giáo sư tiến sỹ, các nhà nghiên cứu, và đặc biệt là các bác sỹ bắt đầu đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu hiện tượng luân hồi đầu thai. Trong khi đó tại khắp nơi trên thế giới hiện tượng luân hồi tái sinh vẫn liên tục xảy ra, dù các trường hợp ấy có được người ngoài cuộc biết đến hay không. Câu chuyện có thật về cô bé Shanti Devi đã một thời chấn động toàn thể đất nước Ấn Độ. Những tờ báo lớn, đài phát thanh, các phái đoàn khoa học quốc tế ngày đó, thậm chí cả Ghandi cũng đã từng đích thân tới gặp mặt Shanti hỏi chuyện. Shanti Devi (ở giữa tấm ảnh) khi còn bé Tại Delhi, hầu như ai cũng biết chuyện bé Shanti tái sinh. Về sau ông Viresh Narair người anh ruột của Shanti đã thường đón tiếp các nhà báo, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới đến tìm hiểu và ông đã kể lại mọi chi tiết về trường hợp của em gái mình. Nhiều năm sau khi Shanti Devi qua đời, trường hợp độc nhất vô nhị của bà vẫn thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.Cô bé Shanti Devi sinh ngày 11/12/1926 tại Dehli, Ấn Độ. Bé biết nói vào năm 3 tuổi, chậm hơn các trẻ em bình thường khác nhiều. Bé thường trầm tư một cách lạ thường. Đôi khi những đứa trẻ khác chọc ghẹo quấy phá, ồn ào xích mích thì Shanti thường tỏ ra nhẫn nhục chịu đựng, nhưng đồng thời cũng nghiêm trang như một người lớn và dàn xếp mọi chuyện một cách êm đẹp. Một ngày, khi Shanti ngồi chung với gia đình trong bữa cơm chiều, bé bảo mẹ: - Mẹ ơi! Mẹ nấu những món ăn khác với những gì con đã ăn lúc ở thị trấn Mathura quá. Những món này con ăn không quen. Còn quần áo cũng khác với nơi con đã sống trước đây. Mẹ biết không, gia đình con hồi đó có một tiệm bán áo quần và căn nhà con đã ở sơn màu vàng. Mọi người trong nhà lúc đầu rất ngạc nhiên nhưng sau đó trở thành quen và không ai còn quan tâm đến đứa bé con đôi khi phát ngôn những câu “bậy bạ”… Tuy nhiên, Shanti ngày càng tỏ ra nôn nóng và năn nỉ cha mẹ dẫn mình đến thăm căn nhà cũ ở Mathura, và để thăm người chồng ngày xưa hiện vẫn còn sống ở đó. Một nhà giáo ở Delhi nghe chuyện lạ về Shanti bèn tới tìm hiểu thực hư. Lúc đó Shanti đúng 8 tuổi. Người giáo viên này yêu cầu bé rằng nếu kiếp trước quả thật bé đã sống ở thị trấn Mathura và có chồng ở đó thì hãy thử nhớ lại tên người đó xem. Shanti liền trả lời: “Nếu cháu gặp anh ấy cháu sẽ nhận ra ngay”. Theo báo cáo ghi lại, sở dĩ Shanti không nhắc đến tên chồng là do phong tục của người Ấn theo đạo Hindu thì người vợ không bao giờ nói tên chồng mình cho người khác biết. Thế là ông giáo này bèn mua quà cho bé, và còn hứa rằng nếu bé nói ra tên người chồng tiền kiếp thì ông ta sẽ giúp bé đến thị trấn Mathura. Shanti suy nghĩ một hồi rồi xích lại gần nhà giáo và nói nhỏ vào tai ông ta: “Ông nhớ giữ kín nhé! Tên chồng cháu lúc đó là Pandit Kedernath Chowbey“. Người cha của bé Shanti cho biết: “Chẳng có ai trong gia đình biết về những gì bé Shanti đã nói cả. Không ai muốn tìm hiểu xem căn nhà ở Mathura hay người mà Shanti nói là chồng ấy là có thật hay không! Cả nhà chúng tôi chỉ mong sao Shanti quên hết những gì cháu thường nhắc đến mà thôi”. Về sau, ông giáo ấy lại đến lần nữa và lần này đi cùng một người có vai vế ở trường, đó là ông Lala Kishan Chand. Hai người này yêu cầu Shanti mô tả thật rõ ràng căn nhà ở Mathura, cả số nhà, tên đường nữa. Họ ghi chép lại cẩn thận và hỏi về người đhttp://tin180.com/khoahoc/files/2010/12/Lu...180.com_002.gifàn ông mà Shanti bảo là người chồng tiền kiếp của mình. Sau đó, ông Chand viết một lá thư trình bày sự việc gởi tới tay Pandit Kedenmath Chowbey ở thị trấn Mathura theo địa chỉ ấy. Họ gọi đây là “một bức thư may rủi” vì họ không chắc có người và http://tin180.com/khoahoc/files/2010/12/Lu...180.com_003.gifđịa chỉ như Shanti đã nói hay không. Chẳng bao lâu sau, họ nhận được một lá thư từ thị trấn Mathura gởi đến. Tất cả mọi người trong gia đình Shanti ở Delhi khi nhận được bức thư đều vô cùng kinh ngạc vì trên phong bì có ghi rõ họ tên của người Shanti đã từng bảo là chồng mình, là Pandit Kedernath Chowbey. Khi đọc lá thư, ông Chand vô cùng sửng sốt, vì những gì viết trong thư đều khớp với những gì mà Shanti đã mô tả. Người viết thư này chính là Chowbey. Chowbey cho biết rằng anh ta có một người vợ tên là Lugdi Bai đã chết. Anh ta cũng rất ngạc nhiên về những điều mà ông Chand đã viết trong thư về chuyện Shanti. Chowbey viết thêm là anh ta sẽ nhờ một người em họ đang ở Delhi đến gặp mặt Shanti để sáng tỏ thật hư. Khoảng 2 tuần sau, người em họ của Chowbey tên là Pandit Kanjimall đã tìm đến nhà. Ngay lập tức Shanti nhận ra người em họ của chồng mình và hỏi thăm đủ chuyện về con cái, về gia đình ở Mathura, hỏi luôn cả cửa tiệm bán quần áo ở trước ngôi đền Dwarikadesh tại Mathura của nhà Chowbey. Thấy Shanti còn nhỏ nhưng lại nói chuyện như người lớn và mọi người trong gia đình cô bé cũng chưa ai từng đặt chân tới thị trấn Mathura, Kanjimall vô cùng kinh ngạc. Tất cả những gì mà Shanti mô tả đều hoàn toàn đúng sự thật. Vào ngày 12 tháng 11 năm 1935, sau khi nhận được thư của người em họ kể lại chuyện lạ lùng về Shanti, Chowbey bán tín bán nghi, vừa nôn nao hồi hộp, vội vã đáp tàu hỏa từ Mathura đến Đề Li để gặp Shanti. Chowbey khi đi còn dẫn theo đứa con trai nhỏ, tên là Nabanita Lall. Ngoài ra, đi theo Chowbey còn có người em họ là Kanjimall và người vợ mới mà Chowbey đã cưới sau khi Lugdi qua đời. Khi cả bốn người này tới nhà Shanti thì cô bé còn đi học chưa về. Trong khi chờ đợi, người trong gia đình Shanti tiếp chuyện Chowbey và kể về trường hợp lạ lùng của con gái họ là bé Shanti. Khoảng một giờ sau Shanti đi học về. Bước vào nhà, cô bé ngạc nhiên vì thấy có nhiều người trong phòng khách. Shanti vừa chào khách vừa xem mặt từng người. Khi Shanti nhìn thấy Chowbey thì bỗng nhiên cô bé tỏ vẻ kinh ngạc rồi bước ngay tới ngồi gần một bên Chowbey một cách e lệ. Tất cả mọi người có mặt đều im lặng theo dõi. Người nhà Shanti chỉ vào Chowbey và nói: - Đây là người anh cả của chồng cháu ngày xưa, cháu có nhận ra không? Shanti vừa mân mê vạt áo vừa trả lời: - Không phải đâu, đây là chồng của con. Con đã kể chuyện này nhiều lần cho cả nhà nghe nhưng không ai tin con cả. Mọi người nghe Shanti nói, người này nhìn người kia, còn Chowbey thì nhìn Shanti chăm chăm. Trong khi đó, người vợ kế của Chowbey ngơ ngác như đang trải qua một giấc mơ. Shanti chợt thấy đứa con trai đứng bên Chowbey thì nắm tay nó tỏ vẻ âu yếm vừa hôn vừa khóc sụt sùi một hồi rất lâu. Shanti bảo mẹ đi tìm đồ chơi cho nó và có lẽ sợ mẹ đi tìm chậm nên Shanti đã hăm hở chạy đi lục lọi đủ mọi thứ quà http://tin180.com/khoahoc/files/2010/12/Lu...180.com_004.gifđem lại cho “con”. Cha của Shanti đã kể lại cảnh tượng lạ lùng mà ông đã chứng kiến rõ ràng khi ấy. Mặc dầu Shanti còn nhỏ nhưng phong thái, cử chỉ lời nói, nét mặt và ánh mắt đều biểu lộ rõ ràng những đức tính của một người mẹ thương con. Từ đó không ai còn xem Shanti là một đứa bé con nữa cả. Còn Shanti thì nước mắt trào ra vì sung sướng. Mọi người thấy cảnh tượng ấy cũng tự nhiên mủi lòng rơi lệ… Mặc dù gia đình Shanti giấu kỹ không muốn để người ngoài biết về chuyện của cô bé, nhưng câu chuyện về bé Shanti vẫn chẳng mấy chốc lan truyền đi khắp vùng. Nhiều người đổ xô về nhà bé Shanti để tận mắt chứng kiến câu chuyện lạ thường này. Chiều hôm đó, Shanti vui vẻ giục mẹ làm cơm mời gia đình Chowbey và chỉ mẹ những món ăn mà Chowbey thường thích. Shanti trông thấy người vợ mới của Chowbey đeo nhiều nữ trang trước đây của mình (lúc ấy Shanti là Lugdi Devi, sau khi Lugdi mất, Chowbey đã lấy nữ trang ấy cho người vợ kế đeo). Sau bữa cơm, Shanti mới hỏi Chowbey: - Anh Chowbey, tại sao anh lại cưới chị ấy? Chẳng phải chúng ta đã đồng ý với nhau trước khi tôi nhắm mắt là anh sẽ không cưới vợ lần nữa kia mà? Mọi người lại một phen kinh ngạc. Câu nói ấy hoàn toàn là của người lớn, đầy vẻ trách móc, than oán, giận hờn, với lý lẽ mà ngoài người lớn ra một đứa trẻ tuyệt đối không thể nào phát ngôn một cách tự nhiên như vậy được. Trong khi mọi người còn đang ngơ ngác thì Chowbey đưa hai tay ôm đầu cúi gục xuống không nói một lời. Có lẽ Chowbey đang tưởng nhớ lại người vợ cũ của mình cùng những gì mà hai người đã ước hẹn thề nguyền với nhau ngày trước. Hồi lâu, Chowbey ngẩng mặt lên nhìn Shanti và hỏi: - Shanti đã mô tả về ngôi nhà trước đây ở thị trấn Mathura như vậy, Shanti có biết trong vườn nhà có những gì chăng? Shanti gật đầu nói: - Phải, tôi còn nhớ rất rõ ngôi nhà và cả khu vườn. Ở góc vườn có một cái giếng. Tôi thường ngồi bên giếng để giặt quần áo, rửa đồ đạc và tắm nữa… Chowbey lại hỏi: - Làm thế nào Shanti nhận ra con trai Nabanita của mình, vào giây phút Shanti qua đời lúc đó Nabanita chỉ mới được có 9 ngày thôi? Shanti trầm ngâm một chút rồi trả lời Chowbey: - Bởi vì Nabanita chính là cuộc sống của tôi, là cuộc đời tôi… Ngày 24 tháng 11 năm 1935, một nhóm những người nghiên cứu về hiện tượng Shanti đến nhà cô bé và cùng đáp tàu hỏa đến thị trấn Mathura để tìm hiểu và nghiên cứu. Lúc bấy giờ câu chuyện về Shanti đã lan truyền khắp cả nước. Báo chí Ấn Độ đăng tải nhiều bài về Shanti, những tờ báo lớn nhất Ấn Độ như Indian Press, The Tej… thường dành nhiều trang lớn để kể về câu chuyện Shanti. Cùng đi với đoàn có Shanti và cha mẹ ruột của cô bé. Trên chuyến tàu, khi gần đến nơi, Shanti thốt lên: - Đã 11 giờ rồi, cổng đền Dwarikadesk sắp đóng đấy. Trong câu nói ấy, Shanti đã dùng từ ngữ địa phương đặc biệt của người Ấn Độ giáo, vốn khá xa lạ đối với rất nhiều người. Dân chúng ở thị trấn Mathura trong những ngày ấy xôn xao về chuyện cô bé tái sinh Shanti sẽ đến thăm lại nơi tiền kiếp cô bé đã sống. Báo chí Ấn Độ đưa tin ngày hôm đó có đến hơn 10.000 người tề tựu ở Sân ga của thị trấn Mathura để xem mặt bé. Khi đó, Shanti ngồi gọn trong lòng ông Deshbandu, một thành viên trong nghị viện Ấn Độ. Bỗng Shanti thấy một người đàn ông bước về phía mình, bé liền chạy đến sờ chân người đàn ông ấy với vẻ kính trọng xong đứng sang một bên nói với Deshbandu: “Đây là người anh chồng lớn tuổi nhất của tôi khi xưa”. Mọi người nghe Shanti nói thì hết sức kinh ngạc vì quả thật người đàn ông này chính là anh ruột của Chowbey. Ông ta ở Delhi và đã đáp tàu đến Mathura thăm gia đình Chowbey vì đã nghe chuyện lạ lùng do Kanjimall kể lại và bất ngờ gặp nhóm người này ngay tại đó. Khi bước xuống sân ga, ông Deshbandu bế Shanti lên chiếc xe ngựa chờ sẵn và bảo người đánh xe cứ nghe theo lời bé Shanti dẫn đường thử xem sao. Trên đường đi, Shanti cho biết rằng ngày xưa (khi Shanti còn là Lugdi, vợ của Chowbey) con đường dẫn tới nhà mình chưa được rải đá tráng nhựa gì cả. Đến nơi, Shanti bảo người đánh xe ngựa ngừng lại, leo xuống đất rẽ vào một con đường rồi bước vào một ngôi nhà trồng nhiều cây cối. Shanti gặp một người Bà La Môn già liền dừng lại kính cẩn chào, xong quay lại nói với những người đi theo sau: - Đây là cha chồng của tôi! Trong khi đó, hai bên đường làng, dân chúng nghe tin từ trước về chuyện “Shanti về thăm ngôi nhà tiền kiếp” đã tụ tập rất đông để được chứng kiến tận mắt sự việc. Shanti sau khi chào cha chồng thì đi ngay vào ngôi nhà một cách rất tự nhiên. Đây đúng là ngôi nhà của người cha chồng, nơi mà trong tiền kiếp, Lugdi (Shanti) đã cùng Chowbey đến ở một thời gian. Shanti đã chỉ chỗ mà trước đây mình đã ngủ, nơi mình đã treo, móc, và cất quần áo. Shanti còn tỏ ra quen thuộc tự nhiên với những người ở trong ngôi nhà này. Điều kỳ lạ nhất là trong đám đông đứng gần nhà, Shanti đã nhận ra người anh ruột của mình ở tiền kiếp và một ông già mà Shanti gọi là anh của bố chồng. Đến trưa, những người ở trong nhóm nghiên cứu bảo Shanti chỉ đường cho họ đến thăm ngôi nhà của vợ chồng Chowbey và Lugdi ngày trước. Cô bé đã chỉ đường một cách rõ ràng và dễ dàng. Tại đây, Shanti nói rằng ở khu vườn nhà có cái giếng và thường ngồi tắm ở đó, nhưng bây giờ không ai thấy cái giếng đâu cả. Shanti tỏ ra bối rối và suy nghĩ. Sau đó, Shanti đến góc sân dùng chân dậm dậm xuống đất và nói: - Chỗ này này! Tôi nhớ rõ chính nơi này ngày trước có cái giếng mà… Những người có mặt xung quanh liền lại ngay nơi Shanti đã dẫm chân lên. Họ quan sát thật kỹ và khám phá ra rằng có một phiến đá lớn tại đó và do lâu ngày cỏ, đất phủ lên nên không còn thấy miệng giếng nữa. Mấy người đhttp://tin180.com/khoahoc/files/2010/12/Lu...180.com_009.gifàn ông liền cố sức đẩy phiến đá đi và miệng giếng lộ ra. Bỗng Shanti như chợt nhớ ra điều gì nên vội vã quay vào trong nhà. Shanti gọi những người trong nhóm nghiên cứu theo mình. Lúc này có mặt cả Chowbey. Bước vào một căn phòng, Shanti chỉ xuống đất và nói: - Đây là phòng ngủ của hai vợ chồng tôi lúc đó, tôi có đhttp://tin180.com/khoahoc/files/2010/12/Lu...180.com_010.gifào xuống nền nhà của phòng này để chôn giấu một số tiền. Hãy đhttp://tin180.com/khoahoc/files/2010/12/Lu...180.com_011.gifào chỗ này lên sẽ thấy cái hộp, trong đó tôi có để tiền… Khi nền nhà http://tin180.com/khoahoc/files/2010/12/Lu...180.com_012.gifđược đhttp://tin180.com/khoahoc/files/2010/12/Lu...180.com_013.gifào bới lên, mọi người có mặt thấy một cái hộp đặt dưới một phiến đá nhưng khi mở hộp ra thì không thấy có gì trong hộp cả. Shanti nhíu mày suy nghĩ rồi cương quyết nói: - Tôi đã để tiền vào trong cái hộp này mà! Ai đã lấy tiền đó vậy? Khi đó Chowbey có mặt tại chỗ liền nói: - Lugdi vợ tôi có chôn hộp tiền xuống nền nhà của phòng này. Khi Lugdi chết, tôi đã phải đhttp://tin180.com/khoahoc/files/2010/12/Lu...180.com_014.gifào lấy tiền trong hộp để trang trải mọi thứ. Góc nhà ở Mathura của vợ chồng Chowbey, nơi Lugdi chôn giấu hộp tiền năm xưa Shanti nghe Chowbey nói liền cúi đầu im lặng. Shanti còn chỉ căn nhà của cha mẹ mình ở tiền kiếp cho những ngưới trong nhóm điều tra nghiên cứu xem. Shanti bước chân rất tự nhiên và vững vàng lên các bậc tam cấp của ngôi nhà tựa hồ như đã ở đây hàng nhiều năm rồi. Ngay tại ngôi nhà ấy, đã có hàng mấy chục người cả đhttp://tin180.com/khoahoc/files/2010/12/Lu...180.com_016.gifàn ông phụ nữ và trẻ em đứng ngồi chờ xem Shanti có thể nhận ra cha mẹ ruột tiền kiếp của mình không.Khi chuyện Shanti lan truyền khắp nơi, gia đình Lugdi vẫn còn nhiều ngờ vực. Sau đó người nhà Lugdi (tiền kiếp của Shanti) đứng lẫn trong đám đông chờ Shanti tới, để xem cô bé có nhận ra được cha mình ở kiếp trước không? Thế rồi khi Shanti đến, cô bé đi thăm toàn thể ngôi nhà và đi ngang qua đám đông sắp thành hàng ngang đứng quanh vườn nhà. Bỗng Shanti rẽ qua đám đông, tiến lại nắm tay một người phụ nữ và kêu lên: - Mẹ! Mẹ… Sau đó, Shanti lại nhận ra được người cha tiền kiếp của mình đứng lẫn trong đám đông. Người Shanti nhận là cha ruột của mình ở kiếp trước chính là cha ruột Lugdi, vợ của Chowbey. Mọi người có mặt lúc bấy giờ đã la hét vang rền và vỗ tay nồng nhiệt vì đã được trông thấy tận mắt bằng chứng sống động của hiện tượng tái sinh luân hồi. Shanti còn đưa nhóm điều tra nghiên cứu đi thăm những nơi mà trước đây Shanti đã sinh sống khi còn là Lugdi. Dân chúng quanh vùng càng ngày càng đổ xô đến xem chuyện lạ. Thị trấn Mathura tự nhiên ồn ào náo nhiệt lạ thường. Bốn ngày sau đó Shanti cùng đoàn trở về Dehli. Thị trấn Mathura xa dần trong tầm mắt và càng lúc Shanti càng u buồn. Rồi vì quá mệt mỏi, Shanti ngủ thiếp đi rất lâu trên đường về. Tiến sỹ K. S. Rawat chụp ảnh với Shanti Devi vào những năm cuối của đời bà Có một điều đáng lưu ý là khi gặp Chowbey, nhà nghiên cứu Sushil Bose đã có dịp hỏi Chowbey chồng của Lugdi về tình trạng sức khỏe và bệnh tình của Lugdi ra sao đến nỗi phải chết. Chowbey cho biết vợ anh lúc đó là Lugdi bị nhiễm trùng do đạp phải một mảnh xương và chết vào 10h sáng ngày 4/10/1925. Sau đó khi trở về Dehli, ông Bose mới hỏi Shanti:- Shanti bảo trước đây Shanti là Lugdi, vợ của Chowbey. Vậy Shanti có nhớ lúc mình là Lugdi, thì đã bị thương tích, đau ốm nguy hiểm gì trước khi qua đời không? Shanti suy nghĩ một hồi rồi trả lời: - Lúc ấy tôi rất sùng đạo, tôi thường hành hương nhiều nơi và hành lễ đúng thủ tục, đôi khi còn vượt xa các thủ tục đã đề ra. Một hôm, tôi đã đi bộ bằng chân không quanh ngôi đền lớn ở Harchapiri cả trăm lần. Nhưng không may tôi đã giẫm phải một mảnh xương sắc nhọn và bị nhiễm độc rất nặng. Chất độc lan vào máu và bác sĩ đhttp://tin180.com/khoahoc/files/2010/12/Lu...180.com_018.gifành phải bó tay. Khi nghe Shanti kể xong, ông Bose đã ghi vào cuốn sổ tay của mình một câu như sau: - Không còn nghi ngờ gì nữa về hiện tượng tái sinh luân hồi trong trường hợp của Shanti Devi, một trường hợp điển hình. Tất cả những gì chính cô bé mô tả đều phù hợp hoàn toàn với thực tế. Đó là http://tin180.com/khoahoc/files/2010/12/Lu...180.com_019.gifđiều khẳng định sự thật hiển nhiên rằng Shanti là kiếp sau của Lugdi và Lugdi chính là tiền kiếp của bé Shanti. Trường hợp đầu thai luân hồi của Shanti Devi đã được viết thành sách và dịch ra nhiều thứ tiếng Câu chuyện có thật về Shanti từ năm 1935 đến nay đã có rất nhiều các sách vở và các tài liệu ghi chép được lưu trữ tại các văn khố và thư viện quốc gia khắp thế giới. Tài liệu “Shanti” được xem là tài liệu mẫu mực bậc nhất cho các nhà nghiên cứu về tiền kiếp và hậu kiếp tham khảo.Trước khi Shanti lìa đời 3 hôm, Shanti đã nói với anh mình: “Em nghĩ em luôn luôn là người chung thủy, trước sau như một với chồng em, cho dù anh ấy là chồng kiếp trước của em. Hơn nữa anh ấy vẫn còn sống, vì thế em không muốn tái sinh lại lần nữa”. Được biết suốt đời Shanti sống độc thân không lấy chồng cho đến ngày nhắm mắt. Bà mất ngày 27/12/1987, hưởng thọ 61 tuổi. Minh Trí (tổng hợp) Theo tin180.com
-
Trí huệ Khổng Tử về cách đối sử với người khác Bài viết của Zhi Zhen [MINH HUỆ 22-06-2008] Khổng tử đã chỉ ra rằng lòng tốt là gồm cả hai một tư tưởng chính trị và một tiêu chuẩn đạo đức. Lòng tốt nhấn mạnh việc chăm lo cho người khác và chú trọng tư tưởng về lòng trung thành và sự khoan dung tha thứ. Một tư tưởng như vậy đã có một ảnh hưởng sâu rộng đến đạo đức truyền thống Trung Hoa về lương thiện, trung thực, nhẫn nại và khoan dung. Nó vẫn có ý nghĩa sâu sắc trong xã hội ngày nay. Lòng chân thành, chân thật là cơ sở nền tảng đầu tiên quan trọng nhất Một lần khi Khổng Tử đang thảo luận cách đối nhân xử thế với những học trò của ông, Zily nói: “Nếu người khác đối xử tốt với con, đổi lại con cũng sẽ đối xử tốt với họ; Nếu họ không tốt với con, con cũng sẽ không tốt với họ.” Khổng Tử đã luận: “Đây là cách xử thế của những người không tốt.” Zigong nói: ” Nếu người khác đối xử tốt với con, con sẽ đáp lại tốt với họ; Nếu họ không tốt với con, con sẽ hướng dẫn họ đến cái tốt.” Khổng Tử đã luận: “Đây là cách xử thế giữa những người bạn.” Yanzi nói: “Nếu người khác đối xử tốt với con, con sẽ tốt với họ; Nếu họ không tốt với con, con cũng sẽ tốt với họ và dẫn họ đến cái tốt.” Khổng Tử đã luận: “Đây là cách xử thế trong gia đình và người thân. Nếu các con có thể mở rộng tư tưởng và đối xử với tất cả mọi người trong thế giới này bằng lòng chân thành, thành thật, nó sẽ thực sự tốt!” Đối xử với người khác bằng lòng tốt lương thiện Yanzi đã hỏi Khổng Tử: “Làm sao con có thể đạt được mục tiêu đối xử với người khác bằng lòng tốt? con mong ước con có thể làm được việc đối xử với mọi người như nhau bất kể họ giàu hay nghèo; can đảm mà không hiển thị khoe khoang mình dũng cảm; làm bạn chỉ với những người có mục đích cao quý và tránh gian khổ suốt cuộc đời. Điều đó có đúng không?” Không Tử nói: ” Để là người tốt, một người cần phải tu thân và liên tục nâng cao đạo đức bản thân. Điều mà con nói là tốt. Đối xử như nhau cho dù họ giàu hay nghèo, con sẽ thấy hài lòng và không bị điều khiển bởi ham muốn dục vọng. Hành xử như nhau bất kể con ở địa vị cao hay là người dân bình thường, con sẽ luôn luôn khiêm tốn và lịch sự. Can đảm mà không hiển thị khoe khoang lòng dũng cảm, con sẽ đối xử với mọi người bằng lòng kính trọng. Làm bạn với những người có mục đích cao quý và tránh gian khổ suốt cuộc đời, con có thể lựa chọn những người bạn của mình, con sẽ thận trọng trong lời nói và hành động mình. Đây là một mục đích rất tốt!” Cách cai trị Qi Gaoting đã hỏi Khổng Tử : “con đã đi một đoạn đường dài và đã trải qua nhiều khó khăn thử thách, mặc quần áo sờn rách và mang quà đến cho thầy, con đến với hy vọng rằng thầy có thể dạy con cách phò tá hoàng đế cai trị đất nước.” Khổng Tử đã nói: “Hãy dựa vào những nguyên tắc luân lý đạo đức và công bằng, Ngay cả khi xúc phạm đến hoàng đế, con cũng không thể từ bỏ sự chính trực và những nguyên tắc đạo đức. Phò tá hoàng đế không có nghĩa là làm mọi việc cho hoàng đế, mà là làm việc cho đất nước và cho người dân dưới sự cai trị của hoàng đế. Tóm lại là làm những việc chân chính và phò tá hoàng đế truyền bá lòng tốt lương thiện. Con cần phải đối xử với mọi người bằng lòng chân thành. Con cần phải làm một tấm gương tốt và ngay thẳng công bằng. Tiến cử những người có khả năng với hoàng đế đồng thời loại đi những kẻ xấu xa; loại bỏ phần xấu ra khỏi bản thân con và cùng với hoàng đế sống theo luật pháp và chuẩn mực đạo đức. Con cần phải thông minh nhưng cẩn thận trong lời nói và hành động; tu thân và dẫn dắt người dân sống theo lòng tốt lương thiện. Nếu con có thể làm như vậy, con có thể giống như một đạo hữu bên cạnh hoàng đế ngay cả khi con ở cách xa ông ấy ngàn dặm. Nếu không, con không thể làm được điều đó ngay cả khi con ở ngay bên cạnh ông ta.” Khổng Tử nói rằng một người cần phải tu thân để đối xử tốt với người khác. Đối xử với người khác không phải là mục đích, mà mục đích là thăng tiến bản thân đến một tầng cao hơn. Khổng Tử xem trung, nghĩa, trí và tín là những điều kiện tiên quyết để là một người cao quý. Một người cao quý có thể đạt đến “từ bi” qua tự phê bình và đối xử với người khác bằng lòng tốt và khoan dung. Một người cao quý sẽ duy trì đạo đức cao trong bất kể tình huống nào và sẽ giữ tâm anh ta trong sạch, đối xử tốt với mọi người và trân quý sinh mệnh. Cho dù họ giàu hay nghèo, anh ta sẽ không bị dao động. Quyền lực và sự ép buộc cũng không ảnh hưởng anh ta được.
-
Câu chuyện có thật về luân hồi: Thông linh bảo ngọc Tác giả: Tiểu Liên [Chanhkien.org] ‘Bảo ngọc’ mà tôi nói tới không phải là miếng ngọc bội quý giá được đeo bởi nhân vật Giả Bảo Ngọc trong truyện Hồng Lâu Mộng. Đó là một vật vô cùng quan trọng ở một trong những kiếp luân hồi của tôi. Câu chuyện bắt đầu từ phủ Bảo Định, tỉnh Hà Bắc trong một ngày mùa hè dưới thời Chánh Đức (1505-1521 sau công nguyên) ở triều Minh. Một ngày, trong phủ tổ chức một buổi họp chợ lớn ngoài trời náo nhiệt mà thu hút rất nhiều người mua và người bán. Một lão nhân khoảng 60 tuổi cũng tới khu chợ. Bà đến từ một gia đình văn nhân và là người có học thức, nhưng sau này gia đình bà lụn bại dần. Chồng của bà chết 5 năm trước và bà đã mất liên lạc với con cái, không biết rằng chúng còn sống hay đã chết. Do vậy, bà phải tự chăm sóc lấy bản thân và thường tới khu phố để mua sắm vật dụng đã 5 năm nay. Hôm đó là một ngày nắng đẹp, nhưng sau đó trời bắt đầu đổ mưa phùn. Sau khi mua một vài vật dụng cần thiết, vị lão nhân vội vã trở nhà bà ở Ngọc Lâm Bảo, một khu ngoại ô cách phủ Bảo Định khoảng 65 dặm. Trên đường về nhà, cơn mưa phùn chuyển thành cơn mưa rào. Lão nhân trông thấy một ngôi miếu đổ nát bên đường và bà nhanh chóng chạy vào bên trong để trú mưa. Sau khi lão nhân bước vào trong sảnh ngôi miếu, bà nhận thấy rằng đây là một ngôi miếu thờ Phật Di Lặc. Không có tăng nhân nào ở bên trong và mọi thứ đều bị phủ lên một lớp bụi dày. Dường như đây là một ngôi miếu bị bỏ hoang. Đột nhiên lão nhân nghe thấy tiếng một đứa bé đang khóc trên chiếc bàn dùng để đựng đồ cúng dường. Bà lần theo tiếng khóc và thấy một đứa bé trai được bọc trong một tấm chăn. Đứa bé trông thật thanh tú và khả ái. “Không biết ai đã để quên đứa bé này ở đây nhỉ?” lão nhân tự hỏi. Bà giở tấm chăn ra và trông thấy một bức thư cùng một đôi ngọc bội được giấu bên trong. Trong thư viết: “Tôi là một thiếu nữ thuộc một gia đình danh tiếng ở phủ Bảo Định. Phụ mẫu tôi đã hứa gả tôi cho một gia đình, do đó tôi không thể cưới người đàn ông mà tôi thực sự yêu. Một năm trước, tôi có hẹn hò với người đàn ông đó vào ban đêm và tôi đã có mang sau đó. Tôi vô cùng xấu hổ với chính mình. Tôi không thể về đối mặt với gia đình, nhưng tôi cũng không muốn trốn đi cùng người đàn ông kia. Tôi đã quyết định để lại đứa bé trước tượng Phật trong dịp họp chợ lớn [Họp chợ lớn – ‘đại tập’, trong tiếng Trung phát âm giống với ‘đại cát’ – may mắn lớn]. Tôi xin những người hảo tâm hãy thu nhận đứa bé này. Hài tử được sinh vào mùng 8 tháng đông năm ngoái. Tôi đã không được thấy nó được sinh ra với miếng ngọc bội bởi vì tôi bất tỉnh khi lâm bồn. Nhưng khi tỉnh dậy, tôi trông thấy miếng ngọc bội trên ngực nó. Đó phải là một kho báu quý giá. Có lẽ đó là dấu hiệu chỉ ra đứa bé đến từ một nơi rất cao. Tôi mong nó sẽ được mạnh khỏe và vượt qua mọi tai ương. Tôi đã để lại một chút vàng bạc làm phí tổn để nuôi nó trưởng thành. Sau khi tôi viết xong bức thư, có lẽ tôi sẽ gieo mình xuống sông tự vẫn. Chừng nào đứa bé tìm được một gia đình tốt nhận nuôi nó, tôi sẽ vui lòng nhắm mắt…” Lão nhân bày tỏ cử chỉ thể hiện sự đồng cảm với người thiếu nữ xấu số. Rồi bà nhặt miếng ngọc bội lên và nhìn nó kỹ hơn. Đây là một miếng ngọc trong veo và đẹp đến nỗi không có một chút tỳ vết. Nó vô cùng tròn trịa và hơi lớn hơn đồng xu một chút. Có một cái lỗ tròn ở bên trong nó để người ta có thể xỏ một cái dây qua và dùng làm đồ trang sức. Sau khi xem xét kỹ càng, lão nhân nhận thấy có nhiều thứ đang chuyển động và cả các vị Thần ở bên trong miếng ngọc. “Đây phải là một miếng thông linh bảo ngọc [1],” lão nhân tự nói với chính mình. Bà bật khóc, bế đứa bé lên rồi cất miếng ngọc đi. Rồi bà nhìn qua cửa sổ và thấy cơn mưa rào đã tạnh. Bà nghĩ: “Chiếc chăn này quá mỏng. Nếu ta mang đứa bé ra ngoài trong một chiếc chăn mỏng thế này, nó sẽ bị cảm lạnh mất. Liệu còn cái chăn nào lớn hơn và dày hơn không nhỉ.” Và rồi một vệt sáng màu vàng kim xuất hiện. Một chiếc chăn bay từ trên trời xuống. Nó không quá dày hay quá mỏng. Nó không cháy khi bị quăng vào trong lửa. Nó cũng không thấm nước khi bị ném vào trong nước. Ngoài ra, có một ký tự “duyên” bằng tiếng Trung Quốc được thêu lên đó. Lão nhân nhanh chóng lượm tấm chăn lên. Lúc ấy bà đã tin rằng đứa bé phải đến từ trên thiên thượng. Với đứa bé trong tay, bà quỳ xuống rồi khấu đầu trước tượng Phật Di Lặc. Bà bảo đảm với Phật Di Lặc rằng bà sẽ chăm sóc tốt cho đứa bé. Rồi bà ẵm đứa bé về nhà của bà ở Ngô Linh Bảo. Chăm sóc một đứa trẻ nhỏ thường là một công việc mệt nhọc và đòi hỏi cao. Nhưng đứa bé rất dễ thương và hiền lành. Nó hầu như không bao giờ khóc hay la hét om sòm. Nó lớn lên ngày qua ngày. Lão nhân vô cùng xúc động. Vì dường như đứa bé có một tiền duyên to lớn với Phật Di Lặc, bà đã đặt tên đứa bé là Thuận Duyên, có nghĩa là ‘tùy theo duyên phận’ ở tiếng Trung Quốc. Tiểu Thuận Duyên gọi vị lão nhân là ‘bà’. Lão nhân cười vui suốt cả ngày với nó như thể bà không thể hạnh phúc hơn khi có một đứa cháu trai. Bảy năm đã trôi qua nhanh chóng. Một buổi trưa vào mùa xuân, trong khi tiểu Thuận Duyên đang chơi đùa trong sân nhà, một tăng nhân đi vào sân với một cái bát khất thực cầm trên tay phải. Vị tăng nhân trông rất uy nghiêm và có một thần thái vô cùng ngay chính. Tiểu Thuận Duyên nhận thấy ông rất quen thuộc và tiến đến bên ông. Nó cầm tay ông rồi dẫn ông vào trong nhà. Nó gọi lão nhân: “Bà ơi, chúng ta có khách! Chúng ta có khách!” Lão nhân dừng việc nấu ăn và rồi chạy ra ngay. Khi bà trông thấy một tăng nhân đang khất thực, bà bèn mời ông vào trong. Vị tăng nhân rất thẳng thắn và cởi mở. Ông ngồi trong phòng khách rồi nói với bà: “Tôi tới đây để xin một bữa ăn và để nói một chuyện quan trọng. Bà phải dưỡng dục đứa trẻ thật tốt bằng cách dạy nó lễ nghĩa để nó trọng đức hành thiện. Bằng cách này, khi thập ác [2] đầu độc thế gian, tiền duyên với Phật Pháp của nó sẽ khởi tác dụng và lại dẫn nó đến với Phật Pháp, và cả hai người sẽ được đắc độ khi đức Chuyển Luân Thánh Vương ở cõi người. Tôi hy vọng rằng bà sẽ chú ý đến những lời tôi nói. Hãy nhớ lấy! Hãy nhớ lấy!” Lão nhân hỏi: “Đây có phải là thế giới thập ác trong thời kỳ mạt pháp và Phật Thích Ca Mâu Ni đã đề cập tới không?” Vị tăng nhân đáp: “Thiên cơ không thể tiết lộ. Bà sẽ biết khi thời điểm tới. Thật bất ngờ, mẹ của đứa bé vẫn còn sống. Cô ấy đã trở thành một ni cô và tu hành trong một nữ tu viện Phật giáo. Đừng nghĩ đến chuyện tìm cô ấy bây giờ vì tất cả sẽ có cơ hội nghe đức Chuyển Luân Thánh Vương giảng Phật Pháp.” Sau khi nói xong những lời này, ông bước đi với một bát đựng đầy cơm và rồi mất hút trong tầm mắt. Vị lão nhân nghĩ về việc làm sao bà có thể giáo dục Thuận Duyên cho tốt trong suốt đêm hôm đó và cuối cùng bà nhớ rằng chồng bà biết một tiên sinh họ Triệu ở phủ Bảo Định, người đã từng là thầy dạy học. Triệu viên ngoại là người rất hiền đức và có học vấn uyên bác. Bà nhân cơ hội buổi họp chợ lớn để tới phủ Bảo Định và bà cũng đưa Thuận Duyên đi cùng để gặp Triệu viên ngoại. Sau khi bà kể chi tiết cho Triệu viên ngoại nghe câu chuyện về Thuận Duyên kể từ ngày bà nhận nuôi, Triệu viên ngoại đồng ý dạy học cho Thuận Duyên tại nhà ông ngay lập tức. Kể từ ngày đó, Thuận Duyên ở cùng với Triệu viên ngoại để được ông dạy dỗ tại nhà. Triệu viên ngoại dạy cậu bé các kiến thức về kinh điển và lễ nhạc. Trong thời gian rảnh rỗi, Thuận Duyên giúp các việc lặt vặt cho gia đình Triệu viên ngoại như là quét tuyết và nhổ cỏ, và được cả ông cùng gia đình ông quý mến. Khi Thuận Duyên lên 13 tuổi, một bệnh dịch lan khắp các thôn trang quanh phủ Bảo Định. Lão nhân bị nhiễm bệnh và qua đời. Trước khi bà qua đời, Triệu viên ngoại đưa Thuận Duyên đến thăm bà. Bà nhân cơ hội đưa lại bức thư từ người mẹ đẻ của Thuận Duyên, miếng ngọc bội cùng tấm chăn khác thường cho Thuận Duyên và nói cậu bé đừng bao giờ để mất chúng. Bà cũng nói cậu bé phải trở thành một người có học thức và là người tốt. Điều quan trọng nhất là, bà nói với Thuận Duyên rằng cậu bé phải đắc Pháp khi đức Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế phổ truyền Pháp và họ sẽ gặp lại nhau lúc đó. Không lâu sau khi họ gặp gỡ, lão nhân qua đời. Khi Thuận Duyên nghe tin, cậu bé đã phải vượt qua nỗi buồn này. Cậu bé chôn cất lão nhân trong nước mắt và vái ba vái trước mộ của bà. Sau khi Thuận Duyên trở về từ mộ của bà, Triệu viên ngoại nói: “Con ơi, con cực kỳ xuất chúng và đã vượt qua ta. Ta biết một cao nhân họ Tăng là người có học thức cao và rất tài năng. Tiên sinh sống cách đây 100 dặm. Ta đã quyết định đặt con dưới sự giám hộ của tiên sinh. Tăng tiên sinh thực ra là một tu sĩ Phật gia. Ông rất tinh thông về thiên văn, lịch sử và pháp thuật, nhưng ông không phải là một tăng nhân. Thực ra, tiên sinh có gia đình với vợ và một đứa con gái. Con gái ông ngang tầm tuổi con. Ông ấy có nhiều điều hơn là một ẩn sĩ sống trong một túp lều tranh. Con sẽ thấy điều ta nói khi con đến đó. Thực ra, ‘túp lều tranh’ đó còn hơn cả nhà của ta. Ông ấy cũng có rất nhiều bạn bè. Tại sao con không gói ghém mọi thứ ngay ngày hôm nay? Chúng ta sẽ xuất phát vào ngày mai.” Thuận Duyên nói: “Con sẽ không bao giờ quên ơn bác như là người từ tâm lớn với con. Nhưng sau khi con rời đi, ai sẽ đến quét tuyết và nhổ cỏ cho bác?” “Con ngốc ơi. Đây là lỗi của ta khi không học đủ rộng để dạy dỗ con. Để nói với con sự thật, ta cảm thấy rất miễn cưỡng. Ta có một ý này. Khi con đắc Pháp từ đức Chuyển Luân Thánh Vương vào thời mạt pháp, con phải nói với ta điều đó để ta cũng có thể đắc Pháp. Con nghĩ sao?” Thuận Duyên đáp: “Con sẽ làm vậy. Nếu bác không tin tưởng con, hãy bắt tay để giữ lời hứa.” Thuận Duyên cuối cùng ngừng khóc và cười lên trong hạnh phúc. Ngày hôm sau, tiểu Thuận Duyên và Triệu viên ngoại đi trên một chuyến xe ngựa đến nhà Tăng tiên sinh. Sau khi họ đến nơi, khi Triệu viên ngoại sai người ở gõ cửa thì Tăng tiên sinh bất ngờ xuất hiện trên bục cửa và bái kiến họ. Tăng tiên sinh nói: “Tôi biết ông sẽ đến hôm nay! Thật là một chuyến đi dài!” “Xin mời vào!” Tăng tiên sinh nói. Khi mọi người an tọa và uống trà, Tăng tiên sinh giải thích với họ về điều đã xảy ra. Tiên sinh nói: “Ngày hôm qua, vợ tôi, con gái tôi và tôi mỗi người đều có một giấc mơ về miếng ngọc quý. Ông biết rất rõ về gia đình tôi, nhưng có một điều quan trọng mà ông chắc hẳn không biết. Vào ngày mà con gái tôi sinh ra, một miếng ngọc bội xuất hiện trên ngực của nó. Sau khi con gái tôi biết nói, nó nói với tôi rằng đó hẳn phải là một đôi ngọc bội mà miếng kia thuộc về một người khác. Đêm hôm qua, con gái tôi nằm mơ thấy một đôi ngọc quý được treo trên hành lang nhà tôi. Tôi thì nằm mơ thấy hai đứa trẻ đang chơi đùa bên Điện Ngọc trên Thiên Đình. Rồi một giọng nói âm vang và mạnh mẽ vang lên từ trên thiên thượng: ‘Ta sẽ đi phổ truyền Pháp nơi cõi người. Những ai muốn nghe đức Chuyển Luân Thánh Vương giảng Pháp nơi cõi người phải xuống thế giới con người cùng ta!’ Rồi hai đứa trẻ quỳ xuống và phát nguyện xuống thế giới con người. Để gặp lại nhau nơi cõi người, chúng đã mang theo một đôi ngọc bội để chúng có thể tìm thấy nhau. Khi tôi tỉnh giấc vào buổi sáng, tôi có một linh cảm rằng những vị khách quý sẽ tới nhà tôi hôm nay. Ông thấy không? Ông đã tới đây hôm nay!” Triệu viên ngoại ngạc nhiên đến sững cả người. Ông khó có thể tin được một điều kỳ lạ như thế có thể xảy ra trên thế gian này. Tăng tiên sinh hỏi: “Thuận Duyên có mang miếng ngọc theo bên mình không? Tôi có thể xem nó không?” Thuận Duyên bèn lấy miếng ngọc từ trong túi và kể cho Tăng tiên sinh nghe về câu chuyện từ khi cậu bé sỉnh ra. Tăng tiên sinh xem xét miếng ngọc hết sức cẩn thận. Ông la lên: “Nó giống hệt với miếng ngọc bội của con gái tôi!” Sau khi nghe xong câu chuyện của Thuận Duyên, ông gọi vợ và con gái ra để gặp họ. Ngay khi tiểu Thuận Duyên trông thấy con gái của Tăng tiên sinh, Tiểu Như, cậu bé hành xử như thể cậu bé cuối cùng đã tìm thấy thân nhân trong gia đình, người mà đã xa cách trong một thời gian dài. Cậu bé bật khóc và không thể thốt lên lời nào. Tiểu Như cũng xúc động không kém. Sau khi quan sát phản ứng của hai đứa trẻ, Tăng tiên sinh tuyên bố: “Không phải nói thêm câu nào nữa. Kể từ bây giờ, Thuận Duyên là con rể ta. Ta sẽ cho Tiểu Như thành thân với cậu bé khi nó lớn lên. Khi Thuận Duyên vượt qua được kỳ thi khoa cử, chúng ta sẽ làm đám cưới. Ta chắc chắn sẽ khiến Thuận Duyên trở thành một đấng trượng phu có học vấn và đạo đức.” Sau khi từ biệt Triệu viên ngoại, Tăng tiên sinh bắt đầu dạy Thuận Duyên các kinh điển của đạo Khổng, lễ nhạc, phương pháp tu luyện của Phật gia và thậm chí là cả pháp thuật Đạo giáo. Khi Thuận Duyên lên 18 tuổi, Tăng tiên sinh cho cậu tham dự kỳ thi khoa cử. Tăng tiên sinh có hai mục đích. Ông muốn Thuận Duyên đạt được công danh. Ngoài ra ông cũng muốn Thuận Duyên giúp Triều đình khôi phục lại lễ nghĩa trong thiên hạ. Thuận Duyên đã vượt qua được kỳ thi hương, thi hội rồi tới thi đình. Cậu đậu kỳ thi đình ở vị trí thứ hai (bảng nhãn). Điều đó xảy ra khi Bộ Lễ còn khuyết một chức quan, và cậu được bổ nhiệm làm chức Lễ Bộ Thị Lang. Trước khi cậu nhậm chức, cậu trở về phủ Bảo Định thăm lại Triệu viên ngoại và cưới Tiểu Như. Trước khi cậu và Tiểu Như đi nhận chức vụ, Thuận Duyên nói với Tăng tiên sinh và Tăng phu nhân rằng: “Nhạc phụ, nhạc mẫu, tại sao hai người không đi cùng chúng con và tận hưởng vinh hoa phú quý?” Tăng tiên sinh đáp: “Mẹ và cha các con đã quen sống trong túp lều tranh này. Chúng ta không thích thú cuộc sống nơi thế gian. Giờ con gái ta đã trở thành vợ của con. Ta mong con sẽ đối xử tốt với nó. Nhưng ta nghĩ ta cần xây thêm hai túp lều tranh nữa. Có như vậy, các con mới có chỗ để ở khi các con về. Hãy bảo trọng!” Thuận Duyên cùng Tiểu Như quỳ xuống và khấu đầu trước Tăng tiên sinh và Tăng phu nhân. Rồi họ lên xe ngựa và rời đi. Tăng phu nhân rất buồn và không muốn phải xa họ. Bà lầm bầm với chính mình: “Khi nào thì chúng trở về?” Tăng tiên sinh nói với vợ một cách lạc quan: “Chúng sẽ trở về. Chúng chắc chắn sẽ trở về.” Trên đường tới Bắc Kinh, Thuận Duyên và Tiểu Như đi ngang qua Ngô Linh Bảo, nơi cậu đã từng sống với lão nhân. Thuận Duyên tu sửa lại ngôi mộ của lão nhân và xây một ngôi đền nhỏ ngay cạnh đó. Cậu cũng cử người chăm lo cho ngôi mộ cả ngày lẫn đêm. Tại Triều đình, Thuận Duyên nhận chức chức Lễ Bộ Thị Lang và đã góp công lớn trong việc khôi phục lễ nhạc của quốc gia. Không may thay, sau này khi đạo đức xã hội suy đồi, nhân tâm biến dị, các tham quan đã giành được quyền lực. Thuận Duyên không thể làm gì hơn. Khoảng mười năm sau, Thuận Duyên từ quan quy ẩn. Cậu và Tiểu Như trở về ngôi nhà của Tăng tiên sinh. Ngay khi họ về đến cửa, Tăng tiên sinh nói: “Đúng như ta đã nói với các con, các con sẽ trở về vào một ngày nào đó. Ta đã xây hai túp lều tranh cho các con. Tại sao hai con không chung sống với chúng ta nốt phần đời còn lại? Trong kiếp tới và các kiếp sau, chúng ta sẽ được gặp đức Chuyển Luân Thánh Vương và đắc Pháp.” Kể từ đó, Thuận Duyên và Tiểu Như sống trong túp lều tranh mới xây và vui thú điền viên trong phần đời còn lại. Lời kết: Tôi đã viết bài viết này trong nước mắt. Việc biết được bao nhiêu khó nạn mà tôi đã phải chịu đựng để đắc được Pháp đã làm tôi cảm kích hơn trước sự khó nhọc mà Sư Phụ đã phải chịu đựng để phổ truyền Pháp. Các bạn đồng tu, chúng ta đã không đắc được Pháp nếu Sư Phụ không trông chừng chúng ta hay nếu chúng ta không chịu đựng rất nhiều đau khổ trong các kiếp trước! Đây là một tiền duyên cao cả và thiêng liêng mà chỉ đến một lần từ vạn cổ! Hãy cố gắng tiến bước cùng nhau trong tu luyện và trở về mái nhà yêu quý của chúng ta. Cuối cùng, tôi sẽ nói với các bạn những nhân vật trên là ai trong kiếp này. Thuận Duyên là tôi. Tiểu Như là một bạn đồng tu mà tôi gọi là “chị gái thứ hai” của tôi. Vị tăng nhân đó chính là Sư Phụ trong kiếp này. Tôi không rõ có phải Tăng tiên sinh cũng chính là Sư Phụ trong kiếp đó hay không. Còn về Triệu viên ngoại và vị lão nhân, họ đều đã đắc Pháp. Tôi đã gặp “lão nhân” chỉ một tháng trước đây. Ngay khi tôi gặp cô ấy, tôi cảm thấy rất thân thuộc nhưng tôi không biết loại tiền duyên nào mà chúng tôi có. Một đêm tôi bước vào một giấc mộng dài. Bài viết này chính là phần tổng kết những hình ảnh trong giấc mơ của tôi. Người thiếu nữ đã sinh ra Thuận Duyên và cố gắng tự vẫn đó đã trở thành mẹ của tôi trong kiếp này, cho thấy không ai có thể thoát khỏi quan hệ nhân duyên. Khi thời gian cho phép, tôi sẽ biên soạn và xuất bản những câu chuyện về những kiếp sống khác của tôi. Để bài viết không quá dài, tôi xin dừng bút tại đây. Nếu các bạn không tin tôi, hãy chỉ coi nó là một câu chuyện thần thoại. Chú thích của người dịch: [1] Thông linh bảo ngọc: Thứ ngọc quý giá và linh thiêng. [2] Thập ác: Mười điều ác, điều Phật Thích Ca Mâu Ni đề cập đến thế giới con người trong thời mạt pháp.
-
Bí ẩn những ngôi đền khổng lồ của người tiền sử Một trong những điều kỳ bí nhất của “người tiền sử” là khả năng làm việc với những khối đá có kích thước khổng lồ một cách dễ dàng, vào thời mà theo sách giáo khoa không thể có những thiết bị khoa học và công cụ máy móc hiện đại hỗ trợ cho việc xây dựng. Điều đó đã cho thấy sự tồn tại của những chủng người phát triển, chứng tỏ rằng họ là ai đó chứ không phải là những “người tiền sử” săn bắn hái lượm sống trong hang đá như trong tưởng tượng của chúng ta. Tại LiBăng, ở độ cao 1150 m so với mực nước biển, tọa lạc tàn tích những ngôi đền vĩ đại lớn nhất thế giới. Kỳ lạ thay, không ai biết chủ nhân đích thực của chúng là ai, và cũng không có bất kỳ tư liệu lịch sử nào ghi chép về nguồn gốc của chúng. Điều đáng kinh ngạc nhất, là người Sumer từ 5.000 năm trước đã đề cập đến Ba’albek và gọi đó là “thành phố cổ xưa”. Vẻ đẹp kỳ lạ vẫn phảng phất dù thời gian đã làm cung điện khổng lồ nguy nga trở thành tàn tích Hình ảnh phục dựng của khu tàn tích vĩ đại Tỉ trọng của các phần khác nhau bên trong mỗi khối đá có thể khác nhau khá xa, hơn nữa một số khối đá nặng đến mức không thể nhấc nổi, do đó nhiều khi chúng ta chỉ có thể ước lượng được khối lượng của chúng. Tảng đá to nhất tại đây là tảng khối xây dựng lớn nhất hành tinh, dài 21,36m, cao 4,33m, rộng 4,6m và nặng khoảng từ 1.200 tấn đến 2.000 tấn. Khối đá này cùng với các khối xây khổng lồ khác ở đây đã khiến các nhà khảo cổ, các nhà khoa học và các kỹ sư vô cùng kinh ngạc. Khối lượng của nhiều khối đá này chỉ có thể được ước đoán, bởi không có bất kỳ thiết bị cơ khí hiện đại nào của chúng ta có thể nhấc nổi chúng. Nhiều người cho rằng khối đá khổng lồ này có khối lượng lên tới 2.000 tấn. Địa hình Baalbek dốc, mấp mô và lởm chởm đá, hoàn toàn bất lợi cho việc xây dựng. Hơn nữa, các tảng đá nặng 1.000 tấn phải được nhấc bổng lên và đặt chồng lên nhau làm nền móng. Không có chiếc cần trục nào trong thế giới hiện đại của chúng ta có thể nhấc nổi khối xây khổng lồ này. Có giả thuyết cho rằng các mặt phẳng nghiêng, ròng rọc và hệ thống giàn đã được sử dụng, cùng với hàng ngàn công nhân và sức thú. Đài kỷ niệm Ai Cập phía trước Hoàng Cung của St. Peter ở La Mã là một ví dụ. Kiến trúc sư Domenico Fontana đã xây dựng tảng đá 327 tấn ở thời kỳ Phục Hưng với sự giúp sức của 40 ròng rọc lớn, 800 công nhân, 140 con ngựa. Tuy nhiên ông ta có một khoảng đất bằng phẳng trống trải. Những thuận lợi này không thể tìm thấy tại Baalbek. Có thể thấy rõ rằng Baalbek không phải được dựng nên vào thời kỳ của đế quốc La Mã. Không có nguồn thông tin nào của La Mã đề cập đến các phương pháp xây dựng, hoặc các dữ liệu và tên gọi của những người chủ, các kỹ sư, các kiến trúc sư và các công nhân của công trình khổng lồ này. Tảng ghép nguyên khối của 3 khối mỗi khối hơn 1000 tấn, ghép nối với 6 tảng khác tại phía Tây của công trường không có nét kiến trúc hay họa tiết điêu khắc mỹ thuật nào tương tự với những công trình trong thời đại La Mã. Những khối đá vôi có các dấu vết rõ ràng của sự xói mòn cát cho thấy đây là một công trình đã được xây dựng rất lâu trước thời kỳ đó. 3 khối đá bên dưới “Nền móng vĩ đại” (The Grand Terrace) của ngôi đền cũng được ước tính có khối lượng từ 750 cho đến 1000 tấn mỗi khối. Người ta còn thấy nhiều khối đá cực lớn khác xung quanh khu “Đền Jupiter” vĩ đại tại Ba’albek. Ở đây chúng ta có thể nhận thấy các kích thước to lớn khác thường của nền móng “Đền thờ Jupiter”. Cho đến bây giờ không ai có thể hiểu được làm thế nào những tảng đá nặng hàng ngàn tấn mà ngay cả các cần trục khỏe nhất của người hiện đại chúng ta cũng không nhấc nổi này, lại có thể được tách ra, đẽo gọt vuông vắn và vận chuyển từ khu mỏ cách đó nhiều km, rồi được xây dựng, đặt vào vị trí chính xác của chúng, tại công trường có độ cao 1.150m như thế này. Ngay cả với công nghệ hiện đại ngày nay đây cũng là một bài toán hết sức nan giải, hầu như không thể thực hiện được. Người ta không thể biết người xưa đã dùng các công cụ thiết bị và phương tiện vận chuyển gì để dựng nên bí ẩn vĩ đại này. Cột trụ đổ nằm ngang phía dưới bên phải tấm ảnh có đường kính trên 2,2m. Có thể thấy khu kiến trúc tiền sử khổng lồ tuyệt đẹp này có tỉ lệ lớn hơn tỉ lệ thông thường vài lần. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng trước Đại Hồng Thủy có một nền văn minh của những người khổng lồ, sống sót sau đại thảm họa đó họ trở thành những ông tổ đầu tiên của nền văn minh cổ Ai Cập và Sumeria,… Họ được tôn thờ như những vị thần, và là nguyên nhân tại sao các bích họa và phù điêu thời đó mô tả họ vô cùng kỳ lạ đối với nền văn minh chúng ta. Bức phù điêu Ai Cập cổ đại thời những vương triều đầu tiên Phù điêu Sumeria 5.000 năm trước. Gilgamesh tổ tiên của người Sumeria cổ kẹp một con sư tử đực trong tay như một con mèo. Minh Trí (tổng hợp)