-
Số nội dung
606 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2
Everything posted by Thiên Anh
-
TRUNG QUỐC LẤN CẤN ( * ) Tin tức nổi bật của ngày hôm nay là sự cố gắng của ASEAN trong việc đạt được đồng thuận về một bản Tuyên bố chung, trong đó biển Đông là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất. Trong hai ngày qua, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã có các chuyến công du “con thoi” tới Philippines, Việt Nam và Campuchia nhằm thuyết phục các nước liên quan có được sự nhất trí về vấn đề này. Tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vào chiều 18/7 tại Hà Nội, phía Việt Nam đã tuyên bố ủng hộ đề xuất 6 điểm của Indonesia về Biển Đông. Hai bộ trưởng nhất trí rằng biển Đông là mối quan tâm chung của ASEAN và khu vực; trong bối cảnh hiện nay, cần phải củng cố và tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN. Và đến chiều nay, tin tức tiếp theo được đề cập đến là việc ASEAN sắp đạt lập trường chung về biển Đông. Theo Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong, các quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực đưa ra một tuyên bố chung của ASEAN về biển Đông trong hôm nay, 19.7. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa và người đồng cấp Campuchia Hor Namhong cho biết, ASEAN hy vọng sắp sửa đạt được đồng thuận về “một số vấn đề” sau khi không thể đạt được điều này vào tuần trước. Ấn Độ hợp tác với VN thăm dò dầu khí ở biển Đông: Tập đoàn dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) quyết định sẽ tiếp tục thăm dò và khai thác dầu tại lô dầu 128 ở khu vực biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là Ấn Độ đang “dính líu” một cách gián tiếp đến cuộc tranh chấp chủ quyền tại biển Đông và phản đối việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại khu vực biển Đông. Tin tức liên quan đến Trung Quốc: Báo Thanh niên hôm nay có bài phân tích việc Tổng công ty dầu khí xa bờ quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mở thầu phi pháp đối với 9 lô dầu khí của Việt Nam và cho đó chỉ là “đòn gió” của họ. Đến nay, chưa có một công ty dầu khí nào đặt tại Mỹ chính thức khẳng định sẽ tham gia hoặc quan tâm đến lời chào thầu trái phép đối với các lô thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam từ Tổng công ty dầu khí xa bờ quốc gia Trung Quốc (CNOOC). Các chuyên gia quốc tế cũng nhận định khó có tập đoàn quốc tế nào, đặc biệt là các công ty đang hợp tác với Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), sẽ tham gia việc mở thầu nói trên. Điều này chứng tỏ những tuyên bố mới nhất từ phía Trung Quốc là không có căn cứ. Reuters ngày 17.7 dẫn lời Chủ tịch CNOOC Vương Nghi Lâm nói việc mời thầu đang “tiến triển khả quan và thuận lợi”. Ông Vương còn nói với các phóng viên bên lề một hội thảo về đầu tư Mỹ - Trung là “một số công ty đặt tại Mỹ đã thể hiện sự quan tâm đối với các dự án này”. Và theo Giáo sư Carl Thayer, “Lời mời thầu nhằm để các công ty phương Tây dè dặt trong việc tham gia đầu tư các dự án khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Nhưng hành động này của CNOOC đã phản tác dụng.” Hôm nay chúng ta được chứng kiến một loạt sự lấn cấn của Trung Quốc trong việc chứng minh thứ chủ quyền được họ vẽ ra. Đáng chú ý nhất là việc biên tập viên Tân Hoa xã phản đối 'thành phố Tam Sa': Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông). Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc.” Ông kết luận: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”. Tiếp theo là việc các nhà nghiên cứu Việt Nam đưa ra một tấm Bản đồ Trung Quốc xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc VN: “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn hành thời gian đầu thế kỷ 20, là cơ sở giúp các học giả dẫn dụng trong các nghiên cứu chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Ngoài ra, các chuyên gia Trung Quốc còn lấn cấn trong vụ đưa siêu tàu lặn ra Biển Đông: Trung Quốc vừa công bố kế hoạch đưa tàu lặn Giao Long, con tàu mới lập kỷ lục lặn sâu hơn 7.000m hồi tháng trước, ra Biển Đông vào năm tới. Tuy nhiên, chính giới chuyên gia khoa học tham gia dự án liên quan “siêu tàu lặn” này của Trung Quốc cũng tỏ ý hoài nghi về những thành quả mà con tàu này có khả năng sẽ thu được. Theo giới chuyên gia phân tích, nếu Bắc Kinh hiện thực hóa tuyên bố này, tình hình căng thẳng trên Biển Đông hiện nay sẽ còn leo thang nhiều hơn nữa, bởi hành động này sẽ khiêu khích các nước láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc tại vùng biển này. Vietnamnet hôm nay có bài Hải quân Nga - Trung và phép thử ở Biển Đông. Bài viết đã phân tích việc Trung Quốc không được mời tham gia cuộc diễn tập hải quân RIMPAC 2012 đang diễn ra tại Hawaii, Mỹ với sự có mặt của nhiều quốc gia, trong đó có cả Nga. Xem tại: http://vietnamnet.vn...-bien-dong.html Hoangsa.org
-
-
Chào bạn!- Xin lỗi, cho hỏi, bạn có học lớp PTLV nào không? - Nhà cửa loằng ngoằng phết nhỉ? Thân mến
-
Nhật Bản vào biển Đông: Từ sách lược đến chiến lược? Với những động thái nhằm can thiệp tình hình Biển Đông ngày càng gia tăng về tần suất lẫn cường độ, có thể Nhật Bản đang chờ một cơ hội, hay chính xác hơn là một "lời mời" chính thức từ chính những người trong cuộc... Đầu tháng 7, trong cuộc hội kiến với Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Nhật Bản Noda bày tỏ ủng hộ lập trường của Việt Nam về bảo đảm hòa bình, ổn định và tự do, an toàn hàng hải ở biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Cách đó không lâu, Nikkei Shimbun, tờ nhật báo kinh tế của Nhật Bản đã đưa tin là Tập đoàn dầu khí PetroVietnam đang có kế hoạch mời các công ty Nhật Bản tham gia vào việc khai thác dầu khí. Hiện vẫn chưa rõ mức độ chính xác của thông tin này đến đâu, khi mà chưa có sự xác nhận chính thức nào từ phía Việt Nam. Tuy nhiên, nếu thông tin đó là thật và phía Nhật Bản chấp nhận lời mời thì có thể nói là tình hình tranh chấp giữa các bên tại Biển Đông có thể sang một trang mới. Từ khi diễn ra tranh chấp trên Biển Đông đến nay, phía Trung Quốc luôn tiến hành mọi cách nhằm giải quyết vấn đề bằng đám phán song phương. Còn Việt Nam, Philippines ngược lại lôi kéo các nước lớn khác vào khu vực này, nhằm đưa vấn đề ra bàn đàm phán đa phương. Cụ thể, Việt Nam bước đầu thành công khi mời được tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga tham gia dự án khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3. Về phía Philippines là một thỏa thuận hợp tác quân sự được ký kết với Nhật Bản vào ngày 27/9/2011. Tiếp sau đó là sự cam kết hỗ trợ hiện đại hóa lực lượng quân đội từ phía Tổng thống Mỹ Barack Obama sau cuộc họp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Nhà Trắng vào ngày 8/6 vừa rồi. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Nhật Bản, ngài Noda Yoshihiko hồi tháng 7. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Chính phủ Sau khi Biển Đông đã có một hợp tác khai thác Việt-Nga cũng sẽ không khó để dự đoán về một hợp tác Việt-Nhật tượng tự. Một khi Việt Nam thành công trong việc mời các "ông lớn" vào khu vực và việc hợp tác diễn ra suôn sẻ thì Philippines cũng sẽ không loại trừ khả năng đi theo con đường này.Việc Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ đã đụng chạm đến vị trí chiến lược của Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng đe dọa đến hải trình quan trọng để Nhật Bản tiếp cận với các nguồn tài nguyên mà nước này đang cần cho việc tái thiết nền kinh tế sau thảm họa động đất và sóng thần (88% lượng dầu mỏ mà Nhật nhập khẩu từ Trung Đông đi qua khu vực Biển Đông). Trong bối cảnh Mỹ đang có những động thái mạnh mẽ nhằm thực hiện chiến lược "trở lại châu Á - Thái Bình Dương" thì rõ ràng Nhật - đồng minh thân cận của Mỹ, cũng đang rất muốn tham gia vào, từ đó sử dụng các tranh chấp tại Biển Đông để khẳng định vị thế cũng như bảo vệ lợi ích của mình ở Đông Nam Á. Đặc biệt hơn khi chính bản thân Nhật Bản cũng đang có tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) với Trung Quốc. Nhật cũng có lí do để lo lắng bởi nếu áp đặt được các nước khác trong tranh chấp ở Biển Đông, cụ thể là sự chiếm đoạt quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough, thì Trung Quốc có thể sẽ dùng cách tương tự để đem vào giải quyết các tranh chấp với Nhật. Vì thế, việc cân bằng sức mạnh trên Biển Đông có ảnh hưởng lớn đối với an ninh ở khu vực biển xung quanh Nhật Bản, đặc biệt đối với vùng biển Hoa Đông. Gần đây, Nhật liên tục bày tỏ lo ngại về chính sách bành trướng trên biển của Trung Quốc tại các cuộc họp của ASEAN. Nhật cũng đang tích cực ủng hộ Mỹ trong việc gia tăng các lợi ích an ninh ở khu vực Biển Đông. Cụ thể là Nhật đang định tạo ra một khuôn khổ hợp tác Mỹ - Nhật với các quốc gia ASEAN nhằm gây sức ép buộc Trung Quốc tuân thủ các quy định quốc tế. Theo AJW, một nhật báo hàng đầu của Nhật đưa tin thì Nhật cũng đã từng đưa ra kế hoạch thành lập một diễn đàn mới về an ninh hàng hải nhân Hội nghị Thượng định Đông Á EAS được tổ chức tại Indonesia vào ngày 19/6 năm ngoái. Mục đích không gì khác ngoài việc ngăn chặn sự bành trướng trên biển của Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật đã không có được ủng hộ từ các nước khác, vì đa phần đều muốn "đầu tư" vào diễn đàn có sẵn như ASEAN hơn. Tại hội thảo "Hai nền dân chủ trên biển: Vì một châu Á an toàn và tốt đẹp hơn" ngày 20/9/2011 ở New Delhi, cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe còn lên tiếng ủng hộ Ấn Độ tiếp tục thăm dò khai thác dầu khí ở biển Đông. Đây dường như là động thái có tính toán của Nhật nhằm thúc đẩy quan hệ song phương với Ấn Độ - một nước có nhiều lợi ích chiến lược trong việc ngăn cản Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng. Trước đó, vào đầu năm 2011 thì lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JMSDF) cũng đã có mặt ở ngoài khơi bờ biển Brunei để tham gia một cuộc tập trận quân sự chung quy mô nhỏ với lực lượng hải quân Mỹ và Australia. Gần đây là vào ngày 28/5/2012, Nhật đã đưa ba tàu chiến hiện đại của mình đến thăm Philippines chỉ ít ngày sau sự xuất hiện bất ngờ của tàu ngầm tấn công USS North Carolina - Mỹ xuất hiện trên cảng Subic, giúp đỡ đào tạo cho lực lượng Cảnh sát biển, nhằm hợp tác nâng cao khả năng bảo vệ hàng hải và lãnh thổ cho quốc gia này. Trước đó, phía Nhật Bản còn ra thông báo là sẽ cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần tra loại 40 theo hình thức ODA, cùng với đó là "tặng" theo hình thức "viện trợ không hoàn lại" 2 tàu tuần tra loại lớn nhằm lực lượng Cảnh sát biển Philippines tăng sức mạnh phòng thủ so với việc chỉ có duy nhất 1 chiếc tàu tuần tra đang làm "nhiệm vụ" tại bãi Scarborough như hiện nay. Điều này đã chứng tỏ Nhật không chỉ "dùng lời nói" để tỏ ra quan tâm đến biển Đông mà còn có hành động cụ thể hỗ trợ các nước Đông Nam Á trong tranh chấp với Trung Quốc. Với những động thái nhằm can thiệp tình hình Biển Đông ngày càng gia tăng về tần suất lẫn cường độ, có thể Nhật Bản đang chờ một cơ hội, hay chính xác hơn là một "lời mời" chính thức từ chính những người trong cuộc để danh chính ngôn thuận nhảy vào Biển Đông. Nhật còn một lí do khác để can thiệp trực tiếp vào Biển Đông là việc xuất hiện cái tên "Nhật Bản" trong khu vực này cũng sẽ thu hút thêm sự chú ý của dư luận quốc tế. Từ đó Nhật sẽ dễ dàng làm cho hai vấn đề tranh chấp Senkaku-Biển Đông cùng song hành với nhau như hai vấn đề tương tự, khi đó thì dĩ nhiên sự ủng hộ của dư luận thế giới đối trong tranh chấp với Trung Quốc. Các quốc gia Đông Nam Á nói chung có lẽ đều tin rằng việc chủ động phối hợp với Nhật Bản sẽ làm tăng vị thế của mình trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Cũng như với sức mạnh và ảnh hưởng của mình, cùng sự phối hợp của Mỹ, Nhật Bản có thể "kéo" Trung Quốc tham gia vào đàm phán đa phương. Từ sách lược trở thành chiến lược liệu sẽ khởi động bằng việc Nhật chấp nhận lời mời khai thác từ phía Việt Nam như một cách khẳng định lại lợi ích của mình tại khu vực? Nghĩa Huỳnh - Hà Mai
-
Đá này vôi hóa nhiều, để dưới nước có vẻ không hợp lý Sư phụ ạ!
-
Thiên Anh xin đóng góp 500.000 đ, sẽ gửi cho Cô trong chuyến đi ngày mai!
-
Em đăng ký 2 suất!
-
-
Cánh chim đầu đàn!
-
Trồng cây đến ngày hái quả!
-
Thật trân trọng, giữa 1 cái thế giới người ta trà đạp lên nhân cách của nhau, vì dăm ba trăm ngàn, dăm ba triệu. Niềm tin ở con người không bằng cái dấu tròn bằng gỗ, không bằng mấy giọt mực trên giấy. Anh thật đáng quý. Có lẽ anh cũng chẳng bao giờ nghi đên cái Phúc Đức mà hằng hà sa số những kẻ trên thế gian không biết giữ 1 lời nói do mình nói ra kia đang cầu mong. Cầu mong anh được bình An.
-
Sau đó mọi người bắt đầu cho ý kiến. Tất cả đều là những ý kiến tâm huyết. Một số ý kiến cho rằng cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn từ khi nghe SP nói Việt Sử 5000 và đều mong muốn TT Phát triển và sẵn sàng đóng góp công sức. Từ Thế hệ đầu Co Will, CongMinh, HGL, đến các thế hệ kế tiếp NguyenAnh, HungNguyen, Viet HQ22 hay những thế hệ gần đây nhất PandaHien... đều đóng góp ý kiến ....
-
Sư phụ chăm chú theo dõi Anh HGL thành viên kỳ cựu Anh CôngMinh_Thành viên kỳ cựu. Vẫn trầm tư như thường lệ TrungNhan Nguyen Anh HungNguyen VietHQ22 Anh Vinh_Từ Ban Mê Thuật Xuống PandaHien_Thạc sỹ luật học quốc tế Bayby Wolf Cùng làm ly TRà cho ấm bụng để phát biểu SP tranh thủ chụp hình Nhà tư vấn Chiến Lược_TheTrung Longphi và ThiênBong SP nghe xong đề án cười rất tươi Diễn giả chờ ý kiến của mọi người
-
Một số hình ảnh buổi họp 6h chiều, mọi người bắt đầu TRà nước, có lẽ tất cả chưa ăn gì. Sư phụ vừa bay từ HN vào cùng Thế Trung và Dương MK Làm duyên cái cho đỡ phần mệt mỏi Lót dạ cái Anh Dương " Đói thế mà ông vẫn cười được à Ông Trung"_ 2 nhân vật quan trọng từ HN vào Thế Trung bắt đầu Thuyết Trình Mọi người chăm chú lắng nghe
-
Về mặt Lý thuyết nếu nó diễn tuồng thì cũng đoán được
-
Chỉ có 2 vị trí như đã nêu là ổn nhất, vị trí hầm chỉ được rộng bằng 1/3 chiều rộng nhà ( tính từ 2 mép tường trở vào)
-
Chịu khó nhỏ 1 chút, chỉ có thể đặt ở vị trí Tây và Đông Bắc!.
-
Ủa! anh cũng có biết nữa hả.! Thấy bạn em cô nào cũng xinh mà chả biết cô nào
-
TA xin ghi danh 1 suất!
-
Tớ đăng ký 1 suất
-
Bạn cung cấp đủ thông tin tuổi trong gia đình, từ lúc vào ở. Vẽ sơ đồ nhà up lên! Mọi người mới tư vấn cho bạn được
-
Ảnh chụp đi đám cưới TL Bình Yên
-
-
Thiên anh mua Bộ Tài liệu 1.000.000 nhé!
-
Có thể đặt Tiếng Việt không anh? Thanks