fujisu

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    35
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by fujisu

  1. quote=huygen: Không hiểu tại sao lập luận là: xét theo chiều thời gian thì Dương trước Âm sau --> lại đưa ra kết luận : Bởi vậy dân gian Việt Nam mới có câu : "Mẹ tròn con vuông"./quote Cái này thì làm tớ nhớ đến tranh luận nổ "con gà có trước hay trứng gà có trước" ??? :lol:
  2. quote=Hà Mạnh Hùng: Bạn nói ngoài tròn trong vuông là ý nghĩa bao bọc, đấy là thói quen của bạn. Trong hình học tôi vẫn có thể vẽ hình tròn bên trong hình vuông, và hình vuông vẫn bao bọc hình tròn. /quote hihi, học Dịch không có "thói quen" bạn à, bạn không đọc kỹ phần Kinh Dịch rồi đấy. Còn ai muốn vẽ hình học ra sao thì tùy, dĩ nhiên rồi, nhưng không thể lấy đó làm biện luận cho câu "trời tròn đất vuông" khi đang nói về Dịch. "Mẹ tròn con vuông" cũng thế, không phải là để giải thích dương trước hay âm trước, trừu tượng hay hiện hữu gì cả, mà tớ đang nói là không có cái nào trước cái nào sau, vạn vật là xoay vần, tất cả mọi thứ, giá trị ... v.v... đều thay đổi theo một chiều, mùa màng, nhịp sinh vật... tất cả, vòng trường sinh là vậy! Khi một sự vật này hiện hữu (có mặt) thì bạn không nhìn thấy mặt kia, nhưng nó vẫn hiện diện. Thử tự hỏi rằng tại sao cổ nhân nói giờ Tý đã là ngày mới bắt đầu, trong khi lúc đó mới là 11 giờ đêm? Vậy thì dương trước hay âm trước? Đêm là âm hay là dương?
  3. :unsure: "mẹ tròn con vuông" có ý nghĩa hòa hợp, như "trời tròn đất vuông" vậy, như mandala người ta hay vẽ cũng là ý này, bên trong vuông, bên ngoài tròn, mẹ bao bọc con hay chúc mẹ con sinh nở tốt đẹp là chúc mẹ tròn con vuông, chứ nếu không thì chúc "mẹ dương con âm" thì cũng lạ :lol: :P ! Vậy là chú Thiên Sứ quên 64 quẻ biểu diễn hình tròn và hình vuông rồi a ???
  4. :blink: :lol: :unsure: :o Thế tại sao nói trong dương có âm, trong âm có dương??? Âm Dương là 2 mặt đồng thời kia mà, chỉ là xoay vần và vị trí nhận âm dương khác nhau. :( ;) :P :angry: Tháng có trước, ngày có sau: ngày là con của tháng, vậy "năm" là ông nội hay ông ngoại của ngày và "giờ" là cháu của tháng??? Hiểu lý âm dương kiểu này là quá mới, chú Thiên Sứ viết bài trên à? Có lẽ chú nên giải thích lại cho rõ.
  5. trong đây đúng là mục "tử" bình, không có người bàn người luận, chỉ cóp và nhặt từ các trang khác về, nhưng cũng thành tàng thư các thì cũng được :rolleyes:
  6. Đúng vậy, tôi cũng chiêm nghiệm được 1 trừong hợp bọc điều này mà thường là "nữ" hơn là nam. Chị này sinh ở Chợ lớn, nhỏ con, không đẹp nhưng có duyên, học hành thì hạng nhất từ dưới đếm lên :P , nhưng lấy chồng thì được chồng cưng, nhà giàu, kinh doanh khá, không bị thiếu thốn bao giờ, sinh con gái cũng bọc điều luôn, vậy là quá tốt so với các anh chị em trong nhà, có khi những người đó gặp nạn mà chị này thì thong dong lắm, giống như có phúc tinh luôn kèm bên cạnh vậy. Tuy nhiên phải xem ngày sinh tháng đẻ mới hiểu thêm được.
  7. Tôi nghe nói "thuần âm" căn bản là tính Can, Chi và cả can tàng trong chi, đây là Tị có Bính dương hỏa, Canh dương kim và Mậu dương thổ, không cho là "thuần âm" được; như ngày Đinh Sửu, Đinh Mão, Đinh Mùi, Đinh Dậu thì được tính là thuần. Cái gọi là "dương lực " tàng trong chi Tị là một sự giải đoán khác.
  8. Bài này nói đến "người xưa" lập là rất phải, ngày nay, quan niệm về ấn tài quan có nhiều thay đổi, tuy rằng giá trị cơ bản của sự việc vẫn là một. Các tiền bối trước cho rằng môn bói toán đều dành giải đoán cho nam, còn nữ thì không cần! Hễ chồng tốt thì vợ tốt, chồng xấu thì vợ xấu. Bây giờ người ta xem tứ trụ cho phụ nữ phần nhiều ngang như nam, cũng có ấn, cũng có tài, cũng có quan, vì phụ nữ ra chính trường, thương trường quá nhiều rồi. Đàn ông không cần lấy vợ lẽ để "ra oai" một cách chính danh nữa mà ngược lại âm thầm, dấu diếm, không thì phải ly dị rồi mới kết hôn lại được. Trong gia đình, phụ nữ làm gia trưởng không phải là ít, nuôi dạy con cái và giáo dục chúng có khi trội hơn cả chồng. Nhưng vấn đề của Tử bình và cả các môn từ Dịch học mà ra nếu không cần viết lại từ chương mà chỉ cần thay đổi quan niệm "nam trọng nữ khinh" không rõ là đủ chưa?
  9. Đọc bài này thì thấy Vân Khôi nghiên cứu rất kỹ lưỡng, định trả lời nhưng thấy tự bạn cho rằng mình hơi nhầm lẫn chỗ nào đấy thì chờ xem, bạn viết lại đoạn nào? Tựu chung thì theo fijusu, bạn cho rằng người xưa là "ấu trĩ" thì hơi quá đáng! Gọi là "lịch pháp Cổ" mà quy ra thành ngày dương lịch thì cơ bản đã chênh lệch rồi, ít nhất thì tớ cũng không thấy thuyết phục lắm khi lại so sánh với lịch hiện đại để mà cho rằng hệ thống can chi có gì nhầm lẫn. Công nhận 1 điểm là ngày can chi mà người ta đang xài cho tử vi bói toán rất có khả năng sai lệch cao vì nơi sử dụng chúng khác nhau về giờ giấc, trong khi hệ thống này xửa xưa dùng tại Trung quốc mà thôi và Giáp hay Ất ngày xưa chỉ dùng cho nông nghiệp là chủ đích. Còn về thầy truyền giáo Adam Shall, bạn có nắm tiểu sử của ông ta đầy đủ không nhỉ, theo tớ thì chưa có gì xác quyết được ông ta tính sai mà chính thiên triều Trung quốc sau này có khi sửa đổi lại truyền thống tính nông lịch của họ trước khi cho áp dụng lịch mới tính theo hệ thống Greogrian của Adam Shall, biết đâu? gõ vào google "adam shall" là có rất nhiều tiểu phẩm viết về ông rất hấp dẫn, liên can đến bộ lịch này. Tớ không nghiên cứu thiên văn học sâu như bạn, nhưng tớ có cảm giác bạn không nghiên cứu tử vi, kinh dịch... mà chỉ dùng để so sánh với khoa học muốn chính xác đến từng khắc từng thời mà thôi. Còn "giá trị văn hóa" mà như bạn tự đã nói, không thể nào có cái gì so sánh tuyệt đối được, cứ nghĩ lại về truyền thống gia đình chẳng hạn, sẽ thấy ngay. Chúc bạn nghiên cứu thành công như bạn mong muốn nhé, giá trị của nó là giá trị tham khảo tốt.
  10. Xin chào, tôi thắc mắc là diễn đàn không có mục dành cho Tử bình, hiện thời cũng khá thịnh và được lưu tâm nhiều, nhưng không có riêng mục này, các sáng lập viên có thể giải thích tại sao?