yeuphunu

Hội viên
  • Số nội dung

    1.279
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    5

yeuphunu last won the day on Tháng 4 15 2021

yeuphunu had the most liked content!

Danh tiếng Cộng đồng

201 Excellent

About yeuphunu

  • Rank
    Hội viên tích cực
  • Birthday 06/12/1969

Contact Methods

  • Website URL
    http://
  • Yahoo
    tamsaobacdau@yahoo.com

Thông tin cá nhân

  • Đến từ
    Ho Chi Minh

Xem hồ sơ gần đây

1.710 lượt xem hồ sơ
  1. 7 điều "kỵ" về tài vị trong nhà, phạm 1 điều gia chủ cũng lao đao Bất cứ căn nhà nào cũng có vị trí tiền tài, nếu không biết để tránh những điều tối kỵ, đừng than trách vì sao tiền của chỉ "đi mà không về". Dưới đây là 7 điều cần hết sức lưu tâm. Theo phong thủy học, tài vị trong nhà được ví như huyệt Mệnh Môn trong cơ thể. Nói như vậy để thấy rằng, nó có liên quan đến sự hưng thịnh, tài vận, sự nghiệp, thanh danh của các thành viên trong một gia đình. Cũng theo thuyết phong thủy, tài vị được coi là trái tim của phòng khách. Trong khi đó, phòng khách là trung tâm của một ngôi nhà. Từ đó có thể thấy, tài vị chính là nơi thu hút tài khí, là nơi chủ chốt để mang đến tài vận, may mắn cho gia đình. Tài vị lý tưởng luôn nằm trên đường chéo từ lối vào phòng khách. Nếu như cửa nhà ở bên trái thì tài vị nằm ở trên đỉnh góc chéo bên phải, cửa nhà ở bên phải thì tài vị nằm trên đỉnh góc chéo bên trái. Với cửa nhà nằm ở giữa thì vị trí này nằm ở đỉnh góc chéo bên trái và bên phải. Vị trí tài vị trong nhà khi nhìn từ cửa ở bên trái, bên phải và ở giữa. Vì tầm quan trọng của tài vị nên ngoài việc xác định đúng vị trí, các thiết kế, bài trí xung quanh tài vận là việc quan trọng không thể xem nhẹ. Dưới đây là 7 điều tối kỵ đối với tài vị, chỉ cần phạm 1 trong số này, hãy tìm cách hóa giải, sửa đổi ngay. Kỵ nước: Tài vị luôn luôn kỵ nước, vì thế tại vị trí này tuyệt đối không nên để những chậy cây trồng trong nước hay bể cá. Vị trí tài vị, tuyệt đối tránh để bể cá. Không có điểm tựa: Phía sau tài vị tốt nhất nên là hai mặt tường kiên cố, có điểm tựa vững chắc, có như vậy mới có thể tàng phong tụ khí. Ngược lại, nếu sau tài vị là một cửa sổ làm bằng kính trong suốt, điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc tích lũy tài lộc mà còn khiến của cải bị rơi rụng, tiêu tán. Vị trí tài vị trong nhà cần có điểm tựa vững chắc. Rung lắc: Nếu tài vị thường xuyên ở trong trạng thái rung lắc, tài chính trong gia đình cũng khó mà giữ cho được. Vì thế, các vật dụng đặt trên vị trí này cần ngăn lắp, tuyệt đối không nên đặt những thứ dễ tạo ra sự rung động như ti vi, loa đài... Bừa bãi, bẩn thỉu: Vị trí tiền tài luôn được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ sẽ có lợi cho đường tài lộc của gia chủ. Tài vị nên sáng sủa, không để u ám, nếu thiếu ánh sáng tự nhiên thì lắp thêm đèn. Một khi phó mặc, không chăm lo, tài vị luôn bừa bãi, gia sản trong nhà sẽ khó có thể bảo toàn. Chịu áp lực lớn: Nếu kê những đồ có trọng lượng lớn như tủ quần áo, tủ sách... lên tài vị, gia chủ đã vô tình tạo một áp lực lớn lên vị trí quan trọng này. Làm như vậy là bạn đã tự mình gây bất lợi cho chính bản thân và gia đình về mặt tiền bạc. Không nên kê tủ, kệ... vào đúng vị trí tài vị trong nhà. Hướng thẳng ra bên ngoài: Tài vị không nên có hướng thẳng ra cửa chính hay nằm trên lối đi trong nhà. Ngay cả việc đặt cửa sổ trên vị trí này cũng là điều tối kỵ vì khi mở cửa sẽ dẫn đến việc tài khí bị thoát ra ngoài. Nếu không thể thay đổi thiết kế, cửa sổ có thể bố trí thêm rèm hoặc lối đi có thể bố trí thêm bình phong để giải tỏa điều cấm kỵ. Thực vật có gai: Tài vị rất kỵ với những cây có gai, tốt nhất không nên để cây cảnh loại này đúng vị trí tiền tài. Thay vào đó, nên để những loại cây có lá to và dày và nên trồng những cây này bằng đất, không trồng cây trong nước. Một chậu cây kim ngân rất phù hợp cho việc đặt trên tài vị trong nhà. theo http://soha.vn/7-dieu-ky-ve-tai-vi-trong-nha-pham-1-dieu-gia-chu-cung-lao-dao-20161011101732155.htm ================================================================= Cái vụ xác định tài vị của bài này đơn giản quá, thua xa phương pháp khí của Địa lý Lạc Việt rất nhiều. Học viên lớp cơ bản nhắm mắt cũng biết nơi nào vượng khí :D
  2. Một Thủ đô tích hợp tâm linh13:30 01/06/2008 Việc mở rộng Hà Nội sang toàn bộ địa giới tự nhiên của tỉnh Hà Tây cũng đồng thời là sự tích hợp các yếu tố văn hóa tâm linh của xứ Đoài vào văn hóa Thăng Long, vì Hà Nội và Hà Tây cùng nằm trên một vùng đất địa linh theo quan niệm phong thủy, cùng có lịch sử phát triển trên nền móng tâm linh là văn hóa Phật giáo, cùng tổ chức không gian xã hội theo hệ thống làng nghề. Như vậy, Hà Nội mở rộng sẽ có thêm một hệ thống chùa chiền nổi tiếng như chùa Thầy, chùa Hương, chùa Tây Phương... cùng hệ văn hóa với các chùa chiền Hà Nội sẽ được đưa vào hệ thống du lịch văn hóa và sinh hoạt tín ngưỡng của Thủ đô. Bàn về dự án mở rộng Hà Nội, đã có nhiều ý kiến sắc sảo và quyết liệt tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng nổi trội lên vẫn là hướng tiếp cận mang tính bi quan - giải thiêng trên hai lĩnh vực dân chủ và thực dụng, từ chuyện lòng dân tới chuyện nghiên cứu và quản lý, chuyện buôn bán đất đai và mua bán chức quyền. Những người lạc quan, có nhãn quan văn hóa, tin ở những điều thiêng lại thấy đây là một dự án phát triển Thủ đô trên một nền tảng tâm linh thống nhất, mặt khác, là một dự án mang bản chất về nguồn, tích hợp tâm linh. Thực tế, trong Chiếu dời đô Lý Công Uẩn đã quan tâm nhất tới điều gì? Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Vua thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, viết thủ chiếu rằng: Ngày xưa nhà Thương đến Bàn Canh là năm lần dời đô, nhà Chu đến Thành Vương là ba lần dời đô, há phải là các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng mà tự dời đô bậy đâu, là vì mưu chọn chỗ ở chính giữa làm kế con cháu ức muôn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo lòng dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi. Bởi thế ngôi truyền dài lâu, phong tục giàu thịnh. Thế mà nhà Đinh, nhà Lê lại theo lòng riêng, lơ là mệnh trời, không noi theo việc cũ nhà Thương, nhà Chu, yên ở nơi quê quán, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không nên. Trẫm rất xót thương không thể không dời đi nơi khác. Huống chi đô cũ của Cao Vương ở thành Đại La, ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, ở giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là nơi hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi thượng đô của kinh sư muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà đóng đô, các khanh nghĩ thế nào?”. Đọc Chiếu dời đô, ta thấy tinh thần chính, tư tưởng chính của Lý Công Uẩn không nằm ở câu cuối cùng “Các khanh nghĩ thế nào?” như ông Dương Trung Quốc dẫn ra và phiên dịch theo tinh thần văn hóa phương Tây. Tư tưởng chính của Chiếu dời đô là “mưu chọn chỗ ở chính giữa làm kế con cháu ức muôn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo lòng dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi. Bởi thế ngôi truyền dài lâu, phong tục giàu thịnh”. Theo mạch nghĩ này, sự bền vững thịnh vượng và phát triển của con cháu muôn đời là mục đích tối cao của việc dời đô, mục đích ấy muốn đạt được trước hết phải chọn được thế đất chính giữa cho Thủ đô, (tức Địa lợi), sau nữa phải kính mệnh Trời (Thiên thời), kế đến mới là theo lòng dân (Nhân hòa). Ở đây, yếu tố Địa lợi vốn đứng thứ hai trong quan niệm Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa của người xưa đã được Lý Công Uẩn đẩy lên hàng đầu, chứng tỏ tư tưởng địa linh là yếu tố quan trọng bậc nhất trong tư duy dời đô của Lý Công Uẩn. Tư tưởng địa linh có màu sắc phong thủy ấy đã thể hiện rất rõ trong Chiếu dời đô khi Lý Công Uẩn nêu rõ những ưu thế về phong thủy của đất Đại La: “Huống chi đô cũ của Cao Vương ở thành Đại La, ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, ở giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thế núi sông sau trước”. Vào thế kỷ thứ XI, văn hoá tâm linh có màu sắc vật linh và tam giáo đã thấm đẫm trong xã hội Việt Nam, với tư cách một Hoàng đế - Thiền sư, Lý Công Uẩn phải tắm mình trong văn hóa của thời đại để tư duy về đại sự. Mặc dù ngày nay trong dân gian vẫn lưu giữ hình ảnh Cao Biền như một thầy phù thuỷ có những hành vi trấn yểm để triệt tiêu nhân tài và nguyên khí của Việt Nam, nhưng trong Chiếu dời đô ta thấy Lý Công Uẩn nhắc đến Cao Biền bằng một thái độ trân trọng, gọi là Cao Vương, và coi sự lựa chọn Đại La của Cao Biền như một tham chiếu về phong thuỷ tâm linh quan trọng. TS Nguyễn Quốc Tuấn trong bài viết “Quy hoạch Tâm linh - tôn giáo của kinh thành Thăng Long” đăng trên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo năm 2007 đã phê phán thái độ phi lịch sử của hậu thế hôm nay khi những người nghiên cứu bình luận về Chiếu dời đô hầu như lờ đi không đả động đến thái độ trân trọng của Lý Công Uẩn với Cao Biền. Theo ông, thái độ trân trọng đó là biểu hiện của việc coi trọng phương diện tâm linh - tôn giáo hơn phương diện chính trị thuần túy: “Với bản thủ chiếu, Lý Thái Tổ đã cho ta một khuôn mẫu định đô với tư cách kế thừa sự lựa chọn của Cao Biền. Nhìn vào sự lựa chọn này, ta có thể gọi vùng đất quanh sông Tô, núi Nùng là "minh đường" tuyệt hảo của đất nước Đại Việt. Những khảo sát lịch sử và địa lí cho thấy thế minh đường của núi Nùng, sông Tô (và những núi, sông khác có tại đây) là rõ ràng, và vì thế, địa điểm này đã được chọn, chỉ khác nhau ở mục đích lựa chọn giữa Cao Biền và Lý Thái Tổ. Lý Thái Tổ chọn để chấn hưng quốc gia, phát triển quốc gia". TS Nguyễn Quốc Tuấn cũng cho rằng qua các cung điện, chùa, quán trong khu vực Long Thành nằm trong Kinh thành có thể thấy mặt siêu việt của Kinh thành Thăng Long tức là phương diện Tâm linh - Tôn giáo (Spiritualiste - Religieux) đã có vai trò quan trọng trong kiến tạo mặt bằng tổng thể của Thăng Long. Như vậy có thể nói, một trong những động cơ thôi thúc Lý Công Uẩn dời đô là động cơ tâm linh, mong tìm kiếm một kinh đô đắc địa theo tiêu chuẩn phong thủy lúc bấy giờ. Nói cách khác, Thăng Long đã ra đời và phát triển như một thủ đô xây dựng trên nền móng tâm linh, hướng tới sự phát triển bền vững cho muôn đời sau. Một dự án kế thừa và tích hợp tâm linh Trong bạt ngàn các ý kiến bàn về dự án mở rộng Hà Nội, chỉ có một ý kiến cho rằng dự án cần quan tâm tới yếu tố phong thủy để đảm bảo hạnh phúc của toàn dân vì Thủ đô là của chung cả nước. Có thể nói, với đề xuất mở rộng Thủ đô ôm trùm cả địa giới tự nhiên tỉnh Hà Tây và một số xã, huyện thuộc các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Dự án mở rộng Thủ đô đã đáp ứng được cả hai yêu cầu: vừa phát triển, vừa tích hợp tâm linh vì Hà Nội mở rộng vẫn sẽ nằm trọn trong thế đất rồng cuộn hổ ngồi mà Lý Công Uẩn đã chọn. Nhìn bằng nhãn quan phong thủy, Đại La có địa thế tốt vì đã đạt được một bối cảnh hài hòa và hoành tráng giữa các kiến trúc tọa lạc trên đó với sông núi vây quanh (núi Nùng, sông Tô) và núi chủ trong khu vực (chủ sơn). Theo cố Giáo sư Trần Quốc Vượng, chủ sơn của Thăng Long - Hà Nội là Tản Viên làm hậu chẩm và sông Cái bao la làm lưu thủy, Tam Đảo làm tiền án. Theo định nghĩa của môn phong thủy, Long mạch khởi nguồn từ những ngọn núi cao (gọi là Tổ sơn) và còn xuất phát từ những khu vực khác (gọi là Thiếu sơn). Theo các nhà nghiên cứu về tư tưởng địa linh, có thể thấy được có một Long mạch rất lớn bắt nguồn từ núi Tản Viên và các rặng núi phía Tây, Tây Bắc của Thành Đại La kéo dài qua thành Đại La theo dọc sông Tô Lịch (khí thường đi theo nước), chạy qua khu vực Hồ Tây bây giờ (Hồ Tây trước kia là một khúc của dòng sông Hồng), sau đó sang tới tận địa phận Cổ Loa - Đông Anh và đi tiếp tới dãy Yên Tử rồi tới tận Quảng Ninh. Không phải ngẫu nhiên mà truyền thuyết kể rằng Cao Biền đã thực hiện trấn yểm ở núi Tản Viên và sông Tô Lịch nhằm ngăn Long mạch. Núi Ba Vì được coi là núi thiêng của cả nước từ bao đời nay, gắn liền với truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ và truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh. Văn hóa tâm linh của Thăng Long xưa liên quan tới tư tưởng địa linh còn để lại dấu vết ở các đình đền thờ thần Tản Viên và hai anh em Cao Sơn trong các phố cổ Hà Nội như đình Đồng Lạc ở 38 Hàng Đào, đình Đại Lợi ở số 50 Gia Ngư, đình Trang Lâu số 77 Nguyễn Hữu Huân, đình Đông Hà số 46 Hàng Gai... Việc Thánh Tản viên - một trong Tứ bất tử của Việt Nam - và thần Cao Sơn, con Lạc Long Quân và Âu Cơ là nhân vật truyền thuyết lâu đời, một bộ tướng thân cận của Sơn Tinh được thờ cúng có hệ thống trong các phố cổ Hà Nội là minh chứng cho mối quan hệ tâm linh giữa núi Tản Viên và đất Thăng Long. Thăng Long - Hà Nội không chỉ là mảnh đất thiêng theo tinh thần tư tưởng địa linh, mà còn là kinh đô ngàn năm văn hiến với một bề dày trầm tích văn hóa tâm linh không mấy Thủ đô trên thế giới sánh kịp. Trải qua một ngàn năm lịch sử với sự thay thế luân phiên của bao nhiêu quan niệm triết học và xã hội khác nhau, đất Thăng Long - Hà Nội vẫn giữ được một mẫu số chung thiêng liêng của một vùng đất Thánh, đất Phật với sự nảy sinh và trường tồn của bao nhiêu huyền tích, sự tích và giai thoại đậm màu sắc tâm linh - tôn giáo như huyền tích, sự tích, giai thoại, Phật thoại về Hồ Tây, Hồ Gươm, đền Quan Thánh, đền Đồng Cổ, đền Voi Phục, chùa Một Cột, v.v... Vì thế, bảo tồn Hà Nội rút gọn lại là bảo tồn cái nền móng tâm linh mà người xưa để lại, phát triển trên cái nền móng ấy, tích hợp các yếu tố tâm linh phù hợp để củng cố cái nền móng đã làm nên cái thiêng liêng ngàn đời của đất Thủ đô. Việc mở rộng Hà Nội sang toàn bộ địa giới tự nhiên của tỉnh Hà Tây cũng đồng thời là sự tích hợp các yếu tố văn hóa tâm linh của xứ Đoài vào văn hóa Thăng Long, vì Hà Nội và Hà Tây cùng nằm trên một vùng đất địa linh theo quan niệm phong thủy, cùng có lịch sử phát triển trên nền móng tâm linh là văn hóa Phật giáo, cùng tổ chức không gian xã hội theo hệ thống làng nghề. Như vậy, Hà Nội mở rộng không chỉ có thêm những lô đất đắt giá của Hà Tây sẽ được bán theo giá đất Hà Nội như những cách nhìn bất cập về văn hóa tâm linh đã nhấn mạnh, mà còn có thêm một hệ thống chùa chiền nổi tiếng như chùa Thầy, chùa Hương, chùa Tây Phương... cùng hệ văn hóa với các chùa chiền Hà Nội sẽ được đưa vào hệ thống du lịch văn hóa và sinh hoạt tín ngưỡng của Thủ đô. Học giả Lê Mạnh Thát đã cho rằng, Phật giáo là một vũ khí tư tưởng chống lại một cách thành công mọi âm mưu đồng hóa của thời kỳ Bắc thuộc, hơn thế nữa, chính Phật giáo, với tư tưởng bình đẳng tuyệt đối của nó, đã đem lại cho dân tộc ta một sức mạnh tri thức và tinh thần lớn lao để đứng lên đòi lại nền độc lập từ tay ngoại bang. Việc tích hợp hệ thống văn hóa Phật giáo của Hà Tây vào Hà Nội là một động thái củng cố nền móng tâm linh văn hóa cho dân tộc. Bên cạnh đó, hệ thống làng nghề nổi tiếng của Hà Tây cũng sẽ được tích hợp vào hệ thống các phố nghề của Hà Nội một cách hài hòa. Những sự tích hợp tâm linh - văn hóa kết hợp được cả bảo tồn và phát triển này sẽ phải được phản ánh trong quy hoạch Thủ đô mở rộng một cách cụ thể và khoa học ở tầm chiến lược. theo http://cand.com.vn/van-hoa/Mot-Thu-do-tich-hop-tam-linh-126209/ ================================================================ Bài này viết cũ, ủng hộ cho chủ trương sát nhập Thủ Đô đây mà
  3. Coi số mệnh sướng khổ qua giờ sinh theo mùa Giờ sinh theo mùa cũng là một trong những yếu tố mang tính quyết định tới vận mệnh con người. Dưới đây là cách xem giờ sinh theo mùa tương ứng với từng bộ vị trên cơ thể hoàng đế. Mỗi bộ vị mang ý nghĩa và sự tượng trưng khác biệt để chỉ ra số mệnh giàu nghèo của mỗi người. Dưới đây là cách xem giờ sinh theo mùa tương ứng với từng bộ vị trên cơ thể hoàng đế. Mỗi bộ vị mang ý nghĩa và sự tượng trưng khác biệt để chỉ ra số mệnh giàu nghèo của mỗi người. Sp in 1... Ad finishes in 21 seconds 1. Đầu hoàng đế Người sinh vào giờ mà tương ứng bộ phận đầu hoàng đế trên cơ thể, số mệnh sung sướng, tài lộc dồi dào, đời sống vật chất vô cùng phong phú, của ăn của để đầy nhà, tuổi trẻ phấn đấu bao nhiêu thì về già được hưởng phúc lộc bấy nhiêu. Tuy nhiên, những người sinh giờ này hay có tâm lý ỷ lại, chí tiến thủ không nhiều. Nếu không tự lực hoàn thiện bản thân, phấn đấu hết mình thì bản thân người này khó mà thành công chốn quan trường. 2. Tay hoàng đế Sở hữu giờ sinh tương ứng với đôi tay hoàng đế, bạn thuộc tuýp có thực lực mạnh mẽ, tính tình quyết đoán, trí tuệ minh mẫn, xử lý nhanh nhạy mọi tình huống trong cuộc sống. Nam giới sinh giờ này làm kinh tế là đúng mệnh trời cho, tài chính sẽ dồi dào, mạnh mẽ, tay không làm nên nghiệp lớn được. Nữ giới sinh giờ này rất khéo léo, đảm đang, thích hợp làm những công việc liên quan đến giao dịch tiền bạc như thủ quỹ, kế toán, thủ kho, tài vụ… Đa phần đều thành công sau tuổi 30. Tóm lại, bất luận là nam hay nữ, sinh vào giờ này đều đảm đương trách nhiệm lớn lao, là trụ cột chính của gia đình. Tiền vận ở mức trung bình, không mấy nổi trội, nhưng nhờ quý nhân khai vận, bản thân cố gắng nên quá 40 tuổi, công danh mới đạt độ viên mãn. 3. Vai hoàng đế Người sinh vào giờ tương ứng bộ vị là vai hoàng đế có số khổ trước sướng sau, lận đận truân chuyên hơn người, bôn ba khắp nơi để cầu tài. Nhưng từ sau 40 tuổi, bản thân biết nắm bắt cơ hội tốt, phát huy tài năng tiềm ẩn, vận khí lên như diều gặp gió, tài lộc hanh thông đủ đường. Hơn thế, người này biết cách duy trì các mối quan hệ xã giao hữu hảo, khi cần sẽ có quý nhân giúp đỡ nhiệt tình, lại công thêm khả năng ngoại giao trời phú nên có thể “một tấc đến trời” nếu làm ăn thật tâm. 4. Đầu gối hoàng đế Nằm trong trường hợp này, chủ nhân có số mệnh vất vả, lận đận cả đời, làm việc tuy cật lực nhưng khó đạt thành công như ý. Vận may tiền bạc của người này cực ít, thậm chí luôn phải gánh chịu nợ đồng lần. Nhưng nhờ có tài năng xuất chúng nên chỉ cần cố gắng phấn đấu miệt mài, họ sẽ có được của ăn của để, có được chút chức tước trên quan trường. Kiểu người này có nghị lực phi phàm, kiên trì bền bỉ. Họ sống và làm việc không biết mệt mỏi, nên cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng. 5. Chân hoàng đế Người sinh vào giờ này có số được hưởng lộc trời. Tuy số người này không được nhờ cậy cha mẹ, anh em, nhưng bản thân họ luôn cố gắng để chinh phục được mọi mục tiêu đề ra trong cuộc sống. Chính vì thế, cả đời thành hay bại, sướng hay khổ, đều do chính tay họ tự quyết. Càng mạnh mẽ, độc lập bao nhiêu, họ càng dễ dàng thành công bấy nhiêu. Người này có số ly hương, đi xa mới lập nghiệp thành công. 6. Eo hoàng đế Đa phần những người sinh vào giờ này số mệnh sung sướng, phú quý. Nhưng có lẽ vì được quá nuông chiều, ưu ái từ bé nên dễ sinh hư, phải khép léo uốn nắn, giáo dục suốt thời niên thiếu mới có thể nên người. Nếu chịu khó học hành, tu dưỡng bản thân, qua tuổi trung niên, họ sẽ làm nên chuyện lớn, có sản nghiệp của riêng mình, không phụ lòng mong đợi của mẹ cha. 7. Bụng hoàng đế Thuộc tuýp người này ắt hẳn bạn rất sành sỏi trong ẩm thực và sinh ra để làm nghiệp lớn. Chỉ cần một chút khéo léo thông minh hơn người, bạn sẽ dễ dàng gây dựng được tất cả, vinh hoa phú quý một đời. Bản thân người này không quá coi trọng vật chất, vì thế cuộc sống khá an nhàn, thư thái, không chịu quá nhiều áp lực. Dẫu vậy, làm gì cũng phải chân thành, đặt chữ tín lên hàng đầu thì tài lộc và thành công mới lâu dài. theo http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/coi-so-menh-suong-kho-qua-gio-sinh-theo-mua-711728.html =============================================================== Mời anh em xem giải trí nè
  4. Sư huynh xem lại năm sinh của cụ Tuệ Tĩnh
  5. Phong thủy trong nhà không được xa ngũ hành, bát quái Tiền bạc không phải là tất cả nhưng không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Áp dụng phong thủy trong nhà ảnh hưởng đến khí trường để gia tăng các cơ hội hút tài lộc. theo http://eva.vn/nha-dep/phong-thuy-trong-nha-khong-duoc-xa-ngu-hanh-bat-quai-c169a269171.html ======================================================= Ui cha, cứ theo báo đăng thì cần gì "chiên gia phong thủy" :D
  6. Nguồn gốc của thước Lỗ Ban và cách sử dụng phù hợp (ĐTCK) Từ xưa đến nay, mỗi khi xây dựng công trình hay làm nhà, người ta thường hay nhắc đến thước Lỗ Ban. Vậy, thước Lỗ Ban là gì? Lỗ Ban, tên thật là Công Thâu Ban, người nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), sống ở thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên). Ông là một thợ mộc tài ba, hay đúng hơn là một bậc thầy kiến trúc của Trung Hoa cổ đại. Thợ mộc, thợ xây, thợ nề, hay những người chế tạo công cụ xây dựng và nội thất, tất cả đều suy tôn Lỗ Ban làm ông tổ nghề của mình. Các sách cổ đều chép rằng, Lỗ Ban từng chế tạo ra một con chim gỗ. Chế tạo xong, con chim gỗ bay lên cao trong suốt ba ngày. Có sách viết rằng, chim gỗ đã chở một người lên không trung để do thám quân địch. Thiết kế này chính là tiền thân cho máy bay trinh thám ngày nay. Ông còn tạo ra thang phá thành và những vũ khí sử dụng trong chiến tranh. Nhưng sau này, Lỗ Ban được Mặc Tử thuyết phục, từ đó về sau không chế tạo những công cụ phục vụ chiến tranh nữa. Ông chuyển sang chế tạo rất nhiều công cụ lao động và sản xuất, như móc khoan, máy xay đá, xẻng, dụng cụ đo góc, thước đo… Những phát minh của Lỗ Ban đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người và vẫn còn được sử dụng cho đến tận ngày nay. Thước Lỗ Ban là một trong những phát minh đó. Đây là một cây thước được đúc kết từ kinh nghiệm từ ngàn đời nay, để con người được sống an toàn và thoải mái. Chính một phần nhờ Lỗ Ban và cây thước của ông, mà nhiều triều đại sau đó, các thành phố, nhà cửa, cửa chính, cửa sổ của người dân đều “đúng trật tự”. Tương truyền, Lỗ Ban và Văn Công đều là những thợ thủ công tài ba, nhưng tài năng của Lỗ Ban vẫn luôn cao hơn một bậc, khiến Văn Công vô cùng ghen tị. Một lần, hai người phụng mệnh mỗi người phải xây dựng một tòa cung điện. Nhân lúc không ai chú ý, Văn Công bèn lén cưa ngắn cây thước đo độ dài của Lỗ Ban, khiến cây thước từ một thước rưỡi ngắn lại thành một thước bốn tấc một phân. Các đệ tử của Lỗ Ban dùng thước này đo vật liệu gỗ, đến khi cắt gỗ xong xuôi mới phát hiện ra độ dài bị sai. Thời gian quá gấp, vật liệu không đủ, cái khó ló cái khôn, Lỗ Ban bèn dùng đá bù vào phần gỗ bị thiếu, kết quả tòa cung điện lại càng kiên cố hơn, đẹp hơn. Nhà vua hết sức hài lòng, hỏi Lỗ Ban vì sao lại có ý tưởng kỳ diệu như thế. Lỗ Ban cười đáp, đó là nhờ cây thước mà Văn Công đưa cho đấy thôi! Từ đó về sau, Văn Công tâm phục khẩu phục. Cây thước này từ đó truyền lại cho đến tận này nay. Thời cổ đại, phong thủy và kiến trúc gần như luôn luôn song hành với nhau. Phong thủy học rất coi trọng cây thước Lỗ Ban, thêm vào tám chữ (lần lượt là “Tài”, “Bệnh”, “Ly”, “Nghĩa”, “Quan”, “ Kiếp”, “Hại”, “Bản”) cho cây thước để đo cát hung. Mỗi khi xây nhà, làm cửa, chế tạo đồ gia dụng, nội thất, mỗi độ dày, bề rộng, chiều dài, người ta đều dùng thước này để đo sao cho hợp với vạch đỏ (cung tốt), tránh trùng vạch đen (cung xấu), để cầu bình an, cát tường. Sách “Dương trạch thập thư” viết: “Khắp nơi truyền dạy nhiều loại thước đo, thử nghiệm nhiều lần, duy chỉ thấy thước này (chỉ thước Lỗ Ban) là thật. Dài ngắn hài hòa, cát hung không chênh… Thước này không chỉ dùng để đo cửa nẻo, mà đo đồ đạc nội thất, giường tủ, nhà cửa đều được”. Trong tám chữ trên thước Lỗ Ban, bốn chữ “Tài”, “Nghĩa”, “Quan”, “Cát” là cung tốt, bốn chữ còn lại là cung xấu. Nhưng trên thực tế ứng dụng, cả tám chữ trên thước đều có chỗ thích hợp để dùng. Ví dụ, chữ “Nghĩa” có thể áp dụng với cửa chính, chứ không hợp áp dụng với cửa phụ hoặc cửa hành lang. Chữ “Quan” có thể áp dụng với cửa nha môn quan phủ, dân thường bách tính không nên áp dụng chữ này. Chữ “Bệnh” không nên áp dụng với cửa chính, nhưng có thể áp dụng trên cửa nhà vệ sinh, như thế có thể “gặp dữ hóa lành”. Sách “Lỗ Ban kinh” cho rằng, nhà dân bình thường nên áp dụng cửa “Tài” và “Cát” là tốt nhất. Thời cổ, thước Lỗ Ban không chỉ phổ biến dùng trong dân gian, mà còn là tiêu chuẩn xây dựng kiến trúc cho hoàng gia nữa. Sách “Các quy tắc xây dựng công trình của Công bộ” thời Thanh đã liệt kê ra đến 124 loại cửa đã áp dụng đo đạc bằng thước Lỗ Ban. Về tính khoa học của thước Lỗ Ban, hiện nay có rất nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng tựu chung, cũng như bao linh vật phong thủy khác, hay chính bản thân phong thủy, thước Lỗ Ban cũng được phủ lên mình một lớp màn sương huyền bí. Chỉ bằng một cây thước làm sao có thể thay đổi được vận mạng của mình? Nhưng ít ra, nó sẽ giúp kích cỡ cửa nẻo, nhà cửa được trật tự, thống nhất, con người sống trong đó được yên tâm, thoải mái, lạc quan và giữ vững niềm tin vào cuộc sống. theo http://tinnhanhchungkhoan.vn/phongthuy-kientruc/nguon-goc-cua-thuoc-lo-ban-va-cach-su-dung-phu-hop-152910.html ==========================================
  7. Cách xác định hướng của căn hộ chung cư (Xây dựng) - Không ít người mua nhà chưng cư hiện nay là không biết xác định hướng chính trong căn hộ là hướng cửa ra vào hay hướng ban công cho hợp phong thủy. Bởi xác định sai thì mọi tính toán, thiết kế theo phong thủy đều không chính xác. Vì vậy, việc xác định hướng cho căn hộ rất quan trọng. Khi xác định hướng của một căn hộ chung cư, bạn cần ưu tiên lấy phía ban công gần phòng khách làm hướng - Ảnh minh họa. Có thể hiểu nôm na sinh khí chính là địa khí có sức sống và có thiên khí thông thoáng. Đón sinh khí cũng có nghĩa là tìm kiếm hoặc lợi dụng địa khí có sinh cư để tạo nên luồng không khí tốt cho ngôi nhà. Nhiều người cho rằng cửa chính là nơi ra vào thì đương nhiên sẽ là hướng cho căn hộ chung cư. Nhưng trên thực tế cửa chung cư thường bị bít khí, trong khi mặt phòng khách có ban công mới chính là nơi đón được nhiều thiên khí, địa khí và cũng là hướng tốt nhất cho căn hộ. Việc xác định hướng cho một căn hộ hay ngôi nhà là rất quan trọng, bởi vì xác định sai thì mọi tính toán và thiết kế theo phong thủy đều không chính xác hoặc cho kết quả kém hơn. Theo một số người, hướng cửa chính mới là yếu tố xác định hướng bởi ngôi nhà chỉ có thể ở, sinh hoạt khi có chính (cửa ra vào) và con người chỉ duy trì các hoạt động hằng ngày được khi đi qua cửa. Lập luận này cho rằng khí là quan hệ tương tác giữa con người với ngôi nhà. Song, đây là một đánh giá khá chủ quan và chỉ nhìn nhận được một phần của khí, có nghĩa phần gió hay không khí mà con người có thể cảm nhận được. Trong khi đó, một điều quan trọng hơn là thiên khí và địa khí vốn khó có thể cảm nhận bằng trực giác được và ít chịu tác động theo suy nghĩ chủ quan của con người, nhưng nếu dựa vào khoa học phong thủy và máy móc thì vẫn có thể đo đạc được. Thực tiễn đã chứng minh nơi đón khí tốt nhất cho căn hộ chung cư chính là nơi đón được nhiều ánh sáng nhất. Đó chính là khu vực mặt phòng khách nơi nằm kề với ban công. Theo đo đạc bằng máy đo địa từ trường hoặc máy cảm ứng, hầu hết các trường hợp đều cho thấy phần ban công bao giờ cũng có trường khí cao hơn. Vì vậy, khi xác định hướng của một căn hộ chung cư, bạn cần ưu tiên lấy phía ban công gần phòng khách làm hướng, còn phần đối diện của căn hộ là tọa. Không những thế, hầu hết cửa ra vào của các chung cư đều là hành lang kín, thế nên việc đón được khí là rất khó, ngay cả gió tự nhiên cũng khó chứ chưa nói đến thiên khí và địa khí. Ngoài ra, bạn nên lưu ý vì diện tích hạn hẹp, rất nhiều căn hộ chung cư mở cửa là nhìn ngay thấy bếp. Điều này theo phong thủy cũng bị hao tổn về tiền tài với quan niệm: "Khai môn kiến táo, tiền tài đa hao". Gặp những căn hộ như vậy, có thể dùng vách ngăn hay vật dụng trang trí nào đó hợp lý để che chắn tạo sự kín đáo. Đối với ban công cần tránh chọn những căn hộ mà cửa chính đối diện thẳng với cửa ban công vì nó sẽ làm cho năng lượng không đọng lại được trong nhà. Cửa ban công bảo đảm thông thoáng, đón được nhiều ánh sáng tự nhiên có như vậy mới tốt cho sức khỏe của cả gia đình theo http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien-truc/kien-truc/cach-xac-dinh-huong-cua-can-ho-chung-cu.html =========================================================== Các Bác xây dựng xác định hướng cho dễ bán nhà đây mà
  8. TQ công bố bản đồ 251 đoạn, tuyên bố chủ quyền cả Hawaii Đăng lúc 22:55:32 (03/05/2016) - Cập nhật lúc 23:13:02 (03/05/2016) - Xem 7812 lần Trung Quốc ngang nhiên công bố bản đồ thế giới mới, trong đó tuyên bố chủ quyền ở khu vực Thái Bình Dương, bao gồm Hawaii và vùng Micronesia. Xinhua đưa tin Bộ Giáo dục Trung Quốc yêu cầu các văn phòng chính phủ và cơ sở giáo dục sử dụng bản đồ thế giới mới, với ngụ ý rằng các đảo nói trên là một phần của Trung Quốc. Ông Manny Mori, tổng thống Liên bang Micronesia gọi động thái trên của Trung Quốc là "lố bịch" và cáo buộc Bắc Kinh đang chiếm đoạt thuật vẽ bản đồ. Tấm bản đồ Trung Quốc mới công bố với những tuyên bố chủ quyền mới. Ảnh: Bộ Giáo dục Trung Quốc Tuy nhiên theo Elite Readers, Bộ Giáo dục Trung Quốc ngang ngược bảo vệ động thái này và gọi tấm bản đồ 251 đoạn được ghi nhận theo các tài liệu từ thời nhà Thanh. Các tài liệu đó chứng minh rằng quần đảo Bắc Mariana, MarshalI và Caroline ở vùng Micronesia đều thuộc Trung Quốc. "Nghiên cứu các yếu tố cấu thành lãnh thổ Trung Quốc sẽ tiếp tục", một quan chức của bộ ngang ngược nói. Bộ này còn nói rằng dường như có bằng chứng cho thấy triều nhà Minh từng kiểm soát khu vực Nam Cực và tuyên bố sẽ sớm bắt tay vào việc thiết lập một bản đồ mới. Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bắc Kinh hiện tuyên bố sở hữu 80% diện tích Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới, bất chấp sự phản đối của các nước trong và ngoài khu vực. Trung Quốc cũng tiến hành bồi lấp 7 đá và rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và xây dựng trên đó các cơ sở quân sự nhằm hiện thực hóa yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông theo newzing.vn ================================================ Sự ngang ngược của trung quốc ngày càng gia tăng
  9. Sự 'hèn nhát' vĩ đại Trong các bộ chính sử nước ta, có không ít những ghi chép gây tranh cãi, nhưng tốn nhiều giấy mực tranh cãi nhất có lẽ là những ghi chép về nhà Mạc. Đại Việt sử ký toàn thư phần liên quan đến nhà Mạc, do các sử gia Lê – Trịnh viết, đã không đưa nhà Mạc thành một Kỷ riêng mà chỉ ghép làm một phần phụ của nhà Lê trung hưng, coi nhà Mạc là “ngụy” tiếm quyền. Các sách khác như Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú… khi đề cập đến nhà Mạc cũng dùng những lời lẽ không mấy tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ, có thể thấy ĐVSKTT và các bộ sử nói trên vẫn ghi nhận tương đối khách quan một số việc làm của nhà Mạc đối với đất nước. Riêng cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim thì chê bai nhà Mạc cực kỳ thậm tệ và lược bỏ hết những việc làm tích cực của nhà Mạc, trừ bản di chúc của Mạc Ngọc Liễn mà chúng tôi sẽ đề cập ở phần dưới. Ông Trần Trọng Kim viết về Mạc Đăng Dung : “Đối với vua là nghịch thần, đối với nước là phản quốc, đối với cách ăn-ở của loài người, là không có nhân-phẩm; một người như thế ai mà kính phục? Cho nên dẫu có lấy được giang-sơn nhà Lê, dẫu có mượn được thế nhà Minh bênh-vực mặc lòng, một cái cơ-nghiệp dựng lên bởi sự gian-ác hèn-hạ như thế, thì không bao giờ bền-chặt được”. Việt Nam sử lược là cuốn sử đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ. Trước đó, tất cả các bộ sử đều được viết bằng chữ Hán (cũng có cuốn viết bằng chữ Nôm như Đại Nam quốc sử diễn ca, nhưng cuốn này chỉ nêu sự kiện và nhân vật, không có nhiều chi tiết). Số đông người Việt chúng ta trong thế kỷ 20 đều biết lịch sử dân tộc từ cuốn sử bằng chữ quốc ngữ này. Một thời gian dài cuốn sách được dùng làm sách giáo khoa hoặc dựa vào đó để viết sách giáo khoa lịch sử. Khoảng vài chục năm gần đây, một số nhà sử học đã thu thập tài liệu trong và ngoài nước và đánh giá lại nhà Mạc, thẳng thắn và có sức thuyết phục nhất là ý kiến của giáo sư Trần Quốc Vượng. Tuy vậy, những đánh giá khách quan này chỉ được công bố tại các cuộc hội thảo và đăng lẻ tẻ trên các phương tiện truyền thông, không đủ lấn át sự ảnh hưởng rộng lớn và sâu đậm của Việt Nam sử lược. Đến nỗi, gần đây chính quyền thành phố Hà Nội đã lấy hai vị vua Mạc đặt tên cho hai con đường của Thủ đô, nhưng trước khi quyết định vẫn vấp phải sự phản đối của một “nhà sử học” có tên tuổi đối với trường hợp Mạc Đăng Dung. Tôi bắt đầu nghĩ khác về nhà Mạc khi thầy dạy sử của tôi ở Trường Đại học tổng hợp Huế nói vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước : “Thời nhà Mạc, nước ta đã bỏ ngăn sông cấm chợ”. Tôi nhớ mãi câu nói này, vì trước đó tôi học trường Sĩ quan chính trị ở Bắc Ninh, anh bạn cùng lớp mỗi khi đi phép bao giờ cũng tranh thủ mang một ba lô khoai tây từ Hà Nội về Đà Nẵng bán kiếm được một khoản chênh lệch kha khá. Cả nước lúc đó ngăn sông cấm chợ, đến nỗi chúng tôi không dám nhắc tới việc bạn mình đã “buôn lậu” mấy ki-lô khoai tây, còn Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Kiệt lúc bấy giờ phải bật đèn xanh xé rào cho bà Ba Thi “buôn lậu” đưa lúa gạo về thành phố bán cho dân để cứu đói với lời bảo đảm “Nếu chị đi tù, tôi sẽ đưa cơm”. Sau này khi nghĩ đến công cuộc đổi mới, tôi lại nghĩ đến nhà Mạc. Gần 500 năm trước, cha con ông Mạc Đăng Dung đã thực hiện những chính sách kinh tế mà ngày nay chúng ta phải thử nghiệm, phải xé rào, phải vượt qua biết bao gian truân mướt mồ hôi sôi nước mắt mới làm được, đó là các chính sách của công cuộc đổi mới. Không chỉ xóa ngăn sông cấm chợ, các vua Mạc còn khuyến khích phát triển chợ búa, khuyến khích giao thương với nước ngoài. Nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, các sản phẩm hàng hóa này được giao thương với hàng chục nước trên thế giới (có tài liệu ghi 28 nước). Dù coi nhà Mạc là “ngụy”, nhưng ĐVSKTT vẫn phải chép : “Họ Mạc ra lệnh cấm người các xứ trong ngoài cầm giáo mác và dao nhọn. Ai vi phạm thì cho phép ty bắt giữ. Từ đấy, người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ cần mỗi tháng xem lại một lần, có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc nhà mình. Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên”. Giáo sư Trần Quốc Vượng nhận xét : ““Sau khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung đã chấm dứt thời kỳ “ức thương”, mở rộng giao thương với nước ngoài. Ông đề cao hoạt động thương mại, và thực sự đã có nhiều chính sách mới mẻ. Minh chứng cụ thể là đồ gốm sứ trở thành mặt hàng được nhiều nước mua. Hiện nay, đồ gốm sừ thời Mạc có mặt ở bảo tàng nhiều nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…và con tàu đắm ở Cù lao Chàm mới được tìm thấy có rất nhiều đồ gốm sứ thời này. Điều đáng nói là các sản phẩm gốm sứ thời Mạc đều có khắc tên người làm, địa chỉ xưởng sản xuất và nơi cung tiến. Tôi cho rằng, nếu nhà Mạc tiếp tục tồn tại và phát triển, Việt Nam có thể đã có một cuộc cải cách giống như thời Minh Trị của Nhật Bản, nhưng từ rất sớm” (Trích bài trả lời phỏng vấn báo SGGP, 6-11-2004) Việc Mạc Đăng Dung “cướp ngôi” nhà Lê đã mục nát khi ấy là hợp quy luật, ngày nay không có gì phải tranh cãi, nhưng sự kiện gây tranh cãi nhiều nhất là việc ông quỳ gối đầu hàng nhà Minh. ĐVSKTT chép : “Mùa đông, tháng 11 (năm 1540), Mạc Đăng Dung cùng với cháu là Văn Minh và bề tôi (…) qua trấn Nam Quan, mỗi người đều cầm thước, buộc dây ở cổ, đi chân không đến phủ phục trước mạc phủ của quân Minh quỳ gối, cúi đầu dâng tờ biểu đầu hàng, nộp hết sổ sách về đất đai, quân dân và quan chức cả nước để chờ phân xử, dâng các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù của châu Vĩnh An trấn Yên Quảng, xin cho nội thuộc vào Khâm Châu. Lại xin ban chính sóc, cho ấn chương, để kính cẩn coi giữ việc nước…”. Sở dĩ có việc “đầu hàng” này là do trước đó đám quân thần nhà Lê vừa “trung hung” sang tố cáo và rước quân Minh về. Lợi dụng “lời mời” này, nhà Minh đã cử Cừu Loan và Mao Bá Ôn đem đại quân sang “hỏi tội”. Đất nước đối mặt với họa xâm lăng từ phương Bắc. Khác với bối cảnh cuộc kháng chiến chống Tống thời Lê Hoàn và cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông thời Trần, Mạc Đăng Dung không đủ sức vừa đối phó với nội chiến bên trong vừa chống xâm lược bên ngoài. Ông buộc phải chọn cách chịu nhục để giữ nước. Nếu đánh thì chắc chắn ông không thắng được giặc, ông có thể tuẫn tiết như một anh hùng nhưng dân tộc phải bị dày xéo dưới ách quân xâm lược. Còn việc ông “dâng đất” cho giặc thì sao ? Những khảo cứu sau này cho thấy, những cái động ông dâng cho nhà Minh là “dâng khống”, biên giới lúc ấy không rõ ràng, các tù trưởng khi thì theo bên này khi thì theo bên kia và trong thực tế những vùng này không do ta quản. Đầu hàng giả, dâng đất khống, chịu nhục với sử sách để bảo vệ độc lập thật cho đất nước, Mạc Đăng Dung là hèn nhát hay vĩ đại ? Câu trả lời còn tùy vào những cách nhìn, tùy vào cách đọc lịch sử. Đối với tôi, nếu gọi ông là “hèn nhát” thì sự “hèn nhát” đó cũng thật là vĩ đại. Cuối cùng, sau khi nhà Mạc bị quan quân Lê-Trịnh truy cùng giết tận, con cháu họ Mạc nhiều người phải đổi họ để sinh tồn, một số phải lánh nạn sang Trung Quốc, nhưng trước sau nhà Mạc không nhờ vả ngoại bang, càng không rước ngoại bang về dày xéo quê hương. Sự nhất quán đó thể hiện ở lời di chúc của Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn dặn vua Mạc Kính Cung trước khi lâm chung : “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại phục hưng, đó là số trời. Dân ta là dân vô tội mà để phải mắc nạn binh đao, sao lại nỡ thế ! Bọn ta nên tránh ra ở nước khác, chứa nuôi uy sức, chịu khuất đợi thời, xem khi nào mệnh trời trở lại mới có thể làm được. Rất không nên lấy sức chọi sức, hai con hổ tranh nhau tất có một con bị thương, không được việc gì. Nếu thấy quân họ đến thì ta nên tránh, chớ có đánh nhau, nên cẩn thận mà giữ là hơn. Lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng” (ĐVSKTT). Có lần gặp thiền sư Lê Mạnh Thát, tôi hỏi ông đánh giá như thế nào về nhà Mạc, ông bảo hãy nhìn ông Nguyễn Bình Khiêm, dù học rộng tài cao nhưng dứt khoát không chịu đi thi dưới triều Lê bấy giờ đã ruỗng nát, ông chỉ đi thi khi nhà Mạc lên thay, lúc đã hơn 40 tuổi và làm quan cho nhà Mạc. “Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là hình ảnh của nhà Mạc”, thầy Lê Mạnh Thát nói. theo http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/ky-2-su-hen-nhat-vi-dai-30110.html ================================================================== Tiếc cho vận khí nhà Mạc quá ngắn
  10. Giải thích ngắn gọn về Panama - vụ rò rỉ lớn nhất lịch sử đến trẻ con 5 tuổi cũng hiểu được Vừa qua, thành viên trang mạng Reddit đã trổ tài dùng một câu chuyện thú vị diễn giải toàn bộ vụ rò rỉ khổng lồ Panama sao cho bất cứ ai kể cả con nít cũng có thể hiểu được. Trong vụ rò rỉ Panama lớn chưa từng có trong lịch sử, 11,3 triệu tài liệu chứa đựng các thương vụ tuyệt mật liên quan đến những nhân vật tầm cỡ trong đó Tống thống Nga Putin, Thủ tướng Anh David Cameron cũng đều có tên trong danh sách liên quan. Với hơn 2,6 terabyte dữ liệu và 100 đối tác truyền thông là các tờ báo lớn, thời điểm này con người ta rất dễ lạc trong một biển thông tin hỗn độn. Dù nhiều bài báo đã đưa về các diễn biến chính của vụ rò rỉ, độc giả có lẽ vẫn cần một lời giải thích đơn giản để có cái nhìn bao quát về vụ việc. Những sự vụ thế này thực sự là món ăn hấp dẫn cho cư dân mạng, đặc biệt là chuyên mục “ExplainLikeImFive” (ELI5 - giải thích cho trẻ 5 tuổi cũng hiểu được) trên diễn đàn nổi tiếng Reddit. Trong mục này, các thành viên Reddit sẽ cùng nhau diễn giải các khái niệm, sự việc phức tạp một cách giản đơn, dễ hiểu sao cho cả người ngoại đạo hay trẻ con cũng có thể hình dung. Chỉ trong vòng vài tiếng sau khi thông tin về vụ việc được lan truyền, chủ đề cực hot này đã được bàn tán sôi nổi trên ELI5 cho tất cả những ai vẫn đang rối trí về những gì đã xảy ra. Đây cũng là một trong những chủ đề hấp dẫn nhất trên chuyên mục này của Reddit từ trước tới nay. Câu trả lời của thành viên mang tên DanGliesack có lẽ đã gói gọn vụ việc một cách ngắn gọn và thú vị nhất cho một đứa bé 5 tuổi. “Khi bạn kiếm được 1 đồng xu, bạn sẽ bỏ nó vào lợn tiết kiệm. Chú lợn này được đặt trên một ngăn trong tủ đồ của bạn. Mẹ bạn biết điều này nên suốt ngày kiểm tra chú lợn để biết khi nào bạn tiêu hay bỏ thêm tiền vào.” Theo DanGliesack, ở đây, “mẹ” chính là chính phủ, và chú lợn đất là hình ảnh đại diện cho tài khoản ngân hàng mà một công ty mở ở nước sở tại của họ. Và việc mở một công ty ma cũng giống như việc giấu một chú lợn tiết kiệm khác ở nhà cậu bạn Johnny của bạn, nơi mẹ bạn sẽ không bao giờ kiểm tra được hay phát hiện ra. Một số các chính trị gia có tên trong tài liệu bị rò rỉ Trong vụ việc này, nhiều nhân vật cao cấp bị phát hiện “giấu chú lợn” của họ trong nhà cậu bạn Johnny ở Panama. Hãy đọc nguyên văn lời giải thích của DanGliesack trên Reddit dưới đây: “Khi bạn được cho 1 đồng xu, bạn sẽ bỏ nó vào lợn tiết kiệm. Chú lợn này được đặt trên một ngăn trong tủ đồ của bạn. Mẹ bạn biết điều này nên suốt ngày kiểm tra chú lợn để biết khi nào bạn tiêu hay bỏ thêm tiền vào. Rồi một ngày bạn quyết định ‘Mình không muốn cho mẹ kiểm tra lợn tiết kiệm của mình nữa’. Cho nên bạn đã mua một chú lợn khác chạy sang nhà cậu bạn Johnny, nhờ cậu ấy giữ hộ. Bạn viết tên mình lên đó rồi gửi chú lợn vào tủ đồ của Johnny. Vậy là bạn đã có thể cất giữ khoản tiền của mình một cách an toàn và bí mật. Tiếp đó, tất cả trẻ con trong vùng đều cho đây là cách tuyệt hay để tránh bị cha mẹ quản lý, và rồi ai cũng đổ xô mang lợn đất sang nhà Johnny. Thế là tủ đồ của Johnny chẳng mấy chốc ngập trong lợn đất từ đám trẻ xung quanh. Một ngày, mẹ Johnny về nhà và nhìn thấy đống lợn đất được ký gửi. Bà đã rất tức giận và quyết định gọi tất cả bố mẹ của lũ trẻ đến để làm cho ra nhẽ. Tuy nhiên, không phải ai giấu tiền ở nhà Johnny cũng đều vì mục đích xấu. Anh trai của Eric luôn moi tiền lợn đất ra tiêu nên lúc nào cũng muốn có một chỗ giấu tiền tốt hơn. Nhưng Timmy thì muốn giấu mẹ tích một khoản tiền mua tặng mẹ món quà sinh nhật. Sammy lại giấu tiền ở đây vì thấy trò này khá thú vị. Jacob hay trộm tiền ăn trưa của mọi người và không muốn bố mẹ phát hiện. Michael cắp tiền của mẹ nên đương nhiên là cần tìm chỗ giấu. Bobby béo bự cũng giấu tiền ở đây vì bố mẹ bắt cậu ăn kiêng, không bao giờ cho cầm tiền mua đồ ngọt. Trong vụ việc này, nhiều nhân vật hàng khủng bị bắt quả tang đang giấu chú lợn đất của họ trong nhà Johnny ở Panama. Hôm nay, sự việc vỡ lở, và tất cả bố mẹ của họ đều được biết. Chúng ta sẽ sớm biết ai giấu vì mục đích xấu, ai không, nhưng nói cho cùng thì ai cũng sẽ gặp rắc rối vì nguyên việc giữ bí mật tài sản như vậy đã là chống lại luật pháp rồi." theo http://cafebiz.vn/giai-thich-ngan-gon-ve-panama-vu-ro-ri-lon-nhat-lich-su-den-tre-con-5-tuoi-cung-hieu-duoc-20160406120238578.chn ====================================================== Giải thích rất ngắn gọn, đến trẻ em 5 tưởi cũng hiểu Nhưng cuộc chơi thật sự thì có nhiều cái thú vị (cũng như xỏ lá) chưa xảy ra hết Chờ xem nhé
  11. Phù thủy phương Bắc bó tay trước âm mưu trấn yểm Đường Lâm Biết Đường Lâm là đất đế vương, trấn yểm Đường Lâm nhiều long mạch, Cao Biền đã dùng pháp thuật trấn yểm nhưng thất bại vì vương khí vượng, linh thần mạnh. Đường Lâm nức tiếng “đất hai Vua”, là nơi sinh ra hai vị anh hùng dân tộc: Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (761 – 802), người có sức khoẻ phi thường, vật được hổ dữ, có công đánh đuổi quân Đường; và Ngô Quyền (898 – 944), người chỉ huy trận chiến thắng lẫy lừng trên sông Bạch Đằng, đánh tan quân xâm lược Nam Hán, giành độc lập cho đất nước sau nghìn năm Bắc thuộc. Cổng làng Mông Phụ Ngôi làng nằm trên thế đất hình rồng Làng Đường Lâm cổ (nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) có tên nôm là Kẻ Mía. Tục danh này được bắt đầu từ một cái tên chữ: Cam Giá (Mía ngọt). Cam Giá xưa được chia thành hai tổng: Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng…(nay thuộc về huyện Ba Vì). Còn Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (nay thuộc thị xã Sơn Tây). Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng nhận xét: Đường Lâm là một địa danh có vị thế đắc địa theo thế “Tọa sơn vọng thủy” tức lưng tựa vào núi Tản (núi Ba Vì) – Núi Tổ của Việt Nam, mặt ngoảnh ra sông Hồng – sông Cái, sông Mẹ. Đây cũng là một “tứ giác nước” được bao bọc bởi sông Đà, sông Tích, sông Đáy và sông Hồng. Về phong thủy, cuốn “Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự” viết: Sơn Tây có 36 huyệt chính và 85 huyệt bàng. Riêng đất Đường Lâm có huyệt đế vương. Xã Đường Lâm hiện gồm chín làng: Mông Phụ, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng, Hà Tân, Hưng Thịnh, Phụ Khang và Văn Miếu. Trong đó, trọng tâm của làng cổ Đường Lâm được định vị là làng Mông Phụ. Nhìn một cách tổng thể, làng Mông Phụ nằm trên thế đất hình con rồng: Đầu rồng chính là nơi tọa lạc của đình Mông Phụ, hai mắt là hai giếng cạnh đình, râu rồng toả ra các ngõ xóm, đuôi vắt về xóm Sải. Đình Mông Phụ được xây dựng vào năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông). Ngôi đình này mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Mường (có sàn gỗ) với những nét chạm khắc tinh tế có một không hai. Ở Mông Phụ, mỗi xóm đều có một giếng mang tên của xóm. Giếng đào ở vùng đất đá ong nên mạch nước rất trong và mát. Các giếng xóm Hè, xóm Giang xưa kia nổi tiếng nước ngon đi vào tục ngữ: “Nước giếng Hè, chè Cam Lâm” hay “Nước giếng Giang, khoai lang đồng Bường”. Tương truyền, hai giếng ở hai bên đình Mông Phụ là hai mắt của con rồng chột vì một giếng nước trong vắt còn giếng kia nước bị đục. Con rồng chột này lại tạo nên vị thế đắc địa cho đình Mông Phụ. Nằm giữa ngã ba trung tâm của làng nhưng người đi ngược, về xuôi không ai quay lưng vào đình cả. Sân đình thấp so với mặt bằng xung quanh. Khi trời mưa nước chảy vào sân, theo hai cống tạo thành hình tượng hai râu rồng. Đây chính là dụng ý nghệ thuật đầy chất lãng mạn của các kiến trúc sư cổ. Mắt rồng thứ nhất xác định là giếng đình Mông Phụ. Ở hướng Tây đình Mông Phụ có một giếng đá ong khác, miệng giếng nhỏ hơn nhưng sâu hơn nằm khuất trong một con ngõ. Giếng này được đào ở xóm Miễu nên gọi là giếng Miễu. Giếng Miễu được ví như con mắt rồng còn lại – đối xứng với mắt rồng giếng đình Mông Phụ. Nước giếng Đình trong vắt, còn nước giếng Miễu đục, trở thành một điểm khuyết, là con mắt Rồng mờ. Nước giếng Miễu được sử dụng đối lập với nước giếng Đình, tức là chỉ để tắm giặt chứ không để ăn. Tản Viên Sơn thánh được thờ làm thành hoàng các làng bởi công lao bảo vệ vùng đất này chống lại cuộc chiến của Thủy Tinh và là linh thần mạnh, khiến Cao Biền không thể trấn yểm núi Ba Vì và các vùng đất phụ cận. Truyền thuyết cho rằng Cao Biền đã dùng pháp thuật đào 100 cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì trong đó có Đường Lâm để triệt long mạch nước ta nhưng y cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập, nên đành phải bỏ cuộc. Cao Biền bị giết năm 887. Đường Lâm không thể trấn yểm, vài chục năm sau đã sinh ra Ngô Quyền, một trong 14 vị anh hùng dân tộc. Vị vua thứ nhất: “Bố cái đại vương” Theo văn bia ở đình Quảng Bá (quận Tây Hồ, Hà Nội), Phùng Hưng là người Cam Lâm, sinh khoảng năm 761 và mất vào năm 801, thọ 41 tuổi. Cha mẹ Phùng Hưng sinh ba được ba người con trai khôi ngô, tuấn tú, tài năng hơn người: anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải và em út là Phùng Dĩnh. Năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất. Trong ba anh em, Phùng Hưng có sức khỏe phi thường và khí phách đặc biệt. Ông được sử sách và truyền thuyết dân gian lưu truyền về tài đánh trâu, quật hổ ở đất Đường Lâm. Có lần Phùng Hưng thấy hai con trâu mộng đang húc nhau, ông đã dùng tay kéo sừng hai con trâu ra không cho chúng đánh nhau nữa. Trên những qủa đồi thuộc làng Cam Lâm có những cái tên: Đồi Cấm, Nghẽn Sơn, Vũng Hùm… in đậm dấu tích thời trai trẻ của ba anh em họ Phùng. Truyền thuyết kể lại: Thủa ấy trên đồi là rừng đại ngàn rậm rạp, dưới đồng lau lách um tùm. Năm ấy có một con cọp hung dữ về bắt bao mạng người. Dân trong vùng sợ hãi không dám vào đồi kiếm củi, hái chè. Đêm đêm, cọp dữ còn mò cả vào làng rình bắt trâu bò, lợn gà. Cả làng chưa nhọ mặt người đã vội vã về nhà, luồng lạch rấp kín, cổng ngõ buộc chặt, xóm làng eo óc nỗi sợ hãi rình rập bất cứ lúc nào. Giếng đình Mông Phụ, mắt sáng của rồng Một trai làng cực kỳ khoẻ mạnh quyết tâm diệt hổ dữ trừ họa cho dân làng. Lựa đêm một ngày tháng cuối đông gió Bấc se sắt thổi, khí lạnh trên đồi tràn về làm rờn rợn da người, chàng trai bện người nộm đem vào đồi đến bên mép nước cắm xuống, ba bốn đêm liền như thế… Đêm ấy như bao đêm khác, hổ dữ ra vũng nước duy nhất còn sót lại trong vùng, trước khi vục đầu uống, hổ ta lấy tay tát đổ người nộm như mọi hôm thường vẫn thế. Nhưng nó đâu có ngờ hôm nay có một cánh tay rắn chắc đã túm chặt lấy đầu nó, liên hồi giáng xuống những quả đấm nặng như búa tạ. Chàng trai thông minh dũng cảm, có sức khoẻ phi phàm đó chính là Phùng Hưng. Phùng Hưng là người anh hùng đầu tiên đã đánh chiếm lại thành Tống Bình (Hà Nội), trụ sở của chính quyền đô hộ lúc đó và xây dựng nền tự chủ trong khoảng gần chục năm. Bia ở đình Quảng Bá ghi: Năm Tân Mùi 791, mùa hạ, tháng 4, Phùng Hưng cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình. Quân của Phùng Hưng chia làm 5 đạo tiến công vây thành. Quân của Cao Chính Bình (khoảng hơn 4 vạn) đem ra chống cự. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trong khoảng 7 ngày, quân địch chết nhiều, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ cuối cùng bị ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì vào phủ Đô hộ, coi chính sự đất nước được 7 năm thì mất. Nhân dân tôn vinh ông là Bố Cái Đại Vương (Vua Lớn). Sau khi Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nối nghiệp cha được hai năm thì chính quyền lại rơi vào tay giặc. Sử liệu và truyền thuyết dân gian cho đến nay vẫn lưu truyền những câu chuyện về sự linh thiêng của vị Bố Cái Đại Vương. Sách “Việt điện u linh” viết rằng: “Sau khi mất, Bố Cái Đại Vương rất hiển linh. Dân các làng thường nghe có tiếng ngựa xe đi lại ầm ầm trên nóc nhà hoặc trên ngọn cây cao, ngẩng trông thì thấy ẩn hiện trong những đám mây là cờ ngũ sắc và kiệu vàng rực rỡ, lại có cả tiếng nhạc văng vẳng nữa. Bấy giờ, nếu có việc lành hay dữ sắp xảy ra thì thế nào đêm đến cũng sẽ có dị nhân báo cho các vị hào trưởng biết để thông tin cho cả làng hay, cho nên, ai cũng lấy làm lạ, bèn cùng nhau lập đền thờ Vương ở phía Tây của phủ đô hộ. Đền thờ Vương rất linh thiêng, mọi việc cầu mưa, trấn yểm Đường Lâm cầu tạnh đều được linh ứng. Ai gặp việc khó khăn như bị kẻ xấu lấy trộm hoặc giả là muốn cầu tài, đến lễ thần đều được như ý. Bởi vậy, người đến lễ rất đông, khói hương chẳng lúc nào dứt”. Vị vua thứ hai có “công tái tạo, vua của các vua” Về vị vua thứ hai của đất Đường Lâm, Ngô Quyền sinh năm Mậu Ngọ (898) ở Đường Lâm. “Đại Việt sử ký toàn thư” mô tả: “Ngô Quyền có dung mạo khác thường, lưng có ba nốt ruồi. Các thầy tướng cho là lạ, rằng có thể làm chủ được một phương, nhân đó mới đặt cho vua tên là Quyền. Khi vua lớn lên, tướng mạo khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, trí dũng hơn người, sức có thể nâng được vạc”. Ngô Quyền có võ nghệ tinh thông và có chí lớn. Ông từng tham gia xây dựng chính quyền họ Khúc ở Đại La, từng theo Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giải phóng thành Đại La năm 931. Dương Đình Nghệ lên cầm quyền vẫn tự xưng là Tiết độ sứ, đóng tại thành Đại La. Ông phong cho Đinh Công Trứ (cha Đinh Bộ Lĩnh) chức thứ sử Hoan Châu, gả con gái là Dương Thị Như Ngọc cho Ngô Quyền và giao cho giữ Ái châu. Chính quyền họ Dương tồn tại bảy năm (931 – 937) thì Dương Đình Ngệ bị kẻ phản bội là Kiều Công Tiễn (một viên tướng dưới quyền) sát hại để đoạt chức. Ngô Quyền với danh nghĩa là bộ tướng và con rể của Dương Đình Nghệ, đồng thời cũng là người đứng đầu liên minh Ngô – Dương, tập hợp lực lượng tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn hoảng sợ, vội vã sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Cung cho con là Vạn vương Lưu Hoằng Thao đem quân sang xâm lược nước ta. Đền thờ Ngô Quyền Mùa đông năm Mậu Tuất (938), Ngô Quyền đem quân vượt qua đèo Ba Dội, tiến như vũ bão vào thành Đại La, giết tên nội phản Kiều Công Tiễn, bêu đầu hắn trước cổng thành và nhanh chóng tổ chức kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Để chống lại giặc mạnh, Ngô Quyền đưa ra kế hoạch độc đáo. Ông cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt sắt cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi nước triều lên ông cho nhử thuyền giặc vào bên trong hàng cọc, đợi khi thủy triều xuống sẽ dốc toàn sức tiêu diệt địch bằng một trận quyết chiến nhanh gọn. Tháng 12 năm Mậu Tuất (938) các chiến thuyền của giặc hùng hổ vượt biển tiến vào sông Bạch Đằng. Chúng nghênh ngang tràn vào trận địa mai phục của Ngô Quyền, bị đánh bất ngờ nên chỉ trong một thời gian rất ngắn thuyền giặc bị đắm gần hết, quân giặc bị chết quá nửa. Máu chảy loang đỏ khúc sông, Hoằng Thao cũng bị đâm chết tại trận. Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra nhanh chóng khiến vua Nam Hán là Lưu Cung đóng quân ở sát biên giới mà không kịp tiếp ứng cho con. Với mưu lược thần tình của mình, Ngô Quyền đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, đập tan mưu đồ xâm lược của Nam Hán, tạo cơ sở để Ngô Quyền phát triển chính quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương thành chính quyền độc lập, kết thúc hơn một nghìn năm Bắc thuộc mở ra thời kỳ phong kiến độc lập, tự chủ cho Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay). Ngô Quyền – người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 – trở thành vị vua có “công tái tạo, vua của các vua” theo nhận định của Đại Việt Sử ký toàn thư. Ông xứng đáng với danh hiệu là “vị tổ trung hưng” của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu khẳng định trong cuốn “Việt Nam quốc sử khảo”. Chiến thắng Bạch Đằng cho thấy không chỉ Cao Biền bó tay mà cả đế chế Nam Hán hùng mạnh cũng thất bại thảm hại trước tinh thần quật khởi của nhân dân ta. Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê. nguồn http://xuangiao.com/phu-thuy-phuong-bac-bo-tay-truoc-muu-tran-yem-duong-lam.html#ixzz44p0AtrDd
  12. Việc ra hoa tre là bình thường thôi mà, chẳng qua là lâu lâu nhiều năm mới ra 1 lần, nên đồn thổi. Cũng như trước đây, hoa ưu đàm (có lẽ) cả 1000 năm mới nở, nên cũng có nhiều dự đoán, nhưng thật ra cũng không có gì. :D
  13. Tiên tri của các nhà chiêm tinh, phong thủy về năm Bính Thân Theo các nhà chiêm tinh và phong thủy học, năm Bính Thân 2016 có nhiều dấu hiệu khả quan nhưng vẫn còn những mối đe dọa rình rập. Theo các nhà chiêm tinh và phong thủy học, năm Bính Thân được tính bắt đầu từ 7/2/2016 và kết thúc vào ngày 27/1/2017. So với năm Ất Mùi, 2016 sẽ là năm tươi sáng, khả quan, nhiều sự kiện quy mô lớn sẽ diễn ra. Bính Thân – Năm của con người Trong 12 con giáp, Thân là hiện thân siêu hình cho yếu tố con người, đồng thời là thần hộ mệnh chính của năm 2016. Chính vì thế, Bính Thân sẽ là năm của con người. Bính Thân tượng trương bởi hai nguyên tố Hỏa và Kim. Theo quy luật ngũ hành, Hỏa Kim tương khắc, vì thế có thể dẫn tới việc mất cân bằng, gây tiêu cực, mâu thuẫn hoặc bất hòa. Mâu thuẫn và xung đột quốc tế vẫn có nguy cơ xảy ra nhưng được dự báo là không quá bạo lực. Ít bạo lực hơn Theo dự đoán của nhà phong thủy, chiêm tinh học người Hong Kong, Raymond Lo, năm 2016 sẽ tương đối ít bạo lực hơn so với năm 2014 và 2015. Việc đạt được thỏa thuận và các điều ước quốc tế nhằm giải quyết xung đột và tranh chấp cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ông cũng dự đoán rằng vẫn còn nhiều khả năng xảy ra xung đột trên biển, các vụ tai nạn đường thủy và thảm họa hàng không. Xét theo quan điểm chiêm tinh và phong thủy, trong năm 2016, nhu cầu đi du lịch của con người sẽ nhiều hơn, đặc biệt là đối với những người tuổi Dần, Ngọ, Tuất, Hợi, Mùi. Điều này có thể tác động đến nguy cơ xảy ra va chạm giao thông, đa phần là tai nạn ôtô. Ông cũng dự đoán trong năm Dương Hỏa, thảm họa cháy nổ và đại dịch cúm có thể xảy ra. Các tháng xấu trong năm bao gồm tháng 2, 5 và 11. Nhiều dấu hiệu khả quan, tích cực đối với nền kinh tế Các nhà phong thủy, chiêm tinh tiên tri năm Bính Thân sẽ có nhiều dấu hiệu khả quan, tiến bộ đối với nền kinh tế và điều này sẽ tiếp tục kéo dài đến nửa đầu năm 2017. Đây là năm thuận lợi với các hoạt động kinh doanh sản xuất, ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng, giải trí, thị trường, tài chính, giao thông vận tải xây dựng, khai thác, công nghệ cao. Các ngành ngân hàng, kỹ sư, máy tính năng động hơn nhưng sức cạnh tranh lớn. Năm 2016 có thể không phải một năm yên bình, khi xung đột và bất hoà trong các mối quan hệ quốc tế vẫn hiện hữu, nhưng con người lạc quan, cởi mở, tự tin và sáng tạo để mang lại giải pháp xử lí những trở ngại đó. Các thảm họa tự nhiên như cháy rừng, vấn đề hạt nhân, mưa bão và dịch bệnh vẫn là mối đe dọa lớn của loài người. Trong năm con Khỉ, các sao và ngũ hành sẽ đem lại vận may cho người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, khám phá như chuyên gia, nhà khoa học, nhà thám hiểm. Các ứng dụng của robot và máy bay không người lái sẽ phổ biến hơn. Tuy nhiên, để đạt được thành công nhất định, dù bạn làm ngành nghề gì đều phải phấn đấu và nỗ lực không ngừng. 2016 tốt đẹp hơn 2015 12 con giáp Trong 12 con giáp, Khỉ là con vật đứng ở vị trí thứ 9, con số này tượng trưng cho tham vọng, phiêu lưu và sự thông thái. Theo nhà phong thủy người Philippines, bà Marites Allen, dù không phải tất cả mọi người đều may mắn vào năm tuổi, nhưng năm Thân sẽ rất thuận lợi với người tuổi này. Bên cạnh đó, những tuổi hợp với Thân bao gồm Tý, Tỵ, Thìn cũng dễ gặp may mắn tương tự. Còn tuổi Dần khắc Thân, có thể gặp nhiều khó khăn trong năm tới. Vận trình của họ có thể gặp nhiều biến động hoặc thay đổi trong cuộc sống như chuyển việc, chuyển nhà. Người tuổi Dần nên hạn chế đi tới những nơi ở hướng Tây Nam vì đây là hướng của sao Thái Tuế. theo http://lichngaytot.com/tam-linh/loi-tien-tri-cua-cac-nha-chiem-tinh-phong-thuy-ve-nam-binh-than-564-183220.html ========================================================= Viết ntn mà báo cũng gọi là tiên tri ^_^
  14. Nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục thờ cúng ngày Tết ông Công ông Táo Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời (Tết Táo Quân, Tết ông Công...). Đây là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay. Sự tích ngày ông Công ông Táo Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo. Hàng năm, khi năm hết Tết đến, vào 23 tháng Chạp nhà nhà đều sắm sửa lễ nghi tiễn ông Táo chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người. Sự tích này, bắt nguồn từ xa xưa từ những câu chuyện mà dân gian lưu truyền từ đời này qua đời khác. Sự tích 1 Tương truyền có hai vợ chồng vì quá nghèo khổ nên phải bỏ nhau để đi tha phương cầu thực. Người vợ may mắn nên lấy được một anh chồng giàu, có của ăn của để. Còn người chồng thì trở thành kẻ hành khất kiếm sống qua ngày. Năm ấy vào đúng ngày 23 tháng Chạp, người vợ đang lúi húi đốt vàng mã ngoài sân thì có một người ăn xin ăn mặc tả tơi, nhem nhuốc bước vào, nhận ra đó chính là người chồng cũ mà mình từng yêu thương, người vợ động lòng. Nhanh chóng vào nhà lấy tiền bạc, cơm gạo ra cho. Người chồng mới nhìn thấy, biết chuyện, nổi cơn ghen nghi ngờ vợ. Khó xử, tuyệt vọng vì không giải thích cho chồng mới hiểu, người vợ lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ vì vẫn còn yêu thương, đau xót cũng nhảy vào chết theo. Người chồng mới vì ân hận nên cũng nhảy vào đám lửa đỏ rực. Lúc ấy, trời xanh trên cao cảm động bởi tình nghĩa sâu nặng của 3 người nên phong làm vua bếp. Và từ đó, dân gian mới có câu ca rằng: "Thế gian một vợ một chồng Chẳng như vua bếp hai ông một bà" Sự tích 2 Theo người Việt Nam, Táo quân là chức Ngọc Hoàng thượng đế trao cho ba người có mối tình thâm nghĩa nặng: nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang. Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ. Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Ray rứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ. Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất thân tàn ma dại đúng là người chồng cũ của mình. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn. Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, biết Cao ở trong đó, Nhi lao mình vào tính cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa. Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Trên cao Ngọc Hoàng thượng đế, đã chứng kiến hết câu chuyện nên phong cho 3 người mỗi người một chức vụ khác nhau: Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp. Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà. Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa. Sự tích 3 Chuyện kể về 2 vợ chồng nghèo. Vợ quanh năm suốt tháng bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Còn chồng đi đi buôn, biệt tăm biệt tích, năm về vài lần. Và một chuyến đi buôn xa, chồng đi biền biệt, bặt vô âm tín. Người vợ mỏi mòn chờ đợi 10 năm. Sau đó, nghĩ chồng đã chết nên vợ lấy người chồng khác làm nghề săn bắn, nuôi một tên đầy tớ tên là Lốc. Ngày nọ, chồng mới và Lốc đi săn vắng nhà, đột nhiên người chồng cũ trở về và cho biết sở dĩ đi biền biệt là vì gặp giặc bắt lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được. Người vợ chỉ còn biết ôm chồng cũ khóc than, và dọn cơm rượu mời ăn. Khi chồng mới sắp về người vợ đưa chồng cũ ra đống rơm ẩn tạm. Chủ và tớ đi săn về được một con cầy. Chồng giục vợ đi sắm rượu để làm bữa nhậu. Vợ tất tả chạy ra ngoài, người chồng và đầy tớ đốt đống rơm để thui cầy. Lửa vô tình đốt cháy thiêu người chồng cũ đang ngủ say. Giữa lúc đó, người vợ về thấy chồng cũ đã chết đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo. Người chồng mới thấy vợ chết cũng đâm đầu vào lừa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo. Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương cho hóa làm ba ông đầu rau. Còn người đầy tớ được hóa làm đồ dùng chặn đống nhấm, quen gọi là "thằng Lốc". Trong tranh vẽ Táo quân, thường thấy vẽ người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh ba người. Ý nghĩa của sự tích Cả 3 tích truyện tuy có nhân vật hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là những nhân vật đều sống có nghĩa có tình. Người Việt xưa không bao giờ có thể chấp nhận việc đa phu, một bà hai ông. Như vậy, điều mà tích truyện nhắc tới, đó không phải là cái lý, nhưng là cái tình nghĩa phu thê, sống chết cùng nhau. Bên cạnh đó, các sự tích còn nhấn mạnh vai trò của bếp lửa trong mỗi gia đình. Bếp lửa ngoài công dụng nấu chín thực phẩm, còn là nơi cả gia đình quây quần bên nhau. Nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục thờ cúng ngày Tết ông Công ông Táo (Ảnh: giadinhvietnam.com) Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với nghi thức thắp lửa thiêng. Lửa xua đuổi thú dữ, tạo bầu không khí ấm áp… Không gia đình nào là không có bếp lửa. Ngày nào lửa không bén trên bếp, ngày ấy là một ngày gia đình thiếu hơi ấm, thiếu tình thương. Phong tục thờ cúng ngày Tết ông Công ông Táo Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phúc đức cho gia đình, phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, Vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng. Lễ vật cúng Táo Quân Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Bàn thờ Táo Quân được đặt ở nơi trang nghiêm nhất, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Ngoài ra còn có vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ. Những đồ vàng mã sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Quân. Sau khi cúng Táo Quân, người ta đem hóa mã. Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng 3 con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì giản dị hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy. Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Công về trời. Ý nghĩa tục phóng sinh cá chép Theo truyền thuyết kể lại rằng: “Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người. Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.” Trong truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời. Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam. theo http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Nguon-goc-y-nghia-phong-tuc-tho-cung-ngay-Tet-ong-Cong-ong-Tao-post165300.gd ================================================================= Thủ tục cúng ông Táo ngày nay cũng đã thay đổi nhiêu, theo hướng đơn giản hơn :lol:
  15. Tình tiết mới nhất vụ vợ chồng bị sát hại dã man trong biệt thự Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, Đại tá Nguyễn Văn Lộc, Phó giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang đã ký quyết định khởi tố vụ án giết 2 mạng người, xảy ra trong căn biệt thự ở số 113, quốc lộ 1 (QL1), phường 2, thị xã Cai Lậy xảy ra vào đêm 23/1. Vợ chồng bị sát hại trong căn biệt thự bề thế nằm trên QL1 là của đại gia Lương Văn Triêm (SN 1976), chủ một cơ sở chế biến và kinh doanh cà phê nổi tiếng giàu có nhất vùng. Bố mẹ đại gia cà phê bị sát hại trong căn biệt thự Trước đây khi tiến hành xây dựng căn biệt thự cao 3 tầng trong khuôn viên rộng hàng nghìn mét vuông, để đảm bảo an ninh cho gia đình, ông Triêm đã cẩn trọng cho lắp đặt nhiều camera an ninh. Tuy nhiên, thông tin trên một số trang mạng nói rằng camera an ninh quay được cảnh hung thủ ra tay sát hại 2 nạn nhân trong phòng ngủ là không đúng sự thật, vì phòng ngủ và hành lang lầu 2 - nơi hung thủ ra tay sát hại 2 nạn nhân không có gắn camera an ninh. Hiện tại cơ quan điều tra vẫn chưa xác định được số tài sản bị mất của nạn nhân. Do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, trước đó vào trưa 25/1, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội(Bộ Công an) đã trực tiếp đến hiện trường vụ án mạng xem xét tình hình để có hướng chỉ đạo phá án. Như tin tức đã đưa trước đó, sáng 24/1, người họ hàng của ông Lương Văn Đấu (67 tuổi) đến căn biệt thự gần cầu Cai Lậy (thị xã Cai Lậy) phát hiện vợ chồng ông này đã tử vong trong phòng ngủ tại lầu 2. Thi thể các nạn nhân có vết thương, một số đồ vật bị xáo trộn. Cháu trai 13 tuổi của ông Đấu ngủ ở phòng bên không hay biết sự việc. Hàng xóm cho biết, thường ngày ông bà dậy sớm để đưa cháu đi học và làm các việc lặt vặt. Sáng nay mấy nhà xung quanh hẹn nhau cắt lá mai đón Tết nhưng không thấy ông bà Đấu, trong khi cửa vẫn đóng, một số người đến hỏi người cháu sống gần đấy. Anh này chạy sang mở cửa bằng chìa khoá riêng thì phát hiện sự việc. theo http://phunutoday.vn/xa-hoi/tinh-tiet-moi-nhat-vu-vo-chong-bi-sat-hai-da-man-trong-biet-thu-97098.html =========================================================== Nhìn hình thể ngôi nhà tệ quá :ph34r: