Mickey
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
36 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Mickey
-
Bắt được cóc 3 chân tại Lâm Đồng Con cóc này chỉ có hai chân trước và một chân sau mặc dù vậy nó vẫn nhanh nhẹn, vẫn chạy nhảy rất linh hoạt. Là một người thường xuyên đi rừng để sưu tập gốc cây và đá cảnh, trong một lần gần đây khi đi vào khu vực thủy điện Đankia - Suối Vàng, thuộc xã Đa Long, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, anh Nguyễn Trần Phú Huy tình cờ bắt gặp một con cóc lạ: nó chỉ có ba chân, mặc dù vậy nó vẫn rất nhanh nhẹn, vẫn chạy nhảy rất linh hoạt. Sau khi bắt về và nuôi thử thì thấy chú cóc vẫn sống và phát triển bình thường. Thức ăn hằng ngày của chú cóc này là một loài sâu nhỏ gọi là sâu gạo hay còn gọi là sâu quy, thường dùng làm thức ăn cho chim cảnh. Có vẻ chú cóc này khá thích thú với món ăn lạ miệng này - anh Huy kể lại. Cóc ba chân được người Trung Quốc gọi là cóc Thiềm Thừ và xem là biểu tượng rất may mắn. Nó thường được mô tả ngậm đồng tiền xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà. Nguyễn Duy Hải
-
Sư phụ ơi có chút nhầm lẫn về địa chỉ ạ, chính xác là thôn Đông Sơn, xã Sơn Bằng, Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Số hộ trong thôn là 134 hộ.
-
Mickey xin đóng 500.000đ cho lễ cầu siêu. Tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của chị Wild sáng ngày thứ hai (01/11/2010).
-
-
Mickey có anh bạn tên Hùng, khi biết trung tâm tổ chức đi tặng quà miền Trung đã nhờ chuyển 2,000,000đ (hai triệu đồng) thông qua quỹ của Trung Tâm. Mickey đã chuyển đến Sư Phụ Thiên Sứ.
-
Gieo được quẻ Cảnh lưu niên, có mưa nhỏ từ 7-9 giờ tối, vài hạt lâm thâm, sau 10h tối có mưa nhưng không đến nỗi nặng hạt, nhưng cũng chỉ đủ ướt đường. Mưa lớn chỉ sảy ra sau 11h đêm, nhưng cũng không thể to đươc. Kỷ thuộc thổ, Sửu cũng thuộc thổ, nên Thủy Khố không phát huy được tác dụng.
-
2 - Buổi trưa.
-
Thầy Thiên Sứ không được khỏe, nhờ tôi đưa những bức ảnh do thấy chụp ngày hôm nay lên đây. Các bạn tham khảo: 1 - Buổi sáng
-
bạn xem trong mục Lạc Việt Độn Toán sẽ biết bản chất của bức hình này là gì?http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry98055
-
1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI Dưới mưa, khán giả nồng nhiệt xem “Nhũng điệu Múa cổ" (SGGPO).- Tối 4-10 dù có đợt mưa khá lớn, nhưng chương trình "Những điệu múa cổ Thăng Long - Hà Nội" do các đoàn nghệ thuật ở các quận huyện của Hà Nội biểu diễn vẫn diễn ra tại Vườn hoa Lý Thái Tổ và được đông đảo khán giả thưởng thức, cổ vũ nồng nhiệt. Chúng tôi xin giới thiệu một số tiết mục trong chương trình. Múa Giảo Long của làng Lệ Mật, quận Long Biên, Hà Nội Múa Rồng của làng Triều Khúc Múa chạy cờ của làng Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội Màn kết thúc hoành tráng của chương trình "Những điệu múa cổ Thăng Long-Hà Nội" Tin, ảnh: An Dung
-
Áp thấp nhiệt đới tiến vào đảo Hải Nam 05/10/2010 21:13:46 Bee.net: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lúc 16h vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Quảng Ninh - Quảng Trị khoảng 330 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9. TIN LIÊN QUAN Áp thấp nhiệt đới cách bờ biển Quảng Trị-Thừa Thiên Huế 280km Áp thấp gây mưa rất to từ Thanh Hóa - Quảng Trị Áp thấp di chuyển theo hướng Tây Áp thấp ở vùng biển ngoài khơi Khánh Hòa-Cà Mau Dự báo trong 24h tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm về phía bắc. Đến 16h ngày 6/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9. Đường đi của áp thấp nhiệt đới Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, kết hợp với đới gió đông bắc mạnh nên vùng biển vịnh Bắc Bộ, có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa, có nơi mưa vừa mưa to. (Theo TTDBKTTVTƯ) ------------------------------------------------------ Sư phụ cẩn thận. Không nên chủ quan!
-
Mickey có nhớ là trưa qua SP Thiên Sứ có chụp ảnh ở bờ hồ Hoàn Kiếm, trong đó có một nửa đường ướt, một nửa thì khô, SP post ảnh nên cho mọi người thấy. Tại sao có chuyện như vây?? hóa ra là có xe rửa đường đi phun nước. Thế mà trên VietNamNet có thấy đăng một bức hình chụp đường ướt, bảo là trời mưa, đồng chí phóng viên này làm tin ẩu quá, dùng chiêu cắt, dán, quyệt, làm mọi người hiểu sai, không biết là có ý gì? Đề nghị các phóng viên làm việc chuyên nghiệp, phản ánh trung thực đúng vấn đề.
-
Đọc xong bài này tôi cũng không hiểu ông này kết luận vấn đề thế nào? Nói không có trọng điểm. So sánh múi giờ thứ bảy của Việt Nam và múi giờ thứ tám của Trung Quốc, ảnh hưởng đến tiết khí thì tác động đến thời tiết đại lễ ra sao cũng không thấy phân tích? Tôi cho rằng báo chí gọi sư phụ là "dị nhân" có khả năng "ngăn mưa, đuổi bão" là không đúng, điều này đã khiến cho nhiều người trong đó có các nhà khoa học hiểu sai vấn đề và họ đã phân tích trên cái hiểu sai đó. Nôm na là thế này: Họ tưởng tượng ra sư phụ Thiên Sứ là người sợ ma và họ đang chứng minh rằng ma là không có thật và họ là người không sợ ma. Hôm nay đi nhậu với sư phụ Thiên Sứ thấy sư phụ nói sau này chẳng may thành công thì việc đầu tiên phải chứng minh là mình cũng không sợ ma giống các nhà khoa hoc trước đã. hi. . hi http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif
-
Hà Nội dự báo mưa rào trong dịp đại lễ Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, từ 30/9 đến 4/10, Hà Nội có mưa rào và dông, song lượng không đáng kể. Trong thời gian đại lễ, toàn bộ cán bộ của trung tâm phải trực chiến như những ngày bão. Theo đó, nửa đầu dịp đại lễ thời tiết tương đối mát mẻ, trung bình 23-30 độ C. Ngày khai mạc (1/10) sẽ có mưa rào vào sáng sớm, lượng mưa dao động 10-25 mm, ngày nắng 32 độ. Nếu đúng theo dự báo này, thời tiết sẽ không ảnh hưởng nhiều tới lễ khai mạc bắt đầu lúc 8h ngày 1/10 tại vườn hoa Lý Thái Tổ và 5 sân khấu xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Từ ngày 2 đến 4/10, theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh, trời có mưa rào và dông, lượng mưa 10-25 mm, nhiệt độ 23-29 độ. Thời tiết nửa đầu dịp đại lễ khá mát mẻ. Ảnh: Hoàng Hà. Trong 4 ngày sau (5-8/10), dải hội tụ nhiệt đới có xu thế dịch chuyển dần lên phía Bắc, trên dải hội tụ nhiệt đới này có khả năng có những vùng áp thấp mạnh lên và phát triển thành áp thấp nhiệt đới. Khi đó sẽ có hai khả năng xảy ra. Nếu những nhiễu động này ảnh hưởng từ Bắc Trung Bộ trở ra thì Hà Nội sẽ có mưa. Ngược lại, những nhiễu động nhiệt đới này mạnh lên và đi lên phía bắc hoặc đông bắc thì Hà Nội thời tiết tốt (phổ biến không mưa). Nhận định thời tiết trong hai ngày cuối của dịp đại lễ hiện chưa được đưa ra. Theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc NCHMF, từ hôm nay, mỗi ngày trung tâm sẽ phát 4 bản tin hạn ngắn, 2 bản tin hạn vừa. Khi có hiện tượng thời tiết bất thường như mưa lớn, dông lốc, trung tâm phát bản tin cực ngắn (thời điểm dự báo tính bằng đơn vị phút và giờ) để kịp thời cảnh báo cho các hoạt động của đại lễ. "Để đảm bảo công tác dự báo, toàn bộ cán bộ của Trung tâm phải trực chiến như những ngày có bão, thậm chí hơn thế", ông Tăng nói. Để tăng chất lượng dự báo, Trung tâm cũng đã đưa thêm 15 trạm đo mưa tự động vào hoạt động ở khu vực nội thành Hà Nội, trong đó có 2 trạm ở gần quảng trường Ba Đình và sân vận động Mỹ Đình. Những trạm này sẽ truyền số liệu trực tiếp về trung tâm để có thể giám sát tình hình mưa thực tế và đưa ra nhận định cụ thể. Hai địa điểm quan trọng này cũng sẽ được tăng cường đo khảo sát quan trắc các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, mưa, gió, khí áp... Nguyễn Hưng
-
Cơ quan thời tiết họp về 'dị nhân đuổi mưa' Cập nhật lúc 22:27, Thứ Ba, 28/09/2010 (GMT+7) - Chiều 28/9, lần đầu tiên các lãnh đạo chủ chốt của Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương lên tiếng về "dị nhân đuổi mưa" dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Những tuyên bố hùng hồn của chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh về việc “đuổi mưa” để bầu trời Hà Nội sẽ trời quang mây tạnh trong suốt thời gian Đại lễ 1.000 năm đã làm nóng các phương tiện truyền thông thời gian qua. Tuy nhiên, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương – cơ quan chuyên trách quản lý “thời tiết” của cả nước vẫn… im lặng và không bình luận. Cho đến chiều 28/9, trước sự có mặt của đông đảo phóng viên, các lãnh đạo chủ chốt của cơ quan này đã “có lời” trước báo chí. Từ trái qua phải: ông Bùi Minh Tăng (GĐ TTDBKTTV Trung ương); ông Phạm Văn Đức (Phó TGĐ TTKTTV Quốc gia); ông Bùi Văn Đức, TGĐ TTKTTV Quốc gia. "Dị nhân đuổi mưa" Nguyễn Vũ Tuấn Anh. - ảnh: Lê Anh Dũng Ông Bùi Minh Tăng – GĐ TT Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương cho hay: Chúng tôi là những người làm công tác khoa học. Việc tâm linh chúng tôi không nắm được và chúng tôi cũng không có thời gian để quan tâm đến việc đó. Cho nên, thực tế sẽ là câu trả lời để kiểm nghiệm sự chính xác và khả năng thực sự của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh - người tuyên bố sẽ “đuổi mưa” và đưa ra các dự báo chính xác về thời tiết. Ông Bùi Văn Đức – TGĐ Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia: Tôi được biết thông tin này từ lâu và có lẽ là sớm nhất, nhưng tôi không có ý kiến bình luận gì. Thực tế, chúng tôi đã làm thống kê về tình hình thời tiết trong vòng 50 năm để từ đó thấy được những xác suất nhất định. Và, theo kết quả này, thì thời tiết trong đầu tháng 10/2010 có thể nói 70% là thuận lợi. "Tuy nhiên, theo tôi, theo như những gì ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã nói trên nhiều tờ báo, thì sự đóng góp của một công dân đối với một sự kiện trọng đại của đất nước, cũng là một điều đáng mừng" - ông Đức nói. Ông Phạm Văn Đức, Phó TGĐ TTKTTV Quốc gia: Chúng tôi cũng là những người làm công tác khoa học, nhưng khoa học của chúng tôi khác với khoa học của anh Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Chúng tôi không được học khoa học của anh Tuấn Anh và cũng không nắm được nên cũng không thể bình luận được. Theo các lãnh đạo đứng đầu cơ quan chuyên trách về dự báo khí tượng - thời tiết của Việt Nam, việc tác động nhân tạo của con người tới tự nhiên, từ xưa đến nay đã có, nhưng việc kiểm nghiệm hiệu quả của nó như thế nào thì là việc không thể. Ông Phạm Văn Đức đưa ra minh chứng: nếu như con người có thể tác động tới tự nhiên, thì chắc chắn nước Nga sẽ làm mưa nhân tạo để ngăn chặn vụ cháy rừng khủng khiếp vừa qua. Về nhiệm vụ dự báo khí hậu Hà Nội trong thời gian Đại lễ, lãnh đạo của TTDBKTTV Trung ương khẳng định, sẽ cố gắng hết sức nhân – tài - vật lực của Trung tâm để đưa ra những thông báo chính xác và kịp thời tới BTC Đại lễ và người dân cả nước. Kiên Trung
-
“Dị nhân đuổi mưa gặp tôi là... tắt điện” 20/09/2010 06:30 (VTC News) - Sau khi tiết lộ nhiều chuyện nực cười về những “nhà ngoại cảm hoang tưởng” nhất Việt Nam trên VTC News, TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA, đã khẳng định như vậy. Dự đoán bừa cũng có thể đúng 50% TS Vũ Thế Khanh đã đọc kỹ loạt bài “dị nhân thề ngăn mây, đuổi mưa” trên VTC News. Ông rất tán đồng quan điểm của nhiều nhà khoa học cho rằng phát ngôn của nhà nghiên cứu Lý học phương Đông Nguyễn Vũ Tuấn Anh là tuyên bố đầy mầu sắc hoang tưởng. TS Vũ Thế Khanh. Sau những phản ứng dữ dội của dư luận, nhà nghiên cứu này đã có ý chuyển... năng lực của mình sang một hướng khác: Ông khẳng định không thể ngăn mây đuổi mưa, mà chỉ có thể dự báo thời tiết 7 ngày Đại lễ. Và ông cam kết 7 ngày ấy không mưa (mới đây ông dự báo thêm: Trời Hà Nội dịp Đại lễ sẽ xuất hiện hào quang). Về khả năng dự báo thời tiết của con người, TS Vũ Thế Khanh đánh giá: “Nếu chỉ dự báo 7 ngày ấy không mưa, thì tôi thấy cũng chưa có gì ghê gớm. Về xác xuất tự nhiên, cả tuần đó hoàn toàn có thể không mưa. Thực tế đã cho thấy ở nhiều vùng, vài chục ngày không có một giọt mưa nào. Vì vậy người chẳng có tí năng lực đặc biệt nào cũng có thể dự báo bừa mà vẫn đảm bảo đúng đến 50% việc mưa hay không mưa". "Hơn nữa, tôi thấy rất "băn khoăn" khi ông Tuấn Anh tuyên bố: Đã là một phương pháp khoa học - tâm linh, thì cũng có thể thất bại! Nói như vậy, nếu Hà Nội có mưa trong 7 ngày Đại lễ thì ông ta đổ cho phương pháp khoa học được phép có xác xuất thất bại. Nếu 7 ngày đó trời không mưa một cách tự nhiên, thì ông ta sẽ lập tức vơ vào, hùng hồn tuyên bố đó là công trạng của mình. Nhiều đệ tử của ông ta sẽ được dịp tung hô sư phụ mình là người có thể thay đổi càn khôn trời đất, xứng đáng là con cháu của những ông tổ khoa học Kinh dịch bên bờ nam sông Dương Tử năm xưa..." Nhiều dự báo không hơn khả năng của… loài vật Phân tích như trên, nhưng TS Khanh cũng thừa nhận, khả năng dự báo của con người là có và đã được chứng thực rất nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên, phải dựa vào từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể mới có thể đo đếm được khả năng ấy là siêu đẳng hay rất bình thường. Ông Khanh kể lại chuyện một vài người đến Liên hiệp UIA tự nhận là có khả năng dự báo thời tiết rất siêu việt. - Tôi có thể dự báo chính xác mấy ngày nữa có mưa. - Bác có tin việc cháu có thể dự báo lũ lụt?. - Thưa TS Khanh, tôi vẫn thường xuyên dự báo trước thời điểm gió nồm, gió mùa đông bắc tràn về… Sau khi hỏi kỹ càng và có những kiểm nghiệm sơ bộ, TS Khanh nói với họ: - Cảm nhận của các vị rất tốt. Đúng là các vị có thể dự báo một số khía cạnh của thời tiết, nhưng tôi vẫn cho rằng các vị chưa đủ năng lực để gọi là nhà ngoại cảm. - Sao vậy, tôi dự báo rất đúng mà? - Nhiều khi khả năng dự báo của con người còn thua xa khả năng của một… con vật bình thường. Tôi nói thế này các vị hiểu ra ngay: Một con kiến, một con mối dự báo rất tốt việc sắp có mưa to. Chính vì thế, mối bay ra khỏi tổ, kiến kéo đàn tìm nơi cao ráo trú ẩn. Một con chuồn chuồn cũng là chuyên gia khí tượng thủy văn: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm”. Hồi xảy ra sóng thần ở Đông Nam Á giết chết cả trăm ngàn người, có nhà khoa học chuyên nghiên cứu loài chim đã phát hiện ra điều rất thú vị: Trước khi sóng thần xảy ra, một số loài chim di cư đột ngột thay đổi thói quen và hướng bay di trú. Thì ra loài chim này cảm nhận được từ trường trái đất thay đổi trước khi có động đất gây ra sóng thần. Tương tự, chúng ta có thể tìm thấy trong tự nhiên rất nhiều loài vật biết dự báo như vậy. Người hiểu biết, chỉ nhìn vào hành vi của một số con vật, là có thể đưa ra những dự báo chính xác. Nhiều người có khả năng dự báo nhưng lại không thể trở thành nhà ngoại cảm. Tại sao vậy? Ngày bé, tôi đâu có khả năng gì, nhưng mỗi khi trời chuẩn bị mưa thì tự nhiên đầu gối tôi thấy tê tê. Hoặc những người bị phong tê thấp thường cảm thấy chân tay tê cứng, cơ thể mỏi mệt trước khi có hiện tượng “trở trời”. Những người gãy chân tay, phải đóng đinh inox vào xương cũng có thể dự báo rất tốt thời tiết thay đổi vì họ thấy đau nhức trong xương. Đó là phản ứng rất tự nhiên của cơ thể với thời tiết. Còn rất nhiều những loại dự báo khác, người bình thường cũng có thể làm được. Nhìn một cái cây, ta có thể biết ở dưới lòng đất có nước ngầm hay là đá sỏi. Cây tươi tốt thì ở dưới đất mỡ mầu, nơi đó độ ẩm tốt. Cây còi cọc thì ngược lại… Vì vậy, nếu ai đó dự báo được một vài chuyện nho nhỏ, nhưng lại lớn tiếng tuyên bố mình có khả năng siêu phàm, thì đó hoặc là kẻ lừa đảo, hoặc là người hoang tưởng.
-
XÃ HỘI Có thể tin nhà lý học Đông phương phá mây được, nếu... 17/09/2010 06:40 (VTC News) - “Nếu Nhà lý học Đông phương chứng minh trên thực tế dùng ý thức của mình tạo ra nguồn năng lượng cực lớn thì có thể tin ông ta phá mây được”. Xung quanh việc “phá mây ngăn mưa” dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia vừa dành thời gian trao đổi cùng VTC News. - Thưa ông, dù việc dừng bắn mây ngăn mưa dịp Đại lễ đã được Chính phủ quyết định dừng, nhưng xung quanh việc này vẫn được mọi người quan tâm và bàn luận, ý kiến của ông về việc này như thế nào? Công nghệ phá mây ngăn mưa, Việt Nam chưa làm chủ được, phải đi thuê, vì vậy rất khó triển khai thực hiện trong thời gian ngắn. Để làm được việc này phải nghiên cứu rất kỹ, bởi vì mỗi hiện tượng vật lý xảy ra trong khí quyển đều có quy luật chung, nhưng tại mỗi địa phương, vùng miền khí hậu lại có những đặc điểm riêng. Ví dụ như điều kiện vật lý để mây hình thành và phát triển ở vùng ôn đới có những điểm khác với vùng nhiệt đới. Phó Tổng Giám đốc, người phát ngôn của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia Phạm Văn Đức (Ảnh: Kiều Minh) Ngoài ra còn phải kể đến sự tác động của điều kiện địa hình. Để phá được mây người ta phải nghiên cứu, nắm vững đặc điểm của quy luật hình thành và phát triển của nó tại địa phương cần phá. Chính vì vậy, người ta rất lo ngại việc đảm bảo độ thành công trong việc tác động nhân tạo đối với mây ở vùng mà chưa được nghiên cứu. Hơn nữa, kể cả những nước dẫn đầu về lĩnh vực này như Nga, Mỹ, Trung Quốc, cũng không phải lúc nào cũng thành công trong các dịch vụ tác động nhân tạo vào mây, chính ngay trên quê hương của họ. - Ngoài việc bắn mây ngăn mưa bằng phương pháp khoa học, ở vị trí công tác của mình, ông đã bao giờ được biết các ý tưởng “phá mây” ngăn mưa khác không? Về phá mây, ngăn mưa bằng những phương pháp khác tôi chưa được nghe, nhưng tôi nhận được rất nhiều thư gửi đến trình bày những phương pháp dự báo thời tiết bằng tâm linh, kinh dịch, có người viết cả tập dày. Tôi còn nhớ vào dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh (1998) một cơn bão hình thành trên biển Đông di chuyển rất nhanh về phía bờ biển Nam Bộ, dự báo bão sẽ đổ bộ vào bờ biển Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh đúng vào đêm diễn ra lễ kỷ niệm, nên kịch bản chương trình đã rút ngắn lại và kết thúc trước dự kiến. Sau đó cơn bão chuyển hướng lên phía Bắc, không ảnh hưởng đến khu vực Nam Bộ. Thế nhưng có người viết thư đến cơ quan khí tượng thủy văn nói là “do tôi dùng khả năng riêng ngăn cản bão vào TP Hồ Chí Minh để bảo vệ ngày lễ”! Quả thực, chúng tôi đọc những thư đó không thấy những chứng lý khoa học, thấy nó thuộc về tâm linh, chúng tôi không đánh giá. - Mới đây có nhà nghiên cứu lý học Đông phương khẳng định có thể dùng ý thức của mình để ngăn mưa bão trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Thậm chí, mới đây còn có thông tin dự báo từ nhà nghiên cứ lý học Đông phương cho biết dịp Đại lễ sẽ có hiện "phản quang rất lạ". Nghe thông tin này ông có suy nghĩ gì? Về nguyên lý muốn phá mây phải dùng một nguồn năng lượng cực lớn để làm bay hơi các giọt nước trong đám mây, hoặc đẩy nhanh quá trình phát triển của mây để mây gây mưa ngoài vùng cần bảo vệ, hoặc làm thay đổi hướng di chuyển của mây, trong trường hợp này cũng cần một nguồn năng lượng rất lớn để tác động. Tôi nghĩ rằng nếu Nhà lý học Đông phương chứng minh trên thực tế dùng ý thức của mình tạo ra nguồn năng lượng như vậy thì có thể tin ông ta phá mây được. - Nhưng nhà nghiên cứu này đưa ra những luận chứng khoa học để thuyết minh cho ý tưởng của mình? Như trên tôi đã nói, đây hoàn toàn là lĩnh vực khoa học khác, nếu có thể nói như vậy, chúng tôi không am hiểu lĩnh vực này, nên không dám bình luận. Nhưng nói chung rất khó kiểm chứng - nếu tổ chức cho nhà nghiên cứu đó thử nghiệm. - Nhưng nếu các cơ quan chức năng quan tâm thì liệu có nên xem xét những ý tưởng ngăn mưa, bão để có được thời tiết đẹp dịp Đại lễ sắp tới không, theo ông? Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc ta, cho nên tôi nghĩ rằng bất cứ ai tự nguyện làm một việc gì đó để đại lễ thành công, mà không tốn kinh phí của Nhà nước thì cũng nên khuyến khích. - Xin cảm ơn ông đã dành thời gian trao đổi cùng VTC News! Kiều Minh (thực hiện)
-
Vâng, Mickey sẽ chuyển qua quỹ từ thiện.
-
Mickey xin ủng hộ 500.000đ Vì Mickey ở ngoài Hà Nội, sẽ ghé qua Văn phòng 1A Đặng Dung đóng tiền.
-
Hawking lại gây sốc: Thần học là không cần thiết! Cập nhật lúc 07:28, Thứ Ba, 14/09/2010 (GMT+7)Sau cuốn sách mới vừa ra mắt với tuyên bố gây sốc, Chúa không tạo nên vũ trụ, mới đây tham gia một chương trình truyền hình, nhà vật lý học nổi tiếng người Anh Stephen Hawking lại khẳng định, người ta không cần đến Thần học để giải thích vũ trụ. Người ta không cần đến Chúa để giải thích vũ trụ. Ảnh: Mirror. Vào đầu tháng 9 vừa qua,S. Hawking đã cho ra mắt cuốn sách mới của mình với nhan đề “The Grand Design”. Trong cuốn sách này, Hawking chủ trương cho rằng, do có lực hấp dẫn, bản thân vũ trụ có thể được tạo nên từ hư vô. Hawking cũng khẳng định sự “sáng tạo từ phát” này chính là nguyên nhân cho sự tồn tại của con người cũng như vũ trụ. Từ chủ trương đó, Hawking khẳng định: “Không cần thiết phải cần đến Chúa để giải thích cho sự hình thành của vũ trụ đang tồn tại này”. Cuốn sách và những tuyên bố của Hawking thực sự đã tạo nên một làn sóng tranh luận ngay từ khi ra mắt. Nó đã nhận được sự phản ứng gay gắt từ không ít những người lãnh đạo tôn giáo. Tuy nhiên, nhà vật lý học 68 tuổi này không vì thế mà dừng lại. Xuất hiện trong một chương trình truyền hình có tên “Larry King Live” của Mỹ tối hôm thứ 6 (10/09) vừa qua, Hawking một lần nữa khẳng định: “Chúa có thể tồn tại, tuy nhiên khoa học có thể giải thích được vũ trụ mà không cần đến một đấng sáng thế”. “Khoa học ngày càng có đủ khả năng để giải quyết những vấn đề mà trong quá khứ nó thuộc độc quyền của tôn giáo. Sự kiến giải của khoa học đã rất hoàn chỉnh rồi, thần học là hoàn toàn không cần thiết”, nhà vật lý học nổi tiếng nói. Trả lời Larry King, người dẫn chương trình nổi tiếng trong tiết mục này, Hawking tuyên bố: “Khoa học đã có thể giải thích vũ trụ, chúng ta không cần đến Thượng đế để giải thích vì sao trên thế giới lại có cái này hay cái kia cũng như những quy luật vốn tồn tại trong tự nhiên”.
-
Sư Phụ, còn đệ tử và nhiều anh em luôn luôn ở bên thầy. Các đệ tử chân chính sẽ luôn sát cánh bên thầy, chỉ mong Sư Phụ luôn giữ sức khỏe vì việc vinh danh 5000 năm văn hiến Việt tộc còn lâu dài mà.
-
Dị nhân thề đuổi mưa bị các chuyên gia "đánh tơi tả" 08/09/2010 06:44 (VTC News) – Lời khẳng định có thể thực hiện được việc ngăn mưa (có giới hạn thời gian) trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội của nhà nghiên cứu Lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều ngay sau khi phát ngôn. Nhiều nhà khoa học bày tỏ sự không đồng thuận với lời tuyên bố của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Thậm chí “phát ngôn gây sốc” này còn bị các chuyên gia "đánh tơi tả" vì nó quá ngạo mạn, hoang đường. Tin liên quan » Chuyên gia khí tượng "mổ" dị nhân "ngăn mây, đuổi mưa" » Dị nhân thề đuổi mưa suốt 7 ngày Đại Lễ là ai? » Rúng động: Dị nhân thề đuổi được mưa suốt 7 ngày Đại Lễ Cá nhân con người có thể làm được? GS, Viện sĩ Đào Vọng Đức Theo GS, Viện sĩ Đào Vọng Đức, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý, GĐ Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người, cá nhân con người có thể làm ảnh hưởng tới tự nhiên. GS cho rằng, việc nhà nghiên cứu Lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh tuyên bố có thể “ngăn mưa, bão” trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội là có cơ sở. “Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã từng có những dự đoán rất đúng và rất hiệu quả. Không chỉ Tuấn Anh mà tôi biết có những người khác cũng có khả năng tiên đoán này. Đây là những phương pháp mang yếu tố tâm linh mà khoa học cũng không thể lý giải. Nhưng tôi tin là có những cá nhân có thể thực hiện được việc này”, GS nói. Cam kết không có điều kiện trao đổi Trái ngược hoàn toàn với quan điểm của GS Đào Vọng Đức, ông Nguyễn Phúc Giác Hải - Chủ nhiệm bộ môn Thông tin dự báo, Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người lại cho rằng, cá nhân con người không thể tác động tới tự nhiên. Đặc biệt, ông Hải phản bác việc nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đưa danh dự cũng như những học thuyết của mình để làm điều kiện trao đổi trong cam kết. “Sử Trung Quốc có ghi lại ở thời Tam Quốc, Gia Cát Khổng Minh đã lập đàn cầu gió Đông Nam để phối hợp với Tôn Quyền chống lại Tào Tháo trong trận Xích Bích. Sự kiện đó được đặt tên: “Thất tinh đàn Gia Cát cầu phong”. Chuyện là Tào Tháo muốn vượt sông Giang Nam nhưng quân sĩ của Tào không quen đi trên sông nước và Tào đã nghe theo âm mưu pháp hoại của Bàng Thống (người sau này phối hợp với Gia Cát phò giúp Lưu Bị): “Xích tất cả thuyền bè thành một khối để giảm bớt sự chòng chành”. Việc kết thuyền thành mảng được các binh sĩ của Tào cảnh báo nguy hiểm nếu như địch dùng hỏa công. Nhưng Tào Tháo cho rằng thời tiết đang là mùa Đông chỉ có gió Bắc chứ không có gió Đông Nam nên nếu có dùng hỏa công thì “tự nó đốt nó”. Ông Nguyễn Phúc Giác Hải - Chủ nhiệm bộ môn Thông tin dự báo, Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người Theo sách lược “Bắc cự Tào Tháo, Đông hòa Tôn Quyền” nên để thắng Tào, Khổng Minh đã quyết định dùng hỏa công để đánh Tào. Vấn đề là cần phải có gió Đông Nam mới có thể thắng được trong trận này nên Khổng Minh đã nói với Chu Du, vị tướng dưới trướng Tôn Quyền: “Tôi có thể mượn gió Đông Nam trong vài ngày”. Sau đó, Khổng Minh đã yêu cầu lập cho ông một đàn gọi là Đàn Thất Tinh. Khi lập đàn, quân sĩ phải đứng nghiêm và trong những ngày “đăng đàn”, không ai được phép lên đàn. Đến đúng ngày Đông chí thì có gió Đông Nam. Khi quân sĩ báo cho Tào Tháo biết có gió Đông Nam, Tào đã cười mà rằng: “Hôm nay là ngày Đông Chí (21/12 dương lịch), do khí Nhất Dương sinh ra, thuộc quẻ Địa lôi phục nên có gió Đông Nam thì cũng lấy gì làm lạ” và không đề phòng. Sau cùng thì ngày hôm đó có gió Đông Nam thật và khi bị những chiếc thuyền chứa đầy chất nổ và cỏ khô áp sát, những thuyền bè đang bị xích lại của Tào không kịp trở tay. Tào bị thua chạy. Đó là câu chuyện nổi tiếng của Trung Quốc nhưng trong câu chuyện này, Khổng Minh có phải là người điều khiển được trời đất hay không? Tôi khẳng định là không vì nếu Khổng Minh có thể làm được thì ông ta đã ngăn được trận mưa cứu nguy cho Tư Mã Ý. Khi dồn Tư Mã Ý vào hang Hồ Lô để phóng hỏa, Tư Mã Ý tưởng đã chết rồi nhưng vì vận số của Tư Mã Ý chưa hết nên trời đã mưa và dập tắt lửa nên Tư Mã Ý thoát nạn. Như vậy, Khổng Minh chỉ có khả năng ngoại cảm, dự báo nhận biết được trong những ngày có gió Đông Nam và bày ra trận Xích Bích để tạo nên thắng lợi mà thôi", ông Hải nói. Ông Hải cũng khẳng định, không ai có thể ngăn được mưa trong 7 ngày nhân dịp Đại lễ. Trong truyền thuyết của Việt Nam cũng đã từng lưu truyền câu chuyện về người học trò của Chu Văn An. Sau khi thực hiện lời cậy nhờ của thầy, người học trò đã làm mưa cứu đất nước thoát khỏi trận hán hán kéo dài và người học trò này sau đó đã phải trả giá bằng cái chết vì đã vi phạm đến nguyên tắc của trời, đất”, ông Hải dẫn giải. “Nếu không có mưa thì đó là vận số của Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Và những nhà ngoại cảm hay bản thân ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh có chăng chỉ cảm nhận được điều đó như Khổng Minh đã lợi dụng “thiên thời” trước kia”, ông Hải nói. Ông Hải còn đưa ra một mẫu test để kiểm tra: “Quả thực nếu ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh có khả năng đó, ông có thể lập đàn cầu mưa cứu hạn cho một vùng đang khô hạn. Trước khi đưa ra lời cam kết, ông Tuấn Anh hãy làm thử một cái test này để mọi người tin. Nhưng tôi không tin một cá nhân có thể làm được. Cùng lắm họ chỉ biết được có nắng có mưa nhưng ngay cả việc dự báo này cũng không phải lúc nào cũng làm được”, ông Hải nói. Cũng theo ông Hải, việc đưa danh dự và những học thuyết của mình ra đánh đổi của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh không được coi là điều kiện trao đổi. Bởi nếu mọi người không quan tâm tới học thuyết của ông Tuấn Anh thì những học thuyết đó là vô giá trị. Hoàn toàn không đáng tin cậy Chuyên gia phong thủy Nguyễn Tuấn Kiệt (Công ty Cổ phần Phong thủy Việt Nam) lại cho rằng lời cam kết của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cần được xét trên hai yếu tố tách biệt nhau gồm yếu tố khoa học và yếu tố tâm linh. “Xét về phương diện khoa học, thời tiết là một hiện tượng của tự nhiên, có những chu kỳ vận động nhất định mà con người có thể dự đoán được những vận động chính như mùa màng, thời tiết từng thời điểm trong năm. Tuy nhiên, việc dự đoán chi tiết theo ngày chỉ có thể dự đoán bằng các phương pháp khí tượng học. Phương pháp dự đoán theo Kinh Dịch cũng cho tỷ lệ chính xác cao nhưng lại phụ thuộc vào trình độ của cá nhân người đoán. Chuyên gia phong thủy Nguyễn Tuấn Kiệt Như vậy, có thể nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã dự đoán trước được trời không mưa nhưng theo luận điểm khoa học thì con người khó có thể thay đổi được thời tiết chỉ đơn giản bằng "ý nghĩ". Như vậy xét trên góc độ khoa học thì có thể loại bỏ quan điểm ông Tuấn Anh đã nêu. Về phương diện tâm linh, theo quan điểm của Phật giáo, môi trường xã hội và tự nhiên chúng ta sinh sống cùng nhau là do cộng nghiệp được hình thành từ mọi người. Mỗi cá nhân đều có vai trò tác động đến môi trường tự nhiên theo một cách nào đó, mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào trình độ tâm linh của mỗi cá nhân. Có những vị tu chứng ở một cấp bậc nào đó có thể cảm hoá được tự nhiên bởi do năng lượng tâm linh của người đó có ảnh hưởng sâu sắc hơn những người khác. Nếu quan điểm của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh là đúng thì ông phải có một trình độ tâm linh xuất sắc, vượt trội hơn rất nhiều người khác thì mới có năng lực thay đổi môi trường tự nhiên. Điều này đã từng xảy ra với những người có năng lực chứng ngộ trong Phật giáo. Nhưng nếu là những người chứng ngộ thì đều có phẩm tính khiêm nhường và sâu sắc... Theo tôi, xét trên hai phương diện khoa học và tâm linh thì quan điểm ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đưa ra có phần chủ quan và ngạo mạn. Lời cam kết của ông Tuấn Anh theo tôi cần phải xem xét lại và hoàn toàn không đáng tin cậy”, phong thủy gia Nguyễn Tuấn Kiệt cho biết. Chưa có cơ sở để chứng minh Theo anh Phan Thanh Hiền, Chủ nhiệm CLB Thiên văn Bách khoa (http://thienvanbachkhoa.org), ý thức con người thuộc về lĩnh vực tâm lý học và tâm linh. Chủ nhiệm CLB Thiên văn Bách khoa Đà Nẵng, Phan Thanh Hiền “Hiện nay, khoa học chưa chứng minh được ý thức có thể tác động được vào vật chất hay không. Từ xưa, con người đã từng lập đàn cầu mưa để bảo vệ mùa màng và ngăn ngừa hạn hán. Tuy nhiên chưa có cơ sở khoa học để khẳng định việc này có tác động đến thời tiết. Việc ngăn mưa là có thể làm được. Nhưng phải đầu tư nguồn vốn tương đối lớn và quan trọng hơn là phải có đánh giá cụ thể về tác động đến môi trường. Việc nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói ý thức con người có thể ngăn mưa chưa có chứng cứ khoa học nên không thể khẳng định có thành công hay không”, Phan Thanh Hiền kết luận. Thu Hiền (ghi)
-
Dị nhân thề đuổi mưa suốt 7 ngày Đại Lễ là ai? 07/09/2010 06:36 (VTC News) - Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, nhà nghiên cứu Lý học Đông phương đã khẳng định với VTC News. Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, dưới sự tác động ý thức của bản thân, ông hoàn toàn có thể thực hiện được việc “ngăn mưa, bão” trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. » Luyện tập bay phục vụ ngày Đại lễ 1000 năm » 10.000 người đi bộ chào mừng Đại lễ 1000 năm » Sắp diễn ra Hanoi Expo chào mừng Đại lễ 1000 Thăng Long Như VTC News đã đưa tin, ngay sau khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đồng ý với đề xuất không “bắn mây ngăn mưa” dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đồng thời đưa ra ý kiến sẽ tổ chức Đại lễ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia nếu thời tiết không thuận lợi, một nhà nghiên cứu Lý học Đông Phương đã “mạnh dạn” tuyên bố sẽ “ngăn” được mưa bão nếu có 7 tỷ 150 triệu đồng. Sau đó, chính ông đã cam kết không lấy một đồng tiền nào cho việc thực hiện ngăn mưa, đuổi bão. Nhà nghiên cứu này là ai? Và dựa vào đâu ông dám “mạnh miệng” như vậy? Nhà nghiên cứu Lý học Đông Phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trong cuộc trao đổi với VTC News mới đây, nhà nghiên cứu Lý học Đông Phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh (hay còn được gọi với bút danh Thiên Sứ) đã đưa ra cam kết sẽ bảo đảm trong 7 ngày diễn ra Đại lễ, tiết trời Hà Nội sẽ mát mẻ và có nắng nếu UBND TP Hà Nội tin vào khả năng của ông. Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định, về mặt lý thuyết ông hoàn toàn có thể dùng ý thức để xác định việc mưa hay nắng: “Trong topic Định mệnh có thật hay không trên trang Trao đổi học thuật của Diễn đàn Lý học Đông Phương, các nhà khoa học đã xác định rằng chiếc chìa khóa và bông hoa hồng hoàn toàn giống nhau. Giống nhau về tính chất cấu trúc vi mô của nó bởi vì chúng đều được cấu tạo bởi những hạt cơ bản. Cấu trúc của những hạt cơ bản tạo ra chìa khóa khác với bông hoa nên đã tạo ra sự khác biệt trong quá trình phát triển. Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, trong một lần trao đổi với GS, Viện sĩ Đào Vọng Đức, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người, nguyên Viện trưởng viện Vật lý, ông đã đặt vấn đề bản chất nguyên thủy của vũ trụ là không phải có và không phải không và đó chính là tính nhận thức của con người. “Các nhà khoa học trong thí nghiệm vật lý lượng tử đã thừa nhận rằng ý thức con người tác động được đến các hạt proton. Mà cơn bão, mưa hay nắng cũng là cấu trúc của những hạt proton nên suy luận ra ý thức con người có thể tác động đến các hiện tượng thời tiết này. Đó chính là nguyên lý lý thuyết tôi khẳng định mình có thể quyết định mưa hay không. Tất nhiên vẫn có thể xảy ra xác suất đúng hay khả năng sai. Nhưng tôi tin vào khả năng của mình qua nhiều lần dự báo thành công trước đó”, ông Tuấn Anh nói. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh trao đổi với VTC News Cũng theo nhà nghiên cứu này, trước đây, ông đã áp dụng khả năng dự báo với nhiều hiệu quả bất ngờ. Năm nào ông cũng có những dự báo với kết quả đáng ngạc nhiên cho những sự kiện nổi bật trên thế giới. Năm 2004, ông là người đã dự báo trước trận sóng thần ở Ấn Độ Dương sẽ gây thiệt hại to lớn cho các nước ven vùng biển này đặc biệt là Indonesia và Philipines. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã được ông dự báo từ cuối 2007. Trả lời trên báo Gia đình & Xã hội, Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã từng nói: “Sang năm (2008) sẽ có một cú sốc khá lớn về mặt kinh tế mang tính toàn cầu. Việt Nam rất có thể bị ảnh hưởng, nhưng so với các nước khác là nhẹ nhất. Chuyện này sẽ xảy ra vào giữa năm (từ tháng 5 - tháng 8). Cụ thể là vấn đề tiền tệ và xăng dầu. Sẽ có một số hãng kinh doanh lớn trên thế giới có nguy cơ phá sản hoặc phá sản”. Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định: "Bằng chứng của những dự báo chính xác này có thể kiểm chứng rất dễ dàng nếu các cơ quan chức năng quan tâm đến khả năng của ông". Cuối tháng 12/2009, Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã tổ chức và chủ trì Hội thảo khoa học với tiêu đề: "Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại" do Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương thực hiện tại Hà Nội. Ngoài ra, ông còn là tác giả của gần chục đầu sách về Lý học Đông phương như: "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại", "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", "Hà Đồ trong Văn minh Lạc Việt".... và khoảng nhiều ngàn bài viết trên các diễn đàn về Lý học Đông phương với bút danh Thiên Sứ. LTS: Trong cuộc sống có rất nhiều điều kỳ lạ và khả năng đặc biệt không lý giải nổi. Vì vậy, khả năng thật sự của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đến đâu, VTC News xin để cho các chuyên gia và cơ quan chức năng thẩm định, đánh giá. Tuy nhiên, hầu hết các nhà khoa học, khi được VTC News hỏi ý kiến, đã cho rằng, chuyện "ngăn mưa, đuổi bão" cho Hà Nội suốt 7 ngày Đại Lễ, là chuyện hoang đường của những người hoang tưởng. (còn nữa) Thu Hiền
-
Mickey xin đăng ký 01 La kinh Lạc Việt.