Tuyết Minh

Hội viên
  • Số nội dung

    1.758
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    3

Everything posted by Tuyết Minh

  1. Các thành viên trong diễn đàn Lý Học Đông Phương thân mến, " Tử Vi Lạc Việt là hệ quả của công trình nghiên cứu xác định một nguyên lý căn để của Lý học Đông phương là: Hậu Thiên lạc Việt phối Hà Đồ và xác định tính hợp lý từ nguyên lý căn để này của Lạc Thư Hoa giáp" Tử vi Lạc Việt cơ bản khác với tất cả các diễn đàn khác ở chỗ đổi Thủy-Hỏa, vòng Tràng sinh và vị trí an Khôi Việt trên một vài lá số. Điều này gây bỡ ngỡ cho không ít các thành viên mới tham gia trên diễn đàn, từ đó vội vàng kết luận là Trình tử vi Lạc Việt sai và phản ứng của nhiều người có phần không tích cực. Bởi vậy TM xin mở ra topic này với mong muốn lý giải các thắc mắc của nhiều người về sự khác biệt này. Nếu thành viên nào có băn khoăn, trước tiên xin vui lòng đọc và tìm hiểu kỹ trước khi nêu ra câu hỏi hay phản biện lại. Diễn đàn rất chào mừng các bạn có ham muốn tìm hiểu, tư vấn, đóng góp và trao đổi kiến thức. Cảm ơn các bạn vì đã quan tâm. Dưới đây là một vài trích đoạn trong sách của thầy Thiên Sứ và kèm theo đường link các cuốn sách với các bạn muốn tìm hiểu sâu thêm: Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương - Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM Tiên quyết: Hà đồ chính là cơ sở của Hậu thiên bát quái Lạc Việt. Xét về nội dung bản văn thì chỉ duy nhất cuốn Chu Dịch nói về sự ứng dụng khởi nguyên của Hà đồ. Bạn đọc quán xét đồ hình dưới đây: Qua đồ hình trên – tạm thời để sang một bên những vấn đề liên quan đến vị trí Tốn & Khôn (Đã chứng minh trong cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” và tiếp tục chứng minh trong cuốn sách này) – quan tâm cũng nhận thấy một sự trùng khớp hoàn toàn cho 4 phương vị chính Đông – Tây – Nam – Bắc là: * Khảm Thủy / Chính Bắc trong ứng dụng của Hậu thiên bát quái nằm ở độ số 1 chính Bắc / Thủy của Hà đồ (Hiện tượng này cũng trùng khớp khi Hậu thiên bát quái Văn Vương liên hệ Lạc thư, theo cổ thư chữ Hán). * Chấn Mộc / Chính Đông trong ứng dụng của Hậu thiên bát quái nằm ở độ số 3 chính Đông / Mộc của Hà đồ (Hiện tượng này cũng trùng khớp khi Hậu thiên bát quái Văn Vương liên hệ Lạc thư, theo cổ thư chữ Hán). * Đoài Kim / Chính Tây trong ứng dụng của Hậu thiên bát quái Lạc Việt nằm ở độ số 9 chính Tây / Kim của Hà đồ. Trong cổ thư chữ Hán thì Đoài kim nằm ở cung số 7 là độ số thuộc Hỏa của Lạc thư . Hỏa khắc Kim . * Ly Hỏa / Chính Nam trong ứng dụng của Hậu thiên bát quái Lạc Việt nằm ở độ số 7 chính Nam / Hỏa của Hà đồ. Trong cổ thư chữ Hán thì Ly/ Hỏa nằm ở cung số 9 thuộc Kim của Lạc thư. Hỏa khắc Kim Tính chất Ngũ hành của hai phương vị chính trong Hậu thiên Lạc Việt với Hà đồ không đổi so với Hậu thiên bát quái Văn Vương liên hệ với Lạc thư theo cổ thư chữ Hán là Khảm - Thủy Bắc và Chấn - Mộc Đông. Nhưng tính hợp lý và nhất quán hoàn toàn với 4 chính quái trên lại chỉ có ở Hà đồ liên hệ với Hậu thiên bát quái Lạc Việt là: * Khảm Thủy - Bắc nằm ở chính vị cung Dương Thủy Bắc, độ số 1 của Hà đồ . * Chấn Mộc - Đông nằm chính vị cung Dương Mộc Đông, độ số 3 của Hà đồ . * Ly Hỏa - Nam, nằm ở chính vị cung Dương Hỏa Nam, độ số 7 của Hà đồ . * Đoài Kim – Tây, nằm ở chính vị cung Kim Tây của Hà đồ. Tính hợp lý trùng khớp hoàn toàn này đã phủ nhận mối liên hệ giữa Hậu thiên Văn Vương với Lạc thư theo cổ thư chữ Hán. Sự kết hợp của Hà đồ với Hậu thiên bát quái Lạc Việt, chính là chìa khóa rất quan yếu để mở kho tàng văn hóa Đông phương đầy huyễn ảo một cách kỳ vĩ, khi bụi thời gian phủ dầy lên nền văn hiến một thời vàng son của người Lạc Việt. Trích dẫn 1: Hà đồ và nguyên lý cấu thành Hoa Giáp I. Hà đồ và nguyên lý nghịch trong cấu thành Lạc thư hoa Giáp từ cổ thư chữ Hán Trước hết, chúng ta xét đến độ số được sử dụng trong “Tinh lịch khảo nguyên”. Đây chính là số của Hà đồ và Tinh lịch khảo nguyên cũng công nhận điều này (Phần in đậm). Vì số Hà đồ mang tính qui luật thể hiện sự vận động của ngũ tinh cho nên sự trùng khớp này chứng tỏ bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán cũng phải dựa trên một nguyên tắc hoặc qui luật có liên hệ với Hà đồ. Về tính qui luật và nguyên tắc trong bảng lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán, người viết trình bày và minh chứng như sau: Bắt đầu từ: 1. Hành Kim Giáp Tí-Ất Sửu = Hải trung Kim: Kim sinh (Mạnh); cách 8 năm (Cách bát sinh tử) đến Nhâm Thân-Quý Dậu = Kiếm phong Kim: Kim vương (Trọng); cách 8 năm đến Canh Thìn-Tân Tỵ = Bạch Lạp Kim: Kim mộ (Quý). Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của Kim - tổng số là 24 năm; nghịch theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Hỏa là: 2. Hành Hỏa Mậu Tí - Kỷ Sửu = Tích Lịch Hỏa (Sinh); cách 8 năm đến:Bính Thân - Đinh Dậu = Sơn hạ Hỏa (Vượng); cách 8 năm đến: Giáp Thìn - Ất Tỵ= Phúc Đăng Hỏa (Mộ). Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Hỏa - tổng số là 24 năm; nghịch theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Mộc là: 3. Hành Mộc Nhâm Tí-Quý Sửu = Tang đố Mộc (Sinh); cách 8 năm đến Canh Thân-Tân Dậu = Thạch Lựu Mộc (Vượng); cách 8 năm đến Mậu Thìn-Kỷ Tỵ = Đại Lâm Mộc (Mộ). Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Mộc - tổng số là 24 năm; nghịch theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Thủy là: 4. Hành Thuỷ Bính Tí-Đinh Sửu = Giáng hạ Thủy (Sinh); cách 8 năm đến: Giáp Thân-Ất Dậu =Tuyền trung Thủy (Vượng); cách 8 năm đến:Nhâm Thìn-Quý Tỵ = Trường Lưu Thủy(Mộ). Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Thủy - tổng số là 24 năm; nghịch theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Thổ là: 5. Hành Thổ Canh Tí-Tân Sửu = Bích thượng Thổ (Sinh); cách 8 năm đến: Mậu Thân-Kỷ Dậu = Đại dịch Thổ (Vượng); cách 8 năm đến: Bính Thìn-Đinh Tỵ = Sa trung Thổ (Mộ). Kết thúc chu kỳ Sinh – Vượng – Mộ của hành Thổ - tổng số là 24 năm. Qui luật cách bát sinh tử và Sinh Vượng Mộ - được lặp lại với nguyên tắc nghịch chiều kim đồng hồ trên Hà đồ ở trên bắt đầu từ Giáp Ngọ - Ất Mùi = Sa Trung Kim (Sinh) tiếp tục cho đến hết 60 năm của một hoa giáp. Xin bạn đọc xem hình sau đây: Nguyên lý nạp âm Lục thập hoa giáp trong cổ thư chữ Hán Như vậy, người viết đã chứng tỏ một tính quy luật và nguyên lý trong việc sắp xếp nạp âm 60 hoa giáp lưu truyền từ cổ thư chữ Hán, liên quan đến Hà đồ. Mặc dù đây là một nguyên lý sai. Nhưng chính tính qui luật nghịch chiều của nguyên lý này đã làm nên sự trùng khớp về độ số với Hà đồ của bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán mà Tinh lịch khảo nguyên nói tới; và sự trùng khớp về Ngũ hành giữa Ngũ Âm (Mang qui luật Ngũ hành) và hành khí của nạp âm trong Lục thập hoa giáp mà Chu Hy nói tới. Tính qui luật là một trong những yếu tố cần của một lý thuyết khoa học. Nhưng đó lại chưa phải là yếu tố đủ và quyết định. Sự sai lầm của tính qui luật chủ quan trong nguyên tắc này trong việc lập thành bảng 60 hoa giáp từ cổ thư chữ Hán thể hiện ở những điểm sau đây: 1. Hà đồ là một đồ hình biểu lý cho sự tương tác của vũ trụ với Địa cầu theo chiều thuận kim đồng hồ (Sự vận động của các thiên thể theo chiều nghịch. Đây chính là biểu lý của Lạc thư =Dương: Biểu lý cho vật thể/ thiên thể = Âm. Hà đồ = Âm: Biểu lý cho sự tương tác theo chiều thuận: Dương). Do đó, không thể căn cứ trên đồ hình căn nguyên của nó mà lại đi theo chiều ngược với chính nguyên lý của nó. 2. Chính vì sai lầm của nguyên tắc ngược chiều kim đồng hồ trên Hà đồ, nên qui luật cách bát sinh tử chỉ thể hiện giới hạn trong chính hành đó (Sinh - Vượng - Mộ) mà không thể hiện được ở các hành tiếp nối. Thí dụ: Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Kim thì đáng lẽ phải là hành Thủy (Con do Kim sinh; Kim sinh Thuỷ) thì trong bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán lại là hành Hỏa? Nhưng có thể nói rằng: Ngay chính cả cái nguyên tắc sai này cũng không được phát hiện trong cổ thư chữ Hán cho đến tận bây giờ. Những phương pháp tính toán trong Tinh lịch khảo nguyên mới chỉ có tính tiếp cận với độ số Hà đồ mà thôi. Chính những sai lệch này đã đẩy nền văn minh Đông phương trở thành huyền bí, khi mà những nguyên lý của một siêu lý thuyết vũ trụ quan thất truyền trải hàng thiên niên kỷ. Đã hàng ngàn năm trôi qua, mặc dù hết sức cố gắng, người ta cũng không thể khám phá những bí ẩn của nền văn hoá phương Đông huyền vĩ. Đơn giản chỉ là: Bởi vậy, ông Thiệu Vĩ Hoa - một nhà nghiên cứu nổi tiếng Trung Hoa hiện đại - đã phải thừa nhận rằng: Sự phục hồi những nguyên lý của học thuật cổ Đông phương chỉ có thể thực hiện từ nền văn minh Lạc Việt, mà hậu duệ chính là dân tộc Việt Nam hiện nay. Để phục hồi lại nạp âm của bảng Hoa giáp này, chúng ta cũng phải tìm trong Hà đồ. II. Hà đồ và nguyên lý thuận trong cấu thành Lạc thư hoa Giáp từ văn minh Lạc Việt Trong phần trên, người viết đã chứng tỏ nguyên tắc nạp âm của bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền qua cổ thư chữ Hán là: Chu kỳ cách bát sinh tử và nguyên lý Sinh - Vượng - Mộ của một hành trong 24 năm kết thúc thì chuyển sang hành khác – theo chiều ngược kim đồng hồ trên Hà đồ. Người viết đã chứng tỏ nguyên tắc nạp âm trong bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán là một nguyên tắc sai so với nguyên lý tạo nên nó là Hà đồ. Bởi vì, Hà đồ là đồ hình biểu lý cho sự tương tác có tính qui luật của ngũ tinh - Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ - trong Thái Dương hệ. Điều này đã được chứng minh trên thực tế qua trình thiên văn Skymap pro. Các hành tinh vận động theo chiều ngược kim đồng hồ, nên sự tương tác sẽ theo chiều thuận và đây cũng chính là chiều Ngũ hành tương sinh của Hà đồ; thuận với chiều tương sinh của Ngũ hành trong 4 mùa của Địa Cầu. Do đó, tính hợp lý với phương pháp “Sinh Vượng Mộ” và “Cách bát sinh tử” theo đồ hình biểu lý của nó là Hà đồ thì cũng phải theo đúng qui luật này. Vậy, thực chất bản thể nguyên Thủy của bảng hoa giáp theo nguyên lý của Hà đồ phải là thuận theo chiều tương sinh của nó. Phần tiếp theo đây chứng tỏ điều này. 1. Nguyên tắc nạp âm Lạc thư Hoa giáp Nguyên lý nạp âm của Lạc thư hoa giáp vẫn ứng dụng những nguyên lý cơ bản được phát hiện trong cổ thư chữ Hán là: * Qui luật Cách bát sinh tử. * Chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ * Căn cứ trên Hà đồ và tuân theo nguyên lý THUẬN chiều kim đồng hồ của đồ hình này, chúng ta sẽ có bảng Lạc thư hoa giáp. Qui luật sắp xếp của Lạc thư hoa giáp chỉ khác bảng lưu truyền qua cổ thư chữ Hán ở vị trí hai hành Thủy và Hỏa. Điều này được trình bày như sau Bắt đầu từ hành Kim: 1. Hành Kim Giáp Tí- Ất Sửu = Hải trung Kim: Kim Sinh (Mạnh); cách 8 năm (Cách bát sinh tử) đến Nhâm Thân-Quý Dậu = Kiếm phong Kim: Kim Vượng (Trọng); cách 8 năm đến Canh Thìn-Tân Tỵ = Bạch Lạp Kim:Kim Mộ (Quý). * Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của Kim - tổng cộng 24 năm. Thuận theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Thủy Bạn đọc lưu ý: Thủy là con do Kim sinh. Theo bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán thì sau hành Kim là Hỏa. Điều này không thể hiện được qui luật “Cách bát sinh tử”. Bởi vì Hỏa khắc Kim và không phải con (Tử) của Kim. 2. Hành Thuỷ: Mậu Tí - Kỷ Sửu = Giản hạ:Thủy (Sinh), cách 8 năm đến: Bính Thân - Đinh Dậu = Tuyền trung: Thủy (Vượng), cách 8 năm đến: Giáp Thìn-Ất Tỵ = Trường lưu:Thủy (Mộ). * Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Thủy - Tổng cộng 24 năm. Thuận theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Mộc (Mộc là con do Thủy sinh) là: 3. Hành Mộc: Nhâm Tí-Quý Sửu = Tang đố Mộc (Sinh), cách 8 năm đến Canh Thân-Tân Dậu = Thạch Lựu Mộc (Vượng), cách 8 năm đến Mậu Thìn - Kỷ Tỵ= Đại Lâm Mộc (Mộ). * Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Mộc - Tổng cộng 24 năm. Thuận theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Hỏa (Hỏa là con do Mộc sinh) là: 4. Hành Hỏa Bính Tí-Đinh Sửu = Lư trung Hỏa (Sinh), cách 8 năm đến:Giáp Thân-Ất Dậu = Sơn đầu Hỏa (Vượng), cách 8 năm đến: Nhâm Thìn - Quý Tỵ = Tích lịch Hỏa (Mộ). * Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Hỏa - Tổng cộng 24 năm. Thuận theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Thổ (Thổ là con do Hỏa sinh) là: 5. Hành Thổ Canh Tí-Tân Sửu = Bích thượng Thổ (Sinh); cách 8 năm đến: Mậu Thân-Kỷ Dậu = Đại dịch Thổ (Vượng); cách 8 năm đến Bính Thìn-Đinh Tỵ = Sa trung Thổ (Mộ). * Kết thúc chu kỳ Sinh – Vượng – Mộ của hành Thổ. Đến đây là kết thúc một kỷ 30 năm của Lạc thư hoa giáp. Qui luật “Cách bát sinh tử” được lặp lại với nguyên tắc thuận chiều kim đồng hồ trên Hà đồ ở trên bắt đầu từ Giáp Ngọ - Ất Mùi = Sa Trung Kim (Sinh) tiếp tục cho đến hết tạo thành bảng Lạc thư Hoa giáp với chu kỳ 60 năm. Nguyên tắc thuận theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ (Chiều Ngũ hành tương sinh) và vẫn ứng dụng qui luật Cách bát sinh tử với Sinh - Vượng - Mộ, được minh họa bằng hình sau đây: Nguyên tắc nạp âm Lạc thư hoa Giáp Theo chiều tương sinh thuận chiều kim đồng hồ trên Hà đồ Người viết xin được thể hiện chu kỳ của hai bảng Lạc thư hoa giáp và Lục thập hoa giáp lưu truyền qua cổ thư chữ Hán qua hình tròn để bạn đọc quan tâm dễ dàng so sánh tính tính quy luật và hợp lý giữa hai bảng như sau: Qua hai đồ hình so sánh ở trên, qua những luận điểm chứng minh cho nguyên tắc và qui luật tạo thành bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán và Lạc thư hoa giáp từ nền văn minh Lạc Việt, bạn đọc cũng nhận thấy tính qui luật và sự trùng khớp hợp lý của những giá trị nội tại tạo nên bảng Lạc thư hoa giáp. Đồng thời, bạn đọc cũng nhận thấy tính bất hợp lý trong bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán, chính vì sự sai lệch ngay từ nguyên lý của nó - Nghịch hành theo chiều ngược từ phải sang trái của Hà đồ. Trong khi đó, Hà đồ là đồ hình biểu lý Ngũ hành tương sinh theo chiều thuận. Đó chính là nguyên nhân để hàng ngàn năm trôi qua, biết bao học giả cổ kim thuộc văn minh Hoa Hạ không thể khám phá ra bí ẩn của nó. Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Qua những chứng minh ở trên, người viết đã chứng tỏ rằng: Chính Hà đồ là nguyên lý của chu kỳ hoa giáp 60 năm trong Lý học Đông phương dù theo cách nào: Hán cổ hay Lạc thư hoa giáp. Hà đồ là một đồ hình căn bản trong Lý học Đông phương và được chứng minh trong luận đề “Hà đồ và văn minh Lạc Việt”, đồng thời cũng được chứng tỏ trong di sản văn hoá dân gian Lạc Việt là bức tranh thờ Ngũ Hổ của phường Hàng Trống với danh xưng: Pháp Đại uy nỗ. Đây là điều không hề có trong các bản văn Hán cổ. Dưới đây là bảng Lạc thư hoa giáp từ nền văn minh Lạc Việt để quí vị quan tâm so sánh và ứng dụng thay thế cho bảng Lục thập hoa giáp theo cổ thư chữ Hán. 2. Lạc thư hoa giáp KỶ THỨ NHẤT Lục khí - Vận 1 Tam Âm Tam Dương Giáp Tí. Ất Sữu = Hải Trung Kim Bính Dần. Đinh Mão = Tuyền Trung Thuỷ Mậu Thìn.Kỷ Tỵ = Đại Lâm Mộc Lục khí - Vận 2 Tam Âm Tam Dương Canh Ngọ. Tân Mùi = Lộ BàngThổ Nhâm Thân. Quí Dậu = Kiếm Phong Kim Giáp Tuất. Ất Hợi = Trường Lưu Thuỷ Lục khí - Vân 3 Tam Âm Tam Dương Bính Tí, Đinh Sữu = Tích Lịch Hoả Mậu Dần, Kỷ Mão = Thành Đầu Thổ Canh Thìn, Tân Tỵ = Bạch Lạp Kim Lục khí - Vận 4 Tam Âm Tam Dương Nhâm Ngọ, Quí Mùi = Dương Liễu Mộc Giáp Thân, Ất Dậu = Lư Trung Hoả Bính Tuất, Đinh Hợi = Ốc Thượng Thổ Lục khí - Vận 5 Tam Âm Tam Dương Mậu Tí, Kỷ Sữu = Giáng Hạ thuỷ Canh Dần, Tân Mão = Tùng Bách Mộc Nhâm Thìn, Quí Tỵ = Sơn Đầu Hoả KỶ THỨ II Lục khí - vận 1 Tam Âm Tam Dương Giáp Ngọ, Ất Mùi = Sa Trung Kim Bính Thân, Đinh Dậu = Đại Khê Thuỷ . Mậu Tuất, Kỷ Hợi = Bình Địa Mộc Lục Khí - Vận 2 Tam Âm Tam Dương Canh Tí, Tân Sữu = Bích Thượng Thổ Nhâm Dần, Quí Mão = Kim Bạch Kim Giáp Thìn, Ất Tỵ = Đại Hải Thuỷ Lục Khí - Vận 3 Tam Âm Tam Dương Bính Ngọ, Đinh Mùi = Thiên Thượng Hoả Mậu Thân, Kỷ Dậu = Đại Dịch Thổ Canh Tuất, Tân Hợi = Thoa Xuyến Kim Lục khí - Vận 4 Tam Âm Tam Dương Nhâm Tí, Quí Sữu = Tang Đố Mộc Giáp Dần, Ất Mão = Sơn Hạ Hoả Bính Thìn, Đinh Tỵ = Sa Trung Thổ Lục khí - Vận 5 Tam Âm Tam Dương Mậu Ngọ, Kỷ Mùi = Thiên Hà Thuỷ Canh Thân, Tân Dậu =Thạch Lựu Mộc Nhâm Tuất, Quí Hợi = Phúc Đăng Hoả. Trên thực tế, người viết bài này đã ứng dụng Lạc thư hoa giáp thay thế cho bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền từ cổ thư chữ Hán, trong tất cả những vấn đề liên quan. Trích dẫn 2: Tính hợp lý của độ số Cục trong Tử vi và Lạc Thư Hoa Giáp Hầu hết những người có tìm hiểu về Tử Vi đều biết cục số của Tử Vi lưu truyền trong cổ thư chữ Hán là: Thủy - NHỊ Cục. Mộc - Tam Cục. Kim - Tứ Cục Thổ - Ngũ Cục Hỏa - LỤC Cục Bây giờ chúng ta cùng quán xét độ số trên Hà đồ với độ số cục do cổ thư viết bằng chữ Hán thì chúng khác nhau ở cục số của Thủy / Hỏa. Điều này được mô tả như sau: Như vậy; chúng ta cũng nhận thấy rằng sự sai lệnh này ở đúng vị trí của hai hành Thuỷ/Hỏa. Chúng ta cũng biết rằng: Hành của cục trong Tử Vi chính là hành của tháng an Mệnh theo năm sinh của đương số. Bởi vậy, khi Thuỷ/ Hỏa đã đổi chỗ cho nhau trong Lục thập hoa giáp thì hành của cục cũng sẽ đổi Thủy & Hỏa. Điều này được miêu tả so sánh như sau: Qua sự so sánh trên, chúng ta lại thấy một sự trùng khớp hợp lý giữa độ số cục trong Lạc thư hoa giáp với Hà đồ, vốn là nguyên lý căn bản của nó. Còn bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền qua cổ thư chữ Hán thì ngay cả người Hán cũng chẳng biết nguyên lý nào tạo ra nó và rối mù. Trước hết là không có tính nhất quán bởi độ số cục ngay từ đồ hình khởi nguyên của nó là Hà đồ (Đã chứng minh ở trên: Nguyên lý nghịch chiều tương sinh của Hà đồ). Người viết đã hân hạnh trình bày về tính qui luật và khả năng tiên tri là hai trong số những tiêu chí để thẩm định một lý thuyết khoa học. Không có tính qui luật thì không có khả năng tiên tri. Xét về góc độ khoa học thì khả năng tồn tại một phương pháp tiên tri là hệ quả tất yếu của một lý thuyết khoa học đã hoàn chỉnh. Bởi vậy, tính qui luật là không thể thiếu được, đó là yếu tố cần trong một lý thuyết thống nhất và hoàn chỉnh. Điều này không thể tìm thấy trong các bản văn chữ Hán lưu truyền từ hàng ngàn năm nay. Bởi vì, một lý thuyết tiền đề bị thất truyền. Khả năng tiên tri trong các phương pháp ứng dụng từ các cổ thư này - vốn là hệ quả của một lý thuyết - bị hạn chế bởi những sai lệch. Ứng dụng của cục số trong Lạc thư hoa Giáp và tử vi Từ khi cuốn “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp” được phát hành 1999, đã được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thay đổi hành Thủy & Hỏa trong Lạc thư hoa giáp trong ứng dụng .Do đó, người viết xin được dành phần này để nói rõ hơn về thực chất của sự thay đổi hai hành Thủy & Hỏa trong bảng Hoa giáp. - Sự thay đổi Thủy Hỏa trong bảng hoa giáp chỉ giới hạn trong hai hành Thủy và Hỏa, không có sự thay đổi ở các hành khác. - Sự thay đổi Thủy Hỏa trong bảng hoa giáp chỉ giới hạn ở nạp âm trong chu kỳ 60 hoa giáp, không phải là sự thay đổi ở những vấn đề liên quan khác giữa Thủy & Hỏa trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Có người cho rằng sự thay đổi này trong bảng hoa giáp thì Thủy & Hỏa trong thập Thiên Can và Địa chi cũng phải thay đổi là một sai lầm. Thí dụ như cho rằng: Bính Đinh Hỏa phải đổi thành Thủy, hoặc Tỵ Ngọ Hỏa cũng đổi thành Thủy là sai lầm. - Sự thay đổi Thủy & Hỏa trong bảng hoa giáp là một sự hiểu chỉnh hạn chế chỉ ứng dụng trong hai hành Thủy & Hỏa, chứ không phải là một sự phủ định tính tương tác của Ngũ hành trong bảng hoa giáp với những vấn đề liên quan. - Sự thay đổi hành Thủy & Hỏa trong Lạc thư hoa giáp so với Lục thập hoa giáp chứng tỏ sự sai lệch trong cổ thư chữ Hán truyền lại, là một trong sự phát triển tất yếu tiến tới sự hoàn chỉnh, nhất quán, nhằm chứng tỏ quan niệm cho rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh và là một lý thuyết thống nhất, giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi vấn đề liên quan đến con người với khả năng tiên tri. Học thuyết này thuộc về dân tộc Việt, là nền tảng của danh xưng văn hiến với lịch sử gần 5000 năm của dân tộc Việt và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Quan niệm này nhân danh khoa học, nên nó phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chí của khoa học hiện đại. Bảng Hoa giáp là một trong những nguyên tắc căn bản về thời gian trong những ứng dụng của học thuật cổ Đông phương. Cho nên,tính tất yếu của sự hiệu chỉnh hai hành Thủy & Hỏa này sẽ dẫn đến sự hiểu chỉnh trong một số sự ứng dụng liên quan. Những bộ môn ứng dụng nào không liên quan đến nạp âm Ngũ hành trong bảng Hoa giáp sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự hiệu chỉnh này. Thí dụ trong Tử Vi sự hiệu chỉnh này sẽ ảnh hưởng tới những người có cục và Mệnh thuộc Thủy và Hỏa. Trong trường hợp chúng ta lấy Tử vi theo các chương trình Tử vi vi tính đã lập sẵn - vốn căn cứ theo bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền từ cổ thư chữ Hán - thì chỉ khi: - Gặp mạng Thủy và Hỏa sẽ đối chiếu với bảng Lạc thư hoa giáp để hiệu chỉnh lại. Thí dụ: trước đây mạng là: Giáng Hạ Thủy, nay là Lư Trung Hỏa. - Gặp cục Thủy & Hỏa thì sửa đổi lại và tất yếu những chòm sao và sao liên quan đến Cục Thủy hay Hỏa phải an lại theo đúng tính chất của cục đó. Thí dụ: Theo sách cổ chữ Hán, đương số có Thủy Nhị Cục. Vì Thủy cục nên Trường sinh bắt đầu từ Thân. Nay theo Lạc thư hoa giáp là Hỏa Nhị Cục, Trường sinh bắt đầu từ Dần. - Tất cả những câu phú và phương pháp luận đoán liên quan đến Thủy & Hỏa vẫn giữ nguyên giá trị, nhưng ứng dụng cho bảng Lạc thư hoa giáp. Thí dụ: Người có mệnh (Hoặc hạn) gặp Tử Phủ cư Dần tốt cho Hỏa và không tốt cho Thủy vẫn nguyên giá trị. Nhưng điều này ứng dụng cho Lạc thư hoa giáp. Sự luận đoán đúng sai vẫn còn tuỳ thuộc vào yếu tố khả năng của người luận đoán. Nhưng cùng một người luận đoán và một phương pháp luận đoán sẽ là sự kiểm chứng tính chính xác của Lạc thư hoa giáp. Một trong những tiêu chí khoa học là: Không có tính quy luật thì không thể có khả năng tiên tri. Nền văn minh Lạc Việt, từ những di sản văn hoá phi vật thể đã chứng tỏ tính hoàn chỉnh, nhất quán, tính quy luật, khả năng giải thích một cách hợp lý các vấn đề liên quan và khả năng tiên tri. Người viết rất cảm ơn sự quan tâm của quí vị nghiên cứu về môn Tử Vi sẽ có thời gian thực nghiệm tính hợp lý của Lạc thư hoa giáp, nhân danh nền văn minh Lạc Việt với gần 5000 năm văn hiến. Tính hợp lý của nguyên lý căn bản trong tính ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành là: Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ không chỉ dừng lại ở sự giải thích những phương pháp ứng dụng trong thuật phong thủy. Mà còn phải chứng tỏ tính hợp lý đó trong tất cả những phương pháp ứng dụng liên quan, theo đúng tiêu chí khoa học hiện đại. Trong chương này nguyên lý căn bản Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ tiếp tục chứng minh khả năng chứng giải một cách hợp lý, có tính qui luật, tính khách quan và nhất quán trong một phương pháp tiên tri nổi tiếng và huyền vĩ của học thuật Đông phương cổ là Tử Vi Đẩu số. Đồng thời, người viết tiếp tục minh chứng với bạn đọc quan tâm về một thực tại đàng sau những giá trị của học thuật cổ Đông phương. Đó chính là sự vận động tương tác có tính quy luật của vũ trụ. Bạn đọc tiếp tục quán xét điều này ở những phần dưới đây. I. Tử vi đẩu số trong văn minh Đông Phương Tử Vi đẩu số là một phương pháp tiên tri cho từng số phận con người nổi tiếng trong văn hoá Đông phương vì khả năng tiên tri của nó. Nếu theo tiêu chí khoa học - cho một lý thuyết hoặc phương pháp khoa học thì nó phải có khả năng tiên tri - thì có thể nói rằng: Chưa hề có một lý thuyết khoa học tiên tiến nào của nhân loại bây giờ và hàng trăm năm nữa có thể tạo ra được khả năng tiên tri một cách huyền vĩ vì hiệu quả của nó như khoa Tử Vi đẩu số trong học thuật cổ Đông phương. Hiệu quả trong tiên tri đã tạo cho khoa Tử Vi có một chỗ đứng trong văn hoá Đông phương từ hàng thiên niên kỷ nay. Đây là một thực tại khách quan không thể phủ nhận trong mọi thăng trầm và những quan niệm khác nhau thuộc về lịch sử. Theo dã sử và truyền thuyết thì Trần Đoàn Lão tổ thời khai Tống là người sáng lập ra môn này và Tử Vi được hoàng gia Tống sử dụng rất hiệu quả, sau đó Tử Vi truyền sang Việt Nam từ thời Trần. Phương pháp tiên tri của Tử Vi dựa trên phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, chia đời người làm 12 thành tố căn bản gọi là 12 cung gồm :Bản Mệnh – Huynh Đệ – Phu Thê – Tử Tức – Tài Bạch – Tật Ách – Thiên Di – Nô Bộc – Quan Lộc – Điền Trạch – Phúc Đức – Phụ Mẫu . Trên cơ sở 12 cung này, Tử Vi có kHỏang từ 120 đến 150 yếu tố tương tác được định danh như các sao trên trời, phân bổ có tính qui luật trên 12 cung. Tính chất qui ước tốt xấu của các sao tương tác trong một cung và tương tác giữa các cung làm nên tính tiên tri của khoa Tử Vi. Chính vì khả năng tiên tri huyền vĩ của nó phản ánh hệ quả một nhận thức thực tại vượt ra ngoài khả năng nhận thức của tri thức khoa học hiện đại, cho nên đến tận bây giờ, khoa Tử Vi vẫn là một hiện tượng đầy bí ẩn trong học thuật cổ Đông phương. Hàng ngàn năm trôi qua, với bao công sức của các nhà nghiên cứu vẫn không thể nào phục hồi được một lý thuyết hoàn chỉnh là cơ sở phương pháp luận của môn Tử Vi và họ cũng không thể khám phá được một thực tại nào là cơ sở nhận thức tạo ra lý thuyết đó. Chính vì tính bí ẩn kỳ vĩ của nó, nên không ít người đã sổ toẹt và cho rằng Tử Vi đẩu số là hiện tượng “mê tín dị đoan”. Đây là một luận điểm không hề có cơ sở khoa học, mặc dù nó nhân danh khoa học. Bởi vì, người ta không thể chỉ ra tính chất mê tín dị đoan của nó. Cũng có một số người tin tưởng vào khoa Tử Vi đẩu số vì hiệu quả tiên tri kỳ vĩ của nó thì cho rằng: sự thành lập môn Tử Vi là do sở ngộ tâm linh của các bậc tiên thánh. Thực ra đây cũng chỉ là một cách lấy sự bí ẩn này để lý giải một cái bí ẩn khác. Sở dĩ có hiện tượng này vì người ta không thể nào căn cứ vào những tri thức trong các bản văn chữ Hán – ở mọi phương diện trong lịch sử văn minh Hán – để phục hồi những nguyên lý và phương pháp hình thành môn Tử Vi. Đây không phải là vấn đề được đặt ra bây giờ, hoặc vài trăm năm trước, mà là đã trải hàng thiên niên kỷ. Việc đặt vấn đề tìm hiểu những thực tại được nhận thức và là tiền đề tạo ra môn Tử Vi và phương pháp an sao, không phải chỉ là làm sáng tỏ sự huyền bí, mà còn là tìm về cội nguồn đích thực của môn dự đoán này. Trong cổ thư chữ Hán, chúng ta chỉ tìm thấy phương pháp luận đoán và qui tắc an sao của Tử Vi, tức là chỉ có phần ứng dụng và hoàn toàn bí ẩn. Trước Trần Đoàn Lão tổ - vốn được coi là người sáng lập ra môn Tử Vi – nền văn minh Hán không hề có những tiền đề tri thức phổ biến để làm nền tảng cho việc hình thành môn này, cũng như tất cả các quy tắc của nó. Môn Tử Vi cùng chung số phận với tất cả các phương pháp ứng dụng khác trong học thuật cổ Đông phương truyền lại từ những bản văn chữ Hán, đều thiếu một học thuyết hoàn chỉnh là cơ sở cho phương pháp luận của nó. Ngoài ra, khi tri thức của con người hiện đại chưa hiểu được một thực tại nào là cơ sở nhận thức tạo ra các phương pháp ứng dụng trong học thuật cổ Đông phương thì người ta cũng không thể hiểu được nội dung những khái niệm phản ánh thực tại ấy. Bởi vậy, người ta đã giải thích những phương pháp và hiện tượng bằng những cách nhìn khác nhau và tất nhiên đầy mâu thuẫn. Nhưng nếu căn cứ vào tiêu chí khoa học hiện đại thì người viết có thể khẳng định rằng: Tử vi là một phương pháp hoàn toàn phù hợp và đáp ứng đầy đủ những tiêu chí khoa học hiện đại. Đó là: Tính quy luật, tính khách quan và có một phương pháp luận nhất quán theo thuyết Âm dương Ngũ hành và khả năng tiên tri. Trong Tử Vi không hề có dấu ấn của thần quyền. Tất cả chúng ta đều biết một vấn đề mặc nhiên rằng: Tất cả những sự ứng dụng có phương pháp luận theo một lý thuyết nào đó, đều phải là hệ quả của chính lý thuyết đó . Lý thuyết này phải phản ánh sự nhận thức một thực tại và nó phải được hình thành trước sự ứng dụng theo phương pháp luận của lý thuyết đó. Nhưng hàng ngàn năm trôi qua, con người với bao công sức vẫn không thể nào phục hồi được một lý thuyết hoàn chỉnh nào làm cơ sở phương pháp luận của môn Tử Vi và cũng không thể khám phá được một thực tại nào là cơ sở nhận thức tạo ra lý thuyết đó. Người ta không thể tìm một cái đúng từ một tiền đề sai. Nhưng sự bí ẩn của một phương pháp tiên tri trong Tử Vi đẩu số sẽ được sáng tỏ từ nguyên lý căn bản: Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ có xuất xứ nguyên Thủy từ văn minh Lạc Việt. Để chứng minh điều này, bạn đọc quán xét và so sánh các hiện tượng sau đây giữa những vấn đề trong Tử Vi Đẩu số với nguyên lý mơ hồ của nó qua đồ hình Hậu thiên Văn Vương phối Lạc thư. II. Những vấn đề trong tử vi đẩu số 1. Hậu thiên Văn Vương phối Lạc thư trong cổ thư chữ Hán Bạn đọc quan tâm so sánh đồ hình Lạc thư phối Hậu thiên Văn Vương và Thiên bàn 12 cung trong Tử Vi đẩu số dưới đây : Hậu thiên Văn Vương phối Lạc thư Theo cổ thư chữ Hán So sánh với đồ hình Thiên bàn Tử Vi Qua cặp hình so sánh trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Hậu thiên Văn Vương phối Lạc thư từ cổ thư chữ Hán không hề có sự tương thích hợp lý với đồ hình Thiên bàn 12 của Tử Vi. Lạc thư là đồ hình tương khắc của Ngũ hành theo chiều ngược kim đồng hồ, hoàn toàn không hề có sự liên hệ nào với đồ hình 12 cung của khoa Tử Vi vốn thuận theo chiều Ngũ hành tương sinh. Mọi chuyện ngừng lại ở đây và đó là nguyên nhân của sự bế tắc hàng ngàn năm không thể phát triển được của học thuật cổ Đông phương. Học thuật cổ Đông phương chìm sâu trong sự huyền bí. Nhưng ngược lại, mọi sự huyền bí sẽ được sáng tỏ và phát triển hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học hiện đại và chỉ thẳng đến một thực tại huyền vĩ của vũ trụ, chính là cơ sở của học thuật cổ Đông phương. Đó chính là nguyên lý căn bản Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt. Bạn đọc xem phần chứng minh sau đây . 2. Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt và 12 cung thiên bàn Tử Vi Bạn đọc quan tâm xem xét hai đồ hình so sánh dưới đây: Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ So sánh với đồ hình thiên bàn 12 cung tử vi Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ hoàn toàn phù hợp với chiều tương sinh của Ngũ hành trên đồ hình 12 cung của khoa Tử Vi. Bạn đọc sẽ tiếp tục thấy một sự trùng khớp hợp lý đến hoàn hảo, khi đồ hình Hà đồ - Pháp đại uy nỗ của nền văn minh Lạc Việt - được thể hiện bằng hình tròn với 4 điểm kết thúc của Tứ hành thuộc Thổ và sắp xếp vào đó 12 cung địa chi tương ứng với Thiên Bàn Tử Vi.
  2. Trông anh có phải dạng người nhỏ con, tay chân từng trật gẫy gì không
  3. tháng 6 là do sao nào vậy ạ bác?
  4. Xin hỏi qua trong ba mẹ chị có người nào bị bệnh về thần kinh hay không?
  5. Không phải con gái mệnh Thiên cơ không tốt đâu. Nếu có bệnh về thần kinh/stress theo lá số này là do Hỏa tinh nằm tại cung tật+ Đà thì có bệnh về cột sốt hay đau vùng thắt lưng. Theo mình năm nay chủ top có thể kết hôn. Cung Phu tốt, lấy được chồng tốt thành đạt, chung sống hạnh phúc. Chồng có thể có bệnh khó chữa về đường hô hấp như xoang hay polip mũi. Bạn chờ thêm tư vấn của bác Hai thiên hà cho chính xác nhé
  6. Nếu đúng giờ sinh này thì đường công danh rất sáng lạng, nhiều tài lộc, chức vụ cao nhiều người mơ ước, hợp với các ngành nghề về tài chính, ngân hàng. Đường tình duyên lại lận đận. Khó tránh khỏi việc hôm nhân đổ vỡ, do vợ hoặc chồng có người rất đào hoa mà có tình ngoại
  7. Kính gửi BQT và a Bá Kiến Nhờ anh xem lại cách xem lại bài viết của từng cá nhân. Cách sắp xếp hiện tại không có xem bài viết của riêng 1 cá nhân theo thứ tự thời gian, mà chỉ theo topic. Vì thế nên rất khó khăn cho người đọc theo dõi các bài viết của riêng 1 cá nhân. Ví dụ em muốn đọc các bài viết của bác haithienha hoặc sp Thiên sứ thì rất là khó khăn, không thể xem được như trước nữa. Mong anh xem lại và sửa chữa để người đọc có thể dễ dàng theo dõi và học hỏi kinh nghiệm từ các tiền bối ạ
  8. Năm nay có thể thay đổi chỗ ở. Công việc cũng có thể thay đổi nhưng theo chiều hướng xấu. tiền bạc hao hụt nhiều có khi trắng tay, đừng cho ai vay hay đưa tiền cho ai đầu tư gì vì dễ bị lường gạt mà mất trắng. Có thể có sự thay đổi vào tháng 3,7 âl. Vợ chồng năm nay buồn nhiều hơn vui tình cảm sứ mẻ, có thể có thời gian xa cách nhau,. Vợ chồng hay tranh cãi có lẽ là cái số vậy. Anh chồng chắc nói hơi nhiều. Bản thân lại là người dễ cô đơn thâm trầm, sau này có thể có lúc nghĩ tới việc xuất gia tu hành. Chị chờ thêm bác haithienha tư vấn cho chính xác nhé
  9. Xem tử vi phải có ngày giờ sinh chính xác nhé bạn. Bạn hỏi kỹ người thân và miêu ta thêm về hình dáng, tính các, bệnh nbạn trong đời mình để xác định được giờ sinh chính xác nhé
  10. Năm 39t sẽ có sự dứt khoát rỏ ràng Bác ơi là năm 39 hay 38 tuổi ạ?
  11. bác ơi bọc điều/nhau quấn cổ là do sao nào ạ? đế vượng+hỏa ạ?
  12. Mệnh tham lang+ kình + mộc, lấy cô nào khổ cô đó nhỉ. Năm Ngọ có thể kết hôn
  13. Số này cũng đẹp đó. Công danh sớm đạt, hanh thông và hiển hách. Tiền tài đi liền với công danh, lá số có nhiều cách đẹp nhưng tiếc cung tài có giải thần tọa thủ, có thể nói là giầu nhưng không thành đại phú được. Nên đi xa quê hương lập nghiệp để được hưởng nhiều phúc thọ. Đại vận ngoài 30 có lần phá sản trắng tay. Ngoài 40 sự nghiệp vững vàng, hanh thông nhất. Tới lúc đó cho thầy bói nhờ đỡ làm ô dù nhé
  14. tướng gặp triệt ít khi con cả lắm nhé. Trông bề ngoài anh thế này? nhỏ con, mặt choắt, da xấu, đầu mặt có tỳ vết gì?
  15. Ai bảo rằng 2 chồng? cung phu đẹp lấy được chồng danh giá có học và tử tế, vợ chồng cũng thường quan tâm tương trợ lẫn nhau. Nhiều người mong còn không được. Công việc trầy trật vì thân cư quan thái âm bị tuần thêm Đà che phủ thì mờ ám lắm, cả cuộc đời dù cố mấy, bon chen mấy thì cũng như bèo trôi, chẳng nên sự nghiệp gì
  16. anh thử lấy thêm lá số giờ Hợi để tiện so sánh nhé
  17. chúc mừng nhé, dạo này chị bận vs sức khỏe kém, vài bữa nữa thôi lại có thời gian lên diễn đàn rồi, chúc công việc thuận lợi nhé

  18. Nghĩ a sinh giờ Thìn, mệnh tử tham, dựa vào những đặc điểm sau: - Có anh chị e cùng cha khác mẹ - Thuở nhỏ sinh ra đau yếu khó nuôi - Bệnh về đường tiêu hóa - Tính cách có phần nham hiểm xảo trá.
  19. Chị thử miêu tả thêm về bản thân xem sao, lúc Dần lúc Mão thế này không biết cơ sở đâu để xem
  20. Mệnh thất sát hạn gặp Kình, tổng luận năm nay xui. Có thể thay đổi công việc hay chỗ ở nhưng chưa chắc đã tốt hơn chỗ cũ, chỗ đang làm việc như bị chèn ép? Bản thân sức khỏe kém có thể bệnh về đau bụng hay bệnh phụ nữ. Trong họ có cái tang. Thân cư quan Liêm phá+ song hao không kiếp công việc thường thay đổi, không có việc gì là lâu bền, xem như cái số phải chịu vậy, đường công danh gập gềnh hiểm trở, nhiều tai nạn bất ngờ, tốt nhất không nên theo đuổi nếu có thể nên kinh doanh buôn bán hay kỹ nghệ để tránh những sự chẳng lành. Không ai có đủ thời gian để xem liên tục 10 năm cả.
  21. Tính tình nóng nẩy, háo thắng, ngang bướng, thẳng thắn, nhiều khi hơi cục hay tính ôn hòa hiền lành nhẹ nhàng hơi cô độc? chồng dạng người trung bình người đầy đặn mặt vuông hay tròn, tính hơi nóng bảo thủ độc đoán/ hay chồng có dạng người hơi thấp nhỏ con, khuôn mặt hơi thon dài, tính ham chơi tiêu xài không biết tiết kiệm?
  22. Chị lấy thêm lá số sau 5h, miêu tả thêm về bản thân, theo mục lưu ý khi tư vấn tử vi ở trên nhé. Tai phải có tỳ tật gì khó nghe không?
  23. Triệt đáo kim cung. Mệnh thân phúc đều vcd hung tinh độc thủ tuổi thọ ko cao. Mệnh VCD kình độc thủ, thân VCD linh tinh độc thủ + vượng+ long + điếu có lần bị ngã trên cao xuống rất nguy hiểm, bị gẫy lưng/cột sống, nặng có thể bán thân bất toại. Nên xa quê lập nghiệp, càng xa càng tốt. Kỵ đà không nên đóng cung phu. Nên kết hôn muộn, vợ chồng có thể chung sống được với nhau, nhưng gia đạo hình khắc bất hòa, luôn ghen tuông nghi kỵ lẫn nhau. Bản thân cũng nên cẩn trọng lời ăn tiếng nói để gia đạo giảm đi hình khắc. Tử tức hãm địa, nữ mệnh có tang hổ, rất khó có con và hiếm con, may mắn được một đứa, lớn lên cũng phá phách chơi bời. số này suốt đời buồn khổ, đổ lệ vì chồng con.
  24. Oxy cao áp được phát triển ở hầu hết các nước có nền kinh tế và Y học phát triển. Nước ta mới được đưa vào ứng dụng trong thời gian gần đây. 1. Phương pháp điều trị oxy cao áp là gì ? Điều trị oxy cao áp là phương pháp dùng oxy tinh khiết ( hoăc hàm lượng cao ) ở áp lực cao để điều trị, điều dưỡng cho bệnh nhân. Bệnh nhân nằm trong máy chuyên dùng. Có nhiều loại máy oxy cao áp: a. Phân loại theo khí sử dụng trong máy: - Máy dùng một loại khí: khí tạo áp lực và cho bệnh nhân thở là 1 loại: oxy hàm lượng cao, áp lực cao. - Máy dùng 2 loại khí: khí tạo áp lực là không khí nén và khí cho bệnh nhân thở là oxy tinh khiết áp lực cao (thường bệnh nhân thở oxy ngắt quãng) b. Phân loại theo số lượng người sử dụng: - Máy dùng cho một người (có máy cho người lớn và máy cho trẻ em) - Máy dùng cho nhiều người cùng điều trị. Có loại máy có bố trí bàn phẫu thuật để bên trong (dùng trong mổ tim). Có loại máy có bàn sinh đẻ (thường dùng cho sản phụ có bệnh tim). c. Phân loại theo mục đích sử dụng: - Máy cố định - Máy cơ động (thường nhỏ dùng trong cấp cứu) 2. Tại sao cần bổ sung oxy cho cơ thể: Oxy có sẵn trong tự nhiên với hàm lượng lớn khoảng 20-21%. Ở đâu cũng sẵn có oxy cho sinh vật hô hấp. Tuy nhiên hiệu quả hô hấp của mỗi người khác nhau. Oxy từ phổi đến được tế bào phụ thuộc nhiều yếu tố: sự hấp thu của phổi, số lượng và chất lượng hồng cầu, khả năng làm việc của tim, thông suốt của mạch máu, tình trạng màng tế bào….Nếu một hoặc nhiều yếu tố trên không bình thường đều làm giảm oxy tới các mô. Vì vậy tuy sống trong cùng một môi trường, có khi trong cùng một phòng nhưng có người đủ oxy có người thiếu. Không những thế ngay trong cùng một người có bộ phận, cơ quan đủ oxy, có bộ phận, cơ quan thiếu oxy. Như vậy thiếu oxy ở mức độ khc nhau là hiện tượng thường gặp ở một phần hay toàn cơ thể Oxy rất cần thiết, thiếu oxy sinh nhiều bệnh: oxy rất cần thiết cho sự sống không chỉ vì oxy có trong thành phần của gần như hầu hết các chất cấu thành cơ thể mà oxy còn là chất duy trì sự sống. Khi sức khỏe suy giảm ta thường quan tâm, hỏi thăm nhau ăn uống như thế nào, ít chú ý tới thở (cung cấp oxy cho cơ thể). Thực ra thở còn quan trọng hơn cả ăn uống. Người ta có thể nhịn ăn nhịn uống nhiều giờ, nhiều ngày nhưng nhịn thở chỉ có thể tính bằng phút. Bốn phút không được cung cấp oxy, não đã bất đầu bị tổn thương và sẽ bị tổn thương không hồi phục khi ngừng được cung cấp thm oxy 9-10 phút. Oxy rất cần cho sự sống nên khi thiếu sinh nhiều bệnh. Có bệnh thiếu oxy là nguyên nhân chính, nguyên nhân tiên phát, có bệnh thiếu oxy là khâu quan trọng trong cơ chế bệnh sinh. Bệnh do thiếu oxy thì cách chữa tốt nhất là cung cấp đủ oxy. Đủ oxy cũng sẽ cắt đứt nhiều quá trình bệnh lý. Có nhiều cách cung cấp thêm oxy cho cơ thể: cải thiện môi trường sống, làm việc, cho thở oxy đẳng áp (áp xuất không khí) nhưng hiệu quả hơn cả là oxy cao áp 3. Nguyên lý của oxy cao áp Hàm lượng các chất khí nói chung, oxy nói riêng trong cơ thể người ta phù hợp và thích nghi với điều kiện môi trường 1 at, hàm lượng oxy 20-21%. Trong điều kiện đó oxy được vận chuyển từ phổi tới các tế bào bằng các con đường: - Kết hợp với hemoglobin dưới dạng HbO2 là dạng vận chuyển sinh học, giữ vai trò chủ yếu. - Oxy hịa tan vào trong huyết tương, nước mô các dịch của cơ thể. Đây là dạng hòa tan vật ly, theo định luật Henri – Daltoa. Ơ đây cơ thể được coi là môi trường nước. Các chất khí vào phế nang tiếp xúc với môi trường nước qua màng phế nang. Ơ áp suất bình thường dạng hòa tan chiếm lượng không đáng kể. Trong 100 ml máu chỉ có khoảng 0,3 ml oxy dạng hòa tan. Trong khi nhu cầu của cơ thể cần khoáng 6,65 ml oxy trong 100 ml máu. Nhưng oxy hòa tan có tầm quan trọng vì là dạng sử dụng trực tiếp của tế bào. Oxy kết hợp (HbO2) tới tế bào cũng phải chuyển thành dạng hòa tan tế bào mới sử dụng được. Có thể tăng lượng oxy hòa tan bằng tăng áp suất và hàm lượng khí oxy hít vào. Cứ tăng áp suất oxy thở vào thm 1at trong điều kiện nhiệt độ không đổi thì lượng oxy hòa tan trong 100 ml máu tăng thêm 2,3 ml. Oxy cao áp đã sử dụng tính chất này của oxy nhằm tăng nhanh, chủ động lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Oxy ở áp lực cao còn có một số đặc tính quý: - Có tác dụng diệt khuẩn nhất là vi trùng kỵ khí, với vi trùng hiếu khí nhiều loại ở oxy áp suất cao cũng làm bất hoạt, ngừng tiết độc tố và bị diệt. - Kích thích tăng khả năng miễn dịch nhất là miễn dịch dịch thể. - Điều chỉnh thăng bằng kiềm toan qua hệ thống Hb/HbO2, thăng bằng chuyển hóa. - Điều hòa nhịp tim,… 4. Ưu việt của phương pháp điều trị oxy cao áp. - Là phương pháp vừa có tác dụng điều trị, vừa có tác dụng điều dưỡng. - Là phương pháp an toàn dễ tiếp nhận ngay cả trẻ mới sinh đến người già yếu. Phương pháp không đưa chất lạ vào cơ thể nên hầu như không có tác dụng phụ. Khi điều trị bệnh nhân cảm thấy thoải mái như nằm nghỉ trong phòng máy lạnh. - Có tác dụng điều trị đồng thời nhiều bệnh nhưng không làm giảm ý nghĩa tác dụng này với từng bệnh 5. Chỉ định và chống chỉ định a. Điều trị bệnh: Oxy cao áp có tác dụng điều trị nhiều bệnh trong đó có những bệnh có chỉ định tuyệt đối và nhiều bệnh là phương pháp điều trị kết hợp + Bệnh có chỉ định tuyệt đối - Ngộ độc oxyd carbon và các khí độc khác - Bệnh giảm áp của thợ lặn và phi công - Bệnh nhiễm trùng kỵ khí, hoại thư sinh hơi + Bệnh trong đĩ oxy cao áp là phương pháp điều trị phối hợp. Các chuyên khoa đều có những bệnh cần oxy cao áp để làm tăng hiệu quả điều trị. Tuy là phương pháp phối hợp nhưng trong nhiều bệnh, oxy cao áp có hiệu quả rất cao. Một số chỉ định thường gặp: - Viêm loét ngoài da lâu liền do các nguyên nhân khác nhau: do tiểu đường, liệt nằm lâu ngày, do bỏng, nhiễm trùng ngoại khoa. Oxy cao áp có hiệu quả cao với các chỉ định này. Bằng oxy cao áp điều trị bảo tồn được nhiều bàn chân tiểu đường đã có chỉ định cắt cụt. Oxy cao p cũng có tác dụng phòng tránh loại viêm loét này. - Bệnh tim mạch: Thiếu máu cơ tim (có vùng cơ tim trong bệnh này thiếu 50%-60% nhu cầu oxy cần thiết) loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim; thiểu năng tuần hoàn não; viêm tắc động mạch,… - Tai biến mạch máu não, rất cần thiết khi điều trị các di chứng bệnh này; rối loạn tiền đình. - Các trường hợp hoại tử xương: hoại tử do chấn thương, nhiễm trùng, hoại tử vô trùng, hoại tử sau xạ trị (hay gặp hoại tử xương hàm sau xạ trị khối u vùng mặt, vòm hầu) - Hỗ trợ tốt kết quả phẫu thuật giúp bảo tồn các đoạn nối, mảnh ghép xương và phần mềm trong ngoại khoa cũng như phẫu thuật thẫm mỹ - Bệnh bại não, tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em. - Giảm thị lực hoặc thính lực đột ngột. - Những bất ổn thai phụ đặc biệt khi có nhiễm độc thai nghén. b. Điều dưỡng: Oxy cao áp có tác dụng điều dưỡng cao: - Chống lão hóa tế bào nói riêng toàn cơ thể nói chung, giảm sa sút trí tuệ tuổi già. Giữ da đẹp với người trẻ. - Hồi phục nhanh sức khỏe sau ốm, sau lao động trí lực thể lực cường độ cao. c. Chống chỉ định: Oxy cao áp có một số chống chỉ định: - Bệnh áp xe khí kín, tràn khí màng phổi - Bệnh động kinh - Bệnh huyết áp cao - Bệnh sợ vào phòng kín Những chống chỉ định trên có tính chất tương đối. Khi cần điều trị oxy cao áp có thể khắc phục bằng các biện pháp hỗ trợ: Trích hoặc dẫn lưu các ổ khí kín trong cơ thể, dùng thuốc an thần chống động kinh, thuốc hạ huyết áp,…..trước khi điều trị oxy cao áp. Bs. Nguyễn Kim Phong .................................................... Mẹ TM bị bệnh tiền đình đã mấy năm, uống đủ thuốc đông tây không khỏi, vừa rồi bệnh trở nặng, đi không nổi. May mắn có người chỉ cho phương pháp này, mẹ có nằm máy oxy cao áp ở viện 108- HN, chỉ 10 ngày là các triệu chứng mất hẳn, khỏe mạnh như xưa. Bác sĩ có hẹn một thời gian tới nằm để hạn chế căn bệnh quay trở lại. TM thấy đây là một phương pháp hay mà nhiều người chưa biết tới. PP này còn được sử dụng để điều trị các bệnh tự kỉ, giảm thính lực, tai biến,... nên viết bài giới thiệu tới mọi người.