
Bất Nhị
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
14 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
0 NeutralAbout Bất Nhị
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
Tất cả tai nạn xảy ra, dù mức độ nặng nhẹ đều đau lòng cả. Và những vấn đề không may đó hầu như không năm nào không xảy ra cả. Còn bản chất vụ việc tại BP, là họ sử dụng thiết bị quá tuổi thọ đồng thời dầu ở khu vực đó có độ ăn mòn cao hơn bình thường. Nên việc bục ống dẫn dầu và dầu tràn không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra, và đó cũng là nguyên nhân Chính quyền Obama muốn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với BP. Sự kiện này xảy ra, từ chính ý trí chủ quan của con người chứ không phải các nguyên nhân khách quan như động đất, dư trấn, thiên tai hay bão lũ ... Chỉ có giải pháp duy nhất là thay ống dẫn dầu và đóng cửa mỏ dầu cũ kỹ đó lại. Các thiết bị khoa học hiện đại và các bộ óc giỏi nhất trên TG đã/ đang làm mọi cách để giải quyết nó. Bản thân những người đẻ ra nó, hiểu nó nhất + khoa học kỹ thuật hiện đại còn chưa giải quyết được, vì thực tế chưa có bất cứ vụ nào tiền nhiệm trước đó. Thì với con mắt nông cạn của cháu, bằng phương pháp xuất thần nào đó có thể giải làm giải quyết được. Vì đơn giản, cháu cũng chưa gặp những việc giống thế xảy ra trước đó. Trân trọng.
-
Cháu nghĩ: Kết quả nào cũng phải xuất phát từ nguyên nhân của nó. Nếu không tìm được nguyên nhân sẽ khó có giải pháp xử lý thích hợp. Cháu không bàn về giải pháp, cháu muốn hỏi chú. Thực sự nguyên nhân dẫn đến xảy ra sự cố trên là gì ? Và nó xuất phát là do đâu. Trân trọng,
-
Đến giờ này có thể khẳng định chính phủ VN đã cam kết với Nhật bản về việc xây dựng tuyến đường tàu cao tốc Hà nội - TP Hồ Chí Minh dùng công nghệ Shinkansen của nước này. Ít nhất Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã thông báo cho phía Nhật về quyết định này trong tháng 12/2009 và tháng 4/2010. Bản tin của AFP cho biết Tổng công ty Đường sắt VN đã cử chuyên gia sang Nhật học hỏi công nghệ từ năm ngoái cho thấy quyết tâm của VN với dự án này. Có ý kiến cho rằng VN buộc phải chọn công nghệ Shinkansen của Nhật dù chưa chắc đã tối ưu (chỉ chở được hành khách chứ không vận được tải hàng hóa) vì chỉ có Nhật mới đồng ý cho VN vay vốn (thông qua ODA song phương hoặc cofinance với WB/ADB). Tất nhiên có thể giả định phía Nhật đã được thông báo về quyết định đầu tư và chọn công nghệ Shinkansen của chính phủ VN nhưng điều này vẫn phải chờ QH VN phê chuẩn. Đây là thông lệ quốc tế bình thường, các chính phủ có thể có cam kết quốc tế trước khi được QH phê chuẩn và cam kết đó chỉ có hiệu lực sau khi QH đồng ý. Nhưng điều không bình thường là chính phủ VN đã không giải thích điều này cho QH và dân chúng rõ. Đến giờ này chính phủ vẫn chỉ xin QH phê chuẩn chủ trương đầu tư mặc dù trên thực tế đã quyết định chọn công nghệ/đối tác và có lẽ đã thu xếp nguồn tài trợ từ vốn ODA của Nhật. Tạm bỏ qua "uẩn khúc" giữa hai nhánh hành pháp và lập pháp của VN, bản thân ý tưởng của dự án có một số điểm cần bàn. Đầu tiên là lý do của việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối hai thành phố lớn nhất này. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đó là vì các phương tiện vận tải khác không tải nổi nhu cầu đi lại của người dân trong vòng vài chục năm tới giữa HN và HCMC. Nhưng trong tường trình của Bộ trưởng Bộ giao thông Anh, Andrew Adonis, sau khi ông đi khảo cứu và học hỏi kinh nghiệm làm đường sắt cao tốc từ 5 nước, lý do phổ biến nhất ở các nước là sự quá tải của hệ thống đường sắt nội đô hiện tại như trường hợp của tuyến Tokyo-Osaka hay Paris-Lyon. Khi đường sắt nội đô quá tải thì tầu cao tốc sẽ là đường ống hút một lượng lớn hành khách ra vào thành phố nhanh chóng, giảm tải cho các phương tiện giao thông hiện có. Hà nội và TP HCM chưa có đường sắt nội đô, là phương tiện giao thông căn bản nhất của các đô thị hiện đại. Xây dựng metro/đường sắt nội đô có lẽ là những dự án cần thiết hơn nếu muốn cải thiện giao thông công cộng và giảm bớt kẹt xe, tai nạn giao thông ở hai thành phố này. Thứ hai, hầu hết các tuyến đường sắt cao tốc trên thế giới, dù đã được xây dựng lâu năm như ở Nhật hay vẫn còn trên kế hoạch như ở Mỹ đều chỉ có chiều dài trong trên dưới 100 đến 600km. Lý do là ngắn quá người dân sẽ chuộng các phương tiện đường bộ khác, còn dài quá người ta thích đi máy bay hơn. Khoảng cách tối ưu cho một tuyết đường sắt cao tốc được khuyến cáo trong khoảng 300-800km, tùy vào tác giả (xem ở đây và đây). Ngoài ra các tuyến đầu tiên và thành công nhất ở các nước đều nối giữa các đô thị mật độ dân số rất cao (Tokyo-Kobe-Osaka - 17.3 triệu dân, Seoul-Incheon - 20.1 triệu, Beijing-Tainjing - 20 triệu). Tuyến HN-HCMC có thể thỏa mãn điều kiện tổng dân số hai đầu đủ lớn, tuy nhiên độ dài hơn 1500km sẽ là một thách thức lớn vì nhiều hàng khách sẽ chọn máy bay. Còn nếu tập trung khai thác hai tuyến HN-Vinh (319km) và HCMC-Nha Trang (448km) thì dân số của hai đầu Vinh và Nha Trang lại quá ít. Số người đi du lịch/nghỉ mát có thể tăng nhưng khó có thể có đột biến. Trước những năm 80, giá vé tàu Shinkansen trung bình bằng 80-90% giá máy bay. Nhưng kể từ thập kỷ 90, giá tàu cao tốc giảm dần vì bị máy bay cạnh tranh dữ dội sau khi Nhật tự do hóa một số qui định quản lý hàng không nội địa và nâng cấp sân bay Haneda ở Tokyo. Hiện tại giá vé tuyến Tokyo-Osaka chỉ còn bằng 66% giá vé máy bay nhưng số lượng hành khách đã dậm chân tại chỗ từ thập niên 90, tất nhiên có một phần vì kinh tế suy thoái. Do vậy tuyến HN-HCMC dự kiến giá vé bằng 75% vé hàng không thương mại sẽ rất rủi ro và có nguy cơ không cạnh tranh được với hàng không nội địa, nhất là hàng không giá rẻ. Nếu chính phủ mở cửa cho các hãng hàng không quốc tế khai thác thị trường nội địa, giá vé máy bay sẽ còn giảm xuống nữa. Như vậy có thể dự đoán rằng sau khi tuyến HN-HCMC đi vào hoạt động, để có hiệu quả và đủ tiền trả nợ chính phủ sẽ phải có chính sách bảo hộ bằng cách hạn chế hàng không phát triển, một hình thức đánh thuế gián tiếp vào người tiêu dùng. Thứ ba là vấn đề vốn đầu tư. Bài báo của AFP có nhắc đến chi tiết chính Nhật đã khuyến cáo VN về khả năng 56 tỷ USD sẽ không đủ cho dự án này. Họ có kinh nghiệm xương máu về việc này: tuyết đường sắt cao tốc đầu tiên Tokyo-Osaka đã bị đội dự toán lên gấp đôi, từ 541 triệu USD lên hơn 1 tỷ USD sau 5 năm xây dựng. Điều này đã buộc Chủ tịch và Phó chủ tịch JNR, chủ đầu tư dự án, từ chức vào năm 1963 và không đến dự lễ khánh thành tuyến đường này 1 năm sau đó. Nhưng đấy chưa phải là kỷ lục, tuyến Seoul-Busan đã vượt dự toán bốn lần, từ 5.8 nghìn tỷ won lên 22 nghìn tỷ. Hầu hết các tuyết đường sắt cao tốc trên thế giới đều bị vượt dự toán. Điều đáng nói là dù chi phí xây dựng vượt xa dự toán nhưng nhiều tuyết đường không đạt được số lượng hành khách như thiết kế (như các tuyến đường của Hàn quốc, Đài loan và ngay cả ở Nhật). Hệ thống Shinkansen của Nhật bị thua lỗ quá nặng dẫn đến chính phủ phải bán lại cho tư nhân với giá rẻ (tính giá bán theo cashflow chứ không theo cost of construction), gián tiếp đội chi phí cho dự án lên thêm một lần nữa. Ở thời điểm cổ phần hóa hệ thống Shinkansen năm 1987, JNR lỗ tích lũy 28 nghìn tỷ yen, trong khi giới đầu tư chỉ phải trả 9 nghìn tỷ, nghĩa là chính phủ gánh 19 nghìn tỷ lỗ (tương đương 119 tỷ USD, bằng 5.5% GDP Nhật thời điểm đó). Cả Bộ trưởng Võ Hồng Phúc và Bộ trường Hồ Nghĩa Dũng đều viện dẫn việc Nhật khởi công xây dựng tuyết đường sắt cao tốc đầu tiên từ những năm 50, chỉ vài năm sau chiến tranh, với vốn vay của World Bank và phải đến năm 1995 mới trả hết nợ. Thực sự Nhật chỉ vay 80 triệu USD của World Bank, chưa đến 15% tổng dự toán của tuyến Shinkansen đầu tiên (541 triệu). Vào thời điểm đó, GDP của Nhật xấp xỉ 40 tỷ USD, nghĩa là chi phí cho dự án chỉ vào khoảng 1.4% GDP. Trong khi đó dự án đường sắt cao tốc HN-HCMC có tổng dự toán 56 tỷ USD, hơn 50% GDP hiện tại của VN và có lẽ sẽ vay nước ngoài (ODA của Nhật) không dưới 50%, vượt xa dự án Tokyo-Osaka của Nhật. Nếu chi phí cho tuyến HN-HCMC bị đội lên gấp đôi dự toán, bằng GDP cả năm của VN, liệu VN có xoay xở được vốn để bù đắp phần vượt trội quá lớn này không? Ngay cả nếu dự án được thực hiện trong 20 năm, trung bình một năm sẽ cần khoảng 5 tỷ USD, gấp 5 lần số trái phiếu chính phủ phải trầy trật lắm mới phát hành được hồi đầu năm. Liệu credit rating của VN sẽ bị đánh tụt xuống đến mức nào? Ảnh hưởng ra sao đến các dự án khác cần vay vốn? Cũng cần nói thêm rằng mặc dù Nhật khởi công dự án Tokyo-Osaka chỉ hơn 10 sau chiến tranh, nhưng Nhật có nền tảng công nghiệp và công nghệ khá tiên tiến ở thời điểm đó, ít nhất trong lĩnh vực đường sắt. Nhật đã tự xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên từ năm 1870, đến trước Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã có gần 20 nghìn km trên khắp nước. Ý tưởng xây dựng đường sắt cao tốc ở Nhật có từ năm 1938 và năm 1940 chính phủ Nhật đã khởi công xây dựng tuyến đầu tiên giữa Tokyo và Shimonoseki với vận tốc dự kiến 200km/h nhưng bị hủy bỏ vì chiến tranh. Nhật đăng cai Olympic 1964, cùng năm với tuyến Shinkansen đầu tiên, chứng tỏ tiềm lực kinh tế của Nhật đã rất mạnh. Với trình độ công nghệ, tiềm lực kinh tế, và có lẽ cả năng lực điều hành hiện tại của VN đều kém xa Nhật ở thời điểm đó, việc hai bộ trưởng nói trên so sánh sự thành công của tuyến Shinkansen Tokyo-Osaka với dự án HN-HCMC là rất khập khiễng. Nói theo cách ví von của nhà báo Nguyễn Vạn Phú, không phải người Mỹ phóng được phi hành gia lên mặt trăng 40 năm trước có nghĩa là VN có thể và cần phải làm như vậy vào năm 2020, hay thậm chí 2050. Như đã đề cập đến trước đây, quyết định đầu tư một dự án dù của tư nhân hay nhà nước đều phải căn cứ vào hiệu quả (kinh tế/tài chính) và những rủi ro có khả năng xảy ra. Với những dự án lớn của nhà nước còn cần xem xét ảnh hưởng vào kinh tế vĩ mô, ví dụ ảnh hưởng vào nợ công, vào tổng đầu tư công (có crowd-out đầu tư tư nhân không), vào lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại, tỷ giá..., nhất là với một dự án có tổng đầu tư tới 50% GDP. Ngoài ra một dự án có mức độ dàn trải rộng cả về không gian và thời gian như vậy, những rủi ro về môi trường và an ninh quốc gia còn hệ trọng hơn. Tôi không xổ toẹt dự án này nhưng muốn những người có trách nhiệm phải nghiên cứu kỹ hơn trước khi quyết định. Xin QH không phê duyệt trong kỳ họp này, hãy thuê một tư vấn độc lập (không phải từ Nhật) đánh giá lại báo cáo tiền khả thi, chi phí chắc chắn rẻ hơn nhiều so với số nợ mà các thế hệ tương lai sẽ phải trả. Trích: Giang Lê
-
Sự phụ chụp ảnh có chân dài đứng cạnh, phong độ quá :)
-
http://www.viet-studies.info/kinhte/ChinhSachTQ20NamQua.htm Chính sách của Trung Quốc 20 năm qua và kịch bản của Huntington * (Cho một Thế chiến thứ 3, có liên quan đến Việt Nam) Một cuộc chiến tranh toàn cầu với sự tham gia của các quốc gia nòng cốt chính yếu trong các nền văn hoá lớn trên thế giới là điều không dễ xảy ra, nhưng là điều có thể. Như đã dẫn giải, một cuộc chiến tranh thế giới mới có thể bắt đầu bằng sự leo thang xung đột sắc tộc giữa các nhóm trong các nền văn hoá. Dễ xảy ra nhất là có sự tham gia của một bên theo đạo Islam và bên kia là không thuộc Islam. Có nghĩa là các quốc gia nòng cốt theo đạo Islam sẽ ra tay cứu giúp những người anh em đồng đạo của mình. Họ có thể bỏ qua và không can dự quá sâu nếu như những lợi ích thứ yếu ràng buộc. Sự dịch chuyển cán cân quyền lực giữa các nền văn hoá và các nước nòng cốt của nó chính là nguy cơ lớn nhất của chiến tranh giữa các nền văn hoá. Nếu sự lớn mạnh của Trung Quốc tiếp tục cộng với sự tự tin là “vai kép chính trong lịch sử loài người”, nó sẽ là gánh nặng thực sự cho trật tự quốc tế vào đầu thế kỷ 21. Trung Quốc lớn mạnh hơn với ảnh hưởng sâu rộng hơn ở Đông Á và Đông Nam Á sẽ đối kháng với quyền lợi của Hoa Kỳ. Kịch bản nào cho một cuộc chiến xung đột quyền lợi giữa Mỹ và Trung Quốc? Giả thiết chúng ta đang ở năm 2010. Hai nước Triều Tiên đã thống nhất, quân đội Mỹ đã rút khỏi bán đảo Triều Tiên. Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Nhật Bản cũng giảm đáng kể. Đài loan và Hoa lục cũng đạt được một thoả thuận, trong đó đảm bảo cho Đài Loan được phần lớn sự tự chủ của mình trên thực tế, nhưng Đài Loan phải công nhận chính thức quyền chủ quyền của Bắc Kinh. Ngoài ra, với sự giúp đỡ của Trung Quốc, Đài Loan được trở thành thành viên chính thức tại Liên hợp quốc, giống trường hợp của Ucraina và Belorussia hồi năm 1946. Việc khai thác dầu tại Biển Đông được tiến hành gấp rút, đa phần dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, nhưng trên một số vùng có sự kiểm soát của Việt Nam được các công ty của Mỹ triển khai. Trung quốc với sự hăng hái tự tin về thực lực của mình đã ra tuyên bố quyền kiểm soát toàn bộ biển Biển Đông, điều mà họ xưa nay vẫn yêu sách. Việt Nam bất bình dẫn đến hải chiến giữa tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam. Trung quốc quyết tâm trả thù cho thất bại tại cuộc chiến biên giới 1979, đã cho quân tiến vào Việt Nam. Việt Nam yêu cầu sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Trung Quốc cảnh báo Mỹ không nên can thiệp, Nhật Bản và các quốc gia châu Á khác tỏ ra lưỡng lự. Hoa kỳ tuyên bố phản đối việc chiếm đóng Việt Nam của Trung Quốc, kêu gọi trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc và gửi một trong số hạm đội tàu sân bay còn lại ít ỏi của mình vào vùng biển Biển Đông. Trung quốc chỉ trích hành động đó là vi phạm hải phận của Trung Quốc và không kích hạm đội Mỹ. Những cố gắng của Tổng thư ký Liên hơp quốc và Thủ tướng Nhật bản cho một cuộc ngừng bắn đều không đạt kết quả. Chiến tranh lan sang các vùng khác ở Đông Á. Nhật bản ra lệnh cấm Mỹ sử dụng căn cứ quân sự trên đất Nhật. Mỹ phớt lờ lệnh cấm. Nhật Bản tuyên bố giữ thái độ trung lập và phong toả các căn cứ quân sự. Không quân và tàu ngầm Trung quốc từ Đài Loan và Hoa lục gây cho tàu chiến và cơ sở quân sự của Mỹ ở Đông Á nhiều thiệt hại. Tiếp đó Trung quốc kéo quân vào Hà nội và chiếm đóng phần lớn Việt nam. Mặc dù cả Trung Quốc lẫn Hoa kỳ đều đang nắm giữ nhiều tên lửa xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân nhưng cả hai đều ngầm giữ không sử dụng trong thời gian đầu của cuộc chiến. Lo sợ trước một cuộc tấn công hạt nhân hiển hiện ở cả hai phía, nhưng căng thẳng hơn cả là phía bên Hoa Kỳ. Điều đó tạo ra mối quan ngại trong những người dân Mỹ, tại sao họ phải chịu đựng nguy cơ này. Nếu Trung Quốc muốn chiếm Nam Hải, Việt Nam hay toàn bộ Đông Nam Á thì liên quan gì đến họ? Đặc biệt là sự phản đối của các bang tây nam, nơi có nhiều người nói tiếng Tây Ban Nha. Với khẩu hiệu “Cuộc chiến này không phải của chúng ta” dân chúng và chính quyền các bang này muốn tránh bị lôi vào cuộc chiến giống như đã xảy ra tại tiểu bang New England năm 1812[1]… … Trong khi đó chiến tranh đã bắt đầu gây ảnh hưởng đến các nước lớn của các nền văn hoá khác. Lợi dụng cơ hội Trung Quốc đang bận rộn với Đông Nam Á, Ấn Độ tấn công vào Pakistan trên diện rộng mục đích để dọn sạch kho vũ khí nguyên tử cũng như vũ khí thông thường của nước này. Thoạt đầu Ấn Độ không gặp trở ngai nào, cho đến khi có liên minh quân sự giữa Pakistan, Iran và Trung Quốc. Iran trợ giúp Pakistan với lượng quân sự khí tài hiện đại… … Tất cả các cuộc chiến đều liên quan đến dầu mỏ. Mặc dù đầu tư rất nhiều vào năng lượng hạt nhân, Nhật bản còn vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ nhập khẩu, điều đó làm cho Nhật thấy cần thiết phải hợp tác với Trung Quốc trong việc nhập dầu mỏ từ vùng Vịnh Ba tư, Indonesia và Biển Đông. Cuộc chiến tiếp tục với qui mô lớn hơn. Các quốc gia khối Ả-rập ngày càng bị rơi vào vòng kiểm toả của lực lượng cuồng tín. Nguồn dầu mỏ từ vùng Vịnh cho phương Tây bị cắt, Phương Tây ngày càng bị phụ thuộc nhiên liệu từ Nga, Caucasus và miền Trung Á. Phương Tây muốn lôi kéo Nga về phía mình và buộc phải ủng hộ Nga mở rộng ảnh hưởng xuống các nước Islam ở miền nam. Đồng thời Mỹ cố gắng lôi kéo sự trợ giúp toàn bộ của đồng minh Âu châu. Trên thực tế Tây Âu chỉ có cử chỉ ủng hộ về ngoại giao và kinh tế, ngoài ra thì trì hoãn về quân sự. Trung quốc và Iran lo sợ khối Tây Âu cuối cùng sẽ đứng về phía Mỹ, giống như Mỹ đã từng cứu giúp Anh, Pháp thời Thế chiến thứ II. Để ngăn chặn điều này, họ bí mật chuyển dàn tên lửa tầm trung chứa đầu đạn hạt nhân đến Bosnia và Algeria và cảnh báo Tây Âu về việc tham gia cuộc chiến… Một cuộc chiến toàn cầu gồm một bên là Hoa kỳ, châu Âu, Nga và Ấn độ và bên kia là Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Hồi giáo. Kết cục sẽ ra sao? Cả hai bên đều có trong tay rất nhiều vũ khí hạt nhân, ngay cả khi giả thuyết là sẽ không được sử dụng một tí tẹo nào thì một điều rõ ràng, các quốc gia chủ chốt sẽ bị tàn phá nặng nề. Giả sử là cả hai bên biết kiềm chế, các bên tham chiến đã mệt mỏi đi đến một thoả thuận đình chiến, thì nó cũng không giải quyết được vấn đề chủ chốt, đó là đòi hỏi bá quyền của Trung quốc ở Đông Á. Nếu không phương Tây phải cố gắng khuất phục Trung quốc bằng chiến tranh qui ước. Liên minh quân sự với Nhật giúp cho Trung Quốc có được một hải tuyến phòng thủ ngăn chặn Mỹ tấn công vào miền duyên hải nơi có khu công nghiệp và đông dân. Lựa chọn khác là tấn công Trung Quốc từ phía tây. Cuộc chiến của Nga với Trung Quốc là lý do để NATO kết nạp Nga vào khối quân sự và trợ giúp Nga chống lại cuộc tấn công của Trung Quốc vào Serbia, cũng như đảm bảo sự kiểm soát của Nga đối với các nước Islam giàu nhiên liệu vùng Trung Á. Giúp đỡ quân nổi dậy Tây Tạng, Uighuri và Mông cổ chống lại sự thống trị của Trung Quốc. Hỗ trợ chuyển quân đội của Nga từ phía tây nhằm hướng đông sang Siberi, từ đó đánh trận quan trọng vượt Vạn Lý Trường Thành vào Bắc Kinh vào sâu tận Trung Nguyên. Bất cứ kết cục nào của cuộc chiến toàn cầu giữa các nền văn hoá này có được, tàn phá lẫn nhau bằng vũ khí nguyên tử, đình chiến vì mệt mỏi hay ngay cả khi quân đội Nga và phương Tây diễu binh trên quảng trường Thiên An Môn đi nữa thì hậu quả lâu dài chắc chắn sẽ rộng khắp. Tổn thất kinh tế, nhân mạng và sức mạnh quân sự nặng nề của các bên là không tránh khỏi. Hậu quả là trung tâm quyền lực của thế giới theo thời gian chuyển dịch từ đông sang tây, và lại từ tây sang đông, nay lại từ bắc xuống nam. Kẻ hưởng lợi chính từ cuộc chiến này là những ai đứng ngoài. Trong khi phương Tây, Nga, Trung Quốc và Nhật bản bị tàn phá các mức độ khác nhau thì Ấn Độ, mặc dù có tham dự nhưng tránh được sự tàn phá, nay có thể rảnh tay để tái thiết lại thế giới theo trật tự của Ấn độ giáo. Dân chúng Mỹ đổ lỗi cho sự tụt hậu là do giới bảo thủ Tin lành da trắng, dẫn tới việc dân Mỹ gốc Tây Ban Nha lên nắm quyền với lời hứa được nhận sự trợ giúp của các nước Mỹ-Latin. Một chiến dịch tương tự Kế hoạch Marshall[²] từ các nước Nam Mỹ. Các quốc gia mới nổi này đã không tham gia vào cuộc chiến. Hoa Kỳ nhìn nhận sự can thiệp như thế là cần thiết, để bảo vệ luật pháp quốc tế, để chống lại một cuộc xâm lược, để bảo vệ tự do hàng hải, để đảm bảo quyền tiếp cận dầu mỏ của Mỹ ở Biển Đông và chống lại sự thống trị của một thế lực duy nhất tại Đông Á. Đối với Trung Quốc lại là việc không thể chấp nhận được. Đó là âm mưu mà các nước phương Tây luôn ngạo mạn gây sức ép và muốn làm mất mặt Trung Quốc. Khiêu khích và chống lại vai trò chính đáng của Trung Quốc trên sân chơi chính trị ngay trong vùng ảnh hưởng đã được thừa nhận. Chiến tranh giữa các nền văn hoá là điều cần tránh trong thời đại tới, đặc biệt các nước chính yếu không nên can dự vào các xung đột giữa các nền văn hoá. Đó là một sự thật khó chấp nhận, nhất là đối với những quốc gia như Hoa Kỳ. Nguyên tắc của sự đa dạng hoá, trong đó các nước chính yếu phải kiềm chế tránh can dự vào các xung đột tại các nền văn hoá khác là điều kiện tiên quyết cho một nền hoà bình trong một thế giới đa dạng và đa cực. Điều kiện thứ hai cần có là nguyên tắc cùng hoà giải, trong đó có việc thỏa thuận giữa các nước nòng cốt để giảm thiểu hay kết thúc các cuộc xung đột sắc tộc giữa các nước hay các nhóm thiểu số trong các nền văn hoá. Chấp nhận những nguyên tắc này cùng với một thế giới bình đẳng về nguồn gốc văn hoá là điều không dễ chấp nhận. Điều đó đúng với cả các nước phương Tây lẫn các nước thuộc nền văn hoá khác, những thế lực đang muốn cùng phương Tây chia sẻ hay thậm chí độc quyền vai trò thống trị. © Samuel P. Huntington / Kampf der Kulturen Le Viet Linh lược dịch Nguồn: http://www.afmedien.de/news/publizis...erkulturen.php * Samuel P. Huntington là tác giả cuốn sách nổi tiếng The Clash of Civilizations đã được dịch ra tiếng Việt, tựa đề Sự va chạm của các nền văn minh, NXB Lao động, 2003. ----------- Chú Thiên Sứ có nhận định gì về cuộc chiến Mỹ - Trung, và liệu VN mình có là cái cớ cho cuộc chiến này xảy ra không chú ? Ở cạnh Trung Quốc, với bất ổn của thế giới, nội lực VN ngày càng suy kiệt, cháu thấy Việt Nam mình đang mong manh quá.
-
Cháu nghĩ các nhà kinh tế đang tìm đường THOÁT THÂN chú ạ :rolleyes: Ví dụ như Soros, thiên tài đầu cơ đến thời điểm này. Ông ấy liên tục vay đồng EUR để bán, đồng thời mua vàng tích trữ. Chú cháu mình có nên học ông ý không chú nhỉ :(
-
Thị trường chứng khoán Châu Âu tăng phi Mã trong ngày thứ Hai, với nhóm ngành tài chính nhảy vọt, sau khi, bộ trưởng tài chính các nước châu Âu và chủ tịch các ngân hàng trung ương đồng ý khoản tiền không lồ cho chương trình ngăn chặn khủng hoảng nợ Sau khi mất 8,7% vào tuần trước, chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 2,6% lên 243,32, dẫn đầu là các ngân hàng. Cổ phiếu ngân hàng BNP Paribas tăng 10,2%, cổ phiếu Credit Agricole tăng 11,5% và cổ phiếu Barclays tăng 11,2%. Sau khi các lãnh đạo tài chính tại châu Âu đồng ý chương trình cứu trợ lên tới 750 tỷ euro ( tương đương 970 tỷ USD), để ngăn chặn cuộc khủng hoảng Hy Lạp lan rộng, các thị trường châu Âu đã đồng loạt tăng điểm. “Chúng ta sẽ bảo vệ đồng euro với bất kỳ giá nào”, ông Olli Rehn, ủy ban kinh tế châu Âu cho biết. Chỉ số FTSE100 tăng 2,8% lên 5.265,74 điểm, chỉ số DAX của Đức tăng 3,91% lên 5.891,61 điểm, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 4,9% lên 3.558,52 điểm. Đồng euro tăng giá 1,8% so với đồng USD lên 1,2982 USD/euro, giá kim loại, giá dầu đều tăng giá. Sáng nay các chỉ số chứng khoán châu Á cũng tăng điểm đồng loạt sau khi đón nhận các thông tin tích cực từ diễn biến cuộc khủng hoản nợ Hy Lạp. Chỉ số Nikker tăng 1,6% lên mức 10.530 điểm, chỉ số Hang Seng tăng 2,4% lên mức 3.799 điểm. Nguyên Bùi MarketWatch ------------ Tránh bước xe đổ của 2 năm trở về trước, các QG Châu Âu đã ngay lập tức có giải pháp nhanh/ mạnh nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công có thể nan rộng. Ít nhất, trong tuần này, TT tài chính TG có 1 tuần bình yên.
-
Chào bạn Việt Hà; Đỉnh của VNI tính đến thời điểm này là ~ 552 điểm. Vậy theo bạn Hà, thì đỉnh CK VN sẽ rơi vào tầm bao nhiêu vào tháng 9 âm lịch này, như bạn tiên trị :rolleyes: Trân trọng
-
Biều đồ nợ chính phủ của nhóm nước nợ nhiều nhất tại châu Âu:
-
Cam kết rõ ràng về quỹ giải cứu giành cho Hy Lạp sẽ được đưa ra trước khi các thị trường chứng khoán thế giới mở cửa giao dịch trong phiên ngày thứ Hai. Thủ tướng Đức đã trả lời nhiều câu hỏi sau buổi họp của lãnh đạo hàng đầu các nền kinh tế khu vực châu Âu tại Brussels. Bà nhận xét châu Âu hiện đang đương đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng và Hy Lạp không phải là nước duy nhất chịu áp lực tài chính. Bà nói: “Tình hình đã nghiêm trọng. Nếu bạn quan sát kỹ những gì diễn ra từ thứ Sáu cho đến nay, có thể thấy tình hình xấu đang lan ra nhiều nước chứ không phải chỉ một nước.” Theo bà Merkel, lãnh đạo hàng đầu các nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu đã đúng khi quyết định đưa ra cam kết cần thiết trước khi thị trường mở cửa giao dịch trong phiên ngày thứ Hai sắp tới để ngăn biến động tài chính từ Hy Lạp lan sang các nước khác như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Nhóm lãnh đạo hàng đầu các nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu đồng ý đưa ra biện pháp cần thiết để đẩy nhanh cơ cấu lại ngân sách, đưa ra bước tiến trong cải tổ điều tiết ngành tài chính, củng cố quản trị khu vực đồng tiền chung châu Âu. Bà Merkel nói: “Chúng tôi sẽ đưa ra nỗ lực tập thể, một công cụ chung để ứng phó với những rủi ro có thể ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của khu vực đồng tiền chung châu Âu.” Bà Merkel cho rằng trong các buổi họp của G20 về chính sách thoái lui thời hậu khủng hoảng, chính sách kinh tế tài chính sẽ có phần thảo luận dành cho vấn đề ngoại hối. Ngọc Diệp Theo Dân Trí/Reuters ---------------------------------------------- Câu truyện của Hy Lạp kể từ giờ phút này không còn có tác động nhiều đến World Market nữa. Tâm Điểm của thế giới giờ nằm ở Tây Ban Nha, quy mô lớn hơn nhiều lần ...
-
KINH TẾ THẾ GIỚI Standard & Poor hôm qua hạ định mức tín nhiệm dài hạn và trung hạn đối với trái phiếu Hy Lạp từ mức BBB+ và A-2 lần lượt xuống còn BB+ và B. Định mức tín nhiệm nội tệ và ngoại tệ dài hạn của Bồ Đào Nha cũng bị cắt từ mức A+ xuống còn A-. S&P lý giải cho quyết định của mình là sự yếu kém của hệ thống kinh tế tài chính nơi đây. Triển vọng của cả hai quốc gia này đều được đánh giá tiêu cực. Lãi suất CDS (sản phẩm tài chính cho phép trao đổi nợ tín dụng) của Hy Lạp tăng 114 điểm cơ bản lên 824,5 điểm. Lãi suất này tại Bồ Đào Nha tăng 67 điểm lên 383 điểm. Lợi tức trái phiếu Hy Lạp kỳ hạn 2 năm thậm chí còn lên trên 18%, mức cao nhất kể từ 1998. Tuy nhiên, cả S&P và Bộ Tài chính Hy Lạp đều cho rằng, trước mắt, Chính phủ vẫn có khả năng lo được khoản tiền trị giá 8,5 tỷ euro (11,2 tỷ USD) để trả cho số trái phiếu đáo hạn vào ngày 19/5 tới. Các chuyên gia lo ngại nếu khủng hoảng nợ bùng nổ ở Bồ Đào Nha thì địa điểm kế tiếp có thể sẽ là Tây Ban Nha. --------------------------------------------- Tất cả các diễn biến trên không nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà phân tích kinh tế. Viêc giải quyết nó chỉ là vấn đề thời gian.
-
Thị trường chứng khoán Mỹ có phiên giảm mạnh nhất - kể từ đầu tháng sau khi S&P hạ bậc tín nhiệm của Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Kết thúc ngày giao dịch, cả ba chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đồng loạt rớt khỏi các ngưỡng tâm lý quan trọng 11,000 điểm; 1,200 điểm và 2,500 điểm. Cụ thể, Dow Jones trượt dốc khi hạ 213 điểm (1.9%) đóng cửa tại 10,991.99 điểm, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ ngày 15/07/2009 và chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp. Có lúc, Dow Jones hạ tới 257 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 28 điểm (2.3%) xuống 1,183.71 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 51.48 điểm (2. %) xuống 2,471.47 điểm. Chỉ số đo lường độ biến động CBOE VIX cũng ghi nhận mức tăng ngày mạnh nhất kể từ tháng 10/2008 khi tăng vọt 31% và đóng cửa trên mức 22,81. Nhà đầu tư tỏ ra thận trong khi tìm đến những cổ phiếu an toàn có như y tế, viễn thông. Trong khi đó, cổ phiếu tài chính lại mất điểm mạnh nhất khi giảm 3,4% trong những lo sợ về những quy định cải cách ngành tài chính. Bên cạnh đó, nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp và Bồ Đào Nha lại tăng lên mức cao kỷ lục sau khi hang xếp hạng tín nhiệm S&P 500 hạ mức xếp hạng tín dụng của cả hai quốc gia này. Động thái trên làm gia tăng tâm lý lo sợ rằng cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực eurozone có thể giảm tốc đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Thông tin này cũng lấn lướt những chỉ số kinh tế đáng khích lệ tại Mỹ như chỉ số lòng tin của người tiêu dùng cao nhất kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính, giá nhà trong tháng 2 vẫn giảm so với tháng trước nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái và là lần tăng đầu tiên kể từ 12/2006. ----------------- TTCK Mỹ tối qua mất điểm mạnh, chủ yếu là thông tin từ khu vực euro zone, còn bản thân nội tại nền kinh tế Mỹ thì các chỉ số ngày hôm qua vẫn ở mức tốt. Các Doanh Nghiệp có báo cáo kết quả KD Q1 cho LN như kỳ vọng, chỉ số giá nhà đất tăng, và nhất là niềm tin người tiêu dùng vẫn tốt.
-
Bức ảnh trong bài viết của anh Thiên Đồng, người đang ôm chân Phật là Thầy Bùi |Long Thành, chủ website http://duongsinh.net/ và cũng là người thầy, hướng dân rất nhiều lớp người,đến với môn Khi Công, tự chữa bệnh cho bản thân, hòa nhập bản thân với mẹ vũ trụ. Thế giới huyền bí và có quá nhiều dấu hỏi cho con người ...
-
"Kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn dự kiến" Tuyên bố của G20nhấn mạnh kinh tế thế giới đã ghi nhận những bước tiến đáng khích lệ trong quá trình phục hồi, chủ yếu nhờ nỗ lực phối hợp chính sách của G-20. Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), kết thúc ngày 23/4 tại thủ đô Washington của Mỹ, ra tuyên bố nêu rõ sau cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua, nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi với tốc độ nhanh hơn dự kiến. Tuyên bố nhấn mạnh kinh tế thế giới đã ghi nhận những bước tiến đáng khích lệ trong quá trình phục hồi, chủ yếu nhờ nỗ lực phối hợp chính sách của G-20; đồng thời nêu rõ cam kết của các nước tiếp tục nỗ lực chung nhằm đảm bảo sự phục hồi bền vững. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo ngành tài chính và ngân hàng cũng hối thúc các quốc gia thành viên hành động để đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng và ổn định hơn trong trung hạn. Một chủ đề quan trọng được bàn thảo tại hội nghị lần này là kế hoạch rút dần các biện pháp hỗ trợ tài chính và kinh tế vĩ mô được chính phủ các nước áp dụng nhằm đối phó với khủng hoảng toàn cầu. Theo quan chức tài chính các nước, đã đến lúc các nước cần cân nhắc một chiến lược thoái lui hợp lý, phù hợp điều kiện cụ thể của mỗi nước. Ngoài ra, giới lãnh đạo tài chính và ngân hàng G-20 cũng thảo luận phương thức tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu - một nhiệm vụ khó khăn do sự chênh lệch về tốc độ phục hồi giữa những nền kinh tế phát triển và đang nổi lên. Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ đã thoát khỏi sự suy thoái kinh tế tốt hơn nhiều so với Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia châu Âu. IMF dự báo rằng các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng hơn 3% trong năm nay, trong khi con số này đối với các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển là hơn 6%. Tại hội nghị, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G-20 đã yêu cầu Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cân nhắc áp dụng các mức thuế đối với những ngân hàng lớn nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn các cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai. Tuy nhiên, trong vấn đề này vẫn tồn tại bất đồng trong nội bộ G-20. Trước đó, IMF đã khuyến nghị các ngân hàng và các thể chế tài chính khác nộp lệ phí để bù đắp chi phí cho các gói cứu trợ của chính phủ trong tương lai. Ngoài ra, các bộ trưởng còn cho rằng sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế đã lắng dịu, thế giới cần tập trung nỗ lực cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Hội nghị đã bị phủ bóng đen bởi "bóng ma" vỡ nợ của Hy Lạp và những quan ngại rằng tình hình ở quốc gia này có thể lặp lại ở các nước khác thuộc khu vực đồng euro. Sau nhiều tuần cân nhắc, Athens đã yêu cầu khoản hỗ trợ 45 tỷ euro (khoảng 60 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) và IMF nhằm vượt qua khủng hoảng nợ. Các nước thành viên khu vực đồng euro như Bồ Đào Nha, Italy, Ireland và Tây Ban Nha hiện đang ngấp nghé "giới tuyến lửa". Trong khi đó, cũng có những ý kiến lo ngại về thực trạng kinh tế Mỹ và Anh. Ra đời năm 1999 nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính cuối thập niên 1990 của thế kỷ trước, mục tiêu của G-20 là phối hợp hành động giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển trong việc giải quyết những thách thức lớn của nền kinh tế toàn cầu. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G-20 năm nay diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh mùa Xuân thường niên của hai thể chế tài chính đa phương lớn nhất thế giới là Ngân hàng thế giới (WB) và IMF. Theo Vietnam+ ----------------- Nỗ lực của các định chế tài chính trong việc giữ hồi phục ổn định bước đầu đã có những kết quả nhất định