longphibaccai

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.467
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    11

Everything posted by longphibaccai

  1. Phát hiện đơn vị đo khối lượng của người Việt Cập nhật lúc: 10:00 11/04/2015 (GMT+7) (Kiến Thức) - Khi tìm hiểu về chuông Thanh Mai, nhiều nhà khoa học không khỏi bất ngờ vì trên thân chuông có đoạn ghi trọng lượng quả chuông... Cân Nam chính là đơn vị tính khối lượng cách đây hơn 1.000 năm của người Việt, được các nhà khoa học phát hiện ra trong quá trình nghiên cứu chuông Thanh Mai – Bảo vật Quốc gia hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội. Đơn vị tính khối lượng cách đây 1.000 năm của người Việt Khi tìm hiểu về chuông Thanh Mai, nhiều nhà khoa học không khỏi bất ngờ vì trên thân chuông có đoạn ghi trọng lượng quả chuông: “Chuông nặng 90 cân Nam”. Từ đây, giới nghiên cứu văn hóa cho rằng, cân Nam chính là đơn vị đo khối lượng của người Việt cách đây hơn 1.000 năm. Đây là vấn đề thú vị nhưng không dễ nghiên cứu. Bởi từ trước đến nay, giới khảo cổ học và nghiên cứu văn hóa chưa tìm thấy một chiếc cân nào có tên là cân Nam như bài minh khắc trên chuông Thanh Mai, vì thế, hình dáng của cân Nam như thế nào? Dài ngắn làm sao?... vẫn còn bí ẩn. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hòa, Phó phòng Kiểm kê - Bảo quản, Bảo tàng Hà Nội thừa nhận: “Hiện trong giới nghiên cứu văn hóa và khảo cổ học không nhiều người giải mã được thông tin về đơn vị cân Nam in trên thân chuông. Một vài người có tìm hiểu vấn đề ở dạng suy đoán vì không có bất cứ bằng chứng, phát hiện khảo cổ học nào về đơn vị đo khối lượng từng được phát hiện trước đó. Điều này làm cho công việc tìm hiểu về chiếc cân Nam gần như lúc lâm vào bế tắc. Tuy nhiên, vượt qua những bí ẩn mang tính lịch sử, thời đại. Thông tin in trên thân chuông Thanh Mai vẫn là nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho các nhà nghiên cứu khoa học. Nó chứng minh được rằng, người Việt Nam chúng ta cũng có cách đo khối lượng của vật cách đây hơn 1.000 năm. Có nghĩa là trình độ, năng lực về tư duy, kỹ thuật của chúng ta không thua kém những nền văn hóa khác”. Chuông Cân Nam được lưu giữ cẩn thận trong lồng kính tại Bảo tàng Hà Nội. Nhà nghiên cứu văn hóa Đặng Kim Ngọc trước đây khi nghiên cứu chuông Thanh Mai cũng đã khẳng định rằng: Chuông Thanh Mai là sản phẩm đúc đồng của người Việt Nam. Bài minh văn trên thân chuông có hai lần ghi trọng lượng của quả chuông là “Nam xứng cửu thập cân”, tức là 90 cân Nam. Như vậy, có thể thấy trọng lượng chuông được tính theo đơn vị đo khối lượng của người Nam, độc lập với đơn vị đo khối lượng của người phương Bắc (tức là không phải Trung Quốc). Cân được tìm thấy trong lòng đất, ven sông đáy, xung quanh không có dấu hiệu về sự chôn cất hay mai táng, chứng tỏ chuông bị nước cuốn trôi và bị phù sa vùi lấp. Sau khi phát hiện ra đơn vị đo khối lượng của người Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã tính toán, quy đổi trọng lượng cân Nam so với đơn vị tính trọng lượng (kg) hiện tại. Cụ thể, chuông Thanh Mai nặng 36kg mà trên thân chuông ghi là 90 cân Nam, suy ra 1 cân Nam bằng 0,4kg. 2,5 cân Nam bằng 1kg hiện nay, tương đương 90 cân Nam bằng 36kg. Chuông Thanh Mai có niên đại sớm nhất so với hệ thống chuông chùa hiện nay ở Việt Nam. Bảo vật quý giá Trước khi phát hiện chuông Thanh Mai, nhiều người tin rằng, chiếc chuông có niên đại sớm nhất của nước ta là chuông chùa Vân Bản (niên đại thế kỷ XIII – XIV), vì thế, khi phát hiện ra chuông Thanh Mai, giới nghiên cứu như không tin vào mắt mình, bởi niên đại của chiếc chuông này sớm hơn chuông chùa Vân Bản đến 5 thế kỷ. Thời gian đầu, khi mới phát hiện chuông tại xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, Hà Nội, nhiều người đã nghi ngờ đây là một quả chuông giả, làm lại từ một phiên bản chuông khác. Tuy nhiên sau đó, giới nghiên cứu nhận định, chuông chính xác được làm từ năm 798, trên thân chuông có trên 1.500 chữ, tất cả những chữ này được khắc cùng thời điểm đúc chuông vì trên thân không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có chữ khắc thêm vào giai đoạn sau. Ngoài ra, kích thước của chuông cũng thuộc loại nhỏ. Giới nghiên cứu nhận định, ở giai đoạn sớm, kích thước của chuông thường nhỏ, số núm gõ ít, càng về sau thì kích thước lớn hơn, số núm gõ tăng lên, kỹ thuật tinh xảo hơn... Chuông Thanh Mai đã được Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia tháng 1/2015. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã dịch thông tin minh văn trên thân chuông, đối chiếu với lịch sử các triều đại và thời kỳ lịch sử thì thấy cho sự trùng khớp. Bà Nguyễn Thị Giang, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hà Tây (cũ) tóm tắt nội dung bài minh văn: “Duy Trinh Nguyên thập tứ niên tuế thứ, Mậu Dần tam nguyệt, Tân Tỵ sóc tráp nhật Canh Tuất, tùy hỉ xã ngũ thập tam nhân công tạo minh chung nhất khẩu, dung đồng cửu thập cân lưu thông cúng dường. Dịch nghĩa: “Vào ngày 20/3 năm Mậu Dần, niên hiệu Trinh Nguyên (niên hiệu vua Đức Tông của nhà Đường, trị vì từ năm 785 - 810) thứ 14 (tức năm 798 dương lịch), 53 người trong hội tùy hỷ (một tổ chức phật giáo đương thời) cùng đúc một quả chuông đồng hết 90 cân lưu truyền cúng lễ”. Phần lớn bài minh tập trung vào việc liệt kê danh sách và chức tước của những người tham gia đúc chuông hoặc công đức vào việc đúc này. Có tất cả 212 người được khắc chuông trên bia thanh mai theo thứ tự lần lượt từ 4 ô trên cho đến 4 ô dưới gồm 78 vị quan chức, còn lại là những thiện tín nhà Phật”. Bạch Thu Tâm
  2. Tiết lộ bất ngờ về người Neanderthal qua xương hóa thạch Cập nhật lúc: 17:00 13/04/2015 (GMT+7) (Kiến Thức) - Các chuyên gia đã lấy mẫu ADN từ bộ xương hóa thạch có tên "Người đàn ông Altamura" và có khám phá bất ngờ về người Neanderthal. Mới đây, các chuyên gia đã lấy mẫu ADN của bộ xương hóa thạch "Người đàn ông Altamura" bám đầy các mảng canxi được phát hiện bên trong một hang động ở Italy cho thấy những mảng canxi này có niên đại khoảng 170.000 năm. Đây được cho là một trong những bằng chứng quan trọng giúp giới khoa học sớm khám phá được bức tranh hoàn chỉnh về cuộc sống của người Neanderthal. Người Neanderthal được cho là đã tuyệt chủng cách đây 40.000 năm. Hiện 1,5 - 2,1% DNA của bất cứ người dân nào sinh sống rộng rãi ở ngoài khu vực châu Phi có nguồn gốc từ người Neanderthal. Bộ xương "Người đàn ông Altamura" chứa ADN người Neanderthal cổ nhất thế giới từng được phát hiện. Trước đó, năm 1993, các chuyên gia đã phát hiện một bộ xương kỳ lạ, được gọi là "Người đàn ông Altamura" trong tình trạng phủ kín các mảng bám canxi có hình dáng giống như hàng nghìn chiếc răng bên trong hang đá vôi Grotta di Lamalunga, gần thành phố Altamura, Italy. ""Người đàn ông Altamura" là bộ xương hóa thạch cổ xưa hoàn chỉnh nhất từng được phát hiện. Hầu hết bộ xương được bảo quản khá nguyên vẹn và không bị hư hại", đồng tác giả nghiên cứu Fabio Di Vincenzo thuộc ĐH Sapienza cho biết. Bộ xương Người đàn ông Altamura" mang một số đặc điểm nổi bật của người Neanderthal, đặc biệt là ở phần mặt và mặt sau của hộp sọ. Qua phân tích, kiểm tra bộ xương trên, giới chuyên gia ước tính niên đại của bộ xương hóa thạch vào khoảng 130.000 - 170.000 năm. Tâm Anh (theo LS)
  3. Cháy chi nhánh Ngân hàng Quốc Dân ở Hà Nội Cập nhật lúc: 20:00 12/04/2015 (GMT+7) (Kiến Thức) - Ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt ôm trùm tòa nhà của Ngân hàng Quốc Dân tại 158 Nguyễn Khánh Toàn chiều 12/4. Khoảng 18h30 ngày 12/4, một ngọn lửa bốc lên từ tầng 5 chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân, địa chỉ số 158 Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội. Tiếp đó, nhiều tiếng nổ rất lớn xuất hiện và ngọn lửa nhanh chóng lan ra các tầng khác. Ngọn lửa bốc cháy ngùn ngụt khiến toàn bộ chị nhánh Ngân hàng Quốc Dân chìm trong lửa. Ảnh: Việt Vũ. Nhận được thông tin từ người dân, lực lượng cứu hỏa đã huy động 4 xe chữa cháy và khoảng 50 chiến sỹ đến hiện trường dập lửa. Đến khoảng 19h15, ngọn lửa cơ bản đã được khống chế. Theo các nhân chứng, thời điểm xảy ra hỏa hoạn, trong Ngân hàng không có người. Vụ cháy chỉ gây thiệt hại về tài sản. Nguyên nhân dẫn đến vụ cháy có thể là do chập điện từ tấm biển quảng cáo đặt trước chi nhánh của Ngân hàng. Phạm Linh
  4. Giải mã phong tục "chít khăn tang" cho cây ở làng ven đô Cập nhật 09:04:57 - 06/04/2015 Docbao.com.vn - Không biết từ bao giờ, ở nhiều địa phương có phong tục “chít khăn tang” cho cây. Đó là khi trong gia đình có một người mất thì họ sẽ “chít khăn tang” cho những cây trong khuôn viên ngôi nhà. Một phong tục tưởng chừng lạ lẫm nhưng nó lại trở nên gần gũi, thiêng liêng với nhiều gia đình và người ta quan niệm rằng “cây là người”. Việc “chít khăn tang” cũng là cách thể hiện thái độ của họ với thiên nhiên. Đi tìm lời giải cho một phong tục lạ Tình cờ, trong một lần trò chuyện với một nhà nghiên cứu Vũ Hồng Thuật, chúng tôi thật bất ngờ khi được biết đến một cổ tục của người Việt mà đến giờ nhiều nơi người ta vẫn giữ là tục “chít khăn tang” cho cây. Ở một số tộc người vùng Đông Bắc như Sán Dìu, Sán Chay, một bộ phận người Tày, tục “chít khăn tang” cho cây trở nên gần gũi với người dân bởi họ quan niệm rằng “cây là người”. Và, khi trong gia đình có người qua đời, cây cối cũng phải... “chở tang”. Khi nghe về cổ tục này, không ít người bán tín bán nghi, coi đó là một tục lệ cổ hủ và có gì đó lạ lẫm lắm. Nhưng được tiếp xúc trực tiếp với những người yêu cây còn lưu giữ cổ tục “chít khăn tang” cho cây trong vườn nhà, chúng tôi mới thấm thía ba từ “cây là người”! Một số nơi vẫn lưu giữ tục “chít khăn tang” cho cây. Theo tìm hiểu của PV, ở vùng Đông Bắc, nhiều nơi vẫn có tục lệ là khi trong nhà có người mất thì bên cạnh việc để tang cho cây, lúc con cháu từ mộ người chết về nhà sẽ phải mang theo nắm đất lấy từ mộ để ném vào gốc cây to trong vườn, thậm chí ném cả vào trâu bò, lợn gà với hy vọng hồn người chết sẽ được chia sẻ với cây cối, vật nuôi, từ đó mà phù hộ cho cây cối, vật nuôi phát triển. Ở vùng Thanh Sơn (Phú Thọ), Bắc Giang... tục “chít khăn tang” cho cây vẫn được lưu giữ. Nhiều bô lão còn quan niệm, cây được chăm sóc và trọng thị như những sinh linh. Người dân vùng này “chít khăn tang” cho cây bằng cách quét vôi lên thân cây. Khi trong nhà có người nằm xuống, lập tức phải cắt cử người đi mua vôi trắng dạng tinh về hòa với nước rồi dùng chổi lông hoặc dùng tay quệt một vòng quanh thân cây. Điều đặc biệt, khi có tang gia bối rối thì chỉ những người có tuổi tác, địa vị trong nội tộc mới là người được đứng ra làm việc này. Được biết, cũng có nhiều vùng, khi gia đình có tang gia, người ta không dùng vôi để quét lên cây mà dùng khăn trắng buộc lên cây để cây “chở tang”. Không chỉ ở những vùng nông thôn, ngay ở Hà Nội, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) vẫn lưu truyền tục “chít khăn tang” cho cây. Người làng Triều Khúc vốn chuộng cây cảnh nổi tiếng cả vùng. Chẳng biết từ khi nào, những người dân Triều Khúc vẫn bảo nhau rằng nếu gia đình có người qua đời, cây không “chít khăn tang” sẽ lụi tàn mà chết. Bởi thế, trong tâm niệm của mỗi người dân Triều Khúc luôn trọng cây cảnh như những sinh linh. Trò chuyện với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Hiền (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) cho hay, nhà chị có truyền thống trồng cây cảnh ba đời. Từ thời ông nội chị còn sống vẫn luôn căn dặn rằng, chơi cây cảnh phải rất tinh tế và nghệ thuật. Một khi đã chơi cây phải trọng cây như bạn, như người thân trong gia đình thì mới mong chơi lâu dài được. Chính vì thế mới có tục cho cây chịu tang khi một người thân trong gia đình qua đời. Không chỉ chia sẻ về cổ tục của làng mình, chị Hiền còn bật mí cho chúng tôi những giai thoại về cây. Ây là, trong làng, có một gia đình có nghề tổ là trồng cây cảnh nhưng đã bị cây oán trách vì quên “chít khăn tang” khi có người mất, chỉ vì vô tình quên “chít khăn tang” cho cây mà sau một thời gian ngắn, cây cổ thụ trong vườn tự nhiên ủ rũ rồi chết dần. “Một điều khó lý giải, nếu cây nào không chết thì cũng tự nhiên rụng lá, héo úa rồi xơ xác dần. Đây là một điều lạ lùng hiếm thấy, xuất hiện từ thời xa xưa cho đến bây giờ vẫn chưa ai giải đáp được”, chị Hiền nói. Theo các cụ cao niên làng Triều Khúc, không rõ phong tục này có từ bao giờ, nhưng tuyệt nhiên người dân cứ tự giác thực hiện theo đó như một lẽ tự nhiên. Lý giải cho việc cây cảnh héo úa và tàn lụi vì không được “chở tang”, một vị cao niên cho rằng, cây cũng là một thực thể sống có linh hồn, có cảm xúc như con người? Cho nên khi có người trong gia đình qua đời là cây cũng được chịu tang bình đẳng như mọi người trong gia đình. Thú thật, khi nghe về cổ tục này, tôi rất tò mò và muốn tìm hiểu sâu hơn về quan niệm “vạn vật hữu linh”. Một cái cây tưởng chừng vô tri, vô giác nhưng với những người yêu cây nó lại thân thuộc như một người thân trong nhà. Coi cây như một sinh thể Trao đổi với chúng tôi, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết: “Trước đây, tục lệ này khá phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thế nhưng nó bị mai một dần. Hiện, chỉ một số nơi vẫn còn lưu giữ. Tục lệ này xuất phát từ quan niệm tín ngưỡng vạn vật hữu linh (mọi vật đều có linh hồn). Theo đó, những cây lâu năm được cho là có hồn thiêng nên ở nhiều nơi, người ta lập đền thờ nhằm cầu cho cây sống lâu”. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ. Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, tục “chít khăn tang” cho cây xuất phát từ quan niệm coi cây như một sinh thể. Ngày Tết người ta cũng tiến hành quét vôi cho cây, dân gian gọi là mặc áo mới. Người ta có thể rải vôi quanh nhà, vẽ cung tên bằng vôi để chống tà ma quỷ quái. Người xưa thường quan niệm rằng, cây cũng như người, trong gia đình có người mất thì người thân phải chở tang và mặc áo xô gai, cây cũng được “chít khăn tang”. Thứ hai là việc “chít khăn tang” cho cây cũng là để thông báo cho làng xóm biết gia đình có tang. Thứ ba, khi nhà có tang ma, các gia đình cũng có tâm lý sợ quỷ quái đến trêu chọc bắt người đi nên họ cũng làm vậy để trừ ma, trừ tà. Liên tưởng đến những chia sẻ của nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, tôi chợt nhớ đến câu chuyện mà chuyên gia phong thủy Nguyễn Hồng Quang - trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người từng chia sẻ: “Đến cái gạt tàn thuốc lá cũng có lá số tử vi”. Ông cũng nhắc đến quan niệm “vạn vật hữu linh” và cho rằng có những vật tưởng chừng vô tri vô giác nhưng cũng có “hồn”. Khi con người gắn bó với một sự vật thì nó trở nên gần gũi và thậm chí có “cảm xúc” giống con người. Và có lẽ, quan niệm “cây là người ở một góc độ nào đó đã ăn vào tâm thức dân gian. Liên quan đến giai thoại khi không để tang cho cây, cây sẽ theo người mà chết? GS.Trần Lâm Biền cho rằng: “Đó chỉ là sự ngẫu nhiên. Người ta thấy một cây trong vườn chết đi rồi bảo cây đó tiếc thương mà đi theo người chủ đã khuất của mình chỉ là một hình thức để người ta linh thiêng hóa câu chuyện, làm cho nó thêm ly kỳ, thêm có hồn mà thôi”. Có hàm ý cây để tang chủ? Lý giải về nguồn gốc của tục “chít khăn tang” cho cây, GS.Trần Lâm Biền- nhà nghiên cứu văn hoá truyền thống cho biết: “Sở dĩ có tục để tang cho cây là bởi người Việt làm nông nghiệp nên gắn bó với đất đai, cây cối. Từ đó có tín ngưỡng thờ thần đất, thần cây... Việc để tang cho cây là một cách thể hiện mối giao hòa giữa con người và cây cối. Người xưa quan niệm giữa hồn của cây và hồn của con người có mối liên hệ với nhau. Vậy nên không chỉ khi cây chết đi, người chủ của nó sẽ buồn mà ngược lại, khi người mất thì cây cũng buồn theo. Do đó, người ta sẽ quét vôi vào cây với hàm ý giúp nó để tang chủ. Tuy nhiên, thông thường người ta chỉ để tang cho những cây trồng được nhiều năm trong vườn nhà, vì chỉ khi ấy giữa hồn người hồn cây mới có mối giao hòa nhất định”. Thực hiện: N.Giang - H.Mai / Nguồn: Đời Sống & Pháp Luật =============================== Vâng, thưa giáo sư, giới trẻ trâu có câu thế này: "Hiểu biết thì có hạn, chém gió loạn thì vô biên", những vấn đề không giải thích được thì cứ là thêm "ly kỳ" và "có hồn". Giáo sư mà qua làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì chắc không dám phát biểu câu này đâu ạ. :lol:
  5. Mưa trái mùa cô lập hơn 400 hộ dân Quảng NgãiThứ năm, 26/3/2015 | 19:39 GMT+7 Mưa lũ lớn trái mùa suốt ba ngày qua đã làm sạt lở hàng nghìn khối đất đá, gây cô lập hoàn toàn khoảng 400 hộ dân ở huyện vùng cao Ba Tơ (Quảng Ngãi). Mưa lũ lớn giữa mùa hạn dâng cao ở khu vực đầu nguồn huyện vùng cao Ba Tơ.Ảnh: Trí Tín. Thống kê của huyện Ba Tơ cho thấy, mưa lũ lớn gây 33 điểm sạt lở trên tuyến đường từ Ba Bích đi xã Ba Nam với hơn 60.000 khối đất đá đổ xuống mặt đường. Hơn 400 hộ dân với khoảng 1.600 nhân khẩu của xã Ba Nam đang bị cô lập. "Đây là đợt mưa lũ lớn giữa mùa khô hạn chưa từng có từ trước đến nay ở huyện vùng cao Ba Tơ", ông Lê Hàn Phong, Chủ tịch UBND huyện, nhận xét. Trước mắt UBND huyện Ba Tơ huy động người dân, đoàn viên thanh niên nỗ lực khắc phục những điểm sạt lở nhỏ, mở đường tạm cho người dân đi lại những ngày tới. Do mưa lớn, lũ cuồn cuộn đổ về khiến mực nước các dòng sông Trà Khúc, Vệ dâng cao. Tại huyện Sơn Hà, sáng 25/3 mưa lũ lớn gây sạt lở 100 m bờ sông Re, giật sập nhà bà Đỗ Thị Thanh Thủy và cuốn trôi 10 con heo. Ông Nhâm Xuân Sỹ, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ngãi nhận định, mưa lớn từ ngày 24 đến 26/3 là đợt mưa lịch sử chưa từng có so với cùng kỳ tháng 3 hàng năm (mùa khô hạn). Một số khu vực có lưu lượng mưa lớn trong ba ngày qua như Giá Vực (Ba Vì, Ba Tơ) hơn 484 mm, thị trấn Ba Tơ (hơn 226 mm), Sơn Hà (272 mm), An Chỉ (Nghĩa Hành) 150 mm. Trí Tín =============================== Tàn phá rừng nghiêm trọng thì cây lớn để giữ đất và nước không còn nữa, cuối cùng người chịu mưa, lũ và sạt lở đất lại chính là ... người dân.
  6. Dự báo động đất nhờ động vật Thứ Tư, 25/03/2015 - 12:36 Dân trí Một nghiên cứu mới đã tìm ra bằng chứng cho thấy những thay đổi bất thường của các loài động vật có thể giúp phát triển một hệ thống dự báo động đất trong khoảng thời gian ngắn. Hệ thống camera đặt tại vườn quốc gia Yanachaga, Peru cho thấy sự sụt giảm "đáng kinh ngạc" về số động vật xuất hiện tại đây trong khoảng 23 ngày trước khi xảy ra một trận động đất lớn. Hồi xảy ra trận động đất độ 7 Contamana năm 2011, không có hoạt động nào của động vật được ghi nhận trong khoảng từ 5/7 ngày trước đó. Đây là việc hết sức bất thường tại một khu vực nơi cuộc sống hoang dã vô cùng phong phú. Trưởng nhóm nghiên cứu ĐH Anglia Ruskin, TS. Rachel Grant cho hay: "Công viên cách khu vực tâm chấn 320km và tôi nghĩ sẽ không có gì nhiều xảy đến. Nhưng kết quả thu được lại rất sốc. Phải nói là kinh ngạc khi phân tích cho thấy ngay trước khi trận động đất diễn ra, hoạt động của các loài động vật giảm đáng kể". Người ta cho rằng những căng thẳng dồn lên lòng đất sẽ sản sinh và giải phóng vào không khí trên đỉnh núi các phân tử mang điện tích dương ngay trước trận động đất. Chính các ion dương này khiến các loài động vật, chủ yếu là loài gặm nhấm và những loài sinh sống gần đó cảm thấy thiếu thoải mái và rời đi. Chúng được tin rằng đã di chuyển xuống khi vực thấp hơn, nơi không khí có ít các hạt ion hơn. Không giống như các ion âm "cho cảm giác thoải mái", các hạt ion dương thường gây cảm giác đau đầu, bị kích động, quá khích và bối rối ở loài người cũng như loài vật. Khi hoạt động địa chấn ở mức thấp, camera lắp đặt cho thấy nhịp sống của các loài vật trong công viên vẫn diễn ra bình thường. Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện mới này có thể giúp phát triển máy dự báo động đất trong ngắn hạn tốt hơn. Huyền Anh Theo Sky ============================ Í za, các nhà khoa học hại điện giờ mới tìm thấy được "Động vật dự báo động đất". Vậy phải gọi người nông dân Việt Nam bằng Đại Giáo Sư, Đại Tiến Sĩ rồi, vì đi trước các ngài gần 5.000 năm, những điều các ngài đang ngâm cíu người nông dân Việt Nam đã đúc kết thành thơ lục bát, ca dao thuần Việt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không những động vật mà còn những thứ, những loại khác cũng có khả năng dự báo (Mặt trời, mặt trăng, sao, cây cỏ, cầu vồng...). Nhưng những người nông dân khi đọc những câu thơ này có thể sẽ bị các nhà pha học cho là "làm người khác mất cảnh giác": - Kiến đen tha trứng lên cao. Thế nào cũng có mưa rào rất to. - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm. - Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy. - Vồng rạp mưa rào, vồng cao gió táp. ...
  7. Với những cách đơn giản và an toàn dưới đây, ngôi nhà bạn sẽ không còn bị quấy phá bởi lũ chuột. Thứ Sáu, 20/03/2015 19:33:31 GMT+7 1. Bạc hà: Theo Ehow, bạn nên đặt lá bạc hà khô hoặc tươi ở những nơi chuột thường lui tới. Mùi hương của loài cây này sẽ khiến lũ chuột tránh xa. Bạn có thể để túi trà bạc hà trong ngăn kéo hoặc treo vào tủ quần áo. Một vài miếng bông gòn thấm tinh dầu bạc hà cũng là phương pháp hữu hiệu. 2. Ớt: Bột ớt hoặc những miếng ớt nhỏ có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của lũ chuột. Bạn nên rắc bột ớt xung quanh nhà, hang chuột hoặc những nơi chúng có thể tới. Bạn cũng có thể tiêu diệt chuột ở ngoài vườn bằng cách pha dung dịch nước với 1-2 muỗng ớt bột, thêm vài giọt chất tẩy rửa, một muỗng canh dầu thực vật. Xịt dung dịch này ngoài vườn, xung quanh nhà để làm thoáng không khí và xua đuổi chuột. 3. Quế: Mùi thơm cay nồng của quế có tác dụng đuổi chuột rất hiệu quả. Bạn có thể đặt túi quế trong ngăn kéo và tủ quần áo, rắc những mảnh quế tươi hoặc khô xung quanh tủ và hang chuột. Một vài miếng bông thấm tinh dầu quế cũng khiến chuột tránh xa. 4. Tỏi: Một chút bột tỏi rắc ở các lỗ hổng và hang cũng khiến loài chuột sợ hãi. Bạn nên sử dụng bột tỏi thay vì tỏi tươi cho thấm lâu hơn, tỏi tươi cũng sẽ nhanh khô hơn bột. Mùi hăng của tỏi sẽ khiến chuột khó chịu và tránh xa. 5. Xi măng khô: Kết hợp một chén bột mì với một cốc xi măng khô, thêm một muỗng canh muối và trộn tạo thành hỗn hợp sền sệt. Đặt hỗn hợp này cùng một bát nước ở những nơi chuột thường tới. Lũ chuột sẽ bị thu hút và ăn hỗn hợp này, nhưng chúng sẽ bị khát. Khi uống nước, hỗn hợp bên trong sẽ khô và giết chết chuột. Có thể thêm chút bột ca cao để tăng mùi hương hấp dẫn. 6. Nước soda: Đổ một lon soda vào bát nhỏ và đặt ở khu vực chuột thường sinh sống. Cacbon trong soda sẽ giết chết chuột không lâu sau khi chúng uống. Tuy nhiên, hãy để ý vì soda cũng rất thu hút loài kiến. 7. Khoai tây nghiền: Đặt một lớp mỏng khoai tây nghiền và một bát nước ở cửa hang chuột hoặc những nơi chúng thường tới. Cũng giống như hỗn hợp xi măng khô, natri trong khoai tây nghiền sẽ làm lũ chuột khát nước khi ăn. Nước sẽ làm khoai tây nở ra trong dạ dày và khiến chuột chết. Theo Phương Mai (Zing.vn)
  8. Phở nấu bằng 'nước hủy hầm cầu': Không thể nào... 06/03/2015 08:09 GMT+7 Những ngày gần đây trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin các tiệm phở mua "Nước Phở Hủy Hầm Cầu" là loại nước được thu lượm từ các loại xương ôi, thối vứt đi từ các nhà hàng đổ ra bãi rác rồi ngâm trộn với nước hóa chất "Hủy Hầm Cầu" của Trung Quốc để hầm xương cho mau rục ra, làm mất mùi thối, nước trong và thơm ngon. Trước thông tin này, TS Lâm Quốc Hùng – trưởng phòng Giám sát ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định đây là thông tin không có cơ sở cả về mặt khoa học và thực tiễn bởi những lý do sau: Thứ nhất kết quả hoạt động kiểm tra, giám sát của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ các địa phương đến Trung ương báo cáo về Cục An toàn Thực phẩm cũng khẳng định chưa bao giờ phát hiện hiện tượng sản xuất, kinh doanh “nước dùng nấu phở” như thông tin mà mạng xã hội đã đưa. Ảnh minh họa. Bên cạnh đó, nội dung thông tin phản ảnh “mỗi can nước dùng giá 100.000đ” mà vẫn bảo đảm “thơm, ngon” là không phù hợp với thực tế. Bởi mỗi lít sản phẩm là kết cấu về giá trị của cả quá trình trong đó có giá trị nguyên liệu, công lao động và cả lợi nhuận của người sản xuất ra nó. Vậy mà một can nước dùng tới 20 lít mà giá 100.000 đồng (như vậy mỗi lít nước dùng có giá 5.000 đồng tương đương với 1 lít nước sinh hoạt thì đây là vấn đề “không tưởng”. Lý do thứ 2 mà TS Hùng đưa ra là “lợi nhuận” trong giá thành của bát phở không thể đến mức người kinh doanh phở phải “bất chấp” lương tâm, trách nhiệm và tính nhân bản của mình để thực hiện. Vì thế không thể tồn tại những hành vi “vô nhân tính” đến như thế nếu sử dụng loại nước độc hại này bán cho người tiêu dùng thì đã là tội phạm rồi. Theo ông Hùng, đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, các quán ăn, nhà hàng kinh doanh ăn uống được quản lý của cơ quan chức năng, giám sát chất lượng, an toàn của người tiêu dùng… thì nếu có hành vi “vô nhân tính”, “tội ác” sử dụng sản phẩm mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người sẽ không thể “che đậy” mãi được chứ đừng nói là “công khai” như thông tin đã phản ánh. Vì thế, ông Hùng khuyến cáo người dân “Hãy cảnh giác với những nguồn thông tin trôi nổi, vô trách nhiệm với đời sống xã hội. Đừng vì sự tò mò và hiếu kỳ mà vô tình làm lan truyền những thông tin không có thực, những thông tin “độc hại”. Điều này làm ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội, kinh tế - chính trị đất nước”. (Theo Infonet) ================= Không biết thế nào chứ bà cô và con cô ấy trong công ty bà xã Long Phi đi ăn bắp ở Công Viên Cây Xanh, mua bắp mà không thấy nó nấu, trong khi nước trong nồi sôi sùng sục. Sau khi ăn xong về nhà thì 2 tay bị bỏng rộp và lột được da. Liền nhớ ngay câu chuyện hôm trước vợ Long Phi kể có người nấu bắp chỉ cần nước, một cái nồi và không dùng lửa (chỉ dùng loại bột làm sôi nước), thế là uống nước lọc và nước chanh gấp rồi ngày mai đi bệnh viện khám liền.
  9. Lửa bao trùm kho phế liệu, hàng chục hộ dân hoảng hốt rời nhàThứ ba, 17/3/2015 | 21:24 GMT+7 20h30 ngày 17/3, lửa vẫn bùng lên tại kho phế liệu giấy rộng khoảng 800 m2 tại xã QuảngTiến, huyện Trảng Bom (Đồng Nai), uy hiếp hàng chục nhà dân trong khu dân cư nằm bên cạnh. Đám cháy bị nghi phát ra tại góc của kho phế liệu từ 16h hôm nay, sau đó lan nhanh toàn bãi phế liệu do bên trong chứa nhiều giấy ép, nhựa, cao su... Khói lửa bốc nghi ngút phủ một đoạn quốc lộ 1A, bao trùm cả khu vực rộng chừng một km2. Sở Phòng cháy chữa cháy tỉnh Đồng Nai huy động 6 xe chữa cháy và hàng chục chiến sĩ đến hiện trường. Ngoài việc dập lửa, các chiến sĩ dùng máy xúc phế liệu, phá tường rào để tiếp cận từ 4 phía song gặp nhiều khó khăn do lửa rất lớn. Sau 4 tiếng phát cháy, đến 20h30 lửa vẫn ngùn ngụt và chưa có dấu hiệu yếu. Các chiến sĩ vẫn nỗ lực thay nhau dập lửa. Lửa bén vào các cây bên đường khu dân cư. Hàng chục hộ dân ấp Quảng Lộc, xã Quảng Tiến bị cắt điện, bỏ nhà chạy ra đường. Hoàng Trường
  10. Cháy 8 căn nhà ở Sài GònThứ hai, 16/3/2015 | 14:42 GMT+7 Trưa 16/3, đám cháy cuồn cuộn bốc lên ở căn nhà sát trụ sở UBND phường 1, quận 4, sau đó lan ra nhiều nhà xung quanh khiến hàng trăm người náo loạn. Lửa lan nhanh sang các căn lân cận. Ảnh: Đàm Thu Trang. 11h15, mọi người phát hiện lửa bùng lên ở ngôi nhà đóng cửa của bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt trong hẻm 360 Bến Vân Đồn, nằm sau trụ sở UBND phường 1, quận 4, TP HCM. Khói đen cuồn cuộn bốc lên, theo chiều gió tỏa qua chung cư Khánh Hội 3. Hàng trăm người nháo nhào bồng bế trẻ nhỏ chạy xuống đất tránh ngạt. Lực lượng chữa cháy chung cư và UBND phường được huy động dập lửa. Tuy nhiên, nhà bà Nguyệt chứa nhiều vật liệu dễ cháy nên lửa lan nhanh sang các căn lân cận. Hàng chục bình gas loại 12 kg được đưa ra ngoài, trong đó có một bình cháy đen. * Hiện trường vụ hỏa hoạn cháy 8 căn nhà Hơn 150 cảnh sát chữa cháy trên sông, quận 1, quận 4, quận 8... cùng hàng chục xe cứu hỏa, canô được huy động đến hiện trường. Do các căn nhà cháy nằm trong hẻm nhỏ và đa phần là nhà cấp 4 nên việc dập lửa gặp nhiều khó khăn. Cảnh sát phải leo lên nóc các nhà bên cạnh để phun nước, cô lập không cho lửa lan. Nước cũng được hút từ kênh Tàu Hủ gần đấy. 30 phút sau đám cháy được dập tắt, song lửa và khói vẫn âm ỉ bên trong nên cảnh sát vẫn túc trực phun nước vào đám cháy. Tuyến đường Bến Vân Đồn, đoạn gần cầu Nguyễn Văn Cừ bị phong tỏa nhiều giờ. Cảnh sát cứu hỏa leo lên những nóc nhà xung quanh dập lửa. Ảnh: An Nhơn Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Trang, Chủ tịch UBND phường 1, tám căn nhà bị cháy có 51 nhân khẩu. "Hỏa hoạn không gây thương vong cho người dân, chỉ có 2 cảnh sát cứu hỏa bị thương nhẹ trong lúc dập lửa", bà Trang nói. Ông Lý Tấn Hòa, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc quận 4, TP HCM cho biết, bước đầu địa phương đã hỗ trợ cho những hộ bị cháy hoàn toàn 5 triệu đồng, những hộ bị ảnh hưởng 2 triệu đồng. "Văn phòng khu phố hiện được tận dụng để làm nơi người dân tạm sinh sống trong những ngày chính quyền khắc phục sự cố. Sau đó, địa phương tiếp tục thống kê để hỗ trợ tiếp cho từng hộ", ông Hòa nói. Nguyên nhân và thiệt hại đang được điều tra làm rõ. An Nhơn
  11. Trò chơi thơ ca giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữThứ Sáu, 13/03/2015 15:42:15 GMT+7 Nghe một câu thơ hay bài hát, ban đầu bé sẽ cảm nhận vần điệu, sau đó hiểu về ý nghĩa từng từ và liên hệ nội dung với cuộc sống. Theo tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh, ngay từ khi còn là bào thai, đứa trẻ đã phản ứng nhạy cảm với nhịp điệu, âm thanh qua bước đi, động tác và lời nói của mẹ. Cảm nhận đầu tiên về ngôn ngữ khi bé ra đời cũng bắt đầu từ rất sớm thông qua người mẹ. Giọng mẹ êm êm, dễ chịu, quen thuộc dẫn dắt bé từng bước tìm hiểu thế giới và khám phá chính bản thân. Những đứa trẻ ban đầu phản ứng tích cực với thể loại thơ ngắn, có nhịp điệu, giúp cảm thấy vui vẻ, bình tĩnh. Khi lắng nghe thơ, trẻ em có xu hướng bắt chước đọc theo vì dễ nhớ, dễ thể hiện. Vần thơ như bước chân ngắn, lẫm chẫm hay hơi thở dồn dập của một em bé. Thơ cũng có thể ngân nga ngắn dài như một câu lục bát mẹ hát ru con. Tùy từng thời điểm mà chọn thể loại phù hợp, chẳng hạn khi trẻ chơi nên cho nghe thơ ngắn, khi nghỉ ngơi, sắp ngủ thì giọng thơ êm ấm dịu dàng để dỗ bé ngủ yên. Ảnh: Tổ Ấm Việt. Việc tiếp nhận thơ của trẻ ban đầu chỉ là là cảm nhận nhịp điệu rồi đến vần, sau đó mới vỡ dần về ý nghĩa từng từ và liên hệ nội dung với cuộc sống. Các bé được tiếp xúc với thơ ca từ sớm sẽ có cho riêng mình một hình dung về thế giới thú vị thông qua tư duy ngôn ngữ sớm. Thể loại thơ dành cho trẻ nhỏ là thứ ngôn ngữ đặc biệt giản dị, rõ ràng, trong sáng. Thủ pháp láy từ, láy âm, láy hình ảnh là điểm mấu chốt quan trọng trong quá trình tư duy và tiếp nhận của bé. Khi lặp đi lặp lại và có thao tác bắt chước, học thuộc đoạn thơ, não của trẻ được kích thích phát triển toàn diện từ những ngày còn non nớt. Nếu phụ huynh thường xuyên đọc thơ cho nghe trong những năm đầu đời, bé sẽ có vốn từ phong phú và dần phân biệt được ngữ nghĩa. Thậm chí chúng còn hiểu được những khái niệm mà người lớn cho là phức tạp đối với trẻ như đồng âm khác nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa... Nhiều nghiên cứu cho thấy thơ ca còn giúp nâng cao năng lực thẩm mỹ, giúp trẻ xây dựng sự nhạy bén về ngôn ngữ, cảm nhận ngôn ngữ bằng cảm xúc và các giác quan. Trẻ có thể “cảm” một từ thay vì chỉ hiểu nghĩa từ ấy. Tiến sĩ Thụy Anh kể về kinh nghiệm ru con bằng bài “Cái cò mày đi ăn đêm”. Sau này cậu bé lên ba, một lần nghe được từ “cái cò” thì bảo mẹ: “Từ này rất buồn mẹ ạ”. Lần khác, khi cùng mẹ ngắm trời đêm rất nhiều sao, em bảo: "Trời có màu êm, mẹ ạ". Khái niệm "màu êm" mà đứa trẻ cảm nhận được bắt nguồn từ trong thơ ca là một thứ màu đặc biệt mà người lớn không dễ tìm ra được. Đó là cảm nhận màu sắc và nói ra bằng thứ ngôn ngữ có sự tham gia của các giác quan. Qua thơ ca, cha mẹ và con cái còn có cơ hội giao lưu cảm xúc với nhau. Tiến sĩ Thụy Anh nhớ một người bạn sau 2 năm đi du học nước ngoài trở về quê thì đứa con đầu lòng đã được 3 tuổi. Khoảng thời gian qua khiến giữa hai bố con có một vách ngăn không làm sao để xóa bỏ nó thật nhanh. Được một người bạn tư vấn, ông bố trẻ này đã dùng thơ, đồng dao để chơi với con. Ngay lập tức, 2 cha con trở nên gần gũi với nhau như chưa từng xa cách. Theo Thi Trân (VnExpress.net)
  12. Myanmar đề nghị được hỗ trợ lập khoa tiếng Việt ở bậc đại họcThứ bảy, 14/3/2015 | 21:16 GMT+7 Thứ trưởng Giáo dục Myanmar vừa đề xuất Việt Nam hỗ trợ thành lập một khoa hoặc trung tâm đào tạo tiếng Việt tại một trường đại học của Myanmar. Ngày 13/3, tại Myanmar, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng các nước Đông Nam Á SEAMEO và Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, GS Phạm Vũ Luận có buổi hội đàm với Thứ trưởng Giáo dục Myanmar, TS Zaw Min Aung. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhận định, hợp tác song phương Việt Nam - Myanmar trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo thời gian qua chưa phát triển. Giữa hai nước chỉ thực hiện được một số hoạt động hợp tác đa phương thông qua các tổ chức khu vực như ASEAN và SEAMEO. Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị phía Myanmar xem xét ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục và công nhận bằng cấp giữa hai nước để thúc đẩy các hoạt động hợp tác giáo dục song phương. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (thứ tư từ trái qua) tại buổi hội đàm với Bộ Giáo dục Myanmar. Ông Luận cũng đề xuất hai bên đẩy mạnh trao đổi các đoàn cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu, giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh để tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý, giảng dạy, nghiên cứu của mỗi nước và tăng cường hiểu biết lẫn nhau; khuyến khích các cơ sở giáo dục của hai nước hợp tác trực tiếp về giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bộ trưởng đề nghị Myanmar xem xét, tiếp nhận các chuyên gia giáo dục của Việt Nam sang giảng dạy và nghiên cứu tại Myanmar. Thứ trưởng Zaw Min Aung đồng tình với đề xuất của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, đồng thời cam kết chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục Myanmar tích cực tìm hiểu những điểm tương đồng của hai nước nhằm nhanh chóng thúc đẩy hợp tác. Phía Myanmar cũng đề xuất Việt Nam hỗ trợ thành lập một khoa hoặc trung tâm đào tạo tiếng Việt tại một trường đại học của Myanmar. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ghi nhận đề xuất và đề nghị bổ sung nội dung này vào dự thảo hợp tác giáo dục đang được hai bên chuẩn bị. Hoàng Thuỳ ============================== Tiếng Việt có thể dịch ra bất cứ thứ tiếng nào trên thế giới (nhiều từ, nhiều nghĩa), nhưng tiếng của một nước nào muốn dịch sang tiếng Việt sẽ rất khó khăn. Ví dụ: áo dài, bún, miến... Tóm lại, tiếng Việt vô cùng phong phú, từ ngữ diễn đạt, thể hiện từ tổng quát đến chi tiết từng sự vật, hiện tượng. :)
  13. Lửa bao trùm xưởng gỗ rộng 1.000 m2 ở ven Sài GònThứ sáu, 13/3/2015 | 22:28 GMT+7 Chiều 13/3, một tiếng nổ lớn phát ra khi biển lửa và khói đen cuồn cuộn bốc lên ở trong xưởng chế biến gỗ trên đường Tô Ký, huyện Hóc Môn, TP HCM. Đám cháy bùng lên dữ dội nhìn từ xa. Ảnh: Bạn đọc cung cấp. 17h30, khi các công nhân tan ca ra về, bảo vệ phát hiện lửa bùng lên từ phía sau xưởng gỗ. Do lực lượng bảo vệ mỏng cộng với trong xưởng chứa nhiều chất dễ cháy nên ngọn lửa nhanh. Một tiếng nổ lớn bắn thùng phuy hóa chất văng ra xa khiến nhiều người dân xung quanh chạy náo loạn. Nhà xưởng rộng hơn 1.000 m2 nhanh chóng chìm trong biển lửa. Lửa bốc cao hàng chục mét kèm theo khói đen cuồn cuộn khiến cảnh sát cứu hỏa khó khăn trong việc tiếp cận đám cháy. Lính cứu hỏa phá tường xung quanh xưởng để phun vòi rồng cô lập không cho lửa lan sang khu vực lân cận. Biển lửa bao trùm nhà xưởng khi lực lượng cứu hỏa có mặt. Ảnh: An Nhơn Sau hơn 3 giờ chữa cháy, đến 21h, hỏa hoạn cơ bản được dập tắt nhưng lửa và khói vẫn còn bốc âm ỉ bên trong. Lính cứu hỏa vẫn túc trực phun nước vào đám cháy. Hỏa hoạn không gây thương vong, song đã thiêu rụi và làm sập đổ toàn bộ nhà xưởng. Nguyên nhân và thiệt hại đang được điều tra làm rõ. An Nhơn
  14. Pháp: Máy bay du lịch rơi, 4 mẹ con chết thảmThứ Sáu, 13/03/2015 11:09:40 GMT+7 Một bà mẹ và 3 đứa con nhỏ thiệt mạng khi chiếc máy bay du lịch rơi lúc đang hạ cánh ở sân bay Argentan, Pháp chiều qua (12/3). Dailymail đưa tin, một người phụ nữ 39 tuổi đã thuê một chiếc máy bay du lịch của một câu lạc bộ gần đó để bay cùng với 3 đứa con của cô, hai con gái (11 và 13 tuổi) và con trai (9 tuổi). Chiếc máy bay rơi xuống cánh đồng không xa trang trại ở thị trấn Vrigny, gần Argentan, Pháp vào chiều qua (12/3) khiến bốn mẹ con thiệt mạng. Những hình ảnh tại hiện cho thấy nhiều mảnh vỡ méo mó, chiếc máy bay bị hư hỏng nghiêm trọng. Những mảnh vỡ của chiếc máy bay được tìm thấy tại hiện trường Một nhân chứng tại hiện trường nhìn thấy một chiếc máy bay rơi và báo cho cơ quan chức năng vào khoảng 17h30. Khoảng 40 phút sau đó, đội cứu hộ tìm thấy mảnh vỡ máy bay. Chiếc máy bay gặp nạn là chiếc Robin DR 400, thuộc sở hữu của câu lạc bộ bay Argentan. Hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn trên có phải là do lỗi của phi công hay là bởi máy bay gặp vấn đề về kỹ thuật. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra và làm rõ. Các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn máy bay thảm khốc này Một phát ngôn viên cảnh sát cho biết: "Một nhân chứng đã thông báo về vụ việc với chúng tôi. Mảnh vỡ của chiếc máy bay được tìm thấy lúc 18h10 trong khu đô thị Vrigny". Người chồng bị sốc nặng khi nghe tin, hiện anh đang được điều trị trong bệnh viện ở Argentan. Cảnh sát đang tiến hành điều tra nguyên nhân máy bay rơi. Các mảnh vỡ bị biến dạng Bản đồ khu vực xảy ra sự cố Một chiếc máy bay Robin DR 400 Theo Linh An (Khampha.vn)
  15. TP. HCM: Cả khu dân cư hoảng loạn vì một vùng cỏ rộng lớn bốc cháy dữ dộiThứ Hai, 02/03/2015 07:20:19 GMT+7 Vùng cỏ khô rộng lớn nằm cạnh khu dân cư Trung Sơn (nơi giáp ranh giữa quận 7 và quận Bình Chánh, TP. HCM) bất ngờ cháy dữ dội khiến người dân hoảng loạn. Khoảng 18h30 ngày 1/3 một vùng cỏ rộng lớn tại khu đất đang chờ quy hoạnh ở KDC Trung Sơn (nơi giáp ranh giữa quận 7 và quận Bình Chánh) bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến người dân trong vực này một phen hoảng loạn tháo chạy. Vùng cỏ khô rộng lớn cháy dữ dội giữa khu dân cư. Theo người dân, ban đầu mọi người đều tưởng đám cháy nhỏ nên không gọi cứu hỏa. Tuy nhiên đến khoảng 15 phút sau ngọn lửa bùng lên, bao trùm cả một vùng rộng lớn người dân mới gọi Lực lượng PCCC Công an quận Bình Chánh đến để dập lửa. Ngay sau đó, Lực lượng PCCC đã nhanh chóng điều 2 xe chữa cháy đến hiện trường. Sau khoảng 20 phút tích cực chữa cháy, ngọn lửa cơ bản đã được dập tắt hoàn toàn, không lây lan tới khu vực dân cư lân cận. Lực lượng chữa cháy nhanh chóng có mặt để dập lửa. Theo Cơ quan chức năng, bước đầu xác định đây là khu vực đang được chờ quy hoạnh nên cỏ mọc um tùm. Những ngày qua, thời tiết Sài Gòn liên tục nắng nóng, làm cỏ khô nên dễ bén lửa. Giao thông bị ùn ứ trong thời gian diễn ra đám cháy. Vụ việc không gây thiệt hại, nhưng khiến người dân tại đây một phen hoảng loạn, tình trạng giao thông qua khu vực này bị ùn tắc trong thời gian vụ cháy diễn ra. Hiện vụ cháy đang được điều tra làm rõ. Theo Tú Quý (Kenh14.vn/Trí Thức Trẻ)
  16. Từ hàng chục năm nay trong đời sống văn hóa của người Việt đồ hình âm dương Hán đã ăn sâu vào tiềm thức với hình ảnh vòng tròn hai nữa đen trắng có hai chấm trắng đen (thiếu âm và thiếu dương). Từ cửa hàng Phong Thủy cho tới tiệm thuốc Đông Y, từ tranh ảnh trong nhà đến ngoài đường đều sử dụng đồ hình này… Tết năm nay tranh tuyên truyền chào đón năm mới có sự khác biệt so với những nhận thức phổ biến hiện nay, một hình ảnh trên tranh tuyên truyền năm Ất Mùi (*) của Thành phố Hồ Chí Minh với đồ hình Âm Dương Việt sinh động đã làm thay đổi một phần diện mạo của thành phố. “Biểu tượng của đồ hình Âm Dương Việt thể hiện trong nội hàm của nó những giá trị tri thức tiềm ẩn trong nền văn hóa truyền thống Việt, cho thấy một sự minh triết độc lập về thuyết Âm Dương Ngũ hành…” (**) Hy vọng Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có những tiến bộ và ngày càng phát triển trong tương lai. Đưa năm cũ qua đón xuân mới về, Long Phi kính chúc Sư Phụ, Ban Quản Trị và quý cô bác cùng anh chị em thành viên diễn đàn một năm mới Vạn Sự Như Ý và An Khang Thịnh Vượng. Giờ Tý, ngày 18/02/2015 (30/12 năm Giáp Ngọ) ============================================= (*) Có dư âm của dòng tranh dân gian Đông Hồ (**) Sách Minh Triết Việt Trong Văn Minh Đông Phương - http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33295-sach-minh-triet-viet-trong-van-minh-dong-phuong/
  17. Thành phố 'Vạc sôi' huyền bí của nước NgaThứ năm, 26/2/2015 | 13:33 GMT+7 Trong vẻ đẹp tĩnh lặng, nằm khép mình bên dòng sông Volga của Kazan là cả một quá khứ huy hoàng với lịch sử đầy biến động cùng các công trình kiến trúc in đậm dấu ấn tâm linh. Kazan (hay còn gọi là Qazan) là thủ đô nước Cộng hòa Tatarstan (Nga), nằm bên dòng sông Volga hiền hòa, thơ mộng. Với 1,5 triệu dân, nơi đây xem như thủ đô thứ ba của Nga và được biết đến là thành phố thể thao nước này. Một thoáng Kazan lung linh trong nắng và bầu trời trong xanh với những cụm mây bồng bềnh. Ảnh: Russiatrek. Cũng giống nước Nga rộng lớn, ẩn chứa nhiều điều quyến rũ du khách thập phương, lịch sử Kazan còn vô số bí ẩn chưa được giải đoán. Một trong số đó là sự ra đời của thành phố. Truyền thuyết được đa số dân Nga chấp nhận nhất về cái tên Kazan chính là Khan Mông Cổ - người sáng lập Kazan - đã đến gặp một thầy phù thủy và hỏi rằng nơi nào đủ tốt để xây dựng thành phố mới. Phù thủy khuyên ông đổ nước vào một cái vạc nhỏ (qazan), thắp lửa dưới đó rồi đặt lên xe ngựa và thúc nó chạy đi. Nơi nào vạc nước sôi thì xây thành phố ở đó, và Kazan ra đời từ một câu chuyện đậm chất thần thoại như thế. Trong gần năm thế kỷ lịch sử thành phố, Kazan là trung tâm chính trị lớn của Golden Horde (Kim Tướng hãn quốc) và là thủ phủ vùng Khan Kazan. Giữa thế kỷ 16, nơi đây gắn liền với tên của Sa hoàng Nga Ivan Groznui và từ đó đến nay, thành phố trở thành một phần của đế chế Nga hùng mạnh. Hàng trăm nghìn du khách đến Kazan mỗi năm đều bị hút hồn bởi vẻ đẹp của những công trình cổ kính, đồ sộ, đậm chất sử thi. Một trong những điểm đến không thể bỏ qua chính là điện Kremlin Kazan - nơi thuộc top những quần thể kiến trúc được vinh danh đẹp nhất nước Nga. Điện này thành lập cùng thời điểm với thành phố vào năm 1005, là nơi lưu giữ ký ức sống động về các hoàng tử Bulgar hay chiến binh Thành Cát Tư Hãn và những Khan của đế chế Golden Horde huy hoàng. Nằm xen kẽ điện Kremlin Kazen là những di tích văn hóa Nga và Tatar, nhà thờ Chính thống giáo, Hồi giáo. Nhà thờ của tất cả các tôn giáo - một địa điểm không thể bỏ lỡ khi tới Kazan. Ảnh: Amusing. Ngắm nhìn những tòa tháp điện Kremlin, đa số du khách bị thu hút sự chú ý tới tòa tháp nghiêng Soyembike - mang tên vị nữ hoàng cuối cùng của Kazan. Và nếu có thời gian trò chuyện với dân bản địa, bạn sẽ được họ kể truyền thuyết về vị nữ hoàng xinh đẹp cai trị Tatar. Xưa kia, cũng vì say mê vẻ đẹp đó mà sa hoàng Ivan Groznui đã gửi người mai mối tới hỏi nàng. Tuy nhiên, người đẹp Soyembike đã khước từ lời cầu hôn khiến Ivan nổi giận đe dọa xóa sổ Kazan. Để cứu các thần dân vô tội, Soyembike đành chấp thuận hôn lễ nhưng yêu cầu quà cưới là một tòa tháp. Tòa tháp được xây dựng chỉ trong bảy ngày. Trong lễ cưới, Soyembike leo lên đỉnh tháp để ngắm nhìn Kazan lần cuối. Trước vẻ đẹp diễm lệ nơi đây, nữ hoàng nhận ra mình không thể rời xa nơi này và bà đã bật khóc rồi lao mình xuống đất. Kể về Kazan, du khách không thể bỏ qua Nhà thờ của tất cả các tôn giáo (The Temple of All Religions) - công trình do họa sĩ Ildar Khanov sáng tạo. Lúc sinh thời, Ildar cho rằng tất cả tôn giáo trên thế giới đều cao quý như nhau, do đó không có lý do gì phải tách chúng ra. Tuy nhiên, các nghi lễ không diễn ra tại đây vì nó được xây dựng như một trung tâm văn hóa, là điểm cư trú cho các nghệ sĩ địa phương và nơi mà những trợ lý của Ildar sử dụng liệu pháp tinh thần để chữa bệnh. Ildar có một niềm tin mãnh liệt vào Chúa và từng tuyên bố đã được gặp ngài khi mới ba tuổi. Chúa đã cứu giúp Ildar và chỉ cho anh thấy cả thiên đàng, địa ngục. Sau đó, người nghệ sĩ này bắt tay vào chữa bệnh và sáng tạo nghệ thuật, nhằm cứu giúp mọi người. Tháp Soyembike - tòa tháp mang tên vị nữ vương xinh đẹp một thời của Kazan. Ảnh: Soyembike. Bên cạnh đó, du khách cũng khó có thể bỏ quên núi Zilant - một trong những nơi được coi là huyền thoại nhất Tatarstan. Núi mang tên đấng bảo hộ huyền thoại của người dân trong vùng - một sinh vật giống rồng Zilant, vua của loài rắn. Theo truyền thuyết, cư dân Kazan dùng vàng cúng lễ cho Zilant khi nhiều loài bò sát đến quấy phá cuộc sống của thành phố. Sau khi nhận tiền chuộc, con rắn khổng lồ đã ra lệnh tất cả thuộc hạ rời khỏi Kazan. Cơ sở của truyền thuyết này là một sự kiện lịch sử vì từng có thời, rắn bò đen quanh khu vực này nhưng sau đó số lượng chúng đột ngột giảm mạnh. Giống như người Nga chào đón khách ghé thăm với bánh mì và muối, người Tatar bày tỏ sự hiếu khách bằng món ăn độc đáo Chak-chak. Đây là một loại bánh ngọt làm từ bột mì, mật ong. Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm thành phố, người ta làm chiếc bánh Chak-Chak có trọng lượng một tấn và được ghi nhận vào sách kỷ lục Guinness. Anh Minh (theo Russiatrek) =========================== Long Phi thấy truyền thuyết này khá hay theo cách nhìn từ Phong Thủy Lạc Việt, dưới góc nhìn của khoa học hiện đại về một lý thuyết cổ xưa thì vẫn còn là "đậm chất Thần thoại". :)
  18. Ngôi đình 300 năm nguyên vẹn ở Bắc GiangThứ hai, 23/2/2015 | 08:18 GMT+7 Tọa lạc tại Bắc Giang, Đình Vường có quy mô lớn và kết cấu khá hoàn hảo. Dù đã gần ba trăm năm tuổi, đình vẫn giữ nét đẹp nguyên sơ do chưa hề có một lần trùng tu nào lớn. Đình Vường tọa lạc tại thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngoài tên gọi theo làng, đình có tên chữ là Thịnh Vượng, do chữ làng Vường mà ra. Toàn bộ khu đình bao gồm các công trình đại đình và tả vu, hữu vu, sân, vườn, tam quan. Toà đại đình đặt trên đỉnh gò đồi, bố cục mặt bằng theo kiểu chữ công, gồm ba hạng mục: Đại đình, ống muông, hậu cung. Đại đình có ba gian hai chái. Đình Vường được xây dựng trên một khu đồi nhỏ bên làng Vường, nhìn về hướng nam, phía trước là núi Dành, sau lưng là làng Hậu, bên trái là xóm Cống, bên phải là xóm Giữa. Cảnh quan đình thoáng đãng, đẹp đẽ. Đình Vường thờ Đức thánh Cao Sơn - Quý Minh, hai vị thánh ngự trong cung cấm. Ba chữ phía trên là " Thượng Đẳng Thần". Các bức cửa võng ở đình Vường chạm lộng đẹp lại xếp theo lối bình phong. Các đề tài trang trí rất phong phú theo phong cách dân gian hoa dây cách điệu. Có hai hạc thờ đứng trên lưng rùa ngoảnh cổ ra. Mỏ hạc chấm xà hạ đại đình. Trong toà đại đình, hệ thống sàn, ván còn khá nguyên vẹn. Hai toà đại đình và hậu cung được ngăn cách bởi hệ thống cửa cấm đóng kín, chỉ mở khi làm lễ. Hai gian bên đại đình có đôi ngựa hồng, ngựa bạch lớn đặt trên nền đá xanh ở gian giữa. Phần liên kết các vì mái theo lối cổ truyền thống. Trên các vì nóc và vì nách có nhiều mảng phù điêu chạm lộng đẹp. Nét độc đáo của đình Vường vượt trội các ngôi đình khác ở chỗ bộ khung gỗ còn khá chắc chắn và nguyên vẹn nét kiến trúc từ thời Lê và Nguyễn. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Vường còn ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với nhân dân địa phương. Trong kháng chiến chống Pháp, đây là nơi liên lạc, hội họp của dân quân du kích địa phương quanh vùng Yên Thế hạ, liên quan chặt chẽ với căn cứ tiền tiêu núi Dành. Kháng chiến chống Mỹ, đình Vường là nơi cất giữ kho phim dự trữ quốc gia gần 10 năm. Bốn đao đình và hai đầu nóc được kê xếp, đắp đặt các đao sành gốm bay vút lên như cánh diều no gió. Cầu thang bằng đá nguyên khối khá độc đáo. Lê Bích
  19. Gặp cao thủ khèn quyền trên “cao nguyên trắng” Cập nhật lúc: 06:00 24/02/2015 (GMT+7) (Kiến Thức) - Lão võ sư tên Lý Seo Hồ nổi danh trong giới cao thủ khèn quyền - một phái võ cổ truyền của người H’Mông, trên đất Bắc Hà. Dải đất Bắc Hà, Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vẫn được mệnh danh là “cao nguyên trắng” với bạt ngàn hoa mận. Nổi danh trên mảnh đất ấy là tam đại cao thủ khèn quyền, phái võ cổ truyền của người H’Mông. Trong đó, lão võ sư tên Lý Seo Hồ được nhiều người ca ngợi nhất. Múa võ kiếm tiền Chúng tôi tìm gặp ông Lý Seo Hồ, một trong tam đại cao thủ khèn quyền ở bản Phố, xã Bản Phố, huyện Bắc Hà khi cái nắng đã chuyển gam vàng nhạt. Khác với những hộ dân xung quanh, trong ngôi nhà truyền thống dân tộc H’Mông của gia đình ông Lý Seo Hồ được điểm tô bằng những vật dụng đặc biệt, đó là khèn, gậy, đao, liềm, côn... Đây là võ khí chỉ người học khèn quyền mới có. Những đồ đạc này được ông treo lủng lẳng trên vách, ngay đầu giường đầy trang trọng. Trên mỗi võ khí đều được buộc đuôi nheo màu đỏ. Một đường quyền uyển chuyển của lão võ sư Lý Seo Hồ. Trong ngôi nhà rộng rãi, ông Lý Seo Hồ kê một bộ bàn ghế giữa nhà theo phong cách miền xuôi để tiện cho việc tiếp khách. Ông đón chúng tôi vào bàn và chào mừng bằng những chén rượu mật ong thơm nồng. Mặc dù đại lão võ sư đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn nâng những chén rượu đầy lên môi uống từng hơi ừng ực khiến nhiều người không khỏi “choáng”. Có người buông lời: “Đúng là kẻ trượng phu thường toát lên khí phách hơn người”. Nhìn cái cách uống rượu, ánh mắt sắc lạnh, nước da hồng hào, cơ thể chắc nịch, gân guốc chẳng khác nào thanh niên cường tráng, nhiều người phải trầm trồ, ngưỡng mộ. Sau những chén rượu chào mừng viễn khách, ông Lý Seo Hồ kể về cái duyên đến với nghiệp võ. Theo đó, ông luyện khèn quyền từ năm 13 – 14 tuổi. Thầy của ông là một cao thủ ở Si Ma Cai. Để học võ, ông đã tu luyện cùng thầy trên núi suốt ba năm ròng. Ban ngày thì kiếm củi, trồng ngô, đêm về đốt lửa múa đao, luyện khèn... Ông “tốt nghiệp”bằng lời căn dặn của thầy rằng: “Từ nay, mày có thể xuống núi múa võ kiếm tiền, thi thố tài năng không thua kém ai”. Rồi một hôm, ông trở về Bắc Hà múa võ trong một dịp lễ đầu xuân. Người ta thấy ông đánh gậy, liềm, đao, thổi khèn đánh võ đẹp như thần thoại mà ngưỡng mộ vô cùng. Kể từ đó, tên tuổi của Lý Seo Hồ lan tỏa khắp “cao nguyên trắng”. Ông Lý Seo Hồ cho biết: “Khèn quyền thiên về biểu diễn, vì truyền thống của chúng tôi là biểu diễn võ để kiếm tiền. Trước đây, cuộc thi võ có 3 – 4 người và một trọng tài. Người tham gia phải thể hiện được võ công cao cường thông qua các đường quyền uyển chuyển, mềm mại nhưng tinh tế. Thể lệ sẽ do chính người thi thỏa thuận với nhau. Có thể múa võ tay không, múa liềm, gậy, đao, khèn... tùy ý. Người múa hay sẽ được trọng tài chấm giải nhất. Phần thưởng cho người chiến thắng là những chén rượu ngô nồng ấm và tiếng vỗ tay như mưa rào. Sau này là thịt và tiền. Đến nay, trong lễ hội đầu năm, chính quyền thưởng tiền thay cho rượu, thịt. Người giải nhất có thể được 1 – 2 triệu đồng tùy ngân sách địa phương. Ngoài ra, võ sĩ có thể múa ở chợ để phục vụ khách du lịch, sau đó, mọi người sẽ cho tiền”. Hai cha con đều là cao thủ Trong cộng đồng người H’Mông ở huyện Bắc Hà và Si Ma Cai hiện còn rất ít người học khèn quyền. Những cao thủ như ông Lý Seo Hồ cũng chỉ có gần chục đệ tử. Trong số này, gần như không ai có tố chất học võ hoặc họ dành mối quan tâm cho việc khác. Ông Lý Seo Hồ nhẩm tính: “Ở huyện Si Ma Cai có hai cao thủ. Một người bằng tuổi tôi, nhưng đã theo vợ sang Lào sinh sống. Người này coi như không tính. Người thứ hai tên là Giàng A Thào, ít hơn tôi 12 tuổi, hiện đang sinh sống ở ngọn núi cao cách chợ Si khoảng 15km. Ở Bắc Hà có tôi và con trai cả của tôi là Lý Seo Phỏng, năm nay đã 67 tuổi. Như vậy, “cao nguyên trắng” còn 3 cao thủ”. Tiêu chí để một võ sĩ có được coi là “cao thủ” hay không dựa trên 2 yếu tố. Thứ nhất là năng khiếu âm nhạc, tức là phải biết nghệ thuật thổi khèn. Thứ hai là năng khiếu học võ. Bởi khèn quyền yêu cầu võ sĩ vừa thổi khèn mua vui cho mọi người lại vừa thi triển các thế võ làm sao cho đẹp mắt, được nhiều người hưởng ứng. Theo ông Lý Seo Hồ thì người học khèn quyền phải có 3 tố chất cần thiết mà ông gọi là “đầu – tay – tim”. Nghĩa là cái đầu phải nhạy bén, tai nghe tiếng khèn, tay múa võ. Bởi mỗi điệu khèn ứng với từng đường quyền nhất định. Phải là người có đầu óc linh hoạt thì mới vừa thổi khèn vừa múa võ nhuần nhuyễn và biến hóa. Cuối cùng, con tim của người học khèn quyền phải đam mê với thứ mình đang theo, không bao giờ có ý định bỏ cuộc... Ở Bắc Hà, ngoài cha con ông Lý Seo Hồ còn một người nữa cũng rất giỏi các bài đao, liềm, gậy. Nhưng người này không biết thổi khèn, cho nên không được xếp vào hàng cao thủ. Sau những chén rượu hân hoan cùng khách lạ, ông Lý Seo Hồ lôi những gậy, những khèn cùng đao kiếm và... tay bo ra giữa sân triển võ mua vui cho viễn khách theo truyền thống. Dù tuổi cao nhưng lão võ sĩ vẫn biểu diễn liên hoàn cước đối với một số bài tay không, gậy, liềm thoăn thoắt như con hổ trong rừng. Nhìn những đường quyền mượt mà, uyển chuyển, quyến rũ là vậy nhưng lớp thanh niên không có ai muốn theo học. Ông Lý Seo Hồ buồn rầu: “Tôi có ba thằng con trai nhưng chỉ có thằng cả là ham học và trở thành cao thủ. Hai thằng còn lại chẳng biết cái gì, khèn không, quyền không, gậy không... Tôi đã dạy nhưng chúng nó không thể học nổi. Còn những thanh niên khác thì học được vài đường quyền liền xuống phố kiếm tiền chứ chẳng màng luyện nữa. Đến nay, ngoài đứa con trai cả, không còn đệ tử nào của tôi theo khèn quyền nữa”. “Hằng năm, chúng tôi vẫn đến các lễ hội đầu năm để thi múa võ. Gần như các cao thủ khèn quyền đều tập trung tại các lễ hội này. Có những trận chúng tôi thi đấu đến 4 ngày liền. Kết quả người nào học được nhiều bài võ hơn, biến hóa linh hoạt hơn thì người đó sẽ giành chức vô địch”, ông Lý Seo Hồ cho biết. Quách Dương
  20. Đông Bắc Nhật Bản hứng chịu động đất 6,3 độ richter Chủ Nhật, 22/02/2015 - 07:10 Dân trí Một trận động đất mạnh 6,3 độ richter đã làm rung chuyển khu vực Đông Bắc Nhật Bản vào tối 21/2 giờ địa phương với tâm chấn được xác định sâu 10 km. Đây là trận động đất mạnh thứ hai ở Đông Bắc Nhật Bản trong tuần này. Tâm chấn động đất nằm ngay ngoài khơi thành phố Miyako (Ảnh: Worldpess) Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) thông báo động đất xảy ra lúc 19h13 theo giờ địa phương (17h13 cùng ngày ở Việt Nam). Động đất đã làm rung chuyển khu vực cách thành phố Miyako, thuộc tỉnh Iwate của Nhật Bản, 128 km về phía Đông - Đông Bắc. Tâm chấn nằm sâu 10 km, ban đầu được xác định ở vị trí 39,86 vĩ độ Bắc và 143,42 kinh độ Đông. Hiện chưa có thông báo về thương vong cũng như thiệt hại do động đất gây ra. Tuy nhiên theo thông tin mới nhất, trong nhiều giờ sau đó, tại khu vực Đông - Đông Bắc Nhật Bản liên tục xảy ra các cơn dư chấn có cường độ từ 4,3 - 6,1 độ richter. Iwate là tỉnh lớn thứ 2 ở Nhật Bản, sau tỉnh Hokkaido. Nơi đây có nhiều điểm du lịch nổi tiếng và có tỷ lệ dân số khá thưa. Đầu tuần này, ở bờ biển Đông Bắc Nhật Bản cũng xảy ra một trận động đất mạnh 6,9 độ richter gây cảnh báo sóng thần. Vũ Anh Theo Xinhua
  21. Anh “nắn gân” Trung Quốc bằng tuyên bố sẵn sàng can thiệp vào Biển Đông Thứ Năm, 12/02/2015 - 07:24 Dân trí Ngoại trưởng Anh tuyên bố nước này sẵn sàng cử các lực lượng tới làm nhiệm vụ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nếu lợi ích của Anh và các đồng minh của nước này trong khu vực bị đặt vào tình thế nguy hiểm vì những vấn đề an ninh khu vực. Ngoại trưởng Anh Philip Hammond. (Ảnh: The Scotsman) Phát biểu tại Singapore hồi cuối tháng 1 vừa qua, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho rằng London không nghiêng về bất cứ bên nào trong các vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông hay Biển Hoa Đông. Ông cũng đề xuất giải quyết các vụ tranh chấp này thông qua các quy định và luật pháp quốc tế. Ngoài ra, Ngoại trưởng Hammond cũng nhắc tới thỏa thuận Hiệp ước Phòng thủ Năm nước, giữa Anh với Úc, Malaysia, New Zealand và Singapore, khi nói tới các lợi ích của Anh và các nước đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. “Thỏa thuận đó đồng nghĩa với việc chúng tôi sẵn sàng và đủ khả năng triển khai các lực lượng tới hỗ trợ những đồng minh, những người bạn hay đối tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, Ngoại trưởng Hammond tuyên bố. Ông cũng đề cập tới vai trò của Hải quân Hoàng gia Anh trong các nỗ lực khắc phục hậu quả trận bão Haiyan ở Philippines hồi năm 2013 và trong cuộc tìm kiếm chiếc máy bay xấu số MH370. Giới quan sát cho rằng tuyên bố của Ngoại trưởng Hammond được đưa ra là đòn “nắn gân” của London sau khi Trung Quốc và Argentina đạt được thỏa thuận về buôn bán vũ khí. Theo đó, Trung Quốc sẽ bán tàu chiến, tàu vận tải quân sự và máy bay chiến đấu cho Argentina. Ngoài ra, quốc gia châu Á cũng sẽ giúp Hải quân Argentina xây dựng hạm đội tàu hộ tống lớp Malvinas. Hiện giữa Anh và Argentina đang có tranh chấp chủ quyền về quần đảo Falklands/Malvinas. Do đó, việc Bắc Kinh bán vũ khí cho Buenos Aires được giới quan sát đánh giá là động thái đã "chọc tức" London. Ngọc Anh Theo Wantchinatimes
  22. Long Phi có thắc mắc: - Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam ta là bài: "Nam Quốc Sơn Hà" được cho xuất xứ từ thời Lê (Quốc hiệu lúc bấy giờ là Đại Cồ Việt). "Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư". - Trong "Lĩnh Nam Chích Quái" lại có một dị bản khác so với bản xuất xứ từ thời Lê. "Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư. Như hà Bắc lỗ lai xâm lược. Bạch nhận phiên thành phá trúc dư." Nước ta từ Ngô, Đinh, Tiền Lê đến tận Lý Trần đều là Đại Cồ Việt, Đại Việt. Vậy sao ở đây gọi là "Nam quốc", "Nam đế"? Nước ta là "nước Nam" từ lúc nào?... Khi xác định là Tuyên ngôn độc lập thì trong đó đã xác định rõ tên nước... - Ở đền Đào Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ từ rất lâu rồi (thời Lý) cũng có bài "Nam quốc sơn hà" như sau: "Nam thiên dĩ định đế Nam quân Đại đức giai do đức nhật tân Thất quận sơn hà đô nhất thống Tống binh bất miễn tán như vân". " Vậy bài này còn những bản nào? Bản nào là đúng và bản nào là dị bản so với những bản khác???
  23. Phát hiện hóa thạch thú cổ đại có niên đại 230 triệu năm tại rừng Cúc Phương? Thứ Sáu, 23/01/2015 - 06:39 Dân trí Bạn đọc Nguyễn Như Trường cho biết anh đã mua được một mẫu hóa thạch, đường kính vào khoảng 18cm, dài khoảng 22cm, nặng khoảng 2kg, khoảng 11 đốt, tương ứng với 11 răng, đồng thời mong muốn các nhà chuyên môn phối hợp xác định niên đại. Trong một chuyến đi rừng Cúc Phương, anh Trường có gặp mấy người dân đi tìm mật ong rừng và thấy họ cầm trên tay một vật nhìn rất khác lạ. Anh đã chụp lại hình ảnh và mua nó mang về. Đường kính vào khoảng 18cm, dài khoảng 22cm, nặng khoảng 2kg, khoảng 11 đốt, tương ứng với 11 răng (mặt trên cảm giác như vẫn còn độ bóng của men răng). Hình chụp mẫu hóa thạch xương động vật do bạn đọc cung cấp. Sau khi về, anh Trường đã tìm hiểu thông tin, được biết vào tháng 2/2000 đã tìm thấy hoá thạch khủng long nhiều răng ở rừng Cúc Phương có liên đại 230 triệu năm. Nên anh không biết, mẫu xương hóa thạch trên của anh có phải là hóa thạch của khủng long hay không? Theo ThS. Lê Trọng Đạt - Chuyên gia Động vật, Phó Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Cúc Phương, đây không phải là hóa thạch răng khủng long mà là hóa thạch răng voi. Một số mẫu hóa thạch tương tự như thế này được phát hiện ở Cúc Phương. Để biết được niên đại của một mẫu hóa thạch một cách chính xác phải dùng phương pháp xác định "đồng vị phóng xạ carbon C -14". Theo các chuyên gia, đây là mẫu răng voi hóa thạch. Các chuyên gia của Vườn Quốc gia Cúc Phương cho đến thời điểm này chưa phát hiện được mẫu hóa thạch nào thực sự của khủng long (theo đúng nghĩa ám chỉ các bò sát cổ đại có kích thước cơ thể khổng lồ). Tuy nhiên hóa thạch của bò sát cùng thời với khủng long đã được ghi nhận. Đó là trường hợp bộ xương hóa thạch ở Cúc Phương. Theo kết quả giám định sơ bộ bởi tập thể các nhà nghiên cứu: PGS.TSKH. Trịnh Dánh; GS.TS. Herbert H.Covert - Đại học Colorado, Hoa Kỳ; PGS.TS. Mark W.Hamrick - Đại học Kent State - Ohio, Hoa Kỳ; Kevin C.Mckinney - Sở Địa chất, Hoa Kỳ... đấy là xương hóa thạch của một loại bò sát biển (Ichthyosaura) cùng thời với khủng long thuộc "nhóm bò sát răng phiến (Placodontia), có niên đại cách đây khoảng hơn 230 triệu năm ”. Hóa thạch ở Cúc Phương là hóa thạch Bò sát răng phiến đầu tiên được phát hiện ở Đông Nam Á. An Quý
  24. Viện Hàn lâm Nga xuất bản sách 'về mọi vấn đề của Việt Nam'14.01.2015 | 15:36 PM Một bộ sách gần 5000 trang mới được Viện Hàn lâm Khoa học Nga xuất bản được cho là bao quát mọi vấn đề về Việt Nam từ thiên niên kỷ 3 trước Công nguyên đến năm 2011. Thư viện của Tổng thống Liên bang Nga và Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được bổ sung thêm món quà của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga – Bộ sách “Lịch sử hàn lâm Việt Nam toàn tập” xuất bản tại Matxcơva. Đây thực sự là một ấn phẩm rất độc đáo - người khởi xướng kiêm lãnh đạo đề án, tiến sĩ khoa học lịch sử, giáo sư Pavel Posner nhận định. Ảnh minh họa của báo Tiếng nói nước Nga. “Bộ sách khác cơ bản với tất cả những gì đã từng được công bố ở bất cứ nơi nào và vào bất cứ lúc nào : không những ở Việt Nam mà cả ở bất kỳ quốc gia nào khác, - nhà bác học Nga khẳng định. Ấn phẩm bao gồm cả giai đoạn từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên đến năm 2011. Ngoài ra không chỉ có thông tin về lịch sử mà cả về địa lý và dân tộc học. Đây là bộ sách tổng quát tất cả những nghiên cứu về Việt Nam của các nhà khoa học trên toàn thế giới. Không có bất cứ khía cạnh nào đã từng được ai đó trong số họ đề cập đến mà không được phản ảnh trong ấn phẩm của chúng tôi”. Năm ngàn năm lịch sử Việt Nam gói gọn trong sáu tập của ấn phẩm với gần năm ngàn trang sách. Ở đây có thể tìm thấy thông tin về bất cứ vấn đề nào cho dù rối rắm phức tạp nhất. Chỉ riêng danh mục những tài liệu nguồn sử dụng cũng đã chiếm một trăm trang sách với hai ngàn tên gọi. Những tài liệu vô cùng hữu ích có cả trong mục tài liệu tham khảo của bộ sách quý này. Thí dụ như bài viết về quy tắc xác định niên đại và hệ thống bói toán ở Việt Nam. Bảng niên biểu tất cả các triều đại Việt Nam được trình bày trong tương quan với niên biểu các triều đại Trung Quốc. Ngoài ra tất cả tên của các vị hoàng đế và niên hiệu của họ được trình bày cùng với cách viết tượng hình và lần đầu tiên được dịch sang tiếng Nga. Chức quan, phẩm tước của giới quan lại Việt Nam được trình bày trong tương quan với những chức vị tương đương của châu Âu cùng những đơn vị đo chiều dài, diện tích, khối lượng, cũng như các đơn vị tiền tệ đã từng lưu hành ở Việt Nam vào nhiều thời điểm khác nhau”. Để biên soạn bộ “Lịch sử hàn lâm Việt Nam toàn tập”, giáo sư Postner đã chọn được đội ngũ các nhà khoa học gồm mười sáu người Nga, sáu người Việt và hai người Pháp. Công tác chuẩn bị đã kéo dài trong sáu năm, sau đó Bộ Lịch sử toàn tập được bắt đầu viết vào bốn năm trước đây. Tập thể tác giả xin tiếp nhận với lòng biết ơn tất cả những nhận xét và ý kiến đóng góp về công trình của mình. Theo Tiếng nói nước Nga http://www.nguoiduatin.vn/vien-han-lam-nga-xuat-ban-sach-ve-moi-van-de-cua-viet-nam-a171017.html
  25. Kính gửi BQT diễn đàn, Hiện tại Long Phi có post bài trong chuyên mục Phong Thủy, nhưng khi xem lại thì hiện đến 2 bài, kính nhờ BQT xóa giùm Long Phi bài post dưới đây. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33347-bat-huong-di-anh-dat-sai-se-anh-huong-xau-den-gia-chu/ Xin cám ơn.