-
Số nội dung
1.467 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
11
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by longphibaccai
-
Trung Quốc phản đối Hàn Quốc bắn chết ngư dân Thứ tư, 17/10/2012, 09:22 GMT+ Sứ quán Trung Quốc ở Seoul đã bày tỏ sự phản đối và bất bình mạnh mẽ với Hàn Quốc, sau khi một ngư dân nước này bị tuần duyên Hàn Quốc bắn chết. > Hàn Quốc bắn chết ngư dân Trung Quốc Tàu cá Trung Quốc tại biển Hoàng Hải hồi tháng 5. Ảnh: AP Theo Tân Hoa Xã, sứ quán Trung Quốc yêu cầu phía Hàn Quốc phải điều tra vụ việc một cách nghiêm túc và triệt để, bảo vệ các quyền hợp pháp của ngư dân Trung Quốc. Bắc Kinh cũng kêu gọi Seoul hành pháp văn minh để đảm bảo rằng những vụ việc tương tự sẽ không tái diễn. Vụ việc xảy ra trong một cuộc rượt đuổi hôm qua, khi ngư dân Trung Quốc đánh cá trái phép trên vùng biển Hoàng Hải và bị trúng đạn cao su từ lực lượng tuần duyên Hàn Quốc. Ngư dân 44 tuổi được tuyên bố tử vong chiều qua, sau khi được một trực thăng đưa đến cấp cứu tại bệnh viện ở cảng phía tây nam Mokpo. Khoảng 30 tàu cá Trung Quốc đã đánh cá trái phép ở vùng biển Hàn Quốc, gần đảo Hongdo hôm qua, khi một tàu tuần duyên 3.000 tấn của Hàn Quốc đang hoạt động trong khu vực này. Theo phát ngôn viên lực lượng tuần duyên, họ đã dùng đạn cao su để khống chế các thủy thủ Trung Quốc có trang bị dao và các vũ khí gây chết người khác. Hai tàu với số lượng thủy thủ đoàn chưa rõ đã bị bắt giữ. Các tàu Trung Quốc thường xuyên đánh cá trong vùng biển Hàn Quốc, với hàng trăm tàu cá bị bắt giữ mỗi năm. Các thủy thủ Trung Quốc thường trang bị các vũ khí nhằm chống cự khi bị bắt giữ, và các nhân viên tuần duyên phải dùng hơi cay hoặc đạn cao su để khống chế họ. Va chạm giữa tuần duyên Hàn Quốc với ngư dân Trung Quốc từng xảy ra trước đây. Tháng 12/2010, một tàu Trung Quốc bị lật và chìm ở biển Hoàng Hải, khiến hai thủy thủ Trung Quốc thiệt mạng, sau khi va chạm với tàu tuần duyên Hàn Quốc. Anh Ngọc
-
4 người Nhật bị tấn công ở Trung Quốc Thứ ba, 16/10/2012, 15:41 GMT+7 Một nhóm người Nhật Bản bị tấn công khi đi ăn tại một nhà hàng ở Thượng Hải, khiến lãnh sự quán của nước này phải lặp lại cảnh báo với các công dân đang sinh sống ở Trung Quốc. > Nạn nhân biểu tình chống Nhật được tặng xe > Bị đánh vỡ đầu vì đi xe Nhật, dân kiện công an Hàng trăm người biểu tình Trung Quốc cùng xô đổ một chiếc xe nhãn hiệu Nhật Bản ở tỉnh Giang Tô hồi tháng 9. Ảnh: AP AFP dẫn lời một nhà ngoại giao Nhật Bản cho hay, 4 người trên ăn tối tại một nhà hàng ở thành phố Thượng Hải ngày 11/10 cùng một đồng nghiệp người Trung Quốc. Họ đều làm cho một công ty Nhật Bản. Những người này bất ngờ bị một nhóm người xông tới đánh đấm túi bụi. "Những kẻ tấn công người Trung Quốc hỏi họ có phải là người Nhật hay không. Điều này phản ánh thái độ chống Nhật sẵn có của những kẻ này", quan chức cho biết. Các nạn nhân sau đó được đưa đến bệnh viện để chữa trị, nhưng đến nay vẫn chưa xuất viện. Thành viên người Trung Quốc trong bữa tối đó cũng bị chém ở tay, dường như là do bị một kẻ tấn công bằng dao. Cảnh sát Thượng Hải thông báo cho giới chức Nhật Bản rằng "một số" người Trung Quốc đã bị bắt hồi cuối tuần qua do có dính líu đến vụ việc. Tên của công ty Nhật Bản không được lãnh sự quán tiết lộ. Cảnh sát hiện chưa đưa ra bình luận gì. Cuối ngày hôm qua, lãnh sự quán Nhật ở Thượng Hải đã lặp lại lời cảnh báo, từng ban bố đến các công dân sinh sống ở Trung Quốc hồi tháng trước. Cảnh báo này được đưa ra sau 6 vụ tấn công hoặc quấy rối nghiêm trọng, đều xảy ra tại Thượng Hải. Lãnh sự quán yêu cầu các công dân cảnh giác khi ra ngoài ban đêm, tránh xa những nơi đông người và hạn chế nói tiếng Nhật Bản ở nơi công cộng. Tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh bị đẩy lên đỉnh điểm hồi tháng trước bằng tình trạng biểu tình bạo lực trên khắp Trung Quốc. Hàng chục nghìn người biểu tình nước này đổ ra các đường phố, xông vào tấn công các công dân, phương tiện, công ty, nhà hàng Nhật Bản, nhằm phản đối việc Tokyo mua lại các đảo trong nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Anh Ngọc
-
Lại động đất tại thủy điện Sông Tranh 2 Thứ Ba, 16/10/2012 --- cập nhật 03:50 GMT+7 Sáng 16/10, khu vực lòng hồ thủy điện sông Tranh 2, H.Bắc Trà My, Quảng Nam lại xảy ra động đất. Ông Hồ Văn Lợi - Chủ tịch UBND xã Trà Đốc - cho biết vào khoảng 9 giờ 30 phút sáng nay 16/10, địa phương xuất hiện tiếng nổ lớn cùng rung chấn mạnh. Khu vực thủy điện sông Tranh 2 lại xảy ra động đất Ban Quản lý thủy điện Sông Tranh 2 cho hay máy gia tốc tại nền đập ghi nhận thông số của trận động đất này là 0,0037 g, tương đương 36,26 cm/2s, trận động đất này có cường độ nhỏ hơn đợt động đất hôm 23.9 (4,1 độ Richter). UBND huyện Bắc Trà My cho biết thêm hiện địa phương và thủy điện Sông Tranh 2 vẫn đang tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra thiệt hại các nhà dân. Theo Thanh Niên Online
-
Đập thủy điện Đăkrông 3 bị vỡ hay tự phá? Thứ Ba, 16/10/2012 --- cập nhật 10:52 GMT+7 Sau sự cố vỡ đập thuỷ điện Đăkrông 3 tại huyện Đăkrông, tỉnh Quảng Trị gây bất an cho người dân, phóng viên đã có trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty CP thủy điện Trường Sơn, là chủ đầu tư dự án này, về sự cố và được vị Tổng giám đốc trả lời: 'Chúng tôi phá đập chứ không phải đập bị vỡ..'. >> Đập thuỷ điện Đăkrông vỡ gần 30 mét Trong khi đó, cơ quan chức năng Quảng Trị đã có kết luận là vỡ đập, dù chất lượng công trình này hiện vẫn chưa có kết luận chính thức. Trước đó, vào ngày 7.10, sự cố vỡ đập thủy điện Đăkrông 3 được người dân phát hiện. Vị trí vỡ ở thượng lưu vai trái đập dâng với chiều dài đập bị cuốn trôi là 40m ở thân trên và 20m ở đáy, với chiều cao 6m. Song mãi đến ngày 12.10 từ một nguồn tin riêng, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Trị mới tổ chức đến hiện trường để kiếm tra. Tuy nhiên, có một điểu khó hiểu là lực lượng bảo vệ của công trình thuỷ điện này đã cản trở không cho các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị vào hiện trường kiểm tra. Hình ảnh đập thủy điện Đăkrông 3 bị vỡ Theo ghi nhận của phóng viên, tại hiện trường, những khối bê tông lớn vỡ ra từ thân đập bị trôi xuống phía hạ lưu vài trăm mét. Các khối bê tông vỡ bong ra những thanh sắt, loại lớn nhất có phi 16, những que sắt này không có dấu hiệu bị kéo đứt, gãy mà đa số vẫn còn nguyên vẹn. Như vậy, có thể thấy sắt được kết cấu cho từng khối bê tông riêng rẽ, không được cột nối hoặc tổ chức kết cấu cho toàn bộ thân đập. Chưa dừng lại đó, tại những vị trí bê tông bị bể ra, bằng mắt thường, chúng tôi nhìn thấy rất nhiều tạp chất gồm đất, gỗ, củi mục..., một số nơi có thể dùng tay bẻ bê tông rời ra từng cục. Còn ngay tại vị trí đáy đập, nơi phần nổi của đập vừa bị cuốn trôi cũng chỉ thấy lòi lên những que sắt loại nhỏ. “Tôi không phải là đơn vị giám sát hay kĩ sư, nhưng nhìn vào kết cấu sắt trong các khối bê tông và nơi đáy đập, tôi nghĩ sắt như vậy là rất ít và rất nhỏ, không đủ để giữ hàng trăm tấn bê tông được”, một người thợ xây dựng ở địa phương này khẳng định. Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Hải cho rằng: “Không phải đập thuỷ điện bị vỡ, mà do chúng tôi đập phá để cho nước thoát vì lũ từ thượng nguồn đồ về”. Song trên thực tế, theo báo cáo nhanh của Trung tâm Phòng chống bão lũ tỉnh Quảng Trị, lưu lượng nước tại thời điểm vỡ đập đã là 4.000m3/giây, lượng mưa ở thượng nguồn sông Đăkrông vẫn còn rất nhỏ (dưới 150mm), không cần thiết phải thoát lũ bằng cách này. Sáng 15.10, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị xác nhận, tại cuộc họp khẩn với lãnh đạo UBND tỉnh chiều ngày 14.10, lãnh đạo Công ty CP thủy điện Trường Sơn đã thừa nhận sự cố trên là do nước lũ đổ về gây ra vỡ đập. Theo Xzone.vn ======================= Hết thuốc.
-
Đại gia Trầm Bê và dấu ấn ở đất Trà Vinh Thứ 2, 15/10/2012, 07:59 Ông Trầm Bê là người sở hữu dinh thự lớn nhất Trà Vinh. Ở quê nhà, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank còn có pháp danh Tắc Hậu. Tê giác tặng ông Trầm Bê giá bao nhiêu? Ông Trầm Bê bất ngờ công khai hồ sơ sừng tê giác mất cắp Giải mã đại gia Trầm Bê Gia đình đại gia Trầm Bê đang nắm giữ những cổ phiếu gì? Trầm Bê - Đại gia bí ẩn ngành ngân hàng Cách cửa biển Định An khoảng 7 km về hướng Trà Vinh, xã Hàm Tân của huyện Trà Cú (Trà Vinh) mới được tách ra từ xã Hàm Giang cũ. Đây là vùng đất thuần nông, nghèo khó nhưng có chi nhánh của Ngân hàng Phương Nam, Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam, ngôi chùa lớn Vàm Ray (chùa Phật nằm), một dinh thự hoành tráng với vườn tùng bao quanh... Chùa Vàm Ray khánh thành chánh điện năm 2008 do gia đình ông Trầm Bê (pháp danh Tắc Hậu) hỗ trợ, được ghi nhận bằng bảng công đức đặt ngay đường lên chánh điện. Nơi đây còn ghi tên vợ ông với pháp danh Tắc Lượng. Tại một lối khác cũng dẫn lên chánh điện chùa Vàm Ray là bức ảnh lớn của 5 người nhà ông Bê, bên hông khắc tên 3 người con. Những người quá cố trong gia đình cũng được tạc di ảnh lên tường của chùa Vàm Ray. Trao đổi với phóng viên, ông Liên Phước Thiện, Chủ tịch UBND xã Hàm Tân cho biết ông Bê tuy sống ở TP HCM nhưng rất quan tâm đến địa phương mà cụ thể là hỗ trợ vốn xây dựng chánh điện chùa Vàm Ray, ngoài ra, ông còn hỗ trợ nhiều gia đình khó khăn. "Hương lộ 12 đầu tư trên 5 tỷ đồng, ông Bê cũng đóng góp 20%. Gia đình ông ấy còn mua đất cất nhà cho 250 hộ nghèo trong xã và mỗi năm đều có hỗ trợ 20 tấn gạo cho những gia đình khó khăn”, ông Thiện cho biết thêm. Tên và pháp danh của vợ chồng Trầm Bê tạt lên tường ngay lối vào chánh điện chùa Vàm Ray ở xã Hàm Tân (Hàm Giang cũ). Ảnh: Thiên Phước Cạnh chùa Vàm Ray là khu đất rộng khoảng 1 ha trồng tùng có đánh mã số. Đây là đất gốc của cha mẹ Trầm Bê và người phụ nữ lớn tuổi nhất ở đây được hàng xóm gọi là cụ Lệl. Hằng ngày bà cụ ngoài 70 tuổi vẫn đi chùa thắp nhang, dâng cơm cúng Phật. Bà cho biết là chị họ với ông Bê. “Mấy đứa em của tôi ít khi về, các con đi làm thuê hết rồi. Chồng tôi gần 80 tuổi nhưng phải ra đồng mỗi ngày vì không mướn được người làm công ngoài ruộng. Cây cảnh trong vườn do Trầm Bê mang về trồng, giá trị bao nhiêu tôi không rõ”, bà cụ cho biết. Trong khu đất rộng khoảng 30 ha ở ấp Vàm Ray có mộ cha mẹ ông Bê nên người dân địa phương quen gọi là “nhà mồ”. Tại đây, ngoài tòa nhà 5 tháp nóc hoành tráng nhất Trà Vinh vườn tùng giá trị bao quanh. Cụ Trầm Phong (80 tuổi) ở ấp Vàm Ray cho biết gia đình bố mẹ ông Trầm Bê vốn không nhiều ruộng đất nhưng chí thú làm ăn nên cuộc sống sung túc. Năm 2009 mẹ ông Trầm Bê qua đời, sau đó một năm thì cha ông mất. Thời điểm này ông Bê bắt đầu xây dựng khu dinh thự, đóng góp tiền của về quê làm ăn, chăm lo cho đồng bào nghèo. Vườn tùng tại nơi ông Trầm Bê chôn nhau cắt rốn. Ảnh: Thiên Phước Về sự việc gia đình ông Trầm Bê mới đây báo mất trộm sừng tê giác, người đứng đầu xã Hàm Tân, Liên Phước Thiện, cho biết, việc người thân của ông Bê báo mất sừng tê giác đã được công an xã chuyển lên Công an huyện Trà Cú. Thượng tá Nguyễn Văn Thuyền, Trưởng Công an huyện Trà Cú, cũng nói rằng vụ mất trộm sừng tê giác tại nhà ông Trầm Bê đang được điều tra nhưng chưa có kết quả. Một người làm công cho biết con tê giác nhồi bông có sừng được ông Bê đưa về dinh thự vào cuối năm 2011. Nhưng thông tin ông Bê bị mất sừng tê giác làm nhiều người nghi ngờ. Ông Thạch Khưa (65 tuổi) nhà ngang cổng chính dinh thự Trầm Bê cho biết nhiều năm nay địa phương này không nghe chuyện trộm cướp dù nhiều nhà ngủ không khóa cửa. "Nhà ông Bê có bảo vệ canh gác ngày đêm thì ai dám vào trộm. Người dân quê quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, có biết con tê giác là gì đâu”, ông Khưa bộc bạch. Ông Nguyễn Tấn Sự, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Hàm Giang (công ty do ông Bê làm Chủ tịch), hiện không cho bất kỳ ai vào dinh thự Trầm Bê với lý do “Công an huyện cấm, đang điều tra sợ mất dấu vết hiện trường”. Khu dinh thự lớn nhất Trà Vinh, nơi đây còn có cả vườn tùng. Khu đất của gia đình Trầm Bê xưa kia, nay cũng được trồng tùng, xây hồ nuôi cá. Một cây tùng đẹp trong khu đất của cha mẹ ông Trầm Bê sinh sống, lập nghiệp trước đây. Những cây tùng trong khu dinh thự cao và đẹp. Cá hải tượng hàng chục ký trong khuôn viên nhà cũ của ông Trầm Bê. Tại đây còn có cây thị cổ. Cụ Lệ đi chùa thắp nhang, dâng cơm cúng Phật vào buổi trưa. Ảnh cả nhà Trầm Bê tại chánh điện chùa Vàm Ray. Theo Duy Khang Ngôi sao
-
Ô tô đâm vào vách núi, 2 người chết, 3 người bị thương nặng Thứ Bẩy, 13/10/2012 - 00:05 (Dân trí) - Đang lưu thông trên đường, bất ngờ xe ô tô tải mất lái, đâm vào vách núi và bị lật nghiêng. Cú đâm mạnh khiến 2 người chết tại chỗ, 3 người bị thương nặng. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 9 giờ sáng ngày 12/10. Vào thời điểm trên, xe ô tô tải chở dầu mang BKS 73L-6443 (thuộc Công ty TNHH Hoàng Huy Toàn) do tài xế Nguyễn Văn Thắng (23 tuổi, trú tại xã Quảng Thủy, huyện Quảng Trạch) điều khiển đang lưu thông trên đường 10 thuộc địa phận xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy bổng nhiên mất lái, đâm vào vách núi và bị lật nghiêng. Một trong ba nạn nhân đang được cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới Cú đâm mạnh khiến 2 người chết, 3 người bị thương nặng. Nạn nhân được xác định là anh Đỗ Văn Tiến (27 tuổi, trú tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch) và Trần Đình Hải (25 tuổi, trú tại xã Đức Ninh, TP Đồng Hới). 3 người bị thương nặng đang được cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới là anh Tống Xuân Hiền (40 tuổi, trú tại thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch), chị Lê Thị Nết (33 tuổi, trú tại xã Thuận Đức, TP Đồng Hới) và tài xế Nguyễn Văn Thắng. Hiện nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Đức Tài
-
Di dời hay xây mộ khá phức tạp vì nó ảnh hưởng đến con cháu trong dòng họ trước mắt và sau này, nếu sai 1 ly có thể đi hơn ngàn dặm. Bạn nên liên hệ trung tâm để được hướng dẫn cụ thể. Thân.
-
Ngân hàng Trung Quốc mở văn phòng tại Việt Nam Thứ 6, 12/10/2012, 20:15 Thống đốc NHNN vừa cho phép Ngân hàng Agricultural Bank of China Limited, quốc tịch Trung Quốc, có trụ sở chính tại Bắc Kinh, Trung Quốc được mở văn phòng đại diện tại thành phố Hà Nội. Theo giấy phép số 202/GP-NHNN ngày 02/10/2012, văn phòng đại diện được mở có tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Văn phòng đại diện Agricultural Bank of China Limited - Hà Nội, tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Agricultural Bank of China Limited - Hanoi Representative Office; có địa chỉ tại phòng V502-503, tầng 5, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hà Nội và có thời hạn hoạt động là 5 năm. Tại Giấy phép này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện Agricultural Bank of China Limited - Hà Nội, bao gồm: Làm chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu thị trường; xúc tiến các dự án đầu tư của Agricultural Bank of China Limited tại Việt Nam; thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, thoả thuận ký giữa Agricultural Bank of China Limited với các tổ chức tín dụng Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam, các dự án do Agricultural Bank of China Limited tài trợ tại Việt Nam; các hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam khi được NHNN cho phép. Trong quá trình hoạt động, Văn phòng đại diện Agricultural Bank of China Limited - Hà Nội phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Theo TTVN/NHNN
-
Pháp phá âm mưu khủng bố khổng lồThứ Sáu, 12/10/2012 --- cập nhật 02:00 GMT+7 Các công tố viên Pháp tiết lộ một nhóm khủng bố Hồi giáo đang lên kế hoạch thực hiện vụ tấn công lớn nhất tại nước này kể từ thập niên 1990. Theo Reuters, cảnh sát đã bắt giữ 12 người trong các cuộc bố ráp vào cuối tuần qua và một nghi can khác đã bị tiêu diệt khi nổ súng bắn vào các nhân viên công lực. Có 5 người đã được thả ra song 7 người còn lại vẫn bị tạm giữ vì nghi ngờ thực hiện các hoạt động khủng bố. Có hai nghi can cũng bị nghi ngờ tham gia vào mạng lưới Hồi giáo phát động thánh chiến ở hải ngoại, theo công tố viên Francois Molins vào hôm 11.10. Cảnh sát bảo vệ hiện trường vụ đọ súng khiến một nghi can thiệt mạng trong cuộc bố ráp ở Strasbourg - Ảnh: AFP Nhà chức trách Pháp đã tìm thấy vật liệu chế tạo bom trong các cuộc bố ráp xảy ra sau vụ tấn công một cửa hiệu Do Thái vào tháng trước. Ông Molins cho biết ổ khủng bố là mối đe dọa nguy hiểm nhất mà nước Pháp từng chứng kiến kể từ những năm 1995 - 1996, khi nhóm GIA ở Algeria (Nhóm Hồi giáo vũ trang) phát động một loạt các vụ tấn công ở Pháp. Trong cuộc tấn công đẫm máu nhất trên đất Pháp vào năm 1995, GIA đã giết hại 8 người và làm bị thương 100 người bằng cách đánh bom hệ thống xe điện ngầm ở thủ đô Paris. Ông Molins nói ông đã truy tố các tội danh âm mưu giết người và khủng bố với 7 công dân Pháp tuổi từ 19 đến 25 nói trên. Theo ông Molins, các nghi can nguy hiểm hơn những đánh giá ban đầu rất nhiều. Các cuộc truy quét của cảnh sát xảy ra sau vụ tấn công vào một cửa hiệu Do Thái ở ngoại ô Sarcelles của Paris vào ngày 19.9, khiến một người bị thương. Nghi can tổ chức vụ tấn công Jeremie Louis-Sidney đã bị bắn chết tại nhà ở thành phố Strasbourg vào hôm 6.10 trong cuộc đọ súng với cảnh sát. Ông Molins nói dấu vân tay của nghi can 33 tuổi đã được tìm thấy trên những mảnh lựu đạn được ném vào cửa hiệu. Theo Thanh Niên Online
-
Trung Quốc từ chối cấp visa cho nghệ sĩ Nhật Thứ sáu, 12/10/2012, 21:29 GMT+7 Ba thành viên người Nhật Bản của một dàn nhạc giao hưởng hàng đầu Đài Loan vừa bị Trung Quốc từ chối cấp thị thực nhập cảnh, giữa lúc Bắc Kinh và Tokyo có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. > Nhật đề cao vai trò của Mỹ trong tranh chấp đảo "Các nhạc sĩ Nhật Bản không được cấp thị thực có thể do thời điểm xin cấp đúng vào lúc có những tranh cãi về quần đảo Điếu Ngư. Chúng tôi vẫn đang cố gắng vì còn ba tuần nữa mới đến chuyến lưu diễn này", AFP dẫn lời một thành viên trong dàn nhạc cho biết. Cô này nói thêm rằng dàn giao hưởng gồm hơn 90 thành viên này vẫn có khả năng biểu diễn khi thiếu ba người Nhật Bản. Theo lịch trình, dàn nhạc sẽ biểu diễn ở Bắc Kinh, Thượng Hải và thành phố Vô Tích ở miền đông Trung Quốc. Đây là một phần trong chuyến lưu diễn Đông Á của dàn nhạc. Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với chuỗi đảo tranh chấp tháng trước tiếp tục leo thang sau khi Nhật quốc hữu hóa ba hòn đảo trong số này, gây ra làn sóng biểu tình lớn ở Trung Quốc. Nhật hiện quản lý chuỗi đảo không người ở có vị trí chiến lược, nằm trong khu vực có nguồn hải sản phong phú, trên tuyến đường thủy chiến lược tại biển Hoa Đông. Tokyo gọi quần đảo này là Senkaku, còn Bắc Kinh đặt tên là Điếu Ngư. Trong một động thái mới đây, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku khi công bố một tấm bản đồ của Trung Quốc xuất bản năm 1960, trong đó mô tả quần đảo này thuộc lãnh thổ Nhật Bản. Trọng Giáp
-
Lồng đèn nhựa Trung Quốc có chất gây ung thư, dị tật thai nhi Chủ Nhật, 23/09/2012 --- cập nhật 08:41 GMT+7 Kết quả phân tích cho thấy mẫu lồng đèn nhựa xuất xứ từ Trung Quốc có chứa chất cadimi (Cd) cao hơn 123 lần mức cho phép. Cd có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi... Đây là một trong ba kim loại (hai loại còn lại là chì và thủy ngân) độc hại nhất với cơ thể người. Lồng đèn nhựa Trung Quốc tiếp tục chiếm lĩnh thị trường mùa trung thu năm nay. Trong ảnh: tràn ngập lồng đèn nhựa Trung Quốc ở đường Lương Như Học, Q.5, TP.HCM - Ảnh: T.T.D. Gấp 123 lần mức cho phép Để tìm hiểu độ an toàn của lồng đèn, chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên hai chiếc lồng đèn nhìn khá đáng yêu, một mua ở siêu thị và một ở tiệm bán lồng đèn trên phố. Mẫu thứ nhất là một chú chuồn chuồn có đôi cánh màu xanh, điểm vài bông hoa màu xanh da trời với đôi mắt xanh biếc. Khi lắp pin vào, lồng đèn chuồn chuồn đưa đôi cánh lên xuống nhịp nhàng. Mẫu thứ hai là một lồng đèn nhựa hình con chim vừa biết vỗ cánh lại biết chạy nhảy tung tăng nếu lắp pin vào sử dụng. Đẹp, giá không rẻ (từ 65.000-75.000 đồng/chiếc), lại được ghi xuất xứ rõ ràng, có nhà nhập khẩu hẳn hoi... là những lý do khiến nhiều ông bố, bà mẹ vô tư “rinh” về nhà những chiếc lồng đèn nhựa như trên. Hai mẫu lồng đèn này được đưa đến Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học kiểm tra. Theo kết quả kiểm nghiệm, thành phần nhựa trong hai mẫu lồng đèn nói trên không độc hại. “Dù sản phẩm của hai nhà phân phối khác nhau, của hai địa chỉ sản xuất khác nhau nhưng đều có chung một nguyên liệu sản xuất là nhựa APS (nhựa tái chế) và PE” - TS Trần Ngọc Quyển, phó trưởng phòng vật liệu - hóa dược Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, cho biết. Tuy nhiên, nhà phân phối chỉ ghi chung chung hoặc ghi không đúng thành phần như kết quả kiểm nghiệm. Lồng đèn con chuồn chuồn chỉ được ghi chung chung về thành phần là “nhựa”, còn lồng đèn con chim thì ghi sai thành phần gồm nhựa PP, PE mà không phải là APS và PE. Đáng chú ý, kết quả kiểm nghiệm nói trên ở mẫu lồng đèn con chuồn chuồn cho thấy hàm lượng Cd trong sơn phủ rất cao: 7.390 microgram/kg (muối cadimi sử dụng như là chất tạo màu trong nhiều loại nhựa). Lượng Cd này gấp đến 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ Khoa học - công nghệ ban hành ngày 4-5-2011. Ông Hoàng Lâm, phó giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, cho biết: “Lượng Cd được phép có trong đồ chơi trẻ em theo tiêu chuẩn Việt Nam là 60 microgram/kg, nếu trên 7.000 là quá cao”. Lồng đèn nhựa Trung Quốc tràn ngập phố Hàng Mã (Hà Nội) - Ảnh: Nguyễn Khánh Gây ung thư, dị tật thai nhi... TS Quyển cho biết Cd là một trong ba kim loại được coi là nguy hiểm nhất đối với cơ thể con người (hai thứ còn lại là chì và thủy ngân). Cd gây ngộ độc do cạnh tranh với một số kim loại (canxi, kẽm, sắt...) là thành phần chính của nhiều vi chất và men sinh hóa có tác dụng sinh học trong cơ thể. Quá trình tranh chấp - trao đổi của Cd với các kim loại khác có thể gây đảo lộn nhiều quá trình sinh học trong cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, thiếu máu và tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi (đối với phụ nữ có thai). Tổ chức Y tế thế giới cho phép ngưỡng tối đa đối với người lớn là từ 20-40 microgram/ngày (lượng Cd trong nước uống, thực phẩm khoảng 10 microgram/ngày/người lớn), nhưng chỉ có 5-10% trong số đó thật sự vào cơ thể. Mẫu lồng đèn con chuồn chuồn đã được xét nghiệm có chất độc gấp 123 lần mức cho phép - Ảnh: Mỹ Dung Theo Tuổi Trẻ
-
Vòng quay thứ hai Thứ 5, 11/10/2012, 11:49 Mối quan tâm của dư luận liệu việc thâu tóm Sacombank có vi phạm pháp luật và tiền đâu thâu tóm ngân hàng vẫn chưa được trả lời. Tháng 8 đã qua. Tháng 9 trôi đi. Bây giờ đang là tháng 10. Chưa thấy cam kết của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khi trả lời chất vấn Quốc hội kỳ họp trước, sẽ công khai kết quả thanh tra toàn diện một số ngân hàng thương mại có liên quan đến vụ thâu tóm Sacombank vào cuối tháng 8-2012, được thực hiện. Mối quan tâm của dư luận liệu việc thâu tóm Sacombank có vi phạm pháp luật và tiền đâu thâu tóm ngân hàng vẫn chưa được trả lời. Trong khi đó, những diễn biến trên thị trường ngày một phức tạp khi thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) chi ra cổ phiếu Sacombank đang phá kỷ lục về khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử 12 năm thành lập HoSE. Ai đã nhận chuyển nhượng những lô cố phiếu hàng chục triệu đơn vị? Hay đó là repo cầm cố cổ phiếu vay tiền? Hay đảo nợ những khoản vay đến hạn? Đánh thức thị trường Theo HOSE, từ ngày 14 đến 30-5-2012 tổng giá trị giao dịch thỏa thuận cổ phiếu STB đạt 57,6 triệu đơn vị. Thị trường không thể không bất ngờ, nhưng chưa hết. Bốn phiên đầu tháng 6 tiếp theo khối lượng giao dịch thỏa thuận STB vọt lên 138,5 triệu đơn vị, trị giá 3.463 tỉ đồng, tương đương 14% lượng cổ phiếu đang lưu hành của ngân hàng. Trong số này có một giao dịch tới 26,3 triệu đơn vị ngày 1-6-2012. Ngày 29-6 thêm một giao dịch thỏa thuận STB với khối lượng 21,3 triệu cổ phiếu, trị giá 450 tỷ đồng. Tưởng rằng mọi giao dịch STB yên ả dần, nhưng không phải. Ba tháng sau Sacombank lại "đánh thức" thị trường bằng một đợt giao dịch thỏa thuận mới. Ngày 20-9-2012, STB giao dịch thỏa thuận 10 triệu đơn vị; riêng một giao dịch thỏa thuận ngày 21-9 với 33 triệu đơn vị trị giá 700 ti đồng khiến thị trường choáng váng; ngày 28-9 tiếp tục giao dịch thỏa thuận 11.5 triệu cổ phiếu; ngày 3-10 thòa thuận mua bán 9,5 triệu cổ phiếu... Giá chuyển nhượng STB của hầu hết các giao dịch trên đều xoay quanh 19.000 đổng/cổ phiếu. Trưởng phòng đầu tư một công ty chứng khoán cho biết ông đã nghe các đồng nghiệp to nhỏ chuyện cổ phiếu Sacombank được thế chấp để vay tiền tại một số ngân hàng với giá 19.000 đồng. Một nguồn tin đáng tin cậy trong giới tài chính cũng chia sẻ ý kiến này. Ông nhận xét: “Trong suốt những ngày cuối tháng 8 đầy sự cố và tin đồn bắt bớ, cả hai sàn lao dốc, cổ phiêu ngân hàng rớt te tua, riêng STB vẫn vững giá xung quanh mốc 20.000 đồng" -và tự đặt ra nghi vấn: “Liệu có sự giải chấp hàng loạt khi STB giảm về mức 19.000 đồng/cổ phiếu?". Đáng chú ý ngày 21-9, Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn -Eximbank - cổ đông lớn, nắm giữ 50,3 triệu cổ phiếu, tức 5.17% cổ phần Sacombank - đã bán ra 3 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ nắm giữ về 4,86%. Theo quy định, giao dịch của cổ đông lớn như thế phải đăng ký công khai với HOSE, nhưng giao dịch trên lại chỉ được thông báo trên trang web của Sacombank. Đến nay HOSE vẫn chưa có thông tin chính thức liên quan đến giao dịch này. Vòng quay thứ hai Quy mô một giao dịch thỏa thuận của Sacombank lớn gấp đôi gấp ba vốn điều lệ một doanh nghiệp trung bình trên HOSE. Nó có khả năng tác động đến thanh khoản của sàn, đẩy thanh khoản từ yếu lên mạnh và khiến không ít nhà đầu tư nhầm lẫn về biến động thị trường. Ngoài ra các chuyển nhượng thỏa thuận diễn ra cấp tập liên tục trong nhiều phiên, tập trung vào một thời điểm, chứng tỏ sự có mặt của một nguồn tiền không nhỏ. Thí dụ từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6-2012, phải có gần 4.880 tỷ đổng để mua thỏa thuận. Nếu đây là những giao dịch thỏa thuận riêng rẽ của nhiều cá nhân, nhiều tổ chức, hẳn có trùng lặp ngẫu nhiên về thời điểm? Tuy nhiên do vốn điều lệ của Sacombank lớn, các giao dịch thỏa thuận đều dưới 5% cổ phần ngân hàng, nên hoàn toàn đáp ứng quy định pháp luật. Tiền đâu để giao dịch thỏa thuận? Khác với năm ngoái và đầu năm nay khi nhóm thâu tóm Sacombank có khả năng tiếp cận với nguồn tiền lớn, tập trung từ vay liên ngân hàng, từ việc cầm cố cổ phiếu để vay tiền ở các tổ chức tín dụng, hiện nay việc vay tiền ở các ngân hàng khó hơn rất nhiều. Cửa vay liên ngân hàng đã bị chặn bởi những quy định mới ngặt nghèo. Chưa kể trong trường hợp vay được tiền liên ngân hàng trước đây, thì thời hạn thường chỉ sáu tháng, đã đến lúc phải trả. Sẽ chẳng có ngân hàng nào “dại dột” đến mức gia hạn các khoản vay liên ngân hàng có liên quan đến cổ phần cổ phiếu khi Thanh tra NHNN đã công khai việc thanh tra Sacombank và một số tố chức tín dụng liên quan. Những phương cách cổ điển có thể đã được tìm đến. Giả thiết thứ nhất: Sacombank, nơi mà nhóm thâu tóm có thể tiếp cận dễ nhất và nhanh nhất, cung cấp tín dụng cho một số ngân hàng hoặc trực tiếp dưới dạng tiền gửi hoặc thông qua thư bảo lãnh. Một số ngân hàng sẽ nhận cầm cố cổ phiếu STB và cho vay bằng nguồn tiền cung cấp của Sacombank. Các giao dịch thỏa thuận trong trường hợp này có thể xem như đảo nợ đáo hạn hoặc repo cổ phiếu. Giả thiết thứ hai: Sacombank cho một số công ty nào đó vay tiền và các công ty này dùng tiền đó để mua thỏa thuận cổ phiếu STB. Trong cả hai giả thiết, tiền của Sacombank được sử dụng để đẩu tư cổ phiếu STB, “mỡ nó đã rán chính nó”. Vòng quay thứ hai, và cũng là vòng quay cuối cùng của một chu trình thâu tóm ngân hàng có thể đã khởi động. Thực tế có đúng như thế? Hãy chờ trả lời của thanh tra NHNN, nơi nắm chắc các nghiệp vụ tín dụng hơn những người quan sát bên ngoài. Theo Hải Lý Thời báo kinh tế Sài Gòn
-
Thầy tùm lum tùm la, "bói ra ma quét nhà ra rác", vậy mới chít con trẻ. Bạn thử suy nghĩ xem bao nhiêu người sinh những tuổi như vậy sống với nhau sao có người này bị mà người kia không bị? Vậy hóa ra theo ông thầy này ai cũng bị như vậy hết, còn ai mà cưới nhau, ai mà sống nữa. Cái này mới gọi là mê tín dị đoan nà.Thân.
-
Nhân viên ngân hàng đối mặt nguy cơ thất nghiệp Thứ sáu, 12/10/2012, 10:53 GMT+7 Trước yêu cầu tái cơ cấu hệ thống và lợi nhuận đang sụt giảm, nhiều lãnh đạo ngân hàng tin chắc sẽ phải sàng lọc và nói lời chia tay nhiều nhân sự. > Nhà băng chê sinh viên ngành ngân hàng > Chật vật tìm CEO ngân hàng Theo kết quả khảo sát về cung - cầu nhân lực ngân hàng - tài chính do Viện Nhân lực ngành ngân hàng tài chính (BTCI) và Hay Group thực hiện, trong năm 2013 sẽ có khoảng 32.000 sinh viên chuyên ngành tài chính - ngân hàng ra trường nhưng chỉ có khoảng 20.000 người được các tổ chức tài chính, ngân hàng tuyển dụng. Như vậy sẽ có khoảng 12.000 sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành. Còn trong vòng 4 năm tới, số sinh viên tài chính - ngân hàng không được tuyển sẽ khoảng 13.000 người. Trao đổi với VnExpress.net về những lo ngại lượng lớn nhân viên ngân hàng sẽ thất nghiệp do cung vượt cầu trong vài năm tới, giám đốc khối nhân sự tại một công ty cổ phần ở Hà Nội cho rằng có thể con số sinh viên không tìm được vị trí trong ngân hàng còn nhiều hơn cuộc khảo sát trên cung cấp. Nữ giám đốc nhân sự này nhận định: "Vài năm tới, sau một đợt tăng trưởng nóng về số lượng nhân viên ngân hàng thì chắc chắn sẽ có một lượng dư cung nhất định. Tuy nhiên, nhân sự cao cấp thì vẫn vô cùng hiếm hoi. Do đó, việc có phải sa thải một loạt nhân viên kém năng suất để đón về một hai nhân viên cấp trung - cao, chúng tôi cũng đồng tình". Không riêng gì sinh viên mới ra trường, bản thân những nhân viên đang làm việc tại các nhà băng cũng đối mặt với nguy cơ "dừng cuộc chơi" trước yêu cầu tái cơ cấu ngân hàng và bài toán doanh thu sụt giảm. Ông Lưu Trung Thái - nguyên phó Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), người đang làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Chứng khoán Quân đội (MBS) - thừa nhận, thách thức lớn nhất đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay là doanh thu, các chỉ tiêu kinh doanh giảm, nên phải điều chỉnh kế hoạch về chi phí. "Thậm chí, kể cả trong điều kiện kết quả kinh doanh tốt, có thể chính sách nhân sự mỗi nơi khác nhau nhưng tôi tin các tổ chức, ngân hàng đều xác định tỷ lệ sàng lọc nhất định, thường tiêu chuẩn là 5-10%", ông Thái cho biết. Ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) - cũng cho rằng, có thể một số ngân hàng sẽ tiến hành song song với quá trình chọn lọc là sắp xếp lại nhân sự phù hợp. Với tư cách là Chủ tịch Viện Nhân lực ngân hàng tài chính, ông Vinh cũng thừa nhận: "Có thể độ 'hot' của ngành ngân hàng sẽ giảm đi. Hơn nữa, ngân hàng ngày hôm nay không phải giống 10 năm trước. Nếu vẫn áp dụng, làm việc hành xử như những gì làm trong quá khứ thì không ổn". Chia sẻ với VnExpress.net, CEO của VPBank nói một cách tếu táo nhưng khá thẳng thắn: "Kể cả thế hệ như chúng tôi cũng đã già rồi, cần phải thay đổi và phải xây dựng một đội ngũ mới, trẻ trung hơn, giỏi giang hơn". Trong tình cảnh một công ty buộc phải cắt giảm chi phí ồ ạt và đối mặt sự sống còn, câu chuyện "bỏ ai, giữ ai" cũng khiến các lãnh đạo ngân hàng đau đầu. Theo họ, việc thực thi một chính sách cắt giảm nhân sự vấp phải rất nhiều thách thức. "Tôi nghĩ thách thức lớn nhất là việc sẽ mất đi những người xuất sắc", ông Thái tâm sự. Sắp tới, nhiều ngân hàng sẽ phải tái cơ cấu và việc thanh lọc đội ngũ nhân sự là không tránh khỏi. Ảnh minh họa: Anh Quân. Bà Vũ My Lan - Tổng giám đốc Công ty AON Việt Nam - lại đưa ra quan điểm rất cứng rắn và có phần trái ngược: "Nếu đã có những nhân viên xuất sắc thì không bao giờ tôi để mất họ. Tái cấu trúc không có nghĩa là cắt bỏ một bộ phận không hiệu quả mà là chỉ là sàng lọc chất lượng". Tuy nhiên, bà My Lan cũng nhấn mạnh, bà sẽ còn quan tâm đến "chất của con người" để đưa ra quyết định sa thải, sàng lọc. Nên nói gì và làm gì với các nhân viên khi sa thải họ là điều vô cùng khó khăn đối với các vị lãnh đạo ngân hàng. Do đó, bà Huỳnh Ngọc Trúc - Giám đốc nhân sự Ngân hàng HSBC - cho rằng mỗi ngân hàng cần hoạch định một kế hoạch truyền thông rõ ràng, trong đó kể cả những cách thức về mặt tình cảm trước khi thực thi kế hoạch cắt giảm. Nguyên nhân là người Việt Nam chưa có văn hóa về cái gọi là "tái cấu trúc" và dễ "sốc" trước những thông tin về sàng lọc nhân sự. "Khi nghe đến cụm từ 'tái cấu trúc', phản ứng thông thường của họ rất tiêu cực. Với những doanh nghiệp ở Việt Nam, trước khi định tái cấu trúc thì nên hoạch định một kế hoạch về truyền thông rõ ràng để nói chuyện với họ", bà Trúc phân tích và nhấn mạnh việc phải thanh lọc đội ngũ trong bối cảnh này là bình thường. Để việc cắt giảm nhân sự không trở nên quá nặng nề, theo ông Lưu Trung Thái, điều quan trọng nhất các lãnh đạo phải làm được với nhân viên là sự chân thành. "Một người tổng giám đốc khi tuyên bố sa thải, cắt giảm nhân sự thì cần tạo dựng một sự công bằng. Quan trọng hơn là bằng sự chân thành để họ hiểu được đây là điều phải làm. Cuối cùng, chúng ta cũng nên cố gắng hết mình để tạo được điều kiện tốt hơn cho người ra đi", ông Lưu Trung Thái chia sẻ. 5-7 năm gần đây, ngân hàng trở thành một trong những ngành được trả lương cao nhất và được chính những người trong ngành gọi là "những năm vàng của ngành ngân hàng". Tuy nhiên, bà Ngọc Trúc thì thẳng thắn cho rằng các nhân sự ngành này đang may mắn bởi họ đã được trả mức lương cao hơn giá trị hiện có. "Những người ở vị trí cao, quản lý hay chuyên viên tư vấn cho khách hàng cấp cao như ở Singapore, phải cần ít nhất 5-10 năm mới được tư vấn về tài chính cho ngân hàng. Trong khi ở Việt Nam, đa số lại chỉ cần 5 hoặc 6 tháng là đã có thể làm ở vị trí này", bà dẫn chứng. Do đó, Giám đốc nhân sự HSBC cho rằng việc tái cấu trúc là nên làm. Theo bà, không thể phát triển mãi trong khi khả năng phát triển con người có giới hạn. Bà Huỳnh Ngọc Trúc lấy ví dụ trường hợp của ngân hàng mình: "Năm nay HSBC quyết định sẽ không phát triển về số lượng con người, thậm chí là có chiến lược sàng lọc". Thanh Thanh Lan
-
Bạn xem bài tư vấn của Chim Chích Bông nhé.Thân.
-
Con cái đều là nhân duyên, trai hay gái đều tốt cả, vạn sự tùy duyên vậy. Thân.
-
Không nên kinh doanh, nếu kinh doanh chỉ nhận được thất bại là lo lắng. Qua mùa xuân năm sau, mọi việc sẽ tốt hơn nhưng cần phải cố gắng bươn chải nhiều. Thân.
-
Sinh con năm 2017 là Đinh Dậu, mạng Thủy theo Việt, mạng Hỏa theo Tàu.Thân.
-
Dân chứng khoán chật vật chống lỗThứ Năm, 11/10/2012 --- cập nhật 03:36 GMT+7 Thị trường xuống thấp, cổ phiếu tốt hay xấu đều liên tục chạm sàn, dân kinh doanh chứng khoán nhỏ lẻ hay trường vốn đều phải gồng mình chống lỗ. Thị trường xuống thấp, cổ phiếu tốt hay xấu đều liên tục chạm sàn, dân kinh doanh chứng khoán nhỏ lẻ hay trường vốn đều phải gồng mình chống lỗ.Vài ba năm trước, công việc mỗi sáng của anh Trường, một nhà đầu tư chứng khoán đã có 10 năm vật lộn trên thị trường là đảo qua sàn, xem xét các báo cáo thị trường và tính toán lại danh mục cổ phiếu của mình. "Có mã thua, có mã được, nhưng khi đó chưa bao giờ tôi phải chống lỗ. Tự tin rằng mình đầu tư có bài bản, có chiến lược, thì dù thị trường có diễn biến thế nào cũng có cách để thu lợi". Thế nhưng, những kinh nghiệm trong thời gian thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào khủng hoảng năm 2009 hay chạm đáy những tháng cuối năm 2011 không "cứu" được nhà đầu tư này. Trong hơn một tháng vừa qua, thị trường rơi vào trạng thái bất động và giảm từ từ, không chỉ riêng anh mà hầu hết người chơi chứng khoán đều ngấm đòn đau. Thị trường "ngủ yên" ở mức đáy khiến nhà đầu tư dù muốn cũng không thể thoái vốn. "Không rơi mạnh như trước đây, thị trường cứ tà tà ngủ yên, khiến dân chứng khoán cứ dồn đồng vốn nào vào là mất đồng ấy dù có danh mục đầu tư tốt. Nhiều nhà đầu tư đành chống lỗ bằng cách mua bán liên tục một số lượng nhỏ cổ phiếu. Không thể chờ một vài phiên để xu hướng lên được củng cố, bây giờ thị trường có khả năng tăng nhẹ 3 phiên là nhà đầu tư đã bán ngay, lấy ngắn nuôi dài. Lúc được lúc mất, nhưng chí ít vốn cũng không chết trong tài khoản". Theo anh Trường, tính toán chống lỗ trong thời điểm này là điều mà cả tổ chức lẫn người chơi đều phải lựa chọn. "Nhóm đầu tư thân thiết trước đây có tới chục người, nay bám sàn chỉ còn 1, 2 vị. Bây giờ tôi còn giữ vài trăm triệu cổ phiếu, nhưng không bán hết được vì thị trường thanh khoản yếu, mười người bán mới có một người mua, mà để lại tài khoản thì ngày ngày nhìn tiền hao đi cả tỷ đồng". Cùng nỗi lo nhìn tài khoản hao hụt mỗi ngày, chị Hương, một thành viên trên sàn chứng khoán An Bình tại đường Láng Hạ, Hà Nội cho biết, bỏ vốn đầu tư vào chứng khoán hiện chẳng khác nào "vừa đi đường, vừa bịt mắt". Chị cho biết trước đây đầu tư cả vào vàng, chứng khoán và bất động sản, với kinh nghiệm "rủi có mất cái này thì còn gỡ được cái khác". Đến nay, bất động sản đóng băng, chứng khoán lình xình ở mức đáy, vàng biến động thất thường, toàn bộ khoản đầu tư đang "chết mòn" trong tài khoản. Theo chị Hương, giống như chị, nhiều nhà đầu tư không thể chọn cách rút toàn bộ vốn khỏi thị trường bởi thế đồng nghĩa với việc chấp nhận số thua lỗ quá lớn. "Tôi vẫn phải vay mượn để cầm cự, chờ đợi thị trường tốt lên. Nếu thị trường thoát đáy, chỉ có những nhà đầu tư trường vốn mới có cơ may gỡ lại được. Bây giờ mua bán gì cũng đều nhìn theo khối ngoại, dù không chắc chắn, nhưng vẫn đảm bảo theo sát xu hướng chung". Nhận định về tình huống khó khăn của các nhà đầu tư chứng khoán trong nước vào thời điểm này, một chuyên gia cho biết thị trường hiện không còn động lực để tăng điểm. Theo vị này, nếu chỉ so sánh biến động chỉ số vào thời điểm này với cuối năm 2011 thì sẽ thấy những điểm tương đồng. "Nhưng thực tế, dòng tiền cho chứng khoán hiện bị thu hẹp đáng kể bởi các quy định siết chính sách tiền tệ của Nhà nước, trong khi các thông tin kinh tế vĩ mô vẫn chưa có dấu hiện tích cực.Bản thân các nhà đầu tư cũng thận trọng hơn với tin đồn sau thời gian dài chạy theo đội lái và chịu thiệt hại. Thị trường không có sóng và cũng không tạo cơ hội cho nhà đầu tư giải ngân vốn". Theo ông Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc công ty chứng khoán MB, diễn biến "ngủ yên" của thị trường là phản ánh thực trạng khó khăn của các doanh nghiệp niêm yết: "Ngay cả 'hàng hóa' trên thị trường còn lâm vào thế khó tồn tại thì dễ hiểu vì sao tình trạng cắt lỗ lại phổ biến trên các sàn chứng khoán đến thế". Về việc các nhà đầu tư sử dụng cách mua bán liên tục cổ phiếu để chống lỗ, theo ông Hào, có nguyên nhân chính là từ chiến lược kinh doanh của họ. "Mua bán một lượng cổ phiếu trong nhiều phiên liên tục thường là chiến lược của các nhà đầu tư ngắn hạn, nhưng không loại trừ việc thị trường áp dụng cách này để chống lỗ khi xu hướng tăng điểm được dự báo là không bền vững. Theo tôi, trong thời điểm hiện nay, nhà đầu tư không nên vội vàng bán cổ phiếu vì giá của hầu hết các chứng khoán tốt đều đang ở dưới giá trị, nghĩa là đang ở mức khá rẻ, khả năng sinh lời trong tương lai là khá cao". Theo Zing.vn/Infonet
-
Máy pro mà sao hình mờ vậy sư huynh?
-
'Cứu bất động sản chỉ còn cách hạ giá' Thứ năm, 11/10/2012, 08:06 GMT+7 Nhiều chuyên gia cho rằng doanh nghiệp đừng mơ sẽ có cuộc giải cứu bất động sản, cách thoát chết tốt nhất thời điểm này là giảm giá vì nguồn lực hiện nay của Chính phủ không đủ sức bơm tiền vào thị trường. > Doanh nghiệp bất động sản TP HCM 'kêu cứu' > Bầu Đức phá giá căn hộ trên đất nghìn tỷ quận 7 Trong khi doanh nghiệp địa ốc và Bộ Xây dựng liên tục kêu cứu, tìm giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản vượt khó thì không ít ý kiến cho rằng chờ đợi những chiếc phao đột nhiên xuất hiện là điều bất khả thi. Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Đoàn Nguyên Đức nhận xét: "Không ai có thể cứu nổi thị trường bất động sản lúc này, muốn cứu chỉ còn cách hạ giá. Ngày xưa lãi 10 đồng thì bây giờ lời 1 đồng thôi". Theo ông Đức, thực tế không có tổ chức nào đủ sức bao bọc doanh nghiệp địa ốc thời điểm này vì bản thân Chính phủ cũng đang khó khăn. Doanh nghiệp nên tự cứu mình bằng cách cơ cấu lại sản phẩm, chủ động giảm giá. "Xưa nay kịch bản kích cầu luôn đúng là bán giá rẻ nhất có thể. Cứ ra giá mềm thì sẽ có người mua, thậm chí không cần khuyến mãi màu mè vì tất cả đều được tính vào giá thành", ông nói. Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Đoàn Nguyên Đức cho rằng muốn cứu bất động sản chỉ còn cách giảm giá, tạo điều kiện để người có thu nhập trung bình cũng mua được nhà. Ảnh: Vũ Lê Bầu Đức cho rằng, quan điểm người giàu ở nhà hạng sang đã trở nên cũ kỹ, lỗi thời. Giữa lúc thị trường khó khăn, doanh nghiệp cần tìm giải pháp phục vụ người ít tiền có cơ hội ở nhà khang trang. Theo ông Đức, chất lượng công trình không ngừng cải tiến, giá bán phù hợp và phương thức thanh toán linh hoạt là chìa khóa để doanh nghiệp vượt bão. Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường bất động sản Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC) Huỳnh Phước Nghĩa nhận định: "Doanh nghiệp địa ốc đừng kỳ vọng vào liều thuốc an thần hay kịch bản bơm tiền vào thị trường vì Chính phủ sẽ không chọn chủ đầu tư làm trung tâm". Theo ông Nghĩa, nhiều năm qua thị trường bất động sản Việt Nam bị dẫn dắt, chi phối bởi các nhóm lợi ích chủ yếu là doanh nghiệp. Vai trò của luật pháp còn yếu. Quy luật thị trường vì vậy cũng chưa phát huy tác dụng, hệ quả là cán cân cung cầu mất cân đối. Lịch sử bất động sản thế giới cho thấy không có quy luật tự nhiên nào đủ sức cứu thị trường này. Nếu phát triển một cách tự nhiên, thiếu kiểm soát sẽ gây ra tổn thương lớn cho nền kinh tế. "Thị trường địa ốc luôn cần bàn tay can thiệp của Chính phủ song điều này không có nghĩa là tung liều dopping đại trà. Nhiều khả năng Chính phủ chỉ tập trung tìm đầu ra cho phân khúc nhà ở giá thấp", chuyên gia này dự báo. Nhiều chuyên gia cho rằng Chính phủ không thể tung liều dopping đại trà vào thị trường bất động sản mà chỉ tập trung vào phân khúc nhà ở giá thấp. Ảnh: Vũ Lê Ông Nghĩa phân tích, trong 9 tháng đầu năm 2012, tổng FDI đổ vào bất động sản đạt khoảng 6 tỷ USD, sau đó bị rút 2 tỷ nên chỉ còn 4 tỷ đôla và số tiền này cũng chưa chắc giải ngân được. Trong khi đó, dư nợ bất động sản ở các ngân hàng khoảng 15 tỷ USD. Điều này cho thấy địa ốc khủng hoảng thì nhà đầu tư trong nước chịu tổn thất nặng nề hơn khối ngoại. "Để tránh tổn thương về mặt kinh tế và xã hội, Chính phủ chắc chắn sẽ có giải pháp cứu bất động sản một cách thận trọng", ông nói. Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh nhận định vấn đề của bất động sản là đóng băng ở nhiều phân khúc khiến dòng vốn rất lớn ứ đọng lại trong thị trường này. Để giải bài toán tồn kho phải tìm đáp án cho đầu ra. Chuyên gia này mổ xẻ, bất động sản đóng băng chủ yếu vì 2 lý do. Một là giá tăng quá cao trong thời gian thị trường nóng sốt. Hai là các doanh nghiệp quá chú trọng triển khai các dự án trung cấp và cao cấp, phân khúc ít người có khả năng mua để ở. Vì thế, muốn gỡ khó thị trường phải dịch chuyển vào phân khúc có khả năng thanh toán, một trong các giải pháp là giảm giá. Tuy nhiên,ông Ánh cho rằng hạ giá bất động sản không thể mang lại hiệu quả nếu tiến hành đơn lẻ. Câu chuyện này cần có sự tham gia của nhiều nhân vật: doanh nghiệp (giảm lãi hoặc chấp nhận lỗ), nhà nước rà soát chính sách hỗ trợ (giãn thuế, điều chỉnh tiền sử dụng đất), ngân hàng ưu đãi lãi suất cho vay mua nhà để ở. Trong guồng quay này, doanh nghiệp bất động sản phải chủ động cơ cấu sản phẩm vào phân khúc có giá mềm hơn, phục vụ số đông. Theo quan điểm của ông Ánh, khái niệm cứu thị trường bất động sản cần được hiểu đúng bản chất. Điều này có nghĩa là gói giải pháp phải khách quan, không thiên về bên bán hay bên mua vì xét cho cùng đứng về phía nào cũng chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích. Theo đó, giá nhà đất phải do thị trường quyết định dựa trên quy luật cung cầu. "Chỉ khi đặt lợi ích của nền kinh tế làm tiêu chí cứu bất động sản thì thị trường này mới có cơ hội phát triển bền vững", ông nói. Vũ Lê
-
Bị đánh vỡ sọ chỉ vì đi xe Nhật Thứ năm, 11/10/2012, 11:39 GMT+7 Li Jianli nằm liệt giường hàng tuần ở bệnh viện sau khi bị những người đồng bào đánh vỡ sọ trong cuộc biểu tình chống Nhật tháng trước. Lỗi duy nhất của anh, nếu coi đó là lỗi, là lái một chiếc xe Nhật. Li, 51 tuổi, hầu như không nói được gì, chỉ thều thào "vâng, cảm ơn", khi được hỏi thăm. Cái đầu bị vỡ của anh chính là biểu tượng, nhưng ở mặt trái, của tư tưởng dân tộc chủ nghĩa quá đà. Xe ô tô của Li bị người biểu tình chống Nhật ở thành phố Tây An, Trung Quốc, tấn công ngay trên một đại lộ. Vợ anh nhanh chóng xen vào câu chuyện để nói hộ chồng. "Đến tận bây giờ, anh ấy vẫn cứ nghĩ mãi về chuyện hôm ấy, rồi khóc". Một chiếc xe hơi do Nhật sản xuất bị đập nát ở thành phố Tây An, nơi diễn ra những cuộc biểu tình chống Nhật dữ dội nhất hồi tháng trước. Ảnh: AP Các chuyên gia Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc nếu nó không được kiểm soát. "Những cuộc biểu tình này là một mốc quan trọng trong nền chính trị dân chủ ở Trung Quốc", ông Bai Yansong, bình luận viên nổi tiếng trên truyền hình quốc gia, nói. "Bạn có chính nghĩa không có nghĩa là mọi việc bạn làm đều đúng đắn và hợp pháp". "Một số người ngoài kia đang dùng cái vỏ bọc yêu nước, nhưng họ thực chất đã phạm tội". Việc một người biểu tình đánh vào đầu Li đã được một camera vô tình ghi lại, trở thành hiện tượng trên Internet. Công an thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, ra lệnh truy lùng hung thủ và nhờ cậy nhân dân giúp đỡ. Tuần trước, họ thông báo đã bắt được người này, và hãng thông tấn Xinhua cho hay y có thể đối mặt với án tử hình nếu bị truy tố. Trong tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản quanh tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vẫn còn nóng, thì một biến cố ngoại giao nào đó có thể lập tức châm ngòi những cuộc biểu tình và bạo động khác. Một dấu hiệu rõ nhất cho thấy tình trạng bài Nhật còn tiếp diễn kể từ các cuộc biểu tình tháng trước nằm ở số liệu bán hàng của các nhãn xe Nhật. Hôm thứ ba, số liệu thống kê cho thấy doanh số bán xe Nhật tại Trung Quốc giảm mạnh. Trên đường cao tốc ra sân bay thành phố Tây An, một biển quảng cáo khổng lồ có dòng chữ: "Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc". Một siêu thị của người Nhật bị đập phá trong cuộc biểu tình của người Trung Quốc. Ảnh: AFP Không còn các cuộc biểu tình ở Tây An nữa, dù trước đó các công nhân nói họ phải mất mấy ngày mới dọn sạch vũng máu của anh Li. Đường phố đã trở lại như trước, ngoại trừ một điều là trên các xe ô tô do Nhật sản xuất giờ thường gắn thêm lá cờ Trung Quốc nho nhỏ. Hôm 15/9, Li và vợ là Wang đang lái chiếc Toyota Corolla màu trắng trở về nhà, sau khi đi xem vật liệu để chuẩn bị xây nhà cho con trai. Không xa cổng thành phía tây là mấy, họ gặp một đoàn người biểu tình đang vẫy quốc kỳ Trung Quốc, hô khẩu hiệu và đập phá các xe ô tô. Người biểu tình nhanh chóng bao vây chiếc Corolla, dùng gậy, gạch đá và khóa dây đập nát chiếc xe trong khi vợ chồng nhà Li còn chưa kịp thoát ra ngoài. Sau đó họ bước ra và cầu xin nhóm người kia dừng tay. Chuyện gì xảy ra sau đó thật hỗn độn, nhưng theo video đăng tải trên Internet, thì bỗng đâu một người đàn ông nhảy tới chỗ Li và dùng khóa dây đánh mạnh vào phía sau đầu Li. Tiếng va chạm mạnh của kim loại va vào sọ của Li có thể nghe thấy được giữa tiếng đám đông hỗn loạn. Chị Wang hét lên kêu cứu và ngồi bệt xuống đất cố ngăn dòng máu tràn ra từ vết thương ở đầu chồng. Trong khi đám đông tiếp tục đập chiếc xe hơi, một người thét lên: "Ta cứu người này trước đã chứ? Chúng ta đều là người Trung Quốc. Chả lẽ chúng ta biến anh ta thành người Nhật sao?". Vài người giúp chị Wang kéo chồng sang phía bên kia đường và vẫy taxi. Tại bệnh viện, Li được phẫu thuật sọ não. "Thật là hỗn độn; tim tôi lúc đó cứ đập thình thình", Wang kể. "Sao họ có thể nhẫn tâm đến thế?", Wang nói. Tuần trước, Li đã có thể nhúc nhắc chút ít. Tuy nhiên anh còn phải mổ một lần nữa trong sáu tháng tới. Các bác sĩ nói Li có thể không bao giờ hồi phục hoàn toàn như trước. Li là người kiếm tiền chính trong gia đình. "Chuyện như thế này tôi chỉ thấy trên TV. Ai ngờ nó lại xảy ra với chúng tôi kia chứ", chị Wang than thở. Ánh Dương (theo NYT)
-
Giá trị của tri thức không thể cân đo đong đếm được, nhà Bác học Lê Quý Đôn có viết: "Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng. Chẳng bằng kinh sử một vài pho. " Sư phụ cho Longphi đặt thêm 4 cuốn nữa nha. Tổng cộng Longphi đặt 5 cuốn.
-
Sập đường hầm cao tốc ở Trung Quốc, 5 người chết Thứ Tư, 10/10/2012 --- cập nhật 03:02 GMT+7 Vụ sập đường hầm cao tốc sớm nay (10/10) ở miền nam Trung Quốc đã cướp mạng sống của 5 người và khiến một người bị thương. Một người khác may mắn thoát nạn. Các nhân viên cứu hộ đang làm việc tại hiện trường vụ việc. (Ảnh: THX) Vụ việc xảy ra ở vùng tự trị Guangxi Zhuang lúc 4h sáng tại đoạn Najia Township, huyện Debao, dọc đường cao tốc nối Thành phố Baise và huyện Jingxi vốn đang được xây dựng. Theo Xie Deqiang, Huyện ủy huyện Debai, tổng cộng 7 người đang làm việc bên trong đường hầm thì tai nạn xảy ra. Một người thoát nạn còn 6 người khác bị vùi lấp, gồm 5 người chết và một người bị thương. Nạn nhân này đã được đưa tới một bệnh viện gần đó.Các hoạt động cứu hộ đang được thực hiện và một cuộc điều tra về nguyên nhân vụ việc hiện đang được tiến hành. Theo VietNamNet ===================== Bình Định: Cả gia đình 4 người chết thảm vì TNGT Thứ Tư, 10/10/2012 --- cập nhật 02:08 GMT+7 Một vụ tai nạn nghiêm trọng giữa xe tải với xe mô tô xảy ra khiến một gia đình ở thị xã An Nhơn (Bình Định) tử nạn, trong đó người vợ đang mang bầu bé trai gần 8 tháng tuổi. Khoảng 7 giờ 30 phút ngày 10/10, trên quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm cả 4 người trong một gia đình tử nạn. Hiện trường vụ tai nạn. Theo những người chứng kiến kể lại, vào thời điểm nói trên, anh Nguyễn Văn Hậu (35 tuổi) điều khiển xe máy biển số 61H4-2425 chở theo vợ là chị Bùi Thị Xuân Thanh (34 tuổi) và con gái là cháu Nguyễn Thị Mỹ Ngân (4 tuổi, cùng ngụ tại thôn Lý Tây, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn) lưu thông theo hướng Bắc - Nam. Khi đến khu vực trên thì xe anh Hậu tông trực diện vào đầu xe tải mang biển số 76C-01938, do anh Nguyễn Khanh (39 tuổi, quê Quảng Ngãi) điều khiển, chạy ngược chiều. Hậu quả, anh Hậu, chị Thanh và cháu Ngân chết tại chỗ. Nhiều người dân thương xót gia đình nạn nhân trong vụ tai nạn quá thảm khốc. Đặc biệt, vụ tai nạn còn cướp đi sinh mạng thai nhi gần 8 tháng tuổi đang nằm trong bụng mẹ. Nhiều người chứng kiến vụ việc cho biết, khi chị Thanh tử vong, thai nhi trong bụng còn đạp dữ dội. Ngay sau đó, lực lượng pháp y công an tỉnh có mặt tại hiện trường mổ cứu thai nhi nhưng bất thành. Vụ tai nạn nghiêm trọng và quá thương tâm khiến nhiều người dân, người đi đường tụ tập khiến giao thông qua đoạn này gặp khó khăn. Nguyên nhân vụ tại nạn thương tâm đang được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ. Theo Dân Trí
-
“Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn Scarborough” Thứ Ba, 09/10/2012 - 23:12 (Dân trí) - Một cựu thứ trưởng Ngoại giao Philippines mới đây cho biết, bãi cạn Scarborough trên Biển Đông hiện đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi đá ngầm Scarborough. Thông tin trên được cựu thứ trưởng ngoại giao Philippines Lauro Baja Jr đưa ra trong cuộc trò chuyện tại diễn đàn của một trường đại học Philippines ngày 5/10 vừa qua. Ông Baja cũng từng là cựu đại diện thường trực của Philippines tại Liên hợp quốc. “Nên nhớ rằng, Trung Quốc đã chăng dây khu vực và không một ngư dân hay tàu thuyền nào của Philippines có thể vào trong”, vị cựu thứ trưởng cho biết. Cho đến nay chính phủ Philippines không thừa nhận đã để mất kiểm soát bãi cạn mà nước này gọi là Panatag (hay Scarborough theo tên gọi quốc tế) và Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Tuy nhiên, từ khi Philippines đơn phương rút tàu bè hồi tháng 6, các tàu vũ trang của Trung Quốc đã chặn lối vào khu vực. Các quan chức ngoại giao Philippines đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm một thỏa thuận do Mỹ là trung gian, kêu gọi cả Philipines và Trung Quốc rút ngay tàu khỏi khu vực, để giảm nhiệt căng thẳng bắt đầu vào tháng 4 vừa qua. Phía Trung Quốc phủ nhận đã có một thỏa thuận như vậy. Sau khi tàu Philippines rút đi và để cho Trung Quốc trở thành người kiểm soát duy nhất với bãi đá cạn, Tổng thống Aquino được biết đã nổi giận với Ngoại trưởng Albert del Rosario và điều nghị sỹ Antonio Trillanes làm người đàm phán “đêm” với giới chức cấp cao Trung Quốc. Vụ việc cuối cùng đã gây ra một cuộc tranh cãi công khai tại thượng viện vào tháng 9 vừa qua, giữa ông Trillanes và chủ tịch thượng viện Juan Ponce Enrile. Ông Baja kêu gọi chính phủ hành động mạnh mẽ hơn để phục hồi sự hiện diện của Philippines ở bãi cạn cách tây Vịnh Subic của Philippines chưa đầy 200km này. Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc đối với bãi cạn bùng nổ vào tháng 4 vừa qua khi giới chức Manila bắt các ngư dân Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Scarborough. Nhưng trước khi hải quân Philippines tiến hành bắt giữ, tàu Trung Quốc đã tới ngáng đường họ. Căng thẳng biển đảo đã làm xấu mối quan hệ hai nước, ảnh hưởng đến kinh tế. Cụ thể Trung Quốc đã từ chối nhập khẩu chuối Philippines và khách Trung Quốc hủy chuyến đi của họ tới đất nước này. Căng thẳng cũng ảnh hưởng tới mối quan hệ nội bộ ASEAN. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã không đưa ra được một thông cáo chung sau cuộc họp hồi tháng 7 vừa qua, mà nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của Trung Quốc. Vũ Quý Theo GMA News ======================= Mỹ công bố chi tiết "cuộc tấn công đổ bộ" lãnh sứ quán tại Libya Thứ Tư, 10/10/2012 - 09:36 (Dân trí) - Giới chức Mỹ ngày 9/10 đã tiết lộ chi tiết cay đắng về vụ tấn công khiến đại sứ và 3 người Mỹ khác tại Libya thiệt mạng, khi hàng chục tay súng đã “đổ bộ” vào tòa lãnh sự, nã đạn xối xả và truy lùng các nhân viên ngoại giao. >> Lãnh sự quán Mỹ tại Libya tan hoang sau vụ tấn công >> Xuất hiện video về đại sứ Mỹ tại Libya lúc hấp hối Tòa lãnh sự Mỹ tại Bengahzi tan hoang sau vụ tấn công. Khu phố bên ngoài hoàn toàn yên tĩnh trước vụ tấn công Không hề có thông tin tình báo cảnh báo về vụ tấn công và nhiều giờ trước đó, những con phố bên ngoài tòa lãnh sự quán tại thành phố Benghazi, miền đông Libya rất yên ả. Những thông tin mới này trái ngược hẳn với báo cáo của giới chức Bộ Ngoại giao nhiều giờ và nhiều ngày sau vụ tấn công ngày 11/9. Trước đó, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, đây là một vụ tấn công “tự phát”, nổ ra từ cuộc biểu tình chống bộ phim nhạo báng đạo Hồi. “Không hề có thông tin tình báo nào về vụ tấn công”, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết khi tiết lộ chi tiết về vụ tấn công ồ ạt nhằm vào tòa nhà lãnh sự quán và một khu nhà gần đó. Đại sứ Mỹ Chris Stevens, người thiệt mạng trong vụ tấn công, đã ở trong tòa lãnh sự vào ngày kỷ niệm 11 năm vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 và đã có hàng loạt cuộc họp. Ông đã đi bộ với người khách cuối cùng, một nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tới cổng tòa lãnh sự vào khoảng 8h30 tối giờ địa phương. “Họ đã nói lời tạm biệt và họ đã đi ra phố. Mọi thứ đều yên tĩnh, vào 8h30 tối không có gì bất thường. Cũng không có gì bất thường trong suốt cả ngày đó”, quan chức thứ hai cho biết. Khi được hỏi vì sao các quan chức Bộ Ngoại giao mới đầu cho biết đã có một cộc biểu tình chống đoạn video chống đạo Hồi “Sự ngây thơ của người Hồi giáo”, quan chức thứ nhất cho biết đó là nghi vấn “của những người khác, không phải là kết luận của chúng tôi”. Phát biểu trước cuộc điều trần công khai đầu tiên trước quốc hội vào ngày 9/10 về thất bại an ninh tại tòa lãnh sự quán ở Benghazi, quan chức này cho biết rất khó để nói cần phải có loại an ninh nào để đẩy lùi một cuộc tấn công như thế. “Chưa từng có tiền lệ về tính tàn bạo cũng như số lượng những kẻ tấn công. Không có cuộc tấn công nào như vậy ở Libya, Tripoli, Bengazhi hay bất kỳ nơi nào khác chúng tôi từng có mặt”, quan chức này cho hay. “Thật thật khó để tìm ra tiền lệ cho vụ tấn công như vậy trong lịch sử ngoại giao gần đây”. Chính quyền Tổng thống Obama đã bị các đối thủ Cộng hòa chỉ trích kịch liệt vì đưa ra thông tin trái ngược nhau về vụ tấn công, giữa những cáo buộc yếu kém về an ninh. Trong một cuộc đàm thoại với các phóng viên, hai quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vụ tấn công khốc liệt ở Bengahzi, miền đông Libya, nổ ra vào khoảng 9h40 tối ngày 11/9, ngay sau khi đại sứ Stevens đi ngủ. Nhân viên ngoại giao bị truy đuổi Stevens và 3 nhân viên ngoại giao Mỹ khác đã thiệt mạng khi hàng chục người trang bị vũ khí hạng nặng “đổ bộ” vào tòa lãnh sự và sau đó còn tiến hành một vụ tấn công vào khu nhà phụ của lãnh sự cách đó tới 2km. Đầu tiên tiếng súng và tiếng nổ vang lên, phá tan sự yên tĩnh bên ngoài tòa lãnh sự và các nhân viên giám sát camera an ninh đã thấy “một lượng lớn những tay súng đổ bộ vào bên trong tòa lãnh sự”, quan chức thứ nhất cho hay. Lúc đó có 5 đặc vụ an ninh ngoại giao Mỹ trong tòa nhà chính, với 2 người đi cùng đại sứ Stevens từ Tripoli tới cùng 3 người đóng tại Benghazi, và 4 nhân viên thuộc cơ quan an ninh Libya. Họ là người của lữ đoàn chiến binh 17/2, được giới chức Libya địa phương giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh. Những kẻ tấn công được trang bị vũ khí đã dội mặt ngoài của một trong các tòa nhà bên trong lãnh sự quán bằng dầu diesel, châm lửa đốt và sau đó “đổ bộ” vào tòa nhà chính, đổ nhiên liệu lên đồ đạc để đốt, gây ra những đám khói đen đặc. Một đặc vụ an ninh Mỹ đã cảnh báo cho đại sứ Stevens, và cùng với giám đốc thông tin Sean Smith, họ lánh nạn trong phòng an toàn bên trong một khoang trên sàn phòng ngủ của tòa nhà chính. Phòng an toàn này được trang bị các vật dụng y tế và nước. Nhưng sau đó 3 người thấy khó thở, nên đã leo qua một chiếc cửa có chấn song để chuyển tới phòng tắm. Rồi họ quyết định phải thoát ra mặc dù đạn nã xối xả và lựu đạn rơi như mưa bên trong tòa nhà. Khi tìm cách thoát thân, 3 người họ đã bị chia cắt. Giám đốc thông tin Smith thiệt mạng trong hỏa hoạn và thi thể ông được nhân viên an ninh Mỹ tìm thấy sau đó, trong khi đại sứ Stevens không biết bằng cách nào đó đã được đưa tới bệnh viện và thi thể của ông được trao lại cho các nhân viên ngoại giao Mỹ trong đêm. Tòa nhà chính sau đó được sơ tán và lực lượng an ninh còn lại đã tìm cách thoát qua các con phố hỗn loạn trên một chiếc xe bọc thép để tới khu nhà phụ gần đấy. Nhưng vào khoảng 4h sáng, khu nhà cũng bị tấn công bằng pháo cối. “Đúng như vậy và một số quả đạn cối đã rơi trúng mái nhà, khiến 2 đặc vụ an ninh, đã ở đó từ trước, thiệt mạng và một đặc vụ khác vừa từ tòa lãnh sự tới bị thương nặng”, quan chức đầu tiên cho hay. Rồi sau đó tiếp viện từ Tripoli tới và khu nhà phụ được sơ tán. Tất cả các nhân viên, kể cả người thiệt mạng và bị thương được đưa lên hai chuyến bay tới Tripoli. Phan Anh Theo AFP