longphibaccai

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.467
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    11

Everything posted by longphibaccai

  1. Trung Quốc chặn website New York Times Thứ 6, 26/10/2012, 17:36 Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Ảnh: NYT Sáng nay, sau bản tin về tài sản của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, truy cập đến phiên bản điện tử của tờ báo trên đã bị chặn tại 31 thành phố tại đại lục. Chính phủ Trung Quốc chặn truy cập từ trong nước tới website tiếng Trung và tiếng Anh của nhật báo nổi tiếng thế giới The New York Times. Việc này diễn ra chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi tờ báo trên đăng tải tin tức về tài sản của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sáng nay. Giới chức nước này cũng nghiêm cấm việc đề cập đến tên Thủ tướng hoặc từ The Times trên các bài viết tại tiểu blog Sina Weibo. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề này. Đại diện của New York Times - bà Eileen Murphy bày tỏ sự thất vọng trước sự việc trên và cho biết website tiếng Trung của họ có lượng truy cập rất cao tại Trung Quốc. Bà nói rằng: "Chúng tôi hy vọng việc này sẽ sớm được giải quyết để độc giả Trung Quốc có thể tiếp tục đọc báo. Trong thời gian này, New York Times sẽ vẫn đăng tải và dịch tin tức như bình thường". Đến 7h sáng nay (giờ Bắc Kinh), truy cập đến website bằng tiếng Anh và tiếng Trung của báo này đã bị chặn tại 31 thành phố ở đại lục. Website bằng tiếng Trung bị chặn liên tục từ 5h - 5h30 sáng. Trong khi đó, bản tiếng Anh bị chặn lúc 5h - 7h sáng, chỉ nửa tiếng sau khi thông tin trên được đưa lên. Bài báo về Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và gia đình ông được đăng tải vào thời điểm chỉ còn hai tuần nữa là tới Đại hội Đảng của nước này (8/11). Đây được coi là cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng nhất thập kỷ tại Trung Quốc. Trung Quốc là nước có hệ thống kiểm duyệt Internet chặt chẽ và phức tạp nhất thế giới với số lượng nhân viên phụ trách lên tới hàng chục nghìn người. New York Times cũng không phải là tổ chức quốc tế đầu tiên gặp rắc rối với quy trình kiểm duyệt thông tin tại đây. Google đã quyết định rời khỏi nước này sau khi không đạt được thỏa thuận với giới chức Trung Quốc về việc cho phép tìm kiếm không hạn chế trên Internet. Trước đó, đầu tháng 8, website tin kinh tế hàng đầu thế giới Bloomberg cũng bị chặn trọn một tháng sau khi đăng thông tin về tài sản của gia đình Phó chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo Thùy Linh VnExpress
  2. Báo động mức nợ công tại các nước đang phát triển Thứ 6, 26/10/2012, 18:39 Ông Vuk Jeremic. (Nguồn: Internet) Ngày 25/10, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc cảnh báo mức nợ hiện nay của các nước đang phát triển là không thể chấp nhận được. Phát biểu trước một hội nghị về cuộc khủng hoảng nợ công và tái cơ cấu do Diễn đàn Phát triển và thương mại của Liên hợp quốc (UNCTAD) tổ chức tại trụ sở ở New York ngày 25/10, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 67 Vuk Jeremic bày tỏ những quan ngại của thể chế đa phương lớn nhất toàn cầu này về khả năng quản lý nợ của các nước nghèo, đặc biệt khi nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái. Ông cho biết, một số kết luận trong các nghiên cứu gần đây của UNCTAD thực sự đáng lo ngại. Các biện pháp ngăn chặn khủng hoảng của các nước đã sử dụng phần lớn các khoản dự trữ được tạo ra trong thập kỷ trước suy thoái. Do đó các nước khó có thể khôi phục năng lực so với trước đây. Và tình hình có thể trở thành thách thức nghiêm trọng cho một số nước thành viên. Hội nghị của UNCTAD, mang tên "Sự kiện đặc biệt của Ủy ban 2 thuộc Đại Hội đồng Liên hợp quốc: Cuộc khủng hoảng nợ công và tái cơ cấu", nhằm tái khởi động các cuộc thảo luận về cách xử lý của các chủ nợ và con nợ trong bối cảnh vỡ nợ công. Chỉ ra các giải pháp khả thi, Chủ tịch Jeremic nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy hợp tác Nam-Nam và yêu cầu các nước phát triển tăng cường hợp tác hơn nữa với các nước nợ để đối phó với các khó khăn do nợ gây nên. Ông khẳng định các nước phát triển cũng phải nỗ lực thực hiện các cam kết với các nước đối tác. Ngoài việc kêu gọi Liên hợp quốc và các nền kinh tế lớn trên thế giới cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa, Chủ tịch Jeremic đề nghị hội nghị thành lập một cơ quan tư vấn để kết nối Đại Hội đồng Liên hợp quốc với các tổ chức thương mại và tài chính quốc tế khác nhau cũng như các nhóm không chính thức, kể cả nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20)./. Theo TTXVN
  3. Người nhà vây bệnh viện vì sản phụ chết "bất thường" Thứ Sáu, 26/10/2012 --- cập nhật 06:51 GMT+7 Sau khi sinh xong đứa con trai đầu lòng, chị Lài có biểu hiện yếu dần rồi tắt thở tại phòng cấp cứu. Cho rằng bệnh viện làm ăn tắc trách, gây ra cái chết cho chị Lài nên người nhà đã bao vây lấy bệnh viện. Vụ việc xảy ra tại bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc, đóng trên địa bàn TX. Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Nạn nhân là sản phụ Trần Thị Lài (SN 1989), trú tại xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, là cán bộ chính sách xã Nghĩa Minh. Bệnh viện Đa khoa Tây Bắc, nơi xảy ra vụ việc Người nhà cho biết, chị Lài chuyển dạ từ đêm 23/10 nên đến 2h sáng 24/10 gia đình đã đưa chị xuống bệnh viên Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An để xin mổ. Tại đây, các y, bác sĩ nói sức khỏe chị Lài đủ điều kiện để sinh thường, bệnh viện đang quá tải nên bắt buộc gia đình phải chờ đợi. Sau đó, Lài vỡ ối, cổ tử cung đã mở 7 phân. Lúc này chị Hoàng Thị Lý (là chị chồng của sản phụ) vào thì thấy ông Trần Văn Dũng (bác sĩ khoa sản) và bà Sơn (hộ lý) đang truyền thuốc kích thích đẻ cho Lài. Đến khoảng 11h trưa 24/10 chị Lài vẫn chưa sinh được, khi đó các bác sĩ đã không thể tiến hành mổ được nữa nên xin gia đình ký vào cam kết "móc xép", dù rất lo lắng nhưng sau khi hội ý gia đình đành miễn cưỡng ký vào cam kết. Sau khi tiêm thuốc kích thích được hơn hai tiếng đồng hồ thì chị Lài đã sinh được một cháu trai cân nặng hơn 3kg, nhưng theo chị Lý thì nhìn sắc thái của chị Lài lúc này rất yếu ớt. Sản phụ Lài bị tử vong tại phòng cấp cứu của của bệnh viện Đa khoa Tây Bắc Sau đó, bác sĩ thông báo người nhà ra ngoài để tiến hành khâu vá tầng sinh môn cho sản phụ. Tuy nhiên, đến khoảng 14h ngày 24/10 thì gia đình nhận được tin chị L. đã tử vong. Trước cái chết bất ngờ của thân nhân, gia đình sản phụ Lài hết sức bức xúc nên đã bao vây bệnh viện yêu cầu lãnh đạo phải làm rõ nguyên nhân cái chết bất thường ấy. Lúc này người nhà cùng dân làng kéo đến rất đông, lực lượng chức năng phải huy động hàng chục chiến sĩ công an đến để ổn định trật tự. Chị Hoàng Thị Lý (chị chồng sản phụ Lài) kể lại toàn bộ diễn biến vụ việc dẫn tới chị Lài bị tử vong, con nguy kịch. Theo chị Lý thì sau đó ông Tăng Việt Hà, Giám đốc bệnh viện đã giải thích nhanh với gia đình lý do nạn nhân tử vong là do "sốc thuốc tê". Vì thế gia đình đã yêu cầu bệnh viện phải trả lời bằng văn bản nhưng vẫn không được giải quyết. Được biết, trưa ngày 25/10 thì thi thể sản phụ Lài đã được đưa về quê để làm thủ tục mai táng. Còn về đứa con trai mới sinh của chị Lài thì đến đến sáng ngày 25 thì cháu không còn bú được (trước đó vẫn bình thường), mặt mày tím tái nên 10h sáng 25/10 đã chuyển viện Nhi Nghệ An để tiếp tục điều trị. Thông tin mới nhất cho biết, về phía Bệnh viện Đa khoa Tây Bắc đã hỗ trợ cho gia đình nạn nhân 20 triệu đồng, kíp trực sinh hôm xảy ra sự việc cũng hỗ trợ 20 triệu đồng. Cháu bé con sản phụ Lài thì vẫn đang trong tình trạng nguy kịch nên gia đình đã yêu cầu bệnh viện tiếp tục cho chuyển lên tuyến trên. Theo Zing.vn/Infonet.vn ================ Năm nay thấy bà bầu chít nhiều quá, ai cũng ham sinh con năm rồng, cuối cùng thế này đây. Niềm vui chưa thấy mà toàn thấy nỗi buồn. Nhìn kỹ lại thấy Phong Thủy bệnh viên này bị phạm hình lý khí theo Phong Thủy Lạc Việt rồi. Có lẽ đây là một trong nhiều trường hợp xảy ra ở bệnh viên này. Kinh. Các chị em đọc kỹ lại bài này trên Vnexpress.net nhé. http://vnexpress.net...ep-nhu-loi-don/
  4. Nhiều sinh viên các khối ngành kinh tế - ngân hàng - marketing luôn mơ ước có một công việc ổn định trong các ngân hàng khi ra trường. "Của rẻ là của ôi". Chúng ta đều biết rằng "không có bữa ăn trưa miễn phí (no free lunch)". Để có được một công việc với mức lương ổn định, tiền thưởng cuối năm cao ngất ngưởng như vậy, nhiều người đã phải đánh đổi bằng những năm tháng cuối đời với căn bệnh ung thư phổi, xơ gan hoặc thậm chí vô sinh. Nếu các bạn nghĩ rằng đang đọc một bài viết nhảm nhí, thì xin hãy dừng lại ở đây. "Chúng tôi đang nướng chín từng viên bi của mình" Nhân viên tín dụng thường di chuyển khá nhiều bằng xe máy để tìm kiếm khách hàng, thẩm định dự án hoặc thậm chí là chỉ để lấy hồ sơ từ khách hàng. Đừng bao giờ đánh đồng một số "ếp của ngân hàng đi xế hộp có nghĩa là tất cả nhân viên ngân hàng đều đi xế hộp. Do di chuyển thường xuyên như vậy, nên xe máy thường phải phơi ngoài ánh nắng chói chang không dưới 4 tiềng đồng hồ. Chính điều này khiến cho yên xe thường xuyên có nhiệt độ từ 40oC trở lên. Theo rất nhiều bài nghiên cứu nước ngoài cũng như của các bác sĩ việt nam, ngồi trên một yên xe như vậy không khác gì chúng ta đang tự "nướng trứng" của chính chúng ta. Ngoài vấn đề "trứng nướng", việc ngồi quá lâu trên xe máy cũng tạo ra một lực ép không nhỏ lên "cậu bé". Chính lực ép này khiến cho cậu nhỏ dễ bị biến dạng, lệch sang một bên hoặc tệ hơn là ... bị tình trạng "bi trong bi ngoài"! Rõ ràng đây không phải là điều mà các quý ông mong muốn. Bệnh trĩ Chỉ có hai nguyên nhân chính gây ra căn bệnh "kinh khủng" này là táo bón và ngồi quá lâu + quá nhiều. Khoảng 90% các nhân viên văn phòng phải ăn bụi. Với những phần cơm ít rau nhiều ớt, thiếu nước thiếu canh, táo bón đang trở thành "người bạn bất đắt dĩ" của biết bao nhiêu người. Từ trai đến gái, từ đàn bà đến đàn ông, căn bệnh này không từ ai cả. Bênh cạnh đó, việc ngồi quá lâu một chỗ đối với các nhân viên kế toán, thu ngân hoặc ngồi xe quá nhiều đối với các nhân viên tín dụng, đòi nợ cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh khủng khiếp này. Có lẽ không ai trong chúng ta mong muốn mỗi lần đi toilet là mỗi lần đi ... nhà bảo sanh. Chết sớm "Dân ngân hàng là phải biết nhậu!". Đây là câu nói cửa miệng của 100% nhân viên ngân hàng. Mặc dù biết rằng tim - gan - phèo - phổi đang bị "đốt cháy" hàng ngày, nhưng những nhân viên này không thể nào ngừng lại được. Việc họ có nhậu nổi hay không đồng nghĩa với việc họ có khả năng giữ được vị trí của mình trong ngân hàng hay không. Đây thực sự là nổi khổ của hàng ngàn người, và nổi khổ này đang làm chết dần, chết mòn những nơ-ron thần kinh cuối cùng của con người. Dễ gia nhập đôi tuyển "Juventus Việt Nam" Đã làm nhân viên tín dụng, thì việc "chấm mút" các khoản vay của khách hàng là điều khó tránh. Điều này cũng dễ hiểu vì nếu ai cũng làm và họ không làm, đảm bảo 99% các đồng nghiệp của họ sẽ tìm mọi cách "đá" họ ra khỏi nhóm làm việc để đảm bảo an toàn cho cả nhóm. Thôi thì "được ăn cả, ngã về không" vậy! Dạo gần đây, hàng trăm nhân viên ngân hàng Agribank, BIDV, VietinBank được triệu đơn gia nhập "CLB Juventus" quốc gia. Điều này khiến cho hàng ngàn nhân viên khác "sợ teo buzzi", nộp đơn xin nghỉ việc hoặc tìm kiếm một vị trí khác an toàn hơn trong cơ quan. Nhiễm bệnh vì quá nhiều tiền Nhân viên tiếp tân (teller), thu ngân hoặc kế toán đang bị nhiễm độc hàng ngày vì tiếp xúc với quá nhiều tiền từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Sau một thời gian luân chuyển tiền trong xã hội, tiền giấy do nhà nước phát hành đã qua tay hàng chục triệu người. Đâu ai biết được trong hàng chục triệu người đó, có mấy người giữ bàn tay mình được sạch sẽ, và có mấy người có bàn tay mang đủ loại bệnh tật, vd như ghẻ, lở, phong cùi, hay thậm chí các loại virus như cúm H1N1, H5N1, Sác, dịch hạch và thậm chí là HIV! Mặc dù được nhận trợ cấp độc hại hàng tháng, nhưng số tiền ít ỏi đó chắc chắn không thể bù đắp được những gì mà họ đã mất mát trong quá trình làm việc. -ST- http://ub.com.vn/thr...h-chet-som.html
  5. Bố trí sân vườn theo phong thủy Thứ sáu, 26/10/2012, 09:45 GMT+7 "Mặt tiền" vườn cần phải quang đãng, thoáng, có thể thiết kế hòn non bộ, hồ nước hay dòng nước chảy nhẹ để tạo sinh khí cho gia viên. Phía sau vườn cần đặt vật kiên cố, có nét vững mạnh như đá tảng, cây cao to, cụm tre... Ông Đinh Quang Diệp, Trưởng Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm TP HCM, cho biết, việc bố trí gia viên theo thuyết phong thủy hiện đại giúp con người xây dựng một cuộc sống hài hòa với thiên nhiên dù ở đô thị hay vùng quê. Lý luận trong lĩnh vực này chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. "Phong" tức là gió và các tác động của gió, trạng thái thời tiết. "Thủy" là nước, ao, hồ, sông, rạch và tác động của nó đến môi trường. Phong thủy là cách sắp xếp mọi thứ chung quanh để tạo nên môi trường sống hài hòa "âm - dương, ngũ hành". Phong thủy sân vườn giúp điều khiển sự lưu thông của khí để sinh khí trong vườn luôn hài hòa và hiện diện trong mọi ngóc ngách của vườn. Xuất phát từ nguyên lý "sơn thủy họa", sân vườn cần có sự tương phản giữa các hình sắc, thể chất. Ví dụ: vẻ cứng mạnh, cường tráng của núi đá, non bộ tương phản với ao nước sâu lắng; giữa sự tĩnh mịch và tiếng chim ríu rít, nước róc rách; giữa ánh sáng và bóng tối; giữa sắc đỏ, cam rực rỡ và lục, xanh sẫm. Nhìn chung một khu vườn lý tưởng cần kết hợp được các vật liệu, màu sắc, hình dạng theo phương hướng ngũ hành. Ví dụ các vật dụng trang trí tượng trưng cho 5 yếu tố như: ao hồ (Thủy), tượng đồng (Kim), cây (Mộc), vật có màu đỏ và cam (Lửa), đất vườn (Thổ). Căn cứ vào bảng tóm tắt các biểu tượng của âm dương sau đây, gia chủ có thể lựa chọn màu sắc, hình dáng của vật trang trí hài hòa: Bảng tóm tắt màu sắc, biểu tượng của từng "hành". Hướng sân vườn: Là hướng mà chủ nhân ra vào vườn. Ví dụ vườn ở mặt trước nhà thì hướng vườn là hướng từ ngoài đường vào vườn. Trong phong thủy, hướng vườn được xác định trùng với hướng của cung danh vọng (trong bát quái đồ, xem ở hình dưới). Ngoài ra, với các vườn có nhiều lối vào thì hướng vườn được quan niệm là hướng sinh khí có ảnh hưởng nhiều nhất. Sau khi xác định hướng vườn, đặt bát quái đồ (ảnh phía dưới) lên trên sơ đồ vườn sao cho hướng "cung danh vọng” của bát quái đồ trùng với hướng vườn. Từ đó sẽ xác định được các cung vị còn lại tương ứng với từng lĩnh vực sinh hoạt của gia đình. Trong trường hợp nhà có 2 khu vườn phía trước và phía sau: Nếu 2 vườn có mối liên hệ với nhau và cùng với nhà là một chỉnh thể thống nhất, đặt bát quái đồ với tâm là tâm khu đất, hướng cung danh vọng trùng với hướng cổng; ngược lại, hai vườn tách biệt nhau thì mỗi vườn được xét riêng biệt. Bát quát đồ giản lược (trái). Xoay bát quái đồ sao cho hướng vườn trùng hướng với "cung danh vọng" (ảnh bên phải) để xác định hướng bố trí các khu vực sinh hoạt của gia đình. Bát quái đồ xoay cung danh vọng theo hướng sân vườn, ta sẽ biết cách sắp xếp bố cục trang trí sân vườn như sau: - Khu vực cung danh vọng: Đây là nơi lý tưởng để tiếp đãi khách hoặc trồng hoa để tạo ấn tượng. Đừng sử dụng khu vực này vào bất kỳ việc gì riêng tư cần sự yên tĩnh. - Cung sức khỏe: Là nơi lý tưởng để thư giãn, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, nên đặt suối hay vòi nước phun. Tiếng nước róc rách và những loại thảo dược trồng ở đây có tác dụng thư giãn, trị bệnh. - Cung hoan hỷ: Khu vực vườn này dành cho vui chơi, có thể đặt bàn tiếp đãi bạn bè, hay hồ bơi hồ tắm lộ thiên. - Cung sự nghiệp: Có thể đặt ở đây nhà kính hay nơi ươm cây tượng trưng cho việc nghiên cứu, hay sự phát triển liên tục các mầm sống mới. - Cung Quan hệ: Thích hợp trồng các cây lưu niên, hoặc cây ăn quả hoặc là nơi diễn ra các hoạt động chia sẻ, tâm tình với người thân. Điều này tượng trưng cho việc muốn luôn lưu giữ mối quan hệ tốt đẹp với nhau. - Cung Gia đạo: Với các gia đình có trẻ em, đây là góc thích hợp dành cho bé chơi đùa, có thể là một bãi cỏ rộng với các trò chơi, các tiểu kiến trúc trẻ trung. - Cung Tri thức: Phần vườn này thích hợp là nơi đọc sách, học hành và các hoạt động phát triển trí tuệ lẫn tâm hồn. - Cung Tài lộc: Đây là cung mang ý nghĩa thịnh vượng về tiền tài, vật chất, của cải. Có thể đặt nhà kho cất giữ các đồ có giá trị như máy cắt cỏ, đồ gỗ ngoài trời. Có thể là nơi ươm trồng hoa, cây cảnh để bán. Lối đi và cổng vào vườn: Nhằm cân bằng không gian trong và ngoài nhà, một khu vườn được xây dựng phía trước như khoảng trung gian quy tụ và cải thiện sinh khí trước khi vào nhà. Lối vào cổng vừa là lối đi chính của khí. Do đó cần tạo sự cuốn hút khí và tạo lối đi cho khí hài hòa, uyển chuyển trong vườn. Tránh lối vào quá thẳng, vì như vậy khí vào vườn quá mạnh, không quân bình luồng khí ở mọi điểm. Hướng lối vào và loại khí nhận được ở mỗi phương có một tính chất khác nhau. - Hướng Nam (căn cứ vào la bàn): Hướng cát khí, dương khí, tuy nhiên có thể cần tiết chế vì sẽ thừa dương khí. Vì vậy, lối vào vườn cần thông thoáng nhưng không quá rộng tránh khí ùa vào quá nhanh. - Hướng Bắc: Lối vào vườn từ hướng này cần rộng với lối đi thẳng hoặc hơi cong vì khí đến từ phương này vốn chậm chạp và nặng nề. - Hướng Tây: Khí đến là khí dữ nên hạn chế sinh khí vào vườn bằng hướng này. - Hướng Đông: Đây là khí lành nên cần được khuyến khích, lối vào vườn từ hướng này thông thoáng và rộng rãi, cũng cần tiết chế một ít. Hình dạng của cổng vườn: Nếu quá rộng khí sẽ bị thổi vụt đi mất, nếu quá hẹp khí sẽ trở nên quẩn. Thông thường nên dùng loại cổng song thưa, chỉ nên dùng cổng kiên cố nếu bên ngoài là khí độc hại cần cản trở. Với nhà ở hướng Đông, ứng với hành Mộc, nên dùng cổng gỗ. Nhà ở hướng Tây, ứng với hành Kim, nên dùng cổng kim loại. Vật liệu lối đi trong vườn có thể thay đổi và sử dụng nhiều loại với màu sắc sáng hay tối tùy thuộc vào tương quan với các thành phần tạo cảnh lân cận. Một mẫu vườn được thiết kế hài hòa theo nguyên tắc Phong thủy. Ảnh: xaydungkientruc. Ngoài ra có thể sắp xếp sân vườn theo nguyên tắc Tứ Linh (lấy ngôi nhà làm tâm để xác định 4 hướng còn lại). Bố cục này thực chất dựa vào mô hình cảnh quan lý tưởng nhằm tạo ra môi trường mà trong đó nhà được che chở bốn bề, khí vào nhà luôn được điều tiết và thanh lọc thông qua mô hình: Tiền án (Chu tước) - Hậu chẫm (Hắc quy), Tả Thanh long - Hữu Bạch hổ. Cụ thể áp dụng nguyên tắc này như sau: người đứng trước cửa nhà, trước mặt là hướng "tiền", sau lưng là "hậu", bên tay trái là "tả", tay phải là "hữu". Việc bố trí vật ở 4 hướng phải đạt yêu cầu sau: - Tiền: ở khu này cảnh quan phải quang đãng, thoáng, có thể thiết kế hòn non bộ, hồ nước hay dòng nước chảy nhẹ để tạo sinh khí cho gia viên. - Tả: Cần thêm đá và cây cỏ um tùm hay đồi thấp Bố trí vật ở bên tả làm sao để cao hơn "Thanh long" trấn được "Bạch hổ". - Hữu (Bạch hổ) nên bố trí bằng phẳng để hàng phục tiềm năng bất kham của mãnh hổ. - Hậu: Cần vật liệu kiên cố, có nét vững mạnh như đá tảng, cây cao to, cụm tre. Ngoài ra có thể dùng la bàn để xác định hướng: Bắc bố trí vật tương ứng với "hậu". Hướng Đông tương ứng "tả". Hướng Tây là "hữu". Hướng Nam là "tiền". Thi Trân ================= Như vậy, ngoài một số trường ĐH Kiến Trúc , CĐ - ĐH Xây Dựng ở TP.HCM và Hà Nội, thì trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng đã ứng dụng Phong Thủy như một môn học bổ trợ. Nhưng người ta không thể đi từ một cái sai đến một cái đúng (Phong Thủy theo cổ thư chữ Hán bị tạp loạn và không thống nhất vì sai ở nguyên lý căn để), đọc bài trên thấy loạn xà ngầu. Đoạn trích dẫn trên giống bài văn miều tả, cũng sử dụng trấn yếm nhưng không biết nguyên lý, trấn tùm bậy tùm bạ, cũng bị tùm lum tùm la đây. Anh chị em nào chưa học qua Phong Thủy Lạc Việt thì không nên sử dụng nhé, kẻo tiền mất tật mang.
  6. Bí ẩn vụ hàng nghìn người chết trong một đêm tại Cameroon Thứ Sáu, 26/10/2012 --- cập nhật 07:51 GMT+7 Một trận sương mù bí ẩn bất ngờ bao phủ một khu vực dân cư gần hồ Nyos ở Cameroon đã cướp đi mạng sống của gần 2.000 người chỉ trong một đêm. Trên thi thể họ không có một dấu hiệu nào chứng tỏ đã bị chấn thương hay có một cuộc đụng độ nào đó dẫn tới tử vong. Câu chuyện vẫn làm đau đầu các nhà khoa học đến tận bây giờ, xung quanh các giả thiết do hoạt động của núi lửa hay do hồ nước đã giải phóng lượng lớn khí độc CO2 hoặc lưu huỳnh? Gần 2.000 người và 8.000 gia súc đã bị chết Ngày 21/8/1986 là ngày thứ năm - một ngày quan trọng đối với người dân làng Nyos vì có phiên chợ tụ họp. Niềm vui tăng lên gấp bội vì năm nay cả làng được mùa ngô. Họ tươi cười, sảng khoái trò chuyện, giao lưu buôn bán. Không một ai trong làng nhận thấy chỉ cách làng độ 3km, một sự gì đó lạ thường đang diễn ra. Cho đến 8h30, họ bỗng nghe thấy những tiếng gầm réo. Động vật chết trong do sương mù ở hồ Nyos. Sau này các nhân chứng kể lại, tiếng gầm réo kéo dài độ vài chục giây, mọi người chạy vội ra khỏi những túp lều và nhìn trừng trừng về phía hồ mà không ai biết chuyện gì đang xảy ra. Trước mặt họ là một cột nước khổng lồ , những đám khói trông tựa mây trắng ùn ùn đùn lên từ mặt hồ. Vào thờ i khắc đó , gió thổi khá mạnh, khoảng 70 km/giờ, đám mây từ hồ lan tỏa ra rất nhanh và bao phủ nhiều làng quê vốn thanh bình. Hàng nghìn con bò lăn ra chết. Cả dân làng nháo nhác, chạy toán loạn, cố gắng thoát khỏi vùng nguy hiểm này, nhưng con số may mắn thoát chết là hạn chế. Những người đàn ông vừa mới đây còn trò chuyện vui vẻ với nhau giờ ngã gục xuống, nhiều người cảm thấy như không còn có chân tay, trẻ em bị ngưng thở, chim từ trên trời rơi xuống đất không ngớt… Cả một vùng quê chìm trong đau thương, mất mát. Theo tin tức, ban đầu, số nạn nhân bị thiệt mạng được báo cáo là 1.200 người, nhưng con số thống kê cuối cùng cho thấy đã tới 1.800 người đã tử nạn, 3.500 đầu gia súc bị chết. Vì phạm vi “tà n sát” trong khoảng bán kính 25km lấy hồ Nyos làm tâm, nên rất nhiều thôn làng quanh hồ Nyos đã bị xoá sổ chỉ trong giây lát. “Hôm đó , tôi có việc phải đến khu vực hồ Nyos. Tới nơi, tôi bàng hoàng vì phát hiện ở đó không còn ai. Tất cả đã chết. Thật kinh khủng, trong nhà ngoài sân, chỗ nào cũng ngổn ngang xác chết. Tôi đếm sơ qua cũng phải có tới hơn 50 nạn nhân xấu số . Chó, mèo, trâu, bò cũng chịu chung số phận” - cha Anthony Bangsi, một nhà truyền giáo tại làng Subum nhớ lại sự kiện khủng khiếp trên. Phần lớn những người sống sót đều kể về một triệu chứng rất giống nhau như bị say xẩm mặt mày, chóng mặt ngay sau vụ nổ. Nhiều người cảm thấy bối rối và choáng váng sau đó bị ngất xỉu. Mọi người đều ngửi thấy một mùi thum thủm như mùi trứng thối hoặc thuốc súng. Do phun trào núi lửa dưới lòng hồ? Chuyên gia người Mỹ có tên George Kling là một trong những nhà khoa học đầu tiên xuất hiện tại hiện trường thảm họa Nyos sau sự kiện. Ông tin rằng đã có một vụ phun trào núi lửa dưới lòng hồ và cho rằng, đó có thể chính là nguyên nhân dẫn tới những cái chết bí ẩn. Giả thuyết này của ông được đưa ra chủ yếu dựa vào căn cứ hồ Nyos nằm trên miệng núi lửa. Tuy nhiên, Kling và Evans đã tiến hành đo nhiệt độ của nước. Tất cả đều bình thường, không có hiện tượng nước nóng lên do tác động của dung nham núi lửa. Họ cũ ng không tìm thấy bấ t cứ sự không bình thường nào về hàm lượng sunphua (Sulfide) và clorua (Chloride) - 2 hợp chất thường thấy khi núi lửa phun trào - trong nước hồ Nyos. Điề u này trái ngược với những gì mà những người may mắn sống sót kể lại rằng họ ngửi thấy mùi trứng thối hay mùi thuốc súng. Hơn nữa, nhiệt độ của hồ cho thấy chúng thực sự mát lạnh hơn cả bình thường chứ không phải đã được làm nóng sau một vụ phun trào. Điều này không logic theo thuyết của vậ t lý. Toàn cảnh hồ Nyos. Ông Kling tiếp tục tiến hành các cuộc khảo sát địa lý khu vực này, đồng thời xâu chuỗi những sự kiện tương tự từng xảy ra ở vùng Cameroon. Những kết quả thu được từ các cuộc khảo sát địa lý của ông không khác so với tài liệu lưu trữ chính thống trước đó về vùng đất này. Một thời gian sau, ông đọc đượ c những nghiên cứu của nhà nghiên cứu núi lửa người Iceland tên là Haraldur Sigurdsson, người đã từng đến Cameroon điều tra về một thảm kịch tương tự 2 năm trước ở hồ Monou, cách hồ Nyos 59 dặm về phía Đông Nam dẫn tới cái chết bí ẩn giống nhau của 37 người dân sống ở đó. Phân tích mẫu nước hồ Monoun, Giáo sư Sigurdsson phát hiện cấu trúc hóa học (“vân tay” của chất khí) của CO2 (cá cbon điôxít) có trong nước hồ Monoun hoàn toàn giống với cấu trúc hóa học của CO2 sâu trong lòng đất. Nó cho thấy CO2 tìm thấy dưới đáy hồ Monoun “xuất thân” ở sâu trong lòng đất dưới đáy hồ Monoun và thoát ra do nham thạch ở vỏ trái đất đứt gẫy, sau đó ẩn mình ở tầng đáy của hồ Monoun. Từ đó, Giáo sư Sigurdsson đã giải thích, thảm họa hồ Monoun như sau: Hồ Monoun giống như một chiếc bình nước có ga cao áp. Nham thạch ở vỏ trá i đt đứt gẫy, CO2 thoát ra, hòa tan vào nước có nhiệt độ thấp và lắng đọng ở tầng nước thấp nhất. Khi cân bằng về áp lực ở đáy hồ bị phá vỡ, một lượng lớn CO2 giống như “ngựa mất cương” thoát lên mặt hồ và gây ra tai họa. Nhưng trên thực tế, chưa từng có trường hợp nào như thế này xảy ra trước đó được ghi nhận cả và cộ ng với sự hạn chế của khoa học lúc bấy giờ đã khiến giả thuyết của Sigurdsson trở nên có quá nhiều sơ hở và chưa từng được biết tới từ trước tới thời điểm đó. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Giáo sư Sigurdsson và 2 nhà khoa học Kning và Evans, đã dựng lại thảm kịch hồ Nyos như sau: Khoảng 9h tối 21/8/1986, hầu hết người dân các thôn làng quanh hồ Nyos đều đã trở về nhà, chuẩn bị lên giường đi ngủ. Ở điểm cực nam của hồ Nyos, lở núi đã xảy ra. Khối lượng lớn đất đá lao xuống, đẩy nước ở đáy hồ lên. Khi sự cân bằng về áp lực dưới đáy hồ Nyos bị phá vỡ, khí CO2 ở đáy hồ Nyos tranh nhau “vượt ngục”, ngoi lên mặ t nước dưới dạng bọt khí giống như khi chúng ta xóc và mở nắp một chai nước có ga. Cuối cùng, đám mây CO2 màu trắng được hình thà nh, bay vớ i tốc độ khoảng 100km/giờ trùm lên các thôn làng gần hồ làm người dân và súc vật chết vì ngạt thở . Tiếng nổ mà một số người may mắn thoát chết lầm tưởng là núi lửa hoạt động thực chất là tiếng đất đá trút mạnh xuống hồ với lượng lớn và theo chiều dốc đứng. Nó không chỉ “cởi trói” cho CO2 dưới đáy hồ , mà còn tạo ra cột nước lớn có thể cao tới hàng chục mét, đổ ập vào bờ, cuốn hết thực vật ở đó xuống hồ và giết chết tất cả cá trong hồ . Theo tính toán của các nhà khoa học, trong sự kiện hồ Nyos năm 1986, khí và nước đã bốc lên thành cột cao khoảng 80m, di chuyển với tốc độ 70km/giờ và lan đến những ngôi làng cách đó 19km. Ước tính, hồ đã nhả ra khoảng 1km3 khí CO2 đủ để lấp đầy 10 sân bóng đá. Tại hồ Monoun, đám mây khí này nhỏ hơn nhưng cũng đủ làm 37 người thiệt mạng. Về những vết bỏng trên cơ thể nạn nhân, sau khi nghiên cứu kỹ và qua nói chuyện với những người may mắn thoát chết, bác sĩ Peter Busher tin chắc rằ ng, CO2 sau khi hòa vào không khí sẽ làm người hít phải tê liệt, rơi vào tình trạng hôn mê. Hôn mê quá lâu mà không trở mình cũng sẽ làm giảm lượng tuần hoàn chất dịch lỏng trong cơ thể người, cộng thêm việc thiếu ôxy, mụn nước và thậm chí là vết loét bắt đầu nổi lên trên da. Từ đó có thể đoán định “vế t bỏng” trên da của các nạn nhân trong thảm họa hồ Nyos thực ra là mụn nước. Khả năng tái diễn thảm họa có hay không? Hiện hồ Nyos mệnh danh là “Killersee” (hồ giết người), chính phủ buộc người dân trong các làng ở quanh hồ phải di dời đi nơi khác. Nhà cửa của người dân ở đây thậm chí bị tháo dỡ để không ai dám nghĩ đến chuyện quay trở về. Nhưng vùng đất nở phía nam hồ Nyos lại rấ t màu mỡ hấp dẫn nên người dân bất chấp thảm họa và sự cấm đoán của chính quyền: Những đàn bò đông đúc ung dung gặm cỏ , vùng ven hồ ngô mọc xanh rờn thẳng cánh cò bay. Từ những năm 90 người ta đã thả cá ở hồ và chúng phát triển rất tốt, trước đó hồ này hầu như không có cá . Nhưng từ năm 2001, lượng khí độc CO2 ở vùng đáy hồ đã tăng gấp đôi so với năm 1986, khi xảy ra thảm họa. Để tránh thảm họa, từ năm 2001, một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã bước đầu tháo được “ngòi nổ ” hồ Nyos bằng cách đặt một ống polyethylene xuống sâu dưới hồ, cho phép thứ nước giàu khí CO2 tại đáy hồ sủi bọt lên và giải phóng bớ t CO2 vào khí quyển. Nhờ vậy, áp suất dưới đáy hồ sẽ giảm, hạ thấp nguy cơ phun trào. Tiến sĩ James G. Smith, một chuyên gia địa chất học tại Cơ quan Phát triển Quốc tế, nhà tài trợ chính của dự án cho biết: “Đây sẽ là lần đầu tiên, chúng tôi có thể ngăn chặn một thảm họa tự nhiên”. Ngoài việc đặt hệ thống đường ống khử khí độc, các nhà khoa học còn lắp một hệ thống cảnh báo sớm trên mỗi hồ. Khi nồng độ CO2 tăng cao, còi báo và ánh sáng nhấp nháy sẽ hoạt động, báo động cho người dân sống trong vùng có thể chạy thoát. Mặc dù vậy, nguy hiểm chưa hẳn đã hết. Theo các nhà khoa học, hồ Nyos vẫn còn chứa lượng khí CO2 khổng lồ và mộ t đường ống đơn độc không đủ để giải phóng hết chúng. Cần có từ 4-5 đường ống tương tự để loại bỏ mối nguy hiểm ở đây cũng như tại hồ Monoun. Theo Pháp Luật & Cuộc Sống
  7. Myanmar: 56 người chết trong các cuộc bạo động Thứ Sáu, 26/10/2012 --- cập nhật 10:07 GMT+7 Ít nhất 56 người (bao gồm 31 phụ nữ) đã thiệt mạng và 64 người bị thương trong cuộc bạo động giáo phái vừa xảy ra ở bốn thị trấn thuộc bang Rakhine phía tây của Myanmar trong vòng ba ngày qua. Trong cuộc bạo động này, hơn 1.900 ngôi nhà và tám công trình tôn giáo khác đã bị phá hủy ở các thị trấn Myaebon, Mrauk U, Kyauk Phyu và Minbya. Chính quyền địa phương đã ra lệnh giới nghiêm từ 7g tối đến 5 giờ sáng hôm sau ở thị trấn Minbya và Mrauk U kể từ đêm thứ hai bạo động leo thang. Chính phủ và chính quyền địa phương đã nỗ lực kiểm soát cuộc bạo động ở Rakhine bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ban hành lệnh giới nghiêm, các đài phát thanh và truyền hình Myanmar trích dẫn một thông báo của Văn phòng Chính phủ Myanmar. Một người đàn ông bị thương nằm ở một bệnh viện Sittwe, Rakhine - Ảnh: Getty Images Chính phủ cảnh báo rằng họ sẽ tìm ra và trừng trị thích đáng những kẻ đứng đằng sau cuộc xung đột, thông báo cho biết. Bang Rakhine cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp cùng với việc áp đặt lệnh giới nghiêm tại 6 thị trấn: Maungtaw, Buthidaung, Sittway, Thandwe, Kyaukphyu và Yanbye kể từ ngày 10-6. Lệnh giới nghiêm đã được áp đặt với thị trấn Kyauktaw vào ngày 8-10 và sau đó đến Minbya và Mrauk U vào ngày 22-10, nâng tổng số các thị trấn bị hạ lệnh giới nghiêm lên tám cho đến nay. Trong cuộc bạo động vào tháng 5 và 6 ở bang Rakhine đã có 50 người thiệt mạng, 54 người bị thương. Tổng cộng có 2.230 ngôi nhà, 14 công trình tôn giáo bị đốt cháy, theo số liệu chính thức từ văn phòng Tổng thống. Ngày 25-10, Hãng tin Pháp AFP dẫn một tuyên bố của Liên Hiệp Quốc nói cơ quan này "quan ngại sâu sắc" trước tình trạng bạo lực tôn giáo tái bùng phát ở miền Tây Myanmar, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, bình tĩnh để sớm lặp lại trật tự tại khu vực này. Người đứng đầu phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Yangon Ashok Nigam nhấn mạnh Liên Hiệp Quốc hết sức lo ngại trước những thông tin về số người thiệt mạng cũng như số người phải sơ tán. Quan chức này cho biết bạo động mới ở bang Rakhine, miền Tây Myanmar đã gây ra nhiều thương vong và buộc hàng nghìn người, trong đó có phụ nữ và trẻ em, phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Theo Tuổi Trẻ
  8. Bộ trưởng Xây dựng: Bất động sản trong tình trạng khẩn cấp Thứ Sáu, 26/10/2012 --- cập nhật 08:08 GMT+7 So sánh bất động sản như xương sống nền kinh tế, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đặt vấn đề trình Thủ trướng thành lập nhóm chuyên trách xử lý các rào cản tạo ra giải pháp hữu hiệu, quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay. Trong buổi Đối thoại giữa lãnh đạo Bộ Xây dựng và các doanh nghiệp ngành xây dựng bất động sản khu vực Hà Nội chiều ngày 25/10, người đứng đầu ngành Xây dựng cho rằng hiện nay khó khăn là bởi cung vượt quá xa cầu. Bộ trưởng Xây dựng cho rằng nếu bất động sản khó khăn thì sẽ hưởng tới kinh tế vĩ mô “Các nhà đầu tư bất động sản mới quan tâm đến thị trường cho những người giàu hoặc người có khả năng kinh tế, sản phâm là căn hộ cao cấp, chung cư cao cấp…Trong khi đó đại bộ phận người dân cần những sản phẩm khiêm tốn qui mô nhỏ, giá rẻ thì ko có. Trong khi đó nhà giá cao, chất lượng cao, quy mô lớn thì thừa nhiều.Thực tế nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp là nhiều nhưng với thu nhập của người dân hiện nay không thể đáp ứng đc những ngôi nhà giá cao”, Bộ trưởng Dũng nói trong cuộc gặp gỡ. Theo người đứng đầu ngành xây dựng, để giải quyết khó khăn cung vượt xa cầu này cần phải có sự quyết liệt. Cơ quan quản lý cần rà soát các dự án, còn doanh nghiệp cơ cầu lại sản phẩm của mình. “Không phải làm đẹp hình ảnh doanh nghiệp” Theo bộ trưởng Dũng tính sơ bộ Hà Nội có khoảng 2000 ha đất giao cho các dự án nhưng ko phải tất cả đã được thực hiện. Ông Dũng đánh giá về quỹ đất chưa thực hiện này là “đó lại là điều may nếu tất cả thực hiện thì càng khó khăn”. Trong quỹ đất hơn 2000 ha này, theo bộ trưởng Dũng thì nên phân loại để sắp xếp lại. Theo ông Dũng, việc cơ cấu sắp xếp lại quỹ đất này hướng tới mục tiêu cuối cùng là “phục vụ người dân, cứu nền kinh tế”. Bộ trưởng nêu rõ bốn loại phải sắp xếp lại bao gồm: Loại một là những dự án không phải là công trình mà chưa bức thiết thì những dự án này cần dừng lại, không giải phóng mặt bằng. Loại hai là giải phóng mặt bằng nhưng chưa san nền thì cần dừng lại, tiết kiệm đất chống lãng phí, khuyến khích nhà dầu tư phát triển đất đó làm đất nông nghiệp hoặc đất khác, có thể đem ra canh tác hay làm gì đó. Loại ba đã có hạ tầng hoặc một phần hạ tầng thì điều chỉnh dự án để tăng cơ cấu nhà ở xã hội lên, nếu có thị trường. Cai này rất cần các địa phương tham gia. Cho chuyển đổi điều chỉnh dự án. Cần phối hợp để điều chỉnh khó khăn. Loại bốn, đã có căn hộ mà bị ế, chưa bán được thì xem xét cân nhắc cho phép điều chỉnh chia nhỏ căn hộ ra. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để có sự điều chỉnh. Trừ những khu nội đô, căn hộ cao cấp thì khu vực ven đô chia rất cần thiết. Bộ Xây dựng cùng với lãnh đạo Hà Nội quyết liệt làm điều này, cho phép điều chỉnh. Bộ trưởng Dũng cho rằng xắp xếp các dự án để tránh tình trạng lãng phí đất bỏ hoang, cùng với đó hạn chế nguồn cung ra thị trường Sau khi đưa ra giải pháp được cho là cứng rắn đối với những dự án sử dụng đất không hiệu quả nêu trên, Bộ trưởng cũng trấn an doanh nghiệp rằng những diện tích đất đó sẽ không thu hồi lại nhưng các doanh nghiệp cũng cần phải quyết liệt thực hiện các giải pháp. Ông Dũng nhấn mạnh: “Doanh nghiệp phải tập trung cơ cấu lại dự án của mình. Nếu không làm được thì chuyển dự án cho người khác. Cần phải quyết liệt cơ cấu lại sản phẩm để bất động sản phải đến với người dân chứ không phải làm nhà to cho đẹp hình ảnh doanh nghiệp” “Biện pháp khẩn cấp” Trước những giải pháp về xắp xếp lại mục đích sử dụng quỹ đất và cơ cấu lại sản phẩm bất động sản, tiếng nói đến từ các doanh nghiệp cho rằng muốn thực hiện như lời Bộ trưởng cũng không dễ. Bởi để thực hiện những điều trên phải thông qua những thủ tục là những quy định đã được cấp phép. “Nay muốn xin lại có khi phải mất tới một năm. Mà một năm thì thị trường đã có những khó khăn mới”, đại diện doanh nghiệp đến từ Hải Phòng nêu kiến nghị. Đáp lại, Bộ trưởng Dũng cho rằng: Tình trạng khẩn cấp cần những biện pháp khẩn cấp. Tình hình khẩn cấp thì can thiệp của nhà nước sẽ khác và làm thế nào tháo gỡ khó khăn nhiều hơn. Bộ trưởng một lần nữa nhắc lại: Thị trường bất động sản là xương sống nền kinh tế, nếu chúng ta để nó khó khăn sẽ kéo theo sự khó khăn chung, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Bộ trưởng Dũng đặt vấn đề nếu cần có thể thành lập nhóm chuyên trách để tháo gỡ những khó khăn, rào cản này. “Về việc này có trình lên Chính phủ để Thủ tướng ra chỉ thị”, ông Dũng nói. Theo Dân Trí
  9. Sản xuất của châu Âu đang yếu dần Thứ năm, 25/10/2012, 17:00 GMT+7 Sức sản xuất yếu kém của các nhà máy trong tháng 10 cho thấy khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể chìm sâu hơn vào khủng hoảng trong quý IV. >Ernst & Young: 'Kinh tế Anh đang phục hồi trở lại' Theo số liệu được công bố hôm thứ Tư, hoạt động sản xuất và dịch vụ khu vực eurozone đang ở mức yếu nhất trong 40 tháng qua. Tình hình kinh doanh tại Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2010. Chỉ số PMI của eurozone giảm từ 46,1 điểm trong tháng 9 xuống còn 45,8 trong tháng 10, đà đi xuống nhất kể từ tháng 6/2009. Tăng trưởng kinh tế của eurozone cũng đã thụt lùi 0,5% trong quý này, mạnh hơn so với con số âm 0,2% của quý trước đó. "Các số liệu chính thức cho biết, khả năng phục hồi của eurozone đã cao hơn so với mùa hè nhưng môi trường kinh doanh lại đi xuống rõ rệt trong những tháng gần đây", kinh tế trưởng của hãng phân tích Markit, ông Chris Williamson cho biết, "GDP trong quý IV có thể sẽ giảm mạnh hơn so với quý III". Các số liệu cho biết, sức sản xuất của châu Âu đang yếu nhất trong 40 tháng qua. Ảnh CNN Còn tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức, chỉ số môi trường kinh doanh (IFO) giảm liên tục trong 6 tháng vừa rồi, nay còn 100 điểm, so với con số 101,4 trong tháng trước. Xuất khẩu cũng đang chịu nhiều khó khăn với nhu cầu nhập khẩu sụt giảm từ các quốc gia còn lại , khi hầu hết các nước đều cố gắng thắt lưng buộc bụng để giảm nợ công. "Mặc dù vậy, tình hình kinh tế Đức hiện vẫn khả quan hơn so với tháng 7 và 8", Markit cho biết. Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha bắt đầu công bố số liệu sơ bộ, trong đó GDP giảm 0,4% trong quý III và giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, hồi quý II GDP nước này đã hạ 1,3%. Trái ngược với tình hình châu Âu, Trung Quốc đang có những sự hồi phục nhất định. Tốc độ tăng trưởng Trung Quốc giảm chỉ còn 7,4% trong quý III, nhưng theo số liệu PMI công bố thì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang phục hồi nhờ các biện pháp kích thích của chính phủ. Nguyễn Tâm (theo CNN)
  10. Dừng thủy điện Sông Tranh là "ném tiền qua cửa sổ" 25/10/2012 13:05:59 >> "TiengAnh123.Com giúp bạn giỏi tiếng Anh – chỉ 250,000 đ /1 năm" (Kienthuc.net.vn) – Trao đổi với Kienthuc.net.vn, TS. Ngô Quang Toàn - Tổng hội địa chất Việt Nam cho rằng cần phải đưa thủy điện Sông Tranh 2 vào hoạt động. Chỉ ra một số lý do, TS. Ngô Quang Toàn khẳng định: “Theo tôi nên cho công trình thủy điện Sông Tranh 2 đi vào hoạt động bởi lẽ: Thứ nhất là đã đầu tư rất nhiều tiền vào đấy rồi, không cho hoạt động hóa ra là “ném tiền qua cửa sổ” à. Thứ hai, các nhà khoa học, nhà thi công, tư vấn độc lập, kể cả nhà khoa học nước ngoài (Thụy Sĩ) cũng đã tuyên bố công trình bảo đảm an toàn, tại sao lại không cho tích nước và đi vào hoạt động? Cho công trình đi vào hoạt động thì mới có thể theo dõi, kiểm chứng được, cứ để thế rồi tranh cãi biết khi nào mới xong”. Thủy điện sông Tranh. Theo phân tích của TS. Ngô Quang Toàn, hiện tượng xảy ra ở Thủy điện Sông Tranh 2 là động đất kích thích có cường độ nhỏ từ 2-4 độ richter, thường xảy ra và kèm theo tiếng nổ trong lòng đất. “Nó là trường hợp tuân theo cơ chế “thùng sắt tây”. Khi đổ nước vào thùng sắt tây thì vỏ nó sẽ căng phồng lên, phát ra tiếng kêu. Trường hợp Sông Tranh 2 cũng tương tự: Đập chứa nước vào khiến cho thể tích tăng, áp suất tăng gây ra tiếng nổ. Trước kia ở hồ chứa nước thủy điện Sông Đà (Hòa Bình) cũng xảy ra hiện tượng động đất kích thích cho nên đây là chuyện được dự báo và bình thường”. “Điều đáng nói ở đây là trước và sau khi hoàn thành việc xây đập, đơn vị thi công hoặc chủ dự án nên thông báo cho địa phương và người dân biết là sẽ xảy ra hiện tượng động đất kích thích khi tích nước trong hồ. Tuy nhiên đơn vị lại không cảnh báo khiến người dân bị bất ngờ. Không chỉ vậy, người dân càng hoang mang khi xây đập và xử lý rò rỉ nước kém. Để nước chảy ra như suối khiến người dân sợ quá. Sau này tuy có xử lý nhưng tâm lý người dân đã bị ảnh hưởng rất lớn”. TS. Ngô Quang Toàn cũng cho rằng một số nhà khoa học gần đây đã nhầm lẫn: “Một số nhà khoa học lại cho rằng đó là do nền địa chất để xây dựng đập thủy điện Sông Tranh 2 yếu, tôi nghĩ đây là sự nhầm lẫn. Bản thân tôi qua quá trình tìm hiểu được biết nền địa chất để xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2 là nền đá hoa cương, đây là nền địa chất tốt. Bên cạnh đó, quá trình thi công người ta còn phải khoan, cắt, bóc các lớp đất đá không đảm bảo đi”. “Động đất kích thích sau một thời gian sẽ ổn định trở lại. Còn như ý kiến cho rằng công trình thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên miệng núi lửa là nói vu vơ, thiếu khoa học và gây buồn cười”, TS. Ngô Quang Toàn khẳng định. Vũ Chương – Hoàng Sơn ================== Nếu tích nước mà xảy ra vấn đề gì thì không biết ông Toàn có bị xử đi tù như các nhà khoa học của Ý Tá Lì không nhỉ? Chắc muốn đẩy nhanh tiến độ vỡ đập đây.
  11. Không doanh thu, nhiều doanh nghiệp "chết lâm sàng" Thứ Năm, 25/10/2012 --- cập nhật 10:47 GMT+7 Thua lỗ là tình trạng khá phổ biến với các doanh nghiệp niêm yết từ một vài năm nay. Nhưng hiện tượng doanh nghiệp hầu như không có doanh thu trong quý III/2012, thậm chí từ một số quý trước đó đang cho thấy một tình trạng đáng báo động, đó là sự đình trệ của không ít doanh nghiệp. Doanh thu không có Thống kê báo cáo tài chính quý III/2012 của 200 doanh nghiệp niêm yết cho thấy, có tới 20 doanh nghiệp có doanh thu quý III dưới 10 tỷ đồng. Trong số đó, có 8 doanh nghiệp chỉ có doanh thu dưới 1 tỷ đồng là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Dầu khí – IDICO (PXL), Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến khoáng sản Bắc Giang (BGM), Công ty Chứng khoán Tràng An (TAS), Công ty Cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam (PPE), Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 (PV2), Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (CID), Công ty Cổ phần Đầu tư Điện Tây Nguyên (TIC), Công ty Cổ phần Xây dựng sông Hồng (ICG). Nhiều doanh nghiệp niêm yết hầu như không phát sinh doanh thu trong quý III. Với PXL, công ty này chỉ đạt doanh thu thuần vỏn vẹn 38 triệu đồng. Con số này quá nhỏ so với chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ là hơn 2,2 tỷ đồng. Nhờ vào khoản doanh thu hoạt động tài chính 3,87 tỷ đồng (từ lãi tiền gửi/cho vay), PXL vẫn có lãi gần 55 triệu đồng trong quý. Trong kỳ, công ty thu được 80,56 tỷ đồng tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ. Số tiền này sau khi chi trả 76,43 tỷ đồng cho người bán hàng/cung cấp dịch vụ, đã bù đắp được một phần nhu cầu đầu tư của PXL trong kỳ, giúp công ty này duy trì được số dư tiền mặt hơn 4 tỷ đồng vào cuối kỳ. Còn tại BGM, sau 2 quý không có doanh thu, công ty cũng có khoản doanh thu 42 triệu đồng trong quý III. Số tiền thu về chỉ tương đương 50% giá vốn hàng bán, nên không bù đắp được các chi phí khác phát sinh trong kỳ, vì thế, BGM lỗ gần 620 triệu đồng. Báo cáo tài chính cho thấy, dù không có doanh thu, nhưng số dư hàng tồn kho chỉ tăng nhẹ từ 4 tỷ đồng đầu năm 2012 lên 11,92 tỷ đồng vào cuối quý III. Trong giải trình chênh lệch lợi nhuận quý III/2012 so với cùng kỳ năm 2011, PPE cho biết, lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2011 do nhiều nguyên nhân, trong đó, chủ yếu là do khó khăn của kinh tế vĩ mô và khó khăn về vốn khiến chủ đầu tư hạn chế thực hiện dự án mới. Các dự án đang thực hiện cũng bị giảm tiến độ đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty. Trong kỳ, công ty chỉ đạt doanh thu 453 triệu đồng, lũy kế 9 tháng chỉ đạt 1,65 tỷ đồng. Doanh thu gần như không có, hoạt động của PVL chủ yếu trông chờ vào nguồn tiền sẵn có. Cuối quý III/2012, số dư tiền mặt của công ty này đã giảm về hơn 3,4 tỷ đồng, từ mức 7,09 tỷ đồng ở thời điểm đầu năm. Doanh nghiệp sống bằng gì? Số doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng trong quý có thể chưa dừng lại ở con số 8 như đã tổng kết ở trên. Bởi đây chỉ là số liệu rút ra từ 200 đơn vị đã có báo cáo tài chính quý III/2012 trên tổng số hơn 600 doanh nghiệp niêm yết. Trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp có “tiền sử đứng im” vẫn chưa nộp báo cáo tài chính. Tình trạng đứng im, hoặc doanh thu có nhưng sụt giảm mạnh… diễn ra ở đa số doanh nghiệp nằm trong chuỗi giá trị của ngành bất động sản và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, cung cấp dịch vụ khác. Thuyết minh lưu chuyển tiền tệ của một số doanh nghiệp cũng cho thấy, trong 9 tháng vừa qua, không ít đơn vị đã được cứu thanh khoản nhờ các nguồn tiền vay mượn, chứ không phải nhờ đẩy mạnh thu tiền từ khách hàng. Khi kinh doanh đình trệ, mọi nhu cầu chi trả hàng ngày đều phụ thuộc vào nguồn vốn vay bên ngoài, thì nguy cơ phá sản là điều có thể dự báo. Theo Đầu Tư Chứng Khoán ===================== "Bất động sản chết lâm sàng" được đạo thành "doanh nghiệp chết lâm sàng". Không doanh thu, nhiều doanh nghiệp "nhà nước" chết lâm sàng có lẽ đúng hơn. Chứ doanh nghiệp vừa và nhỏ không thuộc nhà nước chắc queo râu rồi. Đổi thêm lần nữa vậy: Không doanh thu, nhiều doanh nghiệp bị queo râu.
  12. 'Bệnh thành tích nằm ngay ở Bộ Giáo dục' Thứ năm, 25/10/2012, 07:30 GMT+7 Cho rằng, bệnh thành tích rất nặng nề, làm sai lệch, méo mó cái đích thực của giáo dục, PGS Văn Như Cương khẳng định, phải chống được căn bệnh này thì mới mong đổi mới giáo dục toàn diện. > ‘Rút ngắn bậc phổ thông sẽ tiết kiệm 10.000 tỷ đồng' / 'Giáo dục Việt Nam đến lúc phải lột xác' - Hội nghị Trung ương 6 đã thảo luận, cho ý kiến về Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục" và cho rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bàn bạc một cách thấu đáo, cẩn trọng. Ông suy nghĩ như thế nào về quyết định này? - Tôi rất quan tâm đến thông báo của hội nghị Trung ương 6, không chỉ vì vấn đề nhân sự mà còn vì đặc biệt quan tâm đến giáo dục. Tôi nhận thấy Trung ương đã thảo luận, đánh giá về giáo dục, những bất cập và chỗ chưa thành công, đồng thời phân tích tại sao cần phải đổi mới, đổi mới những gì. Tôi tán thành việc chưa vội quyết định các vấn đề trong đề án đổi mới giáo dục đã trình, bởi muốn thay đổi toàn diện phải mạnh dạn nhưng cần thận trọng. Việc đổi mới giáo dục cần cả hệ thống chính trị phải vào cuộc vì giáo dục không phải việc của riêng ai. Chúng ta thấy năm nào cũng thế, cứ đến mùa khai giảng là lại rộ lên vấn đề loạn thu nhưng không làm thế nào thay đổi được. Nguyên nhân đơn giản vì không ai vào cuộc một cách quyết liệt. Quy định là các khoản thu không được ép buộc mà phải do phụ huynh tự nguyện. Để có được điều này, trường in sẵn ra giấy rồi phụ huynh ký vào, như vậy là tự nguyện một cách bắt buộc. Nói như vậy để thấy rằng, làm việc gì, từ nhỏ đến lớn cũng cần thực hiện một cách đồng bộ. Thầy Văn Như Cương khẳng định, giáo dục phải hướng đến mục tiêu học để làm tốt hơn công việc của mình chứ không phải học để thi, để thăng chức, tăng lương. Ảnh: Hoàng Thùy. - Hội nghị Trung ương 6 cũng nói đến đổi mới tư duy và mục tiêu đào tạo. Theo ông, hai vấn đề này nên hiểu như thế nào? - Mục tiêu đào tạo của chúng ta từ trước đến nay chưa có gì sai, chỉ là làm không được thôi. Ví dụ, như nói "giáo dục là quốc sách hàng đầu" nhưng làm chưa đến nơi. Cái cần thay đổi lớn nhất hiện nay là phải xác định ba vấn đề: học để làm gì, học cái gì, học như thế nào? Về câu hỏi học để làm gì, chúng ta đang nặng vấn đề ứng thí, học chỉ để thi, để lấy bằng, thăng quan tiến chức, tăng lương... Trong khi đó, mục đích cần có của việc học phải là để làm tốt hơn công việc của mình thì lại chưa đạt được. Trong một xã hội chú trọng bằng cấp, muốn thăng chức là phải có bằng nên học sinh chỉ học những gì để thi là điều tất yếu. Xác định học cái gì cũng chưa tốt, rất nhiều thứ thừa thãi không cần thiết nhưng học sinh đang phải học. Ví như kỹ sư xây dựng không cần đến văn chương phức tạp, học rồi quên ngay vì không ứng dụng trong thực tế, nghĩa là kiến thức đó đang thừa, nhưng các em lại thiếu kỹ năng sống, thái độ đối với cuộc sống và môi trường xung quanh. Học như thế nào thì càng tệ. Các em học tủ, học lệch, học thêm, thậm chí không học mà vẫn có bằng (mua bằng, đạo văn...). Thế nên cần thay đổi tư duy học để làm gì, học cái gì và học như thế nào. - Cùng với thay đổi tư duy, nội dung và phương pháp giảng dạy cũng là vấn đề được hội nghị Trung ương nhắc đến. Quan điểm của ông? - Khi tư duy thay đổi, tất cả cơ cấu giáo dục cũng phải bàn lại, như bậc phổ thông học bao nhiêu năm, trong phổ thông có ngành học thuần túy hay trung học có dạy nghề, rồi vào đại học như thế nào? Cần đặt ra câu hỏi tại sao bậc THPT học chương trình giống nhau nhưng khi thi vào đại học lại thi các ngành khác nhau. Theo tôi chỉ cần 1/3 học sinh phổ thông thi vào đại học, còn 2/3 đi học nghề để làm thợ. Thế nên cần phải phân luồng, phân hóa, có phổ thông bình thường, phổ thông cấu trúc theo kiểu dạy nghề. Vì là học suốt đời nên các em học nghề đi làm rồi cũng có thể học tiếp. Gần đây, tôi cũng đọc nhiều ý kiến của những người có tâm huyết với giáo dục như TS Lê Trường Tùng (ĐH FPT) về giáo dục phổ thông 9 năm, hay nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ về giáo dục 11 năm. Tôi thấy nếu bỏ những phần vô bổ của kiến thức phổ thông đi chúng ta có thể rút ngắn thời gian đào tạo. Tôi từng đề nghị cắt 1/3 kiến thức phổ thông, như vậy có thể học 9 năm. Tuy nhiên, kỹ năng sống chúng ta đang thiếu. Thế nên phần này sẽ được đưa vào thế chỗ cho những kiến thức thừa, và học phổ thông vẫn 12 năm. Chúng ta phải có thời gian cho học sinh đi dã ngoại, rèn luyện, đi thực tế cuộc sống, tiếp xúc với thiên nhiên, cộng đồng. Điều này trước kia có làm nhưng không được duy trì. Tôi nghĩ rằng, dự thảo về đổi mới giáo dục cần phải đăng công khai cho mọi người góp ý. Tôi rất sợ những người ngồi trong phòng máy lạnh, không đi thực tế viết ra đề án. Ở quê tôi, học sinh nội trú ăn trưa chỉ có cơm trắng chan nước suối. Có người hỏi thì các em nói "bọn em ăn rứa quen rồi". Như vậy, xây dựng cơ sở cho giáo dục là vấn đề lớn, cần phải làm tốt. Nhà ăn, phòng học, nơi ở của học sinh nhiều nơi còn lợp phên nứa, tranh tre, trong khi ở Hà Nội trường Amsterdam xây dựng với 461 tỷ đồng, như vậy là chưa đồng bộ. - Trước đây, dù điều kiện vật chất khó khăn nhưng chúng ta vẫn đào tạo ra lớp học trò xuất sắc. Phải chăng tâm huyết với nghề của người giáo viên dường như ngày càng giảm sút? - Chúng tôi là lứa sinh viên sư phạm đầu tiên ra trường. Thời chúng tôi cũng được dạy phương pháp giảng hiện đại, không có thầy đọc trò chép, có cách gợi mở, đặt vấn đề, phát huy trí lực của học sinh. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp mới phải đồng bộ, số lượng chỉ 20 - 30 học sinh chứ không nhiều như hiện nay. Giáo dục đang cải tiến, đưa công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào giảng dạy nhưng không ăn thua. Tôi quan niệm vị trí của người thầy không nên thay đổi, phải đóng vai trò chủ đạo, là người thiết kế chương trình và đạo diễn bài giảng, dù mỗi người có một cách dạy, đưa kênh thông tin đến với học sinh bằng cách khác nhau. Tuy nhiên, thu nhập của giáo viên hiện nay đang thấp. Nếu so sánh về lương thì không thua kém các ngành khác, song thời buổi này ít người sống được vì đồng lương. Ví như cảnh sát giao thông có phụ cấp, chứ phần thêm của giáo viên thì không có. Chưa kể những giáo viên lên miền núi, điều kiện thiếu thốn, phải đến từng nhà vận động các em đi học. Gần đây, dư luận nóng lên và bức xúc với ngành giáo dục vì một số "tai nạn nghề nghiệp" như học sinh nhảy từ ban công phòng học tự tử khi cô giáo mắng hay học sinh cắt gân tay khi không được cô cho nêu quan điểm... Nhiều người cho rằng giáo viên cũng giống bác sĩ, nếu bác sĩ sai sót một chút là hại chết người thì giáo viên sai sẽ làm hỏng cả một thế hệ. Tuy vậy, chúng ta nên chấp nhận những sai sót nhỏ, tai nạn nghề nghiệp không tránh khỏi của nghề giáo, bởi sự việc chỉ nguy hiểm nếu chúng ta không phát hiện ra cái sai, để nó dần ngấm sâu vào học sinh những quan niệm và cách hành xử không đúng. - Bệnh thành tích trong giáo dục được đánh giá là căn bệnh trầm kha và cản trở không nhỏ đến đổi mới giáo dục toàn diện. Ý kiến của ông thế nào? - Bệnh thành tích của giáo dục thì đã thấy rõ ngay trong kỳ thi tốt nghiệp THPT với 98% em đỗ. Như vậy ngay từ Bộ GD&ĐT - cơ quan quản lý cao nhất của ngành giáo dục đã có bệnh thành tích. Tôi cho rằng, nếu đánh giá kết quả giáo dục trên những con số thì không được. Nếu hai cô giáo dạy văn cùng cho học sinh làm bài kiểm tra, lớp này có nhiều điểm 10 hơn lớp kia sẽ đánh giá cô này dạy tốt hơn cô kia thì tội gì cô không cho trò điểm cao? Bệnh thành tích nặng nề trong giáo dục đã làm sai lệch, méo mó cái đích thực của giáo dục. Năm nay tốt nghiệp 98%, năm sau sẽ là bao nhiêu khi thành tích là phải "năm sau cao hơn năm trước". Thế nên, phải chống được bệnh thành tích thì mới mong đổi mới giáo dục toàn diện. - Ông đã nghe nhiều chuyên gia bàn về đổi mới giáo dục, vậy nếu chỉ nói một câu về giáo dục hiện nay, ông sẽ nói gì? - Đổi mới giáo dục là công việc cấp bách, cần phải làm khẩn trương, mạnh dạn và đồng bộ. PGS Văn Như Cương là nhà cách tân giáo dục, người đi tiên phong trong việc mở ngôi trường phổ thông dân lập đầu tiên của Việt Nam. Ông sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề dạy học. Tốt nghiệp khoa Toán ĐH Sư phạm Hà Nội, ông trở thành cán bộ giảng dạy tại trường. Năm 1971, ông bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ sau khi học chương trình nghiên cứu sinh ngành Toán học tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô cũ. Năm 1989, ông mở trường Lương Thế Vinh, trường phổ thông dân lập đầu tiên của Việt Nam từ khi đổi mới. Ngoài ra, ông chủ biên và trực tiếp biên soạn hơn 60 đầu sách sách giáo khoa, sách tham khảo phổ thông và giáo trình đại học. Phó giáo sư Văn Như Cương còn là nhà giáo nhân dân có nhiều tâm huyết với việc cải cách giáo dục, giảm tải sách giáo khoa hiện hành. PGS Văn Như Cương vừa trở thành một trong 50 người Tiên Phong năm 2012 do VnExpress.net bầu chọn. Hoàng Thùy thực hiện
  13. Học online nên bạn rảnh giờ nào thì đăng nhập học giờ đó. Bạn nên thực hiện đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu của Thông báo chiêu sinh ở trên sẽ vào được lớp học.Ngày khai giảng: Thứ 4 ngày 21 tháng 11 năm 2012 Thân.
  14. Nhờ Quản Trị Viên 10 chuyển về địa chỉ A75/6F/14 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp HCM nhé. Longphi sẽ ghé lấy sau.Cám ơn.
  15. Đúng là chuyện này nên nói nhỏ nhỏ à nha. Nói to bà con làng trên, xóm dưới biết thì chết... Nên đổi tên Viện thành "Viện chậm nhất địa cầu" thì nghe kêu hơn. Động đất mới rung một phát chạy té khói rớt quần tà lỏn, đợi 2 tiếng sau báo cáo các phó thường dân chắc ngủm cù đeo hết rồi. Chưa kể xây 1 trạm còn chưa xong, xây 5 trạm chắc để trưng cho vui, xây xong hết 5 trạm đợi có "kết quả ngay" thì mọi chuyện đã rồi. "Tiền nhà nước mất, tật người dân mang". Nên quay về với Lý Học Đông Phương, mà cuội nguồn Việt sử 5.000 Văn Hiến sẽ có dự báo chính xác hơn. Còn không tương lai cũng giống như các nhà khoa học Ý Tá Lì được cấp áo sọc trắng đen thôi.
  16. “Nghĩa địa chôn” 140.000 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM? Thứ Hai, 22/10/2012 --- cập nhật 02:16 GMT+7 Lượng căn hộ tồn kho cực lớn ở Hà Nội và TPHCM được Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, ví là "nghĩa địa" chôn vốn. >> Hàng trăm tỷ đồng ngân sách bị "chôn" ở đâu? >> 1 triệu tỷ đồng bất động sản... bất động Ông Thiên dẫn chứng, từ tính toán của Bộ phận nghiên cứu thuộc Dragon Capital, Hà Nội và TPHCM mỗi nơi hiện có khoảng 35.000 căn hộ đã sẵn sàng để bán. Trong bối cảnh thị trường đóng băng như hiện nay thì đó có thể coi là lượng hàng tồn kho bất động sản. Nếu mỗi căn hộ có giá 1 tỷ đồng thì lượng vốn bị "chôn" là 70.000 tỷ đồng, nếu mỗi căn hộ có giá 2 tỷ đồng thì tổng số vốn bị nằm bất động này sẽ lên tới 140.000 tỷ đồng. Hà Nội và TP. HCM mỗi nơi hiện có khoảng 35.000 căn hộ đã sẵn sàng để bán. Mặc dù còn nhiều tranh cãi về số lượng căn hộ tồn kho thực tế ở Hà Nội và TP.HCM, nhưng rõ ràng hàng tồn đang và sẽ là vấn đề đau đầu với các doanh nghiệp địa ốc cũng như hệ lụy mà "cục máu đông" này gây ra cho nền kinh tế. Tuy số liệu nghiên cứu của Công ty tư vấn, Bất động sản CBRE cho thấy, số lượng căn hộ không bán được ở Hà Nội và TP. HCM không lớn như con số ông Thiên đưa ra hoặc một số báo đăng tải (có báo nói Hà Nội tồn kho 100.000 căn và con số này ở TP. HCM là 47.000 căn), nhưng thực tế lượng căn hộ tồn đọng đã tăng lên nhanh chóng trong năm qua. Nếu như từ năm 2009 trở về trước, cứ có dự án nào mới tung ra thị trường là người mua đổ xô đến khiến cho lượng căn hộ tồn kho gần như không có thì đến cuối năm 2010, Hà Nội đã có 4.100 căn hộ không bán được. Mặc dù lượng căn hộ tiêu thụ được trong năm 2010 và 2011 vẫn khá lớn, nhưng do nguồn cung căn hộ mới năm 2011 tại Thủ đô lên tới 29.200 căn nên lượng căn hộ tồn đọng đến cuối 2011 đã tăng 4 lần so với năm trước với 16.500 căn vẫn chờ khách mua. Tuy số lượng căn hộ mới được tung ra thị trường từ đầu năm đến nay rất thấp, nhưng do sức tiêu thụ kém nên theo CBRE, số lượng căn hộ chưa bán được tại Hà Nội cho đến nay đã vượt con số 21.000. Tại TP. HCM, lượng căn hộ tồn đọng bắt đầu tăng lên và vượt 5.000 căn từ giữa năm 2010. Trong suốt năm 2011 và nửa đầu năm nay, lượng hàng tồn kho ở thành phố này luôn đứng ở mức trên 18.000 căn. Mất bao lâu mới giải phóng hết lượng căn hộ tồn đọng? Đây là một câu hỏi cực kỳ hóc búa, khó có thể tìm được câu trả lời thỏa đáng. Có chuyên gia cho rằng, để giải phóng lượng căn hộ tồn kho ở Hà Nội phải mất 3 năm, nhưng cũng có chuyên gia dự đoán có thể mất 5 - 7 năm. Theo nghiên cứu của CBRE, từ năm 2009 trở về trước, bình quân mỗi năm Hà Nội bán được khoảng 5.000 căn hộ. Năm 2009 có thể coi là thời kỳ hoàng kim của thị trường căn hộ Hà Nội khi xuất hiện những dòng người xếp hàng hoặc tranh mua căn hộ ở một số dự án như: Lê Văn Lương Residentials, Mulberry Lanes và Indochina Plaza Hanoi. Nhờ đó, các doanh nghiệp bán được trên 16.000 căn hộ trong năm 2009. Trong năm 2010 và 2011, thị trường bất động sản bắt đầu giảm tốc, nhưng sức tiêu thụ căn hộ tại Hà Nội vẫn đạt mức khá cao, bình quân mỗi năm bán được khoảng 13.000 căn. CBRE không đưa ra thống kê số căn hộ bán được từ năm 2009 trở về trước tại TP. HCM, nhưng công ty tư vấn này khẳng định rằng, năm 2010 là năm mà sức tiêu thụ đạt mức kỷ lục tại thành phố này, với 13.200 căn hộ. Thế nhưng sang năm 2011, số lượng căn hộ tiêu thụ được đã giảm một nửa so với năm trước đó, tương đương với khoảng 6.000 căn. Từ giữa năm ngoái, nhiều chuyên gia kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ khởi sắc trở lại vào giữa năm nay sau khi lãi suất cho vay của ngân hàng giảm. Mặc dù đúng là lãi suất cho vay đối với bất động sản đã giảm từ mức kỷ lục 20-23%/năm xuống còn 13-15%/năm, nhưng trái với kỳ vọng, tốc độ tiêu thụ căn hộ tại hai thị trường lớn nhất cả nước này lại giảm sút thê thảm, nếu không nói là gần như tê liệt từ đầu năm đến nay. Tuy CBRE không đưa ra con số cụ thể về lượng căn hộ đã bán được trong năm nay, nhưng lại khẳng định rằng, trong 6 tháng đầu năm, lượng căn hộ bán được ở TP. HCM giảm tới 82% so với cùng kỳ năm trước. Tại Hà Nội, nếu tính lượng căn hộ tồn kho đến cuối năm ngoái là 16.500 căn, cộng với lượng căn hộ mới tung ra bán từ đầu năm đến nay khoảng 6.200 căn, trong khi số lượng căn hộ tồn kho hiện là 21.000 căn, có thể thấy, số lượng căn hộ bán được từ đầu năm đến nay đã sụt giảm thê thảm như thế nào so với những năm trước đây. Nếu từ nay đến cuối năm mà thị trường bất động sản không có gì thay đổi (mà khả năng này rất cao) thì lượng căn hộ tiêu thụ được tại Hà Nội trong năm nay sẽ đạt mức thấp kỷ lục trong gần 10 năm trở lại đây. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt Các doanh nghiệp còn phải cạnh tranh với chính khách hàng của mình - những người chấp nhận lỗ để bán lại căn hộ với giá thấp hơn nhiều so với giá gốc của chủ đầu tư. Các doanh nghiệp có lượng căn hộ tồn đọng lớn đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan. Theo ước tính của CBRE đưa ra hồi đầu năm nay, trong năm 2012, sẽ có khoảng 20.000-22.000 căn hộ mới được tung ra thị trường Hà Nội. Nếu cộng với lượng hàng tồn từ cuối năm ngoái thì nguồn cung năm nay lên tới 38.000 căn. Giả sử sức tiêu thụ của thị trường đạt mức như năm 2010 và 2011 (mà điều này gần như là không tưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn và tăng trưởng thấp trong năm 2013) thì cũng phải mất hơn 3 năm mới giải phóng được lượng cung này. Tuy vậy, các doanh nghiệp có thể cảm thấy sức ép từ các dự án mới trong năm nay không thực sự lớn như dự đoán, vì trong 3 quý đầu năm, lượng căn hộ mới được tung ra tại Hà Nội chỉ khoảng 6.200 căn, thấp hơn rất nhiều so với con số dự đoán cho cả năm. Nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp địa ốc có thể yên tâm, bởi các chuyên gia CBRE cho rằng, các doanh nghiệp "mỗi sớm mai tỉnh dậy vò đầu bứt tai" vì phải làm thế nào để bán được căn hộ vì họ còn phải cạnh tranh với chính khách hàng của mình - những người đang sẵn sàng chấp nhận lỗ để bán lại căn hộ với giá thấp hơn rất nhiều so với giá gốc của chủ đầu tư. Trong một thị trường có tính đầu cơ rất cao như Hà Nội thì việc các nhà đầu tư thứ cấp bán tháo với giá thấp hơn giá gốc từ 5-10 triệu đồng/m2 đã tạo sức ép đè nặng lên các doanh nghiệp bất động sản. Khi sức ép bán tháo từ các nhà đầu tư thứ cấp càng lớn thì những căn hộ tưởng chừng như đã bán được tới người tiêu dùng cuối cùng lại quay trở lại thị trường, tạo thêm lượng cung mới, khiến cho lượng căn hộ tồn đọng và cung mới còn lớn hơn nhiều so với con số thống kê được. Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp =================== Cảnh báo nhập siêu toàn diện từ Trung Quốc Thứ Hai, 22/10/2012 --- cập nhật 02:26 GMT+7 Hàng loạt mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất cho đến tiêu dùng hằng ngày của người dân đang được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Cơ quan chức năng và các chuyên gia cho rằng, bên cạnh rủi ro về nhập khẩu, việc lệ thuộc nhập khẩu hàng hóa thiết yếu kéo dài từ một thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cả sản xuất lẫn tiêu dùng Theo số liệu của Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong những năm gần đây luôn ở mức trên 10 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá trên cả nước đạt 83,755 tỷ USD, tăng 6,6% so cùng kỳ năm 2011. Hoa quả Trung Quốc ngày càng lấn sân hoa quả nội. Trong khi Việt Nam xuất siêu được 34 triệu USD thì riêng thị trường Trung Quốc lại nhập siêu đến 11,3 tỉ USD. Dự báo nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc năm 2012 là 13 tỷ USD. Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam, với tổng giá trị nhập khẩu lên tới 20,7 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, Trung Quốc ngày càng chiếm thị phần lớn ở hầu hết các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu, như: Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, trong 9 tháng các doanh nghiệp trong nước chi tới hơn 12 tỷ USD, thì riêng nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 3,83 tỷ USD. Trong số 9 tỷ USD nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may, da giày Việt Nam, Trung Quốc cũng chiếm vị trí đầu bảng với tổng giá trị 3,12 tỷ USD. Với mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, Trung Quốc đang là nước “độc chiếm” thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu vào Việt Nam từ đầu năm đến nay lên tới 2,3 tỷ USD. Trong khi đó, các cường quốc công nghệ cao như Nhật Bản chỉ xuất khẩu vào Việt Nam được 1,2 tỷ USD, còn Hoa Kỳ và Singapore chỉ đạt ở mức 806 triệu USD và 738 triệu USD. Thậm chí cả những mặt hàng lâu nay là lợi thế của Việt Nam, cũng đang tăng mạnh, như: Dây điện và dây cáp điện (tăng 36,23%), gỗ và sản phẩm gỗ (17,1%), hàng điện gia dụng và linh kiện (47,61%), nguyên phụ liệu dược phẩm (72,92%), hàng rau quả (21,24%), sản phẩm từ giấy (11,54%), nguyên phụ liệu thuốc lá (120,96%), phương tiện vận tải khác và phụ tùng (170,38%), dược phẩm (35,61%), bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc (48,02%)... Tính chung mức nhập siêu từ Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm lên tới hơn 10 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, mục tiêu giảm dần nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa máy móc thiết bị từ thị trường Trung Quốc để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều hơn những công nghệ xuất xứ từ Mỹ, châu Âu nhằm nâng cao hoạt động sản xuất trong nước vẫn chưa đạt được. Lệ thuộc nguyên liệu đầu vào Báo cáo kinh tế vĩ mô của Nhóm tư vấn chính sách vĩ mô thuộc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mới đây cũng lên tiếng cảnh báo về thâm hụt thương mại của kinh tế Việt Nam với các nước, trong đó có Trung Quốc. Theo nhóm nghiên cứu này, nhập siêu không hoàn toàn tiêu cực đối với các nền kinh tế. Những quốc gia đang phát triển có thể phải chấp nhận thâm hụt thương mại trong quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên, nếu quy mô nhập siêu tăng cao và dai dẳng trong thời gian quá dài mà không có bất kỳ dấu hiệu cải thiện nào như tình trạng tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế. Để giải quyết nhập siêu cần cải thiện năng lực cạnh tranh công nghiệp của nền kinh tế nói chung và hàng hóa xuất khẩu Việt Nam nói riêng. Về tình trạng nhập siêu kéo dài từ Trung Quốc, trả lời PV gần đây, ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương thừa nhận đến 90% nhập khẩu từ Trung Quốc là nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất trong nước. Việt Nam nhập khẩu phụ thuộc vào Trung Quốc bởi ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, không đủ đáp ứng các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu. Về lâu dài, phụ thuộc vào một thị trường là không có lợi. “Quan hệ buôn bán hai nước được quản lý theo đường chính ngạch nhưng do địa lý nên tình trạng buôn bán hàng hóa qua cửa phụ, lối mòn, buôn lậu trên biển là rất nhiều. Vì vậy, các loại hàng hóa kém chất lượng, hàng giả… dù cố gắng vẫn không kiểm soát hết được”- ông Chương nói. Theo Tiền Phong ======================== Nhập không có trọng tâm, trọng điểm, không có kiểm tra, giá sát, kiểm định..., bạ gì cũng nhập thế này thì toi, toàn chất độc hại hại người dân không: nào là dép có độc made in Gia păng, trái cây hàng Mỹ, Thái tươi ngon, bổ rẻ, nệm Úc chính hiệu con Căng gu ru... và hình như chưa thấy nhắc đến việc nhập rác thải bên Tung Cửa về.
  17. Động đất Sông Tranh hay 'động đất của EVN'? Thứ 7, 20/10/2012, 20:50 “Lãnh đạo cứ nói đang an toàn,hãy yên tâm. Xin mời các đồng chí thử về đó ở xemcó thấy an toàn không?”, ĐBQH tỉnh Quảng Nam Ngô Văn Minh nói ở phiên điều trần sáng 20/10 về thủy điện Sông Tranh 2. Đã quá giờ trưa, phiên điều trần của UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường QH sáng nay (20/10) về thủy điện Sông Tranh 2 vẫn nóng bỏng chưa dứt, bởi nhiều ý kiến tranh luận chưa ngã ngũ. Tan phiên họp mà nhiều người vẫn nán lại nói thêm. Lãnh đạo các bộ ngành cam kết mọi việc vẫn trong giới hạn an toàn và được kiểm soát. Song ĐBQH tỉnh Quảng Nam và các chuyên gia độc lập tất thảy đều e ngại tính xác thực của thông tin, nhất là nguy cơ động đất đang đe dọa tính mạng người dân. Có ý kiến đề nghị QH phải làm rõ trách nhiệm trong sự cố này. 'EVN đã tạo ra động đất' Theo ông Phan Văn Quýnh (ĐHQG Hà Nội), động đất ở Sông Tranh 2 nên được gọi đúng tên là động đất của EVN, do EVN tạo ra. “Các bộ ngành nói an toàn. Chúng tôi xin khẳng định là không an toàn”, ông Quýnh nói. Chính phủ đã chỉ đạo dừng tích nước tại thủy điện Sông Tranh 2. Nhưng phát biểu sáng nay, Phó TGĐ EVN Trần Văn Được cảnh báo, nếu không tích nước thì đến mùa khô sang năm bà con sẽ thiếu nước tưới tiêu. Cũng theo ông Được, công trình phải được tích nước để phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, vì lợi ích của bà con nông dân: “Chứ còn nói về lợi ích cho ngành điện thì so với các công trình khác, thủy điện Sông Tranh 2 chẳng đáng kể gì, nhất là so với thủy điện Sông Đà”. Ý kiến trên lập tức bị phản bác. Các nhà khoa học đòi hỏi bộ, ngành cung cấp thông tin trung thực. Ảnh: Lê Nhung ĐBQH Quảng Nam Ngô Văn Minh “phản công”: “Nói đúng ra là chưa tích thêm 14 mét nước nữa mà thôi. Chứ hiện nay mực nước đã lên tới 161m rồi. Hai tổ máy hoạt động bình thường. Hàng ngày thu mấy tỷ đồng mà các đồng chí cứ nói không lấy đâu ra lợi nhuận nghĩa là thế nào?”. Cũng theo ông Minh, ranh giới giữa tích nước cho đầy hồ (175m) và mức nước hiện giờ (161m) chỉ cách nhau vỏn vẹn 14m. Chính phủ đã yêu cầu tạm tích nước, nhưng hệ lụy nào sẽ xảy ra với mức nước hiện nay thì chưa thấy tính đến? Phó Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ, Môi trường Võ Tuấn Nhân bổ sung thêm, đoàn công tác của ông đã khảo sát tại Sông Tranh 2 hồi giữa năm, đưa ra nhiều khuyến nghị, nhưng đến nay chưa thấy khắc phục. “Tôi rất cảm ơn các đồng chí EVN đã nói vì lo nước nông nghiệp cho dân. Nhưng hãy đặt tính mạng của dân lên trước. Đáng lý với trách nhiệm của mình, các đồng chí phải chủ động đề nghị hoãn tích nước để xử lý sự cố. Chứ để xảy ra sự cố mà ảnh hưởng đến dân, gây thiệt hại là các đồng chí EVN phải bồi thường. Chưa nói đến lâu nay tái định cư rất không ổn. Tôi rất bức xúc về tình hình này”, ông Nhân cho hay. Mời lãnh đạo bộ ngành về ở xem có an toàn? Cũng theo ông Nhân, phát điện cũng là chuyện ích nước lợi dân, song phải cân nhắc đặt tính mạng người dân lên trên hết. Còn theo ĐBQH Ngô Văn Minh, phát ngôn của các bộ ngành vừa qua chưa đủ sức làm an dân bởi chuyện động đất vẫn còn hiển hiện hàng ngày, thậm chí có ngày lên tới 7 trận. Ngay kết luận của cơ quan chức năng về độ an toàn cũng chỉ dừng ở câu “đến thời điểm này là an toàn”, nhưng nay mai liệu sẽ ra sao thì chưa ai kết luận, hệ quả là lòng dân bất an. “Thiệt hại hữu hình mới lớn. Dân ngủ không yên, luôn lo lắng, nơm nớp”, ông Minh nói. Người dân chỉ mong cơ quan chức năng nghiên cứu kỹ hơn tình hình và cam kết về mức độ an toàn. Nhưng thực tế, nhiều thông tin của cơ quan chức năng chỉ khiến người dân âu lo. Chẳng hạn, báo cáo đánh giá tác động môi trường không yêu cầu đánh giá động đất kích thích, nhưng thực tế lại xảy ra và không ai giải thích với dân để trấn an. Công trình cũng không có hệ thống xả đáy, khi xảy ra thấm nước đã không đối phó kịp. Chính phủ cũng chỉ đạo phải lắp may đo địa chất để đánh giá chính xác tình hình xong đến nay gần hết tháng 10 mà mới lắp đặt xong một máy. Người dân chất vấn thì được giải thích là “ách tắc trong quá trình nhập khẩu”. Việc đảm bảo tính mạng cho dân chưa được coi trọng đúng mức. Những người dân bị thiệt hại do động đất cũng được hứa hẹn sẽ sớm bồi thường song đến nay chưa thấy gì. Cũng theo ông Minh, những quy định để tránh động đất có vẻ “nghe chưa lọt tai”. “Lãnh đạo cứ nói đang an toàn, hãy yên tâm. Xin mời các đồng chí thử lên về ở còn mời bà con về thành phố xem các đồng chí có thấy an toàn không?”, ông Minh giả thiết. ĐBQH Hà Nội Bùi Thị An bức xúc bởi phiên giải trình liên quan đến một sự cố nghiêm trọng lại vắng mặt lãnh đạo nhiều cơ quan chức năng, chỉ một số bộ cử cấp phó (Thứ trưởng) đến dự họp, còn lại đều là đại diện các cục chuyên ngành. Ai nấy đều khẳng định mức độ an toàn nhưng động đất vẫn cứ xảy ra, vậy cần làm rõ sai sót xảy ra ở khâu nào. “Nếu có chuyện gì xảy ra, một vài người rơi vòng lao lý cũng không sao bù đắp lại được tính mạng hàng vạn dân. EVN cứ nói các đồng chí cứ yên tâm chứ nói thật không yên tâm được vì động đất cứ xảy ra”, bà An nói. Theo bà, Quốc hội phải làm rõ trách nhiệm, quy trách nhiệm cụ thể để sự cố sớm được khắc phục. Các chuyên gia thuộc Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam cũng phân tích nhiều nguy cơ cho thấy tình hình đang ở mức “rất nguy hiểm”. Chẳng hạn, theo TS Vũ Trọng Hồng (nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi), “hồ chứa quan trọng nhất là an toàn của dân chứ không phải là an toàn thân đập. Động đất vừa qua đồ đạc rơi, dầm nhà gãy, mặt đất xáo trộn. Như thế mà nói không nguy hiểm là không đúng. Tôi đã đi nhiều nơi, thấy động đất như thế này là quá nguy hiểm”. Chốt các tranh luận, Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng khẳng định, mọi sự cố sẽ được giải quyết, không vì lợi ích của một nhóm nào mà phải vì người dân. UB sẽ tổng hợp tư liệu để hoàn thiện báo cáo gửi tới đại biểu QH. Theo Lê Nhung Vietnamnet
  18. Nữ giám đốc tố bị 1 CSGT hiếp dâm trên ô tô Thứ Bảy, 20/10/2012 --- cập nhật 09:25 GMT+7 Ngày 19/10, Đại tá Nguyễn Trọng Khả, Trưởng Công an huyện Đông Triều (Quảng Ninh), cho biết sẽ họp với VKS huyện để đánh giá, xem xét việc chị L. (giám đốc một doanh nghiệp ở Hải Dương) tố giác Thiếu tá Ngô Tuấn D., Phòng CSGT Công an tỉnh Hải Dương, ép chị “quan hệ” trên xe ô tô. “Quan hệ” trên xe ô tô? Chiều 29/8, nhân viên bảo vệ nhà nghỉ HL (xã Thủy An, huyện Đông Triều) thấy chiếc ô tô bảy chỗ chạy vào, đỗ trong sân nhà nghỉ nhưng không có ai bước xuống. Chừng 30 phút sau, nhân viên nhà nghỉ thấy cửa xe bật mở, chị L. áo váy xộc xệch chạy ra khỏi xe kêu cứu rồi chạy vào trong quầy lễ tân mượn quần áo lót mặc. Bảo vệ nhà nghỉ đến cạnh chiếc xe, thấy ông D. ở trần, đang kéo chiếc quần lót từ đầu gối lên. “Thấy tôi tới, anh ta hỏi: “Sao mất lịch sự thế?”. Sau khi mặc quần áo vào, anh ta xuống xe quát tháo tôi” - bảo vệ nhà nghỉ nói. Nhân viên dọn phòng kể: Khi chị đi đổ rác thì thấy xe đậu ở sân. Đổ rác xong, tôi quay về, đi sát xe nên thấy ở hàng ghế sau có người đàn ông mình trần đang cúi sấp người. Tôi nghĩ người ta quan hệ tình cảm với nhau nên tôi đi thẳng vào trong. Một lúc sau thấy chị L. chạy vào kêu cứu, nói là bị giật quần áo, hãm hiếp trên xe. Tôi có lấy đồ lót cho mượn nhưng không vừa, tôi cho L. mượn áo chống nắng quấn quanh váy. Sự việc đã được nhân viên nhà nghỉ báo cho Công an xã Thủy An và huyện Đông Triều. Biên bản ban đầu của Công an xã Thủy An, huyện Đông Triều. Ảnh: KL Ông Nguyễn Viết Giác, Trưởng Công an xã Thủy An, cho biết sau khi nhận tin báo, ông cùng phó công an xã tới hiện trường. Tới nơi, chị L. tố cáo bị Thiếu tá D. đi cùng xe cưỡng ép “quan hệ” trên ô tô. Lúc này Thiếu tá D. nồng nặc hơi rượu, không hợp tác và có nhiều lời lẽ xúc phạm lực lượng chức năng. Công an xã đã lấy lời khai của người bị hại, nhân chứng, thu thập bộ đồ lót phụ nữ, kẹp tóc, thắt lưng và lập biên bản ban đầu, đồng thời làm báo cáo chuyển hồ sơ cho công an huyện. Theo tố cáo của chị L., khi chị đang ở nhà thì ông D. (mới quen chừng một tháng trong một lần vi phạm giao thông) gọi điện thoại mời chị đi hát karaoke. Bị chị từ chối, ông D. gọi lại, nói là muốn nhờ chị chở về đơn vị nên chị đồng ý chạy ô tô qua đón. Sau đó, ông D. lên xe, cầm lái chạy về hướng Chí Linh. Trên đường đi, ông D. nhiều lần đòi rẽ vào nhà nghỉ nhưng chị không đồng ý. Tới xã Thủy An, ông D. bất ngờ chạy xe vào sân nhà nghỉ và rủ chị lên phòng nhưng chị không đồng ý. Ông D. liền bấm cửa xe, nhảy sang ghế phụ đè chị xuống ghế, tốc váy, giật đồ lót của chị rồi tự cởi đồ của mình. Chị đẩy ông D. và tụt ra ghế sau thì ông D. lao theo đè chị ra ghế. “Tôi vờ bảo là bị ngộp thở, muốn mở máy lạnh và lừa lúc ông D. không để ý đã bung cửa xe, chạy ra ngoài tri hô” - chị L. kể. Kỷ luật nhưng chưa điều tra vụ án Theo Công an huyện Đông Triều, sau khi nhận thông tin công an huyện đã cử lực lượng tới hiện trường đưa chị L. và Thiếu tá D. về trụ sở giải quyết, có cả sự tham gia của VKS huyện. Bước đầu công an huyện xác định Thiếu tá D. có uống rượu nhờ chị L. chở về. Trên đường đi, Thiếu tá D. đưa xe vào sân nhà nghỉ đòi “quan hệ” và hai bên giằng co trong xe. Chị L. tố giác bị hiếp dâm, còn Thiếu tá D. không thừa nhận. Khi Công an huyện Đông Triều đang thụ lý vụ việc thì ngày 13/9, Công an tỉnh Hải Dương có văn bản đề nghị cung cấp thông tin vụ việc để xử lý nên Công an huyện Đông Triều chuyển hồ sơ. Đơn tố cáo của chị L. Sau khi nhận hồ sơ, Công an tỉnh Hải Dương đã tạm đình chỉ công tác một tháng đối với Thiếu tá D. để xác minh. Theo Đại tá Phạm Văn Loan, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương, Thiếu tá D. thừa nhận có sự việc nhờ chị L. chở về. Do say rượu nên Thiếu tá D. nằm ngủ trên xe, không biết gì cho đến khi bảo vệ nhà nghỉ đập cửa. Công an tỉnh Hải Dương xác định: Thiếu tá D. đã vi phạm kỷ luật, bỏ ca trực trong giờ làm việc, uống rượu say, phát ngôn thiếu văn hóa (chửi nhân viên nhà nghỉ HL, Công an xã Thủy An, Công an huyện Đông Triều). Ngày 17/10, Công an tỉnh Hải Dương đã có quyết định kỷ luật Thiếu tá D., giáng cấp xuống đại úy, hạ một bậc lương, điều chuyển công tác từ Phòng CSGT về Công an huyện Thanh Hà. Đại tá Loan cũng cho biết: Công an tỉnh Hải Dương có văn bản đề nghị Công an huyện Đông Triều cung cấp thông tin để xử lý nội bộ chứ không nhận trách nhiệm điều tra. Vụ việc xảy ra ở Đông Triều, thẩm quyền điều tra là của Công an huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Nếu Công an huyện Đông Triều yêu cầu trả hồ sơ, chúng tôi sẽ chuyển trả… “Công an tỉnh Hải Dương có văn bản đề nghị chuyển hồ sơ cho họ nên chúng tôi đã chuyển. Tuy nhiên, sau hơn một tháng không thấy bên ấy thông tin lại nên chúng tôi sẽ cùng với VKS xem xét vụ việc, đủ căn cứ sẽ điều tra” - trưởng Công an huyện Đông Triều nói. Theo Pháp Luật TPHCM
  19. Đà Lạt: Kỳ lạ cậu bé có đôi mắt... búp bê 19/10/2012 16:08:49 (Kienthuc.net.vn) - Một cậu bé sinh năm 1999 tại Đà Lạt (Lâm Đồng) có đôi mắt màu xanh trông giống hệt đôi mắt búp bê khiến nhiều người bắt gặp phải ngỡ ngàng. Người có đôi mắt đặc biệt trên là em Nguyễn Văn Hào, học sinh lớp 6, Trường THPT Dân lập Phù Đổng Đà Lạt. Đôi mắt xanh kỳ lạ của em Nguyễn Văn Hào. Mẹ của em Hào cho biết, khi vừa sinh ra, em Hào đã có đôi mắt khác hẳn với những thành viên trong gia đình. Đôi mắt đẹp, màu xanh, trông giống hệt như mắt những con búp bê nhựa được bày bán ngoài thị trường. Lúc ấy, nhìn thấy đôi mắt lạ như vậy, ai cũng lo lắng vì sợ mắt của em bị mù, hoặc ít ra cũng bị dị dạng, sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng quan sát của bé sau này.Tuy nhiên, nỗi lo lắng của gia đình em Hào chỉ một thời gian ngắn đã được xua tan. Đôi mắt đặc biệt ấy không những sáng bình thường mà còn phản ứng rất nhanh trước những tác động xung quanh. Hào cho biết, nhìn thấy đôi mắt của em, nhiều người tỏ ra thích thú và mong ước mình được sở hữu đôi mắt đặc biệt này. Tuy nhiên, cũng không ít người có vẻ “sợ hãi” vì đây là lần đầu tiên họ tận mắt chứng kiến một đôi mắt khác thường như vậy. “Nhiều người gặp lần đầu, họ nghĩ mắt em bị mù nên đôi mắt mới có màu xanh lạ như vậy nhưng thực tế đôi mắt em vẫn sáng bình thường. Có người còn khuyên em nên mua kính áp tròng đen để đeo” - Hào tâm sự. Đôi mắt lạ của Nguyễn Văn Hào cũng đã gây cho em không ít phiền toái. Mỗi lần đi ra khỏi nhà, gặp ai họ cũng nhìn chằm chằm vào đôi mắt em một cách tò mò. Thậm chí, có người đi đường lạ mặt còn đề nghị em đứng lại cho họ nhìn kỹ. Hào gặp không ít phiền toái vì "đôi mắt lạ". Hào cho biết: “Hồi mới vào học lớp 6, nhiều học sinh trong trường kéo đếp lớp em để nhòm ngó khiến em rất mất tự tin, giống như lúc nào mình cũng có người theo dõi vậy”.Theo một giảng viên khoa Sinh học, Trường Đại học Đà Lạt, đây là một trường hợp khá lạ. Có hai khả năng để dẫn đến đôi mắt của em Nguyễn Văn Hào có màu xanh như vậy. Một là do yếu tố di truyền: có thể đời cha mẹ của em Hào không có đôi mắt xanh nhưng đời ông hoặc cố, thậm chí từ đời trước nữa đã có đôi mắt màu xanh nên em Hào thừa hưởng yếu tố di truyền này. Thứ hai là mắt của em mang tế bào hình que. Với loại tế bào này thì em Hào có thể nhìn ban đêm rõ gần như ban ngày mà không cần ánh sáng nhân tạo trợ giúp. Tế bào hình que thường gặp ở các loại động vật săn mồi ban đêm như mèo, cú, cu li… Tuy nhiên, trường hợp thứ hai gần như bị loại bỏ bởi Hào cho biết mắt em hoàn toàn bình thường, không nhìn được cảnh vật trong đêm tối. Khắc Lịch
  20. Nếu cuốn sách này dịch ra được tiếng Anh để tiện đường khảo cứu cho các học giả nước ngoài nữa thì hay quá. Longphi ủng hộ 200.000 VND.
  21. Sông vỡ bờ, cà rốt đồng loạt nhô lên Thứ Tư, 17/10/2012 20:43 (NLĐO)- Dòng sông trong làng vỡ bờ cuốn phăng mọi thứ, ông chủ trang trại ra xem số phận cánh đồng cà rốt sắp tới ngày thu hoạch của mình, đinh ninh rằng sẽ chẳng còn lại gì. Nhưng bất ngờ trươc mắt ông hiện ra những củ cà rốt màu sắc chói lọi đứng hiên ngang trên mặt đất. Cà rốt được nước sông rửa sạch sẽ Allan Fearn, 60 tuổi, người Scotland không khỏi ngỡ ngàng khi tới kiểm tra nông trại Redford của mình ở Laurenkirk sau khi sông Bắc Esk vỡ bờ. Trước khi đi, ông đã chuẩn bị tinh thần cho kịch bản xấu nhất là mất trắng. Tuy nhiên, điều kỳ diệu đã xảy ra bởi dòng nước đã cuốn đi toàn bộ đất ở cánh đồng nhưng không đủ sức đánh bật những củ cà rốt bám rất chắc. Thậm chí nước sông chảy qua còn làm cho số cà rốt sạch sẽ và chỉ đợi người tới thu hoạch một cách dễ dàng. Nguyên nhân là một ngày trước đó ông Allan đã dọn lối đi để chuẩn bị thu hoạch nên khi nước sông tràn tới, tập trung chủ yếu vào lối đi này không gây thiệt hại nặng nề đối với mùa vụ. Số cà rốt đã được rửa sạch gọn gàng nên thu hoạch rất dễ dàng nhưng ông Allan cho biết không muốn hiện tượng này xảy ra lần nữa. Đỗ Quyên (Theo Dailly Mail) ================================= Người dân ở dưới hạ lưu sông có đập thủy điện nên trồng cái này có vẻ có lý đây, vừa có cái ăn, vừa phát triển kinh tế.
  22. Nếu chối sẽ nhận án kỷ luật. Nên suy nghĩ kỹ sẽ có hướng xử lý tốt hơn. Thân.
  23. 1. Được. Và nhờ công việc này sau này cuộc sống sẽ sung túc hơn. Bạn cho biết khoảng thời gian có thể bắt đầu nhé.2. Nên hùn vốn làm nhà trọ cùng họ. Thân.
  24. Chiêm ngưỡng Rồng vàng của các vương triều châu Á Thứ Năm, 18/10/2012 - 02:06 (Dân trí)- Trong khi giá vàng "nhảy múa", khi vàng đang tiếp tục "cuộc chơi" tung hứng với giá trị thật-ảo, hãy cùng chiêm ngưỡng những bức điêu khắc Rồng được đúc bằng vàng ròng của các vương triều châu Á. Trong thời kỳ phong kiến, ở nhiều nước Châu Á, rồng là biểu tượng của bậc đế vương. Hoàng đế, bậc “Thiên tử” - con Trời, nắm giữ trong tay cả thiên hạ. Màu vàng trên bộ long bào cùng những hình rồng được thêu bằng chỉ vàng trên đó tượng trưng cho sự thần thánh và tôn quý của nhà vua. Mỗi một bậc đế vương khi lên ngôi, hình ảnh rồng lại có những nét mới khác trước, điều đó được thể hiện trước tiên qua con dấu bằng vàng chạm trổ hình rồng của nhà vua. Nhìn vào đó người ta biết được phần nào chính sách đối nội, đối ngoại của một vương triều. Rồng là biểu tượng của uy lực, sức mạnh; vàng là biểu tượng của sự giàu sang, thịnh vượng, khi hai yếu tố này kết hợp lại với nhau, nó tạo nên uy thế của bậc đế vương. Cách điêu khắc, trạm trổ hình rồng của một triều đại sẽ tiết lộ phần nào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ đó. Biểu tượng rồng hiền hòa, mềm dẻo của triều Lý trong giai đoạn đất nước yên hưởng thái bình Rồng dưới triều đại nhà Trần Rồng thời Lý thể hiện sự nhẹ nhàng mang đặc điểm của thời kỳ thái bình thịnh trị. Còn rồng thời Trần thì mạnh mẽ hơn, thân hình to và khoẻ khoắn vì thời Trần từng 3 lần chống quân Nguyên-Mông. Rồng Việt Nam có mô-típ đặc trưng là thân rồng uốn đều đặn 11 khúc rất mềm mại thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn. Những bức điêu khắc Rồng được đúc bằng vàng ròng vô cùng tinh xảo. Một số hình ảnh về rồng vàng dưới thời nhà Nguyễn: Rồng dưới triều vua Gia Long Rồng dưới triều vua Minh Mệnh Rồng Việt Nam nói riêng và rồng châu Á nói chung có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Rồng là một trong bốn linh vật gồm long, lân, quy, phụng, hay còn được gọi là tứ linh. Trong đó rồng có vai trò quyết định lượng mưa và thường gắn với mùa màng, nông nghiệp. Rồng dưới triều vua Thiệu Trị Đầu rồng có bờm dài và râu cằm, nhưng không có sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng, răng nanh ngắt lên, lưỡi mảnh rất dài. Đặc biệt là cái mào ở mũi rồng, sun sóng đều đặn chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Miệng rồng luôn ngậm viên ngọc trong khi rồng của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc thường hay cầm ngọc bằng chân trước. Viên ngọc tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu rồng luôn hướng lên ngậm viên ngọc thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và cao thượng. Rồng Việt Nam hiền lành, không phô trương sức mạnh thường thấy ở rồng Châu Á nói chung. Toàn thân rồng toát lên vẻ uyển chuyển, đầu ngẩng cao thể hiện cho khí thế hừng hực muốn chinh phục các giá trị nhân văn. Đối với người Trung Quốc, rồng đứng đầu các loài có vẩy, có thể ẩn hiện, biến hóa; tiết xuân thì bay lên trời, tiết thu thì lặn sâu đáy vực. Rồng Trung Quốc Rồng ở chuôi kiếm của võ sĩ samurai- Nhật Bản Rồng trên đồng tiền vàng Hàn Quốc Rồng Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc gần như giống nhau, chỉ khác ở một điểm là rồng Nhật Bản trên mỗi bàn chân thường có 3 ngón còn rồng Trung Quốc và Hàn Quốc có từ 4-5 ngón. Bích Ngọc Tổng hợp ==================== Để dành xiền cưỡi rồng Việt Nam thôi, những con rồng của Tung Cửa, Hàn Quốc, Nhật Bản kinh quá.
  25. 1. Không được rồi. Nếu đổi được sẽ tốt hơn.2. Có thể mổ lại thêm 1 lần nữa. Nên chọn ngày giờ tốt để mổ cho thuận lợi nhé. 3. Tạm được, nhưng không tốt cho lắn. Để đầu năm sau tốt hơn. Thân.