-
Số nội dung
1.467 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
11
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by longphibaccai
-
Miền Trung khô hạn bất thường Thứ tư, 28/11/2012, 16:20 GMT+7 Dù đang cuối mùa mưa lũ nhưng chưa bao giờ miền Trung lại nắng nóng như năm nay. Hàng triệu nông dân đứng trước nỗi lo mất mùa vì các hồ chứa cạn kiệt, sâu bệnh hoành hành. Tại Quảng Ngãi, ngay từ sáng sớm trời đã oi bức, nắng gắt. Bình thường vào cuối tháng 11 các sông hồ đầy ắp nước còn thời điểm này hầu hết trơ đáy. Đứng trên cầu nhìn xuống dòng sông Trà Khúc, sát bên TP Quảng Ngãi, trông giống "sa mạc" bởi bãi cát trải mênh mông. Ngư dân đi lại trên bãi cát mênh mông dưới đáy sông Trà Khúc. Ảnh: Trí Tín Công ty Khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi dù đã đóng van cửa xả tích nước hơn một tháng qua, song một số hồ chứa cao nhất cũng chỉ đạt dưới 50% dung tích. Ông Nguyễn Nhung, Giám đốc công ty khẳng định, cuối mùa mưa năm nay lại rơi vào "mùa kiệt" khô hạn nhất trong lịch sử 20 năm qua. Ngành nông nghiệp tỉnh đang huy động nhân dân nạo vét kênh mương nội đồng, tiết kiệm nguồn nước tối đa để chống hạn. "Vào mùa này hàng năm tiết trời se lạnh chứ không oi bức đến 34 độ C giống mùa hè. Nhiệt độ trung bình tháng 11 năm nay tăng cao nhất tính từ năm 1958 đến nay, lượng mưa chỉ đạt 20-40% so với trung bình nhiều năm", ông Nhâm Xuân Sỹ, Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Ngãi nhận định. Về nông thôn, đi đến đâu cũng nghe bà con nông dân than thở, lo ngại khô hạn diễn ra gay gắt. "Theo lịch thời vụ vài ngày nữa là ra đồng làm đất trồng rau, nhưng giờ trời nắng quá sợ gieo giống xuống cây mọc không nổi. Năm nay mưa quá ít, đất đai không được bồi đắp phù sa, sâu bệnh, chuột sinh sôi hoành hành, mùa màng thất thu là cái chắc", một nông dân ngụ xã Tịnh An (huyện Sơn Tịnh) lo ngại. Nông dân miền Trung tăng cường tưới nước cho cây trồng chống hạn lịch sử. Ảnh: Trí Tín Nhận định thời tiết năm nay có phần khắc nghiệt, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN& PTNT Bình Định cho biết, nguy cơ hạn hán trong vụ Đông Xuân và cả năm 2013 sắp tới là rất lớn. Khoảng 3.300-4.300 ha lúa Đông Xuân nhiều khả năng bị thiếu nước. Bình Định đang lập kế hoạch phân phối nước tưới cho từng công trình hồ chứa, chỉ ưu tiên việc cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất lúa giống, vùng lúa trọng điểm… Trong khi đó tại Phú Yên, nhiều ngày qua, thủy điện Sông Ba Hạ không thể chạy máy phát điện vì nước hồ xuống sát mực chết. Ông Đặng Văn Tuần, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ ngạc nhiên vì từ ngày thủy điện đi vào hoạt động, chưa bao giờ xảy ra tình trạng thiếu nước bất thường như mùa mưa năm nay. "Lưu lượng nước về hồ chỉ 40-50 m3/giây, nếu chúng tôi chạy 50% công suất của hai tổ máy thì chỉ một ngày hồ sẽ xuống dưới mực nước chết", ông Tuần nói. Cũng theo ông Tuần, thủy điện sông Ba Hạ không có nước chạy máy, không có nước để trả về sông Ba nên các trạm bơm ở vùng hạ lưu nằm bất động khiến hàng trăm ha lúa vụ Đông Xuân sắp tới có nguy cơ khô hạn nghiêm trọng. Đặc biệt nếu thủy điện sông Ba Hạ không trả nước về sông Ba thì nhà máy cấp nước ở huyện Sơn Hòa sẽ điêu đứng, gần 10.000 hộ dân nơi đây có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt. Nắng nóng, người dân huyện đảo Lý Sơn(Quảng Ngãi) phân công các thành viên gia đình thay phiên nhau chở can nhựa đi lấy nước ngọt ở giếng Só La về dùng trong sinh hoạt. Ảnh: Trí Tín Cùng cảnh ngộ, những ngày này hàng nghìn hộ dân sống ven sông Thu Bồn (Quảng Nam) đang thấp thỏm lo âu vì tiết trời nắng nóng bất thường kéo dài. Nhiều thủy điện lớn trên địa bàn tích nước để phát điện càng khiến vùng hạ lưu thiếu nước nghiêm trọng. Cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất của gần 1,7 triệu dân vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn ở Quảng Nam và TP Đà Nẵng đang phụ thuộc nhiều vào lưu lượng nước xả về từ các thủy điện ở đầu nguồn. Thế nhưng hiện chưa có một ban quản lý lưu vực, chưa hoàn chỉnh quy trình vận hành hồ, liên hồ nên khi gặp khô hạn vùng hạ du chỉ còn biết đi cầu cứu Chính phủ, các bộ, ngành can thiệp. Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng cho hay, việc chính quyền thường xuyên đi xin nước của các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn như hiện nay là rất bất cập. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có ban quản lý lưu vực, chưa có sự giám sát khách quan nên không thể điều hành xả nước các nhà máy thủy điện. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hầu hết lượng mưa ở miền Trung do các cơn bão, áp thấp nhiệt đới và các đợt gió mùa đông bắc tràn về. Năm nay miền Trung ít áp thấp nhiệt đới và gió mùa nên xảy ra khô hạn trái mùa và thiếu hụt mưa khoảng 50% so với trung bình nhiều năm. Dự báo từ nay đến cuối năm, khu vực miền Trung sẽ còn khô hạn vì chỉ còn một cơn áp thấp nhiệt đới. Trí Tín
-
Đào tạo tiến sĩ: Đối diện với thực tế Thứ Hai, 26/11/2012 - 22:14 Đã đến lúc (không bao giờ là quá muộn) đối diện với thực tế và nhìn nhận một cách đúng mực và khả thi về số lượng tiến sĩ cần dùng cho các trường đại học Việt Nam, và có một cái nhìn rõ ràng hơn về những điều cần làm để đạt được mục đích này. >> Có 24.000 tiến sĩ vẫn thiếu những nhà khoa học giỏi >> Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám Một bài báo gần đây1 đăng trên báo An ninh Thủ đô đã chỉ ra một số sai sót của hệ thống đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Trong đó một sai phạm nghiêm trọng là một số nghiên cứu sinh đã mua luận văn được viết thuê với giá cả 500 triệu đồng từ những người kiếm sống bằng hoạt động gian lận này, trong đó có rất nhiều những tài liệu bị “cắt và dán” từ các công trình đã được công bố của người khác. Một sai sót thứ hai mà bài báo chỉ ra là hiện tượng thiếu năng lực của các hội đồng trong việc thẩm định kỹ năng cùng năng lực của nghiên cứu sinh, qua đó ngầm ám chỉ rằng các thành viên của những hội đồng này hoặc là kém cỏi, hoặc là tham nhũng, hoặc là cả hai. Sai sót thứ ba là việc thiếu những hình phạt đối với những sai phạm trên, đặc biệt là đối với những người viết thuê và bán những luận văn nghiên cứu giả tạo. Một trong những sai sót đề cập trên đây có sự liên quan tới những kết quả hạn chế của chương trình 322, có chức năng cử các sinh viên Việt Nam ra nước ngoài làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, ngầm ám chỉ rằng một số sinh viên được lựa chọn một cách không đủ nghiêm túc, hoặc không theo những tiêu chí lựa chọn thích hợp. Chương trình này đột ngột bị gián đoạn trong tháng 5 năm nay trước khi được phục hồi vào tháng 7. Tác giả bài báo đưa ra kết luận với những số liệu đáng quan tâm. Đó là nhắc lại mục tiêu đặt ra của Chính phủ đạt được 20 nghìn tiến sĩ vào năm 2020 nhằm có được 30% các giảng viên đại học có bằng tiến sĩ. Tuy nhiên, tác giả ước tính rằng số lượng tiến sĩ cần thiết cho mục tiêu này thực chất phải là 60 nghìn, nghĩa là sẽ cần thêm 45 nghìn tiến sĩ nữa. Cả 2 con số này dường như đều không khả thi. Giáo sư Pierre Darriulat, nhà vật lý hàng đầu thế giới người Pháp - tác giả bài viết. Rõ ràng là số lượng nghiên cứu sinh tiến sĩ mà Việt Nam có thể đào tạo rõ ràng thấp hơn so với kỳ vọng của Chính phủ. Do vậy chúng ta không thể kỳ vọng nhanh chóng tăng số lượng những giáo sư đại học đủ năng lực và đạo đức. Có lẽ điều cấp thiết phải làm ngay hiện nay là xác định ra những giáo sư như vậy, và tin tưởng giao phó cho họ công việc đào tạo và hướng dẫn các nghiên cứu sinh. Ở một số nước trên thế giới có một quy trình để làm điều này, đó là quy trình phong tặng danh hiệu “habilitation”. Sự phong tặng này hoàn toàn dựa trên thành tựu, căn cứ vào kỹ năng nghiên cứu và kết quả đạt được, số lượng và chất lượng các công bố khoa học, hiệu quả giảng dạy, sự ghi nhận trong phạm vi ngoài trường và phạm vi quốc tế, cùng những tiêu chí khác mà người ta cho rằng cần thiết, miễn là chúng phải khách quan, công bằng, không mở cửa cho sự tư tình và những sự bất công. Việc đặt ra một danh hiệu như “habilitation” sẽ đem lại nhiều lợi ích, miễn là được thực hiện một cách có đạo đức, nghĩa là việc phong tặng phải do một ủy ban bên ngoài. Cần trả lương cao cho những người được phong tặng danh hiệu này, cũng như cho những người trẻ tuổi đã làm xong hậu tiến sĩ với năng lực đầy đủ và đang mong mỏi được tạo cơ hội. Việc hướng dẫn một nghiên cứu sinh tiến sĩ cần rất nhiều thời gian và nỗ lực. Sẽ không hợp lý nếu đòi hỏi rằng một thầy hướng dẫn trung bình mỗi năm phải tạo ra được trên một tiến sĩ – nghĩa là đòi hỏi thầy hướng dẫn này phải liên tục hướng dẫn cho 3 nghiên cứu sinh tiến sĩ (thông thường thời gian hướng dẫn mỗi nghiên cứu sinh tiến sĩ là 3 năm). Nhưng những gì đang xảy ra ở Việt Nam trong thời gian gần đây lại hoàn toàn trái ngược với những gì tôi trình bày trên đây: thay vì tuyển chọn thày hướng dẫn một cách nghiêm ngặt hơn và tin tưởng giao phó trách nhiệm cho họ, người ta lại tạo ra một hệ thống các quy định phức tạp nhằm giám sát, theo dõi công việc của họ2; các nghiên cứu sinh phải viết báo cáo ba tháng một lần cho học viện về tiến độ công việc của mình; họ phải trình bày 3 đề tài cơ bản trước một hội đồng đặc biệt thứ nhất; họ phải trình bày 3 đề tài cụ thể trước một hội đồng đặc biệt thứ hai; và họ phải bảo vệ đề tài của mình hai lần trước hai hội đồng đặc biệt khác. Là người đã dành phần lớn sự nghiệp khoa học của mình tại một trung tâm nghiên cứu quốc tế, tôi đã giám sát và hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ từ khắp nơi trên thế giới, nhưng chưa ở nơi đâu tôi lại thấy một hệ thống phức tạp và quan liêu như vậy, một hệ thống đặt quá ít lòng tin vào những người thầy hướng dẫn. Vấn đề cần quan tâm ở đây không phải là bằng cấp, mà là kỹ năng, năng lực, và tri thức hàm chứa đằng sau nó. Đào tạo ra 20 nghìn tiến sĩ để làm gì nếu tấm bằng có thể mua được bằng tiền? Chúng ta không cần đến những tấm bằng tiến sĩ được gắn trên tường văn phòng. Việt Nam cần những tiến sĩ có thể giúp đất nước vượt qua những thử thách trước mắt. Và những thứ luận văn sao chép không giúp gì cho điều này. Đây là thực tế không thể phủ định. [Vì vậy], chúng ta cần tập trung vào việc tạo ra những bằng cấp không bị giả tạo, thu hút các tài năng, và chỉ cần tạo ra số lượng bằng cấp trong giới hạn chừng mực khả năng thực tiễn của chúng ta. Chúng ta cũng cần hiểu rõ hơn làm sao để giúp những người đã làm xong hậu tiến sĩ có thể kết nối vào đời sống công việc, dù là mang tính học thuật hay phi học thuật. Cần có một chương trình theo dõi và tiếp tục đào tạo cho những người đã làm xong hậu tiến sĩ, căn cứ vào nhu cầu cơ bản chung của đất nước, và nhu cầu cụ thể của các trường đại học. Ngày nay, không ít những người đã làm hậu tiến sĩ ở những lĩnh vực tiên tiến nhất của vật lý học, cuối cùng phải đi dạy trung học (giáo viên trung học là một nghề đáng được tôn trọng, nhưng họ đâu cần đến bằng tiến sĩ để phải lãng phí tiền bạc và công sức), và rất hiếm những người làm hậu tiến sĩ tìm được công việc phù hợp với tài năng của mình ở Việt Nam. Chúng ta cần thay đổi thói quen cố hữu hiện nay một cách quyết liệt. Cần tuyển chọn [sinh viên/nghiên cứu sinh] nghiêm túc hơn, và xử lý nghiêm khắc hơn những trường hợp gian lận. Cần xác định đúng hơn những người thầy có đủ nhân cách và năng lực để hướng dẫn các nghiên cứu sinh tiến sĩ. Cần đơn giản hóa hệ thống những quy định phức tạp, tương đồng với những tiêu chuẩn quốc tế, nhằm khuyến khích và giản lược hóa những thỏa thuận hợp tác đồng hướng dẫn (tiếng Pháp gọi là cotutelles3). Chúng ta cũng cần tăng cường mạnh mẽ những giảng viên trẻ trong các trường đại học bằng cách trao cho họ những cơ hội thực sự. Hiện nay, sự tự tôn đang khiến chúng ta không dám đối diện hiện thực, và sự khiêm tốn khiến chúng ta không dám tham vọng [một cách thực tế]. Chúng ta cần phải có thái độ hoàn toàn ngược lại: sự tự tôn là để chúng ta tham vọng và tự tin; sự khiêm tốn để giúp chúng ta có nghị lực để đối diện với thực tế. -------------- 1 Quỳnh Nga, An ninh Thủ đô, Tiến sĩ ơi là tiến sĩ ơi!, 28 tháng 10, 2012. 2http://vanban.moet.g...170&opt=brpage. 3 P. Darriulat, Tia Sáng, Hình thức thực hiện Luận án đồng hướng dẫn, Tháng 7, 2011. GS. Pierre Darriulat Theo Tia Sáng
-
Giáo sư, tiến sĩ nó nằm ở đây nà, trừ những giáo sư tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài bài bản. Với tư tưởng nước ta 5.000 năm trước xuất thân từ liên minh 15 bộ lạc ở trần đóng khố hoặc như bài trên thì khó mà thấy được ánh sáng mặt trời. Trong 5 năm 2006-2010 có 200 bằng sáng chế mà chỉ đăng ký 5 bằng được đăng ký tại Mỹ, chắc sợ đụng hàng. Haizz... http://phapluatxahoi...-phat-trien.htm Vì sao Việt Nam nhiều tiến sĩ nhưng khoa học vẫn chậm phát triển? (PL&XH) -Số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam có nhiều tiến sỹ nhất Đông Nam Á và có rất nhiều học sinh đoạt giải trong các kỳ thi trí tuệ quốc tế, nhiều nhà khoa học trở thành chuyên gia hàng đầu ở các viện nghiên cứu. Tuy nhiên cho đến nay, khoa học Việt Nam vẫn được xếp vào khu vực chậm phát triển. Thực trạng đáng suy ngẫm... Lãng phí nghiên cứu... Theo thống kê của Bộ KH&CN, trong 5 năm 2006 - 2010 cả nước chỉ có khoảng 200 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Còn theo các tác giả Lê Văn Út và Thái Lâm Toàn thì từ năm 2006 đến 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế; riêng năm 2011, nước ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký tại đây. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore (4,8 triệu dân) có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là Malaysia (27,9 triệu dân) với 161 bằng sáng chế; Thái Lan (68,1 triệu dân) có 53 sáng chế. Còn một nước có số dân và trình độ phát triển tương đương nước ta là Philippines cũng có tới 27 sáng chế. ...
-
Chúc mừng sinh nhật sư huynh Nhị Địa Sinh. Thành công - Hạnh Phúc - Sức Khỏe - May Mắn
-
Thiết kế Bảo tàng biển đảo khẳng định chủ quyền quốc gia “Tôi mắc nợ quê hương đất nước, những thế hệ cha ông đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, vì biển đảo quê hương. Đồ án là một lời tri ân nhỏ bé, mong thế hệ trẻ có cái nhìn và kiến thức đúng đắn, đầy đủ về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc”. Đó là tâm sự của Bùi Viết Huy (sinh viên ĐH Kiến trúc TPHCM), tác giả đồ án Bảo tàng lịch sử - văn hóa biển đảo Việt Nam. Ra biển làm đồ án Bước vào năm học thứ tư, Bùi Viết Huy phải tìm đề tài làm đồ án tốt nghiệp. Qua tìm hiểu, Huy nhận thấy ở Việt Nam chưa có bảo tàng về biển. Hiện chỉ có các phòng trưng bày nhỏ trong một số bảo tàng các tỉnh ven biển. “Mình ấp ủ đề tài này cũng khá lâu, tuy nhiên, chưa đủ kiến thức để thực hiện”, Huy tâm sự. Một may mắn đến với Huy khi được Ths. KTS Nguyễn Huy Văn, giảng viên ĐH Kiến trúc TPHCM hướng dẫn. Bằng sự gợi ý, giúp đỡ của thầy, Huy thêm tự tin thực hiện đồ án mới lạ. Theo Hội đồng giải thưởng Loa Thành 2012, Bùi Viết Huy có sự nhạy bén trong việc nắm bắt và nghiên cứu đề tài có tính thời sự, đóng góp cho việc lưu giữ và truyền tải các giá trị văn hóa - lịch sử liên quan đến chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Dựa trên quá trình khảo sát, phân tích và lựa chọn địa điểm xây dựng, tác giả cảm nhận và phát triển ý tưởng thiết kế từ hình tượng những con thuyền hướng ra biển Đông. Bùi Viết Huy đã nghiên cứu và ứng dụng hợp lý các giải pháp kết cấu, giải quyết hài hòa ý tưởng kiến trúc và các yêu cầu kỹ thuật liên quan để có đồ án ý nghĩa sâu sắc. Tranh thủ thời gian nghỉ hè, Huy bỏ tiền túi trang trải chi phí tàu xe, ăn uống, tìm về các tỉnh ven biển miền Trung, miền Nam tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát địa hình. Có đợt, Huy đi nửa tháng mới về. Sau nhiều ngày vất vả, Huy chọn đảo Trí Nguyên (Nha Trang) làm căn cứ mẫu để thiết kế đồ án. “Mình phải nghiên cứu vị trí chiến lược của khu đất xây dựng, thông điệp biểu trưng qua hình khối kết cấu, nằm trong mối liên hệ với các công trình kiến trúc xung quanh”, Huy nói. Có địa điểm phù hợp, được sự tư vấn, giúp đỡ đắc lực của thầy, tuy nhiên, Huy phải dành tâm huyết hơn một năm để hoàn thành. “Làm đồ án kiến trúc không dễ. Chủ yếu cần ý tưởng, sự sáng tạo ở bất cứ công đoạn nào. Nhiều hôm có ý tưởng mới, mình phải thức trắng đêm để thiết kế”, Huy cho biết. Đồ án hoàn thành, Huy khiến mọi người ngạc nhiên với bản vẽ đẹp, sáng tạo và tính khả thi cao. Trên đảo Trí Nguyên, một công trình mang tầm cỡ quốc gia được phác họa tinh tế và chân thực. Huy khéo vận dụng cả những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với nét hiện đại của kiến trúc thế giới trong việc kết hợp giữa hình tượng con tàu, tổ yến và mắt thuyền… “Hầu hết các nước giáp biển trên thế giới đều có hệ thống bảo tàng biển đảo từ trung ương đến địa phương. Việt Nam có bờ biển trải dài từ Bắc tới Nam, sở hữu tiềm năng kinh tế lớn từ biển, nên rất cần có bảo tàng lịch sử biển đảo”, Huy đề xuất. Khẳng định chủ quyền Không chỉ thiết kế xây dựng bộ khung cho bảo tàng, những kiến thức thu được trong dịp thực nghiệm tại các tỉnh ven biển giúp Huy am hiểu sâu hơn các giá trị văn hóa của cư dân nơi đây. Phối cảnh Bảo tàng lịch sử biển đảo Việt Nam trong đồ án của Bùi Viết Huy. (Ảnh: Viết Huy) Huy cho biết, bảo tàng sẽ trưng bày, lưu giữ khoảng 40 - 50 nghìn hiện vật về các giá trị văn hóa, lịch sử, thể hiện bản sắc dân tộc như lễ nghinh Ông, khao lề thế lính Hoàng Sa… “Nội thất sảnh chính bảo tàng sẽ tạo điểm nhấn với mô hình cột mốc Trường Sa và cây bàng vuông, biểu tượng đặc trưng của quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam”, Huy nói. Theo Huy, các dữ liệu khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo được trưng bày theo tiến trình lịch sử dân tộc. Bảo tàng có các mô hình về chiến thắng của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Hoàn, mô hình đoàn tàu không số, đường Hồ Chí Minh trên biển; Các bản đồ thể hiện chủ quyền quốc gia… Vượt lên quy mô của một đồ án, Huy mong muốn Bảo tàng lịch sử - văn hóa biển đảo Việt Nam khi được xây dựng sẽ thể hiện quyết tâm dân tộc Việt bao đời nay là dân tộc ngoan cường, có thể hy sinh xương máu để giữ vững chủ quyền từng tấc đất, vùng biển quê hương; Một dân tộc nhân ái, yêu hòa bình... Đồ án của Viết Huy đoạt giải thưởng Loa Thành 2012 do T.Ư Đoàn, Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức, trao giải sáng 24/11 tại Hà Nội. Theo Trường Phong Tiền Phong ============================= Phong thủy kiểu này chắc đi tong luôn rồi, kinh, có khác gì bảo tàng TP Hà Nội đâu, xuống cấp và xây xong chẳng có ma nào thích xem, tốn tiền vô ích. Thôi, bỏ ít lúa qua trung tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương tư vấn cho, xây cho nó chắc chắn và phát triển bền vững lâu dài. Tớ sẽ xin sư phụ giảm bớt chi phí nhé. Trường ĐH Kiến Trúc Tp.HCM hình như có dạy 45 tiết (không biết đã lên 60 tiết chưa) môn Phong Thủy theo cổ thư chữ Hán đối với sinh viên theo ngành xây dựng và kiến trúc đấy.
-
Hỗn chiến giữa hàng nghìn người biểu tình Thái Lan và cảnh sát Chủ Nhật, 25/11/2012 --- cập nhật 10:19 AM, GMT+7 60 người đã bị thương và 130 người bị bắt trong cuộc đụng độ hôm qua giữa hàng nghìn người Thái Lan và cảnh sát, sau cuộc biểu tình quy mô chống chính phủ ở thủ đô Bangkok. Người biểu tình Thái Lan xông vào đụng độ với cảnh sát chống bạo động. Theo thông báo ban đầu, chính phủ Thái Lan đã huy động khoảng 17.000 sĩ quan cảnh sát để đàn áp cuộc biểu tình đầu tiên chống lại chính phủ Yingluck Shinawatra kể từ khi bà được bầu vào vị trí thủ tướng hồi năm ngoái. Lực lượng an ninh Thái Lan cho biết, cuộc đụng độ xảy ra khi họ bắn hơi cay vào những người biểu tình dỡ hàng rào chắn cùng dây thép gai chặn lối đi vào một tòa nhà Liên Hiệp Quốc gần khu vực biểu tình. “Nhân danh nhóm Pitak Siam và các đồng minh của nhóm, tôi thề, chúng tôi sẽ lật đổ chính phủ này”, AFP dẫn lời tuyên bố của ông Boonlert Kaewprasit, một sĩ quan về hưu lãnh đạo cuộc biểu tình. Cảnh sát cho biết, cuộc đụng độ xảy ra khi họ bắn hơi cay vào những người biểutình dỡ hàng rào chắn cùng dây thép gai. Nền chính trị đầy bất ổn của Thái Lan trong những năm gần đây thường xuyên rung chuyển bởi hàng loạt cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2011, tình hình an ninh có vẻ đã trở lại trạng thái khá yên ổn, nhưng lại bắt đầu bị đe dọa với cuộc biểu tình sắp tới. Trước đó, vào năm 2010, các cuộc biểu tình rầm rộ của phe đối lập “áo đỏ” kéo dài hai tháng ủng hộ thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra đã khiến chính phủ đương thời phải sử dụng các biện pháp đàn áp quân sự. Hậu quả là 90 người chết và gần 1.900 người bị thương. Xem thêm hình ảnh và video hàng nghìn người biểu tình Thái Lan đụng độ cảnh sát dưới đây: Cảnh sát giơ cao khiên chắn chống bạo loạn trong suốt cuộc hỗn chiến với người biểu tình. Một người biểu tình ra sức đẩy hàng nghìn cảnh sát chống bạo động. Hơi ga mịt mù trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ở Bangkok. Những người biểu tình Thái cố đá bình xịt hơi cay ra nơi khác. Cảnh sát chống bạo động ném hơi ga trong cuộc hỗn chiến với người biểu tình. Bất chấp hơi cay, một người biểu tình vẫn xông đến trước lực lượng cảnh sát thách thức. Một nhà sư cũng tham gia biểu tình. Một người biểu tình vung nắm đấm ngay trước mặt cảnh sát chống bạo động. Một người biểu tình thách thức ngồi trước mặt hàng rào an ninh với hàng nghìn cảnh sát chống bạo động. Người biểu tình bịt khẩu trang tránh hơi cay, xúm vào đẩy hàng rào cảnh sát. Người biểu tình Thái Lan chạy trốn hơi cay do cảnh sát Thái Lan bắn. Theo Zing.vn / Infonet.vn
-
Mỹ: 100 xe gây tai nạn liên hoàn, hàng chục người thương vong Thứ Sáu, 23/11/2012 - 06:29 (Dân trí) - 2 người chết và hàng chục người bị thương khi một vụ tai nạn liên hoàn liên quan tới khoảng 100 chiếc xe trên một tuyến đường cao tốc mù sương ở bang Texas, Mỹ vào ngày lễ Tạ ơn. 100 chiếc xe đã đâm sầm vào nhau, khiến 2 người chết, 80 người bị thương. 80 người đã được đưa tới bệnh viện và ít nhất 8 người trong tình trạng nguy kịch, báo chí địa phương cho hay. Vụ việc xảy ra trên một tuyến đường liên bang cách đông thành phố Houston khoảng 130km, đúng vào sáng lễ Tạ ơn 22/11. Các nhân viên cứu hộ đã khẩn trương đưa người sống sót ra khỏi hàng km những chiếc xe bị bẹp rúm, chồng chéo lên nhau. Nguyên nhân vụ tai nạn được cho là do sương mù dày đặc. Theo đài truyền hình KFDM-TV, một người đàn ông và phụ nữ đã thiệt mạng khi chiếc xe thể thao của họ bị một chiếc xe moóc kéo đè lên. Các đội cứu hộ mới đầu đã không nhận ra mức độ kinh khủng của vụ tai nạn do sương mù dày đặc. Một quan chức cảnh sát địa phương cho biết, “đây là thảm họa. Tôi thấy xe chồng chéo lên xe”. Vũ Quý Theo BBC
-
'Đường lưỡi bò' không có cơ sở pháp lý Thứ năm, 22/11/2012, 11:26 GMT+7 Các nhà nghiên cứu quốc tế nhất trí rằng đường lưỡi bò và cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và gây quan ngại cho sự an ninh, hòa bình trong khu vực Biển Đông. > Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế Biển Đông Sau ba ngày làm việc với 36 tham luận và 107 ý kiến thảo luận, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” đã bế mạc vào cuối ngày 21/11. Điểm nhấn của hội thảo là các học giả đã xem xét tác động và hiệu lực phán quyết mới nhất của của Tòa án quốc tế về phân định biển giữa Nicaragua và Colombia ngày 19/11/2012 đối với tranh chấp Biển Đông. Nhiều ý kiến cho rằng lập luận về đường lưỡi bò dựa trên quyền lịch sử của Trung Quốc cũng không có cơ sở. Bởi lẽ quyền lịch sử của các quốc gia nếu được thiết lập cũng phải nhường hiệu lực cho quyền chủ quyền và quyền tài phán. Điều này được quy định trong Công ước luật biển 1982 về đặc quyền cho các quốc gia ven biển. Các học giả khẳng định, tại biển Đông, sự tồn tại của yêu sách đường 9 đoạn dựa trên quyền lịch sử mà Trung Quốc tuyên bố chiếm đến hơn 80% diện tích của vùng biển này, là không thỏa đáng. Yêu sách đường 9 đoạn không dựa trên các cơ sở pháp lý, không được thừa nhận bởi các quốc gia hữu quan, lại chồng lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển khác. Điều này đi ngược lại các quy định của pháp luật quốc tế. Bên lề hội thảo, các nhà nghiên cứu đề xuất gói giải pháp tháo gỡ xung đột trên Biển Đông. Giáo sư Ngô Vĩnh Long đến từ Khoa lịch sử Đại học Maine (Mỹ) nêu quan điểm: "Trung Quốc đã đơn phương áp đặt đường lưỡi bò và vì thế họ cũng có thể đơn phương từ bỏ yêu sách này. Đây là phương án đầu tiên trong các ứng xử thúc đẩy hòa bình, hợp tác trên Biển Đông". Giáo sư Ngô Vĩnh Long đến từ Khoa lịch sử Đại học Maine (Mỹ) kêu gọi Trung Quốc từ bỏ đường lưỡi bò. Ảnh: Vũ Lê Giáo sư Long phân tích, theo quy định quốc tế về vùng lãnh hải, các quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 hải lý. Nếu các quốc gia ven biển có sự chồng lấn về vùng đặc quyền kinh tế thì họ phải đàm phán song phương. Đối với đảo, Luật quốc tế có một số điều chỉnh là không thể chiếm đảo bằng vũ lực và không thể nói rằng đây là vấn đề chủ quyền không thể tranh cãi rồi lấy đó làm vùng đặc quyền kinh tế. Điều quan trọng đối với mọi quốc gia khi tranh chấp Biển Đông, theo ông Long là phải tuân thủ Công ước Luật Biển và sẵn sàng giải quyết bất đồng bằng tòa án quốc tế. Biển Đông có tuyến đường hàng hải quốc tế và tất cả mọi quốc gia đều có quyền đi qua vùng biển này. Việc đóng cửa tuyến đường hàng hải quốc tế bằng yêu sách bất hợp pháp là vi phạm quyền của nhiều quốc gia. Trung Quốc không thể áp đặt đường 9 đoạn của mình khi nó vi phạm quyền của nhiều bên. Đây không chỉ là lợi ích của riêng ASEAN mà còn là lợi ích của nhiều nước khác. "Trung Quốc áp dụng đường 9 đoạn đã vi phạm đến quyền của thế giới. Một trong những giải pháp đầu tiên để ngăn xung đột leo thang là Trung Quốc phải từ bỏ đường 9 đoạn. Nếu vấn đề không thể giải quyết có thể châm ngòi nổ cho rất nhiều bất đồng sau này", ông nhấn mạnh. Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Nhã đến từ Hội Lịch sử Việt Nam nhận xét: "Vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết mâu thuẫn trên Biển Đông rất quan trọng. Chừng nào Trung Quốc thống nhất giữa lời nói và việc làm, chừng đó vấn đề Biển Đông mới có cơ hội được giải quyết". Giáo sư Su Hao đến từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc giải thích đường lưỡi bò là di sản lịch sử của Trung Quốc. Ảnh: Vũ Lê Bị vây bởi nhiều câu hỏi bên lề hội thảo liên quan đến đường lưỡi bò, Giáo sư Su Hao đến từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc phát biểu: "Tôi đồng cảm với việc cộng đồng quốc tế quan ngại về tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc sẽ làm căng thẳng thêm tranh chấp Biển Đông". Giáo sư Su Hao giải thích, đường 9 đoạn là di sản của chính quyền trước để lại, được vẽ bởi chính phủ Trung Hoa dân quốc trước đây. Vì thế các quyền liên quan đến đường này một phần của lịch sử. Vùng nước nằm phía trong đường chín đoạn không phải là khu vực Trung Quốc có chủ quyền mà chỉ là cơ sở để Trung Quốc bàn thảo với các quốc gia khác. Trong tương lai, khi các nước đạt thỏa thuận cùng nhau thì Trung Quốc có thể tiến hành hợp tác, khai thác chung ở khu vực này. Học giả đến từ Bắc Kinhm nói rằng chính sách của Trung Quốc về Biển Đông luôn nhất quán và xem trọng hòa bình trên vùng biển này. Cơ sở để giữ an ninh trên Biển Đông là cần phải giữ nguyên hiện trạng để có được sự nhất trí chung. Tuy nhiên từ năm 2002 trở lại đây có nhiều thay đổi, đặc biệt là những năm gần đây đã có sự bất đồng giữa Trung Quốc với một số nước có yêu sách tại Biển Đông. Điều này cản trở quá trình tiến tới hoàn thiện các quy tắc ứng xử COC. Để giải tỏa tranh chấp vùng biển, quan điểm của Trung Quốc là các bên nên tổ chức hội thảo để làm rõ các yêu sách của mình, từ đó xác định được các khu vực bị chồng lấn và có phương pháp giải quyết toàn diện. "Trong tương lai tôi tin chắc rằng sẽ đến một thời điểm cuộc thảo luận về bộ luật ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ được tiến hành", ông Su Hao nói. Giáo sư Carlyle Thayer đến từ Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia nhận xét, thời gian vừa qua thế giới chứng kiến nhiều tiêu cực liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Hiện nay cách ứng xử của các quốc gia vẫn có những vi phạm nhất định, đặc biệt là việc tăng cường lực lượng hải quân, chạy đua vũ trang làm tăng xung đột trong khu vực này. "Đường lưỡi bò" (màu đỏ) bị các nước liên quan phản đối mạnh mẽ vì nó không có cơ sở pháp lý. Đồ họa: maritime-executive.com Theo học giả đến từ Australia, Biển Đông có tuyến đường hàng hải quốc tế vô cùng quan trọng, vì thế sự tự do hàng hải cần được bảo vệ. Đây không chỉ là lợi ích của ASEAN - Trung Quốc hay Mỹ - Australia - Nhật mà còn là lợi ích của Hàn Quốc, Ấn Độ. "Thời gian không còn nhiều nữa, đối thoại và đàm phán là các giải pháp có thể thúc đẩy hợp tác phát triển trên Biển Đông", ông Thayer khuyến cáo. Trả lời báo chí trong giờ giải lao trước phiên bế mạc, Giảng viên Khoa Luật quốc tế Đại học Luật TP HCM, Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định: "Có nhiều cơ chế để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông nhưng điều quan trọng nhất là các bên có thật sự muốn giải quyết xung đột hay không". Theo ông Việt, Trung Quốc luôn tuyên bố tôn trọng hợp tác và tuân thủ các quy tắc quốc tế nhưng lại có nhiều hành động đi ngược lại với tuyên bố chẳng hạn như đơn phương cấm săn bắt cá trên Biển Đông. Đây là một trở ngại lớn trong việc duy trì sự ổn định và nền hòa bình trên vùng biển phức tạp này. "Để giải quyết bất đồng, Trung Quốc phải làm rõ những cơ sở pháp lý một cách khoa học về yêu sách đường lưỡi bò trước cộng đồng quốc tế", ông nói. Vũ Lê ================================ Đừng để lời tiên tri đúng à nha, nguy hiểm lắm đó.
-
QTV10 khi nào gửi sách vào thì nhắn anh chị em trong Nam lên VP TT.TPHCM lấy sách nhé. Cám ơn QTV10.
-
Thực hư đắp lá chữa rắn độc cắn của lang Toàn 19/11/2012 22:09:33 - Những người mới bị rắn độc cắn đưa đến kịp thời thì việc chữa trị đơn giản hơn. Nhưng có trường hợp đặc biệt bị bệnh viện "trả về", tìm đến thầy lang Toàn lại được chữa khỏi hoàn toàn. Lang Toàn cũng tiết lộ bí quyết chữa rắn cắn của mình. Hàng chục loại lá dùng chữa rắn cắn "Hơn 30 năm qua, tôi đã chữa khỏi cho hàng trăm người bị rắn độc cắn. Những người tìm đến chưa bao giờ tôi để họ phải chết, hoặc phải chuyển đi bệnh viện. Các trường hợp bị rắn cắn đưa đến kịp thời 100% được cứu sống, khỏi bệnh hoàn toàn bằng việc đắp lá thuốc và dùng thêm một vài vị thuốc Bắc để dứt nọc hoàn toàn", ông Đỗ Hữu Toàn (thôn Hòa Khê Hạ, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), thầy lang chữa rắn cắn chia sẻ với phóng viên. Lang Toàn chỉ ra ưu điểm của phương pháp chữa trị rắn cắn bằng đắp lá: "Vết thương để lại dấu vết nhỏ, chỗ bị rắn cắn không bị teo. Khu vực bị hoại tử sẽ được bù đầy do sử dụng lá có tác dụng giúp sinh tế bào mới. Không cần phải thay máu, tiết kiệm được kinh phí chữa trị. Chữa bằng lá cây có tính mát và ôn hòa. Để có thể lấy mủ, lấy nọc độc, chữa khỏi cho người bị rắn hổ mang phì cắn, bài thuốc của tôi cần sự kết hợp của 30 loại lá. Còn đối với nọc độc của rắn cạp nia cần sự kết hợp của 15 loại lá. Mỗi loại rắn có độc tính nóng, lạnh khác nhau và phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của vết rắn cắn mà có cách chữa cho phù hợp". Lang Toàn cho biết: "Rắn hổ mang bành thuộc dòng rắn có độc tính nóng. Khi bị rắn cắn, vết thương có biểu hiện sưng phù to, người tấy sốt, chỗ vết cắn thường bị hoại tử. Trong thời gian 2 - 3 ngày sau khi bị rắn cắn, đưa nạn nhân đến chữa trị sẽ khỏi hoàn toàn. Phần thịt bị hoại tử cần phải cắt bỏ đi, đắp ngay bằng lá thuốc để ngăn chặn hoại tử lan rộng. Sau 2 ngày đắp lá thuốc, vết thương sẽ nảy sinh tế bào mới, sưng phù sẽ xẹp dần. Rắn cạp nia thuộc dòng rắn có độc tính lạnh, các vết cắn không tạo mủ nhưng độc tính vào máu gây tê liệt hồng cầu. Trong vòng 30 giờ, nếu nạn nhân không được đưa đến chữa trị thì có nguy cơ mất mạng. Đặc biệt, các nạn nhân bị rắn cạp nia cắn thường bị tắc đờm nên cần phải được sơ cứu hút đờm trước khi chuyển đi chữa trị". Ông Đỗ Hữu Toàn có kinh nghiệm lâu năm chữa trị cho người bị rắn độc cắn. Bệnh viện trả về vẫn có thể chữa khỏi Trường hợp của chị Đỗ Thị Xuyến (xã Chi Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội) đi mò cua, không may khi đưa tay vào hang hốc bị rắn hổ mang cắn. Chị Xuyến đã được đưa đi bệnh viện nhưng không khỏi, phải quay về nhờ thầy lang Toàn chữa trị. "Gia đình đưa tôi đi bệnh viện huyện Phú Xuyên chữa trị nhưng bệnh viện cấp huyện chỉ có khả năng sơ cứu, không chữa khỏi. Khi tôi đến nhà lang Toàn, vết rắn cắn đã bị hoại tử. Lang Toàn chữa trị cho tôi 25 ngày thì khỏi hoàn toàn", chị Xuyến kể lại. Trường hợp của anh Đỗ Văn Thuyết (thôn Hòa Khê Hạ, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) bị rắn hổ mang cắn vào mắt cá chân ngày 6/4/2012. Anh Thuyết cho biết: "Hôm đó tôi đến nhà một người quen hỏi mua rắn hổ mang về nuôi. Vốn là một thợ chuyên đi bắt rắn nên tôi chủ quan, cứ thế bước chân vào chuồng rắn hổ mang, không may vô tình dẫm chân vào một con rắn, nó ngong cổ đớp vào mắt cá chân tôi. Rất nhanh sau đó vết cắn sưng to, ít lâu sau phần thịt xung quanh vết cắn bị hoại tử, cũng may mà bạn tôi đưa ngay đến nhà lang Toàn chữa trị". Anh Thuyết vẫn nhớ như in những ngày lang Toàn chữa trị cho mình: "Khi tôi được mọi người đưa đến nhà lang Toàn, chỗ vết cắn đã hoại tử chừng 10cm. Lang Toàn cắt phần thịt hoại tử đi rồi đắp lá thuốc cho tôi. Trong 3 ngày liên tiếp toàn bộ cơ thể tôi chỗ nào cũng đau nhức, nằm liệt giường, tôi không ăn được gì, chỉ cố nuốt ngụm nước. Đến ngày thứ 4 thì vết rắn cắn giảm sưng tấy, tôi bắt đầu ăn được ít cơm. Sau 2 tháng chữa trị tôi đã đi lại được, thêm 2 tháng nữa thì tôi khỏi hoàn toàn. Bây giờ tôi lại khỏe như voi rồi". Anh Đỗ Văn Thuyết bị rắn hổ mang cắn vào mắt cá chân. Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn Lang Toàn cũng hướng dẫn cách sơ cứu nạn nhân bị rắn độc cắn như sau: "Các trường hợp bị rắn độc (rắn hổ mang bành, hổ đất, hổ phì, rắn cạp nia, cạp nong...) cắn cần được sơ cứu ngay. Cần khêu rộng vết rắn cắn, dùng miệng mút nọc độc nhổ đi. Ngay sau đó chuyển đi chữa trị thì chắc chắn sống. Trong dân gian có một số phương pháp sơ cứu ban đầu như dùng phao câu gà dí vào vết rắn cắn, cách này sẽ giảm đi được khoảng 3% độc tố của nọc rắn mà không hề viêm nhiễm vết thương. Ngoài ra, không nên garo vết rắn cắn, không nên tự ý chữa trị làm tăng thêm độc tố của rắn. Các trường hợp bị rắn cạp nia, cạp nong cắn cần phải hút đờm ngay, không được để nạn nhân tắc thở". "Đối với người bị rắn hổ mang cắn cần kiêng các món ăn như thịt gà, thịt chó, cá chép, ba ba... Khi bị rắn cạp nia cắn thì có thể dùng một lượng nhỏ quế vì cạp nia có độc tố tính lạnh. Tuy nhiên tất cả phải tuân theo cách hướng dẫn của thầy lang", lang Toàn lưu ý. Mạnh Ninh =========================== Đau đầu về cách suy nghĩ này qué đi, đó là chỉ mới ở miền xuôi thôi, chưa nói đến dân tộc miền núi, rắn rết quanh năm, bị rắn độc cắn, người ta vẫn sống sờ sờ ra đấy, có ai chứng minh phương pháp của dân tộc miền núi hay thầy lang Toàn không đúng? Tỷ như Lương Y Võ Hoàng Yên, đả thông huyệt đạo, người mù còn thấy, liệt còn đi lại được...dựa vào đâu để nói không đúng nhỉ?Ngồi trên bàn giấy xem các nhà "pha học" chứng minh, các nhà "pha học" công nhận và cứ lấy "pha học" ra phang như vậy mà phán thôi, có bao giờ đặt câu hỏi tại sao Y học Đông Phương tồn tại hàng ngàn năm nay?...
-
Qua mùa xuân năm sau hy vọng mới sáng sủa.Kỹ sư: lâu rồi không thấy lên bốc quẻ cho mọi người nhẩy.
-
Chúc sư phụ và anh chị em ngày 20/11 sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc.
-
Thưa sư phụ, con cập nhật bản đồ mới và con nghĩ Sông Tranh 2 sẽ chảy từ Tây Sang Đông vì nó ảnh hưởng đến người dân ở Bắc và Nam Trà My. Bản đồ thu nhỏ hơn, màu đỏ là nơi có đập Thủy Điện sông tranh 2.
-
Con tìm được 2 tấm này thưa sư phụ:
-
Áo ngực nhồi "thuốc lạ" gây ngứa Thứ Bảy, 27/10/2012 --- cập nhật 09:54 GMT+7 Sáng 26/10, chị Oanh bàng hoàng phát hiện trong áo ngực mình đang mặc chứa 2 gói dung dịch chất lỏng kèm theo 6 “viên thuốc lạ” màu trắng. Gói dung dịch này vỡ ra dính vào tay tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Chị Huỳnh Thị Oanh, 39 tuổi, quê ở xã Tam An, huyện Phú Ninh, Quảng Nam, làm nghề buôn bán rau xanh ở chợ Thương mại Tam Kỳ, Quảng Nam, kể lại: “Cách đây một tháng, tôi mua chiếc áo ngực Trung Quốc ở Shop Diễm tại chợ này giá 35.000 đồng. Mặc được một tháng tôi không chú ý gì hết, nhưng sáng nay thấy khó chịu nơi vùng ngực nên tôi dùng tay sờ vào rồi thấy mấy hạt gì đó nằm cộm cộm giữa hai miếng xốp đệm áo. Tôi liền tháo áo ra, dùng dao nhỏ rạch 2 đường thì thấy lòi ra 2 gói dung dịch có nước màu trắng. Sau đó tôi lại thấy có 6 “viên thuốc” màu trắng nằm trong 2 gói dung dịch nước này khiến rùng mình luôn!”. Theo lời chị Oanh, trước đây mặc áo dây nịt ngực hiệu Thái Lan không có cảm giác đau khó chịu vùng ngực, nhưng từ khi mặc chiếc áo dây nịt ngực ghi toàn nhãn “Huang Jia Ma Lian”, nghi của Trung Quốc này, chị thấy tức ngực vào ban đêm. Thấy cợm cợm khó chịu, chị Oanh dùng dao mổ ra phát hiện có 2 gói dung dịch màu trắng chứa 6 viên thuốc. (Ảnh: Hồng Sơn) Trao đổi với Đất Việt, ông Lê Cần, Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường Quảng Nam, cho biết ông bất ngờ, chưa từng thấy sự việc nào tương tự trước đây. Theo ông Cần, chiếc áo chị Oanh mua là hàng không rõ nguồn gốc, hàng lậu, vì trên sản phẩm không có nhãn phụ bằng chữ Việt Nam kèm theo. Ngay sau đó, ông Cần chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 1 kiểm tra Shop Diễm ở số lô 23 B Trung tâm Thương mại Tam Kỳ, do bà Huỳnh Thị Thúy Diễm (sinh năm 1970, trú tại TP.Tam Kỳ) làm chủ. Kết quả cho thấy, cửa hàng này đang bán loại áo ngực “Huang Jia Ma Lian” loại chị Oanh đã mua. Chị Huỳnh Thị Oanh phát hiện chiếc ngực nhãn hiệu “Huang Jia Ma Lian” mà mình mua mặc có chứa 2 gói thuốc dung dịch có chứa 6 viên thuốc chưa rõ là gì. (Ảnh: Hồng Sơn) Đội quản lý thị trường lập biên bản tạm giữ tất cả 35 áo ngực nghi ngờ có chứa hóa chất lạ. Sau khi kiểm tra kỹ, phát hiện có 17/35 áo ngực Trung Quốc chứa những gói dung dịch và viên màu trắng giống loại chị Oanh đã phát hiện. Bà Diễm khai nhận đã mua số hàng trên tại Shop Nhân Ngân tại ki ốt 3 Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng. Hai gói dung dịch có chứa 6 viên thuốc nhỏ màu trắng được lấy ra khỏi chiếc ngực trước sự chứng kiến của các tiểu thương trong chợ. (Ảnh: Hồng Sơn) Vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ. Theo Đất Việt
-
Hà Nội: Chất lạ trong áo ngực không độc hại (Dân trí) - Chi cục Quản lý Thị trường cho biết, kết quả phân tích các chất lạ trong áo ngực tịch thu được trong chợ Đồng Xuân và phố Hàng Đào là nhựa PS (Polysterene Composit) và dầu khoáng (Mineral seal Oil) không có hại cho sức khỏe con người. >> Viện Hoá học: Dịch lỏng trong áo ngực Trung Quốc có chất độc >> Đà Nẵng: Đã xác định được 2 chất trong áo ngực Trung Quốc >> Thêm 1 kết quả xét nghiệm khác về “chất lạ” trong áo ngực Ngày 8/11, Chi Cục Quản lý Thị trường Hà Nội đã tổ chức họp báo về những chất lạ trong áo ngực đã thu giữ được trên địa bàn quận Hoàn Kiếm ngày 31/10. Cụ thể đó là những mẫu áo ngực Trung Quốc có nhãn hiệu Yalichun và Mengnaeroi. Theo phân tích của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) mà Chi cục Quản lý Thị trường vừa thông báo các hạt tròn màu trắng trong các túi dung dịch không màu, trong suốt trên 4 áo lót nữ mang nhãn hiệu và chữ Trung Quốc đều là nhựa PS (Polystyrene Composit). Kết luận của Viện Khoa học hình sự cho thấy, nhựa PS trong các túi dung dịch trên các áo lót đều không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Còn dung dịch không màu, không mùi, trong suốt đựng trong các túi polyme dẻo trong các mẫu phân tích là dầu khoáng (Mineral seal Oil), có tỷ trọng 0,84, không tìm thấy các chất độc và các chất có hại với sức khỏe con người. Dầu khoáng có loại tinh chế được phép sử dụng công nghệ sản xuất bao túi nilon, bao bì chứa thực phẩm, dầu massan không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Dầu khoáng trắng công nghiệp có nhiều loại, phân loại và dựa vào tỷ trọng từ 0,83 đến 0,877, thường dầu khoáng công nghiệp do các quá trình cất phân đoạn từ dầu mỏ còn nhiều tạp nhất là nhóm chất polycylic aromatic hydrocacbon (PAH). PAH gồm các chất có thể gây ung thư như: Anthracene, Benzopyrene, Chrysene… Vì vậy, dầu khoáng sử dụng trong y học và thực phẩm cần kiểm nghiệm chặt chẽ các thành phần này theo quy định quốc tế. Trước đó, sau khi dư luận phản ánh trình trạng áo ngực có chất lạ được bày bán rất nhiều trong các chợ ở Hà Nội, từ ngày 31/10, Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội đã ra quân kiểm tra và tịch thu hơn 100 chiếc, trong đó có 92 cái có chứa chất lạ. Ngay sau đó Chi cục Quản lý Thị trường đã gửi những mẫu áo chứa chất lạ này sang Viện Khoa học hình sự phận tích xem. Trúc Linh - Hồng Hải ========================== Viện Hoá học: Dịch lỏng trong áo ngực Trung Quốc có chất độc Viện Hóa học (Viện KH&CN Việt Nam) vừa giải mã gần như toàn bộ thành phần các viên chất rắn và dịch lỏng trong áo ngực ghi nhãn xuất xứ từ Trung Quốc, khẳng định sự hiện diện của một chất có khả năng gây ung thư, rối loạn nội tiết… >> Đà Nẵng: Đã xác định được 2 chất trong áo ngực Trung Quốc >> Thêm 1 kết quả xét nghiệm khác về “chất lạ” trong áo ngực Dung dịch dầu khoáng chứa độc chất PAH lấy từ áo ngực TQ phát quang xanh lè dưới đèn tử ngoại. P V Tiền Phong phỏng vấn TS Vũ Đức Lợi, Trưởng phòng Hóa Phân tích (Viện Hóa học) - người trực tiếp chỉ đạo cuộc nghiên cứu kéo dài bốn ngày. Dầu khoáng không phải vô hại Xin ông cho biết kết quả phân tích bước đầu mẫu túi dịch lỏng trong áo ngực TQ? Các mẫu chúng tôi nhận được có nhãn hiệu Mengnaeroi với hai loại là màu đỏ và màu đen. Mỗi bên áo ngực đều có dung dịch trong suốt khoảng 7ml và ba viên chất rắn màu trắng, mỗi viên có đường kính khoảng 0,75mm. Thành phần của chất rắn màu trắng được phân tích và xác định là một loại nhựa tổng hợp polystyren, trên thị trường thường gọi là nhựa PS. Còn thành phần dung dịch màu trong suốt được xác định là dầu khoáng (mineral oil), một loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Các xác định này của chúng tôi trùng với công bố tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Khu vực II ở thành phố Đà Nẵng. Chúng có nguy hại cho sức khỏe người dùng hay không? Không đơn giản vậy, dù kết luận cuối cùng sẽ thuộc về ngành y tế. Dầu khoáng là hỗn hợp của các hydro carbon. Thứ nhìn bề ngoài nom cũng giống silicon này (không màu, không mùi, không vị) thực ra không phải vô hại. Đã có tài liệu cho biết dầu khoáng tạo một lớp mỏng không thấm nước, làm giảm khả năng đào thải chất độc. Khi vào cơ thể, nó đọng lại ở gan và lấy đi hầu hết các vitamin trong gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó giảm chức năng phổi, gây một số dạng viêm phổi. Vì thế, nó bị cấm dùng trong lĩnh vực dược. Với da, cũng theo các tài liệu nước ngoài, dầu khoáng tạo một lớp màng mỏng không thấm ướt trên da, phần nào làm da mịn và đầy đặn. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc da không thực hiện được chức năng thải độc qua lỗ chân lông hay đường mồ hôi và như vậy không tốt cho da. Chất phát quang xanh lè độc hơn dầu khoáng Các ông có tìm thấy cái gì khác ngoài dầu khoáng? Đây thực sự là một phát hiện quan trọng và thú vị của đợt nghiên cứu đột xuất này. Trong mẫu dầu khoáng mà chúng tôi phân tích, đáng chú ý, có thành phần polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH) thông qua kết quả phân tích bằng sắc ký khí khối phổ. Không chỉ gây cảm giác ngứa, các tài liệu nước ngoài đã chứng minh nó có khả năng gây ung thư cao, cũng như gây rối loạn nội tiết. Vậy PAH từ đầu ra? Có phải do nhà sản xuất trộn vào dung dịch dầu khoáng? Tôi không nghĩ đến khả năng này. Tôi cho rằng, PAH vốn là một sản phẩm có trong dầu khoáng. Vì đặc tính độc hại của PAH cho sức khỏe, hàm lượng của nó trong dầu khoáng được kiểm soát rất nghiêm ngặt bởi các tiêu chuẩn quốc tế về y tế và thực phẩm. Thành phần trong mẫu dầu khoáng mà các ông nghiên cứu là bao nhiêu, liệu đã đến ngưỡng gây hại cho người dùng nếu có tiếp xúc? Chúng tôi mới dừng ở phát hiện định tính chứ chưa nghiên cứu định lượng. Để lượng hóa các chất PAH trong dung dịch dầu khoáng, cần có thời gian. Nhưng, như tôi vừa nói qua ở trên, dù chưa xác định chính xác hàm lượng, bản thân hàm lượng cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế cũng vô cùng thấp. Các viên đá và dung dịch dầu khoáng có thể được sản xuất tại đâu? Có thể chế tạo các loại hóa chất ấy ở VN? Viên đá là nhựa nhiệt dẻo polystyerene (PS) tạo thành từ phản ứng trùng hợp styerene. PS là nhựa cứng, không mùi vị, không màu nhưng dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun, được dùng rất phổ biến trong sản xuất đồ dùng sinh hoạt. VN hoàn toàn có thể chế tạo được hạt nhựa PS. Còn dầu khoáng cũng tương đối phổ biến ở VN, giá thành không cao lắm. Theo ông, các viên đá và dung dịch ấy được đưa vào áo ngực để làm gì? Tôi nghĩ có thể dùng để mát-xa ngực. Tuy nhiên, tôi xin lưu ý lại, đây chỉ là một đối tượng mẫu mà chúng tôi nhận được. Thực tế có thể có nhiều loại khác nhau và cần có thời gian cũng như nhân lực của nhiều ngành khác phối hợp tìm hiểu. Để đánh giá một cách toàn diện, ngoài các dung dịch và hạt nhựa, cần có nghiên cứu cụ thể và sâu hơn về các loại vải xem chúng có tẩm các hóa chất gây dị ứng nào không như formol, phẩm nhuộm... Theo ông, cần ứng xử với phát hiện ở Viện Hóa học như thế nào? Cần hết sức thận trọng, không nên vội vàng quy chụp khi cỡ mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn. Tôi muốn mọi người ứng xử với các phát hiện ở Viện Hóa học một cách bình tĩnh và có lý trí. Xin lưu ý bản thân nhãn hàng hóa có nói rõ trong áo nịt ngực có thành phần dung dịch và các hạt nhựa. Vấn đề là tại sao các dung dịch ấy được dùng, tại sao lại dùng dung dịch có chứa PAH, và hàm lượng PAH đã đủ gây hại cho người dùng chưa, thì cần không chỉ nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm Việt Nam mà phải phối hợp với phía Trung Quốc. Cách đây mấy năm, một đồng nghiệp thuộc Văn phòng Công nhận Chất lượng (Bộ KH&CN) nhờ chúng tôi kiểm định chất lượng một loại son bôi môi xem loại màu (pigment) trong đó có thành phần chì hay không. Tôi rất ngạc nhiên, hỏi tại sao đàn ông lại quan tâm đến sản phẩm phụ nữ. Đồng nghiệp đó trả lời có tới một nửa son mà phụ nữ dùng là đi vào miệng đàn ông. Cho nên, nếu son môi độc hại thì không chỉ giới hạn ở phái đẹp. Tương tự như vậy, hy vọng mọi người sẽ hiểu đây không chỉ là câu chuyện áo nịt ngực phụ nữ nữa. Nó còn là vấn đề an toàn cho người tiêu dùng nói chung và, xin nói thẳng, cho cả nam giới (cười). Cảm ơn ông! Theo Quốc Dũng Tiền phong ======================= Hai cơ quan cùng cho ra một kết quả khác nhau, phải chăng là mẫu khác nhau hay trình độ khác nhau? Nhưng có vẻ như viện hóa học đáng tin cậy hơn. Ngày xưa nghe người lớn kể lại dép tổ ong nhập bằng đường tiểu ngạch được nhiều người dân ở một số tỉnh Bắc Miền Trung ưa chuộng, và sau 1 thời gian sử dụng đều bị ăn mòn gót chân.Kinh. Có ông bạn bên Ngân Hàng, năm 2010 sau khi đi thẩm định hồ sơ 1 khách hàng kinh doanh trà sữa Trân Châu ở Quận 6, thấy bột nhập toàn made in China không rõ nguồn gốc, còn hạt Trân Châu nhỏ xíu, ngâm trong nước phình to ra thấy mà ghê và khuyên đừng bao giờ uống trà sữa mà nguy hại đến sức khỏe, mà không biết trà sữa bỏ đường gì mà ngọt ngang đường hóa học? Kinh hơn. Từ đó về sau không bao giờ uống trà sữa nữa cả...
-
May quá thưa sư phụ ơi, quẻ longphi sai rồi. Hy vọng thủy điện này có sức chống đỡ được các trận động đất tiếp theo, như các nhà "pha học" và một số người đã chứng minh: Thủy điện vẫn an toàn, cứ xây mấy cái trạm quan trắc là yên tâm. Mà sao đến giờ này chưa thấy mấy trạm quan trắc và Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thông báo gì hết vậy nhỉ?
-
Lại xảy ra động đất ở Myanmar Thứ tư, 14/11/2012, 07:16 GMT+7 Động đất và dư chấn liên tục xảy ra ở Myanmar. Theo Cơ quan Khí tượng và thủy văn Nay Pyi Daw, ngày 13-11, thủ đô của Myanmar đã phải hứng chịu một trận động đất cường độ 4,8 độ richter. Tâm chấn được xác định ở độ sâu 15 km, cách Nay Pyi Daw 56 km về phía Nam và 22 km về phía Tây của ngoại ô Swar. Hiện chưa có thông tin về thiệt hại mà trận động đất này gây ra. Động đất và dư chấn liên tục xảy ra ở Myanmar mà nghiêm trọng nhất là trận động đất mạnh 6,8 độ richter ở Mandalay và Sagaing, miền Bắc nước này, sáng 11-11. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Chữ thập Đỏ Myanmar, ít nhất có 26 người chết, 12 người mất tích và khoảng 230 người bị thương. Ngoài ra, 251 ngôi nhà bị phá hủy, 22 bệnh viện cùng nhiều tòa nhà công sở, trường học bị hư hại. Giới chức Myanmar cho biết họ đang nỗ lực cứu trợ các nạn nhân nhưng do vấn đề về thông tin nên khó đánh giá được quy mô chính xác của thiệt hại. Tổng thống Thein Sein đã gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân, đồng thời khẳng định Chính phủ Myanmar sẽ làm tất cả những gì có thể trong công tác cứu hộ và tái thiết. (Theo Tân Hoa xã) http://www.baobariavungtau.com.vn/vn/quocte/103975/index.brvt
-
Động đất gây sóng thần, 39 người thiệt mạng Thứ Năm, 08/11/2012 --- cập nhật 07:56 GMT+7 Một trận động đất mạnh ngoài khơi Guatemala hôm qua làm rung chuyển nhiều tòa nhà và khiến ít nhất 39 người chết. Trận động đất mạnh 7,4 độ richter xảy ra lúc 10h35 (giờ địa phương). Trưởng cơ quan cứu hộ địa phương Cecilio Chacaj cho biết, nhiều nạn nhân đang bị chôn vùi dưới đống đổ nát ở 2 thị trấn tại vùng miền núi Guatemala, gần biên giới Mexico. Ít nhất 39 thi thể vừa được kéo ra khỏi đống đổ nát ở San Marcos và Quetzaltenango. Theo cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS), động đất xảy ra ngoài khơi Thái Bình Dương, cách thành phố Champerico 24 km về phía nam và Thủ đô Guatemala City 162 km về phía tây – tây nam. Tâm chấn nằm ở độ sâu 41 km và báo cáo ban đầu nói rằng nó có cường độ 7,5 độ richter. Theo Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương, một sóng thần rất nhỏ vừa hình thành ngoài khơi Guatemala và có khả năng gây thiệt hại trong khu vực có bán kính 100 km. Nhân viên cứu hộ tìm kiếm người sống sót trong đống đổ nát ở San Marcos. Người dân ở Guatemala City chạy ra đường phố và liên tục gọi điện cho người thân, bạn bè, nhưng ngay sau đó quay trở lại làm việc bình thường. “Đó là trận động đất lớn và tôi cảm thấy chóng mặt”, Vanessa Castillo (32 tuổi) ở Guatemala City chia sẻ. Nữ thư ký này đã chạy sơ tán khỏi văn phòng từ tầng 10 sau khi cảm thấy chấn động. Tổng thống Otto Perez thông báo, dựa trên lời kể của người thân, có khoảng 100 người đang mất tích. “Đây là những con số sơ bộ và chúng tôi chưa thể xác nhận. Ưu tiên lúc này là tập trung cứu nạn nhân và chữa trị người bị thương”, ông Perez phát biểu. Tổng thống Perez nói rằng, có 5 dư chấn theo sau động đất chính. Theo giới chức địa phương, động đất gây ra lở đất chắn một số con đường trong vùng và phá hủy nặng nề khoảng 40 ngôi nhà. Đây là trận động đất mạnh nhất ở Guatemala kể từ sau một trận động đất mạnh 7,5 độ richter xảy ra vào năm 1976 và làm 20.000 người chết. Chấn động mạnh cũng được cảm nhận ở El Salvador và tại thủ đô của quốc gia láng giềng Mexico. Tại Mexico City, sự rung lắc khiến một số người hoảng sợ chạy khỏi nhà và văn phòng. Thị trưởng Marcelo Ebrard nói rằng người dân ở thành phố 20 triệu dân cảm thấy động đất có cường độ mạnh. Người dân ở Mexico City đổ ra đường vì cảm thấy rung lắc mạnh. Theo Zing.vn/Infonet.vn
-
Một tuần gần 10 trận động đất, trạm quan trắc mới chưa xuất hiện Thứ Ba, 06/11/2012 - 11:52 (Dân trí) - Khoảng 6 giờ sáng hôm nay 6/11, mặt đất huyện Bắc Trà My lại tiếp tục rung lắc kèm theo tiếng nổ phát ra từ lòng đất… Người dân sống ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 càng thêm lo sợ. >> Lại động đất mạnh ở Sông Tranh 2, trạm quan trắc... "im lặng"! >> Nỗi lo động đất, thấm nước ở Sông Tranh 2 không được “bảo hành” Người dân Bắc Trà My lại hoang mang vì động đất Thông tin từ huyện Bắc Trà My cho biết, trận động đất sáng nay không lớn và chỉ kéo dài khoảng 5 giây nhưng nhiều người dân cảm thấy mặt đất chao đảo. Ông Trần Minh Ý - nhà ở thị trấn Bắc Trà My - cho hay, khoảng 6 giờ sáng, khi ông đang ngồi uống trà ở nhà thì nghe tiếng nổ lớn từ lòng đất và sau đó là bàn ghế có rung lắc nhẹ.Theo Chủ tịch UBND xã Trà Đốc (huyện Bắc Trà My) - ông Hồ Văn Lợi - người dân ở đây đã quen với động đất xảy ra thường xuyên nên với các trận động đất nhỏ người dân ít quan tâm. Tuy nhiên, trận động đất sáng nay, người dân cảm nhận rất rõ tiếng nổ và rung lắc nên rất hoang mang. Còn theo Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, ông Trần Anh Tuấn, thì trong vòng 1 tuần trở lại đây, trên địa bàn đã xảy ra gần 10 trận động đất; hầu hết là có cường độ nhẹ. Cũng theo ông Tuấn, các trận động đất vừa qua lãnh đạo huyện không được thông báo về cường độ vì có trận nhỏ, có trận người dân cảm nhận được nhưng máy quan trắc không đo được. Trên trang web của Viện Vật lý địa cầu cũng không có thông tin gì về các trận động đất kể từ trận động đất mạnh 4,6 độ richter xảy ra vào tối ngày 22/10. Theo thống kê của huyện Bắc Trà My, đến ngày 5/11 đã thống kê được hơn 900 nhà dân và công trình công cộng bị hư hỏng do động đất. Đến nay chỉ có 1 trạm quan trắc động đất được đưa vào hoạt động, 4 trạm còn lại chưa biết khi nào sẽ hoàn thành Điều đáng nói, Viện Vật lý địa cầu đã cam kết sẽ lắp đặt 5 trạm quan trắc động đất vào cuối tháng 10 nhưng đến nay chỉ mới lắp đặt được duy nhất 1 trạm, còn lại 4 trạm vẫn chưa thấy lắp đặt; địa phương vẫn chưa nhận được thông tin là đến bao giờ mới được lắp đặt.Trao đổi với PV Dân trí - PGS.TS. Nguyễn Văn Giảng - chuyên gia Viện Vật lý địa cầu cho biết, 4 máy quan trắc còn lại đã được đưa lên khu vực thủy điện Sông Tranh 2 nhưng đến nay chưa thể lắp đặt vào trạm. “Hiện các máy đo quan trắc này đang được các chuyên gia của Nga tiến hành đo các điểm rải rác xung quanh thủy điện Sông Tranh 2. Sau khi đo thử nghiệm mới tiến hành đưa vào trạm lắp đặt”, PGS.TS. Giảng nói. Công Bính
-
Trời xanh mây trắng nắng chang chang. Cắt bánh nào... Rót rượu tình nồng thắm duyên ta... Một hai ba zô nào, kéo pháo ta vượt qua đèo... Tập trung vào chuyên môn. Một khúc tình ca... Tác nghiệp mọi lúc, mọi nơi... Mời anh chị em món tráng miệng... Đưng đây tinh thần thật sảng khoái, nỗi buồn chợt tiêu tan. Nhớ về tuổi thơ với trò chơi đá cỏ gà ngày xưa...
-
Nhật Bản bắt tay Ấn Độ đối phó Trung Quốc Thứ Hai, 05/11/2012 --- cập nhật 03:02 GMT+7 Thủ tướng Yoshihiko Noda muốn thiết lập liên minh an ninh gắn bó hơn giữa Nhật Bản và Ấn Độ bằng cách tăng cường các cuộc diễn tập hải quân chung nhằm đối phó với sức ép quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc. Các nguồn tin cho biết, Thủ tướng Noda và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sẽ nhất trí thiết lập một diễn đàn song phương giữa các quan chức cấp cao nhằm thảo luận về vấn đề an ninh ở Biển Đông khi hai vị nguyên thủ có cuộc gặp vào ngày 16/11 tới. Thủ tướng Noda cũng sẽ đề xuất Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản (MSDF) và Hải quân Ấn Độ tổ chức các cuộc diễn tập chung ở Ấn Độ Dương bên cạnh các cuộc diễn tập hiện nay hai bên tiến hành ở vùng biển Nhật Bản. Những sáng kiến trên là một phần trong chiến lược của Tokyo nhằm thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn với các nước lo ngại về sự gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc. Nhật bắt tay Ấn Độ đối phó Trung Quốc. Ông Noda sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM) tổ chức tại Lào từ ngày 5-6/11 tới và các hội nghị cấp cao liên quan đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Campuchia từ ngày 18/11. Tuy nhiên, Thủ tướng Noda sẽ giữ quan điểm bình tĩnh về vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại những hội nghị quốc tế này. “Chúng ta sẽ phản ứng với thái độ điềm tĩnh và sáng suốt. Nếu làm căng vấn đề trước lãnh đạo các nước trên thế giới sẽ không có lợi cho chúng ta", ông Noda phát biểu với phóng viên tờ Asahi Shimbun và giới truyền thông ngày 2/11. Giới chức Nhật Bản cho biết, vấn đề Senkaku/Điếu Ngư có bối cảnh lịch sử phức tạp và không dễ nhận được sự ủng hộ từ các nước khác đơn thuần bằng cách nhấn mạnh lập trường của Nhật Bản. Nhật Bản quốc hữu hóa 3/5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông hồi tháng 9 vừa rồi. Trung Quốc, cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này, đã liên tục điều nhiều tàu đến khu vực tranh chấp nhằm đáp trả động thái trên của Tokyo. Các tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc được cho là nhiều lần xâm phạm một phần lãnh hải Nhật Bản ở khu vực xung quanh quần đảo tranh chấp. Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố những hành động trên của Trung Quốc "rõ ràng vi phạm chủ quyền của Nhật Bản". Các quan chức ngoại giao Nhật Bản cho rằng, Bắc Kinh đang cố gắng gây sức ép để Tokyo thừa nhận có tồn tại tranh chấp chủ quyền giữa hai nước và đồng ý cùng kiểm soát quần đảo này. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg hôm 1/11, ông Noda nhấn mạnh tầm quan trọng phải giải quyết vấn đề Senkaku trên cơ sở luật pháp quốc tế. Các quan chức Nhật Bản cho rằng, việc ông Noda nhấn mạnh tuân thủ luật pháp quốc tế là lời cảnh báo với Trung Quốc. Yutaka Yokoi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố, việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền bằng cách điều tàu đến lãnh hải Nhật Bản là “không thỏa đáng”. Đây được coi là biện pháp "vũ lực". Tokyo muốn tạo sự khác biệt với Bắc Kinh bằng thái độ điềm tĩnh hơn. “Chúng tôi sẽ thực thi trách nhiệm của mình bằng cách xây dựng một trật tự quốc tế", Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Genba nói. Theo Zing.vn/Infonet
-
Hợp nhất Sacombank và Eximbank? Thứ Hai, 05/11/2012 --- cập nhật 04:07 GMT+7 Đó là thông tin mà ông Phạm Hữu Phú, tân Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB) đã đưa ra trong cuộc trao đổi với PV. Theo kết quả vừa công bố, kết thúc 10 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.259 tỉ đồng, đạt 66% kế hoạch năm. Liệu STB có kịp hoàn thành kế hoạch lợi nhuận khi chỉ còn 2 tháng nữa? Lợi nhuận kế hoạch Sacombank dư sức đạt được, nhưng do một số khoản đầu tư trước đây phải trích lập dự phòng như đầu tư vào công ty chứng khoán Sacombank và một số khoản đầu tư khác, nên cả năm nay có thể đạt gần 2.800 tỷ đồng, tương đương 80% kế hoạch. Tháng 10, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính là 315 tỉ đồng. Qua đó có thể thấy, nền tảng quản trị của Ngân hàng khi nhóm mới vào không có gì thay đổi, vẫn giữ nền tảng đó, đồng thời làm tốt hơn. Năm nay, chúng tôi chủ trương trích lập dự phòng đầy đủ để làm nền tảng cho những năm sau. Ông Phạm Hữu Phú Ở cương vị tân Chủ tịch Sacombank, ông đặt mục tiêu cụ thể gì cho Sacombank trong năm tới và các năm sau đó? Trọng tâm năm 2013 của Sacombank là củng cố để phát triển. Kinh tế năm tới được dự báo là vẫn còn khó khăn; do đó, kế hoạch năm 2013 được xây dựng phù hợp với đặc thù của tính hình chung. Lợi nhuận năm nay nếu đạt gần 2.800 tỷ đồng thì sang năm dự kiến là 3.500 tỷ đồng, tổng tài sản là 170.000 tỉ đồng, nợ xấu dưới 2,5%. Mặc dù nợ xấu của Sacombank hiện nay dưới 2%, nhưng chúng tôi xây dựng tỷ lệ nợ xấu cho năm 2013 là dưới 2,5%, dự phòng kinh tế sẽ khó khăn hơn. Sacombank tiếp tục thực hiện chiến lược trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Dương. Chúng tôi sẽ xây dựng sản phẩm dịch vụ mới, phát triển mảng bán lẻ để nâng cao hiệu quả kinh doanh, cuối năm nay, Sacombank sẽ phối hợp với sở công thương TPHCM triển khai gói tín dụng khoảng 1.000 tỉ đồng cho bà con tiểu thương kinh doanh dịp Tết với lãi suất cân nhắc khoảng 10%... Chúng tôi cũng đang trong quá trình đàm phán với một đối tác nước ngoài để bán 15% cổ phần chiến lược. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, dự kiến trong vòng 4-5 tháng nữa có thể sẽ ký kết cụ thể. Được biết, có kế hoạch hợp nhất hai ngân hàng Sacombank và Eximbank. Xin ông cho biết kế hoạch này có được xúc tiến ngay trong năm 2013? Chúng tôi đang có ý tưởng về việc này, nếu thực hiện cũng phải nghiên cứu và có lộ trình phù hợp. Nếu việc sáp nhập diễn ra thì điều đó cũng phù hợp với chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay, theo hướng giảm số lượng để tăng cường sức mạnh tài chính của các ngân hàng. Tôi nghĩ, khi đó thị trường tài chính nội địa sẽ có một ngân hàng mới có lợi thế cạnh tranh toàn diện cả về quy mô, có thể cạnh tranh ngang tầm khu vực. Theo Đầu Tư Chứng Khoán ========================== Không biết hợp nhất lại có tăng trưởng ổn định và bền vững cho hệ thống ngân hàng?
-
Nhanh thì thứ 4, chậm nhất đến thứ 2 tuần sau sẽ tìm được giấy tờ nhưng không còn tiền trong ví và còn tốn tiền chuộc giấy tờ.Thân.
-
Tìm ra kháng thể diệt virus HIV hiệu quảChủ Nhật, 04/11/2012 - 20:47 Theo một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Nature Medicine thì các nhà khoa học Trường đại học KwaZulu - Natal (Cộng hòa Nam Phi) đã tìm ra cách tổng hợp một loại kháng thể có thể tấn công và giết chết HIV trong cơ thể, hiệu quả tới 88%. Nghiên cứu này dựa trên sự quan sát các biến đổi của lớp vỏ HIV trên những phụ nữ Nam Mỹ bị nhiễm HIV tình nguyện tham gia nghiên cứu. Dựa vào cách thức thay đổi lớp vỏ HIV vô cùng độc đáo mà chỉ có virus này mới có, các nhà khoa học đã tương kế tựu kế tìm ra giải pháp ngăn chặn. Các nhà khoa học đã tình cờ tìm thấy, cứ trong 2 phụ nữ tham gia nghiên cứu thì có 1 người tổng hợp được loại kháng thể đặc biệt này. Kháng thể này thực chất là một kháng thể trung hòa virus tức là giảm độc lực của virus và có tác dụng với rất nhiều loại HIV khác nhau. Điều đáng nói, người ta thấy kháng thể được tổng hợp trên chính lớp vỏ HIV. Qua nghiên cứu các nhà khoa học thấy rằng điểm yếu của virus nằm trên chính phân tử đường vẫn được gọi là glycan, nằm ở vị trí 332. Đây là vị trí virus dễ bị tổn thương và mất hoạt tính. Chỉ cần tạo ra kháng thể đánh vào điểm này là có thể thắng được sự phát triển của HIV. Đây có thể là một kết quả có ý nghĩa mở rộng các biện pháp điều trị triệt để HIV trong tương lai. Theo Sức khỏe và đời sống