Bách Lâm

Hội viên
  • Số nội dung

    284
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Bách Lâm

  1. Gửi anh Thiên Đồng, Nam sinh 1977 Vợ sinh 1983 Con 2007 Vậy đẻ năm nào tốt hả anh Thiên Đồng ? Chân thành cám ơn anh Thiên Đồng nhé.
  2. Chào Ms thanhtrang, kimphong đang lúng túng về bảo vệ tốt nghiệp cho người bạn(dự định thứ 4 tuần sau), ms.thanhtrang gieo dùm KP xem công việc người bạn có thuận buồm xuôi gió hay không nhé . Cám ơn ms.thanhtrang nhiều
  3. Theo thuyết âm dương ngũ hành : - Âm nhô cao, dương trũng thấp .
  4. - Bạn bỏ cái gương sau lưng bàn làm việc đi.- Theo mình trong phong thủy, không có cái gì là tốt tuyệt đối hết, đôi khi phải chấp nhận cái xấu trong cái tốt .
  5. Cám ơn em Thanh Vân - chuột bạch nhé, cám ơn em htv- nào có đi được đâu em ơi, có kết quả gì về em bé chưa ?
  6. Chào bạn, Cho mình hỏi, nhà trên đường nước thế nào? Giếng nước ở đâu? Có mạch nước ngầm nào không ?
  7. Bạn nên cho tuổi của chủ nhà thì hay hơn, thông tin bạn cho theo Lạc Việt bị sai lệch .
  8. Chào Ledien : -Phương pháp lọ muối còn gọi là nước ẩn nhẫn, tùy theo độ số Hà Đồ mà dùng số đồng xu hợp lý . -Bạn (sư huynh của bạn) có nói : "bây giờ vị trí văn phòng hay ngôi nhà này không còn ở cung nào nữa, nó bây giờ thuộc vào trung cung_ không có hướng" - Vậy không có hướng thì đi vào thế nào được :blink: . -Cho mình hỏi cái gương tráng thủy đặt ở đâu ? -Cung Tây Bắc còn được gọi là cung Quý Nhân, cung Đông Nam còn được gọi là cung Phú Quý . Tùy theo từng trường hợp mà sử dụng cho đúng cách .
  9. - Kimphong xin chân thành cảm ơn những lời chúc tốt đẹp của anh chị, các bạn . - Kimphong xin cám ơn Bunny - Thỏ ngọc, phuong2t, memphisto79, Lê Bá Trung, hkeikun, LeDien.. - Kimphong xin cám ơn ban quản trị, những người đã sáng lập ra trang lyhocdongphuong.org.vn - Học trò cám ơn thầy Thiên Sứ , trợ giảng Phạm Cương . Xin kính chúc mọi người luôn Hạnh Phúc, May mắn, Thành Công . P/s : Sư phụ khi nào về Hà Nội học trò dẫn sư phụ đi để sư phụ mừng tuổi học trò nhé :blink:
  10. Đơn giản lắm : Bạn lấy cái ghế ngồi là suy ra được hướng và tọa .
  11. Chào bạn, - Theo PTLV thì bạn là người Đông Tứ Trạch , Cung LY Theo ý nghĩ của mình : - Làm ăn trầy trật mặc dù đúng theo PTLV, nhưng mình hiểu rằng : " Phong thủy Lạc Việt Là kết hợp nhiều yếu tố" - Hơn nữa, Phi Cung Ly (Thuộc Liêm trinh tinh) được Phục Vị - Thuộc Tả Phù Tinh (Thủy) : Thủy hỏa khắc nhau Vài hiểu biết lạm bàn .
  12. Không biết thế nào, nhưng có em bé là hạnh phúc rồi :lol: . Chúc cháu bé luôn khỏe mạnh nhé .
  13. Người ta chỉ cho bạn như thế nào ? - Đào giếng khoan ở trong nhà hay ngoài sân ? Bạn không có bản vẽ thì sao mà biết được .
  14. Theo ý mình, không nên để 3 cửa phòng thông nhau .
  15. Chào bạn, Xin gửi bạn bài viết sau đây để tham khảo, xin lưu ý : Đây chưa phải là quan điểm chính thức của Phong Thủy Lạc Việt . Xây dựng hòn non bộ trong nhà là để làm đẹp thêm cho ngôi nhà của bạn, nhưng không phải ai cũng biết cách bố trí sao cho nó hài hòa cũng như phù hợp với phong thủy của từng ngôi nhà. Nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn sẽ trả lời cho các bạn những thắc mắc về vấn đề này. * Nhiều người thường bố trí hồ nước có thêm hòn non bộ ở trong nhà. Theo quan niệm phong thủy thì có tốt không? - Không nên thiết kế hồ nước và hòn non bộ ở trong nhà, dù bố trí ở bất kỳ vị trí nào. Một hồ nước tù đọng trong nhà, lại đắp những khối lô nhô như dãy núi, giữa hồ có vài hòn non bộ đứng lặng lẽ… Đó là một khung cảnh u buồn. Trừ một trường hợp cần làm hài hòa các yếu tố theo quan niệm phong thủy khi đã lỡ sử dụng cầu thang xoắn. * Nhưng vì sao hồ nước và hòn non bộ không nên đặt trong nhà? - Theo quan niệm phong thủy, sông hồ, núi non phải giao hòa với trời đất thì mới hợp lẽ tự nhiên. Cho nên chỉ có thể đặt chúng ở ngoài vườn hoặc ngoài sân. Hợp lý nhất là đặt ở gốc sân đúng theo các hướng chính Bắc, chính Đông, Đông Nam. * Người ta thường làm hồ nước theo nhiều hình dạng vuông, tròn…khác nhau, tuỳ theo sở thích của từng người. Nhưng làm theo hình dạng như thế nào thì hợp lý nhất? - Hồ nước nên có những đường tròn chứ đừng làm góc cạnh. Nước trong hồ phải lưu thông. Không nên để một cái hồ tù đọng. Chúng ta nên sử dụng các thiết bị hút nước tạo dòng chảy hoặc phun lên cao.Lưu ý, nếu bạn muốn thiết kế một cái hồ có hình móng ngựa thì phải để cho phía lõm quay vào nhà. Không nên để phía lõm quay theo hướng ngược lại (hướng ra ngoài). Còn các loại hình khác thì hướng quay tùy ý, nhưng nhớ kỹ đừng bao giờ làm có góc cạnh. * Còn hòn non bộ thì ra sao? - Hòn non bộ không nên làm một hòn lẻ loi, không nên làm hòn chẳn như 2, 4, 6…Chỉ nên làm 3 hòn, 5 hòn, 7 hòn… Đó là về mặt số lượng. Ngoài ra nên nhớ không nên làm các hòn bằng nhau. Phải thiết kế có sự phân cấp lớn nhỏ. Điều này tương ứng như sự phân cấp trong gia đình bạn, mỗi người mỗi vai trò lớn nhỏ khác nhau. * Ở trên có nói đến trường hợp chúng ta lỡ sử dụng cầu thang xoắn thì cơ cấu hồ nước như thế nào? - Nhiều gia đình phải dùng một cái cầu thang xoắn vì không gian trong nhà chật chội hay đã lỡ thiết kế kiểu đó thì phải dùng hồ nước để làm trung hòa. Cầu thang xoắn là rất không tốt. Hồ nước dưới chân nó làm giảm bớt khí xấu. Bên dưới các bậc thang cần đặt một vài tấm gương, mặt xuống phía hồ nước. * Nếu đã lỡ bố trí hồ nước, hòn non bộ ở trong nhà? - Việc đó đâu có khó gì. Đơn giản là bạn chỉ phá bỏ đi thôi. Theo Thanh Niên
  16. Chào bạn, Xin mạo muội góp ý với bạn, theo Phong Thủy Lạc Việt (Mình đoán nhà bạn ít người lên nhà chơi) - Thứ nhất : Hướng nhà phụ huynh bạn bị phạm Tuyệt Mạng Trạch . Để sức khỏe các cụ tốt lên , bạn nên làm ngay : Để bếp hướng ĐÔNG BẮC, lưng bếp dựa vào Hướng TÂY - Gường ngủ không được để cầu thang đè lên, cầu thang nhà bạn nên trải thảm để che kín các khe hở. Còn nữa...
  17. Kính gửi chi Will,Chị kiểm tra dùm KP nhé , chúc chị và gia đình ngày nghỉ vui vẻ . Thân mến .
  18. Bạn định để ở đâu ? Cái gì cũng có hai mặt, tốt nếu biết dùng và ngược lại .
  19. Chào bạn, theo hiểu biết của tôi bạn thuộc Tây Tứ cung, Hướng Tây được Phục Vị . Thân mến .
  20. kimphong xin góp 500.000 VND , chiều nay kp sẽ chuyển vào TK của chị will .
  21. Thưa Sư Phụ, cùng các nhà hảo tâm- Kimphong có hỏi cách xin đồ từ thiện từ nước ngoài về - anh bạn kimphong tại hải quan có tư vấn như sau : - Có thể dùng con dấu và công văn của trung tâm kính gửi cơ quan phụ trách về vấn đề này để xin được nhập miến thuế (cụ thể kimphong sẽ hỏi kỹ lại, nhưng kimphong nghĩ có thể là Bộ Tài Chính....) - Xác nhận của UBND hoặc công văn của UBND nơi cần xin từ thiện . - Về vấn đề vận tải : phải biết rõ ràng cảng xếp hàng mới có giá chính thức được .
  22. Lấy cửa nhà làm hướng chính, từ đó suy ra các hướng còn lại.
  23. Giadinh.net - ...Ngoài việc đúc bức tượng Phật, còn có nhiều chuyện ly kỳ liên quan đến ngôi chùa cổ hơn nghìn năm tuổi, mà không nhiều người biết... Pho tượng Phật Bà nghìn tay, nghìn mắt cao 3 mét, rộng 2,5 mét, đúc bằng 8 tấn đồng đỏ nhập khẩu từ nước ngoài, được rước an toạ trước chính điện của chùa Cần Linh, TP Vinh (Nghệ An) chưa lâu, nhưng cũng khiến nhiều người quan tâm vì những thông tin độc đáo quanh nó. Ngoài việc đúc bức tượng Phật, còn có nhiều chuyện ly kỳ liên quan đến ngôi chùa cổ hơn nghìn năm tuổi, mà không nhiều người biết. Theo một nguồn tin, ngôi chùa này đã được Sở VHTT tỉnh Nghệ An lập hồ sơ đề nghị UNESCO giúp đỡ trong công tác bảo tồn văn hoá. Hình do kimphong sưu tầm và chụp tại Đại lễ Phật Đản 2008, chỉ mang tính chất minh họa Huyền tích về cổ tự nghìn năm tuổi Nằm phía Tây Nam thành phố Vinh, bên trái tuyến quốc lộ 46 chạy hướng Vinh – Nam Đàn, có một ngôi chùa mà người dân quanh vùng vẫn quen gọi bằng một cái tên dân dã là “chùa Sư Nữ”. Có lẽ do nhiều đời trụ trì ngôi chùa đều là ni sư nên dân gian gọi riết thành quen. Vài năm gần đây, cái tên gốc là chùa Cần Linh mới dần dần được khôi phục và thay thế cho cái tên dân dã trước đó. Trụ trì cổ tự, Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn cho biết: Trong sách Đại Nam nhất thống chí (tập II, trang 191, NXB Thuận Hoá) có cả một đoạn khá dài nói về lịch sử ngôi chùa này. Truyền thuyết đất Hoan Diễn kể rằng: Cao Biền, một danh tướng đời Đường của Trung Quốc được cử sang Việt Nam làm Tiết Độ sứ, vốn là một nhà địa lí có tiếng, nên đi đến đâu cũng thường xuyên “ngắm nghía” thế đất, mạch nước để xây dựng đền đài, miếu mạo. Một phần là để nâng cao việc giáo dục “lễ nghĩa quân thần”, phát triển tôn giáo, phục vụ cho mục tiêu thống trị theo đúng nghĩa của “đại quốc”; Song mặt khác cũng là để “yểm” các huyệt lộ linh thiêng trên đất Việt. Khi đến đất Hoan Diễn (là Nghệ An bây giờ), Cao Biền nhận thấy long mạch ẩn vào dãy núi Đại Huệ chạy dài về phía Đông, còn mảnh đất nay là chùa Cần Linh chính là phần đầu của con Rồng, biểu hiện tụ khí địa linh nhân kiệt của đất phương Nam (khi đó). Nghĩ rằng sẽ chinh phục được nước Nam và duy trì nền thống trị Bắc thuộc lâu dài, nên vào năm 866, Cao Biền đã cho làm một ngôi chùa ở đây để “cầu may”. Hơn nữa, vào thời điểm đó ở làng Vang (nay là phường Đông Vĩnh, TP Vinh) nam giới thường chỉ sống được không quá 40 tuổi, nên việc xây chùa còn là để nhờ phép nhà Phật giúp cho Cao Biền và những người đàn ông ở mảnh đất này kéo dài thêm tuổi thọ. Ban đầu Cao Biền đặt tên chùa là Linh Vân Tự (nghĩa là “chùa mây thiêng”). Sử sách ghi về ngôi chùa này như sau: “Chùa thuộc xã Yên Trường, huyện Chân Lộc, phủ Đức Quang. Chùa nhìn ra bến sông, có giếng đá, phong cảnh thật đáng yêu, trước chùa còn hai cái ao như mắt của rồng”. Huyền tích về ngôi chùa quả là một bí ẩn khó có thể biết hết, song nếu đúng như những gì được ghi chép lại và những gì chúng tôi được nghe thì nó đã có lịch sử tới hơn 1.000 năm tuổi. Ngôi chùa được hai vị vua đến thăm Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn cho biết: Trước đây, đã từng có hai vị vua đến thăm chùa Cần Linh. Đó là vua Tự Đức và vua Bảo Đại của vương triều nhà Nguyễn. Khi đến cúng tế, cầu phúc an dân ở đây, vua Tự Đức đã hiến cho chùa hai bức vọng bằng chữ Hán với dòng chữ Triện đề “Vương triều Đức tự hiến cúng”. Quá trình ở lại nơi này, vua Tự Đức thấy ngôi chùa linh thiêng với nhiều huyền tích bí ẩn, nên đã hiến tặng thêm một bức đại tự “Cần Linh”. Thực ra, ý ông muốn nói là “Cầu Linh”, nghĩa là ai muốn cầu cái gì, đến đây sẽ được toại nguyện vì nơi này rất linh thiêng. Tuy nhiên, lâu dần dân gian đọc chệch đi, hay có thể vì những lệ kiêng huý quá rườm rà của triều Nguyễn mà chữ “cầu linh” sau đó đã được đọc thành “Cần Linh” và nghiễm nhiên trở thành tên của chùa suốt bao nhiêu năm tháng sau này. Tư liệu nhà chùa còn cho biết, vào năm 2004, một đoàn cán bộ nghiên cứu về vật lí tâm năng đến khảo sát ở khu vực này đã nhận định: Vào đời vua Lê Lợi, có 314 chiến binh hi sinh từng được chôn cất tại khu vực phía Nam của vườn chùa này(?!) Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn bổ sung thêm rằng: Trong thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945, Sư cô Thích Diệu Viên, trụ trì ngôi chùa này đã tổ chức phát chẩn cơm, cháo cho người đói xin ăn quanh vùng. Tuy nhiên, vì đói khát lâu ngày, sức tàn lực kiệt nên một số người dân chưa kịp nhận khẩu phần của nhà chùa phát, đã lăn ra chết. Số người này cũng được sư trụ trì mở lòng từ tâm cho “nương nhờ cửa Phật”, đem chôn ở xung quanh khu vực chùa?! Những năm gần đây, một số lần sư trụ trì cho người đào hố trồng cây trong khu vực vườn chùa để lấy bóng mát, thi thoảng vẫn gặp các bộ hài cốt người, nên đã không cho tiếp tục xây dựng nhà cửa, trồng cây cối ở điểm đó nữa. Sư trụ trì và những người hảo tâm đã thuê chở gần 300 xe ô tô đất về đây đắp thành một gò đồi khá lớn, vừa để chùa tựa lưng vào núi theo thuật phong thuỷ, vừa để làm một ngôi mộ chung cho những người chết được chôn ở đây. Ni sư còn cho lấy đá ở dãy núi Đại Huệ, dãy núi Đại Hùng phía “mạch đất rồng” Nam Đàn và sẽ tiếp tục lấy thêm đá ở núi Dũng Quyết (TP. Vinh) để đưa lên dãy đồi làm giả sơn. Pho tượng Phật có chứa 2kg bạch kim Khi trụ trì tiền nhiệm là ni sư Niệm từ trần, được giao tiếp quản Cần Linh tự, Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn đã âm thầm thực hiện ý định đúc pho tượng Phật Bà Quan Âm lớn nói trên. Năm 2000, Ni sư đến Nam Định đặt một người thợ mộc làm pho tượng gỗ Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, với tổng chi phí 16 triệu đồng. Nhưng khởi công một thời gian, vì lí do sức khoẻ người thợ đó không làm được. Biết được chuyện này ni sư buồn lắm, mấy lần định đi tìm một người thợ khéo tay khác để phó thác tâm nguyện của mình, nhưng chẳng đặng. Năm 2002, người thợ cũ đó thấu tâm nguyện tha thiết của Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn, nên đã giới thiệu cho một người thợ khác ở Cát Đằng (Nam Định). Ni sư tìm đến, ký hợp đồng làm pho tượng bằng gỗ với một cái giá cao hơn nhiều là 45 triệu đồng, nhưng rồi cũng không thể hoàn thành, vì gia đình người thợ này lại gặp điều không may. Công việc làm pho tượng tưởng chừng phải dừng lại và mãi mãi không bao giờ thực hiện được, thì may mắn đã đến. Trong một dịp được Văn phòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam mời tham gia ý kiến xây dựng công trình lớn của Phật giáo ở Sóc Sơn (Hà Nội) và Yên Tử (Quảng Ninh), Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn gặp được một số thợ đúc đồng rất khéo tay, nên đã mời họ vào Nghệ An một chuyến để thăm chùa và tính chuyện hợp đồng đúc tượng. Sau một vài lần đắn đo khi nghe ý định của ni sư, cũng như biết chuyện bất thành của hai lần làm tượng trước đây, cuối cùng trước tấm lòng thành của vị sư nữ, tốp thợ này nhận lời. Vậy nhưng, Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn vẫn không dám nói cho ai biết việc này, vì sợ rằng lại gặp trục trặc như hai lần trước. Bà lặng lẽ một mình chuẩn bị mọi nguyên liệu cần thiết. Việc làm hợp đồng, thiết kế rồi cả quá trình triển khai đều được âm thầm tiến hành ở Xí nghiệp đúc đồng Ánh Hồng (Nam Định). Năm 2003 hợp đồng được làm xong, nhưng mãi đến tháng 2 năm 2005, việc đúc tượng mới được bắt đầu. Cả khoảng thời gian khá dài này, ngày đêm Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn ăn không ngon miệng, ngủ chẳng yên giấc, không chỉ các lần toạ thiền mà ở bất cứ đâu bà đều khẩn cầu cho việc đúc pho tượng được an toàn, tâm nguyện suốt đời của mình được hoàn thành. Theo hồ sơ thiết kế mà chúng tôi được ni sư cho biết, thì bức tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt đặt trên toà sen này có chiều cao 3 mét, chiều rộng là 2,5 mét, được đúc bằng 8 tấn đồng đỏ nguyên chất nhập từ nước ngoài về. Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn cũng cho biết thêm rằng, trước lúc đổ khuôn, các thợ đúc đồng đã trộn lẫn 2 kg bạch kim; 3,1 cây vàng ta; 5 chỉ vàng tây vào chảo nấu đồng để lấy linh khí. Ni sư tâm niệm một điều là mong rằng mọi người đến tham quan và các Phật tử khi ngắm pho tượng thì tự nguyện từ bỏ tham lam, điều ác để quay về với cái thiện, xoá đi mọi tội lỗi có thể sống tốt đẹp vì dân, vì nước. Pho tượng Phật được đúc thành công vào ngày lễ vía 19/2 năm Bính Tuất. Đến tận thời điểm đó, Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn mới công khai cho Phật tử và nhân dân quanh vùng biết để chuẩn bị rước đón về chùa. Ngày 10/5/2006 pho tượng Phật được rước từ Nam Định về Nghệ An và được bố trí tham gia cùng đoàn diễu hành trong dịp TP Vinh mừng ngày Đại Lễ Phật Đản 2550 năm. Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn tâm sự: “Tôi muốn mọi người mỗi khi đến chùa hãy gạt bỏ tâm ác, làm thiện, phụng đạo yêu nước. Tôi mong mỗi con người đều phải tự gột rửa mình, loại trừ cái xấu để đi đến “Chân, Thiện, Mỹ”, thực hiện phương châm: Đạo pháp – Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích chung của mọi người và của đất nước”. Tấm lòng này, chúng tôi xin được chuyển đến bạn đọc, những người đã, đang và sẽ đến với Cần Linh tự để viếng thăm ngôi chùa cổ, chiêm ngưỡng pho tượng độc đáo này và soi bóng chính mình trong sự thanh tao, thoát tục của đức Phật từ bi. Chí Long - Hữu Huỳnh
  24. Chào chị, - Theo tôi, nên để bếp hướng ĐÔNG BẮC, lưng bếp ở hướng Tây. - Bàn thờ thì trùng với hướng nhà cũng đẹp. Vài hiểu biết gửi tới chị .
  25. - Nhà bạn nên để bếp hướng BẮC là tốt nhất , lưng bếp TÂY NAM . - Bể phốt Tây Bắc chuẩn rồi .