Bách Lâm

Hội viên
  • Số nội dung

    284
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Bách Lâm

  1. Xin chia buồn với gia đình chị, cầu chúc cụ siêu thoát, an lạc cõi Tây phương di đà.
  2. Bạn thân mến, Bạn nên đưa bài này vào mục phong thủy thì hay hơn, chúc gia đình sơm bình an và hạn phúc.
  3. Kính mong anh Lão Nông và các tiền bối bớt chút thời gian giúp phuong2t với .
  4. Chúc mừng hai em Bunny và Thanh Vân . Chúc hai em luôn tinh tấn trên con đường học thuật và nhiệt huyết với diễn dàn. Kp
  5. Hôm nay mới chúc mừng được em trên diễn đàn, làm bố trẻ con mệt nhỉ ? Chúc gia đình luôn bình an và hạnh phúc.
  6. kimphong xin được giúp đỡ 500.000 VND ( năm trăm nghìn đồng) , cầu chúc cháu bé mau khỏe mạnh .
  7. Ồ, nghe phong phanh thiên hạ đồn thổi, Bunny sắp cưỡi chồng nữa, cung hỉ nhé .
  8. Xin chia buồn xâu sắc nhất cùng hungisu và gia đình .
  9. Chúc mừng sinh nhật anh nncuong. Kính chúc anh sang tuổi mới thắng lợi mới, hạnh phúc, may mắn .
  10. kimphong xin đóng góp 500.000 vnd, mong các em có thêm nghị lực .
  11. Mẹ mất sớm, bố phát bệnh tâm thần, bà nội mù lòa, 2 em nhỏ dại - đó là những gánh nặng quá lớn đang đè sập đôi vai non nớt của một cô bé 10 tuổi. Về miền tây Nghệ An mùa này, cái lạnh như xé nát từng lớp da thịt. Trong căn nhà hoang tàn dưới chân núi, một người đàn ông ngơ ngác đứng ngửa mặt nhìn lên trời giữa cơn mưa phùn. Từ trong nhà, một đứa bé gầy còm, đen thui gọi: “Bố ơi vào ngồi bếp cho đỡ lạnh”. Người đàn ông quát: “Mày thì biết gì, tao đang sưởi nắng đây mà mày không biết à…”. Cô bé Anh dẫn đường cho chúng tôi giải thích: “Chú ấy tên là Bổng, bị tâm thần đã mấy năm nay rồi”. Anh Bổng họ tên đầy đủ là Đặng Văn Bổng, 43 tuổi, trú xóm 2, xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hoà (Nghệ An). Năm 2006, vợ anh Bổng bị bệnh động kinh rồi chết đột ngột, để lại cho anh 3 đứa con gái là Đặng Thị Hồng (10 tuổi), Đặng Thị Linh (7 tuổi) và Đặng Thị Minh, 6 tuổi. Ngoài 3 đứa con thơ dại, anh Bổng còn phải nuôi mẹ già là bà Vũ Thị Thân (87 tuổi) mù lòa. Sau nỗi đau mất vợ, anh Bổng bỗng dưng phát điên, cứ ngẩn ngơ ngơ ngẩn. Người trụ cột gia đình thoắt trở thành gánh nặng. Có hôm lên cơn, anh đánh cả mẹ cả con. Họ hàng thấy vậy liền đưa cô con gái út của anh về ở với bà ngoại. Anh em cũng góp tiền đưa anh tới bệnh viện chữa trị nhưng cũng chỉ được một thời gian thì hết tiền, anh phải về nhà tự điều trị. Gánh nặng gia đình giờ đè nặng lên vai bé Hồng. Mới 10 tuổi, Hồng đã cáng đáng mọi việc trong nhà, từ nuôi bố tâm thần, chăm bà nội mù lòa đến chăm hai đứa em thơ dại. Hồng phải nghỉ học, cháu tâm sự với chúng tôi mà nước mắt không ngừng lăn trên má: “Chú à không biết đến khi nào bố cháu đỡ bệnh nhỉ. Gia đình cháu khổ nhất ở cái xã này, khổ đến nỗi hằng ngày chỉ ăn mỗi cơm nhạt, rau cũng không có mà ăn chưa nói đến chuyện cá thịt. Trước kia mẹ cháu chưa mất, gia đình còn được ăn con cá, nhưng từ ngày mẹ mất đến nay chẳng có lấy một bữa ăn ngon. Vì không có tiền nên cháu đã phải nghỉ học để làm việc thay bố….”. Hồng kể, nhà đã nghèo mà ngày nào bố cũng đập phá, cháu bé quá không biết phải làm sao. Có khi bố đi liền mấy ngày không về, mấy chị em lại phải nháo nhào đi tìm. Nhà có 2 sào ruộng nhưng không có người làm nên phải cho thuê. Cháu Hồng thì làm đủ việc, từ cấy thuê, chặt mía, đốn củi… miễn sao có thể mang tiền về chăm cho gia đình. Cháu Linh đang học lớp 3 nhưng gia đình không có tiền nên cũng sắp nghỉ học theo chị đi làm thuê. Hai chị em đang tuổi ăn tuổi chơi đã phải nặng lòng nỗi lo của người lớn. Căn nhà anh Bổng nằm chênh vênh bên mép núi tựa căn nhà hoang, trong mưa lạnh lại càng xiêu vẹo. Trong ngôi nhà ấy có những phận người đang rất cần sự dang tay giúp đỡ của cộng đồng. 1. Anh Đặng Văn Bổng - Xóm 2, xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An. 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội) Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn * Tài khoản VNĐ: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 Tại: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội * Tài khoản USD: Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí Số TK : 10 202 0000 004346 Switch Code : ICBVVNVX106 639 Tại : Sở Giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: 24 Trương Quốc Dung, P8, Quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 08.6.294.3896 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
  12. Kính gửi chị Wild, Em gửi 500.000 vào tài khỏan của chị,kính mong chị giúp em gửi cho trường hợp của thành viên Sandy gửi bài. Chúc chị và gia đình cuối tuần vui vẻ. Em kimphong.
  13. (Dân trí) - Hơn 2 kg gạo và 4 lạng thịt là khẩu phần ăn mỗi ngày cho 12 trẻ bị bỏ rơi tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Lâm (Lâm Thao, Phú Thọ). Thiếu thốn, thiểu năng phát triển, các bé mang phận “tồn đọng” sau những đợt xuất ngoại… 12 trẻ bị bỏ rơi được nuôi dưỡng tại Trung tâm Việt Lâm không còn nguồn trợ giúp. Trung tâm “nuôi nhốt” trẻ Gian nhà nuôi trẻ rộng chừng hơn 20m2, ẩm tối. Mùi khai, nồng, ngây ngấy sộc lên từ cửa buồng. Hai dãy giường, mỗi bên 3 chiếc kê ghép liền nhau, đóng thêm 2 hàng thanh gỗ sơ sài phía trên thành giường như một cách quây qua loa ngăn cách bé nhoài ra ngoài. Một bé trai xanh rớt, đôi bàn tay nhỏ quắt loay hoay vì lỡ chui ra, tự làm kẹt đầu giữa 2 thanh rào chắn, trong khi một bé khác ngật ngưỡng bám ở bậc “thang” trên cùng, suýt ngã lộn ra ngoài. Bên trong 2 vuông chiếu trúc thâm đen, loang lổ vệt thuốc xanh, tím, 3 bé khác nằm, ngồi ngặt nghẹo. Góc giường sát lối đi vào, một bé nằm úp sấp, thiêm thiếp ngủ, đôi mắt nhoen nước vẫn he hé trong giấc ngủ chưa sâu. Góc đối diện, sát tường, bé có vẻ nhỏ nhất trong “gia đình” với gương mặt xanh rớt, đôi mắt tròn đen mở to nhìn người lạ. Bàn tay em tẩn mẩn tự nghịch một đoạn dây vải buộc ở cổ chân phải, cột vào góc giường. Cổ chân hằn đỏ, ngấn một vết dây buộc. Hai chiếc giường quây liền, thò ra 6 sợi dây tương tự buộc sẵn ở những điểm góc. Căn buồng nhỏ chứa đồ bên cạnh, chăn tã nhàu nát ùn đống, bình sữa gác lỏng chỏng trên giá, dưới sàn nhà. Một vỉ dính ruồi đen đặc “tử sỹ” ngay cạnh chiếc chạn con để cháo, bột cho trẻ. Một chiếc cũi, đồ vật duy nhất trông còn mới, đúng chuẩn cho trẻ kê gần cửa ra vào, 3 bé nằm ngồi, đàn ruồi vẫn vò vò quanh những vết lở chưa đóng vảy trên thân mình bọn trẻ. Mỗi góc giường đều thòng sẵn những đoạn dây để buộc chân, giữ trẻ. Chẳng đòi hỏi gì nhiều, những số phận “lỡ làng” có mặt giữa cuộc đời tự hài lòng với những điều kiện sống giản tiện nhất. 12 cháu bé, nhỏ thì 13 tháng, lớn đã hơn 3 tuổi cùng một vóc dáng không mấy khác nhau, gầy nhỏ, xanh xao và gương mặt ngơ ngác, chẳng mấy nụ cười. Hầu hết các bé thân thể lở loét, dày kín những vết mụn nhọt, chỗ tím bầm, chỗ đã đóng vảy, chỗ vẫn còn chảy nước. Tất cả đều chưa biết nói, chưa tập nói. Hầu hết các cháu có biểu hiện viêm da, lở loét, mề đay bầm tím. Hai “mẹ” nuôi xoay không kịp với việc chăm sóc 12 đứa trẻ. Những bình sữa pha bột nhão lạnh ngắt từ lâu, ấn tụt cả đầu núm vú, không mút được, các bé vẫn cầm khư khư thay đồ chơi. Phát hiện một bé gái ngồi giữa góc chiếu đã ướt đầm, “mẹ” Triển lột mảnh tã xô, xốc ra sân sau, vặn vòi nước lạnh từ bể, xả từ bụng bé xuống rồi lại một mảnh tã khác ốp vào. Những chiếc quần không cái nào có chun có cạp, một dải vải buộc chằng đụp phía ngoài, chồng lên lớp tã. “Mẹ” Triển vừa đứng dậy, “mẹ” Chảy đã bê bé khác xốc tới vòi nước. Người phụ nữ chân tóc đã bạc quá nửa cười thành thật, thời gian thay tã, giặt giũ, cho các con ăn còn không đủ, nói gì đến việc dạy trẻ tập nói, tập chơi. 12 đứa trẻ đều có biểu hiện chậm nói, chậm phản ứng về ngôn ngữ. 2 kg gạo và 4 lạng thịt Nuôi trẻ ở Trung tâm Việt Lâm từ ngày thành lập (năm 2006), “mẹ” Triển cho biết, đây là thời điểm ít trẻ nhất. Nửa năm trước, sĩ số vẫn là 43 cháu. Phần lớn trong số này lần lượt được đưa đi làm con nuôi các gia đình tại Pháp, số ít khác tại Ý. 2 dãy giường ghép gia cố thêm hàng rào vẫn không đủ an toàn cho trẻ. 12 số phận hai lần kém may mắn bị ách lại khi vụ gian lận nguồn gốc, làm giả giấy tờ trẻ bị bỏ rơi để đưa ra nước ngoài tại 2 trung tâm bảo trợ xã hội ở Nam Định (tháng 8/2008) bị khám phá. Thanh kiểm tra sau vụ việc này, Trung tâm bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Lâm cũng “dính án” tương tự. “Mẹ” Triển giải thích đơn giản: “Những cháu này, giấy khai sinh từ cấp xã xác định bị bỏ rơi, nhưng kiểm tra tại xã thì không có trường hợp nào bỏ con như vậy”. “Cửa xuất” bị đình lại, nguồn tài trợ từ các tổ chức nước ngoài cũng cắt luôn 5-6 tháng nay. “Mẹ” Chảy kể: Nguồn sữa bị cắt ngay. “Gần 1 tháng trở lại đây, người từng nuôi dưỡng 2 bé gái tại trung tâm để chờ đi Mỹ nhưng bị phát hiện sai phạm, phải trả lại kêu gọi bạn bè ủng hộ, các cháu mới có sữa uống lại”. Một cháu bé có mụn lở lan khắp mặt. Mẹ “Triển” thì mỗi ngày được giao 1,2 kg gạo bột, 1,2 kg gạo cháo và 4 lạng thịt để lo cho bữa ăn của 12 đứa trẻ. Tiêu chuẩn 300.000 đ/cháu/tháng được quy thành 3 bữa ăn thiếu chất mỗi ngày. Bé nào cũng xanh, da dẻ bủng beo, nhẽo, chân tay, đến cả hơi thở cũng yếu ớt. Chậm phát triển, thèm hơi sữa, thèm được ôm bế, vỗ về là những biểu hiện xót xa đọc được qua những ánh mắt ngơ ngác, qua những vòng tay bé nhỏ bấu chặt, không gỡ ra được mỗi khi được bế của các bé. Có xem lại những bức hình bụ bẫm, linh lợi khi mới ít tháng tuổi của 2 bé gái được ghép thành cặp sinh đôi để “xuất” đi Mỹ mới hiểu cuộc sống các bé đã chống chịu hơn 1 năm trở lại trung tâm. Ạnh Trần Viết Tâm tình cờ trở thành bố nuôi Phương, Phượng trong hơn 8 tháng để chờ thủ tục xuất cảnh ứa nước mắt kể lại cảm giác gặp lại con, một tuần sau khi trở lại nơi bảo trợ. Hai chị em "sinh đôi" Phượng (trái) và Phương khi ở với bố nuôi... Hai bé toàn thân kín vết mẩn đỏ, lở loét, đôi chân tím bầm, phồng rộp những mảng mề đay. Chừng 1 năm tuổi ở nhà anh Tâm, bé Phượng hiếu động, thông minh, học theo các chị chơi đàn Oóc-gan, bắt chước dùng điện thoại. Giờ thì đã gần 3 tuổi, cả 2 bé không cao hơn các em 14-15 tháng tại trung tâm, gầy nhẳng, chưa biết nói. Bé Phượng đôi mắt lúc nào cũng ngơ ngác ngước nghìn từ trong chiếc cũi do bố Tâm mang lên, nhiều biểu hiện thiểu năng trí não. Và hơn 1 năm sau khi trở lại Trung tâm. “Mẹ” Chảy nói ngắn gọn: “Số 2 con bé đen, đã đặt một chân sang Mỹ rồi còn hụt. Bố mẹ nuôi người Mỹ lấy mẫu kiểm tra ADN, kết quả 2 đứa không phải chị em, họ trả lại hồ sơ ngay”. Giám đốc Trung tâm Tạ Quang Thuật chỉ thêm trường hợp khẩn của bé Huy, 13 tháng tuổi, thường xuyên ngất lịm, tím đen. Nhiều lần các “mẹ” nuôi phát hoảng vì hiện tượng “chết lâm sàng”, tưởng như không giữ lại được tính mạng của bé. Ông Thuật cũng xác nhận, từ tháng 11 năm ngoái, Trung tâm Việt Lâm mất nốt nguồn tài trợ duy nhất còn lại trị giá 1.000 USD/tháng từ một tổ chức của Pháp, đơn vị đã “bao thầu” phần lớn số trẻ đã đưa ra nước ngoài làm con nuôi của trung tâm. Hoạt động với cơ chế tự hạch toán, thu chi, cuộc sống của 12 đứa trẻ “tồn” lại… hẫng hoàn toàn. Không hiểu điều gì giữ chân 12 sự sống nhỏ bé, yếu ớt, không khả năng tự vệ. Bị ruồng bỏ, được cưu mang trong thiếu thốn, thứ duy nhất các bé có, không gì hơn là một bản năng sống, để tồn tại, để mong một ngày được sống cuộc sống thực sự của một con người… Cuộc sống của 12 sinh linh vô tội bị ruồng bỏ đang cần lắm những mái nhà, những vòng tay che chở và tấm lòng từ cộng đồng. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Trung tâm bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Lâm - Khu 16 thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, Phú Thọ. ĐT: 0210.772.343. Liên hệ: Tạ Quang Thuật, Đinh Thị Tuyết.
  14. To whom it may concern. To World Health Organization. To: Related Authorities in American and Mexican Outbreaks of Swine Flu around the world Dear Sirs / Mdm, It is my great pleasure to introduce myself as a long-time researcher specializing in the ancient civilization. Presently, I am the President of "Ancient Oriental Astrology Principle Research Center" under South East Asia -Vietnam science research and development Association. I takes for granted that you are all aware of the main aspects of Ancient oriental civilization, which are foretelling and oriental medicine. I have foreseen the outbreak of strange virus which threats human being from last year. Now, the flu outbreak comes out right as what has been foreseen long time ago. Swine flu outbreak is seriously threatening human life all over the world. My family has traditionally specialized in Oriental medicine. Besides, oriental medicine is one of the main research objectives of my above-mentioned research center. Therefore, you can believe that I have a deep knowledge in Oriental medicine. I got to know a kind of tree in Vietnam which can be used to treat “ virus-caused diseases ” and to prevent poison effectively. I have applied this “ treatment method ” for 20 years. If the present modern medical system has not found out any medicine yet to save flu victims in Mexico, and to prevent the flu outbreak from becoming an epidemic, from the bottom of my heart I would like to propose for a chance to apply our above-mentioned treatment method to cope with this serious flu outbreaks. Before this treatment can be applied, please let me know all your consideration. All expenses relating to travelling, hostelling and medicine for the treatment of the first 10-100 victims will be on my account. If the trial test cannot be approved by related medical authorities after the trial treatment on 10-100 victims, I will pay for all expenses as well. If the test is successful and approved, the mass treatment will be applied and this will be our humanity contribution to the world's community. It is our heart-deep goodwill in coping with the serious situation of the swine flu outbreaks, I do wish to receive your kind and prompt attention for the whole world to be saved. Yours Sincerely, Mr Nguyen Vu Tuan Anh Hanoi, April, 29th, 2009 Gửi Sư Phu, Sư phụ thân mến, lá thư đã được sửa chữa, sư phụ có thể gửi được rồi ạ.
  15. Sư Phụ kính mến Mai kimphong sẽ nhờ người bản xứ Singapore check lại thông tin trên rồi tin lại Sư Phụ . Học trò KP
  16. Mồng bảy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín đâu đâu Thì về Hội Gióng.Hằng năm vào ngày mồng tám tháng Tư, tại đình làng Gióng, tên chữ là làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh có mở hội kỷ niệm đức Phù Ðổng Thiên Vương, tục gọi là Ðức Thánh Gióng, rất linh đình và trang trọng.Hội đền Phù Ðổng Thiên Vương tục gọi là hội Gióng rất vui với cuộc rước lịch sử, diễn lại trận đánh giặc Ân của đức Thánh Gióng. Sự tích Ðời Hùng Vương thứ VI, có đám giặc gọi là giặc Ân hùng mạnh, không ai đánh nổi. Vua bèn sai sứ đi rao trong nước để tìm người tài giỏi ra đánh giặc giúp nước. Bấy giờ ở làng Phù Ðổng, có đứa trẻ xin đi đánh giặc giúp vua. Sứ giả về tâu, vua lấy làm lạ, cho đòi vào chầu. Ðứa trẻ ấy xin đúc cho một con ngựa và cái roi bằng sắt. Khi ngựa và roi đúc xong thì đứa trẻ vươn vai một cái, tự nhiên người cao lớn lên một trượng, rồi nhảy lên ngựa cầm roi đi đánh giặc. Phá được giặc Ân rồi, người ấy đi đến núi Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Ðổng, về sau phong làm Phù Ðổng Thiên Vương". Sửa soạn ngày hội Hội đền Phù Ðổng Thiên Vương là một hội rất lớn do bốn xã thuộc tổng Phù Ðổng cùng tổ chức với sự tham gia của làng hội Xá, nên việc sửa soạn ngày hội cũng rất cẩn trọng, nhất là sửa soạn cho cuộc diễn lại thần tích đức Thánh Gióng phá giặc Ân. Trong bốn xã này có hai xã Phù Ðồng và Phù Dực được luân phiên cử chủ tọa đám hội. Hai xã Ðổng Xuyên và Ðổng Viên chỉ đóng vai phụ tá trong đám hội và chỉ được đóng vai quân lính do thám. Mỗi xã được chia làm nhiều giáp, mỗi giáp tựa như một ấp hiện nay. Hàng giáp phải cử lấy những người giữ các vai quan trọng trong cuộc diễn lại trận diệt giặc Ân. Những người này là các ông Hiệu, hiệu Cờ trông nom cờ lệnh, hiệu Chiêng điều khiển khiêng, hiệu Trống điều khiển trống. Còn một ông Hiệu Trung Quân để phối hợp điều hòa sự tiến quân và hai ông Hiệu Tiểu Cổ để đi tiên phong thám thính quân giặc. Tất cả các ông Hiệu đều phải kén trong đám thanh niên từ 12 đến 26 tuổi. Có thể là những chàng trai đã lập gia đình rồi nhưng phải chay tịnh trong suốt thời gian sửa soạn cho đến ngày hội. Quân được chọn trong dân đinh bốn xã từ 18 đến 36 tuổi họp thành 10 cơ, mỗi cơ gồm một cơ trưởng và 15 cơ binh. Kẻ địch là quân tướng nhà Ân được tượng trưng bằng 28 thiếu nữ tuổi từ 10 đến 13 do hàng tổng cử ra để đóng vai 28 viên tướng giặc Ân, ăn mặc sặc sỡ, đeo đồ trang sức lộng lẫy. Cờ lệnh bằng lụa màu lòng đỏ trứng gà, rộng ba tấc rưỡi và dài bảy vuông. Cờ do giáp chủ tọa may, đây chính là cờ đức Thánh Gióng dùng trong ngày diễn trận. Mỗi năm thay cờ lệnh một lần. Cờ năm trước, ông Hiệu cờ năm sau dùng để luyện tập trước ngày diễn trận. Ðể phân biệt với những lá cờ khác, trên cờ sẽ có chữ "Lệnh" do một tay văn tự viết lên. Giáp chủ tọa trong mấy ngày đầu tháng tư sẽ lựa một ngày tốt, mời một bậc đại khoa nếu có, bằng không cũng phải mời một tay văn học tới viết chữ "Lệnh" này với sự chứng kiến của tất cả các ông Giáp trưởng bốn xã trong hàng tổng. Những nghi lễ trước ngày mồng chín tháng Tư Cuộc diện trận đã được sửa soạn từ ngày mồng sáu tháng Tư. N_ từ ba giờ chiều hôm mồng sáu, dân làng đã cử hành một đám rước tới giếng trước đền Mẫu, tức là Ðền Hạ, để lấy nước lau rửa tự khí dùng trong việc diễn trận. Nước đựng vào hai chỏe sứ. Hai mươi bốn quân sĩ của Phù Ðổng Thiên Vương sắp hàng hai theo bậc Giếng từ trên bờ tới mặt nước để lấy nước. Người cơ binh đứng ở bậc Giếng cuối cùng, sát mặt nước, múc nước vào một chiếc gáo đồng rồi chuyển cho người đứng cùng hàng với mình ở trước mặt. Người này nhận gáo nước rồi lại chuyển cho người đứng trước mặt mình bên bậc trên, đứng kế bên người vừa chuyển cho mình... Cứ lần lượt như vậy, gáo nước được chuyển theo đường chữ "CHI" cho tới miệng Giếng đến tay người đứng bên chóe sứ. Ngườ i này đổ nước vào choé, lọc qua một miếng vải điều theo hiệu lệnh Cơ trưởng. Cơ trưởng mặc áo thụng xanh, đánh Kiểng để ra lệnh cho người cơ binh đổ nước vào choé. Tự khí được rửa bằng nước đã lọc đựng trong choé sứ ở n_ sân đình. Ngày mồng bảy vào cuối giờ Tỵ, cờ lệnh được rước từ đền Mẫu đến đền Thượng và buổi chiều vào lúc giờ Mùi, hàng tổng đi kiểm soát lộ trình từ đền đến bãi trận. Có điều gì khiếm khuyết lập tức phải sửa chữa và bổ khuyết n_. Cuộc diễn trận chính thức Vào giờ Tỵ ngày mồng Chín có lễ tế cờ tại đền, có cả mổ trâu giết bò. Mọi người đều sẵn sàng để xuất trận. Mặt trận sơ sài, dưới chân Ðê có một hồ sen, địch quân chiếm đóng nơi hồ. Quân Phù Ðổng Thiên Vương tiến chiếm bờ hồ bên này, có một khoảng đất trống với nhiều mô nhỏ. Có ba chiếc chiếu đã trải giữa những mô đấy này. Giữa mỗi chiếc chiếu có một chiếc bát úp trên một tờ giấy: Chiếu tượng trưng cho cánh đồng, Bát tượng trưng cho đồi núi, Tờ giấy cho mây. Cờ lệnh đã trương lên, ông Hiệu cờ tiếp lấy rồi tiến lên ba bước. Rồi ông đứng ở giữa chiếc chiếu, hai chân chụm vào nhau. Ông nhảy lên hai lần, sau đó ông quỳ gối bên phải xuống chiếu, bàn chân trái dẫm ra đằng trước như hình chữ "Lệnh", hai tay ông phất cờ lệnh, xoay mình ba lần. Dân chúng dự cuộc lúc đó mỗi lần ông xoay mình lại đếm theo. ông đứng lùi khỏi chiếc chiếu. Lập tức mọi người nhảy xô tới cướp lấy xé chiếc chiếu. Họ tin những mảnh chiếu mang may mắn cho họ, và những người hiếm con được mảnh chiếu có thể thấy được tin mừng. Khi chiếc chiếu thứ ba được dân chúng xâu xé chia nhau hết quân giặc cũng tan, các tướng giặc cũng rút lui hỗn loạn. Kiệu của các cô thiếu nữ được rước về làng Phù Ðổng. Một tiệc khao quân lớn diễ n ra n_ trước cửa đền. Trận tái chiến diễn ra ở bãi Sòi Bia thuộc làng Phù Ðổng. ở đây cũng lại có ba chiếc chiếu như ở Ðồng Ðàm. Ngày mùng mười tháng Tư, hàng tổng duyệt lại đạo binh thắng trận. Các khí giới được kiểm soát. Hàng tổng lạilàm lễ trước đền. Quân sĩ lại được khao thưởng. Thế là "thiên hạ Thái Bình". Sau ngày diễn trận, hàng tổng lại tổ chức rước nước để rửa lại khí giới, đồ thờ đã dùng trong việc chiến trận. Và có nhiều trò vui cho khách trẩy hội thưởng thức: đánh vật, hát chèo và có cô đầu hát thờ. Ðến dự hội, người xem được chứng kiến nghi thức về một hệ thống lễ với các động tác thuần tục, uy nghi mang tính nghệ thuật và biểu tượng cao. Ðến hội, người ta có dịp cảm nhận được mối quan hệ hai chiều giữ a làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng, quá khứ và hiện tại như hòa nhập với nhau vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo. Truyền thống yêu làng-yêu nước được giữ gìn như một tài sản văn hóa. Trích Hội đình đám Việt Nam - Toan Ánh
  17. Thương quá, kimphong đóng góp 500.000 ( năm trăm nghìn ) , chị Will ơi, mình có thể chuyển tiền vào nhanh được không chị ?
  18. Tình như gió cuốn qua đời Thu buồn lắm khách ..rụng rơi lá vàng Chiều nay mưa trắng giăng hàng Nụ hôn trong cõi hoang đàng còn say, Mưa trời sao mắt lại cay Phố phường vẫn vắng chiều nay quá buồn Làm sao người ấy tận tường Môi hôn còn đọng ..nhớ thương vô hình Thu đang qua đấy ...đó mình Con tim si dại đọng hình bóng ai Người ơi kỉ niệm đắm say Một vầng trăng lạnh đêm này ru ta... Sưu Tầm
  19. Chào teppy, -Mình cũng hơi bận, trả lời hơi chậm, bạn thông cảm nhé. Trên đây bạn nói hướng nhà là 11,25 độ hay 112,5 độ ? Nếu 11,25 độ thì là hướng Bắc, còn 112,5 độ phạm đại không vong. -Cửa nhà (cửa chính 1,6m) đối với cửa trong bị trụ đối thẳng không tốt. -Xét về khí trong nhà thì bếp có vẻ kém khí do cửa sau thông thẳng, nên làm bậu cửa sau. -Bếp hướng Đông để hóa giải Tuyệt mạng. Vài hiểu biết của chính mình, theo PTLV , bạn nghiên cứu và suy ngẫm.
  20. Chúc mừng sinh nhật Artemisia,hungisu Diễn đàn cũng như các thành viên chúc hai bạn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt.
  21. Tướng mạo xinh xắn , thích mơ ước cao sang, nhiều lúc hơi quá. Mong muốn tìm người yêu giàu có, thành đạt.Sức khỏe tốt. Chúc bạn luôn thành đạt trong cuộc sống nhé.
  22. Mọi người ơi, cho ý kiến về cafe ngon ở Hà Nội với!!! Có mấy người bạn ở HCM ra, không biết nên ngồi đâu đây!?
  23. Một suất tài trợ cho 1 em là nhiêu thế Liên Hương ?
  24. Xét theo Lạc Việt, - Quý tỵ - 1953 - Hợp hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây - Bạn làm cái gương hắt từ trong nhà ra. Ý kiến để bạn tham khảo . Chúc may mắn.