-
Số nội dung
284 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Everything posted by Bách Lâm
-
Chúc mừng sinh nhật anh Lão Nông, Kính chúc Anh và gia đình vạn sự cát tường, như ý.
-
Hình ThangKa trên là của phái mũ đỏ tây tạng, còn hình mật chú dưới không biết thuộc môn nào nữa cơ huynh Thiên Đồng ới .
-
Con cún yêu bị chết thì buồn nhỉ ? Nếu chuẩn 180 độ thì cả dãy đó không tốt , thêm vào đó huyền không năm nay hướng Nam theo lạc việt cũng vậy .
-
Nếu theo phong thủy thì bếp phải được hướng . Vậy nhà Nhut nhat bếp hướng nào ?
-
Bạn phải có sơ đồ chứ miêu tả vậy khó tư vấn .
-
Mừng sinh nhật em Phạm Thái Hòa, chúc em vạn sự tốt lành
-
:lol: :lol: :lol: :lol: :( :lol: :P :P :P :blink:
-
Kính gửi chị Wildlavender, - Chị có thể gửi dùm em 500.000 ( năm trăm nghìn) cho chị quê ở Lâm Đồng được không ạ ? Em sẽ chuyển tiền vào TK cho chị vào ngày mai.
-
Kính chúc sư phụ sang tuổi mới hạnh phúc, thành công, sức khoẻ, vạn sự cát tường . Các học trò luôn mong mỏi thầy có những bước tiến dài trong việc nghiên cứu nền văn hiến Lạc Việt nghìn năm .
-
- Huynh VinhL nói hay quá, - Theo kimphong, ngân hàng ở đây chỉ cần nhìn qua sơ đồ google là hiểu : Cổ nhân có câu : "Đất chật người đông thì người thắng trạch" , " Đất rộng người thưa thì trạch thắng người" . Kính mong các bậc thầy chỉ bảo.
-
Gửi chị Willavender, Vâng, em gửi chị 500 nghìn đó ạ.Mong chị giúp em . Em cám ơn chị
-
Chúc mứng sinh nhật anh hung303 và fa_mix . Chúc anh hung303 và famix tuổi mới thành công mới.
-
Thanh Vân tốt bụng lắm đấy LeDien ơi .
-
(Dân trí) - “Đau quá cô ơi, tôi sắp hết hơi rồi, cô đừng hỏi nữa”. Giọng nói thều thào không thành tiếng của bà cụ Mai Thị Phích (81 tuổi) khi nói với PV Dân trí về thân phận và cuộc đời cơ cực của mình làm tôi bật khóc. Căn phòng ổ chuột chưa đầy 12m2 ở 164/3 khóm 10-khu vực Yên Thượng, quận Cái Răng, là nơi trú ngụ của 4 con người nghèo đói, bất hạnh của hai gia đình, 4 cảnh đời bi đát cưu mang nhau qua cơn đói khát, bệnh tật trong mấy năm ròng. Anh Lê Hoàng Cường quê tận Cà Mau mồ côi cha mẹ năm anh 16 tuổi. Lớn lên trong cảnh côi cút không người thân thích, không ruộng vườn, không nhà cửa. Năm 19 tuổi lấy vợ cứ tưởng mình sẽ có một mái ấm gia đình. Nhưng hạnh phúc không đậu lại với con người bất hạnh này. Khi con lên 3 người vợ không chấp nhận cảnh đời cơ cực đã lạnh lùng rũ bỏ cha con anh đi theo người đàn ông khác. Anh lại cõng con đi theo các chủ tàu đánh cá, câu tôm, làm mướn. Ở cái tuổi ngoài 80, bệnh tật đau yếu là thế nhưng bà vẫn cố gắng chăm sóc người con trai mắc bệnh tâm thân nằm liệt giường. Dù nghèo đói nhưng anh hiểu ra rằng nếu cứ lang thang trên sông nước với xuồng ghe thì con mình sẽ thất học.Anh Cường đành bỏ xứ lên tận Cần Thơ làm thợ hồ kiếm sống nuôi con ăn học. Năm học này con anh vào lớp 5, dù không có áo quần đồng phục mới, đôi dép lành như con hàng xóm nhưng anh coi đó là niềm hạnh phúc, niềm an ủi cuộc đời bất hạnh của mình. Trong căn phòng chập hẹp, không có lối chen chân, có một chiếc Honda cà tàng. Thấy tôi chăm chú nhìn chiếc xe anh giải thích: Đó là xe thuê để ban đêm chạy xe ôm, ban ngày có phương tiện để đi làm thợ hồ nơi xa. Mỗi đêm chạy xe ôm anh Cường thu được 10 đến 20 ngàn nhưng phải trả tiền thuê xe hết 15 ngàn. Cuộc sống của cha con anh có thể nói không thể nghèo hơn được nữa nhưng lòng anh thì rộng mở. Gặp hai mẹ con bà già bệnh tật, lưng gầy còm, chân sưng húp, tay run rẩy lại nuôi một người con bị bệnh tâm thần rất nặng, anh Cường đưa về cho ở chung phòng trọ mình đã 3 năm nay. Đó là cụ Mai Thị Phích (81 tuổi) thân phận còn cơ cực hơn cuộc đời anh Cường. Bà cụ Phích quê tận Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng, sinh 4 người con, chồng chết lúc còn trẻ. Ba đứa con lớn thấy nhà nghèo nên lần lượt bỏ xứ ra đi không trở về. Tôi gạn hỏi tên tuổi từng người con, bà cụ Phích gạt tay lau nước mắt không thể nói thành lời. Bà lục tìm trí nhớ nhưng vì già lẫn không nhớ nổi tên 3 đứa con biệt xứ. Bà nhớ duy nhất tên người con trai út Lê Hoàng Vũ bị bệnh tâm thần nặng từ nhỏ mà bà chăm sóc, nuôi nấng suốt chục năm trời. Anh Vũ (49 tuổi) nằm trong góc phòng tối om gần như bất động, nhưng có thể bất thần vùng lên đập phá bất cứ lúc nào khi cơn đau trỗi dậy. Tôi tìm vào chụp tấm hình khi anh đang ngủ bà Phích can ngăn chỉ sợ Vũ bất thần vùng dậy đánh. 80 năm cuộc đời bà Phích gần như vắt kiệt sức mình làm lụng, chăm sóc người con tâm thần. Giờ đây, lưng còng cúi gập sát đất, hai bàn tay teo tóp, chân sưng phù, những cơn đau tim hành hạ bà suốt ngày đêm. Anh Cường, dù bất hạnh và khó khăn, nhưng vẫn tự nguyện cho mẹ con bà Phích về ở chung phòng trọ hơn 3 năm nay. Nhiều khi bà muốn chết đi cho thoát cảnh đời cơ cực nhưng nhìn thấy đứa con đang chống chọi từng ngày qua cơn đói khát, bệnh tật bà không nỡ dứt áo ra đi, lại âm thầm khóc, lại lom khom đi tới từng nhà xin cơm, cháo cho hai mẹ con qua ngày. Dù anh Nguyễn Hoàng Cường đã rộng lòng cưu mang mẹ con bà Phích nhưng tiền công mỗi ngày làm thợ hồ của anh làm sao trang trải từ tiền thuê nhà trọ, tiền ăn uống, thuốc men, học hành cho con... Chính anh Cường cũng tự hỏi cuộc sống của mình và mẹ con bà Phích rồi sẽ ra sao khi chính anh không nhà cửa, không nghề nghiệp, không đồng xu dính túi! Bà cụ Phích và anh Nguyễn Hoàng Cường đang rất cần những tấm lòng nhân ái của cộng đồng để vượt qua hiểm nghèo.
-
(Dân trí) - Chín năm trôi qua, đứa con của anh chị ngày một lớn, mỗi năm anh chị chỉ gặp con được 1 lần vào mùa Vu Lan. Ở đó, những giọt nước mắt của tình mẫu tử làm nhiều người phải rơi lệ. Hai số phận tàn tật… Chị Ngô Thị Ba (SN 1960) sinh ra và lớn lên trên mảnh đất cát vùng nam Quảng Bình, nơi mà trong chiến tranh hứng chịu không biết bao nhiêu đạn pháo của đế quốc Mỹ. Chiến tranh đi qua, vùng đất tử địa ấy khốn khó từ bao đời nay càng khốn khó hơn sau chiến tranh. Trai tráng khoẻ mạnh có nghề đi biển còn phụ nữ thì hàng ngày gồng ghánh những triêng cá vượt qua những động cát cao ngất để rồi bán những sản phẩm của biển. Chị sinh ra bị bệnh về mắt nên hàng ngày chỉ có thể đi gánh cát, gánh gạo, gánh nước thuê kiếm năm ba đồng để nuôi thân. Thời con gái trôi qua mà không một tấm chồng, chị định về quê nhưng nghĩ đến cảnh không có gì ăn cho qua ngày làm sao về được… Còn anh Huỳnh Hoàng Vũ (SN 1966) khi được 3 tuổi thì bị bại liệt. Cuộc sống ở vùng biển Khánh Hoà của gia đình đông con và khó khăn nên không có tiền chữa chạy nên anh đành chấp nhận số phận. Cũng như chị, anh tìm đường mưu sinh cho riêng mình. Anh cũng làm không biết bao nhiêu việc để kiếm sống cho đến khi tai hoạ ập đến. Anh bị tai nạn, đã tàn tật nay còn què quặt thì làm gì được nữa. Chiếc xe lăn cũ kỹ mà một người cho anh trở thành phương tiện, đôi chân của anh. Không còn khả năng lao động nữa anh đã ngồi trên xe lăn ấy để đi hết vùng này qua vùng khác kiếm từng miếng ăn từ sự đùm bọc yêu thương của mọi người… Quặn lòng trước cảnh cùng cực của anh chị. Hai số phận ấy đã gặp nhau, chị quá lứa anh lỡ thì. Họ sống bên nhau chăm bẵm nhau những lúc ốm đau từ đó sinh nghĩa sinh tình. Hai số phận tàn tật ấy bấu víu lấy nhau trong khổ cực để rồi kết quả của họ có một đứa con trai kháu khỉnh năm 2000. Không nhà không cửa, không tiền không một thứ có giá trên người nên anh chị đành chấp nhận gửi đứa con kháu khỉnh của mình vào chùa Nghĩa Hoà ở Vĩnh Điềm Thượng, Vĩnh Hiệp (TP. Nha Trang, Khánh Hòa) và tiếp tục đi xin ăn qua ngày. Chín năm trôi qua, đứa con của anh chị ngày một lớn, mỗi năm anh chị chỉ gặp con được 1 lần vào mùa Vu Lan. Ở đó, những giọt nước mắt của tình mẫu tử làm nhiều người phải rơi lệ. Mới 9 tuổi nhưng cháu Huỳnh Hoàng Bảo đã có mong ước rất thiết thực “Ba mẹ yên tâm, khi con lớn con sẽ đi học bác sỹ về để chữa cái chân bị đau của Ba, đôi mắt mờ của Mẹ…!” chị Ba kể trong nước mắt. Thương con quặn lòng nhưng biết làm sao được, lấy gì mà ăn vậy là anh chị cứ tiếp tục lang thang đó đây để kiếm tìm nguồn sống. Cuộc đời đã không may còn đen đủi hơn nữa, anh tiếp tục bị tai nạn và đôi chân trở nên liệt hẳn vậy là mùa Vu Lan vừa rồi cả hai anh chị không gặp được đứa con yêu quý. Ước nguyện cả một đời… Ở đâu cũng không bằng chính quê hương mình do vậy anh chị đã quyết định vượt quãng đường cả ngàn cây số để về với quê hương. Chị đi bộ đẩy anh trên chiếc xe lăn cũ kỹ ấy, mệt thì nghĩ, đói thì xin ăn vậy là họ rong ruổi trên đường. Có đoạn xin được xe ô tô thì đỡ đôi chút còn không thì buộc phải đi bộ. Ngày này qua ngày khác và cứ thế họ lần mò về đến quê hương và quyết tâm ở lại dù đói dù nghèo chỉ hy vọng được “nhắm mắt” trên mảnh đất quê mình. Bà con lối xóm vùng bãi ngang Ngư Thuỷ Nam thương cho số phận nghiệt ngã của hai vợ chồng nên mỗi người giúp một ít cho hai vợ chồng mua mấy tấm lợp và dựng đại 1 căn nhà trên bãi đất trống để hai vợ chồng có nơi chui ra chui vào tránh mưa, tránh nắng. Hàng ngày các thuyền đi đánh bắt có con cá, con mắm họ đều mang cho anh chị làm thức ăn để sống qua ngày. Không đi làm, không đi ăn xin được nữa nên cuộc sống của anh chị càng lâm vào chỗ túng thiếu và bần cùng hơn. Mò mẫm để có bữa cơm cũng đâu phải dễ với những người khuyết tật. Chị tâm sự với chúng tôi rằng về quê dù đau ốm què quặt nhưng vẫn có chị em và bà con lối xóm nhưng điều đáng buồn nhất đó là phải sống quá xa con nên nhớ không thể chịu được. Ước gì ai đó cho tôi vài trăm ngàn để tôi vào đưa cháu ra chứ thế này chắc vợ chồng tôi chết vì nhớ con mất. Còn anh, anh mong ước cả đời mình làm lụng tích góp để xây một căn nhà cho đàng hoàng và đón con về để hàng ngày được ôm con vào lòng cho dù có nhịn đói đi chăng nữa thì anh cũng mãn nguyện. Nhưng tất cả đều vô vọng, số tiền 3 triệu đồng tích góp được hơn 17 năm đi lang thang bỗng chốc mất tiêu vào tiền thuốc men khi anh bị tai nạn. Vậy là phải chấp nhận thôi, anh thở dài trong nỗi thất vọng đến vô cùng. Giọt nước mắt lăn trên gò má của người vợ và tiếng thở dài não ruột của người chồng khiến lòng tôi đau quặn. Hai số phận, hai tấm thân tàn tật ở bên nhau trong căn nhà tạm bợ giữa vùng cát trắng này đang cần sự chia sẽ của những người hảo tâm để những ngày cuối cùng của cuộc đời họ đạt được ước nguyện. Trước hết, tha thiết đề nghị chính quyền địa phương xã Ngư Thuỷ Nam quan tâm giúp đỡ hoàn cảnh đáng thương và sau nữa hy vọng những nhà hảo tâm trên mọi miền tổ quốc giúp đỡ để cuộc sống anh Vũ chị Ba qua giai đoạn khốn khó này…
-
Xin được hỗ trợ cho gia đình bác 500.000 VND ( năm trăm nghìn đồng) nhỏ nhoi, mong và xin những tấm lòng hảo tâm giúp bác hoàn thành ước nguyện .
-
Có cái đường thẳng ngang có phải là trục Tý Ngọ không Phạm Cương ?
-
Về khoa học, cột phát sóng là nơi thu và phát các năng lượng- là nơi chuyển hóa các hạt từ của sóng , lấy ví dụ bạn nghe ĐT nhiều chắc sẽ có ảnh hưởng.
-
Ôi giá mà đi cùng mình thì an toàn lém :P :lol: :lol: , còn đi với anh bunny thì bổ mắt :( :( :P P/s : Nói chơi chút xíu nhé em...hihi
-
Bạn nên gõ tiếng việt để tư vấn chính xác hơn.
-
Kim phong xin đóng góp 500.000 VND ( năm trăm nghìn đồng)
-
Chị Will thân mến, hôm nay em mới chuyển được, thông cảm cho em nhé, dạo này em lu bù nhiều việc quá . Kính chị .
-
Kính chúc anh longtuan bước sang tuổi mới, thành công mới, an khang, thịnh vượng, hạnh phúc.
-
Chúc mừng sinh nhật người đẹp Liên Hương, chúc em luôn vui vẻ,yêu đời, nhiều cái mới.... :(
-
Kimphong xin đóng góp 500.000 VND , kính nhờ quỹ từ thiện chuyển giúp tới tay cụ bà . “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha Tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn Mang cả tấm thân gầy Cha che chở đời con Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghen con”.