• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 22/04/2022 in all areas

  1. BÁT SÁT TRONG ĐỊA LÝ LẠC VIỆT. Trên cơ sở giả thuyết ban đầu xuất sắc của Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn. Chúng tôi đã thực hiện lại mối liên hệ giữa hướng và phương sát trong Bát sát với vòng Tràng sinh. Nhưng để quý vị và ACE thấy rõ được tính nhất quán và tính hệ thống của một lý thuyết nhân danh khoa học, chúng tôi cần nói rõ hơn về vấn đề Vòng Tràng sinh. I. VÒNG TRÀNG SINH TRONG LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG. Khái niệm "Vòng Tràng Sinh" trong ứng dụng của Lý học Đông phương, mô tả một chu kỳ gồm 12 thành tố. Các thành tố này lần lượt theo quy luật là: 1/Trường sinh. 2/ Mộc Dục. 3/ Quan đới, 4/ Lâm Quan, 5/ Đế Vượng, 6/ Suy. 7/ Bệnh. 8/ Tử. 9/ Mộ. 10/ Tuyệt. 11/ Thai. 12/ Dưỡng.... Vòng Trường sinh mô tả chu kỳ sinh trưởng và suy bại của mọi sự vật, sự việc trong cuộc sống, thiên nhiên, vũ trụ và con người. Cho nên, vòng Trường sinh ở trong nhiều hệ thống của các ngành ứng dụng thuộc Lý học Đông phương. Vòng Trường sinh trong ngành dự báo số phận con người là Tử Vi có chu kỳ trong 12 cung và là thành tố dự đoán của chu kỳ Đại Hạn 10 năm trong Tử Vi - Tức là vòng Tràng sinh chi phối 120 năm (Một trăm hai mươi năm) trong chu kỳ vận hạn của một đời người trong lá số Tử Vi. Trong ứng dụng của khoa Tử Vi, vòng Tràng Sinh Dương tính theo chiều thuận. Vòng Tràng sinh Âm tính theo chiều nghịch. Chu kỳ Âm Dương của vòng Trường Sinh là 24 năm. Đây chính nguyên lý chu kỳ 24 năm Sinh - Vượng - Mộ của một hành trong LẠC THƯ HOA GIÁP được thực hiện trên Hà Đồ - đã được Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh chứng minh nguyên lý lập thành bảng này trên Hà Đồ - với sự thay đổi vị trí hai hành Thủy Hỏa. Vòng Tràng sinh thể hiện sự tiêu trưởng của ngũ hành. Ngũ hành phân Âm Dương cho nên vòng Tràng sinh cũng theo Âm Dương và ứng dụng theo tam hợp cục của Địa chi. Vì Địa chi phân Âm Dương nên sự ứng dụng của Trường sinh cũng theo quy luật Dương thuận, Âm nghịch. Thí dụ: Tam hợp cục Hỏa là Dần - Ngọ - Tuất; Tam hợp cục Mộc là Hợi - Mão - Mùi.... ACE và quý vị lưu ý nguyên lý tam hợp cục của ngũ hành để đối chiếu với tính hợp lý trong việc ứng dụng vòng Tràng sinh trong Địa lý Phong thủy Lạc Việt. Quý vị và ACE xem hình minh họa dưới đây cho hai vòng Tràng sinh Âm Dương thuận nghịch. Vòng Tràng sinh Duong thuận Vòng Tràng sinh Âm nghịch Như vậy tôi đã trình bầy khái quát về những nguyên lý ứng dụng của vòng Tràng sinh trong mọi ngành ứng dụng của Lý học Đông Phương nói chung. Trên cơ sở những tri thức căn bản về vòng Tràng sinh này chúng ta ứng dụng tiêu chi khoa học cho một lý thuyết khoa học phát biểu như sau: Trên cơ sở tiêu chí khoa học này, chúng tôi ứng dụng giả thuyết hướng sát của Bát sát lệ thuộc vào vòng Tràng sinh xem có phù hợp với tiêu chí khoa học trên hay không. Vì vòng Tràng sinh có thể phân loại Âm Dương, cho nên chúng tôi cũng phân loại tám phương Bát quái theo Âm Dương, như sau: A/ Bốn quái tứ chính thuộc Dương, gồm: Khảm / - Chấn / - Ly / - Đoài / B/ Bốn quái tứ di thuộc Âm, gồm: Càn / - Khôn / - Cấn / - Tốn / Trên cơ sở này chúng ta một lần nữa áp dụng vòng Tràng sinh theo đúng như cổ thư chứ Hán mô tả về hướng sát của Bát sát để đối chiếu, so sánh. A/ Bốn quái tứ chính: 1/ Hướng Khảm Bát sát ở Thìn (Khảm Long)......................2/ Hướng Chấn Bát sát ở Thân (Chấn sơn Hầu) 3/ Hướng Ly Bát sát ở Hợi (Ly Trư).....................................4/ Hướng Đoài Bát sát ở Tỵ (Đoài Xà đẩu) B/ Bốn quái tứ di: 5/ Hướng Càn Bát sát ở Ngọ (Kiền Mã)..............................6/ Hướng Khôn ( Tốn theo sách Việt), Bát sát ở Mão (Khôn Thỏ 'mão') 7/ Hướng Cấn Bát sát ở Dần (Cấn Hổ)................................8/ Hướng Tốn (Khôn theo sách Việt). Bát sát ở Dậu (Tốn Kê). Thưa quý vị và ACE thân mến Như vậy qua hình mô tả ở trên, khi chúng ta áp vòng Tràng sinh theo giải thiết ban đầu để quán xét thì chúng ta nhận thấy rằng, ở bốn quái tứ chính (vòng Tràng sinh thuận), chỉ có hai quái Ly và Chấn có phương Bát sát nằm ở Tuyệt. Và ở bốn quái tứ Di (vòng Tràng sinh nghịch) thì chỉ có hai quái Càn và Khôn (Tốn theo sách Việt) có phương Bát sát nằm ở Tuyệt. Như vậy nếu theo giải thuyết ban đầu là đúng thì thể hiện phương sát theo cổ thư chữ Hán chỉ đúng được một nửa?! Chúng tôi cho rằng: Vì mối liên hệ chính xác "một nửa" đó - phương sát phải nằm ở vị trí Tuyệt của vòng Tràng sinh - thì tính hợp lý lý thuyết cho toàn bộ vấn đề, tất cả các phương sát đều phải nằm phương Tuyệt của vòng Tràng sinh - Tùy theo tứ chính hay tứ di mà ứng dụng vòng Tràng sinh thuận nghịch. trên cơ sở này chúng ta áp vòng tràng sinh trên cơ sở "Hậu thiên Lạc Việt (Đổi chỗ Tốn - Khôn) phối Hà Đồ" . Chúng ta sẽ được một sự hoàn hảo phù hợp với tiêu chí khoa học của phương sát trong Bát sát, như mô hình dưới đây: A/ Bốn quái tứ chính: 1/ Hướng Khảm Bát sát ở Tị (Khảm Xà/ Sách Hán: Long)......................2/ Hướng Chấn Bát sát ở Thân (Chấn sơn Hầu) 3/ Hướng Ly Bát sát ở Hợi (Ly Trư).....................................4/ Hướng Đoài Bát sát ở Dần (Đoài Hổ đẩu. Sách Hán: Xà) B/ Bốn quái tứ di: 5/ Hướng Càn Bát sát ở Ngọ (Kiền Mã)..............................6/ Hướng Khôn Bát sát ở Tý (Khôn 'Tý'. Sách Hán: Tốn Kê) 7/ Hướng Cấn Bát sát ở Dậu (Cấn Kê. Sách Hán: Dần)..........8/ Hướng Tốn Bát sát ở Mão (Tốn Mẹo. Sách Hán: Khôn tuyệt ở Mão). Thưa quý vị và ACE, trên cơ sở giả thuyết ban đầu chúng tôi xác định rằng: Tất cả các phương sát trong Bát sát đều phải nằm ở vị trí Tuyệt của vòng Tràng sinh. Trong đó, tứ chính là Dương, thuộc vòng Tràng sinh thuận; tứ Di là Âm thuộc vòng Tràng sinh nghịch. Và chúng tôi đã minh họa ở hình trên. Trên cơ sở này chúng ta thấy rằng: Hai quái tứ chính là Ly - Chấn hoàn toàn trùng khớp phương sát với Lạc Việt, tức giả thuyết của chúng tôi và hai quái tứ Di là Càn - Khôn (Tốn theo Lạc Việt) là hoàn toàn trùng khớp, còn lại như phần trên đã trình bầy thì phương pháp đặt phương sát của chúng tôi nhân danh nền Văn hiến Việt một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học về tính quy luật, tính khách quan, tính hệ thống, tính nhất quán và tính hoàn chỉnh. Bây giờ chúng ta đối chiếu tiêu chi khoa học mà chúng tôi đã trình bầy ở trên về tính hợp lý lý thuyết toàn diện nhân danh nền Văn hiến Việt: Tất cả những ai nghiên cứu về Lý học thì đều biết rất rõ thì trong 12 Địa chi thì Tý tuyệt Tị, Mão tuyệt Thân, Ngọ tuyệt Hợi, Dậu tuyệt Dần và ngược lại: Hợi tuyệt Ngọ, Tị tuyệt Tý, Dần tuyệt Hợi, Thân tuyệt Mão. Trên cơ sở này chúng ta quán xét lại toàn bộ những hướng và phương sát - nhân danh nền Văn hiến Việt - hoàn toàn phù hợp với cách Tứ Tuyệt trong Địa chi được mô tả trong Lý học Đông Phương, đồng thời phù hợp với phương Tuyệt của vòng Tràng sinh. Đây chính là tính hợp lý lý thuyết của mọi vấn đề liên quan đến nó phù hợp với tiêu chí khoa học. Đó là phù hợp với phương Tuyệt của vòng Tràng sinh; phù hợp với nguyên lý Tứ tuyệt của địa chi. Đó chính là một phương pháp nghiên cứu của chúng tôi căn cứ theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Đây là điều mà trong các cổ thư chữ Hán không mô tả được. Vấn đề không phải chỉ riêng một vấn đề phương sát trong Bát sát trong Địa lý Phong thủy. Mà là tất cả hầu hết các di sản từ cổ thư chữ Hán liên quan đến Thuyết Âm Dương ngũ Hành, thì chúng đều rất mơ hồ, mâu thuẫn và bất hợp lý ngay trong nội hàm cấu trúc của hệ thống này. Tính hợp lý lý thuyết phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, chỉ thể hiện nhân danh nền Văn Hiến Việt một thời Huyền Vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử, với nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt. Mới đủ tư cách để xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Bát Quái chính là "Lý thuyết thống nhất vũ trụ" mà nền khoa học hiện đại đang mơ ước! Trên cơ sở này. Rất hy vọng bài viết mà tôi trình bầy trên đây sẽ được quý vị quan tâm. Riêng đối với ACE Địa lý Lạc Việt thì nhân danh một người thầy đang truyền đạt kiến thức và nhân danh nền Văn Hiến Việt, với tinh thần khoa học thực sự, ACE hãy áp dụng phương sát trong Bát sát đã được phục hồi từ nền Văn hiến Việt. Phương pháp ứng dụng nhân danh nền Văn hiến Việt, không chỉ ứng dụng trong Dương trạch để trổ cửa tùy theo hướng nhà, mà còn là ứng dụng trong Loan Đầu để chọn hướng nhà và vấn đề Âm trạch mà ACE sẽ tiếp tục được học tới đây. Xin cảm ơn quý vị và ACE đã đọc và quan tâm đến bài viết này.
    1 like