-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 18/04/2022 in all areas
-
NGHỊCH LÝ TRỤC QUỶ MÔN, BÍ ẨN THIÊN MÔN ĐỊA HỘ VÀ SỰ HOÀN CHỈNH CỦA HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ Thiên Đồng - Bùi Anh Tuấn Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương. Tiêu chí khoa học hiện đại quyết định rằng “Một giả thuyết khoa học được coi là đúng, nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhât quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật và có khả năng tiên tri.” Trong những tri thức liên quan đến phương pháp của học thuật cổ Đông phương, cụ thể là phương pháp Bát trạch trong phong thủy, tồn tại những khái niệm bất biến như Thiên Môn, Địa Hộ, Quỷ Môn, Nhân Môn, Nam Quỷ Môn, Nữ Quỷ Môn…nhưng đi kèm với những định danh này thì không có sự tương hợp, tương xứng cho từng định vị hay sự tương thích trong cùng mối liên hệ để tạo nên sự nhất quán cho một hệ thống lý thuyết mang tính hoàn chỉnh. Do vậy, điều nghịch lý tồn tại hằng ngàn năm được mặc khải như một chân lý cần được giải linh, khơi sáng nỗi tồn nghi. 1. NGHỊCH LÝ TRỤC QUỶ MÔN VÀ BÍ ẨN THIÊN MÔN - ĐỊA HỘ: Sách Phong Thủy Toàn Thư, tác giả Thiệu Vĩ Hoa, nhà xuất bản Thời Đại ấn hành năm 2009, trang 128, hướng dẫn về cách xem tướng nhà và phương vị nhà cửa, có tái hiện phương vị la bàn bằng đồ hình như sau: Trang 176, sách cùng tựa, có đoạn như sau: Cuốn Phong Thủy Toàn thư của Thiệu Vĩ Hoa. Nxb Thời Đại 2009. Đây là lời giải thích trong sách của tác giả Thiệu Vĩ Hoa cho việc xác định đường Tứ ngung, đường Trung tâm, đường Quỷ môn. Người viết một lần nữa ghi nhận rõ hơn rằng: Đường trung tâm, có hai đường, được xác định trên la bàn, là đường kéo dài từ 0 độ qua tâm đến 180 độ và đường kéo dài từ 90 độ qua tâm đến 270 độ. Người viết gọi là Trục trung tâm. Đường tứ ngung, nghĩa là đường bốn góc, có hai đường, được xác định trên la bàn, là đường kéo dài từ 45 độ qua tâm đến 225 độ và đường kéo dài từ 315 độ qua tâm đến 135 độ. Người viết gọi là Trục tứ ngung. Trong đó, đường Quỷ môn là đường kéo dài từ 45 độ qua tâm đến 225 độ, người viết gọi là Trục Quỷ môn. Xin xem hình sau: Cũng sách Phong Thủy Toàn Thư, tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 33, 34 có đoạn giải nghĩa như sau: Từ những chú giải trên, trích từ sách, một tư liệu còn ghi lại từ cổ thư chữ Hán mà chính tác giả Thiệu Vĩ Hoa đã trưng ra và dẫn giải, người viết vẽ lại đồ hình tổng hợp sau: Dễ dàng nhận thấy rằng hai đường trung tâm (Trục trung tâm) vuông góc của bốn phương vuông góc là Nam – Bắc và Đông – Tây, còn lại là hai đường tứ ngung (Trục tứ ngung), nghĩa là đường bốn góc, như cái tên của nó, vuông góc nhau ở bốn phương góc Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Từ đây, đều nghịch lý và những bí ẩn được trưng như từng được chấp nhận như một lẽ đương nhiên trên bát quái Hậu Thiên cổ thư, thường gọi là bát quái Hậu thiên Văn Vương. Phương Cấn – Đông Bắc gọi là Quỷ môn với danh cụ thể là Nam quỷ môn chứng tỏ được sự đồng nhất giữa danh và quái khí là Nam quỷ môn với quái Cấn là tượng thứ nam trong nghĩa về tượng quái của 8 quái dịch. Nhưng ngược lại, phương Tây Nam có chủ quái là Khôn lại không đồng danh vị với danh Nữ quỷ môn. Bởi lẽ, hai định danh Nam quỷ môn và Nữ quỷ môn đã thể hiện sự đối lập, đối xứng cân bằng trong mối tương quan đối xứng trên bát quái, nhưng về quái khí thì hoàn toàn không có tính đối xứng, cân bằng âm dương và không mang tính đối lập đồng đẳng. Quái Cấn tượng là thiếu nam, trai út hợp với định danh Nam quỷ môn, nhưng không đồng đẳng hay đối xứng âm dương với quái khí Khôn tượng là mẹ, đàn bà, bà lão, là lão âm và chính quái Khôn cũng không thể tương hợp với định danh Nữ quỷ môn. Lẽ ra phải gọi là Lão quỷ môn thì mới hợp với danh và quái. Nhưng như thế cũng không đồng đẳng với mối tương quan so sánh giữa hai phương Đông Bắc và Tây Nam, tức giữa Cấn và Khôn, tức giữa lão bà và con trai út (con nít!). CẤN - Thiếu Nam KHÔN - Lão Bà Vì thế, dĩ nhiên là không có sự đối xứng âm dương, cân bằng âm dương thể hiện qua từng hào của quái, nghĩa là đối lập âm dương giữa các hào sơ, hào trung, hào thượng giữa hai quái Cấn - Khôn hoàn toàn không có thể hiện để tạo sự đối lập, đối xứng nào. Xin xem hình. Cũng như vậy, phương Càn – Tây Bắc gọi là Thiên môn có sự đồng nhất giữa danh và quái khí là Càn, tượng là trời là cha là lão ông trong nghĩa về tượng quái của 8 quái dịch. Nhưng ngược lại, phương Đông Nam có chủ quái là Tốn lại không đồng danh vị với danh Địa hộ. Hai định danh Thiên môn và Địa hộ trong mối quan hệ đồng trục, thể hiện sự đối lập, đối xứng cân bằng trong mối tương quan đối xứng trên bát quái, nhưng về quái khí thì hoàn toàn không có tính đối xứng, cân bằng âm dương và không mang tính đối lập đồng đẳng. Bởi, quái Càn tượng là trời với định danh Thiên môn (cửa trời), nhưng không đồng đẳng hay đối xứng âm dương với quái khí Tốn tượng trưởng nữ, người con gái cả và ngay cả chính quái Tốn cũng không thể tương hợp với định danh Địa hộ.Như thế, có việc không đồng đẳng với mối tương quan so sánh giữa hai phương Tây Bắc và Đông Nam, tức giữa Càn và Tốn, tức giữa lão ông và con gái cả, giữa trời và gió! CÀN - Lão Ông TỐN - Trưởng Nữ Do vậy mà cũng không có sự đối xứng âm dương, cân bằng âm dương thể hiện qua từng hào của quái, nghĩa là đối lập âm dương giữa các hào sơ, hào trung, hào thượng giữa hai quái Càn – Tốn hoàn toàn không có thể hiện để tạo sự đối lập, đối xứng nào. Xin xem hình. Tuy vậy, ở hai trục trung tâm thì sự đối lập đối xứng âm dương giữa tượng quái Khảm – Ly, Chấn – Đoài thể hiện một mối tương quan hài hòa cân đối giữa 2 phương đối lập, cùng trục, thể hiện một quy luật rỏ ràng. Tuy nhiên, xét trên tổng thể 8 quái, mối tương quan của từng cặp về quái khí và danh tính của phương vị thì tổng thể bát quái Hậu thiên cổ thư không thể hiện được tính nhất quán trong quy luật, do vậy mà sự bất hợp lý cũng như bí ẩn về hai cặp phạm trù đối lập Thiên môn và Địa hộ, Nam quỷ môn và Nữ quỷ môn vẫn tồn tại một cách khó hiểu. Tính thiếu nhất quán còn thể hiện ngay trong quy luật tương phối quái khí thể hiện trong phương pháp Bát trạch và Dương trạch tam yếu về phần Phiên tinh phối quái. Phương pháp Bát trạch cổ thư, một phần ứng dụng của khoa Phong thủy, xác định phi cung mệnh chủ của con người được chia thành hai phe, phe Đông trạch và phe Tây trạch. Đông trạch gồm bốn phương tốt là Bắc, Nam, Đông và Đông Nam tương ứng quái khí Khảm, Ly, Chấn, Tốn, ngược lại Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây tương ứng với quái khí Càn, Khôn, Cấn, Đoài thuộc Tây trạch. Theo đó người mệnh cung Ly nhà hướng Khảm hay ngược lại người cung mệnh là Khảm nhà hướng Ly thì đều phương Phúc đức. Cũng tương tự như vậy, theo phương pháp Phiên tinh phối quái thì nhà hướng Ly, sơn hậu là Khảm hay ngược nhà hướng Khảm mà sơn hậu là Ly thì theo nguyên tắc lấy sơn phối hướng đều được Phúc Đức, gọi là Phúc Đức trạch. Như vậy, đều đương nhiên trên bát quái 8 phương tồn tại một trục tốt nhất của phe Đông trạch gọi là trục Phúc Đức. Điều này dễ nhận biết ngay trên bát quái với trục Bắc - Nam, chính trục từ 0 độ đến 180 độ, gọi là trục trung tâm, tức trục Khảm – Ly, tức là Phúc Đức trạch hay gọi là trục Phúc đức, bởi Phúc đức là phương vị tốt nhất đứng đầu trong các phương còn lại là Thiên Y, Sinh Khí, Phục Vị, Ngũ Quỷ, Lục Sát và Tuyệt Mạng, cho nên một trục chính với hai quái tượng đối xứng, đối lập âm dương, tương quan đồng đẳng về hình tượng Trung nam đối Trung nữ, tạo một trục đồng khí Đông trạch, đương nhiên gọi là trục Phúc Đức. Bát quái cổ thư do vậy vẫn thể hiện được một trục Phúc Đức với đường trung tâm, của phe Đông trạch. Tuy vậy, ở phe Tây trạch, chính ở tương quan Tây trạch xuất hiện sự bất nhất, bất hợp lý được hiển hiện ngay trên đồ hình tám cung quái. Trục Đông Bắc – Tây Nam với hai quái Cấn – Khôn là trục Quỷ môn với định danh nam quỷ môn và Nữ quỷ môn, tuy vậy theo phương pháp Bát trạch của cổ thư, mệnh cung Khôn nhà hướng Cấn hay mệnh cung Cấn mà nhà hướng Khôn thì đều được Sinh Khí. Vẫn như vậy, nếu hướng nhà là Cấn, sơn hậu là Khôn hoặc là nếu hướng nhà là Khôn mà sơn hậu là Cấn thì theo nguyên tắc lấy sơn phối hướng thì đều đước Sinh Khí, gọi là Sinh Khí trạch hay là trục Sinh Khí. Rỏ ràng, có sự không đồng nhất giữa định danh phương trục và tính chất của phương vị, cung quái của hai phương Cấn – Tốn này, bởi gọi là trục Quỷ môn nhưng khi xét tính chất phối quái hai phương đồng trục thì lại được trục Sinh Khí, tính bất nhất là ngay ở điểm này. Đồng một lý như vậy với trục tứ ngung, trục Thiên – Địa, Càn – Tốn; nếu nhà hướng Càn, mệnh cung Tốn hoặc dã, nhà hướng Tốn mà mệnh cung Càn thì đều được phương Họa Hại; cũng như vậy với phối quái phiên tinh, nếu hướng là Càn, sơn hậu là Tốn hay hướng là Tốn mà sơn hậu Càn thì đều được Họa Hại, gọi là trục Họa Hại hay Họa Hại trạch. Từ những điểm trên, xét một cách tổng quát về phân bố trạch quái của bát quái Hậu thiên cổ thư dễ thấy rằng: Với hai trục trung tâm, hay gọi là đường trung tâm thì tương quan quan ngũ hành giữa hai phương đối xứng đồng trục là tương khắc Thủy (Khảm) – Hỏa (Ly) và Kim (Đoài) – Mộc (Chấn) theo tính chất hành quái, nghĩa là theo lý tương khắc của ngũ hành thuộc hành quái. Với trục tứ ngung là Thiên – Địa, Càn – Tốn thì với tính chất hành quái của Càn là kim đới thủy đối xứng với Tốn thuộc hành quái Mộc, theo cổ thư, thì tính chất tương quan đồng trục giữa hai phương Càn – Tốn là tương sinh về ngũ hành. Trong khi đó, với trục Quỷ môn Đông Bắc và Tây Nam, Cấn đối Khôn thì tương quan của ngũ hành là tương hòa với Cấn và Khôn đều thuộc hành thổ theo cổ thư. Như vậy, ở bốn trục cho tám phương thì quan hệ ngũ hành đồng trục về tương khắc biểu hiện hai lần, về ngũ hành tương sinh đồng trục biểu hiện một lần và tương hòa thì biểu hiện một lần, xét một cách tổng thể thì ngay ở điểm này, các trục quái của Hậu thiên cổ thư không thể hiện một tính quy luật và nhất quán trong cách bố trí cung quái và phương trục, bởi tính chất ngũ hành tạp loạn. Hơn nữa, với cái nhìn tổng quan, trạch Phục Đức là trạch tốt nhất trong điều kiện Bát trạch và Dương trạch thì theo đồ hình tổng thể trên thấy rằng chỉ có phe Đông trạch mới có Phúc đức trạch hay trục Phúc Đức, ngược lại phe Tây trạch chỉ có Sinh Khí trạch hay trục Sinh Khí. Do vậy đây cũng chính là sự biểu hiện tính không đồng đẳng, tính mất cân xứng và tính bất cân bằng trong quy luật Âm Dương. Từ những phân tích trên về hai cặp khái niệm Thiên - Địa, Nam quỷ môn và Nữ quỷ môn với tính chất bất tương hợp và không nhất quán của nó về định danh và quái khí cho thấy một sự nghịch lý hay một bí ẩn trong quy luật sắp xếp của tám quái cần phải được chỉnh lý hay hiệu chỉnh để trở về với một trật tự hoàn hảo và nhất quán của bát quái. Bởi vậy, bát quái Hậu thiên cổ thư không thể là một nguyên lý hoàn chỉnh mà ngược bộc lộ những căn cứ mơ hồ, bất nhất đầy tồn nghi.1 like