-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 17/04/2022 in all areas
-
(tiếp theo) 2. SỰ HOÀN CHỈNH CỦA HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ Trên cơ sở phân tích những bất hợp lý về hai trục Thiên Địa và Quỷ Môn từ đồ hình và tư liệu ghi lại từ cổ thư chữ hán, được dịch ra chữ Quốc ngữ ngày nay, người viết đi tìm một sự hợp lý cho những vấn đề tồn nghi. Và, người viết nhận thấy rằng những bí ấn, nghịch lý và tồn nghi được giải trừ, thay vào đó bằng sự lý giải hoàn toàn hoàn chỉnh trên cơ sở Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ, một nguyên lý được hiệu chỉnh dựa trên các cơ văn hóa phi vật thể thuộc nền văn hiến Việt có bề dày lịch sử 5000 năm huyền vĩ, nguyên lý ấy được giải thích và công bố trong các tác phẩm “ Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, “Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt”, “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam”(*)…tác giả công trình nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Với sự phục hồi hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã công bố một nguyên lý lý thuyết được hiệu chỉnh và phục hồi, từ những mật ngữ tồn tại trong văn hóa phi vật thể của Việt tộc, đó là nguyên lý căn để Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ. Theo tiêu chí khoa học hiện đại quyết định rằng: “Một giả thuyết khoa học được coi là đúng, nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhât quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính khách quan, tính quy luật và có khả năng tiên tri.”. Nguyên lý lý thuyết căn để Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ chứng tỏ tính nhất quán và hợp lý của nó trong việc giải mã những bí ấn và nghịch lý của khái niệm trục Thiên – Địa và trục Quỷ Môn. Đầu tiên, hãy xem qua đồ hình Hậu thiên Lạc Việt với sự hoán vị hai vị trí Tốn – Khôn, đã được luận giải và chứng minh trong các tác phẩm đã nêu (*), xin miễn chứng minh, cùng với đồ hình Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ như sau: Hậu thiên Lạc Việt với hoán vị Tốn - Khôn. Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ. Từ đồ hình Hậu thiên Lạc Việt do nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh phục hồi, người viết họa lại đồ hình với hai trục khái niệm Thiên – Địa và Quỷ Môn như sau: Một sự phân hơp lý có thể nhân ra rằng phương Cấn – Đông Bắc vẫn là Quỷ môn với định danh là Nam quỷ môn có được sự đồng nhất giữa danh và quái khí là Nam quỷ môn với quái Cấn là tượng thứ nam trong nghĩa về tượng quái của 8 quái dịch, đồng thời đối lập, đối xứng cân bằng trong mối tương quan cân đối Âm dương với phương Tây Nam là quái Tốn, đăng đối với danh vị Nữ quỷ môn, bởi quái Cấn tượng là thiếu nam hợp, con trai út với định danh Nam quỷ môn lại đồng đẳng và đối xứng âm dương với quái khí Tốn tượng là trưởng nữ, con gái cả. CẤN - Nam Quỷ Môn TỐN - Nữ Quỷ Môn Tiếp theo, xét cặp khái niệm Thiên Môn - Đại Hộ với căp quái Càn - Khôn trong Hậu thiên Lạc Việt. CÀN - Thiên Môn KHÔN - Địa Hộ Giống như thế, phương Càn – Tây Bắc gọi là Thiên Môn nghĩa là cổng trời đồng nhất giữa danh và quái khí là Càn, tượng là trời là cha là lão ông trong nghĩa về tượng quái của 8 quái dịch môn đăng hậu đối với phương Đông Nam chủ quái là Khôn, được hoán vị hoàn toàn tương hợp với danh vị là Địa Hộ. Hai định danh Thiên Môn và Địa Hộ trong mối quan hệ đồng trục với ngôi nhà mới là Hậu thiên Lạc Việt đã cho thấy rỏ ràng tính đối lập, đối xứng, cân bằng âm dương trong mối tương quan trên bát quái thể hiện chặt chẻ tính đồng đẳng tương quan, bởi quái tượng Càn là trời, là cha, là lão ông với định danh Thiên môn đăng đối với quái khí Khôn tượng là đất, là mẹ, là lão bà hoàn toàn xứng hợp với định danh Địa hộ. Vì vậy tính đồng đẳng, tương quan so sánh được thể hiện ngay và hoàn chỉnh hợp lý với phương trục Thiên Địa mà cổ thư chữ không thể hiện được điều này! Ở phần chi tiết hơn, tính đối xứng, cân bằng âm dương thể hiện rỏ ràng qua từng hào của quái, ở các hào sơ, hào trung, hào thượng giữa hai quái Càn – Khôn. Bản thân ngay tượng quái Càn và Khôn cũng đã thể hiện đối lập âm dương và cũng hiển nhiên cũng là một cặp phạm trù thể hiện tính âm dương. Còn lại, ở hai trục Khảm – Ly, Chấn – Đoài thì không cần phải bàn đến, bởi đã thể hiện đầy đủ tính tương quan cân đối âm dương. Với nguyên lý lý thuyết Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ, tính nhất quán còn thể hiện ngay trong quy luật tương phối quái khí thể hiện trong phương pháp Bát trạch Lạc Việt và Phiên tinh Lạc Việt. Theo phương pháp Bát trạch Lạc Việt, một phần ứng dụng của khoa Phong thủy Lạc Việt, cũng xác định phi cung mệnh chủ của con người được chia thành hai phe, phe Đông trạch và phe Tây trạch. Nhưng do sự hoán vị Tốn – Khôn nên Đông trạch sẽ gồm bốn phương tốt là Bắc, Nam, Đông và Tây Nam và quái khí không đổi là Khảm, Ly, Chấn, Tốn, ngược lại Tây Bắc, Đông Nam, Đông Bắc và Tây tương ứng với quái khí không đổi là Càn, Khôn, Cấn, Đoài thuộc Tây trạch. Từ đồ hình, vẫn nhận thấy trục Phúc Đức của phe Đông trạch vẫn là trục Khảm – Ly, Bắc – Nam theo phương pháp Bát trạch Lạc Việt và sơn hướng phối quái của phiên tinh Lạc Việt. Chính do sự chuyển đổi Tốn – Khôn, Hậu thiên Lạc Việt cho thấy sự xuất hiện trục Phúc Đức của người Tây trạch, ngay ở trục Thiên – Địa, trục Càn – Khôn, thể hiện một trục đồng tính chất quái khí tốt nhất của người Tây trạch mà Bát quái cổ thư không thể hiện được điều này. Một sự hoàn chỉnh hơp lý khác được mở ra khi quán xét hai trục còn lại trên đồ hình Hậu thiên Lạc Việt. Trục Đông Bắc – Tây Nam với hai quái Cấn – Tốn là trục Quỷ môn với định danh Nam quỷ môn và Nữ quỷ môn, khi được xét theo phương pháp Bát trạch Lạc Việt thì mệnh cung Tốn nhà hướng Cấn hay mệnh cung Cấn mà nhà hướng Tốn thì đều được Tuyệt Mạng và theo phương pháp Phiên tinh Lạc Việt, sơn hướng phối quái sơn hậu Cấn phối Tốn hướng hoặc sơn hậu Tốn phối Cấn hướng đều là Tuyệt Mạng, gọi là Tuyệt Mạng trạch và rỏ ràng đây là trục Tuyệt Mạng. Khái niệm trục Quỷ Môn đến lúc này trở nên thật tương xứng với tính chất nội tại của nó là trục Tuyệt Mạng và như vậy giữa danh và tính đã có sự hợp lý hoàn hảo mà Bát quái cổ thư cho đến thời điểm này vẫn không có thể nào tỏ rỏ tính hợp lý như vậy. Cùng một cách như vậy, trục Đông – Tây , Chấn – Đoài vẫn thể hiện là trục Tuyệt Mạng trên Bát quái Hậu thiên Lạc Việt. Một cách tổng thể nhận xét Hậu thiên Lạc Việt, lúc này phối với Hà đồ về việc phân bố trạch quái sẽ thấy rằng: Với hai trục trung tâm, hay gọi là đường trung tâm thì trục Thủy (Khảm) – Hỏa (Ly) hợp thành trục Phúc Đức vuông góc trục trung tâm Đông – Tây, Chấn – Đoài là trục Tuyệt Mạng thể hiện tính đối lập âm dương giữa một trạch – trục mang tính chất tốt nhất với một trach – trục mang tính chất xấu nhất. Cũng như vậy với trục tứ ngung Thiên – Địa là trục Phúc Đức vuông góc, đối lập với trục trục tứ ngung, là trục Quỷ môn với nội tính là trục Tuyệt Mạng thể hiện sự đối lập âm dương trên tổng thể đồ hình. Mặt khác, xét về tương quan quan ngũ hành giữa từng cặp phương đối xứng đồng trục thì tất cả đều tuân thủ theo nguyên lý ngũ hành tương khắc, như Thủy ( Khảm) – Hỏa (Ly), Kim (Đoài) – Mộc (Chấn), Cấn thuộc Mộc tương khắc với Tốn thuộc Kim, theo quan niệm Phong thủy Lạc Việt và Càn là âm kim đới thủy tương khắc với Khôn là âm hỏa đới thổ vẫn thể hiện lý tương khắc cho một căp hành quái trên nguyên lý bát quái Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ. Và chính ngay khi phối các các quái lên cung vị của Hà đồ thì tính chất tương khác về ngũ hành cung vị Hà đồ vẫn thể hiện được tính đồng nhất và tương hợp với bát quái, một cách tổng quát các quái khí đồng trục đều theo một lý tương khắc hoàn toàn nhất quán và hoàn chỉnh. Tính quy luật cân đối âm dương còn thể hiện trên Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ khi cho thấy hai trục, âm Phúc Đức với độ số Hà đồ là 6-2 và dương Phúc Đức với độ số là 1-7 cho phe Đông trạch và Tây trạch, cùng với hai trục âm Tuyệt Mạng với độ số 8-4 và dương Tuyệt Mạng với độ số 3-9 cho hai phe Đông – Tây trạch. Đây là thể hiện tính cân đối âm dương, có cặp có đôi trong nội hàm Phúc Đức và Tuyệt Mạng và cũng thể hiện lý âm dương trong ngay trên cặp phạm trù Phúc Đức và Tuyệt Mạng. Như vậy sự hoàn chỉnh tuyệt vời cho việc giải mã bí ẩn, nghịch lý trục Quỷ Môn và trục Thiên Môn – Địa Hộ tồn tại từ trong cổ thư và sư phân bố tổ chức hợp lý các phương quái thì không nguyên lý nào bằng nguyên lý Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ thuộc nền văn hiến Việt 5000 năm huyền vĩ. Hơn nữa, xét theo trục từ trường Trái Đất, trục Khảm - Ly trùng với trục từ trường Bắc - Nam của quả đất dành riêng cho phe Đông trạch. Trục Tây Bắc - Đông Nam tương hợp với trục nghiêng của Trái đất cũng thể hiện là một trục chính với chiều tương tác quan trọng đồng chất dành riêng cho phe Tây trạch. Một lần Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ thể hiện tính ưu việt của nó. 3. LỜI KẾT Để hiệu chỉnh một nguyên lý đã có sẳn thì cần phải đi từ một lý thuyết hoàn chỉnh và nếu như thế thì chỉ có chủ nhân đích thực của hệ thống lý thuyết đó mới thực hiện được điều này, với sự phục hồi học thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc nền văn hiến Việt 5000 năm rực rỡ thì việc giải quyết tính bất hợp lý của những khái niệm như trục Thiên – Địa, trục Quỷ Môn cho thấy tính hoàn chỉnh của nguyên lý lý thuyết Hậu thiên Lạc Việc phối Hà đồ, được công bố bởi nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, thể hiện tính nhất quán, tính quy luật và có thể giải thích được nhưng hiện tượng hiên quan đã cho thấy sự hoàn chính và phù hợp với tiêu chí khoa học của nguyên lý lý thuyết ấy. 19 tháng Dậu năm Tân Mẹo (2011) Thiên Đồng ================================= Tham khảo: - Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007 - Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2003 - Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam. - Phong thủy Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lưu hành nội bộ. - Dịch học ngũ linh, tg Cao Từ Linh, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2006. - Nhập môn chu dịch dư đoán học, tg Thiệu Vĩ Hoa, NXB Văn Hóa Thông Tin, 1996. - Phong thủy toàn thư, tg Thiệu Vĩ Hoa, NXB Thời Đại, 20091 like