-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 13/02/2022 in all areas
-
PHẦN 4: NGŨ HÀNH Trục chính của Tử Cấm Thành chạy dọc theo trục Thần Đạo từ Bắc xuống nam chia toàn bộ Cố cung thành hai phần Đông và Tây.Đi vào từ Ngọ môn, sẽ thấy một con sông (Kim Thủy) được bắc qua bởi năm cây cầu, dẫn đến Thái Hòa môn, đằng sau là một quảng trường lớn. Phía cuối quảng trường là bậc thang làm bằng đá cẩm thạch trắng, dẫn vào Tam Đại điện (三大殿) là Thái Hòa điện (太和殿), Trung Hòa điện (中和殿) và Bảo Hòa điện (保和殿).[4]. Thái Hòa điện ban đầu có tên là Phụng Thiên điện (奉天殿) là điện lớn nhất, cao 30 m so với quảng trường xung quanh, là nơi diễn ra các nghi thức và lễ tế quan trọng. Trung Hòa Điện ban đầu có tên là Hoa Cái điện (华盖殿) nhỏ hơn, là nơi Hoàng đế chuẩn bị và nghỉ ngơi trong các buổi lễ. Phía sau là Bảo Hòa điện ban đầu có tên là Cẩn Thân điện (谨身殿), để tập dượt chuẩn bị cho các nghi lễ, và cũng là nơi tổ chức vòng thi cuối cùng của kỳ thi khoa cử. Cả ba điện đều có ngai vàng, và cái lớn nhất được đặt ở Thái Hòa điện.Đông và Tây của khu vực Tiền triều là Võ Anh điện (武英殿) (H) và Văn Hoa điện (文華殿) (J). Theo các phân tích của người Trung quốc thì do Vua ưu tiên quan Văn hơn quan Võ nên đặt hệ thống các quan Võ bên Phải và quan Văn bên Trái. Tuy nhiên, theo qui ước Âm Dương của người Việt thì Sở dĩ Văn được xếp bên Đông thuộc Dương và Võ được xếp bên Tây thuộc Âm bởi đây là phân loại Âm Dương : Tư tưởng, ý thức, suy nghĩ và định hướng, chính sách có trước hành động nên thuộc Dương. Võ bị là hành động, là thực hiện có sau ý thức nên thuộc Âm. đó là tới Hậu Cung là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất.Hậu cung được phân cách với Tiền triều bởi một sân thuôn dài,. Ở triều Thanh, Hoàng đế ở và làm việc chủ yếu ở Hậu cung, còn Tiền triều chỉ được sử dụng cho các lễ nghi quan trọng. Tổ hợp ba cung Thái Trung Bảo ở chính giữa Tử Cấm Thành tạo ra quẻ Càn ở chính tâm, sau Ở trung tâm của Hậu cung là ba cung lớn (Hậu tam cung 后三宫): Càn Thanh cung (乾清宮), Giao Thái điện (交泰殿) và Khôn Ninh cung (坤宁宫). Hoàng đế, biểu thị cho Dương và Trời, ở Càn Thanh cung. Hoàng hậu, biểu thị cho Âm và Đất, ở Khôn Ninh cung. Giao Thái điện ở giữa hai cung, tượng trưng cho sự giao hòa Âm - Dương. Về lý thuyết thì đây là cách bố trí rất hợp do “tổ Rồng” là Giao thái điện, là nơi Vua và Hoàng Hậu gặp nhau nhằm sinh ra Hoàng Tử nối ngôi. Phía trước là Càn cung và sau là Khôn cung. Nếu chúng ta đứng từ cổng Chính nhìn vào, chúng ta sẽ có quẻ BĨ (Thiên Địa Bĩ) và nếu chúng ta đứng từ phía trong hậu cung nhìn ra sẽ có quẻ THÁI (Địa Thiên Thái). Có lẽ đây là lời “xui dại” của ông KTS trưởng Nguyễn An bởi tính logic hợp lý về bố cục tức là Càn ở trước nhưng xét theo Dịch phong thủy thì cách cục hợp phải là Địa Thiên Thái tức là Khôn trước rồi tới Càn theo trục nạp Khí. Chính vì bố cục này là BĨ ở hậu cung nên Hoàng Hậu rất khó sinh Hoàng Tử, các Triều đại Vua tại đây đều loạn ở Hậu cung, đấu đá tranh giành và thường sinh biến do đảo chính cướp ngôi. Lịch sử đã chứng minh cuộc sống vô cùng khắc nghiệt trong hậu cung của 24 đời Vua trị vì tại đây. Vua cũng thường ít sủng ái Hoàng Hậu và thường nối ngôi từ nghành thứ, tức là các Con của Phi tần hay cung nữ. Thậm trí, Từ Hi từ một cung nữ ở đây trở thành Hoàng Đế của Trung Hoa với sự ăn chơi và tàn bạo khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc Đây là cách cục khi đánh giá từ ngoài thì bên trong vô cùng yên bình và thịnh trị, nhưng bên trong thì rất lục đục, bế tắc cho dù tới thời Ung Chính thì Hoàng hậu có thể chọn các cung trong 12 cung ở Đông và Tây cung của cung Càn Thanh gọi là Đông lục và Tây lục. Trích một đoạn bài viết giới thiệu Phong thủy Tử Cấm Thành +++ NGŨ HÀNH Thuyết ngũ hành là một trong những học thuyết quan trọng của Trung Quốc thời cổ đại, gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Khắp Tử Cấm Thành, du khách có thể tìm thấy những chi tiết đặc trưng của các hành này. “Thổ” xuất hiện ở điện trước và sau (được xây trên hai nền lớn tạo thành chữ thổ trong tiếng Trung). Ngoài ra, màu tượng trưng cho đất là màu vàng - màu cao quý nhất. Do đó, mái của các công trình ở khu điện trước và sau trong Tử Cấm Thành được lợp ngói vàng - thể hiện tầm quan trọng của chúng, đồng thời đánh dấu đây là trung tâm của cả nước. Yếu tố “hỏa” nằm ở phía Nam, với cổng Ngọ Môn có hình năm con phượng hoàng. Cột trên năm cây cầu đá ngoài cổng được tạc họa tiết lửa. Phía bắc là “thủy” kết hợp với truyền thuyết về Huyền Vũ (rùa đen). Cổng Huyền Vũ (sau này được đổi thành Thần Vũ) tượng trưng cho vị thần nước, nắm giữ sự sống và cái chết, cùng khả năng xua tà ma. Do đó, các phòng phía Đông và phía Tây của điện Tần An đều có ngói màu đen. “Kim” là yếu tố ở phía Tây. Theo phong thủy, kim sinh hỏa, nên dòng sông chảy quanh cung điện bắt đầu từ phía Bắc (chính vì thế mà có tên sông Kim Thủy). Cuối cùng, “mộc” nằm ở phía Đông, thể hiện sự sinh trưởng và thay đổi của vạn vật. Phía đông rất giàu năng lượng, nơi lý tưởng để làm chỗ ở cho các hoàng tử. Màu của hành mộc là xanh lục, do đó các khu nhà ở của hoàng tử đều lợp ngói xanh - thể hiện mong mỏi các hoàng tử luôn mạnh khỏe và có tiềm năng không giới hạn. +++ Xét về mặt hình khí của các công trình bên trong Tử Cấm Thành, mái nhà là gạch lưu li màu vàng kết hợp với màu đỏ của gỗ và phần xây dựng. Theo nguyên tắc ngũ hành của người Việt thì mái tượng hỏa màu đỏ thuộc Dương bên trên và nhà hình thổ màu vàng thuộc Âm bên dưới. Mái thuộc Dương tương Sinh cho Thổ thuộc âm bên dưới. Tuy nhiên theo cách xây dựng của Tử Cấm Thành thì Mái hình hỏa tượng Thổ và nhà hình Thổ tượng Hỏa cho dù là tương Sinh nhưng là Âm sinh Dương , đi nghịch qui luật. Hơn nữa, việc mái Vàng hình hỏa lại làm cho Hỏa càng thêm vượng. Trên các mái nhà đều có hình tượng rồng,giống như Si vẫn của ngừoi Việt nhưng hoàn toàn không phải là Si vẫn chống cháy. Rồng trên mái các công trình Tử Cấm Thành Si vẫn trên mái của các công trình cổ của người Việt Chính vì lẽ đó, trong lịch sử của Tử Cấm Thành có rất nhiều vụ cháy lớn xảy ra như Diên Hi cung nằm gần Thương Chấn Môn - cửa ra vào Tử Cấm Thành dành cho cung nữ, thái giám và hạ nhân nên khá ồn ào và phức tạp. Nơi này từng nhiều lần xảy ra hỏa hoạn: năm Đạo Quang thứ 12 (1832), cháy lớn ở phòng bếp phía nam đông điện, năm Đạo Quang thứ 25 (1845), Diên Hi cung xảy ra 1 trận đại hỏa hoạn, thiêu hủy toàn bộ chính điện, hậu điện cùng với đông tây phối điện, tổng cộng 25 gian, cháy gần đến cửa cung. Sau khi trùng tu, đến năm Hàm Phong thứ 5 lại xảy ra hỏa hoạn. Năm Đồng Trị thứ 11 (1872), từng có đề nghị phục kiến Diên Hi cung nhưng chưa thực hiện được. Cho dù Tử Cấm Thành là hiện thân của công trình khoác lên mình tấm áo Phong thủy của người Trung Hoa, nhưng về bản chất cốt lõi thì hoàn toàn mang đậm dấu ấn của người Việt và sự tài tình của Ông Nguyễn An thiết kế đưa những yếu tố mang tính chất mầm gây họa vào công trình này. Sẽ có Người nói rằng, nếu Phong thủy xấu thế sao Tử Cấm Thành lại còn nguyên vẹn trong khi Kinh đô Huế có Phong thủy tốt hơn theo bài viết này, lại bị phá hủy và Hoàng Thành Thăng Long thì hoàn toàn biến mất. Và sao, nếu theo quan điểm của Tôi là Địa lý Phong thủy người Việt giỏi hơn hay nói kiểu khác đi tức là chủ nhân đích thực của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Địa lý phong thủy là của người Việt chứ không phải người Trung Quốc mà họ lại giỏi và phát triển hơn chúng ta ? Xin trả lời thế này, việc Lãnh đạo và người Dân Trung Hoa đều rất tin và tự hào vì họ ứng dụng các công trình theo Phong thủy. Họ tự hào vì lịch sử dân tộc của họ và đó chính là nền tảng để trở thành một quốc gia phát triển, cũng như Singapore không hề dấu mà công khai các công trình xây dựng theo Phong thủy. Địa lý phong thủy không thể thay đổi định tính, tức là vận mệnh của một dân tộc quốc gia. Vậy nên các công trình cho dù tốt về Phong thủy cũng không thể thay đổi định mệnh của một triều đại hay một quốc gia. Nhưng ĐLPT lại giúp thay đổi định lượng tức là sự phát triển nhiều hay ít, suy tàn nhanh hay chậm. Vì thế, xin đừng nhầm lẫn tác động của Địa lý phong thủy lên định mệnh của một Triều đại hay một Quốc gia. Địa lý phong thủy của Người Việt cổ hoàn toàn khác biệt bởi nguồn gốc của nền Lý Học Đông Phương này xuất phát từ nền Văn minh Lạc Việt. Ngày nay, có rất nhiều các nhà nghiên cứu Việt nam đã từng sống ,học tập và nghiên cứu tại Trung Quốc cũng đã chỉ ra tính bất hợp lý trong vùng địa lý, phong tục tập quán của người Trung Quốc phía bắc sông Dương tử. Nơi đây họ trông lúa mì, uống sữa và không trồng lúa nước thì không thể là chủ nhân của nền Văn minh Lúa nước của người Lạc Việt. Tuy thế, họ vẫn tự hào với nền lịch sử lâu đời mà thời gian thì ít hơn cả của ngừoi Bách Việt ở Nam sông Dương Tử mà chúng ta gọi là nền Văn minh Lạc Việt. Xin nhớ rằng, chủ nhân của nền Lý học không có nghĩa là sáng tạo ra nó mà là sự hiểu biết và gìn giữ nó từ những nền Văn minh cổ xưa có từ trước đó trao lại. Chúng ta cần nhìn lại một cách khách quan rằng nền Lý học Đông phương huyền vĩ nói chung và Địa lý phong thủy nói riêng không phải có nguồn gốc từ Trung Hoa, mà đó là di sản của nền Văn minh Lạc Việt 5000 năm lịch sử. Hãy tự hào, gìn giữ và phát huy những gì mà Tổ tiên chúng ta, tổ tiên của dòng dõi LẠC VIỆT bởi đó chính là nền tảng cho một Việt Nam thịnh vượng trong tương lai ! TẾT KỶ HỢI 2019 MẠNH ĐẠI QUÂN (Tức Hoàng Triệu Hải)1 like
-
KINH ĐÔ HUẾ VỚI ĐỊA LÝ LẠC VIỆT
ly tieu thien liked a post in a topic by Guest
ĐỊA LÝ PHONG THỦY LẠC VIỆT TRONG QUI HOẠCH KIẾN TRÚC KINH ĐÔ HUẾ Mạnh Đại Quân - Hoàng Triệu Hải. Giám đốc TTNC LHDP. Năm 1803 Hoàng đế Gia Long sau khi lên ngôi đã cho khảo sát địa thế và tiến hành xây dựng Kinh đô Huế cho triều đại kéo dài từ 1802 – 1945. Nhiều nhà Địa Sư nói Kinh đô Huế là “Vương đảo” quả cũng không sai, bởi Kinh thành Huế được bao bọc bởi dòng sông Hương phía trước và hai nhánh là sông Kim Long và sông Bạch Yến phía sau rồi cùng hội tụ tại hạ lưu. Kinh thành Huế được thiết kế và qui hoạch kiến trúc theo truyền thống hàng ngàn năm của người Việt. Kinh đô Huế được xây dựng trong suốt 30 năm – năm 1832 hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay. Ngành Địa lý phong thủy của người Việt hay Trung Hoa, từ xa xưa vốn dĩ chỉ giành cho Vua Chúa, được lưu trữ và truyền lại trong Hoàng Tộc. Từ đời trước, khi Chúa Nguyễn từ Bắc vào “Đàng Trong”, đã mang theo di sản của cha ông từ “Đàng Ngoài”, và sau này Kinh thành Huế, là nơi được Hoàng Đế Gia Long áp dụng Địa lý cho qui hoạch kiến trúc cũng như Lăng mộ của chính mình. Tôi tin chắc chắn rằng: Vua Gia Long đã tiếp nối những tinh hoa của dân tộc Việt và truyền thừa những di sản của tổ tiên để lại. Và Ngài đã tiếp tục truyền lại cho đời sau, kiến thức từ công trình duy nhất còn tồn tại tới ngày hôm nay – Kinh đô Huế. Dưới góc nhìn Âm trạch thì lăng mộ của Hoàng Đế Gia Long cũng là một ẩn số, bởi cách Ngài bố trí và xây dựng khu lăng mộ này, để triều Nguyễn là Một trong những vương triều trị vị lâu nhất trong lịch sử Việt nam. Lăng mộ hiện nay, theo quan điểm riêng của tôi là mộ gió, tức là phần hài cốt được táng ở một nơi bí mật. Câu chuyện bắt đầu từ ngày tôi được đọc bài viết về Địa lý phong thủy Lăng Mộ của Hoàng Đế Gia Long. Nó cuốn hút tôi bởi những bí ẩn, mà những người theo đuổi bộ môn này đều muốn khám phá. Tôi ước sớm có thể quay trở lại Huế chỉ với một mục đích: Tìm hiểu về ứng dụng Địa lý của người Việt, vẫn còn được lưu lại trên Kinh đô Huế. Thật nhanh chóng chỉ sau đó 1 tuần, cơ duyên cho tôi được toại nguyện. Với sự giúp đỡ của những nhà nghiên cứu tại Huế, tôi được nghe kể và đưa tới những địa điểm mang dấu ấn của Hoàng Đế Gia Long: Lăng Mộ, Đàn tế Nam giao, Đại Nội. Tôi được quay lại các địa điểm Lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, Lăng Khải Định, đồi Vọng Cảnh và mỗi một nơi tôi đều được kể về lịch sử cũng như các câu chuyện của những nhà nghiên cứu văn hóa Huế. Nhìn bản đồ và hình ảnh từ vệ tinh của Kinh đô Huế, chúng ta cũng chưa nhận ra hết được sự đặc biệt của kiến trúc và qui hoạch, dưới góc nhìn Địa lý phong thủy. Phải nói rằng, Kinh đô Huế đã mang lại cho tôi hết bất ngờ này tới bất ngờ khác, liên quan đến sự huyền vĩ của nền văn hiến Việt cho chuyên ngành Địa Lý phong thủy. Hướng của Kinh đô Huế được xác định là hướng của Đại Nội, nơi được coi là trung tâm đầu não của Kinh đô Huế. Hướng của cổng Ngọ Môn và Đại Nội là 142 độ: Tức tọa phương Càn, hướng phương Khôn (theo Lý học Lạc Việt đổi chỗ Tốn/ Tây nam – Khôn đông nam), với nguyên lý căn để là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ', do nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Thiên Sứ phát hiện và làm cơ sở cho việc chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương. Mô tả chính xác là Đại Nội Huế tọa Hợi (Tây Bắc), Hướng Tỵ (Đông Nam), kiêm hướng 4 độ. Bản đồ của người Pháp vẽ đầu thế kỷ thứ 19 cũng mô tả chính xác hướng trục Bắc - Nam theo đúng hướng Bắc của la kinh Toàn bộ Kinh thành Huế, được xây dựng mô tả theo 24 Sơn và Thủy pháp cực kì chuẩn và được mô tả trong hình dưới đây. Sau khi phân cung, chúng ta sẽ dễ hiểu vì sao tường hào bao quanh Kinh thành lại có những góc nhô ra và lượn vào như vậy. Và vì sao, lại có khu Mang Cá, khu vực được thiết kế như chiếc Vương Miện của Hoàng Đế. Kinh đô Huế được sử dụng Địa lý phong thủy Tam hợp , trong đó lấy trục Tây Bắc-Đông Nam là trục Đế Vương. Xin được bạn đọc quan tâm lưu ý rằng: Chỉ có Địa lý Lạc Việt, sau khi đổi chỗ Tốn - Khôn với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" thì mới có hai trục được gọi là Phúc Đức, Bao gồm trục Bắc-Nam và Tây Bắc – Đông Nam. Trong Địa Lý phong thủy Tàu, chỉ có duy nhất một trục Bắc (Khảm)/ Nam (Ly) là Phúc Đức trạch; Còn trục Đông Bắc (Cấn) / Tây Nam - Theo Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc thư là Khôn - chỉ là Sinh Khí trạch. Trên cơ sở đó, toàn bộ các căn nhà bên trong kinh thành sẽ được lấy theo hướng Trường Sinh của Tứ Đại Cục: Kim – Mộc - Thủy - Hỏa là các sơn Dần - Thân - Tị - Hợi , Cấn - Khôn -Tốn - Càn. Toàn bộ kinh thành là Thủy Cục và Thủy pháp là hệ thống Sông, Hồ nhân tạo cực kỳ chuẩn xác. Chúng ta dễ dàng nhận thấy: khi phân cung và định vị theo Địa Lý Lạc Việt, việc thiết kế khu vực Mang Cá chính là nơi toàn bộ nước được hội tụ về đây, trước khi chảy thoát ra ở phương SUY . Phần sông Ngự Hà chạy thành nửa hình chữ nhật , toàn bộ nằm trong khu Trường Sinh và Đế Vượng , thoát ra ở Suy – Bệnh. Tôi sử dụng phần mềm phân cung - và nếu theo lý thuyết phong thủy từ cổ thư chữ Hán, thì việc bố trí ta thấy đã nằm ngoài thủy pháp trường sinh của Kinh đô Huế. Khi đã sai lệch - giữa Địa Lý Phong Thủy Việt và sách Địa Lý Phong thủy Hán - thì không thể trấn yểm để phá hoại! Quả thật quá cao siêu! Đoạn sau đây, trích từ bài để bạn đọc tham khảo: Toàn bộ hệ thống hồ nước, sông được đào khi xây dựng Kinh thành Huế, đều được bố trí rất chuẩn xác tại các Sơn theo bố cục Loan Đầu tự nhiên của Huế. Bí ẩn ở chỗ, rất nhiều hồ được đặt đủ vào các sơn Canh- Dậu-Tân, Tuất-Càn- Hợi, Nhâm- Tí- Quí. Hình dưới đây được mô tả theo Địa Lý phong thủy Tàu, phân cung và lấy Trường Sinh theo phương pháp từ cổ thư chữ Hán, là tọa Càn, hướng Tốn (Đông Nam - theo "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư" , tứ cổ thư chữ Han). Các bạn cũng thấy sự sai lệch giữa Thủy Pháp Việt và sách Hán. Hình dưới đây. mô tà sự trùng hợp giữa Cung điện mang tên "Trường Sinh" trong Đại Nội, cũng chính là vị trí Trường Sinh của kinh Đô Huế. Hình mô tả trong Đại Nội có cung Trường Sanh, đó chính là vị trí Trường Sinh của Kinh Đô Huế. Tôi không có đủ thời gian để khảo sát dòng chảy các con sông quanh Kinh thành Huế. Nhưng theo bố cục này thì tôi có nhận định dòng chảy như sau: Tôi mong rằng sẽ có người nghiên cứu dòng chảy của Huế xác nhận thông tin này. Từ những thông tin tìm được từ Kinh thành Huế , tôi xác định rằng: nơi đây chính là di sản bảo tồn những lý thuyết và phương pháp Địa lý phong thủy của dân tộc Việt. (Địa Lý Lạc Việt). Và cũng là nơi xác định tính chính xác của của nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" (đổi chỗ Tốn-Khôn). Khả năng rất cao là phương pháp này, cũng đã được áp dụng cho phong thủy của Tử Cấm Thành - công trình do Ông Nguyễn An người Việt thiết kế xây dựng. (còn tiếp) Hà Nội mùng 10 tháng 3 năm Mậu Tuất -Việt Lịch1 like -
LỜI GIỚI THIỆU BÀI VIẾT CỦA HOÀNG TRIỆU HẢI. THƯA CÁC NHÀ KHOA HỌC, CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU. THƯA CÁC BẠN VÀ ANH CHỊ EM. Từ hai mươi năm nay, bằng sự phục hồi một hệ thống lý thuyết cổ xưa, nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã tha thiết trình bày về những giá trị của nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương với tất cả những ai quan tâm đến những gía trị văn hóa của nhân loại. Nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã xác định một nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" và phủ nhận nguyên lý "Hậu thiên Văn Vương phối Lạc thư", vốn được coi là thuộc nền văn hóa Hán. Nhưng, sự phức tạp của một hệ thống lý thuyết huyền vĩ - Lý thuyết thống nhất vũ trụ - mà toàn thể nền văn minh nhân loại hiện nay, đang mới chỉ dừng lại ở sự mơ ước. Tất nhiên, tôi rất hiểu rằng: sự tiếp nhận một quan niệm mới - trong khi suốt lịch sử của văn minh nhân loại, con người đã chấp vào một định kiến: nền văn minh Đông phương có xuất xứ từ Hán tộc - là một việc cực kỳ khó khăn. Huống chi, đó lại là một hệ thống lý thuyết - sản phẩm của cả một nền văn minh - tức sản phẩm của một hệ thống tư duy phức hợp, lại càng khó khăn hơn. Khi chính khái niệm "tư duy phức hợp", cũng mới chỉ manh nha xuất hiện trong nền văn minh hiện đại. Cho nên, cá nhân tôi chia sẻ và thông cảm với sự chưa tiếp thu được của không ít những học giả, đã lên tiếng phản bác. Nhưng với những con người cầu tiến và thông minh - những người không bị tính cố chấp với một tâm hồn và tư duy khoáng đạt, đã tiếp thu được những giá trị của nền văn hiến Lạc Việt. Bài nghiên cứu về "Địa Lý phong thủy kinh thành Huế" dưới đây của Hoàng Triều Hải, một nhà nghiên cứu về Lý Học Việt xuất sắc của Trung Tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương, và là Giám đốc của Trung Tâm này. Qua công trình nghiên cứu của anh, chúng ta một lần nữa xác đinh chắc chắn bằng thực chứng, về sự hợp lý toàn diện của hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch - nhân danh nền văn hiến Việt - với nguyên lý căn để "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ", trong việc xây dựng Kinh Đô Huế. Đây là một dẫn chứng tuyệt vời và rất trực quan, rất dễ hiểu, cho những ai còn hoài nghi những gía trị văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nên văn minh Đông phương. Xin cảm ơn vì sự quan tâm và chia sẻ của các bạn. Ta về giữa cõi vô thường. Đào trong kỷ niệm, tìm hương cuối mùa. Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.1 like