-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 09/01/2022 in Bài viết
-
GiadinhNet-Theo tính toán của “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì phải tới 3 lần mới hầu mong đưa được rùa lên để chữa trị. Sau “cuộc rước” rùa Hồ Gươm lên chữa trị lần thứ nhất bất thành, đã xuất hiện nhiều luồng dư luận trái chiều. Dù mỗi người có cách nhìn khác nhau, nhưng hầu như ai cũng ngóng trông và đặt kỳ vọng vào cuộc “rước” rùa vào cuối tuần này. Tuy nhiên, theo những tính toán của “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì phải tới 3 lần mới hầu mong đưa được rùa lên để chữa trị. Việc cần làm và phải làm PV: Thời gian qua, những vấn đề liên quan đến sức khỏe rùa Hồ Gươm trở thành mối quan tâm của rất nhiều người. Ông có thường xuyên theo dõi thông tin này? - Có thể nói là tôi rất quan tâm chứ không phải thường xuyên theo dõi nữa. Không dám nói: Tất cả các bài viết liên quan đến rùa Hồ Gươm tôi đều xem hết nhưng tôi biết trong sự việc này hiện vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều. Việc một số người đặt vấn đề: Rùa Hồ Gươm có phải là “rùa thần” ngày xưa nhận kiếm của vua Lê hay không? Có đáng gọi bằng cụ hay không? Có nên quá quan tâm đến cụ hay không? Hoặc cụ rùa chết thì có nên đem chôn hay không?... tôi không tán thành những cách đặt vấn đề như vậy. Bởi vì, xét về mặt khoa học thì rùa Hồ Gươm hiện nay là cá thể rùa mai mềm duy nhất còn sót lại trên thế giới – chỉ tính riêng giá trị này đã đáng để cho người ta phải bảo vệ rồi. Ở đây, tôi còn chưa nói đến trong cổ sử ngàn xưa, ông cha ta đã dùng mai rùa làm phương tiện truyền tải chữ viết. Cụ thể là vào thời vua Nghiêu có xứ Việt Thường dâng con rùa lớn, trên mai có viết chữ Khoa Đẩu nói về trời đất mở mang. Chưa kể, hình ảnh con rùa còn gắn liền với tất cả lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt. Ví dụ: những con rùa trong Văn Miếu, những con hạc đứng trên lưng con rùa trong các đình chùa miếu mạo. Trong văn hóa Đông phương nói chung, rùa là một loài vật rất linh thiêng. Chính vì tính chất duy nhất của cá thể này nằm ở Hồ Gươm (trước đây có một cá thể nữa nhưng đã chết rồi) và lại gắn liền với một truyền thuyết, thành ra rùa trở thành một biểu tượng văn hóa sống động. Mà đã là biểu tượng văn hóa thì chúng ta không thể thờ ơ được. Bởi thờ ơ với điều này chính là chúng ta đang bỏ qua những giá trị văn hóa không dễ gì có được. Tôi nghĩ, chỉ cần học đến lớp 12 thôi thì người ta cũng có thể biết rằng không có cơ sở nào để nói cụ rùa này ngậm thanh gươm của vua Lê cả! Rất nhiều người hiểu điều đó. Nhưng không phải vì cụ không ngậm thanh gươm mà không cứu cụ. Và đương nhiên, ai chẳng biết cụ rùa chết thì đem chôn hoặc giữ làm tiêu bản, nhưng chúng ta vẫn cố công cứu cụ là chứng tỏ chúng ta đang trân trọng một giá trị văn hóa ngàn đời, thể hiện qua hình ảnh rùa Hồ Gươm. Từ những vấn đề đó tôi nghĩ bằng mọi giá phải cứu rùa Hồ Gươm. Đó là việc cần làm và phải làm. Tất nhiên, xã hội đang có nhiều việc cần phải giải quyết gấp nhưng việc gì cần kíp thì nên ưu tiên trước. Và việc bảo tồn một giá trị văn hóa đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là việc cần làm ngay. Dù đã cố hết sức nhưng công cuộc vây bắt cụ rùa lần thứ nhất vẫn không thành. Ảnh: Chí Cường PV: Việc để rùa tự lên tháp là rất khó Vậy theo ông, nguyên nhân khách quan và chủ quan nào khiến việc đưa rùa Hồ Gươm lên bờ vừa qua bị thất bại? - Vừa rồi người ta mất rất nhiều thời gian cho một Hội thảo cứu rùa - Tôi thấy việc này là không cần thiết lắm. Chúng ta nên giao cho một tổ chức nào đó làm việc này, tổ chức đó không làm được thì phạt, thế thôi. Tất nhiên, chúng ta có rất nhiều chuyên gia về rùa và cả những người có kinh nghiệm về việc chăm sóc, chữa trị cho rùa... và có thể tham khảo ý kiến của họ. Tôi nghĩ việc này rất chi là đơn giản. Tôi không biết đến lúc này họ đã tiến hành mấy lần đưa rùa lên, nhưng ít nhất phải tới ba lần. Nếu vừa rồi là lần thứ nhất thì phải hai lần nữa mới thành công”. Về nguyên nhân dẫn đến việc đưa rùa lên bờ bất thành hoàn toàn không có gì thần bí cả. Theo tôi là do sự chuẩn bị chưa được chu đáo. Chúng ta không định lượng được sức khỏe của rùa đến đâu. Không biết được quy luật sinh học của đời sống loài rùa nói chung, cho nên việc rùa “lọt lưới” là chuyện bình thường. Suy từ con người mà ra, khi bị một ai đó đuổi đến đường cùng thì họ cũng phải tìm mọi cách để thoát thân thôi và rùa Hồ Gươm cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu đó. Nếu rùa Hồ Gươm có “sức mạnh thần bí” nào đó thì đã có thể tự chữa lành vết thương cho mình hoặc nếu không thì khi nghe mọi người bàn cách cứu chữa rùa đã tự leo lên Tháp Rùa nằm chờ rồi. Thực ra, khi rùa Hồ Gươm chưa có “mệnh hệ” gì, tôi đã từng nghĩ đến việc nên đổ cát lên Tháp Rùa để làm nơi cho rùa đẻ trứng, nghỉ ngơi và phơi nắng. Nhắc đến rùa, nhân tiện tôi nhắc đến một bài báo mà tôi đã đọc được. Chuyện này lâu lắm rồi, mấy chục năm về trước. Hồi đó, hai cụ rùa có đẻ một ổ trứng ở gần đền Ngọc Sơn, khi sửa chữa lại đền thì người ta phát hiện ra ổ trứng đó. Khi hai cụ phát hiện ra có người tìm ra ổ trứng của mình thì các cụ quay vòng vòng. Thấy thế, có người cầm một cái cuốc, cuốc vào đúng mai của cụ rùa kia (cụ rùa đã chết, có tiêu bản thờ trong đền Ngọc Sơn – PV) khiến cụ bị yếu sức mà chết. Bây giờ người ta mới đặt ra vấn đề này, nhưng tôi nghĩ việc để rùa tự lên Tháp Rùa, xác xuất rất thấp. Cho nên cần phải có biện pháp hợp lý để “ép” rùa phải tự lên. Có thể không bắt nhưng mình có thể chặn tất cả các lối thì con đường duy nhất là bơi lên tháp thôi. Mình có thể giăng lưới đưa rùa vào gần tháp rồi xiết chặt “vòng vây” lại là phải lên thôi. Nếu được chăm sóc tốt, ít nhất rùa Hồ Gươm sống thêm hơn 20 năm nữa. Rùa Hồ Gươm với những vết thương nhói lòng. Ảnh: TLPV: Ông có dự cảm gì về lần “bắt” rùa sẽ diễn ra vào cuối tuần tới? - Tôi nghĩ đối với một cá thể sinh vật như rùa Hồ Gươm nếu chúng ta quyết tâm bắt thì sẽ bắt được thôi. Còn nếu để biết bắt tới mấy lần mới thành công thì phải bấm quẻ thôi... (bấm đốt tay, tính toán – PV). Tôi không biết đến lúc này họ đã tiến hành mấy lần đưa cụ lên, nhưng ít nhất phải tới ba lần. Nếu vừa rồi là lần thứ nhất thì phải hai lần nữa mới thành công. PV: Dựa vào thực trạng sức khỏe hiện nay, ông có dự đoán gì về tuổi thọ của rùa Hồ Gươm? - Theo tôi hiểu, tuổi thọ tối đa của loài rùa là 300 năm. Rùa Hồ Gươm sống được như vậy là đã già lắm rồi. Có thể cụ đã sống đến thời gian tối đa, nhưng nếu chúng ta cứu chữa tốt thì ít nhất rùa Hồ Gươm cũng sống được một thế hệ nữa (tương đương 20 năm – PV). Có nhiều người đặt vấn đề có nên gọi rùa Hồ Gươm bằng “cụ” hay không thì theo tôi phải gọi cụ bằng “kỵ” mới đúng. Bởi tính nếu theo cuộc sống sinh học của con người, cứ một thế hệ là 20 năm thì chỉ cần trên 100 năm là cụ đáng được gọi bằng “kỵ” rồi. Chưa tính cụ đã sống tới mấy trăm năm thì chúng ta cũng nên tôn trọng mà gọi bằng “cụ”. Tôn trọng ở đây là tôn trọng một giá trị văn hóa đã gắn liền với đời sống tinh thần của con người qua hàng trăm năm. Mặc dù cụ cũng chỉ là một sinh vật, nhưng nó là biểu tượng văn hóa cho nên không thể gọi là “con” được. Gọi cụ bằng “con” là một việc không thể chấp nhận được. T.L Hà Tùng Long- Báo Gia đình & Xã hội1 like
-
Bài viết sẽ gồm 3 phần: 1/ Thực trạng Ngày nay có quá nhiều người chết vì UNG THƯ, nó trở thành quốc nạn, làm tổn hại đến nguyên khí quốc gia.2/ Nguyên nhân: Có 3 nguyên nhân chính: - Môi trường tự nhiên bị tàn phá, làm mất cân bằng trong giới tự nhiên. Xây dựng và kiến trúc không hợp lý - Ăn uống không khoa học (dưới tiêu chí của Lý học) - Không vận động, tập thể dục để đào thải chất độc và để có cơ thể khỏe mạnh3/ Giải pháp 1/ Với cá nhân thì nên hàng ngày dành thời gian vận động, tập thể dục phù hợp, tập khí công, ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý theo giờ giấc sinh học để giúp cơ thể khỏe mạnh và thải độc thường xuyên. 2/ Với gia đình thì cần người nội trợ hiểu biết về ẩm thực và dinh dưỡng, hòng có các bữa ăn sạch, lành, bổ, vừa đủ không độc hại. Biết lựa chọn thực phẩm tươi sống, sạch, và hợp lý... 3/ Với Quốc gia thì nên có chủ trương để ngăn cản các hành vi tàn phá môi trường, quản lý chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý vấn đề nhập khẩu, sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vận dụng các phương pháp sinh học trong nông nghiệp để phòng chống bệnh dịch... Nếu các bạn chỉ cần ứng dụng thì đọc đến đây là đủ, không cần đọc các kiến giải bên dưới. Còn nếu các bạn muốn tìm hiểu rõ hơn thì tôi sẽ nêu cụ thể rõ ràng ở bên dưới đây. Trân trọng/ Aygia! Phần 1: THỰC TRẠNG. Trong những ngày tết về quê thăm gia đình và đón tết Nguyên Đán 2018, tôi phải tham dự vào 2 đám tang. Một là Bố đẻ của anh bạn học từ vỡ lòng từ lớp 1 cho đến lớp 12. Và đám còn lại là ông chú lấy bà Dì ruột. Cả hai ông ra đi khi mà tuổi còn chưa quá thọ, hơn nữa lúc này con cháu lại đang thành đạt. Ngày xưa cực khổ trăm bề. Đến ngày hưởng phúc cụ thời ra đi. Trong khoé mắt con cháu, anh em, bè bạn họ hàng thật là có nhiều điều tiếc nuối. Giá mà.... vâng... giá mà các cụ tuổi trời hưởng phúc dăm mười năm nữa thì tốt biết mấy, sự chia ly sẽ bớt buồn đi biết mấy. Hai cụ đều bị bệnh UNG THƯ phổi, căn bệnh quái ác mà dân ta lâu nay cứ nghe thấy là coi như thần chết gõ cửa. Thật là đau xót biết nhường nào... và còn đau xót hơn khi theo thống kê không chính thức từ Bộ Y tế thì mỗi ngày trên đất nước hình chữ S này có khoảng trung bình là 80 người ra đi về với tiên tổ bởi chính căn bệnh quái ác này: UNG THƯ. Mà trong số đó rất nhiều người ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, để lại sau lưng là vợ trẻ, con dại, hay là cảnh chồng, con vắng bóng vợ hiền. Chúng tôi thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Lý Học Đông Phương: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/ Bấy lâu nay vẫn tâm tư, đau đáu một điều rằng làm sao có thể ứng dụng kiến thức LÝ HỌC - Học thuyết Âm - Dương Ngũ hành để giúp cho người dân trên đất nước này bớt khổ, làm sao ứng dụng Di sản của tổ tông của chính người LẠC VIỆT với lịch sử gần 5000 năm Văn Hiến, Một thời Huy Hoàng bên bờ Nam sông Dương Tử. Để có thể lý giải vấn đề này, Ngõ hầu giúp cho trăm họ có cái nhìn chính xác về vấn đề này, từ đó đưa ra giải pháp để chúng ta có thể Phòng, Chữa Trị và thoát khỏi căn bệnh mà Tây y cho là quái ác này. ĐÔNG Y - một chuyên ngành ứng dụng của Học thuyết Âm - Dương Ngũ Hành vào việc chữa bệnh từ lâu trong lý luận của mình đã có đề cập, lý giải, đưa ra nguyên nhân và phương pháp phòng, cũng như chữa căn bệnh UNG THƯ này cũng như nhiều căn bệnh khác. Càng đi sâu tìm hiểu chúng tôi càng thấy rằng Tổ tiên người LẠC VIỆT chúng ta, mà lập quốc trị dân chính là 18 Thời Vua Hùng, là chính thể duy nhất trên Thế giới công nhận Học thuyết Âm Dương - Ngũ Hành, thông qua Truyền thuyết về Bánh Chưng - Bánh Dầy. Đã xây dựng nên nền lý luận Y Thuật sâu sắc mà cho đến ngày nay có thể nói rằng, nó vượt trội hơn Tây Y hiện đại rất nhiều. ĐÔNG Y - Chỉ coi căn bệnh UNG THƯ theo Tây Y hiện nay trong cơ thể là các ĐIỂM BẾ KHÍ và là nơi TÍCH TỤ CHẤT ĐỘC trong cơ thể bệnh nhân. Và vì vậy Đông Y đã đề ra giải pháp để nhằm phòng và chữa bệnh hoàn toàn đơn giản, dễ hiểu. Và Đông Y coi rằng nó chỉ là một căn bệnh thông thường như bao căn bệnh khác, thậm chí là không trầm trọng như nhiều căn bệnh khác. (Tiếp theo Phần 2: Nguyên nhân)1 like
-
Gem Sky World được Công ty Đất Xanh triển khai ngay khu vực trọng điểm huyện Long Thành, liền kề khu vực Dự án cảng hàng không và sân bay quốc tế Long Thành sắp khởi công. Địa chỉ chính xác của dự án: Quốc lộ 51, xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Nằm ngay mặt tiền Quốc lộ 51, nối liền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) và Tp. Hồ Chí Minh Đây là nút giao thông quan trọng, đóng vai trò kết nối với nhiều tuyến đường huyết mạch như: cao tốc khác là Bến Lức - Long Thành và Biên Hòa - Vũng Tàu, Tỉnh lộ 769 Liền kề Cảng hàng không Quốc tế Long Thành Cách khu công nghiệp Long Thành 6km Cách Tp. Hồ Chí Minh 24km theo đường cao tốc đến nút giao An Phú Cách Tp. Biên Hòa 25km theo tuyến Quốc lộ 51 Quy mô Tổng diện tích dự án: 92,2ha Mật độ xây dựng: 50% Diện tích phân lô: 90m2 – 300m2 Quy mô dân số: hơn 18.000 người KDC sẽ được chia thành 6 khu với các giai đoạn thi công khác nhau, cụ thể: Khu Công viên cây xanh Khu phố thương mại Nhà ở liên kế Khu biệt thự Khu thương mại dịch vụ Khu Các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện đại Sản phẩm Theo thông tin ban đầu, dự án Gem Sky World sẽ đưa ra thị trường tổng cộng 4.022 sản phầm gồm: Đất nền: Hiện tại giá bán đất nền dự kiến: 25 triệu/m2 Nhà ở liên kế có sân vườn Nhà phố thượng mại Shophouse Biệt thự Song lập Biệt thự Đơn lập Căn hộ chung cư Các thông tin giá sản phẩm khác vẫn chưa được chính thức công bố. Pháp lý dự án Gem Sky World Đồng Nai sạch hay không? Dự án chỉ mới triển khai xây dựng đầu năm 2020, nhiều người vẫn lo ngại pháp lý dự án Gem Sky World đã đầy đủ chưa? Hiện tại, Đất Xanh Group đã làm việc xong về thủ tục pháp lý với sở xây dựng và UBND tỉnh Đồng Nai vừa chính thức cấp phê duyệt 1/500 cho dự án 92ha và chuẩn bị tiến hành mở bán giai đoạn 1. Sản phẩm được cấp sổ đỏ riêng từng căn >>>> Chi tiết xem tại: Dự án Gem Sky World1 like
-
Lục địa Atlantis: Huyền thoại hay sự thật? Hình ảnh lục địa Atlantis, một quốc gia vĩ đại và hùng cường, mà sự thống trị đối với thế giới cổ đại đột ngột chấm dứt chỉ sau một thảm họa, đã kích thích nhiều nhất trí tưởng tượng của nhân loại suốt hơn hai nghìn năm qua. Tất cả bắt đầu từ một huyền thoại về Atlantis. Mặc dù Atlantis được xem là đạt tới đỉnh cao vinh quang hơn 11 nghìn năm trước, nhưng nó chỉ xuất hiện trong thư tịch khoảng 2.350 năm trước, từ 359 đến 347 năm trước Công nguyên. Cái tên đầy gợi cảm Atlantis xuất hiện trong các cuộc đối thoại của nhà triết học Hy Lạp cổ đại lừng danh Plato, Timaeus và Critias, vốn được đặt theo tên các nhân vật trong hai cuộc trao đổi tưởng tượng giữa Socrates và học trò. Thành phố Atlantis qua mô tả của Plato (Ảnh: unmuseum.org) Mở đầu phần đối thoại Timaeus, Socrates nhắc tới cuộc thảo luận hôm trước về một xã hội “hoàn thiện”. Ở đây Plato nhắc tới cuộc đối thoại nổi tiếng nhất của ông, Nền cộng hòa, mà ông đã viết từ nhiều năm trước. Và Plato mượn lời Socrates để kể ra hàng loạt đặc điểm cần có của một chính phủ hoàn hảo mà ông đã mường tượng trong Nền cộng hòa: thợ thủ công và nông dân tách khỏi quân đội; quân nhân kỷ luật cao, được huấn luyện thể lực và âm nhạc, sống cộng đồng và không có tài sản riêng. Socrates không dừng cuộc tranh luận ở mặt lý thuyết mà yêu cầu học trò đánh giá trên khía cạnh triết học thực hành. Ông cho rằng họ cần xem xét tính hoàn thiện của một xã hội phù hợp với các quan niệm viết trong Nền cộng hòa bằng cách đặt nó đối diện với một cuộc chiến tranh. Critias kiểm tra đề xuất của người thầy bằng đề nghị: “Xin (thầy Socrates) hãy nghe một câu chuyện tuy lạ nhưng có thật”. Critias nói rằng, ông nội cũng tên là Critias kể cho anh nghe câu chuyện, và ông nội anh thì nghe người cha là Dropides kể lại. Dropides biết chuyện nhờ nhà hiền triết Hy Lạp Solon, còn Solon được các tu sĩ Ai Cập kể cho biết khi ông ở Ai Cập vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Theo những gì Plato viết trong Critias, cái mà chúng ta biết chính là một dị bản của câu chuyện có nguồn gốc từ hơn 200 năm trước đó. Quốc gia hoàn thiện, đó là Athens chứ không phải Atlantis Các tu sĩ Ai Cập kể cho Solon nghe câu chuyện về thành phố Athens cổ, “được quản lý tốt nhất trong tất cả các thành phố trên thế giới”. Đó chính là Athens cổ từ 9.300 năm trước thời Plato, được ông dùng làm mô hình của một quốc gia lý tưởng. Các tu sĩ kể với Solon về chiến công anh dũng nhất của người Athens, họ đã đánh bại một thế lực hùng mạnh đang chuẩn bị tiến hành cuộc viễn chinh chống lại cả châu Âu và châu Á. Họ mô tả quốc gia đang bành trướng đó nằm rất xa giữa Đại Tây Dương (Atlantic). Và đó là lý do của cái tên Atlantis. Người Atlantis đã tràn qua Bắc Phi trên đường tiến về Ai Cập. Nhưng sau thất bại trước Athens, Atlantis bị các vị thần phá hủy hoàn toàn trong những cơn động đất và đại hồng thủy khủng khiếp, đó là theo lời kể của Critias. Đảo quốc Atlantis bị phá hủy một phần vì thảm họa tự nhiên Đảo quốc Atlantis bị phá hủy một phần vì thảm họa tự nhiên (Ảnh: occultopedia.com) Khi thuật lại câu chuyện về Atlantis, Critias thưa với Socrates: “Hôm qua khi thầy kể về một thành phố trong câu chuyện đã ăn sâu trong óc con, con rất ngạc nhiên nhận thấy rằng, không hiểu vì sự tình cờ bí ẩn nào mà chuyện của thầy trùng khớp với lời kể của Solon”. Trên thực tế, mô tả của Critias về xã hội Hy Lạp cổ trùng hợp hoàn hảo – và không hề ngẫu nhiên – với quan niệm nhà nước lý tưởng của Plato trong tác phẩm Nền cộng hòa. Nguồn gốc lịch sử của Atlantis? Plato mô tả đảo quốc Atlantis hay Athens cổ đại dựa trên bằng chứng lịch sử hay chỉ dựa vào hư cấu? Trên thực tế có một nền văn minh rực rỡ tại Địa Trung Hải - đảo Crete của người Minoan, thậm chí còn xa xưa hơn xứ Hy Lạp của Plato - và nó cũng bị phá hủy một phần vì thảm họa tự nhiên. Nhiều học giả hiện đại cho rằng, mặc dù quy mô và vị trí của Atlantis kém chính xác trong Critias (có thể do dịch sai), câu chuyện của Plato dựa trên vụ núi lửa phun khủng khiếp tại Thera, hòn đảo nằm ở phía đông Hy Lạp và phía bắc Crete trong biển Aege. Miệng núi lửa của lần phun nham thạch tại Thera thế kỷ XVII hay XVI trước Công nguyên có kích thước lớn gấp hai lần dấu vết tại Krakatoa, mà lần phun vào năm 1883 thì đã giết chết hàng chục ngàn người. Tai họa tại Thera chắc chắn thảm khốc hơn nhiều, đến mức mà ngay tại Ai Cập, là nơi chỉ phải chịu ảnh hưởng gián tiếp, người ta cũng nhận biết được. Với một số người, đảo Crete của người Minoan chính là Atlantis và trong Critias, Plato đưa ra một bức tranh có phần không chính xác về sự tàn phá nó như một hệ quả của núi lửa phun tại Thera. Tuy nhiên, để khẳng định điều đó, ta cần bỏ qua những chi tiết thực tế, hay ít nhất cần giải thích tại sao Crete lại được đặt sai vị trí địa lý, sai kích thước, sai tên, chưa bao giờ gây chiến với Athens và không bị phá hủy trong một thảm họa nào. Chứng cứ khảo cổ học cho thấy, mặc dù các cộng đồng người Minoa sống dọc bờ biển bị sóng thần tàn phá nặng nề sau vụ nổ tại Thera, nền văn minh Minoan không chỉ sống sót mà còn phát triển rực rỡ hơn trong khoảng hai trăm năm nữa. Nhiều tác giả khác cho rằng, chế độ thuộc địa kỳ diệu của người Minoan tại Thera là mô hình của Atlantis. Rõ ràng là sự định cư của người Minoan tại đây đã bị tàn phá vì núi lửa, nhưng cũng hoàn toàn rõ ràng là, Plato không nói về sự suy tàn của một nền văn minh cổ đại. Trong khi đó, Thera cũng là một địa chỉ sai, quy mô và niên đại sai nên không thể là mô hình trực tiếp của Atlantis. Atlantis như tưởng tượng của thời hiện đại Không cuộc tranh luận nào về Atlantis được xem là đầy đủ nếu không nhắc tới những tuyên bố mang tính tưởng tượng trong thế kỷ XIX và XX về lục địa đã mất tích. Hơn bất cứ ai, nghị sĩ bang Minnesota Ignatius Donnelly, người đã hai lần thất bại trong cuộc chạy đua vào chức phó tổng thổng Mỹ và là một nhà sử học nghiệp dư, đã làm huyền thoại sống lại bằng cuốn sách Atlantis: một thế giới trước thời hồng thủy vào năm 1881. Theo Donnelly, Atlantis của Plato là ngọn nguồn của mọi thành tựu văn hóa và mọi nền văn minh tại Ai Cập, Tây Á, Ấn Độ và châu Âu, cũng như Namvà Bắc Mỹ. Lập luận của Donnelly không dựa trên khoa khảo cổ hay địa lý và không hề có bằng chứng nào về nguồn gốc chung của mọi nền văn hóa. Tuy nhiên so với một số nhà tư tưởng cuối thế kỷ XIX khác, Donnelly vẫn là khuôn mẫu của sự tự kiềm chế. Phong trào Theosophy (thần triết học) của Helena Blavatsky, một phụ nữ gọi hồn “nổi tiếng” nước Mỹ, giả thuyết rằng cư dân Atlantis di chuyển bằng máy bay và trồng trọt hoa lợi thu được từ người ngoài hành tinh. Gần đây hơn, các nhà tâm linh thế kỷ XX tuyên bố tiếp xúc được với các linh hồn từ lục địa đã mất tích và được họ khuyên nhiều điều hay để giải quyết những bế tắc của cuộc sống hiện đại. Tất nhiên không thể có bằng chứng ủng hộ những tuyên bố huyễn hoặc như thế. Đã có nhiều câu chuyện về thảm họa tự nhiên tàn phá một quốc gia hùng mạnh hơn 1.000 năm trước thời Plato (Ảnh: occultopedia.com) Đảo quốc Atlantis bị phá hủy một phần vì thảm họa tự nhiên (Ảnh: occultopedia.com) Quan điểm của Plato Đã có nhiều câu chuyện về thảm họa tự nhiên tàn phá một quốc gia hùng mạnh hơn 1.000 năm trước thời Plato Đã có nhiều câu chuyện về thảm họa tự nhiên tàn phá một quốc gia hùng mạnh hơn 1.000 năm trước thời Plato (Ảnh: occultopedia.com) Không thể nghi ngờ một sự thật là Plato đã dùng kiến thức lịch sử để dựng nên các cuộc đối thoại về lục địa Atlantis của ông. Dường như đã có nhiều câu chuyện về thảm họa tự nhiên tàn phá một quốc gia hùng mạnh hơn 1.000 năm trước thời Plato, và ông đã dùng chúng để chuyển bức thông điệp của mình. Tuy nhiên, những người ủng hộ việc thảo luận chỉ riêng trên khía cạnh văn học của Critias cũng nhận thấy rằng, Plato không định viết sử, nhưng một số phần trong truyện đã được dùng có chủ ý như những ẩn dụ đạo đức mà ông muốn thảo luận. Chẳng hạn trong cuốn Atlantis bị phá hủy, Rodney Castleden cho rằng, Atlantis của Plato là tổng hợp của đảo quốc Crete và Thera, cũng như cần nhận thấy rằng, một phần câu chuyện dành để kể về lịch sử đương thời của Hy Lạp, gồm cả cuộc chiến tranh giữa Athens và xứ Sparta. Cuối cùng cần phải thấy rằng, mô tả Atlantis trong Critias tuy rất gần với thực tiễn của các xã hội cổ đại nhưng lại nằm ngoài chủ đích của Plato. Với Plato, Atlantis không phải là một nền văn minh, mà là một phương tiện truyền bá tư tưởng. Những gì ông đặt vào miệng Critias không được sáng tạo như những bằng chứng lịch sử, mà được dùng cho một chức năng quan trọng hơn đối với ông, vốn là triết gia chứ không phải là nhà sử học. Để lập thuyết, Plato cần hư cấu Atlantis như một đối thủ không thể vượt qua. Mô tả chi tiết về Atlantis là cách Plato gây ấn tượng với người đọc về sự giàu có vật chất, sức mạnh công nghệ và lực lượng quân sự. Vậy câu chuyện về một Athens nhỏ hơn, nghèo nàn hơn, công nghệ lạc hậu và thế lực yếu hơn mà lại chiến thắng cái đảo quốc hùng mạnh ấy đã chuyển đến cho chúng ta bức thông điệp gan ruột của Critias: Cái quyết định lịch sử không phải là của cải hay sức mạnh mà quan trọng hơn là cách thức quản lý xã hội và con người. Đối với Plato, thành tựu trí tuệ của một xã hội có vai trò quan trọng hơn và luôn luôn vượt trên của cải hay sức mạnh vật chất. Đó chính là điều mà Plato muốn nói với chúng ta. Theo An ninh thế giới1 like