-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 09/04/2021 in all areas
-
7 kỳ quan thế giới cổ đại: Duy nhất một nơi còn nguyên vẹn nhưng chứa đựng nhiều bí ẩn chưa được khám phá Anh Việt | 05-10-2019 - 20:45 PM 7 kỳ quan thế giới cổ đại từng được xem như những công trình vĩ đại bậc nhất của thế giới cách đây hàng nghìn năm, nhưng chỉ có một công trình duy nhất còn tồn tại tới ngày nay, vốn ẩn chứa rất nhiều bí mật chưa được giải mã Khi nhà văn Hi Lạp Antipater chìm đắm trong kho tàng nghiên cứu các công trình cổ đại, ông đã lập ra một danh sách bao gồm 7 công trình vĩ đại nhất dựa trên tầm hiểu biết của người Địa Trung Hải lúc bấy giờ. Danh sách của Antipater trở nên nổi tiếng và được công nhận ở nhiều nơi tại Châu Âu ngày nay. Theo đó, kim tự tháp Giza, vườn treo Babylon, tượng thần Zeus Olympia, đền Artemis, lăng mộ của Mausolus, tượng thần Mặt Trời Helios ở Rhodes và hải đăng Alexandria chính là 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Cho tới ngày nay, chỉ còn sót lại duy nhất quần thể lăng mộ kim tự tháp Giza tại Ai Cập. Đây cũng là công trình ẩn chứa nhiều bí ẩn nhất trong số 7 kỳ quan thế giới cổ đại. 6 kỳ quan được tái hiện bằng hình vẽ, chỉ riêng khu lăng mộ Giza còn tồn tại tới ngày nay. Thiết kế không tưởng của quần thể kim tự tháp Giza Giza không phải là một kim tự tháp riêng biệt. Thay vào đó, đây là một quần thể lăng mộ với 3 kim tự tháp lớn, tượng Đại Nhân Sư khổng lồ và một số công trình vệ tinh khác. Vốn dĩ các kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ, nơi chôn cất cho pharaoh Cheops và gia đình hoàng gia. Thời gian trôi qua, giới quý tộc thuộc các triều đại Ai Cập đã xây dựng thêm những công trình và khu lăng mộ nhỏ hơn ngay trong diện tích của khu vực Giza. Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải vì sao người Ai Cập cổ xây dựng được Giza Các kim tự tháp ban đầu, tiêu biểu là đại kim tự tháp Cheops chứa đựng rất nhiều bí ẩn trong cách thức xây dựng. Thiết kế của nó khiến cả những kiến trúc sư tài năng nhất hiện nay cũng phải kinh ngạc. Các khối đá chục tấn được mài nhẵn xếp khít với nhau lên tới độ cao hàng trăm mét. Cấu trúc kín tới độ một sợi tóc cũng không thể lách qua các khe giữa những khối đá. Với đặc điểm cấu trúc như vậy, dù ở ngay trên sa mạc nóng bức nhưng nhiệt độ bên trong kim tự tháp Cheops vẫn luôn được duy trì ở mức 20 độ C. Các đồ vật có thể được bảo quản rất lâu bên trong môi trường đặc biệt này. Các nhà khảo sát đã từng thử đặt sữa tươi, rau quả tươi vào bên trong kim tự tháp Cheops. Sau thời gian một tháng, màu sắc, mùi vị của chúng hoàn toàn không hề thay đổi. Có thể nói, kim tự tháp đã được xây dựng hoàn hảo cho mục đích chôn giữ xác của gia đình hoàng gia Ai Cập. Tượng Đại Nhân Sư và kim tự tháp Cheops. Không chỉ các nhà khảo cổ, các kiến trúc sư, các nhà toán học, vật lý học, thiên văn học cũng phải cúi đầu thán phục trước thiết kế bí ẩn của đại kim tự tháp. Quần thể kiến trúc khổng lồ này được đặt ở vị trí trung tâm của Trái Đất, chính là giao điểm của đường kinh tuyến và vĩ tuyến dài nhất (đường xích đạo) thế giới. Bên cạnh đó, một giả thiết khác về đại kim tự tháp vẫn còn gây tranh cãi tới ngày nay. Sử dụng phần mềm máy tính, 2 nhà khoa học Robert Bauval và Adrian Gilbert từng quay ngược bầu trời Trái Đất về thời cổ đại và nhận thấy sự trùng khớp của hình ảnh các kim tự tháp với hình ảnh chòm sao Orion. Ở thời điểm 10450 năm trước Công Nguyên, mỗi kim tự tháp thuộc quần thể Giza đều có đỉnh chóp chiếu thẳng vào một ngôi sao trên bầu trời. Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải vì sao người Ai Cập cổ xây dựng được Giza Di tích quần thể Giza được cho là lí do dẫn tới sự mở rộng thành thị của người Ai Cập xuyên suốt từ thời cổ đại tới thời hiện đại. Ngày nay, với vị thế như kỳ quan cổ đại duy nhất còn tồn tại, quần thể Giza đã thu hút vô số người tới đây nhìn ngắm, thám hiểm, nghiên cứu và làm ăn. Cấu trúc bên trong kim tự tháp Ban đầu, di tích được xác định nằm tại một nơi xa xôi trong sa mạc để né tránh sự quấy nhiễu. Nhưng tới thập niên 1990, đô thị và các tuyến đường đã dần lan thẳng tới khu lăng mộ. Thủ đô Cairo Ai Cập giờ đây chỉ còn cách công trình cổ vĩ đại này chưa tới 14 km. Những người tới chiêm ngưỡng các kim tự tháp và tượng Đại Nhân Sư ngày nay sẽ choáng ngợp trước sự khổng lồ của các công trình, nhưng phần lớn không biết rằng nơi đây thuở xa xưa thực sự mang vẻ đẹp lộng lẫy. Các phiến đá tạo nên kim tự tháp nặng từ 2 tới 50 tấn được đẽo gọt vuông vức, nhẵn bóng và phủ bên ngoài một lớp đá vôi. Bề mặt đá vôi khi tiếp xúc với ánh sáng từ Mặt Trời hay Mặt Trăng đã tỏa ra ánh sách huyền ảo, tạo nên khung cảnh kỳ vĩ hiếm thấy trên sa mạc nóng bỏng. Ở thuở ban đầu, khu vực kim tự tháp Giza từng được bao trùm bởi những luồng ánh sách kỳ ảo. Con người hiện đại ngày càng không tin vào cách giải thích truyền thống về việc xây dựng các kim tự tháp khổng lồ. Giả thuyết phổ biến nhất là các Pharaoh cổ đại đã bóc lột cùng cực sức lao động của nô lệ. Giới cai trị đã sử dụng các kỹ thuật khác nhau để vận chuyển các khối đá từ 2 tấn đến 50 tấn từ các mỏ đá xa tận 800 km dọc theo sông Nile và các kênh đào nhân tạo đến cao nguyên Giza trước khi chạm khắc, tạo hình, mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng chúng lên nhau tới độ cao 146,5m. Giải thích trên thật khó để được các nhà khoa học thời nay chấp nhận. Theo một tính toán cho thấy, để xây dựng được một trong ba kim tự tháp lớn phải cần tới 10 vạn nhân lực làm việc liên tục 24 giờ mỗi ngày trong vòng 200 năm. Và để xây dựng được toàn bộ quần thể công trình, các pharaoh phải chờ tới khoảng 800 năm. Trong khi đó, các pharaoh luôn muốn các công trình phải được hoàn thành ngay trong triều đại của mình. Chưa kể tới các tính toán thiết kế không chút sai sót mà ngay cả sức người ngày nay cũng khó có thể thực hiện được. Tổng hợp Nguồn Tri Thức Trẻ1 like
-
Hôm nay xem kỹ lại ý này của anh Vô Trước, tôi thấy Đức Phật có nói đến một ý tương tự:"Tính thấy có trong vạn vật" - gồm cả Hư không - Bởi vậy khái niệm Tâm Vũ trụ trùng với mọi đối tượng là tương tự. Nhưng sự tương tự, không có nghĩa là hoàn toàn giống nhau. Đức Phật có căn dặn rất kỹ: "Sau này sẽ có những lời nói giống ta, nhưng không phải ý của ta....." (Tôi ko nhớ trong bộ Kinh nào và ko thể nói hết ý vì ngại hiểu nhầm, nhưng đại loại vậy).1 like
-
Tâm vũ trụ là một cách gọi khác của Thái Cực - theo cách diễn giải của tác giả - có nhiều điểm trùng hợp với Lý Học. Nhưng cách hiểu Tâm vũ trụ của tác giả khác với tôi. Thậm chí ngay với những người cũng tìm hiểu về Thái cực từ hàng ngàn năm nay - kể cả Chu Hy - cũng khác tôi xa. Mặc dù cùng gọi là Thái Cực.1 like
-
Nhân đây tôi cũng xin đề cập đến một vài sự sự khác biệt giữa luận điểm của tôi so sánh với luận điểm của tác giả "Tâm Vũ trụ": - Tôi cho rằng: Thái cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ - khác Bigbang. Từ trạng thái Thái Cực cũng dẫn đến sự lý giải một hiện trạng bùng nổ trong giai đoạn đầu của vũ trụ. Đây là một cách lý giải khởi nguyên của vũ trụ và phủ nhận Bigbang. Trong khi tác giả "Tâm vũ trụ" thừa nhận bigbang. - Trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?", tôi phủ nhận khái niệm "ý thức" phi vật chất. - Tác giả xác định sự phát minh ra "Tâm vũ trụ" hoàn toàn thuộc về "Minh triết Việt", bởi do tác giả phát minh. Mặc dù tôi xác định Thái cực thuộc về minh triết Việt. Nhưng khác nhau là: Nền minh triết ấy có nguồn gốc từ một văn minh toàn cầu trước lịch sử văn minh hiện đại - tôi gọi là Atlantic - tôi chỉ là người hiệu chỉnh và phục hồi chưa hoàn mỹ. Như vậy, nếu tôi đúng, thì đây là di sản của chung của nhân loại, vì nguồn gốc xuất xứ của nó - nó chỉ xác nhận một thực tế lịch sử 5000 năm văn hiến của người Việt, thông qua quá trình tồn tại của nó - Thuyết Âm Dương Ngũ hành - trong lịch sử văn minh nhân loại.1 like
-
Tôi trinh bày về điểm bất hợp lý trong tiểu luận của tác giả, khi tác giả vẫn thừa nhận Bigbang trong "tâm vũ trụ" và khái niệm ý thức. Vấn đề được đặt ra là: * " Tâm vũ trụ" sẽ tạo ra trạng thái vật chất cô đặc trước bigbang như thế nào? Trạng thái đó với " Tâm vũ trụ" là hai thực tại cùng song song tồn tại trong mọi thời gian vô tận của vũ trụ hay "Tâm vũ trụ" có trước? * Ý thức được tác giả định nghĩa như sau: Như vậy, sẽ có một trạng thái ý thức bao trùm tất cả mọi đối tượng trong vũ trụ. Tức là ta gọi Ý thức của cả vũ trụ. Vấn đề sẽ đặt ra là: Giữa ý thức vũ trụ và tâm vũ trụ là một hay là hai? - Nếu là một thì ý thức của tất cả mọi đối tượng trong vũ trụ chính là "Tâm vũ trụ". Điều này vô lý. Vì ý thức và tâm vũ trụ không đồng nhất bởi chính định nghĩa của tác giả. - Nếu ý thức của tất cả mọi đối tượng trong vũ trụ và Tâm vũ trụ là hai trạng thái tồn tại thì một trong hai trạng thái này phải chi phối nhau và Tâm vũ trụ với Ý thức sẽ tạo ra một ý thức mới, do chính mối liên hệ của nó. Vậy bản chất vũ trụ là gì? Do đó, theo tôi - một ý tưởng đúng nhưng diễn giải sai, sẽ dẫn đến không minh chứng được chân lý. Trong minh triết Phật giáo, Đức Phật đã nói: 'Thế tính lẫn lộn, thế gian không thành lập được". Vài lời góp ý. Không tự cho là đúng. Xin để tham khảo.1 like
-
Thực ra, có thể coi như đây là một giả thuyết về một thực tại được gọi là "Tâm vũ trụ". Thực tại này theo giả thuyết trên có mối liên hệ tương tác với tất cả mọi đối tượng trong vũ trụ. Về một khái niệm tương tự như vậy, đã có trong minh triết Đông phương. Đó là "Tính thấy", "Như Lai tạng tính", "Đạo" và một khái niệm mang tính hoàn chỉnh hơn về mối tương tác đó trong Lý học, có tính ứng dụng - đó chính là Thái cực.Thái Cực, Đạo và Tính thấy được xác định là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ. * Đạo: Có trước trời đât. * Tính thấy: Có từ vô thủy đến vô chung. * Thái Cực: Dịch hữu Thái Cực. Còn "Tâm vũ trụ" thì không. Bởi vậy, tiểu luận "Tâm Vũ trụ" vẫn thừa nhận bigbang và cho rằng: Bigbang lặp lại nhiều lần trong các chu kỳ co dãn của toàn vũ trụ. Trong tiểu luận này vẫn phân biệt ý thức của các đối tượng vật chất. Đây là hai điểm bất hợp lý nhất của tiểu luận này (Tôi không đi sâu vào các chi tiết và sẽ chứng minh sau bài này, hoặc ngay trong bài này, tùy tình trạnh sức khỏe). Tuy nhiên, tôi vẫn xác định rằng: Việc đặt vấn đề "tâm vũ trụ" là một phát hiện trùng lặp có tính chứng nhân cho các ý tưởng minh triết cổ Đông phương về trạng thái khởi nguyên của vũ trụ. Daretolead thân mến. Từ khởi nguyên vũ trụ cho đến cuộc sống của chúng ta hiện nay là một khoảng cách vô cùng to lớn. Nó cần một sự bổ sung kiến thức để minh chứng toàn bộ diễn biến lịch sử vũ trụ - tất nhiên ở trạng thái suy luận hợp lý . Cho nên, đòi hỏi tính ứng dụng của một ý tưởng mới manh nha là không thực tế. Điều này, cần nhiều thời gian và tri thức của nhiều người. Có thể nói rằng: Mọi phát kiến nó cần cho sự phát triển trong tương lại của xã hội và con người , chứ không phải cho thực tại. Ở thế kỷ XV, trái Đất tròn , hay vuông không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của người nông dân cả. Vấn đề chỉ cần là xem tính hợp lý của nó trong mối liên hệ nội tại và các vấn đề nó đề câp đến và khả năng phát triển của lý thuyết này, có hay không mà thôi.1 like
-
Anh Vô Trước thân mến. Tôi nhận thấy ý tưởng của tác giả có nhiều điều trùng hợp với Lý học Đông phương. Nhưng điều đó không có nghĩa tôi ủng hộ hoàn toàn ý tưởng của tác giả. Tôi cho rằng tác giả sẽ đi đến chỗ - hoặc là phải hiệu chỉnh lại lý thuyết và phương pháp, hoặc là bế tắc trong việc triển khai ý tưởng.1 like
-
Anh Vô Trước thân mến. Định lý 4: Tâm thức Vũ trụ là duy nhất Tôi cho rằng đây là ý tưởng đúng! Còn phương pháp chứng minh của tác giả thì tôi thấy khó hiểu. Có thể tại tôi không chuyên sâu về toán cao cấp. Nhưng trong kinh "Thần chú Phật đỉnh thủ Lăng Nghiêm", Đức Phật chứng minh điều này rất rõ. Ngài gọi là "Tính thấy", Như Lai tạng tính. Tôi chỉ có thể minh chứng qua sự liên hệ hợp lý và nhất quán: Nếu trong vũ trụ này có sự giới hạn của tốc độ vũ trụ, bằng hoặc nhanh hơn tốc độ ánh sáng - thì sự nhận thức được nó phải nhanh hơn tốc độ giới hạn đó. Cái nhanh nhất chính là sự Tuyệt đối. Không thể có hai cái tuyệt đối. Đức Phật cũng nói: Không thể có cái tính thấy này thấy được cái tính thấy kia. Đôi khi ý tưởng đúng, nhưng cách diễn giải sai, hoặc không chuẩn, sẽ bị phản bác.1 like
-
Anh Vo Trước ah. Đúng là tôi có cái tật xem lướt những ý chính. Trang 7 của topic "Tâm vũ trụ" có một bài nhắc đến tôi và ....bị chê. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry74943 Trong khi đó ông Đỗ Xuân Thọ lại không nhận thấy sự trùng hợp giữa những ý tưởng của Lý học Đông phương - qua cái nhìn của tôi - có nhiều trùng hợp với ông ta. Còn tôi thì tôi nhận thấy ngay điều này. Bài viết của ông Thọ không giải thích sự khởi nguyên vũ trụ, mà đặt vấn đề về một khái niệm gọi là "Tâm Vũ trụ" với mối liên hệ với các đối tượng vật chất trong vũ trụ. Còn tôi thì căn cứ vào những cái đã có sẵn - Lý học Đông phương - giải thích, hiệu chỉnh, bổ sung những phần thiếu sót mà thôi. Không thể bắt tất cả những ý tưởng ban đầu phải đúng tuyệt đối và hoàn chỉnh ngay lập tức. Tôi rất muốn tham gia để ủng hộ tác giả và có lời chia sẻ trực tiếp với ông Thọ. Nhưng tôi không biết cách đăng nhập. Chắc phải chờ vậy.1 like
-
Nếu bknavn có tinh thần khách quan và muốn tìm hiểu thì nên tìm đọc sách của chú Thiên Sứ trước cho biết rồi hãy hỏi. - Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007 - Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2003. bknavn sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị trong những công trình nghiên cứu này và dễ dàng hơn khi tìm hiểu Lý học. Đây là chia sẻ riêng cá nhân. Tùy bạn. Tùy duyên. :D Thiên Đồng :(1 like
-
Cảm ơn anh Liêm Trinh. Đúng là như vậy! Lúc tôi ngất nghểu ở nhà hàng đệ nhất Giang Nam, nhậu lưỡi chim sẻ với rượu Mao đài; hoặc đang uống bia với con lobster ở Hoa Kỳ, hay ăn rau muống chấm nước mắm ở Việt Nam tôi cũng nghĩ đến 5000 năm văn hiến Việt. Không phải vì tinh thần dân tộc cực đoan - như thế nhân ác miệng gán cho tôi - mà vì chân lý.1 like