-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 11/08/2020 in all areas
-
Năm nay Canh Tý - 2020 các tuổi sau phạm Thái tuế, xung thái tuế, tuế phá và tam tai - Tuổi TÝ phạm Thái tuế. - Tuổi NGỌ phạm xung Thái tuế. - Tuổi MÃO phạm Tuế phá - Các tuổi TỴ, DẬU, SỬU phạm tam tai (thông thường Nam tam tai nặng 2 năm đầu, Nữ tam tai nặng 2 năm cuối) Về hướng nhà: - Bắc 337,5 – 7,5 độ è phạm Thái tuế - Nam 157,5 – 187,5 độ è phạm xung Thái tuế. - Đông 67,5 – 97,5 độ è phạm Tuế phá. Vậy Thái tuế là gì? Tại sao Thái tuế chiếu lại có ảnh hưởng không tốt đến ngôi gia hay tuổi? Khoa học hiện đã đã chứng minh cho chúng ta thấy sao Mộc tinh và chu kỳ vận động của nó, sao này chính là Thái tuế và chính chu kỳ của sao Mộc tinh (Thái tuế) vận động trong thái dương hệ tương đương với 12 năm của trái đất cụ thể là 11,8 năm địa cầu; 12 năm địa chi bắt đầu từ Tý và kết thúc ở Hợi, sao Thái tuế cũng chính là sự vận hành của sao Mộc trong độ số của Hà Đồ. Khoa học hiện đại đã thống nhất với lý học về chu kỳ vận động của sao Mộc tinh (Thái tuế) chiếu hàng năm trong 12 địa chi là điều có thể kiểm chứng được bằng cách quan sát bầu trời qua sự vận động của sao mộc tương ứng với trái đất. Trong 360 độ vòng tròn của bầu trời Thái ất, nó được chia làm 24 cung trong đó có 12 cung địa chi trên cơ sở của Địa lý Lạc Việt thì mỗi năm Thái tuế sẽ chiếu 2 cung, năm 2020 này Thái tuế chiếu cung Nhâm, Tý ở phía Bắc, năm địa chi nào thì Thái tuế chiếu năm đó, năm nay Thái tuế chiếu cung Tý có nghĩa là nhà nào ở phương Nhâm; Tý hoặc ai có tuổi nào gặp Thái tuế thì sẽ bị tai tiếng, thị phi, quan tụng, tranh chấp, cữ cãi, thậm trí nặng thì bị tù hoặc là gặp các chuyện rất xui xẻo nặng về vấn đề tai tiếng và những tuổi hay phương vị nào gặp sao Thái tuế, xung thái tuế và tuế phá thì tuyệt đối không được động thổ; ngoài ra chúng ta cũng phải quan tâm đến các phương đối xung là 2 cung Bính, Ngọ theo Địa lý Lạc Việt; hai sơn Giáp và Mão bị tuế phá là hai sơn ở phía Đông vuông góc với Thái tuế và xung Thái tuế; Ví dụ: năm nào đó người nào có tuổi động thổ mà lại động thổ ở những phương vị bị Thái tuế, xung thái tuế; cụ thể năm nay là Bắc, Đông và Nam thì rất bị phạm vào Thái tuế, xung thái tuế và tuế phá đây là một điều rất kiêng kỵ; ngày tết mà xuất hành vào những phương vị này cũng rất xấu. Nói như vậy không có nghĩa đây là yếu tố duy nhất để những người bị Thái tuế đều gặp xui xẻo mà nó chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố có tương tác xấu. Cụ thể: năm Canh Tý những người tuổi Tý, Mão, Ngọ năm nay bị Thái tuế, xung Thái tuế hoặc Tuế phá chiếu nhưng đây chỉ là yếu tố địa chi như trình bày ở trên, chúng ta còn phải quan tâm đến yếu tố Thiên can, ví dụ: thiên can của người nào xung với năm Canh thì mới thực sự xui xẻo, những người có thiên can hợp với chữ Canh thì chưa chắc đã bị xui (ví dụ: chữ Canh hợp với thiên can Tân, Ất); chữ Canh xung với những thiên can như Giáp, Kỷ .. thì tính chất của xung thái tuế mới phát tác. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì Thái tuế tương tác mạnh, nó sẽ gây lên tác động mạnh, thực chất bản chất của sao Thái tuế chỉ là sự kích động, là tiếng ồn do vậy, nếu chúng ta hiểu rõ bản chất và khéo léo ứng dụng thì có thể xoay chuyển tình thế từ xấu thành tốt. Ví dụ: sao Thái tuế chiếu vào hướng cửa của doanh nghiệp, chiếu vào tuổi của chủ doanh nghiệp mà chúng ta biết ứng dụng, sử dụng các phương pháp hóa giải thì không những không xấu mà có thể còn gặp nhiều may mắn và nổi tiếng. Như trình bảy ở trên thì Thái tuế thuộc hành mộc vì vậy cái gì sinh ra hành mộc hoặc được hành mộc sinh ra thì sẽ tốt. Ví dụ: chúng ta có thể luôn đặt lọ hoa hồng đỏ, mặc áo màu đỏ, chậu cây có lá/quả màu đỏ hay để cố định thì chúng ta nên treo bức tranh TAM DƯƠNG KHAI THÁI đặc biệt là tranh hộp có đèn sáng rực sẽ có tương tác rất tốt như hình sau đây: Chúng ta cũng có thể đặt thêm bình LÔNG CÔNG... cả 2 sẽ tương tác rất tốt cho cá nhân/tổ chức. Trường hợp ngôi gia hay trụ sở đơn vị đã phù hợp với các điều kiện của Phong thủy để đón được sinh khí, đang vượng khí thì tương tác càng mạnh và hóa giải rất tốt những ảnh hưởng xấu. Vì Lông công đồng khí tương cầu với Thái tuế, nếu chúng ta trưng bày ở phòng lễ tân, phòng khách của đơn vị/gia đình, nó sẽ sẽ mang lại danh tiếng và sự truyền bá những giá trị mang tính trí tuệ. Trường hợp ngôi gia hay trụ sở đơn vị chưa phù hợp thì sẽ không phát huy hoặc sẽ phát huy rất chậm tác dụng. VỀ HẠN TAM TAI Trong 12 năm địa chi từ Tý đến Hợi luôn luôn có 3 năm tam tai, nó là chu kỳ lặp lại nó tương tự như cửu tinh La hầu, kế đô, mộc đức, thái bạch, thái dương .... nó là một yếu tố tương tác xấu hoặc tốt cần xem xét chứ không phải là duy nhất, nó giống như Thái tuế chúng ta có thể khéo léo vận dụng để phục vụ cho lợi ích của mình. Tam tai chia làm 4 loại dựa theo tam hợp đó là: Tam hợp thủy cục: Thân – Tý - Thìn, trong đó Thân kim sinh Tý thủy, mộ ở Thìn Tam hợp Hỏa cục: Dần – Ngọ - Tuất, trong đó Dần mộc sinh Ngọ Hỏa, mộ ở Tuất Tam hợp Mộc cục: Hợi – mão – Mùi, trong đó Hợi thủy sinh Mão mộc, mộ ở Mùi Tam hợp Kim cục: Tỵ - Dậu – Sửu, trong đó Tỵ hỏa sinh dậu kim và mộ ở sửu Năm nay là tam tai Kim cục và nguyên nhân liên quan đến tam tai này là bắt đầu từ cung Hợi - thủy là bắt đầu từ hành thủy vì kim bị sinh xuất. Để chống lại tam tai này thì chúng ta phải hiểu bản chất của tam tai, không phải năm tai tai nào cũng chỉ mang một tính chất xấu. Ví dụ: người đang bị hạn Tam tai thì đối với đàn ông không được chọn thời gian đó để cưới vợ; không lấy tuổi đó để động thổ.... Phạm Hùng Chánh Văn phòng – Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương SĐT 0902 089 3891 like
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Thanh Long - Bạch Hổ - Huyền Vũ - Chu Tước. Một trong những phương pháp nghiên cứu trong khoa học hiện đại, người ta thường loại suy mọi yếu tố bên ngoài đối tượng nghiên cứu, đặt đối tượng nghiên cứu vào một môi trường chuẩn, từ đó làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu. Trong qúa trình nghiên cứu Lý học Đông phương và Phong thủy - là hệ qủa ứng dụng của Lý học - người viết nhận thấy những dấu ấn "hóa thạch" trong phương pháp nghiên cứu của nền văn minh đã tạo dựng nên những giá trị của nền văn minh Đông phương, hoàn toàn phù hợp với phương pháp nghiên cứu của tri thức khoa học hiện đại. Đó chính là những khái niệm : Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long, Bạch hổ. Những khái niệm này trong ứng dụng phong thủy được mô tả như sau: Huyền Vũ - biểu tượng bằng con rùa đen: Phương chính Bắc Thanh Long - Biểu tượng bằng con rồng xanh lá cây. Phương chính Đông. Chu Tước - Biểu tượng bằng con chim sẻ đỏ, hoặc phượng hoàng lửa. Phương chính Nam. Bạch Hổ - biểu tượng bằng con hổ trắng: Chính Tây. Trong truyền thuyết và huyền thoại Nhật Bản cũng nói đến 4 vị thần ở bốn phương với biểu tượng như trên. Nhưng ứng dụng trong phong thủy thì Huyền Vũ - Rùa đen - là sơn nhà; Chu Tước là hướng nhà, Thanh Long bên trái, Bạch Hổ bên phải - bất luận nhà hướng nào thì những quy ước trên vẫn phải tuân thù như một nguyên tắc trong phong thủy: Huyền Vũ phải nhô cao; Chu Tước phải quang đãng, sáng sủa - nếu tụ thủy gọi là cách "Minh đường tụ thủy" - thì rất tốt. Bạch Hổ phải uy vũ, ngắn hơn Thanh Long và nhô cao, Thanh Long phải uyển chuyên và vươn dài ôm lấy cuộc đất. Nguyên lý lý thuyết để có quy định như trên về Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền vũ, Chu Tước đã được giảng và phân tích trong lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp. Người viết chỉ nhắc lại vài yếu tố ở đây - vì giới hạn bài viết chỉ là ứng dụng. Nhưng những phong thủy gia đều biết quy định này của 4 yếu tố trên. Tuy nhiên ứng dụng như thế nào thì vấn đề lại không đơn giản.Vấn đề được đặt ra: Tại sao cổ thư ghi rõ Huyền Vũ phương Bắc; Chu Tước phương Nam..vv..thì tại sao thực tế với mọi phương hướng của ngôi gia thì Huyền Vũ được coi là sơn, Chu Tước thuộc hướng? Như phần trên tôi đã trình bày: Chính nền văn minh cổ xưa cũng đã xây dựng một mô hình chuẩn, sau khi loại suy các yếu tố tương tác bên ngoài để quán xét bản chất của hiện tượng. Mô hình chuẩn này là một ngôi gia tọa Bắc, hướng Nam. Tất nhiên bên trái (Tả) là phía Đông và phải (Hữu) là phía Tây. Tọa Bắc triều Nam chính là trục từ trường và hướng Bắc là Thiên cực của Trái Đất (Thiên cực Bắc hiện nay là chòm sao Đại Hùng tinh). Bởi vậy phía Bắc được gọi là Huyền Vũ - Vũ trụ sâu thẳm. Nhưng tại sao lại biểu tượng là con rùa? Con rùa chính là biểu tượng của nền văn hiến Việt ở thời sơ khai: "Vào thời vua Nghiêu, có sứ giả Việt Thường dâng con rùa lớn. Trên lưng có khắc văn Khoa Đầu, ghi việc trời đất mở mang". Hình tượng chim Hạc (Lạc) đứng trên lưng rùa chầu tiên thánh, cũng là một biểu tượng khác xác định gía trị của nền văn minh Lạc Việt. Sự xác định Huyền Vũ chính là thực tại vũ trụ thì đối xứng với Huyền Vũ phương Bắc, chính là sự nhận thức của văn hóa, tri thức: Phượng hoàng lửa phương Nam. Huyền Vũ là cái có trước - theo hệ quy chiếu "Dương trước, Âm sau" thì Huyền Vũ thuộc Dương, Chu Tước thuộc Âm. Chính vì Chu Tước thuộc Âm, nên sự tác động của Dương khí - nếu Âm Dương hài hòa thì Thủy sinh. Hiện tượng "minh đường tụ thủy" chính là biểu hiện của sự hài hòa Âm Dương. Tương tự như vậy, Thanh Long - Bạch Hổ chính là trục Đông Tây của Địa cầu quay từ trái sang phải - nếu quán xét từ bên ngoài Địa Cầu và theo trục Bắc Nam - Nếu đừng từ trong ngôi gia mô hình chuẩn - tọa Bắc, triều Nam - thì trái Đất quay từ phải (Bạch Hổ) sang Trái (Thanh Long). Đương nhiên chiều tương tác của vũ trụ sẽ từ Đông sang Tây. Chính sự tương tác này làm nên mọi phát sinh và phát triển trên Địa Cầu , nên biểu tương là Rồng - sức mạnh vũ trụ - thuộc Dương. Đó là lý do vì sao Tả Thanh Long có sông, ngòi, kênh rạch....lại là biểu hiện của Âm Dương hài hòa. Đối xứng với Thanh Long Dương là Bạch Hổ âm nên phải nhô cao, hơn Thanh Long và phải ngắn và hùng vi. Vì đã cực Âm thì phải là màu trắng (Dương) để cân bằng âm dương - Đây là nguyên nhân để Phong Thủy Lạc Việt gần như cấm tuyệt đối dùng non bộ màu đen, hoặc màu tối - trừ trường hợp đặc biệt. Đến đây, tôi muốn nói thêm về một điều mà ai cũng biết: Đó là vì sao tôi cho rằng Thủ Đô Hanoi đặt ở vị trí hiện tại là tốt nhất và không nên chuyển về Ba Vì - Hồ Đồng Mô không đủ thủy khí thể hiện bằng sông Hồng Hà. Cho nên Âm sẽ cực thịnh và Dương suy. Cuộc sống gồm nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Hạn chế những cái xấu và phát huy những cái tốt thì cuộc sống cũng đỡ hơn. "Có kiêng, có lành" - các cụ bảo thế! Không có vấn đề "khoa học tâm linh", hay "khoa học huyền bí". Khoa học là khoa học và chỉ có sự chưa hiểu biết mà thôi! Trên đây, người viết chỉ phân tích một vài khia cạnh của 4 yếu tố trong phong thủy và ứng dụng trong ngôi gia của chính tôi. Tả Thanh Long Trong ngôi gia của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Từ sự phân tích trên, phía bên trái của ngôi gia được thiết kế một hồ cá cảnh dài 10m x 2 m Hồ cá này tôi vẫn chưa thực sự vừa ý. Nhưng tạm vậy. Tả Thanh Long không chỉ là hồ nước, sông ngòi..vv.....trong pham vi cảnh quan môi trường bên trong và ngoài ngôi gia. Một con đường bên trái nhà - thâm chí một con hẻm cũng coi là Thanh Long. Ngay cả trong một ngôi gia thì hành lang lưu thông trong nhà - trong điều kiện mặt phẳng khu vực cảnh quan được coi là bằng phẳng - thì cũng phải thiết kế bên trái. Bạn đọc xem sơ đồ nhà của tôi: Hành lang lưu thông được thiết kế bên trái nhà. Xin lưu ý: Đây là trường hợp phổ biến trong điều kiện mặt bằng xây dưng tương đối phẳng so với khu vực cảnh quan. Điều này còn tùy thuộc vào con đường trước mặt nhà dốc từ phía nào hoặc phẳng. Nhà tôi hơi dốc về phía bên trái. Nhưng độ dốc không đáng kể. Còn tiếp Hữu Bạch Hổ1 like