• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 12/05/2020 in all areas

  1. VÌ SAO CÚNG ÔNG TÁO VÀO NGÀY 23? Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng; Không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23. Mà cúng vào ngày nào cũng được. Thậm chí có người còn cho rằng cúng vào 22 tốt ngày?! Bởi vậy, chúng tôi viết bài này để phân tích rõ: Vì sao tổ tiên ta chọn ngày 23 tháng Chạp hàng năm làm ngày tiễn "ông Công, ông táo" lên trời. Tại sao ông cha ta không chọn ngày 30 tháng Chạp cho nó tiện, cúng Tất Niên luôn một thể? Hoặc tại sao ông cha ta không chọn một ngày nào đó, mà cứ phải đúng 23 tháng Chạp? Và ông Táo cứ phải cưỡi cá chép, chứ không cưỡi chim, cưỡi ngựa...hay cưỡi rồng cho nó oách? Cá chép thì làm sao bay lên trời được?... Thưa các bạn. Tôi viết bài này, chia sẻ với các bạn về nguyên nhân dẫn đến tổ tiên Ta - người Lạc Việt - một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử, từ gần 5000 năm trước, đã chọn ngày 23 tháng Chạp làm ngày ông Công, ông Táo lên trời như thế nào. Về hình tượng ông Táo cưỡi cá chép, tôi đã có dịp trình bày với các bạn trong bài viết "Minh triết Việt trong sự tích Táo quân" ngay trong diễn đàn. Cho nên tôi chỉ xin nhắc lại rằng: Hình tượng Táo Quân cưỡi cá chép lên trời chính là hình tượng của quẻ của quẻ "HỎA THỦY VỊ TẾ". Dịch viết: Trong đó: Táo quân tượng quái Ly - quái này có hai hào DƯƠNG, một hào ÂM ở giữa. Đây chính là biểu tượng Táo quân: Hai ông (Hai hào dương) và một bà (Một hào Âm ở giữa). Xin xem hình dưới đây: Cá chép tượng trưng cho quái KHẢM, Sách xưa viết: "Thiên nhất sinh Thủy, Địa lục thành chi". Tranh dân gian Việt, cả Hàng Trống lẫn Đông Hồ đều mô tả điều này (Xin xem bài: "Minh triết Việt trong sự tích ông Táo") và xin xem hình dưới đây: . Bởi vậy, việc ông Táo cưỡi cá chép chính là biểu tượng của quái LY trên quái KHẢM. Đây chính là quẻ HỎA THỦY VỊ TẾ - quẻ cuối cùng trong hệ thống 64 quẻ Dịch của hệ thống Hậu Thiên. Hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, bay về trời, chính là hình tượng kết thúc của một chu kỳ Dịch - qua hình tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế - thể hiện bằng biểu tượng Táo Quân cưỡi cá chép về trời tồng kết một năm đã kết thúc. Xin xem hình dưới đây: Vấn đề là: TAI SAO LẠI CHỌN NGÀY 23 THÁNH CHẠP? Thưa các bạn và anh chị em. Thực ra điều này tôi đã trình bày sơ qua ở bài "Minh triết Việt trong sự tích ông Táo". Nhưng vì không phải chủ đề chính của bài viết, nên chưa nói sâu. Trong bài này, tôi xin trình bày rõ ràng: Thưa các bạn và ace. Trong truyền thống dân gian Việt thường nhắc đến các ngày KỴ trong tháng, là: Mùng 5/ 14/ 23. Đi chơi cũng lỗ, huống là đi buôn. Vì sao ông cha ta lại kiêng những ngày này và bắt đầu bằng số 5? Thưa quý vị và ace: Đây chính là độ số trung cung của Hà Đồ và Lạc Thư. Đồ hình này chia làm 9 ô - gọi là cửu cung và ô ở giữa có con số 5. Các bạn xem hình dưới đây: Chu kỳ lặp lại của số 5 chính là 9. Và các bạn cũng nhận thấy rằng ngày 14 tức 5 +9, ngày 23 tức là 14 + 9. Đây cũng chính là chu kỳ vận động trở về trạng thái ban đầu liên quan đến cion số 5 ở trung cung (Ô giữa) - (Điều này cũng liên quan đến Huyền không phi tính trạch Nhật, nhưng là một chuyên môn sâu trong chuyên ngành Địa lý phong thủy, chưa bàn vội). Ông cha ta thường bàn rằng: những ngày mùng 5/ 14/ 23 là những ngày của VUA ĐI. Trong cổ thư - kinh Thư - cũng xác định ô giữa mang độ số 5 là ngôi Hoàng Cực. Vị trí trung tâm thuộc về VUA. Đến đây, các bạn cũng nhận ra: Ngày 23 liên quan đến VUA BẾP - Chính là Táo Quân. Tháng Chạp, chính là tháng kết thúc một năm theo chu kỳ của trời đất . Đây chính là điều mà ông cha ta chọn ngày 23 - theo chu kỳ trạch nhật cuối cùng của năm - thuộc về HOÀNG CỰC - là 23 tháng Chạp, Cho nên chọn làm ngày VUA BẾP (HOÀNG CỰC) lên Trời. Đông thời biểu tượng của "Táo quân cưỡi cá", cũng chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế, kết thúc chu kỳ 64 quẻ trong hệ thống Hậu Thiên của một năm. Thưa các bạn và anh chị em. Đây chính là nguyên nhân để tổ tiên ta, truyền lại, nhắc nhở cho con cháu những giá trị kỳ vĩ của nền văn minh Đông phương, thuộc về Việt tộc, một thời huy hoàng ở miền nam Dương tử. Ngày 22 là ngày TAM NƯƠNG SÁT cực kỳ nguy hiểm. Thiên Sứ tôi đã có hẳn một topic trên diễn đàn để kiểm chứng tính nguy hiểm của ngày này. Topic có tên gọi :"Thái Lan và ngày Tam Nương". Xin cảm ơn sự quan tâm và chia sẻ của các bạn. ThíchHiển thị thêm cảm xúc
    1 like
  2. Bài viết đã hoàn chỉnh. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.
    1 like