NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN.
III. Mối liên hệ Địa chi trong gia đình.
A/ SAO MỘC VÀ THẬP NHỊ ĐỊA CHI.
Thưa quý vị và các bạn quan tâm.
Tính đặc thù của vấn đề nghiên cứu nền văn minh Đông phương - mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành - chính là một vấn đề chưa từng có trong lịch sử văn minh nhân loại. Đó là vì chúng ta phải phục hồi một lý thuyết cổ xưa đã tồn tại trong lịch sử. Chứ không phải chúng ta tổng hợp những nhận thức trực quan về những hiện tượng qua sát được, để trở thành một lý thuyết. Chính vì vậy, chúng ta cần có phương pháp nghiên cứu, không thể theo lối mòn như trong lịch sử hình thành các học thuyết khoa học của nền văn minh hiện nay. Giáo sư Lê Văn Sửu viết - Đại ý:
"Nền khoa học hiện nay có những phương tiện cực kỳ tình xảo. Nhưng để khám phá những bí ẩn của nền văn minh Đông phương thì vẫn gặp khó khăn to lớn".
Đó chính là do sai lầm về phương pháp nghiên cứu. Trong trường hợp của việc nghiên cứu những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, chẳng ai có thể dùng kính hiển vi điện tử để phóng to ký hiệu quái Càn là gì?! Nhưng với suy nghĩ đã trở thành chấp ngã trong quá trình phát triển của cả một nền văn minh và không có ngoại lệ. Nên khi tìm hiểu về nền văn minh Đông phương, những nhà nghiên cứu cũng bắt đầu từ nếp suy nghĩ cố hữu này. Họ cho rằng các ngành Đông Y, Địa lý phong thủy.... chỉ là do "tích lũy kinh nghiệm". Tức là cũng thực chứng, thực nghiệm y như những gì mà nền văn minh hiện nay dùng để tổng hợp đưa lên thành một lý thuyết. Giở những cuốn sách giới thiệu về Địa Lý Phong thủy phương Đông, phần nhiều, các tác giả nhận định rằng: Địa lý phong thủy là do con người bắt đầu từ cuộc sống ở những hang động, rồi họ rút kinh nghiệm tạo nên môn Địa Lý phong thủy. Rồi họ bưng nguyên si nghĩa đen của từ "Phong thủy" và giải thích "Phong là gió. Thủy là nước" - Phong thủy là gió và nước. Việc xác định độ ẩm và tốc độ gió trong căn hộ là một trong những đề tài nghiên cứu của Tiến Sĩ Bùi Văn Chân từ 50 năm trước, tại khi tập thể Chung Tự ở Hanoi. Wow! Lạy Đức Ala toàn năng và cao cả. Vậy "Phoengshui" là rất có "cơ sở khoa học", vì nó cũng bắt đầu từ những thông số cơ bản của ngành Vật Lý kiến trúc. Hơ!
Xin lỗi! Gặp các thày bà như vậy, hoặc những cuốn sách mở đầu như vậy, tôi đi chỗ khác chơi.
Tóm lại, với những tư duy lối mòn như vậy thì không thể nào khám phá được những gía trị của nền văn minh Đông phương. Đó chính là những sai lầm về phương pháp nghiên cứu. Một trong những yếu tố cản trở lớn nhất trong việc tìm hiểu bản chất của nền văn minh này.
Nhưng sự khám phá những bí ẩn huyền vĩ của nền văn minh này, đòi hỏi một tư duy tổng hợp những tri thức mũi nhọn của nhiều ngành khoa học. Từ lịch sử, xã hội và cả những tri thức của toàn bộ các ngành khoa học tự nhiên, kể cả vật lý thiên văn cho tới những khái niệm toán học. Bởi vì Lý học Đông phương bao trùm lên mọi lĩnh vực của cuộc sống, con người và xã hội, cũng như toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ.
Do đó, khi nghiên cứu về Lý học Đông phương - mà nền tảng là học thuyết Âm Dương Ngũ hành - cần phải đi tìm và xác định tính cấu trúc hợp lý trong mối liên hệ mọi đại lượng, khái niệm có tính hệ thống và nhất quán trong nội hàm của một lý thuyết vô cùng đồ sộ và bao trùm lên mọi lĩnh vực. Do đó, nó cần những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học, làm chuẩn mực để thẩm định tính khoa học trong việc phục hồi một hệ thống lý thuyết.
Khó khăn tiếp theo, chính là vấn đề thuộc phương pháp cụ thể. Nếu như để nghiên cứu hiện tượng hoặc cấu trúc vật chất trong nghiên cứu khoa học hiện đại, có thể dùng phương pháp loại suy đơn giản và cô lập hiện tượng, đối tượng nghiên cứu để đi tìm bản chất của vấn đề. Như việc tìm kiến hạt Higg. Nhưng nghiên cứu Lý học thì không. Bởi vì, nó là kết quả của một sự giải thích mang tính lý thuyết. Thí dụ: Một quẻ Dịch tốt như Địa Thiên Thái, xác định chuyên phát triển của một doanh nghiệp. Nhưng đó là sự giải thích của một phương pháp (Tính dự báo) của một hệ thống lý thuyết. Và cho dù sự lặp lại của quẻ này luôn luôn đúng cho mọi hiện tượng dự báo, thì nó vẫn không thể chứng tỏ được bản chất hình thành nên quả Địa Thiên Thái. Do quẻ này là sự tông hợp của mọi hiện tượng. Nói rõ hơn là: Bằng thực nghiệm trên máy LHC, các nhà khoa học có thể xácđịnh "Không có hạt Higg". Nhưng bằng thực nghiệm ứng dụng của quẻ bói, không nói lên điều gì cho bản chất của quẻ đó và nguyên nhân hình thành nên nó. Mà người ta chỉ có thể xác định phương pháp đó có hiệu quả, quẻ bói nghiệm.
Bởi vậy, nghiên cứu Lý học Đông phương - để tìm bản chất chân lý khách quan đằng sau các phương pháp ứng dụng và cả một hệ thống lý thuyết đằng sau nó, phải bằng những chuẩn mực giành cho một hệ thống lý thuyết, mà tôi đã trình bày ở trên.
Cụ thể, vấn đề được trình bày trong bài viết này là ý nghĩa của thập Thiên can và ảnh hưởng của nó lên cuộc sống con người.
Hiện nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng: Thập Thiên can có nguồn gốc văn hóa phương nam. Cụ thể là của Việt tộc. Cụ thể là nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Quang, đã chứng minh rất xuất sắc về cội nguồn của Thập nhị Địa chi thuộc về văn hiến Việt. Phương pháp của ông chủ yếu là tư liệu lịch sử và so sánh đối chiếu biểu tượng 12 con giáp.
Nhưng bằng một phương pháp khác, dựa vào tiêu chí khoa học, phát biểu như sau: "Một lý thuyết khoa học thì mô hình biểu kiến của nó phải phải ánh một thực tại có thể kiểm chứng được. Do đó, tôi đặt vấn đề: mô hình chu kỳ 12 con giáp xuất phát từ đâu?
Trong các bản văn chữ Hán không thấy nói đến thực tại khách quan nào để lập thành mô hình biểu kiến chu kỳ 12 con giáp?! Đây là sự xác định chắc chắn rằng: Nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của mô hình biểu kiến 12 con giáp. Vì nó không xác định được nguyên nhân khách quan để lập thành mô hình này.
Trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương, so sánh đối chiếu các kết quả, tôi xác định rằng: Chính chu kỳ của Sao MỘC quay quanh Địa Cầu là chu kỳ của 12 con giáp trong Lý học Đông phương.
Khoa Thiên văn học hiện đại đã chứng minh rằng: Chu Kỳ sao Mộc - Thái Tuế thuộc Mộc trong Lý học Đông phương - quay quanh Mặt trời tương đương 11, 8 năm Địa Cầu (Có sách chép 11, 89). Nhưng năm Dương lịch (Lịch Tây) có 365 ngày. Còn Âm lịch (Lịch Ta) chỉ có 355 (Hoặc 356) ngày. Sai số chính xác của 12 năm lịch Ta (Công thêm ba tháng nhuận) - chu kỳ 12 con giáp = với 11.8 lịch Tây là không đáng kể. Sự xác định sao Mộc - Ngôi sao lớn nhất gần Địa cầu sau Mặt trời, và chính là sao Thái Tuế trong Lý học Đông phương - đã xác định tính khoa học theo đúng tiêu chí khoa học của một lý thuyết khoa học và nó cũng xác định tính quy luật khách quan tương tác của sao Mộc/ Thái Tuế lên địa cầu.
Chính quy luật tương tác của sao Mộc trong Thái dương hệ là cơ sở của 12 Địa Chi và là chủ đề của bài viết này. Ảnh hưởng của sao Mộc trong 12 năm Địa chi tất nhiên được phân Âm Dương, mỗi chu kỳ Âm Dương là 6 năm, chính là ý nghĩa của Lục Khí trong 12 con giáp được mô tả trong bàng tuần hoàn LẠC THƯ HOA GIÁP mà tôi đã chứng minh.
Trên cơ sở này, tôi tiếp tục trình bày về tương tác của Thập nhị Địa chi trong quan hệ gia đình.
Xin cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ của quý vị va 2anh chị em.
B/ TƯƠNG TÁC 12 ĐỊA CHI.
Như tôi đã trình bày ở bài trước. Do chu kỳ của sao Mộc/ Thái Tuế trong Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - là thực tại làm nên mô hình biểu kiến là 12 Địa Chi. Bội số chung nhỏ nhất của 12 Địa Chi phối với 10 Thiên can chính là con số 60 của LẠC THƯ HOA GIÁP - nhân danh nền văn hiên Việt. Và đó chính là tính phân loại vận khí do tương tác của vũ trụ - 10 Thiên can - và tương tác mạnh ở Thái Dương hệ với sao Thái Tuế / Sao Mộc làm thành vẫn khí hàng năm.
Các mối liên hệ về Thiên Can và Vận khí tôi đã trình bày. Trong bài này tôi tiếp tục trình bày về tương tác 12 Địa chi.
Thưa quý vị và các bạn. Chính vì tình tương tác phức tạp và không thể có một mẫu số chung cho các tương tác này, nên không thể có cặp vợ chồng nào tuyệt đối tốt. Qua đó thấy rằng: Phương pháp Luận tuổi Lạc Việt phản ánh đúng thực trạng cuộc sống, vì tính không thể tuyệt đối ngay trong lý thuyết này..Ngay cả việc bồ sung tuổi những đứa con với xác xuất cao nhất là 60 Nam x 60 Nữ x 60 tuổi con út cũng không thể tuyệt đối. Lý tưởng nhất về mặt lý thuyết là tập hợp các con trong gia đình thành những cách cục tuyệt hảo - các Đại gia hoặc công chức cao cấp thì vào những vận hạn xung khắc tuổi các thành viên thì vẫn có tính thăng trầm của số phận.. Chưa nói đến vấn đề các yếu tố trong tập hợp "Luận tuổi Lạc Việt", cũng chỉ là một trong ba tập hợp khác là Địa Lý phong thủy và số phận. Tuy nhiên phương pháp "luận tuổi Lạc Việt" là phương pháp có xác xuất chính xác cao nhất so với các phương pháp khác và dễ dự báo nhất.
BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH
hi xem tuổi hợp khắc, nếu hai tuổi khắc nhau vẫn có thể ăn ở với nhau được nếu như CUNG và MỆNH hoà hợp nhau.
* Tuổi Tam hợp: Thân Tý Thìn, Dần Ngọ Tuất, Hợi Mão Mùi, Tỵ Dậu Sửu
* TuổiI Nhị hợp: Tý Sửu, Dần Hợi, Mão Tuất, Thìn Dậu, Tỵ Thân, Ngọ Mùi.
* Tuổi Tứ hành xung: Tý Ngọ, Sửu Mùi; Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tỵ Hợi.
* Tuổi Lục Hại: Tý hại Mùi, Sửu hại Ngọ, Dần hại Tỵ, Mão hại Thìn, Thân hại Hợi, Dần hại Tuất.
Như tôi đã trình bày ở bài trước.