• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 09/03/2020 in all areas

  1. THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH & TƯƠNG LAI CỦA KHOA HỌC. Thưa quý vị và các bạn. Thiên Sứ tôi hân hạnh giới thiệu với quý vị và các bạn một bài viết về những vấn nạn của khoa học. Theo tôi đây là một bài viết đặt ra một vấn đề rất thời sự, ở đẳng cấp vĩ mô về một khái niệm đang thống trị nền văn minh của chúng ta hiện nay. Đó là vấn đề "Khoa học". Quý vị và các bạn có thể tham khảo toán bộ bài viết theo đường link dưới đây: http://nghiencuuquocte.org/2019/03/19/mo-neo-cho-khoa-hoc/?fbclid=IwAR2Y0rk9YVqE1oGT3LTq_olxOSD6U5wpw4z6ZljRbHlW5gjvzGZtuCpFP60 Nhưng qua bài viết này, một lần nữa, tôi có thể khẳng định với các bạn: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch - ba bộ phận cấu thành của một hệ thống Lý thuyết hoàn hảo, nhân danh nền văn hiến Việt - chính là Lý thuyết thống nhất. Mà nhân loại đang mơ ước. Mặc dù cho đến ngày hôm nay, chúng ta không thể tìm được một văn bản cổ chữ Hán nào - chỉ với hai trang A 4 - mô tả thuyết Âm Dương Ngũ hành bản chất cấu trúc nội hàm của nó như thế nào. Nhưng thực là buồn cười. Từ hàng ngàn năm qua, từ những triết gia khả kinh, như Trinh Di, Trình Hạo đời Hán....; Chu Đôn Di thời Tống...cho đến các nhà nghiên cứu hiện đại; rồi đến các thày bà bói toán, xem tướng số vỉa hè...đều xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành là thuộc về văn minh Hán. Những định kiến, mặc định, sự chây ỳ của tư duy cố chấp, khiến người ta không thể nghĩ khác đi và gần như khó chấp nhận nó thuộc về nền văn hiến Việt. Nhưng thật kỳ diệu! Chính những giá trị văn hóa truyền thống Việt lại là nền tảng tri thức để phục hồi học thuyết này một cách thực sự hoàn hảo. Và chính học thuyết được phục hồi này (Nó đã phục hồi trong tôi, nhưng đang thể hiện bằng sách sắp xuất bản "Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất), sẽ giải thích những vấn nạn của cả nền văn minh, mà nền tảng tri thức của nó gọi là "KHOA HỌC" này. Thưa quý vị và các bạn. Tôi không biết ở nơi khác thế nào?! Nhưng ở Việt Nam, không ít người luôn nói đến khái niệm "khoa học"; hoặc "cơ sở khoa học"; "khoa học chưa công nhận"....Nhưng bản chất khái niệm khoa học là gì thì đến nay vẫn chưa có một định nghĩa rất ráo. Bài viết này, phần nào mô tả được vấn nạn của "khoa học", mà không ít người coi như một cứu cánh. Thực chất, cả nền văn minh này, cũng chỉ đang trện chặng đường tiến hóa và chưa hoàn chính. Bởi vậy, sự tuyệt đối hóa một cái chưa hoàn chỉnh, thì cũng chẳng khác gì đức tin của các tín đồ tôn giáo. Bạn có thể xem đoạn trích sau đây: Còn tiếp.
    1 like
  2. KHAI BÚT ĐẦU NĂM. Xin chia sẻ với các bạn, phần Lời nói đầu của cuốn sách sẽ xuất bản: Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất. Xin chân thành cảm ơn vì sự quan tâm, chia sẻ. =============================== LỜI NÓI ĐẦU. LỜI NÓI ĐẦU. Cùng các bạn đọc thân mến. Nhà tiên tri Vanga nổi tiếng, người Bulgaria đã có lời phán xét: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Với những người không quan tâm nhiều đến các lý thuyết khoa học mũi nhọn, có vẻ như không ai quan tâm nhiều lắm đến lời tiên tri này của bà. Vì sao nhân loại lại cần đến một lý thuyết cổ xưa? Nó quay lại để làm gì? Trong khi nhân loại hiện đại với những tiến bộ khoa học kỹ thuật như vũ bão, đang mang lại cho cuộc sống phồn vinh và đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống con người. Một nền văn minh cổ xưa với những hệ thống tri thức lạc hậu, từ thời đồ đồng, đồ đá.... làm sao có thể có được một hệ thống lý thuyết, để nhân loại văn minh hiện nay có thể chấp nhận được nó? Nhưng về phía các nhà khoa học tinh hoa,những trí thức đầu bảng của nền văn minh hiện đại, lại đang có tham vọng đi tìm một lý thuyết của cái toàn thể. Một lý thuyết lớn, bao trùm tất cả mọi lý thuyết riêng phần, để có thể giải thích được tất cả mọi thứ, từ sự vận động của những Thiên hà khổng lồ, đến các hạt vật chất nhỏ nhất,giải thích được mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ, cuộc sống cho đến từng hành vi của con người. Họ gọi đó là Lý thuyết thống nhất - Grand Unification Theory. Nhưng đối với những nhà khoa học thì ngay cả Thượng Đế, cũng không phải là đối tượng để quán xét. Do đó, với những nhà khoa học thì những câu chuyện của các nhà tiên tri, như Nostradamus, Vanga, Edgar Cayce.... chỉ là những truyền thuyết, có tính giải trí. Và họ có thể không cần quan tâm lắm đến lời tiên tri của bà Vanga. Hoặc cũng chẳng cần biết đến lời tiên tri này. Tuy nhiên, cuốn sách này: 'Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất vũ trụ', lại là sự giới thiệu tính chính xác trong lời tiên tri của bà Babar Vanga về một lý thuyết cổ xưa, chính là một hệ thống lý thuyết, mà tất cả những nhà khoa học tinh hoa của nền văn minh hiện nay đang mơ ước. Cuốn sách này, sẽ chứng minh với các bạn đọc về một sự kết hợp tuyệt vời trước khả năng tiên tri huyền bí và những nhu cầu của tri thức khoa học hiện đại. Bởi vì, thuyết Âm Dương Ngũ hành và ký hiệu siêu công thức của nó là hệ thống Bát quái - nhân danh nền văn hiến Việt, với lịch sử trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử - là một hệ thống lý thuyết hoàn chính, nhất quán, nhân danh khoa học, dù khái niệm khoa học được hiểu như thế nào. Và nó chính là Lý thuyết thống nhất, mà những tri thức tinh hoa của nhân loại đang mơ ước. Sẽ không bao giờ có hai lý thuyết thống nhất. Cho nên thuyết Âm Dương Ngũ hành và siêu công thức cùa nó là kinh Dịch, là ứng cử viên duy nhất cho lời tiên tri huyền vĩ của bà Vanga và là chân lý cuối cùng với mơ ước của hệ thống tri thức khoa học hiện đại. Tuy nhiên, Stephen Hawking trong cuốn sách Lược sử thời gian nổi tiếng của ông, đã nói về một nền tảng tri thức cần có, để xuất hiện một lý thuyết khoa học, hoặc một phát minh. Ông viết: "Einstein đã để phần lớn những năm cuối đời để đi tìm một lý thuyết thống nhất, nhưng vô vọng. Vì thời điểm chưa chín muồi. Mặc dù, lúc bấy giờ, người ta đã có lý thuyết riêng phần của Lực hấp dẫn; của điện tử, Nhưng người ta còn biết rất ít về lực hạt nhân. Hơn nữa, Einstein lại phủ nhận thực tại của Cơ học lượng tử. Mặc dù, ông đã đóng góp vai trò quan trọng xây dựng nên nó." Như vậy, ông Stephen Hawking đã xác định một chân lý hiển nhiên: Nếu không có một nền tảng tri thức tương ứng đủ hình thành nên một lý thuyết, hoặc một phát minh, thì sẽ không thể có cơ sở để hinh thành nên một lý thuyết vào thời đại xuất hiện nó. Điều này được xác định rõ hơn, bởi tiêu chí khoa học, làm chuẩn mực thẩm định một lý thuyết thuộc về một nền văn minh nào đó, thì nó phải thỏa mãn những điều kiện liên quan đến nó. Tiêu chí này phát biểu như sau: Một nền văn minh được coi là chủ nhân của một lý thuyết, thì nó phải có khả năng phục hồi lại chính lý thuyết đó. Vậy thì, đồng nghĩa với việc một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại, chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch , cũng có nghĩa là phải chứng minh cho sự tồn tại của cả một nền văn minh đã có mặt trên Địa cầu, và có trước lịch sử nền văn minh của chúng ta nhận thức được. Điều đó cũng có nghĩa rằng: Nền văn minh đó phải có một nền tảng tri thức rất siêu việt, so với nền văn minh của chúng ta, mới có thể tạo dựng nên một lý thuyết thống nhất, mà tất cả những tri thức tinh hoa của nhân loại hiện đại mới chỉ đang mơ ước. Trong nhận thức lịch sử nền văn minh hiện nay, chúng ta chỉ thấy một sự phát triển, tiến hóa từ đơn giản, đến phức tạp, trong khoảng vài vạn năm cách ngày nay. Từ thời đồ đá, đồ đồng....Rõ ràng, không thể có một Lý thuyết thống nhất xuất hiện trong vài vạn năm tiến hóa của con người, trong lịch sử nhận thức được của chúng ta. Tất yếu, một lý thuyết thống nhất, được xác định là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, nhân danh nền văn hiến Việt, nó không thể từ trên trời rơi xuống. Vậy nó thuộc về nền văn minh nào trong toàn bộ lịch sử đã nhận thức được của nền văn minh hiện nay? Vậy thì việc xác định một lý thuyết cổ xưa, như thuyết Âm Dương Ngũ hành, là một lý thuyết thống nhất. Đồng nghĩa với việc xác định đây là một hệ thống lý thuyết vượt trội so với nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay, mới chỉ đang mơ ước về nó. Hay nói cách khác: Nó phải xuất hiện từ một nền văn minh đã phát triển hết sức cao cấp, so với nền văn minh của chúng ta ngay nay. Như vậy, trên cơ sở tiêu chí khoa học và luận điểm của ông SW Hawking, đã xác định nền tảng tri thức cần thiết để hình thành nên một học thuyết. Nói rõ hơn, là: Một nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết, thì nó phải thể hiện một nền tảng tri thức để có thể phục hồi lại học thuyết được coi là thuộc về nó. Và đây, cũng mới chỉ là một trong ba tiêu chí, nhằm thẩm định một lý thuyết thuộc về nền văn minh nào đó. Chứ chưa phải tất cả. Vậy thì, đồng nghĩa với việc chứng minh một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại, chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch , cũng có nghĩa là phải chứng minh cho sự tồn tại của cả một nền văn minh đã có mặt trên Địa cầu, và có trước lịch sử nền văn minh của chúng ta nhận thức được. Điều đó cũng có nghĩa rằng: Nền văn minh đó phải có một nến tảng tri thức rất siêu việt, so với nền văn minh của chúng ta, mới có thể tạo dựng nên một lý thuyết thống nhất, mà tất cả những tri thức tinh hoa của nhân loại hiện đại mới chỉ đang mơ ước. Trong nhận thức lịch sử nền văn minh hiện nay, chúng ta chỉ thấy một sự phát triển, tiến hóa từ đơn giản, đến phức tạp, trong khoảng vài vạn năm cách ngày nay. Từ thời đồ đá, đồ đồng....Rõ ràng, không thể có một Lý thuyết thống nhất xuất hiện trong vài vạn năm tiến hóa của con người, trong lịch sử nhận thức được của chúng ta. Tất yếu, một lý thuyết thống nhất, được xác định là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, nhân danh nền văn hiến Việt, nó không thể từ trên trời rơi xuống. Vậy nó thuộc về nền văn minh nào trong toàn bộ lịch sử đã nhận thức được của nền văn minh hiện nay? Vậy thì việc xác định một lý thuyết cổ xưa, như thuyết Âm Dương Ngũ hành, là một lý thuyết thống nhất. Đồng nghĩa với việc xác định đây là một hệ thống lý thuyết vượt trội so với nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay, mới chỉ đang mơ ước về nó. Hay nói cách khác: Nó phải xuất hiện từ một nền văn minh đã phát triển hết sức cao cấp, so với nền văn minh của chúng ta ngay nay. Như vậy, trên cơ sở tiêu chí khoa học và luận điểm của ông SW Hawking, đã xác định nền tảng tri thức cần thiết để hình thành nên một học thuyết. Thì cũng phải chứng minh một nền văn minh siêu việt có trước lịch sử của nền văn minh của chúng ta. Mong các bạn hãy bình tĩnh và xem hết quyển sách này. Và người viết sẽ rất yên tâm, khi bạn đã xem hết quyển sách và sẽ có những nhận xét quý báu. Nhưng Đây là bước khó khăn đầu tiên mà người viết cuốn sách này phải vượt qua, sau khi chứng minh thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất, nhân danh nền văn hiến Việt. Tất nhiên để chứng minh được điều này là một việc cực kỳ khó khăn. Và nếu sự chứng minh được thừa nhân, thì việc đầu tiên là nó sẽ làm đảo lộn mọi nhận thức của chúng ta về lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện nay. Người viết đã khẳng định thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Kinh Dịch là hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh và chính là Lý thuyết thống nhất, nhân danh khoa học, dù khoa học định nghĩa như thế nào. Như vậy, về nội dung cuốn sách này, mà người viết chia sẻ và chứng minh với bạn đọc, có mục đích chính là Thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là Lý thuyết thống nhất. Nhưng mọi chuyện lại không hề đơn giản khi hàng loạt những vấn đề được đặt ra sau đó: 1/ Về nền tảng tri thức của nên văn minh tạo ra hệ thống Lý thuyết thống nhất. Tất yếu dẫn đến việc phải chứng minh một nền văn minh toàn cầu siêu việt, đã từng tồn tại trên Địa cầu , có trước nền văn minh của chúng ta. Đây là công việc cực kỳ khó khăn. 2/ Phải hiệu chỉnh và định nghĩa lại rất nhiều khái niệm liên quan đến nhận thức phổ biến của khoa học hiện đại; và cả những nhận thức trở thành lối mòn, được mặc định, như một tiền đề để có thể chứng minh cho một Lý thuyết thống nhất đã tồn tại trên thực tế. Thí dụ, như bản chất khái niệm điểm, không gian ba chiều hay 'n' chiều, tốc độ ánh sáng và hằng số tốc độ vũ trụ, vấn đề vật chất tối, các vần đề liên quan đến Lý thuyết Dây, Hạt Higg, Big bang...vv... Như vậy, như tựa đề của cuốn sách 'Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất vũ trụ', và cũng là mục đích cuối cùng của nó; người viết sẽ phải giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan vô cùng phức tạp và hết sức đồ sộ. Thưa quý bạn đọc. Người viết không quản tài hèn, cũng ráng hết sức minh để chia sẻ với quý bạn đọc những ý tưởng trong cuốn sách này, nhằm chứng minh cho sự tồn tại trên thực tế của một hệ thống lý thuyết thống nhất vũ trụ từ một nền văn minh cổ xưa. Và cũng như tất cả các cuốn sách của người viết đã xuất bản, mục đích cuối cùng vẫn là chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Xin chia sẻ với các bạn đọc. Sài Gòn. Ngày mùng 1 tháng Giêng Kỷ Hợi Việt lịch. Nhằm ngày 5 - 2 - 2019. Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
    1 like
  3. trích lược sách "Vận Khí Bí Điển" - do Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác viết. Trong sách có nhiều nội dung liên quan tới vận, khí, số mệnh. Và vấn đề về ngũ hành được thảo luận một cách tinh vi thấu đáo - nay post lên đây để các bạn tham khảo. -------------- 1. PHƯƠNG PHÁP XEM GIÓ, MÂY, KHÍ, SẮC 1.1 PHƯƠNG PHÁP PHÁN ĐOÁN KHÍ MÂY GIÓ ĐẦU NĂM 1.2 PHƯƠNG PHÁP PHÁN ĐOÁN 8 THỨ GIÓ BỐN MÙA 1.3 PHƯƠNG PHÁP XEM GIÓ ĐỘC 1.4 PHƯƠNG PHÁP XEM 8 THỨ GIÓ TRONG 9 CUNG 2. VẬN KHÍ 2.1 THUYẾT CHỦ KHÍ 2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN CHỦ KHÍ 2.3 THUYẾT KHÁCH VẬN 2.4 PHÉP ĐOÁN KHÁCH VẬN 2.5 THUYẾT KHÁCH KHÍ 2.6 PHÉP ĐOÁN KHÁCH KHÍ 2.7 TÓM TẮT CÁCH ĐOÁN VẬN KHÍ 2.8 HƯỚNG DẪN CÁCH ĐOÁN VẬN KHÍ 2.9 CƠ CHẾ BỆNH CỦA VẬN KHÍ 2.10 CHÍNH HÓA VÀ ĐỐI HÓA 2.11 PHƯƠNG PHÁP SUY LƯỜNG VỀ 5 THỨ THIÊN KHÍ 2.12 SỰ TƯƠNG QUAN, ĐỒNG HÓA GIỮA VẬN VÀ KHÍ ------------------- 1. PHƯƠNG PHÁP XEM GIÓ, MÂY, KHÍ, SẮC Bậc thánh nhân thời xưa xem "ngũ sắc" của mây, thấy vàng - trắng - đen - đỏ qua năm phương mà lâm vào vị nào trong 10 can, mới lập ra "ngũ vận". Lại xét ngũ khí kể trên đi qua 28 sao, dưới ứng với 28 phương vị mà lập ra "lục khí". Cho nên cổ nhân trông khí mây, nếu có điềm lành/điềm dữ về phương nào là biết ngay, khí của núi bốc lên thường có gió theo, mà mây là khí thăng giáng của âm dương. Ta hãy xem lúc oi bức, âm khí bốc lên, dương khí giáng xuống mà thành mây thành gió, khi có mưa mới thôi. Cho nên mưa rồi ở nơi núi trầm, mây khói bốc lên chả phải là âm khí phát tiết hay sao? Lại xem loài chim bay đè khí mà đi lên, lá rụng đảo đi đảo lại rồi mới rơi xuống, cũng bởi khí vướng lại. Cho nên xem mây phải xem đến gió, xem gió không thể bỏ qua được khí của mây; mỗi khi xem khí của mây lại xem gió ứng về phương nào: Phương tốt: là những phương có Thiên đức, Nguyệt đức, Chi đức, Can đức, Sinh khí. Phương xấu: các hung thần tướng, tử khí, tam hình, lục hại. Xét tam hợp, lục hợp, sinh khắc, suy vượng, Thái tuế, không vong... để hiểu hết được triệu chứng tốt hay xấu. PHÉP XEM GIÓ/MÂY Lập Kính Thiên đài: đắp một cái đài ở chỗ tịch mịch, cao 12 trượng (theo về 12 chi), chung quanh rộng 4 thước (theo về 24 khí), quay lưng về hướng Tý, mặt quay về hướng Ngọ. Ở giữa cắm một cụm cờ để xem gió: Cán cờ xem mùa Xuân mùa Hạ cao 15 thước (vì mùa Xuân và mùa Hạ thì khí của gió trở đi trở lại) Cán cờ xem mùa Thu cao 20 thước (vì khí gió mùa Thu đi trên cao) Cán cờ xem mùa Đông cao 10 thước (vì khí gió mùa Đông đi thấp) ở dưới cán cờ đặt một cây kim để định phương hướng. Trên mặt đài, xung quanh cắm biển 12 giờ để chỉ rõ từng khu vực Hàng năm, nên xem vào lúc giờ Dần ngày mùng 1 tháng Giêng. Người xem phải tắm rửa trai tịnh, sạch sẽ, lên đài thắp hương, kính lễ xong lui ra, đứng ở chính xem giữa, xem khí mây khắp cả 5 phương, hoặc thấy mây ở phương nào đó, hoặc là thấy hai lần ở cùng một phương nào, đầu hướng về phương nào, đuôi chỉ về phương nào (to mà đậm đặc là đầu, nhỏ mà loãng nhạt là đuôi), khí sắc thế nào, nhạt hay đậm? Rồi lại xem gió thổi trái chiều lá cờ từ phương nào thì biết gió từ phương ấy tới. Như trên đã nói, phải xem gió từ phương tốt hay phương xấu tới, có gặp hình khắc xung phá gì không, sinh vượng hay hưu tù... để xét tốt xấu; trong tốt có thể ẩn xấu, trong xấu có thể ẩn tốt, hoặc tốt mà gặp sinh vượng thì càng thêm tốt, xấu mà gặp hưu tù, khắc, hình hại xung phá thì càng thêm xấu. Phải xem ứng xa hay ứng gần, ngày nào giờ nào, xem xét xong, lạy tạ mà lui ra. 1.1 PHƯƠNG PHÁP PHÁN ĐOÁN KHÍ MÂY GIÓ ĐẦU NĂM Phương pháp đoán, hễ thấy: khí xanh là phong khí đỏ là nhiệt khí vàng là thấp khí đen là hàn khí trắng là táo lại nói, nếu khí hiện kiêm nhiều màu thì phải xem màu nào chiếm nhiều, màu nào kiêm ít mà làm chủ đạo, đây là nói sơ lược. Điều cốt yếu là người coi phải xem khí mây gì, sắc gì, hiện phương nào để xem biết sinh khắc chế hóa, ví dụ: thấy sắc vàng tức hành thổ hiện ra ở phương Tý, tức là khí thổ khắc khí phương vị thì phương Tý ấy gặp nhiều dịch bệnh. Lại xem phương ấy có gì sinh khắc chế hóa hay không, ví như có Can đức, Chi đức, Sinh khí lâm vào, được vượng tướng khí thì trong xấu có tốt, bệnh dịch sinh ra sẽ phải lui. Còn ngược lại bị hưu tù, gặp Tử khí, Tử thần tức là đã xấu còn xấu thêm tất bệnh dịch nghiêm trọng. Lại xem gió lúc ấy từ phương nào thổi tới, ví như gió từ phương Ngọ thổi tới, tức là Hỏa phong xung khắc phương Tý thì tình hình càng tệ hại; còn nếu gió từ phương Thân thổi tới là Kim phong, tam hợp với phương Tý thì tai dịch đó nhất định sẽ nhẹ đi. Lại tiếp tục xem phương ấy với Thái tuế có xung khắc hình hại gì không, tốt xấu như thế nào mà phán đoán thành bại. Như năm Mão xem phương Tý thủy sinh Mão mộc thì phương Tý ấy có triệu hao tán rồi, tuy Mão mộc có thể khắc Thổ sắc vàng, nhưng Mão Tý tương hình, cái xấu không giải được, tuy có ý đến giải nhưng không thực tâm đến cứu. Nếu năm Dậu xem phương Tý thì Dậu sinh Tý, phương này có tai biến sẽ giải được. Sau lại xem phương nào ứng với thời sở nào, xa hay gần: ví dụ xem phương Tý có khí vàng Thổ thì suy ra phương Tý bị hại, thời gian bị hại vào các năm tháng ngày giờ hành thủy, xa thì ứng ngoài nghìn dặm, gần thì ứng trong nghìn dặm, hoặc ứng vào ngày, giờ. Còn như thấy trời trong gió nhẹ, bốn phương tạnh sáng thì đều là tươi tốt, không cần phải truy tìm nghiên cứu, hoặc thảng trên trời phảng phất có sắc hơi đỏ, hơi vàng, như hơi có ráng (hào quang), đó là mây lành triệu tốt, thì năm ấy chẳng những mọi việc yên ổn, mà còn được mùa. Nếu xem về ngày, mà suốt ngày mây dầm gió lạnh, âm u ảm đạm đều là triệu xấu, tuy có Nguyệt đức, Thiên đức sinh hợp với Thái tuế cũng đều vô dụng, hoặc sắc mây dầm xanh xanh như màu khí sắt, thì năm đó không những dịch lệ tai thương, mà trong nước phải có triệu binh đao. Phép xem trên đây, hễ thấy hoặc tốt hoặc xấu, hãy nên im lặng suy nghĩ. Nếu trong 3 ngày, ngày nào cũng thấy hiện tượng như vậy thì sự tốt xấu mới ứng nghiệm; nếu trong 3 ngày mà có một trận gió to hay mưa to thì việc xem hôm đầu, xấu cũng không thành xấu, tốt cũng không thành tốt, cho nên gọi là "không vong" Ví dụ: năm Giáp Tý (nạp âm kim), tháng giêng Bính Dần (hỏa), ngày mùng 1 Ất Mão (thủy), giờ Mậu Dần (thổ) bỗng xem thấy phương Mão (mộc) hiện ra một đám mây đầu hướng về phương Tý (thủy) mà đuôi hướng về phương Ngọ (hỏa), sắc mây màu trắng phá xanh lơ - là sát khí. Lúc bấy giờ lại thấy gió từ phương Dậu tới, nghe tiếng gió giống như kêu gào thảm thương, phải rợn tóc gáy thì đoán rằng: phương Mão tuy có 3 sao tốt là Niên đức, Niên vượng và Tuế sinh (Tý đức ở Mão, Tý thủy, nên phương Mão mộc vượng, thái tuế là Tý thủy sinh phương Mão mộc), song khí mây là hành kim, tháng Bính thì hành kim của khí mây bị bệnh ở Thân, tử ở Dậu (tức khí mây là tử khí), kiêm có triệu tiếng gió kêu gào thảm thương, lại thêm phương Mão hình thái tuế Tý: kết luận năm Giáp Tý đó về phương Mão phải bị mất mùa và bệnh dịch, người chết nhiều vô kể. Nếu về mùa Hạ hỏa vượng mộc suy thì tai họa xảy ra ở nơi xa (gần thì dưới nghìn dặm, xa thì ứng trên nghìn dặm)... Trên đây là ví dụ của phép suy luận, gặp các trường hợp cứ thế mà suy ra. Lại nói đậm đặc là mây mà loãng nhạt là khí, tuy loãng nhạt mà di động thì là mây bay. Tuy đậm đặc mà trong thì là khí (trích trong quyển Kinh Thiên). 1.2 PHƯƠNG PHÁP PHÁN ĐOÁN 8 THỨ GIÓ BỐN MÙA Hễ xem 8 thứ gió thì gọi là "phong giốc", giốc nghĩa là đánh trọi, giốc phong tức là gió trái thời tiết, gió phát đột ngột, kêu gào như sát khí, phải rợn tóc gáy trong cả 4 mùa - loại gió như vậy đều có thể chiêm nghiệm, chỉ lấy 8 phương mà xem, không cần hỏi tới năm, tháng, ngày, giờ. Ngoài ra chỉ chú trọng lúc đó khí trời thế nào, hoặc ban ngày, hoặc ban đêm: nếu khí trời sáng sủa, được gió tốt thì càng tốt, nếu gặp gió xấu cũng có thể cứu được. nếu khí trời âm u ảm đạm, tuy được gió tốt cũng xấu lại như trời mưa thì không kể, chỉ tính khi không mưa tự nhiên bỗng có gió tới như trào tuôn, nghe như ngựa hí, cát chạy thì gọi là "quỷ sầu phong". Hễ phương nào mà có gió này thổi tới là sẽ có đao binh dịch lệ, những người gặp phải gió này thì hay xảy ra chứng đột tử. Lại nghiệm xem tiếng gió hoặc du dương như tiếng ca nhạc, hoặc rầm rập như xe ngựa rong ruổi, hoặc bi thảm giống như tiếng kêu thương khóc lóc, gào thét như tiếng tức giận quát mắng, hoặc là tiếng đánh giết nhau, đều nên xem xét sự tốt xấu của nó. Còn như kỳ hạn ứng việc, thì xem sức gió thổi tới dài hay ngắn, chậm hay nhanh mà đoán nhật kỳ xa hay gần. Lại lấy bên bị khắc là báo ứng của kỳ xấu, bên tương sinh là báo ứng của kỳ tốt. Lại như những nơi đi qua, những phương gió tới đều là những phương bị dính tai họa/hay được cát lợi (tùy theo triệu). Bài phú "Phong giốc" nói "muốn thông tai biến của trời đất, phải đọc thuộc sách phong giốc. Lại nói "người trên có thể đem quân đi đánh giặc, giúp nước yên dân, người dưới có thể biết điềm tốt xấu, tìm phương lánh nạn". Hoặc nói "biết rõ sự trái hướng của bốn mùa, mới định được gió mây trong 8 cõi". MÙA XUÂN gió phương Càn, nhân dân bệnh tật gió phương Khảm, cảm bệnh nhiều hơn Cấn lai, tai biến gây nên, Chấn phong phát động muôn nghìn hoa tươi Gió phương Tốn thuận thời lúa tốt Gió Ly tới mất hết mùa màng Khôn phong mưa gió thuận thường Đoài phong đồng ruộng vắng tràng tiếng ca. MÙA HẠ Gió phương Càn, không an súc vật Gió phương Khảm bệnh tật tai ương, Cấn phong, hạn hán khác thường Chấn phong, dịch đậu rõ ràng nơi nơi, Gió phương Tốn hoa tươi cỏ tốt Gió phương Ly, bệnh tật gây ra Khôn phong, khan hiếm quả hoa Đoài phong, đồng ruộng nhiều nhà thất thu MÙA THU Gió phương Càn, cỏ cây chen chúc Gió phương Khảm, lục súc thảm thương Cấn phong, chim chóc tai ương, Chấn phong lục súc khó đường chăn nuôi Tốn phong tật dịch nhiều nơi, Ly phong phương ấy lại người bất an Khôn phong ác dịch nhiều nơi Đoài phong cây cỏ héo mòn khó tươi MÙA ĐÔNG Càn phong lúa tốt đầy đồng Khảm phong tật dịch bỗng dưng chết người Cấn phong trâu dê bị toi, Chấn phong dịch lệ nơi nơi hoành hành Tốn phong trâu dê chẳng lành Ly phong tật dịch phát sinh rõ ràng Khôn phong lục súc bất thường Đoài phong tuyết xuống đầy đường đầy sân 1.3 PHƯƠNG PHÁP XEM GIÓ ĐỘC Nội kinh nói "tà khí, gió độc phải lựa chiều mà tránh" 1.4 PHƯƠNG PHÁP XEM 8 THỨ GIÓ TRONG 9 CUNG Thiên "bát phong" trong Kim Quỹ nói: sao Thái Nhất thường bắt đầu từ ngày Đông chí là ở cung Hiệp trập, qua 46 ngày đêm lại ở cung Thiên lưu, qua 46 ngày đêm lại ở cung Thương môn, qua 46 ngày đêm lại ở cung Âm lạc, qua 46 ngày đêm lại ở cung Thiên cung, qua 46 ngày đêm lại ở cung Huyền ủy, qua 46 ngày đêm lại ở cung Thương quá, qua 46 ngày đêm lại ở cung Tân lạc, qua 45 ngày nữa lại trở lại cung Hiệp trập - tức ngày Đông chí, cứ như vậy hết vòng này qua vòng khác. Hễ những ngày sao Thái nhất đổi cung thì trời phải có mưa gió ứng, nên những ngày đó có mưa gió thì tốt, vì mùa màng tốt, dân yên, ít bệnh tật. Còn nếu mưa gió ứng vào trước khi sao Thái nhất đổi cung thì năm đó gió nhiều, ứng vào sau ngày đó thì năm đó đại hạn. Những cái gọi là tai biến, tức là ngày mà sao Thái nhất di chuyển qua 5 cung có gió mạnh gãy cây cối, cát đá tung bay nên căn cứ vào sở chủ của từng cung(sở chủ, nghĩa là ý nghĩa của cung đó nói về cái gì) mà phán đoán tốt xấu, lại xem phương gió thổi tới mà chiêm nghiệm. Lại xem phương gió thổi tới là chiêm nghiệm: Gió thổi tới từng phương có sao Thái nhất tới: gọi là Thực phong, chủ sinh trưởng muôn vật; Gió thổi tới từ phương đối xung (với sao Thái nhất) gọi là Hư phong, nó làm hại người, chủ sát hại; Tôi (Hải Thượng Lãn Ông) căn cứ vào phương pháp xem gió trong 9 cung ở lịch Đại Thống, phối hợp với số Cửu diệu (tử bạch cửu tinh), mà nhà xem số Thái ất lấy ngày lập thành tính toán ra phương pháp Kỳ Môn Độn Giáp từ chỗ bắt đầu qua chỗ nối tiếp, ứng nghiệm của nó rất là quan trọng: như sao Thái nhất tức là nơi chuyển động hàng ngày của mặt trời (trên vòng hoàng đạo), nhà xem số Lục nhâm, chỗ là Nguyệt tướng, từ Đông chí một ngày tính số bắt đầu, rồi di chuyển đi 9 cung - từ cung Hiệp trập tới cung Tân lạc - phân bố thành 24 tiết khí là tròn 1 năm rồi lại bắt đầu Đông chí. Hễ ngày khởi đầu cung, không những (có thể biết được) trong nước có điều hay dở, (dùng cho việc) xuất quân đánh giặc, cực kỳ linh nghiệm. Như sao Thái nhất ở 5 cung, quan trọng là ở các ngày Đông chí, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, những ngày đó các nhà làm lịch gọi là ngày Tứ tuyệt - lúc âm dương giao hội, là nơi khởi phát điềm của các việc tốt xấu. 2. VẬN KHÍ - THUYẾT CHỦ VẬN Ngũ vận so với Ngũ hành, thì ngũ vận là bản thể mà ngũ hành là tác dụng: Mộc: nghĩa là xúc, dương khí tiếp xúc với đất mà sinh ra, quẻ thuộc loại Khúc trực (cong thẳng: là hình tượng của cây, gỗ); Hỏa: nghĩa là biến hóa, đốt cháy mạnh để biến hóa mọi vật, quẻ thuộc loại Viêm thượng (bốc lên, hình tượng của lửa); Kim: nghĩa là cấm, ngăn cấm mọi vật thay đổi, quẻ thuộc loại Tòng cách (tòng cách: thay đổi tùy theo lúc); Thủy: có tính thấm nhuận nuôi dưỡng vạn vật, quẻ thuộc loại Nhuận hạ (tính của nước); Thổ: nghĩa là nhả ra, ngậm mọi vật vào. Cái lẽ sinh ra cũng do đất, mà chết đi cũng về đất (quy thổ), quẻ thuộc loại Giá sắc (là cày cấy). Vì trời lấy ngũ hành ngự trị ngũ vị để sinh ra khí: hàn, thử, táo, thấp, phong; người có ngũ tạng, hóa sinh ra 5 khí để sinh ra mừng, giận, lo, nghĩ, sợ; do đó ta thấy vạn vật, muôn lý, âm dương trời đất gì cũng không ra khỏi được lý của ngũ hành. CHỦ VẬN LÀ GÌ? Chủ vận có nghĩa là thời gian vận hành cố định của thời tiết trong tự nhiên của một năm, mỗi năm có 5 giai đoạn. Suy đoán chủ vận bắt đầu từ ngày tiết Đại hàn, mỗi vận quý chiếm khoảng 73 ngày lẻ 5 khắc. Theo ngũ hành tương sinh: Mộc thuộc sơ vận: bắt đầu từ Đại hàn, tới Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, giao nhau 3 ngày trước Thanh minh. Sơ vận: mộc khí chủ phong Hoả thuộc nhị vận: giao nhau khoảng Thanh minh, tới Vũ cốc, Lập hạ, Tiểu mãn, giao nhau 3 ngày trước Mang chủng. Nhị vận hoả khí chủ thử nhiệt Thổ thuộc tam vận: từ Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, giao nhau 3 ngày sau Lập thu. Tam vận hoả khí chủ thấp Kim thuộc tứ vận: từ Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, giao nhau 6 ngày trước Sương giáng. Tứ vận kim khí chủ táo Thuỷ thuộc cuối vận: từ Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, giao nhau sau 9 ngày Đại hàn. cuối vận thuỷ khí chủ hàn Thơ rằng: Ngày Đại hàn bắt đầu giao mộc vận Hỏa vận sang ba hôm trước Thanh minh Sau mang chủng 3 hôm là thổ vận, Lập thu qua sáu tối vận kim tinh Thủy vận sau Lập đông ngày thứ 9 Muôn ngàn năm cứ thế vần quanh. Phương pháp này cứ mỗi năm đều lấy tiết Đại hàn làm mộc vận thứ nhất; trước tiết Thanh minh 3 ngày giao hỏa vận thứ hai; sau tiết Mang chủng 3 ngày giao thổ vận thứ 3; sau tiết Lập thu 6 ngày giao kim vận thứ tư; sau tiết Lập đông 9 ngày giao thủy vận thứ năm, năm nào cũng thế - không thay đổi. Mỗi vận làm chủ 73 ngày 5 khắc, nhân với 5 vận là 365,25 ngày mỗi năm. Đại khái lấy lý mà suy thì ngũ vận không thay đổi, chỉ lấy vị thứ xếp đặt trên dưới nhau, không bao giờ biến đổi mới thành ra mùa xuân ấm, mùa hạ nóng, mùa thu mát, mùa đông lạnh. Cho nên khí Phong để chuyển Đông, Hỏa để ấm nóng, nắng để nung nấu, thấp để tẩm nhuần, táo để khô ráo, hàn để cứng rắn là sự đồng hóa trong bốn mùa mà thành ra chính khí của trời đất. Chỉ có khách khí "gia" lên chủ vận (ví dụ như khách khí hỏa, chủ vận mộc, tức là chủ vận sinh khách khí, chủ vận là mẹ khách khí là con, con ở trên mẹ gọi là gia lên) là lúc thời tiết không bình thường, nhân dân bị bệnh tật nhiều, như thấy khí tự nhiên đến khắc chủ vận thì thuận, khách khí đến khắc chủ vận thì không thuận. Phương pháp chữa tùy theo, nghịch thì ức chế, dùng công phạt khí thiên hòa (thiên lệch), đó là điều cốt yếu. LÀM QUEN VỚI ĐỊNH NGHĨA Chủ khí: là khí chủ thời dùng để chỉ rõ quy luật khí hậu bình thường trong mỗi năm, có ý nghĩa giống như vận chủ tứ thời. Lục khí chủ thời cố định hay biến đổi được gọi là chủ khí. Khách vận: chỉ sự biến đổi khí hậu khác thường trong 5 vận quý của mỗi năm. Suy đoán khách vận dựa theo năm thiên can đại vận là sơ vạn, khách vận kết hợp với 5 tiết quý và 5 bước suy đoán. Đại vận: là suy đoán biến hoá khí tượng của các năm, 10 năm một vòng theo thiên can (5 năm thái quá, 5 năm bất cập). Chủ vận: là chủ biến hoá khí hậu bình thường của 5 giai đoạn trong một năm. Khách vận là suy đoán khí hậu khác thường của năm giai đoạn (tiết quý) của mỗi năm. Chuyển dịch của lục khí: là sáu khí trong vũ bao gồm: phong, nhiệt, hoả, thấp, táo, hàn. Mỗi năm lục khí được chia làm hai loại: chủ khí và khách khí. Chủ khí là chỉ biến đổi khí hậu bình thường Khách khí là chỉ khí hậu biến đổi thất thường Khách chủ gia lãm (khách khí thêm chủ khí) phân tích sâu thêm sự biến hoá phức tạp của khí hậu. Đoạn trên có nghĩa là năm nào thì cũng đều đặn 4 mùa xuân hạ thu đông chia đều cho 12 tháng thành ra mỗi mùa 3 tháng, nhưng tháng âm lịch có khi vận hành không trùng với tiết khí cho nên phân ra làm 5 giai đoạn vận hành (tức 5 vận) lấy mốc theo tiết khí. Đoạn tiếp theo sẽ trình bày về "khí" thời tiết... ----------------- 2.1 THUYẾT CHỦ KHÍ Chủ khí tức là lục khí, do tương ứng với lục phủ của cơ thể con người nên gọi là "lục hóa":, bao gồm: Mộc khí, hóa phong, là Quyết âm phong mộc, chủ về mùa xuân. Dương khí cổ vũ mà làm thành hiệu lệnh. Hỏa khí, Thiếu âm Quân hỏa hóa nhiệt, chủ về cuối mùa xuân và đầu mùa hạ, thời lệnh ấm áp mà không nắng nực; Hỏa khí, Thiếu dương Tướng hỏa chủ về mùa hạ, nắng nực dữ dội Thổ khí, Thái âm Thấp thổ, nắng làm cho đất ướt hóa nóng ẩm, thấp hóa lưu hành. Vì ẩm thấp thì thổ mới sinh trưởng được. Còn thổ mà hàn/lạnh thì mọi vật trong đất đều phải chết. Kim khí, Dương minh táo kim: hóa thành táo, thời lệnh mát mẻ, vì kim là phần âm của Bính, có kèm hỏa khí cho nên khô táo. Thủy khí, Thái dương hàn thủy, thời lệnh rét dữ dội. Suối ở trong lòng đất/thổ, đó là thấp hóa phong (mộc), cho nên linh khí của ở trời là Phong, ở đất là mộc, ở người là giận dữ. Linh khí của hành hỏa ở trời là nhiệt, ở đất là hỏa, ở người là mừng rỡ; Linh khí của hành thổ ở trời là thấp, ở đất là đất, ở người là suy nghĩ; linh khí của hành kim ở trời là táo, ở đất là kim loại, ở người là lo lắng; linh khí của hành thủy ở trời là khí hàn, ở đất là nước, ở người là sợ sệt. Các khí đều có chỗ xuất phát của nó, đúng vào vị trí thì gọi là chính khí, không đúng vào vị trí của nó thì là tà khí, chính khí suy thì tà khí vượng. PHƯƠNG PHÁP LẬP CHỦ KHÍ thơ rằng: Đại hàn, mộc khí đầu tiên, Xuân phân, Quân hỏa tiếp liền thứ hai Ba Tiểu mãn Tướng hỏa ngay, Thái âm Đại thử khí này thứ tư Năm, Thu phân dương minh chờ Thứ sáu Tiểu tuyết khí là Thái dương Phương pháp này hàng năm đều lấy từ ngày Đại hàn đến ngày Kinh trập làm mộc khí thứ nhất; từ ngày Xuân phân khởi hỏa khí thứ hai; từ ngày Tiểu mãn khởi hỏa khí thứ ba; từ ngày Đại thử khởi thổ khí thứ tư; từ ngày Thu phân khởi kim khí thứ năm; từ ngày Tiểu tuyết khởi thủy khí thứ sáu. Cứ thế hết vòng này qua vòng khác, không bao giờ thay đổi. 2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN CHỦ KHÍ Đại khái chủ khí chỉ tuân theo khách khí ở trên mà thôi, khách thắng (khắc) chủ thì thuận, chủ thắng khách thì nghịch, hai khí ấy chỉ có thắng mà không có phục (con phục thù cho mẹ). Chủ thắng thì tả chủ bổ khách, khách thắng thì tả khách bổ chủ. Lại nói: chủ khí mà "lâm" vào dưới khách khí, thiên thời vì thế không điều hòa, tật bệnh trong nhân dân do đó mà sinh ra. Ví dụ: năm Thìn, năm Tuất (Thìn/Tuất quy định là Thái dương hàn thủy): Khách khí của vận 1 là Thiếu dương tướng hỏa, "gia" lên chủ khí là Quyết âm phong mộc Khách khí thứ hai là Dương minh Táo kim, "gia" lên chủ khí Thiếu âm quân hỏa; Khách khí thứ ba là Thái dương hàn thủy, "gia" lên chủ khí Thiếu dương tướng hỏa; Khách khí thứ tư là Quyết âm phong mộc, gia lên chủ khí Thái âm thấp thổ... Lấy hai nằm Thìn Tuất này làm ví dụ, các năm khác cứ theo đó mà suy ra. Hễ gọi là "lâm", tức là con lại ở trên, mẹ lại ở dưới: như mộc chủ khí sinh ra hỏa khách khí chẳng hạn - đó là nghịch. Nếu mẹ ở trên, mà con ở dưới - đó là thuận. Chú thích rằng: Chủ thắng thì nghịch, nghịch thì dùng phương pháp chính trị (có nghĩa là bản chất của bệnh bên trong phù hợp với triệu chứng bên ngoài, ví dụ thấy chứng hàn thì lấy thuốc nhiệt để trị, thấy chứng nhiệt thì lấy thuốc hàn để trị - như thế gọi là chính trị). Khách thắng thì thuận, thuận thì dùng phương pháp phản trị (nghĩa là triệu chứng bệnh không phù hợp hợp với bản chất của bệnh, ví dụ như chứng chân nhiệt giả hàn... mặc dầu thầy thuốc thấy triệu chứng hàn nhưng vẫn cho thuốc hàn để trị - như thế gọi là phản trị). Như nói: chỉ có thắng mà không có phục - nghĩa là thịnh quá thì sẽ hại chỗ nó thắng, chỗ thắng nó không ức chế lại (theo lý ngũ hành thì chỗ bị khắc sẽ sinh ra một hành để ức chế lại, ví dụ như hỏa cương thịnh quá sẽ khắc hại kim, kim phải sinh thủy để ức chế hỏa - như thế gọi là phục thù... nhưng trong việc trị bệnh không nói như thế, nếu có một hành thái quá khắc chế, hành bị khắc sẽ tổn hại chứ không có chuyện sinh ra hành khác khắc chế lại).</p> --------------------- Đoạn này diễn giải giữa Chủ khí: tức là khí hậu tự nhiên bản chất phải có tại một thời điểm nhất định. Lấy ví dụ như vào vận 1 của mỗi năm thì Chủ khí là Quyết âm Phong mộc (tức khí của mùa Xuân), nếu năm đó là năm Thìn/Tuất thì khách khí tới thăm chính là Thiếu dương tướng hỏa - tức Chủ khí sinh Khách khí. --------------------- 2.3 THUYẾT KHÁCH VẬN Âm dương ngũ hành chu lưu thành 10 can, ngũ hành vận hành quanh khắp trong trời đất thành ra nguồn gốc của vạn vật, cho nên hàng năm xoay vần biến đổi theo thứ tự mà làm khách vận. Tính vận thì theo 10 thiên can, phối hợp lại chia thành 5 vận. Theo tính chất anh em, âm dương, phương vị của 10 can thì: Giáp dương là anh, Ất âm là em, vị trí ở phương Đông thuộc quẻ Chấn, Tốn - hành mộc; Bính dương là anh, Đinh âm là em, vị trí ở phía phương Nam, thuộc quẻ Ly - hành hỏa; Mậu dương là anh, Kỷ âm là em, vị trí thuộc trung ương, thuộc quẻ Cấn, Khôn - hành thổ; Canh dương là anh, Tân âm là em, vị trí ở phía Tây, thuộc quẻ Càn, Đoài - hành kim; Nhâm dương là anh, Quý âm là em, vị trí ở phía Bắc, thuộc quẻ Khảm - hành Thủy. Cho nên nói: Giáp là đầu mùa xuân, cây cỏ bắt đầu từ trong vỏ phát triển ra; Ất là dương khí còn ẩn khuất; Bính là vạn vật xuất hiện ra rõ rệt; Đinh là gặp lúc đương hành động mạnh mà được lớn mạnh lên; Mậu là dương thổ, vạn vật sinh trưởng cũng từ đó mà ra - mà tiêu diệt cũng từ chỗ đó; Kỷ là âm thổ không làm gì được riêng một mình; Canh là dương biến đổi mà bao gồm; Tân là âm cực ở chỗ đó mà thay đổi mới; Nhâm là dương khí mới sinh - cũng "nhâm" là đã có thai - cùng với chữ "tử" là con có chung một ý nghĩa; Quý là vạn vật bế tàng, trong thai nghén, chứ mầm mống một cách kín đáo, đó là sự tinh vi của trời đất. PHƯƠNG PHÁP LẬP KHÁCH VẬN (theo thiên âm dương trong sách "Tam tài bí chỉ") Phương pháp này mô tả sự hình thành khách vận theo nguyên tắc "vợ chồng lấy nhau, rồi sinh con đẻ cháu" - theo lịch pháp lấy vượng số sinh thành, còn lẻ ra thì lấy số trưởng nam để làm nguyệt kiến cho tháng giêng. Theo nghĩa "vợ chồng phối hợp", "con cháu sinh thành" thì: Giáp là chồng, Kỷ là vợ; vượng ở Dần mới sinh con là Bính, Bính sinh cháu là Mậu - vận hành thổ. Canh là chồng, Ất là vợ; vượng ở Kỷ (hay Tị?) mới sinh con là Mậu, Mậu sinh cháu là Canh - vận hành kim. Bính là chồng, Tân là vợ; vượng ở Sửu mới sinh con là Canh, Canh sinh cháu là Nhâm - vận hành thủy. Đinh là chồng, Nhâm là vợ; vượng ở Hợi mới sinh con là Nhâm, Nhâm sinh cháu là Giáp - vận mộc. Mậu là chồng, Quý là vợ, vượng Mùi mới sinh con là Giáp, Giáp sinh cháu là Bính - vận hỏa. (chú thích: bảng này VN cũng không hiểu "vượng" là thế nào, có lẽ người dịch sách bị nhầm) 2.4 PHÉP ĐOÁN KHÁCH VẬN Phương pháp này lấy: những năm Giáp Bính Mậu Canh Nhâm dương can - là những năm thái quá - gọi là thiên thiên, thì tuế vận giao trước tiết Đại hàn là 13 ngày. những năm Ất Đinh Kỷ Tân Quý âm can - là những năm bất cập - gọi là hậu thiên, thì tuế vận giao sau tiết Đại hàn 13 ngày. Căn cứ vào sơ đồ và dự đoán sau: 6 NĂM GIÁP Thổ vận thái quá thì mưa thấp lan tràn, bệnh thấp phát sinh, thận thủy bì tà. Điều trị nên trừ thấp bổ thận. Lại nói: người ta cảm phải bệnh tà trước tiên tổn thận, sau thương tổn Tỳ, mạch thận suy, gây thành bệnh thổ thắng khắc thủy. Người bệnh hay đau bụng, âm quyết (chứng chân tay lạnh), mình nặng nề, buồn phiền vật vã, bí kết, da vàng, chân liệt, tay không cất nhắc lên được: Giáp Tý: hỏa kim hợp thổ Giáp Dần: đầu, giữa thịnh; cuối hư Giáp Thân: đầu, giữa thịnh; cuối hư Giáp Thìn: đầu rất thịnh Giáp Tuất: cuối rất thịnh Thổ thắng thì khắc thủy, khinh nhờn thủy, sắc vàng kiêm sắc trắng; vàng là sắc thổ thắng, trắng là sắc mẹ của thủy. Khí của con và mẹ cần phải tương ứng, cho nên thấy cả hai sắc cùng hiện ra. Thấp khí lưu hành mạnh, cho nên nước suối chảy mạnh, sông tràn đầy, tưới nhuần loài cá sinh nở; thấp nhiều phong lấn vào; mưa to gió lớn đến đất bị lở vỡ, loài cá ngược lên trên đất cạn. 6 NĂM ẤT kim vận bất cập thì hỏa khí thừa thế vượng, lại hóa thành nhiệt mới lan ra. Điều trị nên thanh phế để giáng hỏa. Lại nói: người ta cảm phải thời khí ấy, kim bị hỏa tà, thì mũi hắt hơi, ỉa ra máu. Lại nói: bệnh âm quyết cách dương (tức chứng âm thịnh quá ngăn trở dương, âm dương không giao hợp nhau tạo thành chứng thượng giả nhiệt, hạ chân hàn), dương đó ngược lên làm thành chứng hỏa không có gốc. Đầu, não, miệng, lưỡi đều bị bệnh, nặng thì đau ở tâm. Ất Sửu: thổ thủy hợp kim Ất Mùi: thổ thủy hợp kim Ất Mão: kim khí hợp Ất Dậu: kim khí hợp Ất Tị: kim hư, hỏa khắc, thủy thịnh Kim bất cập, hỏa thừa thế bốc lên mạnh, kim không thắng được mộc nên cây cỏ tươi tốt, chỉ có một hỏa khí vượng nên thiêu đốt mạnh, hỏa quá thịnh, thủy phục thù lại thì mưa rét bỗng chốc đến, tiếp theo đó là có băng giá, mưa đá, sương tuyết làm tai họa muôn vật, mùa màng cũng mất. Nếu mùa hạ có biến cố: nắng nóng thiêu đốt thì đến mùa thu có tổn hại nạn băng giá, mưa đá, sương giá. Không thắng thì không có phục thù lại (nghĩa là mùa hạ không hạn thì mùa thu không nạn băng giá). 6 NĂM BÍNH Thủy vận thái quá, thì hàn khí lan tràn, bệnh hàn sinh ra, tâm hỏa bị tà. Điều trị nên trục hàn để bổ tâm. Lại nói: người cảm phải thời khí ấy thì phát bênh mình nóng tâm phiền, kinh sợ, âm quyết (lạnh) khắp trên dưới, nói nhảm, đau ở tâm, (nếu bệnh) nửa người trên còn chưa nặng lắm, nếu nặng thì thủy tự khắc sinh bệnh bụng to, chân thũng, suyễn ho, ra mồ hôi trộm, sợ gió. Lại nói: âm thịnh dương suy, thủy khắc ngược tỳ thổ sinh chứng bụng sôi, ỉa lỏng, ăn không tiêu. Nếu thủy khinh nhờn thổ, thì tâm mất chức năng, sinh bệnh khát mà hôn mê, thành bệnh tâm phế suy. Bính Tý: thủy hợp khắc hỏa Bính Ngọ: thủy hợp khắc hỏa Bính Dần: kiêm thủy hỏa, không rét lắm Bính Thân: kiêm thủy hỏa, không rét lắm Bính Thìn: kiêm thủy hỏa, không rét lắm Bính Tuất: kiêm thủy hỏa, không rét lắm Thủy thắng khắc hỏa, thủy thắng thổ phục thù cho nên mưa lụt đến, mưa mù u uất, năm Bính Thìn và Bính Tuất đầu năm gặp khí Thái dương hàn thủy tư thiên gia lâm, nên mưa lụt sương giá xuống đột ngột, thấp khí làm biến đổi mọi vật, âm thịnh dương suy. 6 NĂM ĐINH Mộc vận bất cập thì kim khí thừa thế vượng lên, ngược lại hóa táo. Bệnh táo lan tràn, điều trị nên lấy thanh táo để bổ can. Lại nói: người ta cảm phải thời khí ấy thì kim khác mộc, hàn ở trong và gân đau, bụng dưới đau, mộc mất chức năng không sinh được hỏa nên sinh bệnh sôi bụng, ỉa chảy. Lại nói: người ta mắc bệnh chân tay bại liệt, phong, ung nhọt, tê liệt, phù thũng, mụn lở. Đinh Sửu: mộc quá bất cập Đinh Mùi: mộc quá bất cập Đinh Mão: mộc quá bất cập Đinh Dậu: mộc quá bất cập Đinh Tị: mộc bất cập, có giúp đỡ Đinh Hợi: mộc bất cập, có giúp đỡ Mộc bất cập, kim thừa thế lấn át, cây cỏ ủ rũ, nếu kim khí nặng lắm thì cả loài gỗ cũng bị nứt nẻ, loài gỗ mềm thì héo khô - những năm ấy thường có mưa lạnh. Mộc vận bất cập thì thổ không được ức chế, những quả chính bị sâu ăn. Kim thịnh hỏa phục thù, nên sinh nhiều giống sâu mọt - do hỏa khí hóa ra. Tới bước hỏa vận (tức tới năm Mậu) lại củng cố nhiều. Kim thắng mộc thì héo nát, hỏa phục thù thì nắng nóng dữ, mộc uất thì phát sấm sét. 6 NĂM MẬU Hỏa vận thái quá thì nhiệt khí lan tràn, bệnh nhiệt mới sinh ra, phế kim bị tà. Điều trị nên giáng hỏa để thanh phế. Lại nói, người ta cảm phải khí ấy thì sinh sốt rét, ho. Nhiệt thì bụng đau, sườn đầy tức, vai lưng đau, mình nóng, xương nhức. Lại nói, trước tổn thương tỳ, sau tổn thương tâm. Mậu Tý: hỏa thái quá không được ức chế Mậu Ngọ: hỏa thái quá không được ức chế Mậu Dần/Mậu Thân: hỏa rất mạnh Mậu Thìn: thủy ức chế hỏa không nhiều Mậu Tuất: thủy ức chế hỏa không nhiều Hỏa thịnh kim suy, thủy tất lấn vào, những năm ấy nhiều mưa lụt, sương giá, hòa quá thịnh kim phục thù lại. 6 NĂM KỶ Thổ vận bất cập thì mộc khí thừa thế vượng, lại hóa sinh hỏa, bệnh phong mới sinh ra. Điều trị nên lấy bổ tỳ để bình mộc. Lại nói, người ta cảm phải thời khí ấy thì mình nặng, bụng đầy, da thịt máy dựt, hay giận. Thổ hư nên thủy không còn gì nữa. Kỷ Sửu: thổ hư có giúp đỡ Kỷ Mùi: thổ bất cập Kỷ Mão: thổ bất cập Kỷ Dậu: thổ bất cập Kỷ Tị: thổ bất cập, thủy thắng Kỷ Hợi: thổ bất cập, thủy thắng Thổ bất cập, mộc thừa thế lấn vào, gió to thịnh hành, mộc thịnh thì cây cỏ tốt tương, nhưng thành quả là do ở thổ, do thổ khí không đầy đủ nên tuy cây cối tốt mà không ra trái. Trên khí quyết âm gia lâm, dưới khác tướng hỏa, nước không thành băng - sâu bọ xuất hiện. Lửa ẩn nấp dưới đất cho nên thủy không có tác dụng mà kim khí không phục vụ cho được. Chưa được chuyên chủ về thời bệnh của nó, nên người cũng được khỏe mạnh ít bệnh. Năm Kỷ Mão và Kỷ Dậu mộc thăng thổ rung chuyển trời đất, phục thù kim, phục thù mộc cho nên bệnh ghẻ lở khô và tróc vảy, 4 tháng cuối bốn mùa có gió to là do mộc khắc thổ. Mùa thu heo hắt mưa dầm là do kim phục thù mộc, không có thắng thì không có phục thù. 6 NĂM CANH Kim vận thái quá thì táo khí lan tràn, bệnh táo mới sinh ra, can mộc bị tà. Điều trị nên lấy thanh táo bổ can. Lại nói, người ta cảm phải thời khí ấy thì kim thắng tổn thương tới can, bị bệnh đau gân, mắt đỏ, mình lở, tai điếc. Nặng thì tổn thương phế, bản thân phế bị bệnh thì ho nghịch lên, đau vai. Kim bị bệnh không sinh được thủy, gây ra bộ phận dưới đều bị bệnh. Lại nói, trước tổn thương gan, sau tổn thương tỳ. Canh Tý/Canh Ngọ: kim khí thái quá có giúp đỡ Canh Dần/Canh Thân: kim khắc quá, hóa hình lại Canh Tuất/Canh Thìn: kim thái quá, không có ức chế Kim thịnh thì mộc suy, cây cỏ khô gầy, kim thịnh quá hỏa mới lấn vào. 6 NĂM TÂN Thủy vận bất cập thì thổ khí vượng, lại hóa thành thấp, bệnh thấp mới lan ra. Điều trị nên bổ thận để trừ thấp. Lại nói, người cảm phải thời khí này phần nhiều là bệnh ở bộ phận dưới, sắc mặt thường biến đổi, gân xương co rút, thịt máy dựt, mắt không trông rõ ràng, phong chẩn phát ra ngoài, đau bụng, đau vùng tim. Tân Sửu/Tân Mùi: thủy trên hư, dưới thực thịnh Tân Mão/Tân Dậu: thủy bất cập Tân Tị/Tân Hợi: thủy đại hư Thủy bất cập, thổ thừa thế lấn át, thấp lan tràn. Thủy suy, thổ với hỏa đồng hóa, cho nên gọi là "hỏa khí dụng sự". Hóa nhanh chóng, nắng mưa luôn, giống lúa đen không thu hoạch, giống lúa vàng cũng không tốt. người phần đông bị bệnh ở hạ bộ. Thổ mạnh quá thì mộc phục thù cho nên gió to phát ra bất ngờ, cỏ lướt cây đổ, sự sinh trưởng sai mùa, mọi vật không tươi sáng. 6 NĂM NHÂM Mộc vận thái quá thì phong khí lan tràn, bệnh phong sinh ra, tỳ thổ bị tà. Điều trị nên bình mộc để bổ tỳ. Lại nói, người ta cảm phải thời khí ấy thì tỳ tổn thương nặng nên hay giận, hay đau bụng, về 6 tháng cuối năm mạnh tỳ hơi vi, thì bệnh càng phát triển. Lại nói, trước tổn thương tỳ sau tổn thương can. Nhâm Tý/Nhâm Ngọ: mộc thái qua Nhâm Dần/Nhâm Thân: mộc thịnh quá Nhâm Thìn/Nhâm Tuất: mộc thái quá, không có ức chế Mộc thái quá nên nhiều gió to, mộc thịnh thổ suy, trong không gian mây mù bay chuyển, cây cỏ không yên. Mộc thắng kim lấn vào, đến nỗi cây cỏ tàn rụng. Sao Thái bạch sáng thì kim khí phục thù lại. Các năm Tý Ngọ Dần Thân mộc khí có thừa (thái quá), mà hỏa khí tư thiên (hỏa khí làm chủ nửa năm đầu) thì khí của mẹ (mộc) và khí của con (hỏa) đều ngược lên, nên sinh ra bệnh nôn mửa. 6 NĂM QUÝ Hỏa vận bất cập thì thủy khí thừa thế vượng lại hóa thành hàn, bệnh hàn phát sinh. Điều trị nên bổ tâm để trục hàn. Lại nói, người ta cảm phải thời khí ấy thì sinh bệnh hỏa bất cập mà âm tà thịnh, tâm khí tổn thương nên đau gân vai, lưng đau, mắt mờ, bụng đau nặng, đau khắp sườn eo và lưng. Lại nói, người ta cảm phải thời khí ấy thì sinh bệnh ỉa lỏng, bụng đầy, không ăn được, bổng nhiên co rút, tê liệt, chân không đứng được xuống đất. Quý Sửu/Quý Mùi: hỏa mộc bất cập Quý Mão/Quý Dậu: hỏa hợp với tuế hội Quý Tị/Quý Hợi: hỏa hư có giúp đỡ Hỏa khí bất cập, thủy khí thừa thế lấn át, hàn khí lan tràn, mọi vật chỉ tươi tốt ở phần dưới mà không tươi tốt ở phần trên, rét lắm dương suy, mất hết tươi tốt. Thủy mạnh quá thì thổ phục thù, thành bụi mù ra u uất, mưa lụt to. Thủy thắng thì hỏa ngưng, nên rét dữ run rẩy. Thổ phục thù thì bỗng nhiên mưa dầm, hỏa uất thì sấm sét dữ dội, khiến cho mùa hạ mà có thắng khí; rét mướt, ngưng đọng, nứt nẻ; bất thình lịnh lại có phục khí: bụi mù, tối tăm, mưa to. Nếu không có thắng khí thì không có phục khí. SỰ THUẬN NGHỊCH GIỮA VẬN VÀ KHÍ Khách khí tư thiên tới khắc khách vận, thì năm đó khí và vận thuận với nhau, người và súc vận đều yên ổn ít tật bệnh. Nếu thấy khách vận tới thắng khách khí thì khí và vận nghịch với nhau, người và súc vật không yên, nhiều bệnh tật. Phương pháp điều trị: khí và vận thuận nhau: thì thuận theo khí và vận nghịch nhau: thì ức chế đi chớ nên phục khí thiên hòa (là khí của thời bệnh, ví dụ: năm thiếu âm quân hỏa tư thiên thì mạch hai bộ thốn không ứng, tức là hai mạch bộ thốn trầm tế, hễ thấy như thế là phù hợp với tuế vận. Nếu cho là mạch hai bộ thốn kém rồi dùng thuốc nâng hai bộ mạch đó lên tức là phát khí thiên hòa). Ví dụ: năm Tý thiếu âm quân hỏa tư thiên sẽ khắc vận Canh kim; năm Thìn khách khí là Thái dương hàn thủy tư thiên sẽ khắc vận Mậu hỏa; năm vận Giáp thổ khắc khách khí năm Thìn là Thái dương hàn thủy tư thiên..vv... về phần khách khí sẽ nói rõ ở phần sau. 2.5 THUYẾT KHÁCH KHÍ Phương pháp lập khách khí như sau: ví dụ như xem năm Tý thì lấy Thiếu âm quân hỏa ở Tý là khí tư thiên (khí 6 tháng đầu năm), như vậy: Ngọ đối diện với Tý Sửu Thái âm thấp thổ phía bên trái của Tý gọi là "tả gian" Dần Thiếu dương tướng hỏa là khí bên phải "hữu gian" của khí tại tuyền (đó là hai khí bên trái khí tư thiên, chi phối thiên khí và mọi vật) Một khí ở trên là Ngọ, chi phối thiên khí một năm, lại chủ về nửa năm đầu; một khí ở dưới là Tý, chi phối địa khí một năm, lại chủ về nửa năm cuối. Sau Tý 3 vị trí là Dậu Dương minh Táo kim tại tuyền (tư địa), sau Tý 2 vị trí là Tuất Thái dương hàn thủy là khách khí đầu thuận chiều tới Hợi Quyết âm phong mộc là khách khí thứ hai; Tý thiếu âm quân hỏa là khách khí thứ 3; Sửu thái âm thấp thổ là khách khí thứ 4; Dần thiếu dương tướng hỏa là khách khí thứ năm; Mão dương minh táo kim là khách khí thứ 6. Cứ thế mà suy ra. Mỗi khí chủ vượng 60 ngày lẻ 87 khắc rưỡi (mỗi ngày có 100 khắc) NĂM TÝ NGỌ Năm Tý Ngọ Thiếu âm quân hỏa tư thiên, Dương minh táo kim tại tuyền. Nếu là năm thuộc Nam chính thì mạch hai bộ thốn không ứng; nếu là năm thuộc Bắc chính thì mạch hai bộ xích không ứng (Nam chính là năm Giáp/Kỷ, Bắc chính là năm Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Mạch không ứng là mạch trầm tế). Khí thứ 1: nếu năm trước là năm Kỷ Hợi thì từ tiết Đại Hàn trở về trước, ấm ấp tới lúc này mới bắt đầu rét, loại sâu bọ trước vì ấm mà ra, đến lúc này lại ẩn nấp; nước thành băng, sương lại xuống, gió bắt đầu đến dương khí uấư thiên, nhân dân bị bệnh hàn, cơ da răng và eo lưng bị đau. Đến đầu tháng 3, nắng bức sắp bắt đầu - các nơi có chứng mụn lở, do Thiếu âm quân hỏa tư thiên, lại gặp chủ khí thứ 2 nên có bệnh ấy. Khí thứ 2 khách khí phong mộc gia lên chủ khí quân hỏa dương khí phân bố, phong khí mới hành động. Xuân khí phát sinh, muôn vật tươi tốt, lúc khí tư thiên quân hỏa chưa thịnh, hàn khí thường đến, mộc hỏa tương ứng với thời tiết, người bị bệnh mắt mờ, mắt đỏ, khí uất ở trên và nóng, là bệnh thuộc quân hỏa. Khí thứ 3 Khách khí quân hỏa tư thiên gia lên chủ khí tướng hỏa, khí tư thiên phân bố, hỏa hành động mạnh, mọi vật phồn thịnh tươi tốt. Hỏa đến cực độ thì thủy phục thù lại, nhiệt cực sinh hàn, hàn khí thường đến, quân hỏa và tướng hỏa kết hợp nhau thiêu đốt. Người bị bệnh khí quyết (bỗng nhiên tay chân giá lạnh, ngã lăn ra) đau vùng tim, nóng rét thay đổi nhau, ho suyễn, mắt đỏ. Khí thứ 4 Thấp thổ thịnh, nắng nóng đến thường có mưa to, nóng lạnh thay đổi nhau đến, người bị bệnh nóng rét họng khô, hoàng đản, đổ máu mũi, nhiệt khát. Khí thứ 5 Sợ hỏa đến (chủ khí kim sợ khách khí hỏa) nên nắng đến một cách bất thường, thì dương khí mới hóa muôn vật tươi tốt, dân mới khỏe mạnh. Song thời tiết lạnh mà khí lại nóng, dương tà thắng nên nhân dân bị bệnh ôn. Khí cuối cùng Khách khí kim gia lên chủ khí thủy, kim chủ thu liễm, khí thời bệnh lưu hành là táo, dư hỏa (tà hỏa còn sót lại) của ngũ hành làm ngăn cách ở trong, hàn khi1bo61c lên luôn thì sương mù che lấp; nhân dân bị bệnh thũng, ho suyền, ra máu, đau các đốt xương chân tay, thớ thịt và gan. Mười năm kể trên năm nào quân hỏa tư thiên thì kim uất; táo kim tại tuyền thì mộc uất. Dùng vị mặn làm cho mềm đi, để điều hòa quân hỏa ở trên, nặng lắm thì dùng vị đắng để cho hỏa phát tiết ra, dùng vị chua để cho kim thu liễm lại. Quân hỏa bình thì táo kim được yên, song hỏa thuộc nhiệt, kim thuộc táo, nếu không có vị đắng tính hàn làm cho phát tiết ra là không phát được. Hỏa khắc kim, năm ấy nóng nhiệt nhiều, mụn lở và bệnh dịch nhiều. Phương pháp điều trị chung: bộ phận trên thuộc quân hỏa, chữa nên dùng vị mặn, tính lạnh (lấy thủy trị hỏa); bộ phận giữa thuộc Giáp thấp thổ, Canh táo kim, chữa nên dùng vị đắng tính nóng, vị cay khí ôn làm cho phát tiết ra, làm cho ấm lại. Bính là hàn thủy, chữa nên dùng phương pháp tòng chị (tức chính trị) làm cho ấm lại. Bộ phận dưới thuộc táo kim, chữa nên dùng vị chua cho ôn lại. Nửa năm trước nên xa vị nóng, chữa bộ phận giữa và bộ phận dưới nên xa vị lạnh (riêng năm Mậu Ngọ thì không xa vị lạnh). Tóm lại, năm Tý/Ngọ hỏa tư thiên ở trên nên nhiệt hóa. Khiến cho mùa xuân hay mát lạnh, gió to không mưa; đó là do phong vận của năm Tị/Hợi chưa lui hết. Cho nên dùng phương pháp tả quyết âm là phải, nhưng đến thiết Xuân phân đã tới thì vị trí hỏa, mộc tuy có thừa cũng không thể quá mức. Táo tại tuyền ở dưới thì vật ẩm thấp không thành được, loại có lông cánh hòa đồng với thiên khí thì yên ổn, không bị tổn hại; loại thực trùng (sâu) hòa đồng với địa khí, sinh dục nhiều. Kim tới thì mộc suy, loài có lông không thành thai. Kim hỏa không điều hòa, loài có lông cánh cũng không thành. Năm Canh Tý/Ngọ kim thừa kim vận thì loài có lông tổn thương càng nhiều. NĂM SỬU MÙI năm Sửu Mùi: Thái âm thấp thổ tư thiên; Thái dương hàn thủy tại tuyền. Nếu là năm thuộc Nam chính thì mạch bộ thốn bên trái không ứng; nếu là năm thuộc Bắc chính thì mạch bộ xích không ứng (nam chính là năm Giáp Kỷ, bắc chính là Ất, Bính, Đinh, Mậu, canh, Tân, Nhâm Quý. Mạch không ứng là mạch trầm tế). Khí thứ 1 khách khí, chủ khí đều là phong, rét hết, khí mùa xuân đến phong khí lại về; mọi vật tươi tốt, thấp thổ tư thiên, phong thấp kết hợp nhau, phong thắng thấp sau khi mưa; phong thương can, phong lại lan ra. Nhân dân bị các chứng huyết tràn ra các khiếu (huyết giật), gân co cứng, khớp xương không thuận lợi, mình nặng, liệt gân. Khí thứ 2 chủ khí, khách khí đều là quân hỏa, giữa mùa khí nóng, Thái âm tư thiên, thấp nhiệt kết hợp nhau, mùa mưa xuống, hỏa thịnh khí nóng; người bị bệnh ôn dịch nặng, xa gần một loạt như nhau. Khí thứ 3 Chủ khí hỏa sinh khách khí thổ, thời lệnh của khí tư thiên phân bố ra, thấp khí giáng xuống, sau khi mưa có lạnh tiếp theo, vì Thái dương tại tuyền bắt đầu tác dụng. Cảm về khí hàn thấp, thì nhân dân bị bệnh mình nặng, chân thũng, ngực bụng đầy. Khí thứ 4 Khách khí tướng hỏa sinh chủ khí thấp thổ, thổ hỏa khí hợp lại thì thấp khí bốc lên, thiên khí ngăn cách. Song khí Thái dương tại tuyền, gió lạnh theo đó mà phát ra hàng ngày, thấp nhiệt kết hợp nhau, cây có có hơi đọng lại do thấp gặp hỏa. Thấp không hóa được, chỉ có sương buông tỏa trong đêm để thành thời lệnh mùa thu. Thấp nhiệt cũng lan ra, nhân dân bị bệnh nhiệt ở thấu lý, huyết bỗng tràn ra, sốt rét, bụng trên đầy, nóng lắm thì sinh phù thũng. Khí thứ 5 Khách khí, chủ khí đều thuộc kim, thời lệnh thê thảm (do tính sát của kim), sương lạnh xuống, sương giá có sớm, cây cỏ úa rụng, khí lạnh làm cho người ta rùng rợn, bệnh gây ra ở da và thớ thịt. Mười năm kể trên Thấp thổ tư thiên, thổ khắc, thủy ứng, tâm hỏa bị bệnh; hàn thủy tại tuyền, thủy khắc hỏa, hay bị bệnh ở bụng dưới. Trong hai năm Ất Sửu Ất Mùi thừa vận kim, kim có thể sinh thủy, lại gặp lục thủy vượng, lúc đó rét càng dữ (đất lạnh, vật nóng không thành được), loại động vật không lông đồng hóa với thiên khí yên tĩnh thì không bị tổn hại, song khí thủy thổ không điều hòa, tuy sinh nở mà không nuôi được. Loài cá cùng đồng hóa với địa khí thì sinh dục nhiều. Thủy thịnh hỏa suy nên loài chim (thuộc hỏa) không sinh nở. Hai năm Tân Sửu Tân Mùi thủy thừa thủy vận, hỏa bị khắc nặng nên loài chim thương tổn càng nặng. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NÓI CHUNG bộ phận trên là thấp thổ, chữa dùng vị đắng tính ôn, hóa theo hỏa để trị thấp, bộ phận giữa là Ất táo kim, Đinh phong mộc, nên dùng vị đắng, hóa theo hỏa để trị kim; vị cay tính ôn, hóa theo kim để trị mộc; Kỷ thấp thổ, Tân hàn thủy, nên dùng vị đắng tính hòa bình. Chữa chứng hàn dùng vị nhiệt, nếu bất cập thì nên ôn bổ. Bổ bộ phận dưới nên dùng vị ngọt tính nhiệt, hóa theo thổ để chữa hàn. Năm Tân không nên dùng vị đắng tính nhiệt. Hai năm Sửu Mùi thổ tư thiên, nên hóa theo mưa, mà nhiệt khí vẫn còn nhiều là do dư hóa của hai năm Tý Ngọ chưa lui hết, hỏa lại trở thành hỏa, thì tà hỏa là đúng. Thấp sinh về mùa xuân, là hiện tượng Thiếu âm không thoái vị, thổ khí không được di chuyển đúng chỗ, muôn vật đương lúc vượng mà không phát sinh được, người ta hay bị bệnh ở tỳ. Về mùa đó hay nóng không mưa, tức là hỏa lui mà thổ hợp lại, gặp tiết Tiểu thử thì thổ không thể hợp lại mà đến lúc hỏa nung nấu. NĂM DẦN THÂN năm Dần Thân: Thiếu dương tướng hỏa tư thiên; Quyết âm phong mộc tại tuyền. Nếu là năm thuộc nam chính (Giáp) thì bộ mạch xích bên trái không ứng; nếu năm thuộc bắc chính (ngoài năm Giáp ra) thì mạch bộ thốn bên phải không ứng. Khí thứ 1 là Quân hỏa kiêm tướng hỏa tư thiên, phong thắng làm lay động lạnh hết; khí hậu lại quá ấm, cây cỏ sớm tươi tốt, lạnh tới mà không buốt; quân hỏa và tướng hỏa hợp lại, bệnh ôn bắt đầu có, bệnh khí nghịch lên trên, huyết tràn ra, mắt đỏ, ho rực lên, đau đầu, băng huyết, gân căng tức, trong làn da thớ thịt bị lở. Khí thứ 2 Thấp thổ tác dụng, chủ khí Quân hỏa bị uất lại, bụi trắng bốc lên khắp nơi, mây mưa dồn dập, phong không thắng thấp, mưa vặt, chủ khí và khách khí tương sinh, nhân dân được khỏe mạnh. Thấp nhiệt gây bệnh, nhiệt uất lên trên, nôn nghịch lnê, phát lở bên trong, ngực đầy không thoải mái, đau đầu, mình nóng, hôn mê, lở loét. Khí thứ 3 Chủ khí và khách khí đều là tướng hỏa, nắng nực đến, mưa ít, hai hỏa kết hợp nhau bốc lên gây thành bệnh nhiệt: tai điếc, chảy máu, khát, hắt hơi, ngáp, họng tê, mắt đỏ, hay chết đột tử. Khí thứ 4 Khách khí kim, chủ khí thổ, khí mát đến, nắng nực lục có lúc không, biến hóa xen kẽ nhau, thổ và kim tương sinh, sức khỏe của dân bình thường. Táo thắng thì phế bị bệnh ngực đầy; thấp thắng thì tỳ bị bệnh mình nặng. Khí thứ 5 Khách khí thủy gia lên chủ khí, thủy hàn làm kim han rỉ, dương đi thì hàn tới, mưa xuống khí bế tắc, loài cây cứng tàn rụng sớm, người phải tránh hàn tà, giữ gìn cơ thể cho kín đáo. Khí cuối cùng Mộc tác dụng được chủ khí thủy tương sinh, khí tại tuyền được chính đáng, phong khí đến, sương móc xuống, vừa thời lệnh bế tàng, mà có phong khí lưu động, phong tà dương tà, sinh bệnh đau vùng tim, dương khí không bế tàng lại được mà sinh ho. Mười năm kể trên: hỏa ở trên khắc kim, năm đó nắng nhiều tổn thương phế, nhiều bệnh nhiệt, mộc khắc thổ; nửa năm sau nhiều phong, nhiều bệnh ở tỳ vị; dương đúng vị trí của nó thì khí trời chính thường, phong động ở dưới, địa khí rối loạn, phong mới cử động dữ dội, cây lướt cát bay, hỏa bốc nóng khắp, âm vận hành, dương biến hóa; nửa năm trước mưa là thời tiết ứng trong vòng hai khí tư thiên và tại tuyền. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHUNG Tướng hỏa ở trên chữa dùng vị chua (lấy mộc trị hỏa), Bính thủy, Mậu hỏa ở giữa - chữa dùng vị mặn tính ôn Canh kim, Nhâm mộc, Giáp thổ: chữa dùng vị cay tính ôn, lấy kim trị mộc năm Mậu dùng vị cay khí ôn để đề phòng hỏa thái quá năm Dần Thân tướng hỏa tư thiên, nên hóa theo cách đó. Nếu mưa ẩm thấp còn nhiều đó là dư khí thổ của hai năm Sửu Mùi chưa lui hết, thổ lại làm hại trở lại, nên tả trung châu (vị) là đúng. Khí thái âm không chịu lui, bốn tháng cuối mùa nắng rét bất thường, mùa hạ lại mát, mùa thu lại nóng, mùa màng thu hoạch đều muộn. Nếu tiết Tiểu mãn, Tiểu thư nóng tợn, là hỏa lệnh, nếu không thì tai hại; phong mộc tại tuyền, mát mà không sinh nở, giống thú đống hóa với địa khí nên sinh dục nhiều. Mộc uất ở dưới hỏa mất thời lệnh, giống sinh trùng tuy không sinh nở, song song đồng hóa với thiên khí yên tĩnh nên không bị tổn hại. Mộc khắc thổ, loài động vật không long bị hao tổn. Năm Nhâm Dần, Nhâm Thân, mộc ở vào vị trí mộc nên (động vật không lông) càng thương tổn nặng. (còn tiếp)
    1 like
  4. Phương pháp chữa bách bệnh cực lạ của lương y Nguyễn Hữu KhaiTuyết Anh (T.H) 10/09/2015 10:31 Phương pháp niệm số trị bệnh của Thầy thuốc ưu tú, Lương y, TS. Nguyễn Hữu Khai đang được nhiều người quan tâm, chia sẻ cùng với những phản hồi về tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Hiệu ứng về "bài thuốc" niệm số Gần đây trên mạng xã hội đang chia sẻ 1 "bài thuốc lạ" không sử dụng thuốc mà dùng thuật niệm số để chữa bệnh. Phương pháp chữa bệnh không cần thuốc này được nhiều người áp dụng và thu được kết quả như ý: Bạn T.H: "Thầy ơi con đã áp dụng theo hướng dẫn của thầy gần tháng nay lúc nào cũng khụt khịt do xoang đau đầu nữa tôí qua nằm mãi không ngủ được nhớ ra bài thầy hướng dẫn con đã niệm 60 và ngủ lúc nào không hay. Trong người dễ chịu hẳn thầy ạ. Con cảm ơn thầy nhiều ạ. Con chúc thầy sức khỏe và gặt hái nhiều thành công trên con đường phía trước a." Bạn H.P: "Con cảm ơn Thầy đã đăng bài này. Hiện trong người con lắm loại bệnh quá, làm con luôn đau và mệt mỏi. Con sẽ học bài niệm của Thầy để bớt ốm yếu ạ!"... Và còn rất nhiều bình luận khác về xin tư vấn,chia sẻ bài viết cho người thân của họ sử dụng,... Nhiều người đã chia sẻ niềm vui và lòng biết ơn của mình đến thầy Khai. Nhờ "bài thuốc" này mà nhiều người bệnh đã sớm thoát khỏi những chứng bệnh phiền toái thường gặp hàng ngày mà không mất một đồng nào để mua thuốc. Chân dung Thầy thuốc ưu tú, TS. Nguyễn Hữu Khai Thực chất, thuật niệm số hay còn gọi là liệu pháp tượng số là một trong những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc rất hiệu quả do Lý y sư nghiên cứu dựa vào thuyết Chu Dịch, thuyết Âm dương ngũ hành và triết lý y học Đông phương. Niệm số có thể chữa được các loại bệnh khác nhau với những con số khác nhau. Có bệnh chỉ cần niệm một vài lần là khỏi, có bệnh phải niệm vài ngày, cũng có bệnh phải niệm hàng tháng (sau mỗi lần niệm bệnh sẽ giảm dần). Đôi điều về Thầy thuốc ưu tú, TS. Nguyễn Hữu Khai Nguyễn Hữu Khai sinh năm 1952, là một võ sư, thầy thuốc ưu tú, tiến sĩ y học, doanh nhân tại Việt Nam, chủ tịch Tập đoàn Y dược Bảo Long với hàng chục cơ sở sản xuất từ Nam ra Bắc. Ông là tác giả của hơn 200 sản phẩm Đông dược và Mỹ phẩm Bảo Long. Trong lĩnh vực chuyên môn, Ông được mệnh danh là “Người làm rạng danh nền y dược cổ truyền Việt Nam” và “Người thầy thuốc của thể thao Việt Nam” khi có rất nhiều đóng góp cho ngành. Với nỗ lực và sự cống hiến hết mình cho ngành thầy thuốc nước nhà năm 2010 Lương y Nguyễn Hữu Khai đã được phong danh hiệu Thầy thuốc ưu tú và nhiều huân huy chương lao động giá trị khác. 15/6/2013 tại trụ sở Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long, có địa chỉ tại Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố Hà Nội đã bắt tạm giam ông Nguyễn Hữu Khai 3 tháng để điều tra về tội "Sử dụng trái phép tài sản". Trải qua thời gian nhiều khó khăn và biến động đến hiện tại, Thầy thuốc ưu tú, TS. Nguyễn Hữu Khai đã trở về và vẫn đang miệt mài với nghề thầy thuốc cứu đời, cứu người, vẫn nhận được sự yêu mến,cảm phục của nhiều người. Mới đây ông đã chia sẻ một phương pháp niệm số chữa bệnh không dùng đến thuốc được nhiều người áp dụng rất công hiệu. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn về phương pháp điều trị bệnh này. Phương pháp niệm số chữa bệnh của Thầy thuốc ưu tú, TS. Nguyễn Hữu Khai Thầy thuốc ưu tú, Ts. Nguyễn Hữu Khai xem mạch kiểm tra sức khỏe cho Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh Thầy thuốc ưu tú, Lương y, TS. Nguyễn Hữu Khai xem mạch kiểm tra sức khỏe cho Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh Niệm số rất dễ thực hiện bạn có thể làm bất cứ lúc nào khi rảnh rỗi, lúc nghỉ ngơi là thời điểm tốt nhất để áp dụng phương pháp niệm số này. Tùy vào từng loại bệnh sẽ có các con số niệm khác nhau. Những bình luận về bài thuốc niệm số trên trang cá nhân của Thầy thuốc ưu tú, TS. Nguyễn Hữu Khai Ví dụ: Để chữa bệnh hoa mắt, chóng mặt (thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình) bạn sẽ niệm số: 820.650 Cách Niệm: Niệm trầm (không cần ra tiếng), niệm là: Tám hai không. Sáu năm không. Lại tiếp, tám hai không. Sáu năm không. Niệm liên tục khoảng 5 đến 10 phút mỗi lần. Ngày niệm 2-3 lần. Khi gặp dấu chấm thì tạm ngưng giống như đọc đoạn văn dừng lại ở dấu chấm. Khi niệm nhiều lần sau đó thì ngưng lâu hơn khi gặp dấu chấm. Niệm từ từ, niệm đến số nào thì phải tưởng tượng ra số đó. Có thể niệm ở tư thế ngồi, nằm hoặc vừa đi vừa niệm. Nếu bị nhiều chứng bệnh thì niệm chữa chứng bệnh cấp kỳ trước hoặc có thể hôm nay niệm chữa bệnh này, mai niệm chữa bệnh khác. Niệm số không gây phản ứng phụ, không công phạt với các loại thuốc, có thể kết hợp vừa dùng thuốc vừa niệm số càng nhanh khỏi bệnh. Niệm số chữa bệnh thường gặp Một số chứng bệnh có thể chữa khỏi bằng phương pháp niệm số như sau: 1, Viêm họng, sưng đau trong họng, ho: 5000.20 2, Viêm mũi, viêm xoang, mặt mũi đau nhức, ngạt mũi, sổ mũi: 60 3, Đau đầu: 6050 4, Đau đầu kèm theo hoa mắt chóng mặt, có thể buồn nôn (Thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình): 820.650 5, Đau một bên đầu, mắt căng, mờ mắt, có thể nôn ói: 260 6, Mắt đau sưng, không mở ra được: 5.650 7, Mắt đau , sưng đỏ, đắng miệng lòng buồn bực: 003 8, Viêm giác mạc,đau đầu, nhức mắt: 2000 9, Viêm phế quản, ho, khó thở: 20.640 10, Đau Tim, đau vùng ngực trái: 380 11, Đau tim, kèm theo cao huyết áp: 720.60 12, Đau dạ dày: 820.40 13, Tiểu rắt, buốt, bụng dưới đau tức: 600.50 14, Tiểu són, tiểu nhiều , tiểu không tự chủ: 200.50 15,Mề đay, mẩn ngứa, dị ứng: 0002 16, Vú có u cục, viêm tuyến vú(mới bị): 640.20 17, Vú có u cục,viêm tuyến vú (bị đã lâu): 640.000.720 18, Sau khi sinh con bị mất sữa: 38000.40 19, Trẹo khớp cổ tay, đau khớp cổ tay: 70 20,Trẹo cột sống, đau lưng không quay người được: 6000 21, Trấn thương ở đùi đau: 000.000.70 22, Trấn thương ở sườn ngực đau: 5000.80 23, Trấn thương ở hông, đùi đau: 720.60.430 23, Trấn thương đau vai, đùi, bắp chân: 8000.70 21, Viêm khớp, chân nặng nề, vô lực: 00100.00700 22, Viêm đau khớp gối: 1000.7000 23, Đau lưng như có vật đè nặng: 640.720 24, Đau lưng do thoái hóa cột sống: 1000.60 25, Đau lưng lan xuống hông, đùi(viêm đau thần kinh tọa): 70.20 26, Đau cánh tay, có thể không nhấc lên được: 650.000 27,Gót chân sưng đau: 4000.370 28, Chân đùi đau tê: 650.30.80 29, Trĩ, Đại tiện ra máu: 00100.800 30, Phù, đau lưng, đau đùi: 650.000.3820 31, Viêm tử cung, đau bụng, nhiều khí hư: 6000 32, Sỏi thận: 720.40.60 33, Sỏi bàng quang đau tức bụng dưới: 60.2000 34, Sỏi mật,viêm túi mật: 40.60.3800 35, Vã mồ hôi, mồ hôi bàn tay, bàn chân, run tay: 650.3820 36, Phong thấp, viêm phụ khoa, viêm niệu đạo, kém ăn, khó ngủ: 20.650.380 37, Thoái hóa đốt sống cổ, đau vai gáy, đau đầu: 2650.380 Ngày 08 tháng 9 năm 2015 TS y học Nguyễn Hữu Khai http://soha.vn/song-khoe/phuong-phap-chua-bach-benh-cuc-la-cua-luong-y-nguyen-huu-khai-20150909211022094.htm
    1 like