• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 14/08/2019 in all areas

  1. GIẢI MÃ NGÀY TAM NƯƠNG VÀ NGUYỆT KỴ 1. Mở đầu Mặt Trăng và chu kì của nó ảnh hưởng rất lớn và rất quan trọng đối với cuộc sống trên Trái đất và đặc biệt đối với người Việt, chủ nhân của nền Văn minh Lúa nước. Chu kì con nước cho hoạt động sản xuất gắn liền với chu kì của Mặt Trăng gắn liền với người Việt từ thủa sơ khai, và do đó lịch Âm hay Âm Dương phối lịch, được người Việt sử dụng chính thức cho tới tận ngày hôm nay. Tất cả những việc liên quan tới cuộc sống từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh hay văn hoá, tâm linh chúng ta đều dùng tới Âm Dương lịch. Ông cha ta theo dõi chu kì Trăng đưa cả vào các câu thơ đồng dao, đủ thấy rằng từ xa xưa Người Việt đã làm chủ được chu kì và thời gian của Trăng, vừa dễ nhớ và lại vừa phổ cập, lưu truyền từ đời này qua đời khác: Mồng một lưỡi trai Mồng hai lá lúa Mồng ba câu liêm Mồng bốn lưỡi liềm Mồng năm liềm giật Mồng sáu thật trăng Mồng bảy thượng huyền Mười rằm trăng náu Mười sáu trăng treo Mười bảy sảy giường chiếu Mười tám rám trấu Mười chín đụn dịn Hăm mươi giấc tốt Hăm mốt nửa đêm Hăm hai hạ huyền Hăm ba gà gáy Hăm bốn ở đâu Hăm nhăm ở đấy Hăm sáu đã vậy Hăm bảy làm sao Hăm tám thế nào Hăm chín thế ấy Ba mươi chẳng thấy Mặt mày trăng đâu ? Từ việc gắn liền mọi hoạt động của cuộc sống tới lịch Âm lịch, việc chọn ngày tốt xấu để sản xuất nông nghiệp cho tới các hoạt động khác đã có từ xa xưa. Rõ ràng việc chọn ngày tốt xấu mang yếu tố khoa học, nhưng một thời bị xem là mê tín, bởi việc chọn ngày được thực hiện bởi những người làm những công việc tâm linh. Người ta không giải thích được sự việc hiện tượng vì sao lại có ngày tốt, ngày xấu liên quan tới công việc và cuộc sống hàng ngày. Một nguyên nhân nữa là vì những ngày xấu đó lại liên quan tới những truyền thuyết hay những câu chuyện huyền bí. Chúng ta coi đó là việc liên quan tới Tâm linh, mê tín và những câu chuyện xảy ra đều sẽ gắn liền với mê tín và Tâm linh. Chúng ta cũng mặc nhiên nghĩ rằng đang sử dụng Âm lịch của người Trung hoa. Nhưng lịch sử xa xưa cho thấy nông nghiệp của họ từ xưa là trồng Kê chứ không phải lúa nước. Cũng giống như nền nông nghiệp lúa mì hay ngô, chuyện con nước lên xuống không phải là điều quan trọng so với trồng lúa. Vậy thì vì sao người Hoa Hạ lại nghĩ ra được lịch Mặt Trăng và việc chọn ngày tốt xấu cũng thuộc “bản quyền” của họ? Người ta đã căn cứ vào truyền thuyết, những câu chuyện thần bí và những nhân vật lịch sử Trung Quốc được gán ghép với nguồn gốc và tên gọi, từ ngày tốt xấu tới kinh Dịch, phong thuỷ. Vậy là người ta dễ dàng tin ngày Tam Nương thuộc về văn hóa Hoa Hạ do nó liên quan đến truyền thuyết ba người đàn bà (Tam nương) nổi tiếng của Trung Quốc liên quan tới sự lụn bại của cả một triều đại; rồi vua Phục Hy tìm được rùa thần trên sông Hoàng Hà, để rồi sáng chế ra Hà đồ. Chúng ta dễ dàng tin vào điều hoang đường đó. Nhưng điều đơn giản tổ tiên người Việt là chủ nhân của nền Văn minh lúa nước, là cội nguồn của nền Văn minh Đông phương trực tiếp sử dụng và lưu truyền tới ngày nay thì chúng ta lại phủ nhận. Việc chọn ngày tốt, xấu để thực hiện công việc vốn có nguồn gốc từ việc Tổ tiên chúng ta chọn ngày gieo trồng lúa và các nghi thức tôn giáo, tâm linh. Việc chọn ngày tốt xấu bởi ảnh hưởng lớn của Mặt Trăng lên Trái đất và con người, đặc biệt đối với người Việt thì sản xuất nông nghiệp là chủ đạo. Trong một chu kì Trăng, tức là một tháng Âm lịch thì có tới ít nhất 1/3 số ngày là ngày xấu. Trong những ngày xấu đó, ngày Nguyệt kị được viết thành thơ “ Mùng 5-14-23, đi chơi còn lỡ nữa là đi buôn” để ai cũng nhớ mà tránh. Việc chọn ngày tốt để làm việc hay ngày xấu để tránh đi, đối với công việc và cuộc sống hiện đại lại bị coi là mê tín, bởi nhiều người cho rằng chỉ liên quan tới các công việc thuộc về tâm linh, chẳng liên quan tới trồng trọt hay con nước lên xuống. Trong các ngày xấu trong tháng, có các ngày cố định là 6 ngày Tam nương (3-7-13-18-22-27) và 3 ngày Nguyệt kị (5-14-23). Với Trung tâm lý học đông phương thì chúng tôi tránh tuyệt đối những ngày này cho các việc khởi sự hay kết thúc. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh , Giám đốc trung tâm đã nhiều lần giải thích về ngày Tam nương và tôi đã đề nghị Ông giao cho tôi nghiên cứu và viết về chủ đề này từ vài năm trước. Để làm rõ vì sao ngày Tam nương lại mang tới những chuyện không hay, tôi xin viết những gì mình tìm hiểu về ngày đặc biệt này và nó chẳng liên quan tới việc xui xẻo của người Hoa Hạ gán với ba đại Mỹ nhân làm mất nước trong lịch sử của họ. 2. Ngày Tam nương và sự mơ hồ theo truyền thuyết. Ngày tam nương theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc là những ngày rất xấu. Do đó, mỗi khi khởi sự làm một việc quan trọng (như khai trương, xuất hành, cưới hỏi, sửa chữa hay cất nhà, v.v...) để khỏi chuốc lấy thất bại, phải tránh khởi sự vào các ngày tam nương, gồm ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, và 27 trong mỗi tháng Âm lịch. Tam nương hiểu đơn giản là “ba người đàn bà”. Theo dân gian Trung Quốc, tam nương gồm ba nàng Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự. Hầu hết sách sử Trung Quốc đều kết tội ba giai nhân tuyệt sắc này là nguyên nhân làm sụp đổ ba triều đại Hạ, Thương, Tây Chu trước Công nguyên (TCN). Các sử gia đều phỏng chừng ba sự kiện “tan nhà đổ nước” này lần lượt xảy ra trong các năm như sau: 1. Muội Hỉ (sinh ngày mồng 3 tử ngày mồng 7 ( ngày Mão )mê hoặc vua Kiệt (tức Lý Quý , cai trị? - 1600 TCN), làm sụp đổ nhà Hạ (khoảng 2100 TCN - 1600 TCN). 2. Đát Kỷ (người Việt quen gọi Đắc Kỷ)(sinh ngày 13 tử ngày 18 ( ngày Thìn ) (mê hoặc vua Trụ (tức Đế Tân, cai trị khoảng 1154 TCN - 1066 TCN), làm sụp đổ nhà Thương (khoảng 1600 TCN - 1066 TCN). Huyền thoại đề quyết nàng Đát Kỷ là con cáo cái thành tinh (hồ ly tinh), có phép hoá ra mỹ nhân. 3. Bao Tự (sinh ngày 22, tử ngày 27 ( ngày Mùi ) (?-771 TCN) mê hoặc vua U (tức Cơ Cung Niết , cai trị 781 TCN – 771 TCN), làm sụp đổ nhà Tây Chu (khoảng 1066 TCN - 771 TCN). Tuy nhiên thì không có truyền thuyết nào gắn với ngày nguyệt kỵ ngoài câu thơ lưu truyền trong dân gian: “Mùng 5, 14, 23, đi chơi còn lỡ nữa là đi buôn” Vậy 6 ngày tam nương có liên quan gì tới ba giai nhân này? Có người giải thích rằng là ngày sinh và ngày mất của ba giai nhân này - như chúng tôi đã trình bày ở trên - và điều này thật sự là cưỡng ép để giải thích nguồn gốc của ngày tam nương cũng như để hơp thức hoá chủ nhân của “ngày tốt xấu” trong tháng âm lịch. Đối với những ai là fan của www.lyhocdongphuong.com.vn đều biết ngày tam nương là ngày kiêng kị tuyệt đối để khởi hành hay bắt đầu hoặc kết thúc một công việc nào. Bây giờ chúng ta xem xét cơ sở thực tế của ngày Tam nương từ những tương tác của chu kỳ mặt Trăng. 3. Pha và chu kì của Mặt Trăng: Khoa học đã chứng minh ảnh hưởng của chu kì Mặt Trăng lên Trái Đất và cuộc sống của con người. 1-Trăng mới (Sóc) 2-Trăng lưỡi liềm đầu tháng (Trăng non) 3-Bán nguyệt đầu tháng (Trăng thượng huyền) 4-Trăng khuyết đầu tháng (Trăng trương huyền tròn dần) 5-Trăng tròn (Vọng, hay Trăng rằm) 6-Trăng khuyết cuối tháng (Trăng trương huyền khuyết dần) 7-Bán nguyệt cuối tháng (Trăng hạ huyền) 8-Trăng lưỡi liềm cuối tháng (Trăng tàn, trăng xế) 9-Trăng tối(Không trăng) Mặt Trăng cần 28 ngày (27,3 ngày làm tròn) đi hết quĩ đạo quanh Trái Đất và 30 ngày để đi hết một vòng 12 cung Hoàng đạo tức là trung bình 2,5 ngày đi qua một cung Hoàng đạo. Chúng ta nhận thấy rằng sẽ phải quán xét tới vị trí của Mặt trăng với các cung Hoàng đạo và vị trí đó ảnh hưởng tới Trái đất . Vấn đề ở đây chúng ta sẽ dùng 30 ngày -chu kì trăng hay 28 ngày-thời gian Mặt Trăng quay quanh Trái Đất để xem xét ảnh hưởng tốt xấu của Mặt Trăng tới Trái Đất ? Theo Âm Dương phối lịch từ truyền thống, chúng ta thường dùng lịch Âm (lịch Mặt Trăng) với 30 ngày theo chu kì từ ngày Rằm tháng này tới Rằm tháng sau. Ngày Rằm là 15 và kết thúc vào ngày 30 hàng tháng và với tục đi lễ ngày Rằm và Đầu tháng Âm thì chúng ta nhằm ngày 15 và mùng 1 của tháng 30 ngày. Cách tính ngày tốt-xấu cũng tính theo lịch 30 ngày và nếu là tháng Nhuận thì vẫn tính theo tháng nhuận 30 ngày chẵn. Sau rất nhiều năm tìm hiểu nghiên cứu để giải thích về ngày xấu mà đặc biệt là ngày Tam nương-Nguyệt Kị, cùng với thống kê các sự việc xấu xảy ra vào ngày Tam nương, tôi nhận thấy rằng một số sự kiện xấu lại xảy ra trước ngày Tam nương, tức là nhiều khi không chính xác vào các ngày tam nương: 3-7-13-18-22-27. Trên thực tế, trái đất chịu ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của Mặt Trăng khi di chuyển quanh trái đất, do vậy đối với lĩnh vực Tâm Linh tây phương hay Ả rập họ vẫn dùng lịch mặt Trăng với ngày Trăng tròn là ngày thứ 14 và kết thúc vào ngày thứ 29(làm chẵn). Hình ảnh dưới đây mô tả chu kì và vị trí của Mặt Trăng với 12 cung Hoàng Đạo. Người Ả Rập sử dụng 28 ngày và gọi mỗi ngày của Mặt Trăng trên mặt phẳng Hoàng Đạo là một “Nhà”. Điều đặc biệt là khi sử dụng biểu đồ mô tả vị trí tương đối của Mặt Trăng với cung Hoàng Đạo, các nhà Chiêm tinh hay Tâm linh đều tránh các ngày Mặt Trăng nằm ở vị trí giao nhau giữa các cung Hoàng Đạo ! Khi nhìn vào Hình 2, chúng ta dễ dàng nhận thấy các ngày Tam nương và Nguyệt kị đều vào vị trí giao nhau giữa các cung Hoàng đạo. Tất nhiên là vị tri không chính xác theo biểu đồ bởi số ngày là lẻ (27,3 ngày) chia đều cho 12 cung, và chúng ta lại quán xét ngày xấu trên cơ sở lịch âm 30 ngày. Đây cũng là lý do vì sao có một số ngày Tam nương tới “sớm” hay “muộn” hơn một ngày. H1: 30 ngày Trăng với 12 cung Hoàng đạo H2: 28 ngày Trăng Tiếp theo, chúng ta lại xét tiếp tới Pha của măt Trăng. Tổng số là 29,5 ngày và theo Chiêm tinh, họ dùng ngày thứ 29 làm ngày kết thúc một chu kì Trăng thay bởi làm tròn thành 30 ngày như lịch Trăng của Đông Phương. Từ hình vẽ mô tả này, chúng ta cũng có thể nhận thấy ngày Tam nương cũng trùng với ngày kết thúc của một Pha mặt Trăng. Điều thú vị là có 8 Pha nhưng có hai Pha tương tự, do vậy có 2 ngày kết thúc của Pha có đặc tính giống nhau, thu gọn lại ta có 6 ngày kết thúc một Pha, trùng lặp với ngày Tam nương. H3: Pha của Mặt Trăng H4.(thuỷ triều với chu kì Trăng) Ngày Nguyệt Kị, tôi cho rằng đây chính là ngày đỉnh điểm của lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên Trái Đất, gây ra hiện tượng thuỷ Triều mạnh nhất. Việc này cũng sẽ ảnh hưởng tới con Người bởi cơ thể chúng ta nước chiếm 78%. Hiện tượng này tạo cho chúng ta dễ mất kiểm soát cho nên công việc sẽ không thuận lợi nếu chúng ta đưa ra quyết định vào ngày này. Ngày Tam nương, là điểm chết vị trí của Mặt Trăng trên cung Hoàng Đạo và cũng là vị trí kết thúc Pha của Mặt Trăng, là vị trí của Mặt Trăng với Trái Đất. Do vậy, mọi sự bắt đầu và kết thúc đều ở điểm “chết” và khó để phát triển. Do vậy, theo Lý Học Đông Phương thì chúng ta không nên bắt đầu hay kết thúc một việc gì đó do tạm thời “mất” đi tương tác của Mặt Trăng lên Trái Đất và “mất” ý nghĩa của Mặt Trăng trong mặt phẳng Hoàng Đạo. Nền Lý Học của người Việt không gán ghép các nhân vật Lịch sử hay huyền sử vào nguồn gốc hay giải thích sự việc tốt xấu nhằm mục đích mê hoặc và đặc biệt để tạo nguồn gốc và sở hữu. Tổ tiên chúng ta truyền lại cho thế hệ sau qua ca dao, qua phong tục tập quán chứ không mê hoặc hay gán ghép vào chuyện thần tiên để mô tả nguồn gốc của lý thuyết thuộc về Lý học. 3. Ngôn ngữ.: Sẽ có người đặt câu hỏi vì sao có 6 ngày mà lại gọi là Tam nương. Theo lý học đông phương thì có 3 ngày cực Âm và cặp với nó là 3 ngày dương. Theo đồ hình chúng ta cũng có thể nhận ra điều này. Cũng là một cách đạt vấn đề về ngôn ngữ, cách gọi và đặt tên ngày Tam nương. Tam Nương theo cách nói và nghe được ghi lại và người Hoa hạ gán ghép với chuyện của ba đại Mỹ nhân trong lịch sử là nguyên nhân mất nước. Đối với người Việt thì từ Nương và Lương khi phát âm thì nhiều người Việt phát âm ý nghĩa của từ này là như nhau. Ví dụ: Nương rẫy Lương thực thì nhiều người phát âm thành “Lương rẫy, Nương thực” hoặc Lương rẫy, Lương thực hoặc Nương rẫy , Nương thực. Xa xưa, có lẽ ngôn ngữ có khác biệt khi sử dụng chữ tượng hình như chữ Nôm. Do đó ta sẽ xem xét ý nghĩa của từ Nương và Lương. 1. Nương: 娘 :Là cô, thiếu nữ, chị, mẹ, bà, vợ, bà chủ.. chỉ chung cho Nữ giới. 碭: Mang ý nghĩa nếu muốn qua thì phải vượt lên, như vượt qua cầu. 2. LƯƠNG:量 : Cân nhắc, coi xem nặng nhẹ Với người Việt, khi cân nhắc điều gì thường nói tới con số 3, ví dụ khuyên răn: Uốn lưỡi ba lần trước khi nói, hay tốt xấu: quá Tam ba bận Tam Lương: Hãy cân nhắc ba lần trước khi làm Phải chăng Tam Lương là cách tổ tiên chúng ra khuyên hãy cân nhắc trước khi làm việc gì vào những ngày này ? * đây chỉ là cách đặt nghi vấn của cá nhân tôi trong cách gọi tên ngày Tam nương Mạnh Đại Quân, 14-12-2015
    1 like
  2. Thưa quý vị và anh chị em. Để bổ sung cho topic "Ngày Tam nương và sự mơ hồ của truyền thuyết" của tác giả Mạnh Đại Quang, chúng tôi giới thiệu một sự kiện liên quan đến ngày Tam Nương và khả năng tiên tri, qua đường link dưới đây. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/21221-thai-lan-va-ngay-tam-nuong/
    1 like
  3. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Mạnh Đại Quân là ký danh (Nickname) của Hoàng Triệu Hải, là Phó giám đốc thường trực của TTNC LHDP, đồng thời là trưởng đại diện của Trung tâm chúng tôi ngoài Hanoi. Anh cũng là một trong những phong thủy gia tên tuổi cùng với các phong thủy gia khác của Địa Lý (Phong thủy) Lạc Việt. Quan điểm nhất quán của Trung Tâm chúng tôi là tất cả những tri thức nền tảng của Lý học Đông phương, đều có nguyên nhân tương tác của những quy luật vũ trụ, ảnh hưởng đến thiên nhiên, cuộc sống, xã hội và con người có thể tiên tri vì tính quy luật của nó. Hay nói một cách khác: Khả năng tiên tri của các phương pháp tiên tri của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, thực chất là sự phản ánh tương tác có tính quy luật của mọi sự vận động trong bầu trời vũ trụ ngoài Địa Cầu. Chính tính quy luật này làm nên khả năng tiên tri của Lý học Đông phương. Chúng hoàn toàn phản ánh một chân lý và không hề "mê tín dị đoan". Bài viết của tác giả Manh Đại Quân về bản chất của ngày Tam nương liên quan đến chu kỳ Mặt trăng ảnh hưởng đến sinh hoạt trên Địa Cầu đã chứng tỏ điều này. Vấn đề là bản chất vận động và tương tác của những sự vận đông có quy luật của vũ trụ lại vượt xa kiến thức của nền văn minh hiện đại, cho nên một thời nó đã bị gán ghép là "mê tín dị đoan". Bài viết của tác giả Mạnh Đại Quân đã chỉ ra bản chất thật của ngày Tam Nương và Nguyệt Kỵ, chỉ là phần mở đầu cho mọi sự nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi liên quan đến vấn đề này. Cho nên nó chưa phải là kết luận cuối cùng. Trong bài viết, tác giả Mạnh Đại quân đã cho thấy sự sớm muộn về thời gian ảnh hưởng của ngày Tam Nương. Đây chính là sự chênh lệch giữa sự vận động thực tế của vũ trụ - cụ thể trong bài viết này là mặt Trăng và tính quy ước về thời gian của con người. Công lao của tác giả đã mô tả được một thực tại liên quan đến một quy ước vốn bị coi là huyền bí trong Lý học Đông phương và góp phần làm sáng tỏ bản chất khoa học của Lý học. Điều này hoàn toàn phủ hợp với một tiêu chí khoa học đã xác định: "Một giả thuyết hay một lý thuyết nhân danh khoa học thì nó phải phản ánh một thực tại có thể quan sát được". Chu kỳ Mặt trăng liên quan đến ngày Tam Nương - qua bài viết của tác giả Mạnh Đại Quân - chính là một thực tại có thể quan sát được. Trân trọng cảm ơn tác giả. Chúc tác giả ngày một thành công trong việc nghiên cứu sâu về bản chất của những vấn đề khác trong Lý học Đông phương , nhân danh nền văn hiến Việt.
    1 like