-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 18/01/2018 in all areas
-
Quý vị và ACE thân mến! Trong kiến trúc xây dựng theo Địa lý phong thủy Đông Phương nói chung, có một nguyên tắc ứng dụng, đó là BÁT SÁT - HOÀNG TUYỀN. Nếu bị phạm phải những tiêu chí của Bát sát - Hoàng Tuyền thì hệ thống kiến trúc đó được coi là xấu. Bài viết dưới đây là những di sản còn lại từ cổ thư chữ Hán nói về Bát sát - Hoàng Tuyền, tôi đưa lên đây để quý vị và ACE tham khảo. Sau khi đọc tư liệu này, quý vị và ACE sẽ nhanh chóng nhận ra rằng: Tất cả các di sản từ cổ thư chữ Hán, liên quan đến các phương pháp ứng dụng của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành (ADNH) nói chung, và Địa Lý phong thủy nói riêng - đều mang tính mặc định, không hề có một lời giải thích tại sao lại như vậy, và nó xuất phát từ thực tại nào? Tất cả những nhà nghiên cứu và thực hành phong thủy được gọi là Thầy phong thủy, đều chấp nhận sự mặc định này mà không hiểu đằng sau nó là cái gì?! Bài Bát Sát Hoàng tuyền từ cổ thư được đưa lên đây, một lần nữa chứng minh rằng: Thuyết ADNH và Kinh Dịch không thuộc về nền văn minh Hán. Bởi vì chính nền văn minh Hán không giải thích được bất cứ vấn đề gì liên quan đến học thuyết ADNH và Kinh Dịch, phù hợp với tiêu chí khoa học, để làm sáng tỏ các bí ẩn của nền văn minh Đông Phương, trong cuộc hội nhập toàn cầu của các nền văn minh. Bởi vậy tôi đưa bài viết này lên đây hoàn toàn là di sản của cổ thư Hán liên quan đến nguyên tắc Bát sát, Hoàng Tuyền để quý vị tham khảo. Và đối với ACE Địa Lý Lạc Việt cũng cần tham khảo kỹ bài này. Để so sách với bài giảng của tôi trong giảng đường liên quan đến nội dung Bát sát - Hoàng Tuyền, nhân danh nền Văn Hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử. Để từ đó sẽ thấy được tính ưu việt của nền Văn Hiến Việt, là cội nguồn đích thực của Nền Văn Minh Đông Phương. Nguyên lý Bát sát - Hoàng Tuyền chỉ là một ứng dụng trong rất nhiều ứng dụng tương tác của Địa lý Lạc Việt nói chung. Nhưng một thực tại khách quan nào, hoặc một hệ luận mang tính lý thuyết nào liên hệ với nguyên tắc này, mới là điều mà ACE cần biết rõ. ACE đều biết một tiêu chí khoa học phát biểu rằng: 1/ Một lý thuyết được coi là khoa học, thì những mô hình biểu kiến của nó phải phản ánh một thực tại có thể kiểm chứng được. 2/ Một lý thuyết khoa học được coi là đúng, nó phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, hoàn chỉnh, nhất quán, có tính quy luật tính khách quan và khả năng tiên tri. Trên cơ sở này, chúng ta xem xét quy luật phương sát trong nguyên lý Hoàng tuyền Bát sát được mô tả dưới đây từ cổ thư chữ Hán và sự hiệu chỉnh nhân danh nền văn hiến Việt.2 likes
-
BÁT SÁT - HOÀNG TUYỀN
ly tieu thien and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
BÁT SÁT TRONG ĐỊA LÝ LẠC VIỆT. Trên cơ sở giả thuyết ban đầu xuất sắc của Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn. Chúng tôi đã thực hiện lại mối liên hệ giữa hướng và phương sát trong Bát sát với vòng Tràng sinh. Nhưng để quý vị và ACE thấy rõ được tính nhất quán và tính hệ thống của một lý thuyết nhân danh khoa học, chúng tôi cần nói rõ hơn về vấn đề Vòng Tràng sinh. I. VÒNG TRÀNG SINH TRONG LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG. Khái niệm "Vòng Tràng Sinh" trong ứng dụng của Lý học Đông phương, mô tả một chu kỳ gồm 12 thành tố. Các thành tố này lần lượt theo quy luật là: 1/Trường sinh. 2/ Mộc Dục. 3/ Quan đới, 4/ Lâm Quan, 5/ Đế Vượng, 6/ Suy. 7/ Bệnh. 8/ Tử. 9/ Mộ. 10/ Tuyệt. 11/ Thai. 12/ Dưỡng.... Vòng Trường sinh mô tả chu kỳ sinh trưởng và suy bại của mọi sự vật, sự việc trong cuộc sống, thiên nhiên, vũ trụ và con người. Cho nên, vòng Trường sinh ở trong nhiều hệ thống của các ngành ứng dụng thuộc Lý học Đông phương. Vòng Trường sinh trong ngành dự báo số phận con người là Tử Vi có chu kỳ trong 12 cung và là thành tố dự đoán của chu kỳ Đại Hạn 10 năm trong Tử Vi - Tức là vòng Tràng sinh chi phối 120 năm (Một trăm hai mươi năm) trong chu kỳ vận hạn của một đời người trong lá số Tử Vi. Trong ứng dụng của khoa Tử Vi, vòng Tràng Sinh Dương tính theo chiều thuận. Vòng Tràng sinh Âm tính theo chiều nghịch. Chu kỳ Âm Dương của vòng Trường Sinh là 24 năm. Đây chính nguyên lý chu kỳ 24 năm Sinh - Vượng - Mộ của một hành trong LẠC THƯ HOA GIÁP được thực hiện trên Hà Đồ - đã được Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh chứng minh nguyên lý lập thành bảng này trên Hà Đồ - với sự thay đổi vị trí hai hành Thủy Hỏa. Vòng Tràng sinh thể hiện sự tiêu trưởng của ngũ hành. Ngũ hành phân Âm Dương cho nên vòng Tràng sinh cũng theo Âm Dương và ứng dụng theo tam hợp cục của Địa chi. Vì Địa chi phân Âm Dương nên sự ứng dụng của Trường sinh cũng theo quy luật Dương thuận, Âm nghịch. Thí dụ: Tam hợp cục Hỏa là Dần - Ngọ - Tuất; Tam hợp cục Mộc là Hợi - Mão - Mùi.... ACE và quý vị lưu ý nguyên lý tam hợp cục của ngũ hành để đối chiếu với tính hợp lý trong việc ứng dụng vòng Tràng sinh trong Địa lý Phong thủy Lạc Việt. Quý vị và ACE xem hình minh họa dưới đây cho hai vòng Tràng sinh Âm Dương thuận nghịch. Vòng Tràng sinh Duong thuận Vòng Tràng sinh Âm nghịch Như vậy tôi đã trình bầy khái quát về những nguyên lý ứng dụng của vòng Tràng sinh trong mọi ngành ứng dụng của Lý học Đông Phương nói chung. Trên cơ sở những tri thức căn bản về vòng Tràng sinh này chúng ta ứng dụng tiêu chi khoa học cho một lý thuyết khoa học phát biểu như sau: Trên cơ sở tiêu chí khoa học này, chúng tôi ứng dụng giả thuyết hướng sát của Bát sát lệ thuộc vào vòng Tràng sinh xem có phù hợp với tiêu chí khoa học trên hay không. Vì vòng Tràng sinh có thể phân loại Âm Dương, cho nên chúng tôi cũng phân loại tám phương Bát quái theo Âm Dương, như sau: A/ Bốn quái tứ chính thuộc Dương, gồm: Khảm / - Chấn / - Ly / - Đoài / B/ Bốn quái tứ di thuộc Âm, gồm: Càn / - Khôn / - Cấn / - Tốn / Trên cơ sở này chúng ta một lần nữa áp dụng vòng Tràng sinh theo đúng như cổ thư chứ Hán mô tả về hướng sát của Bát sát để đối chiếu, so sánh. A/ Bốn quái tứ chính: 1/ Hướng Khảm Bát sát ở Thìn (Khảm Long)......................2/ Hướng Chấn Bát sát ở Thân (Chấn sơn Hầu) 3/ Hướng Ly Bát sát ở Hợi (Ly Trư).....................................4/ Hướng Đoài Bát sát ở Tỵ (Đoài Xà đẩu) B/ Bốn quái tứ di: 5/ Hướng Càn Bát sát ở Ngọ (Kiền Mã)..............................6/ Hướng Khôn ( Tốn theo sách Việt), Bát sát ở Mão (Khôn Thỏ 'mão') 7/ Hướng Cấn Bát sát ở Dần (Cấn Hổ)................................8/ Hướng Tốn (Khôn theo sách Việt). Bát sát ở Dậu (Tốn Kê). Thưa quý vị và ACE thân mến Như vậy qua hình mô tả ở trên, khi chúng ta áp vòng Tràng sinh theo giải thiết ban đầu để quán xét thì chúng ta nhận thấy rằng, ở bốn quái tứ chính (vòng Tràng sinh thuận), chỉ có hai quái Ly và Chấn có phương Bát sát nằm ở Tuyệt. Và ở bốn quái tứ Di (vòng Tràng sinh nghịch) thì chỉ có hai quái Càn và Khôn (Tốn theo sách Việt) có phương Bát sát nằm ở Tuyệt. Như vậy nếu theo giải thuyết ban đầu là đúng thì thể hiện phương sát theo cổ thư chữ Hán chỉ đúng được một nửa?! Chúng tôi cho rằng: Vì mối liên hệ chính xác "một nửa" đó - phương sát phải nằm ở vị trí Tuyệt của vòng Tràng sinh - thì tính hợp lý lý thuyết cho toàn bộ vấn đề, tất cả các phương sát đều phải nằm phương Tuyệt của vòng Tràng sinh - Tùy theo tứ chính hay tứ di mà ứng dụng vòng Tràng sinh thuận nghịch. trên cơ sở này chúng ta áp vòng tràng sinh trên cơ sở "Hậu thiên Lạc Việt (Đổi chỗ Tốn - Khôn) phối Hà Đồ" . Chúng ta sẽ được một sự hoàn hảo phù hợp với tiêu chí khoa học của phương sát trong Bát sát, như mô hình dưới đây: A/ Bốn quái tứ chính: 1/ Hướng Khảm Bát sát ở Tị (Khảm Xà/ Sách Hán: Long)......................2/ Hướng Chấn Bát sát ở Thân (Chấn sơn Hầu) 3/ Hướng Ly Bát sát ở Hợi (Ly Trư).....................................4/ Hướng Đoài Bát sát ở Dần (Đoài Hổ đẩu. Sách Hán: Xà) B/ Bốn quái tứ di: 5/ Hướng Càn Bát sát ở Ngọ (Kiền Mã)..............................6/ Hướng Khôn Bát sát ở Tý (Khôn 'Tý'. Sách Hán: Tốn Kê) 7/ Hướng Cấn Bát sát ở Dậu (Cấn Kê. Sách Hán: Dần)..........8/ Hướng Tốn Bát sát ở Mão (Tốn Mẹo. Sách Hán: Khôn tuyệt ở Mão). Thưa quý vị và ACE, trên cơ sở giả thuyết ban đầu chúng tôi xác định rằng: Tất cả các phương sát trong Bát sát đều phải nằm ở vị trí Tuyệt của vòng Tràng sinh. Trong đó, tứ chính là Dương, thuộc vòng Tràng sinh thuận; tứ Di là Âm thuộc vòng Tràng sinh nghịch. Và chúng tôi đã minh họa ở hình trên. Trên cơ sở này chúng ta thấy rằng: Hai quái tứ chính là Ly - Chấn hoàn toàn trùng khớp phương sát với Lạc Việt, tức giả thuyết của chúng tôi và hai quái tứ Di là Càn - Khôn (Tốn theo Lạc Việt) là hoàn toàn trùng khớp, còn lại như phần trên đã trình bầy thì phương pháp đặt phương sát của chúng tôi nhân danh nền Văn hiến Việt một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học về tính quy luật, tính khách quan, tính hệ thống, tính nhất quán và tính hoàn chỉnh. Bây giờ chúng ta đối chiếu tiêu chi khoa học mà chúng tôi đã trình bầy ở trên về tính hợp lý lý thuyết toàn diện nhân danh nền Văn hiến Việt: Tất cả những ai nghiên cứu về Lý học thì đều biết rất rõ thì trong 12 Địa chi thì Tý tuyệt Tị, Mão tuyệt Thân, Ngọ tuyệt Hợi, Dậu tuyệt Dần và ngược lại: Hợi tuyệt Ngọ, Tị tuyệt Tý, Dần tuyệt Hợi, Thân tuyệt Mão. Trên cơ sở này chúng ta quán xét lại toàn bộ những hướng và phương sát - nhân danh nền Văn hiến Việt - hoàn toàn phù hợp với cách Tứ Tuyệt trong Địa chi được mô tả trong Lý học Đông Phương, đồng thời phù hợp với phương Tuyệt của vòng Tràng sinh. Đây chính là tính hợp lý lý thuyết của mọi vấn đề liên quan đến nó phù hợp với tiêu chí khoa học. Đó là phù hợp với phương Tuyệt của vòng Tràng sinh; phù hợp với nguyên lý Tứ tuyệt của địa chi. Đó chính là một phương pháp nghiên cứu của chúng tôi căn cứ theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Đây là điều mà trong các cổ thư chữ Hán không mô tả được. Vấn đề không phải chỉ riêng một vấn đề phương sát trong Bát sát trong Địa lý Phong thủy. Mà là tất cả hầu hết các di sản từ cổ thư chữ Hán liên quan đến Thuyết Âm Dương ngũ Hành, thì chúng đều rất mơ hồ, mâu thuẫn và bất hợp lý ngay trong nội hàm cấu trúc của hệ thống này. Tính hợp lý lý thuyết phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, chỉ thể hiện nhân danh nền Văn Hiến Việt một thời Huyền Vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử, với nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt. Mới đủ tư cách để xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Bát Quái chính là "Lý thuyết thống nhất vũ trụ" mà nền khoa học hiện đại đang mơ ước! Trên cơ sở này. Rất hy vọng bài viết mà tôi trình bầy trên đây sẽ được quý vị quan tâm. Riêng đối với ACE Địa lý Lạc Việt thì nhân danh một người thầy đang truyền đạt kiến thức và nhân danh nền Văn Hiến Việt, với tinh thần khoa học thực sự, ACE hãy áp dụng phương sát trong Bát sát đã được phục hồi từ nền Văn hiến Việt. Phương pháp ứng dụng nhân danh nền Văn hiến Việt, không chỉ ứng dụng trong Dương trạch để trổ cửa tùy theo hướng nhà, mà còn là ứng dụng trong Loan Đầu để chọn hướng nhà và vấn đề Âm trạch mà ACE sẽ tiếp tục được học tới đây. Xin cảm ơn quý vị và ACE đã đọc và quan tâm đến bài viết này.2 likes -
ÂM DƯƠNG TRONG BỘ HUYỀN VŨ CHU TƯỚC THANH LONG BẠCH HỔ
Tdcn and one other liked a post in a topic by Guest
THANH LONG – BẠCH HỔ TỨ TƯỢNG (Tứ THÚ) HUYỀN VŨ-CHU TƯỚC ; TRONG ĐỊA LÝ PHONG THỦY Bộ môn Địa Lý Phong Thủy có gốc rễ từ học thuyết ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH, và tất nhiên mọi yếu tố trong Địa lý đều tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của học thuyết này. Tứ Tượng hay tứ thánh thú là một khái niệm hình tượng trong Lý học Đông Phương. Huyền Vũ của phương Bắc, Thanh Long của phương Đông, Bạch Hổ của phương Tây và Chu Tước của phương Nam. Tuy nhiên, cách định nghĩa về tứ tượng hiện nay đều không mang tính hệ thống và từ đó chúng ta không thể có được một sự thống nhất trong ứng dụng của các yếu tố cơ bản này. Nhân sự việc tôi có xem một video trên youtube của một vị chuyên gia phong thủy bên Mỹ, ông ta cho rằng yếu tố Thanh Long – Bạch Hổ trong Âm trạch (mồ mả) khác với Dương Trạch (nhà ở) tức là Âm trạch thì Tả Thanh Long tức bên trái quan tài xác định theo đầu người đã khuất, Nhưng dương trạch là nhà ở thì phải đứng từ ngoài nhìn vào nhà, thì bên tay trái là Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ. Từ đây cho chúng ta thấy một điều, các lập luận kiểu như thế này thể hiện một sự sai lầm khi không hiểu bản chất cốt lõi trong mô hình biểu kiến này. 1. Định nghĩa và cách hiểu hiện nay Định nghĩa hiện nay đa phần được hiểu các yếu tố này như sau: “Hình thế núi cao ba bề gợi cho ta nhớ tới một chiếc “ghế bành”, biểu tượng của cuộc sống tiện nghi. Thế đất Tứ Tượng bao gồm: - Huyền Vũ (rùa đen) là trái núi phía sau ngôi nhà, lý tưởng nhất là nằm ở phương Bắc. - Thanh Long (rồng xanh) là ngọn đồi phía tay trái ngôi nhà, tốt nhất là nằm ở phương Đông. - Bạch Hổ (hổ trắng) là ngọn đồi phía tay phải ngôi nhà, nó phải thấp hơn đồi Thanh Long bên trái và núi Huyền Vũ sau nhà. - Chu Tước (chim sẻ đỏ) là gò đồi nhỏ trước mặt nhà, lý tưởng nhất là ở phương Nam.” Việc qui định các yếu tố tứ tượng hay tứ thú này trong Địa Lý Phong Thủy theo định nghĩa như trên là sự áp đặt dẫn tới việc thiếu tính chặt chẽ và hiểu sai lệch. Ví dụ như nếu nhà hướng Tây thì tức là không xác định được các yếu tố còn lại bởi định danh hướng - Chu tước do Chu tước định danh là hướng Nam và tọa sơn là Huyền Vũ. Với cách hiểu thế này thì chỉ có ngôi nhà có hướng Nam thì mới hợp các yếu tố Địa Lý ? điều này hoàn toàn vô lý. 2.Đi tìm định danh Tứ Thú hay Tứ Tượng - Biểu tượng tứ thú trong Địa Lý dùng để mô tả tính âm dương : Trước-Sau, Phải-Trái , xuất phát từ mô hình chuẩn được nền văn minh Cổ Xưa xây dựng nên. Trong Địa Lý Lạc Việt, nguyên tắc Âm Dương là : Dương trước – Âm Sau, Dương thấp- Âm Cao, Dương tả-Âm hữu, Nam tả-Nữ hữu, Nam nghịch-Nữ Thuận. a. Huyền Vũ bản chất không liên quan tới tên của loài Rùa nhưng vì sao lại lấy hình tượng loài Rùa cho yếu tố Huyền Vũ ? và trong ĐLPT thì Huyền Vũ lại được coi là Sơn ? “Con rùa chính là biểu tượng của nền văn hiến Việt ở thời sơ khai: "Vào thời vua Nghiêu, có sứ giả Việt Thường dâng con rùa lớn. Trên lưng có khắc văn Khoa Đầu, ghi việc trời đất mở mang". Hình tượng chim Hạc (Lạc) đứng trên lưng rùa chầu tiên thánh, cũng là một biểu tượng khác xác định giá trị của nền văn minh Lạc Việt. Sự xác định Huyền Vũ chính là thực tại vũ trụ thì đối xứng với Huyền Vũ phương Bắc, chính là sự nhận thức của văn hóa, tri thức: Phượng hoàng lửa phương Nam. “ Trích dẫn: Thầy Thiên Sứ -Nguyễn Vũ Tuấn Anh Sơn hay điểm tựa vững chắc,, chính là sự nhận thức văn hóa và tri thức, và vì thế được coi là yếu tố phía sau- Thuộc ÂM. Lạnh và tối ở phương Bắc trái với nóng và Sáng ở phương Nam, Tri thức và văn hóa thuộc về phương Bắc , vậy nên mô hình biểu kiến Huyền Vũ thuộc phương Bắc và Trong đồ hình Tiên Thiên , quẻ khôn được xếp vào phương Bắc – Khôn-Lạnh thuộc Âm – phía Sau. Tất nhiên, mô hình biểu kiến Huyền Vũ ở phương Bắc nhưng không có nghĩa là Phương Bắc nhất định là yếu tố Huyền Vũ. Huyền Vũ thuộc Âm- Nhô cao - là Sơn . b. Chu tước: lấy tượng là chim Tước Đỏ. là Nóng – Sáng Đối với phương Bắc Lạnh- tối, đại diện là Phương Nam – thuộc Dương. Tiên thiên quái Càn- Dương được xếp ở phương Nam. Đây là yếu tố Hướng trong ĐLPT bởi Dương trước – thấp. Trong ĐLPT thì Thấp trũng là hình tượng của Thủy – tụ. Chính vì thế, yếu tố Thủy không phài là nước và Sơn không phải là núi. Hai yếu tố này là cùng cặp DƯƠNG -ÂM : TRƯỚC-SAU, THẤP-CAO. Vì vậy tính chất của cặp Âm Dương này là : phía trước thuộc DƯƠNG là Thấp hơn, là phía Trước, là Sáng sủa đối với nó là phía Sau, là Cao hơn, là tối. c. Thanh Long : lấy tượng là rồng Xanh và tất nhiên Rồng không có thật.Tuy nhiên, Rồng là biểu tượng sức mạnh, là Dương, là linh vật tạo ra mưa , nước. Trên mô hình biểu kiến nếu đứng tựa lưng vào phía Bắc, hướng về phương Nam thì bên Trái là Biển cả ,là nơi Rồng ẩn náu. Dương bên Trái, thấp hơn so với bên Phải, và đó chính là vì sao tiên thiên lại xếp quái Ly-Hỏa ở phương Đông. d. Bạch Hổ: lấy tượng là Hổ trắng, mà trong tự nhiên Hổ nương náu trên núi rừng. Trên mô hình biểu kiến nếu đứng tựa lưng vào phía Bắc hướng về phương Nam , bên Trái là Biển cả thì bên phải là núi rừng. Núi cao hơn –thuộc Âm- Bên Phải . Trong Tiên Thiên quái Khảm được xếp ở phương Tây. Cặp Dương – Âm : Trái – Phải, Thấp –Cao không có nghĩa theo mô hình biểu kiến là con Hổ, con Rồng, hướng Đông-Tây hay nước và núi mà tính chất của nó chính là: Bên Phải thuộc Âm cao hơn bên Trái thuộc Dương. Qui các yếu tố về các cặp Âm-Dương, chúng ta có thể áp dụng vào mọi trường hợp trong Địa Lý Phong Thủy mà không cần chấp vào biểu tượng hay mô hình biểu kiến. Đây là chính là lý thuyết nền tảng của Địa Lý Lạc Việt, một bộ môn ứng dụng từ học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành của nền Văn Vinh Lạc Việt 5000 năm một thời rực rỡ huy hoàng phía Nam sông Dương Tử. Hà nội Tháng một năm Mậu Tuất tức tháng 12 năm 2017 Mạnh Đại Quân (tức Hoàng Triệu Hải)2 likes -
BÁT SÁT TRONG CỔ THƯ CHỮ HÁN Thưa quý vị và anh chị em Địa Lý Lạc Việt thân mến. Đáng nhẽ bài này tôi giảng riêng cho anh chị em DLLV. Nhưng xét thấy một lần nữa, nó chứng minh cho luận điểm của tôi xác định rằng: 1/ Địa Lý Phong thủy là một ngành khoa học ứng dụng trong kiến trúc xây dựng, thuộc về nền văn minh Lạc Việt, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử. Những di sản của Lý học Đông phương ghi nhận trong cổ thư chữ Hán, chỉ là những mảnh vụn còn sót lại của nền văn minh Việt, bị Hán hóa một cách rời rạc, đầy mâu thuẫn, sai lạc và không hoàn chỉnh. 2/ Tính khoa học hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" nhân danh nền văn hiến Việt, thể hiện tính hợp lý hoàn chỉnh và phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Bài viết về Hoàng Tuyền Bát Sát, mà chúng tôi trình bày trên với quý vị và anh chị em - có xuất xứ từ cổ thư chữ Hán - là một ví dụ. Nội dung của nó mà quý vị và anh chị em đã đọc, hoàn toàn mang tính mặc định và không hề có - ít nhất là một cơ sở lý thuyết nào liên hệ với nó. Để chứng minh điều này, tôi mô tả lại qua mô hình được trình bày dưới đây: Để tiện theo dõi, tôi trích lại toàn văn như sau: Trên cơ sở này, chúng tôi sắp xếp theo 4 quái Tứ chính là:Khảm, Chấn, Ly, Đoài và 4 quái Tứ duy là Càn, Khôn, Cấn, Tốn - theo mô hình của "Hậu Thiên Văn Vương" từ cổ thư chữ Hán - như sau: A/ Bốn hướng Tứ chính, là: 1/ Hướng Khảm Bát sát ở Thìn (Khảm Long)......................2/ Hướng Chấn Bát sát ở Thân (Chấn sơn Hầu) 3/ Hướng Ly Bát sát ở Hợi (Ly Trư)......................................4/ Hướng Đoài Bát sát ở Tỵ (Đoài Xà đẩu) B/ Bốn hướng Tứ duy, là: 5/ Hướng Càn Bát sát ở Ngọ (Kiền Mã)..........................................................56/ Hướng Khôn Bát sát ở Mão (Khôn Thỏ 'mão') 7/ Hướng Cấn Bát sát ở Dần (Cấn Hổ)...........................................................57/ Hướng Tốn Bát sát ở Dậu (Tốn Kê). Như vậy, qua các mô hình mô tả cụ thể ở trên, quý vị và anh chị em cũng nhận thấy rất rõ các vấn đề sau đây: 1/ Tính phi quy luật trong bản văn chữ Hán về vị trí Bát sát trong ứng dụng Địa Lý phong thủy. 2/ Tính mặc định áp đặt của các phương pháp ứng dụng trong cổ thư chữ Hán về vị trí Bát sát trong ứng dụng Địa Lý phong thủy. Chúng không hề có một mối liên hệ nào, có tính hệ thống với các hệ luận liên quan trong hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhân danh nền văn hiến Việt và những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến Lý học Đông phương, trong đó có ngành Địa Lý phong thủy và cụ thể là nguyên lý ứng dụng về Bát sát trong ứng dụng Địa Lý phong thủy. Riêng về hiện tượng Bát sát, tôi trân trọng giới thiệu với quý vị và ACE công lao đầu tiên thuộc về Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn - là một trong những học trò theo tôi đã lâu. Trong thời gian phụ việc và theo học Địa Lý phong thủy Lạc Việt, chính Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn đã đặt giả thuyết ban đầu một cách xuất sắc, về: "Hướng "sát" của Bát sát trong ứng dụng Địa Lý phong thủy liên quan đến vòng Trường sinh". Nhưng do phương pháp diễn đạt ban đầu của Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn chưa rõ ràng, nên tôi đã yêu cầu mô tả lại. Sự việc xảy ra cách đây cũng đã nhiều năm. Rồi Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn xuống núi hành nghề và những việc mưu sinh với những lo toan của cuộc sống, khiến công việc nghiên cứu về Bát Sát Hoàng Tuyền dừng lại ở đấy. Tuy nhiên, do hiện nay tôi tiếp tục giảng dạy trong lớp Địa Lý Lạc Việt ứng dụng. Nên một trong những yếu tố tương tác quan trọng, sắp sửa được giảng dạy liên quan đến yếu tố Loan Đầu (Sách Hán gọi là "trường phái"), nên tôi phải phục hồi lại các mô hình liên quan để mô tả yếu tố sát (yếu tố xấu) trong nguyên lý tính Bát sát trong phong thủy. Trước khi bắt đầu vào các bài viết tiếp theo, liên quan đến Bát sát, tôi trân trọng ghi nhận giả thuyết ban đầu xuất sắc của Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn, trong việc phục hồi lại bản chất của yếu tố Bát sát trong Địa Lý Lạc Việt. Còn tiếp. Chú thích: 1/ Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn hiện là thành viên nghiên cứu trong Hội Đồng khoa học của Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương.1 like