• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 29/11/2017 in Bài viết

  1. Hướng cửa chính và cầu thang trùng nhau, hoặc chênh lệch không đáng kể, trong phong thủy Lạc Việt gọi là "cầu thang đối môn". Chúng tôi có giải thích rất rõ về nguyên nhân trường hợp này trong các lớp PTLV cao cấp. Nhưng trong ứng dụng cụ thể và thì chí xác định là tán tài (Trừ những trường hợp hết sức đặc biệt và cụ thể). Trong Phong Thủy Lạc Việt, bất luận hướng như thế nào, cầu thang luôn bên phải nhà (Tính từ trong nhìn ra) và phải tuân thủ các tiêu chí của môn PTLV liên quan đến cầu thang. Cầu thang cũng chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố tương tác rất phức tạp tốt hay xấu trong phong thủy Lạc Việt. Một ngôi gia chuẩn về phong thủy còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tương tác phức tạp khác.
    1 like
  2. Câu chuyện thế này: Tôi đang trên đường đến một tỉnh lẽ để xem phong thủy cho thân chủ, kiếm sống qua ngày. Được QTV10 cho biết có một bài báo của ông An Chi nói xấu về chữ Việt cổ của bác Xuyền. Mặc dù tôi chưa xem ông ta viết cái gì, nhưng vì nắm chắc chân lý thuộc về bác Xuyền, nên tôi trả lời QTV10 rằng: Cứ post lên diễn đàn, tôi thừa khả năng chỉ ra cái sai của ông ta. Tôi thi dụ cho QTV10 một câu chuyện như thế này: Một thám tử điều tra đã biết chắc bản chất thật của một con người thì dù cho người ta có nói xấu , nói tốt về người ấy , vị thám tử cũng không thể làm thay đổi những gì mình biết về con người đó. Tương tự như vậy, chưa cần biết ông An Chi nói gì, tôi cũng sẽ vạch ra cái sai của ông ta, nếu ông ta phản đối chữ Việt cổ. Bây giờ về đến nhà nghỉ, vào mạng xem bài viết của ông An Chi và mấy cái câu hỏi mới thấy bản chất thật của bài viết này. Tôi tạm thời chưa có ý kiến gì, vì ông ta chưa viết xong. Biết đâu "bên trong còn lắm điều hay". Bài sau của ông An Chi mới chứng tỏ "chình độ" thật của ông ta. Tôi đợi ông ta viết tiếp rồi chỉ ra cái sai của ông ta luôn thể. Vào năm 1997 có một người hỏi ông An Chi trên KTNN, như sau: Nguyên có người mua được một con voi đồng, dưới đế có khắc hàng chữ: "Đại Tuyên niên - Minh Đức chế". Người này hỏi ông An Chi đó là thời vua nào trong lịch sử. Ông An Chi đã trả lời người này: Chẳng có thời nào là thời Đại Tuyên cả. Cũng chẳng có vua nào là vua Minh Đức - cả bên ta lẫn bên Tàu. Thấy câu chuyện hay hay, tôi bảo thằng con tôi - Nguyễn Vũ Tuấn Anh thật - gửi thư đến tòa soan báo KTNN như sau: Cháu đang học lớp 7, tuy không biết gì về chữ Hán . Nhưng ngày xưa nhà ông nội cháu có một cái đĩa cổ có ghi hàng chữ tương tự như trên. Và ông cháu bào đọc chữ Hán phải đọc từ trên xuống và từ trái sang phải. Vậy hàng chữ trên phải đọc là: Đại Minh - Tuyên Đức niên chế. Tức là con voi này làm vào thời Tuyên Đức nhà Minh. Tương đương nửa đầu thế kỷ XV ở Việt Nam. Chữ Hán là thứ chữ mà ông An Chi tự cho rằng mình là người thông thạo ,mà chẳng có đủ tinh tế để nhận biết, tư vấn sai. Cho nên tôi khuyên ông ít nói vê chữ Khoa Đẩu thôi. Bài viết trên của ông có vẻ phủ nhận bác Xuyền một cách áp đặt và không có luận chứng phản biện. Chí ít ông cũng phải chỉ ra ông Xuyền sai ở chỗ nào chứ nhỉ? À mà này! Chuyện "pha học" thì phải sèng phẻng. Đừng thấy tôi phản biện mà truy sát đấy nhé!
    1 like